Trong bối cảnh đó, để giúp những người Việt Nam học tiếng Hán hiểubiết hơn về kho tàng thành ngữ tiếng Hán nói chung và các thành ngữ nói về tính cách con người của tiêng Hán nói riêng,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI & NHÂN VAN
Chuyé ngành: Ngôn ngữ hoc
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội 11/2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI & NHÂN VAN
LÝ LỆ
THÀNH NGỮ NÓI VE TÍNH CÁCH CON NGƯỜI TRONG
TIENG HAN (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)
Chuyé ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hồng Côn
Hà Nội 11/2013
1
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sô liệu, kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bô trong bat
kì công trình nao khác.
Người thực hiện luận văn
Lý Lệ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thay, Cô Khoa Ngôn ngữ học đã tận tìnhgiảng day và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, đặt biệt là PGS.TS NguyễnHong Cén, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài nay Xin cảm ơn các
anh chị học viên cao học cùng lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học
A
tap.
Trang 5MỤC LỤC
AY COS >7 VgiiiiiiiiiiiiiẳđiẳiẳảẳảẢ 8
0.1 Lý do chọn dé tài c c2 11221111221 E k1 nh net 8
0.2 Tình hình nghiên cứu - eae << <2 10
0.3 Đối tượng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12
0.4 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu - 13
0.5 Bố cục của luận văn c se 2c 211211211 rrưyn 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYÉT - -c c5: 16
1.1 Khái niệm thành ngữ va đặc điểm thành ngữ trong tiếng Hán 16
1.L1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán see cee vee vee TỐ
1.1.2 Đặc điểm chung của thành ngữ trong tiếng Hán 2
1.2 Phân biệt thành ngữ với các ngữ có định khác trong tiếng Han 24
1.2.1 Phân biệt thành ngữ với tục ngĩữ cee eee need 1.2.2 Phân biệt thành ngữ với ngạn ngĩữ 2Õ
1.2.3 Phân biệt thành ngữ vớiyết hậu ngữ ces vee c5 sec cóc s 22
12.4 Phân biệt thành ngữ với quản dụng ngĩữ 27
1.3 Khai niệm tính cách con người và thành ngữ nói vê tính cách con
1.3.1 Tĩnh cách COM HĐƯỜI cà cà cà cà cà cà cà sài cà cà 2Ó
1.3.2 Thành ngữ nói về tính cách con người - 30
V4 TiO Gt ea 32
CHUONG 2: KHAO SAT DAC DIEM CAU TAO CUA CAC
4
Trang 6THÀNH NGỮ NÓI VE TÍNH CÁCH CON NGƯỜI TRONG
TIENG HÁN (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) 34
2.1 Dẫn nhập - CC 21211121 n 12H nh nhe 34 2.2 Đặc điêm câu tao của thành ngữ nói về tính cach con người trong tiếng Hán 2c 0020122111221 1k T TH k TT nh nh cêg 35 2.2.1 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cầu trúc dé-thuyet 36
2.2.2 Các thành ngữ nói về tinh cách con người có cau trúc đăng lập 38
2.2.3 Các thành ngữ nói về tinh cách con người có cau trúc chính phụ 41
2.2.4 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc động-tân 44
2.2.5 Các thành ngữ nói về tinh cách con người có cau trúc động-bồ 44
2.2.6 Các thành ngữ nói về tinh cách con người có cầu trúc liên động 45
2.2.7 Các thành ngữ nói về tinh cách con người có cấu trúc câu phức 46
2.3 Đặc điêm câu tạo của các thành ngữ nói vê tính cách con người trong mi La 49 2.3.1 Các thành ngữ nói về tinh cách con người có cau trúc chủ vị 50
2.3.2 Các thành ngữ nói về tinh cách con người có cầu trúc dang lap 50
2.3.3 Các thành ngữ nói về tinh cách con người có cấu trúc chính phu 31
2.4 So sánh thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và ò0 La 52
2.4.1 Về các thành t6 cấu lqO ces tse cen ses se se xé se cà cà 52 2.4.2 Về cấu trúc thành ngữ òĂ cee ses cesses sec se sec 53
CHUONG 3 DAC DIEM NGỮ NGHĨA CUA CÁC THÀNH
5
Trang 7NGU NÓI VE TÍNH CÁCH CON NGƯỜI TRONG TIENG HAN
(Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) -ccẶ c2 55
3.2 Phương thức tạo nghĩa và đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ nói
về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng
3.2.1 Các phương thức tạo nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người
trong tiếng HáH coe ces cence ves cv ses cesses ss tê KH tê xá se se se se se sec các d6
3.2.1.1 Khải quát hÓa cà cà cà cà KH KH Ki een vn kh ented
3.2.1.3 Ấn dụ hóa cà Sà Sàn hsH the treo SỐ
3.2.1.4 HOP nghĩa cee cee cen cee Sê eae aae nesses kề ke cà JO
3.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tinh cách con người trong
tiếng HúH cà cà Sàn Cà BÉ SH» HE KH SH HH KH KH tk sec se sec c5 Ô 3.2.2.1 Nghĩa đen (nghĩa gốc) của thành ngữ nói về tính cách con
71 PP ha
3.2.2.2 Nghia bóng (nghĩa biểu trưng) của thành ngữ nói về tính cách con
NUT cee cee cee cee cee cee cee cee cee cee cee ce eee cee tee cee tee cee tee cee tee eee cee eee ate eee ee eee OF
3.3 Đối chiếu ngữ nghĩa của các thành ngữ nói về tinh cách con người
trong tiếng Hán và tiếng VIỆt -. 2c 2212222112211 2 v2 62
3.3.1 Loại hình tính cách con ngữ trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ
tiếng HiỆP .à cà cee cusses caeaes S KH si ky cesses saves senses ee sec LÔ 3
3.3.1.1 Phân tích ngữ liỆU - cee c cò eee OF
Trang 83.3.1.2 Nhận XÓÍ cee se cee ences nh KH» KH KH» KH He Hy ke nh vn ch vết ees ZO
3.3.2 Các phương tiện biểu trưng của thành ngữ nói về tính cách con người
trong tiếng Hán và tiếng ViỆt cee sse ses es see cà sec sẽ se sec sec sec các asses 73
3.3.2.1 Các hiện tượng hay sự vật liên quan đến thiên văn dia lí 4
3.3.2.2 Các hiện tương hay sự vật liên quan đến động vật (bao gom các bộ
phận cơ thể của động vật) và thực VẬT cà cà cà cee cee cà cà và và nee DO 3.3.2.3 Các bộ phận cơ thể của con người (gồm ngũ quan tik chỉ, ngũ tạng lục phú và sự thay đổi của nội tạng hoặc sự hoạt động của cơ thé) "GD 3.4 Tiểu kẾT Ăn Hn TH nghe 82
KẾT LUẬN 2020122 nn 2n hen, 85
Tài liệu tham khiảo OỔ
Trang 9MỞ DAU
0.1 Lý do chọn đề tài
Cổ nhân có câu: “Bách nhân, bách tính”, nghĩa là tính cách của con
người không ai giống ai Trong cuộc sống có những người mang tính cách đũng
cảm, những người mang tinh cách nhút nhát, có người luôn SOA Á-xả ky vị nhân (quên mình vì người), cũng có người lại 4, #lủuự tu tự lợi (ich
ky) Va chúng tôi quan niệm răng người Trong Quốc siêng năng, hiếu học,thông minh và giỏi bắt chước Người Việt Nam cần cù lao động, dễ thỏa mãn,
chuộng hòa bình, trọng lễ giáo Tuy nhiên xét về văn hóa-xã hội thì tính cách
con người của hai nước có nhiều điểm tương đồng
Việc nghiên cứu về tính cách con người nhằm mục đích tìm hiểu ngôn
ngữ và văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam là một công trình nghiên cứu vừathú vị vừa có giá trị Tuy nhiên sự nghiên cứu một cách khách quan về tính cách
con người đã được thé hiện trong một số công trình nghiên cứu về tâm lí, văn
hóa và lịch sử dân tộc Cho nên trong bài luận văn chúng tôi sẽ giới hạn vào
ngôn ngữ, chủ yếu đi vào nghiên cứu thành phần từ vựng nói chung và các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán nói riêng Lý do chọn đề tài của
chúng tôi chủ yếu gồm hai điểm như sau:
Điểm thứ nhất: Trong tiếng Hán, có một kho tàng thành ngữ khá phongphú, trong đó có nhiều thành ngữ nói về tính cách của con người như:
AME [1# tâm trực khẩu khoái (nhanh mom nhanh miệng)
BIKES da âu thiện cảm (da sâu da cảm)
§
Trang 10ft fí hảo ngật lan to (ham ăn biếng làm)
28 #7-băng thanh ngọc khiết (trong như ngọc, trắng như ngà) v.v
Về mặt ý nghĩa, các thành ngữ này chủ yếu nói về các tính cách của conngười thể hiện qua đạo đức, tâm lí, tình cảm hay trí tuệ Về mặt cấu tạo vàphương tiện biểu hiện, bên cạnh các thành ngữ mô tả “Wig W#-hoa ái kháthân (dễ thương), X.WXX##đại nghĩa lãm nghiên (hiên ngang lam liệt) ”, cônhiều thành ngữ sử dụng các phương thức ấn dụ “⁄2)/#/7#&tâm trực khẩu
khoái (lòng ngay dạ thăng), BE FIGKAchan kim bat pha hỏa luyện (vàng
thật không sợ lửa)”, so sánh “Z#fF#Z2Ò (xích tử chỉ tâm)— tắm lòng son, FA
%#ñJ (niên cao đức thiệu)— tuổi cao đức trọng, BAZR (tham đắc vô
yếm)—lòng tham không đáy”, mang những đặc điểm ngôn ngữ văn hóa của
tiếng Việt và người Hán Những thành ngữ này không phải lúc nào cũng có cácthành ngữ tương ứng hoặc có thé chuyên dich sang các thành ngữ tương đươngtrong tiếng Việt Thực tế đó tạo ra những khó khăn cho việc giảng dạy, học tập
cũng như chuyền dịch các thành ngữ hữu quan của tiếng Hán sang tiếng Việt.
