1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Văn học: Trưng Lương hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác của tác giả nhà Nho ( Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam)

218 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH VĂN ĐỊNH

TRƯƠNG LƯƠNG

HINH MAU CUA TIỂU LOẠI NHÂN VAT DE SUTRONG TRUOC TAC CAC TAC GIA NHA NHO

(Khảo sát nguon tư liệu Trung Quốc và Việt Nam)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ma số: 62 22 34 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Tran Ngọc Vương

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là trung thực và chưatừng được công bố trong bất kì công trình nào trước đó Nếu vi phạm

tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận án

Trịnh Văn Định

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ DAU aassssssssssssssssssssesssssssessssssscssssssesssssssessssssssssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssessses 3

1 LY do chọn đề tai ccecceccccccccscssessesssssssecscssessessesssssssessvssessessessesssssssessessessessessseseansaeees 32 Muc dich nghién Cu 0 oo-.-” 43, Pham vi mghién CUU na úẢ ,ÔÔỎ 54 Phương pháp nghién CỨU - - c2 22c 3221331135113 3 9119315 1 111111 1 11H ng ngư 6

5 Dong gop cla LAN ỐẦỐẦ 7

6 Cấu trúc của luận AN eeessescssseecessseeessssessseecessseeessnecssnsecssueeessantecssnecssneeessnneesseess 87 Tổng quan van dé nghiên CứỨu - ¿2-55 E2 £+E£EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrrei 8

)9)8)0)00001 1 24

Chương 1 May van đề lý thuyết; những cơ sớ về chính tri, tư tưởng, xã hội va

cội nguồn, đặc điểm, cau trúc tư tưởng nhân vật dé sư -s s- << 251.1 May van đề lý thuyẾt ¿tk 9x E1 2E 1211111111121111 1111111111111 c0 251.2 Những cơ sở về chính trị, tư tưởng, xã hội xuất hiện nhân vat dé sư 32

1.3 Cội nguồn, đặc điểm, cấu trúc tư tưởng nhân vật GE SƯ cectctcrerrkrrerree 41

Chương 2 Trương Lương Từ nhân vật lich sử đến hình tượng văn học 602.1 Sơ lược tiêu sử và sự nghiệp Trương Lương 2-2 2 2+ +xe£x+Ex+£zrxzrzes 60

2.2 Diễn hóa Trương Lương nhìn từ hình tượng văn học 225+55+5s+ 612.3 Luận diễn hóa hình tượng Trương Lương ¿2-2 52+s+x+E££EeEzxezzxerxee 92

Chương 3 Nhìn sâu hơn cảm hứng hình tượng dé sư Trương Lương trong tâm

thức nhà nho và dấu ấn của hình tượng này trong hành xử chính trị của họ 97

3.1 Nhìn sâu hơn cảm hứng hình tượng dé su Trương Lương trong tâm thức nhà nho 97

3.2 Dau an của hình tượng Truong Lương trong hành xử chính trị của các nhà nho 1063.3 Cội nguồn ám ảnh của hình tượng dé sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho

(khía cạnh phẩm chat dé sư của Trương Lương) :- 2 2 2 £+se+Ee£xe£xeEerxzrszes 134

Trang 5

KET LUẬN -s-sccscsscsscse20900000000000000000000000000000000000000000000000000000000060600606066

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN ĐÉNLUẬN ÁN ceccesccsccserserssressse

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHU LỤC 2 ccccsccccccseeee9000000000000000000000000000000000000000000000000000600000600006060ee66

Trang 6

MO DAU1 Ly do chon dé tai

Trước khi làm rõ lý do lựa chon đề tài nghiên cứu, cần xác định đây là loạiđề tài nghiên cứu về một kiểu hình tượng văn học nhưng thông qua nghiên cứu mộthình tượng nhân vật điên hình của kiểu hình tượng này.

Sở dĩ luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu là “tiểu loại nhân vật dé sư” bởinhững lý do chính sau đây:

Trước hết, kiểu hình tượng nhân vật dé sư là một kiểu hình tượng văn học

đặc sắc trong lịch sử văn học Trung Quốc và Việt Nam, tồn tại với một mã nghệ

thuật độc đáo, cấu trúc hình tượng thâm mỹ riêng biệt, một xúc cảm thâm mỹ đặcthù và một trầm tích văn hóa đặc sắc nhưng cho đến nay chỉ được gợi ra chứ chưađược nghiên cứu Vì vậy, nghiên cứu này sẽ đóng góp vào việc bố sung một loạihình tượng mới trong nghiên cứu văn học cô Trung Quốc và đặc biệt là văn họcViệt Nam.

Mặt khác, đây là kiểu hình tượng nhân vật ám ảnh đặc biệt sâu sắc các tácgiả nhà nho hai nước, nhất là nhà nho Việt Nam Hình tượng này chủ yếu ám ảnhmột nhóm nhà nho tinh hoa, sâu nhất trong nhà nho Việt Nam thé ky XVIII - XIX.

Hơn nữa, hình tượng nhân vật dé sư trở thành mạch khát vọng xuyên suốt

trong lịch sử văn học Việt Nam, 4m ảnh hầu khắp các nhà nho lừng danh nhất.Không dừng lại ở sự 4m ảnh, thông qua hình tượng nay trong trước tac nhà nho Việt

Nam, còn ảnh xạ cả những lựa chọn chính trị của chính tác giả mà bình thường rất

khó phát hiện ra.

Ngoài ra, hình tượng nhân vật đế sư, như cách định danh của nó mà chúngtôi thích nghĩa dưới đây (thầy vua), là trầm tích và lắng đọng độc đáo về lý tưởng,tư tưởng, kỳ vọng của nhiều thế hệ kẻ sĩ tỉnh hoa trong lịch sử về giới của mình:hình tượng không phải làm tôi, không phải làm vua mà làm thay, bậc thầy vua chúa.

Hình tượng văn học dé sư là sự thăng hoa của những tram tích này.

Sở di luận án chon Trương Lương là hình tượng nhân vật hình mẫu của

nhóm là bởi lẽ, nhà nho hai nước khăng định Trương Lương chứ không phải Không

Trang 7

Minh hoặc nhân vật lừng danh khác là nhân vật hình mẫu của nhóm Nhận định này

có thé tìm thay trong nhiều trước tác của những nhà nho lừng danh trong lịch sử văn

học hai nước Nhưng đặc biệt, quan sát diễn hóa hình tượng Trương Lương trong

văn học Việt Nam tương quan với diễn hóa hình tượng Không Minh, hình tượng

Trương Lương kết thành một vệt liền mạch trong lịch sử văn học Việt Nam từ cuối

thời Trần cho đến đầu thế kỷ XX Nhìn sâu hơn, hình tượng Trương Lương trởthành hình tượng văn hoc chủ đạo, ám ảnh, chi phối hành trạng và ứng xử chính trịcủa nhiều nhà nho lớn nhất Việt Nam Và có lẽ đặc biệt nhất, đã có một sự thănghoa, kết tỉnh thành kiệt tác văn chương trong văn học Việt Nam qua hình tượng nàyở giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX và đầu thế ky XX, đóng góp độc đáo về hình tượng

văn học cho lịch sử văn học dân tộc mà những nhân vật lừng danh khác như Không

Minh không có được Từ đó có thể xem nó là một hiện tượng đặc thù, độc dao Dovậy, cần có những nghiên cứu chuyên biệt và mang tính liên ngành cao.

Chỉ ra diễn hóa của hình tượng nhân vật để sư trong những giai đoạn lớn

nhất của lich sử văn học viết Trung Quốc và đặc biệt đi sâu phân tích cụ thé, chi tiếtsự diễn hóa hình tượng này trong văn học viết Việt Nam.

Đi sâu phân tích ám ảnh của hình tượng và lý giải cội nguồn sự ám ảnh hìnhtượng trong tâm thức những nhà nho lừng danh của dân tộc từ Nguyễn Trãi cho đến

Phan Bội Châu.

Ở chừng mực nhất định, chỉ ra sự giống và khác nhau của tiến trình diễn hóahình tượng dé sư trong trước tác nhà nho Trung Quốc và nhà nho Việt Nam, đồng

thời chỉ ra cội nguồn, đặc sắc của sự tương đồng và khác biệt này Việc làm này chủ

yếu hướng đến luận giải sự đặc sắc của hình tượng này trong văn học Việt Nam.

Chỉ ra đóng góp, đặc sắc của kiểu hình tượng dé sư đối với văn học viết Việt

Nam thời trung đại.

Trang 8

3 Phạm vi nghiên cứu

Với tư cách là một luận án chuyên ngành văn học, vì vậy luận án chủ yếu tậptrung lý giải và những sự lý giải khác phục vụ cho hiểu sâu sắc hơn hoặc nêu bậthình tượng dé sư trong lịch sử văn học hai nước, đặc biệt là lịch sử văn học viết

Việt Nam.

Về tai liệu, luận án chỉ giới hạn tìm hiểu từ nguồn tài liệu thành văn trong

trước tác của nhà nho Trung Quốc và Việt Nam Nguồn này, có ý nghĩa với luận

án nhất là sử liệu và trước tác văn chương Trong trước tác văn chương, tài liệuphong phú và tập trung nhất là nguồn thi ca, phú, phần nào đó là nv Ở TrungQuốc, những tuyên tập thi ca, từ, phú có giá trị tham khảo lớn nhất là: Toàn Hánphú, Toàn Đường thi, Toàn Tong thi, Toàn Tong từ và một số tuyên tập thi, từ,

khúc, tiểu thuyết các loại Ở Việt Nam, tổng tập văn học Việt Nam và những bộ

toàn tập, tuyên tập của những tác giả lừng danh là nguồn tham khảo quan trong

nhất Nguồn sử liệu ở Trung Quốc chủ yếu là những bộ sử lớn, chính thống: Sử ky,Hán thư, Tư Trị thông giám và một số bộ sử khác Ở Việt Nam, Đại Việt sử ký

toàn thư, Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giảm cương mục, Lịch triềuhiến chương loại chí và một số bộ sử khác là những nguồn tài liệu tham khảoquan trọng Về cơ bản, những trước tác đề, vịnh, luận về Trương Lương ở cảTrung Quốc và Việt Nam, luận án ưu tiên tham khảo từ nguyên bản và có thamkhảo các bản dịch tốt' Những đánh giá, bình, vịnh, luận, phú, nhận định vềTrương Lương ở cả Trung Quốc và Việt Nam, luận án sử dụng trực tiếp từ nhữngtài liệu tham khảo nêu trên.

Về mặt không gian, nhân vật anh hùng thời loạn, tiêu loại dé sư là loại hình

nhân cách có tính khu vực Tuy nhiên, tuy chỉ là “trước tác về một nhân vật” nhưngbởi đó là một nhân vật “siêu hạng” nên tài liệu rất phong phú, chắc chăn răng dù đãhết sức tích cực tìm kiếm, tác giả luận án cũng không thể sưu tầm được đầy đủ

những tải liệu hữu quan.

' Tai ligu vé Truong Luong va những trước tác dé, vịnh, luận về Trương Lương của sĩ đại phu Trung Quốc,

về cơ bản chưa được chuyên ngữ ở Việt Nam.

Trang 9

Về khung thời gian khảo sát tư liệu, ở Trung Quốc chúng tôi khảo sát trước

tác sĩ đại phu từ thời cổ đại nhưng chủ yếu là từ thời Hán đến hết thời đại nhà

Thanh Ở Việt Nam, luận án khảo sát trước tác nhà nho chủ yếu từ thời Lý thế kỷ X

đến những năm đầu thế kỷ XX.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án triệt để khai thác thế mạnh của phương pháp nghiên cứu truyềnthống là phương pháp xã hội - lịch sử, phương pháp liên ngành, đa ngành (lịch sử,

văn học, văn hoá, chính trị học ) phương pháp chủ yếu mang tinh ưu tiên là loại

hình học Ngoài ra luận án sử dụng các biện pháp khác như: so sánh, thống kê, phân

tích, phương pháp liên văn ban’ Những biện pháp này được sử dụng như những

thao tác khoa học châu tuần và phục vụ cho phương pháp cốt lõi: loại hình học.

