1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

mẫu giáo án dạy thêm ctst lớp 9 của nhóm gv nam định

45 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

+ Nêu ra 01 bài học/ thông điệp, gắn liền với nội dung chính của đoạn thơ/ bài thơ không chép nguyên văn một câu thơ trong đoạn trích + Có giá trị nhân văn + Diễn đạt bằng 01 câu đơn + L

Trang 1

MẪU GIÁO ÁN DẠY THÊM CTST LỚP 9 CỦA NHÓM GV NAM ĐỊNH Chúng tôi có giáo án chính khóa, dạy thêm (word và ppt đồng bộ), bồi dưỡng HSG và

sách CHINH PHỤC KÌ THI TUYỂN SINH VÀO 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 ĐT LIÊN HỆ DUY NHẤT (Zalo) 0916078339

FB: Đỗ Hoa Lý

CẤU TRÚC GIÁO ÁN DẠY THÊM CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI 1

(buổi) 1 Đọc hiểu theo thể loại: Thơ (chủ yếu thơ 8 chữ)

I KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THỂ LOẠI THƠ 1 Khái niệm về thơ tám chữ

2 Đặc điểm của thơ tám chữ; kết cấu của một bài thơ, ngôn ngữ thơ

(ngữ liệu chủ yếu ngoài sách giáo khoa - 8 đến 10 đề)

3-4

2 Thực hành tiếng Việt: BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI

CHỮ, ĐIỆP THANH, ĐIỆP VẦN

I ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐÃ HỌC 1 Khái niệm

2 Chức năng

1

Trang 2

ÔN TẬP BÀI 1: THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG (THƠ)

THƠ (CHỦ YẾU LÀ THƠ TÁM CHỮ) I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

a Kiến thức

- Củng cố kiến thức về thơ: đặc điểm nội dung (cảm hứng chủ đạo, mạch cảm xúc, thông

điệp, ) và hình thức (kết cấu, hình tượng thơ, vần, nhịp, biện pháp tu từ) của thơ - Củng cố cách đọc hiểu thể loại thơ

- Nắm được các bước thực hành đề đọc hiểu thể loại thơ

- Thực hành làm các đề đọc hiểu các bài thơ trong và ngoài sách giáo khoa b Năng lực

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học

Trang 3

c Phẩm chất:

Chăm chỉ: Ý thức tự giác, tích cực trong việc ôn tập

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Học liệu:

- Tham khảo SGV, SGK, SBT Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo, tập 1 - Tài liệu ôn tập bài học

2 Thiết bị và phương tiện:

- Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1 MỞ ĐẦU

a Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình để

dẫn vào bài ôn tập

b Nội dung: Gv sử dụng phương pháp gợi mở đàm thoại để học sinh chia sẻ trải nghiệm của bản

thân

c Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

HS báo cáo sản phẩm dạy học dự án:

GV chia lớp thành 4 nhóm với các nhiệm vụ sau:

- Nhóm 1: Làm video giới thiệu về một nghề

truyền thống ở quê hương em

- Nhóm 2: Làm video giới thiệu về một di tích

lịch sử, văn hoá ở quê hương em

- Nhóm 3: Làm video giới thiệu về các tác

phẩm văn học (hoặc văn hoá dân gian) ở quê hương em

- Nhóm 4: Làm video giới thiệu về một lễ hội

ở quê hương em

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

- GV lắng nghe, quan sát, hỗ trợ, gợi mở

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn, HS khác lắng nghe, quan sát, nhận xét - GV quan sát, lắng nghe, gợi mở

Bước 4: Kết luận, nhận đinh

- HS chia sẻ trải nghiệm của mình

Trang 4

GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

HĐ 2 ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐÃ HỌC a Mục tiêu:

- Ôn tập một số kiến thức đã học về thể loại thơ

- Ôn tập một số kiến thức trọng tâm các VB trong SGK

b Nội dung: HSsử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi c Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d Tổ chức thực hiện:

NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức cơ bản về thể loại

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi/ cá nhân/ Nhóm lớn) (Một số câu hỏi cơ bản)

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

2 Đặc điểm thể loại thơ tám chữ

- Về cách gieo vần, thơ tám chữ thường gieo vần chân và vần liền thành từng cặp luân phiên bằng, trắc

