LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan khóa luận với tiêu đề: “Giá trị lịch sử - văn hóa của một số ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và c
Trang 1Dc KP bs¿ÂP s đã "Sáu "bale
À
ya hg game
.
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, DHQGHN
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA MỘT SÓ NGÔI CHÙA
THUỘC THIÊN PHÁI TRÚC LAM
Trang 3-— ome
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong khoa
Việt Nam học và Tiếng Việt — Dai hoc Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về
Việt Nam học là cơ sở cho tôi thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Vũ Văn Thi đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giảng dạy trong trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ, cung
cấp những kiến thức quý báu cho tôi về nhiều lĩnh vực khác nhau trong suốt 4 năm
học tập tại trường.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
khóa luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quy
Thây/Cô và các ban sinh viên.
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận với tiêu đề: “Giá trị lịch sử - văn hóa của một số
ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính
bản thân tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào
của người khác Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã thực hiện
nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu, các kết quả trình bày trong khóa luận làsản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng tôi; tất cả các tài liệu tham khảo được sử
dụng trong khóa luận đều được trích dẫn tường minh theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Trang 5MỤC LỤC
227/10/1062 100000 uy {6 1 3
: 1 Lý do chọn đề tài 2-2 «sex E11 EEkEEkEEEEEEEECErkrrkrrecre
3-| 2 Tinh cấp thiết của van đề nghiên cứu - 222 ©Ek+EEztEEketEErsrrxerrvee 4
| 3 Mục đích nghiên ctu svccsssscsssssssssssssssensesesessesesnsssesssssessssassenassassnasnssnanseseen 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu eeecsessseesssssscsssssssseesssesssssessscssucsseessesessvessecesees 5
6 Bố cục của khóa luận -. ¿ 2© sk#EEESEEESEEEEEEEESEEEEEESEEEEEkeSEkvEEvvTrerrkecree 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VE CON DUONG PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM
VÀ SỰ HÌNH THÀNH THIEN PHÁI TRÚC LAM -°- << 6
1.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam - 55c xxx xxx erzeee 6
: 1.2 Sự hình thành của thiền phái Trúc Lâm 2- 2-2222 *©EE+££Ee+£rxszrxeee 7
` 1.2.1 Bối cảnh lịch sử cuối nhà Lý, đầu nhà Trần 2-2 «* £ x#£++zxzzzz 9
" 1.2.2 Sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử 11
CHUONG 2: MỘT SO NGOI CHUA THUQC THIEN PHÁI TRÚC LÂM 20
-2.1 Tình hình xây dựng chùa tháp trong triều dai Trần 2-2 sex: 20
2.2 Giá trị lịch sử - văn hóa của một số ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm ở Bắc Bộ
MœẠ:.- Ả 23
2.2.1 9n te 8n nh ha an 23 2.2.2 Chùa Vĩnh Nghiêm - 2© ©©s+©+++EV+EEELEEEEEAEEEEEEEEEEEEEEEEECEEkrEkrorkrrie 33 2.2.3 Chùa Quỳnh L,âm 2- 2222k EE+SEELEZEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEELeorkkerrerre 44
2.2.4 Chùa Phổ Minh -. " 542.2.5 Một số ngôi chùa thuộc quan thé di tích núi Yên Tử - + «+ se: 62
2.2.5.1 Chùa Hoa Yên - ¿22t©+z + 1E A2E711112111171512715111 1117131247111, 62
2.2.5.2 Chita nh ai 68
2.2.5.3 Chùa DOng wecccecsescssssssessssssssssessscsssecssusssscsssssssesssscsssucessusesuvesaueravesseseseeenseceaees 70
a
1
Trang 6CHUONG 3: THUC TRANG VA CONG TÁC BAO TON CUA CAC DI TÍCH
THUỘC THIEN PHÁI TRÚC LAM HIỆN NAY 5 <ceeessse 71
3.1 Các chủ trương của Nha nước về vấn đề bảo ton các di tích
lịch sử - văn hóa c1 1t 1n HT nu TH KH TH HH ng ng ng 71
3.2 Thực trạng các ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm - 2 s2 =s¿ ca 74,
3.3 Một số vấn đề khai thác du lịch tâm linh các ngôi chùa
thuộc thiền phái Trúc Lâm kết hợp với bảo vệ môi trường bền vững 79
san - 86TÀI LIEU THAM KHẢO — ,ôÔỎ 89
Trang 7A PHAN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân được hình thành và phát triển
trong quá trình lịch sử, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nhu cầu xã hội và đáp ứng sựphát triển của con người Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, nghiên cứu về cácgiá trị của các ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm còn là địp chúng ta được trở vềnguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong
tâm trí mỗi người Nghiên cứu giá trị của những ngôi chùa cũng là nhu cầu sáng tạo vàhưởng thụ của mọi tầng lớp nhân dân, là hình thức giáo dục, chuyên giao cho các thế
hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa di sản và truyền thống
quý báu của dan tộc, trong đó có sự kết hợp giữa yếu tố tâm linh, tinh thần yêu nước và
các trò chơi đua tài, giải trí
Nghiên cứu giá trị lịch sử - văn hóa của một số ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc
Lâm còn để bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, phát huy giá trị lịch sử - kinh
tế xã hội phục vụ cộng đồng chính là những việc làm thiết thực, hữu ích.
Ngoài những giá trị về mặt tư tưởng, cùng với sự xuất hiện của thiền phái TrúcLâm là sự xuất hiện nhiều ngôi chùa thuộc thiền phái này Những ngôi chùa này tuykhông còn nhiều nhưng đã dé lại những dấu ấn vật chất quan trong cho các nhà nghiên
cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa, xã hội Mỗi ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm lại chứa đựng trong nó những giá trị phong phú, đặc sắc riêng Trong đó quy tụ các giá trị văn hóa — nghệ thuật — kinh tế - du lịch đặc sắc, độc đáo.
Sự đóng góp không nhỏ các giá trị lịch sử - văn hóa của những ngôi chùa
thuộc thiền phái Trúc Lâm trong sự phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam,lịch sử Việt Nam là những giá trị vô giá mà đề tài này đặt làm mục tiêu nghiên cứu,
từ đó đề xuất một số biện pháp thực tế để bảo tồn, phát huy tác dụng, khai thác sử
dụng cho các mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội và giúp các nhà quản lý ở địa phươnghoạch định chính sách để bảo tồn lâu dài, khai thác hiệu quả nhằm bảo vệ và phát
triên môi trường bên vững.
Trang 8Là một sinh viên Việt Nam học, nghiên cứu đề tài này vừa giúp tiếp cận với
lối tư duy khoa học vừa rèn cho mình ý thức biết trân trọng, gìn giữ những giá trị
nhân văn của dân tộc mình, đồng thời tôi cũng muốn bày tỏ tình cảm của người con
dành cho quê hương và cũng là sự tâm đắc, quan tâm về một vấn đề văn hóa đặc sắc
của quê hương đất nước mình
2 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Giá trị lịch sử - văn hóa của những ngôi chùa thuộc tiền phái Trúc Lâm trongđời sống xã hội hiện đại cũng có sự biến đổi cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của đờisống kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại hóa hiện nay Sự biến đổi ấy đang đặt ra
một câu hỏi cho những người quan tâm tới đời sống văn hóa — tinh thần của xã hội
về giá trị của văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại cũng như vấn đề
giá trị của văn hóa cần được phát huy, bao ton và phát triển như thé nào trong tương
lai? Liệu những sinh hoạt tâm linh có thực sự là nhu cầu của xã hội hiện đại hay
không? Làm rõ giá trị đó đối với sự phát triển của vùng, chúng ta sẽ có căn cứ để
xác định thái độ đúng đắn cần có của mình đối những đi sản mà cha ông để lại
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm bước đầu khảo sát giá trị lịch sử - văn hóa của một số ngôi chùa
thuộc thiền phái Trúc Lâm dé thấy được hệ tu tưởng của thiền phái này đồng thời dé
thấy được quá trình phát triển của đạo phật ở Việt Nam Cùng với sự phát triển của
đạo Phật là sự ra đời của các ngôi chùa Đó là những dấu ấn vật chất quan trọng
minh chứng thêm cho nguồn sử liệu, sự kiện lịch sử địa lý mà các cuốn sử biên
-niên chưa đề cập đến hoặc đề cập đến nhưng còn tản mạn
Từ việc khảo sát các ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm đối với sự phát
triển xã hội, tìm hiểu ý nghĩa, các lớp văn hóa, đề tài nghiên cứu mong muốn làm rõ
ý nghĩa của giá trị lịch sử - văn hóa để thấy được những tác động tích cực, ảnh
hưởng sâu rộng và sức sống mạnh mẽ của các giá trị ấy trong đời sống xã hội cũng
như làm rõ văn hóa thực sự là nhu cầu của nhân dân, của xã hội hiện đại Đề tài
nghiên cứu đồng thời cũng đặt ra mục tiêu quan trọng là tiếp tục bảo tồn những giá
trị lịch sử - văn hóa của một sô ngôi chùa thuộc thiên phái Trúc Lâm cũng như bảo
4
Trang 9tồn và phát huy những giá trị văn hóa cơ bản của vùng đối với sự phát triển xã hội,
trong đó có những giá trị tiêu biểu như việc ứng xử văn hóa với những ngôi chùanày trong đời sống xã hội hiện đại
4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Như trên đã trình bày, đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số ngôi chùathuộc thiền phái Trúc Lâm, cụ thể là một số ngôi chùa như: chùa Côn Sơn, chùa VĩnhNghiêm, chùa Quynh Lâm, chùa Phố Minh Van đề này đã và đang dành được nhiều
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa tôn giáo Do đó, muốn hiểu sâu sắc vàtoàn diện về những giá trị lịch sử, văn hóa của những ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc
Lâm, chúng ta phải tiếp cận đối tượng từ nhiều góc độ: văn hóa tâm linh, nghệ thuật
kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội Trong công trình này, chúng tôi chủ yếu tập
trung khảo sát các giá trị lịch sử, văn hóa của các ngôi chùa nói trên trong không gian
văn hóa đồng bằng sông Hồng
5 Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài của chúng tôi chủ yếu sử dụng một số
phương pháp như: phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp tông hợp liên ngành,
phương pháp khảo sát điền đã hay phương pháp điều tra thực tế
6 Bố cục của khóa luậnGồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về con đường phật giáo vào Việt Nam và sự hình thànhcủa thiền phái Trúc Lâm
Chương 2: Một số ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm
Chương 3: Thực trang và công tác bảo tồn của các di tích thuộc thiền phái
Trang 10PHAN NOI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUAT VE CON DUONG PHẬT GIAO VÀO VIỆT
NAM VÀ SỰ HÌNH THÀNH THIÊN PHÁI TRÚC LAM
1.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và sự hình thành các dòng thiền
Phật giáo là một trào lưu triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ
thứ 6 trước công nguyên ở bắc An Độ Người sáng lập ra hệ thống triết học - tôn giáo
này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc
Sakiya Vi thái tử này (khoảng 563-483 TCN) đã từng theo học các tu sĩ Bà La Môn từ
năm lên bảy, kết hôn năm 16 tuổi, mười ba năm sau đó sống trong cuộc đời vương giả,
- nhưng trong một đêm tháng Hai năm vừa tròn 29 tuổi, đã lặng lẽ rời hoàng cung đi tìm
chân lý Trải qua sáu năm với những phương pháp tu luyện ép xác nhưng không đạt
được chính đạo, nhưng chỉ sau 48 ngày nhập định, Tat Dat Da đã ngộ rõ căn nguyên
sinh thành, biến hóa của vũ trụ, căn nguyên của những khổ đau, và đề ra phương pháp
diệt trừ nỗi khổ đó cho chúng sinh, bằng học thuyết “Nhân duyên sinh” và triết lý “Tứ
diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo” Con người này đã đưa ông trở
thành đức Phật Thích Ca đầy uy nghiêm trong đời sống tỉnh thần của người phươngĐông hết thế hệ này đến thế hệ khác
Những giáo lý mang nặng tính triết lý, đạo đức của đạo Phật đã có một ảnh
hưởng sâu rộng đến phong tục, tập quán, văn hóa, văn minh của nhiều dân tộc,
trong đó có Việt Nam.
Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên:
sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định, sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở
những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là
được truyền sang trực tiếp từ Án Độ
Quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thôn tính vào năm 179 trước
công nguyên, và lập thành quận Giao Chỉ Năm 110 trước công nguyên, Nam Việt trở
thành nội thuộc của nhà Hán, Giao Châu theo đó mà cũng quy về, và được chia thành
Trang 11Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là LuyLâu, Lạc Dương và Banh Thành Sử liệu cỗ của Trung Hoa cũng không ghi nhận
được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành, chỉ có Luy
Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất, và còn là bàn đạp cho việc
hình thành hai trung tâm kia.
Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quantrọng và phổn thịnh Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáo vào Giao Châu là rấtsớm, có lẽ từ đầu công nguyên
Một số chứng liệu, lập luận đáng chú ý khác cũng củng cố nguồn gốc khởi thủysớm sủa từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam so với Phật giáo Trung Hoa Theo đó thì vàothời kỳ nhà Hán, Không giáo và Lão giáo, đặt biệt là Khổng giáo, đã rất mạnh, giới tríthức Không, Lão đã chống lại Phật giáo, một luận thuyết tỏ ra khá xa lạ với những chuẩnmực đạo đức, xã hội của Không, Lão Do đó, Phật giáo rất khó dé có thé thâm nhập
Trong khi đó, ở Giao Châu, Phật giáo xem ra rất phù hợp với tín ngưỡng dân
gian, nên việc thâm nhập không gặp trở ngại, mà lại còn đễ dàng và nhanh chóng.
Vào thời đó, dù từ Trung Hoa đã có con đường bộ đi đến An Độ gần hơn đường
biển, nhưng con đường xuyên qua Trung Á lại chứa đựng nhiều hiểm nguy, và đườngbiển lại là con đường an toàn hơn, không có núi non, sa mạc, hay cướp bóc, giết chóc.Bằng chứng là vào đầu thế kỷ thứ tư, con đường bộ đã dễ đi hơn, nhưng đến cuối thế
ky này, Pháp Hiển mới từ Trung Hoa sang Án, và đến tận thé kỷ thứ bảy, Huyền Trang
đã phải trải qua không biết bao nhiêu gian nan mới đi trọn vẹn con đường
Ngoài ra còn có hai chứng liệu rất quan trọng cho nguồn gốc rất sớm của Phậtgiáo Việt Nam Thứ nhất, tập luận thuyết Phật giáo đầu tiên bằng Hán tự, Lý hoặc luận
của Mau Tử (165? 170?) đã được viết ở Giao Chi, chứ không phải ở một nơi nào khác
sâu trong nội địa Hán Thứ hai, vào thế kỷ thứ hai, ở Giao Chỉ đã có một tăng đoàn đến
500 vị và khoảng 15 bộ kinh, trong khi đến thế kỷ thứ ba ở Hán mới có tăng đoàn
1.2 Sự hình thành của thiền phái Trúc Lâm
Theo dòng lịch sử, chúng ta nhìn lại Phật giáo Việt Nam han thấy nỗi bật một
nét đột phá vô cùng thú vị - một Thiền phái mang tên Việt Nam, với ông Tô là người
Trang 12Việt Nam va là một vi vua anh hùng của dân tộc Đây là một chấm son trong lịch sử
dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng.
Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một lẽ thật bình đẳng không phân
chia ranh giới vì "Tất cả chúng sinh đều có Phật tính" Tuy nhiên Phật giáo truyền
vào mỗi nước, thì mỗi nước có tính dân tộc riêng, có ngôn ngữ, có nếp sinh hoạt, nếp
suy nghĩ theo cá tính dân tộc, do đó Phật giáo cũng phải hoà nhập vào mỗi dân tộc để
có được sự tiếp thu đễ dàng thích ứng Điều này, điểm qua lịch sử, chúng ta thấyThiền phái Trúc Lâm Yên Tử qua thực đã làm nỗi bật lên những nét chấm phá của
Phật giáo Việt Nam, nếu khai thác đúng mức, chắc rằng nó sẽ đóng góp lớn trên
đường phát triển của dân tộc
Nguyễn Lang, trong Việt Nam Phật giáo Sử luận đã viết: "Phật giáo Trúc Lâm
là một nền Phật giáo độc lập, uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Dai
Việt Nó là xương sống của một nền văn hoá Việt Nam độc lập Nền Phật giáo nàytuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Tạng
nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình” Phải nói rằng sự ra đời của thiền phái Trúc
Lâm là niềm tự hào lớn của dân tộc Nó thể hiện bản sắc, cũng như tín tự chủ, tỉnhthần không chịu lệ thuộc ngoại lai
Nguyễn Tài Thư trong Lich Sử Phật Giáo Việt Nam cũng đã khẳng định:
“Nếu như nhập thế là một khuynh hướng tư tưởng của một học thuyết, một tôn giáo
chủ trương tham gia các hoạt động chính trị và giải quyết các vấn đề chính trị xã hội thì Phật giáo không phải là một Tôn giáo nhập thế - trái lại nó là tôn giáo xuất thế”.
Khác với các Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, Thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử của Đại Việt mang đậm tinh thần nhập thế Điều đó cho thấy đạo Phật Việt Nam không phải là đạo yếm thế, mà muốn tìm con đường giác ngộ
không thé từ bỏ thế gian nay mà giác ngộ được Với tinh thần Bồ tát đạo thì người
con Phật càng phải dẫn thân vào cuộc sống, đồng sự với chúng sinh, vui với niềm
vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về
Với cuộc sống tu hành thoát tục Chính Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một thiền
Trang 131.2.1 Bối cảnh lịch sử cuối nha Ly, đầu nhà Tran
Đầu thé kỷ XIII, triều đình nhà Ly bắt đầu suy yếu Các nhà vua khi lên ngôi
còn quá non trẻ, lớn lên ham chơi, bỏ bê việc triều chính Vua Cao Tông mai mê xây
cung điện, nghe đàn hát Vua Duệ Tông thì nhu nhược, lại mắt bệnh cuồng Trong triều
các gian than, ninh thần lộng hành nhiễu loạn Ngoài xã hội, nhiều năm mat mùa, đói
kém triỀn miên Nạn hỗn chiến giữa các phe phái phong kiến càng trở nên sâu sắc
Trong triều đình bấy giờ, với cuộc hôn nhân của Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng họ
Trần ngày càng chiếm ưu thế, anh em con cháu họ Trần lần lượt nắm giữ các chức vụ
quan trọng trong triều Tổ tiên của dòng đối nhà Trần có nguồn gốc dân tộc Mân ở quận
Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa Trần Quốc Kinh từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào
khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đầu cư trú tại xã An Sinh,
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước,
trên đường làm ăn chuyển dan vào hương Tức Mac, huyện Thiên Trường (Nam Định),
Đến đời Trần Hấp dời mộ tô sang và sinh sống tại Tam Đường, phủ Long Hưng, nay làvùng đất thuộc Đông Hưng, Thái Bình Trần Quốc Kinh khi dời từ An Sinh (Quảng Ninh)
về Tức Mạc (Nam Định) lấy vợ sinh ra Trần Hấp Trần Hấp dời mộ cha sang sinh sống tại
Long Hưng (Thái Bình) sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng Nghỉ Trần Lý sinh ra Trần Thừa
(sau được tôn là Trần Thái Tổ), Trần Tự Khánh và Trần Thị Dung Trần Hoằng Nghỉ sinh
được ba người con trai: Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ.
Vốn sống bằng nghề đánh cá, họ Trần thường sinh sống làm ăn ở những vùng
cửa sông ven biển, đến đời Trần Lý (ông nội của vua Trần Thái Tông) đã trở thành một
cự tộc có thế lực vùng Hải Ấp (nay là xã Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)
Năm 1209, khi trong triều có biến loạn, vua Lý Cao Tông phải chạy lên Quy Hoá,
Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp đã được gia đình Trần Lý giúp đỡ Hoàng tử Sảm đã kếtduyên cùng Trần Thị Dung, con gái thứ hai của Trần Lý Họ Trần đã tập hợp hương binh
giúp nhà Ly dep loạn, diệt trừ Quách Bốc (thuộc tướng của Pham Binh Di), đưa vua Ly
Trang 14Uy thế họ Trần bắt đầu được đề cao từ khi hoàng tử Sảm lên ngôi vào năm
1211, tức là vua Lý Huệ Tông Ông cho đón vợ là Trần Thị Dung về cung lập làm
nguyên phi Lúc này, Tô Trung Từ được phong Thái uý phụ chính.
Huệ Tông là người yếu đuối, lại bị Thái hậu họ Đàm khống chế, nên mọi việcđều phó thác cho Đàm Dĩ Mông, người chức cao, quyền lớn nhưng "không có họcthức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán, chính sự ngày một đô nát"
Lợi dụng tình hình đó, Đoàn Thượng làm phản, tụ tập bè đảng ở Hồng Châu thả sức
cướp bóc, khiến triều đình không chế ngự nỗi
Năm 1216, trước tình thế bức bách của Đàm thái hậu, Ly Huệ Tông đã bi mậtrời bỏ hoàng cung, cùng với Trần thị Dung trốn đến nơi đóng quân của Trần TựKhanh Từ đó, vua Ly hoàn toàn phụ thuộc vào thế lực anh em họ Trần
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền cho Trần Thủ Độ (em
họ Trần Thừa và Tự Khánh) khi ấy là chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân Là người cơ
mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ đã sắp xếp để vua Huệ Tông nhường ngôi cho côngchúa Chiêu Thánh, rồi cắt tóc đi tu ở chùa Chân Giáo Liền sau đó, Trần Thủ Độ lại thuxếp cho Lý Chiêu Hoàng lên 7 tuôi lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cánh lên 8tuổi Một năm sau, vào tháng 12 âm lịch năm 1225, Trần Thủ Độ ép Chiêu Hoang
nhường ngôi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị.
Khi lên ngôi, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) còn nhỏ, mọi việc triều chính đều
trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và cha là Nhiếp chính Trần Thừa.
Nhà Trần trải qua 13 đời vua bắt đầu khi vua Thái Tông lên ngôi năm 1225 sau
khi giành được quyền lực từ tay nhà Lý và chấm dứt vào triều Trần Thiếu Đế, khi đó
mới có 5 tuôi bị ép thoái vị vào năm 1400 dé nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quy Lytức Lê Quy Ly — tong cộng là 175 năm Tiếp tục truyền thống thời Lý, những vị vua và
tôn thất nhà Trần mến mộ Phật giáo, nghiên cứu tu tập và có sự chứng đắc, điển hình làvua Trần Nhân Tông, sau hai lần đánh thắng quân Nguyên — Mông (1285 và 1287) đã
nhường ngôi lại cho Trần Anh Tông, về làm Thái thượng hoàng và tu hành trên núi
Yên Tử, sáng lập thiền phái Trúc Lâm
Trang 151.2.2 Sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
a Nguyên nhân ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên TửViệc nhà Trần thay ngôi nhà Lý vua Trần Thái Tông là người nhân từ, trí đứcsong toàn có thé lãnh đạo nhân dân giải quyết các vấn dé mâu thuẫn nay sinh trong
nước, cũng như đối phó với các thế lực ngoại bang xâm lấn và tập trung xây đựng và
phát triển đất nước Ngoài việc thu giang sơn về một mối, thống nhất từ ý chí đến hành
động của toàn dân và xây dựng đất thịnh Vượng, vua Trần Thái Tông còn đặt nền móngthống nhất các thiền phái hiện có như Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường,
tiến đến sát nhập và hình thành dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đời Trần.