Phương pháp loại hình học được sử dụng trong luận án trên bình diện vĩ mô

nhìn từ hai trục vấn đề lớn: trục lịch sử và trục cấu trúc Trục lịch sử được định vị từ

hai chiều Chiều đồng đại, phương pháp loại hình học được dùng để loại hình hoá

những mẫu hình anh hùng xuất hiện trong thời loạn Sâu hơn nữa, loại biệt anh hùng

thời loạn thành hai tiểu loại: anh hùng sáng nghiệp và để sư Từ chiều lịch đại,phương pháp loại hình hoá cho phép nhìn ra được những loại hình nhân vật đồngdạng xuất hiện và phát triển trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, hoặc ở nhữngquốc gia khác nhau nhưng có những điều kiện lịch sử, xã hội tương đồng Từ trục

cấu trúc, loại hình hoá cho phép nhìn ra được cội nguồn của mẫu hình nhân vật dé

sư, sự biến sinh của nhà nho trong thời loạn, đặc điểm và cấu trúc tư tưởng của mẫu

người này.

Mặt khác, như tên của luận án, Truong Lương - hình mẫu của tiểu loại nhânvật dé su trong trước tác các tác giả nhà nho, đôi tượng của luận án là nghiên cứutiêu loại hình tượng nhân vat dé sư nhưng thông qua nghiên cứu trường hợp điểnhình của nó là hình tượng nhân vật dé sư Trương Lương Do vậy, phương thức triển

khai của luận án, ưu tiên chứng minh có một loại hình nhân vật dé sư trong lịch sử,

' Ngoài những phương pháp cơ bản nêu trên, trong những vấn đề nghiên cứu cụ thé, luận án còn sử dụng một số lý

thuyết khác dùng trong nghiên cứu văn học, đặc biệt lưu ý lý thuyết diễn ngôn khi nghiên cứu diễn hóa Trương Lương

thông qua chủ thê phát ngôn là các nhà nho hai nước.

Trang 10

ở đó Trương Lương là một nhân vật thuộc loại hình, đồng thời là nhân vật điển hình

của loại hình (luận án sẽ chỉ ra và phân tích sâu trong so sánh Trương Lương với

Phạm Lãi và Khong Minh) Luận án lưu tâm chỉ ra những đánh giá, so sánh, bìnhluận của chính nhà nho qua các thời đại ở Trung Quốc và Việt Nam về TrươngLương; định vi, so sánh ông với các nhân vật khác cùng loại hình Ở đó, nhà nho hainước đồng thanh khăng định Trương Lương là hình tượng nhân vật hình mẫu củatiểu loại này Điều này cho phép không cần thiết chứng minh có một nhóm, tứcthành một tiểu loại nhân vật, mà ở đó Trương Lương là hình mẫu.

Điều này khả dĩ đồng thuận được, có một tiểu loại nhân vật đế sư trong lịch

sử và có một nhóm, tức tiêu loại hình tượng nhân vật dé sư, ở đó Trương Lương làhình tượng điển hình của tiểu loại này Như vậy, hình tượng Trương Lương trongtrước tác nhà nho hai nước được hiểu là hình tượng nhân vật dé sư tiêu biểu củanhóm, và qua phân tích hình tượng dé sư Trương Lương có thé khái quát được cấutrúc nghệ thuật, mô thức nghệ thuật hình tượng dé sư, xúc cảm thâm mỹ qua hìnhtượng này và trầm tích những khát vọng của nhà nho tỉnh hoa hai nước qua hình

tượng này.

5 Đóng góp của luận án

Chứng minh có một loại hình tượng nhân vật dé sư trong lịch sử văn học côTrung Quốc và Việt Nam.

Ở mức độ nhất định, luận án lý thuyết hóa cấu trúc nghệ thuật hình tượng dé

sư, đặc sắc của hình tượng nhân vật để sư.

Chỉ ra mạch cảm hứng hình tượng nhân vật đế sư qua mẫu hình để sư

Trương Lương trong lịch sử văn học cô Trung Quốc và Việt Nam.

Chứng minh và khăng định một loại hình nhân vật đặc biệt, một kiểu hìnhtượng ám anh lâu dài, sâu sắc, chi phối cả hành xử chính trị của những nhà nho tinhhoa nhất trong lịch sử Việt Nam.

Qua diễn hóa mẫu hình dé sư Trương Lương, chỉ ra quy luật, đặc sắc của quátrình giao lưu, tiếp nhận và chia sẻ nhân vật lịch sử, những quy luật và những khác

biệt của quá trình diễn hóa từ nhân vật lịch sử đến hình tượng văn học ở TrungQuốc và từ Trung Quôc đên Việt Nam.

Trang 11

Chứng minh vị trí đặc biệt của Trương Lương trong loại hình và vị trí

Trương Lương trong tâm thức nhà nho hai nước, đặc biệt là sự ám ảnh dé sư

Trương Luong trong tâm thức nhà nho tinh hoa Việt Nam.

Đặc biệt, ở chiều sâu nhất, luận án chỉ ra qua Trương Lương, là trầm tích củalý tưởng, tư tưởng, khát vọng của nhiều thế hệ kẻ sĩ tinh hoa về giới mình được hiện

lên sinh động và những biến thái khác nhau qua những giai đoạn lịch sử.

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cầu

trúc thành 3 chương:

Chương 1: May van dé lý thuyết; những cơ sở về chính tri, tư tưởng, xã hội và cội

nguồn, đặc điểm, cấu trúc tư tưởng nhân vật dé sư.

Chương 2: Trương Lương: Từ nhân vật lịch sử đến hình tượng văn học.

Chương 3: Nhìn sâu hơn cảm hứng hình tượng dé sư trong tâm thức nhà nho và dauấn của hình tượng này trong hành xử chính trị của họ.

7 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

7.1 Lịch sử nghiên cứu “nhân vật dé sw”7.1.1 Về nguồn gốc từ và thuật ngữ “dé sư”

Theo khảo sát của chúng tôi, từ “dé su” và những từ liên quan, gần nghĩahoặc đồng nghĩa với từ này (chang hạn: dé gid sư, vương giả sư, vương sư ) xuấthiện khá sớm trong lịch sử Trung Quốc Người dùng từ “đế sư” sớm nhất là BanCố, nhà sử học lớn đời Hán, ở 7) ruyén Chu Vân trong Hán Thư, có ghi việc đời HanThành dé, học giả đồng thời là Tế tướng Trương Vũ được “đặc tuyển” làm “dé su’.

Nhưng có lẽ, cội nguồn sâu xa nhất của từ này phải tinh từ Tư Mã Thiên” với Ste ký

lừng danh, mặc dù ông chưa dùng từ “đế sư” nhưng những cụm từ “vương giả sư”

và “dé giả su”, xét về nghĩa là tương đồng với từ “dé su” như Ban Cổ dùng sau nay.Trong Sứ ký, Lưu Hau thé gia, Tư Mã Thiên hai lần dùng từ này Lần đầu khi thuật

chuyện Trương Lương được vị tiên ông tặng Thái Công binh pháp và dặn rằng: Đọc

quyển sách này thì làm được thay bậc vương giả` [156, tr 281] Sau này, khi

, về cội nguồn từ “dé sư” chúng tôi nhận được sự góp ý và thông tin từ Trân trọng thông tin quý báu và sự góp ý của

? Tư Mã Thiên (145 - 86 TCN), đại sử gia, đại văn hào Trung Quốc.

3 Nguyên ban Tư Mã Thiên dùng từ ương giá sư.

Trang 12

Trương Lương hoàn thành đại nghiệp, ông nói với Hán Cao Tô: Gia đình tôi đời đờilàm tướng quốc nước Hàn Đến khi Hàn mắt, tôi chẳng tiếc số tiền vạn lạng vàng,đối phó với nước Tân mạnh, để báo thù cho nước Hàn, làm cho thiên hạ đều rung

động Nay tôi lấy ba tắc lưỡi mà làm thay bậc dé vwong', được phong vạn hộ, ởngôi chư hau, kẻ áo vải được thé là tột bậc” [156, tr 299].

Sau Tu Mã Thiên, sĩ đại phu hai nước cứ “tự nhiên nhi nhiên” sử dụng danhxưng này định loại Trương Lương Những từ, tô từ dé sư, dé vương sư, vương giảsư, vương su, dé gid sư xuất hiện liên tục và tăng dan trong trước tác thi ca củahai thời đại Đường - Tống và các thời đại Nguyên, Minh, Thanh, kéo dài cho đếntận ngày nay Chăng hạn:

Trong Giản dong chi, On Dinh Quân thời Đường, viết:Luu Hau công nghiệp hà dung dị,

Nhất quyền binh thư tác dé su’

Thi nhân Từ Dan, trong bài Ấn cựu sơn viết:Đào cảnh luyễn thâm tùng hội ảnh,

Lưu Hau phao khước dé vương su’

Bạch Cu Di, trong Hod đáp thi thập thủ Đáp tứ hao miéu, ông viết:

Cảnh tạp bá giả đạo,

Đồ xưng dé giả sư"

Dày đặc trong trước tác của mình, thi nhân thời Đường dùng danh xưng này

định vị Trương Lương Vấn đề này, luận án sẽ tiếp tục chứng minh và luận giải ởcác chương tiếp theo.

Sang thời Tống ta cũng bắt gặp sự tiếp tục của danh vị ấy Đường Sĩ Sỉtrong Tổng lâm giang giao đãi Trương Từ Lý, viết:

Tử Phòng dé vương sư”

"Hai từ nay trong nguyên bản, Tư Mã Thiên dùng “vương giả sư” dé viết về Trương Lương ở giai đoạn đầu của sựnghiệp và từ “dé gia sư” viết về Trương Lương khi đại nghiệp đã thành công, theo góp ý của người phản biện độc lập, tạisao lại dùng hai từ này hắn là có ý đồ của Tư Mã Thiên và là “chuyện đáng bàn” Nhân đây cũng xin cảm ơn sự góp ýcủa người phản biện vì ý kiến quý báu này Nghiên cứu sinh tiếp tục suy nghĩ và hoàn thiện.

„ Nguyên bản Tư Mã Thiên dùng từ để giá sư.

3 Toàn Đường thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, tập 17, quyền 583, tr 6762.* Toàn Đường Thi, Vuong Toàn chủ bién, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, tập 21, quyên 708, tr 8154.

Š Toàn Đường Thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, tập 13, quyên 425, tr 4683.

® Toàn Tong thi, Hira Dat Dân chủ biên, Nhà xuất ban Dai học Bắc Kinh, 1998, tập 60, quyên 3152, tr 37827.

Trang 13

Trương Lỗi trong Tang Thiên Khải hữu đệ, viết:Bất kiến Hán thời Trương Tử Phòng

Thân tài lục xích tả thời vương

Vương sư hội khán truyền thành tường'

Trong bài 7 vận Trương An Quốc nhị thủ, Châu Tat Đại viết:

Phuong vi dé giả su’,

Cảm thỉnh bãi tịch cốc

Phạm Trọng Yém trong bài Duyệt cổ đường thi viết:

Vương sư sinh thái bình”

Trong Lưu Hau miéu hạ tác, Mai Thuan Thần viết:Tha nhật tắc vi vương giả sư"

Trong Thu nhật giang quán hi đàn cam vũ nhân chi, Ha Ting viết:

Di Kiểu thư tại như tương thụ

Bat độc Lưu Hau thi dé sư”

Danh xung dé su xuất hiện ở Việt Nam” khá muộn Theo khảo sát của chúng

chúng tôi, danh xưng này lần đầu tiên xuất hiện trong trước tác Truong Luu hau

phú của Nguyễn Hữu Chinh”, khoảng nửa đầu thé ky XVIII.

' Toàn Tổng thi, Hua Dat Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 20, quyền 1179, tr 13307? Toàn Tổ Ông thi, Hứa Dat Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 43, quyên 323, tr 26713

3 Toàn Tố ong thi, Hứa Dat Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1999, tập 3, quyên 165, tr 1878.

* Toàn Tổ Ông thi, Hứa Dat Dân chủ biên, Nha xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 5, quyên 257, tr 390.

Š Toàn Tổng thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 3, quyên 159, tr 1800.

5 Những trước tác dé vịnh Trương Lương của nhà nho Việt Nam, chúng tôi chủ yêu dẫn từ 7ổng tập văn học

Việt Nam và toàn tập của từng tác giả lớn và một số nguồn khác.

