BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH
LE THỊ PHƯƠNG MAI
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Phương Mai
TÌM HIỂU CƠ CHẾ NGỮ NGHĨA - TÂM LÝ TRONG TO HGP SONG TIẾT CHÍNH - PHỤ
TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS TRỊNH SÂM
Thanh phố Hồ Chắ Minh - 2007
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo sư hướng dẫn, PGS TS Trịnh Sâm vì những gì tôi đã được kế thừa và vì thầy đã dành nhiều thời gian, công sức chỉ bảo cho tôi từ những bước ban đầu khó khăn cũng như đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện để toi có thể hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các giáo sư, các giảng viên ở Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chắ Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chắ Minh, những người thầy học trong những năm qua đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Và tôi cũng xin được cảm ơn lãnh đạo Phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
Xin trân trọng cảm ơn
Trang 4MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MODAL 1 LY DO CHON DE TAI
2 DOI TUQNG VA PHAM VI NGHIEN CUU
2.1 Đối tượng nghiên cứu 7
2.2 Phạm vi nghiên cứu 7
3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dùng nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu 8
4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐẺ
5 ầ NGHIA KHOA HOC VA THUC TIEN CUA DE TAL
6 BO CUC CUA LUAN VAN
CHUONG I: MOT SO VAN ĐÈ HỮU QUAN 1.1 Cơ chế ngữ nghĩa -tâm lý trong sự định dani 1.2 Các kiểu định danh
1.2.1 Định danh trực tiếp l3
1.2.2 Định danh gián tiếp 14
1.3 Kắch thước của ngữ định danh trực tiếp 1.4 Phân loại ngữ định danh trực tiếp song tiết
1.5 Các kiểu định danh của ngữ định danh trực tiếp song tiết
1.5.1 Định danh không thông qua liên tướng: là cách gọi tên một đối tượng chỉ căn cứ
Trang 6MO DAU 1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
Con người đã tạo ra ngôn ngữ bằng hai thao tác: gọi tên hiện thực và ghép những tên gọi ấy thành câu, thành lời Cơ chế của thao tác thứ nhất là cơ chế định danh Cơ chế định danh tạo ra các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ
Cơ chế định danh gồm có hai phương diện: cơ chế ngữ pháp và cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý
Cơ chế ngữ pháp tồn tại trong quan hệ về chức phận của căn tố, giữa những từ tố trong nội bộ từ hoặc giữa các từ trong tô hợp định danh Cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý tồn tại trong cách tạo
nghĩa cho căn tố, cách cấu thành nghĩa và dung hợp nghĩa giữa những từ tổ trong nội bộ từ
hoặc giữa các từ trong tổ hợp định danh
'Tìm hiểu cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong sự định danh của một ngôn ngữ chúng ta sẽ thấy cách nhìn nhận, cách phản ánh thực tế của dân tộc nói ngôn ngữ ấy Trong đó cơ chế ngữ nghĩa ~ tâm lý trong định danh hiện thực bằng cách ghép các từ lại với nhau là có khả năng phản ánh nhiễu nhất va sinh động nhất đặc điểm tâm lý của người bản ngữ trong quá trình chia cắt hiện thực để gọi tên nó.Vì vậy việc tìm hiểu cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong định danh hiện thực để qua đó tìm hiểu cách nhìn nhận, cách phản ánh, cách chia cắt hiện thực của dân tộc là mục tiêu ban đầu để chúng tôi lựa chon dé tài "TÌM HIẾU CƠ CHÉ NGỮ NGHĨA - TAM LY TRONG Tổ HỘP SONG TIẾT CHÍNH -PHỤ TIỀNG VIỆT"
ỘTheo tìm hiểu của chúng tôi, về cơ chế định danh với tư cách là một nội dung quan trọng của bộ môn cấu tạo từ, nhiều công trình đã đề cập đến Riêng về phương diện cơ chế ngữ nghĩa -tâm lý trong sự định danh, chỉ có một số ắt công trình đề cập khi bàn đến những vấn đề bao quát hơn Vậy có thể nói là chưa có công trình nào dành riêng cho cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý
trong tô hợp song tiết chắnh - phụ tiếng Việt Đi vào tìm hiểu cụ thể cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý
trong tô hợp song tiết chắnh - phụ tiếng Việt đẻ tìm hiểu cách định danh hiện thực được người
Trang 72 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối trợng nghiên cứu
Các tổ hợp định danh trong tiếng Việt có thể có kắch thước hai hoặc nhiều hơn hai âm tiết, có thể có cơ chế định danh trực tiếp hay gián tiếp Nhưng chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu là những ngữ định danh song tiết chắnh - phụ được hình thành theo cách định danh trực tiếp Vì những đơn vị định danh loại này thẻ hiện rõ nét và sinh động hơn tâm lý của người bản ngữ qua việc chia cắt hiện thực để gọi tên Chúng tôi sử dụng cứ liệu ở Từ điển tiếng Việt, 2004, Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nắng và Từ điển từ mới tiếng Việt, 2002, Chu Bắch Thu chủ biên, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chắ Minh
2.2 Phạm vỉ nghiên cứu
về ngữ định danh song tiết chắnh - phụ tiếng Việt, có nhiều phương diện đã và đang được nghiên cứu Trong phạm vi có thẻ, luận văn chủ yếu đề cập đến phương diện cơ chế ngữ nghĩa
-tâm lý trong tô hợp song tiết chắnh - phụ tiếng Việt: định danh không thông qua liên tưởng, so
sánh; định danh thông qua liên tưởng, định danh thông qua so sánh; khả năng hạn định về nghĩa của thành tố phụ với thành tố chắnh; mi quan hệ về nghĩa giữa thành tố phụ và thành tố
chắnh
3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Phần đầu luận văn trình bày các vấn đề hữu quan của cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong tổ hợp song tiết chắnh - phụ tiếng Việt: cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong định danh, các kiểu định
danh và các loại ngữ định danh, kắch thước của ngữ định danh, các cách định danh của ngữ
định danh song tiết chắnh - phụ Chúng tôi kế thừa những quan điểm đã được thừa nhận để nêu
lên những vấn đề khái quát này
Trang 8phân chia, phân tắch Ở các mô thức kết hợp chúng tôi có bảng khái quát những cứ liệu phân tắch Trong quá trình phân tắch cứ liệu, luận văn nêu ra một số nhận xét về phương diện tâm lý
trong quá trình tạo ra các ngữ định danh song tiết chắnh - phụ
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài một số thủ pháp quen thuộc của ngôn ngữ học như: quan sát, SƯU tập, phân tắch, miêu tả, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
~ Phương pháp thống kê: luận văn thống kê tất cả các tổ hợp song tiết chắnh-phụ định danh theo lối trực tiếp trong Từ điển tiếng Việt, 2004, Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, 'Nhà xuất bản Đà Nang và Từ điển từ mới tiếng Việt, 2002, Chu Bắch Thu chủ biên, Nhà xuất bản Thành phố Hỗ Chắ Minh
- Phương pháp phân loại: luận văn đã căn cứ vào tiêu chắ từ loại và tiêu chắ ngữ nghĩa để
phân chia các cứ liệu
~ Phương pháp so sánh, đối chiếu: luận văn so sánh, đối chiếu về số lượng giữa các mô thức kết hợp của ngữ định danh; so sánh về các xu hướng định danh, cơ ch hình thành các tổ hợp định danh
~ Phương pháp mô hình hóa: luận văn sử dụng phương pháp này để mô hình hóa các cứ liệu được phân tắch thành các bảng một cách có hệ thống
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp, thủ pháp được vận dụng dơn lẻ hay kết hợp với nhau tuy vào đối tượng, mục đắch hay nội dung nghiên cứu
4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐÈ
về cơ chế định danh với tư cách là một nội dung quan trọng của bộ môn cầu tạo từ, nhiều tác giả đã đề cập đến trong các công trình của mình
- Hỗ Lê, 1976, Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH
~ Nguyễn Văn Tu, 1976, Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục
Trang 9-Nguyễn Thiện Giáp, 195, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục
-Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung, 1991, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục Nhin chung các tác giả ở các công trình nói trên đều đẻ cập đến cơ chế ngữ pháp trong sự định danh của tổ hợp song tiết chắnh - phụ tiếng Việt mà họ gọi là từ ghép chắnh phụ (ngoại trừ Nguyễn Thiện Giáp)
Tác giả Hồ Lê [18, tr.392-429] gọi những đơn vị này là "từ ghép chắnh phụ" theo mẫu "nguyên vị thực + nguyên vị thực" Ông chia chúng thành từ ghép chắnh phụ là danh từ với các mẫu: danh từ + tắnh từ, danh từ + danh từ, danh từ + động từ; từ ghép chắnh phụ là động từ với các mẫu: động từ + danh từ, động từ + động từ, động từ + tắnh từ; từ ghép chắnh phụ là tắnh từ với các mẫu: tắnh từ + danh từ, tắnh từ + tắnh từ, tắnh từ + động từ Dành đến 37 trang sách để khảo sát những từ ghép này, ông chủ yếu nghiên cứu về mức độ biến nghĩa của từng thành tố cấu tạo nên từ ghép và của từ ghép
