1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Thanh Dung

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội — 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Thanh Dung

Chuyên ngành: Hồ Chí Minh họcMã số: 60 31 27

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

GS Đặng Xuân Kỳ

Hà Nội - 2008

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện.Các sô liệu và két quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được

công bồ trong bat kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Dung

Trang 4

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

3k 2 tk ok s‡ dị 2 3k ok

ĐƠN XIN BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SỸ

Kính gửi: Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

Đồng kính gửi: Ban chủ nhiệm Bộ môn Khoa học Chính trị

Tên tôi là Nguyễn Thị Thanh Dung

Sinh ngày: 17- 02 — 1981.

Cơ quan công tác: Trường Đại học Giao thông Vận tải

Được công nhận là học viên cao học hình thức dao tạo: Không tập

trung Thời hạn từ năm 2005 — 2008 theo Quyết định số 2539/ XHNV

KH&SDH ngày 02 — 11 — 2005 của Hiệu trưởng trường Dai học Khoa hoc xã

hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Sau một thời gian học tập và

thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình học tậptheo quy định cho học viên cao học cùng đề tài luận văn là: “Phong cách tư

duy H6 Chí Minh với việc xây dung đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quan lý ở nước

ta hiện nay”.

Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn cho phép tôi được bảo vệ luận văn trước Hội Đồng chấm luận văn

Thạc sỹ.

Tôi xin trân thành cảm ơn./.

Hà nội, ngày 15 tháng 11 năm 2008Người làm đơn

Nguyễn Thị Thanh Dung

Trang 5

IUNv N8 e6 i

110 na iiDanh mục các ký hiệu va chữ viết tắtMở đầu - G0 nghe 11 Tính cấp thiết của luận văn + ¿c1 S122 |2 Tình hình nghiên cứu - cccc c2 eens 23 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ‹‹‹ - 252cc sees 35 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - 4

6 Dong góp của luận văn -c cài 47 Kết câu của luận Van eee ccc cecececccecececeucecucececececeusceueeeeeenens 4Nội dungChương 1: Phong cách tư duy Hồ Chí Minh 5

1.1 — Khái quát chung về phong cách tư duy -‹ ‹ s-<- 51.1.1 — Khái niệm phong cách -‹+ 5

1.1.2 - Khái niệm tư duy -. - << eenae cues 121.1.3 - Phong cách tư duy -cc c2 141.2 Phong cách tư duy Hồ Chí Minh - - - - - << -‹ - «<< 161.2.1 Cơ sở hình thành phong cách tw duy Hồ Chí Minh 16

1.2.1.1 - Tư duy dân tộc Việt Nam -. - LD1.2.2.2 - Tư duy phương Đông 21

1.2.2.3 - Tư duy phương Tay 0 cece eee e ce eeee eee eee eae eee 231.2.2.4 - Tư duy biện chứng Mac — xÍt 25

1.2.2.5 — Nhân tố chủ quan thuộc của Hồ Chí Minh 27

1.2.2 Đặc trưng cơ bản của phong cách tư duy Hồ Chí Minh 30

1.2.2.1 — Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo 30

1.2.2.2 — Mọi suy nghĩ đều xuất phát từ thực tiễn 371.2.2.3 — Kế thừa và phát triỂn - c2 2S ceẽ 45

Trang 6

1.2.2.4— Gắn ý chi, tình cảm cách mạng với tri thức khoa hoc 481.2.2.5 — Cụ thê, thiết thực và hiệu quả - ‹ << <5: 55

1.2.2.6 — Linh hoạt, mềm dé0 ccccecceceuceucecceceecceeceeeueens 62

Tiểu kết chương 1 2 SE 112121111 x3 xkt 69

Chương 2: Xây dựng phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong

đội ngũ can bộ lãnh dao, quan lý ở nước ta hiện nay 71

2.1 Thực trạng phong cach t duy của đội ngũ cán bộ lãnh dao, quan lý

2.1.1 Ưu điểm - c c2 2221221211212 181 11 1xx sex732.1.2 Nhược điểm -.- -cc c2 S222 s* 89

2.1.3 Nguyên nhân của thực trạng trên 101

2.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng phong cách tư duy của độingũ lãnh dao, quản lý theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh 105

2.2.1 Đổi mới tư duy về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng và Nha

nước, công tác kiêm tra, giáo dục, rèn luyện và bôi dưỡng lý luận đôi với cán

2.2.2 Đảng cần giáo dục phong cách nói chung và đặc biệt là phongcách tư duy Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản ly 108

2.2.3 Cần tạo môi trường thực tiễn để người cán bộ phát huy tư duy tựchủ, sáng tạo đồng thời tạo điều kiện để nhân dân được thực thi quyền làm

chủ trong việc quản lý giám sát cán bộ - 110

2.2.4 Người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần tự nâng cao tinh thần học

tập, rèn luyện phong cách tư duy của bản thân 111

Tiểu kết chương 2 - << << << 2+ <2 £‡s£ss 1£ *£ee+ 115

Ket luận -c CS n SH SH SH vn vu 118

Danh mục tài liệu tham khảo - - ‹ - - - ‹ - -<<< 122

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã để lại

cho toàn Đảng, toàn dan tài sản tinh than to lớn, mang giá trị nhân văn cao cả.

Đó là tư tưởng, đạo đức, tác phong, là toàn bộ sự nghiệp của Người Ngay từ

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951), Đảng ta chỉ rõ: “Đường lối chính

trị, nề nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối,tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch, của Mác, Ăngghen, Lênin,

Xtalin Toàn Dang hãy ra sức học tập đường lối chính tri, tác phong va dao đứccách mạng của Hồ Chủ tịch” Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) lại

khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền

tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động”.

Việc nghiên cứu, hoc tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lénin,

tư tưởng Hồ Chi Minh là yêu cầu rất quan trọng đối với tất cả cán bộ, đảng

viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin không

chỉ là học tập những nguyên lý lý luận, mà còn là học tập phương pháp tư duy

biện chứng, phương pháp luận của Mác - Angghen - Lénin; học tập tư tưởng Hồ

Chí Minh không chỉ là học tập những tư tưởng, đạo đức của Người, mà cònphải học cả phong cách của Người, đặc biệt là phong cách tư duy Chính những

nét đặc sắc trong phong cách tư duy đã giúp Người vận dụng sáng tạo và thànhcông chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta Vì vậy, tìm hiểu

phong cách tư duy Hồ Chí Minh, chỉ ra bản chất, những đặc trưng cơ bản củaphong cách tư duy ấy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với chúng ta

hiện nay Nó góp phần khắc phục các căn bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, giáo

điều, duy ý chí trong cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói

riêng: đồng thời, góp phần từng bước xây dựng phong cách tư duy khoa học,nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên nhằm vận dụng sáng tạo,

Trang 8

thành công chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xâydựng đất nước hôm nay.

Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của mảng đề tải, tác giả

lựa chọn đề tải “Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ can

bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” làm luận văn cao học.2 Tình hình nghiên cứu

Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách tư duy Hồ Chí Minh

nói riêng là mảng đề tài còn ít được nghiên cứu Cho tới nay, chưa có nhiều

công trình nghiên cứu riêng về phong cách tư duy Hồ Chí Minh Trước đây tathường dùng khái niệm “tác phong” Hồ Chí Minh Từ Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ V của Đảng, khái niệm “phong cách” mới được đặt ra khi yêu cầu

xây dựng phong cách làm việc lênimnít Đến Đại hội VI của Đảng, khái niệm“phong cách” gần như thay thé cho khái niệm tác phong Cho đến nay, các công

trình nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh tiêu biểu như:

Cuốn Học fập phong cách tư duy Hồ Chi Minh do TS Trần Văn Phòng

(Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Đây là một trong những tácphẩm đầu tiên nghiên cứu chuyên biệt về phong cách tư duy Hồ Chí Minh Tác

phẩm là sự tập hợp nhiều bài viết đề cập đến một số nét trong phong cách tưduy Hồ Chí Minh và phong cách tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta.

Thông qua tác phẩm này có thể khai thác nhiều ý kiến quí báu phục vụ cho

luận văn.

Cuốn Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 1997 của GS Đặng Xuân Kỳ nghiên cứu về phương pháp vaphong cách Hồ Chí Minh một cách tương đối hoàn chỉnh Đây là công trìnhnghiên cứu khoa học cấp nhà nước và là một trong số ít tác phẩm đầu tiên khai

thác mảng phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh Trong tác phẩm này tác

giả đề cập đến một số phong cách Hồ Chí Minh như: Phong cách tư duy, phong

cách sinh hoạt, phong cách ứng xử

Cuốn Tw tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, củaĐại tướng Võ Nguyên Giáp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997 đề cập đến

Trang 9

quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng

thời nêu rõ phương pháp cách mang và những phong cách nổi bật mà Người đã

sử dụng trong quá trình lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.

Tác phẩm H6 Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, HàNội, 2005, GS Song Thành cũng đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh nhưng

chuyên về phong cách ngoại giao của Người.

Các công trình trên đã phần nào góp phần sáng tỏ hơn phong cách,phong cách tư duy Hồ Chi Minh Kết quả nghiên cứu của những đề tài này, luậnvăn có thể kế thừa, phát triển vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình.

Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứuchuyên biệt về phong cách tư duy Hồ Chí Minh và vận dụng trong xây dung độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta một cách hoàn chỉnh và có hệ thống Vì

vậy, đề tài mà học viên lựa chọn không trùng với các công trình khoa học đãđược công bố.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục dich:

- Lam rõ những nội dung cơ bản về phong cách tư duy Hồ Chí Minh từ

đó vận dụng vào việc xây dựng phong cách tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý ở nước ta hiện nay.

Nhiệm vụ:

- Làm rõ khái niệm: “phong cách”, “phương pháp”, “tư duy”, “tư

tưởng” và phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm ấy.

- Phân tích cơ sở hình thành và những đặc trưng cơ bản của phong cách

tư duy Hồ Chí Minh.

- Đánh giá thực trạng phong cách tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lýnứơc ta và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng trên.

- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng phong cách tư duy củađội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Phong cách tư duy Hồ Chí Minh.

Trang 10

Phương pháp nghién cứu:

- Trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác - Lênin, luận văn vận dụngphương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, đồng thời sử dụng một số

phương pháp khác như phương pháp tông hợp, phân tích, so sánh

6 Đóng góp của luận văn

Là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu sâu về phong cách tư

duy Hồ Chi Minh một cách có hệ thống Cụ thé:

- Phân tích và hệ thống hoá những cách hiểu khác nhau về khái niệm“phong cách”, “phương pháp”, “tư duy”, “tư tưởng”, từ đó đưa ra quan điểm

của tác giả về các khái niệm này.