Có thể nói, người có công đặt nền móng thiết lập cho thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử phát triển và truyền thừa từ mô hình tổ chức đến nội dung hành trì, thể hiện bản sắc
dân tộc là Trần Thái Tông nhưng người khai sáng và làm rạng danh thiền phái là vuaTrần Nhân Tông, là đệ nhất Tổ Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời
cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông Thiền phái Trúc
Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và HuyềnQuang Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sựhợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỷ thứ 12 — đó là dòng Thảo Đường, Vô
Ngôn Thông va Ti Ni Đa Luu Chi.
Nhà Trần trong buổi đầu mới thành lập, về mặt văn hóa, việc xây dựng một ý
thức hệ độc lập tập trung vô cùng cấp bách Phải thoát khỏi sự lệ thuộc chặt chẽ về ý
thức hệ với nước ngoài, thống nhất ý thức dân tộc về mặt chính trị, làm công cụ thống
nhất quyền lực vào chính quyền Trung ương (họ Trần) và làm phương tiện giải quyết
các mâu thuẫn nội bộ dân tộc chủ yếu là tầng lớp lãnh đạo và đông đảo quần chúng
nhân dân nhằm duy trì một trật tự xã hội và cũng tức là duy trì ngai vàng của đòng họ '
Về mặt tôn giáo, nhà Trần phải lựa chọn Thiền tông làm ý thức hệ tiêu biểu,
nhưng cần phải thay đổi nội dung của các Thiền phái trước đây để đáp ứng các yêu cầucủa đất nước Vì thế, nhà Trần chủ trương lập ra một Thiền phái có nội dung tư tưởngđộc lập, thé hiện đúng tinh thần bản sắc dân tộc tự mình độc lập không lệ thuộc Thiền
Trang 16tông ở Trung Quốc, vượt lên trên sự khác biệt của tất cả các tông phái Phật giáo cũng
như các tín ngưỡng phi Phật giáo để nhằm thống nhất ý chí
Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử không những mang ý nghĩa rất lớn
về tính tự chủ của dân tộc ta từ kinh tế, chính trị, văn hóa mà đến cả tôn giáo cũng
không bị lệ thuộc vào các dòng thiền trước ảnh hưởng từ Trung Hoa Từ mô hình tổ
chức đến nội dung tu tập hành trì thể hiện bản sắc dan tộc Đại Việt lúc bấy giờ
b Trần Nhân Tông — Vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Trần Nhân Tông (1258 — 1308), tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà
Trần, ở ngôi 15 năm (1278 — 1293) và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm Ông được sử
sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Trần Nhân Tông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh
Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiéu, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu
Ngọ niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (1258) Ngài có duyên với Phật pháp từ thuở
nhỏ, khi sinh ra, thân sắc vàng như sắc Phật, lớn lên năm 16 tuổi, được vua cha lập làm
Hoàng thái tử, Ngài hai lần cố xin nhường lại cho em là Đức Việt, nhưng vua Thánh
Tông không cho, vì thấy Ngài có khả năng gánh vác việc lớn Trong khi đó, lịch sử lại
biết bao trang sử đau lòng, chỉ vì ngôi vị mà cốt nhục tương tàn Hạt giống Phật đãngầm chứa sẵn trong Ngài mà biểu lộ ra như thế Ngày 22 tháng 10 âm lịch năm 1278,
được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, tức vua Trần Nhân Tông
Ông ở ngôi 15 năm, nhường ngôi 5 năm, Vợ vua là Khâm Từ hoàng hậu
(?-13/9/1293), (bà là con gái Trần Hưng Đạo), Tuyên Từ hoàng hậu (?-19/8/1318)
Con trai là Trần Thuyên (17/9/1276-16/3/ 1320), con của Bảo Thánh hoàng hậu, (sau
là vua Trần Anh Tông) và Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chan (1281-1328); con gái
là công chúa Huyền Trân
Bấy giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có
nhiều việc bối rối Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và cácquan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quảquyết, mà trong nước từ vua quan đến dan chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan
Trang 17Ngoài ra, quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà
vua phải thân chính di đánh dep.
Các niên hiệu trong thời gian vua Trần Nhân Tông trị vì là Thiệu Bảo, Trùng Hưng
Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại
cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành Một lần ông
tắm gội ở Ngự Dội, lên ngồi đưới gốc tùng tư duy thiền định, bừng sáng trí tuệ Sau đó
thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay
Trúc Lâm đầu đà) Nhân Tông đã cùng hai môn đệ là Pháp Loa và Huyền Quang vân
du thuyết pháp ở chùa Sùng Nghiêm, Siêu Loại Ông là tổ thứ nhất của dòng ThiềnViệt Nam này, về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” Trần Nhân Tông giã từ
hoàng cung vào núi Yên Tử, Phật tử nước ta thời đó đã tôn xưng Trần Nhân Tông là
Phật Biến Chiếu Tôn Nhưng điều đáng nói là Sơ tổ là “hiện thân của Phật Đại Việt với
nhiều đường nét riêng biệt, phong cách riêng biệt, khác với tông phái Thiền tông khác
Đây không phải là chỉ nhánh Phật giáo từ bên ngoài vào, mà bắt nguồn tại chỗ, tức từ
một vị Phật đầu thai, thuyết pháp, giáo hóa cứu vớt chúng sinh”
Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử,
xuất gia 8 năm, thọ 50 tuổi Sau khi viên tịch, xá lợi của Sơ tổ thờ ở tháp Huệ Quang,
được tổ chức bằng một nghỉ lễ trang trọng với số lượng tín đồ rất đông, vừa đi vừa đọckinh thể hiện niềm tin của Phật tử đối với vị giáo chủ
c Tôn chi của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Bằng sự chứng ngộ Thiền lý sâu xa, Trần Nhân Tông dùng ánh sáng chân thật
đó, dung hợp ba dòng thiền đã có trước đó thành dòng Thiền Trúc Lâm, mở ra phong
trào học Phật mới Lấy tôn chỉ của thiền tông: “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự,
trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phat” làm chủ đạo, ngài linh động kết hợp giảngkinh thuyết pháp, giúp cho người học Phật hiểu sâu kinh điển, chuyển những lời kinhcứng nhắc trong sách vở thành những bài kinh sống cho người
Xét kỹ, tông chỉ Thiền tông rất thực tế và gần gũi với con người, lấy “Chỉ
thang tâm người, thấy tính thành Phat”, nhằm đánh thức mỗi người tự sống vươn lên
Vì tâm mình mà không biết, vậy lo biết cái gì ở đâu xa? Thành Phật là thành ngay
Trang 18trong tâm tính mình, không phải thành ở trên núi cao, trên cõi trời xa xôi, chỉ cần
mình xoay lại chính mình, thì ngay đó là bờ (Hồi đầu thị ngạn) Đó là lấy con người
làm gốc, là tôn trọng người, nâng cao giá trị con người, cũng là lý bình đẳng với tất
cả, vậy sao không khai thác?
Tôn chỉ của Sơ Tô thé hiện rất rõ trong bốn câu kệ cuối của bài phú Cư trần lạcđạo: “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc san hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu
tầm mich, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.” (Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, Đói cứ ăn no
mệt ngủ liền, Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.) Đoạn kệtrên nói lên tỉnh thần nhập thế tùy duyên mà hành đạo trong bốn quan điểm: 1 Hãy nên
sống hòa mình với đời không chấp trước, mọi sự ở đời đều có nhân duyên của nó và hãy
tùy duyên mà sống vui với đạo 2 Hành động tùy duyên tức là làm việc cần phải làm,
đúng lúc, đúng thời không trái với quy luật tự nhiên 3 Tự tin nơi chính khả năng của
của mình mà không tìm cầu một sự trợ lực nào từ bên ngoài 4 Khi tâm đã sáng tỏ thì
không còn nô lệ vào những điều trong giáo lý và cũng không lệ thuộc kinh điển
Đúng là thiền tông chỉ thẳng “Ngay trong đây, lúc này, người này thôi”, rất
hiện thực không có gì xa xôi, mập mờ hẹn lại kiếp nào khác Nghĩa là mình sống
trong giờ phút hiện tại qua từng cử chỉ hành động, từ những việc cỏn con cho đến
những việc lớn đều sống trong chính niệm tỉnh giác như vậy là thiền Sơ Tổ khuyến
cáo người tu hành tùy duyên nhập thế để làm lợi ích cho đời, vì chúng sinh còn nhiều
đau khổ, nhiều người chưa biết Phật pháp, chưa biết trong nhà của mình có báu vật
mà không biết khai thác Trên tinh thần dù có sống giữa thế gian này nhưng vẫn vui
với niềm vui của đạo, Sơ Tổ đã vân du khắp đó đây đễ giảng dạy Phật pháp Tinhthần nhập thế này đã được những người nối truyền dòng phái áp dụng làm cho Phậtpháp lúc bấy giờ được hưng long như một quốc giáo của Đại Việt Bản thân Trần
Nhân Tông sau khi xuất gia và hóa đạo mà vẫn lo việc nước việc dân trong giai đoạnvua Trần Anh Tông trị vì Bằng chứng sự kiện gả Công chúa Huyền Trân và sát nhậphai châu Ô Mã và Việt Lý vào cương thổ Đại Việt đều có sự chỉ đạo của Tổ Trúc
Lâm Cho thấy tỉnh thần nhập thế của Phật giáo đời Trần thể hiện qua sự hành đạo
của các vị tổ Trúc Lâm là “Phật pháp bat ly thé gian pháp”
Trang 19d Sự truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
1 Đối với thiền phái Trúc Lâm, thì Trúc Lâm Điều Ngự- Trần Nhân Tông là đệnhất Tô, nhưng tính theo hệ thống truyền thừa của Yên Tử phải kể từ Thiền sư Hiện
Quang là Tổ ban đầu Sư là người khai sơn chùa Vân Yên (chùa Hoa Yên như ngày
nay) Vốn là đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu, đòng Vô Ngôn Thông, nhưng tỏ ngộ
nơi Thiền sư Trí Thông chùa Thánh Quả
2 Thiền sư Viên Chứng, cũng gọi là Quốc Sư Trúc Lâm, người đã từng đón tiếpvua Trần Thái Tông tìm lên Yên Tử năm 1236
3 Quốc sư Dai Đăng, người đã tiếp nhận thêm dòng thiền Lâm Tế từ Thiền sư ThiênPhong người Trung Hoa tại kinh đô Thăng Long và là thầy của vua Trần Thánh Tông
4 Thiền sư Tiêu Dao, là Thầy của Thượng Sĩ Tuệ Trung, cũng gọi là Đại Sư
Phúc Đường, vì sư ở Tỉnh xá Phúc Đường mà Thượng sĩ Tuệ Trung có bài thơ tựa
“Thượng Phúc Đường Tiêu Dao Thiền Sư”
5 Thiền sư Huệ Tuệ, theo Việt Nam Phật giáo Sử Luận của Nguyễn Lang cho là sư
vốn làm Hoà thượng Đường đầu truyền giới pháp cho vua Trần Nhân Tông khi vua xuất gia.
6 Trúc Lâm Đại Dau da-Tran Nhân Tông, theo hệ thống truyền thừa của Yên
Tử, Ngài thuộc hàng thứ sáu, nhưng là người khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm của
Đại Việt nên là Sơ Tổ
Theo sách Đại Nam Thiền Uyễn Truyền Đăng Tập Lục, của Hòa thượng Phúc
Điền, hệ thống truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được tiếp nối qua các vị sau:
7 Tổ sư Pháp Loa
8 Tổ sư Huyền Quang
9 Quốc sư An Tâm
10 Quốc sư Phù Vân Tĩnh Lự
11 Quốc sư Vô Trước
12 Quốc sư Quốc Nhất
13 Tổ sư Viên Minh
14 Tô sư Đạo Huệ
15 Tổ sư Viên Ngộ.
15
Trang 2016 Quốc sư Tổng Tri.
