1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phong tục truyền thống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên

77 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIỆT NAM HỌC & TIENG VIỆT

DUONG THỊ THU PHƯƠNG

TÌM HIỂU PHONG TỤC TRUYỂN THỐNG CÚA NGƯỜI

SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

— NGÀNH VIỆT NAM HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2010-X

HÀ NỘI - 2014.

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, DHQGHN

KHOA VIET NAM HỌC & TIENG VIET

DUONG THI THU PHUONG

TÌM HIẾU PHONG TỤC TRUYEN THONG CUA NGƯỜI

SAN DIU O THAI NGUYEN

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOCNGANH VIET NAM HOC

Hé dao tao: Chinh quy

Khoa học: QH-2010—X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Việt Hương

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan bài khóa luận này là thành quả học tập và nghiên cứu

của riêng tôi không trùng lặp với bất cứ tài liệu nào trước đây Các thông

tin được trình bày trong khóa luận đều trung thực, không sao chép hay lấy

nguyên văn từ công trình nào khác Những ngu6n trích, dẫn được sử dụng

đều được chú thích, giới thiệu một cách rõ ràng, công khai.

Tác giả khóa luận

Dương Thị Thu Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành khóa

luận với đề tài “Tim hiểu phong tục truyền thống của người San Diu tại

Thái Nguyên” Trong quá trình làm khóa luận, tôi chân thành cảm ơn các

thầy cô trong khoa Việt Nam học & tiếng Việt, trường ĐH Khoa học Xã

hội & Nhân văn, ĐHQGHN, đặc biệt là TS Nguyễn Việt Hương đã tận

tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận Đồng

thời, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ để tôi hoàn

thành bài khóa luận tốt nghiệp này.

/ 2⁄2 het feng Tác giả khóa luận

Dương Thị Thu Phương

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

NXB Nhà xuất bản

Trang 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu6 Bố cục

Trang 7

Chương 2

PHONG TỤC TRUYEN THONG CUA NGƯỜI SAN DÌU Ở

THÁI NGUYÊN

2.1 Phong tục về nghỉ lễ vòng đời 192.1.1 Phong tục liên quan đến sinh đẻ 19

2.1.2 Phong tục liên quan đến hôn nhân 242.1.3 Phong tục liên quan đến tang ma 35

2.2 Phong tục thờ cúng tổ tiên 45

Chương 3

VAN DE BAO TON VA PHAT HUY PHONG TUC TRUYEN THONG

CUA NGƯỜI SAN DÌU Ở THÁI NGUYEN

3.1 Một số thay đổi về phong tục của người Sán Dìu ở Thái Nguyên trong thời

hiện đại (khảo sát qua dòng họ Bàng ở Thái Nguyên) 50

3.1.1 Giới thiệu về họ Bàng tại Thái Nguyên 50

3.1.2 Thay đổi trong phong tục về nghi lễ vòng đời 523.1.3 Thay đổi trong phong tục thờ cúng tổ tiên 573.2 Bảo tồn và phát huy nét đẹp trong phong tục truyền thống của người Sán

Dìu 62

KET LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC ẢNH

Trang 8

Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế toàn cầu phát triển đặt ra yêu cầu các

quốc gia phải hội nhập vào dòng chảy chung của toàn thế giới Điều này gần nhưđã xóa bỏ đi những ranh giới, khoảng cách về địa lý Khoa học công nghệ pháttriển, dựa vào internet con người đường như đã biến thế giới này thành một thế

giới phẳng Trong hoàn cảnh nay, hon bao giờ hết vấn đề văn hóa dân tộc càng

phải đề cao Dé phát triển đất nước thì vấn dé giữ vững bản sắc dân tộc trong hội

nhập quốc tế là một chiến lược vô cùng quan trọng Đã có nhiều công trình khoahọc nghiên cứu về văn hóa, tìm hiểu và giới thiệu những nét đẹp của đất nước và

con người Việt Nam Những công trình này không chỉ dành riêng cho người Việt

Nam mà cho cả những du khách nước ngoài đến từ mọi miễn trên thế giới Chính

điều này đã giúp tất cả chúng ta hiểu sâu sắc hơn về những nét đặc trưng, nét

truyền thống trong lối sống, văn hoá con người Viét.

Trong đời sống văn hóa của mỗi một dân tộc trên thế giới đều có những

phong tục tập quán khác biệt, dựa vào đó người ngoài sẽ dé dàng nhận ra những

đặc điểm của từng văn hóa mỗi dân tộc Nếu để cho một dân tộc tự giới thiệu vềvăn hóa của mình thì có một điều chắc chắn rằng, dân tộc đó sẽ chọn lựa nhữnggì đẹp nhất, đặc sắc nhất trong văn hóa của mình ra để giới thiệu; bởi dân tộc nàocũng muốn được là chính mình, và đân tộc Việt Nam cũng không phải là một

ngoại lệ.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nền văn hóa Việt Nam vì thế cũng

rất đa dạng, nhưng không thiếu sự thống nhất Có thể nói văn hóa Việt Nam là

một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng Sự đa dạng đó được tạo nên từ những

nét đẹp riêng trong phong tục tập quán của mỗi một tộc người trong đại gia đình

54 dân tộc ở đải đất hình chữ S này, và dân tộc Sán Dìu là một trong 54 “mảnh

Trang 9

ghép” đó Là một “mảnh ghép” trong “bức tranh văn hóa” dân tộc, đương nhiên

văn hóa ẩm thực của tộc người Sán Dìu cũng góp phần nhỏ bé làm cho màu sắc

của “bức tranh” văn hóa thêm phong phú và đặc sac.

Phong tục tập quán trong đời sống đã có nhiều thứ trở thành luật tục, tựa

như một cây cổ thụ rễ bám sâu vào cuộc sống của nhân dân Trong truyền thống

văn hóa của dân tộc ta, có những thuần phong mĩ tục là nền tang cho đạo lý làm

người và kỷ cương xã hội Nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa dang,

được hình thành từ những phong tục tập quán truyền thống của mỗi tộc người.Trong lịch sử, một cuộc cách mạng xảy ra có thể làm thay đôi một chính thể,

nhưng phong tục tập quán muốn thay đổi lại phải trải qua một quá trình lâu dài.Phong tục truyền thống không phải là cái bat biến, nó luôn biến đổi không ngừng

theo trào lưu thay đối của văn hóa xã hội nhưng theo một quy luật riêng Người

Sán Dìu đã trải qua một quá trình sinh sống lâu dài trên mảnh đất Việt Nam, họ

van luôn tự ý thức về một nền văn hóa tộc người mang đậm dấu ấn và sắc thái

riêng của mình Trong đời sống văn hóa Sán Dìu có những thuần phong mĩ tụccó ý nghĩa nhân văn và mang tính giáo dục sâu sắc cho việc làm người.

Là người con của dân tộc San Diu, sinh ra và lớn lên trên quê hương TháiNguyên, được học tập tại khoa Việt Nam học, được trang bị những kiến thức về

đất nước Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi muốn tìm hiểu phần nào về

những nét dep văn hóa của dân tộc mình với mong muốn góp phan nhỏ trongviệc gìn giữ một di sản của văn hóa tộc người, đặng góp phần phát triển nền văn

hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc ở thời ky giao

lưu và hội nhập hiện nay Dac biệt là dé cho thé hệ trẻ của dân tộc Sán Dìu,những người Sán Dìu như chúng tôi hiểu biết thêm phan nào về bản sắc văn hóa

và nguồn cội cua dân tộc mình Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn “Tim hiểuphong tục truyén thong của người Sán Dìu ở Thái Nguyên” làm đề tài khóa

luận của mình.

