1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số vùng tây bắc việt nam hiện nay

211 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Hệ Thống Chính Trị Cơ Sở Trong Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Vùng Tây Bắc Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Tú Anh
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Văn Quang, TS Nguyễn Văn Toàn
Trường học Học viện Chính trị
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 4,81 MB

Nội dung

Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY 2.

Trang 1

NGUYỄN TÚ ANH

VAI TRß HÖ THèNG CHÝNH TRÞ C¥ Së

TRONG GI÷ G×N B¶N S¾C V¡N HO¸ D¢N TéC THIÓU Sè

VïNG T¢Y B¾C VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Mã số: 922 90 08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS TS Nguyễn Văn Quang

2 TS Nguyễn Văn Toàn

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Nguyễn Tú Anh

Trang 3

1.2 Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về bản sắc văn hóa và giữ

gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam 181.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ HỆ

THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY

2.1 Hệ thống chính trị cơ sở và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

2.2 Quan niệm, biểu hiện và yếu tố quy định vai trò hệ thống

chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ HỆ THỐNG

CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

3.1 Thành tựu, hạn chế thực hiện vai trò hệ thống chính trị cơ sở

trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc

3.2 Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra về thực hiện vai trò hệ

thống chính trị cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay 109

Trang 4

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ HỆ

THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY BẮC VIỆT

4.1 Định hướng cơ bản phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ

sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng

4.2 Giải pháp chủ yếu phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở

trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Văn hóa có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đấu tranhcách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa Văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, đặt nganghàng với kinh tế, chính trị và là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội,

là sức mạnh nội sinh, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước; văn hóacòn thì dân tộc còn; văn hoá soi đường cho quốc dân đi Mỗi dân tộc trongquá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lao động sản xuất đã không ngừngsáng tạo ra giá trị văn hóa vật chất, tinh thần, tạo nên BSVH các dân tộc rấtphong phú, đa dạng, luôn được kế thừa và phát triển qua các thế hệ Trong xuthế mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, nhiều giá trị BSVH dân tộcđang đứng trước nguy cơ bị thất truyền, xâm lăng của văn hóa ngoại lai, tácđộng bởi công nghệ thông tin, mặt trái của nền kinh tế thị trường

Tây Bắc Việt Nam là mảnh đất cách mạng lâu đời, giàu truyền thốngvăn hóa cả vật thể và phi vật thể, nơi cư trú của hơn 30 DTTS ở 6 tỉnh TâyBắc; được mệnh danh là “địa đầu” và “lá phổi xanh” của đất nước Bản sắcvăn hóa DTTS vùng TBVN là bức tranh đa sắc màu đậm đà tính dân tộccủa mỗi tộc người, không chỉ ở những danh lam thắng cảnh, nghi lễ, phongtục, tập quán mà còn ở ý thức tộc người bền chặt, lối sống chân thật, giản

dị, mến khách, giàu lòng tự trọng Tuy nhiên, một số BSVH DTTS vùngTBVN hiện nay đang bị mai một, thương mại văn hoá truyền thống vànguy cơ “Kinh hoá”

Hệ thống chính trị cơ sở nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các chương trình,

dự án, kế hoạch của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị BSVH tốtđẹp của dân tộc nói chung và DTTS vùng TBVN nói riêng Vì vậy, HTCTCS

có vai trò đặc biệt quan trọng trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN Thời

Trang 7

gian qua, HTCTCS vùng TBVN đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụtrong quán triệt, tuyên truyền, vận động; lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điềuhành; tham mưu, đề xuất với cấp trên thực hiện tốt quan điểm, đường lối củaĐảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Tuy nhiên, vai trò đó còn bộc

lộ nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ cơ sở chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm,còn nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướngdẫn đồng bào DTTS giữ gìn BSVH phù hợp với đặc điểm, phong tục, tậpquán và yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương; công tác kiểm tra, giám sát thựchiện các nội dung giữ gìn và phát huy BSVH DTTS chưa tốt; chưa có sự phốihợp chặt chẽ với già làng, trưởng bản, người có uy tín để tổ chức những hoạtđộng truyền dạy BSVH cho thế hệ trẻ…

Trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, dân tộc hùng cường, thịnhvượng việc giữ gìn và phát huy BSVH DTTS càng có ý nghĩa quan trọng cấpbách hơn bao giờ hết, góp phần tạo thành sức mạnh tổng hợp của khối đạiđoàn kết toàn dân tộc thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH Đồngthời, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về:

“Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóaViệt Nam”[34, tr.143]… Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách đặt ra cả về lý thuận vàthực tiễn ở vùng Tây Bắc hiện nay là phát huy vai trò của HTCTCS, có cácbiện pháp thiết thực, cụ thể, hiệu quả trong khơi dậy ý chí, khát vọng tự lực,

tự cường, tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển xanh, bền vững vàtoàn diện BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò hệ thống chính trị

cơ sở trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành CNXH khoa học.

Trang 8

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận; đánh giá thực trạngthực hiện vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN; đềxuất định hướng và giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của HTCTCS trong giữgìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình có liên quan đến luận án

- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về HTCTCS, BSVH DTTS và vai

trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN

- Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVHDTTS vùng TBVN hiện nay và đặt ra một số vấn đề về vai trò của HTCTCStrong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay

- Đề xuất định hướng và giải pháp phát huy vai trò của HTCTCS tronggiữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN

Phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu:

Vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN

Nội dung nghiên cứu:

Hệ thống chính trị cơ sở, BSVH DTTS, giữ gìn BSVH DTTS và vai tròcủa HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay

Về thời gian:

Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn từ năm 2011 đếnnay (khi Đại hội XI của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

Trang 9

thời kỳ quá độ đi lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011; khi Chính phủ

ban hành Nghị định số 05/2011-NĐ/CP, ngày 14/01/2011 về Công tác dân

tộc; Đề án số 1270/QĐ-TTg ngày 27/07/2011 về Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020)

Đề tài khảo sát sâu tại 6 xã là: xã Trung Thu, xã Sính Phình, huyện TủaChùa (Điện Biên); xã An Bình, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ (Hòa Bình);

xã Bản Lầu, Bản Sen, huyện Mường Khương (Lào Cai)

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

có nội dung liên quan

Trang 10

Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùngmột số nghiên cứu điều tra, sử dụng các phương pháp chuyên ngành như:phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử; tiếp cận hệ thống, phân tích, tổnghợp; thống kê, so sánh và điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia đểlàm rõ nhiệm vụ nghiên cứu

5 Những đóng góp mới của luận án

- Luận án làm rõ, bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về HTCTCS vàđặc điểm HTCTCS vùng Tây Bắc, bản sắc văn hóa các DTTS và giữ gìnBSVH DTTS vùng TBVN hiện nay;

- Xây dựng quan niệm và các yếu tố quy định vai trò của HTCTCS tronggiữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay;

- Đề xuất hệ thống các giải pháp phát huy vai trò của HTCTCS trong giữgìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án làm sáng rõ thêm lý luận về vai trò củaHTCTCS vùng TBVN trong giữ gìn BSVH DTTS hiện nay; các yếu tố quyđịnh vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN; góp phầnvào giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc theo quan điểm Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Trang 11

triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hóatinh thần cho các DTTS trong thời kỳ mới

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu thamkhảo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường đại họctrong và ngoài quân đội Đồng thời là tài liệu để tuyên truyền, giáo dục nângcao ý thức tộc người, ý thức dân tộc, đấu tranh các quan điểm sai trái, thù địchnhằm giữ gìn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nóichung và văn hóa DTTS vùng TBVN nói riêng

7 Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mụccác công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luậnán; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 12

* Các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị ở nước ngoài

V.I.Bônđarơ (1986), Đảng Cộng sản Liên Xô trong hệ thống chính trị

của xã hội Xô viết: Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu [136] Cuốn

sách đã nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô vớiHTCT XHCN và toàn xã hội; làm rõ vị trí, vai trò của từng thành tố trongHTCT và mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình hoạt động ĐảngCộng sản Liên Xô lãnh đạo toàn HTCT XHCN; Nhà nước Xô viết là trungtâm, trụ cột của HTCT XHCN; các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theokhuân khổ của Hiến pháp, pháp luật, thực hiện quan điểm, đường lối, mụctiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước Liên Xô HTCT XHCN ở Liên Xô tổchức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm sự tập trungthống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân

Vũ Dương Huân (2002), Hệ thống chính trị Liên bang Nga cơ cấu và tác

động đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại [43] Cuốn sách cho

rằng, HTCT của mỗi nước là một sản phẩm chính trị được hình thành trongquá trình tạo dựng quốc gia, chịu sự quy định và tác động của một loạt nhân

tố, trong đó có hệ tư tưởng; HTCT là “một mạng lưới của tất cả các cơ quannhà nước và các tổ chức xã hội có tham gia vào các công việc của quốc gia[43, tr.74] HTCT bao gồm: nhà nước - một tổ chức chính trị của giai cấp cầmquyền; các đảng chính trị; các tổ chức xã hội có những tham gia nhất định vàođời sống chính trị của đất nước

Tô Huy Rứa (2008), Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính

trị một số nước trên thế giới [102] Cuốn sách nghiên cứu, khảo sát, phân tích

Trang 13

những HTCT cơ bản có tính chất đại diện, điển hình ở một số nước trên thếgiới bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng dân chủ tự do và một số nước chịu ảnhhưởng bởi các yếu tố tư tưởng XHCN; những tác động của tư tưởng chính trị,điều kiện lịch sử, truyền thống văn hóa, tính chất dân chủ, tiến bộ của các hệthống này Cuốn sách tập trung luận giải và đưa ra các đề xuất về việc thamkhảo kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của HTCT các nước đó trong quá trìnhnghiên cứu tiếp tục đổi mới HTCT ở Việt Nam

La Chay Sinh Su Van (2011), Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở

nông thôn Lào hiện nay [135] Luận án chỉ rõ, HTCT cấp cơ sở ở nông thôn

Lào là hệ thống chỉnh thể các tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chínhtrị - xã hội ở bản, thị trấn được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc

cơ bản của CNXH và trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật, đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào nhằm thực hiện, phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân Luân án nêu quan niệm: “Hệ thống chính trị cấp cơ sở

ở nông thôn Lào là toàn bộ các tổ chức chính trị cấp cơ sở - bản, thị trấn được

tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc xác định, gắn bó hữu cơ, thốngnhất với nhau về mục đích, chức năng, nhiệm vụ nhằm thực hiện sự lãnh đạocủa Đảng và quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

ở cơ sở” [135, tr.48]; đưa ra giải pháp đổi mới HTCT cấp cơ sở ở nông thônLào: Xây dựng, chỉnh đốn tổ chức đảng ở các bản nông thôn Lào; xây dựng,củng cố, kiện toàn, đổi mới và nâng cao hiệu lực của chính quyền cấp cơ sở ởnông thôn Lào; đổi mới các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở ở nông thôn Lào;giải quyết tốt mối quan hệ giữa các tổ chức trong HTCT cấp cơ sở

Nguyễn Việt Cường (2018), Đảng Chính trị và hệ thống đảng chính trị

ở Liên bang Nga sau 1991 [19] Bài viết khẳng định, đảng phái, hệ thống

đảng chính trị là một trong những thiết chế chính trị quan trọng trong HTCT;

là một yếu tố quan trọng của xã hội dân sự và nền dân chủ đại diện Đặc điểm,tính chất của hệ thống đảng là những chỉ số quan trọng để đánh giá một nền

Trang 14

dân chủ trong xã hội hiện đại Bài viết kết luận, trong điều kiện hiện đại hóachính trị ở Nga hiện nay, xu thế đơn tâm của hệ thống đảng với vai trò thốngtrị của Đảng quyền lực nước Nga thống nhất có thể đem đến những hiệu quảthực dụng về thể chế vì nó trở thành cơ chế đảm bảo tối đa lợi ích chính trị

của giới cầm quyền và bảo đảm sự tái tạo của chế độ chính trị ở Nga

* Công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ

sở ở trong nước

Nguyễn Quốc Phẩm (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ

hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta [93] Cuốn sách luận giải làm rõ HTCTCS là đơn vị nhỏ

nhất, cuối cùng thực hiện quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, phápluật của Đảng, Nhà nước Trong quá trình hoạt động thực tiễn HTCTCS cóvai trò rất quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất làvới đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc nước ta, nơi còn nhiều khó khăn vềmọi mặt Việc thực hiện dân chủ hóa nông thôn miền núi, vùng đồng bàoDTTS miền núi phía Bắc nước ta sẽ góp phần giữ vững ổn định chính trị, xóa

bỏ các hủ tục lạc lậu, hạn chế tình trạng du canh, dư cư, nâng cao đời sốngvăn hóa tinh thần của đồng bào DTTS làm cho cuộc sống của đồng bào dântộc tiến kịp miền xuôi

Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc, Đồng Khắc Việt (2003), Nghiên cứu một số

giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh miền núi nước ta

[103] Cuốn sách khẳng định, các tỉnh miền núi nước ta có vị trí địa chính trịđặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, là địabàn cư trú, sinh sống của nhiều dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc ViệtNam Để bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao trong nhận thức và hành động,khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế các tỉnh miền núi cần đổi mới hoạt độngHTCT Trên cơ sở luận giải làm rõ thực trạng hoạt động của HTCT thời gianqua, cuốn sách đề xuất một số giải pháp đổi mới hoạt động của HTCT cáctỉnh miền núi: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp;

Trang 15

xây dựng đội ngũ cán bộ ở các tỉnh miền núi là người địa phương; có cơ chếchính sách đúng đắn, hợp lý, hiệu quả để phát huy thế mạnh của đội ngũ cán

bộ, khơi dậy nguồn lực tự nhiên, xã hội thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…

Trương Minh Dục (2003), Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị

ở Tây Nguyên [24] Cuốn sách làm rõ, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược về

quốc phòng, an ninh, là nơi hoạt động của nhiều tổ chức phản động có tưtưởng chống phá cách mạng Việt Nam Xây dựng HTCT là rất quan trọng,giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo môi trường hòa bình để phát triển kinh

tế - xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bàoTây Nguyên Trên cơ sở đánh giá thực trạng xây dựng HTCT ở Tây Nguyênthời gian qua và những yếu tố tác động, cuốn sách đề xuất một số nội dung,biện pháp xây dựng HTCT ở Tây Nguyên, đó là: Kiện toàn HTCT bảo đảm

đủ về số lượng, chất lượng; phát huy sức mạnh của các tổ chức, lực lượngtrong xây dựng HTCT; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận,lực lượng, bảo đảm phối kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng, đồng bộ, ănkhớp; nâng cao năng lực, uy tín của người đứng đầu

Chu Văn Thành (2004), Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số

giải pháp đổi mới [113] Cuốn sách luận giải làm rõ thực trạng hoạt động của

HTCTCS ở nước ta thời gian qua, đó là bộ máy cồng kềnh, hoạt động kémhiệu quả; chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng yếu tố cấu thànhHTCT, còn có biểu hiện hoạt động chồng chéo, chưa giải quyết hiệu quảnhững thắc mắc của nhân dân, còn để xảy ra khiếu kiện đông người, kéo dàirất phức tạp; năng lực giải quyết của người đứng đầu còn lúng túng bị động,thiếu tính chủ động, sáng tạo, còn hiện tượng vi phạm dân chủ, mất dân chủ ởmột số địa phương Cuốn sách đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng của HTCT trong thời gian tiếp theo, đó là: Không ngừng nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; tăng cường mối đoànkết gắn bó máu thịt với nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có nănglực thực sự trong sáng về đạo đức, lối sống; phát huy vai trò, trách nhiệm của

Trang 16

các tổ chức, lực lượng trong xây dựng HTCTCS; làm tốt công tác sơ kết, tổngkết, đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động của HTCTCS

Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị cơ sở nông thôn ở nước ta

hiện nay [9] Cuốn sách đã trình bày khá đầy đủ, toàn diện đặc điểm nông

thôn Việt Nam, khẳng định HTCTCS nông thôn là nơi trực tiếp tổ chức, quántriệt, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đờisống văn hóa mới, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động sinh hoạt trongđời sống nông thôn Nông thôn ở nước ta là bức tranh phản chiếu sinh độngnhất mọi hoạt động của đời sống con người Trên cơ sở làm rõ thực trạng hoạtđộng HTCTCS nông thôn, cuốn sách đề xuất biện pháp xây dựng HTCTCSnông thôn, đó là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ

sở đảng; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là ngườiđứng đầu; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; củng cố, tăng cường mốiquan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,

kỷ luật đảng

Trần Đức Quang (2013), Xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống

chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số [98] Bài viết đã làm rõ thực trạng đội

ngũ cán bộ miền núi, DTTS còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, yếu về chấtlượng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạnmới Cán bộ tại các thôn, bản phần đông là lớn tuổi; tâm lý ỷ lại còn nặng nêncông tác lãnh đạo, điều hành còn nhiều bất cập HTCTCS ở miền núi, vùngDTTS chậm được củng cố, hiệu quả hoạt động còn nhiều yếu kém, nhất lànăng lực triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước Hoạt động của HTCTCS còn nhiều lúng túng,nhất là trong công tác vận động quần chúng… Từ đó, bài viết đề xuất một sốbiện pháp xây dựng và phát huy vai trò của HTCTCS ở vùng DTTS: tiến hành

rà soát, điều tra cơ bản về thực trạng tổ chức và hoạt động của HTCTCS ở cácvùng DTTS; xây dựng quy chế, chương trình hành động, hoạt động phù hợp

Trang 17

từng vùng, đặc điểm từng dân tộc; bồi dưỡng, sử dụng các nguồn cán bộ gắnvới đặc điểm từng vùng, từng dân tộc; xây dựng tổ chức cơ sở đảng vữngmạnh; nâng cao dân trí

Phạm Thị Kim Cương (2021), Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã là người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc [20] Bài viết khẳng định cán bộ,

công chức cấp xã người DTTS có vai trò đặc biệt quan trọng trong HTCTCSvùng Tây Bắc; hạt nhân tiêu biểu trong phát huy sức mạnh khối đại đoàn kếtcủa cộng đồng các dân tộc, là người trực tiếp tiến hành đưa chủ trương, đườnglối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến vớiđồng bào DTTS Để phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dântộc thiểu số khu vực Tây Bắc thời gian tới, bài viết đề xuất, kiến nghị: Triểnkhai thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước về công tác cán bộ cấp xã người DTTS khu vực Tây Bắc; hoànthiện cơ chế về chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với đội ngũ cán

bộ công chức cấp xã là người DTTS khu vực Tây Bắc; nghiên cứu, sửa đổi,

bổ sung chính sách liên quan đến cử tuyển, đẩy mạnh phát triển nguồn nhânlực; hoàn thiện các chính sách về thu hút, trọng dụng, tạo nguồn đối với độingũ cán bộ công chức cấp xã là người DTTS

Lương Thanh Duy (2022), Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở

trong thực hiện công tác dân tộc [26] Bài viết làm rõ, HTCTCS vùng DTTS

là hệ thống các tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ởcác xã có đông đồng bào DTTS sinh sống Thực hiện công tác dân tộc lànhiệm vụ quan trọng của HTCT các cấp Đó là tổng thể các hoạt động theo sựphân công và phối hợp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị - xã hội các cấp; thông qua những nội dung, biện pháp, cách thức cụthể, tiến hành trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong các quan hệ xã hộivùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm làm cho mục tiêu, nội dung công tácdân tộc của Đảng, Nhà nước trở thành hiện thực, góp phần xây dựng khối đại

Trang 18

đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò đồng bào các dân tộc trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trên cơ sở luận giải vai trò của HTCTCS vùngDTTS trong thực hiện công tác dân tộc, bài viết đề xuất các biện pháp pháthuy vai trò của HTCTCS vùng DTTS trong thực hiện công tác dân tộc, trọngtâm, thường xuyên quan trọng nhất đối với thực hiện công tác dân tộc tronggiai đoạn hiện nay là củng cố, xây dựng HTCTCS vùng DTTS vững mạnh,hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác dân tộctrong tình hình mới…

Đinh Văn Thuỵ - Nguyễn Phước Tài (2023), Nâng cao chất lượng hệ

thống chính trị cấp xã hiện nay [115] Bài viết đã làm rõ cơ cấu tổ chức

HTCTCS ở nước ta bao gồm cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, quận,thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi là cấp xã) Chất lượng HTCT cấp xã phụthuộc vào vào chất lượng của từng bộ phận cấu thành như Đảng ủy xã,HĐND xã, UBND xã, Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức chính trị - xã hội

xã Những năm qua HTCT cấp xã có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫncòn hạn chế nhất định Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượngHTCT cấp xã trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Văn Bạo (2023), Vai trò của Bộ đội Biên phòng trong xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh biên giới - Thực trạng và giải pháp [6] Đề tài đã làm rõ những vấn đề cơ bản về

HTCTCS và xây dựng HTCTCS vùng DTTS trên địa bàn các tỉnh biên giới;đặc điểm vùng DTTS trên địa bàn các tỉnh biên giới, đó là: vùng DTTS trênđịa bàn các tỉnh biên giới nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam, tập trung vào cácvùng núi, vùng sâu, vùng xa; trình độ phát triển kinh tế-xã hội không đồngđều, đời sống còn nhiều khó khăn… Đề tài cũng chỉ rõ những đặc điểm củaHTCTCS vùng DTTS trên địa bàn các tỉnh biên giới và nội dung xây dựngHTCTCS vùng DTTS trên địa bàn các tỉnh biên giới; cơ sở chính trị - pháp lý

và nội dung vai trò của Bộ đội Biên phòng trong xây dựng HTCTCS vùng

Trang 19

DTTS trên địa bàn các tỉnh biên giới Trên cơ sở đánh giá thực trạng thựchiện vai trò Bộ đội Biên phòng trong tham gia xây dựng HTCTCS vùngDTTS trên địa bàn các tỉnh biên giới ở hai góc độ thành tựu và hạn chế; đề tài

đã đề xuất các yêu cầu và giải pháp phát huy vai trò Bộ đội Biên phòng trongtham gia xây dựng HTCTCS vùng DTTS trên địa bàn các tỉnh biên giới, đólà: quán triệt và cụ thể hóa đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách

và pháp luật của Nhà nước về HTCTCS vùng DTTS trên địa bàn các tỉnh biêngiới; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất của Quân ủy Trungương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biênphòng và cấp ủy, chính quyền địa phương các tỉnh biên giới trong xây dựngHTCTCS vùng DTTS…

1.2 Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về bản sắc văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam

* Các công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa ở Việt Nam

Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam [114] Với

cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc, cuốn sách đã nghiên cứu, xác định nhữngđặc trưng của BSVH Việt Nam là không lấy văn hóa nước ngoài làm tiêuchuẩn cho bảng giá trị của BSVH Việt Nam Từ đó, cuốn sách nhận định:

“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tươngtác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [114, tr.27]

Hoàng Trinh (2000), Bản sắc văn hóa dân tộc và hiện đại hóa trong văn

hóa [116] Cuốn sách phân tích những quan niệm khoa học về BSVH và hiện

đại hóa, qua đó khẳng định hiện đại hóa chỉ có thể thành công nếu bản sắcdân tộc được sử dụng như một động lực, đồng thời bản sắc dân tộc chỉ đượcphát huy trong một đất nước hiện đại Cuốn sách làm rõ các mối quan hệ biệnchứng tác động qua lại, không tách rời nhau, phù hợp với quan điểm, đường

Trang 20

lối phát triển văn hóa của Đảng, Nhà nước ta hiện nay: Xây dựng nền văn hóavới hệ thống các giá trị chuẩn mực đã được đúc kết, gói gọn trong lịch sử đểthực hiện khát vọng dân tộc phồn vinh, hạnh phúc hiện nay.

Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2001), Giá trị truyền thống

trước những thách thức của toàn cầu hóa [23] Cuốn sách trình bày những nét

cơ bản về giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, đó là những nét nổi bật, đặctrưng tiêu biểu cho bản lĩnh, khí phách, tâm hồn, lối sống con người ViệtNam Những giá trị văn hóa truyền thống đã cỗ vũ, động viên, góp phần làmnên hình ảnh đất nước con người Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế Quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ làm cho các giá trị văn hóangày càng tỏa sáng, phải được nâng lên một tầm cao mới, xây dựng nên hệgiá trị văn hóa tiêu biểu, phục vụ cho sự nghiệp dựng xây, kiến thiết đất nước

Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam [87] Cuốn sách trình bày

vai trò của văn hóa Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhấnmạnh đến yếu tố bản địa của nền văn hóa Bản sách văn hóa Việt Nam là sựkết tinh, chắt lọc của lớp lớp thế hệ người Việt Nam, trở thành nguồn gốc,động lực cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay Cuốn sáchcũng chỉ ra những yếu tố tác động đến BSVH Việt Nam hiện nay, đó là sự runhập của văn hóa phương Tây, phương Đông… Do vậy, BSVH dân tộc cũngphải có sự vận động, phát triển để thích ứng với xu thế phát triển của thời đại.BSVH dân tộc cần phải được giữ gìn, phát triển ở mọi lúc, mọi nơi, khôngbao giờ được đánh mất, nếu đánh mất nó sẽ kéo theo các hệ luỵ về kinh tế,chính trị, xã hội, bị lệ thuộc vào bên ngoài

Lưu Ngọc Khải, Nguyễn Văn Tùng (2013), Thanh niên quân đội với

việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay [67].

Cuốn sách đã phân tích khá đầy đủ, toàn diện về văn hóa, BSVH; làm rõ tínhtất yếu phải giữ gìn BSVH dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế và làm rõvai trò của thanh niên quân đội trong giữ gìn BSVH dân tộc; đánh giá thựctrạng giữ gìn BSVH dân tộc của thanh niên quân đội và đề xuất các giải pháp

Trang 21

phát huy vai trò của thanh niên quân đội với việc giữ gìn BSVH dân tộc trongquá trình hội nhập quốc tế, bao gồm: Tăng cường giáo dục nâng cao nhậnthức và năng lực giữ gìn BSVH dân tộc; phát huy vai trò xung kích, sáng tạocủa thanh niên quân đội thông qua các phong trào của Đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh; thực hiện tốt hoạt động kết nghĩa với Đoàn thanh niên địaphương nơi đóng quân, tích cực nâng cao hiệu quả giữ gìn BSVH dân tộc;xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh, đấu tranh phòng, chống vàlàm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa tưtưởng của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta

Phạm Thanh Hà (2014), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối

cảnh toàn cầu hóa hiện nay [44] Cuốn sách trình bày những đặc điểm cơ bản

bản sắc dân tộc, cơ sở hình thành bản sắc dân tộc, vai trò của việc giữ gìn bảnsắc dân tộc Việt Nam Từ việc phân tích những tác động tích cực và tiêu cựccủa cầu hóa đến bản sắc dân tộc Việt Nam, cuốn sách đề xuất các giải pháp cơbản nhằm giữ gìn bản sác dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiệnnay, bao gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục; khơi dậy và phát huy mạnh

mẽ những đặc điểm tích cực của bản sắc dân tộc; tăng cường phát triển cácnguồn lực cho hoạt động giữ gìn bản sắc dân tộc; xây dựng môi trường xã hộilành mạnh để các đặc điểm trong bản sắc dân tộc điều kiện được thể hiện vàkhẳng định; nâng cao dân trí, thực hiện dân chủ trong xã hội

Nguyễn Phú Trọng (2021), Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những

giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

[118] Bài viết khái quát những nét cơ bản về văn hóa và vai trò của văn hóađối với quá trình hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam là mộtđất nước có hàng nghìn năm lịch sử, trải qua không biết bao nhiêu sự biếnđổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra, đã tích luỹ, tạo ra và pháthuy được nhiều giá trị, BSVH riêng của dân tộc, làm nên hồn cốt của dân tộc;đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hóa chung của nhânloại Trên cơ sở điểm lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển

Trang 22

văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong 35 năm đổi mới gần đây;bài viết đề xuất các giải pháp giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc củanền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Nguyễn Trọng Nghĩa (2023), Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ

giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới [89].

Cuốn sách là tập hợp những bài viết của các nhà khoa học tập trung phân tíchlàm rõ các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩnmực con người Việt Nam; mối quan hệ biện chứng giữa các hệ giá trị đó.Cuốn sách đề cập khá phong phú, đa dạng về tính cấp thiết và yêu cầu xâydựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mựccon người Việt Nam trong thời kỳ mới; vấn đề xây dựng chuẩn mực conngười Việt Nam; xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ trong giai đoạn mới…Cuốn sách là lời khẳng định việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiệncác hệ giá trị này có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng để phát huy giá trị vănhóa và sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn mới

* Các công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam

Nguyễn Văn Lộc (2010), Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ

văn hoá một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc [83] Cuốn sách đã trình bày khá

rõ cơ sở lý luận bảo tồn và phát triển ngôn ngữ văn hóa một số DTTS ở ViệtBắc; đánh giá thực trạng văn hóa, ngôn ngữ của một số DTTS vùng Việt Bắctrong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và những việc làm củađịa phương đối với việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ văn hóa của dân tộcmình Cuốn sách cũng chỉ ra những điều kiện, phương hướng để bảo tồn vàphát triển ngôn ngữ văn hóa một số DTTS một cách phù hợp, hiệu quả nhất,

đó là phải có cơ chế, chính sách đối với từng đối tượng cụ thể; hỗ trợ kinhphí, tạo nguồn bồi dưỡng cán bộ, duy trì, tổ chức những lớp học ở các thôn,bản, nhà văn hóa… Từ đó, tác giả cũng đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát

Trang 23

triển ngôn ngữ văn hóa một số DTTS ở Việt Bắc mang tính khả thi: tuyêntruyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các tầng lớp nhân dân;phát huy vai trò của HTCT các cấp, nhất là HTCTCS; tăng cường nguồn kinhphí cho việc phát triển ngôn ngữ văn hoá…

Hoàng Lương (2012), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam - cáctỉnh phía Bắc [79] Cuốn sách đã chỉ rõ: trong kho tàng các giá trị văn hóaViệt Nam, lễ hội truyền thống và tín ngưỡng dân gian là những di sản vănhóa tinh thần quý báu của ông cha để lại Những lễ hội và tín ngưỡng đóđược hình thành và phát triển bền vững từ thuở mới dựng nước của ông cha.Trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử nước nhà, kể cả hơn mộtnghìn năm bị phong kiến phương Bắc chiếm đóng, bị chúng nô dịch, áp bức,bóc lột tìm mọi cách để đồng hóa, nhưng lễ hội và tín ngưỡng của các dântộc Việt Nam vẫn tồn tại, phát triển theo truyền thống của mình và còn lànhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi cộng đồng, mọi dân tộc Cuốnsách đã trình bày khá rõ những lý thuyết chung về lễ hội và một số lễ hộitiêu biểu của các DTTS phía Bắc, có minh hoạ về cách thức tổ chức lễ hộicủa một số DTTS tiêu biểu

Hoàng Anh Tuấn (2013), Giữ gìn và phát triển: Văn hóa các dân tộcthiểu số Việt Nam năm 2020 [111] Bài viết đã khẳng định: Văn hóa các dântộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền văn hóaViệt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Cùng với xu thế hội nhập vàphát triển, những luồng văn hóa khác nhau xâm nhập vào đời sống xã hội ởvùng dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hóa truyềnthống các dân tộc thiểu số, đáng chú ý là nguy cơ phai mờ, biến dạng bản sắcdân tộc Do vậy, việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số là nhiệm

vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải tiếp tục thực hiện thường xuyên

và lâu dài

Hiếu Giang (2022), Nhận diện và phát huy giá trị văn hóa các dân tộcthiểu số Việt Nam hiện nay [41] Bài viết đã luận giải làm rõ căn cứ để

Trang 24

nhận diện giá trị văn hóa các DTTS dựa vào: Hệ toạ độ ba chiều (chủ thểvăn hóa, không gian văn hóa, thời gian văn hóa) và các đặc trưng văn hóa(tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử) Hai căn cứ đóđược biểu hiện ở giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Từ đó, tác giả đã đềxuất 06 giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS Việt Namhiện nay: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trântrọng giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; phát huy vai trò của HTCT cáccấp, nhất là HTCTCS; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạtđộng thư viện…

Nguyễn Thị Song Hà (2023), Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam [49] Bài viết đã làm rõ văn hóa các

