Do vậy, nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Nữ thần biển nói chung và hai tín ngưỡng Tứ Vị Thánh Nương, Thiên Hậu Thánh Mẫu nói riêng có ý nghĩa khám phá chiều sâu -của nét đẹp tâm linh trong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIET
Phạm Thị Thơm
TÍN NGƯỠNG THỜ NU THÂN BIEN CUA MỘT SỐ CƯ DAN VEN BIEN MIỄN TRUNG
(NGHIÊN COU TRƯỜNG HỢP TU VÍ THÁNH NUONG
VA THIÊN BAU THÁNH MAU)
KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGANH VIỆT NAM HỌC
Hệ đảo tạo: Chính quy Khóa hoc: QH-2014-X
HÀ NỘI, 2018
Trang 2Phạm Thị Thơm
TÍN NGƯỠNG THỜ NU THAN BIEN CUA MỘT SO CƯ DAN VEN BIEN MIEN TRUNG
(NGHIEN CUU TRUONG HOP TU VI THANH NUONG
VA THIEN HAU THANH MAU)
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
NGANH VIET NAM HOC
Hé dao tao: Chinh quyKhóa hoc: QH-2014-X
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS DƯƠNG VĂN HUY
HÀ NỘI, 2018
Trang 3_— ¬ a = =
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS
Dương Văn Huy - người thầy đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi không chi trong quá trình
thực hiện đề tài khóa luận này mà còn cho tôi nhiều định hướng nghiên cứu trong suốt
quãng thời gian 4 năm ngồi trên giảng đường đại học Tuy không trực tiếp giảng đạy
tại Khoa nhưng tôi luôn nhận được các ý kiến góp ý, phản biện của thay trong mọi
nghiên cứu của mình.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng viên khoa Việt Nam học và
tiếng Việt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã trực tiếp giảng day và cho tôi tri thức, phương pháp nghiên cứu dé hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn Ban Quản lý di tích đền Cờn (xã Quỳnh Phương, TX Hoàng Mai,
Nghệ An) đã tạo điều kiện và cung cấp cho tôi các tư liệu có liên quan phục vụ cho
nghiên cứu.
-_ Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thế Lư Thị Thanh Lê (giảng viên khoa
Van học — trường DHKHXHNV), ThS Trần Đức Tùng (Tap chí Bao tàng và Nhân
học), nhà thơ Trương Quang Thứ (xã Quỳnh Lập, TX Hoàng Mai, Nghệ An) đã hỗ trợ
và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu có giá trị Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến gia đình bác Trương Quang Xi (xã Quỳnh Lập, TX Hoàng Mai, Nghệ An) đã
cưu mang, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi tiến hành điền dã tại thực địa.
Trong quá trình thực hiện đê tài khóa luận này, tôi còn nhận được sự động viên
của gia đình, người thân, bạn bè Tôi luôn biết ơn và trân trọng tình cảm đó.
Hà Nội, ngày 08 thang 5 năm 2018
Phạm Thị Thơm
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả, tư liệu
nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nào
Trang 5DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIET TAT DUNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 22111,,112121 2.T TT 1
1 Tính cấp thiết của đề ti c.cccsssscscssssssssssssscscssessesssssssssssssssssssssssessssssssssssesesssssessseeees 1
2 Lịch sử nghiên CUU ccsssesssssssesssssssscsssssvescerssecsssssssssessssecsesssssssssssssssssssssescsssecccessscee 3
3 Mục tiêu nghiên cứu set SH E1 1E 1111118111511 11111 EE Ea 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiÊn CỨU - 25-5 S5 Ss+E2 23k ckeEEEESESEETEEErErErrsrsrecee 10
5 Phương pháp nghiên cứu -¿- ¿2+ set SE E12E1125221110111152215E111E E1 lãi
6 Kết cấu của để tài c1 t1 0.reerree 12
THAN BIEN 2222222222-221 nen 13 1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên khu vực miền TTUnE 0 ĐQ HQ HH ngay 13 1.2 Cơ tầng văn hóa biển miền TUN sees - 15
1.3.2 Quá trình nhập cư và đời sống của người Hoa ở miền Trung Việt Nam 23
1.4 Tục thờ Nữ thần và Nữ thần biển ở miền Trung 2222snHnnnnn 28
1.5 Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ ĐỜI SÓNG TÍN NGƯỠNG CỦA CÁC
CƯ DÂN THỜ TU VỊ THÁNH NƯƠNG VÀ THIÊN HẬU THÁNH MẪU 37 2.1 Quá trình du nhập hình tượng Tứ Vị Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu vào
Việt Nam
Trang 72.1.2 Nguồn gốc và quá trình du nhập tín ngưỡng Thiên Hậu Thánh Mẫu 56
2.2 Không gian thờ Tứ Vị Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu ở miền Trung 62
2.2.1 Không gian thờ phụng Tứ Vi Thánh Nương -2-©se©zeEetEeEEreery 62
2.2.2 Không gian thờ phụng Thiên Hậu Thánh Mẫu ò SE SHETEntt re, 67
2.3 Đời sống tín ngưỡng của cư dân thờ Tứ VỊ Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu ở miền "hs 71
2.3.1 Đền Con — trung tâm thờ Tứ Vị Thánh Nương ở miền Trung 71
2.3.2 Đời sống tin ngưỡng của người Hoa tại hội quán Phúc Kiến (Hội An) 80
2.4 Tiểu kết chương 2 o.cccccccssccssssssssssssesscsssssssessssssssssssssssssssssssessesssstisecesassesseesceesseccccee 87
CHUONG 3: MOT SO DANH GIÁ VE TỤC THO TỨ VỊ THÁNH NƯƠNG VÀ
THIÊN HẬU THÁNH MAU CUA CAC CƯ DAN Ở MIEN TRUNG _ 89 3.1 Ứng xử với môi trường biển -.22ccc2cceE12222212115010008 89
3.2 Quá trình ngưng tụ và biến đổi văn hóa qua tục thờ Tứ Vi Thánh Nương và Thiên
Hậu Thánh Mau sssssssssssssssssssssseccseesssssssssssssssssssssssesssssssssssseceseeceeeeseassssasassssssessensese 92
3.2.1 Sự tăng quyền trong hình tượng Tứ VỊ Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh
Mẫu qua quá trình du nhập vào Việt Nam ¿+5 SE EEEEEEErsrererree 92
3.2.2 Quá trình giao lưu, hỗn dung với tín ngưỡng thờ Mẫu và các tin ngưỡng bản
địa, tôn giáo khác eee ceecceseecseeseesesscscseesesscsssssussssssucsussussaesssssussessesssssessussstsaseeseece 96
3.2.3 Quá trình giao lưu, hỗn dung giữa các cộng đồng cư dân thờ Tứ Vị Thánh
Nương và Thiên Hậu Thánh Mau c.ccccsscsssscssssesssssssesececessecssecsssecsecssesessccssuscssecevens 102
3.3 Tiểu kết chương 3 wocccccccccsssssssssssssssssseeseccesssssssssssstssesssssssssssssssttessestsssssssssteceecese, 112
:sz0nó,) 00 113.
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ¬ 116
Trang 8MO DAU
1 Tinh cấp thiết của đề tài
1 Nghiên cứu khoa học xã hội về biển được quan tâm nhiều từ sau thế kỷ XX và
gần đây được định hình thành ngành “Nhân học biển” (Maritime Anthtopology) Việc
nghiên cứu bat cứ một van dé nào đó thuộc văn hóa, xã hội và các tiểu vùng văn hóa
biển bằng cách tiếp cận từ bất cứ một trong số các ngành khoa học như dân tộc học,
khảo cổ học, nhân học xã hội, ngôn ngữ học và nhân chủng học thì đều được coi là
nhân học biển Tại Việt Nam, nhân học biển là một lĩnh vực tương đối mới và hết sức
quan trọng đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến quá trình con người mưu sinh,
ứng xử, thích nghỉ và tương tác với biển can tiếp tục được nghiên cứu Việc nhận diện
giá trị văn hóa biển cần bắt nguồn từ việc tiếp cận văn hóa sinh thái, nhìn nhận giá trịvăn hóa biển của các cư dân đã lấy biển làm sinh kế tồn tại duy nhất trong sự liên tục
với truyền thống văn hóa biển đáo Việt Nam, trên tiến trình lịch sử sinh tồn và phát
triển.
Trong nghiên cứu văn hóa biển, chúng ta luôn phải đặt nó tương ứng với từng
cộng đồng người cụ thể (người Việt, người Chăm, người Hoa ) và trong những hệ,
dạng sinh thái biển cụ thể [65, 315] Tính chất liền mạch về văn hóa và thống nhấttrong đa dạng từ các chiều giao lưu bắc — nam, đông - tây, giữa người Việt và các tộc
người khác luôn tiếp diễn từ quá khứ đến hiện tại Việc thờ cúng các vị Nữ thần biển
vừa có tính riêng rẽ, biệt lập vừa có sự chong lân, pha trộn với nhau qua các hình thức
phối thờ, truyền thuyết, lễ hội là một biểu hiện của tính hỗn dung trong quá trìnhđịnh cư của các cư dân trên vùng đất ven biển miền Trung Từ đó dần hình thành nên
một dạng thức văn hóa ứng xử đặc trưng mang đậm “chất biển” của cu dan miền Trung
vừa có nét độc đáo vừa mang tính cội nguôn truyén thông.
2 Việt Nam là quốc gia có chỉ số đuyên hải cao với 28 tỉnh thành, 125 huyện và
12 huyện đảo, đường bờ biển kéo dài 3260 km và khoảng 4000 đảo lớn nhỏ Chỉ tính
riêng bờ biển miền Trung nước ta đã dài tới 1200 km gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến
Bình Thuận Với dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, đồng bằng ở miền Trung rất
Trang 9hạn hẹp vì thế biển trở thành nguồn sống chính của các cư dân Đây là vùng có nhiều cửa sông, cửa vịnh và cũng là nơi có nhiều dòng hải lưu nóng lạnh đi qua, khiến đàn cá
hội tụ với mật độ cao rất thuận lợi cho ngư nghiệp phát triển Tuy nhiên đây cũng là
vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước với nhiều thiên tai như bão,
lũ, gió Lào, hạn hán mà nguyên nhân cơ bản là do vị trí, câu trúc địa hình tạo ra.
Với vị trí nằm giữa Đông Nam Á lục địa và hải đảo nên nước ta được coi như
ngã tư đường của các cư dân và các nền văn minh [61] Trong quá khử, miền Trung
từng là nơi thu hút nhiều cư dân tìm tới khai hoang lấn biển, tiến hành các hoạt động
trao đổi buôn bán trong đó nổi lên vai trò trung tâm của người Việt và sự kết hợp của
người Hoa, người Chăm trong việc định hình đời sống và văn hóa mang nhiều yếu tố
biển
Sống trong một môi trường khá “khắc nghiệt”, luôn tiềm ấn bão tố, sóng thần, lũ
lụt đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc tới phương thức sản xuất, ý chí, tình cảm, đời
sống tín ngưỡng của cư dân ven biển Quá trình sinh sống và làm ăn của họ là quá trình
chống chọi với những điều kiện sống đầy gian nan trắc trở trong một không gian luôn
được coi là nơi “túi gió ống mưa” của cả nước Theo lý thuyết thang nhu cầu sống của
Abraham Maslow, một khi bối cảnh sống thay đổi, lập tức nó tác động đến từng bậc
nhu cầu của con người trong đó nhu cầu được an toàn càng có giá trị then chốt [70: 31]
Trước biển cả bao la hùng vĩ, con người thật bé nhỏ, không ai có thể biết chắc những gì
chờ đợi họ ở nơi biển khơi Chính vì vậy, những cư dân đi biển luôn cầu mong có một
thế lực nao đó đủ hùng mạnh dé họ có thể bấu víu, chống chọi lại với sức mạnh ghê
gớm từ biển cả, đồng thời phù hộ, giúp đỡ cho cuộc sống đi biển của họ gặp nhiều maymắn, tránh được thiên tai, bão lũ và đánh bắt được nhiều cá tôm Những ý niệm về cácthế lực siêu nhiên, các thần linh bảo trợ trên biển ấy đã dần thấm vào tâm tư, tình cảm,
đời sống tinh thần của những cư dân vùng biển miền Trung Và tín ngưỡng thờ các vị
Thần biển trong đó nỗi bật là vai trò của các Nữ thần biển đã dan hình thành trong đời
sống và tâm thức của ngư dân nơi đây như thế.