Trang 10

Đề tài viết về phong tục rất phong phú, đa dạng Đã có nhiều tác giả và

những cuốn sách khảo cứu phong tục được xuất bản khá sớm, từ trước cách

mạng Tháng Tám và cả sau cách mạng Tháng Tám Nỗi bật trong những tác

phẩm đó là cuốn sách “Viét Nam văn hóa sử cương” của tác giả Đào Duy Anh

in từ năm 1938 tại Quan Hai tùng thư (sau được NXB Văn hóa — Thông tin tái

bản [1]) Tác phẩm đã hệ thống những tài liệu về văn hóa đương thời thành một“bộ tổng hợp văn hóa sử” của người Việt, trong đó có ghi chép lại khá toàn diện

về những phong tục cô truyền Từ sau khi có chỉ thị 41/CT — BVHTT của Bộ

trưởng Bộ văn hóa — Thông tin (ngày 31 tháng 3 năm 2004) nêu rõ “coi trong và

làm tốt hơn nữa công tác bảo tôn, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa,

văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số (bản, buôn, lễ hội, phong tục tập

quản ) ”, để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của tộc nguoi,

ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa tộc người, đặc

biệt là về phong tục tập quán truyền thống của các dân tộc như “Phong tục tập

quán các dân tộc Việt Nam” [6] viết về những phong tục tập quán liên quan đến

lễ tết, hôn nhân và tang lễ của các tộc người trên đất nước Việt Nam Bên cạnhđó là những cuốn sách được viết về các phong tục cô truyền của người Việt như

“Phong tục cổ truyễn người Việt” do Thục Anh biên soạn (NXB Văn hóa thông

tin, 2007) và “Một tram điều nên biết về phong tục Việt Nam” của Tân Việt

(NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001).

Những năm gần đây, khi vấn đề bản sắc văn hóa tộc người ngày càng

được chú trọng, việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc nói chung và phong tục

truyền thống các tộc người ở Việt Nam nói riêng được quan tâm nhiều hơn.

Những công trình nghiên cứu về phong tục truyền thống tộc người ngày mộtxuất hiện nhiều trong các tap chí về văn hóa và dan tộc Gần đây, đáng chú ý

nhật là cuôn sách “Tin ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” do Ngô Đức

5

Trang 11

Thịnh chủ biên [12] Cuốn sách đã tổng hợp và chỉ ra những sắc thái đa dạng của

đời sống tâm linh người dân Việt Nam, đồng thời làm sáng tỏ phần nao mối quan

hệ giữa tín ngưỡng và văn hóa; từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người

cũng như những phong tục có liên quan đến tín ngưỡng của người Việt Tuy đã

có nhiều tác phẩm, bài viết nghiên cứu về văn hóa tộc người nói chung và phong

tục tộc người nói riêng, nhưng các nhà nghiên cứu đa phần quan tâm đến một số

dân tộc như: Tay, Ning (Vùng văn hóa Việt Bắc — Đông Bắc), Mông, Thái, Dao(vùng văn hóa Tây Bắc), Ba na, Ê đê (vùng văn hóa Tây Nguyên) Bên cạnh đó,giới nghiên cứu cũng quan tâm tìm hiểu sự tổn tại của nhiều dân tộc cư trú ở các

tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có tộc người Sán Dìu Một số công trình như

“Người San Diu tại Việt Nam” của Ma Khanh Bằng [2] đã giới thiệu một cách

khái quát về tộc người Sán Dìu từ địa bàn cư trú, đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã

hội Trên một số trang báo điện tử của các tỉnh như Quảng Ninh, Thái Nguyên,

Vinh Phúc nơi có người Sán Diu cư trú, cũng có rất nhiều những bai báo viết

về phong tục của họ Ví dụ như “Phong tục cưới hỏi của người San Dìu” trên

Phununet.com, ”K/êng ky trong tang ma của người San Diu” trên trang

bachkhoatrithuc.vn hay “M6t số phong tục, tập quán sinh hoạt và nghệ truyén

thống của người San Diu” trên trang Công thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh

Có thể nhận thấy, việc nghiên cứu tộc người Sán Dìu ở Việt Nam đến nay đã có

nhiều công trình của các nhà dân tộc học, văn hóa học được công bố trên các

tạp chí, những chuyên dé tại các hội nghị khoa học; có thể kể đến như: “Ghi

chép về dân tộc Sán Dìu ” (Nguyễn Khắc Tung), “Dán ca San Diu” (Diệp ThanhBình sưu tầm va biên dịch) Tuy nhiên, những bài viết đó chỉ dừng ở mức giớithiệu khái quát về những phong tục và tập quán của tộc người Sán Dìu, mà chưa

đề cập đến những yếu tố độc đáo trong văn hóa và ý nghĩa văn hóa của các

phong tục truyền thống của đồng bào Trong cuốn “Phong tục và nghỉ lé chu kì

đời người của người San Diu ở Việt Nam”[5], Diệp Trung Bình nghiên cứu một

Trang 12

cách khá toàn diện về các nghi lễ trong vòng đời của đồng bào Sdn Diu nóichung Tuy nhiên, ông chưa đề cập nhiều về phong tục liên quan đến nghỉ lễ

thờ cúng tổ tiên Những công trình nghiên cứu về văn hóa của tộc người Sdn Diu

mới chỉ dừng lại ở mức khái quát chung khi phần lớn các tác giả đi theo hướngnghiên cứu về văn hóa tộc người chứ chưa đi vào chỉ tiết về phong tục truyền

thống, nhất là phong tục truyền thống của tộc người Sán Dìu tại một địa điểm cụ

thể Những công trình nghiên cứu này không những có nhiều ý nghĩa và có giá

trị về nhiều mặt mà còn là một nguồn tư liệu quý báu giúp chúng tôi hoàn thành

khóa luận này Từ những công trình nghiên cứu nói trên, chúng tôi nhận thấy

rằng tìm hiểu về phong tục truyền thống của tộc người Sán Dìu tại một địa điểm

cụ thé sẽ góp phan làm nổi rõ hơn về bản sắc văn hóa tộc người của họ, đồng_ thời cũng góp phần vào việc bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa

truyền thống tộc người tại địa phương Chính vì thế, khóa luận của chúng tôi tập

trung vào tìm hiểu phong tục của một tộc người cụ thể trên một địa bàn cụ thể

-Đó là phong tục liên quan đến nghỉ lễ vòng đời và thờ cúng tô tiên của người Sán

Dìu ở Thái Nguyên.

3 Mục đích nghiên cứu

Phong tục truyền thống chứa đựng trong đó những tri thức dân gian được

tích lũy qua thời gian và bao hàm moi mặt sinh hoạt xã hội Tìm hiểu về phong

tục chính là tìm hiểu về đặc trưng văn hóa và trình độ phát triển của cả cộng

đồng đó Chính vì vậy, trong khóa luận này, chúng tôi muốn tìm hiểu về phong

tục truyền thống như một “con đường” dé tiếp cận với văn hóa tộc TIBƯỜI.

Phong tục, tự bản thân chúng đã nằm trong cuộc đấu tranh xã hội giữa cáicũ và cái mới theo xu hướng thay đổi quan niệm của các giá trị thâm mĩ trongđời sống Qua tìm hiểu về phong tục truyền thống của người Sán Dìu, chúng tôi

Trang 13

mong rằng có thể góp phần nhỏ bé để bảo tồn các giá trị tốt đẹp đồng thời xóa bỏ

những hủ tục trong đời sống của đồng bào dân tộc quê hương tôi.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tại Việt Nam, người Sán Dìu cư trú chủ yếu ở vùng trung du miền núi

phía Bắc, nhưng theo thống kê thì Thái Nguyên là tỉnh có đông người Sán Dìunhất ở nước ta (29,59%) Năm 1999 với 37.365 người (3,57%) họ đứng ở vị trí

thứ 4 trong các dân tộc của tỉnh và có mặt ở tất cả các huyện, thị xã thành phố

của Thái Nguyên [17].

Phong tục tập quán là một phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều mặt trong đời

sống Như đã nói ở trên, người Sán Dìu có khá nhiều thuần phong mĩ tục trong

đó hàm chứa những giá trị đạo đức, những lời răn dạy con cháu làm người, đặc

biệt là các phong tục truyền thống liên quan đến các nghi lễ vòng đời và thờ

cúng tổ tiên Chính vi vậy, chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

trong khóa luận của mình là các phong tục về nghi lễ vòng đời người và các

phong tục về thờ cúng tổ tiên của người Sán Diu ở Thái Nguyên.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở đi điền dã, tìm hiểu thực tế, sưu tập tư liệu, chúng tôi đã sử

dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh để nghiên cứu Đặc biệt

phương pháp nghiên cứu liên ngành được ưu tiên để mang lại kết quả cho nghiên

Trang 14

Chương 2: Phong tục truyền thống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên

Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy phong tục truyền thống của người

Sán Dìu ở Thái Nguyên

Trang 15

Chương 1

TONG QUAN VE DE TÀI

1.1 Giới thuyết một số khái niệm

1.1.1 Phong tục - phong tục truyền thống

Phong tục là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa, là quy ước trong

đối nhân xử thế, trong giao tiếp xã hội giữa cá nhân với cộng đồng, với tổ tiên

Phong tục phản ánh khát vọng sống chân chính, nét đẹp đạo lý cô nhân và chiều

sâu của tâm hồn con người, trở thành mối liên kết cộng đồng và hình thành nên

bản sắc văn hóa.