DTTS và miền núi được hình thành và vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sửdựng nước và giữ nước với nhiều giá trị đặc sắc Vì vậy, trong thời gian quaĐảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết về giữ gìn BSVH DTTS,góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà BSDT, như:chính sách bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết các DTTS; chính sách bảotồn, phát huy các di sản văn hóa truyền thống các DTTS; chính sách truyềnthông với vùng đồng bào DTTS; chính sách về công tác thông tin, thư việnnhằm lưu trữ các văn bản cổ, về hoạt động nghe nhìn, sáng tác văn học, nghệthuật về chủ đề DTTS Từ những chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn

và phát huy giá trị văn hóa các DTTS ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giảipháp tiếp tục hoàn thiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cácDTTS: đổi mới công tác tuyên truyền; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộlàm công tác dân tộc và quản lý văn hóa DTTS, nâng cao hiệu quả hoạt độngquản lý nhà nước về văn hóa các DTTS…

* Các công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam

Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - Thực trạng và

những vấn đề đặt ra [5] Cuốn sách khẳng định “văn hóa các dân tộc ở Tây

Trang 25

Bắc là văn hóa của cộng đồng nhiều dân tộc đang cùng nhau sinh sống trênđịa bàn các tỉnh miền Tây Bắc của Tổ quốc” [5, tr.19] Đó là một nền văn hóaphong phú, đa dạng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh cáchmạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiệnnay Cuốn sách phân tích khá sâu sắc, toàn diện, đầy đủ, khách quan về thựctrạng đời sống văn hóa các dân tộc Tây Bắc trong công cuộc đổi mới; dự báo

xu hướng, đề ra những giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển đời sống vănhóa các dân tộc Tây Bắc trước xu thế đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác phát triển

Vũ Dũng (2008), Những đặc điểm tâm lý của các dân tộc thiểu số ở khu

vực Tây Bắc và ảnh hưởng của chúng đến sự ổn định và phát triển ở khu vực này [12] Đề tài khái quát địa bàn cư trú, sinh sống của các tộc người; phân

tích các đặc điểm tâm lý, tính cách của các DTTS thông qua các dấu hiệu cụthể, nét tính cách đặc trưng, tiêu biểu của các DTTS ở khu vực Tây Bắc như:nhanh nhẹn, năng động, nhạy bén, cần cù, chịu khó, tiết kiệm… Những đặcđiểm là một yếu tố quan trọng để chủ thể lãnh đạo, quản lý tác động, có cơchế, chính sách phù hợp, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảmnghèo, giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS ở khu vực Tây Bắc, góp phần nângcao đời sống của đồng bào DTTS, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn

xã hội, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững ở khu vực Tây Bắc hiện nay

Hoàng Thị Hương (2012), Mối quan hệ giữa kinh tế với giữ gìn và phát

huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay [52] Luận án làm rõ quan niệm về phát triển kinh tế và giữ gìn, phát huy

BSVH DTTS; cấu trúc của BSVH dân tộc Giữ gìn BSVH DTTS không chỉ làgiữ gìn nguyên gốc mà còn bao hàm giữ gìn có chọn lọc, bổ sung và pháttriển để những giá trị hạt nhân hợp lý, tích cực trong văn hóa truyền thốnglàm nền tảng tinh thần, mục tiêu và động lực phát triển của dân tộc ở hiện tại

và tương lai Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa được thể hiện qua nhiều

Trang 26

phương diện trong đời sống xã hội trong đó có mối quan hệ giữa phát triểnkinh tế với giữ gìn, phát huy BSVH DTTS Phát triển kinh tế xét đến cùngquyết định đến sự hình thành, biến đổi và phát triển BSVH DTTS

Ngô Thị Hương (2019), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân

tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay [53] Luận án làm rõ BSVH

các DTTS là những giá trị đặc trưng, cô đọng, bản chất mang tính bền vữngđược các dân tộc sáng tạo trong lịch sử, là những nét độc đáo, riêng biệtkhông thể trộn lẫn với dân tộc khác; khái quát những đặc điểm vùng ĐôngBắc Việt Nam, những biểu hiện của BSVH các DTTS vùng Đông Bắc trêncác phương diện văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể Từ đánh giá thành tựu

và hạn chế của việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc,Luận án đề xuất bốn giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giữ gìn và phát huyBSVH các DTTS vùng Đông Bắc, đó là: Nâng cao chất lượng và đa dạng hóanội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục; xây dựng đội ngũ cán bộ làmcông tác văn hóa; đầu tư một cách cân xứng giữa nguồn lực kinh tế và nguồnlực phát triển văn hóa; nâng cao trình độ, năng lực của đồng bào DTTS

Nguyễn Thị Thu Hoài (2020), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tộc

người thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay [50] Bài viết làm rõ quan điểm của

Đảng, Nhà nước ta về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các tộc người; thựctrạng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc người thiểu số vùng Tây Bắchiện nay; từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm bảo tồn, khai thác di sản văn hóatộc người nhằm mục tiêu phát triển văn hóa bền vững vùng Tây Bắc như:thực hiện giáo dục song ngữ tiếng Việt và tiếng dân tộc; tăng cường giáo dục

đa dạng văn hóa cho các chủ thể văn hóa DTTS; bảo vệ môi trường sinh thái;nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng từ các thôn, bản

Nguyễn Thị Thu Hoài (2021), Tỉnh Điện Biên bảo tồn và phát huy giá

trị di sản văn hóa các dân tộc để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi

Trang 27

nhọn [51] Bài viết khái quát những điều kiện tự nhiên, môi trương sinh thái,

xã hội để tỉnh Điện Biên phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc Hiện nay,toàn tỉnh đã kiểm kê 67 di tích, trong đó 27 di tích được cấp có thẩm quyềnxếp hạng; có 12 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, như LễCúng bản (Gạ ma thú) người Hà Nhì; Lễ Tủ cải (Lễ cấp sắc) người Dao… từ

đó, đề xuất biện pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc gắn với

phát triển du lịch, bao gồm: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân;

đẩy mạnh thực hành các hoạt động văn hóa truyền thống; triển khai và hoànthiện việc số hóa dữ liệu về di sản văn hóa…

Trần Hữu Sơn (2021), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong

phát triển du lịch di sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số [107] Bài viết đã chỉ

rõ vùng đồng bào DTTS ở nước ta có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phongphú, đa dạng Đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là tiềm năng, lợithế so sánh trong phát triển du lịch Hầu hết các tỉnh miền núi, vùng đồng bàocác DTTS trong các cuộc kháng chiến của dân tộc là những căn cứ địa quantrọng Nhờ vào hệ thống di sản văn hóa phong phú, tính đến năm 2019, cáctỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên đã có khoảng

170 điểm du lịch cộng đồng, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước vàquốc tế… Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huycác giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch di sản vùng đồng bào DTTSthời gian tới trên các mặt thể chế, hoạch định chính sách; công tác quy hoạch.Ngô Thị Trinh (2022), Văn hóa truyền thống của người Thái trong bốicảnh hiện nay [117] Tác giả đã chỉ rõ, BSVH các DTTS nói chung và củangười Thái nói riêng cũng đang đứng trước những thách thức, có nguy cơ maimột, lệch lạc, mờ nhạt, có nguy cơ đánh mất đi BSVH dân tộc truyền thốngvốn có của người Thái Bài viết đã phân tích khác rõ giá trị văn hóa truyềnthống của Người Thái được biểu hiện ở nhà ở, trang phục, văn hóa ẩm thực,

Trang 28

văn hóa sinh kế, lễ hội, tín ngưỡng truyền thống, hôn nhân, gia đình, cấu trúclàng, bản, cộng đồng xã hội Tác giả khẳng định những giá trị văn hóa truyềnthống nêu trên của người Thái ít nhiều có sự thay đổi, không còn giữ được nétđẹp vốn có ban đầu, mà bị ảnh hưởng, chi phối bởi tác động của mặt trái nềnkinh tế thị trường Vì vậy, giữ gìn và phát huy giá trị BSVH truyền thống củangười Thái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển nền văn hóa nóichung và xây dựng lối sống văn hóa nói riêng trong bối cảnh hiện nay cũngnhư trong tương lai

Nguyễn Kim Tôn (2024), Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa cácdân tộc thiểu số ở Tây Bắc - thực trạng và những vấn đề đặt ra [112] Bài viết

