1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Khóa luận tốt nghiệp: Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu "Tỏi Thái Thụy" tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN, DHOGHNKHOA VIỆT NAM HỌC VÀ THENG VIỆT

- KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH VIỆT MAM HOC |

Hệ dao tac: Chính quý.

Khóa học : QH-2013-% BaP RSIS Si aE ER Se GRU ee esa Acie as Sect ncaa ree at one ae z AE

Hà Ni - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHNKHOA VIET NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT

-000 -VU THI HUONG

QUA TRINH XAY DUNG VA PHAT TRIEN

THUONG HIỆU “TỎI THAI THUY” TẠI XA THUY TRUONG,

HUYỆN THAI THUY, TINH THAI BÌNH

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOCNGANH: VIET NAM HOC

Hệ đào tạo: Chính quyKhóa: QH- 2013 — X

NGƯỜI HƯỚNG DAN: TH.S VŨ THI XUYEN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn

chân thành tới Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong khoa Việt Nam học vàtiếng Việt đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để phục vụ cho công

việc cũng như kiến thức để làm khóa luận tốt nghiệp này Với kiến thức được

trang bị tôi hi vọng có thê vận dụng tôt cho công việc và cuộc sông.

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Thụy Trường, ông Đồng Minh Chính;

Chủ tịch Hội nông dân ông Bùi Bá Tèm, cùng rất nhiều hộ nông dân đã tích

cực thực hiện cuộc khảo sát về xây dựng phát triển thương hiệu tỏi Thái Thụytrên địa bàn xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Tôi gửi lời cảm ơn tới TS Đặng Hoàng Giang, người gợi ý cho tôi dé tài

nay và đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm on tới thạc sĩ Vũ Thị Xuyến, ngwoi trựctiếp hướng dẫn khoa học, có trách nhiệm, giúp đỡ động viên tôi trong suốt

quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế nênkhóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự

đóng góp, nhận xét của quý thây cô cùng các bạn sinh viên để khóa luận được

hoàn thiện hơn.

Sau cùng, tôi xin chúc quý thầy cô khoa Việt Nam học và tiếng Việt có

thật nhiêu sức khỏe đê tiêp tục sự nghiệp “trăm năm trông người” của minh.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan dé tài khóa luận tốt nghiệp: “Quá trình xây dung vàphát triển thương hiệu tôi Thai Thụy tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thuy,

tỉnh Thái Bình” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các tư liệu được

trích dẫn đều có nguồn gốc và chú thích cụ thé, các kết quả nghiên cứu chưađược công bố trong bat cứ công trình nao.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác gia khóa luận

Hag Ves Ti Hating?—

Trang 5

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 1.1: Bảng so sánh thuật ngữ nhãn hiệu và thương hiệu 10

Bảng 1.2: Phân biệt ba giống toi: Tỏi Li Sơn, tỏi Thái Thuy và tỏi Trung

Bảng 2.5: Các bệnh nắm phô biến trên cây hành tỏi 23

Bảng 2.6: Đối tượng thu mua tỏi tại xã Thụy Trường - 25

Bảng 2.7: Tổng quát mô hình thu mua tỏi từ xã Thụy Trường 27

Bảng 2.8: Mức độ quan tâm của người dân trong xã Thụy Trường về việc xâydựng nhãn hiệu tập thé tỏi Thái ”— 31

Bảng 2.9: Mức thu nhập của người dân từ việc thu hoạch tỏi trước năm

Bảng 2.11: Những khó khăn gặp phải trong quá trình trồng tỏi của hộ nông

dân xã Thụy TTường - 5c +13 9131311111 1811 11 11H11 nh như 39

Bảng 2.12: Số thành viên trong gia đình tham gia trong quá trình trồng và sản

xuất tỏi mỗi vụ của xã Thụy Trường - 22 2+2 +ke+EEeEEEvrrrerrrerre 39

Bảng 2.13: Các tuyến kênh mương được cứng hóa của xã Thụy Trường năm

Bảng 3.1: Bang dé xuất các cơ quan quản lí thương hiệu tỏi Thái Thụy tại xã

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIEU

Biểu dé 2.1: Biểu đồ so sánh năng suất tỏi qua hai năm 2015 và 2016 tại xã

Thụy Trường - 5-5555 + sex "“ -3+- 21

Biểu đồ 2.2: Biéu đồ thé hiện mức thu nhập/ sao tỏi/ vu của các hộ nông dân

trồng toi xã Thụy Trường trước năm 2015 và sau năm 2015 34

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của hộ nông dân xã Thụy

Trang 7

MỤC LỤC

MO DAU 0 — 1

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE QUÁ TRINH SAN XUẤT TỎI TẠI XÃTHUY TRƯỜNG, HUYỆN THAI THUY, TỈNH THÁI BÌNH 5

1.1 Tổng quan về xã Thụy Trường, huyện Thái Thuy, tỉnh Thái Bình 5

1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 2© 2+2 ©eExe+ExeExeerkereerre 5

1.1.2 Điều kiện xã hội - 22-52-5622 T3 111112112111111 11.111 81.2 Khái niệm nhãn hiệu tập thé c.cccsessessssssssessesssessesssessssssesssssssesees 91.3 Giới thiệu giống tỏi Thái Thụy . -2- 5-2 so so se se se se 11

CHƯƠNG 2: TINH HÌNH SAN XUẤT TỎI THAI THUY VÀ VIỆC

XÂY DUNG THƯƠNG HIỆU “TỎI THÁI THUY?” 16

2.1 Tình hình sản xuất tỏi Thái Thụyy 2- 5-52 c2 se 5° se se 162.1.1 Thực trạng sản xuất tỏi của các hộ dân xã Thụy Trường 16

2.1.2 Năng suất tOi e.ccceccccscsessssessssessseesssesssecsseessecsssecssscssueessuessuessseeensven 19

2.1.3 Thị trường tiêu thụ tỏi 2-22-5522 EcEkECEEEEEEEEEEkerrrrrrrerked 252.2 Tình hình phát triển thương hiệu tỏi Thái Thụy tại xã Thụy

Trường, huyện Thái Thụy, tinh Thái Bình . - 29

2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với xây dung

thương hiệu tỏi Thái Thụy tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnhThai Bình: 5-5-5 Họ 09089080804990850058805005.055 35

2.3.1 Điểm mạnh - s- + s+k#EEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEECEEcrrerreree 35"5Š? I0 h 362.3.3 Cơ hội từ việc xây dựng thương hiệu tỏi Thái Thụy tại xã Thụy

Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 25555555 5555552 362.3.4 Thách thức của việc xây dựng thương hiệu tỏi Thái Thụy tại xã

Thụy Trường, huyện Thái Thuy, tỉnh Thái Bình Huy 38

2.4 Tác động của việc xây dựng thương hiệu tỏi Thái Thụy tại xã Thụy

Trường, huyện Thái Thuy, tỉnh Thái Bình -5-<5<< 41

2.4.1 Tác động về mặt kinh t6 cccccccccccsssssscssssssessesessssessessssssesecsesssete 41

Trang 8

2.4.2 Tác động về mặt xã hội -+-©++22++z++2xecrxerxerrxerrrrrrerree 43

2.4.3 Tác động về mặt văn hóa + + + ©c2ccrecrerxrrxerxrrrerrerred 46

Tiểu kết chương 2 5-5-5 <5 £s 9999 959 3921 90097900900956 48

CHƯƠNG 3: MOT SO GIẢI PHAP DE XUẤT DE XÂY DỰNG VA

PHÁT TRIEN THƯƠNG HIỆU TỎI THAI THUY TẠI XÃ THUY

TRƯỜNG, HUYỆN THAI THUY, TÍNH THÁI BÌNH 49

3.1 Đối với hộ nông dân trồng và sản xuất tỏi s -s-c-< 493.1.1 Mở lớp tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn cho người dân 493.1.2 Giải pháp nhằm thu hút người dân tham gia xây dựng phát triển

thương hiệu tỏi Thái Thuy - <5 < nh ng nk, 50

3.2 Đối với doanh nghiệp thu mua tỏi .5 52-25 5< 52s 543.3 Khuyến khích phát triển các hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ 55

` Lạ À oa Re reo, z z ° RK A

3.4 Nha nước can thực hiện, đôi mới các chính sách kinh tê, nông

3.4.1 Phát triển khoa học công nghệ, áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng

TÀI LIEU THAM KHAO -2 2< << ©sevsevssexsevvsscez 65

PHU LUC 175 ÔÒÔ 68

A BANG HOT KHẢO SÁTT -°- 5< esecsseEvsssevrsseersssrocsee 68

B PHU LUC HINH ẢNH 2 <2 ©sscssersserserssersserssee 71

Trang 9

1 Lý do chọn dé tài

Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản Việt đã và đang là

vấn đề đáng quan tâm của nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Việt Namtham gia, kí kết nhiều các hiệp định thương mại, thị trường nông sản rộng mo.

