- Ôn tập cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền kì: + Nhận biết được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết truyện, nhân vật chính, lời người k
Trang 1MẪU GIÁO ÁN DẠY THÊM BỘ KNTT - LỚP 9 CỦA NHÓM GV NAM ĐỊNH –
Chúng tôi có giáo án chính khóa, dạy thêm (word và ppt đồng bộ), bồi dưỡng HSG
và sách CHINH PHỤC KÌ THI TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
Bất kì ai tự xưng là người của nhóm GV Nam Định để mời chào thầy cô mua GA đều
là giả mạo Mong thầy cô cẩn trọng!
ĐT LIÊN HỆ DUY NHẤT (Zalo) 0916078339
CẤU TRÚC GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1 – BỘ KNTTVCS LỚP 9:
(tiết)
1 Đọc hiểu: Ôn tập văn bản truyện truyền kì
I Ôn tập lý thuyết
1 Đặc điểm truyện truyền kì
2 Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền kì
II Thực hành đọc hiểu văn bản truyện truyền kì (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa: 06 đề - 04 dạng đề)
Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con
người trong mối quan hệ với tự nhiên)
I Ôn tập lý thuyết
1 Khái niệm
2 Yêu cầu của kiểu bài
3
Trang 2* Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo
*Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học
- Ôn tập cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền kì:
+ Nhận biết được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện
+ Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm
+ Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học
- Ôn tập cách nhận biết điển cố, điển tích và phân tích được tác dụng của chúng; nhận biết sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn
- Ôn tập cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan
B PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1 Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án ôn tập
2 Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính…
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
BUỔI 1,2/CA /TIẾT
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1 Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động được tri thức, kinh nghiệm về chủ đề ôn tập
2 Nội dung hoạt động: Nối tên các tác phẩm, tác giả, thể loại
3 Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Trang 34 Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV nêu câu hỏi: Hãy nối các cột tên tác phẩm, tác giả, thể loại để có kết quả chính xác nhất
1 Người nghĩa phụ Khoái Châu A Đoàn Thị Điểm a Truyện truyền
kì
2 Lá cờ thêu sáu chữ vàng B Nguyễn Dữ
hiện đại
5 Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu E Đặng Trần Côn
6 Chuyện tình ở Thanh Trì F Vũ Trinh
7 Thánh Tông di thảo G Lê Minh Khuê) c Truyện lịch sử
9 Những ngôi sao xa xôi I Nguyễn Thành Long
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát màn chiếu/tivi, thảo luận theo bàn 3 phút, ghi lại kết quả vào giấy nhớ
- GV động viên, khích lệ HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Sau thời gian 3 phút, GV gọi đại diện 3-5 nhóm lên bảng ghi kết quả
- HS khác nhận xét phần thể hiện của bạn sau khi bạn thực hiện xong
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét, chốt kiến thức
1 Người nghĩa phụ Khoái Châu Nguyễn Dữ Truyện truyền kì
2 Lá cờ thêu sáu chữ vàng Nguyễn Huy Tưởng Truyện lịch sử
5 Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu Đặng Trần Côn Truyện truyền kì
9 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê Truyện ngắn hiện đại
- GV cho điểm hoặc phát thưởng cho các nhóm có kết quả đúng và thực hiện nhanh
- GV giới thiệu nội dung ôn tập
Trang 4Đọc hiểu văn bản Đọc hiểu văn bản truyện truyền kì theo đặc trưng thể loại
Tiếng Việt - Điển tích, điển cố
- Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt
Viết Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người
trong mối quan hệ với tự nhiên)
Luyện đề Luyện đề tổng hợp
HOẠT ĐỘNG 2: ÔN TẬP BÀI HỌC 1
1 Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu
văn bản truyện truyền kì; nhận biết được điển cố, điển tích và phân tích được tác dụng của chúng; nhận biết được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn.; viết được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
2 Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để
ôn tập
3 Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm
4 Tổ chức thực hiện hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm,
- GV hướng dẫn HS luyện đề đọc hiểu, thực hành các bài tập tiếng Việt và thực hành viết
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời
- GV khích lệ, động viên
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
Trang 51 Năng lực: Giúp HS:
- Ôn tập kĩ năng đọc hiểu một văn bản truyện truyền kì:
+ Nhận biết được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện
+ Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu,
đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm
+ Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học
- Thực hành đọc hiểu các đề đọc hiểu văn bản truyện truyền kì ngoài SGK
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề
2 Phẩm chất
- Biết trân trọng những sáng tác văn học
- Có ý thức ôn tập củng cố bài học
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị : Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng
2 Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, hệ thống các bài tập
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS thực hành bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm
- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV, các đơn vị kiến thức cơ bản đọc hiểu văn bản truyện hiện đại của bài học 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời
- GV khích lệ, động viên
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
Trang 6- Truyền tải những vấn đề cốt lõi của hiện thực và quan niệm, thái
độ của tác giả
3 Cốt truyện - Mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử; mượn từ truyện
truyền kì Trung Quốc
- Được tổ chức chủ yếu dựa trên chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật
tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả
4 Nhân vật - Nổi bật nhất là ba nhóm: thần tiên, người trần, yêu quái
- Đặc điểm nhân vật: thường có những nét kì lạ về nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhân
5 Không gian và
thời gian
- Không gian: pha trộn cõi trần, cõi âm, cõi tiên tồn tại liên thông với nhau
- Thời gian: kết hợp thời gian thực và thời gian kì ảo
6 Ngôn ngữ Sử dụng nhiều điển cố, điển tích
2 Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền kì
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản
- Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản,
- Phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính
- Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
Vận dụng:
- Rút ra được bài học từ nội dung văn bản Thể hiện thái độ đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong văn bản
Trang 7- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức nghệ thuật sau khi đọc hiểu văn bản
- Vận dụng những hiểu biết về lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản
PHẦN II THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN TRUYỀN KÌ
Dạng 1: Đọc hiểu (4,0 điểm - 4 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận) + Đoạn văn (2,0 điểm)
Đề số 01:
Đọc đoạn trích sau:
Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc
Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về Năm 40 tuổi,
Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ
Tây
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là
Dương Trạm Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
- Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
- Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng Dương Trạm nói:
- Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…
(Trích Phạm Tử Hử lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, in trong cuốn Văn
xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB
Giáo dục, 1997, tr 270 – 271)
Hãy ghi vào bài làm chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng từ câu 1 đến câu 4; tự ghi câu trả lời cho câu 5 đến câu 6:
Câu 1 Theo đoạn trích, tính cách nào của Tử Hư được Dương Trạm răn đe và sửa đổi?
A Tuấn sảng hào mại
B Kiêu căng
Trang 8C Nóng nảy
D Ngang bướng
Câu 2 Điều gì khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu xin cho
làm chức trực lại ở cửa Tử đồng?
A Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn
B Toan chạy đến gần sụp lạy khi thấy Đức Đế
C Làm lều ở mả để chầu chực khi thầy dạy mất để tỏ lòng biết ơn
D Giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền
Câu 4 Dòng nào sau đây khái quát nội dung chính của đoạn trích?
A Giới thiệu nhân vật và cuộc gặp gỡ giữa Tử Hư và Dương Trạm
B Ca ngợi tình nghĩa thầy trò cao quý
C Phê phán những học trò không biết tôn sư trọng đạo
D Nhắn nhủ mỗi cá nhân cần phải có đức tính tôn sư trọng đạo
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 5 Chi tiết khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để
chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người như thế nào?
Câu 6 Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, anh/chị
có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta?