Trang 10Với tác động của đô thị hóa ở miền Trung và quá trình chuyển đổi nghề nghiệp
(của cả người Việt và các cư dân khác như Hoa, Chăm) tại các tỉnh ven biển miền
Trung đã tạo nên những thay đôi về mặt nhận thức, chức năng của các vị thần Điều đó
được thể hiện qua nhận thức về hình tượng, cơ sở kiến trúc, nhu cầu sùng bái, tế lễ và
tâm lý ngưỡng vọng với các vị Nữ thần biển trong đó hình tượng Tứ VỊ Thánh Nương
và Thiên Hậu Thánh Mẫu là hai trường hợp tín ngưỡng tiêu biểu đối với nhóm cư dân
Việt và Hoa ở miên Trung.
Do vậy, nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Nữ thần biển nói chung và hai tín ngưỡng
Tứ Vị Thánh Nương, Thiên Hậu Thánh Mẫu nói riêng có ý nghĩa khám phá chiều sâu
-của nét đẹp tâm linh trong bức tranh đa sắc màu -của đời sống tín ngưỡng các cư dân
biển miền Trung luôn ở trạng thái biến động Qua đó góp phần nhận diện nét đặc trưng
trong không gian văn hóa biển miền Trung và cung cấp những luận cứ khoa học phục
vụ cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa biển truyền thống.
Từ những yếu tô khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn dé tài: Tin ngưỡng thờ Nữ
thần biển của một số cw dân ven biển miễn Trung (Nghiên cứu trường hợp Tử VỊ
Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu) làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học.
2 Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ nữ thần biển nói chung và hai tín ngưỡng liên
quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của để tài là Tứ VỊ Thánh Nương và Thiên
Hậu Thánh Mẫu đã có nhiều công trình được xuất bản Do nghiên cứu trải trên một địa
bàn khá rộng là 13 tỉnh thành thuộc miền Trung Việt Nam lại hướng tới đối tượng bao
gồm cả người Hoa và người Việt nên chúng tôi không thể liệt kê tất cả những tư liệu
nghiên cứu về văn hóa biển nói chung hay các nghiên cứu về người Hoa được chúng
tôi sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu này Ở đây chúng tôi chỉ điểm lại
những công trình có liên quan trực tiếp tới nghiên cứu của mình là các công trình
nghiên cứu về hệ thống các Thần biển và Nữ thần biển có đề cập tới tín ngưỡng Tứ Vị
Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu làm đối tượng nghiên cứu ở khu vực miền
Trung và một sô khu vực lân cận Dé dé dàng trong việc nghiên cứu, chúng tôi khảo sát
Trang 11lịch sử nghiên cứu vấn dé theo các mảng: tín ngưỡng thờ thần và nữ thần biển, tínngưỡng thờ Tứ Vị Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Việt Nam và khu vực
miền Trung
Về tín ngưỡng thờ than biển (trong đó có nữ than biển)
Có thể thấy, tín ngưỡng thờ thần biển nói chung và nữ thần biển nói riêng xuấthiện trong rất nhiều nghiên cứu liên quan đến biển và tín ngưỡng thờ thần của cư dânven biển Hau hết tại các địa phương ven biển ở miền Trung đều có các công trình khảo
cứu về tín ngưỡng thờ thần biển, trong đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu
như: Tin ngưỡng thờ các vị than biển tỉnh Thanh Hoá của tác giả Hoàng Minh Tường
(Nxb Văn hoá dân tộc, 2017) đã giới thiệu tông quan về biển và cư dan ven biển Thanh
Hoá, mô tả các tín ngưỡng của cư dân biển và tục thờ các vị thần biển từ đó rút ra các đặc trưng, giá trị và giải pháp bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ các vị thần biển trong
phạm vi tỉnh Thanh Hoá Hay hai công trình của tác giả Nguyễn Xuân Hương là Tin
ngưỡng thờ Nữ than của người Việt ở xứ Quảng (Quảng Nam - Đà Nẵng) (Nxb Đà
Nẵng, 201 1) và Tin ngưỡng cu dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng: Hình thái, đặc
trưng và giá trị (Nxb Ti điển bách khoa, 2009) Trong cả hai công trình này tác giả đã
giới thiệu môi trường tự nhiên và xã hội của xứ Quảng (Quảng Nam - Đà Nẵng) và
trình bày hình thái tín ngưỡng, sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của cu dan ven biển nơi
đây, đặc biệt là tín ngưỡng và nghi lễ thờ nữ thần Từ đó có sự so sánh những nét chung, riêng trong tín ngưỡng thờ nữ thần ở xứ Quảng so với các vùng đất khác và
nhận diện các giá trị văn hoá, tài sản văn hoá của cư dân ven biển, việc bảo tổn và phát
huy trong cuộc sống hiện nay Đồng thời, trong lĩnh vực nghiên cứu tín ngưỡng về hệ
thống thần biển, không thé không kể đến Nguyễn Thanh Lợi với các công trình như:
Tin ngưỡng dân gian - Những góc nhìn (Nxb Thời đại, 2014) gồm những bài nghiên
cứu về tín ngưỡng dân gian và nhiều bài mang tính chất chuyên sâu về tín ngưỡng địa
phương như tục thờ cá Ông ở Việt Nam, những kiêng ky của ngư dân miền Trung Việt
Nam, tín ngưỡng thờ Đại Càn ở Nam Bộ, tín ngưỡng thờ nữ thần ở Bà Rịa - Vũng Tàu;
công trình Theo dòng văn hoá dân gian (Nxb Khoa hoc xã hội, 2015) giới thiệu một
cách tông quan về nhiêu nét văn hoá dân gian trên khắp các vùng miễn ở Việt Nam
4
Trang 12trong đó có đề cập đến các tín ngưỡng thờ thần của người Việt như: Dai Can (Tứ Vi Thánh Nương), Cá Ông: công trình Tin ngưỡng thờ thuỷ thần ở Nam Bộ (Khoa học xã hội, 2015) là công trình bao gồm các khảo cứu chuyên sâu về tục thờ thuỷ thần của người Việt Nam Bộ như: tục thờ cá Ông ở ven biển Tây Nam Bộ, tín ngưỡng thờ Đại Càn, thờ Bà Cậu, bà Phi Yến ở Côn Đảo và tục thờ bà Thuỷ Long ở Tây Nam Bộ; công trình Tín ngưỡng dân gian Phú Quốc (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2016) như
một nghiên cứu tổng quan về vùng Phú Quốc trên mọi lĩnh vực (địa lý, lịch sử, kinh tế,
văn hoá tín ngưỡng dân gian trên đảo và đặc điểm cũng như vai trò của tín ngưỡng dân
gian ở nơi đây).
Cũng theo hướng tiếp cận tín ngưỡng thờ thần trong các không gian gắn với
biển, cuốn sách Tuc tho cúng của ngư phủ Khánh Hòa của tác giả Lê Quang Nghiêm
đã khắc họa chỉ tiết về tục thờ cúng của ngư dân Khánh Hòa khi hoạt động mưu sinh
trên biển Trong công trình này, tác giả còn biên khảo những tập tục của ngư phủ
Khánh Hòa đã từng ton tại nhưng được bãi bỏ từ lâu và những tập tục mà hiện tại ngư phủ còn thực hành nhằm khắc họa quá trình thờ phụng nữ thần Thiên Y A Na, Bà Chúa
_ Xứ, Tứ VỊ Thánh Nương của ngư phủ nơi đây Năm 2016, công trình nghiên cứu Tin
ngưỡng thờ nữ than của cư dân ven biển tỉnh Khánh Hoà của tác giả Nguyễn ThịThanh Xuyên được xuất ban Đây là công trình khảo cứu sâu về truyền thống và biến
đổi của tín ngưỡng thờ nữ thần của cư dân ven biển Khánh Hoà cùng vai trò của tín
ngường thờ nữ thần nơi đây, từ đó bước đầu đưa ra một số vấn đề bảo tồn văn hoá tín
ngưỡng Với Lễ lệ - lễ hội ở Hội An (Nxb DH Quốc gia Hà Nội, 2010), qua việc giới
thiệu tổng quan về vùng đất, con người và tín ngưỡng dân gian, lễ hội cổ truyền ở Hội
An, các tác giả tiến hành khảo cứu sâu về nghỉ lễ và phong tục thờ cúng của một số lễ hội, lễ lệ, lễ tiết tiêu biểu ở Hội An trong đó nhấn mạnh đến nhiều hình thức thờ cúng
thân của ca người Hoa và người Việt.
Trong các công trình nghiên cứu vé văn hóa dân gian của các không gian, làng
ven biên, tín ngưỡng thờ thân va nữ thân biên được nhiều tác giả khảo cứu công phu với vai trò là bộ phận quan trọng của văn hóa dân gian các làng ven biển Tiêu biểu
như các nghiên cứu về Tin ngưỡng thờ Mẫu ở miễn Trung Việt Nam do Nguyễn Hữu
5
Trang 13Thông chủ biên được tác giả đề cập khá đầy đủ về hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu ở
miên Trung mà điên hình là ở Hué và đi sâu vào tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na của người Việt, Po Nagar của người Chăm Công trình Văn hoá biển miền Trung Việt Nam của Lê Văn Kỳ (Nxb Khoa học xã hội, 2015) bao quát trên một không gian rộng là
vùng biển miền Trung đã khái quát một cách sơ lược về biển, về văn học dân gian, tục
thờ phụng thần biển, lễ hội, phong tục, dân ca, các nghề biển truyền thống, văn hoá-dulịch biển miền Trung Trong Văn hóa cu dân Việt ven biển Phú Yên, tác giả đã đề cập
đến lễ hội truyền thống, văn học và diễn xướng dân gian Với các nghiên cứu về văn
hóa trong phạm vi các làng ven biển như: Văn hoá dan gian làng biển Cảnh Dương
(Nxb Thời đại, 2013), Văn hoá dân gian làng biển Như Ang, xã Hải Bình, huyện TĩnhGia, tỉnh Thanh Hoá (Nxb Thời dai, 2014), Văn hoá truyền thống vùng biển Thuận An
(Nxb Khoa học xã hội, 2015) các tác giả đều tiến hành khảo sát văn học dân gian, lễ
hội, phong tục tập quán, ăn uống ở các nơi này.
Về tin ngưỡng thờ Tit Vi Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu:
Hiện nay các công trình nghiên cứu về Tứ Vị Thánh Nương chủ yếu tập trung
vào những vấn dé liên quan đến đền Con (Nghệ An), đền Lộ (Hà Nội) Đáng chú ý là
ngày 15-16 tháng 6 năm 2009, Hội thảo khoa học “Lễ hội đền Còn, tục thờ Tứ Vi
Thánh Nương với văn hóa biển ở Việt Nam” đã được tổ chức tại xã Quỳnh Phương,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Trong hội thảo, nhiều báo cáo khoa học có chất
lượng được trình bày trong phiên toàn thể Một năm sau, Kỷ yếu hội thảo khoa học Lé
hội đền Con, tục thờ Tứ Vị Thánh Nương với văn hóa biển ở Việt Nam được xuất bản
Kỷ yếu tập hợp 23 bài viết của các nhà nghiên cứu như Ninh Viết Giao, Trần Thị An,
Nguyễn Xuân Đức, Hoàng Tuan Phé Trong kỉ yếu này, các tham luận tập trung chủ
yếu vào các mảng nội dung liên quan đến làm rõ các truyền thuyết về Tứ Vị Thánh
Nương, lễ hội đền Còn, quá trình hình thành đền, bóc tách các lớp văn hoá xung quanh
khu vực đền Cờn, cửa Cờn xưa Trong kỷ yếu này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến bàiviết của tác giả Trần Thị An với tiêu đề Tim hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ Vi
Thánh nương (qua các nguén thư tịch, truyền thuyết dân gian và tục thờ cúng) Trong
tham luận này, tác giả đã bước đầu đưa ra các lí giải về truyền thuyết liên quan đến Tứ
6
Trang 14Vị Thánh Nương, bước đầu bóc tách các lớp văn hóa ân đưới tục thờ này trên bình diện
khảo cứu các tài liệu thư tịch, thần tích, sắc phong và niềm tin, nhu cầu tâm linh của
ngư dân miền Trung Đây thực sự là những gợi mở mang tính tiền đề cho chúng tôi khitiến hành nghiên cứu tục thờ nay
Bên cạnh đó, hiện nay các nghiên cứu về Tứ Vị Thánh Nương chủ yếu gắn với
các nghiên cứu của Ninh Viết Giao và vùng đất Nghệ An Một tài liệu có liên quan trực
tiếp đến đề tài đó là Dén Cờn, tục thờ Tứ Vi Thánh Nương và quân thé di tích văn hóa
ở xã Quỳnh Phương (Nxb Nghệ An, 2009) của tác giả Ninh Viết Giao đã cung cấp cho
chúng tôi những cứ liệu quan trọng trong việc khảo sát các nguồn thư tịch, lễ hội có
liên quan đến hình tượng Tứ Vị Thánh Nương và đời sống tín ngưỡng của người dân
vùng đền Con Trong cuốn Tuc thé thần và than tích Nghệ An (Nxb Khoa học xã hội,
2015), tác giả Ninh Viết Giao cũng đã giới thiệu sơ lược về nguồn gốc va không gianthờ tự Tứ Vị Thánh Nương trên manh đất Nghệ An Đây thực sự là những tư liệu quan
trọng cho nghiên cứu của chúng tôi.