- Phân biệt “phong cách” với “phương pháp”; “tư duy” với “tư tưởng” ;

“phong cách tư duy Hồ chí Minh” với “phương pháp tư duy Hồ Chí Minh”.

- Khái quát hoá cơ sở hình thành và những đặc trưng cơ bản của phong

cách tư duy Hồ Chí Minh.

- Tác giả nêu ra thực trạng phong cách tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh

đạo, quản lý ở nước ta hiện nay và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây

dựng phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở

nước ta.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,phần nội dung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.

Trang 11

NỘI DUNG

Chương 1

PHONG CÁCH TƯ DUY HÒ CHÍ MINH

1.1 Khái quát chung về phong cách tư duy

Mỗi con người đều có một phong cách riêng Hoàn cảnh gia đình, môi

trường văn hoá, hoàn cảnh xã hội, quá trình giáo dục, nghề nghiệp, vị trí xã hội,đặc biệt là cách ứng xử của bản thân là những yếu tố hình thành phong cách của

con người Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phong cách riêng, phong cách của

một lãnh tụ mang phong cách của con người Việt Nam bình thường, phong

cách của một công nhân, một trí thức, mang dáng dấp của một ông đồ xứ nghệ.Nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh, các nhà khoa học cũng như

nhiều nhà hoạt động chính trị ở trong và ngoài nước thường đề cập đến phong

cách sinh hoạt, phong cách làm việc, phong cách tư duy, phong cách nói và

viết, Luận văn này chỉ tập trung vào phong cách tư duy Hồ Chi Minh Tatnhiên, trong hệ thống phong cách Hồ Chí Minh thì phong cách tư duy giữ vai

trò chủ đạo, chi phối và được thé hiện thông qua các phong cách khác Vì vậy,dé hiểu phong cách tư duy Hồ Chi Minh cần tìm hiểu thông qua những hành

động cụ thể, nói cách khác là thông qua phong cách làm việc, phong cách ứng

xử, phong cách sinh hoạt, phong cách nói và viết của Người Vậy, trước hết cần

làm rõ ba khái niệm: “phong cách”, “tư duy” và “phong cách tư duy” là gì?1.1.1 Khai niệm “phong cach”

Trong lịch sử tu tưởng phương Đông va phương Tây, khái niệm “phong

cách” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau;

Theo nghia hẹp, khái niệm “phong cách” chỉ giới hạn trong văn học

nghệ thuật “Nó được thể hiện ở những đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởngvà nghệ thuật, những đặc trưng thâm mỹ và 6n định về nội dung và hình thức

Trang 12

thể hiện, tạo nên những giá trị độc đáo của một nghệ sỹ” Người ta nói phong

cách chính là con người là theo nghĩa này.

Theo Dai tir điển Ti iéng viét, khái niệm “phong cach” được hiểu theo 4

nghĩa sau:

1 “Là vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một người hay một hạng

người nào đó.

2 Là phiên dạng của ngôn ngữ có những đặc điểm trong lựa chọn, kết

hợp và tô chức các phương pháp ngôn ngữ liên quan tới giao tiếp.

3 Là toàn bộ các thủ pháp sử dụng phương tiện ngôn ngữ đặc trưng cho

Theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hoá Thông

tin, Hà Nội, 1999, “Phong cách là những đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng,tình cảm của một nhà văn, một nghệ sỹ nói chung va là kết quả của sự vận dụng

các phương tiện biểu đạt lựa chọn theo đề tai hay thể loại hoặc phản ứng của tácgiả đối với hoàn cảnh” [66, tr 99].

Trong cuốn Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, các tác giả cho

rằng, “phong cách không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, giới hạn trong văn họcnghệ thuật, mà “ còn được hiểu theo nghĩa rộng tức lề lỗi, cung cách, cách thức,phong thái, phong độ, phẩm cách đã trở thành nề nếp 6n định của một ngườihay một lớp người, được thé hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động,

học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt ( nói và viết) tạo nên những giá trị, những

nét riêng biệt của chủ thể đó” [26, tr.130].

Như vậy, xung quanh khái niệm “phong cách” có nhiều cách hiểu khác

nhau: theo nghĩa hẹp chỉ giới hạn trong văn học, nghệ thuật và theo nghĩa rộng

được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động của con người Nhưng dù được

hiéu theo nghĩa nào thì “phong cách” luôn là cdi riêng, độc đáo, có tính hệ

Trang 13

thống, ổn định và đặc trung cua chủ thé Chủ thé có thé là của một người, mot

lớp người hay một dân tộc, một vùng lãnh thổ Từ những yêu tô tác động đến sự

hình thành phong cách, xuất hiện những cấp độ khác nhau của phong cách.

Trước hết, ở cấp độ thứ nhất: phong cách là cái riêng, độc đáo, có tính

hệ thống, én định và đặc trưng cho mét con người cu thể.

Như chúng ta đều biết, đối với mỗi người thì phong cách được hìnhthành và chịu sự tác động của các yếu tô như: truyền thống dân tộc, gia đình,địa phương nơi cư trú, tập quán, thói quen, v.v Trong các yếu tố tác động trênthì năng lực hoạt động của bản thân người đó giữ vai trò quyết định nhất.Con

người có thể tiếp thu những truyền thống tốt, tập quán đẹp và khắc phục thói

quen xấu ở mức độ như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và khí chất

của người đó Cùng một hoàn cảnh sống như nhau nhưng ở từng người cóphong cách không hoàn toàn giống nhau Vì thế, phong cách mang dấu ấn cánhân rất rõ Một nếp sống giản đị - đó chính là phong cách sinh hoạt; còn khiêm

tốn lại là phong cách đạo đức của một người tự biéu hiện mình trong quan hệ

với người khác Phong cách còn được thé hiện ca trong cách ăn mặc, đi lại, làm

việc, trong ứng xử của mỗi người là khác nhau, tạo nên cái riêng, cái độc đáo

trong bức tranh đầy màu sắc của cuộc sống mà ở đó không ai hoàn toàn giống

ai Đó còn gọi là “nét riêng” của mỗi người.

Thứ hai, phong cách được hiểu là cái độc đáo, có tính hệ thống, 6n địnhvà đặc trưng của một nhóm người, một lớp người hay của một giai cấp, tang lop

Trang 14

mang màu sắc của mỗi ngành nghé ấy được thé hiện trong nhận thức, trong lối

sống, trong cách mặc, cách làm việc, cách ứng xử, v.v., là khác nhau Từ đó màtrong xã hội sẽ có nhiều phong cách khác nhau giữa các nhóm người khác nhau.

Cũng cần thấy rằng, phong cách theo cấp độ thứ nhất và thứ hai có mốiquan hệ đan xen nhau, tác động qua lại nhau, bởi lẽ, trong mỗi môi trường nghề

nghiệp nhất định đều có phong cách riêng, nhưng phong cách đó chỉ được thêhiện thông qua từng con người cu thé làm trong các môi trường đó Mỗi cá

nhân cụ thể vừa mang những đặc trưng chung do ngành nghề, do môi trường

làm việc qui định lại vừa mang những đặc trưng riêng của bản thân mỗi người.

Như thế, phong cách được thê hiện ở một con người cụ thể, nhưng con người cụthé đó lại tồn tại trong một môi trường nhất định và chịu sự ảnh hưởng của

chính môi trường ấy Do đó, phong cách của mỗi cá nhân vừa có cái riêngnhưng cũng có cái chung, vừa là dấu ấn của riêng mình nhưng lại mang cảnhững đặc trưng chung của môi trường sống Người nông dân Việt Nam, bên

cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản

xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởngcủa văn hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự

nhiên của đất nước nên cần cù, chịu đựng, chịu khó, có khả năng chịu đựngnhững khó khăn trong cuộc sống Tuy nhiên, trong giai cấp nông dân, mỗingười nông dân cụ thể, bên cạnh những đặc trưng chung đó, họ lại có những nét

riêng của mỗi người do truyền thống gia đình, do trình độ nhận thức của mỗi

người qui định Đây chính là một biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và

cái riêng, trong đó, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung

là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng.

Thứ ba, phong cách là cái riêng, độc đáo, có tính hệ thống, én định và

đặc trưng của một dân tộc hay rộng hơn là một khu vực.

Như trên đã nói, “phong cách” được hình thành và chịu tác động của các

điều kiện tự nhiên, môi trường, văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, tập quán, thói

quen qua các thời kỳ phát triển của lịch sử Những yếu tố đó tạo nên những

đặc trưng khác nhau của một vùng, một dân tộc, hay của một khu vực xét theo

Trang 15

lãnh thổ cư trú Từ đó, tạo nên phong cách của người Việt Nam không giống

phong cách người Trung Hoa và khác với phong cách người Pháp, người Mỹ

thậm chí, phong cách người phương Đông khác với phong cách người phương

Tây Do vậy, mới có tư duy của người phương Đông khác tư duy người phươngTây Sự khác biệt giữa tư duy phương Đông và tư duy phương Tây sẽ được

trình bày trong phần sau của luận văn Chính sự khác biệt về cách tư duy sẽphan nào chi phối sự khác biệt trong lối sống, trong phong tục tập quán, trong

cách ăn, mặc, đi lại, làm việc ở mỗi vùng là không giống nhau Người

phương Tây có cách đón chào năm mới khác người phương Đông, các tập tục,

lối sống cũng không hoàn toàn giống nhau.

Đến đây có thể thấy, “phong cách là cái riêng, độc đáo, có tính hệ thống,ôn định va đặc trưng của chủ thé được thé hiện cả trong hoạt động nhận thức và

hoạt động thực tiễn của con người” Phong cách được thể hiện ở nhiều cấp độkhác nhau, có thé là ở một con người cụ thể, một lớp người, một dân tộc hay

rộng hơn là một khu vực, gọi chung là mét chu thé Cơ sở dé hình thành phong

cách bao gồm các yếu tố: điều kiện tự nhiên, môi trường, truyền thống, phong

tục tập quán, thói quen, và do năng lực của con người qui định Tuỳ theo mỗi

cấp độ khác nhau mà do các yếu tố khác nhau giữ vai trò quyết định hay chỉ

phối mang đặc trưng của mỗi cấp độ Đối với phong cách của mỗi cá nhân thì

năng lực hoạt động của bản thân giữ vai trò quyết định nhất; đối với một lớpngười, một nhóm người thì do tính chất nghề nghiệp, do môi trường làm việc

qui định; đối với một dân tộc, một khu vực thì đó là sự tổng hợp của các yếu tốnhư: điều kiện tự nhiên, môi trường, văn hoá, kinh tế, truyền thống, tập quán,

thói quen giữ vai trò quyết định.

