Alice Munro không tự nhận mình là một nha văn nữ quyền nhưng các sáng tác của bà là tiếng nói của những người phụ nữ về những vấn đề, định kiến, những bat công mà họ gặp phải... Từ góc n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-NGUYEN HONG VAN
KHONG GIAN VA CAN TÍNH GIỚI
TRONG TRUYEN NGAN CUA ALICE MUNRO QUA “TRON CHẠY” VA “GHET, THAN, THUONG, YÊU, CƯỚI”
LUẬN VĂN THAC SĨ VAN HOC NƯỚC NGOÀI
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYEN HONG VAN
KHONG GIAN VA CAN TINH GIOI TRONG TRUYEN NGAN CUA ALICE MUNRO QUA “TRON CHẠY” VÀ “GHET, THAN, THƯƠNG, YEU, CƯỚI”
LUAN VAN THAC SI VAN HOC VAN HOC NUGC NGOAI
Mã số : 8229030.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYÊN THỊ THU THỦY
Hà Nội - Năm 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Văn học, trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng
dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc làm luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Thu Thủy — người thầy đã truyền cảm hứng, định hướng và đặt niềm
tin vao nghiên cứu cua tôi Trong quá trình hoàn thành luận văn, cô đã luôn động
viên, khích lệ, giúp đỡ và chỉ bảo tôi hết sức tận tình, chu đáo
Mặc dù cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn xây dựng của các thầy cô giáo, bạn bè
Xin chân thành cam ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Vân
Trang 4MỤC LỤC
(9.1005 , |
I _ Lý do chọn đề tài - + 5xx 2k2 2112112117121211211211211 21111 111i |
2 Lịch sử nghiên cứu van đề - 2 s+s+k+Ek+EE+EEEEEEEE2E1221E1Ekcrkrrrree 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu - 2 ¿2+ s2 ++£+E+£E+EE+EzEzkerxersrree 7
3.1 Đối tượng nghiên CỨU - 2£ ©5£+5£+E£+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrree 7
3.2 Phạm vi nghiÊn CỨU - G11 E919 9v 9v vn ng ngư 7
4 _ Phương pháp nghiên CỨU - <5 23313 E + E**EEEEeEEeeerereereerrrerrrerrrere 7
5 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu - «+ +s+++++sx+exeex 8
6 _ Cấu trúc luận văn - +: St+tSEEtSESE5E311555111121155111511111 512111111231 cxeE 8
CHƯƠNG 1 KHONG GIAN VA CĂN TÍNH GIỚI — NHUNG VAN DE LY
00842507 ~ ,Ô 9
1.1) Cann timh Va oyoyyaaA 9
1.1.1 Căn tinh (Identity) 6 5 x1 112g nh TH nh ng nh 9 INE AC u06 10 1.1.3 Căn tính giới (Gender 1denttIty)) - - 5 55 + + sessereeeeerses 12
1.1.4 Chủ nghĩa nữ quyền — một van đề liên quan đến căn tính giới 17
1.2 Không gian vả căn tinh BIỚI - c1 E**kEseesrererrsrererre 23
"$9 an 231.2.2 Mối liên hệ giữa không gian và căn tính giới - 25
CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐỊNH KIEN VE GIỚI VA SỰ PHAN CHIA KHONG GIAN THEO CĂN TÍNH GIỚI -¿¿©552c225+vttEEvvttrrrvrrsrrrrrrrrrrveg 32
2.1 Không gian thi tran và sự áp đặt “căn tính giới” -sccsecse¿ 32
2.1.1 Nơi giam hãm những tâm hồn 2 2 2 2+£s+£s+zx+cszei 332.1.2 Phụ nữ bị phân biệt đối xử trong công vIỆC -‹ - «+5 36
Trang 52.1.3 Phụ nữ là đối tượng bị thương mại hóa, là đối tượng của lời đồn 38
2.2_ Không gian nhà và vai trò “thiên thần” -+-2z+s+cs+zs+zxerseee 40
2.2.1 Người nữ và sự tận hiến trong tình yêu 2-2-5552 4I
2.2.2 Người nữ và cảm giác về t6 ấm -©52©52+ 2+E+Esrxerseres 45
2.2.2.1 Vai trO DEƯỜI VỢ, SG Ăn THn HT ng ng n Hiệt 46
2.2.2.2 Vai trO NQUOL ME 1 52
2.3 Không gian cá nhân và những khát vọng thầm Kit eee 58
CHƯƠNG 3 CHUYEN TIẾP KHÔNG GIAN VÀ TÌM KIỀM TỰ DO CĂN
TINH 5.ảnHg ẦOĐOỒỔỐỐ 64
3.1 Hành trình chạy trốn khỏi những “không gian” định hình 643.2 Hành trình tìm kiếm bản thân, tự do căn tính - - - 2 ss+s+zezszszz 70
3.2.1 Chủ động trong tình yêu và hạnh phúc cá nhân 71
3.2.2 Sự giải phóng tinh Aue - -. - -c s11 vn ng 83
KET LUAN 0 92 TÀI LIEU THAM KHẢO - 5c SE EEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEESErkrrkerkervee 95
Trang 6tác khi còn ở độ tuổi vị thành niên nhưng phải cho tới cuối những năm 1960, Alice Munro mới bắt đầu đành toàn bộ tâm sức cho công việc viết lách Nhà
văn đã xuất bản 14 tập truyện ngắn: Boys and Girls (1964), Dance of the Happy
Shades (1968), Lives of Girls and Women (1971), Something I’ve Been
Meaning to Tell You (1974), Hateship, Friendship, Courtship, Loveship,Marriage (2001), Runaway (2004), Cac truyén ngan cua Alice Munro tinh
tế, uyên chuyên, giàu cảm xúc, thường xoay quanh các chủ dé nói về nhữngngười phụ nữ Canada, đứng ở góc nhìn người nữ với thông điệp về nữ quyên
Cuộc dau tranh đòi bình đăng giới đã phát triển mạnh mẽ với tên gọi Nữ
quyên luận hay Chủ nghĩa nữ quyền (Feminism) Xuyên suốt chiều dài lịch sử,
dù nền ở văn hóa phương Tây hay phương Đông, giới phải chịu nhiều bat công,
phân biệt nhất trong xã hội là giới nữ Cuộc đấu tranh bình dang giới thườngđồng nghĩa với dau tranh cho nữ quyên Phong trào dau tranh bình dang giớiđồng loạt diễn ra trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, đặc biệt là trongvăn học nghệ thuật Văn học nữ quyền hay văn học mang âm hưởng nữ quyền
là những tác phẩm đề cao tiếng nói bảo vệ nữ giới, thể hiện những đặc trưng và
những khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
Alice Munro không tự nhận mình là một nha văn nữ quyền nhưng các
sáng tác của bà là tiếng nói của những người phụ nữ về những vấn đề, định
kiến, những bat công mà họ gặp phải
Trang 7Tron chạy (Runaway), Ghét, Thân, Thương, Yêu, Cưới (Hateship,
Friendship, Courtship, Loveship, Marriage) là hai trong ba tập truyện đã được
dịch và giới thiệu tại Việt Nam Truyện ngăn là một thể loại không được giớihọc gia hàn lâm đánh giá cao bằng tiểu thuyết và thơ, nhưng Alice Munro đãmang tới cho thê loại này những màu sắc độc đáo, mới mẻ
Trong truyện ngăn của Alice Munro, người đọc sẽ tìm thấy những địnhkiến về giới, những không gian “định vi” cho nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ
Từ góc nhìn về nữ quyên và căn tính giới, Munro đã xây dựng những nhân vật được định hình ở các không gian trong tác pham của minh, từ đó, gửi gam
những thông điệp nhân văn sâu sắc
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Không gian và căn tính giới
trong truyện ngăn của Alice Munro qua Tron chạy và Ghét, Thân, Thương, Yêu,Cưới” với mong muốn tôn vinh tài năng của “bậc thầy truyện ngắn đương đại”
khi xây dựng nhân vật, cảm nhận không gian từ góc độ giới.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Alice Munro được giới chuyên môn đánh giá là bậc thầy trong sáng táctruyện ngắn hiện đại Tìm hiểu về truyện ngắn của Munro, chúng tôi thấy có
nhiều bài phê bình được đăng trên các tạp chí uy tín cả trong và ngoài nước,
cùng những đánh giá khác nhau Chúng tôi đã tìm được và tham khảo một sốtài liệu liên quan đến Alice Munro và hai tập truyện ngắn Tr6n chạy (Runaway),
Ghét, Thân, Thương, Yêu, Cưới (Hateship, Friendship, Courtship, Loveship,
Trang 8trình các cô gái trẻ “tro thành” phụ nữ trong sáu truyện ngắn từ hai tuyên tập
truyện ngăn Dance of the Happy Shades (Vũ điệu của những chiếc bóng hạnhphúc) va Runaway (Tron chạy) của Alice Munro Trọng tâm của nghiên cứu là
về mối quan hệ giữa mẹ và con gái cũng như sự phân chia không gian và quyềnlực — những lĩnh vực có tam quan trọng trong việc xây dựng giới CharlottaWessman cho rằng: “By studying the relations between mothers and daughters,
I have come to the conclusion that gender is reproduced by the fact that women
are mothers and primary caretakers and thereby the social organization of gender is passed on Additionally, I have noted that the father provides an escape route to the young girl in her search for an individual self” [53, tr.20]
(tam dich: Qua nghiên cứu mối quan hệ giữa me và con gái, tôi di đến kết luận
rằng giới được tái tạo bởi việc phụ nữ là mẹ và là người chăm sóc chính và qua
đó tô chức xã hội của giới được truyền lại Ngoai ra, tôi cũng lưu ý rằng
người cha cung cấp một lối thoát cho cô gái trẻ trong quá trình tìm kiếm bảnthân) Khi so sánh giữa hai giai đoạn sáng tác của Munro, tác giả đã lưu ý rằng
giới tính vẫn được tạo ra một cách “tự nhiên” và một số hành vi được quy định
nhất định van gan liền với giới tinh nữ
Cũng liên quan đến vấn đề giới, trong Being Gender/Doing Gender, in
Alice Munro and Pedro Almodovar (tạm dịch: Xây dựng giới/Hành động giới
trong tác phẩm cua Alice Munro va Pedro Almodovar) (2017), Bahareh NadimiFarrokh so sánh truyện ngắn Boys and girls (Những chang trai và những cô
gái) và The Albanian Virgin (Trinh nữ Albania) của Alice Munro với hai bộ phim La Mala Educación và La Piel Que Habito của Pedro Almodovar Sử
dụng ly thuyết của Judith Butler về chủ nghĩa nữ quyền và sự lật đồ bản sắc,
nghiên cứu này cho thấy cách các tác giả quan niệm “giới” như một việc làm, một hoạt động, và được xây dựng dựa trên yếu tố mặt văn hóa, chính trị.