7 Về bài Trương Lưu hau phú, gần đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng bài phú này không phải của Nguyễn

Hữu Chỉnh mà của Nguyễn Bá Lân Trong định hướng của luận án, chúng tôi không đi sâu biện luận và

chứng minh tác quyền tác giả của bài phú Tuy nhiên theo chúng tôi, quan sát tính cách, khát vọng, hành

trạng và toan tính của Nguyễn Hữu Chỉnh ở những chặng lớn trong cuộc đời (chúng tôi chứng minh ở

chương 3, mục Nhìn sâu trong luận án này), Nguyễn Hữu Chỉnh là tác giả bài phú phù hợp hơn Nguyễn Bá

Lân GS Trần Ngọc Vương trong công trình Nha nho tài tử và văn học Việt Nam và Phong Châu, Nguyễn

Văn Phú - tác giả sách Phú Việt Nam cô và kim cũng có cùng quan điểm như vậy Vì vậy, trước khi có › những

bằng chứng thuyết phục hơn ding có thé khang định Nguyễn Bá Lân là tác giả bài phú, chúng tôi vẫn xem

Nguyễn Hữu Chỉnh là tác giả bài phú Hoặc giả, nếu sau này có thé khang định chắc chắn Nguyễn Bá Lân làtác giả bài phú thì mạch hình tượng Trương Lương trong văn học Việt Nam giai đoạn XVIII - XIX vẫn còn

nguyên giá trị, không ảnh hưởng đến biện luận của luận án về mạch hình tượng này trong văn học Việt Nam.

Vì Nguyễn Hữu Chỉnh và Nguyễn Bá Lân sống cùng thời: Nguyễn Hữu Chinh (2 - 1787), còn Nguyễn Bá

Lân (1701 - 1785).

10

Trang 14

Ngôi dé sw này chốc phúc tâm,

Việt trù sách vận trong duy trướng

(Trương Lưu hẳu phú - Nguyên Hữu Chỉnh)Ở một đoạn khác, Nguyễn Hữu Chỉnh dùng lại danh xưng này ngợi ca và

định vị Trương Lương

Dé sw cao một bậc, trọng đức tôn danh,

Hau tước hậu ba muôn, luận công hành thưởng

(Trương Lưu hau phú)

Ngẫm từ trên như Trọng Liên, Pham Lãi nào hơn.So về dưới dau Lý Tĩnh, Không Minh chưa đáng

Ngôi dé sw mà danh cao sĩ; ngoại vật há còn trong bụng, nghìn

thu chữ thắm chửa phai vàng

(Trương Luu hau phú)

Trong bai phú Truong Lương, Nguyễn Công Trứ cũng dùng danh xưng “dé

sư” định vị Trương Luong’:

Day đưa tac lưỡi, đứng bậc dé sw

Xốc vác năm năm, dựng nên vương ba

Nhìn từ trục lich sử, từ dé sư, hay dé vương sư, dé giả sư, vương sư xuấthiện từ rất sớm trong trước tác sử học và văn chương qua các thời đại ở Trung

Quốc Từ dé sư xuất hiện ở Việt Nam tương đối muộn (giai đoạn thế ky XVIII

-XIX) Căn cứ vào sự xuất hiện của từ dé sư, dé vương sư, dé gid sư trong trước tacsĩ đại phu Trung Quốc và Việt Nam, có thê hiểu được hàm nghĩa của từ này Xét về

từ nguyên, dé sư, dé vương sư, dé giả sư, vương sư được hiệu là thầy, bậc thầy

của vua chúa, bậc thầy của hoàng dé (Doc quyển sách này thì làm được thay bậcvương giả, nay tôi lấy ba tac lưỡi mà làm thay bậc dé vương, được phong vạn hộ).

Trong trường hợp khác, từ này xuất hiện với ý nghĩa định ngôi vị của đối tượng.

Trong Truong Lưu hdu phú, Nguyễn Hữu Chỉnh viết: “Ngôi dé sw mà danh cao sĩ,

' Bài phú Trương Lương của Nguyễn Công Trứ hiện vẫn là bài tồn nghi Bài này được chép và ghi tên tác giảNguyễn Công Tru trong Văn Dan bảo giám của Trần Trung Viên Theo chúng tôi được biết, đây là tác phẩm

duy nhất chép bài phú này Tác giả biên soạn cuốn Nguyén Công Trứ theo dòng lịch sử dẫn lại bài này ở mụcnhững bài tồn nghi của Nguyễn Công Trứ.

11

Trang 15

Ngôi dé sự này chốc phúc tâm/ Day đưa tắc lưỡi đứng bậc dé sư, dé sw cao mộtbậc, trọng đức tôn danh ” Không chỉ định ngôi đôi tượng, sự xuất hiện của từ nàytrong nhiều trường hợp còn cấp một nghĩa khác, là sự định loại, loại biệt của đối

tượng với đối tượng khác, đặc biệt là đối tượng cùng loại hình Cũng trong Truong

Lưu hau phú, Nguyễn Hữu Chỉnh viết:

Neam từ trên như Trọng Liên, Pham Lãi nào hơn

So về dưới dau Lý Tĩnh, Không Minh chưa đáng

Ngôi dé sự mà danh cao sĩ

Dé sw cao một bậc, trọng đức tôn danh

Bước ngoặt đánh dấu lịch sử nghiên cứu thuật ngữ dé sư từ một từ định danh,định vị, định loại đối tượng chuyền hóa thành thuật ngữ khoa học chỉ một kiêu loạinhân vật lịch sử Cho tới nay, ông Trần Ngọc Vương là người đầu tiên dùng thuật

ngữ dé sư như một thuật ngữ khoa học, chỉ một tiểu loại hình nhân vật anh hùng

thời loạn Ông viết: “Về phần mình, chúng tôi muốn nói thêm rằng người hào kiệtnhư ở Phan Bội Châu là sự tiếp biến của mẫu người anh hùng thời loạn trong bối

cảnh lịch sử thay đổi Trước kia, đã từng tồn tại hai “tiểu loại” người anh hùng thờiloạn; đó là người anh hùng tạo thời thế (anh hùng sáng nghiệp) và “dé sư” [211, tr.

329] Kết quả được trình trên giấy trang mực đen này xuất hiện trong hoan cảnh màtheo như ông kể là cuộc trao đôi khoa học với giáo sư Trần Đình Hượu (người thay

học của mình), trong đó giáo sư Trần Đình Hượu nhận định rằng, xét về loại hình

nhân cách, Phan Bội Châu là “người hào kiệt tự nhiệm” Theo ông Trần NgọcVương, nhận xét của giáo sư Trần Đình Hượu là xác đáng Tuy nhiên theo ông, và

đã được giáo sư Trần Đình Hượu thừa nhận, Phan Bội Châu xét từ loại hình nhân

cách, là sự tiếp biến của mẫu hình người anh hùng thời loan trong bối cảnh lich sửđã thay đôi.

Do nhiều lý do khác nhau, ông Trần Ngọc Vương chưa có điều kiện đi sâu lýthuyết hoá và nghiên cứu chuyên biệt về tiêu loại nhân vật dé sư Tuy nhiên, ởnhững vấn đề có liên quan, ông đã từng bước chỉ ra những đặc điểm của loại hìnhnhân vật đặc biệt này Cụ thé hoá những nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục triểnkhai ở lịch sử nghiên cứu loại hình anh hùng thời loạn - để sư.

12

Trang 16

7.1.2 Lịch sử nghiên cứu nhân vật dé sư

Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, trong thời đại chuyên chế không xuất hiện

những nghiên cứu lý thuyết hoá về nhân vật dé sư.

Ngay tại thời điểm này, ở Trung Quốc vì nhiều lý do khác nhau, không xuấthiện định hướng nghiên cứu loại hình hoá mẫu người này Một điểm hết sức đánglưu ý là, trong nghiên cứu ở Trung Quốc ngày nay, từ để sư vẫn được các học giảTrung Quốc dùng dé đặt tít cho các công trình nghiên cứu Trương Lương nhưngđây hoàn toàn không phải là lối nghiên cứu theo hướng loại hình hoá nhân vật.Chăng hạn, trong công trình nghiên cứu tương đối mới, đồ sộ về “tam kiệt” nhà

Hán, có tên Trung Quốc tư tưởng gia bình truyện tùng thư, Trương Lương, Tiêu Hà,

Hàn Tin bình truyện, do Khuông Á Minh chủ biên, ở chương 4: Muu lược cai thédich dé vương sư Lưu Hau Truong Lương [229, tr.107], hoặc trong cuỗn sách 70

đại mưu lược gia Trung Quốc, Tang Du biên soạn, Nhà xuất bản Văn học Việt Nam

dịch đặt Trương Lương- để vương sư [30, tr 107].

Đọc kỹ phần viết về Trương Lương của hai cuốn sách này, đặc biệt là cuốn

sách khá công phu do Khuông Á Minh chủ biên, các tác giả chỉ đơn thuần dùng từdé sư đặt tít cho bài viết nhưng không triển khai theo phương pháp loại hình học ma

miêu tả tiểu sử và sự nghiệp của Trương Lương Cuốn 10 dai mưu lược gia TrungQuốc cũng đơn thuần lược tiểu sử và công lao của thập đại mưu lược gia, trong đó

có Trương Luong dé sư.

Về cơ bản, hướng nghiên cứu loại hình hoá và nghiên cứu Trương Lương vớitư cách là một loại hình nhân cách trong hệ thong nhan vat anh hung thoi loan chuaxuất hiện trong những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Ở Việt Nam, do định hướng nghiên cứu loại hình học được nhiều nhà nghiên

cứu quan tâm hơn nên trong những công trình nghiên cứu của các học giả đã bước

dau lý thuyết hoá loại hình nhân cách dé sư Như đã chỉ ra, ông Tran Ngọc Vương

là người mở đầu dùng thuật ngữ dé sw với ý nghĩa là một thuật ngữ khoa học chỉ

một loại hình nhân cách trong lịch sử tư tưởng, lịch sử văn hoá khu vực Vi là người

có ý thức quan tâm sớm nhất về vấn đề này, nên ông cũng là người tiên phong chỉ ra

ở những nét phác thảo nhất đặc điểm của mẫu hình nhân cách văn hóa này.

13

Trang 17

Trước tiên, theo ông, người anh hing dé sư là một “tiêu loại” trong tip lớnhơn là người anh hùng thời loạn Người anh hùng thời loạn gồm: anh hùng tạo thờithé (anh hùng sáng nghiệp) và dé sư “Vé phần mình, chúng tôi muốn nói thêm rang

người hào kiệt như ở Phan Bội Châu là sự tiếp biến của mẫu người anh hùng thờiloạn trong bối cảnh lịch sử thay đổi Trước kia, đã từng tồn tại hai “tiêu loại” người

anh hùng thời loạn; đó là người anh hùng tạo thời thế (anh hùng sáng nghiệp) và

“đế su” [211, tr 329].

Đồng thời ông cũng chỉ ra những điều kiện lịch sử xuất hiện người anh hùngthời loạn “Cả hai tiểu loại anh hùng thời loạn này đều thường xuất hiện và pháttriển trong bối cảnh xã hội rối loạn, triều đại chính thống đã rệu rã, sụp đô hay bịđánh đồ, mà triều đình chính thống mới lại chưa ra đời hoặc còn tồn tại lay at.Chính vì thiếu văng cái chính thống, mà trật tự kỷ cương trở nên không rõ ràng.Vang thiếu cái chính thống, người ta mới đua nhau ty khang định, tự trở thành Dich

cuối cùng của người anh hùng thời loạn là xác lập nên cái chính thống mới và cùng

với điều đó, họ trở thành những người tạo thời thế, lưu danh sử sách như là những

người tác động biến đổi lich sử.” [211, tr 329 - 330].

Đi sâu hơn vào tiểu loại anh hùng dé sư, ông tiếp tục chỉ ra những điều kiệnxuất hiện những lựa chọn của mẫu người này trong thời loạn — “Đội ngũ trí thức —nhà nho trước một thực tế đất nước “ba bè bay bối” đến dường kia, trước ngã nămngã bảy của cuộc đời, tự nhiên rơi vao tình huống buộc phải lựa chọn Tùy theohoàn cảnh cụ thể riêng của mỗi người mà sự lựa chọn ấy dẫn đến những số phậnkhác nhau, định hướng cuộc đời khác nhau, và cuối cùng, là những kết quả khácnhau Tuy nhiên, có những nét chung làm nền cho sự lựa chọn ấy Số đông làm theo

sự an bài đang tiếp diễn của số phận, không mấy băn khoăn về sự khác biệt giữa

vua và chúa, vẫn hăm hở học hành, quyết khoa, xuất chính, phụng sự cho thế lực

chính trị nào đang thống trị trên lãnh thổ mình sống Trước, ai ở vùng đất Mạc thìtham gia kỳ thi của triều Mạc, ai ở vùng đất Lê thì tham dự kỳ thi do triều Lê tổchức, mà sau, thì chúa Nguyễn, chúa Trịnh (dưới danh nghĩa nhà Lê) cùng đều đặntổ chức các kỳ thi tìm người bổ sung vào bộ máy quản lý của mình Cũng có người

“chuyên vùng” để ứng thí, như dạng Phùng Khắc Khoan, tuy số người này thựccũng không đông.