Khi nghiên cứu khái niệm “phong cách”, cũng cần phân biệt với kháiniệm “phương pháp” Xung quanh khái niệm phương pháp cũng có nhiều cáchhiểu khác nhau:

Theo Tir điển Tiếng Việt “Tường giải và liên tưởng”, “phương pháp là

trình tự cần theo trong những bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một việccó mục đích nhất định Phương pháp còn được hiểu là toàn thé những bước đi,

Trang 16

mà tư duy tiễn hành theo một trật tự hợp lý luận, nhằm tìm ra chân lý khoa học

( phát hiện những điều chưa biết, chứng minh những điều đã biết, phương pháp

quy nạp, diễn dịch)” [66, tr 119].

Theo Từ điển triết học giản yếu, “Phương pháp là hệ thống các nguyên

tắc điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn xuất phát từcác quy luật vận động của khách thê đã được nhận thức” [53, tr.373].

Chủ Tịch Hồ Chí Minh không có định nghĩa về phương pháp, song sự

hiểu hiết của Người về phương pháp được thể hiện qua việc Người sử dụng

thuật ngữ phương pháp với các nghĩa rộng, hẹp khác nhau.

+) Theo nghĩa rộng, phương pháp là hệ thống các nguyên tắc xuất phát

từ các quy luật vận động và ton tại của đối tượng đã được nhận thức để định

hướng và điều chỉnh quá trình nhận thức và hoạt động cải tạo đối tượng của chủ

thê nhăm đạt mục đích đã định Người sử dụng trong các bài nói, bài viết đướidạng khái quát của các nguyên tắc lý luận như: phương pháp của chủ nghĩaMác - Lênin, phương pháp luận mác xít hay kết quả nghiên cứu “binh pháp

Tôn tử” như: phương pháp tác chiến, phương pháp dùng gián điệp

+) Theo nghĩa hẹp: phương pháp là cách làm, hành động Đó là một

phương pháp cụ thé mà chủ thể hành động lựa chọn, sử dụng dé tác động vào

đối tượng: là nguyên tắc được thực hiện theo một quy trình và kết hợp với các

công cụ, phương tiện xác định nhằm tác động vào đối tượng dé đạt được mục

toàn bộ những cách thức với tính chất là một hệ thống các nguyên tắc xuất phát

từ các quy luật ton tại và vận động của đối tượng, khách thể đã được nhận thức,

dé định hướng và điều chỉnh hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễncủa con người, nhằm tác động vào đối tượng, khách thể để thực hiện mục đích

đã định” [26, tr.21].

10

Trang 17

Như vậy, xung quanh khái niệm “phương pháp” có nhiều cách diễn đạtkhác nhau nhưng đều thé hiện một sự khang định: phương pháp chính là cáchthức mà chủ thê lựa chọn, sử dụng nhằm tác động vào khách thể đạt được mục

đích đã định Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa đó, có thé định nghĩa: “puươngpháp là tổng hợp các phương tiện, thao tác, cách thức, quy trình với tinh chatlà một hệ thống mà con người dùng đề nhận thức và cải tạo thế giới nhằm đạtđược những mục đích cụ thể của mình đã định” Bản thân khái niệm “phương

pháp” cũng có sự phân loại giữa phương pháp chung, phương pháp riêng va

phương pháp đặc thù Ở đây, giữa “phong cách” và “phương pháp” có sự khác

Thứ ba, phương pháp có nhiều loại nên được thể hiện ở các chủ thé khác

nhau với những màu sắc khác nhau Còn phong cách là đặc điểm riêng, mangđặc trưng của chủ thể.

Thứ tr, Phương pháp là những nguyên tắc mang tinh khách quan được

con người khái quát trong quá trình nhận thức thế giới, còn phong cách luônchứa đựng yếu tô chủ quan, được thé hiện thông qua lăng kính chủ quan của

COn người.

Thứ năm, phương pháp thé hiện cách £hức tiên hành, còn phong cách bao

hàm cả cách thức, nội dung, mục dich và kết quả của việc thực hiện phươngpháp ấy trong hoạt động của con người.

Như thế, có thé hiểu phương pháp là cái mang tinh chung, định hướng

con việc vận dụng cái chung đó ở môi chu thê khác nhau sẽ tạo ra cái riêng, đặc

11

Trang 18

trưng riêng cho chủ thể, đó là phong cách Tuy nhiên, giữa phương pháp và

phong cách có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Cả hai đều là kết quả của quátrình con người tìm hiểu, khái quát, lựa chọn và vận dụng trong thực tiễn nhăm

đạt được một mục đích nhất định Phương pháp chỉ được thực hiện thông quahoạt động của con người và bằng cách đó, thông qua đó chủ thể xác lập cho

mình một phong cách riêng.1 1 2 Khái niệm tư duy

Theo Từ điển Ti và Ngữ Hán Việt: “ Tư là suy nghĩ, “duy” là sự liên kết.Tư duy là quá trình phản ánh tích cực và có tính khái quát thế giới hiện thực

khách quan vào trong ý thức của con người, thông qua hoạt động của một thứ

vật chất hữu cơ đặc biệt tức là bộ óc và trên cơ sở những tài liệu của cảm giác,tri giác, biéu tượng, thu nhận được nhờ sự tác động vào các giác quan, của

những sự vật và hiện tượng bên ngoài” [29, tr.794].

Trong Tir điển triết học có viết: “Tư duy- sản pham cao nhất của cái vật

chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thế

giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận, Tư duy xuất hiệntrong quá trình hoạt động sản xuất xã hội của con người và đảm bảo phản ánh

thực tại một cách gián tiếp, phát hiện những mối liên hệ hợp quy luật thực tại”

[48, tr.634].

Trong Những khía cạnh tâm lý cua quản lý, định nghĩa: “Tu duy là qua

trình tâm lý phản ánh những mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng hoặc các

hiện tượng của hiện thực khách quan” [27, tr.292].

Trong Tam ly học đại cương, định nghĩa: “Tu duy là một quá trìnhnhận thức, phản ánh những thuộc tính của bản chất, những mối liên hệ và quan

hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà trước đó ta chưa biết” [14, tr.107].

Trong Tir điển tiếngViệt tường giải và liên tưởng định nghĩa: “Tưduy là vận dụng trí tuệ vào những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có để suy ra

những ý nghĩ, những điều phán đoán và ở trình độ cao dé phát hiện cái mới

trong nhận thức của con người về sự vật” [66, tr 129].

12

Trang 19

Như vậy, xung quanh khái niệm “tư duy” có nhiều cách định nghĩakhác nhau Có định nghĩa nghiêng về khía cạnh tâm lý học, có định nghĩa khádài, chưa cô đọng, thiếu tập trung như trong định nghĩa của “Từ và ngữ Hán

Việt” hay trong “Từ điển triết học”, v.v Trên cơ sở đó, có thể thấy: “Tư duy là

quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp thông qua lăng kínhchủ quan của con người và được tiến hành bằng các thao tác phân tích, tonghợp, so sánh, đối chiếu, v.v., nhằm tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính

quy luật của sự vật, hiện tượng ma ta chưa từng biết”.

Nói cách khác, Tir duy là quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát nhữngthành tựu đã thu được qua nhận thức cảm tính đến nhận thức ly tinh dé rit ra

cai chung, cai ban chất của sự vat.

Tư duy khác tư tưởng.

Trong Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng định nghĩa: “Tư tưởng là:

1 Sự suy nghĩ, hoạt động của trí tuệ nhằm một đối tượng cần biết, cần nghiên

cứu, có tư tưởng sâu sắc, tiến bộ.

2 Toàn bộ những sản phẩm của trí tuệ hợp thành một học thuyết.” [66, tr.192].

Trong “Tir điển Bách khoa Việt nam”, quan điểm của chủ nghĩa Mác

-Lênin về tư tưởng chỉ rõ: bản chất của tư tưởng là hình thức phản ánh thế giớibên ngoài bao gồm một mục đích, một ý định, một triển vọng đề tiếp tục nhậnthức sâu hơn và cải tạo thế giới bên ngoài Vì thế, tư tưởng là kết quả của sự

khái quát hoá kinh nghiệm của sự phát triển tri thức Tư tưởng dùng làm

nguyên tắc dé giải thích các hiện tượng bên ngoài.

Như vậy, xung quanh hai khái niệm trên có nhiều cách hiểu khác nhau,

từ đó có thé khang định, “tư duy” là guá trinh phân tích, tổng hợp những tri

thức thông quan bộ não người Còn “tư tưởng” là kết quả của quá trình tư duy

được thể hiện ra thành những quan điểm, lập trường, chính kiến của chủ thé tưduy Ở đây, sự khác biệt giữa tư duy va tư tưởng biểu hiện ở chỗ:

Thứ nhát, “tư duy” là quá trình suy nghĩ, còn “tư tưởng” là kết qua

của quá trình ây.

13

Trang 20

Thứ hai, Tư duy là biểu hiện bên trong, là nội dung của nhận thức còn

tư tưởng là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhận thức.

Thứ ba, mục đích của tư duy là thu được những tri thức mới trên cơ sở

nhưng tri thức ban đầu giúp cho con người có những nhận thức sâu hơn về thếgiới, còn những tư tưởng có vai trò trực tiếp cải tạo thực tiễn thông qua hành

động của con người.

Thứ tr, tư duy tồn tại trong bộ não người, còn tư tưởng thể hiện quangôn ngữ (bao gồm tiếng nói và chữ viết).

Tuy nhiên, giữa tư duy và tư tưởng có mối quan hệ qua lại nhau, trongđó, “tư duy” là cơ sở, là tiền đề dé có “tư tưởng”, đến lượt mình “tư tưởng” là

tài liệu, là căn cứ cho quá trình tư duy ở giai đoạn sau Và xét đến cùng thì cả

hai đều phản ánh nhu cầu giải thích thế giới và cải tạo thế giới của con người.Năng lực tư duy và kết quả của quá trình tư duy (tức là tư tưởng) sẽ phản ánh

trình độ nhận thức và cải tạo thế giới của mỗi người là khác nhau Do vậy, tưduy và tư tưởng tôn tại ở mỗi người là khác nhau.