3 Kết cấu của bài thơ, ngôn ngữ thơ

- Kết cấu của bài thơ được biểu hiện ở mọi phương diện tổ chức của tác phẩm:

4 Cách đọc hiểu thể loại thơ

- Sử dụng kĩ năng tưởng tượng, suy luận khi đọc

các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong thơ

- Xác định thể thơ và những đặc điểm chính của

thể thơ

Trang 5

- Tìm hiểu chủ thể trữ tình của bài thơ: lời của

bài thơ là lời của ai, nói với ai, trong hoàn cảnh nào?

- Xác định chủ đề của bài thơ

- Tìm và phân tích nét độc đáo về hình thức của bài thơ (kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ)

- Làm rõ tình cảm, cảm xúc và cảm hứng chủ đạo

của bài thơ

- Xác định bố cục, chủ đề, thông điệp mà tác giả

muốn gửi đến người đọc

4 Cách làm bài đọc hiểu thể loại thơ 4.1 Các bước làm bài đọc hiểu

a Đọc ngữ liệu thơ - Đọc lướt

- Đọc kĩ, gạch chân các hình ảnh, từ ngữ đặc sắc b Đọc câu hỏi

- Đọc kĩ từng câu OẠT

- Xác định các vế trong câu hỏi - Gạch chân các từ chìa khóa - Kết nối thông tin giữa các câu hỏi

4.2 Các dạng câu hỏi/yêu cầu về thể loại thường gặp

a Yêu cầu ở mức nhận biết

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức của (thể

thơ; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc; )

- Nhận biết được nhân vật (chủ thể trữ tình) của bài thơ; chủ đề và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của nhà thơ

b Yêu cầu ở mức thông hiểu

Trang 6

- Nêu được bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo, chủ đề, của văn bản

- Phân tích được tình cảm, thái độ của người tác giả thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu

- Hiểu và phân tích được tác dụng của việc các yếu tố hình thức

- Phân tích tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình

4.3 Cách làm câu hỏi phần tự luận:

- Dạng 1: Em hiểu câu thơ …như thế nào?/ Câu thơ/ hình ảnh/ từ ngữ …này giúp em cảm nhận điều gì? Cách trả lời:

+ Lí giải về các từ ngữ/ hình ảnh có nghĩa là… + Diễn giải lại nội dung của câu thơ (theo các vế câu, từ chìa khóa)

-> Câu thơ/hình ảnh đó giúp em hiểu được hình ảnh gì, thế nào, từ đó rút ra ý nghĩa, cảm hứng chủ đạo,… trong phạm vi đọan thơ

- Dạng 2: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ/ lựa chọn từ ngữ/ hình ảnh,… trong…?

Trang 7

+ + Về nội dung: Sử dụng biện pháp tu từ/ /từ ngữ/ hình ảnh… nhằm nhấn mạnh hình ảnh, tình cảm giúp em cảm nhận được hình ảnh ấy như thế nào ? Thể hiện thái độ/ tình cảm gì của tác giả với ai? Gợi nhắc/ khơi gợi tình cảm gì ở người đọc

+ + Về nghệ thuật: Biện pháp tu từ/từ ngữ/ hình ảnh … có giúp câu thơ (tác phẩm) giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn không?

- Dạng 3: Rút ra bài học sâu sắc nhất/ thông điệp có ý nghĩa nhất từ đoạn thơ/ bài thơ và lí giải vì sao

+ Nêu ra 01 bài học/ thông điệp, gắn liền với nội

dung chính của đoạn thơ/ bài thơ (không chép

nguyên văn một câu thơ trong đoạn trích) + Có giá trị nhân văn

+ Diễn đạt bằng 01 câu đơn

+ Lí giải tại sao chọn bài học, thông điệp đó (2 - 3 lí do

- Dạng 4: Từ nội dung của bài thơ, nêu suy nghĩ về một vấn đề thực tế có liên quan đến đời sống xã hội

+ Khái quát nội dung bài thơ

+ Vận dụng kiến thức thực tế và thao tác lập luận để trình bày về vấn đề

HĐ 3 ĐỀ LUYỆN TẬP a Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học

b Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập c Sản phẩm học tập: Kết quả của HS

