1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa ẩm thực của người Mông vùng Tây Bắc Việt Nam

80 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

7TRUONG ĐẠI HOC KHOA HOC XA HỘI VÀ NHÂN VAN, DHOGHN

KHOA VIET NAM HOC & TIENG VIET

TRAN THI ANH HONG

VAN HOA AM THUC CUA NGƯỜI MÔNG _ |VUNG TAY BAC VIET NAM

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HOC |

NGANH VIET NAM HỌC

Hệ đào tạo: Chính quykhóa hoc: QIÍ-2016-X

ISPD SS IN SSE TESTIS

HÀ NỘI - 2014.

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIỆT NAM HỌC & TIENG VIET

TRAN THI ANH HONG

VAN HOA AM THUC CUA NGUOI MONG

VUNG TAY BAC VIET NAM

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Hé dao tao: Chinh quy

Khoa học: QH-2010—X

NGƯỜI HƯỚNG DAN: TS NGUYEN VIET HUONG

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các sô

liệu, kêt quả trong khóa luận đêu trung thực, không sao chép hay lây

nguyên văn bat cứ một công trình nào khác Tat cả các nguôn dan, trích mà

tôi tham khảo đều được chú thích một cách rõ ràng, công khai.

Tác giả khóa luận

Trần Thị Ánh Hồng

Trang 4

LOI CAM ON

Sau một thời gian dài hoc tập va nghiên cứu, tôi đã hoàn thành khóa

luận với đề tài “Văn hóa âm thực của người Mông vùng Tây Bắc Việt

Dé thực hiện được khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực, cố gắng

của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của các thầycô, bạn bẻ và gia đình.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Việt Hương — giảng viên

chính của khoa Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, đã tận tình hướng dẫn

và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm và các

thầy cô trong Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt nơi tôi học tập đã tạo điềukiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất I9đến gia đình và những

người thân, xin cảm ơn anh em, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn

thành tốt khóa luận này.

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014

Trần Thị Ánh Hồng

Trang 5

PHAN 8,/(90E)7 VINH 4

1 Lý do chọn đề tài - 5-5222 E2251121111121111 7171111111 rrkrei 4

2 Mục đích nghiên €ứu - +5 + 1v vn TH ng ng ng rườc 53 Lịch sử vấn đề sc oto sec E1 11213111 1111111211111111 11111 cryee 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU - <5 ĂS+xs sekrserrseeree 7

5 Phương pháp nghiên CỨU - 5 + + SE SE v23 cv re 7

6 Kết câu khóa 0.0 8

Chương 1: NEN TANG AM THỰC CUA DÂN TỘC MÔNG 9

1 Điều kiện tự biG ccc ecccseeccseessssecsseeesssscssesesseceeseceseeessvecsssecssvecsaes 9

LD VEC MIG i 06 HHớớ4A 9J0), nnmma 9LB (c7 ngaáiÝ L 12

2 Đời sống kinh tẾ 2-25 2s E111211117111111 211111111111 crre 13PC T1 i.nnnnhaố 13

Dede CHAN HHÔI SG Gv E8 51118 s c2, 18

2.3 Săn bắn và hái lgim sec 202.4 Kinh tẾ NG ceccscccccscscscssssessessssssssssssssesssessusssusssucssesssessucssesssesasessessssee 21

3 Đời sống xã hội - 2 sex ExeEEESEEEvEEerrkrrreree " 24

SL Xã hội người IMÔH - Ác Sc St SH TH HH HH HH ng ky 243.2 Phong tục tập quan của người MÔNg, 25 55 5< sec svseseers 29

Chương 2: THÀNH PHẢN, CƠ CẤU VÀ TÔ CHỨC ÂM THỰC

CUA NGƯỜI MÔNG 2 222222+2222EE21E211111 11111 .EE.eecee 33

I THÀNH PHAN ÂM THỰC -2-©22E2EEE2SEEESE2EEtEEEevEErerrre 33

1 Đồ ăn 222c 2222221112211 0211101111211 Eeerrerreee 33

1.1 Nguồn nguyên liệu 100 fÏLựfC VAL 5 5s kcx SE EvsErrsereesersee 33

1.2 Nguồn nguyên liệu từ động vật -s-cccceoccceirErrerrrrreerrrree 372 Đồ uống, đồ hút -2 ©2++tESEEAEtEEEE1112121121222111122111222211eecxEee 41

Trang 6

A AK z ~ oan eK ° x02 A

3 Một so món ăn tiêu biêu của người Mông 42

3.1 Thhit tr gC DED 786 nen 42BD TWGNG CO.cccecceccccsccsssesessesvsssesseseessssseneseseeseeseeseseseeseesesneseseeseaseaneaeeseenes 43

TET TO CHỨC ÂM THỰC -2-22° 52 S2£EeEz2EErerxerrxerrrerreee 52

1 Dụng cụ ăn và cách bày trí bữa ăn 5S ScsSsseeeee 52

2 Vị trí ngồi của từng thành viên trong gia đình ¬— ỒÔỎ 52

Chương 3 : PHONG CÁCH ÂM THỰC CỦA NGƯỜI MÔNG 54

I Những quan niệm về 4m thực của người Mông - 54

ở vùng Tây Bắc Việt Nam 2-5252 ©22ExcveExerxerxrrrrrerrerree 541 Quan niệm về ẩm thực người Mông trong ngày đầu năm mới 54

2 Quan niệm về am thực của người Mông trong lỄ cưới ee 58

3 Quan niệm về am thực của người Mông trong tang ma 60II Đặc trưng 4m thực của người Mông vùng Tây Bắc 61

3 Những điều cắm ky về 4m thực trong các lễ nghỉ tôn giáo của người

2

Trang 8

PHAN MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia da dân tộc Trên dai đất hình chữ S vớihon 300.000 km2, 54 dân tộc cùng chung sống hòa bình, cùng nhau chăm loxây dựng và phát triển đất nước Mỗi dân tộc có một bản sắc riêng tạo nên

sự đa dạng và phong phú cho nền văn hóa Việt Nam nói chung Đây là một

thế mạnh của đất nước mà không phải quốc gia nào cũng có được Tuy

nhiên, sự đa dạng về các tộc người cũng đặt ra một vấn đề không nhỏ về

việc tô chức, quản lý thế nào để có thể phát huy hết tiềm lực của mỗi dân

Dân tộc Mông là | trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cư trú chủ

yếu trên các trién núi cao (từ 800 — 1000m so với mặt nước biên), ở hầu hết

các tỉnh miền núi phía Bắc, doc theo biên giới Việt — Trung, Việt — Lào vàTây Nguyên, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu,Nghệ An Họ có một nền văn hóa vật chất và tỉnh thần khá phong phú.Khi nghiên cứu văn hóa của một tộc người, ta có thé tiếp cận nó ở nhiều

khía cạnh khác nhau và ẩm thực là một trong những khía cạnh đó Văn hóa

âm thực là một hiện tượng (hay một loại hình) văn hóa quan trọng, cùng

tham gia cấu thành nên văn hóa dân tộc, tạo nên bản lĩnh và bản sắc độc

đáo của dân tộc.

54 dân tộc với 54 nền 4m thực khác nhau đã tạo nên một bức tranh

đa sắc mau cho 4m thực Việt Nam, trong đó, dân tộc Mông là một trong

những dân tộc có nhiều đặc trưng nỗi bật mà giới nghiên cứu quan tâm chú

ý đến nhiều Văn hóa âm thực của dân tộc Mông ẩn chứa trong mình những

nét đa dạng, độc đáo Sự phong phú về thành phần, nguyên liệu đã giúp

người Mông sáng tạo nên những món ăn lạ, mang đặc trưng của vùng sơn

CƯớc.

Trang 9

Chúng tôi chọn âm thực của người Mông làm đề tài nghiên cứu trong

khóa luận tốt nghiệp vì dân tộc này được coi là một thành viên quan trọng

trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Là dân tộc có dân số

đứng thứ 8 trong tổng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông sinh sống trênvùng núi cao của các tỉnh như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Bắc

Cạn, Lạng Sơn Người Mông luôn luôn là một phần của sự thống nhất khối

đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hóa các dân

tộc Việt Nam nói chung cũng như văn hóa 4m thực Việt Nam nói riêng.

2 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong văn

hóa âm thực của người Mông Trên cơ sở tìm hiểu các điều kiện về tự

nhiên, đặc điểm về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội - những yếu tố cơ bản

làm nền tảng cho âm thực của tộc người Mông để từ đó xác định được

thành phan, cơ cấu và tổ chức 4m thực của họ đồng thời làm nổi bật phong

cách 4m thực độc đáo và da dạng thông qua đời sống sinh hoạt, tin ngưỡng

của người Mông ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

3 Lich sử van dé

Dân tộc Mông là một trong những cư dân sinh sống sớm nhất, lâu

nhất vùng núi cao của miền Bắc Việt Nam Việc tìm hiểu văn hóa dân tộc

này thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán, tín

ngưỡng tôn giáo, văn học nghệ thuật đã được tiến hành từ những người con

của dân tộc Mông mà trước hết phải kế đến Giang Seo Già, A Mã Lénh Đó

là những con người yêu những nét đẹp trong văn hóa dân tộc mình và say

mê nghiên cứu về nó.