1 1 3 Phong cách tw duy

Trên cơ sở tìm hiều khái niệm “phong cách”, “phương pháp”, “tư duy”,“tư tưởng” có thể thấy: Phong cách tư duy là những đặc điểm riêng, có tính hệthống, ôn định trên cơ sở thực hiện phương pháp tư duy của một chủ thể nhất

định Ở đây, trong phong cách tư duy có sự thống nhất giữa cách thức thực hiệnphương pháp tư duy với nội dung và kết quả của tư duy Bởi lẽ, khi tư duy tức

là chủ thể đang thực hiện một phương pháp tư duy nhất định Bằng phương

pháp đó và thông qua phương pháp đó với những nội dung tri thức nhất định,chủ thê sẽ đạt được kết quả của quá trình tư duy Đó là những tư tưởng, quanđiểm Do đó, phong cách tư duy là sự thống nhất của các yếu tố: cách thức tưduy, nội dung tư duy, kết quả tư duy và mục đích của tư duy Sự tổng hợp củacác yêu tố này tạo thành phong cách ở mỗi chủ thé là khác nhau Vì vậy, phong

cách tư duy bao giờ cũng thé hiện ra thành những đặc trưng cụ thé và phong

cách tư duy chính là sự hoà quyện của cả phương pháp tư duy, quá trình tư duyvà kêt quả của quá trình ây.

14

Trang 21

Giữa phong cách tư duy và phương pháp tư duy có quan hệ mật thiết với

nhau nhưng không đồng nhất Phương pháp tư duy là một hệ thống các nguyêntắc xuất phát từ các quy luật tồn tại, vận động của bản thân sự vật, hiện tượng

được con người nhận thức, vận dụng dé định hướng, điều chỉnh hoạt động nhậnthức cũng như hoạt động thực tiễn của mình, nhằm biến đồi sự vật, hiện tượngtheo mục đích đã định Chính cách vận dụng phương pháp tư duy để định

hướng, điều chỉnh hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn sẽ là cơ sở

dé tạo nên phong cách tư duy Cho nên, có thé có nhiều phong cách tư duy khácnhau ở các chủ thê khác nhau, mặc dù ở họ có chung một phương pháp tư duy.

Cũng vì vậy mà nói tới phong cách tư duy là nói tới nét độc đáo, đặc trưng của

một chủ thể nhất định ( chủ thé có thé là một con người, một nhóm người, mộtlớp người hay một dân tộc, một vùng lãnh thd).

Phong cách Hồ Chi Minh là một điển hình cho phong cách của người

Việt Nam Song, đây là phong cách của một con người với cái tâm trong sáng,

cái đức cao đẹp, cái trí man tuệ, cái hành mực thước, phong cách của một lãnh

tụ, một chiến sỹ cộng sản chân chính Đó là phong cách của người anh hùng

giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại.Phong cách Hồ Chí Minh không phải chỉ để cho mọi người ca ngợi, chiêmngưỡng, sting bái mà là tắm gương dé mọi người noi theo, học tập Không phải

chỉ người Việt Nam, từ lao động chân tay đến lao động trí óc, từ già đến trẻ, từmiền xuôi đến miền ngược, từ người tu hành đến các chính khách, thương gia

mà cả người nước ngoài ở phương Đông hay phương Tây đều tìm thấy ở phong

cách Hồ Chí Minh những nét gần gũi, không xa lạ, có cả phong cách của chính

Trang 22

thông qua các phong cách khác Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phongcách tư duy Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thay rõ hơn điều này.

1.2 Phong cách tư duy Hồ Chí Minh

Phong cách Hồ Chí Minh, theo các tác giả cuốn Phương pháp và phongcách Hồ Chí Minh có viết: “ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của mộtngười thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một lãnh tụ thiên tài của Đảng vàcủa cả dân tộc, một chiến sỹ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phongtrào cộng sản và công nhân quốc tế” [26, tr.134].

Phong cách tư duy của bản thân Hồ Chí Minh trong quá trình tư duy đãđóng vai trò trực tiếp dẫn đến việc xác lập những tư tưởng lớn của Người Mục

đích tư duy của Hồ Chí Minh là suy nghĩ từ những cứ liệu thực tiễn Việt nam,từ di sản tư tưởng của những người lớp trước và những người đương thời dé đi

tới xác định tư tưởng của chính mình Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả củamột quá trình tư duy khoa học Đó không phải là con số cộng những tư tưởng

của quá khứ và đương thời Bắt nguồn từ truyền thống văn hoá dân tộc, tỉnh hoa

van hoá nhân loại, đặc biệt là từ chủ nghĩa Mác - Lên, Hồ Chí Minh đã kế

thừa những giá trị tư tưởng của những người đi trước và đặc biệt quan trọng là

đã xuất phát từ thực tiền Việt Nam dé vận dụng sáng tạo, hơn nữa còn phát triểnnhững giá trị ấy, nhăm đưa ra những tư tưởng lớn đáp ứng yêu cầu của cáchmạng Việt Nam, của cách mạng thé giới và phủ hợp với xu thé của thời dai.

Tuy nhiên, căn cứ dé tìm hiểu phong cách tư duy Hồ Chí Minh không chỉlà tư tưởng Hồ Chí Minh được thé hiện trong các di cảo và hành động của

người mà cũng cần tìm hiểu thông qua đường lối, quan điểm của Đảng vànhững học trò gần gũi với Người, đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh dé đưacách mạng Việt Nam đến thắng lợi Vậy, phong cách tư duy Hồ Chí Minh được

hình thành dựa trên những cơ sở nao?

1.2.1 Cơ sở hình thành phong cách tư duy Hồ Chí Minh

1.2.2.1 Tư duy dân tộc Việt Nam

Có thể nói, phong cách tư duy của dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến

phong cách tư duy Hồ Chí Minh Một trong những điểm nổi bật của tư duy

16

Trang 23

người Việt chính là tư duy mang tính triét jý bình dân, cụ thể, thiết thực Tronglịch sử văn hoá Việt Nam cho ta thấy, từ rất sớm người Việt Nam đã thể hiệnnhững thái độ ứng xử và tình cảm của con người đối với những vấn đề của cuộc

sông Điều đó thé hiện qua những câu ca dao, tục ngữ trong kho tang văn họcdân gian của người Việt Nam Tìm hiểu kho tàng ca dao, tục ngữ chúng ta sẽthấy được phong cách tư duy người Việt, một tư duy mang tính triết lý nhưng

lại mượn những hình ảnh đời thường, quen thuộc, gan bó với cuộc sống hàng

ngày dé vi von, dé đúc kết những kinh nghiệm về cuộc sống Những hình anhấy thường gan với thiên nhiên, với lao động, với những thăng tram của lich sử

xã hội, của nhân dân Nó thể hiện kinh nghiệm sống, lối sống, tư tưởng, đạođức hay kinh nghiệm trong sản xuất, những kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi,

những lời than hay những niềm mơ ước, lạc quan, v.v Chúng ta có thể tìmthấy vô vàn những dẫn chứng cho tư duy ấy của người Việt Nam Chang hạn:

Khi nói về cảnh cực khổ của người nông dân dưới chế độ phong kiến, ca

dao có câu:

Gánh cực mà đồ lên non

Cong lưng mà chạy, cực còn theo sau;

hay khi nói về triết lý sống, ca dao có những câu sau:

Ai ơi dừng chóng chớ chày

Có công mài sốt, có ngày nên kim;

Những người thắt đáy lưng ong

Vừa khéo chiéu chong, vừa khéo nuôi con

Nói về thân phận của người phụ nữ thường dân đang bế tắc trong xã hộiphong kiến, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau Dân gian thường dùng nhữngbiểu tượng trong thé giới động vật dé vi von:

Em như con hạc đầu đình

Muốn bay không nhắc nồi mình mà bay Khi nói về kinh nghiệm thời tiết như:

Ai ơi nên nhớ lấy lời

Trông cơ trời đất liệu thời làm ăn

17

Trang 24

Như vậy, tự nhiên có khả năng chi phối hoạt động sống, lao động sảnxuất nhưng con người từ sự nắm rõ những quy luật của trời đất lại đúc rút ranhững kinh nghiệm để rồi lại tác động lại tự nhiên, để tự nhiên phục vụ tốt nhất

cho hoạt động sống của mình.

Có nhiều lý do để giải thích kiểu tư duy triết lý, bình dân, cụ thể của

người Việt Nam nhưng có thê thấy hai nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất là xuất phát từ đặc điểm của nước ta là nước nông nghiệp trồnglúa nước mà nghề nông là một nghề không tách khỏi tự nhiên và thời tiết Conngười phải luôn phụ thuộc vào thời tiết để sản xuất Sự quan sát ấy đã trở nênthuần thục, con người đã năm được các quy luật, diễn biến của tự nhiên, thời

tiết một cách dễ dàng như thuộc bàn tay Từ đó, họ ứng dụng vào sản xuất, hình

thành nên những kinh nghiệm của mình.

Thứ hai, do sự lạc hậu về trình độ khoa học kỹ thuật và đặc trưng của

nganh nghé buộc người nông dân phải phụ thuộc chặt chẽ vào khí hậu, thời tiết.Sự quan sát, chú ý, suy nghĩ qua nhiều thế hệ đã giúp họ năm được một phần

các quy luật của tự nhiên Từ sự nắm rõ các quy luật ấy, bang óc sáng tạo của

mình, con người đã có những biện pháp thực hiện thay đổi nhau cho phù hợp vàhợp thời nhất, tác động vào tự nhiên để tự nhiên trở nên thuận lợi nhất cho hoạtđộng sản xuất của mình.

Rõ ràng, tư duy người Việt Nam là tư duy triết lý về cái bình đị để nuôilớn nhân cách con người Đó là tư duy dùng cái cá biệt dé nói cái phố biến Một

tư duy luôn xuất phát từ thực tiễn, từ chính đời sống thường ngày để khái quát

thành triết ly: rất bình di, cụ thé, thiết thực, dễ hiểu, dé nhớ và mang lại hiệuquả cao trong giáo dục con người Chính Hồ Chí Minh đã tiếp thu được cái

“minh triết” ấy của người Việt Nam Đọc các tác phẩm của Người, chúng tathấy Người không bận tâm nhiều đến các lý thuyết, luận điểm phức tạp, mà

luôn diễn đạt một cách đơn giản, hồn nhiên như mọi người dân quan niệm Độclập, tự do, cơm ăn, áo mặc, học hành là những gì thiết thực nhất, cụ thể nhấtđối với đời sống dung di của con người Những suy nghĩ, mong ước và hành

động của Người luôn được bat dau từ yêu câu của thực tiên dé rôi cải tao thực

18

Trang 25

tiễn theo mong ước của đồng bào mình Muốn vậy, cần phải đi từ cái cụ thể

nhất, gần gũi nhất, thiết thực nhất với quần chúng, dé từ đó vận động, giáo ducvà hướng dẫn quần chúng, đưa quần chúng ra với ánh sáng của độc lập, tự do,

ấm no, hạnh phúc Vì vậy, cụ thé, thiết thực, hiệu quả, mọi suy nghĩ đều xuấtphát từ thực tiễn - đó là đặc trưng của phong cách tư duy Hồ Chí Minh Phongcách tư duy của một con người là đại biểu điển hình nhất cho phong cách tư duycủa một dân tộc - phong cách tư duy Hồ Chí Minh - phong cách tư duy ViệtNam.