14

Trang 18

Mặc dù cũng từng là môn sinh cửa Không sân Trình, một số người — và sốnày, tuy số lượng không nhiều, nhưng lại thường là những nhân vật xuất sắc —không lựa chọn quyết liệt con đường khoa cử để cầu công danh, phú quý Họ chủđộng nhận định về thời cuộc, đi xa hơn ra khỏi khuôn sáo của lẽ phải thông thường,tính toán đến thực tế đang diễn ra trước mắt chứ không chỉ quy chiếu vào điều cần

phải, chọn cho mình một lối ứng xử khác Tham nhuan Bắc sử, họ cũng biết được

rằng, trong lịch sử Trung Quốc đã bao phen diễn ra thực tế này Các mô hình ứng

xử của các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thường được đem ra luận

bàn, lựa chọn cho một sự mô phỏng Cao hơn thế, họ tìm cho mình một cách thứcriêng, tuy về khách quan vẫn chưa vượt ra ngoài các khả năng ứng xử đã biết,nhưng đã định hướng tới việc vượt qua khỏi những lăn ranh giới đang có Phản ánhđậm nét định hướng phát triển đó trong văn chương chính là hình ảnh người anhhùng thời loạn, một nhân vật đặc biệt hap dẫn, mà rat tiếc từ trước tới nay vì nhiềunguyên nhân khác nhau đã bị giới nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước bỏ quên Lầnđầu tiên trong công trình của mình, chúng tôi muốn dành một sự chú ý đúng mức

cho loại hình nhân vật này.” [210, tr 77 - 79].

Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về người anh hùng dé sư, nhưng những

nghiên cứu về người hào kiệt tự nhiệm của giáo sư Trần Đình Hượu cũng đề cậpđến nhiều thuộc tính tương đồng với người dé sư trong truyền thống Hay nói nhưông Trần Ngọc Vương, người hào kiệt tự nhiệm là sự tiếp biến của mẫu người anh

hùng thời loạn đã có từ trước.

“Theo giáo sư Trần Đình Hượu giữa thế kỷ XIX khi cả dân tộc thất bại đauđớn trước những kẻ “mọi ro phương Tây”, nhiều nhà nho đã bắt đầu hoài nghỉ daolý thánh hiền Tư tưởng khá phổ biến trong các nhà nho là thấy cần con người anhhùng có tài hơn người thánh hiền chỉ có đức, cần người tự nhiệm hành động hơn lànhững người khiêm can phục tùng Trong tâm trí, Phan Bội Châu luôn luôn bịám ảnh bởi hình ảnh người hào kiệt Hào kiệt là người không tầm thường, hơnngười, khác người xung quanh có thể vì đức, vì tài hay vì công nghiệp Hào kiệt

bao gồm cả thánh hiền và anh hùng Tùy theo sự đòi hỏi của thời đại mà người

15

Trang 19

hào kiệt được hình dung theo hướng người thánh hiền có đức hay người anh hùngcó tài Người hào kiệt mà Phan Bội Châu ấp ủ hồi còn trẻ mang tư tưởng trung

nghĩa nên chưa tìm sự phân biệt với người thánh hiền Tuy nhiên sắc thái đã khác

trước! Thánh hiền xét về mặt phâm chat dao đức hay trung nghĩa, xét về mặt kếtquả hành động là người, tuy cùng đem hết tâm trí tài năng ra làm việc đời, nhưnghọ hành động theo chức năng, theo cương vi, theo đạo lý, họ cũng cần tính toán,nhưng tài trí tính toán là dé thực hiện mệnh vua, mệnh trời, giữ đúng đạo lý Họ vìnghĩa chứ không thị tai Họ có cá tính rõ rệt, rất tự hào về mình nhưng hành độngkhông lay bản thân mình làm xuất phát điểm, không lay cá nhân làm trung tâm.Trong xã hội phong kiến nó đối lập với cái đa tài, cái thị tài của người tài tử Nócá nhân hơn, có ý thức về mình, tự hào về tài trí, tuy rằng nó vẫn khác han ngườitài tử trong quan niệm về cuộc đời.

Đối với người hào kiệt như vậy, nước Ngô, nước Việt, vua Hán vua Hàn tuyvẫn có những quan hệ phải giải quyết theo nghĩa, nhưng đó cũng là những vật,những chỗ, những tình huống cho họ trổ tài thu xếp, sắp đặt Tài trí không chi là

hiểu biết mà là cơ mưu Họ cũng còn hành động theo phận sự nhưng phận sự đó

biến thành suy nghĩ, tình cảm riêng, thành những nỗi giận lớn, những mối thù lớn,tính toán lớn của riêng họ mà họ nuôi dưỡng, nung nấu trong hàng chục năm Người

hào kiệt tự nhiệm tự tin đứng lên trên cao, hành động theo chí lớn của mình Nét

đặc sắc ở họ không phải là những tim gan trung nghĩa văng vic như mặt trăng, mặt

trời ma là những hoai bão lớn lao, mưu đồ sâu sắc, kín đáo ít người hiểu nỗi Họ là

những cá nhân - không phải cá nhân chủ nghĩa tư sản nhưng không còn chỉ là cha,là con, là vua, là tôi nữa.” [211, tr 329].

Trên đây cơ hồ là tat cả những nghiên cứu về người anh hùng dé sư ở ViệtNam Những chỉ dẫn về điều kiện ra đời của nhân vật dé sư, đặc điểm của ho sẽ là

những gợi ý quan trọng dé luận án tiếp tục hoàn thiện những nghiên cứu về mẫungười này Trong khi triển khai, luận án sẽ tiếp thu những luận điểm này, đồng thờiđi sâu chỉ ra nhiều vấn đề khác liên quan đến mẫu hình này: như cội nguồn tư tưởng

mau hình, đặc sắc mâu hình, câu trúc tư tưởng mẫu người nay.

16

Trang 20

7.2 Lịch sử nghiên cứu Trương Lương

7.2.1 Lịch sử nghiên cứu Trương Lương ở Trung Quốc

7.2.1.1 Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại chuyên chế

Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại chuyên chế chủ yếu xuấthiện dưới dạng những lời bình của các sử gia và những bình, vịnh, luận trong trước

tác thị, từ, luận, phú.

Tư Mã Thiên trong Sử ký: “Các học giả phần nhiều nói rằng không có quỷthần Nhưng lại nói rằng có tinh quái, đến như cụ già cho sách mà Lưu Hau gặp thi

cũng thực là lạ Cao Tổ nhiều lần bị nguy khốn, thường nhờ ở công sức của Lưu

Hầu, có thê nói là không có trời sao! Nhà vua nói: Bày mưu kế ở trong màn trướng,quyết định sự thang lợi ở ngoài ngàn dam, ta không bằng Tử Phòng.

Tôi cho ông ta phải là người khôi ngô, lạ lùng lắm! Đến khi nhìn tranh, thấy

ông ta mặt mũi như một người con gái đẹp! Không Tử nói: “Xét người bằng nét mặtthì sẽ lầm Tử Vũ” Lưu Hầu cũng thế” [156, tr 300].

Ban Có cũng lặp lại Tư Mã Thiên trong Hán Thư: “Nghe Trương Luong làngười dũng khí, cho rằng ông ta diện mạo kỳ khôi, ai ngờ tựa như phụ nữ Không Tửnoi “Xét người mà bang nét mặt sẽ lam Tử Vũ” Các học giả hoài nghỉ là có quỷ than,

nhu Trương Lương nhận sách, kỳ lạ lắm sao Hán Cao Tổ thường nguy khốn, nhờ côngsức Trương Lương, có thé nói không có trời sao” [Hán Thư, quyển 40, tr 676].

Tư Mã Quang trong Tự tri thông giám viết: “Trời sinh ra con người có sốngcó chết, cũng như trời có đêm có ngày, đó là một điều rất tự nhiên, không thể chốngcự lại được Từ cổ chí kim, chưa ai thoát ra khỏi quy luật đó dé tồn tại một mìnhtrên đời cả Với tài ăn nói thấu tình đạt lý của Tử Phòng, tất nhiên biết chuyện thần

tiên chỉ là chuyện mù mờ không có thực, nhưng ông lại bảo mình đi theo Xích Tùng

Tử để chu du khắp thiên hạ, cho thấy ông đúng là người thông minh, khôn khéo.

Phải xem công danh như thé nào, chính là một van đề khó xử nhất của người làm bềtôi Trong số tam kiệt được Hán Cao Tổ khen tặng, Hoài Âm Hầu Hàn Tín bị giết,Thừa tướng Tiêu Hà bị tống giam vào ngục, điều đó chăng phải họ sau khi đượccông to mà không biết dừng bước đấy sao? Cho nên Tử Phòng lấy cớ đi theo thần

tiên, roi bỏ nhân gian, sông cuộc đời siêu thoát bên ngoài thê tục, xem công danh

17

Trang 21

như là vật ngoài thân, chăng màng chỉ tới vinh hoa phú quý, thì thực là người biết‘lay minh triết dé bảo vệ tam than’.” [30, tr 380].

Những bộ chính sử và tục biên của Trung Quốc chép, bình về Trương Lương

còn rất nhiều Tuy nhiên, những bình luận khác cũng không có nhiều khác biệt so

với những gì mà chúng tôi vừa dẫn ở trên.

Nghiên cứu Trương Lương qua trước tác thi ca thời Đường - Tống'.

Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại chuyên chế chủ yếu là bìnhluận của các sử gia và những đánh giá của văn nhân qua những trước tác vănchương Chưa xuất hiện một lối hình dung khác về Trương Lương Nói cách khác, ởTrung Quốc chưa có nghiên cứu về Trương Lương mà chỉ thu hút sự quan tâm vàbình luận đông đảo của nhiều thức giả các thời đại.

1.2.1.2 Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại ngày nay

Ở Trung Quốc, những nghiên cứu Trương Lương vẫn được học giới quan

tâm Về cơ bản, những nghiên cứu tiếp tục đánh giá Trương Lương chủ yếu với tưcách là nhân vật lịch sử Cũng dần xuất hiện những nghiên cứu Trương Lương từ

trục lịch sử văn học và lịch sử tư tưởng.

Công trình bề thế nhất nghiên cứu về Trương Lương là Trung Quốc tư tưởnggia bình truyện tùng thư, Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín bình truyện, do Uông Á

Minh chủ biên Công trình này nghiên cứu tổng thể cuộc đời Trương Lương trongtương quan với nhi kiét, từ đó định giá những đóng góp của Trương Lương Điểmđặc biệt đáng chú ý là, trong lời nói đầu của công trình này, các tác giả vẫn tuân thủnguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa Mác: “chủ đạo quán triệt thực tiễn hoạt động và

lý luận chủ nghĩa Mác, rời xa nó cũng là rời xa chủ nghĩa Mác” [229, tr 5] Đây là

tinh than chủ đạo và phương pháp nghiên cứu của toàn bộ cuốn sách đồ sé này.

Còn trong cuốn /0 đại mưu lược gia Trung Quốc, tac giả Tang Du căn cứ

chủ yếu vào Si ký và một số bộ sử khác, viết lại cuộc đời và đóng góp của TrươngLương, với tiêu đề Trương Lương - dé vương sư O cuỗn sách này cũng không xuấthiện những hình dung mới về Trương Lương từ góc độ phương pháp tiếp cận.

! Chi tiết hóa đánh giá, bình luận của sĩ đại phu Trung Quốc, chúng tôi trình bày chi tiết ở mục 3.2.2 trong

luận án này.

18

Trang 22

Trong công trình Muu lược gia tỉnh tuyển do Sài Vũ Cầu chủ biên, Dương AiThu biên dịch, 7 tập, Nxb Công an Nhân dân, 2001, viết về những mưu lược gialừng danh của Trung Quốc và một số mưu lược gia tiêu biểu của thế giới, trong đó

có Trương Lương Bộ sách phân chia thành Chính tri mưu lược gia (tập 1, 2), Ngoại

giao mưu lược gia (tập 3), Ngoại quốc mưu lược gia (tập 4), Quân sự mưu lược gia(tập 5, 6), Gian nịnh mưu lược gia (tập 7) Trương Lương xếp vào tập Chính tri

muu lược gia Cũng như cuốn sách trên, những trang viết về Trương Lương van

theo cách hình dung là tiéu sử, những sự kiện và đóng góp của Trương Lương đối

với nhà Hán.