Trang 9Trong “Explorations of “an alien past”: Identity, Gender, and Belonging
in the Short Fiction of Mavis Gallant, Alice Munro and Margaret Atwood”,
(tam dịch: “Những khám pha về “quá khứ xa lạ”: Căn tính, Giới va Sự thuộc
về trong truyện ngắn của Mavis Gallant, Alice Munro va Margaret Atwood”),
Kate Smyth nghiên cứu cách thức Mavis Gallant, Alice Munro va Margaret
Atwood bàn về sự phức tạp của van dé căn tính dân tộc va bat bình đăng giới ở
Canada và thé giới từ giữa thế kỷ XX đến thế kỷ XXI Bằng cách áp dụng ly
thuyết về thuộc địa, căn tính, giới của người định cư, nghiên cứu này cho thấy
bản sắc là một khái niệm biến đổi, bị ảnh hưởng bởi nhà nước, văn hóa, thé chế
và xã hội Những nhân vật nữ trong những câu chuyện này chứng tỏ rằng sự
lưu vong là một trạng thái xã hội và chính trị, và những nhân vật nữ ấy là người
không tuân theo các quy chuẩn giới truyền thống
Trong “Woman as Alienated: A Study of Alice Munro’s Hateship, Friendship, Courtship, Loveship, Marriage” (tam dich: Người phụ nữ bi xa
lánh: Một nghiên cứu về Ghét, Thân, Thương, Yêu, Cưới của Alice Munro),
Revathi Kudumula đã nghiên cứu về sự xa lánh, cô lập của các nhân vật nữ Những nhân vật nữ cảm thấy bị xa lánh, cô lập, cảm xúc dần dần tích tụ khiến
họ chán nản cuộc sống, cuộc hôn nhân của chính mình Họ cố găng thoát khỏi
sự những sự ràng buộc của gia đình dé có thé tìm ra căn tinh thật sự của chính
minh: “All Munro’s women protagonists are not ready to mould themselves into the role of traditional women’s wife They don’t want to suffer or get
oppressed in the hands of their husbands and they want to reshape themselves They know how to overcome their problems and how to fulfillment theirdesires” [49,tr.428] (tam dich: “Tất ca các nhân vật nữ chính của Munro đều
chưa sẵn sàng đóng vai người vợ của những người phụ nữ truyền thống Họ không muốn chịu đau khổ, áp bức trong tay chồng và họ muốn thay đổi bản
thân Họ biệt cách vượt qua vân đê và cách thực hiện mong muôn của mình”).
Trang 10Revathi Kudumula đã chỉ ra rằng những nhân vật nữ không tìm kiếm một căn
phòng cho riêng mình, họ tìm kiếm một không gian cho riêng họ, nơi có thểthoát khỏi những ràng buộc về khái niệm một người phụ nữ gia đình
Ở Việt Nam, có nhiều bài báo, bài viết khái quát nhận xét, đánh giá vềtác giả và các tác phẩm của Munro, nhưng có ít công trình nghiên cứu chuyênsâu và có hệ thông về sáng tác của Alice Munro
Trong “Nhân vật mảnh vỡ trong Tron chạy của Alice Munro”, DươngThị Ánh Tuyết đã khai thác, tìm hiểu kiểu nhân vật mảnh vỡ - một đặc trưng
của văn học hậu hiện đại với ba khía cạnh: phi trung tâm nhân vật, khắc hoạ mảnh ghép cảm xúc; sự phức hợp bản thé và chiều sâu nhân tinh Qua việc tim hiểu nhân vật mảnh vỡ và kết cấu đảo dòng phức hop trong thời gian, người
đọc phải tự lắp ghép, xâu chuỗi các sự kiện để có thể hiểu được câu chuyện.Alice Munro đã phi trung tâm hoá nhân vật, mỗi nhân vật trong truyện đều đóngvai trò chủ chốt, mỗi nhân vật lại hướng đến một vấn đề trong tác phẩm
Tìm hiểu về không gian trong truyện ngăn của Alice Munro “Truyện
ngắn của Alice Munro nhìn từ lý thuyết phê bình không gian” — Nguyễn Thi Diệu Hang Tác giả giải mã truyện ngắn của Alice Munro với các hình thái
không gian và các phương thức kiến tạo không gian Bên cạnh đó, tác giảNguyễn Thị Diệu Hằng đã tìm hiểu về các phương thức kí hiệu hoá biểu tượnghành trình chạy trốn của các nhân vật trong truyện ngắn của Alice Munro
Cùng nghiên cứu về yếu tố không gian trong truyện ngắn của AliceMumro, tác giả Nguyễn Thanh Hà có công trình “Tiếp cận truyện ngắn của
Alice Munro qua một vài khái niệm tự sự của Gerald Genette” Tac gia đã tìm
hiểu kết cấu thời gian truyện kê, kết cau tình huống truyện cũng như mối liên
hệ giữa không gian và thời gian trong ba tập truyện ngắn của Alice Munro Trồn
chạy, Ghét, Thân, Thương, Yêu, Cưới và Cuộc đời yêu dấu Tác giả Nguyễn
Thanh Hà cho rằng: “Munro không phải là nhà văn đầu tiên cũng chăng phải
Trang 11cuối cùng là người tinh tế trong việc xây dựng kết cấu thời gian cho truyện kế
tâm lý Nhưng bà sẽ là người duy nhất đưa ta đến khái niệm về một ngôi nhàtruyện kê.” [13, tr.153] Khung thời gian trong truyện của Alice Munro đượcthiết kế với những thủ thuật riêng, mang tới cho người đọc những cảm xúc batngờ.
Ngoài ra có nhiều bài viết và phỏng van từ tiếng nước ngoài đã được dich
và giới thiệu, như: “Sự bến bi của truyện ngắn ”, “Alice Munro kể về cách viết
truyện ngắn ”, “Một truyện ngắn Alice Munro có sức mạnh của nhiễu cuốn tiểu thuyẾt”,
Những bài viết, công trình nghiên cứu trên đã gợi mở cho chúng tôi một
số van dé trong quá trình nghiên cứu về Alice Munro Với những tài liệu tiếp
cận được, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu mốiliên hệ giữa không gian và căn tính giới trong truyện ngắn của Munro Đó chính
là khoảng trong tiềm năng dé chúng tôi có thé nghiên cứu, khai thác
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ ứng dụng lý thuyết của Doreen Massey,Linda MeDowell về không gian và căn tính cùng với lý thuyết về nữ quyền
luận của một số nhà nghiên cứu như Simone de Beauvorr, Judith Butler, Virginia Woolf, , dé tìm hiểu “Không gian và căn tính giới trong truyện ngắn của Alice Munro qua Trồn chạy và Ghét, Thân, Thương, Yêu, Cưới” Qua đó,
luận văn cũng đóng góp phần nào trong việc nghiên cứu căn tính giới, mối liên
hệ giữa căn tính và không gian trong văn chương Người viết mong muốn cóthể góp phần hoàn thiện hơn diện mạo của văn học hiện đại Canada trong sựtiếp nhận ở Việt Nam, bên cạnh những cây bút nữ tiêu biểu như MargaretAtwood, Annabel Lyon, Sheila Heti, là bậc thầy truyện ngăn Alice Munro
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của luận văn là mối quan hệ giữa không gian và căntính giới trong truyện ngắn của Alice Munro, tập trung vào các phương diện:những định kiến về giới và sự phân chia không gian theo căn tính giới, tìm kiếm
tự do căn tính giới.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
và phạm vi nghiên cứu cua đề tài, trong khuôn khổ của một luận văn va
dựa trên tình hình dịch thuật các tác phẩm của Alice Munro ở Việt Nam, chúng
tôi lựa chọn hai tập truyện ngắn: Tzốn chạy (Trần Thị Phương Lan dich, NXB Văn học, 2012) và Ghét, Thân, Thương, Yêu, Cưới (Trần Hạnh, Đặng Xuân
Thảo, Hạnh Mai dịch, NXB Nhã Nam 2016).
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc nhìn về căn căn tính giới vớiđiểm tựa lý thuyết từ các công trình: Giới ø của Simonde Beauvoir, Rac rối
giới của Judith Butler Luận văn cũng tiếp cận van đề nghiên cứu từ góc nhìn
về không gian và căn tính tính giới với điểm tựa lý thuyết từ các công trình: Space, place and gender (Không gian, nơi chốn và giới) cua Doreen Massey,
Gender, identity and place: Understanding feminist geographies (tam dich:
Giới, Căn tinh va Nơi chốn: hiểu về địa ly nữ quyên) của Linda McDowell.Những công trình này là điểm tựa chính khi chúng tôi tìm hiểu về không gian,căn tính giới, mối liên hệ giữa không gian và căn tính giới Trong quá trình diễngiải, luận văn sử dụng một số phương pháp:
- Phương pháp tiểu sử: nhằm soi sáng một số luận điểm khi giải quyếttìm hiểu không gian bối cảnh, thị tran, những định kiến trong xã hội Canada
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: là phương pháp quan trọng khi
thực hiện đề tài này Văn học không phải là một chỉnh thể khép kín, vì vậy, khi
Trang 13nghiên cứu văn học cần sử dụng kết hợp những phương pháp, thao tác nghiên
cứu của các ngành khoa học khác như xã hội học, tâm lí học, lịch sử, địa lí,
Nghiên cứu về không gian, căn tính giới đòi hỏi hướng tiếp cận liên ngành bởikhái niệm không gian, căn tính giới gan với những diễn giải về ý thức, văn hóa,
lịch sử, địa lí, tôn giáo,
5 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ mối quan hệ giữa khônggian và căn tính giới trong hai tập truyện ngăn Tron chạy và Ghét, Thân,
Thương, Yêu, Cưới của nhà văn Alice Munro.
Đề đạt được mục đích nghiên cứu dé trên, luận văn xác định các nhiệm
vụ cần giải quyết như sau:
- Xác định rõ khái niệm không gian, căn tính giới
- Trên cơ sở khái niệm, nghiên cứu phân tích những biểu hiện của mốiliên hệ giữa không gian và căn tính giới trong hai tập truyện ngắn của Alice
Munro, từ đó tông hợp và rút ra kết luận.