Tác giả Nguyễn Văn Tu [39, tr.56-68] goi day là những từ ghép bổ nghĩa để phân biệt với những từ ghép hợp nghĩa "những từ ghép bỗ nghĩa là những từ ghép được tạo ra bằng hai từ tổ theo quan hệ không ngang nhau về kết cấu và về nghĩa Có một từ tố chắnh mang nghĩa chắnh và một từ tố mang nghĩa bổ sung Cái nghĩa bỗ sung này có thể làm rõ nghĩa cho toàn bộ từ" Ong chia tir ghép bổ nghĩa thành 09 kiểu ứng với 09 mô thức như tác giả Hồ Lê nhưng ông chỉ chú tâm phân tắch tắnh cố định hoá, tắnh thành ngữ để phân biệt với cụm từ mà gần như không
phân tắch về ngữ nghĩa
Tae gid Phan Thiéu [5, tr.82-88] xác định: trong từ ghép chắnh phụ, về mặt nội dung, thành tố chắnh biểu thị ý nghĩa nòng cốt còn thành tố phụ thì bỗ sung thêm chỉ tiết dé làm cho ý nghĩa của toàn cầu trúc rõ thêm Ông chia từ ghép chắnh phụ thành từ ghép cú pháp tắnh va tir ghép phi cú pháp Từ ghép cú pháp tắnh là từ ghép được tổ chức theo dùng quan hệ cú pháp trong ngôn ngữ còn từ ghép phi cú pháp được cấu tạo theo một quan hệ không có cái tương ứng trong cú pháp Với tắnh chất của một giáo trình ngữ pháp, Phan Thiều cũng chủ yếu đi vào phân biệt giữa từ ghép va cụm từ
Các tác giả trong Ngữ pháp tiếng Việt [40, tr.59-64] quan tâm nhiều hơn về ngữ nghĩa của
Trang 10tiếng phụ, sự gắn bó về nghĩa giữa tiếng chắnh và tiếng phụ Tuy nhiên, đó mới chỉ là những nhận xét hết sức khái quát
Tác gi Nguyễn Thiện Giáp [li, tr.70-76] đã đề cập tương đối r nét đến phương diện cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong sự định danh Ông phân chia thành ngữ định danh hòa kết và ngữ định danh hợp kết dựa vào tiêu chắ ngữ nghĩa và chỉ rõ "Chắnh đi sâu vào cách đặt tên gọi, sẽ khám phá ra quy luật vận động của tư duy mỗi dân tộc trong từng thời ki lich sử khác nhau Nghiên cứu cơ chế tạo nghĩa của một đơn vị từ vựng chắnh là khám phá quy luật vận động đó."[ÌÌ, tr.71] Nguyễn Thiện Giáp trong công trình của mình đã chỉ ra những nét chung nhất về
cơ chế tạo nghĩa của các ngữ định danh trong tiếng Việt
Tác giả Diệp Quang Ban [2, tr.47-51] căn cứ vào vai trò của các từ tố trong việc tạo nghĩa của từ ghép đã chia từ ghép chắnh phụ thành hai kiểu chắnh là từ ghép chắnh phụ dị biệt và từ ghép chắnh phụ sắc thái hoa Như vậy ở đây tác giả đã quan tâm nhiều đến cơ chế ngữ nghĩa của từ ghép chắnh phụ
Tác giả Trịnh Sâm [28, tr42-49] đã đề cập vấn đề một cách công phu hơn Tác giả chỉ ra những khả năng hạn định nghĩa của thành tố phụ với thành tố chắnh là danh từ một cách chỉ tiết Còn khả năng hạn định nghĩa của thành tố phụ với thành tố chắnh là động từ, tắnh từ chưa được tác giả khảo sát cụ thể
Tác giả Nguyễn Ngọc Trâm nhận xét: Với từ ghép chắnh phụ tình hình phức tạp hơn nhiều.Có thể phân chia thành: từ hoặc tổ hợp từ chỉ tiểu loại, từ hoặc tổ hợp từ chỉ kiểu thức, từ hoặc tổ hợp từ chỉ mức độ cao của thuộc tắnh đã nêu, từ hoặc tổ hợp từ hình thành bằng con đường ẩn dụ hay hoán dụ tên gọi Trong đó hai loại đầu có sức sản sinh rất cao [38, tr.231- 232]
Trang 115 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐE TÀI
5.1 về phương diện lắ luận, luận văn sẽ đúc kết lại những ý kiến nghiên cứu về cơ chế
ngữ nghĩa - tâm lý của tô hợp song tiết chắnh - phụ tiếng Việt Trong quá trình khảo sát, chúng
tôi cố gắng đưa ra những kiến giải riêng về khả năng hạn định về nghĩa của thành tố phụ đối với thành tố chắnh trong tổ hợp song tiết chắnh - phụ và về xu hướng phát triển của các cơ chế
tạo nghĩa cho tô hợp
5.2 về phương diện thực tiễn, những tìm tòi, kiến giải của chúng tôi có thể là những cứ liệu giúp ắch cho những người muốn tìm hiểu cơ chế tâm lý trong cách định danh của người
Việt nhằm qua đó có thêm một chút hiểu biết về tâm lý và văn hoa người Việt Luận văn cũng
có thê giúp ắch trong việc phân chia các tổ hợp song tiết chắnh - phụ tiếng Việt theo tiêu chắ
ngữ nghĩa
6 BO CUC CUA LUAN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, phẫn chắnh của luận văn bao gồm 02 chương:
Chương một trình bày các vấn để hữu quan của cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong tổ hợp song tiết chắnh - phụ tiếng Việt: cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong định danh, các kiểu định danh và các loại ngữ định danh, kắch thước của ngữ định danh, các cách định danh của ngữ định danh song tiết chắnh - phụ
Chương hai luận văn trình bày cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý của các tổ hợp song tiết chắnh - phụ Chúng tôi phân chia các cứ liệu thành các mô thức kết hợp và phân chia các mô thức kết hợp đó thành những nhóm ngữ định danh nhỏ hơn Ở mỗi nhóm ngữ định danh đó, chúng tôi thống kê, phân tắch một số cứ liệu cụ thể và nêu những nhận xét, phát hiện của mình
Trang 12CHƯƠNG I: MOT SO VAN DE HUU Q 1.1 Cơ chế ngữ nghĩa -tâm lý trong sự định danh
"Định danh chắnh là sự cố định (hay gắn) cho một kắ hiệu ngôn ngữ một khái niệm biểu
niệm (signifikat) phản ánh các đặc trưng nhất định của một biêu vật (denotat) - các thuộc tắnh
phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và qua trình thuộc phạm vi vật chat va tỉnh thin, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ" (G.V.Kan-san- ski- dẫn theo [34, tr.29]) Nói giản di hơn, "định danh là gọi tên sự vật, hiện tượng" [22, tr.325] Đây là chức năng cơ bản của từ Tuy nhiên vốn từ trong mỗi ngôn ngữ là hữu hạn Trong khi thể giới khái niệm cần được gọi tên lại mở rộng một cách không ngừng trong qua trình phát triển của đời sống, của nhận thức và của chắnh ngôn ngữ nữa Vì vậy để làm tròn chức năng định danh, từ đã có những qua trình phát triển ý nghĩa cơ bản như mở rộng và thu hẹp ý nghĩa, ẩn dụ và hoán dụ Và một nhu cầu tắt yếu nữa là phải tạo thêm những đơn vị từ vựng trên cơ sở những từ đã có Đó là những tổ hợp định danh, có giá trị tương đương với từ Theo Nguyễn Thiện Giáp, "cụm từ, thậm chắ câu cũng có chức năng định danh" [lo, tr.61] Chẳng hạn đẻ gọi trang phục nói chung của con người chúng ta có tổ hợp áo quan, dé nói về người thường dễ đạt
được kết qua tốt, dễ thành công trong công việc làm cụ thê ta có tô hợp mát tay, Các tô hợp
nói trên đều được hình thành trên cơ sở ghép các từ đã có Đây là các tổ hợp định danh hay còn
goi là các ngữ định danh
Ngữ định danh là những cụm từ biểu thị các sự vật, hiện tượng hay khái niệm nào đó của thực tế Nó bao gồm những cụm từ thường được gọi là từ ghép và những cụm từ thường được goi là ngữ có định
Các ngôn ngữ khác nhau về loại hình sẽ có cơ chế định danh khác nhau, tức là có cách gọi tên sự vật theo xu hướng khác nhau Nếu các ngôn ngữ biến hình và chắp dinh vốn thiên vẻ cách đặt tên tổng hợp tắnh thì các ngôn ngữ đơn lập trong đó có tiếng Việt, cách gọi tên có xu hướng phân tắch tắnh mạnh mẽ Cơ chế định danh hiện thực bằng cách ghép các từ lại với nhau là có khả năng phản ánh nhiều nhất và sinh động nhất đặc điềm tâm lý của người bản ngữ thuộc những dân tộc khác nhau trong qua trình chia cắt hiện thực để gọi tên nó một cơ chế (cơ chế cấu tạo nên những từ ghép _ người viết) bên ngoài của nó là cái thao tác ghép một từ này với
một từ khác theo một trình tự nhất định, lại có mặt bên trong của nó là tác dụng của những biểu
Trang 13tượng với tắnh năng động ngữ nghĩa của chúng Cơ chế đó, thực chất là một cơ chế tâm lý" [40, tr.1103] "Như vậy nói một cách khái quát, đẳng sau các cách định danh từ vựng còn có cả bóng dáng của tâm lý dân tộc và phần nào thể hiện được nét riêng của một ngôn ngữ" [28.tr36]
Vắ dụ: Để chỉ "cái bộ phận của cây bút tiếp xúc với mặt giấy khi viết" thì tiếng Tày Nùng dùng từ pác bút (nghĩa đen từng thành tố là mồm búu), tiếng Mèo dùng bleimễ ( nghĩa đen
lưỡi mực), tiếng Gia-rai dùng gaicih (nghĩa đen : gậy bút), tiếng Hán dùng bijiãn (âm Hán Việt
