1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trình bày hiểu biết của anh chị về phạm trù thì tense có ý kiến cho rằng các từ đã đang sẽ làm nên phạm trù thì trong tiếng việt ý kiến của anh chị về vấn đề này như thế nào

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nói cụ thểhơn, Ngôn ngữ học là một lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ một cách kháchquan dựa trên những cứ liệu quan sát được và xử lý theo những nguyêntắc, phương pháp được xây dựng trong phạ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

-& -ĐỖ THỊ PHƯƠNG LINH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG

GIẢNG VIÊN: TS TĂNG THỊ TUYẾT MAI

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 2

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn giảng viên Tăng Thị Tuyết Mai đã giảng dạy và hướng dẫn tận tình giúp em hoànthành học phần Ngôn ngữ học và bài tiểu luận cuối học phần này Đồng thời, cảm ơn cô vì đã tạo điều kiện giúp em có cơ hộithử sức mới việc viết bài tiểu luận Hi vọng thông qua bài làm, những nỗ lực học tập suốt thời gian qua của em sẽ mang lại những hiệu quả tốt nhất, giải quyết được những vấn đề được đặt ra.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024Sinh viên: Đỗ Thị Phương Linh

Trang 3

Câu 1: (4 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu về chủ đề “một kỉ niệm đáng nhớ

của bạn”,

sau đó thực hiện các yêu cầu sau:

a Dựa vào kết thúc âm tiết, hãy phân loại các âm tiết có trong câu cuối b Chọn 01 câu và phân tích cấu trúc các âm tiết trong câu đó

c Phân tích cấu trúc (các) cụm danh từ trong 02 câu đầu bằng sơ đồ hình

- SV được sử dụng tài liệu khi làm bài

- SV có thể vẽ sơ đồ hình giá nến bằng tay, sau đó chụp ảnh và dán vào

file bài làm

- SV nộp cả hai file word và PDF.

3 Chất lượng-Sáng tạo-Nhân văn

Trang 4

Mở đầu

1.Lý do viết tiểu luận

Tiếp xúc với học phần Ngôn ngữ học, được hiểu hơn về ngônngữ, các yếu tố ngữ âm học, ngữ nghĩa học…em tiếp thu được nhiều kiếnthức mới, sâu rộng hơn về ngôn ngữ Từ đó, với nhu cầu củng cố và đánhgiá lực học tập học phần Ngôn ngữ học của sinh viên, nhà trường đã yêucầu sinh viên làm bài tiểu luận, nhằm giải quyết một số vấn đề đặt ra vềbộ môn này Từ bài tiểu luận thu hoạch của sinh viên, giảng viên, khoa vànhà trường sẽ đánh giá và nhận xét được năng lực học tập của sinh viênđó với môn học Đó là lý do em viết bài tiểu luận này, mong rằng nhữngnỗ lực học tập thời gian qua của em sẽ giải quyết hết được vấn đề đượcđặt ra.

2.Khái quát về học phần ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ Nói cụ thểhơn, Ngôn ngữ học là một lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ một cách kháchquan dựa trên những cứ liệu quan sát được và xử lý theo những nguyêntắc, phương pháp được xây dựng trong phạm vi một lý thuyết nhất định,qua đó nêu ra các quy tắc cấu tạo, hoạt động và biến đổi của các đơn vịngôn ngữ Độ chính xác của những quy tắc đó có thể được kiểm nghiệmbằng thực tế ngôn ngữ.

Như vậy Ngôn ngữ học là một khoa học kinh nghiệm, nghĩa lànhững nhận định của nó bao giờ cũng xuất phát từ cứ liệu thực tế chứkhông phải thuần túy dựa trên suy luận, và cũng chính cứ liệu thực tế làcơ sở để kiểm nghiệm những nhận định đó.

3.Kết cấu bài tiểu luận

Bài tiểu luận có kết cấu ngoài phần mở đầu, phần kết luận còn có

cấu trúc 3 phần giải quyết vấn đề được đặt ra :

Phần 1: Phân tích về âm tiết, cấu trúc âm tiết và vẽ đượcsơ đồ

hình giá nến để phân tích cụm danh từ Phần 2: Phân tích phạm trù thì.

Phần 3: Phân tích tích về ẩn dụ, hoán dụ.

Trang 5

Phần 1: Phân tích về âm tiết, cấu trúc âm tiết vàvẽ được sơ đồ hình giá nến để phân tích cụmdanh từ.