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
Trang 14CHƯƠNG 1
KHÔNG GIAN VÀ CĂN TÍNH GIỚI — NHUNG VAN DE LÝ THUYET
1.1 Căn tính và giới
1.1.1 Căn tính (Identity)
Thuật ngữ “identity” có thé dich sang tiếng Việt với nghĩa là bản sắc, bản
dạng, căn tính, căn cước hoặc danh tính.
“Căn tính” có nghĩa là những thuộc tính gốc rễ, là những gì đã là thâm
căn có dé trong một cá nhân Ở một khía cạnh nao đó, “căn tính” giống như là một hạt giống “căn cước” được gieo trồng, và bén rễ bên trong cá nhân và cứ
thé phát triển cho đến khi trở thành một phan đặc trưng của cá nhân
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm “căn tính” bởi “căn tính”
liên quan đến gốc rễ truyền thống, căn nguyên sâu xa trong tính cách, nhận thứcgăn liền với địa điểm, không gian
Theo nhà xã hội hoc Anthony Giddens, căn tính “là phương thức tư duy
về bản thân của chúng ta” [5, tr.300] Căn tính không bắt biến mà luôn thay đôi
dựa vào “cái mà chúng ta nghĩ chúng ta đang là như vậy, dưới ánh sáng của
những hoàn cảnh trong quá khứ và hiện tại”, “cái mà chúng ta nghĩ rằng chúng
ta muốn trở thành” [5, tr.300] Và đương nhiên, căn tính và công cuộc chuyền động ay phải chiu sự quy định, tác động cua xã hội, nghĩa là căn tính được gan
cho mỗi con người Có thé hiểu căn tính là phương thức tư duy đem lại cho cánhân/cộng đồng những diện mạo định hình nhất định
Trong Căn tính và bạo lực — Huyễn tưởng về số mệnh, Amartya Sen cho
rằng căn tính là một khái niệm phức tạp và đa chiều, không thé bi giới han bởi một nhận dạng duy nhất hay một nhóm đặc trưng nảo Ông cho rằng mỗi con
người có nhiều căn tính khác nhau, tùy thuộc vào các mối quan hệ, vai trò, lịch
sử, văn hóa, tôn giáo, chính trị và các yếu tố khác Căn tính của một người có thé thay đồi theo từng bối cảnh và hoàn cảnh cụ thé Ong cũng phản đối việc
Trang 15gan căn tính với bạo lực hay xung đột, và khuyến khích sự đa dang và tự do
của căn tính [28, tr 16-21].
Căn tính là một khái niệm quan trọng trong các ngành khoa học xã hội.
Thứ nhất, căn tính được hiểu là đặc tính cố định của con nguoi, co thé đồngnhất đặc tính của con người từ quá khứ tới hiện tai và tương lai Thứ hai, căntính được hiểu là một thành quả của con người trong quá trình xã hội phát triểnvới những nguyên tắc, quy định được áp đặt lên họ Căn tính thường được nhận
diện trong mối quan hệ của cá nhân/tập thể với cá nhân hoặc cộng đồng khác.
Điều đó đặt ra những vấn đề, những câu hỏi như mình là ai, mình thuộc về nơi
nào, mình có tính cách như thế nào, mình phải làm gì
Căn tính được hình thành từ nhiều yếu tố: địa lý, lịch sử, chủng tộc, văn
hóa, tâm lý cộng đồng, do đó có thé xem căn tính như một thực thé động
hơn là một giá trị mang tính bat biến Căn tinh được hình thành cùng với quá
trình lịch sử dài lâu của một cộng đồng, vì vậy, nó trở thành một thứ “vô thức
tập thể”, một thứ căn cước giúp cá nhân có thê định hình được bản thân, định
vị được nơi mà mình thuộc về Đôi khi “căn tính” trở thành một chiến lược
mang tính chính tri nhằm đối phó với một thực tế nào đó hoặc xây dựng, củng
cô quyền lực của một tập thé.
1.1.2 Giới (Gender)
Giới (gender) là một khái niệm xuất hiện vào cuối những năm 60 của thế
kỷ XX, bắt nguồn từ ngành khoa học giới, sau đó thâm nhập vào nhiều ngành
khoa học khác như tâm lý học, xã hội học, văn hóa học, Vì vậy, thuật ngữ
này được hiểu ở mỗi ngành nghiên cứu sẽ có những khác biệt ít nhiều
- “Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa
vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh cụ thể Nói cách khác, nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ giác độ xã hội” [11,
tr.25]
10
Trang 16- “Giới là một thuật ngữ dé chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và
những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ” [11, tr.25]
“Giới” (gender) và “giới tính (sex) là hai khái niệm không đồng nhất
“Giới tính” là những đặc điểm sinh học, sinh lý của con người là dé phân biệtgiữa nam và nữ Có thé nói, giới tính là bam sinh và đồng nhất, gắn liền sự khác
biệt về giống, về giải phẫu, đó là những đặc điểm sinh lý tự nhiên, mặc định,
không thê tránh khỏi Nếu như giới tính bị định hình bởi các yếu tố sinh học,
sinh lý thì giới hàm chứa cả ý thức của chủ thé về chính giới tính của mình Robert Stoller đã phân biệt hai khái niệm này: “ giới tính gắn với đặc điểm sinh lí, giới là yếu tổ do văn hóa quy định” [50, tr.xi] Nếu giới tính là một khái niệm khách quan thì giới là một khái niệm chủ quan, thuộc về ý thức “Giới”
không mang ý nghĩa là giới tính, đây là thuật ngữ có sự ảnh hưởng của môi
trường văn hóa (do học mà có) Giới là sự khác biệt về vị trí, vị thế, vai trò xã
hội của người nam và người nữ trong xã hội với các đặc điểm như thái độ, hành
vi ứng xử, Giới có thê gắn với các quan niệm, các kỳ vọng, các định kiến áp đặt liên quan đến nam và nữ, Vai trò xã hội, vị thế giới được nhận thức thông qua quá trình học tập, đánh giá bản thân và khác nhau ở những nền văn hóa, quốc gia, vì vậy giới có thé thay đổi được Nói đến giới là nói đến vai trò, trách
nhiệm và quyền lợi mà xã hội đã quy định cho người nam và người nữ trongmột bối cảnh văn hóa cụ thê
Judith Butler cho rằng “Giới là hiện tượng cách điệu lặp lại của cơ thể,một tập hợp thành hành động tái diễn trong một hệ thống điều hướng hết sứccứng nhắc, đóng băng theo thời gian dé sản xuất sự xuất hiện của bản thé, bềngoại của một kiểu tồn tại tự nhiên” [9, tr.128] “Hơn nữa, giới gan kết liên
tầng với các phương thức chủng tộc, giai cấp, sắc tộc, giới tính và vùng miền của những tính đồng nhất được cấu thành trong diễn ngôn Chính vì thế, chúng
ta không thê tách “giới” ra khỏi những quan hệ liên tầng trong chính trị, văn
II
Trang 17hóa vốn vẫn luôn sản xuất và duy trì nó” [9, tr.74] Giới gắn với những đặc tính
xã hội, văn hóa và tâm lý được định hình bắt đầu với việc con người là nữ giớihay nam giới Chính trị, quyền lực và văn hóa đã cấu thành, định hình, giám sát
sự xuất hiện và hình thành của giới trong xã hội Trong xã hội, ở một thời kỳnhất định, người là nam giới hay nữ giới sẽ phải đối điện với những mong đợi,
kỳ vọng, định kiến khác nhau của xã hội về ngoại hình, tính cách, giao tiếp,
ứng xử, công việc được cho là phù hợp với giới Khái niệm giới được hình
thành trong quá trình con người tự nhân thức, ý thức và đề cao tính chất riêng
biệt về giới của mình và bình dang giới Có thé nói, sự khác biệt thiên về thuộc
tính tự nhiên sẽ bước đầu được định hình trong tư duy, ý thức
Ý thức thuộc phạm trù nhận thức của con người, nằm trong con người gắn với xã hội và không thể tách rời con người Ý thức về giới được hình thành
trong quá trình tự ý thức con người tự nhìn nhận cá nhân dé nhận thức về giớicủa mình, từ đó xác lập quyên bình đăng giới Do dòng chảy lịch sử cùng tu
duy của con người, các nhà nghiên cứu thường sử dụng thuật ngữ “giới” khi
tìm hiểu về sự tự ý thức của giới nữ hay trong nghiên cứu về nữ quyền Nghiên cứu về giới không chú trọng vào sự khác biệt về sinh lý (cái được sinh ra) mà
chú trọng vào cái con người “trở thành” như S de Beauvoir chia sẻ trong công
trình Gidi nit Đó là “căn tính giới” (gender identity), gan với phạm trù “nữ
tính” (femininity) va “nam tính” (masculinity).
1.1.3 Căn tính giới (Gender identity)
Căn tính giới (gender identity) là thuật ngữ được sử dụng nhiều và phổbiến trong nhiều lĩnh vực, và có sự phát triển, biến đổi theo thời gian
Căn tính giới là một yêu tô dự báo quan trọng hơn về hành vi của các cánhân hơn là giới tính sinh học (sex) Căn tính giới liên quan đến cách cư xử và
sự kết hợp được coi là đặc trưng của mỗi nhóm giới tính với những yêu cầu, quy định Căn tính giới có nhiều dang và có thé là một khái niệm đầy mơ hé và
12
Trang 18không chắc chắn, bởi vì các thông điệp về giới có thé đến từ một số lượng lớn
các nguồn (ví dụ: xã hội, tổ chức, bạn bè, gia đình) thường không đồng đều và
về thống trị và phụ thuộc gọi là “chính trị về giới tính”.
Hệ thống chế độ nam quyên gia trưởng, độc đoán tồn tại nhiều năm xuyên suốt chiều dài của bối cảnh lịch sử thế giới Phụ nữ bị đặt trong mối quan hệ,
bị nam giới đàn áp, áp bức lâu đời, thân phận của họ bị hạ thấp Phụ nữ bị định
nghĩa theo giới tính tự nhiên của họ, còn nam giới thì được ca tụng là những trụ cột, gánh vác gia đình.