Mặt khác, cũng chính vì đặc tính của nền nông nghiệp trồng lúa nước đã

tạo nên cho người Việt một / duy mêm dẻo, linh hoạt, cô thé ví với “nước”.

Nhờ đó, người Việt có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh Trong lao động,

sản xuất cũng như trong chiến đấu, trong sinh hoạt hàng ngày, người Việt Namluôn biết ứng phó linh hoạt, uyén chuyên Ca dao ta khi nói về kinh nghiệm sanxuất và chăn nuôi có câu :

Mông chín tháng chín có mưa,

Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.Mong chin tháng chín không mưa,

Thì con ban ca cay bừa di buon

Tất cả đều hoa quyện tao thành nét đặc trưng riêng của tư duy người Việt

Nam mà sau này chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam tiêu biểu nhấtcho tư duy đó Ở Người, tư duy mềm dẻo, linh hoạt nhưng vẫn kiên định lập

trường đã trở thành nguyên tắc trong hoạt động cách mạng của Người Bài thơ

Học đánh cờ là một điển hình cho đặc trưng ay trong tu duy Hồ Chí Minh.Người luôn có sự linh hoạt, tiến thoái phù hợp, tận dụng thời - thế dé giành

thắng lợi hoàn toàn :

Phải nhìn cho rộng, suy cho ky,

Kiên quyết không ngừng thé tan công;

Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,

Gặp thời, một tốt cũng thành công [37, tr.287].

19

Trang 26

Nói đến tư duy người Việt, ta còn thay một điểm nỗi bật khác, chính làtu duy sáng tao của người Việt Nam.Tư duy ấy được thé hiện trong việc tiép

thu có chọn lọc nên văn hoá nhân loại dé làm phong phú hơn bản sắc dân tộc.

Nhờ đó, khi Nho giáo vào Việt Nam, được Việt hoá va trở thành một tư tưởng

Nho giáo yêu nước của Việt Nam Cũng như vậy, đối với các hệ tư tưởng khác

như Phật giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo, v.v., đều đựơc Việt hoá, mang “màu

sắc Việt Nam”, nó không còn nguyên bản như bản thân nó Tư duy này càngthể hiện rõ trong những giai đoạn sau này, qua những con người Việt Nam cụthé Độc lập, tự chủ, sáng tạo chính là một đặc điểm nỗi bật nhất của phong

cách tư duy Hồ Chí Minh Người là một mẫu mực cho sự kế thừa, phát triển và

nâng tư duy truyền thống của dân tộc lên một tam cao mới Đặc điểm này chi

phối và thể hiện xuyên suốt trong cuộc đời và sự nghiêp của Người trên mọilĩnh vực và trở thành phong cách tư duy nỗi bật của Hồ Chí Minh”.

Ngoài những đặc điểm nêu trên, tư duy người Việt Nam wa chuộng

những giai điệu mêm mỏng, nhẹ nhàng, dịu dàng, êm ái, thích những âm thanh,

âm sắc gan gũi với tự nhiên, cỏ cây, hoa lá, màu sắc hài hoà Ngôn ngữ Việt cái vỏ vật chất tư duy - giàu tính nhạc bởi 6 thanh đã tạo nên những từ tố gợi

-cảm, chỉ người Việt mới cảm thụ hết cái hay, cái đẹp, cái nên thơ của nó Từnhững chất liệu bình thường trong đời sống dân dã, đã tạo nên những hìnhtượng xúc động, có sức truyền cảm lớn qua thơ ca Việt Nam Từ các biéu tuongtrong thé giới tự nhiên như: trăng, sao, mây, gió ; cây, cd, hoa, lá ; rồng,phượng, chim muông ; đến các vật thé nhân tạo như: áo, khăn, gương, lược,

nhà, đình, cầu, thuyền, v.v., đều được di vào thơ ca với những giai điệu nhẹ

nhàng, êm ái, lãng mạn, dễ đi vào lòng người.

Như vậy, từ những chi tiết trong tự nhiên và những vật thể nhân tạo, rất

đời thường, gần gũi, quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người ViệtNam đã biết vi von, ấn dụ với những thủ pháp nghệ thuật dé tạo ra một đặc

trưng văn hoá của dân tộc mình Chính nó là một biểu hiện cụ thé của tư duynhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên, một tư duy trọng tình của người Việt Nam.

Dù diễn đạt dưới hình thức nào, phương pháp ra sao thì trọng tâm vẫn xung

20

Trang 27

quanh vấn dé con người Tư duy nhân văn, lay con người làm trung tâm, tất cảđều do con người, vì con người và của con người Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng

là một người Việt Nam tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân văn ấy Thủ tướng Phạm

Văn Đồng đã viết: “Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp,đó là bốn yếu tố lịch sử tác động qua lại, đa dạng và quyện chặt vào nhau, bắt

đầu từ một con người và cuối cùng thé hiện trong một sự nghiệp” [8, tr.8] Sựnghiệp ấy của một con người, là biéu trưng cao quý nhất của một dân tộc và

sáng ngời một thời đại - thời đại Hồ Chí Minh trong dân tộc Việt Nam.

1.2.2.2 Tư duy phương Đông

Tư duy phương Đông cũng là một nguồn gốc quan trọng ảnh hưởng đến sự

hình thành phong cách tư duy Hồ Chí Minh Trên nền tang của tư duy dân tộc,Người đã kế thừa, vận dụng một cách tài tình tỉnh hoa văn hoá phương Đông để

bổ sung, phát triển và hoàn thiện phong cách tư duy Việt Nam nói chung trong

đó Hồ Chí Minh là điển hình.

Một trong những nét nổi bật của truyền thống văn hoá phương Đông là

“một tam gương song có giá trị hơn một trăm bài diễn thuyết” Bởi lẽ, đối vớicả Việt Nam và phương Đông, cũng có khi không cần nói mà làm, thấy làm

đúng, làm phải, khắc mọi người làm theo Nói theo cách nói của nhà nghiên cứuLê Trí Viễn, đó là phương pháp tư duy kiểu “vd ngôn” Đó là “nếp” tư duy trực

cảm phương Đông, “vô ngôn” nhưng biểu hiện ra hành động và có hiệu lực

trong thực tiễn Truyền thống này đựơc Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo Ngườithường xuyên chứng minh lý luận băng thực tiễn, băng hành động, băng việclàm Điều này hoàn toàn phù hợp với phong cách tư duy Việt Nam và tư duyphương Đông Trong khoảng 10 năm từ 1955 - 1965, Hồ Chí Minh đã thực hiệntrên 700 lượt đi xuống thăm, tiếp xúc với cơ sở địa phương, công trường, xí

nghiệp, hợp tác xã, đơn vi bộ đội Mỗi năm có hơn 70 lần xuống cơ sở, mỗitháng có tới 6 lần gặp gỡ, tiếp xúc với quần chúng [6, tr.79] Điều này đủ thấyHồ Chí Minh gắn bó, sâu sát với quần chúng, cơ sở, với thực tiễn như thé nao.

Có thé nói, cái tinh tuý của tư duy Việt Nam, tư duy phương Đông đã được Hồ

Chí Minh kế thừa, rèn luyện, trau đồi trở thành cái “thần” rất Hồ Chí Minh.

21

Trang 28

Nguyên tắc “di bất biến ứng vạn biến” là một điển hình của tư duy mémdẻo, linh hoạt, uyén chuyển, một tư duy “động” của phương Đông Đây là mộttư duy nổi bật của người phương Đông Điều nay bắt nguồn từ quan niệm chorằng, thực tại luôn biến đối, thế giới mà chúng ta đang sống không tĩnh màđộng, mọi sự vật, hiện tượng không tồn tại bất biến mà luôn trong quá trình

chuyên hoá thành một trạng thái khác Lay một vi du: 14 cây vào mùa xuân là

màu xanh, sang mùa thu thì chuyển thành màu vàng và vào mùa đông thì rơi

rụng xuống đất, không còn trên cành nữa Chính vì thực tại luôn thay đổi, nên

người phương Đông cũng cho rằng, các cặp phạm trù đối ngược, nghịch lý, bấtthường luôn tạo ra trong cuộc sống Cũ và mới, tốt và xâu, mạnh và yếu tồn tại

trong mọi thứ Nếu một người sống trong môi trường nhiều người tốt, anh ta dé

trở thành người tốt, và ngược lại, sống trong môi trường nhiều người xấu cũngảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân Vì thế, cái “tôi” trong

phương Đông không bat biến mà luôn thay đổi, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và cácyếu tô khác tác động Điều này thê hiện rất rõ trong tư tưởng của các nhà triếthọc phương Đông, điển hình là Lão Tử với quan niệm: hai mặt đối lập luôn tồntại chung với nhau, đối chọi nhau nhưng có liên quan với nhau và kiềm chế lẫnnhau Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết kế thừa tư duy biện chứng sơ khai ấy vànâng lên một tam cao mới trên nền tảng triết học duy vật biện chứng của chủ

nghĩa Mác - Lên.

Một trong những đặc điểm khác của tư duy phương Đông là sự hop nhất,

hoà đồng giữa con người với tự nhiên, với vũ trụ bao la Âm - Dương giao cảm

với nhau tạo nên vạn vật, biểu tượng tối cao của hai khí Âm Dương là Dat

-Trời Đất - Trời giao cảm là cội nguồn của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Người Trung Hoa cổ đại còn cho rằng: Đất, trời, Người là ba kho báu củavũ trụ Nằm giữa Trời - Đất là con người Do đó, người ta coi “ con người” là

con của Trời và Dat, là lực lượng trung gian nối Trời - Đất lại với nhau.

