1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài không phải mô hình chính trị nào cũng thích hợp với mọi quốc gia trong tác phẩm bàn về khế ước xã hội

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mô hình chính trị là một kháiniệm liên quan đến tổ chức và cách hoạt động của hệ thống chính trị trong một quốc gia.Ví dụ như ở Việt Nam, hệ thống chính trị bao gồm các yếu tố như: Đảng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIĐẠI HỌC LUẬT

-* -TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: “Không phải mô hình chính trị nào cũng thích hợp với mọi quốcgia” trong tác phẩm Bàn về Khế ước xã hội

Trang 2

LỜI GIỚI THIỆU

Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và

các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước Hơn thế,

chính trị xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ những điều đơn giản nhất việchình thành và hoạt động của từng khu dân cư sinh sống như làng, xóm Đời sống vàchính trị luôn song hành cùng nhau, cùng tồn tại, và phát triển Một xã hội ngày càngphát triển, càng ngày giàu có, văn minh, bình đẳng, công bằng luôn cần có một thể chếchính trị vững mạnh điều hành

Vậy, câu hỏi đặt ra là: “Tại sao không phải mô hình chính quyền nào cũng thích hợp vớimọi quốc gia?” Cuốn sách “Bàn về khế ước xã hội (Du Contrat social) của nhà khaisáng Jean Jacques Rousseau đã đề cập đến vấn đề này Jean Jacques Rousseau (1712-1778) là một nhà triết học thuộc phong trào Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạngPháp năm 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội và phát triển của chủ nghĩa dân tộc Ýđồ của tác giả khi sách tác bản luận văn này là tìm ra đâu là quy tắc chính đáng thiết lậpnên nhà nước và chính quyền dân sự Nhà nước được lập nên bởi một khế ước do tất cảmọi người dân đồng thuận, trao quyền lực chính trị cho chính quyền là những người

Trang 3

công bộc của dân “Bản khế ước xã hội” gồm 4 quyển, mỗi quyển đều hàm chứa nhữnglý luận sâu sắc của tác giả

Tác giả Jean-Jacques Rousseau đã đặt ra một quan điểm thú vị trong tác phẩm “Khếước xã hội” Ông cho rằng không phải mô hình chính quyền nào cũng phù hợp với mọi

quốc gia Thay vào đó, ông tìm kiếm một cơ sở chung cho việc tổ chức xã hội và cai trị.Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng mỗi quốc gia có bản chất và điều kiện riêng, và dođó, không có một giải pháp duy nhất cho tất cả Ông khẳng định rằng mô hình chínhquyền cần phải phù hợp với ngữ cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội của từng quốc gia Nhưvậy, Rousseau đã đề xuất một quan điểm linh hoạt và thấu hiểu về việc xây dựng chínhquyền, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu và tôn trọng đặc điểm độcđáo của mỗi quốc gia

Trang 4

I.MÔ HÌNH CHÍNH TRỊ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

1 Yếu tố hình thành mô hình chính trị

Đầu tiên, ta cần hiểu khái niệm mô hình chính trị là gì? Mô hình chính trị là một kháiniệm liên quan đến tổ chức và cách hoạt động của hệ thống chính trị trong một quốc gia.Ví dụ như ở Việt Nam, hệ thống chính trị bao gồm các yếu tố như: Đảng Cộng sản ViệtNam, Mặt trận Tổ chức Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, Hội Liên hiệpPhụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hộicựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác của nhân dân được thànhlập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingữ trí thức làm nền tảng

Thứ hai, mô hình chính trị được hình thành bởi một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởngcủa nhiều yếu tố khác nhau:

- Lịch sử: Qúa khứ của một quốc gia, bao gồm các cuộc cách mạng, chiến tranh và

các sự kiện quan trọng khác, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc định hìnhmô hình chính trị của nó Ví dụ như Hoa Kỳ, hệ thống chính trị được thành lập

Trang 5

dựa trên các nguyên tắc tự do và dân chủ, phản ánh di sản của nó từ cuộc Cáchmạng Mỹ