Theo “Từ điển tiếng Việt căn bản” [16; tr.570] phong tục được định nghĩa

là lối sống, thói quen đã thành nề nẾp, được mọi người công nhận, tuân theo.

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa gắn liền tín ngưỡng là phong tục Đó lànhững thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi nguol

thừa nhận va làm theo (phong: gió; tục: thói quen; phong tục: thói quen lan

rộng) Phong tục có trong mọi mặt đời sống [11; tr 143].

Bên cạnh đó, phong tục cũng đi liền với tập quán “Phong tục tập quán là

những thói quen, những quy định được tuân thủ qua nhiều thế hệ của một cộng

đồng người, mang tính ôn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự

giác thực hiện Phong tục tập quán là một bộ phận của văn hóa phi vật thể trongvăn hóa của mỗi dân tộc.” [10; tr.4] Như vậy, ta có thé hiểu rằng: phong tục lànhững lê lôi và thói quen lâu đời của một dân tộc hay của một đất nước

Truyền thống (danh từ) là những nền nếp, thói quen tốt đẹp được lưu giữ

từ đời nay qua đời khác, (tính từ) có tinh chất lâu đời cô truyền [16; tr.790,791].Theo như định nghĩa trên thì phong tục truyền thống là những thói quen, lối sống

thành nề nếp được cộng đồng chấp nhận và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

10

Trang 16

Con người là chủ thể của xã hội, với những hoạt động đời sống tâm linh

rất đa dạng đã tạo nên tôn giáo, văn hoá Đời sống tâm linh của con người hướng

về chính con người theo một quan niệm đời thường gắn với thế giới tâm linh Từ

đó xuất hiện những nghi lễ cho cuộc sống con người Mỗi một dân tộc đều có

những nghi lễ liên quan đến cuộc sống của con người, những nghỉ lễ đó không

chỉ gắn với đời sống tâm linh, mà còn đánh dấu những chặng đường trưởng

thành của mỗi một người, là những kỷ niệm mà mỗi con người trong cuộc đời

chỉ trải một lần.

Nghỉ lễ vòng đời người là những giá trị văn hóa rất đặc sắc, là các nghi lễ

đánh dấu các cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi một con người.

Có rất nhiều nhà nghiên cứu chia vòng đời người thành các giai đoạn để

nghiên cứu tìm hiểu về các nghi lễ liên quan như: sinh đẻ và nuôi dạy con,

trưởng thành, cưới xin, ma chay; nhưng trong khóa luận này, chúng tôi sẽ đề cập

tới các nghi lễ liên quan đến sinh đẻ, nghỉ lễ liên quan đến hôn nhân và nghỉ lễ

liên quan đên tang ma.

1.1.3 Thờ cúng tô tiên

Trong các tín ngưỡng dân gian của Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

là tín ngưỡng tồn tại lâu bền, phổ biến nhất và chiếm được vị trí thiêng liêng

trong đời sông tâm linh của con người.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nằm trong hệ thống các tín ngưỡng sùng bái

con người Tín ngưỡng thờ cúng tô tiên (còn gọi là Đạo Ông Bà) có lịch sử hình

thành và phát triển lâu đời ở nước ta trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh

hồn; sau khi đã chết, thân xác không còn nhưng linh hồn thì còn mãi, linh hồn

của người đã mat vẫn thường xuyên về thăm nom, phù hộ cho con cháu Bên

11

Trang 17

cạnh đó là đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta, “con

cháu bày tỏ lòng nhớ ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khicòn sống Mặt khác, nó cũng thé hiện trách nhiệm liên tục và lâu dai của concháu đối với nhu cầu của tổ tiên Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong

các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ,

đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thé.” [12; tr.53]

Tóm lại, nội dung của tín ngưỡng này là “quan niệm về sự tổn tại của linh

hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống)

bang con đường: hồn về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách

hoặc hoặc phù hộ cuộc sống của họ” [12; tr.53] và đạo lý hướng về cội nguồn, về

những người có công sinh thành tạo dựng cuộc sống cho con người.

1.2 Giới thiệu khái quát về tộc người San Diu

1.2.1 Lịch sử hình thành tộc người

Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hán ở Việt Nam chủ yếu là các dân tộc

thiểu số của miễn Nam Trung Quốc, di cư sang Việt Nam với nhiều nguyên dokhác nhau Họ đã gắn bó với Tổ quốc hình chữ S nay trong suốt quá trình dung

nước và giữ nước, trở thành một bộ phận cư dân cấu thành nên cộng đồng dân

tộc Việt Nam.

Tộc người San Diu là một trong ba tộc người của nhóm ngôn ngữ Hán

thuộc ngữ hệ Hán - Tạng; sống tập trung ở khu vực trung du phía Bắc, một số ở

tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa Tự nhận mình là Sơn

Déo nhín (người Dao ở trong núi) Người San Diu tự nhận minh là người Dao ở

trong núi (Sơn Dao Nhân) nên nếu xét theo góc độ tên gọi, hoàn toàn có thể cho

rằng người San Diu có nguồn gốc từ người Dao Từ đó có thể đặt ra giả thuyết

như sau: người Sán Dìu vôn là một bộ phận của người Dao tại Trung Quốc

12

Trang 18

nhưng cộng đồng người Dao này lại bị chia cắt thành những nhóm nhỏ và trong

quá trình chung sống với người Hán, người Sán Dìu đã không thoát được khỏi xu

hướng chung là các dân tộc thiểu số không thé cưỡng lại sức hút văn hóa đặc biệt

là ngôn ngữ của các dân tộc đa số Vì vậy mà lâu dần người Sán Dìu đã mất đi

tiếng Dao mẹ đẻ và họ đã tiếp thu một thứ ngôn ngữ Hán — ngôn ngữ Quảng

Đông Người Sán Dìu di cư từ phía Bắc (miền Nam Trung Quốc) vào Việt Nam

vào khoảng cuối triều Minh, đầu triều Thanh của Trung Quốc, nhưng họ không

bao giờ tự nhận là người Dao hay là người Han mà tự ý thức mình là một dân tộc

(tộc người) riêng biệt với các yếu tố mang bản sắc văn hóa tộc nguoi riêng

không hề lẫn với bất cứ văn hóa của tộc người nào Vì vậy, lịch sử hình thành tộc

người Sán Dìu là một quá trình phát triển lâu đời.

1.2.2 Đặc điểm cư trú và đời sống sản xuất, kinh tế

Người Sán Dìu có dân số tương đối đông, hơn 60 nghìn người (năm

2008), đứng thứ 18 trong 54 dân tộc ở Việt Nam theo số lượng cư dân.

13

Trang 19

Người Sán Dìu cư trú khắp vùng trung du, phía Bắc đồng bằng châu thổ

sông Hồng, tập trung chủ yếu bao quanh phía Đông Nam và Đông Bắc dãy Tam

Đảo (thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên), một vùng đồi, gò

nhiều sỏi đá, tuy rằng đất đai nhiều nhưng đất đai trồng trọt, đặc biệt là đất canh

tác ruộng thì ít, nhất là ruộng nước Do đó, đồng bào phải khai phá đồi, ØÒ, cải

tạo đất, tạo nên những cánh đồng khô (làm nương); đồng thời cải tạo công cụ sản

xuất để nâng cao đời sống, tăng thêm thu nhập cho gia đình Ruộng nước ít, đa

phần là ruộng lầy dưới chân núi, bên những thung lũng nhỏ hẹp thường là ruộng

xấu, còn phần lớn là các ruộng bậc thang dễ bị khô do thiếu nước tưới tiêu Vì

vậy, đồng bào Sán Dìu rất coi trọng việc trồng hoa màu, việc chăn nuôi gia súc

cũng được phát triển, ngoài việc dé lấy sức kéo, lấy thịt còn lấy phân chuồng để

cải tạo ruộng đồng Trong những khoảng thời gian nông nhàn người Sán Dìu còn

làm thêm một số nghề phụ khác như đan lát, dét vai, nghề mộc, nghề rèn hay

thu nhặt lâm sản, nuôi ong lấy mật, đánh cá

1.2.3 Đặc điểm văn hóa

Ngay từ thuở ban đầu khi người San Diu di cư vào Việt Nam, họ đã chonvà trụ lại trên mảnh đất trung du thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng

Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc không mấy màu mỡ và tạo lập cho mình cuộc

sống định canh định cư, đồng thời tạo dựng cho mình một lịch sử phát triển, mộtnền văn hóa tộc người không hề thua kém so với các tộc người anh em khác

cùng cư trú trên địa bàn như người Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao, Hoa

Giống VỚI truyền thống bao đời nay của người Việt, muốn chống chọi với

thiên nhiên thì con người phải đoàn kết lại, vì vậy cộng đồng người San Diu

cũng sống tập trung thành từng làng, từng xóm dưới các chân đổi hay khu vực

đất quay mặt ra các cánh đồng Làng xóm của họ cũng như bao làng xóm khác

14

Trang 20

của người Việt, với những lũy tre xanh bao bọc, trong làng, giữa các nhà có hàng

rào hay lũy ngăn cách, thường là nhà đất Tuy nhiên, đường di trong các xóm

làng của người Sán Dìu thường rộng rãi hơn và han những vết xe quệt (một loại

xe thô sơ, được người Sán Dìu sử dụng như một công cụ vận tải hữu hiệu), tạo

thành một nét đặc trưng cho làng xóm của người Sán Dìu.