Quan niệm thiên - nhân hợp nhất, hoà đồng ay duoc biéu hién trong tam

tưởng Hồ Chí Minh bằng sự gắn cuộc sống của minh với cỏ cây, sông, núi, con

người tự nhiên hoa đông với xã hội rôi cùng hoà nhập vào vũ trụ bao la Có thê

22

Trang 29

nói: mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông đã chiếm một phần rất quan trọng

trong tâm tưởng của Người từ thiếu thời cho đến lúc đi xa Tư duy, niềm tin,

tình cảm, tâm hồn của Người luôn luôn gan với tự nhiên, với vũ tru bao la Điềunay thê hiện rõ qua chính những tác phẩm thơ ca của Người Trong tập Nhật ký

trong tù đã có không ít những bài thơ nói lên điều đó:Ngắm trăng

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững ho;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ [31, tr.288 ].

Như vậy, cùng với tư duy Việt Nam, tư duy phương Đông là nguồn gốc

quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành phong cách tư duy Hồ Chí Minh.

Nhờ đó, phong cách tư duy Hồ Chí Minh vừa mang đậm tính dân tộc, lại vừa

đầy chất phương Đông, nhưng lại phù hợp với sự phát triển của nền văn hoánhân loại Đặc điểm đó còn chịu sự ảnh hưởng của tư duy phương Tây đến sựhình thành phong cách tư duy Hồ Chí Minh.

1.2.2.3 Tư duy phương Tây

Hồ Chí Minh cũng còn chịu anh hưởng trực tiếp phong cách tư duyphương Tây (đề cao các giá trị tư tưởng và năng lực trí tuệ, nặng về tư duy -duy lý ) Người đi nhiều nước, biết nhiều thứ tiếng, đọc nhiều sách, làm nhiều

nghề, tiếp xúc với nhiều tang lớp xã hội khác nhau, nhất là nhân dân lao động

và giới trí thức Thực tiễn phong phú và sinh động đó đã ảnh hưởng không nhỏtrong việc hình thành phong cách tư duy sáng tạo vừa duy lý vừa duy nghiệm ở

Hỗ Chi Minh.

Nguyễn Ái Quốc thâm nhập vào phương Tây dễ dàng, tự nhiên Qua cácchuyến đi khắp các lục địa, qua tiếp xúc quảng giao, hoạt động xã hội và cách

mang, Anh nhanh chóng tăng vốn hiểu biết tri thức và kinh nghiệm cuộc đời.

Tư tưởng phương Tây lấy lý tính và khoa học làm tiêu chuẩn chân lý,Nguyễn Ái Quốc học ở đó phương pháp phân tích, nhất là phân tích duy vật

biện chứng mác xit Nhà ngoại giao Pháp Xanhtơny, người được coi là một

23

Trang 30

trong những nhân vật phương Tây biết rõ Bác Hồ nhận định là, bổ sung vàonhững tri thức uyên thâm của truyền thống, “vốn hiểu biết chung (mà Nguyễn

Ái Quốc) tiếp thu được qua các chuyến đi, nhất là 6 Pari, cũng đủ dé phát triển

khả năng phân tích, sự mềm dẻo và đầu óc tò mò tìm hiểu mà trong cuộc đờiông sẽ sử dụng rất tốt” [58, tr.20] Nguyễn Ái Quốc đã học được nhiều ở những

đảng viên đảng xã hội và cộng sản Pháp Anh kết bạn với Giăccơ Đuycolô,Macxen Casanh, Giăng Lônghê là cháu ngoại của Mác Anh dự những buổi nói

chuyện của nhà văn và nhà hoạt động chính tri Xévorinow Anh thường phat

biểu ở Câu lạc bộ Ngoại ô Anh tham gia thảo luận đủ các vấn đề, từ thiên văn

học, chính trị, văn học đến cách trồng rau corexoong và nuôi ốc sên.

Năng khiếu phân tach của Nguyễn Ái Quốc càng được mài giũa từ khiAnh bước vào lĩnh vực báo chí Tổng biên tập báo “Sinh hoạt công nhân” dẫn

dắt Anh đi những bước đầu Ông bắt Anh viết thật ngăn, độ năm sáu dòng, rồiviết dài ra, rồi lại viết ngắn lại Cách thể hiện ý tứ một cách cô đọng, chú trọng

đến cốt lõi van dé, rất hợp với triết ly A Đông Tinh trong sáng của văn hoá La

-tinh và sự phân tích lý tính không hề bóp nghẹt trong Bác tư duy phương Đônghướng về tổng hợp và trực giác là tiền đề của sự nhạy bén chính trị.

Nguyễn Ái Quốc cũng là trong số ít người Việt Nam đầu tiên đã tiếpnhận và tôi luyện những khái niệm “Tự do, dân chủ, tiễn bộ” ở phương Tây.Những tư tưởng ấy trở thành những lý tưởng cách mạng mà sau này Người bỏphiếu cho Đệ Tam quốc tế và đảng Cộng sản Pháp chỉ vì hai tổ chức này bênh

vực chính nghĩa của những dân tộc thuộc địa Etmông Misolê, Bộ trưởng các

quân chủng Pháp, người được uỷ nhiệm tiếp Hồ Chủ Tịch ở Pari năm 1946,

nhận định như sau về sắc thái chính kiến của Bác: “Đó là một người cộng sảntheo lý tưởng Tôi thấy ông dường như luôn luôn chịu ảnh hưởng của tác giả

lớn của ông là Mác, chắc chắn là cả Lênin nữa Nhưng trong ông có Giôrex Ông là người đã chọn chủ nghĩa cộng sản, đúng thế, nhưng có một chủ nghĩanhân văn sâu sắc Tôi cho là trong thế giới cộng sản, ông chắc là một trongnhững người chấp nhận cách mạng cộng sản chủ nghĩa, phải nhưng trong tự

do”[47, tr.8].

24

Trang 31

Trong khi đề cao nhân dân, Hồ Chí Minh, tuy xuất thân từ một nền văn

hoá nặng về cộng đồng, tập thé đã không hy sinh cá nhân con người Phan nàođó cũng do ảnh hưởng văn hoá phương Tây nặng về cá nhân, và theo đúng tỉnhthần bản 71 uyên ngôn cộng sản của Mác về mối quan hệ tự do cá nhân và tự dotập thể.

Hài hước của Hồ Chí Mimh cũng pha lẫn Đông và Tây, kết hợp nhiềuyếu tố: láu linh và hồn nhiên nông dân với giọng châm biếm của nhà nho ViệtNam, cái di dom của dân Pari Rất ghét tôn sùng cá nhân, Hồ Chí Minh biết tự

nhạo mình và nhạo người khác, không ngần ngại đùa, nói vui với mọi người;tránh lề thói trịnh trọng câu nệ Trong kháng chiến chống Pháp, có lần Bác đibộ khá lâu trong rừng để đến thăm một đơn vị bộ đội Các chiến sỹ ta mừng rỡ

đón Bác, hô vang: “Hồ Chủ tịch muôn năm!” Bác cười đáp lại “Hồ Chủ tịchmuốn nam”, V.V

Có thé nói, phương Đông va phương Tây, quốc gia và quốc tế, hành

động và thi ca, truyền thống và cách mạng, lý tính và tình cảm, những khác biệtay đã được Hồ Chí Minh gắn kết trong mối quan hệ biện chứng Sức mạnh củaphương Tây là tư duy duy lý, là hệ thống khái niệm, phạm trù ; ngược lại

người phương Đông lại thiên về tư duy kinh nghiệm, nặng về tình cảm, coitrọng tình nghĩa, lý kết hợp với tình, đôi khi xem tình nặng hơn lý Sự kết hợp

một cách nhuan nhuyễn, tài tình, rất tự nhiên giữa sức mạnh tư duy phươngĐông với phong cách tư duy phương Tây là một trong những cơ sở dé cắt nghĩa

về sự thống nhất giữa tình cảm cách mạng trong sáng với lý trí khoa học trongtư đuy của Người Đúng như triết gia Pháp Pátxcan đã viết, “người ta không vĩ

đại khi chỉ đứng ở một cực, mà phải nối liền hai cực và đắp đầy khoảng giữa”.

1.2.2.4 Tư duy biện chứng Mac - xit

Hồ Chi Minh không chỉ kế thừa phong cách tư duy Việt Nam, tư duy

phương Đông mà còn kế thừa toàn bộ những tỉnh hoa trí tuệ của tư duy phương

Tây, đặc biệt là phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lénin.

Chính người đã từng nói, chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc

25

Trang 32

biện chứng Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất đến phong cách

tư duy Hồ Chí Minh.

Tiếp thu và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, chọn con đường nhưLênin đã vạch, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng một cách sáng tạo học thuyết ay

vào hoàn cảnh lịch sử cách mang Việt Nam, đưa cach mạng Việt Nam di từ

thắng lợi này đến thăng lợi khác.

Tuy không dé lại cho chúng ta những “tác phẩm triết học” hoàn chỉnh,nhưng qua những tác phẩm của Người, chúng ta thấy tư duy biện chứng vàquan niệm duy vật được thể hiện một cách hết sức rõ nét Đây là kết quả, là sản

phẩm của một quá trình tìm tòi, học tập, nghiên cứu, tiếp biến một cách sángtạo tinh hoa văn hoá nhân loại Có thé nói, trong hầu hết các tác phẩm mà Hồ

Chí Minh đã dé lại, tu duy biện chứng luôn chiếm phần nỗi trội Chang hạn, từmỗi quan hệ giữa cái chung với cái riêng Người đã vận dụng để giải quyếtquan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể “cá nhân càng không thê đứng riêng lẻ

mà càng phải hoà minh trong tập thé, trong xã hội” [43, tr.282]; hoặc “Lợi íchchung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí; quyền lợi củacông dân và nghĩa vụ của công đân là nhất trí” [41, tr.453].

Về quan điểm todn điện, Người dạy chúng ta rằng, khi xem xét, đánh giácon người, cán bộ phải có quan điểm lịch sử - cụ thể và toản diện Trong “ Sửađôi lối làm việc”, Người viết: “Xem xét cán bộ, không chỉ xem một việc, một

lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ” [39, tr.278]

Phát triển là một nguyên lý của phép biện chứng, nguyên lý này được

Hồ Chí Minh vận dụng một cách khá thành công trong cuộc sống thông qua

những lời nói mộc mạc, đơn sơ, nhưng thé hiện tư duy biện chứng sâu sắc Tại

lớp nghiên cứu chính tri khoá I, trường Dai học nhân dân Việt Nam (21-7-1956)

Người nói: “Thời gian các bạn nghiên cứu ở trường này tương đối ngắn ngủi Những điều các bạn đến nghiên cứu ở đây có thể ví như một hạt nhân bé nhỏ.