Theo quan niệm trong Kinh thánh, khi Thượng Dé sáng tạo ra thế giới,Người đã tạo ra Adam — một loại động vật hoàn hảo nhất Dé Adam không
buồn bã, cô độc, Thượng Dé đã dùng “cái xương sườn thừa của ông Adam” [1,
tr 321] dé tạo nên con người thứ hai là Eva Eva đã thuyết phục Adam cùng ăn
“trái cấm”, vì tội lỗi này, Thượng Dé đã trục xuất họ khỏi vườn Địa Đàng, đày
họ xuống mặt đất Thượng Đề đã dành hình phạt lớn nhất cho Eva là hàng tháng
sẽ phải mat đi một lượng mau, sẽ phải mang thai, đẻ con,
Trên phương diện triết học, triết gia cổ đại Hy Lap Aristotle cho rằng bảnchất đàn bà thấp kém hơn đản ông, triết gia này đã nhìn “phụ nữ là một ngườiđàn ông khiếm khuyết” Theo Aristotle, mọi sự đau khô mà nữ giới phải gánh
chịu đều do sự thiếu sót tồn tại một cách tự nhiên như quy luật tất yếu: “Giống cái (female) là giống cái do thiếu thốn đặc tính nào đó; chúng ta nên xem bản tính giống cái như bị đau buồn vì sự khiếm khuyết tự nhiên” [1, tr.321] Aristotle đã đề cao vị thế của nam giới và công khai hạ thấp, xem thường nữ
13
Trang 19giới, do vậy, nữ giới chỉ mang thân phận lệ thuộc, thấp kém Như vậy, từ thời
cô đại đã tôn tại sự bất bình đăng giới
Không chỉ Aristotle, nhiều nhà thần học, triết gia, nhà phê bình, đã coi
ý kiến đó của Aristotle là một định luật Chính vì là một phần phụ (từ chiếc
xương sườn của đàn ông), đàn bà đã trở thành phái yếu, luôn bị lệ thuộc, phải
phục tùng đàn ông Triết gia Pháp Jean de La Bruyere đã nhìn phụ nữ với một
góc độ cực đoan: “women run to extremes; they are either better or worse than
men” (tạm dich: đàn ba hay cực đoan; ho vượt trội hoặc thấp kém hơn đàn ông)
[40, tr.76].
Sigmund Freud, nhà phân tâm học lớn của thế kỷ XX đã đưa ra học thuyết
mà sau này gọi là phức cảm Oedipe Phuc cảm Oedipe đã “mặc định” đặc trưng
căn tính giới: tính chủ động và chiếm lĩnh của nam giới, sự bị động và phụ
thuộc cua nữ giới [26,tr.29,30]
Sự phân biệt giới không chỉ tồn tại trong tư duy, quan niệm, trong đờisống xã hội mà còn được thê hiện ngay trong ngôn ngữ Nền văn hóa phương
Tây cũng được đánh giá là nền văn hóa gia trưởng, trọng nam hay nói cách
khác quyền lực trong gia đình, xã hội luôn thuộc về người đàn ông Điều đó
được thê hiện trong cấu trúc ngôn ngữ với những cặp đối lập, ngôn ngữ chỉ phụ
nữ phát sinh trên bề mặt ngôn ngữ chỉ nam giới Ví dụ, trong tiếng Anh, “man”
có nghĩa là đàn ông, từ gốc này đã phái sinh ra nhánh “woman” (phụ nữ), hay
“male”(nam) phái sinh thành “female” (nữ).
Đến thế ki XX, phong trào nữ quyên phát triển rằm rộ ở phương Tây cùngvới sự phát hiện của nhà văn nữ nổi tiếng Virginia Woolf và Simone deBeauvoir Căn phòng riêng của Virginia Woolf được coi là tác phẩm có tính
“mở đường” cho tư tưởng nữ quyền với những bức phác họa về phụ nữ có sự
khác biệt với hình ảnh, tính cách mà xã hội đã “xây dựng” cho những người phụ nữ ngoài đời Đên năm 1949, Giới nit cua Simone de Beauvoir đã làm
14
Trang 20nghiêng ngả thành trì lí luận hàng nghìn năm của những nhà triết học, nhà thần
học, nhà phân tâm học với lời khăng định “người ta không sinh ra là phụ nữ,
mà trở thành phụ nữ” [9, tr.69] Beauvoir đã “đạp đồ” những định kiến về nữgiới đã chi phối xã hội hàng nghìn năm, bà nhìn người phụ nữ với một góc nhìnmới Trong Gidi nữ, Beauvoir đã vận dụng nhiều kiến thức về triết học, sinhhọc, thần thoại học, nhân loại học, lịch sử, phân tâm học dé chứng minh choluận điểm của minh Khi ban luận về đặc tính sinh học, ba chi ra phụ nữ phải
trải qua một số hiện tượng đặc thù như kinh nguyệt, thai nghén, cho con bú Điều này khiến cho phụ nữ khác biệt so với nam giới, cuộc sống của họ thường
mang tính trách nhiệm về gia đình và con cái nhiều hơn đàn ông Đó cũng chính
là sự thiệt thoi của người phụ nữ ngay chính ở nguồn gốc sinh Tuy nhiên việc
được sinh ra là nữ với những đặc điểm như có kinh nguyệt, mang thai, khôngphải là nguyên nhân khiến cho phụ nữ trở thành phái yếu mà chính văn hóa,quyên lực người nam xây dựng đã quyết định điều đó
Trải qua những biến cô thăng tram của lịch sử, những người nam giới đã
xây dựng một xã hội nam quyên theo sở thích, nhu cầu và quyền lợi của mình.
Tất nhiên, trong khuôn khổ mô hình xã hội mà họ xây dựng thì không có chuyện
bình đăng về giới Nữ giới luôn là những người chịu thiệt thòi, bị khinh miệt
và bị chèn ép.
Ở phương Tây, những quan niệm truyền thống về giới và giới tính đãkhiến cho người phụ nữ trở thành phái yếu, thành những kẻ phụ thuộc vàongười khác, không thê làm chủ cuộc sống của mình Tư tưởng phụ nữ yếu đuối,dốt nát, ngu muội, khó dạy chính là “cái tròng cổ” mà nam giới gắn vào ngườiphụ nữ dé xác lập chế độ nam quyền, thống trị phụ nữ qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau.
Ở phương Đông, người phụ nữ bị lệ thuộc và phải phục tùng đàn ông, bị
kìm chân bởi tam tòng tứ đức Phụ nữ không được đi học, không được làm quan
15
Trang 21bởi họ bị gán nhãn mác ngu muội và đốt nát Chế độ gia trưởng cùng quan niệm
trọng nam khinh nữ đã dần thấm sâu vào tâm thức người dân phương Đông.Chính vì vậy, người phụ nữ trở thành một món đồ sở hữu của nam giới màngười nam có thé “mua bán”, bị hạ thấp phẩm giá, trở thành những “người ở”không công Có thé thay, sự nông nỗi, ngu dét, khó bao của nữ giới không phải
là đặc trưng hay do yếu tố cá nhân mà ở van đề “giới” — với những định kiến
mà nam giới đã đặt ra cho họ.
Bước sang cuộc sống hiện đại, khi phụ nữ được đi làm, tham gia vào các hoạt động lao động, cộng đồng, giá trị của họ được đánh giá cao hơn so với trước kia với những đóng góp cho gia đình, xã hội, họ bắt đầu ý thức về bản
thân mình và đi tìm căn tính giới của mình.
Ý thức về căn tính giới là quá trình con người tự ý thức, soi xét lại bản
thê để nhận thức về giới, từ đó xác lập quyền bình đăng giới Việc nhận thức
căn tính diễn ra ở cả hai giới nam và nữ Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội,chúng ta thường sử dụng thuật ngữ “căn tính giới” trong nghiên cứu về sự tự ý
thức của giới nữ nói riêng, hay trong nghiên cứu chủ nghĩa nữ quyền nói chung.
Trong đời sống sinh hoạt, nam và nữ đều tham gia các hoạt động, công
việc nhưng mức độ tham gia của hai giới là khác nhau do những quan niệm và
chuẩn mức xã hội quy định Những công việc mà họ được “phân công” gọi là
vai trò giới Vai trò giới là tập hợp những hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi
ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi
là thuộc về nam giới hoặc thuộc về nữ giới (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trongmột xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thé nào đó
Nam giới và nữ giới thường có 3 vai trò chính: vai trò sản xuất, vai trò tái
sản xuất, vai trò cộng đồng.
- Vai trò sản xuất là các hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
đây là những hoạt động tạo ra thu nhập.
16
Trang 22- Vai trò tái sản xuất là các hoạt động sinh con, chăm sóc, nuôi dưỡng,
dạy dé con cái, dọn đẹp, chăm sóc gia đình Đây là những công việc tốn nhiềuthời gian nhưng không tạo ra thu nhập Hầu hết nữ giới đóng vai trò quan trọngtrong công việc này.
- Vai trò cộng đồng bao gồm các sự kiện và dịch vụ xã hội, phát triển vănhóa tỉnh thần cộng đồng
Từ xưa tới nay, ở nhiều quốc gia, nữ giới hầu như phải dành nhiều thờigian dé đảm nhiệm vai trò chính mà xã hội đặt ra cho mình, đó là vai trò tái sản
xuất Căn tính giới được coi như một chiến lược để duy trì sự thống trị của chế
độ gia trưởng nam quyên Điều này liên quan đến những kỳ vọng về phụ nữ,
họ phải là người có sắc đẹp, có khả năng làm mẹ, phải tốt bụng, chăm chỉ, biết
làm việc nhà.
Nghiên cứu về giới, căn tính giới không chú trọng vào sự khác biệt về
sinh lý (cái được sinh ra) mà chú trọng vào cái con người “trở thành” như S.de Beauvoir chia sẻ trong công trình Gidi nữ Đó là “căn tính giới” (gender
identity), gan với phạm trù “nữ tính” (femininity) và “nam tính” (masculinity).
Tính nam, tính nữ do hoàn cảnh văn hóa xã hội quyết định, tạo nên nét riêng vềmặt nhận thức, tính cách, tâm lý ở hai giới Nói cách khác, nói về giới là nói về
nữ tính cùng sự tự nhận thức về giới, tính nữ đặt trong sự đối sánh với tính nam.