Điểm thứ hai, hiện nay, cùng với các quan hệ chính trị và kinh té, quan
hệ giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam ngày càng phat triển rộng rãi va sâu sắc hơn về mặt giao lưu ngôn ngữ và văn hóa Ở các trường đại học cũng như
ngoài xã hội số lượng người Việt Nam học và sử dụng tiếng Hán ngay càng tăng,góp phan phát triển và mở rộng quan hệ giao lưu về ngôn ngữ và văn hóa giữahai nước Trong bối cảnh đó, để giúp những người Việt Nam học tiếng Hán hiểubiết hơn về kho tàng thành ngữ tiếng Hán nói chung và các thành ngữ nói về
tính cách con người của tiêng Hán nói riêng, đông thời năm được những tương
9
Trang 11đồng và khác biệt của các thành ngữ này ở hai ngôn ngữ, chúng tôi chọn nhóm
thành ngữ này làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
0.2 Tình hình nghiên cứu
Các thành ngữ tiếng Hán đã được nghiên cứu khá kỹ ở Trung Quốc, đặc
biệt là trong giai đoạn những năm 80 của thế kỷ trước Các công trình nghiên
cứu này đã đề cập đến các thành ngữ tiếng Hán từ nhiều góc độ khác nhau, như
giải thích nguồn gốc (Dương Thiên Dực, “Nguồn gốc thành ngữ tiếng Hán”,Nxb Giảng dạy và Nghiên cứu ngoại ngữ, 1982; Ly Nhất Hoa, “Tu bổ và chứng
mình nguồn gốc của những thành ngữ thường dùng”, Học báo Đại học Thiên Tân, số 2/1983, và “Tim cội nguồn của những thành ngữ thường ding”, Nghiên
cứu Ngữ văn, số 4/1983), tìm hiểu quá trình phát triển (Phan Doãn Trung, “Sw
hình thành và phát triển của thành ngữ, điển có”, Học báo Đại học Trung Sơn,
số 2/1980), mô tả các đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa (Nghi Bảo Nguyên, “Phân
biệt rõ thành ngữ”, Nxb KHXH Trung Quốc, 1979; Tôn Luong Minh, “Mộ số van dé về việc biểu hiện từ tính trong việc giải thích ý nghĩa thành ngữ tiếng
Hán”, Thông tan ngữ văn Trung Quốc, số 5/1980; Thái Kính Hạo, “Ban qua
việc giải thích ý nghĩa của thành ngữ”, Học báo Đại học Tô Châu, số 2/ 1984)
V.V
Ở giai đoạn này, hướng nghiên cứu đối chiếu và nghiên cứu chuyền dichgiữa thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ của các ngôn ngữ khác cũng được nhiềunhà nghiên cứu bước đầu quan tâm Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu đốichiếu thành ngữ tiếng Hán với thành ngữ tiếng Anh và tiếng Nga (Hướng Quang
Trung, “Quan hệ giữa thành ngữ và môi trường tự nhiên, truyén thống van hóa
10
Trang 12và đặc trưng ngôn ngữ của dân tộc”, Ngữ văn Trung Quốc, 1979), đối chiếu thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt (Trần Văn Bác, “Thanh ngữ tiếng
Hán và thành ngữ tiếng Việt”, Nxb Giảng dạy và Nghiên cứu Ngoại ngữ, 1982),
nghiên cứu chuyên dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Indonesia (Tôn Viễn
Chí, “Ban về vấn đến dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Inđô-nê-xia”, Tuyêntập Nghiên cứu Phương Đông, số 4/1983)
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của phong trào học tập,nghiên cứu tiếng Việt ở Trung Quốc và tiếng Hán ở Việt Nam, hướng nghiên cứuđối chiếu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt được quan tâm mạnh mẽ ở cả hai
nước, đặc biệt là trong các trường đại học Ở Trung quốc, có thé ké đến các đề tai
luận văn thạc sĩ về loại đề tài này như:
- (RAKE PHRASLAA) SRA, FBSA, 2008)( “So sánh và đối chiếu số từ trong thành ngữ tiếng Han và thành ngữ tiếng Việt ”,Phạm Thị Duyên Hong , Dai hoc Sư phạm Quang Tây, 2008);
- REREFARYTLAH) FSO ®RdLllï52®#Z ) (“So sánh
và đối chiếu sự giống nhau và khác nhau của thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ
tiếng Việt”, Ly Van Hà, Đại học Sư phạm Đông Bắc, 201 1);
chiếu các động vật trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt”, Vi Thị
Thủy, Đại học Cát Lâm, 2012).
Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu đối chiếu về màu sắc, câu tạo thânthể, sự vận dụng an dụ trong thành ngữ v.v
11
Trang 13Ở Việt Nam đề tài loại này cũng thu hút sự chú ý của nhiều công trình nghiên cứu mà phần lớn cũng là các luận văn thạc sĩ:
- “Đặc điểm của các thành ngữ chi tam ly tình cảm trong tiếng Hán (có
sự đối chiếu với tiếng Việt) ” (Vi Trường Phúc, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 2005);
- “Khảo sát thành ngữ có yếu tô chỉ thực vật trong tiếng Han (có so sánhvới tiếng Việt) ” (Đường Tú Trân, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 2007);
- “Khảo sát thành ngữ tiếng Hán có yếu tô chỉ con số trong sự đối chiếu
với thành ngữ tiếng Việt có yếu to là con số” (Giang Thị Tám, DHKHXH&NV
Hà Nội, 2007);
- “Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển
dich sang tiếng Việt” (Mac Tử Ky, ĐHKHXH&NV Hà Nội, 2009)
Tuy nhiên cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy công trình nghiên cứu nàonghiên cứu về các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán, hoặc
nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán với thành ngữ tiếng Việt cũng như cách thức chuyền dịch các thành ngữ này sang
tiếng Việt
0.3 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những thành ngữ nói về tính cách
con người trong tiếng Hán, có liên hệ với các thành ngữ chỉ tính cách con người
trong tiếng Việt Nói cách khác, đó là những thành ngữ chỉ tính cách con người
như: Thành ngữ biểu hiện tính cách con người dũng cảm như 3Ê:'ØZ## hỗnthân thi đảm (gan góc đũng cảm); Thành ngữ biéu hiện tính cách con người nhútnhát như §8⁄^#ÑÑ- đảm tiểu như thử (nhát như thỏ); Thành ngữ biéu hiện tính
12
Trang 14cách con người chăm chỉ như ## #8 -phát phan vong thực (làm quên ăn quên
ngủ) v.V
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua khảo sát các thành ngữ
nói về tính cách con người trong tiếng Hán có liên hệ với các thành ngữ cùng
loại trong tiếng Việt nhằm tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt của cácthành ngữ này ở hai ngôn ngữ, qua đó góp phần vào việc nghiên cứu thành ngữ
và các đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc Trung Hoa và Việt
Nam.
Đề đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau
- Giới thiệu những khái niệm lý thuyết cơ bản liên quan đến thành ngữ
- Khảo sát phương thức cấu tạo và phương thức biểu hiện ý nghĩa của
các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán, qua đó nêu lên những
đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.
- So sánh với thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt, qua
đó làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt của loại thành ngữ này ở hai
ngôn ngữ và ứng dụng vào việc giảng dạy, học tập.