Điều kiện tự nhiên tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa vật chất và

tinh thần, đến tâm lý của người San Diu: với điều kiện cư trú và sản xuất gặp

nhiều khó khăn đã tạo ra tâm lý lo xa và đức tính tiết kiệm lương thực, kể cả

những lúc được mùa họ cũng vẫn ăn độn hoa màu Vì cần phải chống lại sự khắcnghiệt của thiên nhiên, và cũng là để hòa chung vào dòng chảy lịch sử dựng

nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam, người Sán Dìu cũng có ý thức đoàn

kết, có kết cộng đồng như bao dân tộc khác trong đại gia đình các dân tộc Việt.Trong quan hệ xã hội và sinh hoạt cộng đồng, họ bao giờ cũng lấy tinh thần

tương ái làm gốc, đễ dàng bỏ qua các hiềm khích Bên cạnh đó, với nguon gốc dicu từ Trung Quốc và cũng bị thé lực phong kiến phương Bắc thống trị cho nênđồng bao Sán Diu nói riêng và người Việt nói chung đã chịu ảnh hưởng phannào từ nên văn hóa Hán, vi dụ như tư tưởng trọng nam khinh nữ, đề cao trật tự

các quan hệ trong xã hội; họ có một tắm lòng nhân ái, quý người, đối với nguoi

xa lạ nhưng khi biết đó cũng là người đồng tộc thì vẫn xem như anh em một nhà,

người trong xóm làng tôn kính quý trọng nhau như anh em ruột thịt, đối với

người cao tuổi càng được tôn trọng hơn

Một điều dễ nhận thấy, dân tộc Sán Dìu là một tộc người với dân số khôngđông, từ khi vào Việt Nam luôn tiếp thu văn hóa của nhiều dân tộc khác Trong

quá trình chung sống, người Sán Dìu cũng như các dân tộc thiểu số khác đã để“rơi rụng” những yếu tố văn hóa cổ truyền của tộc người mình khi tiếp thu mộtcách tự nhiên những yếu tố văn hóa của các dân tộc cùng cộng cư, hay đã sáng

tạo ra những yếu tố văn hóa mới thích hợp với hoàn cảnh sống của mình Tuy

15

Trang 21

nhiên, họ vẫn luôn ý thức được răng mình là một dân tộc, một tộc người riêng

biệt trong “ngôi nhà chung của gia đình các dân tộc Việt Nam”.

1.2.4 Người San Diu ở Thái Nguyên

1.2.4.1 Khái quát về tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam,

là một trung tâm kinh tế, xã hội lớn của khu vực Đông Bắc Thái Nguyên tiếp

giáp tỉnh Bắc Kạn ở phía Bắc, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, TuyênQuang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp

với thủ đô Hà Nội nên được coi là cửa ngõ giao lưu kinh tế, xã hội giữa vùng

trung du miễn núi và vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Tỉnh Thái Nguyên được thành lập ngày 1/1/1997, được tách từ tỉnh Bắc

Thái (tách thành tỉnh Bắc Cạn và tỉnh Thái Nguyên) Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn |vị hành chính (1 thành phó, | thị xã và 7 huyện): thành phố Thái Nguyên, thị xã

Sông Công, các huyện Phổ Yên, Định Hóa, Phi-Binh, Phú Lương, Đại từ, Đồng

Hy, Võ Nhai.

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người [17], trong đó có 8 dân tộcchủ yếu là Kinh, Tay, Nùng, San Diu, HˆMông, San Chay, Hoa, Dao.

1.2.4.2 Người San Diu ở Thái Nguyên

Cộng đồng người Sán Dìu ở Thái Nguyên là những người có tổ tiên xưa

kia là người Quảng Đông (Trung Quốc) Theo gia phả của gia đình ông Lê Hữu

Nhất, xã Dân Chủ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tổ tiên họ xưa kia có

nguồn gốc tại thôn Phong Lưu, xã Bách La, huyện Phương Thành, tỉnh Quảng

16

Trang 22

Đông (Trung Quốc) Vào đời Can Long, nhà Thanh, tổ tiên họ di cư sang Việt

Nam, đến nay đã 13 đời (trên dưới 300 năm) Gia pha của dòng họ Lê này ghi rõ:

người đầu tiên dẫn con cháu chuyển cu tới Việt Nam là ông Lê Dược Tiến.

Quảng Ninh là điểm định cư đầu tiên của họ tại Việt Nam Sau đó, họ di cư tới

Thanh Trà, Phú Lương, Thái Nguyên Đến đời cụ Lê Hữu Nhất, lại chuyển đến

Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

Theo thống kê, năm 1999, người Sán Dìu đứng ở vị trí thứ 4 về dân số

trong các dân tộc của tỉnh Thái Nguyên với 37.365 người (3,57%) và có mặt ở

tất cả các huyện, thị xã thành phố của Thái Nguyên Người Sán Dìu phân bố chủ

yếu ở vùng bán sơn địa, đông nhất là huyện Đồng Hy (40,8%), tiếp đến là: Phổ

Yên (21,8%), Phú Lương (12,2%), thành phố Thái Nguyên (9,2%) và ít nhất là

huyện Định Hoá (0,09%) Năm 1960 người Sán Dìu có mặt ở 63/162 xã, phường

của tỉnh, trong đó huyện Dai Từ có 22 xã, huyện Đồng Hy có 21 xã, còn hai

_huyện: Dinh Hoá và Võ Nhai không có xã nào có người San Diu cư trú; số xã có

người Sán Dìu cư trú phần lớn chiếm tỷ lệ thấp (59/63 xã chỉ đến 40%), chỉ có 3

xã người Sán Dìu chiếm trên 40% dân số là: Phúc Thuận (44,9%) huyện Phổ

Yên; Phúc Thọ (48,5%) huyện Đại Từ và Quang Trung (69%), huyện Đồng Hy.

Người Sán Dìu chiếm số lượng dân cư rất đông trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên và có lịch sử cư trú lâu đời đã tạo ra những phong tục tập quán mang

những nét khá riêng biệt và đậm dấu ấn của một vùng miễn núi trung du.Tiếu kết

Người Sán Dìu ở Thái Nguyên đã tạo dựng cho mình những nét giá trị

riêng biệt trong phong tục tập quán của mình dựa trên những nền tảng về lịch sử,

văn hóa và địa bàn cư trú của họ - tạo nên những phong tục truyền thống mang

đậm dấu ấn của tộc người Những phong tục truyền thống đó đã trở thành nguồn

17

Trang 23

tư liệu để tiếp cận bản sắc văn hóa tộc người Sán Dìu, nhất là những phong tục

liên quan đên nghi lễ vòng đời và thờ cúng tô tiên.