Tuy nhiên hiện tại, việc xây dựng thương hiệu nông sản của Việt Nam mới

dừng ở mức khuyến khích Nhiều địa phương và doanh nghiệp chưa thực sự

thấy rõ vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng cũng như bảo vệ thương hiệu

hàng nông sản, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập.

Bên cạnh đó, hàng nông sản của Việt Nam còn chịu nhiều rủi ro do

thiên tai, dich bệnh khó kiểm soát Khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, thiếu sựđầu tư cho công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường cũng là những yếu tố cản

trở chiến lược xây dựng thương hiệu nông sản Việt Bởi vậy, hai năm qua, giá

trị thương hiệu của Việt Nam giảm tới 19%, so với nam 2014 được định giá là

172 tỷ đô la Mỹ, thì năm 2015 chỉ còn 140 tỷ đô la Mỹ Việt Nam chỉ xếp

hạng trên Campuchia về thương hiệu [13]

Nhận rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho nông sản

Việt đặc biệt với tỉnh Thái Bình, một trong những tinh trọng điểm nông

nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng với sản lượng lúa lớn, các mặt hàng

nông sản phong phú Theo thống kê năm 2011, trong diện tích đất tự nhiên là

157 nghìn ha, thì đất cho sử dung nông nghiệp là 97,2 nghìn ha (chiếm tới

61,9% tổng diện tích đất tự nhiên), tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành

trồng trọt, chăn nuôi phát triển Tuy nhiên những sản phẩm nông sản lại chưa

có chỗ đứng trong thị trường nông sản Việt Nam cũng như trên thế giới, trong

đó có mặt hàng nông sản tỏi, được trồng nhiều nhất tại huyện Thái Thụy, mộthuyện nằm ở phía đông tỉnh Thái Bình.

Trang 10

Trong chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 —

2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định số 57/QD — BKHCN ngày

19/01/2012 có đưa ra danh mục các dự án dé tuyển chọn bé sung thực hiên

trong hai năm 2012 — 2013, trong đó có dự án tạo lập, quản lý và phát triển

nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “tỏi Thái Thụy” dùng cho sản phẩm tỏi của

huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình [19]

Việc xây dựng nhãn hiệu cho nông sản Việt, làm cho các sản phẩm có

thể cạnh tranh được với các mặt hàng khác dễ dàng hơn khi hàng hóa TrungQuốc luôn có giá thành rẻ hơn, tạo được niềm tin đối với khách hàng cũngnhư tạo điều kiện cho đời sống của các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất,buôn bán Do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Quá trình xây dựng và phát triển

thương hiệu “tỏi Thái Thụy” tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái

Bình” dé lam rõ được giả trị của việc xây dựng thương hiệu trong ngành nôngnghiệp, một ngành thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt thương hiệu “Tỏi TháiThụy”.

2 Lịch sử nghiên cứu

Tỏi từ lâu không chỉ là gia vị trong bếp ăn Việt mà còn được coi là vị

thuốc có thể chữa được nhiều bệnh Việc nghiên cứu về xây đựng, quảng bá,

phát triển thương hiệu cùng các vấn đề về marketing đã có từ rất lâu tuy nhiênở Việt Nam, cụ thể ở Thái Bình việc xây dựng, tạo dựng nhãn hiệu tập thể

“tỏi Thái Thụy” còn khá mới mẻ, chỉ mới bắt đầu từ năm 2012 sau khi có

quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ tài sản trí tuệ giai đoạn 2010 — 2015

của Bộ Khoa học Công nghệ Trên tạp chí Khoa học và Phát triển 2014 tập

12, số 8: 1342-1350 có bài Phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến nhu cầu tham

gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu tập thé “tỏi Thái Thuy” của hộ trông tỏi

tỉnh Thái Bình, của các tác giả Nguyễn Văn Song, Vũ Ngọc Huyên, Hồ Đức

Cường, Nguyễn Văn Lượng, Bùi Đức Hoàng, Hoàng Thị Hằng Có một số bàibáo dé cập tới nhãn hiệu tập thé “toi Thái Thụy” như báo điện tử của Đài Phát

Trang 11

thanh và truyền hình Thái Binh số ra ngày 2/1/2016 Xây dựng nhãn hiệu tập

thể “tỏi Thái Thụy”; baotintuc.vn số ra ngày 25/11/2016 Thái Bình phát triển

cây tỏi trên đất ven biển; baothaibinh.com.vn số ra ngày 26/12/2016 Phát huythế mạnh nhãn hiệu tập thé “tỏi Thái Thuy” Những bài viết bước đầu dé cập

đến nhãn hiệu tập thé “tỏi Thái Thụy” chưa được hệ thống hóa rõ rang theo

từng bước quá trình phát triển, xây dựng nhãn hiệu tập thể tỏi và những

phương hướng chiến lược xây dựng thương hiệu cho cây tỏi trên địa bàn

huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu “tỏi Thái Thụy” tại

xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình nhằm mục đích:

- Phân tích quá trình sản xuất, xây dựng và phát triển thương hiệu tỏi TháiThụy

- Tác động, tầm quan trọng của phát triển thương hiệu này đến đời sống của

các hộ dân xã Thụy Trường, qua đó thấy được sự năng động, chủ động phát

-huy tiềm năng của nông sản địa phương.

- Đề xuất một số hướng đi góp phần đưa thương hiệu “tỏi Thái Thụy” đến gần

hơn với thị trường trong nước và quốc tế, cạnh tranh được với các thương

hiệu tỏi khác.

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: thương hiệu tỏi Thái Thụy tại xã Thụy Trường,

huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Phạm vi nghiên cứu: Các hộ dân sản xuất và buôn bán, tiêu thụ giống

tỏi Thái Thụy trên địa bàn xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

5 Phương pháp nghiên cứu

Dé tài có sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để khai thác các

thông tin về địa bàn xã Thụy Trường, phương pháp phỏng vấn sâu, xử lí số

Trang 12

liệu nhằm làm rõ quá trình xây dựng và phát triển của thương hiệu “tỏi Thái

Thụy” Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp so sánh dé làm rõ nguồn gốc,phân loại các loại tỏi giúp người đọc có cách nhìn khách quan hơn về các

giống tỏi của Việt Nam và cách xây dựng thương hiệu riêng biệt của huyện

Thái Thụy nói chung và xã Thụy Trường nói riêng.

6 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm các chương:

Chương 1: T: ống quan về quá trình sản xuất tỏi tại xã Thuy Trường, huyện

Thai Thụy, tinh Thai Bình.

Chương 2: Tình hình sản xuất tỏi Thái Thuy va việc xây dựng thương hiệu

“toi Thai Thuy”

Chương 3: Một số dé xuất dé phát huy giá trị của thương hiệu tỏi Thái Thuy.

Trang 13

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE QUA TRINH SAN XUẤT TOI TẠI

XÃ THUY TRUONG, HUYỆN THAI THUY, TINH THÁI BÌNH

1.1 Téng quan về xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tinh Thái Binh

Thái Thụy là một trong số những huyện giáp biển, có điều kiện về vị tríđịa lí, khí hậu thuận lợi để phát triển các giống cây nông nghiệp và nuôi trồngthủy hải sản Ngoài trồng lúa vào hai vụ Đông Xuân và Hè Thu thì người dân

nơi đây còn trồng thêm các giống cây hoa màu đặc trưng như hành, tỏi, thuốclào, dưa Những giống cây trồng này mang lại năng suất cao và giá thành ổn

1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

Thụy Trường là một xã thuần nông với hai hướng đi chính là trồng trọt

và chăn nuôi Phía Đông xã giáp biển Đông, phía Tây giáp xã Thụy An, phía

Bắc giáp sông Hóa (sang sông là huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), phía Namgiáp xã Thụy Xuân [9, 5] Trên địa bàn xã không có đường trục huyện chạy

qua nên giao thông cũng có phan bị hạn chế Với điều kiện hai mặt giáp biển

và sông, thuận tiện cho công tác tưới tiêu, thủy lợi, bồi đắp phù sa hàng năm

cho đất nông nghiệp.

Về thủy văn, là một xã thuộc châu thổ sông Hồng, Thụy Trường có hệthống sông ngòi, kênh mương day đặc Nguốn nước của xã khá dồi dao nhưng

khó khăn trong việc khai thác cho việc thau chua rửa mặn, phát triển các loại

cây trồng.

Hệ thống sông ngòi của xã Thụy Trường khá nhiều với ba con sôngThái Bình, sông Sinh, sông N2 chảy qua các thôn Lỗ Trường, Tri Chi Phú,

Chỉ Bồ, Đông Ninh là nguồn tưới tiêu chủ động cho sản xuất và sinh hoạt của

nhân dân Nguồn nước tưới chủ yếu của xã chủ yếu lấy từ sông N2 Đây là

nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân,

gop phân vào việc cung cap nước tưới cho các cánh đồng vào mùa khô Chất

Trang 14

lượng nguồn nước ngọt tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm, hàm lượng phù sa

nhiều, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

Diện tích của xã là 984,50 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là

724,70 ha, chiếm 76,22% tổng số diện tích đất tự nhiên [9, 6] Đất nông

nghiệp phần lớn là đất ven biển, đất bãi được phù sa bồi đắp từ hệ thống sông

Hóa, Sông Thái Bình với khí hậu đặc trưng Các cuộc khảo sát đánh giá chất

lượng đất trồng cho thấy ở sâu 2-3 m có tram tích biển, lớp vỏ sò, xen lẫn các

xác cây sú, vẹt Đất có mau nâu tươi, ánh sắc tím và nồng độ PH từ 4.5 — 5.5.