Tuy nhiên sự nữ tính hay nam tính không phải là điều bat biến
1.1.4 Chủ nghĩa nữ quyền — một van đề liên quan đến căn tính giới
Sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới tồn tại xuyên suốt chiều dài của
lịch sử nhân loại Phụ nữ luôn là phái yếu, đại diện cho những thứ thấp kém,
yếu đuối, do vậy, họ luôn mang thân phận lệ thuộc với ít pham chat tốt đẹp hơnnam giới, đó là những căn tính mà xã hội đã “dán nhãn” cho nữ giới Quan điểm
này đã ăn sâu vào tiềm thức con người, ảnh hưởng tới nhận thức về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội Vì vậy, khi nhắc đến sự tự ý thức giới và
17
Trang 23bình đăng giới, chúng ta nghĩ tới căn tính giới và hướng tới sự bênh vực vai tròcủa nữ giới từ góc nhìn nữ quyên.
Người đặt tên gọi cho “chủ nghĩa nữ quyền” là triết gia chủ nghĩa xã hội
không tưởng người Pháp Charles Fourier Thuật ngữ “nữ quyền” chỉ học thuyếtdau tranh đòi quyền bình đăng của nữ giới Năm 1872, thuật ngữ “chủ nghĩa
nữ quyền” (feminism) xuất hiện trong các diễn ngôn tại Pháp và Ha Lan, sau
đó xuất hiện ở Anh trong những năm 1890, ở Mỹ vào năm 1910 Đầu năm
1894, từ “feminist” (người theo chủ nghĩa nữ quyền) được Oxford English Dictionary lược dịch Từ thời điểm này, các phong trào nữ quyén đòi quyền
bình đăng, công bằng cho phụ nữ xuất hiện và lan rộng trên toàn thế giới Các
phong trào đấu tranh nữ quyền chủ yếu đòi các quyên lợi cơ bản của nữ giới:
quyên tự do, quyền được giáo dục, quyền được làm việc, tham gia vào các cơquan, tô chức và được trả lương như nam giới, quyền tranh cử và bau cử, quyềnhôn nhân, quyền tự do tôn giáo, quyền sở hữu tài sản,
Phong trào phụ nữ trong thập niên 60 và 70 thế kỉ XX đã tạo ra một sựthay đổi lớn trong cách nhìn nhận và định hướng cuộc sống của phụ nữ Theo
quan điểm của chủ nghĩa nữ quyền, xã hội được xây dựng trên chế độ nam quyên, với việc nam giới chiếm ưu thế và quyên lực hơn phụ nữ trong mọi lĩnh vực xã hội, van hóa, tôn giáo, cá nhân va tình dục Phụ nữ bi đây vao vai tro
phụ thuộc, bi ky thi va bóc lột bởi nam giới Mục tiêu cua các nha phê bình nữ
quyền là để vạch trần xã hội nam quyên độc tài, những căn tính giới họ xâydựng dé dan áp phụ nữ Từ đó, các nhà phê bình khích lệ việc nghiên cứu vađánh giá lại văn học của phụ nữ, và dé xem xét các ngữ cảnh xã hội, văn hóa
và tâm lý tình dục của văn học và phê bình văn học.
Thuật ngữ “Nữ quyền” có thé được hiểu qua những bình diện sau:
- Về phương diện lý luận: nữ quyền được xem như là một tiền đề lý thuyết dau tranh cho sự bình đăng của nữ giới
18
Trang 24- Về phương diện hoạt động thực tiễn: phong trào nữ quyền đóng vai trò
quan trọng giành quyền cho phụ nữ trên các phương diện chính trị, kinh tế, đặcbiệt là việc bảo vệ và đề cập đến các quyền cơ bản của con người
- Về góc độ nghề nghiệp: nữ quyền đấu tranh hướng tới các mục tiêu
bình đăng Nam va Nữ (bình dang giới) trong hoạt động nghề nghiệp xã hội,đoàn thé và cá nhân
Có thê nói, “chủ nghĩa nữ quyền” hay “nữ quyền luận” luôn gắn liền với
ý thức về giới, bình đăng giới, nhân vị giới và căn tính giới của người phụ nữ Mục tiêu của chủ nghĩa nữ quyên là gia nhập những cuộc đấu tranh toàn cầu
nhằm chấm dứt sự phân biệt và kỳ thị giới, chấm dứt sự áp bức và bóc lột giới
Từ khi phong trào nữ quyền xuất hiện, nữ giới đã bắt đầu ý thức về giới,
về bản thể của chính mình, nhận thức được quyền lợi, địa vị của mình Các hìnhthức đấu tranh của chủ nghĩa nữ quyền được thê hiện đa dạng với nhiều hìnhthức khác nhau: biểu tình, mít tinh, tuyên truyền, văn chương, Tư tưởng nữquyên chính là tư tưởng quan trọng, mở ra tiền dé dé người phụ nữ tham gia
vào các công việc khác trong xã hội, không còn quân quanh trong các công việc bếp núc đơn điệu, tẻ nhạt thường ngày nữa Cũng chính từ đó, người phụ nữ có tiếng nói, có vi tri trong gia đình, xã hội thì các quyền lợi khác về chính trị, hôn nhân, lao động sẽ được bảo đảm và vững chắc hơn.
Trong Gioi nữ Simone de Beauvoir — một nha triét hoc, nha van va nha
nữ quyén nỗi tiếng của Pháp — đã phân tích sâu sắc về thân phận, vai trò va địa
vi của phụ nữ trong xã hội va văn hóa Theo Beauvoir, nam giới được coi là
một phần của chủ thể lịch sử, nhưng phụ nữ là “Kẻ khác” (The Other), nhữngngười không phải là chủ thể, thậm chí là những sai lầm Bà chỉ ra rằng phụ nữ
bị xem là “Kẻ khác” (The Other) so với nam giới, là một đối tượng bị định hình,
áp đặt và thống trị bởi nam giới [7, tr.61-63] Phụ nữ không được coi là một thực thé độc lập, mà là một bản sao yếu kém của đàn ông Người phụ nữ không
19
Trang 25được xác định và phân biệt dựa trên chính mình mà dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá cua đàn ông [7, tr.101-105] Phụ nữ không được là chính minh, ma
phải làm theo ý muốn của đàn ông Phụ nữ không có quyền lựa chọn và tự donhư đàn ông Phụ nữ bị giam cầm trong những vai trò và kỳ vọng giới tính mà
họ không thê thoát ra Beauvoir cho rang dé giải phóng phụ nữ, để thoát khỏi
cái bóng của đàn ông, dé được tự do và bình đăng, cần phải thay đôi cấu trúc
xã hội và tư duy của con người, dé công nhận phụ nữ là một tự thân, khong
phải là một “Kẻ khác”.
Quan điểm về “Kẻ khác” của Simone de Beauvoir có ý nghĩa lớn lao trong lý thuyết và thực tiễn nữ quyền Bà đã giúp phụ nữ nhận ra được sự bất công, bat bình đăng và áp bức mà họ phải chịu đựng trong quá khứ và hiện tại.
Bà cũng đã khuyến khích phụ nữ dam đứng lên, tranh đấu cho quyền lợi, quyềnbình dang và quyền tự do của minh Bà cũng đã góp phan tạo ra một sự thayđôi tích cực trong nhận thức và thái độ của xã hội đối với phụ nữ
Simone de Beauvoir đã thừa nhận những ảnh hưởng, hạn chế của nguồn
gốc sinh học, giới tính đến sự bat bình đăng giới Theo Beauvoir, phụ nữ phải
tự nhận thức được mình không phải là một “Kẻ khác”, mà bản thân độc lập với
“cái tôi” của nam giới, thì mới thực hiện được bình đẳng giới Quan điểm của Beauvoir đã làm thay đổi suy nghĩ, số phận hàng trăm triệu người phụ nữ:
“Người ta không phải sinh ra là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ” Virginia trong
Căn phòng riêng cho rằng người phụ nữ không có được sự tự do trí tuệ là dongười phụ nữ “luôn luôn nghèo” Đáng buồn là “Đàn bà có ít sự tự do trí tuệhơn cả con trai dân nô lệ Athen Do đó, đàn bà chăng bao giờ có cơ hội ngócđầu lên đề trở thành nhà thơ” [38, tr 172] Virginia Woolf đã chi ra được sự lệ
thuộc lớn nhất của nữ giới là kinh tế, theo bà người phụ nữ nếu có sự độc lập
về kinh tế thì có thể tự tạo dựng hạnh phúc riêng cho mình: “Nếu viết văn,
người đàn ba phải có tiên và một căn phòng riêng” Căn phỏng riêng đã trở
20
Trang 26thành “hiện tượng” bởi tác pham đã tiên phong với trường phái phê bình nữquyền trong văn học Nhờ đó, các phong trào nữ quyền lan tỏa rộng rãi khắpthé giới.
Các quan điểm trong Giới nữ và Căn phòng riêng đã được các nhà nữquyên sau này mở rộng và phát triển Sexual Politics (tạm dich: Chính tri giới
tính (1970) của Kate Millett đã dẫn ra nguyên nhân của sự bắt công, phân biệt
giới có nguồn gốc từ chính trị, những điều ấy nữ giới được dạy và buộc phải
chấp nhận từ khi còn nhỏ Kate Millett đã chỉ ra sự khác nhau của khái niệm như “giới tính” (sex) và “ giới” (gender), do vậy theo bà, “giới” đã bị thống trị,
áp đặt bởi chính trị Kate Millett đã chỉ ra rằng hình ảnh của phụ nữ là một trong những người được nam giới tạo ra và điều chỉnh dé phù hợp với nhu cầu
của ho Betty Friedan trong Bi ẩn nữ tinh đã chỉ trích các mẫu phụ nữ thuộctầng lớp trung lưu sống với vai trò là những người nội trợ hạnh phúc BettyFriedan tô cáo hệ tư tưởng của chế độ nam quyền gia trưởng day áp đặt với giới
nữ cùng sự lệ thuộc kinh tế của họ Sandra Gilbert và Susan Gubar trong The
Madwoman in the Attic (tam dịch: Người dan bà điên trên gác mai) đã thảo
luận sâu sắc về các khuôn mẫu của các nhân vật nữ trong văn học và đời sống:
họ là thiên thần hay quái vat? Gilbert và Gubar nhấn mạnh tam quan trọng của việc loại bỏ hai khuôn mẫu này vì chúng đều không đại diện chính xác cho phụ
nữ Hai nhà văn nữ cho rằng phụ nữ cần tự định nghĩa bản thân vượt qua sựphân chia khuôn mẫu này, điều vị coi là áp đặt theo quan điểm của chế độ giatrưởng Do đó, điều quan trọng mà phụ nữ cần làm là đặt câu hỏi “Tôi là ai?”.Người phụ nữ là “chủ thể”, người ra quyết định chứ không bị áp đặt hoặc địnhnghĩa bởi người khác Phụ nữ tự nhận diện bản thân (chủ thể) và vai trò củamình trong xã hội dựa vào trải nghiệm của giới nữ, trải nghiệm cá nhân chứ
không phải qua góc nhìn của giới khác Nói cách khác, cảm xúc và trải nghiệm
21
Trang 27cá nhân là những yếu tố then chốt dé phụ nữ xây dựng ban thân, điều này đòi
hỏi phải coi trọng “ý thức”.