17 Quốc sư Khuê Thám
18 Quốc sư Sơn Đằng
19 Đại sư Hương Sơn.
20 Quốc sư Trí Dung
21 Tô sư Tuệ Quang
22 Tổ sư Chân Tra
23 Đại sư Vô PhiềnDanh sách này được Thiền sư Tuệ Nhãn lược dẫn trong phần đầu của bia kýtháp Giao Quang thờ Thiền sư Tính Đường hiệu Tuệ Cự bia ở ngay bên phải công chùa
Lân - Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử: “Núi Yên Tử Sơ Tổ Hiện Quang đến Trúc LâmViên Chứng trải qua tới Trần Triều Tam Tổ, lần lượt tiếp nối nhau, đanh chép truyềnđăng phan nhiều khó nêu ra hết Trong lý 4n hiện đến Tổ Sư Tuệ Quang trung hưng
rộng lớn, Phật pháp thịnh hành, danh lam thắng cảnh, Tuệ Nguyệt sáng mãi, Tuệ Đăng
chiếu khắp cho đến Tuệ Cự ”
Cứ theo danh sách này, sau Tô Sư Huyền Quang có tới tám vị Quốc Sư, thì biết |
rằng dòng Thiền Trúc Lâm, ngoài Tam Tổ Huyền Quang, theo bia tháp Viên Thôngthờ Tổ sư Pháp Loa ở Thanh Mai, phần cuối có kể ra hai vị tiếp nói đời thứ ba là TôngHuyền và Kim Sơn, nguyên văn:”lrúc Lâm Dé Tam Đại Tự Pháp Trụ Trì TôngHuyền, Kim Sơn tấu tuyên”
Tuy nhiên danh sách tên tuổi là phần biểu hiện bên ngoài, chính “tâm Thiền” là
mạch sống thật Dù an, dù hiện, di thăng, du tram, hễ có người tỏ sáng được tâm
Thiền, là còn tiếp nối được mạch sống Tổ Tông
Thiền phái Trúc Lâm được một vị vua nhà Trần sáng lập, được xem là dạng
Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà
Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn Vì vậy, sau ba
vị Tổ là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sơ tổ Trúc Lâm truyền thừa cho Pháp
Loa là đệ nhị tô, đến Huyền Quang đệ tam tổ, sau đó hệ thống truyền thừa của phái
này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kì
Trang 21Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600-1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư củaTrúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Dai Thâm và nỗi bật nhất là
Thiền sư Minh Châu Hương Hải
Sau một thời gian an dat, dòng thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc
là Hương Hải, người đã phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Trong thế kỉ thứ 17-18,
thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là
Chân Nguyên Huệ Đăng.
e Thiền phái Trúc Lâm và văn hóa Việt Nam
Trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam có cả sự ảnh hưởng, tiếp nhận từ
phương nam và phương bắc, có cả các bậc sư tổ người nước ngoài và người Việt, có cả
sự kế thừa và phát triển trên cơ sở văn hoá truyền thống bản địa
Đặt trong tương quan giữa Phật giáo và văn hoá dân tộc, đòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử có một vị trí đặc biệt Với vai trò to lớn của hoàng dé - thiền sư - thi sĩ Trần Nhân Tông (1258-1308) Đương thời, chắc chắn ông biết rõ các thiền phái ngoại nhập
nỗi tiếng nhiều đời như Ti Ni Da Lưu Chi, Vô Ngôn Thông va Thảo Đường nhưng lạihướng về tu tập, soạn sách Phật học theo một lối riêng và mở ra dòng Thiền Trúc Lâm
in đậm đấu ấn Việt Đóng góp của ông mở rộng từ việc truyền bá đạo Phật giữa chúng
sinh đến giảng giải kinh sách cho đệ tử, qua thơ văn đi sâu biện giải mối quan hệ giữa
"hữu" và "vô", "thân" và "tâm", đề cao bản ngã chủ thé "nghiệp lặng", "an nhàn thé
tính", "tự tại thân tâm", "Sống giữa cõi trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo", đồng thời
coi trọng cuộc sống thực tại, cảnh tỉnh lối tu hành cực đoan, cố chấp: Ai trói buộc chi,
tìm giải thoát - Khác phàm đâu phải kiếm thần tiên (Mạn hứng ở sơn phòng)
Nối tiếp Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ Pháp Loa (Đồng Kim Cương, 1284-1330)
Qua hơn hai mươi năm lãnh đạo, Pháp Loa đã cho sang khắc bộ Đại Tạng kinh với
hơn 5.000 quyền, xây dựng hàng trăm ngôi chùa như Báo Ân, Quỳnh Lâm, ThanhMai và trực tiếp giảng dạy giáo lý, có tới ba nghìn đệ tử đến cầu pháp và đắc pháp
Ông đã để lại các tác phẩm khuyên người xuất gia chăm lo việc tu đạo, khuyên mọi
người hiểu sâu con đường tu thiền chân chính bằng việc học giới luật, thiền định và
trí tuệ, chỉ rõ cách học cân sáng tỏ
Trang 22Người cuối cùng trong số ba vị tổ Trúc Lâm là Huyền Quang (Lý Đạo Tái,
1254-1334), hơn Pháp Loa tròn ba mươi tuổi nhưng lại tu hành muộn hơn, từng làm
quan trong triều đình rồi mới từ chức đi tu Huyền Quang để lại hơn hai mươi bài thơ
chữ Hán, một bài phú vịnh chùa Vân Yên bằng chữ Nôm và câu chuyện liên quan đến
Điểm Bích đượm chất thế sự
Với sự hiện diện của ba vị sư tổ Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang và
khoảng hơn ba mươi năm hưng thịnh, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã trở thành một
biểu tượng giá trị tinh thần người Việt Trên phương diện văn hoá vật thể, dấu tích
những ngôi chùa, tháp, am, đường tùng, trúc, suối Giải Oan, vườn Ngự Dược, tượng đá
An Kỳ Sinh, chùa trên đỉnh núi hợp thành một quan thé sống động giữa nơi non cao
rừng thắm Chỉ nói riêng cái tên Trúc Lâm Yên Tử cũng đã khơi gợi được vẻ cô kính
và chiều sâu thế giới tâm linh mỗi người dân nước Việt, nơi tu hành giảng đạo củangười xưa và điểm du lịch, tham quan đanh thắng hiện nay
Một điều quan trọng khác nữa, chính tác phẩm của ba vị sư tổ cũng trở thànhnhững giá trị tinh thần dn tộc, vừa là đi sản tư tưởng nhân văn của ông cha vừa là
những áng thơ còn mãi với thời gian Nhiều chuyên ngành khoa học xã hội như lịch
sử tư tưởng, triết học, văn học, văn hoá học, tôn giáo, ngôn ngữ đều có thể tìm đến
khai thác các văn bản này.
Điều quan trọng hơn, sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã góp phần cỗ vũ
tỉnh thần người dân nước Việt về khả năng phát triển những giá trị văn hoá bản địa, nội
sinh trong lòng dân tộc Đây cũng chính là sự đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tín
ngưỡng của mỗi cộng đồng người ở từng thời đại, giai đoạn lịch sử cụ thé
Có thé nói sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã tao nên hấp dẫn mạnh
mẽ, tạo đà thúc đây sự ra đời hàng trăm ngôi chùa lớn, nhiều tầng lớp tăng chúng cùng
quy hướng theo một dòng tu hành in đậm sắc thái Phật giáo dân tộc Bản thân hình
tượng ba vị sư tô cũng được tôn thờ, nghệ thuật hoá thành tranh, tượng và nhân vật trong văn học viết cũng như truyền thuyết dân gian.
Trang 23Những bài thuyết pháp, giảng đạo của các ngài đồng thời cũng là những bàihọc đạo đức khuyên răn con người hướng thiện đã đến với muôn dân, đã được khắc
1n và truyền lại cho hậu thế
Mặc dù đến hết triều Trần, Phật giáo không còn giữ được địa vị như giai đoạn
trước, song tỉnh thần Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã kịp chuyên hoá, thấm sâu trong đời
sống tinh thần dan chúng và trở thành những giá trị văn hoá bền vững trước thời gian
TIỂU KET
Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng - Trần Nhân Tông, một con người nổi bật ở
nhiều mặt, một nhân cách sáng ngời: Nói về mặt lãnh đạo, là một nhà lãnh đạo tài ba;
về chính trị là một nhà chính trị xuất chúng; về văn hoá là nhà văn hoá lớn; về tôn
giáo, là nhà tôn giáo tuyệt vời
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được gắn liền với tên tuôi của Ngài, với đòng
Thiền do Ngài mở lối, là một đại nhân duyên cần được tôn trọng Phật giáo nói chung,
đường Thiền nói riêng là con đường luôn sáng tạo, phù hợp với tinh thần phát triển ở
các thời đại Trúc Lâm Điều Ngự - Trần Nhân Tông là bậc tôn kính đối với tất cả con
cháu chúng ta và tinh thần của Ngài còn được phát huy đúng mức, nhắc nhở cho con
em chúng ta và con cháu mai sau phải luôn nhớ cội nguồn, phải biết trân quý, giữ gìn
gia sản quí báu của tô tiên, chính đó là nền tảng xây dựng đất nước vững bền Ngài đã
dung hợp các dòng thiền thành một thiền phái Trúc Lâm Với tỉnh thần căn bản của
Thiền tông là: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”, tức chỉ thẳng ngay tâm
người, ai nhận được bản tính thì đủ cái nhân thành Phật Vậy thành Phật là ở ngay
trong tự tính, không ở nơi nước này hay nước nọ, hoặc nơi người xứ này hay xứ kia.
Điều đó đem lại niềm tự tin cho dân tộc, thiền dạy phải tự tin chính mình là gốc.
Thiền phái Trúc Lâm đã để lại dấu ấn thiêng liêng trên dãy núi Yên Tử mà ngàn
đời sau con cháu người Việt đù có phải là tín đồ của Phật giáo hay không thì cũng luônhướng về nơi đó, nơi có một vị vua của dân tộc Việt đã xây đắp và truyền lại cho hậu
thế giá trị quý giá mà không phải đất nước nào cũng có được
Trang 24CHƯƠNG 2: MỘT SÓ NGÔI CHÙA THUỘC THIÊN PHÁI TRÚC LÂM
2.1 Tình hình xây dựng chùa tháp trong triều đại Trần
Theo tài liệu lịch sử còn ghi chép lại, vào cuối năm 1223, Trần Tự Khánh —
người có công nhiều nhất trong việc dọn đường cho họ Trần lên nắm quyền qua đời ởPhù Liệt Đầu năm 1224, Trần Thừa được cử làm phụ quốc Thái úy Phùng Tá Chu
- làm nội thị phán thủ, Trần Thủ Độ làm điện tiền chỉ huy sứ, thống lĩnh các quần hộ vệ
cám định Lý Huệ Tông không có con trai, chỉ có hai con gái (con cả là công chúa
Thuận Thiên, đã gả cho Trần Liễu — là con cả Trần Thừa Con thứ là công chúa ChiêuThánh, mới lên 7 tuổi) Tháng 7-1225, Huệ Tông nhường ngôi cho Chiêu Thánh — tức
Lý Chiêu Hoàng — tự mình làm Thái thượng hoàng Mọi quyền binh lúc này trong triều
đều nằm trong tay quan điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ - người đã sắp xếp cuộc hôn
nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh”),
Ngày 12-12 năm Ất Dậu tức ngày 11-1-1226 dưới quyền điều khiển của Trần
Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng chính thức nhường ngôi hoàng đế cho chồng là Trần Cảnh
lập nên triều Trần, triều đại kéo dài đến đầu thế ký 15
Cũng như thời Lý, thời Trần cũng lấy phật giáo làm hệ tư tưởng chính Các vua
Trần ý thức rõ rằng các chức năng của phật giáo đối với xã hội Ngay trong lời tựa của
cuốn sách “Thiền Tông Chí Nam”, Trần Thái Tông đã viết: “các phương tiện để mở
lòng mê muội, con đường tắt để rõ lẽ tử sinh, ấy là đại giáo của đức phật Làm căn cứcho hậu thế, làm khuôn phép cho tương lai, ấy là trọng trách của tiên thánh (chỉ KhổngTử) nay trẫm sao không thể lấy trách nhiệm của tiên thánh làm trách nhiệm của
mình, lấy lời dạy của đức phật là lời dạy của mình” | |
Các ông vua đầu đời Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân
Tông đều sùng Phật Tuy nhiên trong các cuốn sử biên niên khi chép về thời đại
này, chúng ta ít thấy nhắc đến việc xây dựng chùa chiền Ngôi chùa được nhắc đếnsớm nhất có lẽ là chùa Phô Minh (Nam Định), được xây đựng năm 1262 ở phía Tây
Trùng Quang, phủ Thiên Trường.