- Văn hóa: Các giá trị, niềm tin và phong tục tập quán của một xã hội có thể ảnh

hưởng đến cách thức tổ chức chính phủ và các thức hoạt động của nó Ví dụ, ở cácnước có truyền thống cộng đồng mạnh mẽ, người dân có thể có nhiều khả năngtham gia vào quá trình ra quyết định chính trị hơn

- Kinh tế: Cấu trúc kinh tế của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến mô hình chính trị

của nó Ví dụ, các quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do thường có ít sự canthiệp của chính phủ hơn so với các quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung

- Địa lý: Kích thước, vị trí và tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia có thể ảnh

hưởng đến mô hình chính trị của nó Ví dụ, các quốc gia lớn và đa dạng có thể cónhiều khả năng áp dụng hệ thống chính trị liên bang hơn, trong khi các quốc gianhỏ và đồng nhất hơn có thể có nhiều khả năng áp dụng hệ thống chính trị tậptrung hơn

- Các yếu tố bên ngoài: Các sự kiến quốc tế, chẳng hạn như chiến tranh hoặc khủng

hoảng kinh tế, có thể ảnh hưởng đến mô hình chính trị của một quốc gia Ví dụ sự

Trang 6

suy sụp của Liên Xô năm 1991 đã dẫn đến nhiều quốc gia ở Đông Âu áp dụng cáchệ thống chính trị dân chủ

Ngoài những yếu tố trên, mô hình chính trị còn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốkhác, như sự lãnh đạo của các cá nhân có ảnh hưởng, sự phát triển của công nghệ và sựthay đổi trong dư luận công chúng

2 Qúa trình hình thành mô hình chính trị

Tuy có sự khác biệt về các yếu tố hình thành mô hình chính trị giữa các quốc gia, nhưngquá trình hình thành mô hình lại có điểm tương đồng giống nhau, cụ thể bao gồm nhưsau:

 Viết Hiến Pháp: Hiến pháp xác định cấu trúc của chính phủ, quyền hạn của các cơquan khác nhau và các quyền công dân

 Thông qua luật pháp: Luật pháp quy định cách thức hoạt động của chính phủ vàcách áp dụng đối với công dân

 Thành lập các tổ chức chính trị: Các tổ chức chính trị, chẳng hạn như đảng pháivà nhóm lợi ích, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách công.

Trang 7

 Bầu cử: Bầu cử cho phép công dân lựa chọn những người đại diện cho họ trongchính phủ

 Tham gia chính tri: Tham gia chính trị, chẳng hạn như tham gia biểu tình, vậnđộng hành lang và tranh cử, có thể ảnh hưởng đến chính sách công

Việc ảnh hưởng của các yếu tố động chính là nguyên do khiến cho mô hình chính trịkhông cố định mà có thể thay đổi theo thời gian để phản ảnh những biến đổi trong xã hộicủa từng quốc gia và sự thay đổi của bối cảnh quốc tế

Ví dụ về một số mô hình chính trị phổ biến trên thế giới như sau:

- Dân chủ: Trong một nền dân chủ, người dân có quyền lực tối cao và tham gia vàoviệc ra quyết định chính trị thông qua bầu cử và các hình thức tham gia công dânkhác

- Cộng hòa: Trong một nền cộng hòa, người dân bầu ra đại diện để thay họ cai trị- Chuyên chế: Trong một chế độ chuyên chế, quyền lực tập trung vào tay một cá

nhân hoặc một nhóm nhỏ

- Quân chủ lập hiến: Trong một chế độ quân chủ lập hiến, quốc vương hoặc nữhoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng quyền lực của họ bị giới hạn bởi hiến pháp - Chủ nghĩa xã hội: Trong một xã hội chủ nghĩa, các phương tiện sản xuất được sở

hữu và kiểm soát tập thể, nhưng quyền lực của họ bị giới hạn bởi hiến pháp

Trang 8

Mỗi một quốc gia sẽ có mô hình chính trị độc đáo của riêng mình, điều đó phản ảnh nênlịch sử, nền văn hóa, kinh tế và các yếu tố khác của từng quốc gia đó