18

Trang 24

Chương 2

PHONG TỤC TRUYEN THONG CUA NGƯỜI SAN DÌU Ở THÁI

2.1 Phong tục về nghỉ lễ vòng đời

Nghi lễ vòng đời có thể coi như là một “thành trì” lưu giữ những giá trị

văn hóa tộc người Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người là cách tiếp cận trực tiếp

nhất dé tìm hiểu đời sống văn hóa tâm linh của một tộc người để từ đó hiểu sâu

hơn về văn hóa tộc người và tộc người đó Nghỉ lễ vòng đời người có thé được

xem như là một “cách thể hiện” của tín ngưỡng mỗi tộc người ; thông qua việctìm hiểu về những nghi lễ đánh dấu những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời

một con người ta có thể tìm hiểu được cả thế giới quan, nhân sinh quan, phong

tục tập quán va tâm hồn, tình cảm của tộc người mà ta muốn tìm hiểu, ở đây đề

cập đến là tộc người Sán Dìu Nghiên cứu phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người

của người Sán Dìu giúp chúng ta hiểu được những đóng góp cơ bản của đồng

bào trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam Mặt khác giúp chúng ta hiểu

rõ và nhận thức đầy đủ văn hóa của một tộc người được tích lũy, chắt lọc trải qua

hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện qua những nghỉ thức, nghỉ lễ rất đặc sắc tạo nên

bản sắc văn hóa tộc người, là những thành tố chuẩn mực định hình nếp sống để

phân biệt tộc người này với tộc người kia.

2.1.1 Phong tục liên quan đến sinh đẻ

Người Sán Dìu là cử dân làm nông nghiệp vì vậy rất coi trọng việc sinh

con đẻ cái Sinh con để kế tục dòng giống, có thêm lao động cho gia đình bao

gid cũng là việc rất quan trọng và là mục đích đầu tiên của mỗi cuộc hôn nhân.

Do đó, có khá nhiều nghi lễ và phong tục liên quan đến việc sinh đẻ này.

19

Trang 25

Đối với người Sán Dìu, môi trường sinh sống ít thuận lợi nên để có thể

sinh ra và nuôi dưỡng một đứa trẻ là một việc gặp khá nhiêu khó khăn Vì vậy,

những kinh nghiệm, bài thuốc dân gian đê chăm sóc sản phụ và thai nhi cũng các

nghỉ lễ liên quan đến sinh đẻ vô là cùng quan trọng.

2.1.1.1 Những quan niệm dân gian khi người phụ nữ mang thai

Theo người Sán Dìu, khi mang thai người phụ nữ sẽ phải kiêng cữ rất

nhiều thứ Những kiêng cữ này không khác mấy so với các dân tộc lân cận

nhưng vân có nét riêng.

Về thức ăn và đồ uống: khi mang thai người phụ nữ không có nhiều sự

chăm chút lựa chọn các món ăn Theo quan niệm dân gian của người Sán Dìu,

phụ nữ mang thai phải kiêng các đồ ăn có tính chất hàn như thịt trâu, ốc, cá

mé , các loại rau như rau cần, hành tỏi, tram, măng tre và các loại quả chua.

Đồ uống chỉ được uống nước lá vối và nước cháo loãng Đến gần ngày sinh,

người mẹ phải ăn nhiêu rau day, mông tơi, rau dớn, rau lang dé dé sinh.

Về nơi ở: căn phòng nơi người mang thai tuyệt đối không được di chuyển

đồ đạc hay đặt những vật nặng Nếu nhất thiết phải di chuyển dé đạc, hay phải kê

thêm đồ vật nặng thì bắt buộc phải quét trong buồng và gian nhà ngoài trước khi

làm Hành động quét phòng này xuất phát từ quan niệm hồn của đứa trẻ đang

trong bụng mẹ thường di chơi lang thang quanh nhà nên cần phải quét để xua di,nếu không khi kê đồ sẽ đè phải hồn đứa trẻ Ngoài ra cũng phải can thận vớinhững việc động chạm đến nơi ở của người mang thai Trường hợp muốn sử nhà

trong khi nhà có người mang thai thì phải mời thầy cúng đến để làm lễ an thai.

Tuyệt đối không để người lạ ngồi lên giường của người phụ nữ mang thai Sắpđến ngày sinh, buồng riêng của người mẹ phải quây kín lại dé tránh gió.

20

Trang 26

Về đi lại và công việc: người mang thai cần đi lại và vẫn phải làm những

việc nhẹ nhàng như bình thường để dễ sinh Tuy nhiên phải chú ý kiêng kị một

số việc như: không được đi bằng cửa chính của nhà; hạn chế về thăm nhà mẹ đẻ

vì con gái đã gả đi là trở thành ma nhà khác, nếu sinh con ở nhà mẹ đẻ sẽ là điềm

gở, hao tài tốn của; hạn chế đến các đám tang, nếu bắt buộc phải tham dự thì cầncài một đôi đũa cả sau lưng dé tránh bi say thai do quan niệm cho rằng chiếc đũa

cả giống như là xương sông của con người, sẽ giúp con người cứng cáp.

Những quan niệm trên của người San Diu khi mang thai đêu với mong

muốn đứa trẻ sinh ra được bình an và mạnh khỏe Với mong muôn chúc bình an

cho người mẹ va dua trẻ mà người San Diu có một vài nghi lễ và phong tục liên

quan đến sinh đẻ như:

2.1.1.2 Lễ giải hạn cho người mang thai (thu lôc cáp sén)

Trong thời gian người phụ nữ mang thai nếu nằm mơ thấy nhiều điều kìquái hay cảm thấy trong người mệt mỏi mà không rõ nguyên do thì gia đình và

người chong can phải mời thay cúng đến cúng dé giải hạn cho người mang thai.

Lễ cúng giải han cho người mang thai (thu !ôc cáp sén) nhằm dâng tấu sé

lên Ba Mu cầu cho hồn của đứa bé được an ổn và người mẹ được bình an Lễ

nay chỉ làm cho những bà me mang thai từ tháng thứ sáu trở di, khi đứa trẻ trongbụng đã thành hình người.

Gia chủ sẽ sắp lễ và mời thầy cúng viết sé dé làm lễ Ngày giờ làm lễ giải

hạn cho người mẹ và đứa trẻ do thầy cúng xem và quyết định rồi báo lại cho gia

đình biết để gia đình chuẩn bị dan cúng và lễ vật.

Đến thời gian làm lễ, trên đàn cúng sẽ được thầy cúng treo tranh của nhiều

vị Tình quân và đặt hai bát hương bằng gạo, ba chén rượu và ba chén nước chè;trong mỗi bát hương được đặt một đồng tiền.

21

Trang 27

Phía dưới đàn cúng, thầy cúng cho lập một mâm cúng ma đói dé tránh các

loại ma này vì đói khô mà đên tác quái sản phụ và thai nhi.

Lễ cúng giải han cho người mang thai ngoài ý nghĩa để cầu an cho thai

phụ còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng khác, chính là tại lễ này gia đình

cũng sẽ nhờ thầy cúng đoán biết giới tính của đứa trẻ bằng việc đốt sé Sớ viết

xong nhất thiết phải được đựng trong một phong bao được trang trí kim ngân

phía trên, trên đó sẽ được thầy cúng viết hai chữ “Đại tuế” Sau khi thầy cúng

đọc sớ xong và cho lại vào phong bao để hóa sớ, nếu cả phong bao đựng sớ đó

rơi xuống đất mà chữ “Đại tuế” lật ngửa có nghĩa là gia chủ sẽ chào đón đứa trẻsắp sinh là bé trai vì quan niệm sớ lật ngửa hướng lên trời nghĩa là dương ứng

với con trai, ngược lại nêu hai chữ đó lật úp xuông dat sẽ là con gái.

2.1.1.3 Tục đẻ ngồi của người Sán Diu

Người Sán Dìu có tục đẻ ngồi “Sản phụ đến khi sinh thường được ngồi

- bám vào một cái thắt lưng hay một cái thừng giòng từ xà nhà xuống” [3, tr.91].

Sau khi sinh, sản phụ được bà mụ đặt nằm trên một chiếc gối cao dé đầu nhô cao

hắn lên so với thân, vì quan niệm sợ khi sinh nếu nằm sẽ khiến máu dồn ngượclên đầu, gây nguy hiểm cho sản phụ.

Khi đứa bé lọt lòng mẹ sẽ được bà mụ cắt rốn, giống như ở nhiều dân tộckhác cùng sinh sống trên đải đất Việt Nam, người Sán Dìu kiêng lúc cắt rốn cho

đứa trẻ không được sử dụng dao bằng sắt mà phải dùng một con dao nứa (ở

nhiều dân tộc dùng cả mảnh chai dé làm đao cắt rốn cho đứa bé) Đứa trẻ sinh ra

được tắm bằng nước lá thơm được gia đình chuẩn bị từ trước Sau khi tắm rửa

xong, đứa bé được bọc bởi một chiếc váy hay một chiếc áo cũ của người mẹ đểđứa trẻ quen hơi với người mẹ Hàng ngày, đứa trẻ được tắm bang nước dun với

các loại lá thơm.