Viết đoạn văn nghị luận xã hội: Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của
việc giữ chữ tín trong cuộc sống
GỢI Ý TRẢ LỜI
điểm
2 D Giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ
thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi
0,5
4 A Giới thiệu nhân vật và cuộc gặp gỡ giữa Tử Hư và Dương Trạm 0,5
Trang 95 Qua chi tiết, có thể thấy Phạm Tử Hư là người sống có tình, có nghĩa,
biết tôn sư trọng đạo
1,0
6 Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay
của nhân dân ta Truyền thống nhằm để tôn vinh, kính trọng và sự biết
ơn của mỗi cá nhân đối với người thầy của mình
- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: “Uy tín là cầu nối để tạo dựng
mối quan hệ vững chắc và bền vững.” Quả thực như vậy, việc giữ chữ tín
có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống mỗi người
- Thân đoạn: Làm rõ vai trò, ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc
sống Có thể như sau:
+ Giữ chữ tín là là cơ sở quan trọng để xây dựng mối quan hệ vững chắc
và thành công trong công việc Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự
tín nhiệm, tin cậy của những người xung quanh, từ đó giúp bạn xây dựng
được tình cảm tin tưởng và sự kết nối với người khác
+ Trong lĩnh vực công việc, việc giữ chữ tín giúp bạn nhận được sự yêu
quý, tôn trọng của mọi người, trở thành chỗ dựa vững chắc cho mọi
người, từ đó giúp mỗi người xây dựng thương hiệu cá nhân và danh tiếng,
sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong công việc và dễ dàng thành công hơn
+ Sống biết giữ chữ tín là sống đúng với đạo lí làm người, với truyện
thống dân tộc để hướng đến xây dựng một xã hội tốt đẹp mà ở đó mọi
người tin tưởng lẫn nhau
+ Dẫn chứng:
++ Khi Bác Hồ sống ở Pác Bó, khi Bác chuẩn bị đi công tác có một em
bé nói: “Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng
bạc nhé!” Bác đồng ý với em, nhưng chuyến công tác này kéo dài đến
tận 2 năm Tuy nhiên khi trở về, Bác vẫn nhớ lời hứa khi xưa và mua
cho em một chiếc vòng bạc Bác nói: “Cháu nó nhờ mua tức là nó thích
lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín” Chúng
ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người”
++ Vua Lỗ yêu cầu Nhạc Chính Tử đưa chiếc đỉnh giả cho vua Tề,
nhưng Nhạc Chính Tử từ chối mà rằng: "Nhà vua quý cái đỉnh ấy thế
2,0
Trang 10nào thì tôi quý cái đức tín của tôi như thế." Sau đó, nhà vua phải mang đỉnh thật ra đưa cho chàng
- Kết đoạn: Chữ tín là điều khó xây dựng nhưng dễ mất đi chỉ trong một
khoảnh khắc nếu ta mắc sai lầm bởi “một lần bất tín, vạn lần bất tin” Do
đó, mỗi người hãy chú trọng xây dựng chữ tín của bản thân Sống chân thành, coi trọng chữ tín là chiếc chìa khóa mở rộng cánh cửa thành công của mỗi người
* Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của đoạn văn
“quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác” Sau Nhị Khanh nhờ
người bõ già lặn lội vào tận Nghệ An hỏi thăm tin tức mới hay cha chồng đã mất được mấy
năm rồi, vì Trọng Quỳ ham chơi nên gia sản sạch sành sanh Trọng Quỳ về đến nhà, vợ chồng
- Những người lái buôn phần nhiều là giảo quyệt, đừng nên chơi thân với họ; ban đầu tuy họ thả cho mình được, nhưng rồi họ sẽ vét hết của mình cho mà xem
Sinh không nghe Một hôm sinh cùng các bè bạn họp nhau đánh tứ sắc Đỗ bỏ ra trăm vạn đồng tiền để đánh và đòi sinh đánh bằng Nhị Khanh Trọng Quỳ quen mui vẫn được luôn, chẳng suy nghĩ gì, liền bằng lòng cách ấy Giấy giao kèo viết xong rồi vừa uống rượu vừa gieo quân Trọng Quỳ gieo ba lần đều thua cả ba, sắc mặt tái mét; cử tọa cũng đều ngơ ngác buồn rầu hộ
Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tình, đưa tờ giao kèo cho xem và yên ủi rằng:
Trang 11- Tôi vì nỗi nghèo nó bó buộc, để lụy đến nàng Việc đã đến thế này, hối lại cũng không kịp nữa Thôi thì bi hoan tán tụ cũng là việc thường của người ta Nàng nên tạm về với người mới, khéo chiều chuộng hắn, rồi bất nhật tôi sẽ đem tiền đến chuộc
Nàng liệu cơ không thể thoát khỏi, giả vờ nói tử tế rằng:
- Bỏ nghèo theo giàu, thiếp lẽ đâu từ chối Số giời xếp đặt, há chẳng là tiền định hay sao! Nếu chồng mới không nỡ rẻ bỏ, còn đoái thu đến cái dung nhan tàn tạ này, thiếp xin sửa túi nâng khăn, hết lòng hầu hạ như đã đối với chàng xưa nay Nhưng xin cho uống một chén rượu, mượn làm một chén tiễn biệt và cho về từ giã các con một chút
Đỗ cả mừng, rót đầy một chén rượu xà cừ đưa mời nàng uống Uống xong, nàng về nhà
ôm lấy hai con, vỗ vào lưng mà bảo rằng:
- Cha con bạc tình, mẹ đau buồn lắm Biệt ly là việc thường thiên hạ, một cái chết với
mẹ có khó khăn gì Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con mà thôi
Nói xong, lấy đoạn dây tơ thắt cổ mà chết
Trọng Quỳ hối hận vô cùng, sắm đồ liệm táng tử tế rồi làm một bài văn tế vợ
(Lược dẫn: Sau khi vợ chết, Trọng Quỳ hối hận vô cùng Nhị Khanh sau khi chết được
Thượng đế thương là oan uổng nên cho coi giữ sổ sách ở tòa đền Trưng Vương Một hôm đi đường xa, Trọng Quỳ ngủ dưới gốc cây thì được Nhị Khanh báo mộng, hẹn gặp ở đền Trưng Vương Trọng Quỳ đúng hẹn đến trước đền, đợi từ chiều tà đến nửa đêm thì Nhị Khanh xuất hiện)
Trời gần sáng, Nhị Khanh vội dậy để cáo biệt, vừa đi vừa ngoảnh đầu nhìn lại, rồi thoắt chốc thì biến đi mất
Trọng Quỳ bèn không lấy ai nữa, chăm chỉ nuôi hai con cho nên người Đến khi vua Lê Thái Tổ tuốt gươm đứng dậy ở Lam Sơn, hai người con trai đều đi theo, trải làm đến chức Nhập thị nội Đến nay ở Khoái Châu hiện còn con cháu
Trang 12(Trích Người nghĩa phụ Khoái Châu, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, in trong cuốn
Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn,
Câu 2 Sự kiện nào không xuất hiện trong đoạn trích?
A Trọng Quỳ kết duyên cùng Nhị Khanh
B Trọng Quỳ bị lừa, phải gán nợ Nhị Khanh cho Đỗ Tam
C Nhị Khanh đồng ý đi theo chồng mới là Đỗ Tam
D Trọng Quỳ gặp lại Nhị Khanh ở đền Trưng Vương
Câu 3 Từ Hán Việt nào sau đây có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố in đậm trong câu
sau: “Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tình, đưa tờ giao kèo cho xem và
Câu 4 Đâu không phải lí do khiến Nhị Khanh tìm đến cái chết?
A Đau buồn khi Trọng Quỳ bạc tình
B Thủy chung trong tình cảm vợ chồng với Trọng Quỳ
C Quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác
D Vì hổ thẹn với các con nên tìm đến cái chết
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 5 Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản trên
Câu 6 Từ số phận của nàng Nhị Khanh trong đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về nguyên
nhân gây ra những bất hạnh cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa?