Giàng Seo Già là người luôn có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc và

nhận ra rằng phải có trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa của chính dân tộc

mình Nhiêu công trình nghiên cứu vê văn hóa người Mông ở Sa Pa của

5

Trang 10

ông đã ra đời như: "Tang ca - Kruôz cér"; "Tuc kéo vợ - Txux hai pux”,"Tục cưới hỏi - Txux uô yungz"; "Giới thiệu nhac cụ - Thix touv txux luz";

"Su tam lưu giữ các làn điệu dân ca nhảy múa - Sâu chiv cxuÔ zangV sudz

gâux dha qaov", “Nghệ đốt vôi Hlour hMôngr jéz"; "An thé bảo vệ rừng

-Naox cxungx paor viv jéngr" và một số công trình đã đạt những giải

thưởng khác nhau.

Bên cạnh đó, ông còn sưu tâm những làn điệu dân ca, dân vũ như

Dân ca Mông lênh, Mông puô, Mông đu, Mông trăng; nhảy têt, múa khèn,múa ở, múa gậy tiên, múa giã lanh và truyền dạy các điệu múa dân tộc

cho những học trò của mình.

Giống như Giang Seo Già, nhà văn A Mã Lénh cũng có khá nhiều

công trình viết về người Mông nhưng chủ yếu trong lĩnh vực văn học Ông

đã cho xuất bản trên 30 cuốn sách đủ các thể loại, từ truyện, kí, thơ đến

sách nghiên cứu, sách cho thiếu nhi cùng những bài báo đăng trên các tạp

chí Ông viết song ngữ cả tiếng Mông lẫn tiếng Việt, góp phần không nhỏ

vào hội nhập và quảng bá cho dân tộc mình với các dân tộc anh em khác.

Nghiên cứu văn hóa dân tộc Mông có nhiều hướng tiếp cận và đã có

nhiều công trình của nhiều tác giả khác đã nghiên cứu văn hóa Mông dưới

nhiều khía cạnh văn hóa, kinh tế, chính trị Một số tác phẩm như Văn hóa

tâm linh của người Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại của Vương

Duy Quang (NXB Văn hóa thông tin và Viện văn hóa, 2005), Dân tộc

Mông và thế giới thực vật của Diệp Đình Hoa (NXB Văn hóa Dân tộc,

1998), Ảnh hưởng của hiện tượng du canh, du cư đến công đồng ngườiMông ở miền múi phía Bắc của Nguyễn Thúy Hà (NXB Nông nghiệp,

2006), sách ảnh Dân tộc Mông ở Việt Nam của Cu Hòa Van — Hoàng Nam

(NXB Thông Tắn, 1994) Còn dưới khía cạnh văn hóa 4m thực, đã có rất

nhiều bài báo viết về âm thực dân tộc Mông được đăng trên các tạp chíchuyên về 4m thực, tạp chí Dân tộc học, tạp chí về văn hóa hay các phóng

6

Trang 11

sự ngắn về âm thực liên quan đến đời sống của người dân trong ngày

thường hoặc trong các dịp lễ hội như “Những món ăn mùa làm nương của

người Mông” của tác giả A Mã Lénh, (Tạp chí Văn nghệ dân tộc và miềnnúi, số 3, 2000), “ẩn twong bánh day tết Mông” của Hồng Duyên trên

website www.baohoabinh.com.vn, Những tư liệu này đã đưa ra những tìm

hiểu, phân tích nhiều mặt về văn hóa dân tộc Mông nói chung cũng như về

văn hóa âm thực Mông nói riêng Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình

nào nghiên cứu về âm thực Mông một cách chỉ tiết và khảo sát chuyên sâu

được toàn bộ nên văn hóa âm thực của dân tộc Mông.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận này là văn hóa ẩm thực của

người Mông Người Mông sống rải rác ở nhiều vùng khác nhau trên đất

Việt Nam, tuy nhiên, tộc người này sống khá tập trung ở vùng Tây Bắc, vìvậy, khóa luận tập trung vao nghiên cứu 4m thực của người Mông trongphạm vi không gian văn hóa vùng Tây Bắc Việt Nam, bao gồm các tỉnh:

Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái Nơi đây là cái

nôi của các dân tộc thiểu số như Mông, Thái, Tày, Mường, Dao, Lô Lô, HàNhì Đây còn là vùng đất phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc, về truyền

thống lịch sử, di sản văn hóa và lưu giữ được những yếu tố văn hóa cổ

truyền nhất, xứng đáng được coi là trung tâm văn hóa truyền thống của

người Mông ở Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như

phương pháp điền dã dân tộc học: khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu;

phương pháp phân tích — tổng hợp từ những tai liệu thu thập được, tiến

hành hệ thống hóa tài liệu sử dụng cho khóa luận Đặc biệt, khóa luận cố

Trang 12

gắng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để làm rõ nội dung

nghiên cứu, mang lại hiệu quả cho khóa luận.

6 Kết cầu khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận chia làm 3 chương:Chương 1: Nền tảng 4m thực của dân tộc Mông

Chương 2: Thành phần, cơ cấu, tổ chức âm thực của dân tộc Mông

Chương 3: Phong cách âm thực của dân tộc Mông

Trang 13

NEN TANG AM THỰC CUA DAN TỘC MÔNG

Tây Bắc là vùng núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam Đây cũng là

vùng có đất đai tương đối rộng, có tiềm năng nhất nước ta về đất đai, nguồn

tài nguyên thiên nhiên phong phú Chính vì điều kiện tự nhiên như vậy đã

tạo nên nền tảng âm thực rất riêng của người Mông.

1 Điêu kiện tự nhiên

1.1 VỊ trí địa lí

Vùng Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc,

bao gồm6 tỉnh miền núi, trung du phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên,Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình Tổng diện tích tự nhiên của vùng khoảng

109.245km?, chiếm 33% diện tích cả nước Chính do vi trí không giáp biển

nên dân tộc Mông không có nguồn lợi về thủy sản Nguồn nguyên liệu chủ

yêu dựa vào hoạt động săn băn, hái lượm và làm nương rây.

1.2 Địa hình l

Vùng Tây Bắc là vùng cao nhất Việt Nam với nhiều dạng địa hình

khác nhau như núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, cao nguyên, thung

lũng sâu Địa hình nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có sự phân hóa

ro tệt :

+ Có nhiều dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc — Đông

Nam (dãy Hoàng Liên Sơn), các dãy núi chạy dọc theo biên giới Việt — Lao

(dãy Pu Đê Đinh) Phần lớn các dãy núi này đều xuất phát từ cao nguyên

Van Quý và Thượng Lào.

+ Phía Đông có nhiều dãy núi cao trên 2000m, phân bố tập trung ở

dãy Hoàng Liên Sơn và biên giới Việt — Lào, Việt — Trung Dinh

Phanxipang cao 3143m, được xem là “nóc nhà của Việt Nam” Xen giữa

9

Trang 14

các day núi có nhiều cao nguyên đá vôi rất đồ sé Điển hình là dải cao

nguyên đá vôi Ma-lu-thang - Mộc Châu vượt sang phía tả ngạn sông Thaocho đến thung lũng sông Chảy Dải cao nguyên đá vôi chạy dọc theo sông

Đà từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Thanh Hóa dài khoảng 400km, rộng từ 10

— 25 km, cao từ 600 — 1000m.

Với địa hình hiểm trở, đặc biệt trên các cùng núi cao, người Mông

gặp rất nhiều khó khăn trong việc canh tác, sản xuất Dé có thé duy trì sựsống cũng như đáp ứng được nhu cầu về lương thực của người dân khi số

lượng dân cư tăng lên, người Mông phải tìm phương thức sản xuất mới Do

cư trú trên các đải núi cao, sống gắn bó với rừng và đất rừng nên người

Mông đã thêm những hoạt động kinh tế mới là làm nương rẫy và làm ruộng

bậc thang Loại đất thích hợp nhất cho việc trồng trọt nương rẫy là loại đất

thuộc những khu rừng già thuộc những sườn núi có độ dốc từ 0 - 30” nằm

phơi mình ra ánh nắng, có một lớp mùn dày, màu nâu xám, vàng xám hay

đen, đất tơi xốp rất thích hợp cho việc trồng lúa.

Người Mông trồng lúa nước trên ruộng bậc thang Họ lợi dụngnhững sườn núi dốc và phải có điều kiện đầu tiên là phải gần nguồn nước

dé làm ruộng bậc thang Vì vậy, theo lời ké của các già làng Mông, ruộngbậc thang xuất hiện khá muộn so với kinh tế nương ray Nó chỉ phô biến ở

khu vực có nhiều khe nước Đồng bào thường chọn sườn đổi, sườn núihướng về phía mặt trời mọc để phát nương lúa, tạo điều kiện cho cây lúa

mau phát triển Họ khai phá đất làm ruộng sau khi đã tìm được nguồn

nước Mặc dù vùng Tây Bắc có mật độ sông suối dày đặc nhưng không

phải chỗ nào cũng thuận lợi để làm ruộng bậc thang Thông thường, người

Mông phải đào những con mương nhỏ chạy ngang sườn núi dé dẫn nước từ

khe suối vào trong ruộng Chiều dài của những con mương có thể dài vài

trăm mét, thậm chí còn tới vài ba cây số tùy thuộc nguồn nước ở xa hay

gần Nước bao giờ cũng được dân vào thửa ruộng trên cùng và theo các

10

Trang 15

rãnh nhỏ chảy xuống các thửa ruộng dưới Tuy diện tích canh tác không

nhiều, nhưng việc trồng lúa nước thông qua hình thức ruộng bậc thang của

đồng bao đã góp phan giải quyết vấn dé lương thực khi cuộc sống của họ

gắn liền với rừng, đất rừng.

Rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của bất kì một dân tộc

nào sinh sống trên các vùng núi cao Vùng nui Tây Bắc với rừng cận nhiệt

đới có một thảm thực vật vô cùng phong phú, có nhiều rừng già và đất canh

tác khá nhiều Nó chứa nguồn thực phẩm đổi dao khi mà từ xa xưa, con

người không biết đến những phương thức sản xuất như làm nương rẫy mà

chỉ có nguồn sống duy nhất dựa vào săn bắn, hái lượm Sau đó, xã hội pháttriển, con người đã biết tận dụng rừng làm nơi canh tác, sản xuất lương

thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày Tuy nhiên, vùng biên giớiViệt — Trung, tinh từ tinh Cao Bằng đến phía Bắc tỉnh Lai Châu là khu vực

núi đá, cây cối thưa thớt, rai rác có những khu rừng già, đất canh tác ít và

thường thiếu nước uống, củi dun trong khi mật độ người Mông khu vực

này khá cao Vì vậy cuộc sống của người din ở nhiều vùng tương đối khó

khăn Cái đói, cái nghèo thường đeo đuổi họ Bữa ăn cũng rất đạm bạc,

thiếu chất sinh đưỡng, chủ yếu là ăn mèn mén và các loại rau rừng.

11

Trang 16

của biển Khí hậu vùng Tây Bắc nói chung, một năm thường chia làm hai

mùa rõ rệt: mùa Đông bắt đầu từ tháng 10 — 11 đến tháng 4— 5, mùa Hè bắt

đầu từ tháng 4 — 5 đến tháng 10 — 11 do hướng núi Tây Bắc - Đông Namthẳng góc với gió Tây Nam vào mùa Hè, gây hiện tượng đón gió và gây ra

hiện tượng fơn, hình thành khối khí nóng và khô Trong mùa Đông, vào

tháng 11, 12 và tháng Giêng, trời rét lại hanh, không có mưa phùn Ban

đêm thường có sương muối và nhiệt độ có lúc xuống dưới 0°C Biên độ

nhiệt ngày trung bình khoảng 10 - 12°C, riêng Hoàng Liên Sơn có tuyết rơi.Sương mù phố biến Nhiệt độ bình quân là 15°C, độ 4m thiếu, không thích

hợp cho cây cối nảy mầm Từ tháng 3 trở đi cho đến đầu tháng 5, độ âm đã

thuận lợi cho việc gieo trồng Tháng 6, tháng 7 thường có lũ lụt, việc gieotrồng trên nương khó thực hiện Cùng với việc theo dõi những biến đổi của

thời tiết, người Mông còn dựa vào hiểu biết về sự vận hành của mặt trăng,

mặt trời để xây dựng cho mình chu kì sản XxuẤt

Để thích nghỉ với môi trường sống, việc ăn uống theo mùa cũng là

việc tận dụng nguồn thực phẩm của những loại rau quả theo mùa “mùa nào

thức nấy”; vốn không chỉ là sự lựa chọn mà còn là sự thích nghi cao độ

của con người với môi trường tự nhiên nhằm điều chỉnh sự cân bằng âm —

dương một cách hài hòa với tự nhiên Đó cũng là cách lựa chọn có ý thức,

được coi là khôn ngoan nhất của con người Vào mùa Hè, người ta thích ăn

rau quả, tôm, cá hơn là thịt gia súc — những món ăn ngon mát, bổ, dễ tiêuvà giải nhiệt Còn về mùa Đông, khi trời giá rét, có sương muối, ngườiMông cũng như các dân tộc khác ở vùng núi cao ăn nhiều thịt động vật hơn

để chống rét như món thịt trâu khô gác bếp Ngoài ra, người miền núi nói

chung, người Mông nói riêng uống rất nhiều rượu trong mùa Đông Nó vừalà thức uống hàng ngày vừa là một thứ hàng hóa để trao đổi mua bán.

12

Trang 17

Như vậy, có thé khang định một điều rằng, địa vực cư trú chủ yếu

của người Mông hầu hết là vùng địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh, giao

thông đi lại khó khăn Đây là nơi duy nhất có khí hậu ôn đới, đôi khi nhiệt

độ xuống âm và có tuyết rơi (chủ yếu ở sườn Đông Hoàng Liên Sơn), gây

khó khăn cho người Mông trong đời sống cũng như trong các hoạt độngsản xuất Chính điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế

cũng như trong sinh hoạt và từ đó, góp phần định hình cơ cấu, thành phần

âm thực của người Mông.

2 Đời sống kinh tế

Để có thé duy trì được cuộc sống lâu dài trên vùng núi cao, người

Mông đã sớm thích nghỉ với từng vùng sinh thái Ở đây, họ cũng đã xác lập

cho mình một hệ thống nông nghiệp hoàn chỉnh bao gồm: trồng trọt, chăn

nuôi, khai thác nguôn lợi thiên nhiên và trao đôi hàng hóa.

2.1 Kinh té nương ray

Chính điều kiện tự nhiên đã quyết định đến hoạt động kinh tế của

người Mông Đời sống kinh tế của họ phụ thuộc vào sự tổn tại của những

khu rừng và ngược lại, số phận của rừng phụ thuộc vào phương thức canhtác: trồng trọt nương rẫy Trong quá trình phát triển và cải tạo tự nhiên,

hình thức trồng trọt nương rẫy cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển.

Người Mông đã biết phân loại nương theo địa hình để lựa chọn cây trồngphù hợp Quá trình canh tác thường theo một chu kì, bắt đầu từ khi nương

mới phát cho đến khi nương bị bỏ hóa (do hình thức sống du canh, du cư

của người Mông) có thể là một năm, hai năm hoặc nhiều hơn Quá trình đóphụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu của từng nơi Theo quan niệm của

nhiều dân tộc, nương rẫy là một mảnh đất rừng được chặt phá, đốt dọn,

được chọc lỗ hay xới lên để trồng trọt Với người Mông, #ương có tên gọi

là Téz và họ thường quan niệm một cách đơn giản rang đất cũng có tên, chỗ

nao cũng là dat, lay dao phát được “một khóm” gọi là nương; tra một cây

13

Trang 18

xuống được gọi là nương: có nghĩa là, chỉ cần phát được một khóm nhỏ,

thậm chí chỉ cần tra một hốc ngô xuống cũng gọi là nương Dựa vào điều

kiện địa hình, khí hậu, theo dõi sự biến đổi của thời tiết và với sự hiểu biết

về sự vận hành của mặt trăng, mặt trời, người Mông đã xây dựng cho mình

một chu trình hợp lí, đảm bảo sự phát triển của các loại cây trồng để có thé

đạt được năng suất cao nhất Từ đó, lịch nương ray ra đời.

Lịch nương rẫy truyền thống theo kiểu lịch Thập nhị chi, tháng và

năm tương ứng với 12 con vật theo một quy luật nhất định Lịch thời vụ

được cấu trúc thống nhất ở những vùng khác nhau và thuộc những nhóm

Mông khác nhau '

+ Tháng con thỏ ( Luôr hii) là tháng 1: Nghỉ ăn Tết Từ giữa tháng,

họ tập trung chặt cây, ray cỏ, trồng khoai lang, khoai sọ trên nương du

canh, tiễn hành cày ở nương định canh Cuối tháng, họ thu hoạch đậu răng

+ Tháng con rồng (Jax hii) là tháng 2: Đốt dọn nương, tra ngô sớm,

làm nương ngô muộn trên nương du canh, cày nốt nương định canh và tiến

hành gieo trồng ngô, trồng lanh, trồng đỗ tương, đậu cô ve.

+ Tháng con rắn (Naz hii) là tháng 4: tra lúa nương, vun ngô sớmcòn lại trên nương du canh, bắt đầu làm cỏ và vun ngô đợt hai trên nươngđịnh canh.

+ Tháng con dé (Jangx hii) là tháng 5: Ở nương du canh, tiễn hành

trông đô tương, vun khoai sọ, vun ngô muộn Trên nương định canh, ho

' Vương Duy Quang (2005),Văn hóa tâm linh của người Mông ở Việt Nam

truyền thống và hiện đại, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin và Viện văn hóa, 47 —

14

Trang 19

tiếp tục làm cỏ và vun ngô đợt hai, bắt đầu thu hoạch đậu tương và đậu cô

+ Tháng con khỉ (Liéz hii) là tháng 6: Lam co lúa nương đợt một;

vun ngô muộn còn lại và bắt đầu thu hoạch ngô sớm trên nương du canh.