22

Trang 28

Sau khi sinh, người mẹ được tâm bổ bằng một bát canh thịt gà nấu với

gừng và rượu Đây là một điểm tiến bộ hơn so với nhiều dân tộc khác khi bắt

người vừa mới sinh kiêng cữ những với những tục lệ có hại cho sức khỏe.

Trong quá trình mang thai và sinh đẻ của người Sán Dìu, vai trò của bà mụ

vô cùng quan trọng Ở đây tồn tại hình ảnh của hai bà mu: bà Mu mang yếu tố

tâm linh và bà mụ chuyên đỡ trẻ (hay còn gọi là bà đỡ).

Bà Mụ tâm linh (ma mụ) là một nữ thần như Bà Mụ ở người Kinh, Mẹ

Hoa ở người Nùng, người Tày Bà Mụ không được thờ thường xuyên, chỉ khi

nào cần xin bảo hộ cho đứa trẻ lúc đau yếu người ta mới lập bàn thờ trong phòng

của các bà mẹ.

Còn ba mu chuyên đỡ trẻ là những người phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh

-nở nên có kinh nghiệm và mát tay trong việc đỡ đẻ, được mọi người tôn trọng.

Trong làng của người Sán Dìu trước đây thường có khoảng 2 đến 4 bà mụ, vì

bản thân những bà mụ thường đã từng nhiều lần sinh nở nên chủ yếu họ làm theo

kinh nghiệm của bản thân và thói quen.

Họ thường làm công việc đỡ đẻ bởi tình làng nghĩa xóm nên khi người vợ

chuẩn bị sinh, người chồng đi mời bà mu, không cần phải mang theo lễ vật gì.

Khi đến giúp đỡ cho đôi vợ chồng, sau khi xong việc sẽ ở lại ăn cơm với giađình một bữa rồi ra về chứ không nhận bất cứ sự trả ơn nào khác Sau này người

được bà mụ giúp đỡ có cảm tạ, thăm nom hay không là do tùy tâm chứ không épbuộc.

23

Trang 29

Hôn nhân là một sự chứng nhận của môi quan hệ giữa một cặp nam và nữ;

là một nghi lễ không thể thiếu được trong đời sông của bat kế con người trong xã

hội của tộc người nào Vì vậy mà các nghi lễ liên quan đến hôn nhân luôn được

coi trọng và được thực hiện một cách trang trọng và cân thận.

Đối với người Sán Dìu hôn nhân có ý nghĩa vô cũng to lớn, không chỉ với

cá nhân hay là với một đôi nam nữ yêu nhau, đó là quyên lợi và đông thoi cũng

A 6.

là nghĩa vụ đối với gia đình và cộng đông; vì hôn nhân chính là hình thức để “tái

sản xuất con người”, phát triển nòi giống và cũng là có thêm lao động trong sản

xuất nông nghiệp — hoạt động sản xuất chính của đồng bào Sán Dìu.

Trong tình yêu, trai gái Sản Dìu được tự do, chủ động ở mức độ nhất định

nhưng quyền quyết định hôn nhân thuộc về cha mẹ, chủ yếu là ở người cha vi

gia đình theo chế độ phụ hệ và con gái thường không được quyền tự do lựa chọn

đối tượng kết hôn cho mình Đối với họ thì một cuộc hôn nhân chỉ có thể hạnhphúc khi có được sự chấp thuận và chúc phúc từ cả hai bên gia đình Tuy nhiên,

tộc người này rất tin vào số mệnh, với họ thì trai gái có thành duyên vợ chồng

hay không còn phải tùy thuộc vào “sé mệnh”.

Hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng voi nguyên tắc chung là ngườicùng một họ không được phép lấy nhau Người họ nội (những người có mối

quan hệ họ hàng tính theo huyết thống của người cha) cho dù là họ hàng xa hay

gần đều không được phép kết hôn, nếu trái với nguyên tắc trên thì bị coi là

những “kẻ loạn luân” (ngú ngac nhín), phải chịu sự khinh thường của họ hàng,

làng xóm và bị trị tội nặng, đồng thời phải làm lễ tạ tội với tô tiên Ngoài những

người trong họ hàng, người Sán Dìu cũng không chấp thuận việc một nhà có hai

anh em trai lấy vợ cùng một dòng họ hoặc lấy hai chị em gái ruột về làm dâu

trong một nhà hay trong một chi.

24

Trang 30

Việc li hôn là một việc hiếm xảy ra trong hôn nhân của người Sán Dìu,

hiện tượng ngoại tình cũng rất hiếm Trong một gia đình, nếu người vợ ngoại

tình thì nhà vợ sẽ phải bồi thường tài sản cho nhà chồng vì khi cưới, lễ vật tháchcưới thường rất cao do quan niệm gả con gái là bán con và đồ thách cưới càng

cao càng thể hiện giá trị của người con gái đó, và người vợ sẽ bị đuổi ra khỏi nhà

chồng Ngược lại nếu người chồng ngoại tình cũng sẽ phải bồi thường danh dự

cho người vợ và gia đình vợ.

Các nghỉ lễ trong đám cưới của người Sán Diu có thé chia ra thành hai giai

đoạn đó là các thủ tục chuẩn bị cho đám cưới và đám cưới chính thức.

2.1.2.1 Các thủ tục trước lé cưới

Cưới xin không phải là việc riêng của đôi trai gái, mà là việc trọng đại của

cả hai bên gia đình, họ hang và trải qua nhiều thủ tục Dé chuẩn bị cho lễ cưới

truyền thống của người Sán Dìu cần điễn ra theo chín bước sau:- Lễ xin lá số

- Lê nộp cheo

25

Trang 31

Lễ xin lá số là nghi lễ quan trọng khởi đâu cho các nghi lễ khác của việc

cưới xin, là sự xác định việc hôn nhân bởi như đã trình bày ở trên, người Sán Dìu

rất tin vào số mệnh Lễ này nhằm xin tên tuôi, ngày tháng năm sinh của cô gái đề

so tuổi với chàng trai (lá số) và do ông môi đảm nhận lo liệu.

Việc xin lá số chỉ là khởi đầu chứ chưa quyết định việc hôn nhân, bởi vậy

khi ông mối bên gia đình nhà trai đến xin lá số nhà gái đều chuẩn bị san và đều

cho lá số của cô gái Nhiều gia đình có hai người con gái trở lên đến tuổi lấy

chồng thì ông mối có thé xin tất cả lá số của những cô con gái đó về để xem có

hợp tuổi với chàng trai hay không, ai hợp tuôi thi sẽ hỏi cưới người đó Nếu lá số

của các cô gái đều hợp với chàng trai thì sẽ tìm hiểu tính nết và chọn một người

để hỏi cưới Đây chính là một nét đặc sắc rất riêng trong phong tục cưới xin của

người San Diu.

Khi ông mối xin được lá số từ nhà gái, việc xem mệnh sé do thầy cúng

đảm nhận Căn cứ vào kết quả xem mệnh của thầy cúng mà quyết định việc hônnhân có diễn ra tiếp hay không vì khi một cuộc hôn nhân thành công đồng nghĩa

với việc gia đình sẽ có thêm thành viên mới, vận số mệnh của thành viên mới đó

sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vận khí của dòng họ và gia đình Nếu kết quả xemmệnh không hợp nhau nhà trai không cần phải sang báo với nhà gái, còn nếu hợp

thì ông mối lại một lần nữa thay mặt nhà trai sang “đánh tiếng” với nhà gái.

Lễ xin cưới (hy hạ thênh)

Sau khi so lá số thấy hợp, lễ xin cưới được diễn ra để báo cho nhà gái biết

việc xem lá số đã thành công Nếu đôi trai gái hợp nhau thì có thể tiến hành hôn

nhân Lễ xin cưới này cũng sẽ do một mình ông mối đảm nhận Khi đó, ông mốisẽ thay mặt nhà trai mang lễ vật sang chính thức đặt vấn đề về cuộc hôn nhân,

hỏi cưới cô gái với bô mẹ cô gái Trong lễ này, nhà gái thường sẽ làm cơm đê đãi

26

Trang 32

ông mối, đồng thời cũng là dé hỏi thông tin về chàng trai sẽ trở thành rễ của gia

Mười ngày sau khi ông mối sang, nếu nhà gái không chấp thuận thì phải

chuẩn bị lễ vật y như lễ vật mà ông mối đã mang sang, đích thân cha mẹ cô gái

phải mang sang nhà trai để trả lại, tất cả lễ vật sẽ được đặt lên ban thờ của nhà

trai Còn nếu nhà gái chấp thuận việc hôn nhân này thì sẽ thông báo với ông mối

để ông mối dẫn chàng trai đó đến nhà gái xem mặt.