đã khái quát những đặc điểm cơ bản của giá trị BSVH DTTS ở Tây Bắc vàkhẳng định: Sự đa dạng của giá trị BSVH DTTS ở Tây Bắc vừa là tài sản tinhthần to lớn của mỗi tộc người nhưng cũng là tài sản vô giá của đất nước Giữgìn và phát huy giá trị BSVH DTTS là trách nhiệm của các thế hệ nối tiếpnhau và của cả nước Từ việc đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy BSVHcác DTTS vùng Tây Bắc ở những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm, tác giảđặt ra một số vấn đề đối với việc giữ gìn và phát huy BSVH DTTS vùng TâyBắc: Trong quá trình tái hiện giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, một sốnơi chạy theo lợi nhuận kinh tế làm phai nhạt hoặc “tầm thường hoá” các giátrị văn hóa truyền thống; số lượng các biểu tượng chứa giá trị văn hóa đượcquảng bá, nhân rộng còn ít…

1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn

đề luận án tập trung nghiên cứu

1.3.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với luận án

Một là, đại đa số các công trình khoa học nghiên cứu về HTCT nói

chung và HTCTCS nói riêng, dù góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau, songđều luận giải nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của HTCTCS như:

Trang 29

Vị trí, vai trò, sự cần thiết phát huy vai trò HTCTCS; cấu trúc hoạt động củaHTCTCS; chức năng, vai trò của HTCTCS tham gia xây dựng nông thôn mới,thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội; thực trạng thực hiệnvai trò HTCTCS và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết; đề ra phươnghướng, giải pháp phát huy vai trò HTCTCS trong thời gian tới, xây dựng độingũ cán bộ các cấp có năng lực, phẩm chất về đạo đức, lối sống; phát huy vaitrò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.Các bài viết đều khẳng định HTCTCS là cấp cuối cùng trong tổ chứcthực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước;cầu nối liền giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân; là nơi bộc lộ nhiều yếu kém,hạn chế về năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ trong giải quyếtthắc mắc ý kiến của các tầng lớp nhân dân; chức năng, nhiệm vụ hoạt độngcủa HTCTCS luôn bị chi phối, ảnh hưởng bởi những yếu tố dòng tộc, quan hệ

họ hàng, địa phương gắn liền với đặc điểm, tâm lý tiểu nông, nhất là trongquan hệ giữa các thành tố trong HTCTCS với người dân địa phương Đội ngũcán bộ công tác ở HTCTCS tuy đã đông đảo về số lượng, nhưng chất lượngcòn thấp, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trên nhiều lĩnh vực

và mong muốn của người dân

Hai là, những công trình bàn về HTCTCS vùng Tây Bắc đều khẳng

định, HTCTCS vùng Tây Bắc có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việctuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội;

tổ chức thực hiện thành công các chương trình, dự án, kế hoạch bảo tồn, pháthuy BSVH DTTS Hệ thống chính trị vùng TBVN đã có nhiều đổi mới vềphương thức hoạt động để nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng với yêucầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn cách mạng mới Đặc biệt, đội ngũ cán bộ

là người DTTS đã tăng lên về số lượng, chất lượng bảo đảm sự lãnh đạo, chỉđạo, điều hành, quản lý, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát

Trang 30

triển kinh tế - xã hội vùng DTTS của Đảng, Nhà nước đã xác định

Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, vai trò của HTCTCS tronggiữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN còn hạn chế về nhận thức, trình độ, nănglực hoạt động thực tiễn, nhất là kiến thức về phong tục, tập quán, lối sống,khả năng liên kết giữa các vùng để phát triển giá trị BSVH đồng bào DTTS,giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần Cácbài viết đề xuất các biện pháp để vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVHcác DTTS vùng Tây Bắc được phát huy toàn diện, đầy đủ hơn trong thực hiệnchức năng, nhiệm vụ Các biện pháp đó có giá trị về mặt lý luận, thực tiễn,phù hợp hơn với thực trạng hoạt động của HTCTCS vùng TBVN hiện nay.Việc phát huy vai trò của hệ thống HTCTCS vùng TBVN ngoài những cơchế, chính sách, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành, địaphương, cần có cơ chế đặc thù, làm tốt việc bố trí, sắp xếp cán bộ chủ chốt làngười DTTS trong HTCTCS, giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ gắn liền vớinăng lực, khả năng thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao Thường xuyêncủng cố, xây dựng HTCTCS trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm

vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa, hộinhập quốc tế

Ba là, các công trình bàn về BSVH và giữ gìn BSVH dân tộc nhấn mạnh

đều thống nhất nhận định: “Dân tộc Việt Nam phát triển trường tồn được đếnhôm nay là bởi dân tộc ta đã tạo dựng và giữ gìn được một bản sắc dân tộccủa mình - bản sắc dân tộc Việt Nam Những đặc điểm trong bản sắc dân tộcViệt Nam mang hồn dân tộc mà chúng ta có được hiện nay là do chính bàntay, khối óc của tổ tiên ta tạo dựng nên” [44, tr.28] Mặc dù có sự khác nhau

về phong tục, truyền thống văn hóa, song BSVH các dân tộc đều tập trungthống nhất ở mục đích xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bảnsắc dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Những giá trị BSVH của dân tộc, như lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự

Trang 31

tôn dân tộc, lối sống nghĩa tình, thủy chung, son sắt, giàu lòng nhân ái, vịtha… cùng với đó là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể mãi là biểu tượng sángngời của bản lĩnh, ý chí và sức mạnh con người Việt Nam, là sức mạnh nộisinh bên trong của dân tộc Nhiều công trình đã khẳng định: Bản sắc văn hóaViệt Nam là sự kết tinh, chắt lọc của lớp lớp thế hệ người dân Việt Nam, trởthành nguồn gốc, động lực cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiệnnay; BSVH Việt Nam mạch nguồn của dòng sông chảy mãi từ thời cổ đại chođến thời hiện đại, không bao giờ vơi cạn, ngưng nghỉ trong quá trình dựngxây, kiến thiết đất nước Do đó, BSVH cần phải được giữ gìn, phát triển ởmọi lúc, mọi nơi, không bao giờ được phép đánh mất BSVH dân tộc, nếuđánh mất BSVH sẽ kéo theo các hệ luỵ về kinh tế, chính trị, xã hội, bị lệthuộc vào bên ngoài Bản sắc văn hóa dân tộc chịu sự chi phối của nhân tốbên ngoài, đó là toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Cách mạng công nghiệp lầnthứ tư, sự chống phá của các thế lực phản động… và nhân tố bên trong quyđịnh như trình độ nhận thức của con người, cơ chế, chính sách, môi trườngvăn hóa Từ đó, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ giữ gìn và phát huy BSVH dân tộctrong điều kiện lịch sử mới, đó là phát huy sức mạnh của cả HTCT, trước hết

là HTCTCS trong xây dựng, phát huy BSVH dân tộc Việt Nam

Bốn là, các công trình nghiên cứu về giữ gìn BSVH vùng TBVN có

những khái quát đánh giá bước đầu vùng đất Tây Bắc Đây là nơi sinh sốngcủa đồng bào DTTS, trong quá trình hình thành, phát triển đồng bào DTTSsáng tạo giá trị BSVH rất đặc sắc, phản ánh sinh động đặc điểm, lối sống, tínhcách, tâm hồn con người Tây Bắc

Các tỉnh Tây Bắc là vùng đất hoang sơ, thiên nhiên thuần khiết với cảnhquan núi non tuyệt đẹp và hệ sinh thái phong phú Trong đó, những nét vănhóa sinh hoạt đời thường, phong tục, truyền thống canh tác, lễ hội, ẩm thực,

âm nhạc của các dân tộc đang được quan tâm giữ gìn Bản sắc văn hóa củađồng bào DTTS là tổng thể những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần củadân tộc - tộc người thiểu số cụ thể, được hình thành và phát triển cùng với quá