[14] Với điều kiện này, phù hợp với giống cây trồng như hành, tỏi, thuốc lào,

những loại cây chịu được đất chua mặn, nhiều kali Hơn nữa địa hình của xã

thuộc đồng bằng châu thé, với độ dốc < 10 thấp dan từ khu dân cư ra sông.

Tính chất bằng phang của địa hình chỉ bị phá vỡ bởi các sông ngòi, kênh

mương và một SỐ go nam rải rác Độ cao bề mặt hầu hết từ 0,70m đến 1,25m

so với mực nước biển, mức độ địa hình chênh lệch không qua 1m, khá cao so

với các khu vực khác trong huyện nên có khả năng chống ngập cao, tiêu ungnhanh Khác với cây tỏi Lý Son, được trồng trên ruộng cát trắng, được người

nông dân đem cát từ biển về để phủ lên mặt luống 2 — 3 cm, có tác dụng phản

quản (ánh nang mặt trời) giúp cây trồng mát hơn, phát triển tốt hơn thì nhờ

vào khí hậu âm nhiệt đới cùng với chất đất chua mặn, pha đất cát giúp cây tỏiThái Thụy có điều kiện phát triển dễ dàng hơn so với cây tỏi các vùng khác.

Khí hậu nơi đây thuộc nhiệt đới âm gió mùa, với đặc điểm khí hậu thời

tiết khác nhau ở bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Mùa hạ nóng 4m, mưa nhiều,

thường có bão, mùa đông lạnh, khô hanh nhưng không kéo đài liên tục mà có

những ngày nắng ấm hoặc mưa 4m.

Quanh năm bức xạ mặt trời lớn nên nền nhiệt độ cao Số giờ nắng trungbình trong năm 1.600-1.800 giờ/ năm với tổng lượng nhiệt Q = 8.5000C.

Nhiệt độ trung bình năm từ 23°C - 24C, nhiệt độ nóng nhất 38°C —

39°C vào tháng 6-8, nhiệt độ lạnh nhất 10°C — 15°C vào tháng 1, 2 Độ ẩm

Trang 15

tương đối cao, khoảng 85-90 % Khí hậu có sự thay đổi theo mùa, lượng muaphân theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng

V cho đến tháng X, chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng VII và

tháng VIII là hai tháng có lượng mưa cao nhất Mùa khô bắt đầu từ tháng XI

đến tháng IV năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15-20% tổng lượng mưa trong

năm Trong mùa mưa, hướng gid thịnh hành là gió đông nam, còn mùa khô là

gió đông bắc [9, 5] Cây tỏi được trồng vào mùa khô dé tránh hiện tượng úng,ngập nước làm thối củ.

Do chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: gió Đông Bắc vào mùa

lạnh, gió Đông Nam thổi vào mùa nóng với tốc độ trung bình 2-3m/s Vào các

tháng 6,7 có xuất hiện vài đợt gió Tây khô nóng, mùa đông từ tháng 12 đếntháng 2 năm sau có những đợt rét đậm kéo đài.

Ngoài ra hàng năm xã còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 — 3 cơn bão

với sức gió và lượng mưa lớn gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp cũng

như sinh hoạt của người dân.

Như vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng,năng suất, sự phát triển của cây tỏi.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

* Thuận lợi:

Xã Thụy Trường có vi trí khá thuận lợi, giáp biển, có hệ thống sông Thái

Bình chảy qua, là điều kiện giao thương, buôn bán, tưới tiêu cho sản xuất

nông nghiệp đặc biệt với thích hợp với sự phát triển của cây tỏi.

Địa hình bằng phẳng, chất lượng đất tốt, kết hợp với hệ thống thủy lợi

nội đồng tương đối hoàn thiện là những điều kiện cơ bản dé đầy nhanh tốc độsản xuất nông nghiệp trong đó có cây tỏi.

Điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho

việc mở rộng, hình thành, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh theo

hướng hàng hóa với các cây ngăn ngày, dài ngày, có quy mô vừa và nhỏ, nuôi

7

Trang 16

trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo môi trường sinh thái phát

triển bền vững, làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

thôn Như vậy dễ dàng hình thành các vùng chuyên trồng tỏi, thuận lợi cho

quá trình theo dõi sự phát triển, sinh trưởng của cây.

* Khó khăn:

Là một xã giáp biển nên Thụy Trường cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ

thiên nhiên Với chế độ khí hậu theo mùa ảnh hưởng không nhỏ đối với đời

sống sản xuất nông nghiệp của người dân trong xã Mùa mưa với lượng mưa

lớn, mực nước dâng cao không chỉ gây lũ lụt, úng hạn cục bộ một phần không

nhỏ tới diện tích đất nông nghiệp Cây tỏi là loại cây ưa khí hậu khô ráo mátmẻ, tuy nhiên với tình hình thời tiết biến đối thất thường như hiện nay cây tỏi

có nguy cơ đối mặt với ngập ung bat thường, sau bệnh tấn công.

1.1.2 Điều kiện xã hội

Dân số của xã năm 1999 là 8879 người, mật độ dân số 964 ngudi/km’.

Đến năm 2011 dân số là 9388 nhân khẩu, 2346 hộ, phân bố không đồng đều ở9 thôn: Tri Chỉ Nam, Tri Chỉ Phú, Chỉ Bồ, Tam Tri, Đồng Xuân, Đông Ninh,

Thượng Phúc, Trường Xuân và Lỗ Trường [9, 8] Hầu hết các hộ dân đều làm

nông nghiệp, một số hộ dân thuộc thôn Trường Xuân, Tam Tri có chăn nuôi

thủy hải sản.

Tổng số lao động trong độ tuổi là 4143 người, trong đó lao động nông

nghiệp chiếm 3138 người, chiếm 75,74% số lao động trong toàn địa bàn xã.[9] Như vậy có thé nói xã Thụy Trường có nguồn nhân lực lao động nông

nghiệp dỗi dào, có tiềm năng cho phát triển nông nghiệp.

Mỗi hộ nông đân đều có một điện tích đất nông nghiệp nhất định dé

canh tác Năm 2015, việc dồn điền đổi thửa thực hiện xây dựng nông thôn

mới theo quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủvề phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2010 — 2020, xã Thụy Trường đã dồn điền đổi thửa đạt được thành tích

Trang 17

đáng kẻ Số thửa/hộ giảm từ 4,5 thửa/hộ xuống 1,4 thửa/hộ, diện tích/thửa

tăng từ 463m” lên 1650mỶ [8] hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng được đảm

bảo Đây là động lực giúp bà con nông dân xã yên tâm canh tác, có hứng khởi

trong lao động, tạo thuận lợi cho quá trình canh tác hoa màu cũng như trồng

lúa nước.

Bên cạnh đó trong quyết định số 57/QD - BKHCN của Bộ Khoa họcvà công nghệ về việc phê duyệt Danh mục dự án thuộc chương trình hỗ trợ

phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn bé sung thực hiện trong hai năm 2012 —

2013 ban hành ngày 19/01/2012, tỏi Thái Thụy được liệt kê vào danh sách,

với mục tiêu tạo lập, quản lí và phát triển nhãn hiệu tập thê “tỏi Thái Thụy”.Điều này có tác động không nhỏ tới đời sống của các hộ nông dân trồng, sản

xuất, tiêu thụ tỏi.

1.2 Khái niệm nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu có vai trò rất lớn trong thương mại, nó không những giúp

người tiêu dùng phân biệt, lựa chọn được hàng hóa đúng cách mà còn giúp

các doanh nghiệp tạo dựng uy tín, chất lượng cho sản phẩm hàng hóa của

mình Việt Nam đã tham gia, là thành viên của các điều ước quốc tế quan

trọng trong quy định về nhãn hiệu như Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công

nghiệp (sau đây được viết tắt là “Công ước Paris”), Thoả ước Madrid về đăngký quốc tế nhãn hiệu (sau đây được viết tắt là “Thỏa ước Madrid”), Nghị định

thư liên quan đến Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (sau đây

được viết tắt là “Nghị định thư Madrid”), Hiệp định về các khía cạnh liên

quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (sau đây được viết tắt là “Hiệpđịnh TRIPS”) và Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2000.

Tuy nhiên, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” rat dé gây nhằmlẫn Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) nhãn hiệu (trademark) là

“các dấu hiệu dùng dé phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự

của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau” [21].