Đến thế kỷ 14, chùa tháp được xây đựng nhiều hơn Pháp Loa, vị tổ thứ hai của
thiên phái Trúc Lâm có thê nói là người có công nhật trong việc đào tạo tăng ni và xây
Trang 25dựng chùa chiền Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329), Pháp Loa đã độ được một vạn
năm nghìn tăng ni Riêng bản thân Pháp Loa vào năm 1317 đã cho mở rộng viện
Quỳnh Lâm (Đông Triều — Quảng Ninh) Ở chùa Báo Ân, vào năm 1314 Pháp Loa đã cho xây 33 cơ sở gồm: điện phật, gác chứa kinh và tăng đường”,
Điều đáng chú ý nhất là các chùa chiền lớn được xây dựng ở thế kỷ 14 đưới
triều đại Trần đều có sự giúp đỡ của giới quý tộc Các chùa thời Trần thường có nhiều
ruộng đất do các quý tộc nhà Trần công đức Theo văn bia ở tháp Viễn Thông chùa
Thanh Mai, bia khắc năm 1362, Pháp Loa đã được Trần Anh Tông cấp cho 100 mẫu
ruộng ở hương Đội Gia, cấp luôn cả người cày ruộng, lay lại thêm 25 mẫu ruộng ở
hương Đại Từ cấp thêm vào số ruộng trên Sau Trần Anh Tông lại cấp thêm 80 mẫu
ruộng ở hương An Dinh cùng với canh phu Năm 1312, Trần Anh Tông lại lấy 500
mẫu ruộng thuộc trang Niệm Như cấp cho Pháp Loa Hoàng thấy hậu Tuyên Từ cũng
cúng cho 300 mẫu ruộng cho chùa Siêu Loại Năm 1324, Di Loan cư sĩ, con trai công
chúa Nhật Trân, cúng 300 mẫu ruộng ở phủ Thanh Hóa, hoàng thái hậu Bảo Từ (vợ
vua Trần Anh Tông) cúng thêm 20 mẫu đất phủ An Hoa, tất cả hơn ngàn mẫu và gia nô
hơn nghìn người, làm của thường trú của chùa Quỳnh Lam®.
Ngoài việc cấp ruộng đất làm hương hỏa cho chùa, giới quý tộc Trần còn cấprất nhiều tiền để mở mang xây dựng chùa chiền Năm 1317, khi Pháp Loa mở
Quỳnh Lâm viện, tư đồ Văn Huệ Vương đã cấp 4 nghìn quan tiền Năm 1322, khi
Pháp Loa muốn đúc 1000 tượng phật, Bảo Từ hoàng thái hậu và mẹ của bà, công
chúa Bảo Vân, tư đồ Văn Huệ Vương, Ủy Huệ Vương, Đái Quan Vương, thượng vị
Hưng Uy hau, thượng phẩm hoài — ninh hầu, Trịnh Trung Tử, hữu bật Đoàn Như
Hải và các quý tộc nhà Trần đều tán thành '?,
Năm 1324, công chúa Thượng Trân và Văn Huệ Vương lại cúng tiến 900
lạng vàng để đúc tượng Di Lặc.
Đặc biệt năm 1313 khi xây dựng lại chùa Báo An ở Siêu Loại, chính tay vua
Tran đã cấp gỗ, đá, thợ mộc, thợ nề Ngoài ra còn sai cắm quân di chuyên g6, dap dat Ban thân nhà vua cũng nhiều lần đến thăm chùa Có thé nói, từ đầu thế kỷ 14 trở di,
nhịp độ xây dựng chùa tháp lại phát triển mạnh lên và có phần nhôn nhịp hơn cuối thời
Trang 26Việc xây dung chùa chién trong thời Trần, sau này cũng được Nguyễn Dữ nhắc
đến trong Truyền Kỳ mạn lục “các chùa như Hoàng Giang, Yên Sinh, Yên Tử, Phổ
Minh, Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi Những người cắt tóc làm tăng ni
nhiều bằng nửa số dân thường Nhất là ở huyện Đông Triều sự sùng thượng lại càngquá lắm, chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến mười chùa, làng nhỏ cũng có đến chừng
năm, sáu, ngoài bao vàng lũy, trong tô vàng son ”),
Như vậy là qua Nguyễn Dữ chúng ta biết được thêm rằng thời gian này ngoài
những chùa được nhà nước xây dựng còn có một loại hình chùa khác, đó là chùa làng.
Chùa làng chính là do nhân dân sống trong một làng bỏ tiền ra xây dựng ngôi chùa cho
làng mình Vì thế mà trong tục ngữ Việt Nam có câu “đất vua, chùa làng”
Phải nói rằng tình trạng xây dựng nhiều chùa tháp trong thời Trần khiến nhà nho
Lê Quát phải viết trên bia chùa Thiệu Phúc (Bắc Giang) những dong sau: “Trên từ
vương công, dưới đến dân thường, hễ bố trí vào việc nhà phật thì dẫu đến hết tiền cũng
không xẻn tiếc Nếu ngày nay gửi gắm vào thác chùa thì mừng rỡ như nắm được khoán
ước dé lấy quả báo ngày sau Cho nên trong từ kinh thành, ngoài đến châu phủ, cho tới
thôn cùng ngõ hẻm, không mệnh lệnh mà người nào van theo, không thé thốt mà người
ta vẫn tin Chỗ nào có người ở, tất có chùa Phật, bỏ rồi lại xây, hỏng rồi lại sửa, chuông
trống lâu đài chiếm đến nửa phan so với dân cư”
Như vậy chúng ta thấy rằng việc xây dựng chùa chiền ở thế ky 14 có thé nói làđược tiến hành rất nhiều, từ trung ương xuống đến các địa phương Từ miền núi xuống
miền xuôi, từ thành thị đến nông thôn
Trang 272.2 Giá trị lịch sử - văn hóa của một số ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc
Lâm ở Bắc Bộ
2.2.1 Chùa Côn Sơn.
2.2.1.1 Cảnh quan chùa Côn Sơn.
Côn Sơn — nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, từ xa xưa vốn đã trở thành
chốn danh lam nổi tiếng được nhiều người biết tới và thường xuyên tới đây chiêm
ngưỡng cảnh đẹp, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tu nhân tích đức Nằm ở phía đông bắc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, núi Côn Sơn có hình “con kỳ lân nằm thủ phục quay đầu về
hướng đông bắc như đang canh giữ cho sự yên linh, u tịch của chốn thiền lâm, vì thế
núi Côn Sơn còn có tên gọi là núi Kỳ Lân Trên núi có đông Thanh hư do Trần Nguyên
Đán xây dựng, là chỗ uống rượu, bình thơ của Trần Nguyên Đán lúc về hưu Thanh hư
động không chỉ là một hang động, mà nó mang ý nghĩa là thanh trong, thoát tục, bao
gồm một khu vực rộng lớn đó là sườn núi Côn Sơn, suối Côn Sơn và một khoảng
không gian rộng dưới chân núi Ngư mạc Nằm trong quần thể các công trình kiến trúc
của Thanh hư động còn có cầu Thấu ngọc Đây là hai cảnh quan kỳ thú của Côn Sơn,
chính vì cảnh đẹp này mà nhà thơ Cao Bá Quát đã từng ngợi ca:
“Thau ngọc kiều biên đã hoa tiên
Thanh hư động kỳ vẫn đề điều”
Dịch nghĩa:
“Bên cầu Thấu ngọc hoa rừng tươi tốt
Trong động Thanh hư chim hót ríu rít”
Dưới chân núi Kỳ lân có một giếng nước trong vắt, mát lạnh và quanh năm
đầy nước gọi là giếng ngọc
Phía sau chia Côn Sơn có một con đường với 700 bậc đá sẽ đưa khách hành
hương lên đến đỉnh cao nhất của núi Côn Sơn Trên đỉnh núi có một khu đất khá bằng
phẳng tên gọi là am Bạch Vân hay còn gọi là bàn cờ tiên
Núi Kỳ Lân có ba đỉnh với chiều dài hơn 1000m, đỉnh cao nhất cao 213m, là cảnh quan thiên nhiên rất đẹp của khu di tích Côn Sơn Nhờ có độ ẩm không khí cao
nên ở đây thảm thực vật rat phong phú bao gồm các loại cây như: trúc, nứa, sim, mua
Trang 28và đặc biệt là rất nhiều thông Rừng thông Côn Sơn trải rộng ngút ngàn, có những cây
đã vài trăm năm tuổi
Phía bắc núi Côn Sơn là núi Ngũ Nhạc Núi có chiều cao trên 400m với 5 đỉnh
chạy dài nối tiếp nhau, đỉnh cao nhất là 238m Trên đỉnh núi người ta lập một miéu thờ
thần núi gọi là Ngũ nhạc linh từ Ở sườn núi phía đông của dãy Ngũ Nhạc có đền Sinh.Phía bắc chân núi Ngũ Nhạc có đền Hóa thờ Phi Bồng tướng quân, người đã có cônggiúp Lý Nam Đề đánh đuôi quân Lương, đựng nên nước Vạn Xuân năm 544
Kẹp giữa hai dãy núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc có một khe suối lớn, nước lúc nàocũng trong vắt, mát lạnh; dòng suối cũng có tên là suối Côn Sơn Suối Côn Sơn chảy
quanh co sườn núi qua nhiều độ cao khác nhau tạo ra những ghénh thác kế tiếp rồi
cuối cùng dé ra hồ Côn Sơn Suối có hai phiến đá lớn được gọi là Thạch Bàn Sử sáchchép rằng, đương thời khi về sống ân dat ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi thường ra đây
ngắm cảnh, làm thơ, suy ngẫm việc nước
Phía Nam núi Ngũ Nhạc là khu đền thờ Nguyễn Trãi Đền thờ Nguyễn Trãiđược khánh thành nhân kỷ niệm 560 năm ngày mat của ông Đây là một công trìnhvăn hóa có kiến trúc hoành tráng với nhiều tòa nhà ngang doc được làm công phu kếthợp giữa dòng kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống, góp phần vào sự hoàn
thiện của khu đi tích danh thắng Côn Sơn, thực hiện đạo lý của thế hệ hôm nay đối
với cha ông thuở trước.