Viết đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu về chủ đề “một kỉ niệm đáng nhớ củabạn”

“(1) Từ nhỏ đến lớn, tôi rất ít khi về quê (2)Tuy nhiên, dịp về quê nămtôi lên 8 đã trở thành những ký ức không thể xoá nhoà (3)Tôi vẫn nhớngày hôm ấy - một ngày nắng chói chang giữa tháng 7, tôi luôn miệngthan thở về cái nóng của miền Bắc mà chẳng mảy may để ý bà tôi vẫnđang cầm cây quạt mo nhẹ nhàng quạt cho mình mặc cho mồ hôi chảyxuống nơi gò má (4)Cứ như vậy đến lúc tôi choàng tỉnh từ giấc ngủ vẫnthấy bà ngồi đó đưa đều đều cây quạt, trông cho tôi ngủ.(5) Khoảnh khắcđó tôi mới biết bản thân đã vô tâm như thế nào.(6) Và tình thương của bàdành cho tôi lớn như thế nào.”

a Dựa vào kết thúc âm tiết, phân loại các âm tiết có trong câu (6):

Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất và toàn vẹn trong ngôn ngữ, vàchúng là thành phần cơ bản để tạo ra từng từ và câu trong các ngôn ngữtrên thế giới Dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của âm cuối và dựa vàoloại âm vị xuất hiện ở vị trí âm cuối, có thể phân loại âm tiết thành cácdạng sau:

Âm tiết mở: là âm tiết không có âm cuối

Âm tiết nửa mở: là âm tiết có âm cuối là bán nguyên âm /i, u/ Âm tiết nửa khép: là âm tiết có âm cuối là phụ âm vang mũi

Âm tiết khép: là âm tiết kết thúc bằng phụ âm không vang (phụ âmtắc, vô

Phân loại các âm tiết có trong câu (6):

“Và tình thương của bà dành cho tôi lớn như thế nào.” Âm tiết mở: và, của, bà, cho, thế, nào

Âm tiết nửa mở: tôi, như

Âm tiết khép:

Âm tiết nửa khép: tình, thương, dành, lớn

5 Chất lượng-Sáng tạo-Nhân văn

Trang 6

b Phân tích cấu trúc các âm tiết trong câu (1):

Cấu trúc âm tiết

Mỗi âm tiết tiếng Việt được làm thành bởi các âm vị và một thanhđiệu nhất định Số lượng âm vị đoạn tính trong mỗi âm tiết có từ 1 đến 4.Một âm tiết ở dạng mô hình cấu tạo đầy đủ nhất gồm 5 thành tố: âm đầu,âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu Trong đó, âm chính và thanh điệu luôn có mặt trong âm tiết, âm đầu, âm đệm, âm cuối có thể có hoặcvắng mặt trong âm tiết Như vậy, ở dạng đầy đủ nhất, cấu tạo của âm tiếttiếng Việt như sau:

+ Âm đầu: có vai trò mở đầu cho âm tiết và do các âm vị phụ âm đảmnhiệm.

+ Âm đệm: có vai trò trầm hóa âm sắc của âm tiết (nhờ tính chất tròn môicủa âm đệm) Âm đệm do bán nguyên âm /w/ đảm nhiệm.

+ Âm chính: hạt nhân (nòng cốt), thể hiện âm sắc cơ bản của âm tiết mchính do các âm vị nguyên âm đảm nhiệm.

+ Âm cuối: có vai trò kết thúc âm tiết và do các phụ âm hoặc bán nguyênâm đảm nhiệm.

+ Thanh điệu: biểu hiện độ cao, đường nét, âm điệu trong khi phát âmmột âm tiết.

Trang 7

Phân tích cấu trúc các âm tiết trong câu (1):

“ Từ nhỏ đến lớn, tôi rất ít khi về quê.”

Từ Phụ âm đầuVầnThanh điệuÂm đệm Âm chính Âm cuối

Trang 8

Câu (2): Tuy nhiên, dịp về quê năm tôi lên 8 đã trở thành những ký ức không thể xoá nhoà.

dịp về quê năm tôi lên 8 đã trở thành những ký ức không thể xoá nhoà

Phần 2: Phân tích phạm trù thì.

Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp đối lập tương ứng Phạm trù ngữ pháp là phạm trù ngôn ngữ, chứ không phải là phạm trù tư duy Mọi dân tộc đều có ý niệm hết sức rõ ràng về sự phân biệt thời điểm xảy ra mộtsự tình nào đó là trước thời điểm nói, ngay tại thời điểm nói hay sau thời điểm nói và sự phân biệt đó thuộc về phạm trù của tư duy Nhưng chỉ một số ngôn ngữ có phạm trù thì Nói cách khác, không phải ngôn ngữ nào cũng ngữ pháp hóa cách định vị một sự tình trong thời gian.

Và thì cũng chính là một phạm trù ngữ pháp.

Thì là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị quan hệ giữa sự tình mà nó biểu thị với một thời điểm được lấy làm mốc, thường là thời điểm phát

ngôn.Đó là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình trong thời gian.