Chúng tôi cho răng phụ nữ không phải là một “Kẻ khác” mà là “Chủthể” Phụ nữ có những giá trị, pham chat và khả năng riêng biệt, không kém
cạnh nam giới Phụ nữ cũng có quyền được tôn trọng, công nhận và tham gia
vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Phụ nữ cũng có quyền được tự do lựa
chọn con đường, cách sống và hạnh phúc của mình.
Nhà tư tưởng nữ quyền bell hooks đưa ra một định nghĩa cô đọng nhất
về nữ quyền luận trong cuốn sách Nữ quyên cho tat cả mọi người: “Nữ quyền luận là một phong trào tư tưởng và xã hội nhăm chấm dứt tất cả những hình thức của định kiến giới, bóc lột và đàn áp giới” [19, tr.8] Trong cuốn sách này,
bell hooks cũng trích dẫn lời chia sẻ của Zillah Eisenstein về nữ quyền luậntrong cuốn Hatreds: Racialized and Sexualized Conflicts in the 21" Century:
“Nữ quyền luận như một trao lưu xuyên quốc gia — vốn được hình dung như là
sự phủ nhận những ranh giới giả ngụy về chủng tộc/giới tính và hình ảnh đượckiến tạo giả ngụy về kẻ khác — xác định mình như một thách thức chủ đạo đối
với chủ nghĩa dân tộc thượng tôn nam tính, những sự biến dạng của chủ nghĩa cộng san thống kê và chủ nghĩa toàn cau thị trường “tự do” Đó là một nữ quyền
luận công nhận sự đa dạng của cá nhân, tư do, bình đăng, được định nghĩa băng
những đối thoại xuyên qua và vượt qua các ranh giới đông — tây, nam — bắc”[19, tr.107].
Chủ nghĩa nam quyền tồn tại hàng nghìn năm, vì vậy, giá trị của ngườiphụ nữ đã bị “định hình”, đánh giá trên hệ quy chiếu của người nam Khi chủnghĩa nữ quyền dan có tiếng nói trong đời sống văn học, người phụ nữ ngoai
những căn tính giới vốn có, họ cũng đã có sự thay đôi dé chống lại sự khống
chế của nam giới Khi nghiên cứu về căn tính giới trong các truyện ngắn của
Alice Munro, chúng tôi sử dụng phương pháp phê bình văn học nữ quyên, tim
22
Trang 28hiểu căn tính giới dựa trên các vấn đề: căn tính nữ với sự áp đặt của xã hội; căn
tính nữ với khát vọng về tình yêu, hạnh phúc; căn tính nữ với bản năng tính dục
và nhu cầu giải phóng tính dục
1.2 Không gian và căn tính giới
1.2.1 Không gian
Trong tiết học, không gian là một phạm trù chỉ một hình thức ton tại củathé giới vật chat
Trong lĩnh vực vật lý, không gian là “một mở rộng ba chiều không, không
biên giới trong đó các vật thể và sự kiến có vị trí và hướng tương đối với nhau”
[31, tr.119] Không gian là một khái niệm quan trọng dé nghiên cứu thé giới,
vũ trụ Khi nói đến không gian, chúng ta thường nghĩ tới các sự vật tồn tại trong
không gian ấy, cây cối, hoa cỏ cho ta không gian khu vườn xanh mát; dòng
sông, núi rừng cho ta không gian thiên nhiên; Đó là không gian trong đời thực, vậy không gian trong văn học là gì?
Trong thi pháp học, Trần Đình Sử quan niệm không gian là “hình thức
ton tại của thế giới nghệ thuật Cũng như mọi vật trong thế giới ton tại trong
không gian ba chiều cao, rộng, xa, không có hình tượng nghệ thuật naokhông có không gian, không có nhân vật nào không có nền cảnh nao đó” [29,
tr 89] Tính rộng hẹp, dấu ấn lịch sử văn hóa, của không gian phụ thuộc vàođối tượng, phạm vi, mục đích và cách thức sáng tạo của người nghệ sĩ
Không gian là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thé hiệntính chỉnh thé của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuấtphat từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định” [14, tr.134].Không gian là một hình thức tồn tại để nhà văn tái hiện, phản ánh cuộc sốnghiện thực Vì vậy, không gian gan liền với sinh hoạt, lý tưởng và cách thức tồn
tại của con người Là một phạm trù lịch sử, không gian không những thê hiện
23
Trang 29quan niệm của nhà văn mà còn bộc lộ tài năng trong việc miêu tả, sắp xếp các
sự kiện, nhân vật hiệu quả đề thê hiện ý đồ, tư tưởng nghệ thuật
Không gian là sự sáng tạo nhằm biểu hiện quan niệm về con người, cuộc
sống và thế giới của người nghệ sĩ Khi được diễn tả qua ngôn ngữ, góc nhìn,
quan niệm nghệ thuật của nhà văn, không gian không chỉ phản ánh một phầncủa thé giới khách quan mà còn là không gian mang tính chủ quan của nha văn
Vì vậy, không thể đồng nhất không gian vật lí ngoài đời thực với không gian
trong văn học Những sự vật như con đường, đầm lầy, nha thờ là không gian khi nó mang tín hiệu thâm mĩ, đồng thời “biểu hiện mô hình thế giới của con người” [29, tr.S9| Chính đặc điểm này khiến văn học có khả năng phản ánh đời sống của con người một cách toàn vẹn, sống động Có thé nói, không gian
trong tác phâm văn học không phải không gian vật chat đơn thuần mà là khônggian tinh than, thé hiện quan niệm, tư tưởng, tình cảm của nhà văn Không gian
có thể là một căn nhà, một căn phòng, một dòng sông, một thành thị xa hoa haymột vùng quê yên ả, một miền hồi ức, tâm trạng, mả con người hoạt động,
chìm nỗi trong đó Nhưng do không gian có tính chủ quan và hình tượng nên
khi nghiên cứu tác phẩm, người đọc cần tìm hiểu và chỉ ra được tính sáng tạo
và tín hiệu thẩm mỹ của không gian ấy Vì vậy, không gian là một yếu tổ quantrọng không thể thiếu trong tác phẩm
Không gian là “mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đangsống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình ở trong đó”, “gắn liền với quanniệm về con người và góp phan biểu hiện cho quan niệm ấy” [30, tr.143].Không gian là hình thức tồn tại của nhân vật, của sự sống con người gan volnhững quan niệm, ý niệm và sự cảm nhận về giá trị con người Trong tac phẩmvăn học, không gian là môi trường nhân tạo và tự nhiên xung quanh con người,
là nơi con người song, làm việc, hoạt động va dé lại dau ấn của mình Ngược
lại, không gian ấy cũng tác động lại ít nhiều tới con người băng cách này hay
24
Trang 30cách khác Không gian gắn với nhận thức, cảm thụ cá nhân nên thường có tính
chủ quan đối với mỗi nhân vật, có tính độc lập tương đối trong tác phẩm
Không gian trong văn học là một khái niệm rộng lớn, bao gồm cả khônggian vật lý và không gian tâm lý (không gian của cảm xúc, hồi tưởng) Không
gian vật lý là nơi các nhân vật diễn ra các hoạt động và tương tác với nhau, trong khi không gian tâm lý là nơi các nhân vật trải qua các cảm xúc và suy
nghĩ Không gian vật chat là điều kiện, là chất liệu dé tái hiện không gian tâm
lý Không gian có vai trò quan trọng trong việc xây dựng bối cảnh và thế giới
của tác phẩm, cũng như định hình các mối quan hệ và hoạt động của các nhân
vật.
Các câu chuyện của Munro nhắn mạnh những tác động, hạn chế của việc
kiểm soát giới tính và sự cần thiết của việc tuân thủ “căn tính giới”, đó là mộttập hợp các định kiến về đàn ông là mạnh mẽ, có năng lực, trụ cột gia đìnhtrong khi phụ nữ lại dé xúc động, đảm đang và cần được bảo vệ
1.2.2 Mối liên hệ giữa không gian và căn tính giớiTrong luận văn, chúng tôi tìm hiểu “không gian và căn tính giới” theo
quan điểm của của Doreen Massey, một nhà địa lý học nữ quyên, trong cuốn
sách Space, place and gender (Tam dịch: Không gian, nơi chon và giới) và
Gender, Identity and Place: Understanding Feminist Geographies (tạm dịch:
Giới, Căn tinh và Nơi chon: hiểu về dia lý nữ quyên) của Linda McDowell
Theo Doreen Massey, không gian và căn tính giới có mối liên hệ chặtchẽ với nhau Trong cuốn sách của minh, Massey đã đưa ra những luận điểmxoay quanh ba chủ đề không gian, địa điểm và giới Bà đã phản biện nhữngcách nhìn truyền thống về không gian như là một đối tượng tĩnh, đơn nhất vàkhép kín, mà thay vào đó khăng định rằng không gian là kết quả của các quátrình xã hội biến động, đa dang và có tính chất mở Massey theo dõi sự phát
triên vê câu trúc xã hội, không gian và địa điêm, liên hệ các khái niệm nay với
25
Trang 31các vấn đề về căn tính giới và các cuộc tranh luận trong nữ quyền [44, tr.180
-183] Bắt đầu với nền kinh tế sản xuất, Massey phát trién một khái niệm rộnghơn về không gian, không gian là sản phẩm được tạo ra bởi sự giao nhau củacác mối quan hệ xã hội, trong đó giới là một yếu tố quan trọng Theo Massey,không gian không chi là nơi phan ánh sự bất bình dang giữa các nhóm xã hộikhác nhau, ma còn là nơi tạo ra và thay đổi các mối quan hệ xã hội đó Trong
cuốn sách, Massey đã áp dụng quan điểm này để nghiên cứu về vai trò của không gian trong việc duy trì và thách thức các quy chuẩn giới trong xã hội hiện đại Massey đã chỉ ra răng không gian không phải là một khái niệm trừu tượng, mà là một thực tế sống động có ảnh hưởng đến cách chúng ta hiểu và thực hiện căn tính giới trong cuộc sống hàng ngày Massey đã phân tích về sự
khác biệt giữa không gian công cộng va không gian cá nhân, va cách chúng liên
quan đến căn tính giới được gán cho nam và nữ Bà cho rằng căn tính giới cóthé ảnh hưởng đến cách mà họ trải nghiệm không gian [44, tr.185-189] Ví dụ,phụ nữ có thé bị giới hạn trong việc sử dụng không gian công cộng do các rào
cản xã hội và văn hoá Họ cũng có thé bị ảnh hưởng bởi căn tính giới, những
khuôn mẫu giới tính trong việc sử dụng không gian gia đình và công cộng Như
vậy, căn tính giới có thé ảnh hưởng đến cách mà phụ nữ trải nghiệm và sử dụng
không gian.