Trên nương định canh, họ chăm sóc ngô, phòng ngừa thú rừng và chim

chóc phá hoại, thu hoạch lanh.

+ Tháng con gà (Kiez Ji¡) là tháng 7: Làm cỏ lúa nương lần hai; bắt

đầu thu hoạch nương ngô muộn trên nương du canh, tiếp tục chăm sóc ngô

trên nương định canh.

+ Thang con chó (Đêz hii) là tháng 8: Với nương du canh, thu hoạch

ngô muộn còn lại, làm cỏ cho nương đỗ tương, bắt đầu thu hoạch ngô trên

nương định canh.

+ Tháng con lợn (8ô Ali) là tháng 9: Thu hoạch đỗ tương, bắt đầu

trồng cây thuốc phiện ở nương du canh Trên nương định canh, họ tiếnhành trông các loại rau, cày phân đât còn lại đề ải qua Đông.

+ Thang con chuột (Na hii) là tháng 10: Gặt lúa nương, gieo rau cải,

thu hoạch khoai sọ, trồng đậu răng ngựa trên nương định canh.

+ Tháng con bì (Nhux Ali) là tháng 11: Vun đậu răng ngựa trên

nương định canh.

+ Tháng con hồ (7sor Ali) là tháng 12: Nghỉ ăn Tết năm mới.

Hơn nữa, công cụ sản xuất tự chế thô sơ, khá đơn giản, lạc hậu cũng

là một trong những nguyên nhân kéo dài thời gian canh tác Với nương du

canh, họ sử dụng dao phát (t<ud) và cuốc bướm (hidu thud) dé làm mọi

việc, từ chặt cây phá rừng, làm nương đến bới hốc, tra hạt, làm cỏ, vun

dat, chiếc địu (Juz cwov) dùng vận chuyển, nhíp (vur) để hái lúa; gậy

15

Trang 20

(pak) đề chọc lỗ tra lúa Còn với nương định canh, cày và cuôc bướm là

công cụ sản xuât chính.

Ngoài ra, với hình thức canh tác xen canh các loại đậu, đỗ, khoai trên

ruộng ngô đã giúp cho đồng bào không những đảm bảo nguồn lương thực

mà còn đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, làm phong phú bữa ăn và một phần

để phục vụ cho chăn nuôi.

e Ruộng bậc thang

Như đã nói ở trên, ngoài việc canh tác trên nương rẫy, người Mông

còn làm ruộng bậc thang dé trồng lúa tẻ hoặc lúa nếp Hầu hết các chuyên

gia nghiên cứu về người Mông trên thế giới đều cho răng, cách đây hơn ba

nghìn năm, người Mông đã từng sinh sống ở khu vực Hoàng Hà và là một

trong những chủ nhân của nhà nước Tam Miêu Họ có nền văn hóa phát

triển khá rực rỡ với nền văn minh lúa nước Vì vậy, khi di cư về phía Việt

Nam, người Mông tiếp tục duy trì hoạt động kinh tế này Họ khai phá đất

làm ruộng sau khi đã tìm được nguồn nước Công việc khai phá làm ruộng

bậc thang khá vat va và nhiều công đoạn Trước hết, họ phải chặt cây, phát

cỏ, đốt dọn như làm nương ray rồi tiễn hành cày, cuốc, san ruộng và dap bo

hình thành thửa ruộng Việc đắp bờ là công đoạn vat va nhất bởi người ta

phải lấy những phiến đá xếp quanh mảnh đất làm ruộng, dùng cuốc bướm

cào đất đắp vào bên trong và bên trên của từng hàng đá Tiếp đó là hàng

loạt các bước khác dé hoàn thành bờ ruộng và tất cả được tiễn hành theotrình tự từ trên xuống Ngược lại, ở một vài vùng Mông, người ta lại đắp bờ

làm thửa ruộng theo phương thức từ thấp lên cao.

Nguồn nước cung cấp cho ruộng là một trong những điều kiện đầu

tiên để có thể thực hiện hoạt động kinh tế này Mặc dù vùng Tây Bắc có

mật độ sông suối dày đặc nhưng không phải chỗ nào cũng thuận lợi để làm

ruộng bậc thang Thông thường, người Mông phải đào những con mương

nhỏ chạy ngang sườn núi để dẫn nước từ khe suối vào trong ruộng Chiều

16

Trang 21

đài của những con mương có thể dài vài trăm mét, thậm chí còn tới vài ba

cây số tùy thuộc nguồn nước ở xa hay gần Nước bao giờ cũng được dẫn

vào thửa ruộng trên cùng và theo các rãnh nhỏ chảy xuống các thửa ruộng

Trong khi người dân ở đồng bằng và người Mông ở vùng núi phía

Bắc và Đông Bắc Việt Nam dùng cày bừa làm cho nhuyễn đất trước khi

gieo trồng thì người Mông ở Tây Bắc lại đơn giản công đoạn này băng việc

sử dụng trâu giẫm đất ruộng Quá trình gieo cấy đến thu hoạch diễn ra từ

tháng 4 đến tháng 9 theo lịch âm Họ chăm sóc ruộng khá đơn giản, hầu

như không bón lót hay bón thúc mà chỉ tập trung làm cỏ cho lúa, bảo vệ lúa

tránh khỏi sự phá hoại của gia súc hay thú rừng Khi lúa chín, họ dùng liềm

dé gặt và đập lay thóc ngay tại ruộng rồi chuyên thóc về nhà bằng ngựa.

Việc trồng lúa cũng đã góp một phần không nhỏ vào bữa ăn của

người Mông Gạo nếp nương ni tiếng thơm ngon được người Mông làm ra

các loại bánh, đồ xôi và làm bánh giầy dé cúng trong những ngày lễ Tết.

Vào những lúc khó khăn, thiếu thốn, họ còn độn cơm với các loại hoa màu

như ngô, săn, vừa tiệt kiệm gạo va vừa tận dụng được hoa màu.

(Nguồn: baolaocai.vn)

17

Trang 22

Mông Nó không chỉ tăng thêm nguồn thực phẩm bổ sung vào bữa ăn hàng

ngày mà quan trọng hơn, người Mông chăn nuôi gia súc để lấy sức kéo,

phục vụ cho lao động, sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện cư trú là vùng

núi cao, địa hình hiểm trở Việc làm ruộng nước, ruộng nương định canhhay thổ canh hốc đá đòi hỏi phải có sức kéo nên việc chăn nuôi trâu bò lại

càng được chú ý và tăng cường Ở những vùng núi đất, đồi thấp, đồi cỏ

tranh, người Mông thích nuôi trâu, còn ở vùng núi đá, nơi có phương thức

thổ canh hốc đá, việc nuôi bò lại có ưu thế hơn Với hình thức sống du

canh, du cư, việc chăn thả gia súc mang tính tự nhiên, rất it người làm

chuồng trại cho trâu, bò, lợn, gà Tuy nhiên, khi kỹ thuật chăn nuôi phát

triển, người Mông đã biết làm chuồng trại cũng như chăm sóc, bảo vệ kĩ

đàn gia súc để tạo nhiều sức kéo cũng như sử dụng trong việc trao đổi,

buôn bán, cung cấp phân bón cho cây trồng Người Mông có truyềnthống chăn nuôi rất giỏi, họ đã tạo được một số vật nuôi nổi tiếng như

giống bò Đồng Văn (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), lợn Mường Khương

(Lào Cai), ngựa Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) Chăn nuôi của người

Mông chủ yếu thuộc từng hộ gia đình, mỗi nhà có vài ba con trâu, bò,

ngựa, dê Chăn nuôi để phục vụ sản xuất, nông nghiệp là chính, ngoài ra

còn làm nguồn thực phẩm cung cấp cho các dịp hội hè, cúng bái và các

nghỉ lễ.

Tùy theo điều kiện chăn thả của mỗi vùng mà đồng bào có cách nuôi

và chọn giống vật nuôi cho thích hợp Chẳng han ở những nơi làm ruộng

bậc thang nhiều như Mù Cang Chải, Bắc Hà, Hoàng Su Phì, nhà nào cũng

nuôi trâu dé kéo cày, lấy phân bón ruộng và làm vật hiến sinh vào các dip

tế lễ, tang ma Bò là vật nuôi truyền thống của người Mông, được nuôi

rong rãi ở mọi vùng - nơi có người dân Mông sinh sông Người Mông nuôi

18

Trang 23

bò để lấy thịt, cày kéo và bán Những nơi có đồng cỏ thuận lợi như một số

vùng ở Tây Bắc, nhiều nhà nuôi tới vài chục con Để có bò cày béo tốt,

người Mông ở Hà Giang còn cho chúng ăn bột ngô để lấy sức, đồng thời

kiên trì huấn luyện sao cho con bò có thể cày, kéo được cả ở nương dốc có

lẫn đá.

Trong đại gia súc phải kế đến ngựa Việc nuôi ngựa thường phát

triển ở lưng chừng núi và vùng núi cao Ngựa dùng chủ yếu vào việc vận

tải và phục vụ cho việc di lại của người dân Mặt khác, thịt ngựa còn để

làm món thắng cố, một trong những đặc sản của người Mông, do ngườiMông sáng tạo ra.