Từ góc độ văn học, cũng xuất hiện một vải bài nghiên cứu về hình tượngTrương Lương Tiêu biểu là bài viết: “Nội hàm bi kịch hình tượng — Phân tích hình

tượng Trương Lương trong Sw ký” [237, tr 99].

Cũng có một số bai báo khoa học nghiên cứu Trương Luong từ góc độ tư

tưởng, tiêu biểu như: “Luận ảnh hưởng của Đạo gia đối với tư tưởng Trương

Lương” [230, tr 87 - 89].

Trên đây là những nghiên cứu về Trương Lương ở Trung Quốc, nó phản ánhmột thực trạng nghiên cứu còn khá khiêm tốn về Trương Lương, đặc biệt từ phương

pháp tiếp cận ở Trung Quốc hiện nay.

7.2.2 Lịch sử nghiên cứu Trương Lương ở Việt Nam

7.2.2.1 Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời kỳ chuyên chế

Những nghiên cứu về Truong Luong đầu tiên ở Việt Nam có thé tính từnhững lời bình, đánh giá của sử gia và những bình, vịnh, phú về Trương Lươngtrong trước tác văn chương của sĩ đại phu.

Cũng như những trước tác sử học và trước tác văn chương nhà nho TrungQuốc, những nghiên cứu Trương Lương trong trước tác nhà nho Việt Nam chủ yếu

là những bình phẩm, đề, vịnh, phú, luận của các sử gia, thi nhân Trong thời đại

chuyên chế Việt Nam cũng chưa xuất hiện những lỗi hình dung khác, cách tiếp cậnkhác vé nhân vật nay.

19

Trang 23

7.2.2.2 Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại ngày nay

Theo khảo sát của chúng tôi, ở Việt Nam không xuất hiện những nghiêncứu chuyên biệt về Trương Lương với tư cách là nhân vật lịch sử Có thể vìTrương Lương quá nỗi tiếng, hoặc lại vì Trương Lương không phải là nhân vậtlịch sử của nước Nam nên không nằm trong vùng quan tâm của các học giả Lầnđầu tiên trong công trình của mình, chúng tôi từ các nguồn tư liệu khác nhau,dựng lại một tiểu sử, sự nghiệp chi tiết và hoàn thiện nhất có thể về TrươngLương, quan trọng hơn, từ góc độ nhân vật lịch sử, chỉ ra những đặc điểm, những

thuộc tính, công lao vượt trội của ông trong so sánh với những nhân vật lịch sử

đồng dạng, đặc biệt lần đầu tiên so sánh và giải thích hiện tượng thú vị trong lịch

sử rằng: tại SaO Không Minh được mệnh danh là “vạn đại quân sư” nhưng trong

thực tế Trương Lương vĩ đại hơn và từ đó chỉ ra những cách thế lưu danh trong

lịch sử của những nhân vật lịch sử lừng danh.

a Nghiên cứu Trương Lương ở Việt Nam với tu cách là hình tượng văn hocVi là người có mối quan tâm thường trực gần như là ám anh về mẫu người

này nên ông Trần Ngọc Vương cũng là người dành sự chú ý cao độ cho hình tượng

văn học Trương Lương trong văn học Việt Nam Trong công trình Loại hình học tác

giả văn học, Nhà Nho tai tử và văn học Việt Nam, khi triển khai mạch xuất hiện anh

hùng thời loạn trong văn học Việt Nam giai đoạn thế ky XVIII - XIX, ông đã dànhmột sự quan tâm đáng ké bình luận về hình tượng Trương Lương trong bài TrươngLưu hau phú Vì đây là một chỉ dẫn quan trọng, tác giả luận án xin được trích trọn

vẹn cả đoạn.

“Nếu Đảo Duy Từ đã từng băn khoăn về việc chọn “minh chúa”, mượn lời

Không Minh thê hiện tâm sự mình trong Ngoa Long cương van va cudi cùng, quyết

định trốn vào Nam ra mắt chúa Nguyễn, nhanh chóng trở thành mưu thần, rồi thành

quân sư, để lại một sự nghiệp cá nhân hấp dẫn nhiều nhà nho hậu thé, thì đi xa thêm

một bước nữa trong tư tưởng, Nguyễn Hữu Chỉnh ký thác tâm sự mình vào hình ảnhTrương Lương qua bai phú nỗi tiếng Trương Luu hau Tat cả các nhà nho đều thuộc

lòng sự nghiệp Trương Lương “người dựng nên cơ đồ nhà Hán bốn trăm năm”, và

những người chí lớn tài cao xưa nay vẫn từng được so sánh với ông Điêm đặc biệt

20

Trang 24

là ở chỗ, Nguyễn Hữu Chỉnh không chỉ say mê với một sự nghiệp lớn nói chung của

Trương Lương, mà dành một sự chú ý cao độ đối với các tính toán cụ thể, với cáchlựa chọn Trương Lương trong các tình huống phức tạp Quan trọng nhất, là NguyễnHữu Chỉnh phát hiện ra ở Trương Lương sự tự do trong việc lựa chọn hành động.

Trương Lương đã thử làm như các nhà nho trung nghĩa khác từng làm: tìm người

báo thù cho nước Han bị tiêu diệt theo lối Kinh Kha, Dự Nhượng Ông cũng đã

phân vân nhiều trong việc chọn chúa để thờ Dưới con mắt của Trương Lương,không phải Lưu Bang nhân nghĩa hơn, hay thao lược hơn người, mà điều quan trọngnhất, là Lưu Bang biết nghe, biết sử dụng những gì ông khuyên nhủ Hứng thú của

Nguyễn Hữu Chỉnh dành cho việc Trương Lương chơi ván cờ vua chúa, càng khó

khăn càng say mê Cách tính toán mọi điều vượt ra ngoài, vượt lên trên lẽ phảithông thường được Nguyễn Hữu Chỉnh theo dõi, bình luận một cách đầy cảm phục.

Trương Lương không chỉ tác động mạnh đến Nguyễn Hữu Chỉnh ở các tính

toán, mưu kế thần diệu, các nước “gỡ bí” trong rất nhiều những tình huống tưởng

như vô phương cứu vãn, mà còn hấp dẫn Nguyễn Hữu Chỉnh (và không ít người

đương thời) ở phương thức tự xử, ở việc lựa chọn cho chính mình các bước tiến

thoái trong cuộc đời Việc tiêu diệt khai quốc công thần diễn ra, như đã nói ởchương trước, hầu như mang tính quy luật trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam,

được tổng kết han hoi thành công thức “gido thé tử, tau cầu phanh; cao điều tận,

lương cung tàng” Nhưng đã mấy người trong số các khai quốc công thần đủ canđảm dé chối từ những bồng cao lộc hậu, phú quý vinh hoa mà mình xứng đáng đượchưởng, cũng có người thậm chí tin vào sự công bang và ân nghĩa thực của ông vua

sáng nghiệp, người bạn chiến đấu cũ của mình Trong lịch sử, Trương Lương nằm

trong số ít những người có “công lao trùm thiên hạ” nhanh chóng rút lui ra khỏi sựràng buộc của triều chính, trở thành một an sĩ tự giác mà không hề luyến tiếc Châmngôn “công thành thân thoái” đã giúp ông không chỉ nằm ngoài móng vuốt của HánCao Tổ, mà còn - do tiếng tăm mới gây dựng được trong giới ẩn dat - một phần nữapho vua Hán trong việc mời Thương Son Tứ Hạo đến dự đại yến do Thái tử tô

chức, dập tắt được ý đồ phế lập ngôi Đông cung của Lã Hậu Tâm đắc với tất cả

điều đó, Nguyễn Hữu Chỉnh viết:

21

Trang 25

Dé sư cao một bậc, trọng đức tôn danh

Hau tước hậu ba muôn, luận công hành thưởng

Đường báo quốc nhờ lung Xích dé, tiệc Nam cung đã vin tiếng bay rồng

Chước bảo thân men gót Hoàng Công, miễn Bắc thành lại tim nơi ấp phượng

Giá đã cao lên khủng khinh vương hauMình được nhẹ, nên tiêu dao ngày tháng

Rờ rỡ thơ son khoán sắt, lời nai ông dù trỏ núi thé sông

Thênh thênh non đá am thông, nguyễn tiên tử đã quen mây, nhuộm rang.Đạo ấy, sá bàn chân với ngụy, đẳng cao mình chỉ vướng sự hữu vô

Lòng này, ai biết Han hay Hàn, phải biện bạch kéo then cùng phủ ngưỡng

Mô hình “ngôi dé sư mà danh cao sĩ”, vượt thoát ra ngoài khỏi sự rang buộc

của những tiêu chí thông thường, ung dung tìm kiếm tự do tự tại cho chính minh,không cần phải băn khoăn gì hơn về nghĩa vụ, bon phận hay danh lợi - tat cả đều đãđược trang trải - thực sự cũng là khát vọng của rất nhiều danh nho khác Trong cuộcđời mình, Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đã cố thử đi con đường đó Chung cục khôngmay mắn của ông không có nghĩa là sự lựa chọn ấy sai lầm, mà chỉ có nghĩa là tầmcỡ tài năng của ông chưa đủ cho một sự lựa chọn như vậy.” [210, tr 117 - 119].

Ngoài những phân tích trên đây của ông Trần Ngọc Vương về hình tượngvăn học Trương Lương trong Truong Lưu hầu phú, chưa thay ở giới nghiên cứu vănhọc Việt Nam xuất hiện thêm những nghiên cứu hay ý kiến khác Trong định hướngtriển khai của luận án, lần đầu tiên chúng tôi sẽ nghiên cứu toàn bộ tiến trình diễnhóa Trương Lương với tư cách là hình tượng văn học, không chỉ trong văn học ViệtNam mả cả văn học Trung Quốc, ở đó chúng tôi dành những nghiên cứu và giảithích đáng ké cho những thời đại kết tinh hình tượng trong văn học hai nước như

Đường, Tống (Trung Quốc) và thế kỷ XVIII - XIX ở Việt Nam.

b Nghiên cứu Trương Lương ở Việt Nam với tư cách là mau hình văn hoá

Nghiên cứu Trương Lương với tư cách là hình tượng văn học và nhân vậtlịch sử ở Việt Nam vốn đã hiếm hoi, nghiên cứu Trương Lương với tu cách là mẫu

hình văn hoá còn hiếm hoi hơn nữa Cũng với tư cách là người quan tâm đến

Trương Lương nên ông Trần Ngọc Vương tiếp tục đặt van đề nhìn Trương Lương

22

Trang 26

với tư cách mẫu hình văn hoá Trong công trình Loại hình học tác giả văn học, Nhà

Nho tài tử và văn học Việt Nam, ông Trần Ngọc Vương viết: “Mô hình “ngôi dé sưmà danh cao sĩ”, vượt thoát ra ngoai khỏi sự rang buộc của những tiêu chí thôngthường, ung dung tìm kiếm tự do tự tại cho chính mình, không cần phải băn khoăn

gì hơn về nghĩa vụ, bổn phận hay danh lợi — tất cả đều đã được trang trải — thực sự

cũng là khát vọng của rất nhiều danh nho khác Trong cuộc đời mình, Nguyễn Hữu

Chỉnh cũng đã cô thử đi con đường đó Chung cục không may mắn của ông không

có nghĩa là sự lựa chọn ấy sai lầm, mà chỉ có nghĩa là tầm cỡ tài năng của ông chưađủ cho một sự lựa chọn như vậy.” [210, tr 117 - 119].

Trong bài viết về Phan Bội Châu, ông Trần Ngọc Vương viết: “Điều thú vịlà, trong trước tác của Phan Bội Châu xuất hiện hai nhân vật được xem là tuyệt đỉnhtrí mưu suốt cô kim là Phạm Lãi và Trương Lương Trong một quãng đời dài, suynghĩ, hành động, động thái của ông lặp lại Trương Lương trên khá nhiều việc cụthé” [211, tr 329].

Trên đây là những nghiên cứu ở Việt Nam về Trương Lương với tư cách làmẫu hình văn hoá Những gợi ý trên đây sẽ được chúng tôi tiếp thu và cấu trúc vàoluận án Rộng hơn, luận án tiến hành khảo sát và triển khai nghiên cứu tổng thểTrương Lương với tư cách là mẫu hình văn hoá ở cả Trung Quốc và Việt Nam, đặcbiệt khảo sát suy nghĩ, động thái và những ứng xử trong thực tiễn của nhiều đại nhocó dau an ảnh hưởng của mẫu hình văn hoa Trương Lương Đi xa hơn, luận án tiễn

hành so sánh và giải thích sự đậm nhạt trong ảnh hưởng Trương Lương ở Trung

Quốc và Việt Nam, đồng thời giải thích tại sao Trương Lương trở thành một mẫuhình văn hoá ám ảnh nhiều đại nho, ám ảnh đặc biệt sâu sắc đến sĩ đại phu trong

thời loạn ở Việt Nam đến như vậy.