Trang 9

II.KHÔNG PHẢI MÔ HÌNH CHÍNH TRỊ NÀO CŨNG THÍCH HỢP VỚIMỌI QUỐC GIA

Jean Jacques Rousseau đã chỉ ra trong Khế ước xã hội rằng: “Tự do (chính trị), vì khôngphải là một loại cây trái sinh sôi được ở mọi khí hậu, nên không phải dân tộc nào cũngvới tới được”, có thể nhận ra, ngay từ những dòng mở đầu của chương Tám thuộc quyểnII của Bàn về khế ước xã hội, tác giả đã nhấn mạnh rằng: Tự do chính trị không phảiquốc gia nào cũng giống nhau

1 Yếu tố dẫn đến sự khác nhau về mô hình chính trị ở từng quốc gia

Theo ý kiến của tác giả, trong tất cả mọi chính quyền, cơ cấu công cộng tiêu thụ màkhông sản xuất gì cả, tất cả những sản phẩm đến từ lao động của những thành viên Điềunày dẫn đến sự khác biệt về số thặng dư giữa các quốc gia Ở một số nước, số thặng durất lớn; trong khi đó một số nước khác ở mức trung bình; có chỗ thì là số không; và ở vàinước không những thừa mà còn bị thiếu Ở đây, có thể hiểu thặng dư giống như nền kinhtế của từng quốc gia, có những nước nền kinh tế phát triển, có nước đang phát triển vàmột số khác là kém phát triển Phân phối thu nhập của một quốc gia, chẳng hạn như mứcđộ chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, có thể ảnh hưởng đến sự ổnđịnh chính trị và khả năng áp dụng các mô hình chính trị khác nhau Ví dụ, một quốc giacó mức độ chênh lệch thu nhập cao có thể có nhiều khả năng xảy ra bất ổn xã hội và áp

Trang 10

dụng các mô hình chính trị độc đoán hơn Hay như, sự khác biệt về cấu trúc kinh tế cũnglàm ảnh hưởng đến mô hình chính trị và các thức hoạt động của nó Một quốc gia có nềnkinh tế nông nghiệp có thể có nhiều khả năng áp dụng hệ thống chính trị tập trung, trongkhi một quốc gia có nền kinh tế dịch vụ có thể có nhiều khả năng áp dụng hệ thốngchính trị dân chủ

Yếu tố thứ hai đó chính là sự khác biệt do khí hậu từng vùng Tác giả không chỉ xétriêng về yếu tố khí hậu, và còn nếu ra tương quan giữa thặng dư và khí hậu: “Mối tươngquan giữa sản phẩm và sự sinh sống tùy thuộc vào sự thuận lợi của khí hậu, vào phươngthức lao động[ ]còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác tạo nên mối tương quan này.” Tácgiả cho rằng, trong mỗi khí hậu, có những yếu tố thiên nhiên mà theo đó ta có thể chọnmột loại chính quyền thích hợp với khí hậu đó, và ngay cả loại dân chúng nào sẽ thíchhợp với khí hậu nào Trong đó, tất cả các nước thuộc miền Nam theo thể chế cộng hòa,và miền Bắc với quốc gia chuyên chế, đó là sự chuyên chế thích ứng với khí hậu nóng;sự man rợ với các nước có khí hậu lạnh và một chính quyền tốt với các khí hậu ôn hòa Yếu tố thứ ba, đó là sự đóng góp của công cộng Ở đây tác giả ra một quan điểm rằng:các đóng góp công cộng càng ở xa nguồn cung cấp thì chúng càng nặng nề Gánh nặngkhông nên được đo lường bằng số thuế má, nhưng bằng con đường mà chúng phải đi vềnơi xuất phát Khi sự lưu thông này nhanh chóng, được tổ chức tốt thì dân chúng luôn

Trang 11

giàu có, và ngược lại Khoảng cách từ dân chúng đến chính quyền càng gia tăng, thì sựđóng góp càng nặng nề: vì thế, trong nền dân chủ, dân chúng mang một gánh nhẹ nhất;với chính quyền quý tộc gánh nặng hơn và trong nền quân chủ gánh nặng nhất Vậy nên,quân chủ chỉ thích hợp với nước giàu; quý tộc cho các nước trung bình về diện tích vàcủa cải; và nền dân chủ cho các nước nhỏ và nghèo.