0.4 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu
Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng haiphương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp mô tả (cau trúc và ngữ nghĩa)
và phương pháp phân tích đối chiếu (liên ngữ và liên văn hóa) Ngoài ra luận
văn cũng sử dụng nhiều phương pháp và thủ pháp nghiên cứu khác như: diễn dịch, quy nạp, thống kê, phân loại.
13
Trang 15Các tư liệu được luận văn sử dụng dé làm tư liệu tham khảo chủ yếu bao gồm các thành ngữ chỉ tính cách con người được rút ra từ 2 quyên từ điền:
1) CREME A) , ( i3 HITB†RRWRRHIR2\BILHNR, PhS
2009 # ) (“Tir điển thành ngữ Han ngữ”, Nxb Cty HH quốc tế in ấn Thương
mại , Tôn Mộng Mai chủ biên, 2009);
2 “Từ điển thành ngữ Hoa Việt thông dụng”, (Không Đức, Trần Bá
Hiền chủ biên, Nxb Văn hóa Thông tin, 2001)
Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo thêm một số quyền từ điển khác như:
“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Bích Hằng chủ biên, Nxb Văn hóa-Thông tin, 2005); “Tir điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” (Nguyễn Như Y
chủ biên, Nxb Giáo dục, 1995).
0.5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba
chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Trình bày một số nội dung lý thuyết liên quan đến thành ngữ, và thànhngữ nói về tính cách con người
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của các thành ngữ nói về tính cách con người trong
tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)
Khảo sát đặc điểm cấu tạo (cầu trúc, từ loại, phương tiện biểu hiện nghĩa)
của các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và liên hệ với các
đặc điểm tương ứng của thành ngữ tiếng Việt.
Chương 3: Ý nghĩa và phương thức tạo nghĩa của các thành ngữ nói về tính cách
14
Trang 16con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)
Khảo sát các đặc điểm về mặt ngữ nghĩa và phương thức tạo nghĩa của
các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán, so sánh với thành ngữ
tiêng Việt, từ đó nêu ra sự giông nhau và khác nhau giữa chúng.
15
Trang 17CƠ SỞ LÝ THUYET
1.1 Khái niệm thành ngữ và đặc điểm thành ngữ trong tiếng Hán
Thành ngữ (idiom) là một loại cụm từ cố định được dùng khá phổ biến
như một đơn vi ngôn ngữ trong các ngôn ngữ Thành ngữ của nước nào là tinh hoa của ngôn từ nước đó Theo Tây phương thì thành ngữ là cách sử dụng hay hình thức đặc biệt của ngôn từ, còn Đông phương thì cho thành ngữ là cụm từ
được nhân dân quen dùng từ lâu, có hình thức gọn gàng mà ý nghĩa rất sâu xa.
Từ điển Ngôn ngữ học và Ngữ âm học (Dictionary of Linguistics and Phonetics)của David Cristal (1980/1997: 189) định nghĩa “ thành ngữ là một kết hợp các từhạn chế về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, khiến cho chúng hành chức như một đơn
vị độc lập” Xét từ quan điểm cú pháp, thành ngữ ít có khả năng có biến thé ở
các ngữ cảnh khác, và vì vậy thường được gọi là các “phát ngôn có sẵn”
(ready-made utteraces) hoặc là các “kết hợp quen dùng” (habitual collocations) 1.1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán
Ở Trung Quốc, trong tư liệu của các thư tịch cổ, hai chữ “thành ngữ”
được xuất hiện sớm nhất là ở Đời Tống, khi đó cũng có một cách nói khác là
“Toản ngữ”, tuy nhiên trước đó, ở Đời Đông Hán thành ngữ đã xuất hiện với cáitên là “thành ngôn” Và đến Đời Minh Thanh thì khái niệm thành ngữ lại đượctiếp tục sử dụng
Vậy khái niệm thành ngữ là gì? Ở thời cận hiện đại khái niệm thành ngữ
được xác định rõ hơn thông qua một số định nghĩa từ các từ điển như:
16
Trang 18- Từ điển Từ Nguyên (năm 1915) coi thành ngữ là cỗ ngữ, phản ánh
những gi lưu hành trong xã hội, có thé dẫn dụng dé biểu thị ý nghĩa của minh
đều là thành ngữ.
- Từ điển Từ Hải (năm 1936) coi những cỗ ngữ được mọi người hay dẫn
dụng gọi là thành ngữ Thành ngữ có nguồn gốc hoặc từ kinh truyện, hoặc từngạn ngữ ca dao, được xã hội quen biết, được người dân thường dùng, quen
nghe.
- Từ điển Từ Hải (năm 1979) coi thành ngữ là một loại thục ngữ, là
những cụm từ cố định được quen dùng Thành ngữ trong tiếng Hán phan lớn được cấu thành bởi bốn chữ, có kết cấu tô chức đa dạng, và nhiều nguồn gốc
khác nhau Một số thành ngữ có thé được lí giải qua từng yếu tố cau tạo của nó,
một số thành ngữ phải biết được nguồn gốc mới hiểu được ý nghĩa của nó.
- Đại từ điển Bách khoa Trung Quốc (năm 1990) định nghĩa thành ngữ làmột loại cum từ cô định, lời gọn mà ý sâu, được nhân dân quen dùng từ đời này
sang đời khác.
- Từ điển Han ngữ hiện đại (năm 2002) xác định thành ngữ là một loại
cụm từ cố định được người dân quen dùng trường kì, ý nghĩa trọn vẹn, kết cầu
cô định, cấu trúc đơn giản, được sử dụng một cách chỉnh thể.
Vào những năm 80, tác gia Hoang Ba Vinh và Liêu Tự Đông (năm 1981)
cho rằng thành ngữ là những từ tô có định đặc biệt, được mọi người quen dùng
xưa nay Tác giả Trương Tĩnh cũng cho thành ngữ là những từ tổ có định mà cóhai đặc điểm cơ bản là tính hoàn chỉnh về nghĩa và tính cô định về cấu trúc Đến
thập kỳ 90, ngắn gọn nhưng cũng khá rõ ràng, tác giả Mạc Bành Linh (năm
17
Trang 191999) đã đề xuất một ý kiến định nghĩa cho thành ngữ đó chính là thành ngữ tiếng Hán là một loại trong thục ngữ, chúng là những cụm từ cố định mang sắc
thái văn viết được nhân dân quen dùng từ đời này sang đời khác, hình thức cơbản của chúng là “tứ từ cách” Chăng hạn như #*#iŠ-an bậc lạc đạo, KZ,
472V-anh hùng háo han v.v
Ở Việt Nam, các nhà Việt ngữ học khi định nghĩa về thành ngữ đều có
cách nhìn tương tự nhau, mặc dù cách diễn đạt không phải lúc nào cũng giống
nhau Theo Nguyễn Thiện Giáp “thành ngữ là cụm từ cô định, vừa có tính hoànchỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm.” ( “Tử vựng hoc tiếng Việt”, Nxb Giáo dục,
2009) Đây là một định nghĩa về khái niệm thành ngữ vừa ngắn gọn vừa rõ ràng.
Ví du: An cháo đái bát, bút sa gà chết v.v Nhiều nhà Việt ngữ học khác (như
Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Tu, Trương Đông San ) cũng đưa ra các định
nghĩa khác nhau về thành ngữ Dé hiểu rõ hơn các quan niệm về thành ngữ trongtiếng Việt, chúng tôi đã tập hợp các định nghĩa về thành ngữ tiếng Việt của các
nha Việt ngữ học nay qua bảng sau:
S |NAM | TÁC GIẢ ĐỊNH NGHĨA THÀNH NGỮ
T
T
1 1972 Nguyễn Văn Thành ngữ là những đơn vị có nội dung giới thiệu, mô tả
Ngọc một hình ảnh một hiện tượng, một tính cách, một trạng thái về
mặc hình thức, tuyệt đại đa số chúng là những cụm từ cố định.
2 1975 Nguyễn Thành ngữ là loại đơn vị trung gian giữa một bên là các
Thiện Giáp ngữ và một bên là các quán ngữ và tục ngữ Thành ngữ cũng là
đơn vị định danh cũng là ten gọi của một sự vật, hiện tượng, là sự
thể hiện của một khái niệm (có tính thống nhất về nghĩa) đồng
thời cái nghĩa cộng lại của các thành tổ theo qui luật cú pháp cũng cần được hiểu.
3 | 1976 Hồ Lê Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm nhiều từ hợp lại), có
tính vững chắc về cấu tạo và bóng bay về ý nghĩa, ding dé miéu
18
Trang 20tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách, một trạng thái.
4 | 1976 Nguyễn Thành ngữ là cụm từ cé định, các thành phan trong đó đã
Văn Tu mất đi tính độc lập, sau khi kết hợp tạo thành một chỉnh thê cố
định Ý nghĩa của thành ngữ không thể đơn giản suy ra từ các yếu
tố cầu thành.