Trang 18

Thương hiệu (Brand) Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ

(American Marketing Association): “thương hiệu là một tên, một từ ngữ, một

dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên

nhằm xác định một sản phẩm hay một địch vụ của một (hay một nhóm) ngườibán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh” [22]

Thương hiệu và nhãn hiệu đều là dấu hiệu, biểu tượng hoặc tên gọi của

một sản phẩm dùng dé nhận biết, phân biệt trên thị trường, tuy nhiên hai thuật

ngữ nay lại có những điểm khác nhau Theo ThS Vương Thanh Long, giảng

viên Quản trị kinh doanh, Giám đốc Marketing tập đoàn Thái Tuấn phân biệt

về hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu cụ thể như trong bảng so sánh

Bang 1.1: Bảng so sánh thuật ngữ nhấn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa được đăng kí với | Thương hiệu được doanh nghiệp xây

cơ quan chức năng và được luật pháp | dựng và người tiêu dùng chấp nhận,

bảo vệ quyên sử dụng trên thị trường | sử dung trên thị trường

Khái niệm trừu tượng và tài sản vô

Có giá trị cụ thé và tai sản hữu hình

Hiện diện trên văn bản pháp lí Hiện diện trong tâm trí người tiêu

Được cơ quan chức năng công nhận, | Doanh nghiệp sử dụng, người dùng

Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ tin tưởng, chấp nhận

Xây dựng trên hệ thống pháp luật | Xây dựng do hệ thống tổ chức của

quồc gia công ti

Là thân thể của doanh nghiệp Là phần linh hồn của doanh nghiệp

10

Trang 19

Trong Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH2011 của Quốc Hội khóa XI

kì họp thứ 8 ban hành ngày 29/11/2005 có những quy định chung về nhãn

hiệu Mục 16 điều 4 giải thích từ ngữ quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng

dé phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Mục 17 điều 4: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hànghoá, dịch vụ của các thành viên của tô chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó vớihàng hoá, dịch vụ của tô chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức

Nhãn hiệu tập thể tỏi Thái Thụy được biết đến trong Quyết định số

57/QĐ của bộ Khoa học Công nghệ phê duyệt danh mục dự án thuộc chương

trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ dé tuyển chọn bé sung, thực hiện trong hai

năm 2012 — 2013 ban hành ngày 19/01/2012 với mục đích Tạo lập, quản lí và

phát triển nhãn hiệu tập thé tỏi Thái Thuy mã hiệu CT68/2012 — 2013/ DP —04 Nội dung cụ thể trong dự án là đề xuất nội dung, phương pháp tổ chức

quản lí và phát triển nhãn hiệu tập thé, đề xuất quy trình, biện pháp tạo lập,

quản lí và phát triển nhãn hiệu tập thẻ.

Như vậy, tỏi Thái Thụy là nhãn hiệu tập thể được Cục sở hữu trí tuệ

cấp chứng nhận bảo hộ cho Hội nông dân huyện Thái Thụy Đây là một bước

tiến quan trọng trong việc phát triển, xây đựng thương hiệu cho cây tỏi huyệnThái Thụy, tỉnh Thái Bình nói chung và xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy,

tỉnh Thái Bình nói riêng.

1.3 Giới thiệu giống tỏi Thái Thụy

Tỏi là một trong những giống cây hoa màu của xã Thụy Trường Bên

cạnh các giống cây trồng như thuốc lào, dưa gang, lạc, củ cải thì tỏi là một

trong những giống cây có năng suất, chất lượng ồn định.

Theo ông Bùi Bá Tèm, Chủ tịch hội nông dân xã Thụy Trường cho

biết: “Cây tỏi có nguồn gốc xuất xứ lâu đời, ngay từ đầu các cụ đã trồng giống

cây tỏi này Tuy nhiên trải qua thời gian cây tỏi còn được nhập thêm giống từ

1]

Trang 20

tinh Hải Dương Sở dĩ như vậy bởi vì cây tỏi tại xã Thụy Trường nói riêng và

huyện Thái Thụy nói chung đặc điểm đều củ trắng, cây cao, trùng, lá dài, det

và nhỏ, năng suất tỏi thấp vì củ nhỏ, thời gian sinh trưởng phát triển lâu (4

tháng) vì vậy người dân có tìm hiểu tới giống tỏi Hải Dương để trồng thì phù

hợp với chất đất cũng như điều kiện khí hậu tại đây, cho được giống tỏi câynhỏ, lá bản to hơn, thân củ khi trưởng thành có màu đỏ tía và chất lượng cũng

đảm bảo hon so với giống tỏi ban đầu tại xã Hau hết giống tỏi trên địa bàn xãđang trồng đều có nguồn gốc từ giống tỏi Hải Duong.”

Tỏi thường được trồng xen kẽ cùng cây hành Mùa vụ trồng tỏi bắt đầu

từ thang 9 — 10, thời gian thu hoạch vào thang 1 — 2 Thời gian sinh trưởng

của cây 125 — 130 ngày có thể thu hoạch Giống tỏi Thái Thụy có nguồn gốckhá lâu, là cây trồng lâu năm của bà con nông dan xã Thụy Trường.

Tỏi là giống cây ưa sáng dài ngày Nhiệt độ phù hợp cho cây sinhtrưởng và phát triển khoảng 18 — 20°C, nhiệt độ cho cây tạo củ từ 20 — 22°C.

Số giờ năng 12 - 13h/ngày kích thích cây tạo củ sớm Chính vì vậy khoảng

thời gian từ tháng 9 tới tháng 2, khí hậu mát, lạnh, khô phù hợp cho cây tỏi

phát triển.

Chat lượng đất trồng tại xã Thụy Trường ở sâu 2-3 m có trầm tích biển,

lớp vỏ sò, xen lẫn các xác cây sú, vẹt Đất có màu nâu tươi, ánh sắc tím và

nông độ pH từ 4.5 — 5.5 Nhờ đặc điểm của đất ven biển chua mặn, pha nhiềuđất cát, đễ thoát nước nên thuận lợi cho việc trồng toi Ngoài ra, địa hình cao

hơn những nơi khác nên việc tiêu úng dễ dàng hơn, nhất là với các loại cây

rau màu nói chung khả năng chịu úng kém Do đó, tỏi Thái Thụy có nét đặc

trưng riêng như: Lá tỏi dày, cứng, màu lá xanh nhạt, củ chắc, dọc thân gần củ

có mau tia, tép tỏi đều từ 15 — 20 tép.

Ngoài về giống, chất đất, nhiệt độ thì độ ẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ

tới quá trình phát triển của cây tỏi Độ âm đất tùy vào giai đoạn sinh trưởng,

' Nguồn: Tác giả trực tiếp lấy ý kiến, tháng 4/2017

12

Trang 21

phát triển của cây, cần ở mức 70 — 80% cho phát triển lá, 60% cho củ lớn.

Thiếu nước, cây phát triển kém, củ nhỏ Ngược lại, nếu thừa nước cây sẽ phát

sinh bệnh thối ướt, thối nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo quản củ.

Cây tỏi thường bị các bệnh như:

— Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger.) xuất hiện vào cuối tháng11 đương lịch, khi có nhiệt độ thấp và độ 4m không khí cao Phòng bệnh tốt

nhất là trước khi bệnh xuất hiện phun định kỳ dung dịch Boócđô 1% (1 kg

phèn xanh + 1 kg vôi cục + 100 lít nước lã) hoặc Zineb 0,3%

Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp

cũng là biện pháp tốt.

~ Bệnh than đen (Urocystis cepula Prost.) Bệnh xuất hiện trên củ, khi củ sắp

thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản Cách ly những củ bị bệnh Dùng

Zineb 0,3% dé phun trừ [16]

Sau thời gian 125 — 130 ngày, tỏi sẽ được nhé về, phơi khô cho tới khi

khô thân và lá, sau đó được bó thành từng bó vừa dé vào kho Hầu hết các hộ

dân tại xã Thụy Trường đều có bếp rạ, vì vậy họ tận đụng không gian gác bếpđể treo tỏi tránh tình trạng tỏi óp, hư hỏng, sâu bệnh Họ thường nấu bằng bếpra dé giữ độ ấm cho tỏi, vừa giúp tỏi khô hơn và vừa tránh hỏng.

Để chon tỏi làm giống cho vụ mùa sau, người dân chọn những củ vừa

phải, già, tép chắc Họ để riêng biệt tỏi giống đến tháng 8, sau khi thu hoạch

lúa vụ Hè thu, tỏi được tách rời thành các tép Họ chọn những tép tỏi chắc,

may vi tỉ lệ nảy mầm cao, nhiều chất đinh dưỡng chứa trong tép tỏi dùng

trong quá trình nảy mầm Tép tỏi sau khi được tách sẽ được ngâm nước trong

8 tiếng và để ráo nước, sau đó ủ ấm dé kích thích mọc rễ Sau khoảng 2 — 3

ngày, tỏi bắt đầu nhú mam và rễ sẽ được đem trồng, bắt đầu một mùa vụ mới.