23

Trang 27

NỘI DUNG

24

Trang 28

Chương 1

May van đề lý thuyết; những cơ sở về chính tri, tư tưởng, xã hội vàcội nguôn, đặc diém, câu trúc tư tưởng nhân vật đề sư

1.1 Mấy vấn đề lý thuyết

1.1.1 Một số thuật ngữ khoa học then chốt

Về thuật ngữ anh hùng thời loan’ Trước hết, đây là thuật ngữ khoa học doGS TS Trần Ngọc Vương dùng dé chỉ một loại người xuất hiện và phát triển trong

thời loạn Trong mẫu người anh hùng thời loạn, có thê chia thành hai típ nhỏ hơn,hay có thé gọi là ứiểu loại: anh hùng sáng nghiệp và anh hùng dé sư Từ tiểu loạiđược hiểu theo nghĩa là một típ người nhỏ hơn trong mẫu người anh hùng thời loạn.Những khái niệm này chúng tôi tiếp thu từ sự gợi ý và định hướng của GS TS TrầnNgọc Vương Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau, GS.TS Trần Ngọc Vương chưađi sâu lý thuyết hóa về mẫu người này Lần đầu tiên trong công trình của mình,

chúng tôi đi sâu thảo luận, hướng đến lý thuyết hóa “tiêu loại nhân vật dé sư” thông

qua một nghiên cứu trường hợp.

Tổng hợp từ sự quan sát diễn tiến và đặc điểm của nhân vật, từ nội hàm khái

niệm nhà nho trong lịch sử đã dùng dé chỉ nhân vật dé Sư” chúng tôi minh định

nội ham của thuật ngữ dé sir trên một số phương diện chính sau đây.

Trước hết, thuật ngữ dé s hay cách gọi khác: dé giả sư, dé vương sư, vươnggid sư được hiểu theo nghĩa gốc là “thầy, bậc thầy” trong tương quan so sánh va

quy chiếu với hoàng dé khai triều.

Mặt khác, thuật ngữ để sư là khái niệm mang tính thời đại cao Tiểu loại anh

hùng để sư thuộc mẫu người anh hùng thời loạn chỉ xuất hiện và phát triển trong

thời đại đặc thù: thời đại chuyền giao triéu dai, hay thời đại loan lạc Tức là ở giaiđoạn triều đại cũ chưa bị tiêu vong, nhưng triều đại mới chưa hình thành Loại

người này đóng vai trò quyết định giúp kiến tạo vương triều mới.

! Thuật ngữ anh hùng ở đây chúng tôi dùng dé chỉ những anh hùng xuất hiện trong thời loạn Theo quan sát của chúng

tôi, trong thời loạn các nước trong khu vực Đông Á, xuất hiện hai kiểu loại anh súng lớn, tiêu biêu hơn cả là anh hùng trởthành hoàng để tương lai và anh hùng dé sư.

? Chi tiết hóa cội nguồn của thuật ngữ này, chúng tôi đã chỉ nguồn và phân tích ở mục lịch sử vấn đề, thuật

ngữ đê sư trong luận án này.

25

Trang 29

Hơn nữa, với tư cách là một kiến trúc sư của một triều đại mới, ở ý nghĩa caonhất, dé sư gắn với ý nghĩa của một khái niệm hoàn hảo Không ít dé su đã di đượcquãng đường dài trên cung đường của một dé sư, như gây dựng triều đại mới,

nhưng không đi xa hơn ở những phương diện khác như, hoặc bị bức hại, hoặc bị

tiêu diệt, hoặc phải bỏ trốn Vì vậy, nội hàm của khái niệm đế sư mẫu mực nhất

đồng nghĩa với phương diện lý tưởng của một định hướng giá trị.

Ngoài ra, một trong những tiêu chí cơ bản phân chia mẫu hình anh hùng

thời loạn thành hai kiểu loại: anh hùng sáng nghiệp và anh hùng dé sư là dựa trêncơ sở đặc trưng sức mạnh của từng tiểu loại Trong đó, đặc trưng nổi bật củangười anh hùng sáng nghiệp là sức mạnh của một dũng tướng, thì đặc trưng nổi

bật của dé sư là trí tuệ siêu việt, toàn tài Day cũng là một nội hàm quan trọng của

khái niệm để sư.

11.2 Khái niém loại hình và loại hình học, những nghiên cứu theophương phúp loại hình

Trước khi con người dùng lý trí lý thuyết hóa thành những kiểu, loại, tip, thì

trước đó, từ trong tự nhiên và trong đời sông xã hội, một cách vô thức con người đã

tư duy theo kiểu, loại, típ Ví dụ điển hình nhất là từ rất sớm con người đã loại biệt

chính mình dựa trên cơ sở giới tính thành nam và nữ.

Cùng với thời gian và sự phát triển nhận thức của con người, tư duy loại biệt

ngày càng cần thiết trong nhận thức về thế giới xung quanh và trong nhận thức về

chính bản thân mình.

Từ góc độ tự nhiên, ảnh xạ rõ nét nhất của tư duy loại biệt này là phân giới

tự nhiên thành thực vật và động vật ĐI sâu hơn, trong thực vật, giới sinh học còn

phân chia thành các típ, kiểu, loại nhỏ hơn theo nhiều tiêu chí khác nhau như họhàng Ví dụ, trong họ hàng nhà Trúc có nhiều kiểu loại nhỏ hơn như trúc thăng,trúc đùi ếch Nhưng liên kết với nhau theo một cách lớn hơn, tre, trúc, dang,

nứa đều thuộc cùng một họ Giới động vật cũng vậy, tùy theo đặc trưng, con

người phân thành gia súc và gia cầm, trong gia súc có nhiều loại: trâu, bò, lợn.

Trong gia cam có ngan, ga, vit

26

Trang 30

Từ góc độ xã hội, nhận thức về con người va các hình thức xã hội khác nhaucũng dựa trên cơ sở loại biệt hóa Chăng hạn, người ta có thể phân loại dựa trên cơ

sở màu da như: người da trắng, da đen, da đỏ hoặc da vàng Hoặc dựa theo tiêu chí

địa lý: có người Châu Á, người Châu Âu, người Châu Phi, người Châu Mỹ Hoặcdựa theo tôn giáo, có thể phân chia thành người có đạo và người không cóđạo trong số người có đạo có thể phân chia thành những kiểu loại nhỏ hơn: ngườitheo đạo Hồi, người theo đạo Ki tô, người theo đạo Phật, dựa trên tiêu chí khuvực, người ta có thể phân chia xã hội thành xã hội theo kiểu phương Tây hoặc xãhội theo kiêu phương Đông Xã hội của những người cam đũa và xã hội của nhữngngười cam dia

Tất cả những dẫn giải trên đây nhằm chứng minh rang, tư duy loại hình hóalà một kiểu tư duy nhận thức về thế giới mang tính nhân loại, phô biến, quan trọngvà hữu dụng cho đến tận ngày nay.

Phương pháp loại hình học định hình dưới dạng lý thuyết khoảng nửa sau thếkỷ XX Loại hình học (typologie) hay còn gọi là phương pháp loại hình học, tiếngPháp (typologie), tiếng Hy Lạp (typologos), nét nghĩa ban đầu của nó là “dấu tích,hình mẫu” Ngành nhân chủng học áp dụng phương pháp này nhằm nhận thức sự

khác biệt giữa các cộng đồng dân tộc trên thế giới Mục đích tối hậu của phương

pháp này nhằm phát hiện ra cấu tric bên trong của đối tượng va tim ra quy luậtphát triển của nó.

Trên cơ sở của phương thức tư duy nay, giới nghiên cứu khoa học xã hội trên

thé giới, đặc biệt là giới nghiên cứu Liên Xô trước đây đã tiến hành áp dụng phương

pháp nghiên cứu này trong nghiên cứu văn học và đạt được những thành tựu ở tầmmức cô dién’,

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, giới nghiên cứu trong nước từngbước áp dụng kiểu tư duy này như một phương pháp tư duy công cụ nhận thức văn

- M.B Khrapchenkô, Cá tinh sáng tạo cua nhà văn và sự phát triển văn học, Chương 6: “Nghiên cứu văn

học theo phương pháp loại hình” (trang 332 — 377), Lê Son và Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà

Nội, 1979 Trong công trình này, Viện sĩ M.B Khrapchenkô đã tông kết: “nó sé tim đến loại hình (type) và

cấu trúc (structure) bên trong cua đổi tượng nghiên cứu `

- B.L Riptin, “May van đề nghiên cứu những nên văn học trung cô phương Đông theo phương pháp loạihình, Lê Sơn dịch, tạp chí Văn học, số 2, 1974, tr 107 - 123.

27

Trang 31

học, văn hóa dân tộc Ở nước nhà, người có ý thức hệ thống hóa hệ thống nhân vậtnhà nho theo phương thức tư duy loại hình hóa là học giả Trần Đình Hượu'.

Tuy nhiên, do nhiều lý do, học giả Trần Đình Hượu chưa có điều kiện đi sâutriển khai nghiên cứu từng mẫu người cụ thé của kiểu loại người quan trọng này

trong lịch sử tư tưởng và lịch sử văn học dân tộc Dù vậy, những gợi ý mang tính

định hướng của ông là cơ sở quan trọng cho một định hướng nghiên cứu lớn, dàihơi, tính trường phái rõ nét; và người đi sâu triển khai một công trình cơ bản, mangtính chất nghiên cứu trường hợp, chuyên nghiệp theo định hướng này, đạt đượcthành tựu quan trọng và được học giới đánh giá cao là học trò của ông, học giả TrầnNgọc Vương với công trình nổi tiếng: Loại hình học tác giả văn học Nhà nho tài tử

và văn học Việt Nam’.

Ngoài công trình này, ông Trần Ngọc Vương tiếp tục nghiên cứu một loại

hình nhân cách đặc biệt trong lịch sử khu vực Đông A: mau hình nhân cách hoàngdé Cũng trong công trình này, ông đã chỉ ra một loạt loại hình nhân cách đặc biệthấp dẫn trong lịch sử khu vực và Việt Nam cần tiếp tục được nghiên cứu, trong đó

có mẫu hình người anh hùng thời loạn, tiểu loại nhân vật dé sư.

Cùng thời gian, giới khoa học trong nước cũng bị hấp dẫn bởi định hướng

này Nhiều nhà nghiên cứu triển khai áp dụng phương thức tư duy loại hình họcnghiên cứu các phương diện khác của nền văn học, lịch sử tư tưởng và văn hóa dan

tộc Tiêu biểu như: nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn sử dụng phương thức loạihình hóa nhận thức về đặc trưng kiểu truyện thiền sư trong Thiên Uyén tập anh, với

công trình tiêu biểu: Loại hình tác phẩm Thién Uyén tập anh` Nhà nghiên cứu Đỗ

Lai Thúy nhìn lịch sử văn hóa Việt Nam là lich sử của những mẫu người văn hóa!với công trình Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa.

Trong số những người theo đuôi định hướng nghiên cứu này, ông Trần Ngọc

Vương là người không chỉ chứng minh và hiện thực hóa một định hướng nghiên! GS Trần Dinh Hượu phân nhà Nho Việt Nam thành ba mẫu: nhà nho hành đạo, nhà nho an dat và nhà nho

tài tử.

?Xem thêm: Trần Ngọc Vương, Loại hình học tác giả văn học Nhà nho tai tử và văn học Việt Nam, Nxb

Giáo dục, Hà Nội, 1995.

| Nguyễn Hữu Sơn, Loại hình tác phẩm Thiên uyén tập anh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002.

* Đỗ Lai Thúy, Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005, tr 67,

219, 277.

28

Trang 32

cứu còn mới mẻ ở Việt Nam mà qua những nghiên cứu của mình, ông còn khangđịnh một định hướng nghiên cứu nhiều triển vọng và mở ra diện nghiên cứu củanhiều loại hình nhân cách văn hóa khác.

Những dẫn giải trên đây nhằm làm rõ tình hình ứng dụng phương pháp loạihình học trong nghiên cứu văn học, văn hóa nước nhà, qua đó thay được thực trạng,những van dé cần tiếp tục triển khai và triển vọng của định hướng nghiên cứu nay.