Với người Hoa ở Việt Nam, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến đối tượng này của các nhà nghiên cứu như Châu Thị Hải, Trần Hồng Liên,
Trịnh Xuân Tuyết, Nguyễn Ngọc Thơ Với tín ngưỡng thờ Thiên Hậu, do bắt nguồn
từ Trung Quốc nên đây được xem là nơi xuất hiện những nghiên cứu đầu tiên về tục
thờ này Có thể kế đến một vai công trình tiêu biểu như: 7¡ uyén tập những tu liệu
nghiên cứu về Ma Tổ của Tiếu Nhất Bình (Nxb nhân dân Phúc Kiến, 1987), Chu Thiên
Thuận với Tuyển tập các bài tham luận nghiên cứu về Ma Tổ (Nxb Lộc Giang, 1989),
Tưởng Duy Đàm với Những tu liệu về nền văn học Ma Tổ (Nxb nhân dan Phúc Kiến,
1990), Hiệp hội văn hóa Ma Té Trung Quốc biên soạn Tuyén tập các dit liệu lịch sử về
văn học Ma Tổ (Nxb Đương Án Trung Quốc, 2007), Mạnh Kiến Hoang với Dén luậntruyền thông về văn hóa Ma Tổ (Nxb Đại học Hạ Môn, 2014)
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về người Hoa nói chung và tín ngưỡng Thiên Hậu
nói riêng hiện nay chủ yêu tập trung vào cộng đông người Hoa ở Nam Bộ do quá trình
tụ cư và mật độ cư trú của họ ở khu vực này chiêm tỷ lệ cao nhât cả nước Ở khu vực
Trang 15miền Trung, sự ton tai và phát triển của người Hoa song hành cùng sự hưng thịnh của
các cảng thị thời phong kiến (như Cần Hải, Hội Thống, Hội An, Thị Nại ) và cũng
dần thu hẹp sau khi các cảng thị tàn lụi khiến cho cộng đồng người Hoa thờ tự Thiên Hậu ở miền Trung không còn đông đúc như trước, các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ
Thiên Hậu tại miền Trung vì thế mà khá mờ nhạt Trong khi đó, ở khu vực Nam Bộ,
nhiều cuốn sách nghiên cứu về Thiên Hậu Thánh Mẫu đã được xuất bản Tin ngưỡng
thờ Bà Thiên Hậu ở Cà Mau (Nxb Khoa học xã hội, 2011) của Phạm Văn Tú đã từng
bước tìm hiểu sự thâm nhập tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu vào Nam Bộ đồng thời giới
thiệu nguồn gốc tín ngưỡng, hoạt động thờ tự và việc tổ chức thờ Bà Thiên Hậu ở Cà
Mau cũng như đặc điểm và vai trò tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu tại đây Hay công
trình của Nguyễn Thị Nguyệt nghiên cứu Văn hóa tín ngưỡng dân gian người Hoa
Đồng Nai đã vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về đời sống sinh hoạt, đời sống tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa trên mảnh đất Đồng Nai Mới đây, công trình rất có
_ giá trị Tín ngưỡng Thiên Hậu vùng Tây Nam Bộ (Nxb Chính trị Quốc gia, 2017) củatác giả Nguyễn Ngọc Thơ được xuất bản đã khái quát lại tổng quan về tục thờ Thiên
Hậu Thánh Mẫu tại tất cả các cung thờ Thiên Hậu trong phạm vi vùng Tây Nam Bộ từ
đó đưa ra những đánh giá về thực trạng, đặc điểm và giá trị văn hoá thê hiện qua tục
thờ này tại đây Ngoài ra còn nhiều các bài nghiên cứu trên các tạp chí về văn hóa và
hình tượng Bà Thiên Hậu của người Hoa ở các không gian khác nhau Tất cả những bài
viết, công trình nghiên cứu này đã được chúng tôi khai thác trong việc làm rõ nguồn
gốc tín ngưỡng thờ Thiên Hậu để làm nổi bật các không gian thờ tự, đời sống tín
ngưỡng của cư dân ven biên miên Trung so với các khu vực khác trong cả nước.
Ngoài các công trình ké trên, tín ngưỡng Tứ Vị Thánh Nương và Thiên Hậu
Thánh Mẫu còn được nghiên cứu trong các luận văn, luận án, kỷ yếu hội thảo liên quan
đến tục thờ Mẫu và văn hóa biển ở Việt Nam Trong luận văn Khảo sát và nghiên cứu
văn học dân gian của cư dân ven biên Trung và Nam Bộ (Luận văn Thạc sỹ Văn học,
2012) của tác giả Phạm Thị Hương Giang, với các tiép cận dưới góc nhìn van học, tác
giả đã tập trung khảo sát các sáng tác văn học dan gian và các yêu tô văn hóa dân gian
của nhiều tín ngưỡng, lễ hội đân gian gắn với biển ở khu vực này trong đó tín ngưỡng
Trang 16Tứ Vị Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu được tác giả tiến hành khảo sát các
truyền thuyết có liên quan ở vùng đền Cờn và cung thờ Thiên Hậu tại Cà Mau Bên
cạnh đó, trong quá trình khảo cứu để thực hiện khóa luận này, chúng tôi nhận thấy có
-hai luận văn dù không trực tiếp nghiên cứu về đền Cờn và Tứ Vị Thánh Nương nhưng
đã tiếp cận tín ngưỡng này trong quá trình chuyển hóa hình tượng giữa Tứ Vị Thánh
Nương và Tống hậu Đó là luận văn Truyén ¿huyết và lễ hội về Tứ Vi Thánh Nương ởđền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội về Dương Thái hậu ở điệnMẫu (Tân Hội, Trung Quốc) của Long Bằng và Đỗ Văn Cường với Tín ngưỡng Tổng
Hậu: Nghiên cứu trường hợp đền Mẫu Ninh Cường xã Trực-Phú, huyện Trực Ninh,
Nam Định Hai công trình này đã mang lại cho chúng tôi những tư liệu quan trọng về
hình tượng Dương Thái hậu và đời sống tín ngưỡng của người dân vùng Tân Hội là nơi
duy nhất thờ Bà tại Trung Quốc bên cạnh một trung tâm thờ Mẫu (đền Ninh Cường) ở
Nam Định như một “khúc rế” của hình tượng Dương Thái hậu khi truyền bá vào Việt
Nam với nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Tam, Tứ phủ
Với việc điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan đền dé tài, chúng tôi đưa ra một sô đánh giá như sau:
Khu vực ven biển miền Trung thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên
cứu, khảo sát về văn hóa biển, văn hóa dân gian của các làng ven biển, các cộng đồng
cư dân trong toàn vùng Trong các nghiên cứu về tục thờ thần và nữ thần ở khu vực
miền Trung, hầu hết các nghiên cứu đều dừng lại ở mức mô tả và chỉ ra những biến đổi
ở một khu vực riêng biệt, sự kết nối của con người với các không gian biển qua tục thờ
Tứ Vị Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu chưa được tiếp cận từ những mặt cụ thé
(về truyền thuyết, lễ hội, kiến trúc ) Đồng thời cũng chưa có nghiên cứu chỉ ra được
những giao thoa, tiếp biến, hỗn dung văn hóa trong hai tín ngưỡng này ở khu vực miền
Trung một cách tổng quan nhất, hầu hết trong các nghiên cứu, bài viết chỉ đưa ra
những biến đổi của tín ngưỡng theo thời gian tại một không gian làng, xã nhất định
Các công trình nghiên cứu, chuyên khảo, luận án đê cập bình diện văn hóa người
Hoa thường chọn cách tiêp cận tông quát, khảo sát trên quy mô cả nước hoặc khu vực
Trang 17TT
-tập trung người Hoa đông đảo nhất cả nước hiện nay là Nam Bộ với nhiều sự biến thiên và ngưng tụ văn hóa Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thiên Hậu của người
Hoa ở khu vực miền Trung còn khá thưa thớt, mờ nhạt, chủ yếu chỉ là các bài nghiên
cứu ngắn trong phạm vi từng địa phương nhỏ lẻ
Từ cơ sở các tài liệu được tiếp cận, chúng tôi một mặt hệ thống lại các nữ thần
được thờ ở ven biển khu vực miền Trung và đi sâu nghiên cứu các truyền thuyết liên
quan, mô tả đời sống tín ngưỡng của cư dân người Hoa, người Việt qua hai tín ngưỡng
tiêu biểu là Thiên Hậu Thánh Mẫu và Tứ Vị Thánh Nương Từ đó, chúng tôi bước đầu
đưa ra một số đánh giá, đối chiếu về tín ngường thờ Tứ VỊ Thánh Nương và Thiên Hậu
Thánh Mẫu trong thế ứng đối của các cư dân miền Trung với biển và rút ra một số đặc
điểm thể hiện nét giao lưu ngưng tụ và biến đổi văn hóa của hai hình tượng này khi đều
có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam tạo nên nét riêng của tín ngưỡng
thờ nữ thân của các cư dân ven biên miễn Trung.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Tiên hành thực hiện nghiên cứu này, đề tài hướng tới 2 mục tiêu chính:
Thứ nhất: Tiến hành nghiên cứu, làm rõ các truyền thuyết liên quan, mô tả đời
sống tín ngưỡng của cư dân người Hoa, người Việt qua hai tín ngưỡng tiêu biểu là
Thiên Hậu Thánh Mẫu và Tứ Vị Thánh Nương.
Thứ hai: Làm rõ thế ứng đối với biển và quá trình ngưng tụ-biến đổi văn hóa
dưới góc nhìn của hai hình tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu và Tứ Vị Thánh Nương trong
đời sông tín ngưỡng của cộng đồng cư dân ven biên miên Trung.
4 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng chính của nghiên cứu là tục thờ Tứ Vị Thánh
Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân ven biển miền Trung.
Phạm vi nghiên cứu
10
Trang 18Phạm vì thời gian: Tập trung vào các hoạt động trong đời sống của cư dân thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Tứ Vị Thánh Nương hiện nay.
‘Pham vi không gian: Phạm vi không gian của đề tài là khu vực ven biển Trung
Bộ bao gồm các tiểu vùng Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) và tiểu vùng Nam Trung Bộ (TP Da Nẵng, Quang Nam,
Quảng Ngãi, Bình Dinh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) Ngoài ra,
chúng tôi tiến hành mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng việc tìm hiểu sơ lược đời sống
tín ngưỡng của các cư dân hai miền còn lại như một cách để khẳng định vị thế đặc
trưng của khu vực nghiên cứu, tạo ra môi trường rộng lớn để nhìn nhận rõ hơn diện
mạo thờ nữ thân biên miên Trung.
Đây là một không gian nghiên cứu rất rộng trải đài trên 13 tỉnh thành, mỗi địa phương, mỗi tiểu vùng lại có những biến thiên về phong tục tập quán, văn hóa, đời
song tín ngưỡng Tuy nhiên dựa trên nền tảng là văn hóa Đại Việt và văn hóa vùngbiển miền Trung có sự kế thừa liền mạch qua nhiều thế hệ, trong sự biến thiên của lịch
Sử, sự chi phối của từng tộc người, mặt khác do sự khảo sát ở đây nhấn mạnh đến văn
hóa thờ nữ thần biển và những tác động của nó đến đời sống của các cư dân thể hiện
qua hai tín ngưỡng được chọn do đó trong khóa luận này sẽ có sự chọn lọc những nét
tiêu biểu trong đời sống tín ngưỡng ở miền Trung, những điểm chung thống nhất cho
toàn bộ không gian được khảo sát, hướng đến sự thống nhất và nét tiêu biểu, nỗi bật
đặc trưng của một nền văn hóa biển chứ không hướng đến sự so sánh những điểm khácbiệt giữa các tiêu vùng hay từng địa phương trong khu vực
Phạm vi nội dung: Do đây là một vấn đề khá rộng và phức tạp, vi vậy đề tài chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề như: khái quát tổng quan về các vị nữ thần được thờ tại khu vực miền Trung, làm rõ các truyền thuyết và đời sống tín ngưỡng của các cư
dân thờ Tứ Vị Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu, đưa ra các đánh giá về quá
trình ngưng tụ-biến đổi văn hóa từ hai tục thờ này.
5 Phương pháp nghiên cứu
11
Trang 19Đề tài tiếp cận theo hướng nghiên cứu khá mới tại Việt Nam là Nhân học biển
hay nói cách khác là sử dụng phương pháp nghiên cứu liên nghành trong các lĩnh vực
Sử học, Dia lý học, Nhân học, Văn hóa học.
