1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - nghệ thuật lãnh đạo - đề tài - Lãnh đạo – Tư duy sáng tạo

45 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 350 KB

Cấu trúc

  • 1. LÃNH ĐẠO VÀ CÁC HỌC THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO (3)
    • 1.1 Lãnh đạo là gì ? (3)
    • 1.2 Các học thuyết về lãnh đạo (4)
      • 1.2.1 Lý thuyết lãnh đạo, quản trị cổ điển (4)
      • 1.2.2 Nhóm lý thuyết hành vi - tâm lý xã hội trong lãnh đạo (8)
      • 1.2.3 Lý thuyết định lượng trong lãnh đạo, quản trị (10)
  • 2. SÁNG TẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHĨ SÁNG TẠO (11)
    • 2.1 Khái niệm và tầm quan trọng của sáng tạo (11)
    • 2.2 Các phương pháp suy nghĩ sáng tạo (12)
    • 3.1 Tư duy là gì? (13)
    • 3.2 Tầm quan trọng của tư duy (14)
    • 3.3 Tư duy sáng tạo (0)
    • 3.4 Tư duy sáng tạo trong công việc (15)
    • 3.5 Những trở ngại trong tư duy sáng tạo (15)
    • 3.6 Điều kiện để sáng tạo (19)
  • 4. NHỮNG PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG TRONG TƯ DUY SÁNG TẠO (20)
    • 4.1 Năng lực quan sát và sáng tạo (0)
    • 4.2 Năng lực tưởng tượng (0)
    • 4.3 Năng lực phát hiện vấn đề (0)
  • 5. PHƯƠNG PHÁP KHƠI DẬY TƯ DUY SÁNG TẠO (25)
    • 5.1. Tích cực tạo ra những cơ hội đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân (0)
    • 5.2. Tạo ra sự liên kết hiệu quả giữa tiền thưởng với kết quả công việc (0)
    • 5.3. Thiết lập rõ ràng các yêu cầu về công việc (26)
    • 5.4. Tạo cơ hội được thể hiện và tận dụng hết khả năng và năng lực của họ (27)
    • 5.5. Trao gửi niềm tin đối với nhân viên của bạn (27)
    • 5.6. Giúp nhân viên tin tưởng rằng họ là những người luôn luôn chiến thắng (28)
    • 5.7. Hãy giúp nhân viên của bạn nhận ra một điều (28)
  • 6. NĂM CẤP ĐỘ CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO (29)
    • 6.4. Tiến đến cấp độ 2 là “Tạo ra khái niệm mới” khi có được khả năng (30)
    • 6.5. Cao hơn cả là cấp độ 1 (30)
    • 7.1 Phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” (31)
    • 7.2 Phương pháp sáng tạo của Omizumi Kag (35)
  • 8. LÃNH ĐẠO- TƯ DUY SÁNG TẠO ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG THỰC TIỄN (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (44)

Nội dung

* “Lãnh đạo là sự khởi xướng và duy trì cấu trúc trong sự mong đợi và sự tương tác”Katz & Kahn, 1978.* “Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt

LÃNH ĐẠO VÀ CÁC HỌC THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO

Lãnh đạo là gì ?

* “Lãnh đạo là cư xử của một cá nhân khi anh ta chỉ đạo các hoạt động của nhóm để đạt tới những mục tiêu chung” (Hemphill &Coons, 1957).

* “Lãnh đạo là dạng đặc biệt của quan hệ quyền lực được đặc trưng bởi nhận thức của các thành viên nhóm rằng: một thành viên khác của nhóm có quyền đòi hỏi những dạng hành vi đối với các thành viên khác trong hoạt động của họ như là một thành viên nhóm” (Janda, 1960).

* “Lãnh đạo là sự khởi xướng và duy trì cấu trúc trong sự mong đợi và sự tương tác”

* “Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục tiêu” (Rauch & Behling, 1984).

* Lãnh đạo là tiến trình điều khiển, tác động người khác để họ góp phần làm tốt các công việc hướng đến hoàn thành các mục tiêu đã định của tổ chức.

* Lãnh đạo là làm cho công việc được hoàn thành bởi người khác.

* Lãnh đạo là chỉ dẫn điều khiển, ra lệnh và đi trước.

* Lãnh đạo là tìm cách ảnh hưởng đến người khác để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Lãnh đạo là một quá trình của việc ảnh hưởng tới con người và tạo ra những điều kiện, môi trường cho họ để đạt tới những mục tiêu của nhóm hoặc của tổ chức.

Các học thuyết về lãnh đạo

1.2.1 Lý thuyết lãnh đạo, quản trị cổ điển:

Trường phái cổ điển bao gồm một số tác giả với những nghiên cứu về quản trị kinh doanh, dưới đây là một số tác giả điển hình và những tư tưởng chủ yếu của họ. a - Lý thuyết lãnh đạo, quản trị khoa học :

Frederich Taylor (1856 - 1915): Taylor xuất thân là một công nhân và trở thành kỹ sư trải qua quá trình ban ngày đi làm, ban đêm đi học hàm thụ đại học Trong quá trình làm việc trong nhà máy luyện cán thép, Taylor đã có nhiều cơ hôi quan sát và thực hành lãnh đạo, quản trị trong nhà máy Ông là tác giả với những nghiên cứu và lý thuyết khá nổi tiếng về lãnh đạo, quản trị trong thời gian từ 1890 đến 1930.

Những nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết của Taylor là:

 Xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện công việc, nhiệm vụ của từng công nhân.

 Lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương pháp khoa học để thực hiện công việc.

 Tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện theo đúng phương pháp.

 Xây dựng và củng cố quan hệ giữa người lao động và nhà lãnh đạo, quản trị.

Biện pháp thực hiện: Ðể thực hiện những nguyên tắc của mình, Taylor đã tiến hành:

 Nghiên cứu các loại thời gian làm việc của công nhân theo từng công việc.

 Phân chia công việc của từng công nhân thành những công việc bộ phận nhỏ để cải tiến và tối ưu hóa.

 Xây dựng hệ thống khuyến khích người lao động làm việc, thực hiện trả công theo lao động.

Những kết quả qua áp dụng lý thuyết của Taylor là năng suất lao động tăng lên rất nhanh và khối lượng sản phẩm tăng nhiều Tuy nhiên, lý thuyết của Taylor nghiêng về "kỹ thuật hóa, máy móc hóa" con người, sức lao động bị khai thác kiệt quệ làm cho công nhân đấu tranh chống lại các chính sách về lãnh đạo, quản trị.

Herny L Gantt: Là kỹ sư chuyên về hệ thống kiểm soát trong nhà máy Trên cơ sở các lý thuyết của Taylor, Gantt đã phát triển và đưa ra lý thuyết của mình, trong đó chủ yếu tập trung vào mở rộng hệ thống khuyến khích vật chất cho người lao động với các biện pháp như :

 Khuyến khích công nhân sau một ngày làm việc nếu họ làm việc tốt.

 Khuyến khích cho đốc công, quản đốc dựa vào kết quả làm việc của công nhân dưới sự giám sát trực tiếp của họ nhằm động viên họ trong công việc lãnh đạo, quản trị.

Biện pháp này đã khuyến khích các đốc công quản lý tốt hơn.Cũng trên cơ sở này, các phương pháp quản trị tiến độ thực hiện mới được đưa vào trong quản lý như phương pháp đường găng (CPM -Critical Path Method) và phương pháp sơ đồ mạng lới (PERT - Program Evaluation and Revie Technique).Trong lý thuyết này, khía cạnh lợi ích được chú ý hơn nhiều.

Frank B (1868 - 1924) và Liliant M Gibreth (1878 -1972) Hai tác giả này đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình thực hiện và quan hệ giữa các thao tác, động tác và cử động với một mức độ căng thẳng và mệt mỏi nhất định của công nhân trong quá trình làm việc, từ đó đưa ra phương pháp thực hành tối ưu nhằm tăng năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân.