là bút tiêm, tức mũi nhọn của bút), còn tiếng Việt thì dùng ngòi bút hoặc ngòi viết (với hình tượng mực chảy ra như cái ngòi dẫn nước) [27, tr.42] Theo Lý Toàn Thắng, cùng một sự vật, tiếng Việt gọi chân răng nhưng ở tiếng Nga là một cách nhìn thế giới khác: korcri zuba (rễ của răng) [32, tr.94] Việc mượn những hình tượng đa dạng như thế đễ chỉ cùng một sự vật rõ rằng có phản ánh đặc điểm tâm lý của người bản ngữ thuộc những dân tộc khác nhau trong qua trình
nhận thức và định danh hiện thực Đây chắnh là cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong sự định danh 1.2 Các kiểu định danh
1.2.1 Định danh trực tiếp
Mỗi sự vật, hiện tượng hay khái niệm có nhiều thuộc tắnh khác nhau Khi đặt tên cho những sự vật, hiện tượng hay khái niệm đó người ta thường dựa vào một hoặc một số thuộc
tắnh nào đó của chúng, làm căn cứ để hiểu toàn bộ sự vật, hiện tượng, khái niệm Đỗ là cách
định danh trực tiếp Cách định danh này tạo ra những ngữ định danh trực tiếp Có người gọi đó là ngữ định danh hợp kết [li, tr.70] Ngữ định danh trực tiếp trực tiếp phản ánh những thuộc tắnh của đối tượng trong cấu trúc ý nghĩa của mình Vì vậy ý nghĩa của các ngữ định danh trực
tiếp có thê phân tắch thành những yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của từng bộ phận tạo
thành Vi du:
~ quần áo có nghĩa là "dé mac, nhur quan, áo" Ý nghĩa của quần áo mặc dù khái quát hơn
ý nghĩa của quần + ý nghĩa của áo nhưng cũng xuất phát từ ý nghĩa của 2 đơn vị quần, áo
- đèn chùm có nghĩa là đèn gồm nhiều bóng nhỏ, được kết nói thành chùm, dùng để chiếu sáng và trang trắ Ý nghĩa này có thé phan tắch thành hai yếu tố nghĩa: ý nghĩa "đồ dùng để soi
Trang 14sáng" do từ đèn biểu thị và ý nghĩa "tập hợp nhiều vật cùng loại chụm lại quanh một điểm" do
từ chùm biéu thị
Thuộc tắnh trên của ngữ định danh trực tiếp còn có thể gọi là tắnh phân tắch về nghĩa của nó
1.2.2 Định danh gián tiếp
Là cách gọi tên một đối tượng nào đó bằng cách mượn tên gọi của đối tượng khác Cách định danh này tạo ra những ngữ định danh gián tiếp, Nguyễn Thiện Giáp gọi là ngữ định danh hòa kết [li, tr.73] Ngữ định danh gián tiếp không trực tiếp phản ánh những thuộc tắnh của đối tượng trong cấu trúc ý nghĩa của mình Tức là trong cách định danh gián tiếp, đối tượng cần được gọi tên đã nhận tên gọi của một đối tượng khác Do đó, những nét nghĩa dùng làm cơ sở
của tên gọi không phản ánh những thuộc tắnh của đối tượng mới này Ý nghĩa của những ngữ
định danh gián tiếp không thể phân tắch thành các yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của các bộ phận tạo thành Nói cách khác, ý nghĩa của các bộ phận tạo thành ngữ định danh gián tiếp mắt tắnh độc lập, hòa lẫn vào nhau để cùng biểu thị một khái niệm
Vi du:
- càng cua với nghĩa "viêm tấy, sưng to ở kẽ ngón tay" là một ngữ định danh gián tiếp bởi vì không thể phân tắch ý nghĩa của càng cua thành ý nghĩa của càng + ý nghĩa của cua
- tai hồng với nghĩa "đai ốc có hai cánh để vặn" là một ngữ định danh gián tiếp bởi vì không thể phân tắch ý nghĩa của tai hồng thành ý nghĩa của tai + ý nghĩa của hồng
- mực thước với nghĩa " khuôn phép hay theo đúng khuôn phép; mẫu mực" là một ngữ định danh gián tiếp bởi vì không thể phân tắch ý nghĩa của mực thước thành ý nghĩa của mực + ý nghĩa của thước
ỘThuộc tắnh này của ngữ định danh gián tiếp được gọi là tắnh tổng hợp về nghĩa, hay tắnh
nhất thể về nghĩa
Cơ chế ngữ nghĩa- tâm lý của ngữ định danh gián tiếp thường dựa trên sự tương đồng, giữa đối tượng cần được gọi tên và đối tượng mà nó nhận (hay mượn) tên gọi hay dựa trên lối
Trang 15~ "viêm tây, sưng to ở kẽ ngón tay" được gọi là càng cua vì tay khi bị bệnh này thi sung lên trông như càng của con cua
- "dai ốc có hai cánh để vặn" được gọi là tai hồng vì nó có hình dạng giống với tai của trái
hồng,
- " khuôn phép hay theo đúng khuôn phép; mẫu mực" được gọi là mực thước là gọi theo
lối biểu trưng
~ "có tỉnh thần không lùi bước trước nguy hiểm" được gọi là gan dạ là gọi theo lối biểu trưng
Như vậy có thể nói ấn dụ và biểu trưng là hai cách thức chắnh để hình thành ngữ định danh gián tiếp
ỔThuc tế cho thấy trong tiếng Việt, phổ biến hơn là ngữ định danh trực tiếp Có nhiều cách thức để hình thành ngữ định danh trực tiếp (chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ trong chương li) Vì vậy, đặc điểm tâm lý của người bản ngữ được thể hiện nhiều hơn và rõ nét hơn trong các ngữ định danh trực tiếp Do vậy, trong luận văn này chúng tôi chỉ giới hạn phần nghiên cứu của mình trong việc tìm hiểu cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý của một bộ phận ngữ định danh trực tiếp 1.3 Kắch thước của ngữ định danh trực tiếp
Về kắch thước, những tổ hợp định danh này có thể gồm hai hay hơn hai từ ghép lại với nhau Nhưng trong tiếng Việt, những tổ hợp định danh chủ yếu là tổ hợp song tiết về cơ chế hình thành, những tổ hợp định danh có hơn hai âm tiết cũng có cùng các cơ chế với những tổ hợp định danh song tiết Có khác là, ở một tổ hợp định danh song tiết cụ thé chỉ có một cơ chế định danh thì ở một tổ hợp định danh có hơn hai âm tiết lại là sự công lại của hai hoặc hơn hai
cơ chế định danh mà thôi Vi du:
~ bánh đa: định danh trực tiếp, thông qua so sánh với một sự vat khác (bánh giống lá da), - bánh phở : định danh trực tiếp, thông qua sự liên tưởng tới một yếu tố gần gũi là công dụng của sự vật (bánh để làm phở),
Trang 16Thì "bánh đa nem" lại định danh trực tiếp, vừa thông qua so sánh với một sự vật khác (bánh giống lá đa) lại vừa thông qua sự liên tưởng tới một yếu tố gần gũi là công dụng của sự
vật (bánh dé cuốn nem)
Vi vậy trong luận văn này chúng tôi sẽ khảo sát những tổ hợp định danh song tiết 1.4 Phân loại ngữ định danh trực tiếp song tiết
Về tắnh chất, những thành tổ cấu tạo của tổ hợp song tiết định danh đại bộ phận là những thành tố thuộc về các từ loại: danh từ, động từ và tắnh từ Vì, có thể nói về chức năng định danh của những đơn vị như: áo, quan, ăn, uống, xấu, tốt, Nhưng không thể nói rằng những đơn vị như: và, tuy, dù, với, đã, sẽ, đang; à, ôi, ối, ái; tôi, nó, day, no, kia, có chức năng định danh, bởi những đơn vị này không gọi tên sự vật hiện tượng nào cả Những đơn vị có chức năng định danh đã được liệt kê trên đây đều là thực từ Định danh là chức năng của thực từ "Một thực từ miêu tả chuyển thành một từ hu thì đồng thời mắt luôn chức năng định danh" [6, tr.165] Tuy có thể có trường hợp một trong hai thành tố của tổ hợp song tiết định danh không phải là thực tứ (vắ dụ trong tổ hợp ăn liền thì liền là phụ từ) nhưng trường hợp này rất hãn hữu Vì vậy trong luận văn của mình chúng tôi chỉ khảo sát những tổ hợp song tiết định danh có các yếu tố trong
tổ hợp là danh từ, động từ, tắnh từ
ỘTrong tiếng Việt chúng tôi chia các tổ hợp song tiết định danh thành hai dạng lớn:
Dạng thứ nhất là các tổ hợp Hán Việt như: giáo viên, phi cơng, đồn viên Dạng này nằm ngoài sự khảo sát của luận văn chúng tôi Việc nhận diện từ Hán Việt cũng rất khó khăn Trong một bài viết, tác giả Lê Anh Hiền đã nêu ý kiến mang tắnh tổng kết: Cho đến nay, gin như chưa có một tiêu chắ nào có thể giúp phân biệt từ Hán Việt với từ thuần Việt [16, tr 42] Chúng tôi nhận diện từ Hán Việt qua Hán - Việt Từ điển của Đào Duy Anh [1]
Dạng thứ hai là những tổ hợp thuần Việt như: áo quần, đi lại, ăn uống, ăn đong, làm duyên Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp giữa hai thành tố, các nhà nghiên cứu thường chia ra từ chép đẳng lập ( áo quần, ăn uống, đi lại, cưới hỏi, xinh dep ) và từ ghép chắnh phụ ( áo đài, cà chua, dưa hấu, xanh ngất, )
Trên những nét chung nhất có thể thấy cơ chế tạo nghĩa của các tổ hợp định danh nói trên
như sau:
Trang 171.4.1 Dựa vào những thuộc tắnh riêng có quan hệ tương đồng, tương phản hay cùng cáp để biểu đạt những khái niệm chung hơn, trừu tượng hơn, khái quát hơn [11, tr.72] Cơ chế tạo nghĩa này tao ra những tổ hợp định danh đẳng lập (từ ghép đẳng lập) Vắ dụ - tranh giành, thay đôi, to lớn, tươi tố (quan hệ tương đồng) - mua bán, được mắt, khó dễ, đêm ngày, (quan hệ tương phản) - nhà cửa, hoa qua, chùa chiễn, thóc lúa, (quan hệ cùng cấp)
1.4.2 Dựa vào một thuộc tắnh chung, chỉ ra tổng loại của đối tượng và một hoặc một số
thuộc tắnh riêng có giá trị phân biệt đối tượng ấy với các đối tượng khác trong cùng một tông
loại [11, tr.72] Cơ chế tạo nghĩa này tao ra những tổ hợp định danh chắnh - phụ (từ ghép chắnh
phụ)