Viết đoạn văn nghị luận xã hội: Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vai trò của tình
cảm gia đình với mỗi người
GỢI Ý TRẢ LỜI
Trang 13Câu Nội dung trả lời Parem
điểm
2 C Nhị Khanh đồng ý đi theo chồng mới là Đỗ Tam 0,5
5 - Yếu tố kì ảo trong đoạn trích:
+ Nhị Khanh sau khi chết, được Thượng đế cho coi giữ sổ sách ở tòa đền Trưng Vương
+ Nhị Khanh báo mộng để hẹn gặp Trọng Quỳ + Cuộc gặp giữa Nhị Khanh và Trọng Quỳ + Câu chuyện của chư tiên mà Nhị Khanh nghe được, dự báo Hồ triều sẽ hết vào năm Bính Tuất, binh cách nổi lớn, có một vị chân nhân họ
Lê, từ miền tây nam xuất hiện, đó chính là Lê Thái Tổ
- Tác dụng của yếu tố kì ảo:
+ Làm câu chuyện thêm lôi cuốn, hấp dẫn người đọc
+ Thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả phê phán triều Hồ và ủng hộ vua Lê Thái Tổ
1,0
6 - Số phận của nàng Nhị Khanh: Cuộc đời của nàng là hiện thân của bi
kịch với số phận bất hạnh Dù có nhân phẩm cao đẹp thì Nhị Khanh vẫn phải chịu chung kết cục như nhiều người phụ nữ khác trong “Truyền kì mạn lục” Bao năm thủ tiết chờ chồng những mong được đền đáp tấm chân tình, nhưng chồng nàng vì ham vui cờ bạc đến khánh kiệt gia sản, phải đem vợ ra đánh bạc với Đỗ Tam, đem nghĩa vợ chồng ra làm trò cá cược trên canh bạc Khi thua bạc, Trọng Quỳ đành gán nợ vợ
- Suy nghĩ về nguyên nhân gây ra bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng, không môn đăng hộ đối
+ Do mặt tiêu cực của lễ giáo phong kiến:
++ Quan niệm trọng nam khinh nữ, ở đó vị trí của người phụ nữ bị hạ thấp, vị trí của người đàn ông được đề cao quá mức Tiếng nói của người phụ nữ không mấy giá trị, ít được chấp nhận (Giá như Trọng Quỳ nghe lời khuyên của Nhị Khanh thì Nhị Khanh đâu phải chịu cái chết thảm thương, oan khuất!)
1,0
Trang 14++ Người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn bị ràng buộc bởi lễ giáo
“tam tòng, tứ đức” hà khắc, không có quyền tự quyết định cuộc đời mình
+ Do xã hội đồng tiền coi tiền bạc, của cải hơn tình nghĩa Đồng tiền có sức mạnh phá hủy nhân cách ghê gớm, phá hủy cả đạo lí vợ chồng
- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: “Cuộc sống của chúng ta luôn
thay đổi, nhưng nơi vẫn giữ vẹn nguyên giá trị hạnh phúc chính là gia đình.” Tình cảm gia đình là điều vô cùng thiêng liêng, có ý nghĩa to lớn với cuộc đời mỗi người
- Thân đoạn: Làm rõ vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi người Có
thể như sau:
+ Tình cảm gia đình giúp bồi đắp, nuôi dưỡng đời sống tinh thần mỗi người, là ngọn nguồn của mọi thứ tình cảm đáng quý khác , giúp mỗi người hoàn thiện nhân cách
+ Tình cảm gia đình giúp xoa dịu nỗi đau, mang đến sự ấm áp, thoải mái, hạnh phúc khi mỗi người tìm về, nâng đỡ con người trên từng bước đường đời, chắp cánh cho những ước mơ
+ Tình cảm gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong mọi hoàn cảnh, tiếp thêm động lực, sức mạnh cho mỗi người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống
++ Câu chuyện của cậu bé Vì Quyết Chiến, 13 tuổi, từ Trường THCS Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, đạp xe hơn 103 km để thăm em trai và cha mẹ ở Bệnh viện Nhi Trung ương đã khiến nhiều người không khỏi xúc động Điều gì đã thúc đẩy cậu bé nhỏ tuổi thực hiện hành trình
2,0
Trang 15gian nan ấy? Chỉ có thể là sức mạnh của tình yêu thương, tình cảm gia đình thiêng liêng đã truyền vào tim cậu bé
- Kết đoạn: Mỗi người hãy biết trân trọng tình cảm của những người
thân yêu; luôn yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ
* Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của đoạn văn
Dạng 2: Đọc hiểu (4,0 điểm – 5 câu tự luận) + Đoạn văn (2,0 điểm)
Đề số 03:
Đọc đoạn trích sau:
(Tóm tắt phần đầu: Từ Thức làm quan Tri huyện Tiên Du, nhân một buổi xem hội
hoa mẫu đơn mà cứu giúp một người con gái đẹp Vì tính ham thơ mến cảnh nên chàng đã từ quan mà chọn sống chốn nước biếc non xanh Một hôm Từ Thức mải vãn cảnh mà lạc vào động tiên, gặp lại người con gái mà chàng đã cứu hôm đi hội, mới biết hóa ra cô gái đó chính
là nàng tiên Giáng Hương, con của bà tiên cai quản vùng núi Phù Lai, động tiên thứ 6 trong
36 động tiên bồng bềnh ngoài biển cả Để báo đáp ơn cứu mạng trước kia, phu nhân đã tác hợp cho Từ Thức và Giáng Hương nên duyên vợ chồng trong sự chúc phúc của quần tiên.)
Nhưng từ khi chàng bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc Những đêm sương sa gió thổi, bóng trăng sáng nhòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương nam, Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng:
- Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu
Rồi nhân lúc rỗi, chàng nói với nàng rằng:
- Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin thể tình mà cho được tạm về, chẳng hay ý nàng nghĩ thế nào?