5 1976 Trương Đông Thành ngữ là đơn vị cao nhất của ngôn ngữ, gồm hai thực
Sam từ trở lên, có định về thành phan từ vị và về cấu trúc, bền vững về
ngữ nghĩa, nghĩa của thành ngữ bóng bay và biểu cam.
6 | 1978 Đới Xuân Thành ngữ là cụm từ cố định mà các yếu tô tạo thành đã
Ninh mất tính độc lập ở cái mức nào đó, và kết hợp lại thành một khối
tương đối vững chắc và hoàn chỉnh.
7 | 1983 Cu Dinh Ta Thành ngữ là tô hợp từ cố định có chức năng gọi tên sự vat,
tính chất, hành động: có nội đung hàm súc và hình thức đẹp đẽ.
8 1985 Nguyễn Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh
Thiện Giáp về nghĩa, vừa có tính gợi cảm.
9 | 1986 Nguyễn Đức Thành ngữ là những đơn vị ngôn ngữ ôn định về hình thức,
Minh phản ánh những lối nói, lối suy nghĩ đặc thù của dân tộc, phản
ánh khái niệm và hiện tượng.
10 | 1994 Nguyễn Hữu Thành ngữ là cum từ cố định, có tính hoàn chỉnh về nghĩa,
Quỳnh có sắc thái biểu cảm, có tính hình tượng và tính cụ thé Phần lớn
thành ngữ đồng nghĩa hoặc tương đương với một từ.
11 | 1995 Truong Van Thanh ngữ là cum từ cố định, hoàn chỉnh về kết cấu va ý
Sinh nghĩa; mang tính hình tượng và gợi cảm, được sử dụng tương
đương như từ.
12 | 1995 Đỗ Việt Thành ngữ là ngữ cố định có tính hoàn chỉnh về nghĩa, có
Hùng sắc thái biểu cảm, có tính hình tượng và tính cụ thé Nghia cua
thành ngữ thường không hiểu trực tiếp từ nghĩa đen của các yếu
tố cầu tao; phần lớn thành ngữ tương đương với từ và có tham gia cầu tao câu.
13 | 1995 Bùi Tắt Tiễn Thành ngữ là những ngữ cố định có cấu tạo gọt giũa, có
nghĩa thường là nghĩa bóng, vừa hoàn chỉnh vừa có tính biểu
cảm.
14 | 1995 Nguyễn Thành ngữ là những cụm từ cố định, là đơn vị có sẵn trong
Công Đức kho từ vựng, có chức năng định danh, tức gọi tên sự vật và phản
ánh khái niệm một cách gợi tả và bóng bẩy; có hiệu năng trong giao tiếp và là đơn vị ngôn ngữ văn hóa.
15 | 1996 Lê Hữu Tỉnh Thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ,
bền vững và có ý nghĩa ổn định, hoàn chỉnh (nghĩa vốn có của các yếu tố cấu thành bị mờ đi), nghĩa của cả tô hợp có tính chất
mới, tính hình tượng, tính biếu trưng rất cao.
16 | 1996 Nguyễn Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh
Thiện Giáp về nghĩa vừa có giá trị gợi tả Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản
của thành ngữ Thành ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, biểu tượng cụ thé.
17 | 1997 Hoàng Văn Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về mặt
19
Trang 21Hành hình thái-cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bay về ý nghĩa, được sử
dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khâu
ngữ.
18 | 1997 Vũ Đức Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc ngữ
Nghiêu nghĩa, nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm.
19 | 1997 Nguyễn Như Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cổ định có tính chất nguyên
Y khối về ngữ nghiã, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa
chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là
không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong
câu.
20 | 2009 Nguyễn Thành ngữ là cụm từ cố định, vừa có tính hoàn chỉnh về
Thiện Giáp nghĩa, vừa có tính gợi cảm.
(Bảng định nghĩa thành ngữ tiếng Việt)'
Tóm lại, từ những ý kiến trên đây về khái niệm thành ngữ của Trung
Quốc và Việt Nam, chúng tôi quan niệm “thành ngữ là những cụm từ cô định có hình thức ngắn gọn, có kết cấu ôn định và ngữ nghĩa hoàn chỉnh, được cộng đồng ngôn ngữ sáng tạo, bảo tồn và sử dụng từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
1.1.2 Đặc điểm chung của thành ngữ trong tiếng Hán
Cũng như thành ngữ ở các ngôn ngữ khác, thành ngữ trong tiếng Hán có
những đặc điểm cơ bản của nó Từ định nghĩa nêu trên về thành ngữ, chúng tôi
có thể xác định các đặc điểm cơ bản sau đây của thành ngữ tiếng Hán.
- Tính ngắn gọn về hình thức: Nói đến thành ngữ là nói hình thức ngắn
gon, súc tích Theo thống kê của Từ điển thành ngữ Trung Hoa (2008), số lượng
các thành ngữ 4 âm tiết (được gọi là “tứ tự cách”) chiếm đến 90% các thành ngữ
tiếng Hán Vi dụ: HA HM Kam tong thu ba (ngắm liếc mắt đưa tinh), HAA Mi-bach y bách thuận (ram rap nghe theo người khác) Với những thành ngữ do
3 âm tiết (được gọi là “tam tự cách”) hoặc 4 âm tiết trở lên cau tạo thì chiếm một
tỷ lệ rất ít so với thành ngữ gồm 4 âm tiết trong tiếng Hán nhưng cũng được
' Bang thống kết này chúng tôi dựa theo #2, (#X/;Z#Z/,Ø77?), tt7Rllis*NHìS5S*#Slãậ+†1eX , 2011
fE‹ (Thái Tâm Giao, “Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Việt Hán ”, Đại học sư phạm Hoa Đông, năm 2011.)
20
Trang 22nhân dân quen dùng Chang hạn như /-Z#-phong mã ngưu (không liên quan
nhau), #IB#-d6ng đạo chủ (chủ nhà), SZ4#-mạc tu hữu (có lẽ có), FA
4T6 H-bát phân thanh hông tạo bạch (không phân biệt phải trái, đúng sai), F
.Ä1Z#7UfR/ F-bat nhập hồ huyệt yên đắc hồ tử (không vào hang cop sao bat
được cop con).
- Tinh ổn định về kết cấu: Tuy phan lớn số lượng thành tố cấu tạo của thành ngữ và cụm từ từ đo trong tiếng Hán đa số đều là 4 âm tiết, nhưng khác
với cụm từ tự do, với tư cách là các cụm từ cô định các thành ngữ tiếng Hán có
kết cau khá ồn định Cum từ tự đo có cấu trúc lỏng lẻo, các thành tố của nó rất rễ
bị thay thé, nghĩa của chúng về cơ bản là do nghĩa của các thành tố quyết định,
về cơ bản là nghĩa của các thành tổ hợp lại, quan hệ ngữ pháp của chúng thườngcũng rat đơn giản, ít tầng bậc Ví dụ: “#47 (căn bản thay đổi) trongnhững trường hợp chúng tôi có thé lay “WEKB” (triét dé thay doi), “#24
3” (cơ bản thay đổi) hoặc “Z&# ” (toàn bộ thay đổi) dùng thay, nhưng
hoàn toàn không thay đổi ý nghĩa của nó Khác với các cụm từ tự do, thành ngữ
khó thay đổi về cấu trúc hoặc trật tự trong quá trình sử dụng, ngữ nghĩa củathành ngữ cũng không phai là sự cộng lại đơn thuần của các thành tố mà lànghĩa biểu trưng đã được trừu tượng hóa, khái quát hóa, không thé dé dàng nhậnbiết qua nghĩa của các thành tố, quan hệ ngữ pháp của thành ngữ thường cũngphức tạp, nhiều tang bậc hơn Ví dụ: thành ngữ “ZED RA” ( hồ khẩu du sinh)không nên thay đổi thành “ŠðŠ/7#@7 (lang khẩu dư sinh) hoặc “Š0/1#Z”
(báo khẩu dự sinh) trong bất ký trường hợp nào Tuy nhiên trong những trường hợp ngoài lệ, chúng tôi cũng không nên quá tuyệt đối hóa đặc điểm này, trong
21
Trang 23thực tế vẫn có một số thành ngữ có thể thay đôi trật tự khi sử dụng, ví dụ: =#
3⁄#-tam canh bán dạ (mửa đêm; giờ tý canh ba; canh ba nửa đêm ) có biến thé
là 3⁄4-= #-bán dạ tam can (đêm hôm khuya khoắt; nửa đêm nửa hôm) hoặc 3B+ ®-tham canh bán dạ (đêm khuya; nửa đêm gà gáy)
- Tính hoàn chỉnh về nghĩa: Cũng như thành ngữ ở các ngôn ngữ khác,thành ngữ tiếng Hán thường có ý nghĩa hoàn chỉnh, trong đó nghĩa thành ngữ
của cả kết cấu thường độc lập tương đối với nghĩa đen của từng yếu tố kết hợp
lại Chang hạn, thành ngữ Z /####bách luyện thành cang có nghĩa den ứngvới nghĩa đen của thành ngữ tiếng Việt tương ứng là /uyén mãi thành thép nhưng
nghĩa thành ngữ của cả kết cau là rèn luyện nhiễu sẽ trở nên vững vàng, cứng ran Tương tự, thành ngữ #76203-don thương độc mã có nghĩa den theo nghĩa đen của từng yếu tô là mội thương, một ngựa nhưng nghĩa thành ngữ là
một thân, một mình cô độc, không di trợ giúp.