Trong phạm vi khảo sát của luận văn này chúng tôi dừng lại ở những tổ hợp định danh song tiết chắnh - phụ Đó là những tổ hợp định danh như đã nói trên: áo dài, cà chua, dưa hầu,
nai lưng, è cổ, mát tay, ăn đong,
Gọi những tổ hợp này là tổ hợp có mô hình AB thì xét theo quan hệ cú pháp thành tố A bao giờ cũng là thành tố chắnh và thành tốB bao giờ cũng là thành tố phụ nghĩa cho thành tố A
Trong ngữ định danh AB, nếu A là đơn vị từ vựng biểu thị sự vật thì B là đơn vị từ vựng,
biểu thị thuộc tắnh của sự vật đó (kiểu: cà chua, thuốc tắm, xe đạp ); nếu A là đơn vị từ vựng
biểu thị hoạt động, trạng thái thì B là đơn vị từ vựng miêu tả thuộc tắnh của hoạt động, trạng
thái đó (kiểu: cười mát, bay hơi, nói đóc, trả lời ); nếu A là đơn vị từ vựng biểu thị tắnh chat thi B là đơn vị từ vựng miêu tả thuộc tắnh của tắnh chất đó (kiểu: vui tắnh, mát tay, đỏ au, xanh
ngắt,
ỘTrong những tổ hợp này lại có những tổ hợp trong đó có một yếu tố không được dùng độc lập, những yếu tố mà có nhà nghiên cứu gọi là "những hình thái ràng buộc tuyệt đối" [15,
Trang 18trl96] Vắ dụ như nai chỉ duy nhất đi với lưng, è chỉ đi với cổ, hấu chỉ đi với dưa, ngắt chỉ đi
với một vài từ như tắm, xanh Có yếu
tr.54] Một số
bị quên nghĩa cũ và trở thành yếu tố bỗ sung nghĩa cho yếu tố kia Tức là nó biến thành yếu tố như hấu cố người còn cho là không có nghĩa [35,
ố lai được cho là vốn nằm trong tô hợp song tiết đẳng lập, về sau một yếu tố
phụ bổ sung cho yếu tố chắnh (như nghịt trong đông nghịt, lẻm trong sắc lẻm, phau trong trắng
phau, ngầu trong đỏ ngầu, ngắt trong vắng ngắt, au trong đỏ au, lẻ trong xanh lè, phay trong dao phay, kềnh trong nằm kênh, nghịt trong đen nghịt), tức là nó trở thành yếu tố mất nghĩa
[25 tr.196-199] Như vậy, về mặt đồng đại, các tổ hợp nói trên là những tổ hợp song tiết chắnh
~ phụ, không khác gì những trái lẻ, chơi khăm, trong veo, cúi rạp, sâu huếch
Chúng tôi không phủ nhận tư cách từ cũng như không phủ nhận tắnh có nghĩa của những thành tố đi sau này Nhưng rõ ràng, những thành tố này chỉ có một nghĩa là nghĩa gốc của nó Từ được dùng với nghĩa gốc thì mối quan hệ giữa khái niệm mà từ biểu thị với vỏ ngữ âm là không có lắ do Điều này Perdinand de Saussure đã khẳng định trong nguyên lý nỗi tiếng "dấu hiệu ngôn ngữ là võ đoán" [18, tr.142] Nhưng khi những từ đó được mượn để tạo ra những tổ hợp định danh thì nó lại được mượn vì một lý do nào đó Nói cách khác, ở đây từ lại được dùng một cách "có lý do" Vì vậy gần như không giải thắch được vì sao con vật đó được gọi là ngựa nhưng lại giải thắch được vì sao giống gấu đó lại được gọi là gấu ngựa Như vậy những từ chỉ được dùng theo một nghĩa là nghĩa gốc của nó như nai, è, hấu, nành, ngắt, veo, kham, gin
như không có sức sản sinh, trong khi những từ như: áo, cả, mát, có thể kết hợp với những từ khác để tạo nên những tổ hợp định danh khác nhau như: áo rét, áo bay, áo ấm; cà chua, cà bát, cả tắm; mát tay, mát tắnh; ăn đong, ăn hàng, ăn chực, ở những tổ hợp mà cả hai thành tố đều có nghĩa rõ rằng này, cơ chế ngữ nghĩa - tâm lý trong sự định danh mới được thể hiện Ching han tại sao cùng chỉ một loại áo mặc trong mùa rét mà được gọi bằng các tên khác nhau: áo rét, áo lạnh, áo ấm, .ở đây có thể giải thắch rét, lạnh hay ấm là gì Trong khi trong các tổ hợp như xanh ngắt, dưa hấu thì không thể nói rõ ngắt hay hấu có nghĩa là gi, chi có thể nói được ngắt gia thêm một sắc thái về mức độ cho xanh, hấu là tên một chủng loại dưa để phân biệt với dưa bở, dưa chuột, dưa gang, Hay có thể giải thắch đượcrgọi là đậu đùa vì giống đậu này ra từng cặp trái giống đôi đũa thì không thể giải thắch vi sao lại gọi là đậu nành (vì nành chi có một nghĩa)
Trang 19Do vậy, luận văn của chúng tôi chỉ đề cập đến tổ hợp song tiết chắnh - phụ định danh trong đó cả hai thành tố đều có nghĩa r ràng (không phải là "những hình thái rằng buộc tuyệt đối", cũng không phải là những yếu tố mắt nghĩa) Nói cách khác, chúng tôi chỉ khảo sát những tổ hợp song tiết chắnh - phụ định danh trong đó cả hai yếu tố được dùng một cách có lý do
1.5 Các kiểu định danh của ngữ định danh trực tiếp song tiết
1.5.1 Định danh không thông qua liên tưởng: là cách gọi tên một đối tượng chỉ căn cứ vào bản thân đối tượng đó mà thôi
Vi dụ: đèn chùm, dể dũi, mở rộng, to tiếng, sắc ngọt,
Như vậy, trong ngữ định danh chắnh - phụ loại này, thành tố phụ đi sau chid9 của đối tượng do thành tố chắnh biểu thị mà không cần thông qua một sự so sánh hay liên tưởng với bất cứ đối tượng nào khác Định danh không thông qua liên tưởng bao gồm 2 kiểu nhỏ hơn:
1.5.1.1 Không dùng lối nói biểu trưng, ước lệ: Thành tố phụ chỉ thuộc tắnh của sự vật hay chỉ thuộc tắnh, phạm vi của hoạt động hay thuộc tắnh được dùng theo nghĩa gốc ( nghĩa đen) đèn chùm, bánh trôi, lương khố, bó chiếu, to tiếng)
Vắ dụ: - đèn chùm", đèn gồm nhiều bóng nhỏ, được kết nối thành chùm, dùng để chiếu
sáng và trang trắ
- bánh trôi, bánh làm bằng bột gạo nếp, viên tròn, có nhân đường, bỏ vào nước sôi, chắn
thì nỗi lên
- lương khố thức ăn làm sẵn, ở dạng khô, dùng để dự trữ
- bó chiếu: bó xác vào chiều để chôn
- to tiếng: lớn tiếng cãi cọ nhau
1.5.1.2 Dùng lỗi nói biểu trưng, ước lệ: thành tố phụ không còn được dùng theo nghĩa sốc nữa, mà được hiểu một cách biểu trưng, ước lệ: làng bẹp, bồ nhắ, cắm cung, bán non, nhạc vàng,
- làng bẹp: những người nghiện thuốc phiện ( nằm bẹp cạnh bản đèn),
Trang 20- cắm cung: cắm không được phép ra khỏi nhà, không được phép tự do tiếp xúc với người ngoài
~ bán non: bán rẻ trước mùa thu hoạch để nhận tiền trước - nhạc vàng: nhạc bi lụy {vàng có nghĩa là phản động [12, 40)) 1.5.2 Định danh thông qua liên trởng
Là cách gọi tên một đối tượng có liên tưởng đến đối tượng khác Vi dụ: áo mưa, bánh cày, biển hễ, bơi ếch, chắn sữa,
Trong ngữ định danh chắnh phụ loại này, thành tố phụ đi sau chỉ thuộc tắnh của đối tượng do thành tố chắnh biểu thị thông qua sự liên tưởng tới một đối tượng khác Định danh thông qua liên tưởng bao gồm 2 kiểu nhỏ hơn:
1.5.2.1 Định danh thông qua liên tưởng tương đồng: thành tố phụ chỉ thuộc tắnh của đối
tượng do thành tố chắnh biểu thị, thông qua sự liên tưởng với một đối tượng khác, dựa trên sự tương đồng giữa hai đối tượng này
Vắ dụ: bánh cày, biển hỗ,
- bánh cày: bánh làm bằng bỏng gạo nếp xay nhỏ trộn với lạc, vừng, mật, mỡ, gừng, có nhuộm màu giông màu trứng con cày và đóng thành bánh
- biển hồ: biển không được nối liền với các biển khác, tựa như một hồ rất lớn
Có thể gọi đây là cách định danh thông qua so sánh, trong đó thành tổ chắnh gọi tên hình ảnh được so sánh, thành tố phụ gọi tên hình ảnh so sánh
1.5.2.2 Định danh thông qua liên tưởng gần gũi: thành tố phụ chỉ thuộc tắnh của đối
tượng do thành tố chắnh biểu thị, thông qua sự liên tưởng với một đối tượng khác, dựa trên mối quan hệ gân gũi giữa hai đối tượng này
Vắ dụ: áo mưa, bánh khúc, của chìm, gấu trúc, buồn tình, dạo mát, chắn ép,
~ áo mưa, áo bằng loại vải không thấm nước dé đi mưa (liên tưởng tới mục đắch, công
Trang 21~ bánh khúc: bánh làm bằng bột gạo nếp trộn với lá rau khúc giã nhỏ, có nhân đậu xanh và mỡ, đồ lẫn với gạo nếp (liên tưởng tới chất liệu của sự vật được thành tố chắnh gọi tên),
- của chìm: của cải tư hữu cắt giấu kắn, người ngoài không thé trông thấy; phân biệt với
cửa nỗi (liên tưởng tới sự vật đối lập)
- buổn tình: buồn Vi ở trong tình trạng không có việc gì làm, không biết làm gì (liên tưởng tới nguyên nhân của tinh trạng được thành tố chắnh gọi tên)
~ dạo mát: đi dao dé héng mat (liên tưởng tới mục đắch của hành động được thành tố chắnh gọi tên)
chắn ép: qua cây được râm cho chắn một cách không được tự nhiên, trong khi điều kiện chưa đủ (ép) (liên tưởng tới nguyên nhân của tình trạng được thành tố chắnh gọi tên),
- gấu trúc: thú thuộc họ gấu mèo, hình dạng giống gấu, có thân hình nhỏ, lông màu tring, có vá đen ở chân, vai tai, thường hay ăn lá trúc, măng tre, (liên tưởng tới sự vật đặc trưng sắn liền với sự vật được thành tố chắnh gọi tên)
Trang 22CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CƠ CHÉ NGỮ NGHĨA - TÂM LÝ TRON:
Tổ HỢP SONG TIẾT CHÍNH PHỤ
2.1 TÔ HỢP SONG TIẾT CHÍNH PHỤ LÀ DANH NGỮ
'Ngữ định danh song tiết có thành tố chắnh là danh từ chiếm số lượng lớn nhất trong các ngữ định đanh song tiết với 1.056 tổ hợp theo thống kê của chúng tôi Chúng tối gọi những ngữ định danh này là danh ngữ