2.2.1.2 Tổng thể kiến trúc chùa Côn Sơn
+ Mặt bằng tổng thể:
Chùa Côn Sơn hiện quay hướng nam, ghé phía đông một chút Chùa chính có
kiểu kết cấu chữ công (1) bao gồm tiền đường, thiêu hương và thượng điện Phía sau
chùa chính là một khoảng sân, qua khoảng sân là nhà tố, nhà tổ có kết cấu chữ đỉnh
(T) Hai bên chùa chính là hai dãy nhà bia đặt cân xứng với nhau Phía bên trái chùa là
nhà trưng bày Nguyễn Trãi Phía bên phải, lùi về phía sau nhà tổ nằm ở sườn núi là khuvườn tháp Qua vườn tháp có một hệ thống bậc đá và men theo bậc đá này đi thẳng lên
là đến bàn cờ tiên Khi leo lên bàn cờ tiên, trên đường đi ven sườn núi ta gặp suối CônSơn Như vậy, mặt bằng tông thé chùa Côn Sơn bao gồm: hồ Côn Sơn, tam quan ngoại,
Trang 29tam quan nội, phật điện, nhà tổ, vườn tháp Giữa các đơn nguyên kiến trúc trên là khoảng sân được lát gạch Bát Tràng rất dài và rộng.
+ Các đơn nguyên kiến trúc
Hồ Côn Sơn: Hồ được tôn tạo lại năm 1999 Hồ có bán kính 54m, lòng hồ sâu
2,44m so với cốt mép bờ hồ và mặt sân lát đá là 2,78m Quanh hồ là kho nhỏ rộng
1,5m Hai bên bờ là hàng tùng bốn mùa xanh tốt.
Tam quan ngoại: là một công trình kiến trúc được tạo đựng năm 1998 nhưng
được làm theo lối kiến trúc cũ thời hậu Lê Cửa chính giữa cao 5,43m, rộng 3,6m với
bốn mái (hai mái chính và hai mái phụ) được làm theo kiểu tàu đao lá mái Hai cửa phụ
cao 3,5m, rộng 2m, mái của hai cửa phụ cũng làm theo kiểu tàu đao lá mái.
Tam quan nội:
Từ tam quan ngoại đến tam quan nội cách nhau khoảng 100m là một con đường
lát gach, hai bên là hai rang thông cổ thụ, cây đã được trồng tương đối lâu năm Tam
quan nội là một công trình kiến trúc mới được tao dựng năm 1995 Phía sau tam quan
nội là sân chùa Côn Sơn Sân được lát gạch Bát Tràng có chiều đài khoảng 45m, rộng
24m Trên khoảng sân này người ta đặt hai dãy nhà bia, mỗi day nhà bia có làm nhà
mái che để bảo vệ mưa nắng Nhìn chung, bốn chiếu bia ở sân chính chùa Côn Sơn đều
là những bia cỗ có niên đại đầu thế kỷ 17 Dé là những di vật quý hiếm hiện còn được
bảo lưu ở đây sau đợt trùng tu lớn nhất vào thời Lê Trung Hưng.
Phật điện chùa Côn Sơn: Phật điện chùa Côn Sơn là một căn nhà có kết cẫu chữ
công (1), nó bao gồm ba đơn nguyên kiến trúc là: tiền đường, thiêu hương và thượng điện.
- Tiền đường: là một gian nhà năm gian với kiểu dang đơn giản Nền nhà củatiền đường cao hơn mặt sân khoảng 1m, qua bay bậc xây, ta bước vào trong chùa Mái
của tiền đường được lợp ngói vay cá, phía sau một phan mái có lợp xen ngói mỗi hài
Bờ nóc được đắp bằng xi măng Chính giữa bờ nóc có đắp nổi ba chữ “Côn Sơn tự”
Hiên của tiền đường lát đá xanh, các vì kèo của tiền đường có bốn hàng chân
cột, hai cột cái và hai cột quân Các cột này đều được đặt trên chân tảng Hiện nay, tại
những đòn bẩy của mái hiên ta bắt gặp những hình chạm khắc quen thuộc như long,
- trúc, mai Ở đây rồng được chạm một cách sắc sảo, bờm tóc tung bay, thân rồng như
Trang 30quấn trong von mây lúc ấn lúc hiện đặc biệt là ở nách Đầu rồng được chạm rất sống
động Những hình trang trí như vậy vừa làm tăng thêm vẻ đẹp của kiến trúc và làm
giảm các giác nặng né của bộ khung gỗ trong kiến trúc
- Thiêu hương: Tòa thiêu hương hay còn gọi là ống muống là một ngôi nhà nốigiữa tiền đường và thượng điện tạo ra tam bảo hình chữ công (I) Thiêu hương chùa
Côn Sơn có 4 gian nhỏ Tuy vậy, bộ vì của thiêu hương cũng có 4 hàng chân cột: hai
cột cái và hai cột quân Liên kết các cột trong bộ vì Nền nhà của thiêu hương cao hơntiền đường 30cm, chiều dai thiêu hương là 3m
- Thượng điện: Năm trên cốt nền cao hơn so với thiêu hương, thượng điện cómột gian hai chái cho nên cũng tương đối rộng Do có một gian hai chái nên chỉ có hai
bộ vì được ghép lại Bộ vì có 4 cột, hai cột cái và hai cột quân Liên kết giữa các cột cái
và cột quân là chồng rường — bay hiên Các cột cái và cột quân ở thượng điện đều to
nên khi bước chân vào tòa nhà này ta có cảm giác rất thoáng mát, sáng sủa Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng thượng điện có niên đại từ thời hậu Lê (1653).
Nhà tổ: Qua một khoảng sân gạch là đến nhà tổ Tòa nhà này có kết cấu hình
chữ đỉnh (T) bao gồm bốn gian tiền tế và một tòa nhà hậu cung.
- Tòa nhà tiền tế có hai mái với tường hồi được làm lại vào thời Khải Định.Kết cấu vì kèo của tòa nhà là bốn hàng chân cột Nhìn chung, trang trí của tòa nhànày hết sức đơn giản
Vườn tháp chùa Côn Sơn.
Hiện nay ở chùa Côn Sơn có một hệ thống vườn tháp ở phía sau đường lên bàn
cờ tiên Có bảy ngôi tháp lớn nhỏ, hầu hết những ngôi tháp này được xây dựng dướitriều Nguyễn Có sau ngôi tháp được xây bằng gạch, trong đó có ba ngôi cao ba tầng,hai ngôi cao hai tầng và một ngôi cao một tang Tất cả đây là tháp mộ sư trụ trì sau
khi viên tịch Có một cây tháp được xây bằng đá cao ba tầng với chiều cao khoảng
3m, gọi là tháp Huyền Quang Trong tháp đựng xá ly của nhà sư Huyền Quang, vị tổ
thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm
Nha bia: HIện nay chùa Côn Sơn có sáu nhà bia Tất cả các nhà bia này đều
được xây dựng trong những năm gần đây Tuy rằng mỗi bia là mỗi vẻ, có mái nhà cong
Trang 31là tương đối cầu kỳ theo kiểu tàu đao lá mái, song vì cơ bản mới được làm lại bằng
những vật liệu hiện đại nên giá trị văn hóa không lớn.
+ Trang trí kiến trúc chùa Côn Sơn:
Như chúng ta đã biết, giữa điêu khắc và kiến trúc luôn có mối quan hệ mật thiết
với nhau, không thể tách rời nhau Trang trí vừa làm đẹp cho kiến trúc, nhất là kiến trúc gỗ, tạo nên vẻ đẹp thanh thoát cho các cấu kiện Không những thế, trang trí còn có
ý nghĩa về mặt triết lý cuộc sống của các tầng lớp xã hội đương thời Nó phản ánh
những ước mơ, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân thông qua các đề tài được thé
hiện qua những bàn tay khéo léo của thời đại Không những thế những mảng trang trí
trên kiến trúc còn là một dấu ấn lịch sử của thời đại, mà nhờ vào nó chúng ta có thể có
thêm tư liệu để khẳng định niên đại tương đối cho các thành phần tham gia kiến trúc Chùa Côn Sơn cũng không nằm ngoài quy luật ấy, nó đã được các nghệ nhân thé hiện
qua các đề tài như hoa lá, cây cỏ, chim thú và những con vật thiêng
Nhìn chung, trang trí chùa trên kiến trúc chùa Côn Sơn so với các ngôi chùa
khác có quy mô nhỏ hơn chùa Côn Sơn thì phần trang trí chùa Côn Sơn là không
nhiều Riêng ở gian thượng điện của các chùa thì các cấu kiện kiến trúc chỉ bào trơn
đóng bén, không có trang trí Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì đây vẫn là một ngôi chùa với nội dung phong phú nhìn từ lịch sử hình thành đến hệ thống các di vật
hiện còn được lưu giữ tại đây.
2.2.1.3 Hệ thống các di vật
Số lượng tượng phật ngày càng ít đi so với thời Trần Theo điều tra thực địa,
điện phật hiện còn 14 pho, nhà tổ còn 12 pho.
Căn cứ vào sự bài trí của các pho tượng hiện có ở chùa, ta có thể phân chia ra làm hai nhóm tượng khác nhau Nhóm tượng ở điện phật gồm: tượng A di đà, hai bên
là Ca Diếp và A nan, hàng đưới cùng là Thích ca sơ sinh Ở gian tiền đường ở hai bên
là hai ông Hộ pháp, bên cạnh có pho tượng Đức ông và thánh tăng Ở nhà tổ trên cùng
là 3 pho tượng của ba vị sư và hàng đưới là tượng của Trần Nguyên Đán.
+ Tượng ở tòa thượng điện:
Tượng A di da:
27
Trang 32Thường trong các ngôi chùa miền bắc Việt Nam, lớp tượng trên cùng của toàn
chính điện bao giờ cũng là ba pho tượng tam thế Nhưng ở đây có lẽ đã đặt sai vị trí
của tượng A di đà Bởi tượng A di da bao giờ cũng đặt ở hang thứ hai bên cạnh pho
Văn thù và Phổ hiền
Trong hệ thống tượng có ở chùa Côn Sơn, pho tượng A đi đà được tạc to hơn cả
và vị trí của tượng được đặt trên cùng và chính giữa phật điện Tượng được tạc bằng gỗ,
sơn son thiếp vàng, tóc tượng xoắn ốc Tượng được đặt trên bệ hình lục giác, mỗi cạnh
70cm Tượng được tạc ở tư thế thiền định, ngồi trên tòa sen Ở lớp thứ nhất và thứ ba có
trang trí hình bông hoa mai, bên ngoài hoa mai có hình bánh xe luân hồi cách điệu.
Tượng ngồi kiết già, một tay kiết ấn, một tay cầm viên ngọc hình minh châu, giữa
ngực tượng có hình chữ vạn, biểu hiện của ngọn lửa tam muội Tượng mặc áo cà sa, bán
thân có nhiều nếp, ngực để trần, cánh tay có đeo vòng Tượng có niên đại cuối thế kỷ 18
Ba pho tam thế phật: Thông thường, ở các chùa trên lãnh thổ khu vực phía Bắc, lớp
trên cùng bao giờ cũng có ba pho tam thế nhưng ở chùa Côn Sơn chỉ có hai pho, một pho
bị day xuống hàng thứ 2, nơi đặt pho A di đà còn pho A di đà lại bị đây lên trên cùng
Ba pho tượng tam thế này được tạc cùng một phong cách giống hệt nhau, to
bằng người thật, mình bụ bẫm, ngồi ở tư thế kiết già trên đài sen, cánh tay có đeo vòng,tượng tạc cân đối nhưng không mang cá tính với phong cách tạc tượng thuộc thế kỷ 18
Bộ tam thế của chùa Côn Sơn được tạc với đầu to, vang tran rộng, lộ vẻ thông minh.
Bệ tượng là một đài sen có ba lớp cánh Phong cách trang trí đài sen của tượng tam thé
cũng giống đài sen của tượng A di đà
Tượng Đại thế chí Bồ tát: Đây là một vị bồ tát có thần lực siêu phàm, ngài tu
theo pháp niệm tam muội Tượng được đặt trên đài sen, chân phải để ngửa đặt lên đùi
trái, tay trái giơ lên cao, đôi mắt nhìn xuống như đang theo dõi chúng sinh Đầu tượng đội mũ, cả hai dai mũ chảy xuống ngang lưng Tượng có niên đại thời Nguyễn.