Giáng Hương bùi ngùi không nỡ dứt Từ lang nói:
- Tôi xin hẹn trong một thời kỳ bao nhiêu lâu, để về cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng già ở chỗ làng mây bến nước
Giáng Hương khóc mà nói:
- Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê hương của chàng Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi, dù nay chàng về, nhưng chỉ e liễu sân hoa vườn, không còn đâu cảnh tượng như ngày trước nữa
Nàng nhân thưa với phu nhân, phu nhân nói:
Trang 16- Không ngờ chàng lại thắc mắc vì mối lòng trần như vậy
Nhân cho một cỗ xe cẩm vân để chàng cưỡi về Nàng cũng đưa cho chàng một bức thư viết vào lụa mà nói:
- Ngày khác trông thấy vật này, xin đừng quên mối tình cũ kĩ
Rồi trào nước mắt mà chia biệt
Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến nhà, thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc màu xanh thủa nọ Bèn đem tên họ mình hỏi thăm những người già cả thì thấy có người nói:
- Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn 80 năm, nay đã là năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi
Chàng bấy giờ mới buồn bực bùi ngùi; muốn lại lên xe mây để đi, nhưng xe đã hóa làm một con chim loan mà bay mất Mở thư ra đọc, thấy có câu: "Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên biển, dịp khác còn đâu!" mới biết là Giáng
Hương đã nói trước với mình những lời ly biệt Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất
(Trích Từ Thức lấy vợ tiên, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, in trong cuốn Văn xuôi tự
sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo
dục, 1997, tr 259 - 260)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 Chỉ ra không gian và thời gian trong đoạn trích trên
Câu 2 Theo đoạn trích, khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy những cảnh tượng gì? Câu 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong đoạn trích
Câu 4 Anh/Chị hãy lí giải sự lựa chọn của Từ Thức ở cuối đoạn trích: Chàng bèn mặc áo
cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất
Câu 5 Rút ra một thông điệp ý nghĩa nhất và lí giải
Viết đoạn văn nghị luận xã hội: Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về hậu quả của
thói tham lam trong cuộc sống
GỢI Ý TRẢ LỜI
điểm
1 - Không gian trong đoạn trích: đan xen giữa cõi trần và cõi tiên
+ Cõi trần: huyện Tiên Du, quê cũ của Phạm Tử Hư
0,5
Trang 17+ Cõi tiên: vùng núi Phù Lai – động tiên thứ 6 trong 36 động tiên bồng bềnh
ngoài biển cả
- Thời gian: kết hợp thời gian thực và thời gian kì ảo
+ Thời gian thực: năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh, đời ông vua thứ ba triều Lê
+ Thời gian kì ảo: thời gian ngưng đọng; Từ Thức ở động tiên khoảng một
năm nhưng ở cõi trần đã hơn 80 năm
2 Theo đoạn trích, khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thẩy vật đổi sao dời,
thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh
núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc màu xanh thủa nọ
0,5
3 - Yếu tố kì ảo trong đoạn trích:
+ Từ Thức gặp tiên và kết duyên với nàng tiên Giáng Hương trong sự chúc
phúc của ququần tiên
+ Cỗ xe cẩm vân đưa Từ Thức về nhà trong thoáng chốc
+ Xe mây thoáng chốc đã hóa chim loan mà bay mất
- Tác dụng của các yếu tố kì ảo:
+ Tạo ra sự sinh động, khiến câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị, tạo hứng thú
tăng tính hấp dẫn cho người đọc
+ Kín đáo bộc lộ thái độ của người viết: Cõi tiên là hình ảnh của thế giới mà
con người muốn tìm đến khi chán ngán thế giới thực tại Nhưng thế giới cũng
chỉ là hư vô như giấc mộng chiêm bao
1,0
4 - Lựa chọn của Từ Thức ở cuối đoạn trích: Chọn vào núi, xa rời cuộc sống
trần gian
- Lí giải: Từ Thức trở nên lạc lõng bơ vơ khi chàng không còn thuộc về chốn
thần tiên cũng không còn hợp với cõi nhân gian Chính vì vậy ra đi là cách tốt
nhất cho chàng
1,0
5 *HS có thể lựa chọn một trong những thông điệp sau:
- Chúng ta là con người trần thế dù có được sống nơi tiên cảnh cũng không
thoát được nỗi nhớ quê hương
- Cuộc đời con người chúng ta không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ là khoảng thời
gian hữu hạn, chúng ta cũng không được hưởng đặc ân vô biên từ tạo hóa
- Chúng ta không thể tham lam, không thể có tất cả, khi ta không chấp nhận
bằng lòng ta sẽ mất hết
*HS tự lí giải hợp lí thông điệp đã chọn
1,0
Trang 18- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: “Cuộc sống của chúng ta luôn thay
đổi, nhưng nơi vẫn giữ vẹn nguyên giá trị hạnh phúc chính là gia đình.” Tình
cảm gia đình là điều vô cùng thiêng liêng, có ý nghĩa to lớn với cuộc đời mỗi
người
- Thân đoạn: Làm rõ vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi người Có thể
như sau:
+ Tình cảm gia đình giúp bồi đắp, nuôi dưỡng đời sống tinh thần mỗi người,
là ngọn nguồn của mọi thứ tình cảm đáng quý khác , giúp mỗi người hoàn thiện
nhân cách
+ Tình cảm gia đình giúp xoa dịu nỗi đau, mang đến sự ấm áp, thoải mái, hạnh
phúc khi mỗi người tìm về, nâng đỡ con người trên từng bước đường đời, chắp
cánh cho những ước mơ
+ Tình cảm gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong mọi hoàn cảnh, tiếp
thêm động lực, sức mạnh cho mỗi người vượt qua những khó khăn thử thách
trong cuộc sống
+ Dẫn chứng:
++ Trong văn bản "Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng), tình mẫu tử được thể
hiện một cách rõ nét và cảm động Dù cậu bé Hồng phải sống xa mẹ trong
một môi trường đầy rẫy những suy nghĩ độc ác từ bà cô, nhưng Hồng vẫn
luôn giữ vững niềm tin và tình yêu dành cho mẹ Cậu bé dùng tình cảm yêu
thương mẹ để đấu tranh chống lại những điều xấu xa, cho thấy sức mạnh và
vẻ đẹp của tình mẹ con
++ Câu chuyện của cậu bé Vì Quyết Chiến, 13 tuổi, từ Trường THCS
Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, đạp xe hơn 103 km để thăm em trai
và cha mẹ ở Bệnh viện Nhi Trung ương đã khiến nhiều người không khỏi xúc
động Điều gì đã thúc đẩy cậu bé nhỏ tuổi thực hiện hành trình gian nan ấy?
Chỉ có thể là sức mạnh của tình yêu thương, tình cảm gia đình thiêng liêng đã
truyền vào tim cậu bé
- Kết đoạn: Mỗi người hãy biết trân trọng tình cảm của những người thân
yêu; luôn yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ
* Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của đoạn văn
2,0
Trang 19Đề số 04:
Đọc văn bản sau:
(Lược một đoạn: Đào Cảnh Long, hiệu là Vân Hiên cư sĩ, là một học trò nghèo sống vào
cuối đời Lê Chiêu Thống, đức độ rộng rãi, tính tình chất phác, trọng danh nghĩa, chuộng khí khái Năm Bính Thìn, vì nhà thiếu ăn, chàng phải đi dạy học thuê cho một nhà giàu)
Ở chỗ dạy học, anh có nuôi một con chó già, sớm hôm chơi đùa với nó Anh đi đâu,
nó cũng đi theo Anh ngồi đâu, nó cũng đứng chầu bên cạnh Anh đặt tên nó là Hàn Lư Anh thường đùa với nó:
– Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không? Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời
Mấy tháng sau, anh có việc phải trở về quê hương Con chó phải ở lại Nó quanh quẩn ra vào ở cửa phòng học Ban ngày xua đuổi gà lợn, ban đêm phòng giữ kẻ gian Nhiều khi bọn trẻ lãng quên, không cho ăn, tiếng sủa của con chó không còn được sang sảng nữa
Bấy giờ, trong làng có một phú ông họ Trương thấy vậy, thương hại, đem cơm đến cho ăn Vừa bước vào cửa phòng học, liền bị con chó cắn phải Ông trách mắng:
– Hàn Lư! Hàn Lư! Vì thương mày đói lâu nay, nên ta đến đưa cơm cho mày ăn Ta đâu phải là kẻ bất nhân! Mày tuy là giống vật, nhưng cũng biết suy nghĩ chút ít Sao mày lại lấy oán trả ân?
Ông chưa dứt lời, con vật chồm lên, nhe răng, giơ vuốt, nói bằng tiếng người:
– Ngày chủ tôi đi có căn dặn tôi phải bảo vệ phòng học, trông nom bọn trẻ Ngăn chặn kẻ ác, cấm đoán kẻ gian là trách nhiệm của tôi Ông tới đột ngột, lại không có chủ tôi đón tiếp, thì bị cắn một miếng là đúng lẽ thôi! Thế mà còn trách mắng nặng lời gì nữa!
Thấy con chó biết nói tiếng người, lại nói đúng lẽ, phú ông thầm nghĩ trong bụng nó
là con vật kì lạ, ý muốn dụ dỗ, bèn nói:
– Ông chủ của mày bản chất là thầy đồ nghèo Mình hắn chẳng đủ miếng ăn, lấy đâu
ra dành cho mày nữa Bây giờ chi bằng mày bỏ chỗ tối, tới chỗ sáng, bỏ nhà nghèo, tới nhà giàu, tìm nơi no đủ, sung sướng suốt đời, có phải hơn không? Tội gì mà phải chịu khổ mãi?