Ngữ định danh song tiết có tắnh chất danh ngữ được cấu tạo theo ba mô thức: 1) những tổ
hợp song tiết danh - danh có thành tổ chắnh và thành tố phụ đều là danh từ như : áo sô, che tau,
gấu ngựa, ốc hương,
2) những tổ hợp song tiết danh - động có thành tố chắnh là danh từ và thành tố phụ là
động từ như : áo lặn, con chạy, giây lọc, máy bay,
3) những tổ hợp song tiết danh -tắnh có thành tổ chắnh là danh từ và thành tố phụ là tắnh từ
như : áo lạnh, bi đỏ, hết nhẫn, sữa chua,
Trong các tổ hợp danh ngữ, mô thức danh - danh chiếm số lượng lớn nhất, đến 591/ 1056 tổ hợp; mô thức danh - động có 268 tổ hợp; mô thức danh - tắnh chỉ có 197 tổ hợp
Trong tổ hợp song tiết chắnh phụ là danh ngữ, thành tố chắnh biểu thị tổng loại về sự vật, hiện tượng và thành tố phụ thể hiện những ý nghĩa sau:
2.1.1 Tổ hợp danh - danh
2.1.1.1 Thành tố phụ chỉ đặc điểm, hình thức bên ngoài của sự vật được thành tố
chắnh gọi tên
Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng Ở những tổ hợp này, thành tố chắnh chỉ ra tông loại sự vật còn thành tố phụ tố phụ nêu hình thức bên ngoài của sự vật đó Có 34 tổ
hợp danh - danh được định danh theo cơ chế này, xin xem danh sách ở Phụ lục
Vắ dụ: cơm hộp (cơm bán theo suất, đựng trong hộp, được chuyển đến theo yêu cầu của khách hàng), đèn chùm (đèn gồm nhiều bóng nhỏ, được kết nối thành chùm, dùng đễ chiếu
Trang 23Chúng ta có thể thấy hình thức bên ngoài của những dối tượng trên được coi là những thuộc tắnh khu biệt làm cơ sở cho sự định danh, đó là những đặc điểm không bản chất nhưng lại
quan trong trong sự tri nhận
2.1.1.2 Thành tố phụ chỉ xuất xứ, môi trường sinh sống hay xuất hiện của sự vật được thành tố chắnh gọi tên
Đây cũng là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi: liên tưởng giữa sự vật do thành tố chắnh biểu thị với cái xuất xứ, môi trường sinh sống hay xuất hiện của nó được thành tố phụ
gọi tên
Vắ dụ: chè tàu (nguyên sản xuất ở Trung Quốc), cua đá (với nghĩa: một số loài cua sống ở hốc đá ven biển hoặc ở núi đá, gần khe suối), thuốc bắc ( thuốc chữa bệnh chế biến từ thảo mộc nhập khẩu từ Trung Quốc),
Xét những tổ hợp song tiết có thành tố phụ biểu thị xuất xứ (nguồn gốc), nhưáơ khách, chè tàu, bài tây, cân ta, cân tây, táo tâu, táo tây, tỏi tây, chúng tôi thấy:
Ngoại trừ một số tổ hợp hãn hữu như áo khách, chè tàu các thành tố nghĩa bao gồm các nét nghĩa tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi là có đặc trưng xuất xứ {áo khách: chỉ áo cánh của phụ nữ, vốn kiểu của người Hoa, cỗ cao, xẻ giữa và có khuy tết; chè tàu: hiện nay chỉ loại chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm, nguyên sản xuất ở Trung Quốc) còn ở các tổ hợp còn lại, đặc trưng xuất xứ dùng đề gọi tên không có trong
cấu trúc ngữ nghĩa của nó Và cũng xét những tô hợp song tiết có thành tố phụ biểu thị xuất xứ
(nguồn gốc) này, chúng tôi thấy trong cách lựa chọn thuộc tắnh khu biệt về nguồn gốc làm cơ sở cho sự định danh, người Việt trong qua khứ có xu hướng phân chia một cách khái quát
thành những cặp đối lập: bắc - nam, ta - tau, ta - tay, tau - tay
Hiện nay, những tô hợp dinh danh như thế này ngày càng có xu hướng ắt được sử dụng, nhất là các tổ hợp A+ta, A+tây (như: bài tây, bánh tay, cân ta, cân tây, dầu ta, dầu tây, giày ta, giày tây, mẫu ta, mẫu tây)
Trang 24có một số ắt trường hợp được dùng một cách biểu trưng, ước lệ: cải trời, giá chợ, hàng chợ, hàng thùng, lang vườn, lúa trời, ngỗng trời, tiền túi, vua bếp
Vắ dụ: "tời" trong cải trời, lúa trời, ngỗng trời biểu trưng cho đặc điểm mọc hay sống hoang dại; "chợ" trong giá chợ biểu trưng cho thị trường tự do, trong hàng chợ biểu trưng cho chất lượng thấp, giá rẻ; "vườn" trong lang vườn biểu trưng cho sự làm nghề không chuyên nghiệp, thường ở thôn quê Nhờ tắnh biểu trứng của các thành tố phụ mà nghĩa của cả tổ hợp trở nên sinh động, có sắc thái đánh giá
Đây là cách thức gọi tên sự vật rất được người Việt wa chuộng, có tới 91 đơn vị định danh
mô thức danh - danh hình thành theo cách này (xin xem Phụ lục)
2.1.1.3 Thành tố phụ chỉ sự vật hoặc hiện tượng đặc trứng gắn vỗi sự vật được thành tố chắnh gọi tên
Đây cũng là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi: liên tưởng giữa sự vật do thành tố chắnh biểu thị với sự vật hoặc hiện tượng đặc trứng gắn với sự vật đó được thành tố phụ biểu thị
Vi dụ: chuối hột, ốc hương, gấu trúc, nhà vườn,
Sự vật hoặc hiện tượng đặc trưng đó có thể là bộ phận hoặc hiện tượng đặc trưng nằm bên trong sự vật được thành tổ chắnh gọi tên Đó là các trường hợp như: chuối hột (chuối qua có nhiều hạt, ăn hơi chát), ốc hương (ốc biển tròn và nhỏ bằng qua táo, vỏ trắng có vệt nâu, thịt thơm) Có 62 tổ hợp loại này đã được chúng tôi thống kê ở Phụ lục
Hoặc có thể là sự vật hoặc hiện tượng đặc trưng gắn liền với sự vật được thành tố chắnh gọi tên Đó là các trường hợp như: gấu trúc (thú thuộc họ gấu mèo, hình dạng giống gấu, có thân hình nhỏ, lông màu trắng, có vá đen ở chân, vai, tai, thường hay ăn lá trúc, măng tre, ), nhà vườn (nhà có vườn hoặc người chủ có vườn chuyên trồng các loại cây để bán cây giống, hoa qua) Có 18 đơn vị định danh theo quan hệ liên tưởng này, xin xem danh sách ở Phụ lục
Trang 25thành tố chắnh biêu thị tông loại về sự vật còn thành tố phụ chỉ ra thuộc tắnh riêng về mục đắch
sử dụng
Vắ dụ: áo mưa (áo bằng loại vải không thấm nước để đi mưa), bánh phở (bánh để làm
phở), bát hương (bát dùng để cắm hương ở bàn thờ), chợ người (nơi tụ họp những người lao động chân tay để chờ bán sức lao động), tủ đá (tủ lạnh có khả năng tạo nhiệt độ thấp, chuyên dùng để làm nước đá), Những tổ hợp còn lại xin xem ở Phụ lục
2.1.1.5 Thành tố phụ chỉ chất liệu của sự vật được thành tố chắnh gọi tên
Đây là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi, ở đây là sự liên tưởng giữa sự vật do thành tố chắnh biểu thị với chất liệu làm ra sự vật ấy Chất liệu của sự vật được dựa vào đề gọi
tên có thé là chất liệu chắnh hoặc chất liệu đặc trưng
Vắ dụ: áo gai (áo thường dệt bằng sợi gai thưa), bánh khúc (trong thành phần của bánh có nguyên liệu đặc trưng là lá khúc), hoa giấy (với nghĩa: hoa giả bằng giấy) (Xin xem danh sách ở phụ lục)
2.1.1.6 Thành tố phụ biểu t
trong sự vật đó
Đây cũng là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi: liên tưởng giữa một bộ phận
của sự vật do thành tô" chắnh biêu thị
với toàn thể sự vật được thành tố phụ biểu thị Có 26 đơn vị định danh kiểu này chúng tôi đã liệt kê ở Phụ lục
Vắ dụ: bánh xe (bộ phận của xe hoặc máy ), dăm kèn (bộ phận lắp trong ken, ), vòm miệng (thành trên của khoang miệng
2.1.1.7 Thành tố phụ chỉ phương tiện làm cho sự vật được thành tố chắnh gọi tên hoạt động được
Trang 26Vắ dụ: cối nước (cối giã có chày gắn vào cần gỗ, dùng sức nước chảy vào đầu kia của cần làm cho chày nhắc lên hạ xuống), quạt điện (tên gọi chung các loại quạt có cánh quay bằng động cơ điện),
Qua xem xét cứ liệu, chúng tôi thấy, thành tố phụ chỉ phương tiện làm cho sự vật được thành tố chắnh gọi tên hoạt động được là do từ loại danh từ đảm nhiệm Có 11 tổ hợp có cách định danh này là: bút máy, cối nước, ghế điện, quạt điện, quạt máy, xe bò, xe điện, xe lửa, xe máy, xe ngựa, xe tay Những tổ hợp này có chung một đặc điểm là gọi tên những sự vật do con
người tạo ra
2.1.1.8 Thành tố phụ gọi tên hình ảnh được so sánh vỗi sự vật thành tố chắnh gọi tên Đây là cách định danh thông qua liên tưởng tương đồng: liên tưởng giữa sự vật với một hình ảnh giống với nó do thành tố phụ biểu thị Nói cách khác, thành tố phụ biểu thị hình ảnh được so sánh với sự vật được tổ hợp gọi tên
Vắ dụ: bánh bèo (bánh làm bằng bột gạo tẻ xay ướt đổ vào bát hoặc vào khuôn rồi hấp chắn, trên rắc hành mỡ, ruốc tôm, hình giống cánh bèo), rau muối (cây thân cỏ mọc hoang, ngoài mặt có nhiều tuyến chứa nước làm cho cây trông như có phủ một lớp muối, có thể dùng làm rau ăn), biển hỗ (biển không được nối liền với các biển khác, tựa như một hỗ rất lớn)
Về phương diện so sánh, hình ảnh được so sánh có thể được so sánh với sự vát thành tố chắnh gọi tên về hình dáng, màu sắc bên ngoài (1) hoặc về một tắnh chất nào đó (2) Những tổ hợp như bánh bèo, rau muối, chuối lửa, giun kim, nem rê,.(huộc trường hợp (1) và những trường hợp như biển hẻ, giặc cỏ, chợ cóc, ong thợ thuộc trường hợp (2)