Khi trồng tỏi có thé được trồng xen kẽ với hành, hoặc trồng riêng biệt

thành từng luống Khoảng cách mỗi cây tỏi cách nhau 15 — 17 em Tỏi được

trồng theo rạch, mỗi rạch cách nhau 20 — 25 cm Tùy vào độ rộng của luéng

13

Trang 22

mà người dân trồng số cây tỏi khác nhau Hầu hết tỏi được trồng thưa để kích

thích quá trình tạo củ to hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống tỏi khác nhau, giá thành

khác nhau Có những giống tỏi nổi tiếng từ lâu như tỏi Li Sơn với chất lượngtốt, được sử dụng làm vị thuốc thì bên cạnh đó có những giống tỏi Trung

Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, có giá thành rẻ đang được bày bán tràn lantrên thị trường với giá thành rẻ nhưng chất lượng không tốt Tỏi Thái Thụy

cũng là một giống tỏi có từ lâu, được bày bán trên thị trường, tuy nhiên vẫn

còn có sự nhằm lẫn giữa các giống tỏi khác Cụ thé, dé phân biệt ba giống tỏi

trên, tôi có tổng hợp và đưa ra bảng so sánh:

Bang 1.2: Phân biệt ba giống tôi: Tỏi Lí Sơn, tôi Thái Thụy và tôi Trung Quốc

Töi Lí Sơn [11]

Đường kính củ thuộcnhóm trung bình, 3,1 +0,4 cm

Tỏi Thái Thụy Tỏi Trung Quốc

Đường kính củ thuộc | Kích cỡ tỏi tonhóm trung bình 3,5 — 4

phăng, không so le phẳng, không so le

Hình thái đáy củ bằng | Hình thái đáy củ bằng

phẳng phẳng

Các tép tỏi xếp tương | Các tép tỏi xếp tương | Các tép tỏi xòe ra, xếpđối chặt không chặt

Trang 23

Vỏ lúc còn tươi đâu củ | Vỏ màu trăng, hơi ngà

Vỏ lụa bên ngoài có

mau đỏ tím, khi khô có | vàng, vỏ cứng, dé bócmàu trăng

màu trăng ngà, hơi

Tép tỏi nhiều, 21,5 +| Tép tỏi nhiều 15 — 17 | Tép tỏi ít 10 — 12 tép

Tép trong củ tỏa déu, vỏ | Tép trong củ tỏa đêu, vỏ | Tép trong củ tỏa đêu, vỏ

lụa ngoài của tép có |lụa ngoài tép có màu | lụa ngoài tép có màu hơi

mau cam | hông tím nâu.

Đường kính tép tỏi|Đường kính tép tỏi| Đường kính tép tỏi

thuộc nhóm trung bình thuộc nhóm lớn 1,5 cm1,12+0,2 cm

nhờ vậy nó cũng có hương vị đặc trưng, là một loại gia vị không thẻ thiếu đối

với mỗi hộ gia đình Không những là một cây trồng phổ biến tại xã Thụy

Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình mà nó còn mang lại lợi nhuận

không nhỏ cho người dân nơi đây, tác động đáng kể tới đời sống vật chất và

tỉnh thân của mỗi người dân.

15

Trang 24

CHƯƠNG 2: TINH HÌNH SAN XUẤT TỎI THAI THUY VA VIỆC

XÂY DUNG THUONG HIEU “TỎI THAI THUY”

Hành va tỏi là hai cây trồng chủ lực vào vụ đông tại xã Thụy Trường,nó không những mang lại nang suất cao mà còn có những tác động đáng kểtới đời sống nhân dân trong xã.

2.1 Tình hình sản xuất tỏi Thái Thụy

2.1.1 Thực trạng sản xuất tỏi của các hộ dân xã T hụy Trường

Với diện tích đất nông nghiệp 724,70 ha chiếm hơn hai phần ba tông

điện tích đất tự nhiên, Thụy Trường có tiềm năng trong việc phát triển nông

nghiệp Trong đó:

« Tông diện tích tự nhiên: 984,50 ha

« Diện tích đất nông nghiệp; 724,70 ha

- Dat sản xuất nông nghiệp: 455,85 ha

Vị trí khu Đồng Đầm, Lũng Mò đến một phần Đồng Sau Diện tích 97,7 ha.

Vị trí toàn bộ khu Nước lợ, Đầm Rạng Giá, Đầm Cói đến một phần

Đồng Ngoài Diện tích 52,8 ha.

Vung trong lua, mau: Dién tich 52,8 ha

Vi trí: Một phan Đông Bắc sông N2 (con sông chảy qua các thôn Tri ChiPhú, Đông Ninh, Chỉ Bồ, Lỗ Trường) và Đầm Mới, Đồng Dam, Sân Phơi,Đồng Sú.

16

Trang 25

Vùng chuyên màu: 117,4 ha

Vị trí: Toàn bộ diện tích khu Đồng Sớm, Đồng Sau của hợp tác xã Tri

Chi, Nam sông N2, nam, bắc chùa và một phần bắc sông N2 của hợp tác xã

thôn Chỉ Bồ + Minh Thắng và một vị trí nhỏ lẻ như Đồng Ngoài, Cấp Tứ,

Đồng Nam, Cánh Miễu.

Ving nuôi trong tong hop VAC: Diện tích 78,9 ha

Vị tri: Khu ven đê Cầu Dinh — cống Cái, khu Tây Cống Bồ, khu Dim

Ngoài, Nước Lo, nhà nghé Trường Xuân, Khu Đầm Tam Tri (tây dân mới),

khu vùng ủi Tam Tri.

Hiện nay, người dân trong xã Thụy Trường trồng tỏi theo hai phương

thức trồng tập trung và trồng xen kẽ Trồng tập trung là người dân quy hoạch

diện tích trồng tỏi, chỉ trồng duy nhất cây tỏi, còn trồng xen kẽ, phân tán là

trồng xen kẽ với cây hành, đây là phương thức trồng phổ biến trên địa bàn xã

Thụy Trường Một rãnh trồng hành thì xen kẽ 5 - 6 cây tỏi Trồng xen ké như

vậy sẽ giúp bà con dé dàng chăm sóc, đỡ tốn diện tích, tận dụng được diện

tích đất trồng một cách tối đa, hiệu quả nhất.

Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Thụy Trường, diện tích sản xuất

cây vụ đông hành tỏi năm 2015 chiếm số lượng khá lớn:

Bảng 2.1: Diện tích cây vụ đông của các thôn trên toàn xã i Thuy Ti Tường năm 2015

Trang 26

Tổng diện tích đất trồng cây hoa mau vụ đông là 2.525.033 m? tương

đương với hơn 252 ha, chiếm 57,58% trong số 434,15 ha diện tích đất trồng

cây hàng năm của xã.

Cùng với sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa —hiện đại hóa được Đảng và Nhà nước xác định là bước đi mũi nhọn để thoát

khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, trở thành một quốc gia văn minh,

hiện đại Các cấp chính quyền trong xã Thụy Trường cũng thực hiện theo chủ

trương của Đảng, tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công

nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ

trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư

nghiệp Vì vậy diện tích đất nông nghiệp cũng dần thu hẹp do phải chuyển

sang mục đích sử dụng khác, tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, pháttriển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, diện tíchđất trồng màu giảm, từ đó diện tích đất trồng tỏi cũng có xu hướng giảm Năm2015, diện tích đất trồng cây vụ đông từ hơn 252 ha xuống còn gần 240 ha

vào năm 2016.

Năm 2015 sau khi thực hiện việc dồn điền đổi thửa, diện tích đất nông

nghiệp của mỗi hộ dân trong xã có sự thay đổi đáng kể Qua khảo sát 100 hộ

gia đình trong toàn xã, diện tích đất trồng tỏi vụ đông của các hộ gia đình có

sự thay đổi Trước khi dồn điền đối thửa, diện tích đất của mỗi hộ dân không

đồng nhất, có gia đình điện tích trồng màu và trồng lúa khá ít, chỉ 3 — 4 sào;

có gia đình điện tích đất nông nghiệp nhiều, lên tới 1 mẫu Sau khi phân chia

lại ruộng đất của các hộ trong xã, diện tích đồng đều hơn, quy hoạch rõ rằng

hơn, thuận lợi rất nhiều cho công tác tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp Cụ thé:

18

Trang 27

Bảng 2.2: Diện tích trong tôi của các hộ dân xã Thụy Trường năm 2016

TỶ 5s | šNgôn Tác giả nghiên cứu, khảo sát điền dã trực tiếp, tháng 4/2017

Diện tích trồng tỏi của các hộ dân nằm trong khoảng 2 — 4 sào chiếm

72%, chiếm số lượng lớn Diện tích trồng tỏi tập trung, quy hoạch tại các khu

vực Đồng Sớm, Đồng Sau của Hợp tác xã Tri Chỉ, phía nam sông N2, phíaNam chùa, phía Bắc chùa và một phần bắc sông N2 của Hợp tác xã thôn Chỉ

Bồ, khu vực Đồng Su Đối với những hộ dân có điện tích dưới 1 — 2 sào hoặctrên 4 — 5 sào là do họ chọn diện tích canh tác hầu hết là đất màu hoặc hầu hết

là đất trũng dé trồng lúa, vì vậy có sự chênh lệch lớn như vậy.2.1.2 Năng suất tỏi

Theo ông Đồng Minh Chính, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thụy

Trường cho biết, năng suất mỗi sào tỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tổ giống,

-khả năng sinh trưởng, phát triển, khu vực trồng và quá trình chăm sóc của mỗi

hộ nông dân Với mỗi sào trồng xen năng suất tỏi/sào/vụ 250kg — 350kg, đối

với trồng riêng có thé trên đưới 500kg/ sào/ vu’.