Trong những ngôn ngữ có phạm trù thì, Tiếng Việt phân biệt ba thì: quá khứ ( diễn ra trước thời điểm phát ngôn), hiện tại ( diễn ra vào thời điểm phát ngôn ) và tương lai ( diễn ra sau thời điểm phát ngôn ) Thì được nhận biết bằng cách thêm vào một vài một vài phụ từ

- Thì hiện tại không cần thiết thêm một phụ từ nào, nhưng đôi khi cũng có, ví dụ như: “ Tôi có việc bây giờ ”

- Thì quá khứ chia ba thì như thì quá khứ chưa hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành (được biểu hiện bằng đã, đã về, đã nói v.v ) và thì tiền quá khứ.

- Thì tương lai được biểu thị bằng “tiểu từ” sẽ.

Nhìn chung, các quan niệm truyền thống như trên đã xếp tiếng Việt vào các ngôn ngữ có thì như các ngôn ngữ châu âu, với các từ đã, đang, sẽ chỉ thì quá khứ, hiện tại và tương lai.

Trang 9

Tuy nhiên có quan điểm cho rằng tiếng Việt không tồn tại phạm trù thì

trong lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, có quan điểm cho rằng tiếng Việtkhông tồn tại phạm trù thì, các phó từ đã, đang, sẽ không phải là những yếu tố biểu thị thì trong tiếng Việt Trong hệ thống các cách biểu hiện thời gian, tiếng Việt không có phạm trù thì, chỉ có phạm trù thể

- Nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Thản cho rằng “phạm trù thì không phải

là phạm trù ngữ pháp đặc biệt của động từ tiếng Việt” (Động từ tiếng

Việt.NXB,KHXH, HN.1977)

- Nhà nghiên cứu Đái Xuân Ninh cho rằng tiếng Việt không có phạm

trù thì, để diễn đạt ý nghĩa thì, tiếng Việt dùng phương tiện từ vựng

(Ngôn ngữ học, khuynh hướng, lĩnh vực- khái niệm tập 1, NXB KHXH, HN,1986)

- Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân cũng khẳng định tiếng Việt không có phạm trù thì và các từ đã, đang, sẽ để trỏ các thì quá khứ, hiện tại và

tương lai là không thỏa đáng” (Biểu hiện và nhận diện thời gian trong

tiếng Việt, TCNN(3), 1996 )

Trong tiếng Việt có nhiều từ liên quan đến ý nghĩa thời gian như:đã, đang, sẽ, vừa, sắp, mới, từng,… nhưng không thể coi tiếng Việt có sự phân biệt ba ý nghĩa ngữ pháp quá khứ, hiện tại, tương lai Khi cần biểu thị sự tình xảy ra trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, tiếng Việt chỉ sử dụng phương tiện từ vựng Tiếng Việt không có những phạm trù thời như quá khứ hoàn thành, tương lai hoàn hảo, và các thì phức tạp khác có mặt trong một số ngôn ngữ khác.Động từ tiếng Việt không có hình thức biến ngôi.

VD: Tháng trước tôi đã đi du lich (quá khứ) Bây giờ tôi đang đi làm (hiện tại)

Ngày mai tôi sẽ đi công tác (tương lai)

- "Đã" được sử dụng để chỉ sự hoàn thành của một hành động trong quá khứ Ví dụ: Tôi đã học bài xong.

- "Đang" được sử dụng để chỉ sự diễn ra của một hành động trong hiện tại Ví dụ: Tôi đang ăn trưa.

- "Sẽ" được sử dụng để chỉ sự diễn ra của một hành động trong tương lai Ví dụ: Tôi sẽ đi xem phi vào ngày mai.

=> Các từ này giúp xác định thời gian của sự kiện và đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt ý nghĩa chính xác của câu.

=> Các từ như đã, đang thường không được dùng để định vị sự tình trong thời gian, đặc biệt là so với thời điểm phát ngôn Chỉ có từ sẽ được dùng để định vị sự tình xảy ra trong tương lai, nhưng không phải khi nào từ này cũng có

9 Chất lượng-Sáng tạo-Nhân văn

Trang 10

VD: Nếu tôi là cô ấy tôi sẽ không cư xử như vậy.

Như đã biết, một phương tiện ngữ pháp không thể đồng thời biểu thị hai ý nghĩa ngữ pháp đối lập trong một phạm trù Có thể thấy rõ điều đó trong các ngôn ngữ có phạm trù thì Chẳng hạn trong tiếng Anh, động từ (buy) khi dùng ở dạng quá khứ (bought) thì không được biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp phi quá khứ.

Tất cả các ngôn ngữ đều có những phương tiện để định vị sự tình trong thời gian, cũng như để biểu đạt bất cứ một ý nghĩa nào khác Nhưng không phải ngôn ngữ nào cũng mã hóa cách định vị đó trong hệ thống ngữ pháp

Phần 3: Phân tích tích về ẩn dụ, hoán dụ.