Giữa hai phương diện so sánh nói trên, chúng tôi thấy sự so sánh về hình dáng, màu sắc bên ngoài có mặt nhiều hơn trong số các tổ hợp định danh loại này (117/127) Như vậy có thể thấy, xét từ góc độ tâm lắ tri nhận, khi định danh theo phương thức này, tiếng Việt cũng có xu hướng lựa chọn yếu tố bề ngoài của sự vật làm thuộc tắnh khu biệt
Và qua đây, chúng ta có thể thấy, người Việt Ua định danh theo quan hệ liên tưởng tương
đồng
Trang 27Bảng 2.1 CƠ CHÉ NGỮ NGHĨA -TÂM LÝ CUA TO HỢP Ộ VÍ DỤ SL SONG TIET CHINH PHU DANH - DANH Không Thanh | ~ thông hộp, đền chùi - 5 cơm hộp, đèn chùm, vôi
tỔ PB | 1a liên | Đặc điểm hình thức bên ngoài ar 34
biểu thị tưởng/ bot, Sắt Í so sánh thuộc tắnh chè tàu, của đá (0), thuốc nông Xuất xứ l 91 cua su bác, vậtdo | Thông
thành tố | qua liên bút bắ, cua gạch, ong mật,
chắnh | tưởm : ẹ | su vat hoae hiện bên trong Ốc hương, ú "
biểu thi] tới -
tượng đặc trưng | - ấn liền (chó, quạt bàn, tủ trờng, bọ vừng, gấu trúc, hing 18 áo mưa, cây cảnh, gác
Mục đắch chuông, xe khách, 74
áo gai, bánh khoai, đàn
Chất liệu đá, 67
bánh xe, cổ chân, ngơi
Tồn thể sự vật bút, trái cây, 25 cối nước, quạt điện, xe
Phương tiện "1
ngựa,
Trang 28
Hình ảnh tương đồng với bÈ ngoài |đánh củp, cá với, đậu đa | z 6
của sự vật gấu ngựa,
Thông Hình ảnh có tắnh chất tương đồng | biển hỏ, giặc cỏ mắt mật, ` "ể
qua so với tắnh chất của sự vật l nhà cầu (1) ` 21 sánh với Tổng số 592 3.1.2 Tổ hợp danh- động
2.1.2.1 Thành tố phụ chỉ chức năng của sự vật do thành tố chắnh gọi tên
Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng, thành tố chắnh biểu thị sự vật còn thành tố phụ biểu thị chức năng của sự vật đó Chức năng được hiểu là hoạt động, tác dụng bình thường của một sự vật
Vắ dụ: máy bay (chức năng của máy là bay), chất nỗ ( chất có khả năng gây nổ), máy khoan (máy công cụ dùng để khoan lỗ) Có 60 tổ hợp thuộc cách định danh này, phần còn lại
xin xem Phụ lục
2.1.2.2 Thành tố phụ chỉ đặc điểm, hình thức bên ngoài của sự vật được thành tố chắnh gọi tên
Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng, là cách gọi tên một đối tượng chỉ căn cứ vào bản thân đối tượng đó mà thôi ở đây, các thành tố nghĩa bao gồm các nét nghĩa tạo nên
cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi đều xuất phát từ các đặc điểm của bản thân sự vật được gọi tên
đó, mà không có qua trình liên tưởng tới bắt cứ một đối tượng nào khác
Vắ dụ: dao xếp ( dao có lưỡi có thể gập vào chuôi được), váy bó (váy may ôm sát, ), be treo (bể chứa nước, có thê treo, đặt ở một vị trắ trên cao, án treo (án tù không phải thi hành
Trang 29lần nữa), bánh trôi (bánh bỏ vào nước sôi, chắn thì nổi lên) Những trường hợp như: án treo, bánh trôi, tù ngồi nghĩa của treo, trôi, ngồi có tắnh chất biểu trứng, ước lệ (chưa thi hành ngay thì gọi là treo, nổi trong nước thì gọi là trôi, và bị giam thật sự thì gọi là ngồi) nhưng vẫn trực tiếp gắn với sự vật do thành tố chắnh biểu thị mà không cần thông qua một sự liên tưởng dù
trực tiếp hay gián tiếp nào cả
'Những tổ hợp song tiết định danh có thành tố chắnh biểu thị tổng loại của sự vật còn thành tố phụ biểu thị thuộc tắnh riêng về hình thức bên ngoài do động từ biểu thị có thể chia làm hai loại: loại có thành tố phụ được hiểu theo nghĩa gốc có 25 ngữ định danh là: bánh phông, bom chìm, bóng bay, cây leo, dao xếp, gói xếp, lò đứng, lúa nỗi, mưa bay, nước ngằm, thước cuộn, thước gấp, váy bày váy cuốn, váy xòe, dưa leo, cửa cuốn, cửa xếp, cân treo, cân chìm, đèn xếp, bé treo, ghế dựa, tàu ngầm, dây chuyền và loại có thành tố dược dùng theo nghĩa biểu trứng, ước lệ có 09 ngữ định danh là: án treo, bánh bò, bánh trôi, chợ nổi, ảnh nổi, tờ rời, tù treo, tù
ngồi, phim nỗi
2.1.2.3 Thành tố phụ chỉ hoạt động có định hưởng của sự vật do thành tố chắnh gọi Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng, thành tố chắnh biểu thị sự vật còn thành tố phụ biểu thị hoạt động có định hướng của sự vật đó Có 28 ngữ định danh được tạo thành theo cơ chế này
Vi dụ: dễ dũi (dũi không phải là chức năng bẩm sinh của nó mà là một hoạt động có định hướng hoặc có mục đắch của nó), gái nhảy (người phụ nữ làm nghề khiêu vũ trong các tiệm nhảy), thợ săn (người làm nghề săn bắn thú rừng và chim)
Đây cũng là cơ chế định danh của các ngữ định danh sau đây: anh nuôi, bà đỡ, bọ nhảy, cá chọi, cá lóc, chị nuôi, con hat, con nghiện, cô đỡ, cô hẳu, dân cày, kẻ cắp, kẻ cướp, kẻ trộm, àu chiến, xe thỏ làng chơi, ngựa thổ, ngựa chiến, gà chọi, nhà thầu, thợ cao, thay bói, thầy cãi,
2 4 Thành tố phụ chỉ tắnh chất hoạt động bao trùm của sự vật do thành tố chắnh gọi tên
Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng, thành tố chắnh biểu thị sự vật còn
thành tố phụ biểu thị tắnh chất hoạt động bao trùm của sự vật đó
Trang 30Vắ dụ: con suốt (dụng cụ để suốt chỉ), tay quay (dụng cụ để quay bằng tay các công cụ như mũi khoan, chìa vắt) Có thể kể thêm các ngữ định danh có cùng cơ chế trên là: bước di,
bước ngoặt, cầu quay, con chạy, con lăn, con suốt, con trượt, qua lắc, tay lái, tiếng nói (có li tổ
hợp) Do thành tố phụ biểu thị tắnh chất hoạt động bao trùm của sự vật đó nên nghĩa thực của toàn bộ tổ hợp lại hầu như là nghĩa của thành tố phụ " Đó cũng là lắ do để cho nghĩa của thành tố chắnh trở thành trừu tượng hóa và hư hóa: tay, bánh, con, bước, không còn giữ ở đây cái nghĩa thực của nó nữa" [27, tr44]
2.1.2.5 Thành tố phụ chỉ mục đắch công dụng của sự vật được thành tố chắnh gọi tên Đây là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi, đây là sự liên tưởng giữa sự vật do thành tố chắnh biểu thị với mục đắch mà con người hướng tới từ sự vật ấy Có 72 tổ hợp danh - động được hình thành từ quan hệ liên tưởng này
Vắ dụ: đồ chơi ( đồ vật dùng vào việc vui chơi, giải trắ), nhà ăn ( nhà dành làm nơi ăn uống của một tập thể), thuốc ngủ (thuốc dùng để gây trang thái ngủ), Các tổ hợp còn lại xin xem ở phần Phụ lục
2.1.2.6 Thành tố phụ chỉ qua trình chế tác, tác động để có thành phẩm do thành tô chắnh gọi tên
Đây cũng là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi: liên tưởng giữa sự vật do thành tố chắnh biểu thị với qua trình chế tác, tác động dé có sự vật đó do thành tố phụ gọi tên Thành tố phụ chỉ qua trình chế tác, tác động để có thành phẩm do thành tổ chắnh gọi tên chỉ có thể do động từ đảm nhiệm
Vắ dụ: bánh nướng (bánh có nhân thập cẩm, mặn hoặc ngọt, ở ngoài có lớp áo bột mỏng, nướng chắn trong lò), gà pha (gà lai nhiều giống với nhau), nước lọc (nước đã được lọc cho trong và khử trùng)
Trong các tổ hợp định danh này, thành tố phụ của tổ hợp đều được dùng theo nghĩa gốc Đó cũng là đặc điểm chung của tất cả các ngữ định danh còn lại có cùng cách định danh nói trên: bánh bao, bánh cắt, bánh cuốn, bánh đúc, bánh rán, bánh tráng, da lộn, da thuộc, đá rửa, đồng hun, gạo giã, giếng khoan, giếng khơi, gỗ dán, gỗ xẻ, khoai trung, lúa cấy, lúa sạ, nem
Trang 31rán, nhãn lồng, nước cất, sông đào, tiền đúc, vôi tôi, xôi vò, xôi xéo Chúng tôi thống kê được 29 ngữ định danh loại này
2.1.2.7 Thành tố phụ chỉ cách thức sử dụng sự vệt được thành tố chắnh gọi tên
Đây cũng là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi: liên tưởng giữa sự vật do thành tố chắnh biểu thị với cách thức sử dụng sự vật đó do thành tố phụ gọi tên
Vắ dụ: bóng đá (môn thể thao người chơi tìm cách dùng chân hoặc đầu đưa bóng lọt vào khung thành của đối phương), quạt kéo (quạt lớn kéo bằng dây), xe đạp (xe người di, dùng sức người đạp cho quay bánh hoặc hai bánh sau), xe ôm (xe gắn máy chuyên dùng chở khách)
Ở cách định danh này, thành tố chắnh biểu thị tổng loại sự vật còn thành tố phụ nêu ra thuộc tắnh riêng về cách thức sử dụng sự vật đó Cổ 25 ngữ định danh có cơ chế thành lập như trên, các ngữ định danh còn lại là: bàn đạp, báo nói, báo viết, bang lăn, bình xịt, bóng ném, cầu chui, cờ vây, dây rút, đèn bắm, đu quay, gái gọi, gái bao, ghế chao, khóa kéo, hộp quẹt, số cao, thước kẹp, tiệc đứng, trục lăn, túi xách, xe kéo, xe lăn, xe om