Không gian được tạo ra bởi các quan hệ xã hội, vì vậy không gian mang
ý nghĩa và trở thành biểu tượng cho quyền lực, và là một yếu tố xã hội luônbiến đổi theo thời gian và hoàn cảnh Massey áp dụng quan điểm này cùng với
lý thuyết nữ quyền dé khang định răng căn tính giới không phải là một bản chat
cô định mà là một quá trình xây dựng liên tục Massey cũng đã khám phá về sự
biến đổi của không gian trong bối cảnh toàn cầu hóa, cơ hội cũng như thách
thức mà nó mang lại cho việc tái định nghĩa giới và căn tính giới Căn tính giới được hình thành qua các tương tác xã hội và không gian của các cá nhân, dù là
26
Trang 32nam hay nữ Căn tính giới ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi những người, nơi họ
sinh sống và sự kiện xung quanh Căn tính giới của mỗi người nam và người
nữ được ảnh hưởng bởi những người khác, những nơi khác và những thời điểm
khác Người nam, người nữ, họ là ai, là những người như thé nao, có thé trởthành người như thế nào phụ thuộc với việc xây dựng căn tính thông qua nhữnggiao tiếp với con người xã hội và không gian họ sinh sống Nam giới thường làtrung tâm và phụ nữ bị giới hạn ở bên lề trong các van đề của xã hội Cuộc sống
của họ chỉ quần quanh trong ngôi nhà với những công việc không tên, với trách nhiệm, “nghĩa vụ” với chồng, con.
Trong Gender, Identity and Place: Understanding Feminist
Geographies (tam dich: Giới, Căn tính va Nơi chon: tim hiểu về dia ly nit
quyên), Linda McDowell đã khang định một cách thuyết phục bản chat thiếusót của các giả định nhị phân khi nói về căn tính giới, sự phân chia căn tính giới
dựa trên giới tính sinh học: nữ giới và các căn tính như phi lý trí, tình cảm, bị
lệ thuộc và ở nơi riêng tư, nam giới với các thuộc tính lý trí, khoa học, độc lập
và hoạt động ở nơi công cộng [45, tr.1-33] Vi vậy, những gi mọi người tin là
hành vi và hành động phù hợp của nam giới và phụ nữ phản ánh và ảnh hưởng
đến những gi họ tưởng tượng về một người đàn ông hay phụ nữ, cũng như cách
họ mong đợi dan ông và phụ nữ cư xử, mặc dù dan ông va phụ nữ khác nhau
về tuổi tác, tang lớp, chủng tộc hoặc giới tính Tuy nhiên, những kỳ vọng vàniềm tin này thay đồi theo thời gian và không gian
Căn tính giới cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà địa lý như
Linda vì cách thức mà sự phân chia không gian - giữa công cộng và riêng tư, giữa bên trong và bên ngoài - đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng va
phan chia xã hội Quan niệm phụ nữ có một vi trí cụ thể, ở không gian riêng tư
là nền tảng của cách tô chức xã hội của toàn bộ các tổ chức từ gia đình đến nơi
làm việc, từ trung tâm mua săm đên các tô chức chính trị Do đó, một danh sách
27
Trang 33về sự phân biệt nhị phân theo giới về các không gian hoạt động và vai trò giới
chac han đã quen thuộc với ban:
Bang 1.1: Không gian hoạt động và vai trò của giới
Căn tính nam với sự nam tính Căn tính nữ với sự nữ tính
Công cộng Riêng tư
Bên ngoài Bên trong
Cơ quan Nhà
Làm việc Giải trí
Sản xuất Tiêu dùng
Độc lập Phụ thuộc
Quyên lực Thiếu quyên lực
Linda McDowell đã đưa ra kết quả nghiên cứu về không gian ngôi nhà
ở cả nam và nữ để minh chứng cho quan điểm của mình Phần lớn nam giới cónghề nghiệp 6n định hơn và đi công tác xa nhà trong thời gian dài Khi ho trở
về, họ chỉ coi nhà là nơi để thư giãn và giải trí, không phải là trung tâm của
cuộc sống gia đình Đối với những đứa trẻ, chúng cũng ít khi ở nhà vì phải theo học hoặc đi làm dé kiếm tiền Nhà chỉ là nơi dé ngủ và ăn uống, không phải là nơi dé gan kết và chia sẻ Cả cha lẫn các con đều có những mối quan hệ và hoạt
động bên ngoài nhà, như tham gia các câu lạc bộ, trại hè, trò chơi hay những
sở thích chuyên môn Trong khi đó, người mẹ thường phải ở nhà để chăm sócgia đình và những đứa trẻ nhỏ nhất Đây là một hiện tượng xã hội có ảnh hưởnglớn đến vai trò và vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội
Nhà nhân loại hoc Henrietta Moore (1988) đã chia sẻ về phạm vi nghiên
cứu nữ quyên của minh bao gồm việc định nghĩa, phân tích “thế nào là một người phụ nữ”, sự hiéu biết văn hóa về phạm trù “phụ nữ” thay đôi như thé nào
theo không gian và thời gian, và những hiểu biết đó liên quan đến vị trí của phụ
nữ trong các xã hội khác nhau như thế nào? [45, tr.7] Ba dé nghi cần có khái
niệm rõ ràng về giới, căn tính giới và mối quan hệ giới: đó là những cách khác
nhau mà phụ nữ va nam giới và các thuộc tính nữ tính, nam tính được chap
28
Trang 34nhận và xác định theo không gian và thời gian Và theo Moore, căn tính giới có
thé được nhìn từ hai khía cạnh: hoặc là một công trình mang tính biểu tượng
hoặc là những mối quan hệ xã hội.
Hai khía cạnh căn tính giới và không gian thực sự không thể tách rờinhau Khi xác định căn tính giới ta cần quan tâm đến các tập quán xã hội, baogồm nhiều loại tương tac xã hội ở không gian và địa điểm khác nhau, ví dụ nhưtại nơi làm việc, ở nhà, ở quán rượu hoặc phòng tập thé dục, Tat cả chúng ta
đều hành động dựa trên căn tính và niềm tin của mình, những thứ luôn được định hình về mặt văn hóa cũng như vi trí về mặt lịch sử và không gian [45, tr.7] Những gi ta cảm nhận về nam, nữ có liên quan đến các giả định xã hội về hành
vi của họ, kinh nghiệm của bản thân ta Điều này ảnh hưởng đến cách ta phản
ứng với họ và họ phản ứng lại với ta, và những hành động này lại tác động đếnthái độ, niềm tin và hiểu biết của chúng ta về căn tính giới
Trong các làng ngôi làng ở Ontario đầu thế kỷ XX, các mối quan hệ giới
đã được sắp xếp theo một hình thức đặc thù Các hệ tư tưởng của người dân Canada và điều kiện địa phương đã xây dựng chế độ gia trưởng dựa trên sự
phân biệt rõ ràng giữa nam giới và nữ giới trong cuộc sống Nam giới được ưu
tiên và có quyền lực tối cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội,
trong khi nữ giới bị hạn chế và phụ thuộc Sự thống trị của nam giới đã đượcduy trì và bảo vệ bởi các quy tắc và niềm tin tôn giáo cho đến khi có nhữngbiến đổi xã hội lớn vào giữa thé kỷ này
Mối liên hệ giữa không gian và căn tính giới trong văn học có thé đượcthấy rõ qua cách mà chúng tương tác với nhau trong tác phẩm Không gian cóthé ảnh hưởng đến cách ma các nhân vật trải nghiệm thé giới xung quanh, trongkhi căn tính giới là yêu tố có thé ảnh hưởng đến cách mà các nhân vật sử dụng
và trải nghiệm không gian Không gian và giới có môi liên hệ chặt chẽ với nhau
29
Trang 35trong văn học, ảnh hưởng lẫn nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng nội dung và ý nghĩa của tác pham
Căn tính giới có thể ảnh hưởng đến cách mà không gian và địa điểm được
sử dụng và trải nghiệm, cũng như định hình các quan hệ xã hội và hoạt động
trong không gian đó Điều này đặc biệt rõ ràng liên quan đến việc phụ nữ thiếuquyên lực và quyền tự chủ trong gia đình và xã hội Những truyện ngắn củaAlice Munro khám phá mối liên hệ giữa không gian và căn tính giới tồn tai
trong suốt thé kỷ XX ở Canada.
30
Trang 36Tiểu kết
Phong trào nữ quyền cùng các lý thuyết phê bình nữ quyền là minh chứng
cho công cuộc tìm lại chính mình — tìm lại bản ngã — của một nửa nhân loại.
Phong trào nữ quyền không chỉ phản đối chống lại những bat công giới ma cònchống lại những định kiến vô thức đã ăn sâu “bám rễ” vào tiềm thức của conngười cũng như những quy định, luật lệ, chuẩn mực xã hội đặt ra cho phụ nữhàng thế kỷ qua Người nam, người nữ, họ là ai, ho làm gì, phụ thuộc vào vi trí
mà họ được “định vị” trong những không gian mà xã hội yêu cầu
Những tác phẩm văn học, đặc biệt là những sáng tác của nữ giới luôn tồn
tại “căn tính giới”, “thiên tính nữ” mang âm hưởng nữ quyên Nghiên cứu về
giới và nữ quyên luận trong văn học không phải là một hướng đi mới nhưng
chưa bao giờ là cũ bởi sự hấp dẫn và phức tạp của vấn đề Trong suốt chặng
đường của lịch sử văn học Canada, chúng tôi nhận thấy giới nữ giới - với những
vấn đề về căn tính — đã cất lên tiếng nói dé khẳng định vị thế của người nữ, họ
cũng là những con người khao khát được là chính mình, khao khát hạnh phúc
gia đình, khao khát được thoát khỏi những “gông sắt” định kiến mà xã hội đã
treo trên người họ.