_ Riêng năm 2012 do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 8, diện tích

và năng suất tỏi trên toàn xã giảm đáng kể Qua các năm diện tích trồng tỏi cógiảm song vẫn giữ mức ổn định.

Bang 2.3: Năng suất tôi vụ đông năm 2016 tại xã Ti hụy Trường

| Năng suất | 1-2ta | 2 tạ 2-31 3 tạ 341g | 4 tạ — 5 tạ Trên 5 tạ

Rie [oe nsnarnrn

28 % 48% 18% 4% 2%

° Nguằn: Tác giả trực tiếp lấy ý kiến, tháng 4/2017

19

Trang 28

Nguôn: Tác giả nghiên cứu, khảo sát điền dã trực tiếp tháng 4/2017

Qua khảo sát có 28 hộ dân năng suất tỏi thấp từ 1 — 2 tạ, điều này một

phần do cách canh tác của người dân, họ trong hành nhiều hon so với tỏi.

Thông thường số cây tỏi trên mỗi rạch từ 6 — 7 cây, tuy nhiên đối với luống

trồng xen nhiều hành thì chỉ trồng 4 — 5 cây Số hộ có năng suất tỏi/vụ/sào từ

trên 4 tạ chiếm 6% diện tích chủ yếu là trồng riêng cây tỏi.

Phỏng vấn trực tiếp ông Bùi Bá Tèm, Chủ tịch Hội nông dân xã ThụyTrường, người có nhiều năm kinh nghiệm trồng tỏi cho biết năng suất tỏi qua

mỗi vụ tăng cao đáng kê Nhiều hộ gia đình thu hoạch một năm từ 1 — 2 tạ lên3 —4 tạ nhiều hơn Năm 2012, năng suất tỏi giảm do thiên tai hầu như chỉ từ 1

-2 tạ hoặc hơn 2 tạ một ít nhưng càng những năm trở lại đây năng suất tỏi trên

sào mỗi vụ có hộ gia đình tăng hơn 60 — 80 kg/sao Điều đó nhờ vào nhiềuyếu tô khác nhau.

Năng suất tỏi tăng còn thé hiện qua bảng khảo sát các hộ dân:

Bảng 2.4: Năng suất tỏi vụ đông của các hệ dân xã Thụy Trường năm 2015

Trang 29

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh năng suất tôi qua hai năm 2015 và 2016 tại xã

Thụy Trường (don vị: %)

Nguôn: Tác giả xử lí, điều tra số liệu, tháng 4, 2017

Như vậy, trong hai vụ tỏi có thể thấy được sự thay đổi trong năng suất

tỏi, năng suất tỏi từ 1 — 2 tạ/sào năm 2016 giảm hơn so với năm 2015 hơn 1,8

lần, năng suất tỏi từ 2 — 3 tạ năm 2015 tới 2016 tăng gần 1,3 lần Đây cũng là

dấu hiệu đáng mừng đối với các hộ sản xuất và kinh doanh tỏi Trước 2015,

năng suất cũng như giá thành của cây tỏi có lúc giảm, có lúc tăng không đáng

kể Tuy nhiên tới năm 2015, 2016, năng suất và giá thành cũng tăng cao do

việc xây dựng thương hiệu tỏi đã bước đầu hình thành và tạo được ảnh hưởng

đối với các đối tượng trồng và kinh doanh tỏi Việc xây dựng được thương

hiệu tỏi Thái Thụy cũng đã tác động tới nhận thức của người dân trong xã

Thụy Trường về tầm quan trọng của thương hiệu, từ đó thúc đẩy người dân

trong xã trồng và chăm sóc tỏi có quy trình, đầu tư hơn về giống, phân bón,

: _ Phương tiện kĩ thuật.

21

Trang 30

Năng suất tỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố giống, phân bón, thuốcbảo vệ, thời tiết, chất đất, kĩ thuật canh tác Qua trao đổi, phỏng van để trực

tiếp với bà Lê Thị Hạnh cho biết: “Mỗi một vụ trung bình gia đình tôi thu

hoạch được từ 300kg — 350kg tỏi tươi thành phẩm Trong quá trình trồng và

chăm sóc tôi có lựa chọn giống kĩ càng, chọn những tép tỏi không quá mập,

chắc, những tép tỏi bao ngoài củ để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao sau đó bảo

quản, phun thuốc trừ nấm dùng thuốc Kochide 53.8 DF, Balatcide 32 WP,

hoặc phơi khô, buộc túm và để trên giàn nơi thoáng mát, tỷ lệ thối nhữn chỉ

còn 3-5%, gop phan ngăn ngừa bệnh trên hành, tỏi cho tỏi hoặc cất kĩ trên gacbếp đề.tránh tinh trang củ bị lép Như vậy cây sinh trưởng sẽ được đều hơn.”

Đa số các hộ dân khác khi được hỏi đều có nhận định năng suất tỏi phụ

thuộc khá nhiều vào quá trình chăm sóc và thời tiết Có những năm thời tiếtnắng nóng quá nhiều, lượng nước không đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng dẫn

tới cây tỏi trong giai đoạn phát triều dé bị héo lá, củ nhỏ, không hấp thu được

các đưỡng chất thiết yếu cho cây Các nghiên cứu cho thấy, tỏi là cây ưa khí

hậu mát mẻ, nhưng chịu được biên độ dao động nhiệt độ khá rộng, thích hợp

nhất từ 16 — 20°C Yêu cầu về nhiệt độ cũng thay đổi tùy theo từng giai đoạn

sinh trưởng của cây, giai đoạn củ hình thành, nhiệt độ lý tưởng dao động từ

17 — 18°C, giai đoạn củ chin nhiệt độ thuận lợi cho tỏi dao động từ 20 — 25°C.

Bên cạnh đó, nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới trạng thái ngủ, nghỉ của cây tỏi, tỏinay mầm sớm và nhanh hơn ở nhiệt độ 22°C [18] Nếu có sự thay đổi bat

thường về nhiệt độ tỏi sẽ dé mắc một số bệnh về thân củ.

Trong quá trình chăm sóc, phải phát hiện bệnh sớm Các tác nhân gây

bệnh trên cây tỏi chủ yếu là sợi nam Hau hết nắm gây bệnh có thể được phân

lập khá dễ dàng trên môi trường nhân tạo.

* Nguồn: Nữ, 47 tuổi, nông dân, thôn Chỉ Bồ, tác giả trực tiếp lấy ý kiến,

tháng 4/2017

22

Trang 31

Các bệnh nắm phố biến trên cây hành tỏi [1]

Tác nhânDâu hiệu chuân đoán chính

Colletotrichum sp Đâu lá biên màu nâu trắng, có

Thôi gôc moc Soi nam mau trăng và hạch nâm

trăng màu nâu trên gôc

Thối (ướt) Sclerotinia Sợi nâm màu trăng, hạch nâm to

cuông lá sclerotiorum mau den.

Thoi Fusarium spp Soi nam co mau trang dén tim

Fusarium nhạt, không có hạch nam

Mốc đen

(thối củ)

Aspergillus niger | Các đám bào tử như bột mau đen

(cũng là bệnh gây thối trong quá

Trang 32

Để khắc phục các bệnh về nắm cần theo dõi kĩ quá trình sinh trưởng

của cây đặc biệt trong hai giai đoạn cây trong quá trình tạo củ và quá trình thu

hoạch bảo quản Vì trong hai quá trình này nếu cây phát triển kém năng suất

sẽ không cao, tỉ lệ chết rất lớn, không những vậy có thể làm màu củ xấu, chất

lượng tép tỏi giảm.

Năng suất tỏi còn phụ thuộc vào yếu tố phân bón, liều lượng phân bón

trong quá trình chăm sóc Có hai giai đoạn bón phân là bón lót và bón thúc.

Bón lót là bón phân vào đất với hàm lượng nhỏ trước khi trồng để khi gieo

trồng tỏi sẽ có chất dinh đưỡng dé hấp thu Phân bón lót chủ yếu là phân hữucơ, phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế

biến Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, phân hữu cơ cònlàm cho dat tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trongđất Dé phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị

gieo trồng Bón thúc là bổ sung các loại chất dinh dưỡng trong thời gian cây

tỏi sinh trưởng phát triển Đây là giai đoạn cần thiết để bón phân, kích thíchquá trình ra lá, tạo củ của cây tỏi.

Sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu vào tháng 9, người dân trong xã Thụy

Trường phải rải vôi bột và phân chuồng đã ủ hoai mục Hầu hết tại mỗi ruộng

của các hộ đều có một chỗ để chứa phân chuồng và các phụ phẩm nôngnghiệp dé ủ như thân cây dưa gang, rơm, rạ Sau khi rải phân sẽ được làmđất, lên luống can thận Vôi cũng là một loại phân bón lót có tác dụng điều

hòa độ pH trong đất, đặc biệt với những diện tích đất chua mặn, ven biển của

xã Thụy Trường Trong mỗi vụ canh tác đều phải rải vôi, trung bình 25kg với

một sào đất Như vay năng suất tỏi phụ thuộc nhiều vào chất đất, điều kiện `

thời tiết và quá trình chăm sóc cây trồng của các hộ dân trong xã Thụy

24

Trang 33

2.1.3 Thị trường tiêu thụ toi

Tỏi là một loại gia vị phổ biến vì vậy thị trường tiêu thụ cũng khá lớn.

Tại xã Thụy Trường, tỏi tươi thành phẩm được nhé tai ruộng và ban với giá

10.000 — 15.000đ/kg Bà Nguyễn Thị Dung thôn Tri Chỉ Nam, hội viên Hội

nông dân xã Thụy Trường cho biết: “Trung bình giá tỏi tươi hiện nay từ

10.000đ — 15.000d/kg Có thời điểm vượt giá từ 15.000đ — 20.000d/kg tỏi

tươi Trong năm 2015 và 2016 giá tỏi có lên cao, việc buôn bán tỏi có phần

thuận lợi, người dân có thể nhé luôn tại ruộng và có những điểm tập kết để

cân tỏi tươi Cũng có những người thu mua tới tận nhà để thu mua Với gia tỏi

khô, sau khi phơi hao 50% thi được bán với giá từ 40.000đ — 55.000d/kg tỏi

khô, tùy thuộc vào kích cỡ, chất lượng”?

Tỏi sau khi được cân và thu mua được dồn về Hải Dương làm tỏi đen.

Bà Dung cũng cho biết thêm, hai năm nay vượt giá có thời điểm tỏi khô lên

tới 80.000d/kg Thị trường tiêu thụ tỏi khá lớn Qua khảo sát, nguồn thu mua

tỏi phân bố khá đồng đều cho từng đối tượng:

Bảng 2.6: Đối tượng thu mua tôi tai xã Thụy Trường (don vị: người)

Đối tượng 0 Tiểu Tiểu thương | Các thương lái

trong xã thu mua lượng lớn

Phần trăm

Nguôn: Tác giả điều tra, xử lí bảng hỏi, tháng 4/2017

* Nguồn: Nữ, 43 tuôi, hội viên hội nông dân xã Thụy Trường, tác giả trực tiếp

phỏng vân tháng 4/2017

25

Trang 34

Cách tiêu thụ tỏi của các hộ trồng tỏi là mang ra chợ bán, các tiểu

thương trong và ngoài xã thu mua hoặc những xe tải lớn của thương lái khác.Hau hết khi chính vụ người dân thường mang tỏi ra chợ bán vào sang sớm

hoặc những tiểu thương tới nhà thu mua Số lượng tiểu thương trong xã tới

thu mua nhiều hơn, chiếm 46% Theo bà Nguyễn Thị Thoan, thôn Tri Chỉ Phú

cho biết, mỗi ngày bà thường thu mua 5 — 7 tạ tỏi tươi, có những ngày cao

điểm có thể lên tới 1 — 2 tấn tỏi tươi sau đó bán lại cho các thương lái lớn hơn

_ để lấy lãi Với mỗi cân tỏi tươi lãi được 10% Còn lại, sau khi thu hoạch xong

tỏi tươi bà cũng có đi thu mua tỏi khô nhưng số lượng không nhiều Bởi

người dân chỉ bán khi họ cần chỉ tiêu nên lượng tỏi khô thu mua được thường

được bán lại cho các nhà đầu mối thu mua tỏi trong xa’.

Bà Phạm Thị Len, một trong những người là đầu mối thu mua tỏi khô

và tỏi tươi tại thôn Tri Chỉ Nam cho biết: “Tỏi chúng tôi thu mua được đều

được bán lại cho các thương lái từ Hải Dương Họ có ô tô tới có lần vận

chuyển 2 — 3 chuyén/ ngày, mỗi chuyến khoảng 5 tấn tỏi tươi vào khi chính

Như vậy tỏi phải qua nhiều bước trung gian để có thé tới được người

thu mua chính Qua mỗi lần thu mua, giá cả bị đẩy xuống khá nhiều Người

dân vì thế đôi khi không nắm được giá cả thị trường, tiểu thương thu mua vớigiá như thế nào họ cũng chấp nhận.

Qua hai năm gần đây, thị trường thu mua tỏi đã có những thương lái

thu mua với số lượng tỏi lớn tới các điểm thu mua tỏi như tại thôn Tri Chỉ

> Nguồn: Nữ, 42 tuổi, tiểu thương trong xã, tác giả trực tiếp lấy ý kiến tháng

Š Nguôn: Nữ, 52 tuổi, tiêu thương thu mua trong xã Thụy Trường, tác giả trực

tiếp lấy ý kiến, tháng 4/2017

26

Trang 35

Phú, toi được thu mau tại sân hợp tác xã thôn Tri Chỉ Phú, thôn Tri Chỉ Nam,

tỏi được thu mua tại đình Cả, thôn Thượng Phúc thu mua tại gốc đa Miếu,

thôn Chỉ Bồ thu mua tại sân chùa Bến, cống Bồ Các thương lái thu mua

hau hết là người Hải Duong, Hải Phòng tới thu mua Mỗi lần thu mua số

lượng lớn, cân tại chỗ cho người dân Đây là điểm mới trong thị trường tỏi vì

tỏi tươi sẽ được cân trực tiếp cho thương lái lớn, không phải qua tiểu thương

trung gian nên giá cả được nâng lên từ 0,5 — 1 giá Nếu bán cho tiểu thương

trong hoặc ngoài xã thu mua chỉ với 14.000đ/kg tỏi tươi thì bán cho thương

lái trực tiếp thu mua được giá 14.500đ — 15.000đ/kg tỏi tươi Tuy nhiên

những thương lái này chỉ thu mua đủ số lượng họ cần, không có số lượng cụ

Tiểu thương trong Tiểu thương ngoài

xã thu mua ~ xã thu mua

Các thương lái thu mua với

sô lượng (chủ yếu thương lái

từ Hải Dương, Hải Phòng)

Đại lí thu muachính

Nguôn: Tác giả tổng hợp từ bảng hỏi, tháng 4/2017

27

Trang 36

Bà Phạm Thị Phương thôn Tri Chỉ Phú cho biết, tỏi của gia đình bà sau

hi được nhỗ về bà sẽ tham khảo giá cả Chỗ nao bán đắt hơn thi sẽ bán cho

họ “Nhiều người chỉ bán cho những người chuyên mua quen nhưng đôi khi

giá cả có thể biến động trong từng giờ nhưng họ không báo giá lên khiến cho

toi bị bán với giá thấp hơn Do vậy tôi luôn tìm hiểu kĩ thị trường, một

kilogam có thể mắt một chút nhưng với nhiều lần như vậy sẽ tự mình đây giá

””, Không chi bà Phương có suy nghĩ như vậy mà rất

toi của mình đi xuống

nhiều hộ gia đình được hỏi cũng đồng ý với việc tìm hiểu giá cả và bán cho

những người mua trả giá cao hơn Do vậy giá cả luôn chênh lệch ở mức 0,2 —

0,3 giá.

Như vậy, thị trường tiêu thụ tỏi có đấu hiệu phát triển đáng kể khi có

thương lái về thu mua với số lượng lớn, đảm bảo điều kiện trồng và sản xuất

tỏi của các hộ dân trong xã Thị trường tiêu thụ tỏi Thái Thụy được tiêu thụ

không những trong xã mà còn được vận chuyền, buôn bán cho các tỉnh ngoài.

Cụ thể đối với tiêu thụ tại địa phương, bên cạnh tiêu thụ tại chợ trong xã Thụy

Trường, cây tỏi trồng tại xã còn xuất hiện tại các chợ khu vực thị tran Diêm

Điền, trung tâm huyện Thái Thụy, chợ Gu xã Thụy Lương, một trong những

khu chợ lớn của huyện Ngoài ra còn tại các khu vực chờ Hồ thuộc xã Thụy

Dương huyện Thái Thụy, các khu chợ của các huyện lân cận như Tiền Hải,

Đông Hưng, Quỳnh Phụ Số tỏi này chủ yếu được tiêu thụ thông qua việc

tiêu thương trong và ngoài xã thu mua và bán lại cho các cửa hàng hoặc họ

trực tiếp bán.

Bên cạnh đó thị trường ngoài tỉnh như các tỉnh Hải Phòng, Hải Dươngcũng là nơi có lượng tiêu thụ tỏi Thái Thụy lớn do giáp với Thái Bình Lượnglớn tỏi này hầu hết được các thương lái thu mua với lượng lớn, vừa để chếxuất thành sản phẩm khác, vừa dé bán trực tiếp cho người tiêu ding.