Lễ xem mặt (hy mong men)

Dé tránh việc nhà trai đến mà cha mẹ bên nhà gái đi vắng, nhà trai phải cử

người sang báo tin ngày gặp trước cho nhà gái Đoàn người mang lễ vật đến nhà

gái bao gồm ông mối, chú rễ tương lai và vai người bạn của chú rễ tương lai,

những người bạn của chú rễ nhất thiết phải là người giỏi Soọng cô Soọng cô là

một thé loại dân ca trữ tình, một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú

hap dẫn của người dân tộc Sdn Diu Theo tiếng San Diu thì “soọng” có nghĩa làhát, còn “cô” nghĩa là ca Lời ca và giai điệu của Soọng cô không hề khô cứng

mà mềm dẻo day sức lan tỏa, diễn đạt tâm tư tình cảm của người hát, làm mê

đắm lòng người Soọng cô là một thể loại hát ví đối đáp gắn liền với sinh hoạt

văn hóa dân gian của người Sán Dìu Nó là những tâm tư tình cảm của những đôi

trai gái đang trong giai đoạn tìm hiểu, nhờ tiếng hát để trải tam lòng mình, là

phương tiện để bộc lộ những tâm ý mà không dám ngỏ lời trực tiếp một cách

tinh tế Không chi vậy, Soong cô còn có thể là những lời hát ru đưa con trẻ chìm

trong giấc ngủ, là những lời hát để hỏi thăm về gia đình, bạn bè của những

người lâu ngày mới có dịp gặp mặt Những câu hát Soọng cô không bị giới hạn

bởi không gian, thời gian, hoàn cảnh cũng như môi trường diễn xướng, người ta

có thể hát một đêm, nhiều đêm, hát trong nhà, bên bờ suối, khi lao động, hay

trong lúc đi chơi, trong khi ru con và trong các lễ hội của người Sán Dìu Bêncạnh vai trò là một loại hình giải trí của một dân tộc yêu văn nghệ, nó dường như

27

Trang 33

còn thanh lọc tâm hồn, giúp cho con người từ bỏ cái ác, hướng tới cái thiện, cái

hoàn mỹ Hát Soọng cô có hai dạng thức là hát giao duyên gắn với đời sống sinh

hoạt lao động sản xuất (hị soon Soọng cô) và hát đối đáp trong lễ hội, lễ cưới

(sênh ca chín cô).

Khi đến nhà gái, đoàn nhà trai sẽ đặt lễ vật lên bàn thờ nhà gái, tối đó nhàtrai phải ở lại để hát Soọng cô, qua đó thử lòng nhau và nhận xét đánh giá tính

tình của nhau.

Sau khi xem mặt, nếu nhà gái không ưng vẫn có quyền đem lễ vật tra lại

cho nha trai.

Lé ăn hỏi (hy mun nghén ca)

Sau lễ xem mặt, nếu nhà gái đồng ý thì nhà trai sẽ lễ ăn hỏi để chuẩn bi

đưa ra ý kiên thỏa thận cho việc cưới xin Nhà trai luôn giữ vai trò chủ độngtrong việc thỏa thuận này.

Sau khi chọn được ngày ăn hỏi, ông môi và các bác các chú — nhữngngười vai về trong gia đình nhà trai sẽ mang lễ sang nhà gái đê hỏi chuyện cướixin Bên nhà gái phải chuân bi một bữa cơm mời họ hàng đên dé cùng ban bạc.

Nhà gái hoàn toàn có quyền trong lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ thách cưới

này Tùy theo gia cảnh của nhà gái mà lễ vật thách cưới được đặt vấn đề, còn nhà

trai sẽ xin thêm bớt để phù hợp với điều kiện của gia đình Do đó, thực chất việc

thách cưới của lễ ăn hỏi chính là sự ra giá và mặc cả trong cưới xin, vì như đã

nói ở trên: giá trị của đồ thách cưới càng cao càng chứng tỏ giá trị của cô gái đó

và cũng là biểu hiện của việc mua bán cô đâu.

Khi nhận được lời thách cưới của nhà gái, nhà trai sẽ nhờ ông mỗi đứng ra

đàm phán để cả hai nhà có thể nhất trí về đồ sính lễ mà nhà trai sẽ đưa sang Nếu

nhà trai thấy yêu cầu của nhà gái đưa ra là phù hợp thì không cần đàm phán, còn

28

Trang 34

nếu cảm thấy chưa thỏa đáng thì cả hai nhà sẽ thỏa thuận cho đến lúc cả hai nhà

đều nhất trí Sau đó cả hai bên gia đình thống nhất chọn ngày dé làm lễ sang bạc.

Lễ ăn hỏi mặc dù không được tổ chức linh đình nhưng đóng vị trí quan

trọng đẻ dẫn đến lễ cưới chính thức vì những gì được hai bên gia đình quy định

trong lễ này sẽ không thé thay đồi về sau và có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống

sau này của đôi trai gái.

Lễ sang bạc (hy cộ nghén)

Sau khi thống nhất được ý kiến tại lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ chọn một ngày tốt

để ông mối mang lễ đến nhà gái làm lễ sang bạc Khi sang nhà gái, ông mối sẽ đi

cùng với một bé trai tầm 13, 14 tuổi làm nhiệm vụ khoác tiền (lễ vật) Người này

có thé là em của chú ré hoặc là người trong họ hàng nhà trai Lễ vật sẽ đặt lên

ban thờ tô tiên nhà gái, nhằm thông báo cho tổ tiên nhà gái biết nhà trai đã sắm

lễ và đưa sang.

Lễ chọn ngày cưới (thdy nhí tan)

Ngày cưới và lễ rước dâu sẽ do nhà trai xem ngày và chọn lựa Do người

Sán Dìu quan niệm rằng ngày cưới tốt ngày sẽ giúp cho đôi vợ chồng sau này

làm ăn khắm khá, gia đình hưng vượng, cuộc sống hòa thuận, bình an Sau khi

chọn được ngày tốt, nhà trai sẽ cho người cùng ông mối đến thông báo cho nhà

gái dé xin ý kiến Nếu nhà gái không đồng ý thì nhà trai sẽ phải nhờ thầy xem lại

cho đến khi chọn được ngày mà cả hai bên gia đình nhất trí.Lễ báo ngày cưới (cộ nhứ tan)

Sau khi hai bên gia đình đã thống nhất chọn được ngày cưới, ông thầyxem ngày sẽ viết một bức hôn thư trên giấy đỏ bằng chữ Nôm, hôn thư có nội

dung chúc phúc cho đôi trẻ và cụ thê ngày giờ làm lễ cưới và rước dâu.

29

Trang 35

Ông mối sẽ đại diện cho nhà trai trao hôn thư cho nhà gái dé nhà gái biết

giờ để chuẩn bị cho lễ cưới Còn nhà trai sẽ chuẩn bị làm lễ gánh gà sang

Việc cưới xin luôn là một sự kiện quan trọng trong đời người, Người Sán

Dìu quan niệm rằng hôn nhân tốt đẹp bền vừng cần có sự chúc phúc của giađình, phải được coi trọng từ việc xem tuổi cô dâu, so lá số cho đến việc chọn

ngày giờ tổ chức lễ cưới Việc tổ chức hôn lễ của người Sán Diu được tổ chức

cần thận chu đáo với sự góp sức của tất cả các thành viên trong hai bên gia đìnhvà sự góp mặt của cả cộng đồng Hôn nhân đối với đồng bào Sán Dìu chính là

bước khởi đầu của gia đình nói riêng và của xã hội nói chung.

Lễ gánh gà (tam cay bạo nhit)

Sau khi trao hôn thư cho nhà gái, nhà trai sẽ chọn một ngày tốt và chuẩn bịlễ vật là hai con gà trống thiến và những lễ vật (gà, cau quả) mà nhà gái thách

cưới và để mang sang nhà gái.

Trong nghi lễ gánh gà, nhà trai chọn một người có tài ứng đối, gia đình

hạnh phúc và nhất là có tài hát Soong cô dé làm quan lang trưởng và ba ngườinữa là anh em, bạn bè thân thiết hoặc người trong họ hàng làm quan lang.