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Cả lớp chia làm 4 nhóm: Hoàn thành các đề ôn tập: + Nhóm 1: Đề 1, 2, 3

+ Nhóm 2: Đề 4, 5 + Nhóm 3: Đề 6, 7 + Nhóm 4: Đề 8, 9

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Trang 8

GV hướng dẫn HS làm theo các yêu cầu HS viết bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên Bước 3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm HS:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

(Trích Quê hương, Tế Hanh, in trong Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941, Hoài Thanh – Hoài

Chân, NXB Văn học, 1988)

Chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Xác định thể thơ của VB trên

A Thơ sáu chữ B Thơ bảy chữ C Thơ tám chữ D Thơ tự do

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của VB trên là gì?

A Tự sự B Miêu tả C Nghị luận D Biểu cảm

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

A Nhân vật “tôi” B Người dân làng chài C Làng quê D Không xác định

Trang 9

Câu 4: Nội dung của hai dòng thơ đầu là gì?

A Giới thiệu về làng quê với nghề chài lưới

B Giới thiệu về nghề chài lưới và những người dân chài C Thể hiện niềm tự hào về quê hương của nhân vật tôi

D Tâm trạng buồn rầu của nhân vật “tôi” trước sự nghèo khó của quê hương

Câu 5: Xét về cấu tạo, hai dòng thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

A Câu đơn B Câu ghép C Câu đặc biệt D Câu rút gọn

Câu 6: Đáp án nào đúng về hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ được sử dụng trong hai

dòng thơ sau đây?

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

A Làm cánh buồm trở nên gần gũi, mang hình dáng giống như con người B Làm câu thơ giàu hình tượng, nổi bật mầu trắng tinh khiết của cánh buồm

C Biểu hiện sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi, đồng thời thể hiện con thuyền là linh hồn, sự sống của làng chài

D Tất cả các đáp án trên

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 7 Nhận xét về hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau đây:

Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Câu 8 Từ tình cảm của Tế Hanh thể hiện trong đoạn thơ, em hãy nêu vai trò của tình yêu quê

hương đối với mỗi người

Câu 9 Kể tên một số bài thơ viết về chủ đề quê hương của Tế Hanh hoặc của những nhà thơ

khác Nhận xét tình cảm của tác giả được thể hiện trong một bài thơ mà em vừa kể trên

Gợi ý trả lời

Trang 10

1->6 1 2 3 4 5 6

7 Biện pháp tu từ: so sánh: chiếc thuyền – con tuấn mã

Tác dụng: + Thể hiện khí thế dũng mãnh, đầy sức sống, mang vẻ đẹp hùng tráng của con thuyền ra khơi

+ Thể hiện tình yêu, sự tự hào về quê hương của nhà thơ + Làm cho câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn

8 - Tình cảm của Tế Hanh thể hiện qua đoạn thơ: yêu mến, trân trọng, tự hào

về quê hương của mình Từ đó, khơi gợi cho chúng ta những bài học sâu sắc về vai trò của tình yêu quê hương đối với mỗi người

- Vai trò của tình yêu quê hương:

+ Tình yêu quê hương là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng

+ Tình yêu quê hương giúp cho mỗi người bồi đắp tình cảm cao đẹp, thiêng liêng như yêu ngôn ngữ dân tộc, yêu gia đình, người thân

+Giúp mỗi người có ý thức động lực học tập, rèn luyện, lao động, sống tốt, sống đẹp, thành công, hạnh phúc

+ Tình yêu quê hương giúp gắn kết cộng đồng, góp phần bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh

9 - Một số bài thơ nổi tiếng viết về quê hương: Nhớ con sông quê hương (Tế

Hanh), Quê hương (Giang Nam), Việt Nam quê hương ta, Đất Nước

(Nguyễn Đình Thi), Ánh đèn quê hương (Hoàng Trung Thông), Bài ca quê hương (Tố Hữu),…

- Nhận xét về tình cảm của tác giả trong một bài thơ kể trên

Chẳng hạn: Bài “Việt Nam quê hương ta” (Nguyễn Đình Thi) thể hiện:

+ Lòng tự hào của tác giả trước cảnh đẹp giàu của đất nước

+ Lòng căm giận khi chứng kiến cảnh đất nước đau thương trong chiến tranh

+ Niềm hân hoan, vui sướng về một đất nước bất khuất, kiên cường trong chiến đấu

Đề 2: Đọc bài thơ sau:

TẠM BIỆT NHÉ NHỮNG NGÀY XƯA THƯƠNG MẾN

Tạm biệt nhé những ngày xưa thương mến Những tháng năm đẹp nhất của cuộc đời

Trang 11

Ta tung tăng chạy nhảy dưới sao trời Không lo nghĩ cứ hồn nhiên ca hát Trang lưu bút còn đượm thơm mùi mực Giấy ố vàng nét chữ vẫn vẹn nguyên Mối tình đầu như trong giấc mơ tiên Người bạn gái với nụ cười chúm chím Ta ra vườn hái những bông hoa tím Nhưng rụt rè ngại chẳng dám trao tay Để bây giờ chuyện đã hoá mây bay Tự trách mình quá ư là vụng dại Nhưng tất cả sẽ còn trong tâm mãi Trái tim ơi chẳng chút dỗi hờn chi Đến không còn cả một mảy hoài nghi Vô tư sống như trong đêm cổ tích

Tạm biệt nhé những ngày xưa thương mến

(Phạm Hà, nguồn: https://www.thivien.net/)

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 1 Xác định thể thơ của văn bản

Câu 2 Tác giả dùng cụm từ nào để chỉ về “những ngày xưa thương mến”?

Câu 3 Nhân vật “ta” đã tái hiện những điều gì về “những ngày xưa thương mến”?

Câu 4 Nhận xét về hiệu quả của phép điệp được tác giả sử dụng trong câu mở đầu và câu kết

của bài thơ

Câu 5 Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ Câu 6 Những dòng thơ sau đây gợi cho em suy nghĩ gì?

Nhưng tất cả sẽ còn trong tâm mãi Trái tim ơi chẳng chút dỗi hờn chi Đến không còn cả một mảy hoài nghi Vô tư sống như trong đêm cổ tích

Câu 7 Là một học sinh cuối cấp, chắc hẳn em cũng có rất nhiều cảm xúc khi sắp phải “tạm biệt

những ngày xưa thương mến” của chính mình ở mái trường THCS Em hãy viết đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng chia sẻ những cảm xúc của mình trước khoảnh khắc tạm biệt thiêng liêng này

Gợi ý trả lời

Trang 12

+ Nhấn mạnh những ngày xưa với nhiều kí ức gây thương nhớ, bao gồm những điều được kể tên và còn nhiều những điều chưa kể

+ Thể hiện tâm trạng lưu luyến của tác giả về những ngày xưa thương mến

5 - Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình hiện lên trong bài thơ:

+ Lưu luyến, nuối tiếc những ngày xưa thương mến đã đi qua với bao điều dang dở: những năm tháng hồn nhiên, mối tình đầu,…

+ Vui tươi, vô tư gói ghém lại những kỉ niệm trong tim để sẵn sàng với cuộc sống tươi đẹp phía trước

6 - Nội dung của những dòng thơ: Gói ghém tất cả những kỉ niệm về ngày xưa

thương mến trong tim để vô tư sống với những ngày tháng tươi đẹp phía trước

- Những dòng thơ gợi cho em suy nghĩ:

+ Trong kí ức về những ngày xưa yêu dấu, có những điều sẽ trở thành kỉ niệm khiến ta nhớ mãi trong tâm, có cả những điều khiến ta từng hờn giận hay nuối tiếc thì khi qua đi nó vẫn trở thành những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời

+ Trong hiện tại, con người nên gói ghém những kí ức, kỉ niệm để vô tư sống với những ngày tháng tươi đẹp phía trước

Trang 13

+ Con người không nên lãng quên quá khứ nhưng cần trân trọng hiện tại và hướng về tương lai

7 - Hình thức: Đoạn văn, dung lượng: 5 – 7 dòng

- Nội dung: Cảm nghĩ của mình trước khoảnh khắc tạm biệt “những ngày xưa thương mến” của chính mình ở mái trường THCS