Loại hình học tuy được ứng dụng trong nghiên cứu văn học và văn hóa ViệtNam, tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, mức độ cô điển của những công trìnhchưa nhiều, điện ứng dụng chưa toàn diện, đơn cử là những công trình mà chúng tôi

chỉ ra ở trên mới chỉ dừng lại ở ba phương diện như: loại hình học tác giả văn học,

loại hình học tác phẩm và loại hình học nhân vật mẫu người văn hóa Mặt khác,mức độ chuyên sâu của những tiêu mẫu nghiên cứu chưa thật nhiều.

Ở Việt Nam, gần như đã hình thành một trường phái nghiên cứu, mà ở đóngười định hướng và gợi mở ban đầu là học giả Trần Đình Huou, người phát triểnvà khang định triển vọng và mở rộng định hướng là học giả Trần Ngọc Vương.

Để tiếp tục định hướng nghiên cứu này, nhận được sự gợi ý và định hướng,

cũng như kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của bậc tiền bối, trong nỗ lực tối đa khảnăng của mình, chúng tôi sẽ lựa chọn nghiên cứu một trường hợp tiêu biểu của kiêuloại nhân vật đặc thù trong thời loạn: anh hùng thời loạn, tiêu loại người để sư.

Xin nhắn mạnh thêm rằng, loại hình hóa là một định hướng nghiên cứu cần

tiếp tục triển khai, do vậy, mỗi công trình nghiên cứu làm day thêm tri thức lý

thuyết cho định hướng nghiên cứu này.

1.1.3 Văn học trung tâm và văn học ngoại biên

Dù đã có một thời kỳ trong giới nghiên cứu văn học, không ít nhà nghiên cứucực đoan đến mức cho rằng nền văn học viết Việt Nam! độc lập hoàn toàn với nên

văn học Trung Hoa” thì ngày nay, cơ bản giới nghiên cứu đồng thuận trong nhậnthức: nền văn học Trung Hoa là nền văn học gốc, nền văn học già trong tương quanvới nên văn học tré, nên văn hoc bing trông là nên văn học Việt Nam.

' Nền văn học viết dân tộc được giới nghiên cứu cơ bản ¡đồng thuận lấy mốc từ thế kỷ X - XIX.

? Hình dung văn học dân tộc kiểu này rất phát triển ở miền Nam Việt Nam giai đoạn trước giải phóng 1975, tiêu

biểu là tác phâm Văn học Việt Nam đối kháng Trung Hoa, tac giả Thanh Lãng, Nxb Phong trào văn hóa, 1971.

29

Trang 33

Trong mối tương quan này, nền văn học Trung Hoa đóng vai trò là nền văn

học gốc, nền văn học kiến tao vùng Nền văn học này đóng vai trò kiến tạo những

giá trị mĩ học văn chương, ngôn ngữ văn chương, kinh nghiệm văn chương, thể loại,

hình tượng văn chương cho những nền văn học ở ngoại biên Trong khu vực Đông

Á, nền văn học Trung Hoa là nền văn học phát triển sớm và rực rỡ nhất trong khu

vực Những nền văn học Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam về cơ bản tiếp thu ởnhững mức độ khác nhau thành tựu của nền văn hoc nay.

So với nền văn học viết Nhật Ban, văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng

của nền văn học Trung Hoa có lẽ sâu sắc hơn Trong tương quan giữa nền văn học

Trung Hoa và nền văn học Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nền văn

học viết dân tộc được khởi đầu từ những năm bản lề thế kỷ thứ X, đặc điểm hàngđầu của sự hình thành nền văn học viết Việt Nam là không thành tạo trên cơ sở văn

học dân gian [212, tr 30] Vì không hình thành trên cơ sở văn học dân gian nên văn

học viết Việt Nam ở thời điểm hình thành về cơ bản vay mượn những kinh nghiệmnghệ thuật từ thành tựu văn học Trung Hoa Ngôn ngữ văn chương giai đoạn đầu làngôn ngữ chữ Hán, và cho đến tận sau nay, du xuất hiện chữ Nôm, nhưng ngôn ngữ

chữ Hán dùng trong sáng tác văn chương vẫn là một mảng lớn trong lịch sử văn học

dân tộc Các thé loại văn chương như chiếu, biểu, cáo, thơ thất ngôn, ngũ ngôn,

đường luật đều tiếp thu từ nền văn học Trung Hoa.

Tuy nhiên, song song với quá trình tiếp thu và chuyển hóa những kinh

nghiệm và thành tựu nghệ thuật từ Trung Hoa, trên cơ sở những thành tựu này, cùng

với khát vọng sáng tạo những giá trị tự thân của nền văn học, nền văn học Việt Namtừng bước tạo ra những giá trị nghệ thuật mang màu sắc của mình Song song với sựtồn tại của ngôn ngữ Hán, ngôn ngữ Nôm cũng từ rất sớm trở thành ngôn ngữ nghệthuật Cùng với những giá trị mỹ học có nguồn gốc từ Thiền Nam Trung Hoa và từ

mỹ học Nho Lão, những giá trị mỹ học của khu vực Đông Á, những yếu tố “tục”,

những sắc màu và hình tượng của văn học - văn hóa đạo mẫu từng bước thâm nhậpvào văn học Cùng với những thể loại truyền thống tiếp nhận từ Trung Hoa bằng

ngôn ngữ Hán, cũng từng bước xuất hiện ngôn ngữ Nôm và những thé loại dân tộc

mới như lục bát, hát nói.

30

Trang 34

Mặt khác, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng bốn thế kỷ đầu tiên củanền văn học dân tộc là thời kỳ lựa chọn và chuyên hóa những thành tựu và kinh

nghiệm nghệ thuật từ nền văn học Trung Hoa Những thế kỷ tiếp theo, đặc biệt làgiai đoạn thế ky XVII - XIX, nên văn học dân tộc đã kết tinh ruc rỡ, khẳng định sự

phát triển và sang tạo tự thân của nên văn học dan tộc.

Trong số những kinh nghiệm nghệ thuật mà văn học dân tộc tiếp thu từ nền

văn học Trung Hoa, có một loại hình tượng nhân vật ít được giới nghiên cứu lưu

tâm đúng mức: những mẫu hình văn hóa, những khuôn mẫu văn hóa Mẫu hình văn

hóa nay ở những mức độ khác nhau, kết tinh va trở thành biểu tượng, khuôn mẫu

văn hóa ở những dạng thức và trạng thái khác nhau Trong nhóm mẫu hình văn hóa

này, có thể chỉ ra những kiểu nhỏ hơn Trước hết, đễ nhận thấy nhất là nhóm nhânvật là những giáo chủ, chủ thuyết của giáo phái như: Không Tử, Lão Tử, TrangTử Hai là, nhóm những thi nhân lừng danh: Khuất Nguyên, Đào Uyên Minh, Lý

Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Tô Thức Ba là, nhóm những nhà tư tưởng, sử gia: Tư

Mã Thiên, Ban Có, Tư Mã Quang, Trinh Di, Trinh Hao, Vuong Dương Minh Bồn là, nhóm những danh tướng: Hạng Vũ, Hàn Tín, Quan Vũ Năm là, nhómnhững danh thần lừng danh: Khương Tử Nha, Phạm Lãi, Trương Lương, Khổng

Minh, Lưu Cơ

Cũng như những nhân vật lừng danh khác xuất hiện trong lịch sử TrungHoa, họ trở thành đối tượng thâm mỹ của nhiều thé loại khác nhau: đã sử, tiéu

thuyết, kịch, thi ca, từ, phú Với một dân tộc trọng quá khứ và truyền thống đạo

đức như Trung Hoa, những nhân vật lịch sử lừng danh là một đối tượng hấp dẫn,mang giá trị biểu trưng đa nghĩa được các nhà nho tự giác hướng đến bày tỏ tháiđộ, gửi găm suy nghĩ cá nhân Vịnh sử là một đề tài lớn trong cả văn học TrungHoa và văn học Việt Nam.

Việc nghiên cứu một nhân vật lịch sử cụ thể trải qua những diễn hóa lịch sử,

được lich sử vinh danh tiêu biểu cho một định hướng giá tri tinh thần đặc biệt là một

việc làm cân thiệt Nó không chỉ trả lại cho lịch sử một vĩ nhân mà còn “giải án”

31

Trang 35

cho một loạt những định dé đã đóng đinh trong lich st’ Việc nghiên cứu trườnghợp chia sẻ mẫu hình dé sư Trương Lương nhìn từ cả hai lát cắt lich sử và so sánhtrong văn hoc - văn hóa hai nước Việt Nam — Trung Quốc không chỉ góp phan

khẳng định cho một danh nhân và một định hướng giá tri tinh thần có tính khu vực,

tính quốc tế mà còn làm rõ được những tương tác cụ thể, những chia sẻ giá trị cụthé, kế cả những tương đồng và đặc biệt là những di biệt trong mối tương tác này.Những quy luật và ngoài quy luật, tính tương tác, bổ khuyết của tiến trình nay cũng

được luận án lưu tâm chỉ rõ trong quá trình nghiên cứu trường hợp này.

Đồng thời, việc nghiên cứu trường hợp này sẽ là tiền đề cho nghiên cứu

những kiêu loại tiếp theo trong tương quan chia sẻ và so sánh mẫu hình văn hóagiữa Việt Nam — Trung Quốc.

1.2 Những cơ sở về chính tri, tư tưởng, xã hội xuất hiện nhân vật dé sư

12.1 Chính trị học Trung Hoa cỗ đại và sự hình thành những định

hướng lựa chọn

Kinh Dịch được xem là “cấu hình tư tưởng Trung Quốc”” Về cơ bản có théáp dụng Kinh Dịch đọc được trong tat cả các lĩnh vực đời sống xã hội Trung Hoa cổ

trung đại, từ lịch sử, văn hóa, tư tưởng, chính trị, y học hay nói cách khác là các

lĩnh vực này chịu sự chi phối của tư duy Kinh Dịch `.

Cuốn sách không viết bằng chữ này” là quan niệm về sự vận động của vũ trụ.

Hạt nhân cơ bản và nền tảng xây dựng nên các quẻ trong Kinh Dịch là hai trạng tháiÂm và Dương Từ sự tương tác của hai trạng thái này có trong mỗi sự vật, hiện

tượng tạo ra sự “sinh” trong vũ trụ Người Trung Hoa khái quát: sinh sinh chỉ vị

Dịch hay thiên địa chỉ đại đức chỉ viết sinh.

! Trong lịch sử lưu truyền định đề “vạn đại quân sư Gia Cát Lượng”, tức ngụ ý rằng, ở loại hình nhân cáchnày, Không Minh Gia Cát là nhân vật mẫu mực nhất Trong luận án của minh, chúng tôi sẽ chứng minh

Trang 36

Khác với các kinh nói về sự sang tao ra các vỊ thần, Kinh Dịch không bànvề các vị thần, thánh trong vũ trụ Kinh Dịch chỉ giải thích về nguyên tắc vậnhành của vũ trụ Điểm quan trọng nhất là, bộ kinh được coi là tối cao của TrungHoa' không lý giải về các vị thần sáng thế như văn hóa An Độ, văn hóa TrungHoa chỉ lý giải về nguyên lý của sự vận hành vũ trụ nói chung Từ xuất phátđiểm này dẫn đến những khác biệt cơ bản trong vấn đề tìm kiếm trọng tâm tưduy, phương thức tư duy và lý giải về sự vận động vũ trụ, quy luật thịnh suy xãhội giữa Trung Hoa và An Độ Nếu như người An Độ cổ đại đặt trọng tâm tư duyvào kiến giải sự hình thành và vận động của vũ trụ từ các vị thần linh, thì ngườiTrung Quốc không cho rằng sự vận hành của vũ trụ là do các vị thần, mà do sựthành tạo và tương tác của vũ trụ được trừu tượng hóa thành hai cực, hai trạngthái của sự vận hành là Âm và Dương Từ đó, họ tư duy trên cơ sở khái niệmcông cụ này, và sử dụng nó kiến giải quy luật vận động của vũ trụ, sự thịnh suy

của xã hội nói chung, đồng thời tất cả các lĩnh vực của đời sống, sự thịnh suy của

mỗi con người, sự vật, sự kiện đều được tư duy và kiến giải từ hai khái niệm

công cụ mang tính tương tác cao này Phương thức tư duy và trọng tâm tư duy

này dẫn đến sự khác biệt cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của Trung Hoa so với ẤnĐộ Nếu như trọng tâm tư duy và khát vọng tu luyện của An Độ cô đại hướngđến trạng thái siêu thoát tâm linh tuyệt đối thì trọng tâm tư duy và khát vọng tu

luyện của Trung Hoa cô đại men theo quy luật vận động tương tác theo kiều Âm

Dương, thịnh suy của vũ trụ tự nhiên và xã hội hướng đến sự hài hòa tuyệt đối.