Đoàn gánh gà sang nhà gái gồm có ông mối dẫn đầu, tiếp sau là quan lang

trưởng, đi theo sau là hai quan lang làm nhiệm vụ gánh gà và gánh cau, sau cùng

là một quan lang (gọi là quan lang út) làm nhiệm vụ khoác túi cho ông mối.

Nhà gái sẽ mời anh em họ hàng đến chứng kiến nghi lễ gánh gà, xem hôn

thư và dự bữa cỗ gánh gà.

Khi đoàn nhà trai đến nhà gái, quan lang trưởng sẽ đặt hôn thư, cau và lễ

vật lên bàn thờ nhà gái, còn gà sẽ được đại diện nhà gái đón nhận và cât lễ Gà

30

Trang 36

trống thiến được nhà trai mang sang sẽ dùng đề làm cơm tối đãi anh em họ hàng,

những người đến tham dự lễ.

Lễ gánh gà là nghỉ lễ vô cùng quan trọng không thé thiếu trong các bước

chuẩn bị hôn nhân của người Sán Diu, bởi trong buổi lễ này, hai bên gia đình sẽ

quyết định mọi vấn dé cụ thé cho lễ cưới Những điều mà hai bên gia đình thốngnhất và quyết định trong lễ này sẽ là những quy định bắt thành văn đối với hai

bên gia đình, đến lễ cưới như ước hẹn mà thực hiện Sau khi ăn tối xong, đoàn

nhà trai sẽ ở lai nhà gái đêm đó dé tham gia hát Soong cô.

Lễ nộp cheo (nap cheo)

Lễ nạp cheo diễn ra trước lễ cưới một tháng Nhà trai phải sắm sửa lễ để

nộp cho người đứng đầu làng mà nhà gái cư trú (khán trai) Lễ vật này sẽ đượcdâng lên Thành Hoàng làng của làng đó để cáo với Thành Hoàng rằng, sắp tới sẽcó một khẩu của làng cắt sang làng khác Bên gia đình nhà gái cũng phải chuẩn |bị một lễ nhỏ để cúng tổ tiên tại nhà, xin với tô tiên được công nhận là thành

viên mới của gia đình (con rể).

Tại lễ nạp cheo, bà con làng xóm sẽ công nhận chàng trai là rễ của làng,

đôi trai gái thành đôi vợ chồng; từ đó đôi trai gái được coi như là những thành

viên chính thức của hai gia đình, được mọi người thừa nhận là đôi vợ chồng

chưa cưới; đồng thời quan lang trưởng sẽ trao đôi với Khán trại về việc an ninh

trật tự trong quá trình dién ra lễ cưới chính.

2.1.2.2 Lễ cưới chính thức của người Sdn Diu

LỄ cưới của người Sán Dìu thường diễn ra trong năm ngày và kèm theo

một vài nghi lễ nhỏ khác.

31

Trang 37

Ngày thứ nhất, lễ cưới diễn ra chủ yếu bên nhà gái Nhà trai chuẩn bị chu

đáo lễ vật dé mang đến nhà gái Đoàn người đưa lễ gồm có ông mối làm đại diện

cho nhà trai, quan lang trưởng chịu trách nhiệm thay nhà trai nạp lễ vật cho nhà

gái và các quan lang phụ trình từng đồ sinh lễ và chào mời khách tới dự lễ cưới,

một cô gái cầm theo chiếc ô làm phù dâu, trai tráng thanh niên trong họ nhà trai

gánh lễ vật (tùy thuộc số lễ được đưa sang nhà gái mà số lượng thanh niên này

nhiều hay ít) Điều đặc biệt trong lễ cưới của người Sán Diu chính là chú rễ

thường không đi đón dau Tại nhà gái, khi đoàn nhà trai đến cổng sẽ bị chặn lại

bên ngoài và phải hát giải đố do những nam nữ bên nhà gái chặn dây hát đó, khi

đó quan lang trưởng phải thay mặt hát đối, hát được thì cho qua, nếu không sẽ

- phải nộp ít tiền và trầu cau mới được bước vào nhà dé trình lễ vật Đêm đó đoàn

nhà trai ở lại nhà gái và tại nhà gái sẽ diễn ra buổi hát Soong cô.

Ngày thứ hai, là ngày chính của lễ cưới Vào lúc gà gáy, theo tục lệ, cô

dâu phải dậy và khóc ở trong buồng cho đến khi trời sáng hắn Việc khóc này

nhằm thể hiện sự biết ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với mình.

Cô dâu được tập khóc ít nhất nửa tháng trước ngày cưới Người Sán Dìu quan

niệm tiếng khóc càng sau thì chứng tỏ càng có hiếu với cha mẹ Ngày thứ hai của

lễ cưới diễn ra ở nhà gái với lễ Khai hoa tửu (hoi fa chíu) — một nghi lễ không

thé thiếu trong đám cưới của người Sán Diu.

Lễ vật bắt buộc để tiến hành lễ khai hoa tửu là hai quả trứng luộc được

xuyên bởi hai sợi chỉ đỏ và buộc vào hai bên quả trứng mỗi bên hai đồng tiền xu,

trứng được đặt trên một cái đĩa, trong đĩa có lót hai tờ giấy (một lớp giấy màu

trắng bên đưới và một lớp giấy màu đỏ bên trên) được cắt hình hoa hai mặt;

ngoài ra còn có một hii rượu bên trong có một quả cau.

Theo quan niệm của người Sán Dìu, trong lễ khai hoa tửu của đám cưới

nhất thiết phải có trứng vì quả trứng có lòng đỏ và lòng trắng, tượng trưng cho

âm — dương, lòng trắng tượng trưng cho người nữ (âm), lòng đỏ tượng trưng cho

32

Trang 38

nam (đương) Hình ảnh lòng đỏ và lòng trắng cùng trong một vỏ tượng trưng cho

việc nam nữ kết hôn, âm đương hòa hợp sé sinh sôi nảy nở; còn tam đồng tiền xu

được xâu hai bên mỗi quả trứng tượng trưng cho việc trả công ơn dưỡng dục của

me cha Hi rượu có chứa cau bên trong với ý nghĩa đôi trai gái lấy nhau có đượcsự chúc phúc của hai bên họ hàng, có mai mối cưới hỏi đàng hoàng Hai thứ lễvật này được dâng lên tổ tiên để cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ sống với nhau

hạnh phúc, hòa hợp răng long đầu bạc, bách niên giai lão.

Sau khi đã cúng tổ tiên xong, một đôi nam nữ đại diện nhà gái hát khai

hoa tửu đối đáp với quan lang của nhà trai Khi nhà gái ra câu đồ hát, buộc lòng

nhà trai phải hát giải đố Những câu hat Soong cô này có nội dung về lễ khai hoa

tửu Sau khi hát đối đáp xong, hai quả trứng được bóc vỏ, bỏ lòng trang, lấy lòng

đỏ hòa vào rượu mời mọi người tham gia lễ cưới uống, người cao tuổi uống

trước người ít tuổi uống sau dé chúc mừng cô dâu chú rể; đồng thời trưởng họ

nhà gái đọc giờ đón dâu trong tờ hôn thư cho mọi người biết Đêm thứ hai của

đám cưới diễn ra cũng giống với đêm ngày thứ nhất.

Ngày thứ ba, là ngày chính đám tại nhà trai, gia đình nhà trai mời mọi

người đến dy đám cưới, chuẩn bị đón cô dâu và đoàn nhà gái đưa dâu Tại nhà

gái, trước khi khởi hành, cô dâu thực hiện lễ bái tô, sau đó lạy từ biệt ông bà, cha

mẹ, chú bác mỗi người sẽ bỏ một ít tiền vào chậu nhỏ để mừng phúc cho côdau về nhà chồng, riêng bố mẹ cô dâu không được mừng Đến giờ đưa dâu, côdâu được người anh hoặc anh họ cõng ra khỏi giọt gianh của nhà ba bước rồi đi

theo đoàn đón dâu của nhà trai Khi đến nhà trai, cô dâu sẽ đi thẳng vào căn

buồng đã được đã được nhà trai chuẩn bị cho mình — đây là một điểm rất khác sovới các cô dâu khi về nhà chồng của những dân tộc anh em khác, sẽ có một

người phụ nữ có tuổi, gia đình hòa thuận bên nhà trai giúp đỡ thu xếp đồ hồi

môn cho cô đâu khi vào buồng Suốt đêm ngày thứ ba, nhà trai tổ chức hát

Soọng cô.

33

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:04