Trang 32

trình phát triển tộc người, trong quan hệ giao tiếp, tiếp thu tinh hoa văn hóacác dân tộc khác, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa của đồngbào DTTS Các công trình khẳng định: Đồng bào DTTS vùng Tây Bắc có nềnvăn hóa bản địa rất phong phú, đa dạng, hấp dẫn thu hút rất nhiều du kháchtrong và ngoài nước đến thăm quan tìm hiểu nghiên cứu, đầu tư, góp phần vàogiữ gìn và phát triển BSVH dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay BSVH của đồng bào DTTS vùng TBVN đang đứngtrước nguy cơ bị mai một, lãng quên, không còn giữ được tính truyền thốngvốn có, thay vào đó là sự pha tạp của nhiều loại hình văn hóa khác nhau;những lễ hội truyền thống của một số đồng bào DTTS bị thương mại hóa,chưa hẳn là sự trở về nguồn cội, gắn kết tính cộng đồng mà thay vào đó là sựlợi dụng, làm biến tướng của một nhóm người lợi dụng lễ hội văn hóa để làm

ăn, trục lợi về kinh tế; một số tộc người chưa biết khai thác giá trị văn hóa đểphát triển kinh tế, gắn phát triển du lịch, dịch vụ với các mô hình sinh thái;nhiều tập tục, nghi lễ rườm rà, lạc hậu vẫn còn; tình trạng du canh, dư cư, sựhiểu biết thấp về văn hóa để các phần tử xấu lợi dụng chống phá cách mạngvẫn tồn tại… Vì vậy, các công trình đều chỉ rõ cần phải giữ gìn và phát huyBSVH các DTTS vùng TBVN, đó là nâng cao chất lượng hoạt động củaHTCTCS; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa là người DTTS; khôngngừng quan tâm, chăm lo đến đời sống của đồng bào DTTS; tích cực, chủđộng đấu tranh loại bỏ văn hóa phẩm đồi trụy, không lành mạnh trên lĩnh vựcvăn hóa ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào DTTS

1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Một là, luận án cần luận giải làm rõ hơnnhững vấn đề lý luận về vai tròcủa HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN; xây dựng quan niệm,nội dung, phương thức thực hiện vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVHDTTS vùng TBVN

Các công trình đã được tổng quan, ở các mức độ, phạm vi, nội dung

Trang 33

nghiên cứu đã luận giải làm rõ chức năng, nhiệm vụ, các yếu tố cấu thành củaHTCTCS; thực trạng của HTCTCS trong thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, đề ranhững yêu cầu, biện pháp phát huy vai trò của HTCTCS trong thực hiện cácnhiệm vụ Một sống công trình về HTCT nước ngoài chủ yếu bàn về cáchthức tổ chức và hoạt động của HTCT trong giải quyết các vấn đề xã hội,nhưng chưa bàn nhiều về một lĩnh vực, hoạt động cụ thể, nhất là với hoạtđộng giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN Những “khoảng trống” đó đặt ra yêucầu, nhiệm vụ cần thiết với luận án phải luận giải làm rõ hơn vai trò củaHTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN, trên cơ sở đó đưa ra đượcquan niệm, biểu hiện vai trò và phương thức thực hiện vai trò của HTCTCStrong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay và trong thời gian tới

Hai là, luận án nghiên cứu làm rõ hơn BSVH DTTS vùng TBVN; xây

dựng quan niệm, nội dung, phương thức giữ gìn, những yếu tố quy định thựchiện vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay Quan niệm, vai trò, phương thức giữ gìn BSVH đã được một số côngtrình luận giải, tiếp cận ở nhiều cấp độ Tuy nhiên, nghiên cứu về giữ gìnBSVH DTTS vùng TBVN chưa có công trình nào đề cập và làm rõ quanniệm, nội dung, phương thức giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN ở góc độchuyên ngành CNXH khoa học Văn hóa các DTTS vùng TBVN là bộ phậnvăn hóa Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóaViệt Nam đa dạng, phong phú nhưng thống nhất luôn có sự giao thoa, bổsung lẫn nhau Vì vậy, vấn đề đặt ra cần làm rõ BSVH DTTS vùng TBVN là

gì Nội dung giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN như thế nào Cách thức, biệnpháp giữ gìn BSVH DTTS vùng Tây Bắc ra sao, nhất là về vai trò củaHTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN

Các công trình đã đề cập đến yếu tố tác động đến vai trò của HTCTCStrong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN Tuy nhiên, chưa có công trình nàophân tích một cách hệ thống, toàn diện các yếu tố quy định đến thực hiện vaitrò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN Luận giải làm rõ

Trang 34

những yếu tố quy định thực hiện vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVHDTTS vùng TBVN hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng Bởi đó là cơ sở, tiền

đề bảo đảm cho HTCT các cấp từ Trung ương cho đến địa phương đề ra chủtrương, biện pháp sát hợp nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT các cấp,nhất là HTCTCS hiện nay

Ba là, luận án cần đánh giá đúng thực trạng thực hiện vai trò của

HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN thời gian qua Luận án cònphải đánh giá khách quan, toàn diện, cụ thể thực trạng thực hiện vai trò củaHTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN trong thời gian vừa qua;đánh giá thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân thành tựu, hạn chế, nhữngvấn đề đặt ra trong thực hiện vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTSvùng TBVN Đó là cơ sở thực tiễn để luận án đưa ra hệ thống giải pháp mangthống nhất về cơ sở lý luận, bảo đảm tính khả thi, sát với thực tiễn, đặc điểmcủa HTCTCS vùng Tây Bắc, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của HTCTCStrong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay

Bốn là, luận án nghiên cứu, đề xuất các định hướng và giải pháp cơ bản

nhằm phát huy vai trò của HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVNthời gian tới

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện vai trò của HTCTCS trong giữgìn BSVH DTTS vùng TBVN thời gian vừa qua, luận án cần phải đề xuất vàluận giải một cách thuyết phục về một số định hướng và giải pháp cơ bản pháthuy vai trò HTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay, gópphần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS

Trang 35

Kết luận chương 1

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong nướccho thấy, các công trình đã tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, nhưng cónhững đóng góp nhất định làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn vai trò củaHTCT trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương,xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; củng cố quốc phòng - an ninh.Một số công trình bàn về đội ngũ cán bộ là người DTTS trong thực hiện cácquan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước

về văn hóa; chỉ ra những cách thức, phương thức khác nhau về giữ gìn BSVHDTTS vùng TBVN như: Đẩy mạnh công công tác tuyên truyền, vận động,thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội;phát triển kinh tế du lịch gắn với các mô hình cộng đồng văn hóa Qua đó, cáccông trình đã giúp cho Đảng, Nhà nước, địa phương có cơ sở khoa học đề ranhững chủ trương, biện pháp giữ gìn và phát huy BSVH DTTS vùng TBVNtrong thời kỳ mới

Tác giả luận án trân trọng và kế thừa, tiếp thu, phát huy những thành quảnghiên cứu của các nhà khoa học đã đạt được trước đó; nhưng có sự chắt lọc,vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hướng nghiên cứu riêng, triển khai nghiêncứu một cách độc lập; nhất là nghiên cứu vai trò của HTCTCS trong giữ gìnBSVH DTTS vùng TBVN một cách cơ bản, chuyên sâu và hệ thống trên nềntảng lý luận của CNXH khoa học, với tính cách là một chủ thể quan trọng củathiết chế XHCN để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò củaHTCTCS trong giữ gìn BSVH DTTS vùng TBVN hiện nay; góp phần khơidậy ý chí, khát vọng của HTCTCS và đồng bào các DTTS nơi đây để pháttriển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường, thịnh vượng vì mục tiêudân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Luận án không trùng lặpvới bất cứ một công trình khoa học nào đã công bố trước đó

Trang 36

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG GIỮ GÌN BẢN SẮC

VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

2.1 Hệ thống chính trị cơ sở và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam

2.1.1 Quan niệm, đặc điểm hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc Việt Nam

* Hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở ở Việt Nam

Hệ thống chính trị, thuật ngữ gắn liền với sự ra đời của giai cấp, nhà

nước, cách thức tổ chức chính quyền nhà nước để quản lý, duy trì hoạt độngcủa xã hội theo đường hướng chính trị của giai cấp thống trị Trải qua các thời

kỳ lịch sử, dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, có những quan niệm khácnhau về HTCT Hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp cầmquyền và được định hướng bởi những lợi ích do giai cấp cầm quyền đưa ra Thời kỳ của C.Mác, Ph.Ăngghen, thuật ngữ HTCT được các ông diễnđạt với tên gọi khác nhau Đặc biệt, trong thư gửi cho Vây-đơ-ma-ơ, C.Mácchỉ rõ: “Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản; bản thân nềnchuyên chính này chỉ là sự quá độ tiến tới xóa bỏ mọi giai cấp và xã hộikhông có giai cấp” [84, tr.811] Các nhà kinh điển chủ yếu dùng “chuyênchính vô sản” để diễn tả về HTCT Trong thời đại của mình, V.I.Lênin làmphong phú hơn nội hàm khái niệm của chuyên chính vô sản Ông chỉ ra:

“Chuyên chính vô sản là một thuật ngữ khoa học quy định giai cấp nào là giaicấp có tác dụng quyết định về mặt này, cũng như quy định hình thức đặc thùcủa chính quyền nhà nước được gọi là chuyên chính… Ý nghĩa và tác dụngcủa chuyên chính vô sản là ở chỗ nào? Chính là ở chỗ đập tan sự phản khángcủa bọn tư bản” [71, tr.398]… Như vậy, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin chưa

đề cập nhiều đến thuật ngữ “hệ thống chính trị”, nhưng với những từ tương

Trang 37

đồng đã chỉ ra nội hàm cơ bản về hệ thống, cấu trúc quyền lực, chức năng,nhiệm vụ, mối quan hệ của các tổ chức chính trị - xã hội trong chế độ XHCN.

Kế thừa quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng linh hoạt, sángtạo vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể cách mạng Việt Nam, Hồ ChíMinh có tư duy mới về HTCT ở Việt Nam Theo Người, HTCT ở Việt Namhoạt động theo nguyên tắc: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ Bao nhiêu

lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc

của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra Đoàn

thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [57, tr.232] Theo Người, các thành tố của HTCT dựa

trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tríthức, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thông qua đội tiền phong

là Đảng Cộng sản Việt Nam Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của Hiếnpháp, pháp luật, thống nhất quyền lực trong tổ chức thực hiện đường lối củaĐảng; lấy dân làm “gốc”, gắn bó mật thiết với nhân dân, đem lại điều kiệnthuận lợi nhất cho dân

Theo Hồ Chí Minh, HTCT Việt Nam bao gồm những thành tố cơ bản làĐảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Dân tộc thống nhất Chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành tố được quy định trong Hiến phápnăm 1946 Tư tưởng Hồ Chí Minh về HTCT là những chỉ dẫn quý báu, đặt

cơ sở nền tảng cho sự hình thành, phát triển tư duy quan niệm về HTCT vàquan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước về xây dựng HTCT ở Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng

Trong thời kỳ lãnh đạo, tổ chức cách mạng Việt Nam đấu tranh giảiphóng dân tộc (1945-1975), Đảng ta, Nhà nước ta chưa dùng thuật ngữ “hệthống chính trị”, chủ yếu là dùng thuật ngữ “chuyên chính vô sản” Từ Đại

Trang 38

hội V (1982), Đảng ta bắt đầu có sự thay đổi tư duy, nhất là từ các Hội nghịTrung ương của nhiệm kỳ Đại hội VI (1986) trở đi, thuật ngữ “hệ thống chínhtrị” đã được sử dụng một cách thường xuyên trong các văn kiện, tài liệu, dạngthức văn bản của Đảng và Nhà nước Mới nhất là trong Văn kiện Đại hội XIIIvừa qua đã nhiều lần sử dụng thuật ngữ này: “Xây dựng và hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

do Đảng Cộng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chínhtrị” [34, tr.174]

Đến nay, HTCT được quan niệm: “Hệ thống chính trị là một bộ phận

kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, thiết chế có quan hệ vớinhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực hiệnquyền lực chính trị hoặc đưa ra các quyết định chính trị” [69, tr.137]

Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm “Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức chính trị - xã hội” [69, tr.139] Quan niệm phản ánh thành phần,

cơ cấu, cấu trúc tổ chức chính trị, xã hội ở Việt Nam, nhưng cùng với các vănbản của Đảng và Nhà nước ta đã cho thấy, HTCT Việt Nam gần giống vớinhiều HTCT trên thế giới về cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, song khác

về bản chất và có đặc trưng riêng, đó là: Nhất nguyên chính trị XHCN, do

duy nhất một Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; chịu ảnh hưởng của môhình các nhà nước XHCN trước đây; các tổ chức chính trị - xã hội do Đảngthành lập, lãnh đạo, gắn bó chặt chẽ với Đảng và Nhà nước, là cơ sở chính trịcủa Đảng và Nhà nước; nền hành chính nhà nước hầu như không kế thừa từquá khứ, bị ảnh hưởng của mô hình tập trung quan liêu, nhưng đang đổi mớimạnh mẽ theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân, vì dân.Theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, HTCT Việt Nam được tổ chứcthống nhất, chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở; có quan hệ chặt chẽ với nhau

Trang 39

để thực thi quyền lực nhà nước, theo các chức năng, nhiệm vụ được phâncông, phân cấp, phối hợp thực thi quyền lực cụ thể, rõ ràng [Phụ lục 1] Các

tổ chức của HTCT thiết lập theo hệ thống dọc, song hành với 4 cấp phân địnhđơn vị hành chính của nước ta, gồm Trung ương, Tỉnh, huyện, xã (phường,thị trấn) Hoạt động trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và đội ngũ trí thức do giai cấp công nhân lãnh đạo, thông qua đội tiềnphong là Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và bảo đảm đầy đủ quyền làmchủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Ở cấp thấp nhất là xã(phường, thị trấn), HTCT được gọi là “hệ thống chính trị cơ sở”

Hệ thống chính trị cơ sở - thuật ngữ, khái niệm được nhiều văn kiện

của Đảng bàn đến, chỉ ra trong thời kỳ đổi mới Đặc biệt, trong Thông báo

ý kiến của Bộ Chính trị số 45-TB/TW, ngày 04-02-2002, về Đề án đổi mới

và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, nêu quan niệm: “hệ thống

chính trị ở xã, phường, thị trấn, bao gồm đảng bộ, chi bộ cơ sở, chínhquyền (hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân), các tổ chức chính trị - xãhội” [30, tr.107]

Như vậy, hệ thống chính trị cơ sở là bộ phận của hệ thống chính trị

Việt Nam được xác lập ở cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã), baogồm Đảng ủy xã, chính quyền xã (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân),Mặt trận Tổ quốc cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã Theo Hiếnpháp và pháp luật hiện hành, cấu trúc tổ chức [Phụ lục 2] và nhiệm vụ,quyền hạn của các tổ chức trong HTCTCS được quy định như sau:

Đảng bộ xã là tổ chức cơ sở đảng cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức

đảng 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở; có chức năng, nhiệm vụ chấp hành đườnglối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; đề ra chủ trương,nhiệm vụ, lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nội dung, mục tiêu đã xác định trongnghị quyết của Đảng bộ xã; trực tiếp xây dựng Đảng bộ xã về chính trị, tư tưởng

và tổ chức trong sạch, vững mạnh, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn dân

Trang 40

Chính quyền địa phương ở xã: HĐND xã, UBND xã

Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở xã bầu ra.

Đối với các xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 1.000 dân trở xuống đượcbầu 15 đại biểu; các xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 1.000 đến 2.000dân được bầu 20 đại biểu; các xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2.000dân đến 3.000 được bầu 25 đại biểu; có trên 3.000 dân thì cứ thêm 1.000 dânđược bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu

Thường trực HĐND xã gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịch HĐND.Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách

Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội Bancủa HĐND xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên Sốlượng Ủy viên của các ban của HĐND xã do HĐND xã quyết định Trưởngban, Phó Trưởng ban và các của Ủy viên các ban của HĐND xã hoạt độngkiêm nhiệm

Hội đồng nhân dân xã có 8 nhiệm vụ, quyền hạn; trong đó có ban hànhnghị quyết về những vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của HĐND xã; quyếtđịnh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sáchxã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩnquyết toán ngân sách xã; quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự áncủa xã trong phạm vi được phân quyền

Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách

quân sự, Ủy viên phụ trách công an Xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch;

xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch

Chủ tịch UBND xã có 7 nhiệm vụ, quyền hạn; trong đó có nhiệm vụlãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND; lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thực thiHiến pháp và pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, củaHĐND và UBND xã

Ngày đăng: 02/03/2024, 07:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w