31
Trang 37CHƯƠNG 2
NHỮNG ĐỊNH KIÊN VE GIỚI VÀ SỰ PHAN CHIA KHÔNG GIAN
THEO CĂN TÍNH GIỚI
Alice Munro quan tâm đến nghịch cảnh của nữ giới, nhưng bà không chiđơn thuần là nhà văn theo chủ nghĩa nữ quyên, cũng không phải người theo chủ
nghĩa bình dang tuyệt đối Munro viết: “Phải luôn nhớ rằng, người đàn ông khi bước ra khỏi cửa nhà, họ vứt lại sau lưng tất cả, nhưng đàn bà khi đi ra, họ mang theo tất cả những gì xảy ra trong nhà”.
Dựa trên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, trong truyện ngắn của mình, Munro viết về thành kiến của xã hội đối với nữ giới, quan hệ tế nhị của
chồng và vợ, cách nhìn không giống nhau của dan ông, đàn bà đối với cùngmột sự kiện, từ đó thể hiện sự khác biệt về giới Viết về nữ giới, các câu chuyệnAlice Munro thường xoay quanh các đề tài mang đậm dấu ấn giới: tình yêu,hôn nhân, gia đình và tình dục Những người phụ nữ trong hai tập truyện ngắn
ở mọi lứa tuổi, có địa vị xã hội khác nhau,sông ở những khoảng thời gian khác nhau nhưng họ đều được xã hội “định vị”, áp đặt căn tính giới.
Định vị không gian cho nhân vật là một hiện tượng thường thấy trong các truyện ngắn của Alice Munro Cách phân chia không gian giữa nam và nữ
cho thấy quyền lực va sự tự do được trao cho mỗi giới Theo truyền thống thé
giới bên ngoài là không gian dành cho nam vì trong lịch sử, người nam là trụ cột gia đình, và không gian bên trong gia đình là không gian dành cho nữ Căn
tính của nhân vật được kết nối với không gian nhất định, vì vậy, khi không gian,môi trường thay đổi thì căn tính của nhân vật cũng bị ảnh hưởng
2.1 Không gian thị tran và sự áp đặt “căn tính giới”
Qua khảo sát 17 truyện ngắn trong hai tập truyện Tron chạy và Ghét, Thân, Thương, Yêu, Cưới, chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn các truyện ngắn được xây dựng trên bối cảnh thị tran nhỏ ở Tây Nam Ontario bởi Alice Munro
32
Trang 38đã lớn lên ở đó và am hiểu về không gian ấy Alice Munro quan tâm tới những
cảm xúc thầm kín, riêng tư của mỗi người, đặc biệt là người phụ nữ, đôi khi đó
là những định mệnh mà mỗi người muốn né tránh
Không gian thị tran trong các truyện ngắn là một yếu tố quan trọng déMunro xây dựng bối cảnh cũng như định vị nhân vật Những thị tran ở miền
Tây Nam bang Ontario thường nhỏ bé, yên tĩnh, có những khu rừng, những
ngôi nhà bằng gỗ, những trang trại, những con đường quân quanh, Những
thị tran ở miền quê trong các sáng tác văn học thường bình yên, trong lành, là nơi dé nhân vật “gột rửa” tâm hồn Nhưng trong truyện ngắn của Alice Munro, những thị tran được miêu tả là không gian nhỏ, đơn điệu, nhàm chàn, ngột ngạt với những mâu thuẫn, định kiến giữa nam với nữ, chồng VỚI VỢ, con với cha
mẹ, Dưới góc nhìn của nhà văn, không gian ấy mang đến áp lực vô hình cho
các nhân vật nữ.
Không gian, địa điểm, các tuyến đường du lịch được mô tả trong câu
chuyện là những không gian có thật ngoài đời ở Canada Ngoài việc tạo ra một
bức tranh sinh động hơn cho người đọc, không gian ấy gắn liền với các đặc tính
của nhân vật.
2.1.1 Nơi giam hãm những tâm hon
Không gian thị trần quê mùa, chật hẹp khiến những người phụ nữ cảm
thấy bất mãn, cô đơn và khao khát trốn chạy Không gian thị tran cũng là mộtkhông gian mà nhân vật bị gắn liền với căn tính giới của mình, là một khônggian gò bó, bất công, nơi mà người nữ bị phân biệt giới
Trong Tron chạy, Carla sống với chồng 1a Clark trong một căn nhà lưuđộng ở trang trại ngoại ô gần một thị tran nhỏ Một cô gái trẻ như Carla đã từ
bỏ cuộc sống sung sướng với gia đình ở thành phố Kingston để đi theo một
người chồng lỗ mãng, phải sống tạm bợ trong căn nhà lưu động nhỏ bé Alice
Munro đã khéo léo mở ra không gian chật hẹp với hình ảnh nhà lưu động không
33
Trang 39khác gì xe moóc, đó là ấn dụ về cuộc sống tù túng ma Carla phải chịu đựng.
Dưới góc nhìn của Carla, đây là một không gian miền quê đượm buồn với cuộc
sống vất vả, bức bối, tiêu điều và chật hẹp: “Đường ngang lối dọc lún trong
sình lầy, cỏ rậm ướt sũng sĩnh, cây lá trên đầu vô cớ dội nước ngay cả khi lúc
ay chăng hề có trận mưa nao trút xuống và trời mây quang qué” [24, tr 10],
“mưa thường ngừng một lúc như thế vào buổi chiều Ngung chỉ vừa đủ dé vựclên những hy vọng trong con người” [24, tr 11] Thứ ánh sáng hiếm hoi xuấthiện trong không gian mưa ay thé hién khat vong về một cuộc sống tốt hơn của
hai vợ chồng “mây trăng ra, mỏng đi, cho lọt chút xíu thứ ánh sáng khuếch tán
không bao giờ bừng lên nồi thành ánh mặt trời thật sự, va thường thì cũng tắt
trước bữa tối.” [24, tr.11] Thiên nhiên tưởng chừng bừng sáng nhưng đã vội
tắt đi như chính cuộc đời mà Carla trải qua, tưởng chừng như tìm được hạnhphúc của đời mình nhưng đâu ngờ răng đó là khởi đầu cho những đau khổ, danvặt Khi mới chung sống với Clark, cô cảm thấy hạnh phúc va gan bó với ngôinhà của mình, vì vậy, cô đã chăm chút, tạo dựng tô ấm: “Loại rèm người ta hay
treo, phong cách người ta sơn trang trí, những kiểu tầng trên, hiên nhà hay
những phòng phụ đầy tham vọng người ta cơi thêm Nàng háo hức, tưởng nhưkhông thê đợi nổi đến giây phút tự tay mình thực hiện những cải tiến đại loại”[24 tr.16] Vì chăm chút cho ngôi nhà nên các chỉ tiết, đồ dùng trong nhà được
miêu tả kỹ lưỡng: “Thảm được chia thành những ô vuông nhỏ màu nâu, mỗi ô
rập hoa văn và hình khối màu nâu đậm, nâu đỏ và nâu vàng Có một dạo khádải nàng từng nghĩ những hoa văn và hình khối trong từng ô đó phải giống
nhau, phải được sắp xếp cùng kiêu Sau đấy khi có thời gian hơn, rat nhiều thời
gian, để ngắm nghía chúng, nang lại quyết định nối bốn 6 vào nhau tạo thànhtừng khối vuông đồng dạng lớn hơn” [24, tr.16] Khi Carla chan nản, bức bối
với cuộc sống, chăng tha thiết gì với người chồng, lo lắng khi con dé Fiona mat tích thì cô cũng chang còn tâm trạng gi dé chăm chút cho ngôi nhà, vi vậy góc
34
Trang 40nhìn, các chỉ tiết miêu tả căn nhà cũng biến mất Chính sự bức bối, chán nản
của Carla cũng khiến cho cảnh vật thiên nhiên trở nên buồn bã, u ám Thị trannày đã cô lập, giam cầm Carla bởi cô không có nhiều bạn bè, không có nhiều
sự giao tiếp trong cuộc sống Ngoài người chồng thích kiểm soát, Carla chỉ có
thé làm bạn với ba Sylvia (hay còn gọi là ba Jamieson), chú dé Flora và nhữngchú ngựa trong trang trại Cô áp lực với cuộc sống nghéo khổ, tù túng, đau khổ
khi sống với người chồng lỗ mang, cục can, bịp bom và hay nợ nan: “Clark từng xô xát không chỉ với những người anh nợ tiền Có lắm nơi anh sẽ không thèm vào, những nơi mà anh luôn bắt Carla phải đi thay, bởi cũng từng xảy ra
một vụ cãi cọ nay kia” [24, tr.12] Sự cô đơn, tuyệt vọng của Carla không chi
bắt nguồn từ nỗi buồn mà còn từ việc cô nhận ra rằng bản thân đang bị cô lập
bởi xã hội, bởi người chồng, bởi sự lựa chọn mà trước đây luôn tin là đúng.
Dưới góc nhìn của Carla — một con người của thị tran, bức tranh về không
gian làng quê Ontario được tái hiện chân thực hơn, bộc lộ được tâm trạng của
các nhân vật Do là những con người, số phận rơi đang khủng hoảng, đang tim
mọi cách dé thoát ra khỏi con đường ma mình đã lựa chon Không chỉ nữ giới,
nam giới cũng “được” xã hội quy định về những hành vi, phẩm chất và không
gian hoạt động Không gian được giới hoá cho người nam là ở không gian công cộng, phải là trụ cột gánh vác gia đình cũng là áp lực cho họ Như nhân vật
Clark trong Tron chạy, khi bắt đầu cuộc sông với Carla, Clark cũng đồng thuận
và cùng chăm sóc gia đình trong một thời gian ngắn: xây bậc thang, sơn bếp, Nhưng được một thời gian, Clark chăng tha thiết gì những công việc ấy nữa,
mà chỉ chú tâm vào màn hình vi tính Xã hội đã quy định nam giới phải ra ngoai
để kiếm tiền, phải trở thành trụ cột gia đình, nhưng khi Clark chán cuộc sốngnghèo khổ, chán công việc chăm ngựa và dé Carla gánh vác hết Anh ta gây gé,
đánh nhau với những người anh ta nợ tiền tại cửa hàng vật liệu xây dựng Hy & Robert Buckley, và giờ chỉ ngồi trong nhà trước máy tính, rồi tính chuyện tống
35