Từ phương thức tư duy và trọng tâm kiến giải vấn đề như trên, tác động lớn đến

các quá trình hình thành mẫu hình nhân cách của hai quốc gia phương Đông đặc

biệt này Nét tu luyện siêu thoát hướng đến trạng thái tâm linh vĩnh cửu là đặctrưng hàng đầu của những loại hình nhân cách trong xã hội An Độ cé đại Nét tudưỡng dựa vào sự tự nhiên vận động theo quy luật tương tác Âm — Duong, tìm

kiếm sự hải hòa, cân đối là đặc điểm hàng đầu của những nhân cách văn hóa

trong lịch sử Trung Hoa.

“Dich, quan kinh chỉ thú” (Kinh Dịch đứng đầu trong các kinh).

33

Trang 37

Vận quy luật này vào sự vận động của xã hội, người Trung Hoa nhìn nhậnnó như là một quy luật tự nhiên trong xã hội, ngôn ngữ mà họ thường dùng là thinh

suy đắp đổi Nói như ngôn ngữ Kinh Dịch, trong dương (thịnh) có âm (suy) và

ngược lại trong âm (suy) có dương (thịnh) Quy luật này từ trạng thái triết họcchuyên hóa sang thành điển cố văn hóa lừng danh tdi ông thất mã Vì vậy, trong xãhội thịnh đã tiềm ân mầm suy, trong xã hội suy đã tiềm tang mam thinh.

Vận lối tư duy này vào sự hình dung của một vương triều, một dòng họ thìđỉnh cao của một vương triéu cũng là lúc báo hiệu dấu hiệu cáo chung của vươngtriều đó Sự suy vong của một vương triều, cũng báo hiệu sự xuất hiện của vương

triều mới.

Trong diễn tiến của chính trị luận Trung Hoa cô đại, hệ tư tưởng Nho giađến thời Hán, kết hợp với hệ tư tưởng Pháp gia trở thành nền tảng chính trị cơ bản,lâu bền của nền chuyên chế [215, tr 689 - 713] Trong đó, điểm lõi của vương triềuchính thống và cội nguồn của một sự bền vững của vương triều là sự có Đức củangười đứng đầu vương triều Khi vương triều đó nhận được Đức từ trời và nuôidưỡng được cái Đức của trời sẽ được trường tồn Nếu vương triều đó đánh mat Đứcnày, tức đánh mat mệnh trời, sẽ bị trời trừng phat và bị thay thé băng người có Đứckhác Trong cách hình dung này, đức mà trời trao cho là tiêu chí số một của sựchính thống và tính chính danh của vương triều Sự thịnh suy đắp đổi, sự hưng vongcủa vương triều được nhà Nho nhìn nhận là sự được - mat Đức của Vương triều.

Đặc điểm thần học chính trị này của Trung Hoa chi phối rõ nét đến sự hìnhthành những mẫu hình nhân cách trong lịch sử Trước hết, cả thời bình và thời loạn,

luôn hình thành một loại người có đức Trong thời đại thịnh tri, trước tiên ông vua đó

được ngợi ca là người có đại đức Và trong thời loạn, người kiến lập ra triều đại mớicũng được hình dung là người có đức, được trời trao cho Đức thực thi mệnh trời.

Trong thời loạn, quay quanh trục người có đức này còn có những võ tướng trung

thành và những mưu sĩ tài ba Đáng nói là, trong thời đại loạn lạc, dé quy tụ lực lượngđông đảo, nhóm mưu sĩ cần tìm kiếm những huyền thoại, những giai thoại để bổ sung

cái thiên đức của minh chủ Lưu Bang trong thời đại tranh giành thiên hạ, được sử gia

sau này mô tả là con Xích Đề giết chết con Bạch Đề là Tần Thủy Hoàng.

34

Trang 38

Do nhìn ra được sự thịnh suy dap đổi của sự van động xã hội, nên có một

nhóm người cứ “tự nhiên nhi nhiên” mặc cho sự vận động thịnh suy của xã hội,

mặc cho lực lượng chính trị phân tranh, họ tìm kiếm một nơi, phần lớn là ở núi

rừng, ấn tu Nhóm này sinh hoạt dựa vào núi rừng, an ban lac dao, tim kiém tu do

trong tâm linh'.

Có một nhóm đặc biệt hơn, nắm vững những nguyên lý triết học chính trịTrung Hoa cổ đại, nắm được quy luật đắp đổi thịnh suy của xã hội, nghiên cứu vatinh thông nhiều học phái khác nhau, nhưng không hành xử theo kiểu những ngườiân sĩ thông thường Thường họ là những người “tạm ân” đợi thời, kiểu như Khương

Tử Nha, Không Minh Nắm được quy luật của sự vận động xã hội, nhìn thấu được

xu thế của lịch sử, quan sát được sự xuất hiện của những lực lượng chính trị khácnhau, họ thường ấn ở một nơi, nghiền ngẫm binh thư sách vở, chủ động tìm kiếmhoặc chờ đợi minh chủ xuất hiện Khương Tử Nha chờ Chu Văn Vuong, Pham Laitìm Câu Tiễn, Trương Lương chọn Lưu Bang, Không Minh đợi Lưu BỊ, Lưu Cơ đợi

Chu Nguyên Chương, Nguyễn Trãi tìm Lê Lợi Có một điểm chung là, về cơ bản,

tất cả những minh chủ của họ đều triệt để và tuyệt đối nghe theo, vận dụng sáchlược của ho Hay nói cách khác, trong cuộc tương tác nay, minh chủ là người được

họ sử dụng Họ nhìn ra ở minh chủ tương lai trong tiềm năng có thể giúp họ thi triển

tài năng và khát vọng của mình Nhóm này được lịch sử định danh bằng một cái tên

đặc biệt đúng tầm vóc của họ: đế vương sư (thầy vua).

Khác với minh chủ của mình, họ không đặt cho bản thân khát vọng đến vớingôi vị thiên tử Khát vọng của họ là đưa minh chủ của mình đến với ngôi vị thiêntử Khác với mưu sĩ thông thường, họ không tìm kiếm manh quan tam áo, mũ caoáo dai, phong đất phong hau Ho bỏ qua tat cả những khát vọng này Mục tiêu tốihậu của họ là bằng dấu ấn tài năng cá nhân, tạo lập trạng thái hòa bình bằng cáchtạo lập một triều đại mới, băng cách đưa minh chủ mình phò tá lên ngôi hoàng đểkhai triều Ở vi trí cao nhất, họ lưu danh với tư cách là dé sư, bậc thầy của vua chúa,người kiến tao dé chế, đưa xã hội từ trạng thái loạn thế trở về trạng thái hài hòa.

' Xem An sĩ Trung Hoa, Nxb Trẻ, 2001, tr 11 - 23.

35

Trang 39

Loại hình nhân cách này được hình thành từ sự chi phối của những nguyên lýchính trị thần học như đã chỉ ra ở trên Họ không chỉ là người nhìn ra quy luật nàymà quan trọng hơn, bằng tài năng kiệt xuất của mình, họ tác động vào xã hội bằngcách kiến tạo đề chế.

Theo chúng tôi, trong lịch sử khu vực Đông Á, trong đó khảo sát lịch sử

Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, loại người này xuất hiện liên tụctrong những thời đại loạn lạc, thời đại biến động lớn và thay đôi triều đại, họ, tứcnhững dé sư này theo hình dung của chúng tôi, trở thành một tiêu loại nhân vật đặcbiệt trong lich sử, loại hình nhân vật anh hùng dé sư Sở di chúng tôi gọi họ là tiểuloại bởi, cả anh hùng sáng nghiệp và anh hùng dé sư đều nằm trong nhóm anh hùngthời loạn, thuộc một típ lớn hơn Tiểu loại anh hùng dé sư là một típ nhỏ trong típ

lớn này.

1.2.2 Hệ tư trưởng Trung Hoa cỗ đại và sự hình thành những định hướng

lựa chọn

Mỗi hệ tư tưởng lớn trong lịch sử Trung Hoa cô đại đều hình thành một mẫu

hình nhân cách đặc thù của hệ tư tưởng mình Hệ tư tưởng Nho gia, mẫu hình tiêu

biểu là nho sĩ Hệ tư tưởng Lão Trang — Dao gia, mẫu hình nhân vật điển hình là ânsĩ Hệ tư tưởng Mặc gia, mẫu hình điển hình là hiệp sĩ.[218, tr 95-96]

Tuy nhiên, có một thực tế là, sự phân chia như trên dựa trên những đườngnét lớn Trong thực tẾ, sự dung hội, đan xen và cấu trúc trong nhau của các mẫungười là một đặc điểm nổi bật Xét đến cùng, đặc thù này xuất phát từ đặc thù củasự dung hợp của mỗi học thuyết, có nghĩa là bản thân học thuyết từ cội nguồn hình

thành là sự dung hội Trong Pháp gia có yếu tô của Lão Trang — Đạo gia, trong Nho

gia có yếu tô của Mặc gia, Âm Duong gia Sự không hoàn thiện của mỗi học thuyết

là nguyên nhân cơ bản của sự nguyên hợp nay’.

Cảng về sau, có thể tính từ thời đại nhà Hán, hệ tư tưởng xuyên suốt, đóng

vai trò nền tảng trong cả chính trị và văn hóa Trung Hoa là hệ tư tưởng Nho gia.Nho gia hóa sĩ đại phu là một đặc điểm lớn nhất tính từ thời nhà Hán trở về sau Tức

' Cả Nho và Pháp gia trong học thuyết của mình đều thiếu Ainh nhỉ Thượng và phải mượn từ các học thuyết khác.

36

Trang 40

nên tảng mang tính điểm tựa của chuẩn mực chính trị, chuẩn mực ứng xử là Nhogia Nho gia chi phối tới mọi phương diện của đời sống chính trị, văn hóa xã hội

Trung Hoa Sự hình thành nhân cách của sĩ đại phu trong xã hội Trung Hoa chịu sự

chỉ phối sâu sắc và toàn diện của hệ tư tưởng Nho gia'.

Tuy nhiên, như đã nói, cấu trúc hình thành nhân cách kẻ sĩ trong xã hộiTrung Hoa cé trung đại không chỉ đến từ Nho gia Từ thời Hán trở về sau này, ngoài

Nho, Pháp, Lão thì Phật giáo cũng chi phối quan trọng tới sự hình thành nhân cách

kẻ sĩ.

Ở trạng thái thịnh trị nhất của nền chuyên chế đánh dấu bang SỰ Cực quyền

của ngôi vị hoàng dé, sự chi phối của Nho gia đối với sự hình thành loại hình nhân

cách trong thời bình thịnh trị theo hai định hướng lớn chủ yếu sau: Một định hướng

là tiệm cận ngai vàng và một định hướng ly khai ngai vàng Định hướng vận động

tiệm cận ngai vàng là định hướng cơ bản ĐỀ tiệm cận với ngai vàng, sĩ đại phu

thường trải qua một khâu trung gian đặc biệt quan trọng là phải vượt qua được các

kỳ thi Có ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình Con đường này nếu thành công

sẽ giúp sĩ đại phu thành danh với một chức quan cụ thể Định hướng vận động lykhai ngai vàng, thường xuất hiện ở hai kiểu người Một là, kiểu người thi không đỗ,về ở ân, hoặc dạy học, hoặc thầy thuốc Một dạng khác, bất mãn với triều chính, vềở an, tìm kiếm tự do trong tâm linh Ở trạng thái này, họ tìm đến với Lão Trang

hoặc Phật giáo.

Trên đây là sự chi phối của Nho gia và các định hướng giá trị khác trong thờiđại thái bình thịnh trị Trong thời loạn, sự chi phối của Nho gia thé hiện trên mộtphương diện chính sau đây Thường ở thời loạn xuất hiện hai định hướng lớn: mộtlà ở ân, hai là tham gia thời loạn Ở định hướng thứ nhất, sự chi phối của tư tưởngLão Trang — Dao gia đậm đặc hon Ở định hướng thứ hai, sự chi phối của Nho gia,Mặc gia chỉ phối rõ nét hơn Ở định hướng thứ hai, xuất hiện hai típ người Một típngười trong định hướng vận động trở thành hoàng dé Một định hướng quân su photá cho hoàng dé tương lai.

' Dén mức thé giới thường hình dung xã hội Trung Hoa là xã hội Nho giáo Dat nước Trung Hoa là dat nước

Không giáo.

37

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w