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, ) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho diễn đạt Trong đó, phương diện so sánh, từ so sánh và vế A (sự vật, sự việc được so sánh) ẩn đi, chỉ còn vế B (sự vật, sự việc được so sánh) bộc lộ ra, là đối tượng được dùng để biểu thị.

Ví dụ: mọc là từ dùng chỉ (cây cỏ) nhô lên khỏi mặt đất (cây mọc) chuyểnsang chỉ một diễn tiến tương tự của răng, mặt trăng, mặt trời (răng/ trăng/mặt trời mọc), nghĩa là đã biến đổi từ nghĩa gốc sang nghĩa ẩn dụ Như thế,nhân hoá, tức là lấy những từ ngữ vốn biểu thị những đặc điểm của ngườiđem dùng cho những đối tượng không phải là người (ví dụ: Rặng liễu đìu hiuđứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống, lệ ngàn hàng – Xuân Diệu), chẳngqua chỉ là một loại ẩn dụ.

Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng

Trang 11

sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt Hoán dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự liên tưởng về tính tương cận, khái niệm tương cận ở đây hiểu theo nghĩarộng, nó không những chỉ không gian ( Ví dụ: một cái xe cát chỉ lượng cát đầymột xe hay nhà bếp đã nấu xong thì nhà bếp ở đây chỉ ngơi nấu ăn), mà còn chỉ thời gian

Cần phân biệt:

a) Ẩn dụ/ hoán dụ đồng đại là khi biểu thức gốc và biểu thức bị biến đổi vẫn tồn tại song hành.

- Ví dụ tay súng là hoán dụ đồng đại vì biểu thức gốc vẫn còn tồn tại).

b) Ẩn dụ/ hoán dụ lịch đại là khi biểu thức gốc không còn tồn tại song hành ( hoặc không còn người bản ngữ liên hệ) với biểu thức được biến đổi

Ví dụ ăn năn là “ăn cỏ năn-một thứ cổ rất đắng”, chỉ sự ân hận là ẩn dụlịch đại vì ngày nay người Việt không ai liên hệ ăn năn với “ăn cỏ năn”

- Ví dụ: Áo chàm trong câu thơ Áo chàm đưa buổi phân ly (Tố Hữu) chỉ

người miền núi là hoán dụ lời nói, vì đó không phải là cách nói của cộngđồng.

Phân tích ẩn dụ, hoán dụ trong các trường hợp:

+ Cả làng thức giấc.

- “Cả làng” nghĩa gốc chỉ ngôi làng, còn nghĩa chuyển là hình ảnh

hoán dụ “cả làng” chỉ tất cả mọi người trong làng Nói “Cả làng thức giấc” nhưng thực chất là chỉ những người trong làng thức giấc

=>Đây là trường hợp hoán dụ vì nó lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Cụ thể hơn thì đây là trường hợp hoán dụ lời nói vì nó được sử dụng trong khi biểu thức gốc và biểu thức được biến đổi vẫn tồn tại song hành “Cả làng” để chỉ người trong làng tuy nhiên ngôi làng vẫn đang còn tộn tại chung với iểu thức được biến đổi.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

̈ Câu trên có nghĩa là khi ta chạm đến đỉnh vinh quang của cuộc đời mình, tacần khắc ghi công lao của những người đã cưu mang, giúp đỡ hay thậm chí

11 Chất lượng-Sáng tạo-Nhân văn

Trang 12

là hi sinh để ta có thể gặt hái được những thành công đó Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi hưởng thụ thành quả lao động phải nhớ đến công lao vất vả của người lao động tạo nên những thành quả đó Chúng ta phải nhớ đến nguồn cội, phải biết ơn những người đã tạo ra những vật chất lẫn tinh thần,nhớ đến các vua hùng đã có công dựng nước,không được lảng tránh những người mà ta đã biết ơn.

- “Ăn quả” theo nghĩa đen là thưởng thức trái cây, còn nghĩa bóng là hình ảnh ẩn dụ cho sự kế thừa, hưởng thụ những thành quả lao động về mặt vật chất lẫn tinh thần.

- “kẻ trồng cây” theo nghĩa đen là người trồng cây để cho ra những trái ngon quả ngọt, còn nghĩa bóng là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ trước, cho những người đã có công vun trồng, tạo ra những giá trị tinh thần, vật chất để ta được thụ hưởng.

̈ Đây là trường hợp ẩn dụ Cụ thể hơn thì đây là trường hợp ẩn dụ

ngôn ngữ vì nó là một dạng cao dao, tục ngữ được lưu truyền qua hàng thế hệ và được cộng đồng người Việt chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:03

Xem thêm:

w