Các phương pháp thuộc trường phái này đã có những đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản trị qua phân công, chuyên môn hóa quá trình lao động, đồng thời là những người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao động.

Tuy nhiên, các tác giả đã phát triển một phương pháp lãnh đạo, quản trị mang tính khoa học hóa một cách thuần túy như "máy móc hóa con người", gắn chặt con người vào một dây chuyền công nghệ để lãnh đạo, quản trị và tăng năng suất lao động. b - Lý thuyết lãnh đạo, quản trị hành chính:

Trường phái lãnh đạo, quản trị hành chính đã phát triển những nguyên tắc lãnh đạo, quản trị chung cho cả tổ chức, tiêu biểu cho trường phái này có các tác giả với các công trình nghiên cứu và lý thuyết như sau:

Henry Fayol (1841 - 1925): Quan điểm của Fayol là tập trung vào xây dựng một tổ chức tổng thể để lãnh đạo, quản trị quá trình làm việc Ông cho rằng, năng suất lao động của con người làm việc chung trong một tập thể tùy thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà lãnh đạo, quản trị Ðể có thể làm tốt việc sắp xếp, tổ chức doanh nghiệp, Fayol đã đề ra và yêu cầu các nhà lãnh đạo, quản trị nên áp dụng 14 nguyên tắc trong lãnh đạo, quản trị:

 Phân công lao động trong quá trình làm việc một cách chặt chẽ.

 Phải xác định rõ mối quan hệ quyền hành và trách nhiệm.

 Phải xây dựng và áp dụng chế độ kỷ luật nghiêm ngặt trong quá trình làm việc

 Thống nhất trong các mệnh lệnh điều khiển, chỉ huy.

 Lợi ích cá nhân phải gắn liền và phục vụ cho lợi ích của tập thể , lợi ích chung.

 Xây dựng chế độ trả công một cách xứng đáng theo kết quả lao động.

 Lãnh đạo, quản trị thống nhất.

 Phân quyền và định rõ cơ cấu lãnh đạo, quản trị trong tổ chức.

 Công bằng: tạo quan hệ bình đẳng trong công việc.

 Công việc của mỗi người phải được ổn định trong tổ chức.

 Khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình làm việc.

 Khuyến khích phát triển các giá trị chung trong quá trình làm việc của một tổ chức.

Max Weber (1864 - 1920): Nhà xã hội học ngời Ðức, tác giả đã phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy Khái niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa: là hệ thổng chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự Theo Weber, hệ thống tổ chức kinh doanh phải được:

 Xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

 Ðịnh rõ các quy định, các luật lệ, chính sách trong hoạt động lãnh đạo, quản trị.

 Ðịnh rõ quyền lực và thừa hành trong lãnh đạo, quản trị.

Chester Barnard (1886 - 1961): Tác giả cho rằng một tổ chức là một hệ thống hợp pháp của nhiều người với ba yếu tố cơ bản:

 Sự sẵn sàng hợp tác.

Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó tổ chức sẽ tan vỡ Cũng như Weber, ông nhấn mạnh yếu tố quyền hành trong tổ chức, nhưng ông cho rằng nguồn gốc quyền hành không xuất phát từ người ra lệnh, mà xuất phát từ sự chấp nhận của cấp dưới Ðiều đó chỉ có được khi với bốn điều kiện như sau:

 Cấp dưới hiểu rõ mệnh lệnh.

 Nội dung ra lệnh phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức

 Nội dung ra lệnh phải phù hợp với lợi ích cá nhân của cấp dưới.

 Cấp dưới có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó.

Trường phái lãnh đạo, quản trị hành chính chủ trương rằng năng suất lao động sẽ đạt cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý, đóng góp trong lý luận cũng như trong thực hành lãnh đạo, quản trị: những nguyên tắc lãnh đạo, quản trị, các hình thức tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền

1.2.2 Nhóm lý thuyết hành vi - tâm lý xã hội trong lãnh đạo:

Nhóm lý thuyết này nhấn mạnh vai trò con người trong tổ chức, quan điểm của nhóm này cho rằng năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con ngời "Vấn đề tổ chức là vấn đề con người" và họ chỉ ra rằng trong trường phái cổ điển có nhiều hạn chế vì đã bỏ qua yếu tố con người trong quá trình làm việc.

SÁNG TẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHĨ SÁNG TẠO

Khái niệm và tầm quan trọng của sáng tạo

Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau:

 Có tính mới (mới về chất)

 Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)

Sáng tạo, là một năng lực vô cùng quan trọng trong công việc và trong chính đời sống của mỗi người chúng ta Đó là khả năng tìm thấy những điều mới mẻ từ khả năng quan sát và nhận biết được Nó sẽ giúp mỗi người phát triển thêm những hiểu biết của mình, và làm phong phú thêm những ý tưởng mới, để nhạy bén và sâu sắc hơn trong việc tìm kiếm ý tưởng và giải quyết vấn đề khó khăn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hang ngày. b/ Tầm quan trọng cuả sáng tạo:

 Lao động sáng tạo làm cho các tài nguyên khác hoạt động có hiệu quả hơn.

Ví dụ: Một người con thừa kế tài sản của cha mẹ để lại Nếu anh ta tiêu xài phung phí, không suy nghĩ sáng tạo để sử dụng tài sản ấy có hiệu quả thì dù tài sản có nhiều đến đâu, sớm muộn gì cũng không còn nữa Chính vì vậy mới có câu: “ Của đầy kho không biết lo cũng hết”.

 Sáng tạo đem đến cho mỗi người cũng như cộng đồng lợi ích rõ rệt, to lớn Những sáng kiến cải tiến, những sáng tạo có giá trị được trả thù lao xứng đáng

Ví dụ: Trong lao động trực tiếp hoặc gián tiếp, lợi nhuận sẽ được mang về khi bạn công hiến những đóng góp sáng tạo Một nhà điều hành của một trong những hãng kỹ nghệ lớn nhất thế giới đã nói: “ Không một công ty nào có thể tồn tại và tiến bộ nếu không được liên tục cung cấp những suy nghĩ và những ý tưởng mới mẻ”.

Các phương pháp suy nghĩ sáng tạo

Không phải là từ gì quái dị, nó là từ "IDEAS" viết lộn ngược Ðôi khi, nghĩ sáng tạo chỉ cần bạn nhìn mọi thứ theo chiều khác đi.

 S = State of mind (cách suy nghĩ): Tự nói rằng "Tôi chẳng sáng tạo chút nào" hoặc "Tôi chẳng bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu" sẽ huỷ hoại sức sáng tạo của bạn Nghĩ sáng tạo đòi hỏi nghĩ tích cực.

 A = Atmosphere (không khí) Có những người thích ở nơi đông người mới nghĩ ra nhiều thứ Có những người lại phải ngồi một mình yên tĩnh mới sáng suốt được Bạn hãy tạo cho căn phòng mình có không khí tuỳ theo sở thích Nếu bạn có nhiều ý tưởng khi đang đi, hãy chăm đi dạo ở công viên, bờ hồ Trang trí phòng bạn bằng những bức ảnh, ánh sáng mà bạn thích.

 E = Effective thinking (Nghĩ hiệu quả) Nghĩ hiệu quả tức là hướng suy nghĩ của bạn đến những mục đích cụ thể Không có mục đích thì bạn sẽ làm rối hết mọi việc lên.

 D = Determination (Quyết tâm) Sự sáng tạo đòi hỏi có luyện tập Bạn nên tạo thói quen tưởng tượng Những ý tưởng ban đầu của bạn có vẻ hết sức buồn cười và không ai chấp nhận, nhưng đừng bỏ cuộc.

 I = Ink (viết) Khi bạn nhìn vào những thứ bạn viết ra, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn là chỉ nghĩ đến nó b Phương pháp TILS :

 L = Link it: Nối, liên tưởng.

Tư duy là gì?

Bạn chuẩn bị tham gia một cuộc thi chạy mà cái đích bạn cần đến nằm ở bờ hồ đối diện Có hai con đường để cho bạn đến đích, một là chạy men theo bờ hồ và một là chạy qua cây cầu bắc qua hồ chỉ bằng một thân cây Bạn sẽ phải lựa chọn một trong hai con đường đó Chạy men theo bờ hồ sẽ an toàn hơn nhưng thời gian sẽ lâu hơn, còn đi qua cầu có thể sẽ không mất nhiều thời gian nhưng bạn sẽ rất dễ rơi xuống hồ và cuộc thi với bạn sẽ kết thúc Sự suy nghĩ để lựa chọn cách đến đích như vậy gọi là tư duy

Tư duy không phải là sự ghi nhớ mặc dù nó có thể giúp cho sự hoàn thiện ghi nhớ Tư duy là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống Tư duy là sự hoạt động, là sự vận động của vật chất, do đó tư duy không phải là vật chất Tư duy cũng không phải là ý thức bởi ý thức là kết quả của quá trình vận động của vật chất.

Tầm quan trọng của tư duy

Tư duy có vai trò rất to lớn đối với đời sống và đối với hoạt động nhận thức của con người Cụ thể:

- Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác mang lại để đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng và tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng với nhau - Tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt , ngày hôm nay, và còn có khả năng giải quyết trước cả những nhiệm vụ của ngày mai, trong tương lai do nắm được bản chất và quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người

- Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tín, làm cho chúng có ý nghĩa hơn cho hoạt động của con người Tư duy vận dụng những cái đã biết để đề ra các giải pháp giải quyết những vấn đề tương tự, nhưng chưa biết, do đó làm tiết kiệm công sức của con người Nhờ tư duy, con người hiểu biết sâu sắc và vững chắc về thực tiễn hơn với môi trường và hành động có kết quả cao hơn.

Nhà lãnh đạo cần chú ý nâng cao các năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực tư duy giao tế cá nhân.

Trong xã hội hiện đại, mỗi ngày lại có rất nhiều sản phẩm mới ra đời Người phát minh ra những sản phẩm ấy nhất định phải có tư duy sáng tạo rất cao Vậy tư duy sáng tạo là gì?

Những hoạt động tư duy có sáng kiến gọi là tư duy sáng tạo Đặc điểm lớn nhất của tư duy sáng tạo là tính đổi mới, tức là tính khác lạ, mới mẻ

Tâm lý học hiện đại đã kết luận: “ Con người có tiềm năng sáng tạo to lớn và vô tận”.

Cũng theo bộ lao động Mỹ, người lao động thế kỷ 21 cần có 13 kỹ năng mà theo họ, kỹ năng tư duy sáng tạo là quan trọng nhất Vậy sáng tạo và tư duy sáng tạo đang được hiểu như thế nào?

Cơ sở của hoạt động sáng tạo là gì? Tiềm năng sáng tạo ở đâu? Làm thế nào để khơi dậy tiềm năng sáng tạo? Hãy đi tìm câu trả lời cho chính mình !

Xét về mặt khoa học, tư duy sáng tạo “ là sản phẩm của bán cầu đại não phải, nó ngược lại với tư duy logic của bán cầu đại não trái Bán cầu đại não phải, theo các nhà thần kinh học , có chức năng tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo , sự thấu cảm, cảm xúc của con người, giúp sự giao thoa hòa hợp giữa người với người, sự quan tâm với mọi thứ xung quanh chúng ta.”

Còn hiểu theo nghĩa đơn giản nhất,thì khái niệm trên là “Sáng tạo đơn giản chỉ là tìm ra một cách mới để làm việc hoặc làm cho công việc đó trôi chảy hơn, làm nên thành công”.

Trong thực tế,có rất nhiều ngưởi thành công và nổi tiếng nhờ họ có tư duy sáng tạo, từ những nhà soạn nhạc thiên tài như Mozart, Beethoven, ….đến những vị lãnh tụ vĩ đại như Lênin, Hồ Chí Minh….hay những nhà lãnh đạo hàng đầu như Bill Gates, Steve Jobs,….

Tất cả những người đó trở nên nổi tiếng như vậy đều là nhờ họ dám nghĩ đến những điều không tưởng,và đã biến nó thành sự thật; hay đơn giản là luôn tìm tòi, sáng tạo những cái mới trên nền cái cũ Đó chính là biểu hiện rõ nét nhất của tư duy sáng tạo.

3.4 Tư duy sáng tạo trong công việc :

Việc nhìn nhận vấn đề chính là cửa sổ tinh thần để chúng ta xem xét vấn đề, tình huống hay cơ hội

Nhìn nhận vấn đề đúng là yếu tố căn bản để có thể tiến đến quyết định hợp lý.

Hãy thận trọng vì một số người cố tình chuyển hướng vấn đề theo chủ đích cá nhân của họ

Hãy thử thách cách nhìn nhận vấn đề đầu tiên và chủ động tìm thêm những cách nhìn nhận khác.

Hãy sáng suốt để nhận ra những giả định dựa trên thành kiến, cũng như những sai lầm trong tất cả các cách nhìn nhận vấn đề.

3.5 Những trở ngại trong tư duy sáng tạo:

Khi càng lớn tuổi thì càng có nhiều định kiến về mọi thứ Những định kiến này thường làm cho chúng ta không nhìn nhận được thấu đáo những gì mà chúng ta đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra Chúng ngăn cản sự thay đổi và tiến bộ.

Nhà tâm lý học Christopher Stont đã khẳng định: “Trong thâm tâm mọi người rất ái ngại trước cái mới, cái tiến bộ, chính vì thế họ cố nép mình sau những định kiến”.Có thể hiểu người định kiến là người thường bỏ ngoài tai những lời góp ý chân thành của những người xung quanh, từ chối tiếp nhận và học hỏi cái mới, cứ khư khư giữ những quan niệm giáo điều, thủ cựu.Nhưng bản thân họ lại luôn sẵn sàng đồng tình với những tư tưởng thiếu khách quan, những cái nhìn phiến diện, những kiểu soi mói của kẻ chuyên “bới lông tìm vết”

Theo nhận định chung của xã hội thì “định kiến” chính là nguyên nhân gián tiếp, cũng như trực tiếp cản trở sự phát triển của những tư tưởng tiến bộ, những khuynh hướng hiện đại, những bước đi cần thiết.Trong xã hội, định kiến chính là những mớ dây chằng chịt quấn chặt lấy bạn và luôn kéo bạn đi xuống Ta có thể xem định kiến như những bản năng cổ xưa, sự sợ hãi hay giận dữ là những định kiến thuộc về cảm giác Muốn sửa đổi định kiến phải tìm hiểu rõ những yếu tố tác động tạo nên tính định kiến trong mỗi con người Đó cũng là nguyên nhân khiến định kiến cứ luôn kéo dài hầu như không có phương cách hữu hiệu nào để chống lại.Những ai có tư tưởng mới đều phải chống lại định kiến, sẵn sàng chấp nhận sự thật cho dù đôi khi sự thật đó không làm bạn hài lòng, thậm chí bản thân bạn cảm thấy rất khó chịu và thấy mình bị xúc phạm.

Sẵn sàng bỏ qua, sẵn sàng tìm hiểu cặn kẽ mọi việc trước khi kết luận một vấn đề nào đó, cũng như nhiệt tình đón nhận một ý tưởng mới Nếu bản thân bạn là người có lỗi hãy dũng cảm nhận lỗi.Từ đó bạn sẽ đúc rút kinh nghiệm cho những lần sau làm tốt hơn, mới hơn đó cũng là một cách thức hiệu quả để chống lại định kiến.Xóa bỏ định kiến cũng là xóa bỏ những “rào cản”, tạo điều kiện cho xã hội và đất nước phát triển.

2 Quy định về chức năng: Đôi khi chúng ta bắt đầu nhìn nhận về đối tượng nào đó chỉ về cái tên của nó hơn là những gì nó có thể thực hiện Thế nên, chúng ta chỉ coi cái cây lau nhà như là một công cụ để lau sàn mà không nghĩ là nó có thể dùng để quét mạng nhện trên trần nhà, để lau ô tô, để tập aerobic, và để chặn cho cửa mở hay đóng, v.v

Tư duy sáng tạo trong công việc

Việc nhìn nhận vấn đề chính là cửa sổ tinh thần để chúng ta xem xét vấn đề, tình huống hay cơ hội

Nhìn nhận vấn đề đúng là yếu tố căn bản để có thể tiến đến quyết định hợp lý.

Hãy thận trọng vì một số người cố tình chuyển hướng vấn đề theo chủ đích cá nhân của họ

Hãy thử thách cách nhìn nhận vấn đề đầu tiên và chủ động tìm thêm những cách nhìn nhận khác.

Hãy sáng suốt để nhận ra những giả định dựa trên thành kiến, cũng như những sai lầm trong tất cả các cách nhìn nhận vấn đề.

Những trở ngại trong tư duy sáng tạo

Khi càng lớn tuổi thì càng có nhiều định kiến về mọi thứ Những định kiến này thường làm cho chúng ta không nhìn nhận được thấu đáo những gì mà chúng ta đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra Chúng ngăn cản sự thay đổi và tiến bộ.

Nhà tâm lý học Christopher Stont đã khẳng định: “Trong thâm tâm mọi người rất ái ngại trước cái mới, cái tiến bộ, chính vì thế họ cố nép mình sau những định kiến”.Có thể hiểu người định kiến là người thường bỏ ngoài tai những lời góp ý chân thành của những người xung quanh, từ chối tiếp nhận và học hỏi cái mới, cứ khư khư giữ những quan niệm giáo điều, thủ cựu.Nhưng bản thân họ lại luôn sẵn sàng đồng tình với những tư tưởng thiếu khách quan, những cái nhìn phiến diện, những kiểu soi mói của kẻ chuyên “bới lông tìm vết”

Theo nhận định chung của xã hội thì “định kiến” chính là nguyên nhân gián tiếp, cũng như trực tiếp cản trở sự phát triển của những tư tưởng tiến bộ, những khuynh hướng hiện đại, những bước đi cần thiết.Trong xã hội, định kiến chính là những mớ dây chằng chịt quấn chặt lấy bạn và luôn kéo bạn đi xuống Ta có thể xem định kiến như những bản năng cổ xưa, sự sợ hãi hay giận dữ là những định kiến thuộc về cảm giác Muốn sửa đổi định kiến phải tìm hiểu rõ những yếu tố tác động tạo nên tính định kiến trong mỗi con người Đó cũng là nguyên nhân khiến định kiến cứ luôn kéo dài hầu như không có phương cách hữu hiệu nào để chống lại.Những ai có tư tưởng mới đều phải chống lại định kiến, sẵn sàng chấp nhận sự thật cho dù đôi khi sự thật đó không làm bạn hài lòng, thậm chí bản thân bạn cảm thấy rất khó chịu và thấy mình bị xúc phạm.

Sẵn sàng bỏ qua, sẵn sàng tìm hiểu cặn kẽ mọi việc trước khi kết luận một vấn đề nào đó, cũng như nhiệt tình đón nhận một ý tưởng mới Nếu bản thân bạn là người có lỗi hãy dũng cảm nhận lỗi.Từ đó bạn sẽ đúc rút kinh nghiệm cho những lần sau làm tốt hơn, mới hơn đó cũng là một cách thức hiệu quả để chống lại định kiến.Xóa bỏ định kiến cũng là xóa bỏ những “rào cản”, tạo điều kiện cho xã hội và đất nước phát triển.

2 Quy định về chức năng: Đôi khi chúng ta bắt đầu nhìn nhận về đối tượng nào đó chỉ về cái tên của nó hơn là những gì nó có thể thực hiện Thế nên, chúng ta chỉ coi cái cây lau nhà như là một công cụ để lau sàn mà không nghĩ là nó có thể dùng để quét mạng nhện trên trần nhà, để lau ô tô, để tập aerobic, và để chặn cho cửa mở hay đóng, v.v

Cũng có quy định chức năng về kinh doanh Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ngành đường sắt tự coi mình chỉ khu biệt trong phạm vi ngành đường sắt mà thôi Khi ô tô và sau này là máy bay xuất hiện, đường sắt không còn thích nghi nữa ”Đó không phải là việc của chúng tôi”, họ nói Nhưng nếu họ tự nhìn nhận bản thân mình là những người làm kinh doanh về lĩnh vực giao thông hơn là làm về ngành đường sắt, họ đã có thể lợi dụng được cơ hội rất lớn.

Tương tự như vậy, khi điện thoại bắt đầu phát triển, một số công ty điện báo nói rằng:

”Đó không phải là công việc của chúng tôi, chúng tôi chỉ là công ty điện báo thôi” Nhưng nếu họ nói: “Chúng tôi đang kinh doanh về lĩnh vực truyền thông, và đây là cách mới để chúng tôi tiếp cận”, thì họ sẽ lớn mạnh hơn là đã nằm chết bẹp rồi.

Và cũng có quy định chức năng về con người Hãy suy nghĩ một phút, bạn sẽ phản ứng như thế nào khi nhìn thấy người cắt cỏ thuê hay người thợ sửa ô tô của mình ở chương trình quảng cáo sách trên truyền hình Sự rập khuôn thậm chí có thể là một hình thức của quy định chức năng – có bao nhiêu người sẽ cười nhạo một cô gái tóc vàng hoe đang viện dẫn lời của Aristotle?

Thông thường, chúng ta chỉ thừa nhận một phạm vi rất hẹp về thái độ và hành vi của người khác dựa trên khuynh hướng, thành kiến, sự quy kết nóng vội, hay sự trải nghiệm hạn chế trong quá khứ Hãy nghĩ về những lời phát biểu đại loại như: “Tôi không thể tin được anh ta đã nói như vậy” hay “Cứ thử tưởng tượng việc làm của cô ấy xem” … Nhưng hãy nhớ đến câu tục ngữ “Cuộc đời tôi không thể do anh định đoạt được”.

3 Không có sự giúp đỡ về tri thức: Đây là cảm giác mà bạn không có công cụ, tri thức, vật chất, khả năng, để làm bất cứ việc gì, vì vậy bạn có thể sẽ không cố gắng Chúng ta đã quen dựa vào người khác về hầu hết mọi thứ Chúng ta cho rằng bản thân chúng ta thật nhỏ bé và hạn chế Nhưng với điều này mọi người có thể hỗ trợ lẫn nhau.

Nếu bạn cần thông tin, thì đã có thư viện, cửa hàng sách, bạn bè, thày giáo, và tất nhiên là Internet.Và còn có địa chỉ, số điện thoại, và trang web của các cơ quan chính phủ cấp thành phố, tỉnh, và Nhà nước Hiện có hàng ngàn cơ quan chính phủ sẵn sàng tiếp chuyện bạn Liên lạc với người có trọng trách để yêu cầu được giúp đỡ về dự luật, thông tin và những vấn đề khó khăn.

Liên hệ với nhà sản xuất để tìm hiểu thông tin về sản phẩm mà bạn muốn biết.

Nếu kiến thức về kỹ thuật của bạn còn nghèo nàn, bạn có thể học Học cách nấu nướng, sử dụng công cụ, may quần áo, và sử dụng vi tính Bạn có thể học cách làm mọi thứ mà bạn muốn Tất cả những gì bạn cần là động lực thúc đẩy và tính dám làm Giả dụ như bạn có thể học lái máy bay, lái xe tải, lặn biển hay sửa ô tô.

4 Trở ngại về tâm lý:

Một vài biện pháp không được cân nhắc hay bị từ chối đơn giản bởi vì phản ứng của chúng ta đối với chúng là không tốt Nhưng chính những biện pháp không gây phản ứng tốt đó có thể lại hữu dụng nếu như chúng giải quyết tốt được vấn đề và cứu được cuộc đời bạn Ăn thằn lằn và châu chấu nghe có vẻ ghê nhưng lại là một giải pháp tốt giúp bạn có thể sống sót được ở những vùng hoang vu.

Có lẽ quan trọng hơn cả là những gì thoạt đầu tưởng chừng là những ý tưởng không khả quan lại có thể đem lại những giải pháp hiệu quả hơn, nghiã là đã phủ nhận những lời chê bai ban đầu Khi các bác sỹ nhận thấy một số người thổ dân sử dụng phần đầu của loài kiến khổng lồ để khâu vết thương, họ đã bắt chước kỹ thuật càng cua kẹp này để phát minh ra chiếc kẹp dùng trong phẫu thuật.

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người luôn phải tham gia vào các loại hình hoạt động khác nhau Có thể nói, hoạt động là điều kiện để tồn tại và phát triển của con người Song, trong quá trình hoạt động của mình, con người cũng luôn phải đối mặt với những khó khăn, những trở ngại kìm hãm quá trình hoạt động Nếu con người muốn tiếp tục phát triển thì nhất định phải vượt qua những khó khăn, trở ngại đó Những khó khăn mà con người gặp ngoài mang lại, hoặc cũng có thể do chủ quan bản thân con người Những khó khăn này tựu chung lại, chúng là những Ỏhàng rào tâm lýÕ hay khó khăn tâm lý có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình hoạt động của con người Vì thế vấn đề khắc phục, hạn chế những trở ngại tâm lý trong quá trình hoạt động, tạo điều kiện cho con người phát triển và hoàn thiện nhân cách, luôn luôn được đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết kịp thời.

Điều kiện để sáng tạo

Điều kiện để quá trình sáng tạo trở thành hiện thực không phải chỉ là một điều kiện đơn độc mà đó là sự tổng hợp nhiều điều kiện Có thể kể đến một số điều kiện sau:

 Có nhu cầu khám phá và đặt vấn đề.

 Có sự tự tin nội tại.

 Có ý chí và sự nỗ lực

 Biết hoài nghi và không vâng lời

 Biết loại bỏ những suy nghĩ “thói quen” Biết vận dụng những kỹ thuật tư duy sáng tạo.

Có rất nhiều cách để có thể tư duy sáng tạo, sau đây là một số cách thường dùng như công não, quy nạp, diễn dịch

Công não:Công não là thủ thuật kích thích con người khai thác tối đa những ý tưởng khi não bị tập kích liên tục bằng cách:

Quy nạp: Quy nạp là việc đi từ những sự việc riêng lẻ để đi đến một cái chung, một kết luận khái quát Phương pháp tư duy quy nạp là phương pháp đi từ cái cá biệt đến cái chung nhất, từ nhiều biểu hiện lặp lại để khái quát thành một kết luận.

Diễn dịch: Diễn dịch là sự vận động của nhận thức từ cái chung đến cái riêng, từ tổng thể đến bộ phận Phép diễn dịch là phép suy luận lấy việc lớn để suy việc nhỏ, lấy cái chung để suy cái riêng, lấy cái bản chất, cái quy luật để gắn cho cái biểu hiện, cái chi tiết Phương pháp diễn dịch là phương pháp tư duy đi từ tiền đề tri thức chung suy ra kết luận tri thức đặc thù.

NHỮNG PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG TRONG TƯ DUY SÁNG TẠO

Năng lực phát hiện vấn đề

 Cát Việt: “Tại sao chi phí sửa chữa máy lại lên tới 20% giá trị của máy?”.

 Nhân viên: “Bởi vì… Nên mới đắt như thế”.

 Cát Việt: “Tôi biết rồi, nếu ta chuyển sang sửa ở nơi khác thì sẽ giảm được bao nhiêu?”.

 Nhân viên: “Cái này thì… Tôi chưa nắm được”.

 Cát Việt: “Ồ, nếu vậy thì phải nghĩ xem, nếu công sửa chữa chiếm tới 20% giá trị của máy như thế, chi bằng mua máy mới còn hơn Cần phải nghĩ xem, tiền công sửa chữa có thể giảm xuống còn 5% hay không? Và khi nào có thể đưa ra được phương án giải quyết?”.

 Nhân viên: “Thưa, trong tuần này….”.

 Cát Việt: “Tại sao lại lâu như vậy? Ngay ngày mai không được à? Chẳng phải ngay bây giờ có thể đến hỏi nhà máy sửa chữa khác hay sao?”.

 Nhân viên: “Vâng, tôi sẽ làm ngay, ngày mai tôi sẽ đưa ra phương án giải quyết”.

Thông qua việc không ngừng đưa ra những câu hỏi, vần đề các nhân viên vì thế cần phải nhanh nhẹn cùng nhau nghĩ cách giải quyết vấn đề Cứ như vậy nguồn nhân lực, vật lực và tài lực của công ty đều được huy động vào làm cho guồng máy công việc của công ty vận hành hài hoà nhanh chạy.

Công ty có được những thành tựu làm ăn phát đạt liên tục đương nhiên là nhờ có tác phong kinh doanh nhanh nhạy của Cát Việt Suy nghĩ kỹ một chút khâu có tính chất quyết định nhất, khâu quan trọng nhất để công ty đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất chính là năng lực phát hiện vấn đề!

PHƯƠNG PHÁP KHƠI DẬY TƯ DUY SÁNG TẠO

Thiết lập rõ ràng các yêu cầu về công việc

Một trong những lý do khiến nhân viên của bạn không tin rằng có sự gắn kết chặt chẽ giữa tiền lương mà họ được trả với công việc mà họ thực hiện, bởi vì họ không bao giờ được biết một cách chính xác những yêu cầu của bạn Và như vậy họ sẽ không biết cần phải làm gì để được đánh giá là một người làm tốt công việc.

Trong khi đó, những nhà quản lý lại có những suy nghĩ ngược lại rằng nhân viên phải biết cách thực thi công việc thế nào là tốt và thế nào là không tốt Nên biết rằng, nếu bạn không đưa ra được các tiêu chí để đánh giá sự thành công trong công việc, cũng như tiêu chuẩn để phân loại kết quả làm việc của nhân viên theo các cấp độ từ thấp đến cao một cách rõ ràng và rành mạch, nhân viên của bạn sẽ không có động lực hoàn thành tốt công việc.

Tạo cơ hội được thể hiện và tận dụng hết khả năng và năng lực của họ

Một phần ba số nhân viên không cảm nhận thấy họ đã được sử dụng hết những khả năng và năng lực mà họ có Cảm giác được sử dụng hết những kỹ năng có giá trị và năng lực làm việc rất có ý nghĩa đối với các nhân viên Nếu không có cảm giác đó, họ sẽ nhanh chóng mất đi những hứng thú đối với công việc. Để tận dụng tối đa những khả năng của mọi người, bạn hãy hỏi xem họ thích làm việc gì,sau đó tạo cơ hội cho họ thể hiện và áp dụng các khả năng mà họ có.

Trao gửi niềm tin đối với nhân viên của bạn

Một phần ba số nhân viên không cảm thấy họ có quyền đưa ra các quyết định mà họ cho là cần thiết để làm tốt công việc của mình Bạn thử đặt mình vào vị trí của nhân viên và tự hỏi:

Khi sếp giao cho bạn một công việc kèm theo là sự tin tưởng tuyệt đối bạn sẽ làm tốt, thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Tin chắc là bạn cũng tin rằng bạn sẽ hoàn thành không những tốt mà là rất tốt công việc đó Vì sao vậy? Đó chính là sức mạnh của sự tin tưởng. Để làm giàu có và phong phú công việc, hãy tạo ra những thách thức, cho nhân viên quyền tự chủ, phát triển năng lực cá nhân và nhiều cơ hội để nói về cách thực thi công việc của họ.

Giao quyền và trách nhiệm cho nhân viên là một cách thức quản lý rất hiệu quả và đang là một xu hướng mới trong việc lãnh đạo các doanh nghiệp hiện nay.

Giúp nhân viên tin tưởng rằng họ là những người luôn luôn chiến thắng

Có những đội ngũ nhân viên có truyền thống luôn thành công, trong khi có những bộ phận khác lại hay vấp phải những thất bại? Bạn nên nhớ rằng, thành công là một trong những động lực rất quan trọng khiến cho nhân viên của bạn làm việc tích cực và hăng hái Thông thường, thành công lại làm nảy sinh ra nhiều thành công liên tiếp sau đó Và những nhân viên của bạn, chắc chắn chỉ muốn là thành viên trong những bộ phận luôn gặt hái được nhiều thành công.

Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà lãnh đạo lại thường nói về những thất bại nhiều hơn là thành công Bạn nên chia sẻ những thông tin tốt lành và cám ơn nhân viên về những đóng góp của họ đối với sự thành công của công ty.

Hãy giúp nhân viên của bạn nhận ra một điều

Cảm giác được làm việc quan trọng và hữu ích hơn rất nhiều so với cảm giác chỉ đơn thuần là có một công việc để làm.

Có ba người lái xe cần tìm việc làm Nhà tuyển dụng đã đưa họ đến trước một chiếc ô-tô tải sắp chuyển động, có chất một số thùng hàng trên xe Người đầu tiên được hỏi: “Thử đoán xem bạn sẽ làm gì và đi đâu với chiếc ô-tô tải này?” Anh ta trả lời ngay rằng: “Tôi không quan tâm đến việc tôi sẽ làm gì và đi đâu Tôi chỉ biết là tôi cần có một công việc, và thời gian của tôi được dùng để làm công việc này” Anh ta còn nói thêm: “Thời gian của tôi được tính bằng tiền.

Nếu tôi làm việc càng nhiều, số tiền tôi kiếm được sẽ càng lớn”.

Người thứ hai cũng được hỏi câu hỏi tương tự như vậy, và anh ta trả lời rằng: “Tôi nghĩ tôi sẽ chuyển những thùng hàng trên xe tải đến một ngôi nhà nào đó”.

Còn người thứ ba đã trả lời thế này: “Những gì mà tôi sẽ làm có thể sẽ rất quan trọng và có ý nghĩa với ai đó Có thể, tôi sẽ giúp đỡ một gia đình trẻ nào đó bắt đầu một cuộc sống mới tại đây, trên vùng biển đông này”.

Nếu bạn là nhà tuyển dụng, trong ba người đó, bạn sẽ nhận ai vào làm việc?

Nếu muốn nhân viên của bạn thực sự có động cơ làm việc tích cực, bạn nên giúp họ hiểu sâu sắc hơn về những gì liên quan đến công việc của họ, cho họ hiểu chính họ đang thực hiện những chức năng rất quan trọng đối với khách hàng.

Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người bình thường để đạt được những kết quả phi thường Có thế mới biết để trở thành một nhà lãnh đạo không hề dễ dàng Tuy nhiên, rất may là bên cạnh một phần rất nhỏ của yếu tố bẩm sinh, nghệ thuật lãnh đạo hoàn toàn có thể học được Và 7 phương pháp trên là các bài học mà nhiều nhà lãnh đạo tài năng trong nhiều lĩnh vực trên thế giới đã học và áp dụng thành công

NĂM CẤP ĐỘ CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO

Tiến đến cấp độ 2 là “Tạo ra khái niệm mới” khi có được khả năng

 Tổng hợp các khái niệm cần thiết để định hình một giải pháp mới.

 Tạo ra các mô hình và phương pháp mới cho doanh nghiệp.

 Nhận diện được các giải pháp linh hoạt và thích hợp cũng như xác định được các tiêu chuẩn về chuyên môn và về tổ chức tương ứng với giải pháp mới.

Cao hơn cả là cấp độ 1

“Nuôi dưỡng sự sáng tạo”, nhưng năng lực này chỉ có ở rất ít chuyên gia quản trị, bao gồm:

 Có khả năng phát triển một môi trường nuôi dưỡng tư duy sáng tạo, luôn kích thích mọi người thi đua tìm tòi các giải pháp sáng tạo.

 Khuyến khích mọi người thử nghiệm ý tưởng mới khác hẳn cách làm truyền thống.

 Hỗ trợ cho việc thử nghiệm ý tưởng mới nhằm biến ý tưởng thành hiện thực.

Như vậy, cùng hướng đến tư duy sáng tạo, nhưng mỗi cá nhân trong doanh nghiệp có thể thuộc về cấp độ này hay cấp độ khác Việc quan sát để biết cấp độ tư duy sáng tạo của đội ngũ nhân viên và tạo điều kiện để những người thuộc cấp độ từ 4 đến 2 phát huy năng lực của họ là nhiệm vụ và cũng là thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp Khi vượt qua được thách thức đó, chính nhà quản trị đã tự bồi dưỡng để dần đạt được cấp độ 1.

7.CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO :

Phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”

Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến.

Những người thành đạt thường tư duy theo hướng tích cực, thiên về lý trí, và đó là một trong những lý do giúp họ thành công Mặc dù vậy, thông thường, họ có thể không đánh giá vấn đề từ các góc nhìn khác như cảm xúc, trực giác, sáng tạo hoặc mang tính tiêu cực Hệ quả là đôi lúc họ bỏ qua những yếu tố có thể đưa đến sự thay đổi, không thể tạo ra những đột phá thật sự và không chuẩn bị những kế hoạch dự phòng cần thiết cho những rủi ro có thể gặp Ngoài ra, những người đã quen giải quyết vấn đề một cách khoa học có thể sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề dựa trên trực giác của họ.

Nếu đánh giá một vấn đề bằng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”, bạn có thể giải quyết nó dựa trên tất cả các góc nhìn đã đề cập Bạn sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng thực hành,sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định.

Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy”:

Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề Mỗi lần đội mũ tức là bạn lại chuyển sang một cách tư duy mới

Khi đội “Mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn Hãy nghiên cứu thông tin bạn có để tìm ra câu trả lời cho những điều bạn còn thắc mắc.

Nâng cao khả năng sáng tạo:

1 Phương pháp đặt vấn đề:

Trước tiên, các bạn liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một bảng kê Sau đó lần lượt suy nghĩ từng vấn đề Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được kiểu xem xét sự vật phiến diện hoặc bỏ sót cá chi tiết quan trọng Tuy vậy, cũng không nên quá lệ thuộc vào phương pháp nạy vì quá lệ thuộc vào nó sẽ làm hạn chế tính sáng tạo.

Phương pháp liên tưởng đôi :

Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng giống như phương pháp đặt vấn đề, giúp ta vượt qua các liên tưởng thông thường.

Ví dụ: Cần sáng chế một sản phẩm mới về âm thanh nổi Trước tiên, người ta liên tưởng tới một sản phẩm hoàn toàn không liên quan dến nó – máy bay Sau đó ta xem xét đặc tính, công dụng, trang bị của máy bay.

Căn cứ vào những yếu tố đó ta lại lần lượt xét các yếu tố đó với sản phẩm về âm thanh nổi.

Phương pháp này không những giúp ta nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới mà còn rèn luyện tính sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

3 Phương pháp phân tích hình thái:

Ví dụ: Muón làm một cái ly để đông dung dịch chúng ta cần xem xét hình dáng, kích thước, nguyên liệu của ly Người ta lập một biểu đồ khối lập phương để lựa chọn điều kiện tối ưu Có 48 trường hợp để lựa chọn, giúp chúng ta có những dữ liệu để sáng chế một sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn cao.

Mô hình sáu mũ tư duy sáng tạo

Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc Hãy cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của bạn.

Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè Hãy cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến.

Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan Do vậy, họ có thể sẽ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên không có sự chuẩn bị chu đáo Cách tư duy “Mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều này.

Khi đội “Mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại Cách tư duy “Mũ vàng” giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

 Mũ xanh lá cây - Creative

Mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sáng tạo Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “Mũ xanh” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.

 Mũ xanh dương - Process Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộc họp Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh lá cây” Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “Mũ đen”.

Bạn có thể sử dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” trong các cuộc họp hoặc khi giải quyết vấn đề của mình Nếu dùng trong các cuộc họp, kỹ thuật này sẽ giúp chủ tọa tháo “ngòi nổ” xung đột có thể xảy ra khi nhiều người có lối tư duy khác nhau cùng thảo luận về một vấn đề Bạn cũng có thể sử dụng một phương pháp khác tương tự với “6 chiếc mũ tư duy” là đánh giá vấn đề từ quan điểm của nhiều chuyên gia (bác sĩ, kiến trúc sư, giám đốc kinh doanh …) hoặc khách hàng.

“6 chiếc mũ tư duy” là phương pháp lý tưởng để đánh giá tác động của một quyết định từ nhiều quan điểm khác nhau Nó giúp bạn kết hợp những yếu tố thuộc về cảm tính với những quyết định lý tính và khuyến khích sự sáng tạo khi ra quyết định Nhờ vậy, kế hoạch của bạn sẽ hợp lý và chặt chẽ hơn Ngoài ra, nó còn có thể giúp bạn tránh được những sai lầm về giao tế nhân sự và thấy trước những nhược điểm của một kế hoạch hành động.

Phương pháp sáng tạo của Omizumi Kag

 Gạt bỏ những hiều biết về kiến thức thông thường:

Trước hết, các bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây, nhưng tối thiểu phải suy nghĩ 5 phút Có một chai rượu nho, nút bần trên miệng chai không mở được Vậy làm thế nào để uống được chai rượu nho này mà không cần đập vỡ chai, cũng không xoi qua lỗ nút chai?

Bạn có trả lời câu hỏi trên một cách dễ dàng không ? Tất nhiên nhiều người sẽ trả lời đúng câu hỏi trên một cách dễ dàng Những cũng có người phải chào thua Câu trả lời thật đơn giản: Ấn nút bần cho lọt vào bên trong Thế nhưng cũng có nhiều người không nghĩ ra, cứ nghĩ rằng muốn uống rượu thì pahỉ mở nút chai ra Nếu nút chai không mở ra được thì sẽ không uống được rượu trong chai Bản chất của câu hỏi trên chính là nhằm vào chỗ yếu trong suy nghĩ của con người, chỉ nghĩ theo sự hiểu biết thông thường của mình.

Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống Tất nhiên, những hiểu biết đó đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng ngày Tuy vậy, cũng có những lúc nó không những vô dụng mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta khi giải quyết một số vấn đề.

Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề đơn giản đến nỗi trẻ con cũng làm được mà người lớn lại cảm thấy vô cùng khó khăn.

 Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ.

Nhà ảo thuật muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo ra, thường phải làm ngược lại cách nghĩ thông thường của khán giả Thông thường, ai cúng nghĩ rằng, muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo thì phải thò tay vào túi áo Giả sử nhà ảo thuật thò tay vào túi áo, lợi dụng khi lấy khăn tay luôn tiện lấy cả tờ giấy bạc ra thì rất dễ bị khán giả phát hiện.

Cũng một động tác nhưng nếu ta làm ngược lại, thay vì lấy tờ giấy bạc ra lúc thò tay vào túi lấy khăn tay, nay nhà ảo thuật thò tay vào lấy chiếc khăn nhưng chỉ lấy chiếc khăn thôi, không có tờ giấy bạc nào cả Khán giả cũng trố mắt để theo dõi chiếc khăn lấy từ túi ra có kèm theo vật gì không ? Không có Khán giả có thể yên trí được rồi ! Thế nhưng lúc bấy giờ cũng chính là lúc nhà ảo thuật trôr tài của mình, anh ta đường hoàng thò tay vào túi để bỏ chiếc khăn vào và….thật nhanh, tờ giấy bạc được lấy ra trong lúc bỏ chiếc khăn vào, chứ không phải lúc lấy chiếc khăn ra Từ đó ta thấy lường gạt hay ảo thuật đều làm ngược lại với những suy nghị thông thường của con nguời Đó cũng là chỗ yếu tâm lý của chúng ta. Đầu óc của con người vì sao lại bị ràng buộc bởi những ‘hiểu biết về kiến thức thông thường’ hoặc “kinh nghiệm của qúa khứ” ? Tôi cho rằng chẳng qua là bộ não của chúng ta cấu tạo quá hoàn chỉnh mà thôi.

Suy nghĩ cũng làm cho con người mệt mỏi, nên cần có thời gian thích đáng để nghỉ ngơi.

Nhất là gặp những trường hợp nhiều lần được giải quyết một cách thuận lợi bởi những kinh nghiệm sẵn có, lúc đó đầu óc của chúng ta sẽ chọn các ‘tiết kiệm tư duy” để ứng phó với những vấn đề đó. Điều đó làm cho đầu óc của chúng ta trở nên mất linh hoạt Đó chính là nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo trong tư duy của con người.Để tránh sự xơ cứng của bộ não, ta nên tập thành thói quen suy xét một vật hoặc một vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Chịu khó tư duy, chịu khó động não, chắc chắn các bạn sữ có những cách giải quyết vấn đề hoặc những phát hiện bất ngờ.

Giữ gìn truyền thống là điều không ai chối cãi Những trong thời đại tên lửa hiên nay, bất cứ ai cũng cần có những sáng tạo trong tư du

Nhưng thực tế thì hầu hết những người thông thường không có sự cố gắng trong việc rèn luyện tính sáng tạo tư duy của mình Bởi lẽ họ cho rằng khả năng sáng tạo là bẩm sinh Không thể rèn luyện hoặc nhờ sự cố gắng mà có.

Thực tế dù ở gia đình, nhà trường hoặc nơi làm việc, đều có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo Nhất là tại các cơ quan làm việc Đối với những suy nghĩ táo bạo của tuổi trẻ thường bị phê bình là: “Quá non nớt! Quá ấu trĩ!” Ở một xí nghiệp nào đó khi có mặt giám đốc, các nhân viên vẫn cười nói bình thường, đấy là bầu không khí làm việc lý tưởng Nhưng ngược lại tại một số nơi khi trưởng phòng xuất hiện các tổ trưởng lập tức câm miệng như hến, nhân viên bỗng nhiên trở nên hiền như con mèo con mới mang về Ở những công ty đó, các nhân viên trẻ làm sao có khả năng phát huy tính sáng tạo trong công tác của họ Khả năng phát triển của công ty sẽ bị hàn chế.

Giới hạn con người trong khuôn khổ lấy những hiểu biết về kiến thức thông thường,những tập tục, những truyền thống, những ký ức để ràng buộc con người sẽ không thể có sáng tạo trong tư duy và công tác.

LÃNH ĐẠO- TƯ DUY SÁNG TẠO ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Có thể không quá lời khi nói rằng, nếu không có tư duy sáng tạo thì không thể có một xã hội phát triển như ngày nay Chính nhờ có sáng tạo mà con người qua từng thời đại chế tạo ra biết bao nhiêu thiết bị để “nối dài” khả năng của con người Kính viễn vọng chính là sự nối dài của đôi mắt, cần cẩu là sự nối dài của đôi tay và máy bay là sự nối dài của đôi chân

Trong công việc cũng vậy, nếu không có tư duy sáng tạo thì nhà lãnh đạo không thể giải quyết được những vấn đề nan giải đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đột phá và hoàn toàn mới lạ Đối với các nhà lãnh đạo tài ba, tư duy sáng tạo là một phẩm chất năng động cũng như sức sống của tuổi trẻ, khẳng định được vị thế của mình trong thời đại mới và góp phần xây dựng xã hội ngày một phát triển hơn Tuy nhiên lãnh đạo sáng tạo trong hiện đại thì luôn biến hóa không ngừng và không có 1 bí quyết hay 1 cách thức nào cố định giống nhau cả Tùy thuộc vào từng tình huống và từng phẩm chất riêng có của các nhà lãnh đạo khác nhau thì sẽ có những quyết định và cách thức điều hành doanh nghiệp khác nhau Đương nhiên kết quả đạt được cũng hoàn toàn không giống nhau Tư duy sáng tạo của nhà lãnh đạo cũng không phải là một điều gì đó quá lớn lao mà đôi khi nó chỉ bắt nguồn từ những việc nhỏ nhặt nhất nhưng kết quả mang lại thì rất lớn lao.

Một ví dụ nhỏ về lãnh đạo sáng tạo để nhân viên thân thiện và đoàn kết cũng như thấu hiểu công việc của nhau hơn:

Cuộc sống ở một thành phố lớn buộc chúng ta phải biết cách hòa nhập và thích nghi. Điều hành một công ty cũng giống như quản lý một thành phố Bạn phải có tầm nhìn bao quát, luôn quan sát xung quanh và tìm ra những cách thức mới mẻ mang lại lợi ích cho số đông nhân viên.

Lehrer nêu dẫn chứng về Công ty Pixar dưới thời Steve Jobs Jobs muốn nhân viên ở các phòng ban dễ dàng làm quen với nhau Vì thế, ông đã cho đặt một quầy cà phê và cửa hàng đồ lưu niệm ở hành lang của tòa nhà công ty Tuy nhiên, cách làm này không có hiệu quả, nhân viên đồ họa vẫn ăn trưa với đồng nghiệp cùng phòng và không nói chuyện với nhân viên phòng kế toán.

Sau khi nắm được tình hình, Jobs quyết định công ty sẽ chỉ có hai nhà vệ sinh ở hành lang Như dự đoán, lúc đầu ai cũng cảm thấy khó chịu nhưng qua thời gian, mọi người bắt chuyện với nhau nhiều hơn và không khí làm việc chung đã được cải thiện đáng kể.

Bạn không nhất thiết phải thay đổi vị trí nhà vệ sinh trong công ty, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn biết tận dụng sự sáng tạo của mình tùy theo tình hình hiện tại nhằm mang lại lợi ích cao nhất.

Tư duy sáng tạo cuảnhà lãnh đạo cũng không phải là những suy nghĩ mới toanh mà đôi khi nó cũng dựa trên những lần thất bại trong kinh doanh mới được nhà lãnh đạo thức tỉnh và đúc kết thành những phương án chiến lược kinh doanh hiệu quả mà ít người dám thực hiện.

Từ David Neeleman (nhà sáng lập và CEO của hãng hàng không JetBlue), Jerry Yang (đồng sáng lập và cựu CEO của Yahoo) đến Mike Lazaridis (nhà sáng lập và cựu CEO của hãng điện thoại Blackberry), cũng như nhiều nhà sáng lập thường thất bại trong hoạt động kinh doanh ngay trong những giai đoạn chuyển đổi Bởi vì khi kinh tế khó khăn họ không mạnh dạn cắt giảm nhân sự, tiến hành những cải cách mới để cải thiện tình hình và điều này thường mang đến thất bại cho chính công ty của họ.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người cũng đạt được thành công lớn như Mark Zuckerberg (người sáng lập và CEO của mạng xã hội Facebook), Jeff Bezos (nhà sáng lập và CEO của Amazon) và Larry Ellison (đồng sáng lập và CEO của Oracle), vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt đó.

Theo Michael Useem, giáo sư về quản lý tại trường Wharton và là tác giả của cuốn sách

“The Leader’s Checklist” chia sẻ quan điểm với Businessinsider: Quản lý một công ty lớn đòi hỏi những kỹ năng khác biệt so với khi mới thành lập công ty.

Useem đề cập trong cuốn sách của ông: “Sáng lập viên thường có ý định duy trì quyền lãnh đạo của mình, tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi, sáng lập viên thường không đủ khả năng để thiết lập và duy trì văn hóa riêng của công ty khi công ty đã có tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhân viên”.

Hiện nay nếu một nhà lãnh đạo muốn thành công mà vẫn phát huy được khả năng sáng tạo của mình và không bị chi phối bởi môi trường xung quanh thì có những điều đi ngược lại với một nhà lãnh đạo theo phong cách cũ Không đảm bảo rằng những đièu sau đây có thể áp dụng được cho tất cả nhà lãnh đạo nhưng cũng có thể được xem như là một điều nhà lãnh đạo sáng tạo nên tham khảo.

Xây dựng khả năng lãnh đạo cho người khác

Một CEO không thể giải quyết hết tất cả các công việc của công ty, họ cần những người trợ giúp, điều này đòi hỏi công ty phải có được những nhà lãnh đạo đáng tin cậy Tuy nhiên, điều này gây khó khăn cho những nhà sáng lập vì họ hầu như không muốn chia sẻ quyền kiểm soát.

Useem chia sẻ với Businessinsider: “Bạn không thể làm một mình và có hàng nghìn người đang xếp hàng chờ được giúp bạn”.

Nhận định rõ tầm nhìn

Useem viết: “CEO phải có khả năng xây dựng một tầm nhìn rõ ràng và có sức thuyết phục rồi sau đó truyền đạt lại cho nhân viên của mình” Đây là điều cần thiết để mở rộng và duy trì một hệ thống có thể chịu đựng những thách thức trong tương lai. Đồng thời, bạn cần có khả năng để đưa những tư duy lãnh đạo của bạn vào khuôn khổ, bằng cách này, bất cứ khi nào hay bất cứ ai bước vào công ty đều phải thay đổi để phù hợp với những gì bạn muốn từ họ, trong khi bạn không cần phải nói bất cứ điều gì. Điều này có thể gây khó khăn cho những nhà sáng lập khi họ chỉ tập trung vào ý tưởng của mình và thường phải đấu tranh với chính bản thân việc chia sẻ ý tưởng này với người khác.

Suy nghĩ và hành động một cách chiến lược

CEO phải có khả năng phân tích và nhận định được công ty sẽ đi tới đâu và những rủi ro mà công ty sẽ gặp phải.

Dự liệu được những điều phải gặp trong tương lai là quan trọng bởi vì thế giới bây giờ phức tạp và thay đổi nhanh hơn nhiều Vì thế các CEO cần có một tầm nhìn chiến lược ngay từ đầu, chính đều này sẽ giúp các CEO thể hiện khả năng vực dậy công ty nếu thất bại và quan trọng nhất nó thể hiện rằng công ty bạn có đang “thực sự kinh doanh” hay không trong một môi trường cạnh tranh phức tạp ngày nay.

Ngày đăng: 30/06/2024, 19:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w