Chẳng hạn: - Tâm trạng bồi hồi, xúc động khi sắp phải chia xa: trường, lớp, thầy/cô, bạn bè với những kỉ niệm khó quên: những bài giảng hay, những lời nhắc nhở ân cần, những lần đùa nghịch với bạn bè, những buổi ôn thi,… - Tâm trạng lo lắng, hồi hộp khi sắp phải vượt qua một kì thi lớn, khi phải đứng trước những ngã rẽ cuộc đời

- Tâm trạng lưu luyến, nuối tiếc về những điều còn dang dở: Những lời yêu thương chưa nói, những cuộc hẹn chưa thành, mối tình đầu còn dang dở,… - Niềm tin, hi vọng vào tương lai tươi đẹp phía trước, những thứ đã qua sẽ trở thành kỉ niệm, mình cần cố gắng trong hiện tại để có một tương lai tốt đẹp hơn

Ngày soạn: Ngày dạy:

Buổi 2:

Đề 3: Đọc bài thơ sau:

ANH EM TRAI

Có những lần mẹ đi chợ về trưa Anh cõng em ra bờ đê đứng đón

Em đói sữa khóc khàn không nên tiếng Anh dỗ dành một lúc cũng khóc theo Những trưa hè ta trót đùa nghịch nhau Mẹ lấy roi đánh đòn hai đứa khóc Rồi đến ngày anh đến trường đi học Em cũng chạy theo đến lớp xin vào Cứ tưởng rằng ta sẽ chẳng rời nhau Nhưng lớn khôn đã làm ta chia cách

Anh phương Nam bốn mùa không chút lạnh

Trang 14

Em một mình bươn chải giữa thủ đô Thèm được về đồng ruộng bắt cá rô Thèm được nếm trận mưa roi mẹ đánh Được ôm nhau trong chăn đêm giá lạnh Trên mảnh đất nghèo xứ Nghệ thương yêu Giờ chỉ còn mình mẹ đứng trước chiều Mong các con xa cuối năm về nghỉ tết Ngồi bên nồi bánh chưng ôn chuyện cũ Anh em mình thuở cởi trần tắm mưa…

(Đặng Thiên Sơn, Blog thời sinh viên, NXB Thanh niên, 2009)

bị lạc trong Thi Viện vì có nội dung quá đồ sộ?

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

A Nghị luận B Tự sự C Miêu tả D Biểu cảm

Câu 2 Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A Người anh B Người em C Mẹ D Hai anh em

Câu 3 Đáp án nào đúng khi nói về nội dung của bài thơ?

A Người mẹ mòn mỏi chờ đợi những đứa con trở về nhà

B Tình cảm gắn bó của hai anh em trai từ khi còn bé, lớn lên bên nhau đến khi trưởng thành phải xa nhau mỗi người một nơi

C Tình cảm con người luôn thay đổi theo thời gian và khoảng cách địa lí: Khi lớn khôn, xa nhau rồi thì tình cảm cũng trở nên xa cách, nhạt nhoà

D Hai anh em luôn có sự mâu thuẫn với nhau từ khi còn bé đến khi khôn lớn trưởng thành

Câu 4 Theo bài thơ, điều gì khiến hai anh em chia cách?

A Điều kiện gia đình khó khăn B Điều kiện công việc khác nhau C Do lớn khôn D Do sở thích

Câu 5 Qua khổ thơ đầu, ta thấy người anh hiện lên là người như thế nào?

A Nghịch ngợm, đùa giỡn với em B Vô tâm, không chơi với em

Trang 15

C Yêu thương mẹ

D Yêu thương em, trông em, dỗ em

Câu 6 Tình cảm của hai anh em khi xa cách nhau như thế nào?