Con chó nói:
– Ôi! Ông cũng là người, sao nỡ mở miệng buông lời như thế Kẻ sĩ trung nghĩa, không vì cùng hay thông mà thay đổi ý chí, cho nên đến mùa rét mới biết rõ bách tùng tươi tốt hơn các cây khác, gặp gió mạnh mới hay cây đứng được vững chắc Giống súc vật tuy khác với loài người, song vẫn có tính trời phú, biết giữ vững khí tiết đối với chủ của mình Huống hồ ông chủ của tôi lại là một người luôn biết giữ lòng chân chính, sống nghề quang
Trang 20minh, trung để thờ vua, tín để kết bạn, hiếu với cha mẹ, hòa thuận họ hàng, trời sắp giao cho trách nhiệm quan trọng, cho nên bắt phải cùng khổ thiếu thốn, để trau dồi cho được thành công tốt đẹp đó thôi! Ông nói năng lung tung chẳng đúng gì, nên tôi tha thứ cho Nếu không miệng này sẽ cắn cho một miếng nữa, chẳng ngần ngại gì! Hãy mau mau lui về, chớ
để sau phải hối tiếc!
Phú ông nghe xong, sửng sốt ngây dại, hiểu rõ con vật có nghĩa, không thể giành giật được, đành mang cơm ra về
Vài hôm sau, Đào Cảnh Long trở về, con chó mừng rỡ ra cửa đón tiếp, hình dáng tiều tụy khôn xiết Nghe xóm giềng kể lại câu chuyện, Đào Cảnh Long cảm động lắm, ngậm ngùi lấy làm lạ mãi Anh kiểm tra lại phòng sách, thì khóa cửa không di chuyển, giường chiếu còn y nguyên, đều là nhờ con chó hết sức canh giữ
Ôi! Con chó là loài súc vật, mà còn biết giữ lòng tiết nghĩa thờ chủ Dù dùng lời đường mật dụ dỗ, cũng không thể lay chuyển lòng dạ sắt đá của nó Huống gì con người ăn lộc nhà vua, nếu giữ vững đầy đủ cái lòng tiết nghĩa ấy để đền ơn nước, xông ra đánh giặc, giặc nào chẳng tan; cố sức giữ thành, thành nào chẳng vững…
Than ôi! Sao mà lòng người chẳng còn được như xưa, thói đời đổi thay nhiều dạng? Lúc nước nhà yên vui thì bợ đỡ cầu vinh, lúc cuộc đời rối ren thì trở mặt đổi giọng, bán nước kiếm ăn, theo thời cầu lợi, không còn chút liêm sỉ, thật là quá quắt!
Vì vậy, tôi cho rằng ở đời nhiều kẻ không bằng con Hàn Lư đấy! Nhân ghi lại mẩu chuyện để răn bảo người đời
(Trích Chuyện con chó có nghĩa của một nhà nghèo, Phạm Quý Thích, in trong Truyện
truyền kì Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh – Nguyễn Quang Ân sưu tầm, tuyển chọn, NXB Chính
trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.320 – 332)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 Xác định ngôi kể của văn bản
Câu 2 Chỉ ra lời của nhân vật, lời của người kể chuyện trong những câu văn sau:
Anh thường đùa với nó:
– Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không? Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời
Câu 3 Chỉ ra và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo được sử dụng trong văn bản
Câu 4 Xác định chủ đề của văn bản
Câu 5 Anh/Chị rút ra được những bài học gì cho bản thân sau qua văn bản trên?
Viết đoạn văn nghị luận văn học: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm
nhận về nhân vật người tiều phu trong đoạn trích sau:
Trang 21Đất Thanh Hóa hầu hết là núi, bát ngát bao la đến mấy ngàn dặm Có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na Núi có cái động, dài mà hẹp, hiểm trở quạnh vắng không có chân người, bụi trần không bén tới Trong động có người tiều phu hàng ngày gánh củi ra đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy tiền Ai hỏi tên họ nhà cửa, tiều phu chỉ cười mà không nói Người chung quanh đều cho rằng đây phải là bậc kỳ sỹ ở ẩn Khoảng năm Khai Đại nhà Hồ, Hán Thương đi săn, chợt gặp ở đường, vừa đi vừa hát rằng:
[…]
“Núi xanh bao bọc quanh nhà Ruộng đem sắc biếc xa xa vòng ngoài Ngựa xe võng lọng mặc ai Nước non này chẳng trần ai vướng vào”
[…] Hát xong, phất áo đi thẳng Hán Thương đoán là một bậc ẩn giả, bèn sai quan hầu là Trương Công đi mời Nhưng Trương theo gần đến nơi thì tiều phu đã đi vào động, gọi cũng không trả lời, chỉ thấy rẽ mây lách khói, đi thoăn thoắt trong rừng tùng khóm trúc Biết không phải là người thường, Trương bèn rón bước đi theo, rẽ cỏ tìm đường […] Thấy Trương đến, tiều phu kinh ngạc hỏi:
– Chỗ này thanh vắng, đất thẳm rừng sâu, chim núi kêu ran, muông rừng chạy vẩn, thế
mà sao ông lại lần tới đây, chẳng cũng khó nhọc lắm ư?
Trương trả lời:
– Tôi là chức quan tùy giá của đương triều; biết ngài là bậc cao sỹ nên vâng mệnh đến đây tuyên triệu Hiện loan giá đang đợi ngoài kia, xin ngài quay lại một chút
Tiều phu cười mà rằng:
– Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông già lánh bụi; gửi thân nơi lều tranh quán cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng, ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục; bạn cùng hươu nai tôm cá, quẩn bên là tuyết nguyệt phong hoa, đông kép mà hè đơn, nằm mây
mà ngủ khói; múc khe mà uống, bới núi mà ăn, chứ có biết gì đâu ở ngoài kia là triều đại nào, vua quan nào
(Trích Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, Truyền kì mạn lục, Nguyễn
Trang 222 - Lời của người kể chuyện: Anh thường đùa với nó; Con vật gật đầu, nghoe
nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời
- Lời của nhân vật (Đào Cảnh Long): Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu
dốc sức liều chết vì ta không?
0,5
3 - Yếu tố kì ảo trong đoạn trích: chú chó Hàn Lư biết nói tiếng người
- Tác dụng của các yếu tố kì ảo:
+ Tạo ra sự sinh động, khiến câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị, tạo hứng
thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc
+ Giúp tác giả bộc lộ quan điểm về lòng trung nghĩa
1,0
4 Mượn câu chuyện về chú chó tình nghĩa với chủ, văn bản thể hiện chủ đề:
- Ca ngợi những con người có tấm lòng trung nghĩa, những người biết giữ
lòng trung, sống quanh minh chính đại
- Đồng thời phê phán những kẻ bất trung bất nghĩa, vì ham vinh hoa phú
quý mà
sẵn sàng bán nước cầu vinh, theo thời cầu lợi, không có liêm sỉ
1,0
5 *HS rút ra những bài học ý nghĩa qua câu chuyện:
- Chúng ta cần giữ vững khí tiết, lòng trung nghĩa trong bất kì hoàn cảnh nào
- Không được thỏa hiệp với cái xấu, cái ác, đánh mất lòng trung nghĩa vì lợi danh
- Cần đề phòng những cám dỗ trong cuộc đời
- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu chuyện đối đáp của người tiều
phu núi Na là một trong những thiên truyện tiêu biểu trích trong Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ Vẻ đẹp nhân vật người tiều phu núi Na được thể
hiện đặc sắc qua đoạn trích sau (trích VB)
- Thân đoạn: Làm rõ nhân vật người tiều phu quan đoạn trích Có thể như
sau:
+ Hoàn cảnh sống: Người tiều phu sống một mình trong động lớn ở núi Na
Công việc hàng ngày là gánh củi ra đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ
không lấy tiền,
2,0
Trang 23+ Phẩm chất, tính cách: Người tiều phu hiện lên qua đoạn trích.là một ẩn sĩ
thấu hiểu lẽ đời, không màng danh lợi, sống hòa mình với thiên nhiên, coi
thiên nhiên là bạn; sống cuộc đời ung dung, tự do tự tại
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật người tiều phu được khắc họa rõ
nét qua lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, qua suy nghĩ của các nhân
vật khác và được bộc lộ trực tiếp qua hành động, lời nói của tiều phu
+ Ý nghĩa: Qua nhân vật người tiều phu, nhà văn gián tiếp thể hiện quan
điểm nhân sinh sâu sắc của mình
- Kết đoạn:
* Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của đoạn văn
Dạng 3: Đọc hiểu (6,0 điểm) - Cấu trúc: 6 câu trắc nghiệm + 3 câu tự luận
Đề số 05:
Đọc đoạn trích sau:
Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả
Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ và nói:
- Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ
Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy Không nghe lời ta thì rồi sẽ biết
Nói rồi phất áo đi
Trang 24Chiều tối, lại có một ông già, áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh đi vào đến trước thềm, vái chào mà rằng:
- Tôi là Thổ công ở đây, nghe thấy việc làm rất thú của nhà thầy, vậy xin đến để tỏ lời mừng
Tử Văn ngạc nhiên nói:
- Thế người đội mũ trụ đến đây ban nãy, chẳng phải là Thổ công đấy ư? Sao mà nhiều thần quá vậy?