Một trong các phương pháp chủ đạo được vận dụng trong quá trình nghiên cứu
là khảo cứu, phân tích tài liệu liên quan đặc biệt là tư liệu thư tịch cỗ để làm rõ nguồn
gốc, quá trình du nhập, truyền thuyết của tín ngường thờ Tứ Vị Thánh Nương và Thiên
Hậu Thánh Mẫu Từ đó sử dụng các phương pháp so sánh, thống kê, điều tra thực địa
để mô tả đời sống tín ngưỡng của các cư dân miền Trung thờ phụng hai nữ thần này
hiện nay Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra một
số đánh giá liên quan đến các tục thờ này
6 Kết cầu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận chia thành 3 chương cơ bản như sau:
Chương 1: Không gian văn hóa biển miền Trung và tục thờ Nữ thần biển
Chương 2: Quá trình du nhập và đời sống tín ngưỡng của các cư dân thờ Tứ Vị
Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh Mẫu
Chương 3: Một số đánh giá về tục thờ Tứ Vi Thánh Nương và Thiên Hậu Thánh
Mau của các cư dân ở miên Trung
12
Trang 20CHƯƠNG i: KHÔNG GIAN VĂN HÓA BIEN MIEN TRUNG VÀ
l TỤC THO NU THAN BIEN
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên khu vực mién Trung
Miền Trung có diện tích tự nhiên là 90.790 km2 chiếm 28% diện tích tự nhiên cả
nước, phía Bắc giáp khu vực đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ, phía
Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Đông giáp Biển
Đông và phía Tây giáp Tây Nguyên Khu vực miền Trung ngày nay được chia thành 2
tiểu vùng: Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh thành (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) và Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phd (Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình
Thuận).
Khác với đồng bằng Bắc Bộ, địa hình chủ yếu của khu vực miền Trung gồm 3
yếu tố: núi, đồng bằng và ven biển Dải đất miền Trung có độ cao thấp đần, được bao
bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có
chiều ngang theo hướng Đông -Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50km) và nằm trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
Vệ khí hậu, khu vực ven biên miễn Trung có thé chia ra thành hai tiêu vùng
duyên hải Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ:
Khu vực ven biển Bắc Trung Bộ: (bao gồm toàn bộ khu vực ven biển phía Bắc
đèo Hải Vân) về mùa đông, do gió mùa thối theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước
từ biển vào nên khu vực chịu thời tiết lạnh kèm theo mưa, đây là điểm khác biệt vớithời tiết khô hanh vào mùa đông vùng Bắc Bộ Đến mùa hè, không còn hơi nước từbiển vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết
khô nóng, vào những thời điểm này nhiệt độ ngày có khi lên tới trên 40 độ C trong khi
đó độ âm không khí lại rất thấp
Vùng ven biển Nam Trung Bộ: (bao gồm khu vực ven biển thuộc phía Nam đèo
Hải Vân) gió mùa Đông Bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi day
13
Trang 21Bạch Mã Vì vậy, khi về mùa hè có gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan tràn
qua dãy Trường Sơn gây nên thời tiết khô nóng cho toàn khu vực
Về hệ thống sông ngòi, các sông ở khu vực Trung Bộ chủ yếu chảy từ phía Tây
và đỗ ra biển Đông Có thể kể đến một số con sông tiêu biểu như: sông Yên (Thanh
Hóa), sông Lam (Nghệ An), sông Thạch Han (Quảng Tri), sông Nhật Lệ (Quảng Bình),
sông Hương (Huế), sông Vệ (Quảng Ngãi), sông Đà Rằng (Phú Yên), sông Cái (Nha
Trang) | |
Trên các mô dat tại các cửa sông, cửa biên là nơi hội tụ đông đúc dân cư, hình
thành các làng chai ven biên mà ngày nay là các đô thị phát triên Ở miên Trung, có thé
kê đên các cửa biên lớn, tập trung nhiêu dân cư như: Sâm Sơn, Cửa Lò, Đông Hới,
Cảnh Dương, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang
Vệ tài nguyên biên: Đây là vùng rat đôi dào các tài nguyên từ biển do địa hình
có các núi đá đâm ngang ra biên, đông bang nhỏ hẹp tạo nên nhiều cửa sông, cửa vịnh
và cũng là nơi có nhiêu dòng hải lưu nóng lạnh đi qua.
Hang năm biên cung cap cho người dân nơi đây hàng trăm nghìn tân hai san:
tôm sắt, tôm chì, tôm sú, mực ông, hải sâm, bào ngư và đặc biệt là nguôn lợi vô tận
từ cá Với nguôn hải sản phong phú nên ở khu vực ven biên miên Trung có khá nhiêu
địa điểm nỗi tiếng với nghề làm mắm như: Thanh Hóa, Nha Trang, Phú Quốc .
Ngoai ra, biển miền Trung còn có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, phân bố chủ yếu ở
các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Nha Trang trong đó, khoảng 40% diện tích mặt
nước rất thuận lợi cho việc nuôi trồng trên biển Ở khu vực Quảng Nam và Đà Nẵng,
do đặc thù của đáy biển (rạn đá và san hô) cùng nguồn nước sạch, ít bị phù sa đỗ xuống
trở thành nơi lý tưởng cho việc nuôi cá lồng trên biển.
Do sự ưu đãi về thiên nhiên, ngoài việc khai thác các tài nguyên có sẵn từ biển như hải sản, thủy sản ngập mặn, dâu mỏ, muôi bờ biên miên Trung còn là nơi rât
thuận tiện để xây dựng các cảng lớn, khu du lịch biển Bên cạnh đó, biển miền Trung
14
Trang 22còn có nhiêu đảo và quan đảo mang ý nghĩa chiên lược về an ninh quốc phòng va là
ị nơi cư ngụ của tàu thuyén, là bình phong chắn gió, cát biển cho ven bờ
Như vậy có thé thấy khu vực miền Trung nước ta có một hệ sinh thái rất đa
dang, phong phú Chính điều nay đã chỉ phối mạnh mẽ đến đời sống sản xuất, chi phối
thế ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và các sinh hoạt
văn hóa cộng đồng Đặc biệt là các biểu hiện của văn hóa biển trong đời sống tín
ngưỡng của các cư dân sinh sông ở khu vực này.
1.2 Cơ tang văn hóa biển miền Trung
| Bat đầu từ xứ Nghệ, dai đất Việt miền Trung mới “ưỡn” (chữ dùng của GS Trần
Quốc Vượng) ra phía biển Suốt từ thời tiền sử, các cư dân đã kế tiếp sinh sống ở vùngđất thuộc miễn Trung Việt Nam ngày nay Qua hàng ngàn năm sinh sống Ấy, các lớp
cư dân đã để lại một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng Có
| thé nói yếu tố biển ở Trung Bộ xuất hiện sớm từ thời kỳ các nền văn hóa Hoa Lộc
| | (Thanh Hóa), Quynh Văn (Nghệ An), Bau Tró (Quang Binh), Bau Dũ (Quang Nam),
Sa Huynh (Quang Ngãi), Vĩnh Yên, Xóm Cén, Hòa Diém (Khánh Hòa) cách ngày
nay từ 6.000 tới 4.000 năm Các cư dân này đều có quan hệ mật thiết với biển và thực
sự có những hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên biển để sinh tồn Trong các di
vật mà các nhà khảo cô học tìm thay có xương cá biến, sò, ốc biển và đặc biệt là các chì lưới có thê là ngư cụ dé đánh bat các loài cá biên Dong thời họ cũng có những mối quan hệ giao lưu mạnh mẽ với các nước ở khu vực Đông Nam A và châu lục thông qua những con đường thương mại trên biển [20: 155].
Trong không gian văn hóa biển miền Trung, có thể chia các cơ tầng ấy thành ba
thời kỳ thuộc trung kì đá mới, hậu kỳ đá mới và sơ kỳ đỗ sắt Trong các di tích văn hóa
khảo cổ trung kì đá mới (7.000-5.000 năm BP) thuộc miền Trung Việt Nam có thể kểđến các di tích khảo cổ như: Da Bút (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ Tĩnh), Bau Dũ(Quảng Nam) Trong các di chỉ văn hóa này, các nhà khảo cổ đã phát hiện một khối
lượng lớn các di vật của cả môi trường rừng núi (các hiện vật bằng đá, xương thú, răng thú) và cả môi trường biển (vỏ nhuyễn thể, xương cá).
15
Trang 23Văn hóa khảo cổ Da Bút ở lưu vực sông Mã được coi là sự phát triển nối tiếp của văn hóa Hòa Bình — Bắc Sơn trong quá trình chỉnh phục đồng bằng ven biển Thanh
Hóa thời đá mới cách ngày nay khoảng trên dưới 6000 năm Đây cũng là thời kỳ cách
mạng đá mới phát sinh nông nghiệp, khai phá đồng bằng, làm quen với biển cả, phát
triên gôm cô.
Trong khi đó, chủ nhân văn hóa Quỳnh Văn lại là những người hầu như sống
bằng kinh tế khai thác nhuyễn thể và các nguồn hải sản biển Hơn 20 di chỉ cồn sò điệp
ven biển Quỳnh Lưu (Nghệ An), Thanh Hà (Nghệ Tĩnh) không chỉ phản ánh định
hướng khai thác biển một cách toàn diện, tập trung mà còn chứng tỏ văn hóa Quỳnh
Văn là văn hóa có quy mô lớn nhất, độc đáo nhất trong bình tuyến trung tâm văn hóa
mới ven biển Việt Nam sau thời Hòa Bình — Bắc Son [53: 127] thậm chí nhiều nhà
nghiên cứu còn cho rằng Quỳnh Văn là một mẫu hình văn hóa biển [62: 81].
Với các di tích khảo cổ hậu kỳ đá mới (5.000-4.000 năm BP), ở miền Trung nổi
lên với các di tích khảo cổ Hoa Lộc (Thanh Hóa) và Bàu Tré (Hà Tĩnh — Quảng Bình) Tại các di tích này người ta tìm thấy nhiều rìu đá, cuốc đá, mũi lao, chì lưới, ban mài,
đồ gốm Chủ nhân văn hóa khảo cổ hậu kỳ đá mới phân bố ở vùng ven biển nước ta
không chỉ dừng lại ở mức khai thác biển và lắn biển mà còn tiến tới chỉnh phục biển.
Có lẽ họ đã tạo được thuyền, mảng để ra xa bờ đánh bắt cá [49: 72] Nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng có thể cư dân các văn hóa ven biển thời kỳ này thuộc về tổ tiên của cư
dân nói ngôn ngữ Nam Đảo [63: 166].
Đến thời đại sơ kỳ đồ sắt, cư dân văn hóa Sa Huỳnh nằm dọc duyên hải miền
Trung và Nam Trung Bộ từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận đã từng bước làm chủ
các đồng bằng ven biển Nói đến văn hóa Sa Huỳnh là đề cập đến nền văn hóa vật chất
của dân cư Sa Huỳnh luôn gắn liền với biển, mặc dù vẫn có những điểm di tích Sa
Huỳnh nằm ở vùng núi nhưng khá ít, trong khi đó dọc theo các cồn cát ven biển và đảo
gần bờ có sự bùng nỗ về số lượng các di tích văn hóa Sa Huỳnh Vì thế trên dải đấtmiền Trung, tinh hướng biển vẫn là điểm quan trọng cơ bản xuyên suốt trong nền văn
hóa của cư dân Sa Huỳnh [35: 227].
16
Trang 24Các loại hiện vật của di tích văn hóa này rất phong phú gồm đồ đồng, đồ sắt, đồ
gốm đặc biệt là các chum mộ và bãi mộ chum nằm trên bãi cát ven biển Trong các mộ
chum Sa Huỳnh có các hiện vật trang sức bằng đá mã não và các loại đá quý khác đều
có nguồn gốc từ vùng Trung Á Các loại gương đồng Hán tìm thấy ở vùng trung du
Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), Bình Yên (Quảng Nam) cùng với tiền đồng Ngũ Thù
Hán tìm thấy ở Xóm Oc (Quảng Ngãi) và các di tích Sa Huỳnh ở Hội An đều có nguồn
gốc giao lưu, trao đổi với Trung Hoa [85: 229-230] Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còntim thấy đồ gốm, khuyên tai mau, bùa hai đầu thú kiểu Sa Huỳnh ở đảo Phú Quý
(Bình Thuận), xa hơn còn thấy ở Thái Lan, Philippine và quần đảo Fitri [62: 82] Bên
cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh là cư đân
nói ngôn ngữ Nam Đảo, sinh sống ở ven biển miền Trung nước ta Và hình như có một
dòng chảy của cư dân Nam Đảo này từ duyên hải Đông Nam Trung Quốc xuống dọc
ven biển Việt Nam suốt thời kỳ đá mới đến sơ kỳ kim khí mà điểm tụ lại có lẽ là SaHuỳnh trước khi họ bước vào ngưỡng cửa của nhà nước văn minh [63: 242] Qua các
hiện vật được tìm thấy ở khu vực miền Trung và các không gian xung quanh, có thể
khẳng định chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh đã sớm khai thác những nguồn lợi từ biển,
phát triển các nghề thủ công và từng bước đã mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán với
các cư dân trong khu vực Đông Nam Á lục địa, hải đảo và rộng hơn là Ấn Độ, Trung
Hoa.