A Tình cảm nhạt nhoà, quên dần những tình cảm xưa B Luôn yêu thương, gắn bó với nhau trong mọi hoàn cảnh C Dửng dưng, không quan tâm dù là ở xa hay gần

D Điều này không được nhắc đến trong bài thơ

Câu 7 Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Thèm được về đồng ruộng bắt cá rô Thèm được nếm trận mưa roi mẹ đánh Được ôm nhau trong chăn đêm giá lạnh Trên mảnh đất nghèo xứ Nghệ thương yêu

Câu 8 Nhận xét tác dụng của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ

Câu 9 Từ nội dung của bài thơ, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình cảm gia

đình trong cuộc sống của mỗi người

Gợi ý trả lời

8 - Phép điệp ngữ: “Thèm được”, “được”

- Tác dụng: + Nhấn mạnh khao khát được trở về tuổi thơ, những kí ức gắn bó của anh và em: cùng về đồng ruộng bắt cá rô, nếm trận mưa roi mẹ đánh, ôm nhau trong chăn giá lạnh

+ Tạo nhịp điệu, tăng tính liên kết trong văn bản

+ Nhấn mạnh tình cảm gắn bó, yêu thương của tác giả đối với người anh em của mình

9 - Yếu tố tự sự trong bài thơ: Kể về những kỉ niệm của hai anh em thời ấu thơ qua những từ ngữ chỉ thời gian; “Có những lần…”, “những trưa hè…”, “rồi đến ngày…”

- Tác dụng:

Trang 16

+ Cho thấy sự gắn bó của hai anh em trong từng bước trưởng thành của cuộc đời…

+ Là yếu tố góp phần tăng tính biểu cảm của bài thơ: tuổi thơ càng gắn bó thì khi xa cách càng nhớ, càng muốn quay trở về

+ Làm cho mạch thơ hài hoà, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm hoà quyện, khiến cho cảm xúc không chỉ được biểu đạt một cách đơn thuần mà được bộc lộ một cách tự nhiên, khéo léo, chân thực hơn

10 - Vai trò của tình cảm gia đình:

+ Là nơi tạo ra không gian hạnh phúc cho mỗi thành viên

+ Là động lực để ta cố gắng, phấn đấu trong học tập, công việc và cuộc sống

+ Là chỗ dựa tinh thần lúc ta khó khăn

+ Là nơi bồi dưỡng nhân cách trong từng bước đường trưởng thành…

Đề 4: Đọc bài thơ sau:

ANH HÙNG LIỆT SĨ ĐẶNG THUỲ TRÂM

Diệu kỳ thay nhờ thức tỉnh lương tri Của người lính phía bên kia chiến tuyến Nhật ký lửa Thuỳ Trâm về đến bến

Như cây cầu mang ước nguyện chờ mong Nối đôi bờ cay đắng một dòng sông Buổi chia tay không ước hẹn trùng phùng Rời tổ ấm vào tuyến đầu bom đạn

Quên buồn riêng, sống hết mình với bạn Thầy thuốc mẹ hiền cứu sống thương binh Đau xé lòng khi đồng đội hy sinh

Phút thánh thiện ngắm màu xanh mộc mạc Thả hồn mơ theo du dương khúc nhạc Căm giặc thù gieo tang tóc thê lương Miền Nam ơi! Máu đổ mỗi chặng đường Gửi Hà Nội niềm nhớ thương cháy bỏng Tuổi ấu thơ, tiếng quê hương đồng vọng Đường ta đi chân lý sáng trong tim Chắp cánh cho ta phơi phới niềm tin Dù phải chết vẫn tiến lên phía trước… Chị để lại cho đời niềm thương tiếc Đã ra đi vì non nước ngày mai

Trang 17

Người nữ Anh hùng chẳng của riêng ai! Trước mồ chị trong hương trầm toả khói Khóc nức nở người lính kia bỗng hỏi: Lỗi ại ai sao Trâm phải hy sinh? Nhói tim ta một sức mạnh vô hình

Gió lộng mây ngàn thăm thẳm trời xanh…

(Bùi Minh Trí, in trong Uống nước nhớ nguồn, NXB Lao động, 2017)

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu: Câu 1 Xác định chủ đề của bài thơ

Câu 2 Tìm những từ, cụm từ mà tác giả dùng để gọi anh hùng liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong bài

thơ

Câu 3 Theo bài thơ, cuốn nhật kí Đặng Thuỳ Trâm đến được với người đọc Việt Nam trong hoàn

cảnh nào?