Ông già nói:
- Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm
ngược, Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu [ ]”
Tử Văn nói:
- Việc xảy ra đến như thê, sao ngài không kiện ở Diêm Vương và tâu lên Thượng Đế, lại đi khinh bỏ chức vị, làm một người áo vải nhà quê?
Ông già chau mặt nói:
- Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả Tôi chỉ giữ được một chút lòng thành, nhưng không làm thế nào để thông đạt được lên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn
mà ngồi xó một nơi
(Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo
dục, 2009)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?
A Viên Bách hộ họ Thôi B Thổ công
C Ngô Tử Văn D Thượng đế
Câu 2 Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy?
A Ngôi thứ nhất B Ngôi thứ hai
C Ngôi thứ ba D Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3 Đâu không phải là nguyên nhân khiến Tử Văn châm lửa đốt đền?
A Vì ngôi đền đó là đền tà, nhũng nhiễu nhân dân
B Vì ngôi đền ấy trước đây linh ứng, nhưng giờ bị hồn một tên tướng giặc tử trận chiếm giữ
C Vì Tử Văn không chịu được cảnh tà gian
D Vì ngôi đền đó không thiêng
Trang 25Câu 4 Hành động Tử Văn đốt đền cho thấy chàng là người có tính cách như thế nào?
A Khảng khái, nóng nảy, yêu chính nghĩa
B Bồng bột, coi thường thần linh
C Trung thực
D Giàu tình thương
Câu 5 Dòng nào không đúng khi nói về ý nghĩa của chi tiết Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn
trời?
A Tử Văn tin vào sự chính trực của mình
B Tử Văn muốn trời chứng giám cho hành động chân chính của mình
C Hành động của Tử Văn là quang minh chính đại, cẩn trọng
D Tử Văn mong trời tha thứ cho hành động đốt đền của mình
Câu 6 Nhân vật chính trong đoạn trích được khắc họa chủ yếu qua phương diện nào?
A Miêu tả nội tâm
B Lời nói, hành động
C Đánh giá của nhân vật khác
D Ngoại hình
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 7 Chi tiết “Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” cho anh/chị hiểu thêm
điều gì về nhân vật Ngô Tử Văn?
Câu 8 Nhận xét về vai trò của yếu tố kì ảo trong đoạn trích
Câu 9 Từ hành động đốt đền của nhân vật Ngô Tử Văn, anh/chị có suy nghĩ gì?
7 - Chi tiết “Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” cho thấy
thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân của Tử Văn trước lời
đe dọa của hồn ma tướng giặc
1,0
Trang 26- Chi tiết đó cho thấy Tử Văn dũng cảm, có niềm tin mãnh liệt vào hành động chính nghĩa của mình với thái độ “cây ngay không sợ chết đứng”
8 *Yếu tố kì ảo trong đoạn trích: Đan cài giữa thế giới cõi trần và cõi âm với
các nhân vật kì ảo và sự việc kì ảo:
+ Hồn ma tướng giặc bại trận tranh cướp ngôi đền của thổ công nước Việt,
từ đó làm yêu làm quái trong nhân gian
+ Hồn ma tướng giặc tìm đến Ngô Tử Văn buông lời đe dọa sau khi bị Tử Văn đốt đền, mất nơi cư trú
+ Thổ công nước Việt đến gặp Tử Văn để tỏ lời mừng, cung cấp chứng cứ cho Tử Văn
+ Thế giới cõi âm với thánh thần, ma quỷ cũng vì lợi, ham của đút lót mà bênh vực cái xấu, cái ác
* Vai trò của yếu tố kì ảo trong đoạn trích:
- Làm cho truyện trở lên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc
- Bộc lộ quan điểm và thái độ của nhà văn Nguyễn Dữ:
+ Phê phán tội ác của kẻ thù xâm lược: tên tướng giặc lúc sống hại dân ta
mà lúc chết cũng hại dân ta; từ đó thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc
+ Phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công ở cõi trần, là hình chiếu những bất công của xã hộ đương thời: bọn tham quan, ô lại đã tiếp tay cho
kẻ ác, kẻ xấu để gây nên bao nỗi khổ cho người lương thiện
1,0
9 - Hành động của Ngô Tử Văn không phải là bồng bột, cũng không phải vì
danh tiếng hay sự ngỗ ngược mà là vì nhân danh lẽ phải, bảo vệ nhân dân
Hành động của Ngô Tử Văn cho thấy tinh thần dũng cảm, đấu tranh vì chính nghĩa của Ngô Tử Văn
- Suy nghĩ của bản thân từ hành động của Tử Văn:
+ Hành động của Tử Văn thức tỉnh trong em tinh thần đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác Chỉ có dám đấu tranh mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa
+ Bồi đắp thêm niềm tự hào dân tộc + Giúp bản thân em ý thức được trong đời sống cần phải có tinh thần dũng cảm, dám chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những người lương thiện đang bị vùi dập
1,0
Dạng 4: Đọc hiểu (6,0 điểm) - Cấu trúc: 7 câu tự luận
Trang 27Đề số 06:
Đọc đoạn trích sau:
(Tóm tắt phần đầu: Nguyễn sinh người Thanh Trì, diện mạo đẹp đẽ, tư chất thông minh,
giọng hát ngọt ngào Chàng sớm mồ cô cha, nhà nghèo nên học hành dang dở, chàng làm nghề chèo đò Vì say đắm giọng hát và vẻ ưa nhìn của chàng nên cô con gái một nhà giàu họ Trần
đã đem lòng yêu mến, sai người hầu đem khăn tay đến tặng, dặn chàng nhờ người mối manh đến hỏi Nguyễn sinh nhờ mẹ bảo người mối manh đến nhà nàng nhưng bố nàng chê chàng nghèo nên không nhận lời, còn dùng lời lẽ không hay để mắng bà mối Chàng phẫn chí bỏ đi
xa để lập nghiệp; cô gái biết chuyện âm thầm đau khổ chẳng thể giãi bày cùng ai, dần sinh bệnh, hơn một năm sau thì nàng qua đời.)
Trước khi nhắm mắt, nàng dặn cha:
- Trong ngực con chắc có một vật lạ Sau khi con nhắm mắt, xin cha cho hỏa táng để xem vật đó là vật gì?
Ông làm theo lời con Khi lửa thiêu đã lụi, ông thấy trong nắm xương tàn, sót lại một vật, to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ Nhìn kĩ thì thấy trong khối ấy có hình một con đò, trên đò một chàng trai trẻ tuổi đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát Nhớ lại việc nhân duyên trước kia của con, ông chợt hiểu ra vì chàng lái đò mà con gái ông chết, hối thì không kịp nữa Ông bèn đóng một chiếc hộp con, cất khối đỏ ấy vào trong, đặt lên giường của con gái
Nguyễn sinh bỏ nhà lên Cao Bằng làm khách của trấn tướng Chàng vì hát hay nên được trấn tướng yêu quý Hơn một năm sau, chàng dần dần có của nả, rồi lại mấy năm nữa tích cóp lại được hơn hai trăm lạng vàng Chàng nghĩ: “Số vàng này đủ để chi dùng cho việc cưới xin” Xong, chàng sửa soạn hành trang trở về Đến nhà, chàng hỏi thăm ngay cô gái nọ Được nghe tất cả đầu đuôi về nàng, chàng vô cùng đau đớn, vội sắm sửa lễ vật đến điếu nàng Khi chàng làm lễ xong, bố cô có mời chàng ở lại dùng cơm Chàng xin ông cho xem vật đã được cất giấu trong hộp con Ông mở hộp lấy ra đưa chàng Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng Chàng cảm kích mối tình của nàng, thề không lấy ai nữa
(Trích Chuyện tình ở Thanh Trì, Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB
Giáo dục, 1997, tr 424-426)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên
Trang 28Câu 2 Theo đoạn trích, sau khi bố của cô gái không đồng ý mối duyên, chàng trai có phản
ứng như thế nào?
Câu 3 Theo anh/chị, cô gái chết vì nguyên nhân nào?
Câu 4 Chàng trai xem chiếc hộp con chứa khối đỏ trong hoàn cảnh nào?
Câu 5 Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc
động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng.”
Câu 6 Nêu chủ đề của văn bản
Câu 7 Từ câu chuyện tình ở Thanh Trì, anh/chị có suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu thời
3 Cô thương chàng trai vì mình mà phẫn chí bỏ đi xa lập nghiệp
Cô gái chết vì ôm nỗi tương tư chàng trai, đau buồn vì tình yêu
bị ngăn cấm, không được bố nàng đồng ý chuyện kết đôi với chàng trai, dần sinh bệnh mà mất
0,5
4 Chàng trai xem chiếc hộp con chứa khối đỏ trong hoàn cảnh:
Sau vài năm chàng trai đi xa, nay có đủ vàng về lo chuyện cưới xin, đến nhà cô gái mới hay cô đã chết vì nỗi oan tình Chàng đến viếng nàng và được bố cô đem cho xem chiếc hộp con chứa khối đỏ mà thể xác con gái sau khi chết đã để lại
1,0
5 Cảm nhận của về chi tiết “Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng
xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ Bỗng khối
đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng.”:
- Chi tiết kì ảo, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc
- Chi tiết cho thấy nỗi đau đớn của chàng trai trước sự ra đi của
cô gái Giọt nước mắt của chàng trai là giọt nước mắt của sự thấu hiểu, của yêu thương và đau xót vô hạn khi người mình yêu vĩnh viễn ra đi
1,5
Trang 29- Khối đỏ kia tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng đem đến liên tưởng cho người đọc về sự hóa giải oan tình, để người ra đi được thanh
thản
6 Chủ đề của văn bản: Qua câu chuyện tình yêu bi kịch của chàng trai và cô gái ở Thanh Trì, tác giả Vũ Trinh muốn thể hiện khát vọng tình yêu tự do của lứa đôi thời phong kiến và phê phán sự ngăn cản của gia đình đại diện cho sự phân biệt giàu nghèo trong
xã hội xưa
1,0
7 - Câu chuyện tình ở Thành Trì là mối tình giữa chàng trai nghèo làm nghề chèo đò với cô gái con nhà giàu Cô gái chủ động mong muốn kết duyên với chàng trai, chàng trai cũng mong kết duyên cùng nàng, điều đó thể hiện khát vọng tình yêu tự do vượt lên trên những hà khắc của lễ giáo phong kiến, định kiến phân biệt giàu nghèo trong xã hội Kết thúc của mối tình là kết thúc bi kịch
- Suy nghĩ về khát vọng tình yêu trong xã hội phong kiến:
+ Khát vọng tình yêu là khát vọng chính đáng của con người ở mọi thời Những đôi lứa sống trong xã hội phong kiến mong muốn tình yêu tự do, muốn vượt lên khỏi những ràng buộc của
lễ giáo phong kiến như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “môn đăng hộ đối”,
+ Tình yêu của nhiều cặp đôi vấp phải những sự ngăn cản, cấm đoán đến từ gia đình, xã hội
+ Dù cho bị ngăn cản, nhưng những đôi lứa vẫn dành tình yêu trọn vẹn cho nhau, cái chết cũng không thể chia lìa tình yêu của
Trang 30I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Năng lực: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức điển cố, điển tích: nắm rõ đặc điểm, tác dụng
- Rèn khả năng nhận biết sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề
2 Phẩm chất
- Biết trân trọng và yêu quý tiếng Việt
- Có ý thức ôn tập củng cố bài học
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị : Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng
2 Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, hệ thống các bài tập
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS thực hành bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm
- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV, các đơn vị kiến thức thực hành tiếng Việt của bài học 6
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời
- GV khích lệ, động viên
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
Là câu chuyện trong sách xưa, được
dẫn lại một cách cô đúc trong văn bản của các tác giả đời sau
Là sự việc hay câu chữ trong sách
xưa, được dẫn lại trong văn bản của các tác giả đời sau
Trang 31- Cần xem chú giải để hiểu đúng ý nghĩa của các điển cố, điển tích
II Sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn
1 Nhận biết một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn
- Các yếu tố Hán Việt đồng âm: đồng âm (cùng cách đọc, cách viết trong tiếng Việt hiện
đại) nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau
Ví dụ: bảo 1 : chăm sóc, giữ gìn (bảo vệ, bảo dưỡng, bảo tàng, )
bảo 2 : quý (gia bảo, bảo vật, bảo kiếm, )
- Các yếu tố Hán Việt gần âm: gần nhau về cách đọc, cách viết trong tiếng Việt hiện đại,
nhưng nghĩa khác nhau
Ví dụ: tri trong tri thức: có nghĩa là biết
trí trong trí thức: có nghĩa là khả năng nhận thức, hiểu biết
2 Cách phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn
- Dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt đồng âm để suy luận
- Dựa vào việc tra cứu từ điển
PHẦN II LUYỆN TẬP
I Thực hành bài tập về điển cố, điển tích
Bài tập 1 Tìm hiểu và giải thích ý nghĩa các điển cố, điển tích (in đậm) trong những trường hợp sau:
a Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
(Đoàn Thị Điểm – Chinh phụ ngâm)
b “Sầu đong các lắc càng đầy
Trang 32Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
c Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả
ngôi đền như cũ Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai
vạ
(Nguyễn Dữ - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)
d “Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà”
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
GỢI Ý
a Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng
trời
(Đoàn Thị Điểm – Chinh phụ
ngâm)
- Non Yên chỉ núi Yên Nhiên Đậu Hiến
đời Hậu Hán đuổi giặc Bắc Thiền Vu đến núi Yên Nhiên, khắc đá ghi công ở đó rồi trở về Ở đây có nghĩa là nơi chiến trận biên
ải xa xôi
- Điển tích này được dùng để thể hiện không gian xa cách giữa người chinh phu
và người chinh phụ
b “Sầu đong các lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
- Ba thu: Điển cố này xuất phát từ câu trong
Kinh Thi: một ngày không thấy mặt nhau
lâu như ba mùa thu (Nhất nhật bất kiến như tam thu hề)
- Điển cố này được dùng nhằm diễn tả mối tương tư của Kim Trọng với Thúy Kiều Một ngày không gặp Thúy Kiều, Kim Trọng có cảm giác lâu như đã ba năm
c Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách
vở của thánh hiền, há không biết cái đức của
quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy
tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không
có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi
- Cố Thiệu: người thời Tam quốc, làm quan
ở Dự Chương, chủ trương việc phá hủy các đền thờ dâm thần, trong số đó có đền Lư Sơn Sau thần Lư Sơn đến xin dựng đền lại,
Cố Thiệu chỉ cười mà không trả lời Thần
Trang 33hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết
điều thì dựng trả ngôi đền như cũ Nếu
không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu
sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ
(Nguyễn Dữ - Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên)
giận bảo: “Ba năm nữa ngươi sẽ chết” Đến
kì hạn đó, Thiệu bị ốm, mọi người đều khuyên Thiệu nên dựng lại đền, Thiệu nói:
“Tà không thể thắng được chính”, Rồi sau
Thiệu chết
- Hồn ma tướng giặc tìm đến gặp Ngô Tử Văn, đem gương Cố Thiệu đốt đền Lư Sơn sau phải chết ra để dọa chàng, bắt chàng dựng trả lại ngôi đền mà Tử Văn đã đốt
d “Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà”
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
- Điển cố này cũng xuất phát từ Kinh Thi
Chín chữ nói về công lao của cha mẹ đối
với con cái, đó là: sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc
- Điển cố này trong câu thơ nói đến việc Kiều nghĩ đến công ơn cha mẹ, trong khi nàng chưa có dịp báo đáp được
Bài tập 2: Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau:
a Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
(Đoàn Thị Điểm – Chinh phụ ngâm)
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
b Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
(Nguyễn Khuyến - Khóc Dương Khuê)
c Khi về hỏi Liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
d Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
e Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
Trang 34(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
GỢI Ý Trường
hợp
Điển cố, điển tích Tác dụng của điển cố, điển tích trong
ngữ cảnh
thư chép lời của Mã Viện: “Đấng
nam nhi nên chết ở chiến trường, lấy
da ngựa bọc thây”, ý nói nam giới
phải tung hoành ngang dọc, không ngại hiểm nguy, sẵn sàng đương đầu với cả cái chết
- Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao:
lấy ý từ câu thơ trong bức thư Tư Mã Thiên (sử gia nổi tiếng Trung Quốc đầu thời Hán) viết cho một người
ấy nhẹ hơn cả lông chim hồng
Cả hai điển cố đều chỉ khát vọng của người chinh phu khi ra trận
b - Giường kia: Trần Phồn đời Hậu
Hán dành riêng cho bạn là Tử Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về thì treo giường đó lên
- Đàn kia: Chung Tử Kì nghe đàn
của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn Do đó khi bạn chết, Bá Nha đã đập đàn không gảy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình
Tác giả dùng 2 điển tích này để nói lên tình bạn tri âm tri kỉ giữa tác giả và Dương Khuê, luôn đồng cảm, thấu hiểu nhau, sẻ chia với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn Từ
đó làm diễn tả nỗi đau mất bạn từ bên ngoài kết đọng vào bên trong, sâu trong tâm khảm của nhà thơ
Trang 35c Liễu Chương Đài: Gợi chuyện
người xưa đi làm quan ở xa, viết thư
về thăm vợ có câu: “Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ
mất rồi”
Kiều tưởng tượng đến cảnh Kim Trọng
trở về thì nàng đã thuộc về người khác
d Bể dâu : Theo sách Thần tiên truyện,
thời Đông Hán, có ông Vương Phương Bình thông minh học giỏi, thi đỗ cao và được bổ làm quan đến chức Trung tán đại phu Nhưng ông sớm từ quan để tu tiên học đạo Khi đắc đạo, Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh, cho sứ giả mời tiên
nữ Ma Cô (vị thọ tiên trong thần thoại Trung Hoa) đến để hỏi về thời gian cách biệt Ma Cô tiên nữ trả lời rằng: “Từ khi biết ông đến nay, đã thấy ba lần biển xanh biến thành ruộng dâu”
Cuộc bể dâu mà Nguyễn Du trải qua đây không phải là ảo giác mà là sự thật rành rành trước mắt Đó là hình ảnh của xã hội với sự thay đổi nhanh chóng không thể ngờ của nó mà Nguyễn Du đã chứng kiến Chính vì thế, nhưng điều trông thấy đã làm cho nhà thơ đau đớn lòng Tâm can tác giả quặn thắt, đau xót vô cùng trước những hình ảnh diễn ra hằng ngày, hằng giờ Nhà thơ chua xót và thông cảm với những kiếp người cơ cực trong xã hội bấy giờ
e Nghiêng nước nghiêng thành: Điển
cố, lấy từ bài ca của Lý Diên Niên
(Trung Quốc): “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” (Ngoảnh lại một cái làm xiêu
thành trì của người, ngoảnh lại cái nữa làm xiêu nước của người.)
Câu thơ mượn từ ngữ của bài thơ xưa để diễn tả vẻ đẹp của Thuý Kiều
Bài tập 3: Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa) Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”
GỢI Ý
*Về hình thức: HS đảm bảo hình thức đoạn văn và dung lượng 10 – 12 dòng
Trang 36*Về nội dung: Kể lại ngắn gọn câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa) và nêu ý
nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”
Đoạn văn tham khảo:
Câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa) kể về một ông lão kia sinh sống gần
biên ải (tức Tái Ông) Một ngày nọ, con ngựa quý của ông bỗng dưng biến mất Những người hàng xóm đến nhà hỏi thăm, Tái Ông bình thản nói: "Mất ngựa biết đâu lại là điềm may" Quả thật, vài ngày sau, ngựa của Tái Ông quay trở về, mang theo một con ngựa hoang dã khác Mọi người lại đến nhà Tái Ông chúc mừng, nhưng ông lại nói: "Được ngựa biết đâu lại là điềm họa" Thật không ngờ, con trai Tái Ông vốn tính hiếu động, vì ham chơi mà bỏ bê việc học hành Khi thấy con ngựa hoang dã hung dữ, cậu bé sợ hãi và bị ngựa đá gãy chân Mọi người lại đến nhà Tái Ông than vãn, nhưng ông vẫn bình thản nói: "Gãy chân biết đâu lại là điềm may" Vài tháng sau, triều đình mở cuộc chiến tranh xâm lược Tất cả thanh niên trai tráng trong vùng đều phải ra trận, chỉ trừ con trai Tái Ông vì bị gãy chân Nhờ vậy, cậu bé thoát khỏi cảnh tang thương của chiến tranh Như vậy, điển tích “ngựa Tái Ông” dùng để chỉ họa phúc khôn lường, được không nên mừng, mất không nên lo, thể hiện triết lý sống lạc quan, ung dung trước những biến cố của cuộc đời Hãy giữ thái độ bình tĩnh, nhìn nhận vấn
đề một cách khách quan và tìm kiếm những bài học quý giá từ những biến cố ấy
II Thực hành bài tập về sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn Bài tập 1: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ Hán Việt sau:
a giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác/ khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác
b thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ/ thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên từ/ thiên
cư, thiên đô
c trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành/ chiến trường, ngư trường, phi
trường, quảng trường
GỢI Ý
a giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác/ khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác
- Từ Hán Việt đồng âm là từ “giác”
+ Từ “giác” trong “tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác” nghĩa là góc
+ Từ “giác” trong “vị giác, thính giác, thị giác” nghĩa là sự cảm nhận
b thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ/ thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử/ thiên
cư, thiên đô
- Từ Hán Việt đồng âm là từ “thiên ”
+ Từ “thiên” trong “thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ” chỉ số lượng nghìn
+ Từ “thiên” trong “thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử” chỉ trời
+ Từ “thiên” trong “thiên cư, thiên đô” là dời đi, dịch chuyển