Tiếp sau đó, vương quốc Champa hình thành và phát triển trên một không gian
lãnh thổ dài và hẹp dọc theo ven biển miền Trung Việt Nam ngày nay Bị giới hạn về
phía tây bởi dãy núi Trường Sơn, phía đông là Biển Đông rộng lớn, các con sông ngắn
chảy theo hướng tây — đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh nước sâu thuận lợi cho việc neo
đậu tàu thuyén đã thôi thúc các cư dân cổ Champa hướng ra biển và gây dựng một
nền kinh tế biển bằng việc chủ động dự nhập vào mạng lưới hải thương trong khu vực
Họ đã thừa hưởng truyền thống của người Sa Huỳnh và phát triển lên trình độ cao hơn.
GS Ngô Đức Thịnh còn cho rằng người Chăm là người Sa Huỳnh bị An Độ hóa [63: 242] Họ đã đóng được thuyền lớn nhất là thuyền vượt biển mà hình bóng của nó còn
lại là chiếc ghe bầu người Việt Trung Bộ hiện đang sử dụng [49:75] Họ đã buôn bán
17
Trang 25trên biển, giao lưu với Trung Quốc và Đại Việt ở phía bắc, với các quốc gia hải đảo ở
phía nam và với Ấn Độ ở phía tây Các hệ thống cảng biển ven bờ của Champa sớm
được ghi nhận như những địa điểm dừng chân thường xuyên của các đoàn thuyền buôn nội địa cũng như của ngoại quốc Trong suốt một thời kỳ lịch sử dài, vương quốc
| _ Champa được ghi nhận là chủ nhân của vùng bờ biển đọc theo miền Trung Việt Nam
| ngày nay Các cư dan cô của vương quốc này đã tận dụng triệt để việc khai thác nguồn
tài nguyên của hệ sinh thái phổ tạp đồng thời tận dụng các nhân tố ngoại sinh để gây
dựng nên những vương triéu hùng mạnh và một nên văn minh đặc sắc.
Căn cứ vào những di chỉ khảo cổ nay cho thấy những cư dan ven biển và hải đảo
nước ta cách đây hàng vạn năm đã thích ứng với môi trường biển và hướng những hoạt
động khai thác của mình vào các tài nguyên biển Nếu như phương thức kiếm sống của
chủ nhân văn hóa Đa Bút, Quỳnh Văn, Bàu Dũ, Hoa Lộc, Bàu Tró là thu lượm và săn
bắn, trong đó việc đánh cá biển, thu lượm sò, ốc điệp, ngao có vai trò rất quan trọng thì
chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh lại có xu hướng hướng biển mạnh mẽ, hoạt động liên quantới biển chỉ phối phần lớn trong đời sống sinh hoạt Rồi từ đó chủ nhận văn hóa SaHuỳnh đã tiếp thu và bản địa hóa văn hóa Ấn Độ dé trở thành người Chăm và tao dựng
quốc gia Champa
Có thể thấy, đời sống kinh tế và các hoạt động văn hóa biển đã thẩm thấu sâu
vào cơ tầng văn hóa và là một bộ phận hợp thành, đem lại nhiều sinh lực phát triển mớicho các nền văn hóa, văn minh cé hình thành trên lãnh thổ ở miền Trung Việt Nam
| [37: 19] Ít nhất từ thời sơ kỳ đồ đá mới đã có sự phân bố dân cư ở vùng ven biển nước
i | ta Các phát hiện khảo cổ học đã minh chứng sự hiện diện của cư dân-ven biển miền
| Trung Những cư dân sống ven biển đã tạo nên các nền văn hóa khảo cổ tồn tại suốt
" hàng ngàn năm, chủ nhân của các nền văn hóa ấy đã thích ứng với môi trường biển,
hướng các hoạt động khai thác của mình vào tài nguyên biển Và miền Trung Việt
Nam do vị thế mở của mình và cũng do những nguyên nhân lịch sử là nơi cập bến của
nhiều lớp.cư dân khác nhau đã tạo ra các lớp văn hóa chồng xếp thậm chí thắm thấu lẫn
nhau.
18
Trang 261.3 Đời sống và quá trình ứng xử với môi trường bién của các cư dan miền Trung
1.3.1 Người Việt với biển
So với hai vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, miền Trung thể hiện rõ nét là một vùng
đệm mang tính trung gian Nơi đây đã chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố tự nhiên là núi
non, biển, sông ngòi, đồng bằng vào trong các thành tố văn hóa vùng, được thể hiện rõ
nét qua các loại hình văn hóa, tập tục xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã đông bang ven biên nói riêng.
Bờ biển miền Trung nước ta dài 1200 km, địa hình bị chia cắt theo chiều bắc
nam bởi các dãy núi đâm ngang ra sát biển, vùng đồng bằng hẹp, nước biển xanh, ít
phù sa, các sông chảy theo chiều đông tây tạo thành nhiều cửa sông, vững vịnh Chính
đặc điểm địa hình này đã đặt miền Trung vào một thế đứng trước biển Với sự chật hẹp
của đồng băng, sự chặn đứng của các dãy núi sau lưng, việc tiên ra biển như là một sự
ya chọn không thé khác Khi đó không gian sinh kế, không gian sinh tồn, không gian
thương mại, không gian văn hóa được kiến tạo chồng lấn lên nhau trên không gian lãnh
hải [5: 19].
Trong quá trình sống, lao động và mưu sinh, con người nơi đây đã ngày cảng
gan bó với biển và mọi sinh hoạt của họ đều có sự hiện hữu của biển Chính vì vậy, cư
dân vùng ven biển miền Trung có đặc thù tụ cư và sinh sống nương tựa vào biển, thíchnghi với biển để tồn tại Điều này đã được minh chứng qua những dấu tích được tìm
thấy trong các nền văn hóa khảo cổ như: văn hóa Hoa Lộc, văn hóa Quỳnh Văn, văn
hóa Bau Tró, văn hóa Sa Huỳnh Những dau ấn của biển ấy đã chứng minh rằng biển
cả là nơi cung cấp nguồn sống chủ yếu cho các cộng đồng người tiền sử cư trú ở venbiển từ hàng ngàn năm trước, đồng thời cho thấy tổ tiên chúng ta đã xác định được vai
trò “kinh tê biên” từ rât sớm.
Theo một số sử sách ghi chép lại, quá trình Nam tiến một cách có tổ chức của
người Việt bắt đầu từ thời Lý Quá trình này đã tác động không nhỏ tới tiến trình lịch
sử, bức tranh dân cư và văn hóa của miền Trung Năm 1069, vua Ly Thánh Tông thân
chỉnh đi đánh quân Chiêm Thành và giành được thắng lợi Sau đó Chế Củ xin dâng ba
Trang 27châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt ngày nay là vùng Quảng Bình, QuảngTrị Tiếp đó năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô và Lý để cưới được công chúaHuyền Trân của nhà Tran Ngay lập tức, hai châu này được đổi tên thành Châu Thuận
và Châu Hóa ngày nay thuộc các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hội An và các huyện
Đại Lộc, Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam Dưới triều đại nhà Hồ, vùng đất Chiêm Động
-_ và Cổ Lũy được đặt thành bốn châu là Thăng, Hoa, Tu, Nghĩa thuộc phan lớn tỉnh
Quảng Nam và Quảng Ngãi ngày nay Sang triều nhà Lê, vua Lê Thánh Tông cho di
dân, khai khẩn đất hoang, lập quan cai trị và thiết lập cương giới nhà nước đến tận
vùng núi Thạch Bi (thuộc Phú Yên ngày nay) Năm 1602 sau khi Nguyễn Hoàng nhậm
chức trấn thủ Thuận Hóa (năm 1558) đã mở ra một thời kỳ mới ở Đàng Trong Đến
năm 1611, sau chiến thắng với Champa, lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng từ đèo CùMông đến đèo Đại Lãnh Năm 1653, vua Champa là Bà Tam dem quân vào đòi lấy Phú
Yên, chúa Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc Hầu làm thống binh đem 3.000 quân đi
đánh, thu phục vùng đất Khánh Hòa ngày nay Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu đã
ra lệnh sáp nhập vùng đất còn lại của Champa, lập nên phủ Bình Thuận Việc Champasuy yếu và lần lượt sáp nhập thống nhất vào Đại Việt là kết quả tất yếu của một quátrình, hình thành nên sự cố kết dân tộc, pha trộn bản sắc văn hóa giữa các cộng đồng
dân cư cùng sinh sống trên mảnh đất miền Trung Việt Nam VỀ sau dưới triều Tây Sơn
và đặc biệt dưới thời kỳ trị vì của các vị vua nhà Nguyễn, cương vực lãnh thé của nước
ta tiếp tục được mở rộng đi cùng với quá trình di dân của người Việt
Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Kim còn cho rằng ngoài việc mở rộng thêm “yếu tố
lục địa” thì thực tế, các sự biến chính trị đó còn đem về cho Đại Việt cả một hệ thốngcác thương cảng miền Trung với các Chiêm Cảng, Thị Nại và một truyền thống giao
thương, không gian biển rộng lớn Đến cuối thế ki XV, không gian “Đông Hải” của
Đại Việt đã có sự lan toả và chồng lắn lên vùng biển Champa xưa [37: 20]
Khác với các luồng đi dân vào Nam Bộ, phương thức di dan của người Việt vào
miền Trung có nhiều nét đặc thù Phần lớn những cư dân này đều có nguồn gốc từ
vùng Thanh Nghệ [63: 246] cùng với quá trình Nam tiến của người Việt, vương quốc Champa ngày càng thu hẹp về phía nam và tới thế ki XVI thì vương triều cuối cùng ở
20
Trang 28vùng Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay cũng bị tan rã Tuy vương quốc Chăm mất
nhưng dân tộc Chăm vẫn còn [63: 246] và không ít người Chăm đã hòa huyết với
người Kinh hay bị người Kinh đồng hóa về văn hóa, góp phần không nhỏ về dòng máu
và văn hóa trong việc hình thành cộng đồng người Việt ở Trung Bộ
Di cư đến mảnh đất miền Trung, cư dan Việt “bắt buộc” phải “nhìn ra biển”.Trước hết do hoàn cảnh về kinh tế và địa hình Họ bị kẹt giữa một môi trường mới mà
phía sau là núi, phía trước là biển cả với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú Thứ hai
là sự cộng cư cùng người Chăm khiến cho người Việt dần hiểu hơn về biển và trở về
đúng bản chất cội nguồn của cư dân Đông Nam A — cư dan vừa giỏi nghề lúa nước vừagiỏi nghề đi biển [85: 220] Thứ ba là người Việt sớm có sự tiếp xúc và giao lưu cùng
người Hoa đặc biệt trong khoảng thời gian từ thế ki XVI đến thế ki XVIIL Trước đó,
qua những mảnh gốm Hán xen lẫn những mảnh gốm Chăm được tìm thấy ở Cổ Lũy đã
cho thấy người Hoa đã có những giao thương trên biển với người Chăm từ rất sớm
Đến thế ki XVII, sự hưng khởi của một loạt các đô thị ở miền Trung đã thu hút các
đoàn thương nhân người Hoa đến buôn bán, trao đổi trong một thời gian dài “Và cũng
chính nhờ hình ảnh những chiến thuyén di cư hàng nghìn hải lý ấy mà những con sóng
dữ và bão bùng ít nhiều thôi ám ảnh người dân bản địa” [85: 221-222].
Thiên nhiên tạo nên ở vùng biển miền Trung các luồng hải lưu gần bờ, đem đến
cho vùng biển này những luồng cá lớn và cũng bởi địa hình có núi vươn sát ra biển,
hoạt động nông nghiệp khó khăn do địa hình đồng bằng chật hẹp nên khi thiên di tới
vùng đất này, người Việt buộc phải thích nghi với biển Piétri cho biết chỉ riêng Trung
Kỳ, trên 1200 km, ước tính đã có khoảng 500 000 người chuyên sống bằng nghề đánh
cá [34: 13] Vì vậy có thể nói chất biển đậm màu trong văn hóa của người Việt ở vùng
đất này và thé hiện nổi bật trong ngư nghiệp Dan dan số lượng ngư dân tăng lên và
nghề biển có tính chuyên nghiệp thì họ thành lập các vạn! Ở miền biển, vai trò của
nam giới rất quan trọng Họ là trụ cột, lực lượng lao động chính trong mỗi gia đình do
nghề đi biển đòi hỏi những người phải khỏe mạnh, có tay nghề, biết bơi lặn và dám vật
! Van là tập hợp những hộ gia đình chuyên làm nghề đánh bắt thủy sản và sống định cư trong những chiếc thuyền
trên biển (gọi là dân thủy cư) Vạn được thành lập theo tỉnh thần tự nguyện và mang tính tự quản, trong vạn cũng
có dòng họ, phe giáp.
