Mặt khác xu hướng học tập chủ động của sinh viên trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 song song với nhu cầu trao đổi tài nguyên học tập giữa các trường đòi hỏi nhóm không gian nghiên cứu-
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
-
Lê Mỹ Quốc
TỔNG QUAN KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH KHỐI NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP SÁNG TẠO TRONG CÁC KHU ĐẠI HỌC TẬP TRUNG VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỨC NĂNG
Overview of Architecture and Contruction planning of Research and Creative learning zone for Collegiated University in Hanoi Metropolitan Region under
functional integration
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 9580101 TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 9
1 Lí do nghiên cứu tổng quan 9
2 Mục đích và mục tiêu của tổng quan nghiên cứu 11
2.1 Mục đích nghiên cứu 11
2.2 Mục tiêu nghiên cứu 11
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
3.1 Đối tượng nghiên cứu 11
3.2 Phạm vi nghiên cứu 11
4 Phương pháp nghiên cứu 11
5 Nội dung nghiên cứu 11
6 Giải thích các khái niệm cơ bản và thuật ngữ có liên quan 12
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỰC TIỄN TỔ CHỨC KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH KHỐI NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP SÁNG TẠO CÁC KHU ĐẠI HỌC TẬP TRUNG THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỨC NĂNG 13 1.1 Tình hình tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong các khu đại học tập trung theo hướng tích hợp chức năng tại một số nước trên thế giới 13
1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các KĐH tập trung trên thế giới 13 1.1.2 Tình hình tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong các KĐH tập trung theo hướng tích hợp chức năng 18
Trang 31.1.2.1 Tại Châu Âu 18
1.1.2.2 Tại Châu Mỹ 22
1.1.2.3 Tại Châu Á 29
1.1.2.4 Tại Châu Đại Dương 32
1.2 Tình hình tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong các KĐH tập trung theo hướng tích hợp chức năng tại Việt Nam 37 1.2.1 Giới thiệu chung về các KĐH tập trung tại Việt Nam 37
1.2.2 Tình hình tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong các khu đại học tập trung theo hướng tích hợp chức năng tại Việt Nam 40
1.2.2.1 Tại Miền Trung 40
1.2.2.2 Tại Miền Nam 41
1.3 Thực trạng tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong các KĐH tập trung vùng thủ đô Hà Nội theo hướng tích hợp chức năng 42
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển các KĐH tập trung tại vùng thủ đô Hà Nội 42 1.3.1.1 Quá trình hình thành 42
1.3.1.2 Quá trình phát triển 45
1.3.1 Thực trạng tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong các KĐH tập trung theo hướng tích hợp chức năng tại vùng thủ đô Hà Nội 49
1.3.1.1 Thực trạng kiến trúc khối nghiên cứu và học tập sáng tạo 49
Trang 41.3.1.2 Thực trạng quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo 54
1.3.2.3 Nhận xét, đánh giá 67
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LÝ LUẬN TỔ CHỨC KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH KHỐI NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP SÁNG TẠO TRONG CÁC KHU ĐẠI HỌC TẬP TRUNG THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỨC NĂNG 68 2.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 68
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 73
2.3 Các tiêu chuẩn, quy phạm liên quan 75
3.PHÂN TÍCH TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 76
3.1 Phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn 76
3.1.1 Tại một số nước trên thế giới 76
3.1.2 Tại Việt Nam và vùng thủ đô Hà Nội 81
3.2 Phân tích, đánh giá tình hình lý luận 86
3.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu 95
4 XÁC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 95
4.1 Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu của luận án 95
4.1.1 Các câu hỏi nghiên cứu 95
4.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu của luận án 96
4.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 97
4.2.1 Đối tượng nghiên cứu 97
Trang 54.2.2 Phạm vi nghiên cứu 97
4.3 Phương pháp nghiên cứu của luận án 97
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
DANH MỤC VIẾT TẮT KĐH: Khu đại học TCKTQH : Tổ chức kiến trúc, quy hoạch KNCVHTST : Khối nghiên cứu và học tập sáng tạo THCN : Tích hợp chức năng VTĐHN : Vùng thủ đô Hà Nội TĐH : Trường đại học PTN: Phòng thí nghiệm DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Bảng tổng hợp các khu đại học vùng thủ đô Hà Nội theo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [13] 46
Bảng 2: So sánh tình hình thực tiễn tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trên thế giới 76
Bảng 3: So sánh tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo các khu đại học tại Việt Nam 82
Bảng 4: Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 86
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Đô thị đại học Paris 13 Hình 2 : Đại học Oxford, Anh Quốc 15 Hình 3 : Khu đại học Quảng Châu 17 Hình 4: Cấu trúc tuyến trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại KĐH
Lancaster, Anh Quốc 19
Hình 5: Cấu trúc mạng trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại khu đại
học Lima, Peru 23
Hình 6: Trung tâm dịch vụ sinh viên dùng chung tại đại học Lima, Peru 24 Hình 7: Cấu trúc mạng tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học
tập Học viện công nghệ Illinois, Hoa Kỳ 25
Hình 8: Tòa nhà dùng chung McCormick Tribune tại Học viện công nghệ
Hình 11: Cấu trúc hướng tâm trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại Đại
học công nghệ M.I.T- Hoa Kỳ Phía dưới từ trái qua phải: Trung tâm Media Lab và Trung tâm Stratton Center 28
Hình 12: Cấu trúc tuyến- điểm trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại
khu đại học Tsubaka, Nhật Bản 29
Hình 13: Trung tâm thư viện, dịch vụ sinh viên dùng chung tại đại học Tsubaka,
Nhật Bản 30
Trang 7Hình 14: Cấu trúc xương cá trong tổ chức không gian khối nghiên cứu và học
tập tại ĐHQG Singapore 32
Hình 15: Cấu trúc hướng tâm trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại khu
đại học Queensland, Úc 33
Hình 16: Trung tâm dịch vụ học thuật Andrew N Liveris và tòa nhà nghiên
cứu và học tập sáng tạo (LIB) 34
Hình 17: Cấu trúc mạng trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại khu đại
học La Trobe, Úc 35
Hình 18: Tòa nhà nghiên cứu và học tập sáng tạo (LIMS) (1) và tòa nhà học
tập chung TLC (2) tại đại học La Trobe 36
Hình 19: Cấu trúc tuyến trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập, Khu Đại
Hình 23: Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: Tòa nhà C10, C9, C7- Đại học
Bách Khoa Hà Nội, Tòa nhà học và thí nghiệm- Trường đại học Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên, Tòa nhà thí nghiệm- Đại học Xây dựng Hà Nội Nguồn: Internet 51
Hình 24: Kiến trúc thư viện dùng chung khối ngành kinh tế, kinh doanh, quản
lý tại Trường đại học Kinh tế quốc dân 53
Hình 25: Kiến trúc không gian đổi mới sáng tạo dùng chung của ĐHQGHN
tại Hòa Lạc và trường đại học RMIT 54
Trang 8Hình 26: Cấu trúc dạng hướng tâm trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập
khu đai học ĐHQGHN 55
Hình 27: Cấu trúc tuyến trong tổ chức không gian nghiên cứu và học tập tại
Trường đại học Công nghệ- ĐHQGHN tại Hòa Lạc 56
Hình 28: Cấu trúc dạng sân trong trong tổ chức không gian nghiên cứu và học
tập, Trường đại học Khoa học và Công nghệ, ĐHQGHN 58
Hình 29: Cấu trúc xương cá trong tổ chức không gian nghiên cứu và học tập,
Trường đại học FPT cơ sở Hòa Lạc 59
Hình 30: Cấu trúc dạng bàn cờ trong tổ chức quy hoạch khối nghiên cứu và
học tập, Khu đại học Nam Cao- Hà Nam 60
Hình 31: Phối cảnh và TMB kiến trúc cảnh quan, Trường đại Thủy Lợi cơ sở
Phố Hiến 61
Hình 32: Cấu trúc dạng cụm trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập, Đại học
Thái Nguyên 62
Hình 33: Không gian nghiên cứu và học tập tại Đại học Thái Nguyên, từ trên
xuống dưới và từ trái qua phải: Không gian học tập chung tại thư viện trường đại học Ngoại ngữ, sảnh vào thư viện và kiến trúc ngoại thất thư viện 63
Hình 34: Cấu trúc dạng cụm chức năng trong tổ chức khối nghiên cứu và học
tập, Đại học Bách Khoa Hà Nội 64
Hình 35: Cấu trúc dạng cụm chức năng trong tổ chức khối nghiên cứu và học
tập, Đại học Kinh tế quốc dân 65
Hình 36: Cấu trúc dạng cụm chức năng trong tổ chức khối nghiên cứu và học
tập, Đại học Quốc Gia Hà Nội tại Xuân Thủy 66
Hình 37: Mô hình TEC21 cho KĐH thế kỷ 21 [19] 69 Hình 38: Các dạng không gian nghiên cứu và học tập sáng tạo theo mô hình
TEC21 [19] 70
Trang 9Hình 39: Quá trình phân phối lại không gian khối nghiên cứu và học tập trong
kỷ nguyên số 71
Hình 40: Các yếu tố tác động quá trình phân phối lại không gian khối nghiên
cứu và học tập trong kỷ nguyên số 72
Hình 41: Tổ chức không gian nghiên cứu và học tập tại KĐH Arizona, Hoa Kỳ
[20] 73
MỞ ĐẦU
1 Lí do nghiên cứu tổng quan
Khu đại học tập trung được biết đến như một xu hướng tiên tiến trong quy hoạch thiết kế các trường Đại học nói chung, nhất là trong kinh nghiệm quốc tế thời kỳ tái cấu trúc mạng lưới trường tại các Đô thị lớn, chúng ta nói đến những mô hình với cấu trúc chung nhằm cải biến triệt để phương thức xây dựng riêng lẻ từng trường để đi tới những khả năng khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên chính là đất đai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và con người đã càng ngày minh chứng được tính ưu việt
Để đạt được tính hiệu quả cao trong quy hoạch sử dụng đất, nâng cao chất lượng đào tạo cũng như hướng tới cấu trúc hiệu quả nhất về hạ tầng xã hội, việc tổ chức không gian tổng mặt bằng trong các Khu đại học tập trung hiện nay cần tìm được giới hạn cho cái “Chung’’ bên cạnh đảm bảo cái “Riêng’’ của từng trường riêng lẻ [3], hay nói cách khác, là tổ chức theo hướng tích hợp cái chung theo hướng hệ thống Bên cạnh đó, để đáp ứng được định hướng quan trọng hàng đầu của Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng hệ thống Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Quyết định số 700/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng Hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng tại đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050) là tạo lập những Khu đại học tập trung đáp ứng điều kiện đào tạo- nghiên cứu hiện đại cho các trường được di dời từ trung tâm thành phố, qua đó cần thiết phải có một mô hình mới theo hướng tích hợp nhằm tinh gọn cấu trúc của các hiệu khu khi nối kết với các đô thị hay các khu vực sản xuất- nghiên cứu khác, với mục tiêu
Trang 10chính là gắn kết các hệ thống trường đơn lẻ với các chức năng khác nhau thành một hệ thống lớn, đảm bảo hệ thống này có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình tác vụ và công tác học tập- nghiên cứu Thực tế triển khai các khu đại học tập trung trên thế giới cho thấy nhiều lợi ích thực tiễn về mặt kinh tế- xã hội Đặc biệt về hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguồn lực và sự đồng bộ trong triển khai cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, mang lại tính hệ thống và thích ứng cao
Tuy nhiên cách tổ hợp nhóm công trình học tập đô thị này cho từng khu, từng trường thường không căn cứ vào điều kiện và nhu cầu của trường và toàn KĐH cũng như toàn trung tâm khoa học của khu vực Khuynh hướng này dẫn tới việc không tận dụng hết các công suất của cơ sở vật chất, không phát huy được hết khả năng của trang thiết bị cũng như đội ngũ cán bộ giảng dạy dẫn đến thực trạng xây dựng lặp lại các công trình với chức năng giống nhau cho từng trường Mặt khác xu hướng học tập chủ động của sinh viên trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 song song với nhu cầu trao đổi tài nguyên học tập giữa các trường đòi hỏi nhóm không gian nghiên cứu- học tập sáng tạo và không gian học tập chung cần có tính hệ thống hơn và được tổ chức linh hoạt theo hướng hỗn hợp nhằm đảm bảo bán kính sử dụng qua đó nâng cao chất lượng đào tạo phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên liên trường
Tại Việt Nam, những mô hình khu đại học tập trung hiện nay đang còn khá mới mẻ, chưa được nhân rộng, ít đề tài được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa kĩ, chưa nêu bật được vai trò của việc tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo theo hướng tích hợp chức năng trong công tác quy hoạch, thiết kế khu đại học tập trung
Vì vậy, việc thực hiện tổng quan nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu
về tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong các KĐH tập trung tại vùng thủ đô Hà Nội theo hướng tích hợp chức năng là cần thiết
Trang 112 Mục đích và mục tiêu của tổng quan nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan tình hình thực tiễn và lý thuyết nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu của luận án
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu gồm 02 mục tiêu sau:
- Tìm ra khoảng trống nghiên cứu
- Tìm ra các câu hỏi nghiên cứu chính và phụ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong KĐH tập trung
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Các KĐH tập trung tại vùng thủ đô Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sưu tầm, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp phân tích, đánh giá
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp kế thừa
5 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan tình hình tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong các KĐH tập trung theo hướng tích hợp chức năng;
- Thực tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong các KĐH tập trung theo hướng tích hợp chức năng;
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan;
- Phân tích tổng quan nghiên cứu;
- Xác định hướng nghiên cứu của đề tài
Trang 126 Giải thích các khái niệm cơ bản và thuật ngữ có liên quan
6.1 Khái niệm về khu đại học tập trung (Tiếng Anh: Collegiate University):
Là đại học trong đó các chức năng được phân chia giữa đại học và một
số trường đại học thành viên [28]
Sau khi tổng hợp, phân tích các khái niệm đã có, NCS làm rõ về khái niệm khu đại học tập trung như sau:
Là đại học, trong đó có các TĐH thành viên; là tổ hợp các cơ sở giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực hoặc khối ngành; là tổ hợp các trường đại học với các trung tâm nghiên cứu khoa học; là tổ hợp của các trường đại học với các khu chế xuất, khu công nghệ cao
6.2 Khái niệm về tích hợp chức năng: Là quá trình liên kết nhiều chức năng
riêng lẻ để tạo ra một chức năng tập trung, cho phép tất cả các chức năng
có thể hoạt động đồng thời nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động Mục tiêu là liên kết các chức năng giống nhau của đại học, từ đó tránh trùng lặp chức năng giữa các trường thành viên
6.3 Khái niệm về không gian nghiên cứu và học tập sáng tạo: Là không gian
thực hoặc không gian ảo (trực tuyến), nơi đem lại cho con người không gian nghiên cứu và giao lưu học tập Đó là nơi tụ hội, chia sẻ không gian,
hỗ trợ cho các hoạt động kết nối, phát triển thông tin và thu hút cộng đồng trong các lĩnh vực nghiên cứu và học tập sáng tạo
6.4 Khái niệm về chuyển đổi số trong trường đại học: Là quá trình thay đổi
tổng thể và toàn diện của các cá nhân, TĐH về cách làm việc và phương thức học tập, nghiên cứu khoa học dựa trên các công nghệ số
6.5 Khái niệm về tổ chức không gian kiến trúc trường đại học: Là việc sắp
xếp các thành phần không gian kiến trúc trường đại học theo các hình thức bố cục không gian, trên cơ sở các mối liên kết không gian nhằm tạo
ra các công trình và tổ hợp công trình, đáp ứng được các nhu cầu về học tập, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sinh hoạt văn hóa, tinh thần
Trang 136.6 Khái niệm về kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo:
Là việc sắp xếp các thành phần khối nghiên cứu và học tập trong các trường đại học theo các hình thức bố cục không gian, trên cơ sở các mối liên kết không gian nhằm tạo ra các công trình và tổ hợp công trình, đáp ứng được các nhu cầu về nghiên cứu và học tập sáng tạo
1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỰC TIỄN TỔ CHỨC KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH KHỐI NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP SÁNG TẠO CÁC KHU ĐẠI HỌC TẬP TRUNG THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỨC NĂNG
1.1 Tình hình tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập
sáng tạo trong các khu đại học tập trung theo hướng tích hợp chức năng tại một số nước trên thế giới
1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các KĐH tập trung trên
Trang 14này do chưa có định nghĩa về khuôn viên trường đại học, nên chưa có cơ cấu
hệ thống thật sự mạnh mẽ Vì vậy một phần chức năng khác luôn được tích hợp vào các mô hình đô thị, kết nối với các đường phố và quảng trường công cộng, chẳng hạn như trường cao đẳng Sorbonne cũng thuộc đai học Paris ngày nay được thành lập ở thế kỷ XIII với cấu trúc sân trong- nhà thờ kiểu Baroque đầu hồi hướng vào trong thể hiện tính hướng nội [22] trong khi mặt ngoài nhà thờ liên kết trực tiếp với quảng trường Sorbonne
Khu vực kí túc xá dành cho hoc giả và sinh viên được bố trí tập trung tại quận Latin tạo nên một môi trường học tập có tính tích hợp chức năng và có sức ảnh hưởng đa phương trong đô thị Sau đó có thể kể đến tổ hợp khu đại học tập trung Oxbridge [21]: gồm đại học Oxford và Cambridge được thành lập từ những năm đầu thế kỷ 12 với mô hình khuôn viên đại học gắn liền với đô thị (City University) Hai đại học này đều có điểm chung là lõi đô thị được hình thành từ các trường cao đẳng tư nhân nhỏ, cấu trúc sân trong, sau phát triển thành ô phố của thành phố và liên kết trực tiếp với các hoạt động thường nhật của thành phố Cụ thể, các khu chức năng được phân tán trong thành phố qua
đó tạo lập mối quan hệ mạnh mẽ với cảnh quan đô thị theo hướng mở, lúc này khuôn viên trường cũng chính là ranh giới của thành phố Đây có thể coi là bước khởi đầu cho mô hình khuôn viên đại học đặc trưng tại Bắc Mỹ (Campuses) với các tòa nhà biệt lập bao quanh các khu nhà, kết nối với hệ thống cảnh quan mở hấp dẫn bên ngoài thị trấn Lối sống đại học từng bước liên quan đến cảnh quan, công viên và thiên nhiên Khái niệm khuôn viên đã ảnh hưởng đến quy hoạch các khu đại học trên toàn thế giới kể từ thế kỷ 20, kết hợp với các ý tưởng của Phong trào kiến trúc và thiết kế đô thị hiện đại châu
Âu Các khu đại học này này lấy con người làm chủ thể; lấy hoạt động giáo dục
và nghiên cứu khoa học- ứng dụng làm nội dung chính; qua đó thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với đô thị, đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều người tại thành phố Từ đó, nhà nước có thể đầu tư tập trung lớn và đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất- hạ tầng cơ bản, đồng thời cũng hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn vào theo chủ trương xã hội hóa, đầu tư dịch vụ công cộng
Trang 15Ví dụ tại thành phố Boston (Mỹ) tập trung tới 50 trường đại học như: Harvard, MIT, Boston, Wellesley College…Khu vực của đại học Harvard và
MIT có hơn 100.000 người Đại học Stanford xây dựng từ năm 1876, trên diện tích 8.800 ha, dày đặc các công ty, trung tâm điện tử như: HP, Intel, Hitachi, Yahoo tạo nên “thung lũng silicon” năng động Các đô thị đại học ở Mỹ có điều kiện giao thông, thông tin liên lạc nhanh chóng Do đó, có thể thấy với mô hình khuôn viên đại học gắn liền với đô thị (City University), các khu chức năng hoặc khoa- viện chuyên ngành được phân bố phân tán Giao thông công cộng vừa là của trường đại học, vừa là của thành phố Bên cạnh đó các thư viện, bảo tàng, bệnh viện của ĐH Oxford, thì dân cư trong vùng đều có thể sử dụng công cộng qua đó phát huy tính tương hỗ hiệu quả của Đại học và Đô thị
Hình 2 : Đại học Oxford, Anh Quốc
Trang 16Với mô hình khu đại học tách ngoài đô thị (Campuses), các khu chức năng cần thiết được tổ hợp trong cùng 1 lô đất Cấu trúc đô thị chủ yếu là hướng tâm với một phân khu dùng chung ở trung tâm Các KĐH kiểu này liên kết với thành phố về mặt giao thông bằng một trục giao thông đối ngoại, về mặt sử dụng đất với các khoảng đệm xanh làm tăng tính độc lập của đại học và tận dụng lợi thế của cảnh quan trong khu vực Những mô hình ban đầu của mô hình Campuses có thể thấy rõ sau cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, gắn liền với sự ra đời của các trường kỹ thuật Như Ecole Politechnique ở Pháp, đại học kỹ thuật Karlsure tại Đức, đại học ETH Zurich tại Thụy Sĩ
Trong giai đoạn này cũng đánh dấu sự dẫn nhập của mô hình khu đại học từ châu Âu vào Hoa Kỳ, châu Đại dương với đại học Sydney (1850) rồi châu Á với đại học Tongji (1904), đại học Tokyo (1877), đại học Bandung ở Indonesia (1920)
Tiêu biểu cho mô hình tổ chức không gian KĐH tập trung thời kỳ này
là học viện công nghệ Illinois với tổ hợp khối theo tuyến, các tòa nhà ít sự liên kết mỗi tòa nhà đều được tính toán quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu công năng độc lập Tòa nhà đóng vai trò là trung tâm cho cuộc sống sinh viên trong khuôn viên trường Hay ở Nhật Bản, Khu đại học Tsukuba rộng 246,5 ha, với nhiều khu giảng dạy, khu nghiên cứu, bệnh viện, ký túc xá dành cho sinh viên và giảng viên Có 10 trường tiểu học, trung học khác Đại học Quốc lập Singapore (NUS) cũng được xây dựng theo ý muốn của chính phủ, từ năm 1905 NUS cách xa thành phố 12 km, với hơn 200 ha, chia làm nhiều khu trường Đô thị đại học ở Trung Quốc xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX Chỉ riêng ở Thượng Hải, từ năm 2001 đến nay có 5 dự án xây dựng đô thị đại học Trong vòng 2 năm, trên toàn Trung Quốc đã xây dựng hơn 50 đô thị đại học Đô thị Đại học Quảng Châu: Quy mô giai đoạn một là 17,9 km2, giai đoạn hai là 43 km2, với 180.000-200.000 sinh viên, tổng số dân cư sẽ là 350.000-400.000 người Đô thị Đại học Tùng Giang, Thượng Hải quy mô 5,3 km2, với 80.000 sinh viên, Đô thị Đại học thành phố Trùng Khánh quy mô 20 km2, dự kiến có 6-10 trường đại học với khoảng 150.000-200.000 sinh viên Đô thị đại học thành phố Côn Minh, Vân Nam quy mô gần 11 km2 [25]
Trang 17KĐH tập trung được thực sự chú ý và thể nghiệm rõ hình thái của nó bắt đầu từ cuối những năm 60 và đặc biệt trong thập kỷ 70.[15] Theo thời gian, các KĐH tập trung đã phát triển thành những hệ thống quy mô lớn hơn, liên kết các trường và viện khác nhau trong một tổ hợp hoàn chỉnh Tổ hợp này thường được thực hiện thông qua nhu cầu thực tiễn của các chương trình đào tạo mang tính song phương và đa phương, nhu cầu nghiên cứu và nhu cầu trao đổi thông tin – giá trị qua trong hệ thống các trường thành viên, qua đó cung cấp cơ hội học tập và nghiên cứu đa phương diện- tích hợp trong cũng một ô đất nhằm tối
đa quá trình sử dụng tài nguyên (con người, đất đai, nguồn lực) và tiết kiệm năng lượng cho thành phố
Về cơ bản, cấu trúc của tổ hợp KĐH tập trung sẽ hạn chế việc chia đất phân lô cho từng trường xây khép kín mà hình thành tổ hợp từ 2 trường ĐH,
CĐ trở lên, bao gồm những trường ĐH, CĐ thành lập mới; các trường di dời toàn bộ hoặc di dời một phần từ nội thành ra, các trung tâm nghiên cứu, các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
Thực tiễn cho thấy có rất nhiều KĐH tập trung đã được thiết kế và xây dựng Ban đầu ở các nước khối xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Tiệp Khắc, Cuba, sau đó lan rộng ra các nước Đông Âu Các nước phát triển ở Châu Á,Châu Mỹ cũng đã hình thành nhiểu mô hình đại học tập trung sau đó theo các quan điểm tổ hợp khác nhau
Hình 3 : Khu đại học Quảng Châu
Trang 18Về quy mô tổ chức có 4 dạng tổ hợp chính
- Tổ hợp của những trường có liên quan theo ngành dọc như các trường
kỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế, xã hội
- Tổ hợp của những trường khác ngành dọc hay còn gọi là đa ngành
- Tổ hợp các trường đại học với các trung tâm nghiên cứu khoa học
- Tổ hợp của các trường đại học với các khu chế xuất, khu công nghệ cao Xét về tính chất của tổ hợp cũng có thể phân KĐH tập trung thành 3 thể loại:
- Tổ hợp các trường độc lập về đào tạo có các khu sử dụng chung đa phương và song phương;
- Tổ hợp tương hỗ giữa trường lớn và nhóm trường nhỏ, giữa viện nghiên cứu lớn và các trung tâm nghiên cứu nhỏ;
- Tổ hợp liên cấp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp
có các khu sử dụng chung
Tóm lại, các KĐH tập trung trên thế giới đã trải qua quá trình hình thành
từ những mô hình giáo dục truyền thống đến hệ thống tổ hợp từng trường riêng
lẻ theo hướng tích hợp các phần tử chung, qua đó nhấn mạnh vai trò mới của đại học như một cực phát triển mới của mỗi thành phố, góp phần thúc đẩy sự hợp tác đa ngành và sáng tạo trong giáo dục và nghiên cứu
1.1.2 Tình hình tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập
sáng tạo trong các KĐH tập trung theo hướng tích hợp chức năng
1.1.2.1 Tại Châu Âu
Đại học Lancaster- Anh Quốc
- Khái quát về cấu trúc quy hoạch :
Đại học Lancaster- Anh Quốc có quy mô 117 ha với 17.000 sinh viên, 04 trường thành viên [16]
- Về khối nghiên cứu và học tập :
Trang 19Các không gian nghiên cứu và học tập được tổ hợp dạng tuyến, tổ hợp các khu chức năng nghiên cứu- học tập theo bốn cộng đồng học thuật tương ứng với 04 trương thành viên, mỗi cộng đồng có một trung tâm dịch vụ học thuật là hạt nhân có bán kính đi bộ 100 m, mỗi trung tâm dịch vụ học thuật được tích hợp với một không gian mở, có thể là quảng trường hoặc công viên học tập Trung tâm của các hoạt động nghiên cứu và học tập là thư viện, khu căn tin dùng
chung và quảng trường lớn Alexandra (Hình 4) Cộng đồng học tập trung tâm
đóng vai trò hạt nhân cho cả khu đại học, là nơi bố trí các thư viện, hội trường, quảng trường trung tâm cũng như công viên trung tâm Khoảng cách từ khu
Hình 4: Cấu trúc tuyến trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại KĐH
Lancaster, Anh Quốc
Trang 20trung tâm đến các cộng đồng học thuật khác là 400m (5 phút đi bộ), kết nối
giữa các khu- cụm chức năng theo tuyến phố học tập S Spine Các chức năng dùng chung bao gồm hệ thống PTN dùng chung tại tòa nhà CTAP và tòa nhà
dịch vụ học thuật LEC (Hình 5)
Đại học West Cambridge- Anh Quốc
- Khái quát về cấu trúc quy hoạch :
Đại học West Cambridge đã được quy hoạch thành phân khu nghiên cứu
và học tập sáng tạo của KĐH Cambridge, tại đây bố trí các trung tâm nghiên cứu và học thuật đổi mới sáng tạo của ba trường thành viên và các viện nghiên cứu gồm trường vật lý nguyên tử với trung tâm thí nghiệm Cavendish III, trường thú y, trường công nghệ thông tin, trung tâm hợp tác doanh nghiệp… với quy mô 70ha KĐH này có bốn cụm chức năng gồm: khu nghiên cứu và học tập, khu chức năng hỗn hợp và khu cộng đồng và khu R&D [21]
- Về khối nghiên cứu và học tập :
Hình 5: Tòa nhà thí nghiệm dùng chung CTAP (trái) và Tòa nhà dịch vụ học
thuật dùng chung LEC (phải) Phía dưới các không gian nghiên cứu và học tập sáng tạo tại LEC tại KĐH Lancaster, Anh Quốc
Trang 21Các không gian nghiên cứu và học tập được tổ hợp dạng tuyến (Hình 6) : Tuyến thứ nhất kết nối hai cộng đồng học thuật Đông và Tây (West Forum và
East Forum) Mỗi cộng đồng bố trí tích hợp không gian mở, các chức năng sử dụng chung bao gồm thư viện, không gian học tập nhóm, phòng họp, bán kính hoạt động tính từ tâm cộng đồng học thuật là 100m.Tuyến thứ hai (The Green) kết nối các không gian mở nội khu nghiên cứu và học tập của các trường thú y,
công nghệ thông tin và vật lý Khối nghiên cứu và học tập có một cơ sở dùng
chung bố trí tại tuyến thứ nhất là West Hub (Hình 7) Tại đây bố trí các không
Hình 6: Cấu trúc tuyến trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại KĐH
Lancaster, Anh Quốc tại KĐH West Cambridge, Anh Quốc
Trang 22gian nghiên cứu và học tập sáng tạo, đáp ứng nhu cầu giao lưu gặp gỡ và nghiên
cứu học tập của toàn đại học Cambridge
1.1.2.2 Tại Châu Mỹ
Khu đại học Lima- Peru
- Khái quát về cấu trúc quy hoạch :
Tại trường đại học Lima, Peru có quy mô 10 ha với 20.000 sinh viên, 12
khoa và 02 trường thành viên
- Về khối nghiên cứu và học tập :
Hình 7: Tòa nhà dịch vụ học thuật dùng chung West Hub tại KĐH West
Cambridge, Anh Quốc
Trang 23Đại học Lima, Peru đã thực hiện chiến lược quy hoạch tích hợp trong không gian nghiên cứu và học tập nhằm thay đổi trải nghiệm sống và học tập của sinh viên trở nên sống động và toàn diện hơn Khối nghiên cứu và học tập được tổ chức kiểu mạng (Hình 5), với hạt nhân là các hub- quảng trường với tỉ lệ con người, các không gian tầng 1, các bậc thềm tòa nhà thư viện, nhà thí nghiệm,
căn tin được kết nối liên thông, tạo ra sự hấp dẫn và thu hút một lượng lớn sinh viên từ các khoa- trường khác nhau về tụ họp, trao đổi thông tin, giao tiếp hay học tập nhóm
Việc tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo tại khu đại học Lima được hình thành từ ba yếu tố :
- Sự kết nối giữa các các hub- quảng trường bằng các tuyến đi bộ- xe đạp
an toàn Đây là xương sống trong tổ chức không gian công cộng trường đại học;
- Tối đa hóa chức năng tại tầng trệt của các công trình, và giữa công trình với hub quảng trường
- Đặt con người làm trung tâm trong thiết kế, tỉ lệ không gian công cộng theo tỉ lệ con người
Các chức năng dùng chung bao gồm:
- Trung tâm sinh viên Wellness Center 16.700 m2 sàn;
Hình 5: Cấu trúc mạng trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại khu đại học
Lima, Peru
Trang 24- Trung tâm kỹ thuật số 8500 m2 sàn (Hình 6)
Học viện công nghệ Illinois- Hoa Kỳ
- Khái quát về cấu trúc quy hoạch :
Khu đại học công nghệ Illinois có quy mô 48ha, gồm 05 trường thành viên, là một mô hình khu đại học tập trung với gần 15.000 sinh viên – cán bộ nhân viên, các khu chức năng của trường được bố cục kiểu mạng công năng
Hình 6: Trung tâm dịch vụ sinh viên dùng chung tại đại học Lima, Peru
Trang 25(Hình 7), một phần để kết nối tốt hơn với lưới cấu trúc của thành phố, phần
khác các tòa nhà được bố cục so le tinh gọn nhằm tạo ra khoảng mở giữa các tòa nhà học- hiệu bộ
- Về khối nghiên cứu và học tập :
Các không gian học tập và nghiên cứu sáng tạo được tổ chức theo mạng tuyến và liên kết chéo qua trung tâm dùng chung McCormick Tribune dưới dạng một trung tâm văn hóa đa chức năng (Hình 8) Theo đó tính liên kết cả về mặt giao thông và công năng giữa dải kí túc xá và dải hiệu bộ- học tập được hội tụ về trung tâm văn hóa đa đa năng này
Hình 7: Cấu trúc mạng tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập
Học viện công nghệ Illinois, Hoa Kỳ
Trang 26Đại học UC- Berkeley- Hoa Kỳ
- Khái quát về cấu trúc quy hoạch :
KĐH có quy mô 72 ha, quy mô sinh viên 45.000 với 15 trường thành
viên
- Về khối nghiên cứu và học tập :
• Các không gian nghiên cứu và học tập được tổ hợp dạng mạng- tầng bậc
Tổ hợp các khu chức năng theo 5 cộng đồng học thuật, mỗi cộng đồng
có 01-02 trung tâm dịch vụ học thuật là hạt nhân có bán kính đi bộ 150m;
• Mỗi trung tâm dịch vụ học thuật được tích hợp với 1 không gian mở, có
thể là quảng trường hoặc công viên học tập (Hình 9,10);
• Cộng đồng học tập trung tâm đóng vai trò hạt nhân cho cả khu đại học,
là nơi bố trí các thư viện, hội trường, quảng trường trung tâm cũng như công viên trung tâm Khoảng cách từ khu trung tâm đến các cộng đồng
học thuật khác là 400m (5 phút đi bộ);
• Kết nối giữa các khu- cụm chức năng chủ yếu là đi bộ, và cầu đi bộ
Hình 8: Tòa nhà dùng chung McCormick Tribune tại Học viện công nghệ Illinois,
Hoa Kỳ
Trang 27Hình 10: Trung tâm dịch vụ sinh viên dùng chung (hình dưới) tại đại học UC-
Berkeley, Hoa Kỳ
Hình 9: Cấu trúc mạng trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập, Đại học UC
Berkeley
Trang 28Khu đại học công nghệ Massachusets (M.I.T)- Hoa Kỳ
- Khái quát về cấu trúc quy hoạch :
KĐH có quy mô 68 ha, quy mô sinh viên 15.000 với 05 trường thành viên
- Về khối nghiên cứu và học tập :
Các không gian nghiên cứu và học tập được tổ hợp dạng cụm tập trung
Tổ hợp các khu chức năng theo 02 cộng đồng học thuật gồm khu thể thao- dịch
vụ sinh viên và khu nghiên cứu và học tập Mỗi cộng đồng có 01-02 trung tâm dịch vụ học thuật là hạt nhân có bán kính đi bộ 400m; Mỗi trung tâm dịch vụ học thuật được tích hợp với 1 không gian mở, có thể là quảng trường hoặc công viên học tập (Hình 11); Các chức năng dùng chung giữa các trường đại học
Hình 11: Cấu trúc hướng tâm trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại Đại
học công nghệ M.I.T- Hoa Kỳ Phía dưới từ trái qua phải: Trung tâm Media
Lab và Trung tâm Stratton Center
Trang 29thành viên bao gồm Trung tâm Media Lab thuộc trường Kiến trúc – Quy hoạch,
và Trung tâm sinh viên Stratton Center Kết nối giữa các khu- cụm chức năng chủ yếu là đi bộ, và cầu đi bộ
1.1.2.3 Tại Châu Á
Đại học Tsubaka- Nhật Bản
- Khái quát về cấu trúc quy hoạch :
Khu đai học Tsubaka có quy mô 260 ha, quy mô sinh viên 16.500 với
28 trường thành viên Được hình thành từ hai con đường huyết mạch chính chạy từ Bắc xuống Nam như một xương sống, đóng vai trò đối ngoại và phụ trợ cho đô thị; ở giữa là khu vực dân dụng - cực phát triển mới của khu vực,
Hình 12: Cấu trúc tuyến- điểm trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại khu
đại học Tsubaka, Nhật Bản
Trang 30phía bắc là phân KĐH tập trung, phía nam là phân khu các viện nghiên cứu Tuyến chính đô thị kết nối khu vực dân dụng với thành phố Tshuchiura Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông đã được tính toán đảm bảo kết nối với trung tâm Tokyo với hệ thống tàu điện cao tốc
- Về khối nghiên cứu và học tập :
Không gian nghiên cứu và học tập sáng tạo tại khu đại học Tsubaka có phương thức tổ hợp theo tuyến- điểm (Xem hình 12) với trục đi bộ kết hợp không gian mở và hệ thống các không gian nghiên cứu và học tập trong nhà được bố trí theo cụm trường, thư viện- hội trường, trung tâm học thuật đặc biệt thuận tiện trong liên kết nội bộ
Các phần tử dùng chung được bố cục theo tuyến Bắc- Nam trong phân khu dân dụng, có thể gọi là "trục trung tâm của thành phố", dọc tuyến này bố trí các các tiện ích dùng chung phục vụ sinh viên cũng như cư dân như trung tâm dịch vụ, công viên, trường học, trung tâm mua sắm…được xây dựng dọc theo các công trình mang đến không gian sống trong lành và an toàn Bên cạnh
đó, 06 quảng trường công cộng và các tiện ích đô thị khác như đỗ xe, công viên cũng được tích hợp Có một mạng lưới đường đi bộ ngăn cách người đi bộ với giao thông cơ giới
Hình 13: Trung tâm thư viện, dịch vụ sinh viên dùng chung tại đại học Tsubaka,
Nhật Bản
Trang 31Các chức năng sử dụng chung giữa các cụm chức năng gồm (Hình 13):
• Các không gian trong trung tâm thư viện, trung tâm sinh viên, trung tâm dịch vụ học thuật;
• Các tuyến dạo kết hợp quảng trường nội khu, hệ thống không gian mở;
• Trung tâm thương mại- dịch vụ;
• Trung tâm cộng đồng
Đại học Quốc Gia Singapore
- Khái quát về cấu trúc quy hoạch :
KĐH Đại học Quốc gia Singapore có quy mô 150ha với 35.000 sinh viên KĐH có 7 TĐH thành viên và 10 khoa- phân viện trực thuộc, phân bố trong 08 phân khu chức năng
- Về khối nghiên cứu và học tập :
Tại ba phân khu TĐH kỹ thuật (Faculty of Engineering), TĐH KHXH&NV( Faculty of Art and Social Science ) và TĐH khoa học (Faculty
of Science), khối nghiên cứu và học tập được tổ hợp với mật độ xây dựng cao
với trục chính nội khu là khu trung tâm hội trường- thư viện trường- trung tâm dịch vụ sinh viên và công viên mở được tổ chức theo xương cá (Hình 14), quy
mô khoảng 15- 20ha, bán kính phục vụ từ trục đến khu các nhà học khoảng 200m
Trang 32Các chức năngdùng chung được tổ hợp phân tán trong phân khu Ridge Area, bao gồm Thư viện trung tâm NUS, Trung tâm sinh viên, các Sảnh sinh
viên ( University hall)
1.1.2.4 Tại Châu Đại Dương
Đại học Queensland- Úc
- Khái quát về cấu trúc quy hoạch :
Khu đại học Queensland có quy mô 140ha, 46.000 sinh viên với 10 trường thành viên Quy hoạch phân khu chức năng của KĐH Queensland dựa trên nguyên tắc tạo lập chuỗi kết nối dạng hướng tâm giữa cồng đồng đại học, tạo cơ hội trao đổi thông tin- công nghệ giữa các cá thể trong trường, thiết lập tính riêng biệt cho từng khu chức năng từ đó tạo cơ sở để tổ hợp những phần
tử chung đưa ra biên phân khu hoặc tích hợp vào khu trung tâm dịch vụ
Hình 14: Cấu trúc xương cá trong tổ chức không gian khối nghiên cứu và học
tập tại ĐHQG Singapore
Trang 33Khối nghiên cứu và học tập của đại học Queensland được bố trí hướng tâm (Hình 15) Trong đó, khu học tập- hiệu bộ (lớp thứ nhất) được bố trí xoay
quanh khu các trung tâm dịch vụ- thương mại- hội nghị Khu trung tâm TDTT, khu ở và kí túc xá được bố trí ở lớp thứ 2, lớp thứ 3 bố trí khoảng đệm xanh và khu nghiên cứu- ứng dụng Giao thông nội khu kiểu mạng điểm, được hình thành từ các nút tiếp cận KĐH, các nút quảng trường nội khu, các nút không gian dung chung (collaboration hub) và các điểm nhìn cảnh quan ra sông Hệ thống không gian công cộng liên kết kiểu tuyến- điểm, kết nối các không gian công cộng dọc các trục chính, trục boulevard, các khoảng đệm ngoài khuôn viên các trường thành viên qua đó đem lại trải nghiệm hoàn toàn mở, làm tiền
đề để bố trí các không gian học tập- sáng tạo dùng chung cho sinh viên – học giả (collaboration hub) trong trường đến để trao đổi thông tin- kiến thức
- Về khối nghiên cứu và học tập :
Khối nghiên cứu- học tập gồm 3 cụm chức năng chính chia theo cấu trúc ngành dọc
• Cụm chức năng A gồm trường đại học khoa học và công nghệ sinh học, trường đại học kỹ thuật, trường đại học thiết kế
Hình 15: Cấu trúc hướng tâm trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại khu
đại học Queensland, Úc
Trang 34• Cụm chức năng B gồm trường đại học nghệ thuật, trường đại học văn hóa
• Cụm chức năng C gồm trường đại học kinh tế, trung tâm khởi nghiệp xuất sắc, trường thể thao
Cấu trúc chung của cụm chức năng gồm khối học tập- hiệu bộ, khối thực hành, thí nghiệm Phần tử chung trong cấu trúc là LAB, thư viện ngành, trung tâm dịch vụ sinh viên và trung tâm học thuật (cụm chức năng B) Cấu trúc nội khu gồm các không gian học tập- trao đổi dữ liệu được bố trí phân tán, kiểu tuyến kết nối giữa khu các trung tâm và khu học tập- hiệu bộ
Các không gian sử dụng chung giữa các cụm chức năng gồm:
• Trung tâm dịch vụ học thuật Andrew N Liveris, tòa nhà nghiên cứu và học tập sáng tạo (LIB) (Hình 16);
• Các tuyến dạo kết hợp quảng trường nội khu;
• Các không gian sử dụng chung giữa khu ở và khu nghiên cứu- dịch vụ gồm;
• Trung tâm thương mại- dịch vụ;
• Trung tâm cộng đồng
Hình 16: Trung tâm dịch vụ học thuật Andrew N Liveris và tòa nhà nghiên
cứu và học tập sáng tạo (LIB)
Đại học La Trobe- Úc
- Khái quát về cấu trúc quy hoạch :
Trang 35Đại học La Trobe có khuôn viên chính của trường nằm ở ngoại ô Bundoora, Melbourne với 22.000 sinh viên đang theo học, quy mô khuôn viên rộng 235ha Đại học La Trobe bao gồm 10 trường thành viên với mô hình cấu trúc hướng tâm Lớp tiếp theo bố trí các hiệu khu gồm các nhà học và các tòa nhà nghiên cứu bố trí vuông góc Lớp thứ 3 gồm khu ở, khu ra- vào, đỗ xe, kí túc xá Bênh viện, khu trung tâm TDTT bố trí ngoài vành đai đô thị đại học cùng với khu bảo tồn sinh quyển
- Về khối nghiên cứu và học tập :
Hệ thống không gian học tập và nghiên cứu sáng tạo được bố trí trong phân khu trung tâm, quy mô 20.8ha (9% toàn khu) bố trí thành 3 cụm chức năng chính: Cụm chức năng trung tâm đóng vai trò là trọng tâm của tổng thể được bố trí tập trung theo Khu với thư viện Borchardt làm hạt nhân, ranh giới
là kênh the Moat chạy xung quanh cụm chức năng Theo đó bố cục 2 tuyến chính vuông góc Tuyến trung tâm dịch vụ sinh viên David Myer, trung tâm thương mại quảng trường Agora, trung tâm hội thảo- hội nghị Hu- Ed, tòa nhà học tập chung (TLC) và tuyến nhà hát trung tâm- Công viên Simpson- Công
Hình 17: Cấu trúc mạng trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập tại khu đại học
La Trobe, Úc
Trang 36viên Thomas Cherry và cổng ra- vào, bãi đỗ xe Cấu trúc chung của các cụm chức năng này là tổ hợp các dãy nhà bố trí liên hoàn có sân trong ở giữa, gồm
2 khối chức năng chính là nhà học- nghiên cứu từ 3-6 tầng và 1 trung tâm thông tin- thư viện- hội thảo chuyên ngành bố trí về phía biên của cụm chức năng (Hình 17) Các không gian sử dụng chung giữa các cụm chức năng gồm:
• Khu các trung tâm thư viện, hội nghị, hội thảo, trung tâm khoa học phân
tử (LIMS);
• Các quảng trường, công viên công cộng;
• Trung tâm hội thảo chuyên ngành;
• LAB, cửa hàng tiện ích được bố trí tại tầng 1 các tòa nhà (Hình 18)
Hình 18: Tòa nhà nghiên cứu và học tập sáng tạo (LIMS) (1) và tòa nhà học
tập chung TLC (2) tại đại học La Trobe
Trang 371.2 Tình hình tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong các KĐH tập trung theo hướng tích hợp chức năng tại Việt Nam
1.2.1 Giới thiệu chung về các KĐH tập trung tại Việt Nam
Việt Nam có một số KĐH tập trung được coi là các trung tâm học thuật
và nghiên cứu hàng đầu trong cả nước Theo đó, xuất hiện xu hướng tổ chức KĐH tập trung như một đô thị đặc thù, như một liên hợp các trường đại học mang tính liên kết trong đào tạo, có chính sách hợp tác phát triển với địa phương
và doanh nghiệp Các KĐH tại Việt Nam hiện nay thường có chung các khu trung tâm nghiên cứu, thông tin lưu trữ, máy tính, văn hoá, dịch vụ khu ở, TDTT và nghỉ ngơi và các trường thành viên Đây là mô hình đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới, qua đó chú trọng tổ chức các khu chức năng chung, nhằm sử dụng đến tối đa các công trình của tất cả các khu chức năng Có thể kể đến các KĐH tập trung tiêu biểu như:
Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những KĐH tập trung quan trọng nhất tại Việt Nam, đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1907/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hoà Lạc sẽ bao gồm 21 dự án thành phần với quy mô khoảng 65.000 học sinh, sinh viên; diện tích sử dụng đất sử dụng đất khoảng 1.113,7 ha, trong đó khu các dự án thành phần Đại học Quốc gia Hà Nội là 887,9 ha; khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp là 112,1 ha; khu tái định cư
là 113,7 ha [25]
Khu đại học Phố Hiến có địa điểm xây dựng tại Thành phố Hưng Yên
và huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên, tính chất là Đại học cấp Vùng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Quy mô sử dụng đất khoảng 1.000
ha (gần bằng 1/4 tổng diện tích của toàn thành phố Hưng Yên hiện nay), trong
đó diện tích đất sử dụng xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khoảng 700 ha và diện tích sử dụng xây dựng đô thị khoảng 300 ha
Khu đại học Phố Hiến dự kiến phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và sinh hoạt của khoảng 80.000 sinh viên và khoảng 500 - 1.000 cán bộ, nhân viên
Trang 38của các cơ sở nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ (bằng 2/3 dân số của thành phố Hưng Yên năm 2008); diện tích các công trình phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoảng 1 triệu 537 nghìn m² sàn, diện tích các công trình phục vụ sinh hoạt nội trú sinh viên khoảng 529 nghìn m² sàn, diện tích xây nhà cho cán bộ, giảng viên khoảng 34 nghìn m² sàn Kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung (cho khoảng 1.000 ha) dự kiến là 5.530 tỷ đồng.[25]
Khu đại học tại khu công nghệ cao Hòa Lạc hay khu Giáo dục và đào tạo
có quy mô 123,53 ha, bố trí tại phía Bắc của khu, cạnh đường quốc lộ 21, là nơi tập trung các trường đại học, các cơ sở đào tạo, dạy nghề, là nơi cung cấp đội ngũ nhân lực có chuyên môn, tay nghề cao Trong đó, Đại học FPT có quy
mô 30 ha được bố trí tại phía nam khu giáo dục và đào tạo, với quy mô khoảng 10.000 sinh viên vào năm 2020 Phía đông và bắc là khu học tập, nghiên cứu Phía tây bắc giáp với quốc lộ 21 là khu thể dục thể thao Ngoài Đại học FPT, trong quy hoạch còn có Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội nằm phía bắc khu giáo dục và đào tạo có điện tích 92 ha, với quy mô khoảng 15.000 sinh viên vào năm 2020 Khi dự án hoàn thành khu giáo dục và đào tạo – Khu Công nghệ cao Hoà Lạc sẽ đủ nhu cầu phục vụ 25.000 – 30.000 sinh viên và hàng nghìn cán bộ giảng dạy
Đại học Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết (theo Quyết định số 986/QĐ-TTg) với tổng diện tích 300 ha và 09 trường thành viên, bao gồm: 110 ha thuộc Phường Hòa Quý, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng và 190 ha thuộc Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam, đáp ứng quy mô đào tạo cho 60.000 sinh viên, gần 3.400 cán bộ, giảng viên bao gồm khoảng 5.000 cư dân hiện hữu Các trường
ĐH thành viên của ĐHĐN được quy hoạch bố trí trong khu vực dự án bao gồm: Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt-Hàn, Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Y Dược (trên cơ sở Khoa Y Dược-ĐHĐN phát triển sau này) và Trường ĐH Quốc tế (trên cơ sở phát triển Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh sau này) Quy hoạch bao gồm các hạng mục: Khu hiệu bộ (điều hành trung tâm), Khu Thư viện, Khu nghiên cứu ươm tạo, Khu thực hành, triển lãm, Khu nhà ở công vụ, Khu Ký túc xá sinh viên, Khu
Trang 39Thể thao và Giáo dục quốc phòng, Khu Quảng trường, công viên, Khu thương mại dịch vụ…
Khu đại học Bình Định được triển khai theo Quyết định số UBND ngày 29.6.2015 của UBND tỉnh Bình Định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa (Khu đô thị) Khu đô thị này tọa lạc tại KV2, phường Ghềnh Ráng TP Quy Nhơn, phía Bắc giáp núi Xuân Vân, phía Nam và Tây giáp quốc lộ 1D, phía Đông giáp biển Khu đô thị gồm các phân khu: Công viên khoa học (41,3 ha, trong đó đang chuẩn bị xây dựng Tổ hợp không gian khoa học 3,8 ha); Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE- 21,25 ha - đã có); các viện nghiên cứu, trường đào tạo (17,95 ha) Tổng số khu đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa chiếm diện tích lớn nhất (94,31 ha) [25]
2318/QĐ-Khu đại học Sài Gòn - Long An có quy mô khoảng 210 ha, với 25.000 sinh viên, nằm trên xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh hơn 17km Trong đó, các khu giáo dục- đào tạo được bố trí tập trung trên cơ sở khai thác thế đất giáp 3 sông lớn và tận dụng hệ sinh thái cảnh quan kênh rạch Tại đây sẽ hình thành các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm, các nhóm nghiên cứu mũi nhọn đạt trình độ khu vực, quốc tế Song song đó, nhiều khu dân cư hiện đại cũng được đầu tư xây dựng kế cận nhằm phục vụ nhu cầu sống, học tập và làm việc một cách khép kín
Đại học Quốc gia TP.HCM có quy mô 643 ha, trong đó khu nghiên cứu
và học tập chiếm khoảng 50%, gồm 12 trường thành viên, quy mô đào tạo 65.000 sinh viên [25], được xây dựng theo một mô hình đô thị khoa học hiện đại, nằm trên địa bàn thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) – thành phố Dĩ An (Bình Dương, tiếp giáp nhiều khu công nghiệp lớn của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu Các khu chức năng chính gồm trung tâm điều hành, trung tâm dịch vụ công cộng, các trường đại học thành viên, các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm giáo dục quốc phòng, trung tâm thể dục thể thao, ký túc xá sinh viên, nhà công vụ, công viên khoa học ĐHQG-HCM là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, với tầm nhìn trở thành hệ thống đại học nghiên cứu tốp đầu châu Á
Trang 40Đại học Thái Nguyên có quy mô khoảng 150 ha, gồm 09 trường thành viên, quy mô đào tạo 6000 sinh viên
1.2.2 Tình hình tổ chức kiến trúc, quy hoạch khối nghiên cứu và học tập sáng tạo trong các khu đại học tập trung theo hướng tích hợp chức năng tại Việt Nam
1.2.2.1 Tại Miền Trung
Đại học Đà Nẵng
- Về khối nghiên cứu và học tập :
Tổ chức không gian nghiên cứu và học tập kiểu tuyến bám hệ thống dịch
vụ đô thị được bố trí tại biên- nút ra vào và các tuyến cảnh quan chính xuyên KĐH nhằm tích hợp dùng chung cho cả sinh viên và cộng đồng dân cư xung quanh [9]
Khối giảng đường được định hướng sử dụng chung được kết nối với khu hiệu bộ- thư viện- hội trường theo dạng tuyến (Hình 19) Trong tuyến dùng
Hình 19: Cấu trúc tuyến trong tổ chức khối nghiên cứu và học tập, Khu Đại
học Đà Nẵng