Sau này, các bạn sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho hạt nhân ay moc thanhcay va dan dan no hoa, két trai” [42, tr.215]; hoặc trong thư gửi các ban thanh

niên (17 -8-1947), Người viết: “Việc gi cũng phải từ nhỏ dan dần đến to, từ dé

26

Trang 33

dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao cứ như thế mà phát triển mãi khôngngừng” [39, tr 86].

Về mặt đối lập, Người viết: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở tronglòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa

xuân va phần xấu mat dan di, đó là thái độ của người cách mạng” [46, tr.55§].

H6 Chi Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc phép biện chứng duy vat, đã vậndụng thành công phép biện chứng đó và hơn thế nữa, Người còn dạy cho chúng

ta cách tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lénin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc,

đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biếncủa chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế

của nước ta Học dé làm; “Lý luận đi đôi với thực tiễn” [43, tr.292] Trên quan

điểm đó, Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên: “ phải nâng cao sự tu

dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng

ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta”|[42 tr.494] Cho

nên, học tập chủ nghĩa Mác - Lénin, đối với Người, là phải học “cái tinh thần

xu trí moi viéc, đối với mọi mgười và đối với bản thân mình” (43, tr.292].

Như vậy, có thé thấy tư duy Việt Nam, tư duy phương Đông, phương

Tây, chủ nghĩa Mác - lê nin là những cơ sở khách quan quyết định sự hìnhthành phong cách tư duy Hồ Chí Minh Nghiên cứu sự hình thành và phát triển

của tư duy, chúng ta thấy yếu tố sinh hoc và sự tiến hoá của nó đóng vai trò hếtsức quan trọng, song cái quyết định tính sáng tạo của tư duy phải là các quan hệxã hội Điều đó cho ta thấy, những cơ sở khách quan là điều kiện cần nhưngchưa đủ cho sự hình thành phong cách tư duy Hồ Chí Minh, vì vậy cần có

những nhân tô chủ quan thuộc về năng lực và phẩm chat cá nhân của Chủ TịchHỗ Chi Minh.

1.2.2.4 Nhân to chủ quan của Hồ Chí Minh

Nói về những nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh, có thé ké đến những

nhân tố đó là trí thông minh, sắc sảo, nhạy bén với cái mới, thiết thực, cụ thể,

ham học hỏi; có tư duy độc lập sáng tạo; có trí tuệ uyên bác, kiến thức sâu rộng,

được tiêp xúc với nhiêu nên văn hoá khác nhau, biệt nhiêu ngoại ngữ; một con

27

Trang 34

người sống có hoài bão, có lý tưởng yêu nước thương dân sâu sắc, nhất là đốivới người cùng khô bị áp bức bóc lột; có bản lĩnh kiên định, khí tiết kiên cường

trong đấu tranh thực hiện mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn; Người còn là một con

người có lòng tin mãnh liệt ở nhân dân; có ý chí, nghị lực phi thường; có đầu ócthực tiễn, thiết thực cụ thé, lý luận gan liền với thực tiễn, nói đi đôi với lam;Người là một con người mẫu mực về đạo đức cách mang; tác phong bình di,

chân tình, khiêm tốn, gần gũi, hoà mình với quần chúng; có sức cảm hoá lớn

đối với mọi người.

Những năng lực và phẩm chat ấy của Người được thé hiện từ rất sớm.

Ngay từ thời niên thiếu, Hồ Chí Minh đã tỏ rõ tinh than ham mê hoc tập, sayxưa tìm toi, nhạy bén với cái mới Chuyện ké lại: “thủa nhỏ, học trò Nam Đàn

hay rủ nhau xuống Vinh mua sách; sách nào mua không được thì cậu Cungđứng lại cửa hàng sách đọc kỳ hết mới đi về, đọc chưa hết thì hôm sau trở lại

đọc nữa” [17, tr.26].

Lòng yêu nước, thương dân đã gắn liền với ý chí và hoài bão cứu nướccủa Người được thé hiện ở những buổi đầu còn đang sống trên quê hương, đất

nước mình Người được tận mắt chứng kiến cuộc sống khổ nhục của đồng bào

mình và đau xót trước cảnh thống khổ ấy Lúc bấy giờ Người đã có chí đuôithực dân Pháp, giải phóng đồng bào Rõ ràng, không chỉ có trí tuệ thông minh

mà Hồ Chí Minh còn là người sống có hoài bão, có lý tưởng yêu nước, thương

dân sâu sắc Với tâm lòng ấy, Người luôn trăn trở về vận mệnh của dân tộc.Người kính trọng các bậc chí sĩ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp,nhưng Người không bằng lòng với đường lối của họ, lại càng không muốn đitheo vết mòn của lịch sử Cho nên, ngày 05 tháng 6 năm 1911, với chân phụ

bếp trên chiếc tàu đô đốc Latouche Tréville, Hồ Chí Minh đã rời cảng nhà

Rồng, hướng tới phương Tây, tìm đường cứu nước Sau mười năm khảo

nghiệm các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội ở nhiều nước gần khắp cácchâu lục, Người sớm nhận thức rằng: “dù màu da có khác nhau, trên đới nay chỉ

có hai giống người: giống người bóc lột và giỗng người bị bóc lột Mà cũng chỉ

có một tinh hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” [36, tr.266].

28

Trang 35

Với tư chất thông minh hơn người, nhạy bén với cái mới, sống vì hoàibão và lý tưởng đã giúp cho người thanh niên 30 tuôi hiểu rõ được con đườngcứu nước theo lập trường vô sản Điều đó càng chứng tỏ, Hồ Chí Minh là ngườicó lòng tin mãnh liệt vào nhân dân lao động, có bản lĩnh kiên định, có khí tiếtkiên cường, có phương pháp tư duy khoa học, nói đi đôi với làm, biết gắn lýluận với thực tiễn Do đó, khi trở thành vị lãnh tụ của đất nước, Hồ Chí Minh

luôn sống giản di, khiêm tốn, chân tình, gần gũi với mọi người và trở thành mẫumực về phong cách, lối sống, đạo đức cho nhân dân noi theo Bản sắc cá nhân

đó được phát huy trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người.

Đúng như Hêlen Tuốcmêrow đã viết: “Hồ Chí Minh là hình ảnh hoàn

chỉnh của sự kết hợp: đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học

của C Mác, thiên tài cách mạng của V.I.Lénin và tinh cảm của người chủ gia

tộc Tat ca đều hoà hợp trong một dang dap tự nhiên” [2, tr.43].

Chính thực tiễn hoạt động cách mang của Hồ Chi Minh là một trong

những cơ sở thực tiễn quan trọng nhất góp phần hình thành, củng có, phát triểnphong cách tư duy của Người Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chi

Minh có thê chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn dau, Hồ Chi Minh còn ở thời niên thiếu và trưởng thành trongsự giáo dục của gia đình, từ các thầy dạy học tình yêu quê hương, đất nước, sựcảm thông sâu sắc với nỗi vất vả, nhọc nhan của người lao động Sinh ra và lớn

lên trong lòng dân tộc, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách tư duy

thiên về hình ảnh, mềm dẻo, linh hoạt, uyễn chuyên, bình di, cụ thé, thiết thực

của dân tộc và những yếu tổ tích cựccủa tư duy phương Đông.

Giai đoạn hai, là giai đoạn Người ra di tìm đường cứu nước Giai đoạn

này, Người đi nhiều nước, đọc nhiều, am hiểu sâu sắc lịch sử tư tưởng và thể

chế chính trị của nhiều nước Âu, Phi, Mỹ, Á Thực tiễn sinh động ay đã mài sắctư duy của Người, đồng thời tăng thêm tình cảm của Người đối với nhữngngười lao động trên thế giới Ở giai đoạn này, Người đã tiếp thu nhiều giá trịcủa tư duy chính xác, chặt chẽ về logic của tư duy phương Tây Đặc biệt, Ngườiđã tiếp thu phương pháp tư duy biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin.

29

Trang 36

Chính phương pháp này đã góp phần chủ yếu trong việc hình thành và củng cố

thêm ở Người phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, nâng nó lên một tầm

cao moi.

Giai đoạn ba, là giai đoạn Hồ Chi Minh trở về Tổ quốc dé lãnh đạo cáchmạng Việt Nam Đây chính là giai đoạn xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việtnam và trên cơ sở đó, phong cách tư duy của Người được củng có, phát triển vàhoàn chỉnh Đây cũng là giai đoạn mà tư duy của Người trở nên thiết thực, ganvới thực tiễn đất nước và thời đại Đây cũng là giai đoạn mà Hồ Chí Minh gạn

đục, khơi trong, thâu hoá những nhân tố tiễn bộ của tư duy Việt Nam, tư duy

phương Đông, tư duy phương Tây cũng như phương pháp tư duy biện chứng

duy vật vào phong cách tư duy của mình, làm cho phong cách tư duy ấy trở nên

rất Hồ Chí Minh - hiện đại, khoa học.

Những yếu tố trên được Hồ Chí Minh kết hợp, vận dụng nhuan nhuyén,

sang tao, linh hoạt hình thành nên phong cach tư duy độc lập, tự chu, sang tạo,

thiết thực, gắn với thực tiễn đất nước và thời đại của Người Với phong cách tưduy ấy, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu, vận dụng đúng đắn mà còn phát triểnsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều mặt và đã nâng tư tưởng Việt Namlên tầm cao mới Cả bốn nguồn gốc trên là điều kiện cần và đủ tác động tới sựhình thành phong cách tư duy Hồ Chí Minh.

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của phong cách tư duy Hồ Chí Minh

1.2.2.1 Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo

Theo các tác giả cuốn “ Phương pháp và phong cách Hồ Chi Minh”

khang định, đối với Hồ Chi Minh,

- _ “Độc lập là không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, không

theo đuôi;

- Tự chủ là tự mình lam chủ suy nghĩ của mình, làm chủ bản thân và công

việc của mình, tự mình thấy trách nhiệm trước đất nước và dân tộc;

- Sang tạo là sẵn sang từ bỏ những cái cũ đã được thực tiễn kiểm nghiệm

là không đúng, những gì là lạc hậu, lỗi thời, những cái cũ đã đúng trước

30

Trang 37

kia nhưng đến nay không còn phù hợp; tìm tòi đề xuất những cái mới có

thé trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra” [26, tr.141].

Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo được hình thành trong phong cách tư

duy Hồ Chí Minh từ rất sớm Ngay từ khi mới 16 tuổi (năm 1906) Hồ Chí Minhvào Huế học Trường Quốc học, nhưng Người sớm nhận rõ nhà trường này chỉ

đào tạo ra những mẫu người “ngoan ngoãn” thừa hành mệnh lệnh của thực dân

và phong kiến Khi rời Huế, Người vào Phan Thiết day học ở một trường tư.Không bao lâu sau, Người thôi dạy học vào Sài Gòn tìm chỗ học nghề Rõ ràng,

có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó phải kế đến một nguyên nhân quan trọng

đó là nhờ có tư duy độc lập, tự chủ mới giúp Người vượt lên những quan điểm

thành kiến thời bấy giờ và có một quyết định đúng đắn Bởi lẽ, khi ấy nghề dạyhọc vẫn là nghề cao quý, lao động chân tay vẫn bị coi là hèn kém.

Sau này, khi /ựa chọn con đường cứu nước, Người đã quyết định di sang

phương Tây dé tìm hiểu thực tiễn cách mạng ở các nước từ đó trở về giúp đỡđồng bào mình Trong bài Thăm một chiến sỹ quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái

Quốc của nhà báo Liên Xô Oxip Manđenxtam có viết: “Khi tôi độ mười ba tuổi,

lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đăng, Bác ái ( ) và từ

thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gìan giấu dang sau những chữ ấy” Vi thé mà Người nảy ra ý định muốn sangxem “mẫu quốc” ra sao và Người tới Paris [35, tr.477].

Có thé nói, với sự lựa chọn này chứng tỏ, vào giai đoạn đó tư duy củaNguyễn Tất Thành đã phát triển đến trình độ chín chắn, độc lập và tự chủ,

không hé bị bối cảnh xung quanh chỉ phối, thể hiện một bản lĩnh, một nhân

cách riêng của vi lãnh tụ tương lai.

Tư duy độc lập, tự chủ còn thể hiện ở việc xác định kẻ thù chính của dân

tộc Điều này thé hiện qua cuộc tranh luận giữa quan điểm của Phan Chu Trinhvà Nguyễn Ái Quốc Phan Chu Trinh cho rằng : nguyên nhân làm cho nhân dânViệt Nam “ngu dốt”, xã hội Việt Nam xơ xác cùng cực là do bộ máy vua quantừ triều đình đến thôn xã Muốn giải quyết tình trạng trên, theo Phan Chu Trinh,

không có cách nào khác là phải dựa vào người Pháp “văn minh, hiện đại” hơn,

31

Trang 38

nhờ người Pháp diu dắt, bồi dưỡng “giới thượng lưu” bản xứ dé từng bước cải

tô bộ máy cai tri với tư cách là người thanh tra - cô vấn, có nhiệm vụ diu dắt

quan chức An Nam trong việc quản lý công việc của mình.

Bằng tư duy rất sắc sao, thé hiện độc lập tự chủ từ sớm, Nguyễn Ái Quốcđã tranh luận với Phan Chu Trinh và khẳng định thực dân Pháp mới là kẻ thù

chính của nhân dân Việt Nam Người viết :

Tại sao hai mươi triệu đồng bào ta không làm gì cả để buộc chính phủphải trả lại cho chúng ta quyền làm người ? chúng ta là người, chúng ta phảiđược đối xử như con người Tat cả những ai không muốn coi chúng ta như đồngloại với họ đều là kẻ thù của chúng ta Chúng ta không thê chung sống với họ

trên cùng một trái đất Người ta không muốn đối xử với chúng ta như những

con người thì thật là vô ích khi phải sống hèn hạ và bị lăng nhục trên trái đấtnày Chừng nào người ta tước mất của chúng ta quyền công dân và chính trị thìngười ta vẫn tiếp tục coi chúng ta như kẻ thù, như nô lệ Trong trường hợp đó,

làm sao chúng ta có thể yêu mến và tin cậy những kẻ khinh bỉ chúng ta và coi

chúng ta như thù dich [67, tr.4].

Không thé nhất trí với những suy nghĩ và biện pháp của Phan Chu Trinh,

trong buổi trao đổi sôi nổi đêm 19-12-1919, Nguyễn Ai Quốc thang thắn nói :

Các bác nhiều tuôi hơn và từng trải hơn tôi, cả hai bác (ý nói Phan Chu

Trinh và Khánh Ký) tin rằng dan An Nam sẽ có thé xin và nhận được cái gi ởchính phủ một nền giáo dục ! Đồng bào ta đã từng đòi hỏi điều đó từ 60 năm

nay và họ đã nhận được những gi ? Quả là quá ít ! Về sự tham gia của ngườiAn Nam vào việc quản lý xứ sở ? Người ta sẽ nói với các bác răng hiện nay

chính quyền An Nam dang cai trị xứ sở ? Về việc hưởng thụ quyền công dân ?người ta sẽ nói với các bác rằng các người chưa đến trình độ sử dụng quyền đó.

Thế đấy ! thế đấy ! Vậy thì các bác còn yêu cầu gì nữa Dân An Nam đã chờđợi những thay đồi từ 60 năm nay Chính phủ không làm được đáng kể cho hothoả mãn Nếu trong dân chúng có thé nào lên tiếng bày tỏ với nhà đương cục

cao cấp những yêu cầu và nỗi thống khổ của họ và để kêu xin những phươngthuốc chống đỡ nỗi đau họ phải gánh chịu, thì người ta trả lời họ bằng nhà tu,

32

Trang 39

băng lưu đày và tử hình Nếu Bác luôn tin cậy vào sự quan tâm của chính phủ

dé cải tiến mọi tình trạng hiện nay thì Bác sẽ phải đợi đến muôn đời [67, tr.

Rõ ràng, với các tải liệu lịch sử trên đây không cho phép chúng ta nghĩ

rằng, có thể có một sự đìu dắt, khuyên bảo nào đó của Phan Chu Trinh đối với

Nguyễn Ái Quốc về mặt phương hướng và quan điểm chính trị để nhờ đó màNguyễn Ái Quốc vươn kịp với trào lưu tư tưởng của thời đại, như ý kiến của

một vài tác giả trước đây

Ở đây, đã thê hiện rõ tư duy hoàn toàn độc lập, tự chủ của Nguyễn ÁiQuốc trong việc xác định rõ kẻ thù của dân tộc mình Từ đó Người lựa chọn

con đường đi riêng trên hành trình cứu nước Con đường ấy khác hoàn toàn với

Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và nhiều sỹ phu Việt Nam yêu nước khác Con

đường đi sang phương Tây học hỏi, chứng kiến, khảo nghiệm và lựa chọn con

đường đi phù hợp cho dân tộc Việt Nam Con đường sang Pháp chính là con

đường đánh đồ thực dân Pháp.

Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã có những

bước ngoặt lớn trong cuộc đời cách mạng của Người cũng như của lịch sử cáchmạng Việt Nam.

Bước ngoặt dau tiên đó là Nguyễn Ai Quốc sang phương Tây tìm tòi,

khảo nghiệm và đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Trước khi sang Pháp, Ngừơi đã

có mười năm đèn sách, có Hán học và quốc học đủ rộng Sang châu Âu, Người

tự học tiếng Anh đủ để đọc Đichken, tiếng Pháp đủ để học Misơle, để viếttruyện ngắn đăng trên Luymanite và viết kịch bản diễn ở câu lạc bộ Phô bua(Ngoại ô); nhờ ngoại ngữ, Nguyễn nắm được văn hoá phương Tây, nắm đượccác trào lưu chính trị thế giới Nguyễn lại là người có mười năm lăn lộn trong

giới lao động chân tay Luôn Đôn va Pari, tạo ra cho tâm hồn mình một tần số,nhờ đó, tiếp thu nhanh tiếng gọi vùng lên của Cách mạng Tháng Mười Trongsố tất cả chính khách Việt Nam đầu thế kỷ, duy có một mình Nguyễn Ái Quốctụ hội đủ ba điều kiện trên để sớm xuất hiện như một ngôi sao sang ngay từ lúc

33

Trang 40

Bước ngoặt thứ hai là sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở

hợp nhất ba tô chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, khắc phục sự chia rẽkhối đoàn kết dân tộc do ba tổ chức cộng san gây ra Có người cho rằng, sự hợp

nhất thành công căn bản do nhu cầu của lịch sử, của phong trào đang lên Cáiđó có thật, nhưng nhu cầu khách quan của phong trào là điều cần nhưng chưađủ Nếu lúc ay thiếu một nhân vật có đủ đức, đủ tai, có uy tín bao trùm nhưNguyễn Ái Quốc, thì dé gi ai nghe ai, chia rẽ kéo dài thành hố sâu khó lấp nồithì làm gì có cách mạng thành công 2 nhu cầu của lịch sử thường chỉ đựơc thựchiện qua con người, có tài ba, có tầm tư tưởng cao hơn người khác Thiếu conngười ấy, lịch sử sẽ phải trải qua những quanh co, có khi lùi lại để rồi tiến lên

đầy mac miu Nhờ Nguyén Ai Quốc, lịch sử hiện đại nước ta đỡ bị những trởngại do chính mình gây nên.

Ở Hồ Chi Minh tư duy độc lập luôn gắn liền với tính sáng tạo Độc lập va

sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ, chúng tác động lẫn nhau và là đặc trưng cơbản của tư duy biện chứng khoa học Tư duy độc lập là tiền đề cho sáng tạo.

Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lên, tư duy độc lập của Hồ Chí Minh đạt được

bước phát triển về chất và sáng tạo Hồ Chí Minh luôn vươn tới cái mới trên

tinh thần đối mới tư duy Trong “Những luận cương về van dé dân tộc và thuộc

địa”, Lénin đã chỉ rõ, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận cua cách

mạng vô sản, và những người cộng sản phải có nhiệm vụ giúp đỡ phong trảo

giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã phát triển thành luận điểm: “Cách mạng

giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giànhthắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc, mở đường cho cách mạng vô sản

chính quốc phát triển” [36, tr.128] Với tư duy độc lập, tự chủ, Hồ Chí Minh đã

thấy rõ tinh chủ động tích cực, sự tự lập của các dân tộc thuộc dia trong việc lậtđồ chủ nghĩa thực dân dé tự giải phóng mình, đồng thời tranh thủ sự đồng tinh,

ủng hộ của nhân dân lao động thế giới Vì thế, trong Tuyên ngôn của Hội liênhiệp thuộc địa, Người viết: “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin

nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được

bang sự nỗ lực của bản thân anh em mà thôi” [36, tr.128] Đối với những người

34

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w