21
Trang 29lộn với sóng gió Hầu hết phụ nữ miền biển đều đảm nhiệm việc nội trợ và làm các công việc buôn bán, phụ giúp chồng con trước khi ra biển!,
Trong lao động sản xuất, con thuyền được cư dân ven biển ở đây đặc biệt chú
trọng Khi viết cuốn Thuyén buôm Đông Dương, Piétri đã ghi nhận hàng chục loại ghethuyền của Việt Nam đọc từ biển Trà Cổ đến Hà Tiên” Hình ảnh chiếc ghe bầu Trung
Bộ đã trở thành “biểu tượng” cho nghề buôn cận duyên suốt mấy thế kỉ.
Thật khó có thé thống kê hết ngành nghề liên quan đến đánh bắt của ngư dân
suốt đọc ven biển miền Trung Qua thời gian, những cư dân ven biển và hải đảo đã biết
thích ứng với việc khai thác biển thông qua việc sáng tao ra những ngành nghé liên
quan đến biển nhằm phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng Đó là các nghề làm muối ở
Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An), Hộ Độ (Hà Tĩnh), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Tuyết
Diêm (Phú Yên), Hòn Khói (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Nhiều địa phương
có nghề sản xuất nước mắm nổi tiếng như Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Phú Yên,
Nha Trang
Sự chỉ phối của biển cũng ghi lại nhiều dấu ấn lên ngôn ngữ của người dân nơiđây Trong vốn từ địa phương của họ có rất nhiều từ liên quan đến biển, ngành nghềhoạt động trên bién, sản vật biển Kho tang văn học dan gian miền bién thật phong phú,
thể hiện quá trình chinh phục, tâm thế ứng xử của con người trước biển cả Trong kho
tàng ấy có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, hò vè phản ánh quá trình lao động, mô tả thời
tiết, ngợi ca tình cảm: hay sự giàu có của biển ca, xem thời tiết, đoán định giông bão,
xác định hướng đi trong đêm tối qua những câu tục ngữ, ca dao, vé như:
Ming 5 tháng 9 bão rơi
Nào ai đi lộng đi khơi phái về.
Hay:
-_ | Con trai ở miền biển lên bảy, tám tudi đã “đi hôi” (nhặt tôm cá rơi vãi mỗi khi thuyền về), khoảng 9 đến 12 tuổi
sẽ đi “vẹt sắp” (sắp xếp các ngư cụ trên thuyền, phân chia các loại cá), từ 13 đến 16 sẽ được làm thợ phụ trên
thuyền và làm một số công việc như g1ữ ông phao, xuông ngáng, các việc chuẩn bị xuống thuyền Từ 17 tuổi trở
lên đã có thể ra khơi, vào lộng, va chạm với sóng gió trên biến.
? Để rõ hơn, xin xem thêm các miêu tả của J.B Piétri trong cuốn Thuyén budm đông đương [34: 102-159].
22
Trang 30Tháng giêng thiếu mat ngư
Tháng tư thiếu mat nông
Tín ngưỡng thờ các vị thần biển chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tỉnh thầncủa cư dân đi biển ở miền Trung Do điều kiện sống và lao động của họ là môi trường
biển, biển mang lại nguồn hải sản phong phú nhưng cũng lại là một 4n họa khôn lường
vừa thách thức vừa đe dọa đến tính mạng của họ Vì vậy họ cần một lực lượng siêu
nhiên nào đó trước biển cả mênh mông hùng vĩ để làm chỗ dựa về sức mạnh tỉnh thần
với hệ thống các thần bién rất đa dang và phong phú
Như vậy, sau chủ nhân của các nên văn hóa Da Bút, Hoa Lộc, Quỳnh Văn, Bàu
Dũ, Sa Huỳnh, Champa từ sau thế kỉ X, người Việt đã bắt đầu quá trình Nam tiến.
Thiên đi và tụ cư đọc theo ven biển vào phía nam, khi đối mặt với biển, người Việt đã
tận dụng kinh nghiệm sông nước của vùng quê Thanh-Nghé, tiếp thu vốn tri thức biển
của các cư dân cé cùng với sự ưu đãi về tai nguyên biển, ho dan vươn ra biển và hình
thành cộng đồng dân cư sống bằng nghề biển
1.3.2 Quá trình nhập cư và đời sống của người Hoa ở miễn Trung Việt Nam
Người Hoa là một dân tộc trong 54 cộng đồng tộc người ở Việt Nam, cư trú tại
nhiều địa bàn khác nhau trong cả nước Hiện nay ở Việt Nam, người Hoa sống tập
trung ở một số tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hưng Yên, Quảng Nam,Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh Họ có ngôn ngữ thuộc dòng ngôn ngữ Hán — Tang
(cùng với các dân tộc Sán Diu, Ngái, Lô Lô, Hà Nhì, Si La Ở Việt Nam, người Hoa
còn có tên gọi khác là người Tàu, người Minh Hương, người Các Chú, người Khách Tru, Đường Nhân [72: 34].
Hiện tại có rất ít tài liệu nghiên cứu về các đợt đi dân và đời sống của các thương
nhân, các dòng người ty nạn người Hoa ở Việt Nam Xét theo bối cảnh kinh tế, chính
trị, người Hoa đến Việt Nam xuất phát từ hai nguyên nhân chính: thứ nhất do hoạt
động buôn bán, trao đôi giữa nước ta và Trung Hoa phát triển mạnh mẽ đặc biệt từ
khoảng thế kỉ XVI, thứ hai do các biến động chính trị ở Đại lục (Trung Hoa), nhiều
23
Trang 31quan lại và dân chúng tìm đến một vùng đất mới để ổn định cuộc sống trong đó có
miền Trung Việt Nam Đỉnh điểm của làn sóng di cư này diễn ra vào thời điểm cuối
nhà Minh, khi người Mãn chiếm được Trung nguyên lập nên nhà Thanh và bắt nhân
dần phải cạo tóc, thắt bím ăn mặc như người Mãn Trước tình hình đó, các quan lại,
thần dân nhà Minh đã rời bỏ đất nước để tránh sự đàn áp của nhà Thanh, giữ lòng trungtín với triều đình cũ Được phép của chúa Nguyễn, họ định cư và dần hòa nhập vào đời
sống với người dân bản địa.
Trước hết, về kinh tế, theo nhiều nguồn tư liệu thư tịch cũng như qua kết quảkhảo cổ học ở địa phương đã phát hiện khá nhiều các hiện vật Hán như tiền, công cụ
sắt, vò Điều này cho thấy người Hoa đã tham gia vào hoạt động buôn bán ở nước ta
từ rất sớm Châu Thị Hải [26: 459] và nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng họ đến đây
từ thé ki thứ II trước Công nguyên
Ở miền Trung, dưới thời nhà Lý, triều đình phong kiến quy định các thuyềnbuôn nước ngoài chỉ được cập bến các cửa biển như Lach Thơi, Viên (Lach Quên),
Cần Hải (huyện Quỳnh Lưu ngày nay), cửa Diễn Châu (Bắc Nghệ An), Tha Viên
(huyện Hưng Nguyên ngày nay), Ky Hoa (huyện Kỳ Anh ngày nay) Sách Dur dia chi
của Nguyễn Trãi chép rõ: “Các người ngoại quốc không được tự tiện vào trong nội
trấn, tất cả đều phải ở Vân Đồn, Vạn Ninh, Cần Hải, Hội Thống, Hội Triều, Phú
Lương, Tam Kỳ, Trúc Hoa” [12: 293] Thời kỳ này, Cần Hải, Hội Thống là hai thương
cảng lớn của miền Trung Việt Nam luôn đón nhận các thuyền buôn Trung Hoa, Nhật
Bản và các nước châu Á tới buôn bán
Cửa biển Can Hải (sau này đổi thành Cần Hải do ky húy, dan gọi chệch đi là cửa
Con Hải) là một cửa biển lớn của Nghệ An, đón nước sông Hoang Mai rồi đổ ra biển.
Khoảng từ thé kỷ XI — XVI, thuyền buôn Trung Hoa chở hàng hóa sang nước tathường đậu vào đây để mua bán Tại cửa biển Hội Thống, Lê Văn Diễn chép “cứkhoảng cuối xuân đầu hè thì thuyền buôn người Quảng Đông (Trung Quốc) kéo sanghàng trăm chiếc, nối đuôi nhau vào cửa Hội khiến cho cảnh biển khơi thêm sôi động,
! Tập thể các tác giả trong cuốn Các nhóm tộc người Trung Quốc ở Đông Nam Á hay Victor Purcell trong cuốn Người Trung Quốc ở Đông Nam Áđều đồng ý với quan điểm này.
24
Trang 32ồn ào” [12: 294] Phía trong là làng Hội Thống, người buôn Trung Hoa được lưu trú tại
đây dé tiêu thụ hàng hóa Dau thế ki XVI, họ được phép chuyển dan vào phía trong
lập phố mở chợ, trao đổi hàng hóa với dân ở các xã của Nghỉ Xuân Sách Nghệ An Ký
của Bùi Dương Lịch chép: “Phía trước núi, sông Lam chảy qua rất rộng, là nơi sông La
ở huyện Thiên Lộc chảy vào Chỗ ngã ba sông Minh Lương chảy vào sông Lam, có
ghềnh đá nổi ở giữa sông Phía đông có bến đò gọi là bến Phù Thạch Ở đầu bến có
người Tàu cư trú, buôn bán, nhà ngói san sát, thuyền bè tụ tập, gọi là phố Phù
_ Thạch ” [42: 205] Thời kỳ thịnh vượng, dân số của làng Minh Hương ở Phù Thạch
gồm khoảng 100 hộ và 12 dòng họ [12: 296] nhưng chỉ qua một vài đời, dân Minh
Hương ở đây đã dần Việt hóa hoàn toàn Hàng hóa mang tới trao đổi chủ yếu là các sản
phẩm được mua từ Trung Quốc như: thuốc bắc, vải lụa bọc gam, bút mực, sách, thuốc
nhuộm, chè Ô Long, sâm Cao Ly Sở đĩ, các cửa biển vùng Nghệ - Tĩnh này từng
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, bang giao khu vực là do trong điều
kiện đi biển thời bấy giờ, các dòng hải lưu và luồng gió chính ở vịnh Bắc Bộ đã hạnchế các thương thuyền Trung Quốc tiếp cận châu thổ sông Hồng từ phía đông [36:
191].
Ngoài ra, tại Quảng Bình và Huế cũng ghi nhận sự xuất hiện buôn bán và định
cư của người Hoa tuy không sôi động bằng Nghệ - Tĩnh Theo Trần Bá Chí, trên đất Quảng Bình trước đây có hai tụ điểm kinh tế- văn hóa của người Hoa [12: 308] Tụ
điểm ở cửa biển Nhật Lệ hình thành từ đầu thế ki XIX và từ cửa biển sông Gianh đilên, tụ điểm Ba Đồn hình thành vào cuối thé ki XIX Từ cửa biển Thuận An (cửa Eo)ngược lên khoảng 10 km, phố cé Thanh Hà trở thành một tụ điểm của người Hoa từ thế
ki XVII Năm 1658, chúa Nguyễn cho phép người Hoa định cư lâu dai ở đây và lập Dai
Minh khách phố (Thanh Hà phổ).
Đầu thời Minh, tuy Trung Hoa thực hiện chính sách “hải cắm” (cấm biển) nhưng
cư dân Trung Hoa ven biển từ Phúc Kiến đến Quảng Đông vẫn tiếp tục giao lưu buôn
bán với vùng biển phương Nam [86: 60] Năm 1567, sau lệnh dỡ bỏ chính sách cam
biển của hoàng dé Minh Mục Tông, thương nhân Trung Hoa tiến hành đây mạnh hoạt
động buôn bán qua đường biển tới các nước trong khu vực Đông Nam Á đặc biệt tại
25
Trang 33Hội An Việt Nam Bên cạnh đó, chính sách hạn chế buôn bán giữa Nhật Bản và Trung
Quốc thời kỳ này biến Hội An “thành những địa điểm chuyên khẩu hoặc trung gian cho
cuộc mau dịch hai nước đó” [10: 11], giúp Hội An càng trở nên phon thịnh, sam uất và
trở thành nơi có mật độ tập trung người Hoa cao nhất.
Trong Phi biên tap lục, Lê Quý Đôn đã viết về hoạt động trao đổi hàng hóa ở
Hội An như sau: “đại pham những hóa vật được sản xuất từ các phủ Thăng Hoa, Điện
Bàn, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Bình Khang cùng dinh sở Nha Trang chỗ thì người tachuyên chở hàng hóa bằng thuyền theo đường thủy, hay chở bằng ngựa theo đường bộ,
đều đỗ dồn xô về phố Hội An cả Ở nơi đây (Hội An), các khách Trung Quốc đều tới
mua hàng đưa về Tàu, nên buổi trước hàng hóa rất nhiều, dẫu có một trăm chiếc thuyền
lớn chuyên chở hàng hóa trong một lúc cũng không thé chở hết được” [18: 181] Giáo
sĩ C Borri khi cư ngụ tại Hội An (từ năm 1618 đến năm 1621) cũng nhận thấy rằng:
“người Trung Quốc và người Nhật là những thương khách chủ yếu trong hội chợ” và
“người Trung Quốc thì đi một thứ thuyền buồm gọi là somes, đem lại rất nhiều tơ lua
tốt va các đặc sản của nước họ” [13: 90].
Ngoài yếu tố kinh tế, một làn sóng di tản khác của người Hoa đến Việt Nam nói
chung và miền Trung nói riêng do nguyên nhân từ các rối loạn nội bộ của cuộc nộichiến Hiện tượng này từ Tiền Hán về sau, đời nào cũng có Nhung 6 ạt hơn cả là vào
thời điểm nha Thanh lật đỗ nhà Minh, xây dựng một vương triều mới Những quan lại
và người dân trung thành với chế độ cũ rời đất nước để di tản đến nhiều nước ở Đông
Nam châu A trong đó có Việt Nam Ở miễn Trung, cùng với sự phát triển mạnh mẽ vềkinh tế, Hội An trở thành cái tên được nhiều người Hoa lựa chọn khi đặt chân đến vùngđất mới Sau đó, số lượng người Hoa lại tiếp tục tăng lên tại miền Trung nước ta docuộc chiến tranh thuốc phiện dưới thời Thanh Tuyên Tông (từ năm 1839 đến năm
1842) gây ra bởi đế chế Anh Từ khoảng giữa thế ki XVII sang các thé ki từ XVIII trở
đi, các đợt di dân của người Hoa chủ yêu tiên sâu vào vùng Nam Bộ, đóng vai trò
-không nhỏ trong quá trình hình thành và khai phá vùng đất Nam Bộ cách đây hơn 300
năm (điển hình là các cuộc nhập cư của Mạc Cửu, Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn
Dich ) Hau hét, người Hoa đêu chọn con đường biên đề di cư tới các vùng dat mới
26
Trang 34trong đó có miền Trung Việt Nam Hok Lam Chan cho rằng “vốn đã tham gia vào các hoạt động mậu dịch hải ngoại, phần nhiều họ đi theo hải trình đương thời và đã cập bến
vào những hải cảng ở An Nam hay Chiêm Thành mà họ đã quen thuộc qua kinh
nghiệm mậu dich” [29] Sau khi tới đây, phần đông di dân người Hoa đều chung sống
hòa thuận với người Việt, lẫy vợ, sinh con, an cư lạc nghiệp và dần hấp thụ nhiều yếu
tố của lối sống, văn hóa Việt Nam một cách rất tự nhiên và không cưỡng bách
Như vậy xuất phát từ tình hình chính trị rối ren và nhu cầu mở rộng thị trường
buôn bán, phát triển thương mại cộng thêm chính sách ưu đãi của các chúa Nguyễn ở Dang Trong đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Hoa đến tạm trú, định cư ở miền
Trung Việt Nam mà một trong những trung tâm lớn là Hội An Để hoạt động buôn bán
và định cư của người Hoa ở Đàng Trong được thuận lợi, chúa Nguyễn Phúc Lan đã ra
chiếu chỉ: “Thừa nhận xã Minh Hương hay thôn xã do người di cư của nhà Minh tổ
chức thành nơi cư địa tập trung của họ và hoan nghênh họ nhập tịch làm biện dân, coi
họ là những đồng bào quý hóa” [80: 9] Ngoài ra, chúa còn ban nhiều đặc ân cho người
Minh Hương để phân biệt với những người Hoa kiểu như: “Dân xã được miễn các
phục dịch, sưu sai, tuần đồ, quét chợ, sinh không kể, chết không trừ cho đến khi có đại
điển mới tu bổ dem nộp ” [80: 155] Làng xã Minh Hương đã thành lập bên cạnh
làng Hội An và làng Cổ Trai về phía đông vào khoảng năm 1640 và cho đến 1653 mới
én định
Như vậy có thé thấy, cộng đồng người Hoa cư trú ở miền Trung mà tiêu biểu là Hội An trong những thé ki trước đây gồm hai thành phan Loại thứ nhất là những
thương khách gặp gió mùa không thuận hoặc do thương vụ kéo dài, không kịp mùa gió
để về nước đành ở lại qua năm mới quay trở về, những người này chủ yếu là thươngnhân vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc và được người Việt gọi là Khách trú Loại thứ hai
là những người muốn sinh sống, định cư lâu dài ở miền Trung chủ yếu là các di dân chịu ảnh hưởng của các biến động chính trị trong nước di cư tới, nhập quốc tịch Việt
Nam mà người Việt gọi là người Minh Hương Và có lẽ, những ảnh hưởng văn hóa
Trung Hoa tới vùng đất miền Trung mạnh mẽ nhất kể từ sau những đợt di dân của người Hoa thời kỳ cuối Minh đầu Thanh Các nhóm Minh Hương đã đi cư đến đây,
27
Trang 35mang theo văn hóa Hán và trực tiếp tuyén bá nó trong đó tiêu biểu là người Hoa ở Hội
An (Quang Nam), Thu Xà, Cô Lũy (Quảng Ngãi)
1.4 Tục thờ Nữ thần va Nữ thần bién ở miền Trung
Do cơ cấu kinh tế tiểu nông ruộng nước quy định mà phụ nữ Việt có một vai tròquan trọng trong xã hội và có thé coi “đó là sự tiếp nối phan nao tinh thần trọng nữ từ
chế độ mẫu hệ trong quá khứ” [39: 406] Và trên thực tế, người phụ nữ Việt đều tham
gia vào mọi sinh hoạt tín ngưỡng dân dã được coi là một tiền đề cho hoạt động thờ các
vị thần là nữ Tục thờ Nữ thần ở Việt Nam có nguồn gốc lâu đời, gắn liền với nghềnông' và lỗi sông làng xã cộng đồng mang tính điển hình ở Đông Nam Á Nhiều học
giả phương tây từng cho rằng: “Đông Nam Á là xứ sở của mẫu hệ” [71: 530] Điều này
cho thấy ước vọng phén sinh và sự chở che của những vị Nữ thần, Mẫu thần trong tâm
thức người Việt là hết sức lớn lao, phản ánh vai trò và vị trí to lớn của người phụ nữ
xuyên suôt quá khứ đên hiện tại.
Quá trình hình thành và phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu cũng mang tính đa chiều,
trước nhất đạo Mẫu phát triển trên cái nền Nữ thần thường gắn với tính quốc gia, dân
tộc như thờ Mẹ Gióng, Mẫu Tây Thiên, Nguyên Phi Y Lan, Thái hậu Từ Dũ, Chau Bát
Nạn Về cơ bản, lớp Nữ thần và Mẫu thần mang tính bản địa, nội sinh [60: 47] Vượt
lên trên Nữ thần, Thánh Mẫu là những Nữ thần có công lao, tích trạng rõ rang được
nhân dân tôn xưng thành Thánh Mau, trải qua quá trình “lên khuôn” (chữ dùng của GS.
Ngô Đức Thịnh) từ cơ sở thờ Nữ thần.
Miền Trung là khu vực có hệ thống sinh thái tự nhiên da dang (núi, đồng bằng,
biển) Cuộc sống đối mặt với biển khiến cư dân miền Trung phải tìm cách thích nghỉ vàvươn dan ra biển khơi Đặc điểm tự nhiên này đã chi phối không nhỏ đến phương thứcsinh tồn, thế ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội nơi đây Tạ Chí
Đại Trường cho rằng: “sự phát triển của Đại Việt từ thế ki XV trở đi đã khiến cho
người ta lưu ý đến biển như một vùng hoạt động phải có, nối đài với đất - một không
! Dinh Gia Khánh cho rằng: “Vi gắn với việc sản sinh ra thóc gạo để nuôi sống con người cho nên các vị ấy
thường là Nữ thân” [60: 47].
28
Trang 36gian sinh tồn của dé quốc nhỏ nhoi mới nổi - từ đó ta bắt đầu gặp một hề thống thần
biển thực sự mà những tô vẽ của tầng lớp nho sĩ cầm quyền không che lấp được đặc
tính riêng trong sự thờ cúng của dân chúng đối với người bảo trợ mình giữa sóng nước
mông mênh” [79: 189-190] Tiếp giáp với biển, cư dân miền Trung đã tiếp nhận trong
tín ngưỡng dân gian của mình một tập hợp những Nữ thần liên quan đến nước, đến
biển.
Môi trường văn hóa biển và những hoạt động đánh bắt thủy hải sản đã tạo ra
nhiều “chất biển” trong tâm thức của cư dân ven biển miền Trung Với sự đa dạng về
nguồn gốc của các cộng đồng cư dân (trong đó tín ngưỡng của người Việt giữ vai trò
chủ đạo, tiếp đến là tín ngưỡng của người Hoa và ảnh hưởng của yếu tố Chăm) đã hình
thành nên một bức tranh về tín ngưỡng thờ nữ thần biển vô cùng đa dạng và nhiều màu
sắc Họ đều là những vị phúc thần luôn bảo vệ, che chở cho ngư dân mỗi khi ra khơi
vào lộng, giúp đỡ những thương thuyền buôn bán ngược xuôi trước sóng gió biển khơi
được thuận buồm xuôi gió, “tôm đầy ra, cá đầy thuyền” Họ còn là những biểu hiệncho tỉnh thần sợ hãi trước những sức mạnh vô biên của biển cả mà con người không thé
khuất phục Đúng như H.Le Breton từng miêu tả: “Đối mặt với đại dương bao la, màn
đêm bắt đầu bao phủ, một ngư dân nghèo khổ phủ phục trước một bàn thờ cũ kỹ đặt
- ngay trên nền đất cát Dan dần ánh sáng ban ngày còn lại vụt tắt, bóng đêm dày đại
dương đã xóa đi bóng con người đang quỳ lay Bé cả ram ri at tiếng thầm thì khấn vai
và trong đêm sâu chỉ còn lóe lên chấm đỏ của nén hương đang cháy, khói bốc thẳng lên
trời Tĩnh mịch bao la của đêm tối lan tỏa trùm lên nỗi lo sợ và niềm thống khổ của
kiếp người trước bài toán nghìn đời của sự sống và cái chết” [81: 44-45]
Yếu tố “biển” cùng quá trình định cư lâu dài của cộng đồng người Việt, người
Hoa trên vùng đất thuộc vương quốc Champa trước đây khiến đời sống tín ngưỡng thờ
Nữ thần biển ở khu vực miền Trung ngày càng phát triển phong phú Sự tích hợp
chồng xếp lên nhau của nhiều tầng văn hóa theo thời gian, trên các “Mẫu cũ” đồng thờitiếp thu các “Bà Mẹ” mới với các giá trị văn hóa vốn xuất phát từ các tộc người cư trútrên nhiều không gian khác nhau đã đem lại những hình tượng nữ thần biển hoàn toàn
29
Trang 37“mới” so với tín ngưỡng thờ nữ thần, Mẫu thần của người Việt ở Bắc Bộ Có thể kể tới
một sô trường hợp tiêu biêu như:
Mẫu Thiên Y A Na: Là hình tượng Mẹ xứ sở Po Nagar của người Chăm, được người Việt đón nhận và thờ phụng từ khi mở mang bờ coi về phía biển và phương
Nam Bà ngự trị trong đời sống tâm linh của các cộng đồng cư dân Việt với danh xưngThiên Y A Na Theo thần tích, Thánh Mẫu Thiên Y A Na là tiên nữ giáng trần tại xứ cù
lao (Nha Trang), nàng hóa thành khúc gỗ kỳ nam trôi theo dòng nước biển tới xứ Bắc
Hải và kết duyên với thái tử sinh được hai người con là Cậu Quý và Cậu Tài Một thời
gian sau, nhớ quê hương, bà dat hai con nhập vào khúc kì nam vượt biển trở về Bà daydân cách ứng xử, làm ăn Sau đó Bà trở về cõi tiên và được nhân dân xây tháp, tac
tượng thờ phụng Một số người già cho biết gốc tích của Bà có liên quan đến ngườiChăm, “Bà lớn lắm, cửa Thánh của Bà ở Nha Trang, Bà hiển đến đâu thì ở đó phải lập
lăng miếu thờ” [31: 109] Ngày nay, có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh bản chất
của tín ngưỡng Thiên Y A Na là tín ngưỡng nông nghiệp hay ngư nghiệp Tạ Chí Dai Trường cho rắng ngoài vai trò của một vị nữ thân “là mẹ lúa, một sản phẩm bản địa của -
dân trồng lúa nước” thì “quyền uy rộng lớn của Bà còn trên cả biển khơi” [79: 259].Trong cuốn Đạo Mẫu Việt Nam, Ngô Đức Thịnh cũng ghi nhận: “Thánh Mẫu Thiên Y
A Na, một sản phẩm hỗn dung văn hóa Việt - Chăm, với tư cách là một vị thần cai
quản xứ sở, vị thần phù hộ độ trì cho những người làm ruộng, làm nghề biển, nghề
buôn bán” [64: 281] Từ đó, có thé căn cứ vào tính chất sinh hoạt và hoạt động sản xuấttùy từng nơi mà việc thờ phụng Thiên Y A Na mang những sắc thái khác nhau Ví dụ ở
Sa Huỳnh, người dân thờ Bà trong ngôi đền sát cửa biển như một vị thần phù trợ cho
nghề đi biển của họ còn người Cor và người Hoa ở Tra Bong thì thờ Bà trong ngôi đền
Trường Bà với vai trò như một vị thần phù trợ cho việc buôn bán và hòa hiếu giữa các
dân tộc Ngày nay, Thiên Y A Na được người Việt ở miền Trung thờ phụng rất phổ
biến tập trung đông đảo nhất ở các tỉnh từ Huế trở vào đến Bình Thuận với hai trung
tâm lớn là điện Hòn Chén (Huế) và tháp Bà Nha Trang (Khánh Hòa) Ở các làng biển,
hằng năm lễ vía Bà được tổ chức trong hai ngày 24 và 25 tháng Giêng gồm lễ tế Âm
linh, lễ cáo và lễ chính.
30
Trang 38Bà Chúa Ngọc: Là hiện thân của Thiên Y A Na, sự tiếp biến từ hình tượng Nữ
thần Mưjuk của người Chăm Đại đa số trong các lăng miếu thờ Bà Chúa Ngọc ở miềnTrung đều không có tượng và phối thờ với hai người con của Bà là cậu Quý và cậu Tài
[38: 270] (trừ trường hợp lăng Nam Thọ - Da Nẵng) Những năm vạn làng có chuyện
không may như mat mùa, dịch bệnh, gây sự với nhau thì thủ tự phải ăn chay, nằm đất,tụng kinh gõ mõ 7 ngày liền tại lăng Gặp khi “biển đói”, ghe thuyền thất bát thì vạn
làng sẽ tổ chức lễ tống ôn tại lăng Bà trong hai đêm liền và vị thủ tự là người damđương trách nhiệm này Những ghe thuyền nào liên tục không đánh bắt được hải sản
thì nhân dịp này các chủ thuyền ấy phải đến lăng bà cầu xin và vị thủ tự sẽ dang nước
Cam Lỗ của Bà cho họ dé họ mang về rửa ngư cu, thuyền che để giải đen, giả hạn, tiếp
tục làm ăn.
Tứ Vị Thánh Nương: Bà vốn là một vị thần có nguồn gốc Trung Quốc nhưng đã
được bản địa hóa, thiêng hóa khi du nhập vào Việt Nam, trở thành một vị Nữ thần biển
mang lại bình an, may man cho cư dân biển ở Việt Nam Sau khi hiển linh gilp vua
Tran và vua Lê đánh giặc, Tứ Vị Thánh Nương được triều đình ban sắc phong Thượng
đăng thần và được nhân dân ven biển thờ phụng, đậm đặc nhất ở vùng biển miền
Trung Về vị trí của tục thờ Tứ Vị Thánh Nương trong hệ thống các vị thần biển nói
chung, GS Ngô Đức Thịnh từng nhận xét: “Có thể nói, cùng với thờ cá Ông, tín ngưỡng Tứ Vị Thánh Nương là tín ngưỡng phổ biến và có vai trò quan trọng nhất trong
tâm linh của ngư dân Việt” [38: 266].
Bà Bàng Lạch/ Dàng Lạch Chúa Nước Nương Nương: Là một vị Nữ thần được
rất nhiều vạn thờ phụng nhất là những nơi sát cửa biển Theo Nguyễn Xuân Hương, từ
danh xưng hình tượng Ba Dang Lach là sự tiếp nối, chuyên hóa từ tín ngưỡng thờ Nữ
thần biển ở cửa Cờn/ Lach Con (Tứ Vi Thánh Nương) [31: 119] Trong tâm thức của
người miền Trung, Bà Dàng Lạch gắn với những nguyện vọng cầu mùa biển bội thu,
đến việc ra vào cửa lạch của ngư dân Do vậy ngoài việc cáo tế trong các lễ cầu ngư,
Bà còn hiển hiện trong các nghỉ lễ liên quan đến phương tiện, công cụ và hoạt động
đánh bắt của cư dân biển như lễ cúng lạch, lễ phạt mộc, lễ tống mộc đưa đăm (khi đóng
thuyền mới)
31
Trang 39Thủy Long Thánh Mẫu: Là một vị nữ thần có nhiều tên gọi khác nhau như: Bà
Thủy Long, Bà Thủy Té, Bà Thủy Long Hà Bá, Thủy Đức Thánh Phi, Thủy LongThần Nữ Ngư dân miền Trung cho rằng, vị thần này vừa có tính thiện lại vừa có tính
ác Bà là nơi ngư dân gửi gắm sự bảo trợ của mình trong mỗi chuyến đi biển đầy tháchthức và may rủi, nếu có lòng thành kính sẽ được Bà phù hộ cho tai qua nạn khỏi, làm
ăn phát đạt Ngược lại nếu làm điều gì “xúc phạm” tới Bà như thả các vật dụng xuống
“thủy cung”, cứu người đã bị Bà dìm chết sẽ bị Bả trừng phạt Riêng ngư dân Quảng
Ngãi thì xem Thủy Long là vị Thần nữ cai quản vùng cửa sông, cửa lạch mà họ quen
gọi là Bà Thủy Do vậy những cư dân muốn vào lộng ra khơi thuận buồm xuôi gió, có
kết quả trong công việc thì phải đến miếu tế lễ Bà trước khi ra đi và cả khi trở về Ngưdân ở đây quan niệm bà là một vị phúc thần nhiều hơn Dưới thời Tự Đức, Bà đượctriều đình ban sắc phong Trứ Linh Chưởng Ứng Mục Uyên Hoằng Bác Uông Nhuận
Trung Dang Than [44: 152] Hiện nay có nhiều nơi thờ bà như miếu Bà Thủy Long
làng An Bằng (Thừa Thiên Huế), làng Khuê Trung, làng Nam Ô (Đà Nẵng), làng An
Bàng, làng Tĩnh Thủy, làng Điện Trường, làng Hà My (Quảng Nam), làng An Hải
(Quảng Ngãi), làng Tân Quy, làng Diêm Trường (Phú Yên)
Ngoài ra, ngư dân ven biển từ miền Trung còn thờ rất nhiều vị Nữ thần biển
khác như Thánh Mẫu thai Dương Phu Nhân', Thánh Bà Tran Quy Phi’, Chế Thắng phu
nhân Nguyễn Thi Bich Châu” Những vị nữ thần này thường có phạm vi thờ phụng
trong một không gian nhỏ như một làng hay một huyện ở miền Trung.
Bên cạnh các vị Nữ thân bản địa của người Việt và một sô Nữ thân được Việt
hóa từ người Chăm, sự đa đạng trong hệ thống các Nữ thần biển miền Trung còn phải
? Tục thờ Thai Dương Phu Nhân được bắt nguồn từ một hòn đá thiêng trên bờ biển Thuận An (Thừa Thiên Huế).
Hiện nay, miéu Bà được tọa lạc trên ấp Phú Ninh, thuộc làng Thai Dương Hạ Bà được ngư dân Thuận An tôn
thờ như một vị Thần biển có nhiều â ân huệ đối với họ.
? Bà được ngư dân Thanh Hóa cho rằng là vợ Long Vương, có khả năng bảo vệ cho ngư dân vượt sóng gió trùng
khơi, mang về những khoang cá day Sau khi hiển linh giúp vua đáng giặc, Bà được phong Thượng đẳng thần, lễ
hội Bà diễn ra vào mông hai tháng tư âm lịch hằng năm.
3 Nhan dân xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Ha Tinh thờ Bà Nguyễn Thị Bích Châu vì đã có công giúp vua ctru
nước và giúp đỡ dân chai ra khơi vào lộng mưu sinh bằng nghề đánh cá Tương truyền, năm 1377, nhà vua đem
quân đi đánh Chiêm Thành Khi đoàn thuyền của vua đến cửa biển Thần Phù thì giông tố nổi lên do Long Vương
muốn bắt nàng Bích Châu về làm vợ Ngay lập tức, Bà nhảy xuống biển hiến tế cho Thủy thần, trời yên, biển
lặng trở lai Sau khi giành thắng lợi trở về, nhà vua đã cho lập đền thờ Bà tại Nghè Vich (nằm bên cửa biển Lạch
Trường) và sai người thờ phụng.
32
ae rey
Trang 40kể tới các Nữ thần được người Hoa mang theo trong quá trình di cư đến đây Bên cạnh
việc dựa vào tài năng, sức lực của mình trong hành trình vượt biển đến các vùng đất
mới với vô vàn hiểm nguy, từ trong sâu thắm tâm hồn, họ vẫn gửi niềm tin hy vọng
vào sự chở che, bảo hộ từ các đẳng thần linh có thể giúp họ tránh được mọi tai ương
sóng gió.
Thiên Hậu Thánh Mẫu: Là một vị Nữ thần luôn bảo hộ các tàu thuyền của nguoi
Hoa di lại trên biển được an toàn, người gốc ở huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến (Trung
Quốc) Nữ thần này được thờ phụng ở rất nhiều nơi trên thế giới Theo truyền thuyết,
sau khi hiển linh bắt cướp biển vào thời nhà Tống, Bà được phong là Thánh phi, đến
đời Minh được phong là Thiên phi và được phong Thiên hậu dưới triều nhà Thanh.
Những người Hoa đến Việt Nam chủ yếu bằng đường biển nên luôn trông chờ và tin
tưởng vào sự trợ giúp của Thiên Hậu Ở Việt Nam, nhiều làng Minh Hương được nhàNguyễn cấp sắc, mỹ tự cho Thiên Hậu Thánh Mẫu là Hồng Từ Bác Nghĩa An Tế PhổTrạch Linh Huu Trang Huy thượng đẳng than (sắc ngày 5 tháng 11 năm Tự Đức thứ
năm) [74: 48] Lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu thường được tổ chức trong hai hoặc ba ngày trong đó ngày 23 tháng 3 âm lịch được coi là ngày vía chính Ngày nay, tín ngưỡng này không chỉ được người Hoa mà còn cả người Việt phụng thờ phân bố doc
từ bắc vào nam nhưng đậm đặc hơn cả là từ Nam Trung Bộ đến Nam Bộ
Mặc Nương: Theo truyền thuyết, sau khi hóa, Mặc Nương trở thành vị Hải thần
luôn thác mộng, hiển linh phù hộ trên biển cho người Hoa Tuy nhiên, truyền thuyết này có nhiều chỉ tiết khá giống với truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu Và có lẽ đây chỉ là một biến thé của tín ngưỡng thờ Thiên Hau’.
* Có thể tóm tắt truyền thuyết về Mặc Nương như sau: Theo truyền thuyết dân gian của người Hoa, vào thời Ngũ
Đại Thập Quốc (907 - 979), một người phụ nữ tên là Vương Thị ở cảng Hiền Lương (tỉnh Phúc Kiến, Trung
Quốc) bất chợt nhìn thấy một luồng hồng quang chiếu sáng vào trong nhà, cả căn nhà phát ra những ánh hào
quang rực rỡ, hương thơm tỏa ra ngào ngạt Không lâu sau, Vương Thi sinh ra một cô con gái đặt tên là Mặc
Nương do khi.sinh ra không kêu, không khóc, không cười Mặc Nương từ nhỏ đã rất thông minh, được cha mẹ
cho đọc sách, biết lễ nghĩa, học kinh Phật Đến năm bảy tuổi, Mặc Nương đã có thể biết tinh tú, rõ tiếng con nước
và ké rất nhiều chuyện ly kỳ cỗ quái Lúc đó ở vùng đông nam duyên hải, nạn lụt liên tiếp xảy ra, Mặc Nương đã
dùng pháp bảo được Quan Âm Bồ Tát tặng giúp đỡ nhân dân và được tôn thành Thần Cô Đến năm 28 tuổi, Mặc
Nương tới bờ biển cưỡi mây về trời và nhiều lần hiển linh cứu giúp người gặp nạn trên biển.
33