2 Đánh giá về các yếu tố dẫn đến sự khác nhau về mô hình chính trị ở các quốc gia

Như vậy, có thể thấy rằng những lý luận của tác giả đưa ra vô cùng logic, lập luận chặtchẽ, các luận điểm liên kết với nhau

Thứ nhất, khi nói về điều kiện kinh tế làm ảnh hưởng đến cấu trúc chính trị của mộtquốc gia, chẳng hạn như tỷ lệ nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, có thể ảnh hưởngđến cách thức tổ chức chính phủ và cách thức hoạt động của nó Ví dụ, một số quốc giacó nền kinh tế nông nghiệp có thể có nhiều khả năng áp dụng hệ thống chính trị tậptrung, trong khi một quốc gia có nền kinh tế dịch vụ có thể có nhiều khả năng áp dụnghệ thống chính trị dân chủ Hoa Kỳ là một nền kinh tế thị trường tự do với hệ thốngchính trị dân chủ Chính phủ đóng vai trò hạn chế trong nền kinh tế, nhưng nó cung cấpmột số cơ sở hạ tầng và quy định nhất định Mô hình này đã dẫn đến sự phát triển kinhtế mạnh mẽ và mức sống cao cho người dân Hoa Kỳ Ngoài ra, Trung Quốc là một quốc

Trang 12

gia có nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với hệ thống chính trị độc đảng Chínhphủ đóng vai trì quan trọng trong nền kinh tế và nó kiểm soát một số ngành quan trọng Thứ hai, yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sự khác biệt này Khí hậu từng vùng ảnh hưởngtrực tiếp đến nguồn sống thức ăn, sự khác biệt về nhận thức Ngoài ra khí hậu còn tácđộng đến bộ gen của con người, cụ thể như: con người sống trong điều kiện khắc nghiệt,các kích thích của khí hậu sẽ làm biến đổi cấu trúc di truyền giúp con người thích nghitốt hơn với môi trường, như làm tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ cao hoặc thấp Điều

này lý giải cho quan điểm của tác giả: “Nếu tất cả các nước thuộc miền Nam theo thể

chế cộng hòa, và miền Bắc với quốc gia chuyên chế, thì quy luật này cũng vẫn đúng, ít

nhất là về phương diện khí hậu, đó là, sự chuyên chế thích ứng với khí hậu nóng, sự

man rợ với các nước có khí hậu lạnh, và một chính quyền tốt với các khí hậu ôn hòa.”

Khí hậu còn ảnh hưởng đến cách vận hành tổ chức chính trị như: ở những vùng khí hậukhắc nghiệt, các tổ chức chính trị tập trung quyền lực cao độ dể huy động nguồn lực vàduy trì trật tự xã hội

Thứ ba, về sự đóng góp công cộng có vai trò vô cùng quan trọng trong mọi mô hìnhchính trị, nó được thể hiện qua sự chênh lệch giữa nhà cầm quyền và người dân Khikhoảng cách chênh lệch quá lớn, người dân sẽ có xu hướng tuân theo, phục tùng theo

Trang 13

mệnh lệnh nhà cầm quyền Ngoài ra, mô hình chính trị dân chủ thì thúc đẩy tự do cánhân, bình đẳng và sự tham gia của công dân

Nhìn chung, quan điểm “Không phải mô hình chính trị nào cũng thích hợp với mọi quốcgia” là chính xác Mỗi mô hình chính trị đều có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậycần lựa chọn mô hình chính trị phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu mà quốc gia đó mớihướng tới cụ thể là gì Ví dụ: Singapore là một quốc gia nhỏ với nền kinh tế phát triểnmạnh mẽ Do đó, mô hình chính trị độc đảng của Singapore sẽ phù hợp với đất nướcnày, mặc dù nó có thể không phù hợp với các quốc gia khác

Ngày đăng: 30/06/2024, 22:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w