Chúng tôi thấy trong các tổ hợp định danh này, thành tố phụ được dùng theo nghĩa gốc Vi vậy chỉ những trường hợp có sự kết hợp bắt ngờ về nghĩa giữa hai thành tố mới đưa lại những cách định danh sinh động, ở đây chúng tôi muốn nói đến những tổ hợp như: gái gọi, gái bao, xe ôm - những tổ hợp mà thành tổ chắnh và thành tố phụ thuộc những trường từ vựng khác
xa nhau
2.1.2.8 Thành tố phụ chỉ xuất xứ của sự vật được thành tố chắnh gọi tên
Đây cũng là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi: liên tưởng giữa sự vật do thành tố chắnh biểu thị với cái xuất xứ của nó được thành tố phụ gọi tên Chúng tôi mới chỉ thấy 05 trường hợp thành tố phụ chỉ xuất xứ của sự vật được thành tổ chắnh gọi tên do động từ đảm nhiệm là tổ hợp bánh hỏi, chất bốc, con đẻ, con nuôi, nước thải Trong đó ở tên gọi con đẻ đặc
trưng xuất xứ dùng đề gọi tên không có trong cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi
2 9 Thành tố phụ gọi tên hình ảnh được so sánh với sự vật thành tố chắnh gọi tên
Trang 32Đây là cách định danh thông qua liên tưởng tương đồng: liên tưởng giữa hình ảnh do thành tố chắnh biểu thị với hình ảnh của hoạt động hay trạng thái giống nó do thành tố phụ biểu
thị,
Chúng tôi tìm được 04 tổ hợp có cơ chế ngữ nghĩa nói trên là cỏ may, da rạn (mặt ngoài của đồ sành, đỗ sứ có những đường nhỏ trông giống như vết nứt rạn), gàu ngoạm (gầu có động tác xúc giống như động tác há mồm ngậm môi), sâu do
Những phân tắch ở 2.1.2 được tổng hợp qua bảng 2.2 Bảng 2.2
CƠ CHÉ NGỮ NGHĨA - TÂM LY CUA TO HOP vắ nụ SL
SONG TIẾT CHiNH PHY DANH - BON ồ
máy bay, chất nổ, máy
Chức năng sale khoan, ỢÍ 60
Đặc | Khôngmangdnh | bánh phổng sốixếp | , Thành tổ điểm, | biểu trưng, ước lệ bể treo,
phụ biểu , thie bén | COtinh chat tinh | dn treo, ti eo, từ = a ich chk ti , ; i
thị các thuộc Không | ngọại | biểu trưng, ước lệ ạ sa ngôi, xe ôm, se 9
ee | thong qua
tinh liên | Hoatđôngcóđịnh hướng của | dé di, edi hy, sho |
riêng, của tưởng/so sự vật sẵn,
sự vật do|
thành tố | Ế'ỢĐ - | Tắnh chấthoạt động bao trùm | con lắc, con suối, quả "
chắnh của sự vật lắc, tay quay,
Trang 33bóng đá, quạt kéo, xe Cơ chế hoạt động 4 lap 25 bánh hỏi, chất bốc, con Xuất xứ đẻ, con nuôi, nước thải - 05
Thông Hình ảnh hoạt động, trạng thái | _ có may, đa rạn, gà
qua so tương đồng ngoạm, sâu đo 0
sánh với
Tổng số 268
2.1.3 Tổ hợp danh- tắnh
2.1.3.1 Thành tố phụ chỉ tắnh chất của sự vật do thành tố chắnh gọi tên
Đây cũng là cách định danh không thông qua liên tưởng, nghĩa của thành tố phụ trực tiếp
gắn với sự vật do thành tố chắnh biểu thị cả khi thành tố phụ nêu lên một tắnh chất biểu trưng
của sự vật
Các ngữ định danh này được chia làm hai nhóm trên cơ sở phân loại thành tố phụ:
a) Nhóm 1: gồm những ngữ định danh có thành tố phụ được hiểu theo nghĩa gốc như: ao
tù, bánh chay, bánh dẻo, chuối chát, .Có 55 đơn vi, xin xem Phụ lục
b) Nhóm 2: gồm những ngữ định danh có thành tố phụ được hiểu như một tắnh chất biểu trưng: bia tươi, bìa giả, bồ nhắ, bồ ruột, bùn non, hầu non, nhạc sống, nhà lành, ruột thừa, sách đen, sách đỏ, sách trắng, số đen, số vàng, sữa chua, sữa tươi, nhạc vàng, điện nóng, máu nóng,
tay trắng, tiếng thơm (có 21 đơn vị)
2.1.3.2 Thành tố phụ chỉ đặc điểm, hình thức bên ngoài của sự vật được thành tố chắnh gọi tên
Vắ dụ: áo dài (tên một kiểu áo dài đến giữa ống chân), thuốc tắm (tên gọi thông thường
Trang 34đọc (ngành chuyên môn có quan hệ chỉ đạo từ trung ương đến địa phương, không hoặc ắt có quan hệ với các cơ quan, đơn vị thuộc các ngành khác trong cùng địa phương), tóc xanh (tóc
còn đen, chỉ người còn trẻ),
Như vậy trong các tô hợp này nghĩa của thành tố phụ trực tiếp gắn với sự vật do thành tố
chắnh biểu thị mà không thông qua so sánh, liên tưởng Kẻ cả các thành tố phụ nêu lên một đặc
điểm biểu trưng của sự vật như: chợ xanh, ngành dọc, tóc xanh Ấ Các ngữ định danh này được chia làm hai nhóm:
a) Nhóm 1: gồm những ngữ định danh có thành tố phụ được hiểu theo nghĩa gốc như: áo đài, áo rộng, bảng đen, đậu đỏ, thân mềm, thẻ đỏ, Có 61 đơn vị, xin xem Phụ lục
b) Nhóm 2: gồm những ngữ định danh có thành tố phụ được hiểu như một đặc điểm có tắnh biểu trưng: cây xanh, chợ xanh, làng bẹp, má đào, má hồng, ngành dọc, tóc xanh (có 07
đơn vi)
2.1.3.3 iên tưởng với sự vật đối lập với nó
Có những tên gọi mà khi nhắc đến nó là người ta liên tưởng ngay đến tên gọi một sự vật, hiện tượng khác đối lập với nó Tức là khi đặt tên cho đối tượng đó, người bản ngữ đã có sự đối sánh với đối tượng kia Đó là cơ chế hình thành của những ngữ định danh thường xuất hiện thành từng cặp như: ảnh ảo - ảnh thực, bánh mặn - bánh ngọt, của chìm - của nỗi, dây nguội - dây nóng, đất nặng - đất nhẹ, đĩa cứng - đĩa mềm, đò dọc - đò ngang, giun dep - giun tròn, hạt kắn - hạt trằn, mắt ráo - mắt ướt, nếp con -nếp cái, nhà ngang - nhà chắnh, nước cứng - nước mềm, nước lợ -nước mặn - nước ngọt, ruột già - ruột non, rượu nặng - rượu nhẹ, tàu chậm - tàu nhanh, tàu chợ - tàu suốt, than béo - than gầy Trong các trường hợp kể trên chỉ có một cặp là
tàu chợ - tàu suốt, thành tố phụ có sự khác nhau về từ loại và cặp của chìm -của nỗi có thành tố
phụ là động từ song xét về sự tương đồng trong cơ chế định danh, chúng tôi đã xếp vào đây Và như vậy, có tổng cộng 39 ngữ định danh xếp thành 18 cặp và một bộ ba nước lợ - nước mặn -
nước ngọt là dinh danh theo quan hệ liên tưởng với sự vật đối lập
2.1.3.4 Thành tố phụ chỉ mục đắch công dụng của sự vát được thành tố chắnh gọi tên Đây là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi, đây là sự liên tưởng giữa sự vật do thành tố chắnh biểu thị với mục đắch mà con người hướng tới từ sự vật dy
Trang 35Vắ dụ: áo ấm (áo mặc mùa đông cho ấm), máy lạnh (máy thực hiện việc làm lạnh nhân tao), pháo sáng (phương tiện chiếu sáng )
Có thể kể thêm tên các tổ hợp sau: áo lạnh, áo rét, bọ hà, điện lạnh, kắnh mát, tủ lạnh Như vậy có 09 ngữ định danh có cơ chế hình thành nói trên
2.1.3.5 Thành tố phụ chỉ xuất xứ của sự vật được thành tố chắnh gọi tên
Đây là cách định danh thông qua liên tưởng gần gũi, đây là sự liên tưởng giữa sự vật do thành tố chắnh biểu thị với xuất xứ của sự vật ấy Chúng tôi tìm được 03 tổ hợp danh - tắnh có
thành tố chắnh biểu thị tông loại sự vật còn thành tố phụ biểu thị xuất xứ là: cần dại, dứa dại,
răng khôn Cả 03 tổ hợp đều có thành tố phụ mang tắnh biểu trưng Những phân tắch ở 2.1.3 được tổng hợp ở bảng 2.3 Bảng 2.3 CƠ CHÉ NGỮ NGHĨA - TÂM LÝ CỦA TÓ HỢP SONG TIẾT CHÍNH PHỤ DANH - VÍ DỤ SL DO)
Thành Khong mang | ao ti, cai cay, chân giá,
tôn tắnh biểu trưng, |_ đẩu bong, dé qu, tin | 55 " Tắnh chất ước lệ buôn, các | Khong | vat Mang inh biểu | 9: hau non, nhạc thuộc | thông imme, wc | 5ố/%8Jlmhdốg | 2l thom, tắnh | qua lién
riêng | ỔOns, so sánh | Đặc điểm, | tắnh biểu trưng, l a Không mang | áo dài, bảng den, cdc tia, 8 6
cua sự hình thức ình thứ ước lệ thuốc tắm,
vật do bên ngoài
thành tố của sự vật | Mang tắnh biểu | cấy xanh, chợ xanh, làng | 9,
chắnh trưng, ước lệ | bẹp, má đảo, má hông,
Trang 36
biểu thị ngành đọc, tóc xanh: ảnh áo- ảnh thực, đò dọc- Sự vật đối lập đò ngang, than béo- than | 39 say,
Thông áo ẩm, áo lạnh, áo rét, bọ -
qua liên hà, điện lạnh, kắnh mát,
tưởng Mục đắch của sự vật máy lạnh, pháo sáng, tỉ 09
tới lạnh
Xuất xứ, môi trường sinh _ |_ răng khôn, cẩn dai, dita 03
sống hay xuất hiện của sự vật đại
Tong sé 197
2.2 Tổ hợp song tiết chắnh phụ là động ngữ
Ngữ định danh song tiết có thành tố chắnh là động từ có số lượng là 738 tổ hợp theo thống kê của chúng tôi Chúng tôi gọi những ngữ định danh này là động ngữ
Ngữ định danh song tiết có tắnh chất động ngữ được cấu tạo theo ba mô thức: 1) những tô
hợp song tiết động - danh có thành tố chắnh là động từ và thành tố phụ là danh từ như: ăn tiền, đánh cá, làm trò, ngậm miệng, trả miếng (có S27 ngữ định danh cấu tạo theo mô thức này); 2) những tổ hợp song tiết động - động có thành tố chắnh và thành tố phụ đều là động từ như : ăn
bám, bàn lùi, cười góp, nói leo, (có in ngữ định danh cầu tạo theo mô thức này); 3)những tô
hợp song tiết động - tắnh có thành tố chắnh là động từ và thành tố phụ là tắnh từ như : ăn gian,
giặt khô, mua vui, sửa sai (có 100 ngữ định danh cầu tạo theo mô thức này)
Trang 372.2.1 Tổ hợp động - danh:
2.2.1.1 Thành phần phụ biểu thị phạm vi tác động của hoạt động
Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng, thành tố chắnh biểu thị ý nghĩa trừu tượng về hoạt động còn thành tố phụ biểu thị phạm vi tác động của hoạt động đó
Phạm vi tác động ở đây có thể là một sự vật, hiện tượng; cũng có thể là một trạng thái hay một đặc điểm Vì vậy thành phần phụ này có thể do danh từ, động từ hay tắnh từ đảm nhiệm Qua khảo sát của chúng tôi, khi thành phần phụ của tổ hợp song tiết chắnh - phụ động ngữ hạn định nghĩa của tổ hợp về phạm vi tác động thì thành phần này chủ yếu do danh từ đảm nhiệm, động từ và tắnh từ chỉ chiếm số lượng rất nhỏ Có 226 ngữ định danh động - danh có thành tố chắnh biểu thị ý nghĩa trừu tượng về hoạt động còn thành tố phụ biểu thị phạm vi tác động của
hoạt động đó lại có thể chia làm hai nhóm:
a) Nhóm có thành tố phụ biểu thị phạm vi tác động của hoạt động được hiểu theo nghĩa sốc: 118 tổ hợp
Vắ dụ: ăn khách (bán chạy, được khách Ưa chuộng), bán nước (phản bội tổ quốc, làm tay sai cho kẻ ngoại xâm để mưu lợi riêng), cắt cơn (làm cho nhanh chóng dứt hẳn cơn bệnh hoặc cơn nghiện),
Trong những ngữ định danh này, có nhiều trường hợp nghĩa của thành tố chắnh hư hóa và
trừu tượng hóa như: ăn khách, ấn lời, ăn người, ăn tiền, bán nước, chào giá, chào hàng, chào đời, đánh cá, đánh đường, đánh gió, đánh máy, đánh phần, đánh số, đâm đơn, đội giá, đội ơn,
làm cỏ, làm lông, làm thịt, mua đường, mua việc, nuốt lời, phá cỗ, phá đám, phá giá, phá lưới,
rửa oan, rửa tiền, tây não, tây oan, trả lời, trả nghĩa, trả phép, tráng miệng Vì vậy, thành tố phụ
tuy về danh nghĩa là thành tố hạn định nhưng về nội dung thì hòa đúc rất chặt với thành tố chắnh để tạo ra một khối nghĩa mới mà không thể phân biệt rạch ròi đâu là cái nghĩa hạn định và đâu là cái nghĩa bị hạn định Bởi vậy, ăn khách, ăn lời, ăn ngườU ăn tiền không phải để trả lời cho câu hỏi ăn gì 2; đánh cá, đánh đường, đánh gió, đánh máy, đánh phấn, đánh số cũng không phải để trả lời cho câu hỏi đánh cái gì ? Bởi vậy coi đây là những ngữ định danh có thành phần phụ hạn định nghĩa của tổ hợp về phạm vi tác động cũng chỉ là phân chia một cách
Trang 38b) Nhóm có thành tố phụ biểu thị phạm vi tác động của hoạt động mang tắnh biểu trưng: 108 tổ hợp
Vắ dụ: bó cẵng (chịu cảnh ngồi một chỗ, không đi đâu được), chạm ngõ (đến nhà người con gái để hai gia đình chắnh thức ước hẹn cho đôi trai gái đắnh hôn với nhau), đề mắt (để ý trông coi, theo dõi; để ý, chú ý đến một người khác giới tắnh nào đó với nhiều thiện cảm), tóm
cỗ (bắt giữ) Ở đây, cảng, ngõ, mắt, cỗ đều được hiểu một cách biểu trưng: cling, cơ biểu trưng
cho thân thể; ngõ biểu trưng cho nhà người con gái, mắt biểu trưng cho tâm trắ, sự quan tâm; ỔThanh t6 phy mang tinh biểu trưng thường là những tir chi sự vật cụ thể và trong đó có nhiều từ chỉ các bộ phận cơ thể người (85/93 ngữ định danh), về hướng biểu trưng của các từ chỉ các bộ phận cơ thể người xin xem thêm phẩn 2.3.1.1
2.2.1.2 Thành tố phụ chỉ phạm vi của trạng thái hay qúa trình
Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng, thành tố chắnh biểu thị ý nghĩa trừu
tượng về trạng thái hay quá trình còn thành tố phụ biểu thị phạm vi tác động của trạng thái hay
quá trình đó Cũng giống như ngữ định danh động - danh có thành tố chắnh biểu thị ý nghĩa trừu tượng về hoạt động còn thành tố phụ biểu thị phạm vỉ tác động của hoạt động đó, các đơn
vị định danh này cũng được chia làm hai nhóm:
a) Nhóm có thành tố phụ biểu thị phạm vi tác động của trạng thái hay quá trình được hiểu theo nghĩa gốc có 50 đơn vị như: biến chất, mất giá, mất hồn, mắt mạng, tới s6, CéiC to hop
còn lại xin xem Phụ lục
b) Nhóm có thành tố phụ biểu thị phạm vi tác động của trạng thái mang tắnh biểu trưng có 42 tổ hợp
Vắ dụ: mất lòng, mắt mặt, cháy chợ, cháy túi, ngứa mắt, ngứa miệng, ngứa mỗm, ngứa nghề, ngứa tai, ngứa tay, Các tổ hợp còn lại xin xem Phụ lục
Trang 39'Vắ dụ: đứt quãng (ở tình trạng bị ngắt ra thành từng quãng, .), uốn khúc (uốn thành từng
khúc, ), vo viên (vo tròn trong lòng bản tay), xếp hàng (đứng thành hàng) Có 52 đơn vị định danh động - danh được hình thành theo cách này, xin xem Phụ lục
2.2.1.4 Thành tố phụ chỉ đắch hay mục tiêu), điểm xuất phát (hay nơi, vật mà chủ thể
xa ra) và mốc (hay điểm vượt qua) của hành động được thành tô chắnh gọi tên
Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng, thành tố chắnh biểu thị hoạt động còn
thành tố phụ biểu thị đắch (hay mục tiêu), điểm xuất phát (hay nơi, vật mà chủ thể xa ra) và
mốc (hay điểm vượt qua) của hành động đó
ỘThành tố phụ chỉ đắch (hay mục tiêu) của hoạt động gồm có 31 tổ hợp, với 12 tổ hợp có
thành tố phụ được hiểu theo cách biểu trưng là: bỏ mối, bỏ túi, cắm cung, đút túi, nối đuôi, nối
gót, theo đuôi, theo gót, ra mắt, ra rìa, về vườn, xếp xó và 19 tô hợp còn lại có thành tố phụ
được hiểu theo nghĩa gốc là : bỏ tù, đi chợ, hạ ngục, hạ huyệt, kêu trời, khao quân, lot tai,
nhúng dấm, nối đất, lên ngôi, ngã bệnh, nối ngôi, ra đời, ra mắt, rỉ tai, la làng, nhảy ổ, hòa mạng, vào cuộc, vào vai
Thành tố phụ chỉ điểm xuất phát (hay nơi, vật mà chủ thể xa ra) có 15 tổ hợp: cắm cửa, lọt
lòng, thoát tục, tránh mặt, tránh tiếng, trốn nắng, vượt ngục, về chợ, về đồng, tiếp lời, vượt
biên, vượt rào, hạ bệ, chạy lụt, chạy giặc
Thành tổ phụ chỉ điểm mốc (hay điềm vượt qua) chỉ có 02 tổ hợp là: vượt bậc, vượt mức 2.2.2.5 Thành tố phụ biểu thị vị trắ diễn ra hoạt động
Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng, thành tô" chắnh biểu thị hoạt động còn
thành tố phụ biểu thị vị trắ diễn ra hoạt động đó Vị trắ ở đây có thể là vị trắ trong thời gian hay
trong không gian
Vắ dụ: đạo đầu (dạo mở đầu để dẫn tới phần chắnh thức của tác phẩm âm nhạc, của ca
khúc), nghỉ hè (nghi vào mùa hè trong một thời gian nhất định ), ăn đường (ăn uống, chỉ tiêu về việc ăn uống khi đi đường xa), làm đồng (làm công việc đồng áng),
Trong tổ hợp song tiết chắnh phụ là động ngữ có thành tố chắnh là đơn vị từ vựng biểu thi ý nghĩa trừu tượng về hoạt động, trạng thái còn thành tố phụ là đơn vị biểu thị thuộc tắnh riêng
Trang 40nghĩa gốc gồm 21 ngữ định danh là: ăn đường, ăn hàng, bán quán, chạy bàn, chạy chợ, cắm quán, đứng lớp, làm bếp, làm đồng, liệt giường, nằm bếp, nằm vùng, nấu bếp, nghỉ hè, nghỉ phép, ngồi tù, ngủ đông, rũ tù, trượt băng, trượt tuyết (chúng tôi còn xếp vào đây tổ hợp chắn cây Mặc dù cả tổ hợp được hiểu với nghĩa biểu trưng - chắn cây là chắn tự nhiên - thì thành tố cây ở đây vẫn được hiểu theo nghĩa gốc) và loại có thành tố dược dùng theo nghĩa biểu trưng gdm lo don vi là: ăn đêm, ăn sương, dẫn đầu, dạo đầu, để bụng, đi bụi, đón đầu, mở đầu, nghĩ
bụng, nhớ đời
Dù thành tố phụ được dùng theo nghĩa gốc hay thành tố phụ được dùng theo nghĩa biểu
trưng thì các tô hợp trên đều mang tắnh thành ngữ Vì vậy, từ những yếu tố ấy không tạo ra
được những tổ hợp cùng cấu tạo Chẳng hạn, có ăn đường, ăn hàng nhưng không có *ăn nhà,
*ản trường, *ăn chùa; có bán quán nhưng không có *bán chợ, *bán nhà ( với cách hiểu bán
hàng ở trong nhà); có ngôi tù nhưng không có *flằra tù hay *đứng tù; có nấu bếp nhưng không có *ăn bếp, *uông bếp, Nói cách khác những tổ hợp này có tắnh biểu trưng rất cao
2.2.1.6 Thành tố phụ biểu thị công cụ của hoạt động được thành tố chắnh biểu thị Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng, thành tố chắnh biểu thị hoạt động còn thành tố phụ biểu thị công cụ của hoạt động đó Có 19 ngữ định danh được hình thành theo cơ:
chế trên
Vắ dụ: bó chiếu (bó xác vào chiều dé chôn), dệt kim (dệt bằng cách dùng một loại kim đặc
biệt để lồng sợi vào nhau kết thành tắm), là hơi (là bằng sức ép của hơi nước nóng), viết tay
(viết bằng bút, trên giấy)
Đó cũng là cơ chế định danh của các tổ hợp sau đây: cười mũi, dịch máy, hàn hơi, in thạch, nhảy dây, nhảy dù, thử lửa, truyền miệng, chơi chữ, đền mạng, giúp sức, giúp sức, giúp việc, nói mép, tiếp chuyện
2.2.1.7 Thành tố phụ chỉ tắnh chất của hành động
Đây là cách định danh không thông qua liên tưởng, thành tố chắnh biểu thị ý nghĩa trừu tượng về hoạt động còn thành tố phụ biểu thị tắnh chất của hoạt động đó Có 12 tổ hợp được định danh theo cách này là: gửi rẻ, làm chủ, làm bằng, làm gái, làm khách, làm qùa, làm thuốc,
nói cạnh, nói chữ, ở rễ, ở vú