- Tính truyền thống về văn hóa: Von là sản phẩm được sang tạo tập thé
và lưu truyền qua nhiều thế hệ nên thành ngữ nói chung và thành ngữ tiếng Hán
nói riêng có tính truyền thống và văn hóa sâu sắc, gắn kết với đời sống vật chất
và tinh thần của cộng đồng bản ngữ Qua thành ngữ tiếng Hán chúng ta có thê bắt gặp các sự kiện, nhân vật truyền thuyết hay lịch sử, các quan niệm dân gian
về xã hội, con người và đạo đức Ví dụ: thành ngữ #Š2#ngu công di sơn (ngu Công dời núi)”, có nguồn gốc từ câu chuyện “Liệt Tử-Thang vấn ”, ké rang
ngày xưa, có một người tên là Ngu Công đã hơn chín mươi tuổi, nhưng khi thấyhai ngọn núi to là Thái Hàng Sơn và Vương Ốc Sơn đứng choán phía trước nhà
? SUR, (LAS =MI016 RRS , PEAR ,2011 ®¿ ( Lưu Hải Đào, “ Câu chuyện thành ngữ phát triển trí
thông minh của trẻ em”, NXB Hoa Kiều Trung Quốc, năm 2011 )
22
Trang 24mình rất chướng, đi lại khó khăn nên đã huy động, dẫn dắt con cháu và người
làng đào đất đá ở hai ngọn núi gánh đi đồ vào biển Bột Hải Cảm kích về lòng
kiên trì của Ngu công, Ngọc Đề bèn sai hai con trai của Khoa Nga Thị (thần đại
lực của trời) xuống trần gian, vác hai ngọn núi di, một ngọn núi được chuyển
đến phía đông Súc Châu, một ngọn núi được chuyển đến phía Nam Ung Châu
Hình thành từ câu chuyện trên, thành ngữ “Ngu công di son” ngày nay có ý
nghĩa khuyên bảo người ta làm việc phải có quyết tâm, kiên trì, không sợ khó
khăn mới có được kết quả cuối cùng Dưới đây là một số thành ngữ tiếng Hán
tương tự với thành ngữ trên:
- Bắt nguồn từ các truyén ngụ ngon:
GE UE PGE BF £1t/E-đường lang bộ thiên, hoàng tước tại hậu (tham lờitrước mắt quên họa sau lưng)
1# #4-vém nhĩ đạo linh (bit tay trộm chuông; tự lừa dối mình, không
lừa dối được người)
- Bắt nguồn từ các câu chuyện lịch sử:
E/ #4 fE-ngoa tân thường dam (nằm gai nếm mật; chịu đựng mọi gian
truân vất vả)
A§ZE.= B-thoi tị tam xả (nhượng bộ lui binh; nhượng bộ đối phương)
- Bắt nguôn từ truyện cổ tích hoặc than thoại:
/Ul3J%# bát tiên qua hai (mỗi người có cách riêng của mình; gà dua
tiếng gáy)
#3 U‡Ä%⁄Z#tinh Vệ điền hải (quyết chí làm đến cùng; vi với sự nỗ lực phan đấu không ngại gian nan)
23
Trang 25Trên đây là những đặc trưng cơ bản của thành ngữ nói chung và của
thành ngữ tiếng Han nói riêng, mà theo chúng tôi là quan trọng dé tìm hiểu vềthành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán Tuy nhiên, trước khi đềcập đến nhóm thành ngữ này, chúng tôi muốn thảo luận thêm về việc phân biệtthành ngữ với các cụm từ cố định khác không phải là thành ngữ ở trong tiếng
Hán.
1.2 Phân biệt thành ngữ với các ngữ cố định khác trong tiếng Hán
Trong quá khứ, vì thành ngữ chưa phải là một khái niệm khoa học rõ
ràng, được mọi người công nhận, nên người ta thường lẫn lộn thành ngữ với tục
ngữ, ngạn ngữ, yết hậu ngữ, quán dụng ngữ Đặc biệt là thường nhằm lẫn giữa
thành ngữ với tục ngữ, ngạn ngữ vì các đơn vị này không có giới hạn rõ ràng, có
một số thành ngữ thậm chí được hình thành từ tục ngữ, ngạn ngữ Dưới đây,
chúng tôi cố gắng đưa ra sự phân biệt thành ngữ với các loại cụm từ cô định nay trong tiéng Han.
1.2.1 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Thành ngữ là cụm từ có định, có tính chat ngắn gọn cân đối, phần lớn là bốn âm tiết, kết cấu ôn định, hình thức chỉnh té, dùng tương đương với từ.
Thành ngữ mang tính nhã nhặn, mang sắc thái ngôn ngữ viết Tục ngữ là nhữngcâu nói hoàn chỉnh, ngắn dài không đều, khi sử dụng có thé bién thông một cáchlinh hoạt, mang tính khẩu ngữ cao, dé hiểu
Xét về mặt cấu trúc phần lớn thành ngữ có kết cấu gồm bốn chữ (tứ tự
cách), ngoại trừ một sô ít có từ năm chữ trở lên Ngược lại, các câu tục ngữ thì
24
Trang 26ngăn dài không đều, cũng có một it tục ngữ có cau trúc bốn chữ Xét về mặt sử dụng, tục ngữ tuy thuộc về khẩu ngữ nhưng cũng được sử dụng một cách rộng
rai vào tác phẩm văn học, còn thành ngữ thuộc về nhã ngôn, có tính nhã nhặn,nhưng hiện nay cũng thường xuyên được sử dụng nhiều trong lời nói thườngngày Vì vậy giữa thành ngữ và tục ngữ có thể xuất hiện những hiện tượng xenlẫn, thắm thấu lẫn nhau Chăng hạn, các thành ngữ sau đây:
Z5 tứ chỉ tang mạ hoe (chỉ cây dâu chửi ông hoe; chửi bóng chửi
gió; chi người này chửi người khác)
Fh ta 1H, Jk te 14-thành dã tiêu hà, bại dã tiêu ha (vi von thành công hay thất bại của một sự việc đễu do yếu to con người tạo nên)
Các thành ngữ này ngày xưa vốn là tục ngữ nhưng hiện nay do được sử
dụng rộng rãi đã trở thành thành ngữ Có những tục ngữ dễ dàng phân biệt với
thành ngữ, vì tục ngữ có sé lượng chữ vừa dai vừa nhiều, luôn được cấu tạothành một câu hoàn chỉnh và luôn lay hinh tuong cu thé làm chủ thé Ví dụ:
JEKlú%+#, KAKWAR K-hau tràng đích ngưu giác, tỉ tiên tràng
dich nhĩ đóa tràng (cái sừng trâu lớn lên sau dai hơn cái tai lớn lên trước), phan
biệt với tục ngữ này có thành ngữ #3 _E-hậu lai cư thượng (cái sau vượt
cải trước)
# 7 2K, Z‡£Z1/LLiếm liễu chỉ ma, du diéu tây qua (nhặt được hạt
vừng, vứt bỏ dưa hấu), phân biệt với tục ngữ này có thành ngữ AA A-nhantiểu thất đại (vì được lợi ích nhỏ bé tạo nên mắt di lợi ích to lớn)
Nhưng cũng có những trường hợp rất khó phân biệt là tục ngữ hay thành
ngữ, vậy thường có thê coi chúng vừa là thành ngữ vừa là tục ngữ Ví đụ:
25
Trang 27#_L JIf tuyết thượng gia sương (đã rét vì tuyết lại gid vì sương) FRE FE 4 Ở -báắt cảm việt lôi trì nhất bộ (không dám vượt qua)
Nói chung, nếu kết cầu tục ngữ hướng về ngắn gọn chỉnh tê thì có thé trở thành thành ngữ, nếu thành ngữ được tăng thêm thành phan hình tượng hóa thi
có thê trở thành tục ngữ
1.2.2 Phân biệt thành ngữ với ngạn ngữ
Ngạn ngữ là những câu nói đại chúng, ngăn gon, dễ hiểu, tiết lộ những
đạo lắ khách quan, có ý nghĩa giáo dục và được lưu truyền rộng rãi trong dângian Vắ dụ TFA ZH FKANF-ninh vi ngọc toàn, bat vi ngõa toàn (thà hi
sinh vì sự nghiện chắnh nghĩa, cũng không tham sống sợ chét) , 44UIJ8đểJ-tọa
sơn quan hồ đấu (nghêu cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi)
Về mặt cấu trúc, các thành tố và trật tự các thành tố trong ngạn ngữ có
thé thay đổi Vắ dụ: =AZ KLE 7Ẽ #ẢZ?-tam cá xu bì tượng, đỉnh cá Gia
Cát Lượng (ba anh thợ da vượt xa Gia Cát Lượng; tam ngu thành hiển) cũng có
thê nói là =^#/##, # ^#Ả7Ư-tam cá xu bì tượng, thăng cá Gia Cat
Lượng hoặc =4##, #REEBF-tam cá xi bì tượng, trại cá Gia Cat
Lượng.
Ngược lại, như trên đã nói thành ngữ là cụm từ cố định, các thành tố
hoặc trật tự thành tô trong thành ngữ thường không thay đổi, kết cau thường cố
Trang 28di xa mới biết được suc ngựa là mạnh hay yếu, thời gian lâu mới biết được lòng người là tốt hay xấu).
1.2.3 Phán biệt thành ngữ với yết hậu ngữ
Yết hậu ngữ có hình thức kết cấu là một câu với số lượng âm tiết phần
lớn nhiều hơn bốn, được tạo nên bởi hai về trước sau, về trước như “câu đố”, vềsau là sự giải thích cho về trước, giống như “giải đố” của câu dé trước và giữa
hai bộ phận có dấu gạch liền Như trên đã nói, thành ngữ có tính nhã nhặn, mang
nặng màu sắc phong cách viết Khác với thành ngữ, yết hậu ngữ có tính hình
tượng, thú vị và mang tính khẩu ngữ cao Yết hậu ngữ cho phép linh hoạt trong
sử dụng, có thê chỉ nói phân “câu đô”, lược bỏ phân “giải đô” đê người đọc,
người nghe tự hiểu Ví dụ: ARBRE, ——H (thành trộn với đậu
MYA
phụ——một trắng một xanh), WERE —AZWUFH (người cam ăn hoàng liên vị dang không nói ra được) Cũng có khi thành ngữ có thé đảm nhiệm chức vụ “giải đố” của yết hậu ngữ, nhưng thành ngữ thì không thể nào
tách ra trở thành yết hậu ngữ Ví dụ: Ø⁄4W#——#jJZE# (bao công phá
án—— thiết diện vô tu), RABE =X +¥# (ôm dan tì bà vào nhà
mài——— đàn gáy tai châu) v.v
1.2.4 Phan biệt thành ngữ với quan dụng ngữ
Phần lớn quán dụng ngữ là ba âm tiết, chỉ có một số ít quán dụng ngữ
bốn âm tiết, nhưng trên thực tế cũng là một hình thức thêm chữ vào quán dụng ngữ ba âm tiết Ví dụ: #⁄#7Z~phan định tử (vấp phải đỉnh có nghĩa là bị cự tuyệt, bị khiển trách), ZE/G/F-di cổng sau (di lỗi không đàng hoàng), BFA
3 Một trắng một xanh có nghĩa là phân biệt rất rõ rang.
4 Nhà mài chỉ những phòng dé mài sắt hoặc xay bột.
27
Trang 29trổ tay (sử dụng thủ đoạn không đàng hoàng), #Z HK &xudn hạ thu đông, ®
J1 đông nam tây bắc Phần lớn quán dụng ngữ mang màu sắc ngôn ngữ
địa phương, thường là lời nói cửa miệng, có tính khẩu ngữ cao Cần lưu ý một
điều nữa là thành ngữ là 1 kết cấu cố định không thé tách rời, còn quán dụng
ngữ lại có thé tách ra dé xen vào thành phần khác, ví dụ: #2Z#Z (chui chỗ
trong) có thê nói là #ƒ 7 —2*`3?Z (da chui một chỗ trong), #4 T#BAWE
( đã chui được chỗ trồng của luật pháp)
Nói chung, thành ngữ tiếng Hán thường do bốn âm tiết cầu thành, lời thìngắn gọn, nhưng ý nghĩa thì sâu xa Nghĩa của một số thành ngữ có thê đượchiểu từ nghĩa hiển ngôn của các yêu tố cau thành, ví dụ: 4Š####Z-tâm mãn ÿ
túc (vừa lòng thả ý, hả lòng hả dạ), AY F-dai hiển thân thủ (trổ tài, thi dua tài năng) Cũng có những thành ngữ phải biết nguồn gốc của nó mới có thê hiểu
được ý nghĩa hiện đại của nó, ví dụ: #ÊZ#ØØ⁄-át miêu trợ trưởng (dục tốc bat
đạt, vi von nóng vội sẽ hỏng việc), ##ŠÄšE-họa xà thiêm túc (khi vẽ con rắn lại thêm chân cho rắn, ví như làm việc quá thừa, không những không có tác
dụng, ngược lại còn làm hỏng sự việc).
1.3 Khái niệm tính cách con người và thành ngữ nói về tính cách conngười
1.3.1 Tính cách con người
Muốn hiểu khái niệm tính cách con người trước hết chúng ta phải hiểu rõtính cách là gì Theo tâm lý học, tính cách (character) là đặc trưng nhân cách biểu
hiện ở cách thức hành vi trong thói quen và thái độ ồn định của một người đối với
hiện thực Nó phản anh đạo đức của một cá nhân, chịu ảnh hưởng từ gia tri quan,
28
Trang 30nhân sinh quan và thế giới quan của con người Theo “Từ điển Hán ngữ hiện đại
(2005: trang 1526)” tính cách là những đặc điểm về tâm lý biểu hiện trên thái độ
và phương thức hành vi đối với người, sự việc Ví du: ding cảm, kiên cường, yếu
đuối, thô bạo v.v Trong “Tir điển tiếng Việt (2010: trang 1283)” có giải thích
tính cách là tong thé nói chung những đặc điểm tâm lý 6n định trong cách xử sựcủa một người, biểu hiện thái độ điển hình của người đó trong những hoàn cảnh
điển hình.
Từ các định nghĩa nêu trên, chúng tôi cho rằng tính cách là đặc trưng tâm
ly tính cách 6n định trong thái độ và cách thức hành vi của con người đối vớihiện thực, là bộ phận chủ chốt trong cá tính, có khả năng biểu hiện sự khác biệt
giữa từng cá thể rõ ràng nhất Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính Chúng tôi có thể nói tính cách do trời sinh, nhưng tính tình, tính khí và cá tính
lại hình thành trong quá trình trường thành Tính tình nói chung về đặc điểm tâmli-tinh cảm của mỗi người, tính khí chủ yếu thé hiện phong độ con người, về cátính thì trừ bao gồm tính cách của con người ra, còn bao gồm hình dáng, sở thích,
khí chất của con người Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người, phản
ánh bản chất con người Tuy nhiên, tính cách không đồng nhất với bản chất con
người: một người có thể có nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng một
tính cách Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và đôi khi là suy nghĩ
của một người dé suy ra tính cách người đó, và cuối cùng là kết luận về ban chất người đó Mỗi con người về phương diện tính cách đều có sự thống nhất giữa
mặt tích cực và mặt tiêu cực, giữa mặt tốt và mặt xấu Ở mỗi vùng miền cũng
như ở mỗi hoàn cảnh, con người lại bộc lộ nhiều hay ít những điểm tích cực hay
29
Trang 31những điểm tiêu cực, có tác động tốt xấu đến xã hội ở mức độ khác nhau Khiêm tốn, vị tha, khoan dung, kiên nhẫn, chịu khó, hòa đồng, vui vẻ, hoạt bát v.v là
những mặt tốt của tính cách con nguol; Ich ki, khoe khoang, ba hoa, vụ lợi, thíchlợi dụng, gian trá, lừa lọc, nhẫn tâm, ác độc, vô duyên, 16 bịch, nhảm nhí, đuađòi v.v là những mặt xấu của tính cách con người Ngoài ra, các tính cách conngười như trầm lặng, bảo thủ thì có tính trung hòa, phải tùy theo hoàn cảnh cụ
thể chúng ta mới có thể đánh giá được mặt tốt, xấu của chúng.
Loại hình đặc trưng của tính cách con người rất phức tạp, ví dụ: Thật thàhoặc giả dối, khiêm tốn hoặc kiêu căng v.v là những tinh cách thé hiện thái độ
con người đối với hiện thực hoặc cá nhân Dũng cảm hoặc nhút nhát, quyết đoán hoặc do dự thiếu quyết đoán v.v là những tính cách thê hiện ý chí của con ngườ;
Nhiệt tình hoặc lạnh nhạt, cởi mở hoặc uất ức v.v là những tính cách thể hiện sắcthái tình cảm của con người; Đầu óc linh hoạt, nhận thức sâu sắc, tính lô-gíchmạnh hoặc đầu óc chậm chạp, nhận thức nông cạn, không có tính lô-gích v.v lànhững tính cách thể hiện trí tuệ con người
1.3.2 Thành ngữ nói về tính cách con người
Từ những phân tích trên về thành ngữ và tính cách con người, chúng tôiquan niệm rang: Các thành ngữ nói về tinh cách con người là những cum từ cốđịnh, mang tính an dung va hình tượng, nói về đạo đức, trí tuệ, tâm lý và tình
cảm của con người thể hiện qua thái độ, tinh thần, hành vi cử chỉ và một số biểu
hiện khác Chăng hạn như:
1) Các thành ngữ nói về pham chat đạo đức của con người:
BALE ?/-cao phong lượng tiết (đạo đức tốt, đạo đức cao)
30
Trang 32JBll1E*^f-cưong chính bat a (cương trực công chính, không a dua nịnh
bợ)
#tiIZE-thiết diện vô tu (công chính nghiêm minh)
24KF-dai ngia diệt thân (vì việc nước quên tình nhà)
ERM Mb-cang cảng nghiệp nghiệp (can cù, thận trọng cẩn thận, có
trách nhiệm về công việc)
2 t/š#† đại nghĩa lam nhiên (hiên ngang lam liệt; oai phong lam liệt)
2) Các thành người nói về khả năng trí tuệ của con người:
AGF B-dai trí nhã ngu (người tài vẻ ngoài dan độn; tam ngắm tam ngâm mà dam chết voi)
BB iE nic trí đa mưu (nhiều mưu tri) F892 thân cơ diệu đoán (mưu kế than tình; mưu hay chước giỏi) 21UÚZXEBÄ lực văn cung lan (cô gắng xoay chuyển tình thé)
4) F-tinh mình cương can (khôn ngoan tài cán; thông minh năng no) 3) Các thành ngữ nói về đặc điểm tâm lý của con người:
%2^HƑS-lạc bat khả chỉ (vui quá không tim được chỉnh minh)
ZEWZE/ð-vô ưu vô lự (không lo lang không buôn phiên)
Ke fe %## hi bì tiếu liễm (cot nha, không nghiêm túc)
2W`##14-tâm khoáng than di (mát lòng mát da)
FEE Ø#tâm hoa nộ phóng (mở cờ trong bung)
4) Các thành ngữ nói về tình cảm của con người:
#tZÒ-thiết thạch tâm tràng (0 chí sắt đá; lòng gan dạ sắt; gan vàng
31
Trang 33da sắt)
J 1314 thong tình đạt lí (thấu tình dat lý; hop tình hợp ly)
BAA E-nghia khí dụng sự (hành động theo cảm tính)
4.7L /1⁄2Ò-cảnh cảnh trung tâm (tư duy, tình cảm vô cùng trung thành) z3 4JØ cỏ đạo nhiệt tràng (chân thực nhiệt tình; đối đãi nhiệt tinh)
V.V
Tóm lại, các thành ngữ nói về tính cách con người như vừa nêu trên vừa
có kết cau đơn giản vừa có ý nghĩa biểu trưng, vừa hình tượng sinh động vừa dé
đọc dé hiéu Dù là trong thành ngữ tiếng Hán hay tiếng Việt, số lượng của những thành ngữ nói về tính cách con người chiếm một số lượng không nhỏ, tạo nên
nét đặc sắc hết sức nổi bật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt Từ góc độ
nhận thức khách quan và khoa học, tính cách con người có ý nghĩa cả trên hai
phương diện nhận thức và thực tiễn-thực tiễn chấn hưng đất nước và phát triểndân tộc Vì vậy, việc nghiên cứu về những thành ngữ nói về tính cách con người
trong thành ngữ tiếng Hán cũng rất có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn.
1.4 Tiểu kết
Dựa trên quan điểm của các nhà ngôn ngữ học và tâm lí học cũng như các phân tích trên của minh, chúng tôi có thé rút ra một số tiêu kết như sau:
- Thành ngữ trong tiếng Hán là một loại trong thục ngữ, là những cụm từ
cô định có hình thức ngắn gọn, có kết cầu 6n định va ngữ nghĩa hoàn chỉnh, và
chúng mang sắc thái văn viết được nhân dân quen dùng từ đời này sang đời khác,hình thức cơ bản của chúng là “tứ tự cách” Thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ
tiếng Hán có nhiều điểm tượng đồng, nhưng thành ngữ tiếng Việt không nhất
32
Trang 34thiết phải ngăn gon, và trong thành ngữ tiếng Việt có những thành ngữ bắt nguồn
từ ngôn ngữ của Trung Quốc căn cứ vào các thành ngữ, tục ngữ, cụm từ cố định hoặc tên địa điểm v.v các thành ngữ đó được gọi băng thành ngữ Hán-Việt và
chiếm một tỉ lệ không ít trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt
- Thành ngữ nói về tính cách con người là những đơn vị từ vựng mô tả
và thé hiện qua các đạo đức, trí tuệ, tâm lí và tình cảm của con người một cách
chỉ tiết và hình tượng Có giá trị miêu tả và đánh giá con người, có thé giúp con
người tìm hiểu nhau về thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan
- Thành ngữ nói về tính cách con người nói một cách cụ thé hơn thi
chính là các thành ngữ chỉ dũng cảm, nhút nhát, bướng bỉnh, liều mạng, mê gái,
sợ sệt, e dé, tự kiêu, hà tiện, chi li, keo ban, hiền lành, nhu nhược, khiêm tốn, nóinhiều, nói ít, nham hiểm, ác độc, hay thay đổi hoặc có tính khí thất thường, vôdụng, không trung thực, thang than, chăm chỉ, lười biếng, thông minh v.v cácthành ngữ nói về tinh cách con người này tạo nên nét đặc sắc nổi bật cho thành
ngữ và góp phần quan trọng làm cho thành ngữ càng phong phú và sinh động.
33
Trang 35KHAO SAT ĐẶC DIEM CẤU TẠO CUA CÁC THÀNH NGỮ
NÓI VE TÍNH CÁCH CON NGƯỜI TRONG TIENG HAN
(Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)
2.1 Dẫn nhập
Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ từ lâu đã được các học giả Hán ngữ
học và Việt ngữ học quan tâm Cho đến nay đã có khá nhiều các công trình
nghiên cứu về cấu trúc thành ngữ được xuất bản thành sách hoặc công bố trên các tạp chí Các học giả đã phân tích và phân loại cấu trúc của thành ngữ từ
nhiều góc nhìn khác nhau
Về thành ngữ tiếng Hán, cho đến nay đã có khá nhiều các công trình
nghiên cứu về mặt cau tao, đáng chú ý là 2 cuốn sách “Tim hiểu sơ lược về kiến
thức thành ngữ” của Hứa Triệu Bản (Nxb Bắc Kinh 1980) và bài viết “Phân tích đặc trưng của thành ngữ tiếng Hán” của tác giả Hán Việt đăng trên học báo
Học Viện Sư Phạm Tương Dam (số 8/1999) Trong công trình đã dẫn, Hứa TriệuBản phân chia cau trúc của thành ngữ ra làm 2 loại lớn là cau trúc đơn nhất (độc
lập) và cấu trúc phức hợp (ghép) Tiếp theo dựa trên việc mô tả đặc điểm quan
hệ nội bộ giữa các thành tố của thành ngữ, ông lại chia các thành ngữ có cau trúc
phức hợp ra làm 17 loại nhỏ hơn v.v
Khác với Hứa Triệu Bản, tac gia Han Việt trong bài bao “Phân tích đặc
trưng của thành ngữ tiếng Han” đã khảo sat quan hệ cau trúc nội tai của thành
ngữ và chia câu trúc của thành ngữ tiêng Hán ra làm 6 loại là: câu trúc đăng lập,
34
Trang 36cau trúc đề-thuyết, cau trúc động tân, cau trúc liên động, cau trúc kiêm ngữ.
Ngoài 2 công trình trên đây cũng còn có một số công trình khác nghiên cứu khá
cụ thé về cau trúc thành ngữ tiếng Hán Tuy nhiên, nếu chỉ giới hạn ở nhómthành ngữ chỉ tính cách con người của tiếng Hán, chúng tôi nhận thấy chưa cócông trình nào đề cập đến Vì vậy ở chương này, thông qua nghiên cứu và phântích nguồn tư liệu thu thập được chúng tôi muốn làm rõ các đặc điểm về mặt cautạo của loại thành ngữ nay trong tiếng Hán và liên hệ với đặc điểm cấu tạo củanhóm thành ngữ hữu quan trong tiếng Việt
Ở Việt Nam, giới Việt ngữ học cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau
khi phân tích đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt Chăng hạn trong khi
Đỗ Hữu Châu căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp cơ bản nhất của thành ngữ chiathành ngữ tiếng Việt làm 2 loại lớn là thành ngữ có cấu trúc câu và thành ngữ cócấu trúc từ tổ hay cụm từ thì Hoang Văn Hanh 1 ai chia thành ngữ tiếng Việt ralàm 2 nhóm lớn là thành ngữ có cấu trúc đối xứng và thành ngữ có cấu trúc phi
đối xứng".
Trong công trình này chúng tôi vận dụng cách phân tích các quan hệ cú
pháp của thành ngữ theo quan điểm của tác giả Hán Việt để nghiên cứu về đặc
điểm cấu tạo của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và liên
hệ với đặc điểm cấu tạo của nhóm thành ngữ tương ứng trong tiếng Việt.
2.2 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ nói về tính cách con người trong
tiếng Hán
> 2 quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu và tác giả Hoàng Văn Hành trích dẫn từ 5 2k, 2K#Ø#/¡Z»/tØ Z2), A
Xx*ii+†%, 2012 #, # 24 RW (Vi Thị Thủy, ‘So sánh và đối chiếu các động vật trong thành ngữ tiếng Hán và thành
ngữ tiếng Việt ”, luận văn thạc sĩ Đại học Cát Lâm, Tr24, 2012.)
35
Trang 37Các thành ngữ trong tiếng Hán thường có thé chia thành hai bộ phan
trước va sau, được gọi là hai về, ví dụ:
465/15 B-hoa ngôn xảo ngữ (nói ngon nói ngọt dé gạt người)
Zz /403s LL|-an như Thái sơn (vững như núi Thái)
4ˆ#†/XM X-tọa tỉnh quan thiên (ngồi dưới đáy giếng nên coi trời bang
nắp vung)
Xét theo quan hệ kết hợp giữa hai về trước sau, các thành ngữ nói về tính
cách con người có thể được phân chia thành các loại cấu trúc sau đây:
Cấu trúc đề-thuyết, cau trúc đăng lập, cau trúc chính phụ cau trúc động
tân, cấu trúc động bồ, cấu trúc liên động, cau trúc câu phức v.v
2.2.1 Các thành ngữ nói về tinh cách con người có cấu trúc đề-thuyết
Trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, những thành ngữ được cau tạo theokiểu cấu trúc đề-thuyết (hay gọi kiểu quan hệ chủ vi) có đặc điểm là bộ phậnđứng trước là thành phần được thuyết minh, nói rõ, gọi là phần đề (chủ ngữ),
còn bộ phận đứng sau có chức năng trần thuật, thuyết minh, nói rõ cho phần đề,
gọi là phần thuyết (vị ngữ) Ví dụ:
JES 8JE hôn thân (DE) thị đảm (THUYET) (hỗn thân: toàn thân thé
con người; thị đảm: đêu là gan Ví với con người gan góc dũng cảm)
AFAERGAR-can dam (ĐỀ) tương chiếu (THUYET) (can đảm: gan và dạ; tương chiếu: chiếu roi cho nhau Hình dung bộc bạch cởi mở nồi lòng cho nhau)
#ADHB-hac bạch (PE) phan minh (THUYET) (hắc bach: màu trang
và mau đen; phân minh: rõ ràng Vi phân biệt đúng sai, tot xấu một cách rõ
ràng)
36
Trang 38#—#D mục (DE) không nhất thiết (THUYET) (mục: mat; không:
không có cái gì; nhất thiết: tất cả mọi sự vật trong vũ trụ Hình dung tự cao tự
đại, kiêu ngạo không coi ai ra gi)
2 HEF hỉ (DE) hình vu sắc (THUYET) (hi: vui sướng; hình: tỏ ra; vu:
tại; sắc: sắc mặt Chi vui mừng lộ ra trên nét mặt, miêu ta con người không nénnổi vui mừng trong lòng)
2# —-tâm khẩu (DE) như nhất (THUYET) (tâm khẩu: nghĩ trong
lòng và lời nói trong môm; như nhất: giống nhau Chỉ nghĩ sao nói vậy, hình
dung con người thăng thắn, chân thành)
#LI4Ufñù thủ khẩu (ĐỀ) như bình (THUYET) (thủ khẩu: kính miệng;
như bình: giống như lọ Hình dung nói năng rất cần mat)
BAYS» khí (DE) dụng sự (THUYET) (ý khí: chủ trương, ý kiến quá
đà, quá chủ quan; dụng sự: xử lý công việc Chỉ làm việc chỉ theo cảm tình)
#Miũ * F-anh vũ (PE) hoc thiét (THUYET) (anh vũ: vet; học thiệt: hoc
nói Chi hoc nói như vet, thường vi chỉ biết nói theo người ta)
42\U-Ngu Công (ĐÈ) di sơn (THUYET) (Ngu Công: tên người; di
sơn: dời núi ví tỉnh thần cương quyết)
V.V
Quan sát những thành ngữ trên, chúng tôi có thể thấy những đặc điểm
như sau:
a Trật tự của thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc dé-thuyét
thường cố định là: đề (chủ ngữ) trước, thuyết (vị ngữ) sau Ví dụ: FF 2/8 -hỗn thân thị đảm, trong đô hỗn thân (toàn thân thé con người) là phan đề, thi
37
Trang 39đảm (đêu là gan) là phần thuyết.
b Phan dé (chủ ngữ) là đối tượng bị trần thuật, thường do danh ngữ đảm
nhiệm; phan thuyết (vị ngữ) bộ phan nói về phần dé (chủ ngữ) dé rõ nghĩa cho
phần đề (chủ ngữ), nó thường do động ngữ, tính ngữ đảm nhiệm.
Ví dụ: 44494 F-anh vũ học thiệt, anh vũ (vet) là danh ngữ, học thiệt (hoc nói) là động ngữ Ã2#Z!U-Ngu Công di son, Ngu Công (tên người) là
danh ngữ, di sơn (doi nui) là động ngữ.
Tuy nhiên cũng có trường hop đề là động ngữ hoặc tính ngữ Ví dụ: #
L1#lħ-thủ khẩu như bình, phan đề thi khẩu (kính miệng) do động ngữ đảm
nhiệm.
c Giữa hai bộ phần đề ngữ và thuyết ngữ không dùng bất cứ một hư từ
nào để liên kết.
2.2.2 Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đẳng lập
Thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đăng lập là những
thành ngữ gồm hai vế có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau, có quan hệ đăng lập
với nhau, thường có vi trí trước sau nhất định, không thể thay đôi tùy tiện Cau
trúc đăng lập là kiểu cấu trúc ngữ pháp chiếm tỷ lệ lớn hơn cả trong các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán Ví dụ:
NRE Z-tram mặc quả ngôn (tram lặng ít nói, tinh tình tram tĩnh)
TRALBL-xich đảm trung tâm (lòng trung son sắc)
/NBEồi7Li-hậu nhan vô sỉ (mặt day vô liêm si)
ƒ77##⁄ ngã hành ngã to (ta cứ theo đường lỗi trước giờ của ta mà
lam; ai nói gi cũng mặc)
38
Trang 402 %7E4vô pháp vô thiên (bat chấp phép nước đạo trời; can dỡ ngông
cuồng)
#2 # Z-đa tài da nghệ (nhiễu tài da năng)
58 ⁄216- khắc cân khắc kiệm (vừa siêng năng vừa tiết kiệm)
BIKER da sâu thiện cảm (da sâu da cảm)
IK I #t- định thiên lập địa (đội trời đạp đất, khí khái hiên ngang) 34:#1ã1⁄/ phù lão huê ấu (diu già dắt trẻ)
237 R-gia công tế tư (mượn danh nghĩa việc công để mưu lợi tư
riêng)
V.V
Các thành ngữ nói về tính cách con người có cấu trúc đăng lập có các
đặc điểm như sau:
a Hai về của thành ngữ đồng loại, tức là cùng 1 phạm trù từ loại là các
danh ngữ, động ngữ hoặc tính ngữ, ví dụ:
- Danh ngữ: Z####2-xích đảm trung tâm, —2 —f## nhất tâm nhất
đức, #Ñ X #1bác văn cường ký, ÑB X4 J-đảm đại vọng vi, 3Z/7/U-bán
cân bát lạng
- Động ngữ: ##⁄7/6-kháắc cân khắc kiệm, REHM-phi lão hué ấu,
39