Câu 4 Nhận xét về những phẩm chất của người anh hùng liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm được tác giả

khắc hoạ trong bài thơ

Câu 5 Những dòng thơ sau đây gợi cho em những suy nghĩ gì?

Tuổi ấu thơ, tiếng quê hương đồng vọng Đường ta đi chân lý sáng trong tim Chắp cánh cho ta phơi phới niềm tin Dù phải chết vẫn tiến lên phía trước…

Câu 6 Suy nghĩ của em về câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra trong bài thơ: Lỗi ại ai sao Trâm

phải hy sinh?

Câu 7 Để có được nền hòa bình, có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay, đất

nước ta phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, bằng xương bằng máu của các thế hệ cha ông đi trước Theo em, thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của các thế hệ

2 Tác giả đã sử dụng những từ, cụm từ để gọi anh hùng liệt sĩ Đặng Thuỳ

Trâm: Thuỳ Trâm, thầy thuốc mẹ hiền, chị, người nữ Anh hùng

Trang 18

3 Theo bài thơ, nhật kí Đặng Thuỳ Trâm đến được với người đọc Việt Nam trong hoàn cảnh đặc biệt: Người lính bên kia chiến tuyến (lính Mỹ) đã giữ cuốn nhật kí của Đặng Thuỳ Trâm và nhờ sự thức tỉnh lương tri đã mang cuốn nhật kí trả về cho Tổ quốc Việt Nam

4 Hình ảnh anh hùng liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm được khắc hoạ trong bài thơ với những phẩm chất:

+ Hết lòng vì Tổ quốc: Buổi chia tay không hẹn ước, rời tổ ấm vào chiến trường đánh giặc

+ Là một người hết mình vì đồng đội và có trách nhiệm với công việc của mình: Thầy thuốc mẹ hiền cứu sống thương binh, đau lòng khi đồng đội hi sinh

+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc

+ Là người con gái lãng mạn, yêu đời: Có lúc thả hồn theo tiếng nhạc du dương, nhớ Hà Nội đến cháy bỏng

+ Luôn lạc quan và có niềm tin vào phía trước: Dù phải chết vẫn tiến lên phía trước

5 - Nội dung của những dòng thơ: Nữ chiến sĩ theo tiếng gọi của quê hương,

tổ quốc đã ra đi theo chân lý của Đảng, theo niềm tin vào tương lai, quyết tâm tiến lên phía trước, chiến đấu đến cùng dù có phải hi sinh

- Những dòng thơ đó gợi cho em suy nghĩ:

+ Người chiến sĩ trong bài thơ là người có lí tưởng cao cả Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng người chiến sĩ đã có lí tưởng chiến đấu vì tổ quốc, bất chấp sự hi sinh

+ Gợi đến trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc: Thế hệ trẻ cần có lòng yêu nước, đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu trong bất kì hoàn cảnh nào

+ Con người dù trong hoàn cảnh nào cũng cần đặt niềm tin vào tương lai phía trước

6 Đây là câu hỏi rất khó để tìm câu trả lời: Trong bài thơ đã nhắc đến gió lộng mây ngàn xanh thẳm…biết hỏi ai để tìm ra câu trả lời: có thể là tại số

phận? tại người lính Mỹ? tại chiến tranh? hay vì lòng yêu tổ quốc? Nhưng cho dù vì lí do gì thì sự hi sinh của nữ chiến sĩ cũng không hề vô nghĩa Đây là tấm gương lớn về lòng yêu tổ quốc, sự hi sinh cho độc lập, tự do của dân tộc

7 Gợi ý câu trả lời:

- Trước sự hi sinh của thế hệ cha anh, thế hệ hôm nay cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm, vai trò to lớn của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn đất

Trang 19

nước, phát huy truyền thống vẻ vang của cha anh

- Học tập, tu dưỡng để có tri thức, để trưởng thành từ đó sẵn sàng đóng góp công sức xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước

- Cống hiến, sẵn sàng hoà nhập với thế giới, nhưng không đánh mất bản sắc dân tộc

- Ý thức tự giác của mỗi công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đề 5: Đọc đoạn thơ sau:

Đề số 6 Đề số 7 Đề số 8

Củ khoai ở đây nhỏ hơn củ khoai cánh đồng

Em mới về em chưa thấy gì đâu Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ Cát khô cằn ở mãi hoá yêu thương Dẫu đôi khi tôi chẳng bằng lòng Với cái cát làm bàn chân rát bỏng Với cái gió làm chín lừ da mặt Mảnh đất cằn khoai sắn ít sinh sôi Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi

Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa

Trang 20

màu mỡ [ ]

(Trích Gió lào cát trắng, Xuân Quỳnh, tập Gió Lào cát trắng,

NXB Hội nhà văn, 1974)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 7: Câu 1 Xác định đề tài của đoạn trích

Câu 2 Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích

Câu 3 Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình tượng ngọn gió Lào, cát trắng trong những

dòng thơ sau:

Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ Cát khô cằn ở mãi hoá yêu thương Dẫu đôi khi tôi chẳng bằng lòng Với cái cát làm bàn chân rát bỏng Với cái gió làm chín lừ da mặt Mảnh đất cằn khoai sắn ít sinh sôi

Câu 4 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ sau:

Cuộc đời tôi có cát chở che Khi đánh giặc cát lại làm công sự

Câu 5 Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ Cát khô cằn ở mãi hoá yêu thương

Câu 6 Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn trích Câu 7 Nếu quê hương của anh/chị cũng “gió Lào, cát trắng” giống như quê hương của nhân vật trữ tình thì anh/chị có yêu một vùng đất như vậy không? Vì sao?

Gợi ý trả lời

1 Đề tài quê hương

2 Nhân vật trữ tình: nhân vật tôi

3 Hình tượng gió Lào, cát trắng được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh sau:

ngọn gió bỏng, cát khô cằn, cái cát làm bàn chân rát bỏng, cái gió làm chín lừ da mặt, mảnh đất cằn

4 - Biện pháp nhân hóa: cát chở che – cát làm cộng sự

- Tác dụng:

Trang 21

+ Nhấn mạnh sự gần gũi, gắn bó của nhân vật trữ tình với cát trắng quê hương

+ Thể hiện tình yêu, sự biết ơn, trân trọng của nhân vật trữ tình đối với cát trắng, với mảnh đất quê hương

+ Giúp lời thơ trở nên sinh động, gợi hình ảnh, gợi cảm xúc,

5 Nội dung các dòng thơ:

- Sự gắn bó của nhân vật trữ tình với ngọn gió Lào và cát trắng của quê hương

- Tình cảm mến thương, thủy chung của tác giả với mảnh đất quê hương

6 Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

- Thể hiện sự gắn bó của nhân vật trữ tình với gió lào, cát trắng quê hương: từ những lời hát ru của mẹ đến khi lớn khôn, trưởng thành, đi đánh giặc,… - Đôi khi không bằng lòng với sự khắc nghiệt của gió lào, cát trắng nhưng vẫn hoá yêu thương và nhớ gió lào, cát trắng quê hương khi đi xa

- Nguyện hết lòng, cống hiến cho gió lào, cát trắng – cho quê hương

10 HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân Có thể theo hướng: Mảnh đất quê hương

đối với mỗi người vô cùng thiêng liêng vì nơi đó là nơi ta đã sinh ra, nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, nơi đó có những người thân yêu của ta Do đó, dù mảnh đất quê hương có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, dù có nghèo nàn thì ta cũng cần trân trọng và biết ơn và luôn hướng về

Trang 22

Ngày soạn: Ngày dạy:

- Củng cố kiến thức lí thuyết về biện pháp điệp từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

- Vận dụng kiến thức lí thuyết để làm các bài tập về biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

2 Năng lực

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học

3 Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SBT

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1 MỞ ĐẦU

a Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình

Dẫn dắt vào bài mới

b Nội dung: Gv sử dụng phương pháp gợi mở đàm thoại để học sinh chia sẻ trải nghiệm của bản

thân

c Sản phẩm: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu theo dãy:

Nhắc lại khái niệm và tác dụng của các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần - HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

- Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ, gợi mở

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Hs chia sẻ bài viết của mình cho các bạn, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét

HS nhắc lại khái niệm và tác dụng của các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

Ngày đăng: 29/06/2024, 15:56

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w