Tượng đức phật Thích Ca thuyết pháp: Đây là bức tượng diễn ta lúc đức Thích
ca đã thành phật và bắt đầu đi thuyết pháp dé cứu vớt chúng sinh Pho tượng này được
đặt ở giữa hàng thứ ba, hai bên là Văn thù và Phô hiền bồ tát Tượng đặt trên đài sen,
để lộ viên đỉnh mặc áo thuyết pháp, hở vai bên trái, tay phải cầm bông hoa sen, vì vật
28
Trang 33còn được gọi là “thế tôn niệm hoa” Tay trái đặt lên đùi, tóc xoắn ốc, mặt hiền từ phúc
hậu, lông mày hình nguyệt ái, đôi mắt nhìn xuống chúng sinh, đôi tai dài chảy xệ, môi
hé nụ cười, các nếp áo mềm mại chảy xuống thân.
Tượng Toà cửu long: Tượng Thích ca sơ sinh ở chùa Côn Sơn được tạc một chú
bé bụ bẫm, mình cởi trần mặc váy ngắn, mắt tròn, tai to, chân không đứng trên đài sen Xung quanh có 9 con rồng đang phun nước tắm cho ngài Tượng được tạc tay trái chỉ
lên trời, tay phải chỉ xuống đất Những con rồng được tac nổi khối vẻ dit ton được nhắn mạnh ở các nét chạm gân guốc như mặt quỷ nồi, sừng nai, miệng rộng, mũi sư tử.
+ Tượng ở tòa nhà tiền đường:
Tượng Đức ông: Tượng được đặt ở phía bên phải của chùa, có mặt màu đỏ,
đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm kiếm, mắt nhìn thắng xuống nghiêm trang, áo
dài từng nếp vài mềm mại phủ xuống tận chân Trên áo được trang trí cầu kỳ như hoa
cúc, đao mác, vân xoắn.
Tượng Thánh tăng: Pho tượng này được đặt cân xứng với tượng Đức ông.
Tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng Tượng đội mũ tỳ lư thất phật (mũ có 7
cánh sen, trên mỗi cánh có chạm một pho tượng ngồi trên đài sen).
Tượng Hộ pháp: Tòa tiền đường có hai pho hộ pháp đối xứng nhau ở hai bên.
Hai pho tượng hộ pháp này được đắp bằng đất, to hơn người thật Áo của tượng tường được gọi là áo “nhẫn nhục”, đây là chiếc áo có thể chống lại những cám dỗ đời thường.
Trên ngực của tượng hộ pháp có trổ một tắm hộ tâm, lưng có dai Ông trừng Ác một
tay cam một cây chùy, một tay đưa ra phía sau vững trãi Ông khuyến Thiện một tay
cầm hạt minh châu với vẻ mặt hiền từ hơn
Các tượng mẫu: Phía bên phải của chùa có một bàn thờ mẫu nhỏ Số lượng tượng mẫu ở đây rất ít so với các nơi khác.
+ Tượng ở nhà tổ: Hệ thống tượng tổ là Trúc Lâm tam tổ và các nhà sư trụ trì
của chùa Nhưng ở Côn Sơn còn có ba tượng tam thế Đây là một cách bày trí sai logic
thông thường Ngoài ra, ở nhà tô còn có tượng Trần Nguyên Đán Có thể thấy, Trần Nguyên Đán không phải người xuất gia tu hành nhưng lại được đặt tượng ở nhà tô là
29
Trang 34a
ự
một sai sót lớn của Ban quản lý di tích Các bố trí nhầm vị trí như hiện nay làm giảm đi
rất nhiều về ý nghĩa và về giá trị văn hóa
Tượng Trúc Lâm tam tổ: Ba pho tượng Trúc Lâm được đặt ở hàng thứ hai
Có thể nói, cho đến nay rất ít các chùa ở miền Bắc còn lưu giữ được ba pho tượngcủa thiền phái Trúc Lâm Đây thực sự là điều rất quý báu ở Côn Sơn Trong ba photượng thì pho ở giữa là Trần Nhân Tông, hai bên là Pháp Loa và Huyền Quang Cả
ba pho đều được tạc với kích thước bằng nhau Tượng mang tính chân dung cao và
có niên đại thời Nguyễn thế ký 19.
Tượng ba vị tô sư của chùa: Tượng được tạc bằng gỗ theo kiểu chân dung Cả
ba đều đội khăn, mắt nhìn thẳng, nét mặt nghiêm nghị nhưng rất phúc hậu Tượng mặc
áo cà sa chảy dài, hai vị hai bên được tạc trong tư thế thiền định, tay lần tràng hạt, còn
vị sở ở giữa tay kết ấn, mặt già hơn một chút |
Tượng Trần Nguyên Đán: Đây là một pho tượng chân dung ông ngoại của Nguyễn
Trãi Đầu đội mũ cánh chuồn ngồi xếp bằng, trên người mang nếp áo quan che phủ toàn
thân Tượng ngồi trong ngai hình vuông được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng
Nhìn chung, tượng ở chùa Côn Sơn không nhiều nhưng có những pho có giá
trị văn hóa, nghệ thuật rất cao như ba pho tam thế phật ở tòa thượng điện Đặc biệt, ở
chùa Côn Sơn là pho tượng A đi đà cao tới 3m Đây có thể coi là pho tượng có kích
thước lớn nhất miền bắc Việt Nam Các pho tượng tổ ở nhà tổ rất có giá trị cho việc
nghiên cứu văn hóa — lịch sử.
Các hiện vật bằng gỗ, hoành phi câu đối được sơn son thiếp vàng, ghi bằng chữ
Hán với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của chùa hoặc công ơn đức phật Ngoài ra không
thé không ké đến các hiện vật bằng đồng như: hai quả chuông treo ở tiền đường và nhà
tô Ca hai quả chuông này được đúc vào năm Binh dan niên hiệu Tự Đức 19 (1866)
2.2.1.4 Giá trị lịch sử - văn hóa chùa Côn Sơn.
a Vài nét khái quát.
Chùa Côn Sơn là một ngôi chùa cổ, chùa còn có tên gọi khác như Thiên tư phúc
tự (có nghĩa là chùa được trời đất ban phúc lành) Ngoài ra, theo truyền thuyết ké rằng,
chùa còn có tên tục là chùa Hun Về niên đại khởi dựng chùa, theo văn bia chùa Côn
Trang 35Sơn (1603) thì chùa được khởi dựng vào thời Trần Chùa Côn Sơn gắn liền với sự ra
đời của thiền phái Trúc Lâm Chính tại chùa, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền
Quang đã từng tu hành và thuyết pháp tại đây Ngoài ra, Huyền Quang còn cho xây
một tòa tháp gọi là Cửu phẩm liên hoa nhưng hiện nay không còn Năm 1334, Huyền
Quang viên tịch tại chùa Vua Trần Anh Tông đã về Côn Sơn để ban tước hiệu, tiền, vàng và cho xây “Đăng minh bảo tháp”.
Như vậy, cho đến cuối thế kỷ 14, về cơ bản chùa Côn Sơn đã là một ngôi chùa
lớn với những tòa nhà khác nhau cùng với cây tháp cửu phẩm liên hoa và Dang minh
bảo tháp Vì vậy trong tiền thức người dân Việt lúc ấy quan niệm rằng:
“Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm
Vĩnh Nghiêm chưa đến thiền tâm chưa đành”
Đến thế kỷ 15, chùa Côn Sơn bị chiến tranh tàn phá Chính sách hủy diét vănhóa của Minh Thành Tô được áp dụng triệt để Chúng đốt phá chùa Côn Sơn và hủy
hoại các công trình văn hóa do người Việt dựng lên.
b Các lần trùng tu
- Căn cứ vào những tài liệu, bia đá hiện còn được lưu giữ tai chùa Côn Sơn, cho
đến nay chùa đã trải qua những lần trùng tu sau:
- Lan trùng tu thứ nhất là vào năm 1603 dưới triều Hoằng Định Sư try tri là Mai
Huệ Pháp vận động nhân dân đóng góp tiền của xây lại tam quan, tiền đường
- Lần trùng tu thứ hai cũng vào triều Hoằng Định (1607) Lần này vẫn là nhà sư
họ Mai cùng các hội chủ ở các phủ như Khoái Châu, phủ Từ Sơn, phủ Thường Tín đóng góp sửa sang thượng điện, thiêu hươnig và tac thêm tượng phật.
- Lan tu sửa thứ ba là vào giữa thế ky 17 Tấm bia dựng năm Thịnh Đức thứnhất (1651) và Thịnh Đức thứ 4 (1657) còn ghi: Chùa Côn Sơn được trùng tu đài cửuphẩm liên hoa, nhà thiêu hương, tạo ra một quy mô rộng lớn Hiện vẫn còn lưu giữ
được một bộ vì có kết cầu cầu trúc từ thời Lê Trung Hưng (1653)
Sang đầu thế kỷ 20, chùa Côn Sơn được tu sửa lần 5 Lần này hầu như toàn bộ
ngôi chùa đều được sửa chữa, hoặc làm mới một số bộ phận Riêng tòa thượng điện
Trang 36vẫn còn tốt nên chỉ có sự sửa chữa nhỏ ở một vài bộ phận Tòa tiền đường được làm
lại hoàn toàn vào năm 1921.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Côn Sơn có đội đu kích của xã về ở Họthường bàn kế hoạch chiến đấu chống Pháp ở bàn cờ tiên, vì vậy thực dân Pháp đã
nhiều phen đem quân đi càn quét, đốt phá chùa làm Côn Sơn trở nên tiêu điều.
Lần sửa chữa cuối cùng vào năm 1962 Hiện nay nhìn tổng thé chùa Côn Sơn
mang đậm phong cách kiến trúc triều Nguyễn Năm 1962, Côn Sơn được Bộ văn hóacông nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia Ở Côn Sơn vẫn lưu giữ được một khung cảnh
thiên nhiên tươi đẹp với rừng cây xanh, suối nước trong Ngày 15-2-1965, Côn Sơn
_ vinh dy được bác Hồ về thăm Năm 1994, chùa Côn Sơn được công nhận là một di tích
lớn của đất nước, gắn liền với những nhân vật nổi tiếng, đồng thời là khu du lịch nghỉ
mát lý tưởng cho du khách trên tuyến du lịch Hà Nội — Hải Dương- Quảng Ninh
c Giá trị lịch sử - văn hóa chùa Côn Sơn.
Chùa Côn Sơn được khởi dựng vào thời Trần theo bia Hoàng Định 3 (1603)
hiện ở chùa Côn Sơn Vào thời điểm này, vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho
con và vào tu ở núi Yên Tử, lập thiền phái Trúc Lâm Vào thời Trần, Côn Sơn là một
trong ba trung tâm phật giáo lớn của thiền phái Trúc Lâm Nơi đây là nơi nhà sư Huyền
Quang đã trụ trì và giảng dạy phật pháp nhưng trước đó Trần Nhân Tông và Pháp Loa
đã từng về đây giảng đạo phật cho nhiều con nhang đệ tử
Núi Côn Sơn từ lâu đã là một danh lam thắng cảnh, không những thế nơi đây
còn có một vi trí chiến lược va(chag quan sw.
Tu liệu Hán Nôm còn lại ở chùa Côn Sơn là những nguồn sử liệu quý giá cho
chúng ta biết về sự chấn hưng phật giáo Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 17
Thông qua những đợt tu sửa trong khoảng thời gian đầu thế kỷ 17 của chùa Vĩnh
Nghiêm và chùa Côn Sơn, chúng ta có thể thấy rằng, phật giáo thời kỳ này đã được
phục hồi và đặc biệt là những ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm, cả vua Lê, chúa
Trịnh, các quan lại và nhân dân nhiều nơi đã góp tiền, góp của để xây dựng lại hai
trung tâm phật giáo thời Trần.