Lợn cũng là một loại vật nuôi quan trọng trong đời sống của người

Mông Từ các món ăn trong sinh hoạt hằng ngày cũng như lễ, Tết, hay các

nghỉ lễ tín ngưỡng, người Mông không thé thiếu các món ăn liên quan đến

thịt lợn.

So với các gia cầm khác, gà được chú ý chăn nuôi nhiều hơn cả Ở

các nhóm du canh, du cư, cũng như ở các nhóm định canh, định cư, không

it các gia đình có đàn gà hàng trăm con Gà được dùng chủ yếu trong các

nghi lễ gia đình và để đãi khách đến thăm nhà Ở những nơi mà nông

nghiệp ruộng nước đã phát triển vững chắc và những nơi có điều kiện thuậnlợi như gần sông, suối, khe, ngòi hoặc có ao thì chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng

cũng đã phát triên Ngoài ra, người Mông còn nuôi cá ruộng và cá ao.

Một số món ăn thường ngày được chế biến từ thịt đã trở thành đặc

sản như thịt trâu gác bếp, thịt hun khói và đặc biệt là thắng cố Các món ănđó không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, thực phẩm giúp con người chống

chọi với cái rét cắt da, cắt thịt về mùa Đông mà còn tạo nên đặc trưng âmthực của người Mông và góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng nền văn

hóa âm thực đặc sắc của các dân tộc Việt Nam.

19

Trang 24

2.3 Săn bắn và hái lượm

Săn bắn không chỉ là nguồn cung cấp thức ăn, cải thiện đời sống hằng

ngày mà còn là biện pháp cải thiện mùa màng rất tích cực Đàn ông Mông

thường đảm nhận việc này và đi san theo hình thức cá nhân hoặc nhóm Họ

chế tạo các loại bay dé phù hợp với từng loại thú như: bẫy sập để bắt chim,

chuột rừng, bẫy dây kéo để bắt sói, khi, hỗ, gấu Đặc biệt, họ còn có thé

chế tạo ra súng kíp và nỏ Khi săn bắt theo nhóm, người có công bắn được

thú sẽ nhận được những phần quý, có giá trị của con vật như săn được hỗ

sẽ được nhận xương, săn gấu sẽ được mật Phần thịt chia đều cho những

người tham gia.

Người Mông sống trên những vùng núi cao, chủ yếu dựa vào rừng nênhoạt động hái lượm trở thành hoạt động phổ biến từ khi chưa hình thành

nền kinh tế nương rẫy Nó là một hình thái kinh tế giữ vị trí trọng yếu thứ

hai sau trồng trọt và có một ý nghĩa kinh tế khá lớn Hoạt động săn bắt, hái

lượm từ nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo thêm sự phong phú cho bữa ăn.

Ké cả khi kinh tế nương rẫy phát triển, vai trò của hái lượm cũng không hềgiảm, thậm chí nó là một trong những nguồn nuôi sống con người trong

thời kì giáp hạt, những lúc nông nhàn hay mat mùa của người dân Nhìnchung, người Mông có rất nhiều kinh nghiệm hái lượm Họ nam vững từngloại cây và thời vụ của chúng Người Mông hái các loại nắm, mộc nhĩ sốngtrên cây như nam ga,, nấm mối thường được hái vào mùa Xuân hoặc sau

những cơn mưa và đào các loại củ như: củ mài trắng, củ vầu, củ nâu, củ lợn

và bắt cá suối, hái quả, rau rừng: các loại măng được hái vào tháng 3, 4.

Các loại cây có vị thuốc Bắc hái vào mùa Đông — đó là thời điểm mà ngườiMông cho rằng thích hợp hon cả Họ có thé chế biến thành nhiều món ăn

khác nhau từ nguồn nguyên liệu trên, vừa ngon và đảm bảo chất dinh

dưỡng, cung cấp đủ lượng rau xanh cho mỗi bữa ăn hàng ngày Công cụ hái

20

Trang 25

rất đơn giản, chỉ cần con dao, cái giỏ là có thê kiêm được rau

rừng về an.

Qua những điều vừa mô tả ở trên, ta thấy một bức tranh sinh động về

mọi mặt sản xuất kinh tế của người Mông Kinh tế của họ cũng như nền

kinh tế của nước ta trước đây là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, dựatrên sản xuất cá thể nhỏ lẻ Mỗi một người, một gia đình đều tự sản xuất ra

những sản phẩm thiết yếu cho bản thân, gia đình, mỗi ngành sản xuất đềunhằm cung cấp và đảm bảo cái ăn, cái mặc và đồ gia dụng, chỉ trừ một số

mặt hàng không thể tự sản xuất được như mắm, muối Việc chăn nuôi, săn

bắt, hái lượm chỉ nhằm phục vụ nhu cầu đời sống nông nghiệp Do trình độkhoa học kĩ thuật thấp, công cụ sản xuất còn thô sơ, lạc hậu, nên năng suấtlao động thấp, đời sống của đồng bào thường bap bênh, thiếu thốn Bên

cạnh đó, khi nói đến hoạt động sản xuất của người Mông, không thể không

nhắc đến tinh trạng phố biến là du canh, du cư “ăn gốc, chặt ngọn” Chính

đặc điểm này kết hợp với những điều vừa nêu ở trên càng làm nỗi bật tính

chất cá thể phân tán, tự cung tự cấp, nghèo nàn lạc hậu trong sinh hoạt kinh

tế Du canh du cư còn dé lại một hậu quả nghiêm trọng, hơn nữa do luôn

luôn sống di động nên không thé 6n định sản xuất và không thé sản xuất

lớn được Chính điều này đã ảnh hưởng và chi phối đến thành phần 4m

thực của người Mông

2.4, Kinh té chợ

Cũng giống như miền xuôi, chợ vùng cao đã hình thành và phát triểnđể đáp ứng nhu cầu trao đôi, mua bán, giao lưu của người dân Mỗi chợ

phiên miền núi là một bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi

chứa đựng nhiều nét văn hóa tộc người đặc sắc với những phong tục, tập

quán vùng, miền phong phú, đa dạng Sản phẩm của địa phương được bay

bán trao đôi ở chợ là kết tinh của trình độ sản xuất, sự cần cù của người dân

21

Trang 26

vùng cao - nơi còn nhiều khó khăn, thiếu nước và thiếu đất sản xuất mà

người dân vẫn vươn lên để thoát đói nghèo, vẫn làm ra những sản phẩm dé

đem đến chợ bán Hơn nữa, những sản phẩm đó còn phản ánh “hơi thở

cuộc sống”, nét văn hóa của mỗi dân tộc như hàng vải lanh, khăn thổ câm,

hàng 4m thực Khi trình độ canh tác ngày càng phát triển, vật chất ngày

càng dư thừa, nhưng tùy từng vùng và từng gia đình mà mỗi nơi có những

sản phẩm khác nhau, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán để làm phong phú

hơn cho cuộc sông gia đình và cá nhân.

Các cụ già Mông vẫn kê lại rằng, người Mông chủ yếu mang các sản

vật họ tự làm cùng với các lâm thổ sản ra chợ bán hoặc đổi lấy muối,vải,

dầu và người Kinh, Tày, Nùng thường mang các vật phẩm người Mông cần

để trao đổi với họ Người Mông gọi chợ là Caz hoặc Khu Theo truyền

thống, chợ phiên của đồng bào được tổ chức 5 ngày một lần, có phiên chợ

chiều và chợ chính Chợ chiều là cuộc tụ hop của một số bà con (thường là

những người ở các làng xa nơi họp chợ hơn nửa ngày di bộ) vào buổi chiều

tối trước ngày chợ chính Chợ chính thường diễn ra từ sáng sớm cho đến

quá trưa Chợ là sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động kinh tế và văn hóa Nó

thể hiện hai yếu tố: trao đổi, mua bán và giao lưu văn hóa giữa người Mông

với người Mông, giữa họ với các dân tộc khác Mỗi phiên chợ là cả một

câu chuyện dài về bản sắc, về văn hóa xuống chợ của người dân Chợ VĩnhYên (Lào Cai) là một ví dụ Chợ này là nơi trung chuyển số lượng lớn cácmặt hang của các lái buôn như ngô, vỏ qué, lúa, nhân tran v.v Day là thế

mạnh của người Mông khi xuống chợ Từ trên đỉnh núi cao như Tổng Kim,

Lùng Ác, Nặm Khạo từng đoàn ngựa của người Mông tấp nập chở

những bao ngô to và những sản phẩm khác xuống chợ trao đổi Chợ còn

phong phú về nông lâm sản, sản phẩm của bà con như: hàng thổ cẩm, mật

ong rung, măng rừng, chè đặc sản, nâm hương, mộc nhĩ, rượu ngô, gà đen,

22

Trang 27

lợn cắp nách, những mớ rau rừng xanh non, bi chuôi rừng, gui mat ong

ngọt lịm còn nguyên cả tầng

Đến bat cứ phiên chợ nào, chúng ta cũng bắt gặp những nồi thắng cố

sôi sùng sục bốc khói nghỉ ngút Thắng cố là món ăn do người Mông tạo ra,

cũng như tên của món ăn này là do người Mông tự gọi Những người đi

chợ quây quần xung quanh, hả hê với chén rượu nồng, thức ăn mang từ nhà

đi cũng được bẩy ra Mọi người cùng uống rượu rồi say cái say tình, say

nghĩa, cứ thế mỗi câu chuyện là một tuần rượu qua Đặc biệt hơn, người

dân đi chợ không đơn thuần chỉ để mua bán mà còn là để đi chơi Người

dân tới đây để giao lưu, trò chuyện, để gặp gỡ bạn bè, trao đổi tâm tình.

Độc đáo hơn cả là chợ phiên Bắc Hà, chợ tình Khâu Vai hay chợ tình ở Sa

Pa Mọi người đến chợ, tụ tập chơi các trò chơi hay quay quần bên chảothắng cố với nồi nước dùng bốc khói thơm ngào ngạt hòa cùng sự cay nồng

của chén rượu ngô và những lời trò chuyện say sưa Đó chính là tín hiệu

của những mối tâm tình giao lưu của đồng bào tại phiên chợ.

Chính sự hình thành chợ đã góp phần thúc đây sản xuất, thay đổi thói

quen tự cung tự cấp, đa dạng hóa các ngành nghề và điều đó có tác dụng

trở lại, làm cho các mặt hang ở chợ ngày càng phong phú hơn Nguồn

nguyên liệu dé chế biến những món ăn cũng từ đó đa dạng hơn do sự trao

đổi các sản vật mà các dân tộc khác mang đến chợ Người Mông cũng như

các dân tộc khác ở vùng núi cao đều có một số đặc điểm chung về tập quán

ăn uống do đều xuất phát từ nền kinh tế nương rẫy, ruộng nước, kết hợp vớisăn bắn, hái lượm, đánh bắt Bởi thế, nguồn nguyên liệu và cách chế biến

các sản phâm từ săn băn, hái lượm cũng rất đơn giản và giống nhau.

23

Trang 28

Ảnh 3, 4 Cảnh mua bán vải và ngựa tại phiên chợ ở Lào Cai

— là khu vực có mật độ dân số thuộc điện thấp nhất cả nước (khoảng 105

người/km') ? Vùng Tây Bắc có hơn 30 dân tộc sinh sống trong đó 63% là

đồng bào dân tộc thiểu số Nếu đến năm 1999, dân số người Mông ở Việt

Nam khoảng hơn 700.000 người thì chỉ mười năm sau dân số đã tăng lên

1.068.189 người, đứng hang thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt

Nam cư trú tại 62 trên tong số 63 tinh, thành phó.

Người Mông cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (231.464 người,

chiếm 31,9 % dân số toàn tỉnh và 21,7 % tổng số người Mông tại Việt

Nam), Điện Biên (170.648 người, chiếm 34,8 % đân số toàn tỉnh và 16,0 %

tổng số người Mông tại Việt Nam), Sơn La (157.253 người, chiếm 14,6 %

2 ` 2 ⁄

Theo Website Tông cục Thông kê: http://www.gso.gov.vn/

23

Trang 29

và 14,7 % tổng số người Mông tại Việt Nam), Lào Cai

EWiệt Nam), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người),

G1372 người).

k 4 thành viên trong cộng đồng tăng lên, điều đó có nghĩa số miệng

ở biên và tất yếu nhu cầu lương thực càng trở nên rất lớn Muốn giải

Mạc nhu cau đó, họ chỉ còn cách phá thêm rừng dé có thêm diện tích

: › và đây nhanh chu trình sử dụng đất Hậu quả là rừng bị chặt phá

k& và đất rừng bị khai thác kiệt quệ Khi đó, điều kiện sống của người

2 g không những không được cải thiện ma còn trở nên tồi tệ hơn Hoạt

săn bắn, hái lượm bị ảnh hưởng và từ đó nguồn nguyên liệu cũng bị

ñ đi một cách đáng kể Do đó, việc khai thác, sử dụng và trồng rừng cần

bự quan tâm dé những cánh rừng có thé tái sinh, góp phần phủ xanh đổi

trọc, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp và tăng thêm nguồn thực phẩm hang

3.1.2 Dòng họ

Dòng họ ở người Mông có một vị trí vô cùng quan trọng, đó là một

trong những yếu tố cốt lõi cấu thành nên xã hội người Mông Nói cáchkhác, nó là nền tảng cho sự tồn tại của xã hội Mông truyền thống và chỉ

phối mọi hoạt động trong đời sống hằng ngày của cả cộng đồng Người

Mông gọi dòng họ là xénhv Ở Việt Nam, có khoảng 20 họ Mông khácnhau như: Vàng, Giang, Sing, Ly, Thao, Lu, Vu, Vì, Ho, Hau, Hang, Cứ

Dia vực cư trú chung là một yếu tố góp phan tạo nên sự cố kết trong

hoạt động kinh tế - xã hội của dòng họ Từ lâu, tâm lý quan tụ theo dòng họ

đã trở thành nét đặc thù của người Mông ở Việt Nam Những người đứng

đầu dòng họ cùng các gia đình đã “khai sơn phá thạch” vùng đất đai sinh

sống của dòng họ mình Về sau, khi địa vực được mở rộng, các gia đình

khác cũng đến cộng cư, do đó, một làng không chỉ gồm một dòng họ mà

25

Trang 30

thường có nhiều dòng họ cùng cư trú Tuy vậy, các gia đình khác dòng họ

không sống xen kẽ mà thường ở thành những cụm gần nhau tạo nên cácxóm với những tên gắn với các dòng họ như: Mông Giang (xóm người họ

Giàng), Mông Chang (xóm người họ Chang), Mông Thào (xóm người họ

Đặc biệt, dòng họ người Mông định ra những luật tục rất nghiêm

khắc, nổi bật là tục cắm kết hôn trong dòng họ, kế cả những anh em “khác

ma” song cùng tên cùng họ Luật tục còn quy định cả nghĩa vụ, trách nhiệm

của các thành viên trong dòng họ Người Mông có câu: “Sống là người của

dòng họ, chết là ma của dòng họ Sống phải biết bảo vệ nhau, chết phải

chôn cất cho nhau.” Mặt khác, văn hóa ứng xử của người Mông cũng tồntại chủ yếu dựa trên phong tục tập quán của dòng họ mà nỗi bật là những

tục liên quan đến trật tự xã hội, luật tục quy định quyền lợi và nghĩa vụ của

các thành viên trong cộng đồng thông qua lễ Naox cxungx được tô chức

hằng năm ở các làng Đặc biệt, dòng họ như một tín hiệu để mọi thành

viên của dân tộc này nhận biết nhau Người Mông sống ở đâu, thuộc nhón

nào, khi gặp nhau bao giờ cũng hỏi nhau thuộc dòng họ gì Đây là đặc điểm

hiếm thấy ở những dân tộc khác.

Như vậy, ta có thể thấy được cấu trúc trong xã hội người Mông khá độc- đáo Trong đó, vai trò của dòng họ chiếm một vị trí đặc biệt Có thể nói,

dòng họ của người Mông không chỉ là do một ông tổ sinh ra mà còn là

cộng đồng những thành viên có cùng chung kí hiệu tín ngưỡng, được gọi là

“cùng ma” Những kí hiệu đó được biểu hiện phần nào qua các nghi thức

tâm linh mang tính lễ nghi trong phong cách 4m thực của người Mông Đây

chính là nét riêng thể hiện bản sắc của một dân tộc có sức sống trường tồn

như dân tộc Mông.

26

Trang 31

li vai trò quyết định trong đời sống cũng như trong sự

một tộc người, một xã hội Khái niệm gia đình được người

ib 1a Ziv hay Ziv Nénhs dé chi tập hợp những người cùng sống:gín bó với nhau bang quan hệ hôn nhân và dòng máu dưới cùng

S mái nhà, gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái Theo quan niệm này, gia

eh của người Mông phải từ hai người trở lên Nếu đàn ông không có vợ,

Ban bà không có chồng, dù ở nhà cao cửa rộng cũng không được coi là Ziv

2 với đúng nghĩa của nó Mỗi gia đình của người Mông có số lượng

b nh viên nhiều ít khác nhau Theo kết quả điều tra đân số năm 1989 của

thống kê tỉnh Lào Cai, quy mô gia đình ở các làng Mông bình quân từ

7 người.

Xã hội của người Mông là xã hội phụ quyền Trong gia đình, người

đàn ông là người chủ gia đình (thông thường người Mông gọi là tsur /sêr —

“Chủ nhà”), đảm đương vị trí này luôn là người bố Khi người bố không

còn, quyển tsur tsér mới được trao cho con trai lớn Tsvr tsér luôn là ngườicó quyển han cao nhất trong mọi công việc của gia đình, là người vạch mọi

kế hoạch trong đời sống, quyết định những công việc quan trọng và chịu

trách nhiệm thực hiện các lễ nghỉ tín ngưỡng trong khuôn khổ gia đình.

27

Trang 32

búa người thực hiện chức năng đối ngoại, thay mặt gia đình

i công việc của dòng ho, làng bản Trong công việc đôi ngoại

ng xử với người ngoài luôn được coi trọng Người Mông là mộtkhách và trọng danh dự, tswr tsér không bao giờ dé điều tiếng

4 cơi là người bạc đãi với khách cho dù họ là đồng tộc hay khác tộc.

Š Trong quá trình canh tác, người đàn ông là người quan lí, chi dao

K va la lao động chính, đảm đương những công việc nặng nhọc nhất.

i S công việc vụ mùa mà phải đảm nhận toàn bộ công việc nội trợ trong

Xã hội phụ quyền của người Mông chú trọng trước tiên đến quyền

@ của người đàn ông trong gia đình, quyền lợi của dòng họ rồi mới đến

lợi của người phụ nữ Bởi vậy, họ thường nhấn mạnh đến vụ trí độc

tôn cũng như quyền thừa hưởng của nam giới Thực tế, khi các con trưởng

thành và được chấp nhận ra ở riêng, người bố đồng thời là chủ nhà sẽ thực

hiện việc chia tài sản cho họ Chú bác trong dòng tộc và người cậu bên

ngoại được mời chứng kiến sự phân chia này Thông thường, đất canh tác —

tư liệu sản xuất quan trọng nhất sẽ được chia đều cho bố mẹ và từng người

con trai Khi con cái còn nhỏ, cha mẹ là người gánh vác mọi công việc và

đảm đương trách nhiệm chủ nhà Lúc về già, cha mẹ thường sống cùng con

trai út Người con út sẽ thừa hưởng tài sản của bố mẹ và có trách nhiệm lớn

nhất trong việc chăm sóc bố mẹ Con trai trưởng sau khi lay vợ sẽ ở với bố

mẹ đến khi các em trưởng thành và xây dựng gia đình.

Chế độ phụ quyền trong xã hội người Mông còn được thể hiện quaphép ứng xử trong ăn uống Đối với người Mông ở huyện Đồng Văn và

Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, trong ăn uống có một số quy định như sau: con

dâu không được ngồi gần bố chồng, bát nước uống hoặc ống điếu khi condâu đưa cho bố mẹ chồng phải tráng lại hoặc con trai trong nhà giả đặt

28

Trang 33

hoặc vào bát rồi mới đưa Trong ngày đầu năm mới, chỉ

b ông mới được làm mâm cỗ dé cúng tổ tiên Người phụ nữ

a t cứ một việc gi trong những ngày này Các anh con trai trong

aN thức suốt đêm dé chuẩn bị các món ăn cho mâm cỗ ngày mùng

ot món ăn của họ đều được chế biến từ thịt: thịt gà luộc, lòng lợn

và kỳ công nhất đó là món lợn quay Người Mông quan niệm

Shing ngày Tết ở đây đàn ông sẽ phải làm hết mọi việc, như vậy năm

g nhà mới sinh được con trai, lợn gà sẽ đẻ nhiều Trong những dịp lễ

y khi nhà có khách, đàn ông được ăn trước còn phụ nữ và trẻ em phải

pu Còn trong bữa ăn hằng ngày, gia đình người Mông ngồi chung mâm

lăn uống bình đẳng.

Nền tảng xã hội và gia đình của người Mông là một trong những

n tố quan trong chi phối tới phong cách 4m thực của họ mà chúng tôi sẽ

cập ở phan sau.

3.2 Phong tục tập quan của người Mông

3.2.1 Trong đời sống hằng ngày

Từ trước đến nay, việc ăn uống của người Mông đều dựa vào hai

nguồn lương thực và thực phẩm chính: từ các sản phẩm trồng trọt và chăn

nuôi đến các sản phẩm tự nhiên từ hoạt động săn bắn, hái lượm Sản phẩm

trồng trọt gồm có: lúa nương, ngô, khoai, sẵn, đậu tương, lạc, các loại bầu,

bí, rau cải Nguồn thực phẩm chăn nuôi bao gồm: trâu, bò, dê, gà, ngựa.Ngựa và chó được nuôi nhiều nhưng rat ít ăn thịt Sản phẩm khai thác từ tự

nhiên đã bổ sung quan trọng cho nguồn lương thực, thực phẩm Người

Mông ở Mèo Vạc, Đồng Văn ăn ngô là chính, còn đối với người Mông ở

Tây Bắc nói chung, cây lúa nương là thức ăn chính của họ.

Từ các nguôn lương thực, thực phẩm trên, họ chế biến thành các

mon ăn đơn giản không cau kì như một số món ăn của người Việt.

29

Trang 34

g lỄ nghỉ tôn giáo

; thé giới tâm linh của người Mông, thờ cúng tổ tiên và các vị

ghia hết sức quan trọng Nó không chỉ thể hiện niềm tin mà còn

Eh: nén văn hóa cội nguồn của người Mông Hàng năm, người Mông

ng tổ chức các lễ hội dé thể hiện sự tôn thờ của mình với thế giới than

` với tiên tổ Lễ mừng năm mới và lễ cúng thần nhà là hai lễ tiêu biểu

nà n ánh khá rõ nét phong tục, tập quán và tín ngưỡng của người Mông.

ong hai lễ này, dấu ấn riêng biệt của âm thực Mông cũng được bộc lộ rõ.

e Lễ mừng năm mới

Tết cổ truyền của người Mông diễn ra vào cuối tháng con bò (Nhux, đầu tháng con hỗ (7sor hii) theo lịch của họ, tương đương với tháng

Chap trong lịch âm của người Việt Việc đón Tết của người dân ở đây được

chuẩn bị chu đáo trước đó hàng tháng Từ chiều 29 - 30 Tết, nhà nào cũng

đồ những phản cơm thật to dé giã bánh, thường thì mỗi nhà dé từ 5 đến 10

kg gạo để đủ lượng bánh trong suốt dịp Tết cỗ truyền Người Mông quan

niệm, chiếc bánh day tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời - là nguồn

gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất Chính vì vậy mỗi dịp Tết

đến, 2 bản người Mông là Hang Kia, Pa Co luôn có những “met bánh day”.

Một nghỉ lễ tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp này là “Lễ cúng Tết”

(Than chiaz) ma quan trọng nhất là lễ cúng tô tiên diễn ra vào ngày tất niên.

Thông thường, gia chủ phải làm một chiếc bánh dày to để trong chiếc mẹt

(Juz vangz) đặt dưới đất trước nơi thờ cúng tổ tiên, đồng thời sắp một mâmcơm cúng bên cạnh Ở nhiều nơi, mâm cơm nhất thiết phải có một liễn cơm

ngô (maor cuav) và một bát canh lớn với miếng thịt luộc đã được thái nhỏ.

Xung quanh liễn cơm, người ta cắm ngửa những chiếc thìa ăn được làm

_ bằng gỗ Chủ nhà thắp hương, cắm một nén lên bánh dày, ba nén lên vách

nhà hay bát hương rồi nâng một chén rượu, thìa cơm và bắt đầu khdn bày tỏ

30

Trang 35

a mình với tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ cho năm sau tốt đẹp

Nước và lần lượt gọi tên những người quá cố trong dòng họ theo

4 tự từ đời trước sang đời sau cùng về ăn Tết với gia đình Nghỉ

ing tổ tiên trong dip năm mới được tiến hành trong vòng ba ngày.

| biệt, mâm cơm ngày Tết của người Mông không có rau Người Mông

pring nếu ăn rau trong những ngày đầu năm mới thì trên nương sẽ mọc

3 có dai Vì vậy, sau ngày mùng ba, ta mới thấy những món rau xuất

h hương bữa ăn của người dân nơi đây.

Ảnh 6 Mâm cơm Tết của người Mông(Nguồn: www.dulichmocchau.net)

e Thờ cúng thần nha (Xv car)

Người Mông quan niệm, Xv car là thần thiêng liêng quan lý mọi

việc nhà, biểu tượng cho sự đầy đủ, giàu sang Bởi vậy, các gia đình Mông

đều phải lập bàn thờ cúng X⁄v car Chỗ thờ thần nhà được đặt trên vách

của gian giữa ngôi nhà, ngay sát vị trí nơi thời cúng tổ tiên Vào ngày tất

niên của Tết mừng năm mới, người Mông trang trọng làm lễ cúng thần nhà

để tỏ rõ sự biết ơn và cầu xin thần nha phù hộ cho một năm mới tốt đẹp Đồ

cúng trong lễ là mâm cơm gồm thịt gà, lợn, chén rượu và bát cơm Trong

31

Trang 36

tang ma hay vào nhà mới, chủ nhà nhất thiết phải làm

ba để báo tin và mời thần nhà chứng giám LỄ vật dùng để

h chỉ có thé là thịt lợn, thịt gà, cơm ngô, cơm gạo va rượu.

l buuyệt đối kiêng dùng thịt bò, thịt trâu hay thịt chó.

F Nền tảng tự nhiên là nhân tô quan trọng có vai trò quyêt định dén

th phân, nguyên liệu âm thực Mông nói riêng cũng như am thực Việt1 nói chung Vùng Tây Bắc rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên

bọ phú cùng hệ động, thực vật đa dạng đã giúp 4m thực Mông tạo ra nét

: báo riêng biệt Bên cạnh đó, điều kiện về kinh tế, xã hội cũng là những

bỏ chi phối, ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách văn hóa 4m

cia người Mông.

32

Trang 37

Chương 2

PHAN, CƠ CẤU VÀ TO CHỨC ÂM THỰC

CỦA NGƯỜI MÔNG

: By Bắc là vùng đất rộng người thưa, tiềm năng đất đai, rừng, nguồn

p, hệ sinh thái cây trồng vật nuôi với diện tích tự nhiên là 3.741.263 ha,k 11,3% diện tích cả nước Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa

bh khí hậu cùng đời sống kinh tế đã chi phối khá rõ rệt tới âm thực Do _

ì thành phần âm thực của người Mông rất phong phú với các nguyên liệu

nhiên cũng như nguồn nguyên liệu từ hoạt động chăn nuôi, sản xuất

Btrao déi hàng hóa với các dân tộc khác.

¡ L THÀNH PHAN ÂM THUC

1 Đồ ăn

1.1 Nguồn nguyên liệu từ thực vật

1.1.1 Lương thực và hoa màu

Ngô là loại cây lương thực quan trọng bậc nhất đối với người Mông

nói riêng cũng như nhiều dân tộc khác vùng Tây Bắc nói chung.

Ở các tỉnh Tây Bắc, cây ngô vẫn là cây trồng chủ lực cho thu nhập

cao, 6n định và là nguyên liệu chính trong đời sống 4m thực của người

Mông Tây Bắc có thế mạnh về sản xuất ngô với diện tích khoảng 214.000

ha, năng suất 37 ta/ha° Ngô được trồng ở nương du canh, nương định canh

(có địa hình bằng phẳng, giàu chất hữu cơ, tầng đất mặt dày, âm, ít chua

hay thô canh hốc đá (bãi đốc tụ và cả ở trên sườn núi, đất dốc hẻm đá vôi,đất tuy nghèo dinh dưỡng hơn nhưng cũng phù hợp với sản suất ngô) Ngô

bò cả lên đất có độ dốc đáng kinh ngạc, trên 25 độ.

` Số liệu thống kê năm 2010 theo website http://nongnghiep.vn.

33

Trang 38

a trồng ngô có ba vụ chính là vụ Xuân - Hè, Hè - Thu và Thu

F Xuân - Hè: Những nơi đất đủ ẩm có thể tranh thủ gieo sớm và

4 tháng 3 đầu tháng 4, thu hoạch vào cuối thang 7 đầu tháng 8.

iy Hè - Thu: đây là vụ san xuất chính trong năm Họ ta gieo vào

1g 4 đầu tháng 5 và thu hoạch tháng 8, nếu gieo sớm hơn khi đất

khô thì ngô không mọc được, nếu gieo muộn hơn vào tháng 6 thì đất

k đính (vì mùa mưa vùng này bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5).

Vụ Thu - Đông: Một số ít vùng thấp khí hậu ấm áp hơn có áp dụng

Êm vụ thu-đông, gieo vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9.

Do cây lương thực chính của người Mông là cây ngô cho nên ở

& iều vùng, đồng bào sử dụng ngô là món ăn chính Họ có thể chế biến ngô

lành nhiều món khác nhau là phong phú thêm bữa ăn hang ngày Không

'chỉ thế, cây ngô đối với người Mông là một loại cây đa năng, được sử dụng

toàn bộ từ rễ đến hạt Lá ngô, bẹ ngô, cùi ngô còn được dùng để nuôi gia

2» súc hoặc dé làm chất đốt Thân cây ngô được dùng để ken tạm vách hoặc

ken làm hàng rào Râu ngô được giữ lại làm nước uống vì đó là một vị

thuôc lợi tiêu.

Bên cạnh ngô, lúa cũng là loại lương thực được chú trọng trong

thành phần ẩm thực và góp một phần không nhỏ vào bữa ăn của người

Mông Lúa được gọi là tsi, trong tiếng Mông là Cxur Họ trồng lúa trên

ruộng bậc thang Năm 2007, sản lượng lúa đạt 587 nghìn tấn, chiếm 55%

tông sản lượng lương thực toàn vùng Tỉnh đạt sản lượng ngô cao nhất là

Son La với 326 nghìn tan, đứng thứ 3 cả nước, sau Đắc Lắc và Đồng Nai.

Về lúa, năm 2007 diện tích trồng đạt 157,5 nghìn ha, tăng 15,4% (21 nghìn

ha), năng suất lúa cả năm đạt 36,4 tạ/ha, tăng 8,9 tạ/ha (23,4%) so với năm

2000 Lúa Tây Bắc tuy năng suất không cao, nhưng chất lượng lại tốt, nhất

34

Trang 39

aa h có gạo thom nổi tiếng thị trường trong nước, được người

b khác chính là những hạt may, dài (gạo nếp vốn hạt hơi tròn, mập).

gạo nếp nương Điện Biên thành xôi có cảm giác như xôi không được

; đính lắm, và hạt gạo cảm giác không được nở như các loại nếp thường,

x g khi ăn vào, mới thấy hết vị ngọt, sự dẻo, thơm trong hạt cơm và ăn

4 ông hè bị cứng.

Người Mông trồng nhiều khoai, sắn Đây là những cây lương thực

không kém phần quan trọng trong đời sống của họ Ở những vùng còn

Johto khó, khi tình trạng thiếu lương thực xảy ra thường xuyên thì khoai,

là loại thức ăn cứu đói Người ta thường độn cơm với ngô, khoai, sắn.

Có khi họ chỉ luộc khoai, sắn ăn qua bữa trong những ngày giáp hạt, nguồn

- lương thực khan hiếm Ngoai ra, người ta thường tận dụng những phan

thừa như dây khoai, củ săn dé làm thức ăn cho vật nuôi.

Bên cạnh đó, để tăng nguồn lương thực, khi trồng ngô, người Mông

đã biết xen canh các loại đậu, đỗ, khoai Khi tra ngô, trong một lỗ, người ta

thường bỏ 2 hạt ngô, vài hạt đậu, ít hạt rau dền, các hạt thuộc họ bầu bí.Điều này giúp cho đồng bảo đảm bảo nguồn lương thực, phong phú thànhphân âm thực mà còn làm cho đất không bị xói mòn.

Cây đậu tương đối với đồng bào người Mông là loại cây lương thực,thứ đến mới là loại cây dùng để trao đổi hàng hóa Nơi sản xuất nhiều đậu

tương nhất thuộc Lào Cai ở các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Simacai

(Đồng Văn, Hà Giang) Năm 1993, nơi đây trồng đến gần 3.000 ha, sản

lượng thu được xáp xi 1.500 tan, năng suất toàn tinh đạt 4,92 ta/ha Từ đậu

35

Trang 40

a -đân tộc chế biến được khá nhiêu mon va da dạng về cách chê' thể chế biến khô, xay đậu hoặc nâu canh

2 Rau, củ, quả và các loại nguyên liệu khác

ở thể nói loại rau nổi tiếng mang thương hiệu của người Mông là

k mèo Là một loại rau thuộc họ nhà cải, có bẹ, thân dài, màu xanhlá cây nhăn và có viền xoăn dạng lượn sóng Cây rau mọc tự nhiên,

a mon mon trên các hốc đá, bên vệ đường hay xung quanh những ngôi

của người Mông Có vô vàn món ngon từ món rau cải này như món rau

mèo xào với thịt trâu gác bếp, hay món canh rau cải nấu với nước gà, ănvà có tác dụng giải rượu rất tốt Khi du lịch chưa phát triển, đồng bào

quen trồng cải mèo dé ăn, không bán nên không chú trọng trồng trọt sốwong lớn Cải mèo cũng được coi là loại rau quý vì được thiên nhiên chon

) nên có sức sống mãnh liệt, vượt qua thời tiết mùa Đông khắc nghiệt có

băng ở vùng núi và sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh rất tốt Ngày

nay, cải mèo đã trở thành loại rau đặc sản của người Mông, được du khách

trong và ngoài nước yêu thích Loại rau này nhanh chóng được nhân rộngtrồng ở các địa phương khác và có mặt ở nhiều siêu thị rau sạch tại Hà Nội.

Loại cây dân dã này cũng đang được đưa vào dự án phát triển đặc sản địa

phương nhằm giúp cải thiện đời sống bà con người Mông.

Người Mông có một số loại cây ăn quả ôn đới mà vùng thấp không

có như cây táo mèo, cây lê, cây man, cây đào Các loại cây này phù hợp với

khí hâu và địa hình vùng Tây Bắc nên là những cây có triển vọng để phát

triển kinh tế Cây táo ở vùng này mọc tốt và sai quả Cây lê được trồng

nhiều trong vườn nhà Mận Bắc Hà (hay còn gọi là mận Tam Hoa) nỗi

tiếng là ngon Còn đào Sapa cũng rất được ưu chuộng do quả to, ăn ngon

và được nhiều người yêu thích.

Người Mông cũng hái các loại nam, mộc nhĩ sống trên cây như nấm

8à,, nâm mối thường được hái vào mùa xuân hoặc sau những cơn mưa và

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 14:49

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w