” Nguồn: Nữ, 45 tuổi, nông dân, tác giả trực tiếp lấy ý kiến, tháng 4/2017

28

Trang 37

Ngoài ra còn có thị trường buôn bán tỏi qua mạng Qua điều tra trên

các trang mạng xã hội, tôi nhận thấy thị trường buôn bán hành tỏi Thái Thụy

chỉ mới xuất hiện từ giữa tháng 12 năm 2016 Có trang Hành tỏi khô — Thái

Thụy (www.facebook.com/pg/hanhtoivietsach/) của cá nhân chị Nguyễn Thị

Yên, xã Thụy An kinh doanh Rất ít trang mạng chính thức có chứng nhận của

cơ quan các cấp chính quyền buôn bán hành tỏi mà chỉ có những cá nhân lập

ra dé buôn bán Chưa có trang bán hàng chính thức của xã Thụy Trường Nếu

tận dụng tốt thị trường này, thương hiệu tỏi Thái Thụy có cơ hội cạnh tranh

với các thương hiệu tỏi khác trên thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.

_2.2 Tình hình phát triển thương hiệu tỏi Thái Thụy tại xã Thụy Trường,

huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Việc xây dựng và phat triển thương hiệu, đăng kí bảo hộ, sở hữu trí tuệcho các sản phẩm nông nghiệp vô cùng quan trọng trong thời kì công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tham gia Cộng đồng kinhtế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái BìnhDương (TPP), mở ra một bước đi quan trọng trong lĩnh vực kinh tế trong đó

có nông nghiệp Việt Nam |

Việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu tỏi Thái Thụy dưới một

hình thức pháp lý nhất định cho cây tỏi nhằm 3 mục đích: bảo vệ danh tiếng

của đặc sản, tránh sự lạm dụng hoặc giả mạo; khuyến khích sản xuất nông

nghiệp đa dạng và én định nông thôn; giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa

chọn đặc sản.

Ngược lại, nếu không đăng ký sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu sẽ

không có công cụ pháp lý để bảo vệ cây tỏi đó, dẫn đến một số hậu quả như:

- Các giống cây tỏi dần dần bị mai một không giữ được hoặc bị lạm dụng

danh tiếng mà phát triển một cách tràn làn hoặc giả mạo.

- Không khuyến khích được sản xuất nông nghiệp, thiếu việc làm, dẫn đến

người dân bỏ nghề, bỏ làng, nông thôn bị xáo trộn, thiếu 6n định.

29

Trang 38

- Các hộ nông dân trực tiếp trồng va sản xuất tỏi Thái Thụy không có cơ hội

dé hoàn thiện quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm, xuất hiện các hành viép giá, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến doanh thu bị giảm mạnh, đời

sống bap bênh

Hiện nay Hội nông dân xã Thụy Trường đang triển khai chương trình

cấp bằng chứng nhận cho một số hộ nông dân về việc xây dựng nhãn hiệu tậpthé toi Thái Thụy, như vậy việc đưa nhãn hiệu tập thé cho cây tỏi đã nâng cao

vị thế của cây tỏi, người dân có cơ hội tiếp xúc với các điều luật liên quan đếnluật Sở hữu trí tuệ cũng như có ý thức trong việc trồng và sản xuất chính nông

sản của mình Tháng 2 năm 2016, Hội Nông dân huyện Thái Thuy đã chínhthức được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là chủ sở hữu với nhãn hiệu tập thé

“Tỏi Thái Thụy” Phát huy vai trò quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể, Hội đã

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thé “Tỏi Thái Thụy” cho

29 hộ hội viên nông dân 5 xã: Thái Đô, Thái Nguyên, Thuy Tân, Thụy An,

Thụy Dũng |

Qua việc điều tra lấy mẫu bảng hỏi của 100 người dân trong xã Thụy

Trường về mức độ hiểu biết về nhãn hiệu tập thé tỏi Thái Thụy có 45 người

chiếm 45% người chưa biết tới nhãn hiệu tập thể này, còn lại 55 người, chiếm

55% số người đã biết về nhãn hiệu tập thể tỏi này Điều này cho thấy người

dân đã có nhận thức về cây tỏi, họ đã bắt đầu quan tâm về việc xây dựng

thương hiệu cho cây tỏi trên địa bàn xã Cô Vũ Thị Hiền, thôn Đông Ninh cho

biết: “Tôi đã nghe nói đến nhãn hiệu tập thể tỏi Thái Thụy từ năm 2016 khi

đọc báo nói về Hội nông dân huyện Thái Thụy được Cục sở hữu trí tuệ công

nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thé tỏi Thái Thụy”Ÿ Việc công nhận nhãn

hiệu tập thé có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu tỏi Thái Thụy

như han chê những rủi ro về biên động giá cả và mở rộng thị trường tiêu thụ,

* Nguồn: Nữ, 40 tôi, Hội viên hội phụ nữ xã Thụy Trường Tác giả trực tiếp

phỏng vân tháng 4/2017

30

Trang 39

xây dựng thương hiệu tỏi Thái Thụy trên địa bàn xã Thụy Trường, góp phần

tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, tác động để quy hoạch lại kinh tế - xã hội

nông thôn, một phần làm thay đổi diện mạo cơ sở vật chất hạ tầng tại nơi có

các sản phẩm nông sản đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Ngoài các cơ hội về kinh doanh, thương mại, việc đăng ký bảo hộ sở

hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản ở trong nước nói chung và xã Thụy

Trường nói riêng còn có ý nghĩa rất quan trọng là góp phan thúc day quá trình

văn minh hóa nông thôn và duy trì văn hóa truyền thống của các vùng.

| Việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản có nhiềulợi ích thiết thực, chính vì vậy chúng ta cần phải day mạnh việc đăng ky bảo

hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản ở địa phương.

Người dân trong xã cũng có những sự quan tâm tới việc xây dựng nhãn

hiệu tập thé Cụ thể:

Bảng 2.8: Mức độ quan tâm của người dân trong xã Thụy Trường vé việc

Phan trim 32 43

Nguồn: Tác giả điều tra, xử lí số liệu qua bảng hỏi, tháng 4/2017

Dựa vào bảng có thé thấy người dân khá quan tâm tới việc xây dựng

thương hiệu tỏi, Có gần một nửa, 43 người được hỏi đồng ý với ý kiến việc

xây dựng nhãn hiệu tập thé là rất cần thiết, số người đồng ý với ý kiến cần

thiết xây dựng nhãn hiệu tập thể là 32 người, như vậy 75% người dân được

hỏi thấy việc xây dựng thương hiệu là cần thiết Số người cho rằng việc

31

Trang 40

không cần thiết phải xây dựng nhãn hiệu tập thể khá ít, có 7 người trong số

100 người Tuy nhiên đây cũng là thiếu sót đối với việc thông tin tới cho

người dân về tầm quan trọng của tạo dựng thương hiệu cho nông sản Việt còn

chưa bao quát Ông Nguyễn Sỹ Thao thôn Tri Chỉ Nam cho biết: “Xây dựngthương hiệu tỏi là điều cần thiết vì khi đó người tiêu dùng sẽ biết đến cây tỏi

của chúng tôi, việc buôn bán cũng thuận lợi hơn khi có nhãn hiệu đầy đủ Có

thương hiệu, chúng tôi cũng phấn khởi hơn để tiếp tục trồng, vì có những

giống cây khác như thuốc lào, không có thương hiệu, giá cả bap bênh, rất khó

cho chúng tôi.”

Bà Nguyễn Thị Chanh thôn Tam Tri cũng tâm sự: “Bao đời nay người

trồng tỏi nơi đây vẫn chỉ sản xuất theo phương thức tự cung tự tiêu Đến lúcthu hoạch thi ra đồng nhổ rồi mang ra chợ bán thôi, cứ 10.000-12.000

đồng/kg Chúng tôi chỉ biết làm thôi, trồng ra bán theo giá thị trường, đắt thì

hưởng dat, rẻ thì chịu rẻ thôi, chẳng biết thé nào Nếu cây tỏi của chúng tôi cótên trên thị trường thị nông dân chúng tôi phan khởi quá Chúng tôi sẽ thi dua

trồng thêm tỏi dé tiêu thụ, tăng thu nhập cho gia đình” [18]

Trước đây, giá tỏi khá bap bênh, thị trường tiêu thụ tỏi nhỏ, chi tập

trung bán tại chợ và các tiểu thương thu mua Tuy nhiên từ năm 2015, thị

trường tiêu thụ bắt đầu mở rộng, có thêm các thương lái thu mua số lượng

lớn Giá cả và mức thu nhập cũng tăng đáng kể nhờ việc tỏi Thái Thụy đã bắt

đầu tạo dựng được thương hiệu.

Qua khảo sát các hộ dân về mức thu nhập trước năm 2015 và sau 2015,

mức thu nhập từ việc trồng tỏi/sào có sự thay đổi lớn:

? Nguồn: Nam, 56 tuổi, nông dân Tác giả trực tiếp lấy ý kiến tháng 4/2017

32

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w