Trang 372.2.2 Chia Vinh Nghiém
2.2.2.1 Cảnh quan chùa Vinh Nghiêm.
Đây là ngôi chùa thuộc tỉnh Bắc Giang, một tỉnh có cả 3 loại địa hình là miềnnúi, trung du và đồng bằng Vùng miền núi của Bắc Giang tập trung ở ba huyện là Lục
Nam, Lục Ngạn và Sơn Động Trong các mạch núi thuộc ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc
Giang và Hải Dương thì mạch núi Yên Tử có độ cao lớn nhất và đỉnh Yên Tử cũng là
đỉnh cao nhất của day vòng cung Đông Bắc với chiều cao là 1.068m Như vậy, để lênđược đỉnh núi Yên Tử ta thấy có nhiều đường đi, trong đó có đường đi từ tỉnh Bắc
Giang và qua địa phận huyện Lục Nam hiện nay Có thể nguyên nhân này khiến cho
Bắc Giang đã hình thành một trong những trung tâm đào tạo tăng ni phật tử lớn nhất cảnước vào thời Trần và chùa Vĩnh Nghiêm (hay còn gọi là chùa Đức La) là một trongnhững ngôi chùa nỗi tiếng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Theo một số tác giả cuốn
“Chốn tô Vĩnh Nghiêm” thì ngoài chùa Vĩnh Nghiêm, trên địa phận hai huyện Yên
Dũng và Lục Nam còn có một số ngôi chùa khác được đoán định là được xây vào thời
Trần Đó là một số chùa như: chùa Hồ Bắc (Nghĩa Hưng), chùa Bình Long (Huyền
Sơn), chùa Cao, chùa Hang Non, chùa Yên Nhã thuộc huyện Lục Ngạn Nhưng ngôi
chùa trên (theo tác giả) có quy mô nhỏ, không còn dấu tích vật chất của thời Trần và
hầu hết được xây dựng lại trong thời gian gần đây Duy chỉ còn chùa Đức La là có quy
mô lớn, dấu tích vật chất còn lại trải qua nhiều thời kỳ lịch sử Hơn nữa chùa Vĩnh
Nghiêm còn là một trung tâm đào tạo tăng ni phật tử của thiền phái Trúc Lâm.
2.2.2.2 Mặt bằng tổng thé kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm
+ Mặt bằng tổng thé: Chùa Vĩnh Nghiêm hiện nay có khuôn viên rộng khoảng
10.000 mỶ với nhiều đơn nguyên kiến trúc khác nhau được sắp xếp trong một mảnh đất
hình chữ nhật chạy dai theo hướng bắc-nam gồm 4 tô hợp kiến trúc chính đó là: chùa
phật, nhà tổ đệ nhất, gác chuông và nhà tổ đệ nhị Cùng với hai dãy hành lang chạy dọc
theo chiều dài của chùa và nhà vong (nơi cúng các vong hồn) Hai day hành lang va nhà
vong là kiến trúc mới được sửa chữa và mới xây dựng trong thời gian gần đây nên giá trị
văn hóa không cao Chùa phật, nhà tô đệ nhất, gác chuông và nhà tô đệ nhị là những tô
hợp kiến trúc có giá trị văn hóa cao, mang dấu ấn nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau
33
Trang 38+ Các đơn nguyên kiến trúc:
Tam quan: Chùa Vĩnh Nghiêm có tam quan ở phía trước với một gian hai
tang tam mái Tam quan mới được xây dựng lại trong thời gian gần đây Từ tam
quan có một con đường lát gạch Bát Tràng dai hơn 100m chạy thang vào sân gạch
trước tòa tiền đường Các cụ già có truyền nhau kể lại rằng: xưa kia, hai bên conđường này có trồng hai hàng thông và những hàng thông này được trồng vào thờiTrần nhưng nay hàng thông này không còn
Sân chùa được lát gạch bát tràng phẳng phiu Phía bên trái từ ngoài nhìn vào
ta thấy một tam bia đá xanh 6 mặt được đặt trên bệ sen Bia được chạm rồng đơn ở
5 mặt, mặt chính tac một đôi rồng chau mặt nguyệt mang phong cách nghệ thuật
điển hình của thời hậu Lê Đây là bia trùng tu ghi công đức tu sửa chùa phật vàonăm Hoằng Định thứ 7 (1606)
Khu vườn tháp nam phía bên phải có 8 tháp mộ, là nơi đặt xá ly của các vị sư đã
từng trụ tri ở chùa Trong 8 ngọn tháp trên, có một tháp lớn nhất ở phía trước vườn tháp là tháp mộ của hòa thượng Thích Thanh Hanh Hòa thượng vốn là phó giáo hội
phật giáo Bắc Kỳ và cũng là người từng trụ trì ở chùa Vĩnh Nghiêm và thời vua Thành
Thái nhà Nguyễn Hòa thượng là người có nhiều công quả cho chùa Vĩnh Nghiêm và là
người có nhiều cống hiến cho Phật giáo Việt Nam
Chùa phật: là đơn nguyên kiến trúc đầu tiên sau tam quan có kết cấu hình chữ
công (I) Day là đơn nguyên kiến trúc chính của chùa cũng là lớn nhất và đẹp nhất Nền
chùa cao hơn mặt sân 0,62m Toàn bộ trước mặt nền được bó bằng tắm đá lớn, ba mặt
còn lại xây gạch Bộ mái của tiền đường cao khoảng 7m được lợp ngói mũ hài, kết cấu
theo kiểu tầu đao lá mái Bờ nóc và bờ giải có gắn hoa chanh hợp rỗng Khoảng giữa
nóc tòa tiền đường có một cuốn thư lớn đắp 3 chữ đại triện, được bao bằng những hoa
lá và đường viền hồi văn
- Tiền đường: là ngôi nhà 7 gian 2 chái với 8 bộ vì Mỗi vì 4 hàng chân cột, cột
cái có đường kính 50cm, cao 5m, cột quân có đường kính cao 40cm va cao gần 4m.
Kết cấu các bộ vì theo chiều ngang (tức liên kết cột) của tiền đường là chồng rường
bảy hiên Trên mỗi con chồng có tâm kê và trên mỗi tam kê có trang trí hoa lá cách
Trang 39điệu Trên các đầu kế cũng trang trí lá lật, hoa day, còn lại thì bào trơn, đóng bén, soi
gờ, kẻ chỉ thăng tắp không trang trí chạm khắc gì
Bộ khung chịu lực chính là những cột lim chắc khỏe Giãn cách giữa các
gian (khẩu độ của gian) là khoảng 4,12m khiến cho chúng ta có cảm giác nhà rất
rộng và chắc chan
Gian chính giữa của tòa tiền đường là những tắm cửa bức bàn bằng gỗ lim
Các gian còn lại là cửa ván đố lụa soi vỏ măng, có trổ cửa số và cửa nách cuốn vòm
bằng gỗ lim bền chắc
- Thiêu hương: Đây là tòa nhà còn gọi là ống muốn của phật điện chùa Vĩnh Nghiêm Thiêu hương có chiều dài 10m rộng 9m Nền toàn thiêu hương cao bằng tiền đường, tường xây gach chỉ không trát, miết mach lõm, có tré hai cửa phụ ở hai tường
hồi, bậc lên thượng điện bó gạch chỉ.
Kết cấu khung chịu lực của tòa thiêu hương gồm có 3 vì kèo đặt quay ra phía
ngoài với 4 hàng chân cột Kết cấu các vì kèo thiêu hương (tính theo chiều rộng) là
chồng rường-bẩy hiên với vì móc là chồng rường có giá chiêng Cột cái của Thiêu
Hương với đường kính gần 50cm, chiều cao cột cái là gần 5m, cột quân có đường kính
40cm, cao gần 4m Khoảng trống giữa các con rường được trang trí hoa lá
- Thượng điện: đây là tòa nằm ngang song song với tiền đường của tòa nhà chữcông (I) đầu tiên Thượng điện có 3 gian 2 di, chiều đài gan 14m, rộng 11m, nền
thượng điện cao hơn tiền đường và thiêu hương 0,45m, tường hồi xây gạch chỉ bắt mạch lõm, tường hậu là ván dé lụa bằng gỗ soi vỏ măng chạy suốt 3 gian Hai gian chái có trô hai của nách xuống sân.
Thượng điện có 4 cột cái rất lớn với đường kĩnh mỗi cột gần 1m Trải qua năm
tháng, mầu gỗ các cây cột này đã xuống màu và hiện nay có mầu xám mốc Các nhà
thực vật học cho rằng 4 cây cột này có thé tồn tại từ dot tu sửa từ thời Lê sơ.
Kết cầu các vì kèo thượng điện là chồng rường — bây hiên Để nối thượng điện
với thiêu hương người ta đã làm những chiếc kẻ xó gói để nối mái, kiểu kiến trúc này
thường gặp ở các công trình kiến trúc khác trong kiến trúc cổ Việt Nam.
Nhà tổ đệ nhất:
Trang 40Cách một khoảng sân lát gạch Bát Tràng rộng khoảng 3m, ta gặp khối kiến trúc
thứ hai Đó là nhà tô đệ nhất mà dân gian thường gọi là cung tổ Nhà tổ có kết cấu hìnhchữ công (I), gồm 3 đơn nguyên kiến trúc là: toàn nhà đại bái, Ống muốn và hậu cung
- Tòa đại bái: có 5 gian, dài 13m, rộng 7m, nền tòa nhà này cao hơn so với sân0,35m, bốn bên hiên bó đá thanh, nền lát gạch Bát Tràng Ba gian giữa là cửa bức bàn,
hai gian cạnh và gian hồi làm vách đố lụa bằng gỗ, sáu bộ vì của tòa nhà đại bái liên
kết với nhau khá chặt chẽ Trong lòng nhà có một tấm bia đá xanh cao gần 2m ghi niên
đại của bia là vào thời Nguyễn (1834).
- Ong muống: nối vuông góc tòa nha đại bái với hậu cung ở gian giữa Bộ vì có
4 hàng chân cột làm bằng gỗ lim Nền cửa ống muống được lát gạch Bát Tràng
- Hậu cung: là một tòa nhà gồm 3 gian 2 chái với chiều đài hơn 10m, rộng gần
7m, nền gạch Bát Tràng, cao hơn ống muống 0,2m Các vì của tòa nhà này cũng có 4
hàng chân cột nhưng các cột ở đây có đường kính nhỏ hơn nhiều.
- Gác chuông: là khối kiến trúc thứ 3 nằm trên một trục chính đọc theo hướng
Bac Nam Gác chuông có câu trúc kiêu tau đao lá mái gôm 1 gian 2 chai chông diém
2 tầng 6 mái với chiều cao gần 8m Tầng trên có sàn gỗ, giữa nhà treo một quảchuông lớn, tầng dưới làm nơi tiếp khách
Nhà tô đệ nhị: Đây là cụm kiến trúc cuối cùng của chùa Vĩnh Nghiêm nằm trên
trục dọc Tòa nhà này có kết cầu hình chữ nhị (=) bao gồm tòa nhà phía trước 11 gian
tường hồi bít đốc Các gian còn lại có cửa được làm bằng gỗ lim với thượng song hạ bản
Các vì kèo của nhà tô đệ nhị là 4 hàng chân cột Các cột chịu lực của nhà bái đường
nhỏ nhắn không to lớn như tiền đường, chứng tỏ đây là kiến trúc phụ được làm về sau ˆ
Hai dãy hành lang: theo các nguồn tư liệu dé lại thì hành lang trước kia gồm hai day, mỗi day có 18 gian chạy doc từ tiền đường xuống đến hậu đường Đây là nơi đón
tiếp các tăng ni, phật tử hàng năm về chùa kiết hạ Những dãy nhà này đã bị đốt phá
trong những năm kháng chiến chống Pháp.
2.2.2.3 Hệ thống các di vật chùa Vĩnh Nghiêm.
+ Tượng thờ ở chùa phật: