1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

110 82 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh (BCC) Giữa Doanh Nghiệp Nước Ngoài Và Doanh Nghiệp Việt Nam - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Nguyen Mai Huong
Người hướng dẫn TS. Trân Thị Bảo Ánh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 9,57 MB

Nội dung

Hình thức này, tuy rất thuận tiện cho các nha đầu tư nước ngoài sớm triển khai ngành nghề chính của minh, khai thác được nguồn khách hàng.mục tiêu, sớm có doanh thu cũng như thử mức rủi

Trang 1

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO BỘ TƯPHÁP.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN MAI HƯƠNG

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH (BCC) GIỮA DOANH NGHIEP'NƯỚC NGOÀI VÀ DOANH NGHIEP VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐÈ

LY LUẬN VÀ THỰC TIEN

HÀ NỘI, NAM 2022

Trang 2

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO BỘ TƯPHÁP.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN MAI HƯƠNG

HOP BONG HỢP TÁC KINH DOANH (BCC) GIỮA DOANH NGHIEPNƯỚC NGOÀI VÀ DOANH NGHIỆP VIET NAM - NHỮNG VAN ĐÈ

LY LUẬN VÀ THỰC TIEN

Người hướng dẫn khoa học: TS Tran Thị Bảo Ánh

HÀ NỘI, NĂM 2022

Trang 3

LỜI CAM BOAN

Tôi xin cam đoan Luân văn là công trình nghiên cửu của riêng tôi Cac

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bổ trong bat kỳ công trình naokhác Các số liêu, vi dụ và trích dẫn trong Luân văn đảm bảo tinh chính sắc,tin cây và trung thực Tôi đã hoán thành tất cả các môn học va đã thanh toán.tất cả các nghla vu tai chính theo quy định của Đại học Luật Hà Nội

‘Vay tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Dai học Luật Ha Nội xem xét đểtôi có thé bao vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm on!

XÁC NHẬN CUA

$ NGƯỜI CAMĐOANGIÁO VIÊN HƯỚNG DAN

TS Trân Thị Bảo Ánh Nguyễn Mai Huong

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bia

Lời cam đoan.

Danh mục từ viết tat

Tinh cắp thiết của việc nghiên cứu để tài

Tình hình nghiên cứu để tài

Mục đích và nhiém vụ nghiên cửu.

Đối tượng và phạm vi nghiên cửu

Phương pháp nghiên cứu để tai

Y nghĩa khoa học và ý nghia thực tiễn của dé tai

Kết cầu của luận văn

CHUONG 1

Trang

10

ul

MỘT SỐ VĂN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐÔNG HOP TÁC KINH DOANH

VÀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VE HOP ĐÔNG HOP TÁC KINH DOANH

1 1 Một số van dé lý luận vẻ hợp đồng hợp tác kinh doanh

1.1.1 Khái niêm hợp đồng hop tác kinh doanh.

1.1.2 Đặc điểm hợp đồng hợp tác kinh đoanh

1.1.3 Ưu và nhược điểm của hop đẳng hợp tác kinh doanh

1.1.4 Phân loại hợp đẳng hợp tác kinh doanh

1.2 Lÿ luận pháp luật vé hop đông hợp tác kinh doanh

"1 ul i

14 7 19

Trang 6

1.2.1 Khái niềm pháp luật về hợp đẳng hop tac kinh doanh và nguồn luậtđiều chỉnh hop đồng hop tác lánh doanh 19

1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật vẻ hợp đồng hợp tác kinh doanh.

CHUONG 2 1THUC TRANG PHÁP LUẬT VÀ THƯC TIẾN THỰC HIEN PHÁP LUẬT

VE HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH GIỮA DOANH NGHIỆP VIETNAM VÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 172.1 Chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam

và nhà đầu tu nước ngoài 1 2.2 Hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt

3.3 Thủ tục ký kết của hop đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Viet Nam va nha đầu tư nước ngoài 33

34 Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt

Nam và nhà đầu từ nước ngoài 34

3.4.1 Về đối tượng, mục tiêu, phạm vi hoạt động dau tư lanh doanh, tiền

đô thời hạn thực hiện Hợp đẳng hợp tác kinh doanh 34

3.4.3 Về van dé giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh

Trang 7

2.4.7 Vé van dé trách nhiệm va xử lý vi phạm trong hợp đồng hợp tac

kinh doanh 65

CHUONG 3 71GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỢP ĐÔNG HỢP TÁC KINH DOANH GIỮA.DOANH NGHIỆP VIET NAM VÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 713.1 Đỉnh hướng hoàn thiên pháp luật vé hợp đồng hop tác kinh doanh

giữa đoanh nghiệp Viết Nam va nhà đâu tu nước ngoài 1 3.2 Kiểnnghĩ hoàn hiên pháp luật vé hop đồng hợp tác kinh doanh 4

3.2.1 Kiến nghị về van để hạch toán số sách và phân chia lợi nhuận trong

hợp đồng hợp tác kinh doanh T5

3.22 Kiến nghĩ vé vẫn dé nộp thuế trong hợp đẳng hợp tác kinh doanh 763.2.4 Kiến nghị về van dé xử ly vi phạm và bôi thường thiệt hại trong

hợp đồng hợp tác kinh doanh 79 3.25 Kiến nghĩ về vẫn dé quyền của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh

doanh 81

3.3 Kiến nghỉ nâng cao hiệu qua thi hành pháp luật về hợp

kinh doanh.

KẾT LUẬN §rDANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO

Trang 8

PHAN MỞ BAU

1 Tinh cấp của việc nghiên cứu dé tài

Đại hội đại biển Đăng Cộng sin Việt Nam lan VI vào năm 1986 đã cho

ra đời các chính sách déi mới đất nước vô củng hiệu quả, nhờ vậy, nên kinh tế

‘Viet Nam đã có những chuyển biển lớn vả thực sự sâu sắc Nên lánh tế kếhoạch hóa tập trung chuyển mình sang nên kinh tế thi trường, định hướng x4

hội chủ nghĩa với sự quản ly và điều tiết của nhà nước, Việt Nam nhờ đó, đã

trở thành vùng đất hứa hẹn của các nha đầu tư nước ngoài, với những ưu điểm:nủi trội so với các nước khác trong khu vực, đó chính là sự dn định về chínhtrị vả nguồn cung déi dao về nhân lực gia rễ

Để chào đón các nha đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đâu tư, đặc biệt

là đâu từ lâu dai, chỉnh phủ Việt Nam đã ban hảnh hang loạt các chính sách

vụ đổi, trợ về thuế, rót vấn đầu tư cơ sở ha ting, không ngừng hoàn thiện

chính sách đầu tư vv, từ đó tao 16 trình thông thoảng cho các doanh nghiệp

trong khu vực và trên thể giới tiếp cận thí trường Việt Nam, từ đó mang lạinhững lợi ích thiết thực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Hệ thông pháp lý của nha nước Việt Nam cũng không ngừng hoàn

thiện để kịp thời hỗ trợ lộ trình đầu tư của nhả đâu tư nước ngoài tại ViệtNam Có nhiễu hình thức đầu tư khác nhau được quy định theo Luật Đầu tư

mới nhất bao gồm hình thức đâu tư có thành lập pháp nhân mới, hình thức

đầu tu qua góp vén, mua cổ phan, phan vốn góp tại các tổ chức kinh tế, dau tư

theo hình thức hop đồng PPP và hình thức đâu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tất la hợp đẳng BCC).

Trong những hình thức đầu tư nêu trên, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn chodoanh nghiệp của minh hình thức đầu tư theo nhu cầu và phủ hợp nhất Tuynhiên, đốt với một số ngành nghề đặc thù doi hỏi giấy phép kinh doanh ngành

Trang 9

nghé có điều kiện, hình thức dau tư thông thường là thanh lập tổ chức kinh tế

và xin các giấy phép có điểu kiện có liên quan cũng như những trở ngại véphân khúc thi trường khiến không it nba đầu tư nước ngoài gip khó khăntrong việc triển khai ngành nghề ma họ mong muốn dau tư Vì vậy, để bướcđầu triển khai được loại hình kinh đoanh có điều kiện nảy ma không tiêu tốn.quá nhiêu thời gian, công sức cũng như gánh chịu nhiều rủi ro về đầu tư, các.nhà đầu tư nước ngoài thường chọn hình thức dau tư thành lập tổ chức kinh tế

‘va lựa chọn hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) để sử dụng giấyphép kinh doanh ngành nghề có điều kiện đã có sẵn của một số doanh nghiệp

Việt Nam Hình thức này, tuy rất thuận tiện cho các nha đầu tư nước ngoài

sớm triển khai ngành nghề chính của minh, khai thác được nguồn khách hàng.mục tiêu, sớm có doanh thu cũng như thử mức rủi ro về ngành nghề tại mộtthị trường mới, nhưng, pháp luật vẻ hình thức đâu tư này còn nhiễu nội dung

có thể cải thiên hơn nữa, việc cải thiện này không chỉ đơn giãn là tác đông lên

môi quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước với nhau mã đặc biệt là giữa Nha đều tư nước ngoai va doanh nghiệp trong nước trong quan hệ đâu tư

‘bang hợp đồng hợp tác kinh doanh Các quy định cụ thể vẻ hình thức, nội

dung của hop đồng hợp tác kinh doanh, hoặc các vẫn để vé dim bảo quyền lợi

cho nhà đầu tư nước ngoải, việc quan lý của các cơ quan chuyên trách v.v đều

có nhu cẩu cần được hoàn thiện để đáp ứng xu hướng mới cũng như giảmthiểu rũi ro về pháp lý phát sinh từ các vụ việc hợp tác đâu tư thông qua hình

thức hop đồng nay.

Do vậy, tác giã quyết định lựa chon van để “Hợp đồng hợp tác kinh doanh

(BCC) giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam - Những vẫn.

để lý luận va thực tiễn” lam dé tai luận văn tốt nghiệp cao học luật

Trang 10

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

‘Voi tân suất sử dụng hợp đông hợp tác kinh doanh ngày cảng cao trong

mười lãm năm trở lại đây, ngay càng có nhiều bai viết, tap chí, luận văn thạc

sỹ bản luận về chủ dé này Một số luân văn thạc sỹ viết về chủ để hop đông.hợp tác kinh doanh như "Pháp luật vé đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinhdoanh-Một số van dé lý luận va thực của tác giả Tran Thị Binh An năm

2012, “Những van dé pháp lý vẻ đâu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam” của tác giả Pham Mỹ Hương năm 2013, “Hợp đồng hợp tác kinh

doanh theo pháp Luật Dau tư Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Diệu Thuỷnăm 2016, Ngoài ra, còn có các bai viết được đăng trên các tap chi uy tín, như

ti viết “Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kính doanh viễn thông tại Việt

Nam” của tác gia Lê Kim Giang trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14/2009, trang 18-22, bai viết "Một số nôi dung mới trong pháp luật Việt Nam vẻ hop đồng hợp tác kinh doanh" của TS Nguyễn Thi Dung trên Tạp chí luật học số 11/2008

Đối với các bai viết nêu trên, tác giả đã tiếp thu được rat nhiễu nhữngkiến thức nghiên cứu về các van để của hợp dong hop tác kinh doanh Vi du,đổi với bai viết của ThS Nguyễn Thi Diệu Thuy vé “Hop đồng hợp tác kinh

doanh theo pháp Luật Đầu tư Việt Nam” năm 2016, tác giả đã tiếp cân được

các thông tin liên quan đến hoạt đông kinh doanh gém khái niệm liên quan,tưu nhược điểm của hợp đồng hop tác kinh doanh và từ do phát triển các ưunhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong mối quan hệ hợp tác giữadoanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài Đối với các bải viết của

TS Nguyễn Thi Dung, tác giả đã tiếp thu được rat nhiều các kiến thức chung

‘va cập nhật nhất liên quan dén hợp đồng hợp tác kinh doanh, về tính chất, vềchủ thể, về quan hệ đâu tư, từ đó có những nhận định riêng của tác giả trong

quan hệ giữa nha đâu tư trong nước va nhà đâu từ nước ngoài trong hợp ding

Trang 11

hợp tác kinh doanh Déi với các bài viết của TS Lê Kim Giang, tác giả đã tiếp

nhận được vô sé thông tin và kién thức thực té trong hợp đồng hợp tác kinh

doanh trong Tĩnh vực viễn thông giữa doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tưnước ngoài Những kiên thức có được từ các bai viết nay giúp tác giả có đượccái nhìn bao quát hơn về hợp đồng hợp tác kinh doanh trong những lĩnh vực.tương đổi nhạy cảm như viễn thông, thay được tam quan trọng của loại hìnhđầu tư bằng hợp đông hợp tác kinh doanh giữa các bên đầu tư để tử đó nghiên

cứu sầu hơn các văn bản pháp luật liên quan đến vẫn để hợp tác kinh doanh của các bên, nhất là giữa doanh nghiệp Việt Nam va nha đâu từ nước ngoài.

Đối với bai luận văn với dé tai "Pháp luật về đâu từ theo Hợp đồng hợp tackinh doanh - Một số van để lý luận va thực tiễn” của tác giã Trần Thi Binh

An năm 2012 và "Những vẫn để pháp lý về dau tư theo Hợp đồng hợp tác

kinh doanh 6 Việt Nam” của tác giả Pham Mỹ Hương năm 2013, tac giả cũng

tiếp thu được cic phân tích của các tác gia nay về loại hình hợp đồng hop tác

kinh doanh cũng như so sinh của các tác giã giữa hợp ding hợp tác kinh

doanh đối với các loại hình dau tư khác, qua đó tao tiên để cho những phantích về ưu nhược điểm vé đầu tư bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh giữadoanh nghiệp Việt Nam và nha dau tư nước ngoài Đổi với bai viết “Hopđồng hợp tác kinh đoanh — Những van dé lý luận và thực tiến” của ThS Đỗ

‘Minh Tuan năm 2004, tác giả kế thừa các phân tích của tác giả vẻ nội dungchủ thể, hình thức giao kết hợp đông hợp tác kinh doanh, kế thừa nội dung về

nghĩa vụ thuế, những quy định của pháp luật về nội dung của hop đồng hợp tác kinh doanh, từ đó phân tích sâu hơn vẻ các nội dung cia pháp luật mới nhất có liên quan đến loại hình hợp đồng này.

Ngoài các bai viết nêu trên, tac giả cũng tham khảo thêm các nội dung được đăng tai trên các trang web uy tin như Thư viên pháp luật, Ké toán

Trang 12

Thiên Ưng và một số bai viết khác trên các trang web chính thức cia các

công ty Luật vé các vấn để có liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh,

vân dé hợp tác kinh doanh v.v Từ đó, tác gia có những tổng kết cụ thể vàkhái quát hơn về loại hình hợp đông đặc thủ nay, nhất là trong môi quan hệ

với nhà đầu tư nước ngoài

Nhìn chung, phần lớn các bai viết néu trên chủ yếu dé cập đến các quyđịnh của pháp luật về hop đồng hợp tác kinh doanh hoặc đi sâu vào các van

để lý luận và thực tiễn của hợp đẳng hop tác kinh doanh giữa các doanhnghiệp trong nước mà it dé cập đến các van dé liên quan đến hợp đồng hop

tác kinh doanh giữa đoanh nghiệp trong nước và nhà đâu tư nước ngoài Hoặc các bai viết ngắn trên các trang web chủ yến dé cập đến một vin để nhất định của hợp đồng hợp tác kinh doanh, hoặc chủ yếu tap trung vào một số vẫn đề

‘hop tác kinh doanh giữa nha đầu tư trong nước vả nước ngoài

Vi vậy, bai luận văn nảy hướng tới mục dich tim hiểu vả nghiên cửu hop đồng hop tác kinh doanh ạt Việt Nam trong bố cảnh mới, để từ đó chỉ m những điểm tiền bô cần tiếp tục phát huy vả những hạn chế cẩn khắc phục, góp phin giúp việc đâu tư thông qua ký kết hợp đồng hop tác kinh doanh tại

'Việt Nam hướng tới mục tiêu ngảy cảng tao điều kiện thuận lợi cho các Nhàđầu tư nước ngoài đến đâu tư cũng như kiểm soát chất chế hơn các van để còn

'vướng mắc trong quả trình thực hiện hình thức đâu tư này.

Voi mục đích nêu trê

dưới đây:

"Thứ nhất, làm rõ những van dé lý luân vẻ hợp đồng hợp tác kinh doanh,

¡thế

tác giả tập trung nghiên cứu các nổi dung

- Ly luên về hợp đồng hop tác kinh doanh bao gồm các nội dung: kháiniệm vả đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh, ưu nhược điểm của hợp

đẳng hop tác anh doanh, và phân loại các hop déng hợp tac kinh doanh.

- Lý luân vé pháp luật hợp đồng hợp tác lánh doanh bao gồm các nổi

Trang 13

dung: Pháp luật đầu từ liên quan đến hợp đẳng hợp tác kinh doanh và các quy

định pháp luật thường liên quan đền hop đồng hợp tác kinh doanh khác

"Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trang pháp luật về hợp đồng hợp tac kinh doanh tại Việt Nam, đặc biết là các quy định của pháp luật có liên quan

đến hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước va nha đầu tư

Nam và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh

doanh trong thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Luận văn có mục đích để xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phápluật liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh trong mỗi quan hệ giữa

doanh nghiệp Việt Nam vả nha đầu tư nước ngoài trên cơ sở lâm rố những

vấn dé lý luận về hợp đông hợp tác kinh doanh, đánh giá thực trạng phápluật về hợp đồng hop tác kinh doanh cũng như thực tiễn áp dung tại doanh

nghiệp nước ngoài

Để dat được mục đích nêu trên, để tải đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu

chủ yêu sau đây.

~ Lâm rõ bản chất pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh,

- Lâm rõ thực trang pháp luật va thực tiễn thực hiện pháp luật về Hop

đẳng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam va Nha đầu tư nước

ngoài,

Trang 14

- Để xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện hợp đồng hop tác lanh doanh.

giữa doanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài

4 Đối trong và phạm vi nghiên cứu

Đối tương nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học pháp lý

về Hợp đẳng hợp tác kinh và thực tiễn thực hiện kinh doanh giữa doanhnghiệp trong nước va nha đầu tư nước ngoài

Do hạn chế vẻ độ dai của công trình nghiên cứu, bai luận này sẽ chỉ tập

trung nghiền cứu các nội dung dưới đây:

\Vé không gian, luôn văn nghiên cứu pháp luật Việt Nam về hợp đồng

‘hop tác kinh doanh, cụ thể giới hạn trong Luật Dau tư 2020, Bộ Luật Dân sự

2015, Luật Dat Đai 2013, Luật Lao đông 2

ý thuế 2019, Luật thuê thu nhập doanh nghiệp 2008, Luật Chuyển giao công

nghệ 2017, Luật Trọng tai thương mai 2010, Luật Thương mai 2005, một số

Luật Kế toán 2015, Luật Quan

luật chuyên ngành va cam kết quốc tế có liên quan

"Về thời gian, luận văn nghiên cửu béi cảnh chung của kinh tế sã hội

Việt Nam kế tử Luật Đâu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành đến thờiđiểm thang 6 năm 2022 Trong đó, luận văn tép trung phan lớn vào quống thờigian ké từ khi Luật Đâu tư 2020 có hiệu lực thi hảnh

'Vẻ nội dung, để dim bảo nồi dung chiéu sâu của để tai nghiên cứu, nổi

dung của luôn văn tập trung vào những quy định của pháp luật vé hợp ding

hợp tác kinh doanh, cụ thé là hợp đồng hop tác kinh doanh giữa doanh nghiệpViệt Nam và nha đầu tư nước ngoài được quy định chỉnh tại Luật Đầu tư

0 và các văn bản hướng dẫn liên quan Ngoài ra, luận văn cũng nghiên

cửu thêm các nội dung liên quan dén gop vén bảng đất đai, khía cạnh pháp lý

liên quan đến lực lượng lao động, các van để ké toán số sách, hạch toán thuế,

Trang 15

công tác chuyển giao công nghệ, xử lý tranh chap, bôi thường thiệt hai có liên

quan đến hợp đồng hop tác kinh doanh nói chung va đặc biệt là tác đông của những quy định này đổi với hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp

noha nước va nhà đầu tư nước ngoài Tử đó, đổi chiếu với thực tiễn thực hiện

hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và nhà đâu tư

nước ngoải, cuối cùng đưa ra một vai giải pháp, kiến nghị để tạo diéu kiện

‘hon nữa cũng như kiểm soát tốt hơn nữa hợp đồng hợp tác kinh doanh có tinh

chất nước ngoài.

Trong bài luận văn này, tác giã chỉ tập trung nghiên cứu các quy đính pháp luật về hợp đồng hop tác kinh doanh có liên quan đến doanh nghiệp trong nước va doanh nghiệp nước ngoài Luân văn không đi sâu nghiên cửu

và phân tích quy định của pháp luật về hợp đồng kinh doanh giữa các doanhnghiệp, cá nhân trong nước, cũng như không tiền hành phân tích các nội dung

có liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước

và nhà đầu tu là cá nhân nước ngoài Nha đầu tư nước ngoài được để cập

trong bai luận văn này sẽ được mac định giới han là doanh nghiệp nước ngoài

để có thể đi sâu phân tích hơn các tính chất đặc thủ giữa doanh nghiệp trong.nước và các đoanh nghiệp nước ngoài này khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh

doanh

5 Phương pháp nghiên cứu dé tài

Luận văn được thực hiện trên cơ sé áp dụng phương pháp duy vật biện

chứng va các quan điểm của Đảng va Nha nước vẻ hợp đẳng hợp tác kinh

doanh trong thời đại mới.

Để lam rõ van dé nghiên cứu, luận văn cũng sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể khác như sau:

Trang 16

- Phương pháp phân tích: Phương pháp nay được sử dụng nhiêu nhất

trong nội dung luân văn vả chủ yêu ở Chương 2, với mục đích phân tích các nội dung lý luận vé hợp đồng hợp tác kinh doanh Phương pháp phân tích

cũng được sử đụng để diễn giải, giải thích các luận cứ khoa học, quan điểm

của tác giã đưa ra trong luận văn nảy.

- Phương pháp so sánh: Đây 1a phương pháp được sử dung chủ yêu ở

Chương 1 va Chương 2 nhằm đưa ra cái nhìn toan diện hơn về những tiền bộ

của quy định pháp luật Việt Nam về hợp đẳng hợp tác kinh doanh so với các quy định ban hành trước đó.

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Luận văn là công tình nghiên cứu thể hiện chỉ tiết những quy định của

pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh, thực trang va tinh hình thực thipháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh, đặc biệt là giữa doanh nghiệp

trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Thông qua đó, luân văn đưa ra những giải pháp nhằm góp phần tăng cường hiệu qua của việc thực thi các quy đính

pháp luật về hop đồng hợp tác kinh doanh Dự kiến luận văn sé có những kết

quả sau day:

~ VỀ mặt khoa học: Luận văn phân tích, bỗ sung những lý luận cơ bản

về hợp đẳng hợp tác kinh doanh, phân tích dic trưng pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh và các quy đính pháp luật có liên quan.

~ VỀ mặt thực tiễn: Luận văn phân tích những bất cập, vướng mắc

trong các quy định của pháp luật diéu chỉnh hợp đồng hop tác kinh doanh, đặc

biệt lả trong quan hệ hợp tac giữa doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư rước ngoài, từ đó dé ra phương hưởng hoàn thiên pháp luật

Bai luân văn này đã kế thừa nhiễu kết quả nghiên cứu xuất sắc của các

Trang 17

công trình nghiên cửu trước đây, từ đó đưa ra những nhận định, phân tích,

đánh giá của riêng tác gia cũng như một số kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa

hệ thông pháp luật điều chỉnh hop đồng hợp tác kinh doanh.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài Phan mở đâu, Kết luận, Danh mục tai liệu tham khảo, bai luậnvăn sẽ bao gồm 03 chương như sau:

- Chương 1: Một số van dé lý luận về hợp đồng hợp tác kinh doanh

và lý luân pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật vềhợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam va Nha đầu tư

ước ngoài

-_ Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hợp đồng hop tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và nha đầu tư nước ngoài.

Trang 18

CHUONG1

MOT SO VAN DE LY LUAN VE HOP BONG HOP TAC

KINH DOANH VÀ LÝ LUẬN PHÁP LUAT VE HỢP BONG.

HOP TAC KINH DOANH

111 Một số vấn đề ly luận về hợp đồng hop tác kinh doanh.

1.1.1 Khái niệm hop đông hop tic kinh doanh

Để tiên hành hoạt đông hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức, cá nhântrong nước hoặc với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, có nhiều hình thức đểcác bên có thé xem xét thực hiện như tiền hanh thảnh lập tổ chức kinh tế haygóp von vào tổ chức kinh tế v.v, tuy nhiên để triển khai quan hệ hợp tác mộtcách nhanh gọn va để dàng, nhiều doanh nghiệp đặc biệt lựa chọn hình thức

hợp tác qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (goi tắt là BCC).

Khái niêm hợp đồng hợp tác kinh doanh lần đầu tiên xuất hiện trongLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1087!, có pham wi điều chỉnh là

quan hệ hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư Việt Nam và nhà đâu tư nước

ngoài Khi đó, hop ding hop tác kinh doanh chỉ có thể ký kết va thực hiệngiữa hai bên chủ thể, bao gồm một bên nước ngoài va một bên Việt Nam Đền.khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dau tư nước ngoai tại Việt

Nam năm 1900 ra đời, hợp đẳng hợp tác kinh đoanh là hợp đỏng hai bên hoặc

nhiều bên Khái niệm về hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực sự hoànthiện kể từ khi ban hảnh Luật Dau tư năm 2005, va sau nay là Luật Đầu tư

năm 2014 và năm 2020 Theo đó, khái niệm mới nhất về hợp đồng hợp tac kinh doanh được quy đính tại Khoản 14, Điểu 3, Luật Bau tư 2020 là “hop

đồng được ky giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi

"Nguyễn Th Dụng C022), “Sách Pháp luật vd Hop đồng trong Hương mai và đâu ác Những vẫn

“đề pháp ý cơ ban”, Nhà must bin chính trị quée gia sự thật Chương 12 vé HophopHiop đẳng hợp

te lãnh doanh,

Trang 19

nimân, phân chia sản phẩm theo quy đmh pháp luật mà không thành lập 16chức kinh tễ

(Qua định nghĩa nêu trên, có thể hiểu ring, hợp đồng hợp tác kinh doanh

là sự thôa thuận giữa các nhà đầu tư để củng góp vốn, cùng thực hiện việckinh doanh, va lợi nhuận hay sản phẩm được tao ra tử qua trình hợp tác này sé

được phân chia cho các bên liên quan nhưng lai không cân phải thành lập một pháp nhân mới như các hình thức hợp tác khác.

1.12 Đặc điểm hợp đông hop tác kinh doanh

Vẻ chủ thé của hợp đồng, chủ thé của hợp dong hợp tác kinh doanh.được dé cập trong luận văn này lả nhà đầu tư trong nước va nhà đầu tư nước.ngoải Thông thường tại Việt Nam, các chủ thé của hợp đồng này thường là

các doanh nghiệp Việt Nam với nhau, hoặc giữa doanh nghiệp Việt Nam va

cả nhân quốc tịch Việt Nam Nhưng trong phạm vi bai luận văn nảy, tác giả

để cập đến mồi quan hệ đâu tư giữa chủ thể 1a doanh nghiệp Việt Nam va nhađâu tư nước ngoài dé từ đó làm rõ những điểm nủi bật trong môi quan hệ đâu

tự trực tiép may.

'V tính chất, đây 18 quan hệ đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng,các bên trong hop đỏng hợp tác với nhau thông qua hình thức ký kết hợpđẳng và không cân thảnh lập pháp nhân Các chủ thể trong mỗi quan hệ đâu

từ này rằng buộc với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ đã được thöa thuậntrong hợp đồng, Các bên trong hop đồng vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của

‘minh khí thực hiên hợp đông này, không chiu sự can thiệp của một bên khác,

từ đó đâm bão sự linh hoạt và độc lập trong hoạt động kinh doanh của mình.

Đối với nha đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh cảng thể hiện rõ

"ưu điểm của nó bằng việc không phải thành lập pháp nhân, một hình thức hợptác tương đối đơn giãn vả chủ động cho một chủ thể chưa hoặc có ít kinh

nghiệm trong đầu tu tại một lĩnh vực mới va một thi trường mới là Việt Nam.

Trang 20

"Về nội dung của quan hệ hợp tác, các bên trong quan hệ hợp tác đâu tư

có trãch nhiệm bé vốn và công sức theo tỷ lệ nhất định tương ứng với tỷ lệphan chia lợi nhuận có được tử hợp đồng hợp tác kanh doanh Đồng thời các

bên sé cùng chia sẽ rũi ro phát sinh tử quá trình thực hiện hợp đồng Nhìn chung, dù là biên nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam hay giữa

các doanh nghiệp Việt Nam với nhau, thi các bên đều thực hiện bỏ vốn va

công sức theo các hình thức khác nhau tủy năng lực của mình.

So sảnh hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liên doanh và hợp

đẳng đổi tác công tư (goi chung la hợp đồng PPP) có những đặc điểm giốngvva khác nhau cụ thể như sau:

- Về chủ thé cửa hợp đồng, hợp đồng hợp tác inh doanh theo Luật

Dau tư 2020 không bị giới han về chủ thể Các bên trong hop đẳng có thể là

nhả đâu từ trong nước với nhau hoặc nha đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài với nhau Trong khi đó, hop đồng

PPP lại đi hỏi một bên chủ thé trong hop đồng phải là cơ quan nha nước cóthấm quyển và một bên là tổ chức tư hay các nhà đầu tư tư nhân Hợp đồngliên doanh cũng có hạn chê vé chủ thể, theo đó, trong hợp đồng liên doanh,

bất buộc phai có sự ký kết của một hoặc nhiễu nhà đâu từ trong nước với một hoặc nhiéu nhà đầu tư nước ngoài, sự tham gia của nha đầu tr trong nước là

điều kiên bất buộc để hình thảnh nên hợp đồng liên doanh Như vậy, hìnhthức Hợp đông hợp tác kinh doanh rất linh hoạt về chủ thé của hợp đồng,không giới han vé chủ thé như hợp đồng liên doanh va hợp đồng PPP

- VỀ tinh chất của hợp đồng, hợp đông hợp tác kinh doanh, hợp đồng

PPP là hình thức đầu từ trực tiép được ghi nhận trong Luật Đầu tư 2020, cụthể hợp đồng BCC là một sự thỏa thuận của các bên không bi giới hạn về chủthể dé tiến hành hợp tác kinh doanh với nhau, không thành lâp pháp nhân mới,côn hợp đồng PPP là mốt sự thoả thuân giữa các bên mã chủ thể một bên là

Trang 21

cơ quan nha nước có thẩm quyển và một bên la tư nhân, khi thực hiện dự án

phải thành lập doanh nghiệp dự an Trong khi đó, hợp đẳng liên doanh không được coi là hình thức đâu tư, mà chỉ la cơ sở pháp ly ghi nhân quan hệ đầu tư, đẳng thời, hé quả khi ky kết Hợp đẳng liên đoanh là doanh nghiệp liên doanh được thành lập

- Về nội dung của quan hệ hợp tác, nhìn ting thé, các bên trong hop

đồng déu nhằm mục đích tận dung những ưu thé của bên con lại để triển khai

dự án nhằm thu vẻ lợi nhuân phục vụ cho các mục đích khác nhau Trong hợp đẳng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh thi các bên có trách nhiệm bô

vốn và công sức theo tỷ lệ nhất định tương ứng với tỷ lê phân chia lợi nhuận

có được từ hợp ding Điểm khác biệt co bản giữa Hợp ding hợp tác kinh

doanh và hợp đồng liên doanh là hệ quả phát sinh từ hợp déng: hợp đồng hợp

tác kinh doanh không dẫn đền việc thành lập pháp nhân, hợp đồng liên doanhdẫn đến thanh lập pháp nhân để điều hành, thực hiện hoạt động kinh doanh đã

được théa thudn trong hợp đồng liên doanh

Đối với hop đẳng PPP nôi dung của quan hệ hợp tác sé liên quan đếncác van dé mang tính phát triển kinh tế xã hội, nhà nước hỗ trợ các doanh.nghiệp tư nhân về chính sách ưu đãi, về đất đai, về pháp luật, về một phẫnvấn góp v.v, đổi lại nha đâu tư tư nhân có trách nhiệm đâu tư phân vén chủyêu, nguén lực, công nghệ v.v để triển khai dự án và thu lợi nhuận, đồng thời

cũng hỗ trợ nha nước giảm gánh năng tài chính khi tién hành đầu từ ay dựng

các công trình kết câu ha tang trọng điểm

1.13 Ưu và nhược diém của hợp đồng hợp tác kinh doanh

1.13.1.UI điểm của hợp đồng hop tác kinh doanh

Nhu đã để cập ở trên, với đặc thủ là loại hình đầu tư nhanh gon, manglại lợi ích nhanh chóng cho nha đầu tư ma không cần phải trải qua thủ tụcthành lập pháp nhân phiển ha, hình thức đầu tư qua hop đồng hop tác kinh

Trang 22

khí và các khoáng săn quý hiểm hay lĩnh vực bất động sin vv, thi hình thức

đầu tư bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh phát huy thể mạnh tối đa của nó

Thứ nhất, bằng việc ký kết hợp dong hợp tác kinh doanh, nha dau tư cóthể tiết kiệm được thời gian vả nguồn lực Về thời gian, khi đầu tư bằng cáchình thức đâu tư khác, nhà đầu tư đu phải thành lập pháp nhân, hoặc lên kếhoạch từng bước gia nhập thi trường hoặc triển khai dự án và không thể ngaylập tức có được nguôn lợi nhuận thu vẻ, Hoặc trong một số trường hợp, cácnhà đầu tư có thể tân dụng giầy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện củanhau để triển khai dự án sinh lời ma không cân trực tiếp tiên hanh các thủ tụcphức tạp cho các loại gidy phép này Trong khi đó, hình thức đâu tư bằng hop

đẳng hợp tác kinh doanh chỉ đồi hôi các nha đầu tư nắm rố năng lực của mảnh

trước khi bước vào théa thuận với đối tác kinh doanh, nhanh chóng thu đượcJoi nhuận từ quan hệ hợp tác ma không cần mất thời gian vao việc thành lậpdoanh nghiép, giải thể doanh nghiệp và các thủ tục liên quan khác dén doanh

nghiệp như thông thường, Ngay cả đổi với trường hop nha đâu tr trong nước

và nha đầu tư nước ngoài ký kết với nhau, thì giai đoạn phức tạp về thủ tụcnhất chỉ là giai đoạn đăng ký giấy phép đầu tư tại cơ quan có thẩm quyển tạiđịa phương Về nguôn lực, hai bên trong quan hệ hợp tác có thể tân dụng.nguồn lực về tải chính, nhân lực, cơ sỡ ha ting hoặc quan hệ, mang lướikhách hang của đối tác để triển khai dự án ma không cần tự minh triển khai,giúp tối đa hóa các nguồn lực của doanh nghiệp minh để sinh lời ma khôngmất thêm quá nhiễu chi phí

Trang 23

chồng thử sức với thi trường qua việc ky kết hợp đồng hợp tác kinh doanh Kết quả có được từ hop đồng hợp tác kinh doanh nêu tốt sé được ghi nhận vào doanh thu của các tập đoàn đó, nếu không tốt thi các hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn đó cũng không bi ảnh hưởng.

1.13.2 Nhược diém của hợp đông hợp tác kinh doanh

Mặc dù ưu điểm của hình thức hợp tác qua hợp đồng hợp tác kinh

doanh khá nhiễu, nhưng loại hình đầu tư nay cũng mang đến những rũi ro và

tắc rỗi nhất định cho các bên tham gia hợp đông,

"Thứ nhất, việc không thanh lập pháp nhân mới cũng khiển nhiều dự án đầu tư rơi vào bé tắc Lý do là bôi, khi không có mốt doanh nghiệp độc lập, việc áp dụng các quy đính của pháp luật sé gặp nhiều khó khăn, đơn cử như

việc sử dụng con dẫu hay chữ ký vẫn sẽ thuộc về quyền của một bên, điều này

để dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý trong quá trình hợp tác Hoặc khi không có

pháp nhân độc lập, viée phân chia lợi nhuận, sử dụng những lợi thé sẵn có của

từng bên trong quan hệ hợp tác thường gặp nhiễu khó khăn, nhất là đốt vớicác nha dau tư nước ngoai, ví như họ khó tiếp cận được số sách kế toán của.đổi tác Việt Nam để thực hiện việc phân chia lợi nhuận hợp lý

Thứ hai, hình thức đâu tư bang hợp đồng hợp tác kinh doanh không théđâm bảo lợi ích lâu dai cho các nha đầu tư va thậm chí để lại những hậu quả

khó lưỡng sau khi quan hé hợp tác kết thúc Vé bản chất, hợp đồng hợp tác

Trang 24

kinh đoanh thường được ky kết để thực hiền một dự án nhất định, khi dự án

kết thúc, quan hệ hợp tác kết thúc, ngành nghề đầu tw đang sinh lời khó long tiếp tục trừ trường hop các bên ký thêm théa thuân hợp tác hoặc có phương

'trướng phát triển rõ ring tiếp theo Khi quan hệ hợp tác kết thúc, có nhiều van

để phát sinh khó lòng giải quyết triệt để như các khoản thuê, chỉ phí liên quan.giữa các bên, các cơ sỡ ha ting đã đầu từ phát triển chung, các khoản lợi

nhuận phát sinh sau khi dự án kết thúc v.v Hay thậm chi, nhiễu doanh nghiệp còn bị doanh nghiệp đối tac lợi dụng đánh cấp các bí mắt kinh doanh hoặc

mang lưới khách hàng ngay sau khi quan hệ hợp tác kết thúc

1.1.4 Phân loại hợp đồng hợp tác kink doanh

Đứng từ các góc đô khác nhau, hợp đồng hợp tác kinh doanh có thểđược phân chia thành nhiễu loại khác nhau Vé cơ bản, việc phân loại hợpđông hợp tác kinh doanh can chú ý nhất là việc phân loại về mặt kế toán như

đề cập dưới đây Phân loại về mặt kế toán có ý nghĩa quan trong trong qua trình hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể, vi đích đến cuối cùng của mọi quan

‘hé hợp tác là tôi đa hóa lợi nhuận vả giảm thiểu chi phí Mỗi hình thức hopđẳng hop tác kanh doanh khác nhau theo nguyên tắc kế toán sẽ giúp cácdoanh nghiệp, đặc biệt la nha đâu tư nước ngoài hiểu rố hơn về van để hạch

toán tai chính của doanh nghiệp mình trong méi quan hệ hợp tác

'Về vân dé hạch toán số sách kế toán va phân chia lợi nhuận, hợp đồnghợp tác kinh doanh được chia thanh ba loại là: (1) Hợp đồng hợp tác kinhdoanh theo hình thức tải sản đồng kiểm soát, (2) Hợp đẳng hop tác kinhdoanh theo hình thức hoạt đông kinh doanh đẳng kiểm soát và (3) Hợp đẳng

hợp tác linh doanh chia lợi nhuận sau thuế Trong đó, từng loại hop đẳng

được quy định tại Điều 44, Thông tư 200/2014/TT-BC ngày 22/12/2014 về

"hướng dan chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

Trang 25

quy định của Hợp đồng liên doanit

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh.

khai hoạt đông liên doanh nhưng không thảnh

lập một cơ sở kinh doanh mới Các bên có nghĩa vụ và được hưởng quyển

theo théa thuận trong hợp đồng, chi phí chung (nêu có) sẽ được phan chia cho các bên góp vốn theo tỷ lê được thöa thuận trong hop đồng, chi phí riêng phát

sinh và không được ghi nhân trong hợp đồng sé do từng bên chỉ trả

~ Hợp đồng hop tác kinh doanh theo hình thức chia lợi nhuận sau thuế,

`

đồng kiểm soát, các bên

Ja hợp đông hop tác kinh doanh mà trong đó các bên phải cử ra một bên dé

toán toàn bô các giao dịch của BCC, ghi nhân doanh thu, chỉ phí, theo đối tiêng kết quả kinh doanh của BCC và quyết toán thud

"Vẻ số lượng các bên tham gia, hop đồng hợp tác kinh doanh được chia thành năm loại là (1) Hop đồng hợp tác kinh doanh giữa hai bên, (2) Hop

đẳng hợp tác kinh doanh giữa ba bên, (3) Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa

cả nhân với cá nhân, (4) Hợp đỏng hợp tác kinh doanh cá nhân và doanh

nghiệp, (5) Hợp đông hop tác kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp 'Việc hợp đồng hợp tác kinh doanh được chia thành năm loại trên được căn cit theo khái niềm về hop đồng hợp tác kinh doanh tại Khoản 14, Diéu 3, Luật

Đầu tư 2020 va Khái niệm về Nhà đầu te theo Khoản 18, Điều 3, Luật Đâu tie

2020 Theo đó, "Hop ding hop tác kinh doanh (san đây goi là hop đồng BCC)

là hợp đồng được kị giữa các nhà đầu tục nhằm hop tác kính doanh phânchia lợi nhuận, phân chia sẵn phẩm theo quy đình của pháp luật mà khôngthành lập tổ chute kinh tê ” và “Nhà đầu tư là td chức, cá nhân thực hiện hoat

Trang 26

động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đâu tư trong nước, nhà đầu he nước ngoài

và tổ chức kinh tế có vẫn dau tư nước ngoài ” Chính từ định nghĩa trên, Hopđồng hợp tác kinh doanh có thé được phân chia theo số lượng các bên tham.gia, có thể là hợp đồng giữa hai bên, hoặc ba bên có nhu cầu hop tác kinh.doanh, có thể la hợp đông giữa cá nhân hop tác với doanh nghiệp, hop đồng.giữa doanh nghiệp với nhau, hoặc hop đẳng giữa nha đầu tư nước ngoài với

nhà đầu từ trong nước, hoặc hop đẳng giữa các nha dau từ nước ngoài, hay

giữa nha dau tư trong nước với nha đầu tư nước ngoải

1.2 Lý luận pháp luật về hợp đông hop tác kinh doanh.

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hợp đồng hop tác kink doanh và nguén

Init điêu chink hợp đồng hợp tác kinh doanh

Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh là tổng hợp các quy phạm

pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhân, diéu chỉnh các quan hệ

trong hợp đồng hợp tác kinh doanh Pháp luật vé hợp đồng hợp tác kinh

doanh có vai trỏ quan trong trong việc điều chỉnh các vấn dé có liên quan trong một hợp đồng hep tác kinh doanh, một loại hợp đồng được coi như một hình thức đâu tư giữa các bên gồm doanh nghiệp, cá nhân trong nước với nhau, hoặc doanh nghiệp hay cả nhân nước ngoài với doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam.

Pháp luật về đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm các nội

dụng chủ yêu sau đây.

- Quy định về chủ thể của quan hệ đâu tư theo hop đồng hop tắc kinh.doanh tại tại khoản 1 và khoăn 2, điều 27, Luật Dau tư 2020 quy định cụ thể

về chủ thể của hợp đẳng gồm ba trường hợp đó 1a: (1) giữa các nba đầu tưtrong nước với nhau, (2) giữa nha dau tư trong nước với nha dau tư nướcngoài, vả (3) giữa các nha dau tư nước ngoài với nhau

- Quy định về quyển đầu tư theo hợp đẳng hợp tác kinh doanh: các nhà

Trang 27

Anh là “Contractual Joint Ventures”, trong đó, các bên chỉ đơn gin la hợp tac

với nhau để thực hiện du án nhất định theo những thoả thuận trên hợp đồng.Hay trong pháp luật của các nước thuộc hệ Anh-Mỹ cũng có quy định về vai

để hợp danh, theo đó, hình thức hợp danh la việc tổ chức hoạt đông kánhdoanh của các chủ thé, đông sở hữu dé thu lợi nhuận Cu thể, điểm f, khoản 2,Điều 101 Luật mẫu về quan hệ hop danh năm 1907 (Uniform Partnership Act)

‘thi “Quan hệ hợp danh là một nhóm gồm hai hay nhiều thể nhân để thực hiệnhoạt động kinh doanh với tư cách lả những đồng sở hữu để thu lợi nhuận”

Hay tại Điều 1, Chương 39, Luật hợp danh của Anh năm 1890 Partnership

Act) quy định: "Hợp danh là mốt quan hệ được tao lập giữa các thể nhân cũngthực hiện hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận” Tại Trung Quốc,

luật pháp nước nay cũng quy định về hình thức hợp tác kính doanh hay còn gọi là hợp tác kinh doanh theo thoả thuận”, theo đó, có hai hình thức hợp tác giữa các bên theo hợp đồng để thực hiện các quyển và nghĩa vụ có liên quan,

ao gồm (1) hợp tác thành lập doanh nghiệp để hợp tác quan lý kinh doanh

toán diện theo hợp đồng và (2) hợp tác nhưng không thánh lập doanh nghiệp,

Nguyen Thi Dạng (022), “Sách Pháp hut về Hop đẳng rong thương mei và đầu ac Những vẫn

“đề pháp ý cơ bốn”, Nhà must bin chính trị quée gia sự thật Chương 12 vé HophopHiop đẳng hợp

te lãnh doanh,

Trang 28

trong đó mỗi bên tự sử dụng tư cách pháp lý độc lập của mình để hợp tác trên

một hoặc một vài phương diện nhất định trên hợp đồng,

Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật điều chỉnh các quan hệ vé hợp đẳng

hợp tác kinh doanh được quy định trong nhiễu văn bản pháp luật khác nhau:

- Hop đồng hop tác kinh doanh là một hình thức đầu tw theo hợp

đồng, nên hệ thống nguồn luật hiện hành điều chỉnh chính của hop đồng

hợp tác kinh doanh là pháp luật vé hợp đồng (B6 luật Dân sự 2015) và

pháp luật về đâu tư (Luật Đâu tư năm 2020 va Nghị định 31/2021/NĐ-CP

‘van hành ngày 26/03/2021 quy định chi tiết và hướng dan thí hành một số

-Luật Giá năm 2012 (Luật Giá có 5 Chương, bỗ sung thêm 1 Chương

vẻ giá, bình én giá và định gia đối với hàng hóa, dịch vu do nha nước địnhgiá) Để mục Giá được pháp điển tử 80 văn bản quy pham pháp luật gồm:Luật Gia năm 2012, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy địnhchủ tiết thi hành một số điều của Luật Giá vẻ thẩm định giả; Nghỉ định số171/2013/NĐ-CP của Chỉnh phủ quy đính chỉ tiết va hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật Giả

-Luật Cạnh tranh 2018 và Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh 2018

-Luật Thương mại 2005

Trang 29

12.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đông hợp tác kinh

doanh 1.2.2.1 Chủ thé của hop đồng hợp tác kinh doanh

Các nhà đầu tư trong và ngoài nước là chủ thé của hop đông hợp tackinh doanh Nhà đâu tư co thể là tổ chức hoặc cá nhân trong nước, nước ngoàihoặc tổ chức kinh tế cỏ vin đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động kinhdoanh đầu tư Các nhà đâu tư có thể hợp tác song phương hoặc đa phương khiicy kết và thực hiện hợp đông hợp tac kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, củng

có lợi Tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nha đầu tư nước ngoài,thuộc sở hữu nhả nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của

hợp đồng hợp tác kinh doanh,

6 Việt Nam, Luật Đâu tư năm 2005 cho đến quy định của Luật Đâu tưtiện hảnh, chủ thể của hợp đông hợp tác kinh doanh không giới hạn một bên

phải là nhà doanh nghiệp trong nước với nhau

hoặc nha đầu tư nước ngoải với doanh nghiệp trong nước

u từ nước ngoài ma có tÌ

Trong luận văn này, tác giả chỉ dé cập đến chủ thể là nha đầu tư nước

ngoài và doanh nghiệp Việt Nam trong hợp đồng hợp tac kinh doanh:

1.2.2.2 Nội dung cơ bản của hợp đằng hop tác Kinh doanh

Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm các thỏa thuận vé

vấn dé hop tác giữa các bên trong hợp đồng, Các bên khi tham gia hợp đồng

‘hop tác kinh doanh vẫn sẽ nhân danh chính minh để thực hiện các quyền và

nghĩa vụ liên quan Hình thức đầu tư bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh được

yêu thích và lựa chọn bởi nhiêu đoanh nghiệp chỉnh bởi lợi thế không cẩn

thành lập pháp nhân mới của nó.

Hop đông hop tác kinh doanh cũng giống như nhiễu loại hợp đồng dan

Trang 30

sự khác, tôn trọng thoả thuận và cam kết giữa các bên” Tuy nhiên, Luật Dau

tư 2020 cũng quy định một số nội dung bắt buộc phải có trong một hợp đồnghợp tác kinh doanh, bao gồm chủ thé của hợp đồng, các thông tin liên quanđến chủ thể như địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư, quy

định vẻ các hạng mục dong gop giữa các bên, tỷ lê phân chia lợi nhuận có

được từ hợp đồng hợp tác kinh doanh, tiền trình thực hiện hợp đồng cũng nhưthời gian thực biên cụ thể, các quyển và nghĩa vụ của các bên khi tham giahop đồng, các van dé về sửa đổi, chuyển nhượng, châm ditt hợp dong, các van

đề vẻ vi phạm hợp đồng và giãi quyết tranh chấp,

Những quy định của pháp luật vé nội dung của hợp đẳng hợp tác kinhdoanh nhìn chung van giữ những nôi dung cơ ban qua các thời kỳ, không quyđịnh quá kỹ để các bên trong quan hệ đầu tư được chủ đông thỏa thuận miễn.sao những vẫn để khung của hợp đồng được đăm bão theo quy định của phápluật cũng như không vi pham bat ky điều cắm nao

1.2.3 3 Hình thức của hợp đẳng hop tác kinh doanh

Hình thức hợp đồng là cách thức thể hiện của hợp đồng để ghi nhận sựthöa thuận của các bến trong hợp đồng, Các bên có thể thỏa thuận vẻ hìnhthức của hợp đồng bằng lới nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể Hình

thức của hop đẳng lé cách thức thể hiện sự thöa thuên của các bên Khi các

bên thoả thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất định, thi hợp đồng

được coi là đã giao kết khi đã tuần theo hình thức đó.

Hình thức của hợp đồng là cách thức biểu hiện ra bên ngoải của nhữngnội dụng của nó đưới một dang vật chất hữu hình nhất định Theo đó, nhữngđiều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải được thể hiện ra bên ngoài.đười một hình thức nhất định, hay nói cách khác hình thức của hợp đồng là

theo Hop đồng”, Giáo tinh Laat Dan te, Trường Dai

"ương IV về Din tr tate Hấp theo

"Bùi Ngọc Curing C011), "Đầu te mực

"học Luật Ha Na, Nhà muấtbản Căng an hin din, Mục

Hop đồng,

Trang 31

phương tiện để ghi nhận nội dung ma các chủ thé đã xác định Tùy thuộc vào.nội dung vả tinh chất của tửng hop déng cũng như tủy thuộc vao uy tín, độ tincây lẫn nhau mA các bên có thé lựa chọn một hình thức nhất định trong việc.giao kết hop đồng tùy từng trường hợp cụ thể Đối với từng hình thức, nộdung cụ thé như sau:

- Hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói Thông qua hình thứcnay các bên chỉ cén thỏa thuân miệng với nhau vé những nội dung cơ ban của hợp đồng

- Hình thức viết giao kết hợp đồng bằng văn bản Cac cam kết củacác bên trong hợp ding sẽ được ghi nhân lại bằng một văn ban Trong văn

‘ban đó các bên phải ghi đẩy đủ những nôi dung cơ bản của hợp đồng va cũng

ký tên xc nhân vào văn bản, thông thường hợp đồng được lập thành nhiều

‘ban và mỗi bên giữ một bản.

- Hình thức khác giao kết hợp đông bằng hành vi ngoài những hình

thức nói trên, hợp đông có thể thực hiện bằng các hình thức khác như bằngcác hành vi (ra hiệu, ra giầu bang cử chỉ cơ thể ) miễn là những hành vi đóphải chứa đựng thông tin cho bên kaa hiểu và thoả thuận giao kết trên thực tế

Nhu vậy, trong Chương | của bai luận văn nay, tác giả đã trình bảy về

ú van dé lý luận về hợp đồng hợp tác kinh doanh va lý luận pháp luật về

hop đồng hop tac linh doanh Trong đó, tác gid đã nếu khái niêm, đặc điểm,

tu nhược điểm, phân loại và các lý luân pháp luật vẻ Hop đẳng hợp tác kinh.doanh Vé khải niệm, hợp đồng hop tác kinh doanh 1a sự thỏa thuận giữa các.nha đầu tư để cùng góp vốn, cùng thực hiện việc kinh doanh, và lợi nhuận haysản phẩm được tạo ra từ quả trình hợp tác này sẽ được phên chia cho các bên

liên quan nhưng lại không cẩn phải thành lập một pháp nhân mới như các

tỉnh thức hợp tác khác Về đặc điểm, tác giả nêu ra những đặc điểm chung vềchủ thé của hợp đồng, vẻ tinh chất của hợp đồng, về nội dung của quan hệ

Trang 32

hợp tắc, đồng thời so sinh hop đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liêndoanh va hợp đông đối tác công tư PPP để nêu bật những thé mạnh riêng của.loại hợp đồng BCC này Về ưu nhược điểm của loại hợp đồng các wu điểmnhư 1a loại hình đầu tư nhanh gọn, mang lai lợi ich nhanh chóng cho nha đầu

từ mã không can phãi trải qua thủ tục thành lập pháp nhân phiên hả, dng thời,

trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bến trong hợp đồng thực hiện quyển

và ngiĩa vụ của mình với tư cách pháp lý độc lập, nên hoạt động hợp tác sé

chủ động, lính hoạt, không gây anh hưởng đến các ngạch kinh doanh khác của

mỗi doanh nghiệp trong quan hệ đâu tư Trong khi đó, nhược điểm sẽ là việc

không thành lập pháp nhân mới cũng khiển nhiêu dự án dau tư rơi vào bể tắc,đồng thời, hình thức đầu tư bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh không thé đảm

‘bao lợi ích lâu dai cho các nha đầu tư và thậm chi để lại những hậu quả khó.lường sau khí quan hệ hợp tác kết thúc, Vé việc phân loại hợp đẳng hợp tác

kinh doanh, tác giã tiên hành phân loại hợp đồng kinh doanh theo vẫn để hạch.

toán số sách kể toán và phân chia lợi nhuận va theo số lượng các bên tham gia

'V lý luên pháp luật của loại hình hợp đồng này, tác giả đưa ra khái niệm

pháp luật vé hợp đồng hop tác kinh doanh, theo đó, 1a tổng hợp các quy phạm

pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điểu chỉnh các quan hệ

trong hợp đồng hợp tác kính doanh Về nguồn luật điều chỉnh, tác giả cingtrích dan một số luật điều chỉnh với loại hợp đồng nay trên thé giới như pháp

Tuật của tổ chức thương mai thé giới, pháp luật thuộc hé Anh-Mỹ, pháp luật

tại Trung Quốc Tiếp dén, tac giả đã liệt kê các pháp luật điều chỉnh quan hệ

hợp đồng hop tác kinh doanh tại Việt Nam như Bộ luật Dân sự 2015 và pháp

tuật về đầu tư (Luật Đâu tư năm 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP ban hànhngày 26/03/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Đầu tu) Ngoãi ra, còn có một số pháp luật có liên quan khác như Luật

Đất dai, Luật Kế toán, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật giá, Luật canh tranh,

Trang 33

Luật Thương mại v.v Về nội dung cơ bản của hợp đẳng hợp tác kinh doanh,

tác giã cũng đã bàn vẻ van dé chủ thể của hợp đẳng, nội dung cơ bản vả hình.

thức của hợp đẳng này

Trang 34

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIEN THỰC HIEN

PHAP LUẬT VE HỢP BONG HỢP TÁC KINH DOANH GIỮA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.

2 ê hợp đồng hop tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt

‘Nam va nhà đầu tư nước ngoài

Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng được quy định tại

Khoản 1, Điều 504 của Bộ luật dân sự 2015 với nội dung diéu khoản là Hợp

Trong khi đó, tai luật chuyên ngành là luật đầu tư, ma cụ thé lả Luật

Đầu tư năm 2020 va Nghỉ định 31/2021/NĐ-CP ban hành ngày 26/03/2021

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tu, thi chủ.thể của hợp đông hợp tác kinh doanh được quy định chỉ tiết cụ thể hơn

, điều 27, Luật Đâu tư 2020 quy định cụ

thể về chủ thể của hợp đông gém ba trường hợp đó 1a: (1) giữa các nhà dau tưtrong nước với nhau, (2) giữa nha dau tư trong nước với nha dau tư nướcngoài, vả (3) giữa các nha dau tư nước ngoài với nhau

Nour vay, chủ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh trong pháp luậttiện hành thể hiện sự tự do của các bên trong quan hệ hợp tác kinh doanh, tôntrong quyên về đầu tư của nha đầu tư nước ngoải và nha đầu tư trong nước

Trang 35

Trong khi đó, pháp luật về đâu tu nước ngoài từ rất lâu trước đây có sự hạn

chế nhất dinh về chủ thé của hợp đồng hop tác kinh doanh Ví du, trong quy.định tại Khoản 5, Điều 2 của Luật Đâu tư nước ngoai năm 1987, cụ thể “Hopđông hop tác Ranh doanh" là văn bản lý giữa Bồn nước ngoài và Bên ViệtNam về hop tác kinh doanh ”, thì luật quy đính hợp đồng hợp tác kinh doanh1A hợp đồng song phương gêm bên Việt Nam-va bên nước nguôi, cin’ taiKhoản 3, Điển 1, Luật Đâu tư nước ngoài năm 1990, thì hợp đồng hap tac

kinh doanh được ký kết dưới nhiều hình thức như hai bên hoặc nhiễu bến

nhưng một bên trong hợp đồng vẫn phải lả nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể

“Hai bên hoặc nhiều bên được hop tác kinh doanh trên cơ sở hop đẳng hop

ác kinh doanh nine hop tác sản xuất chia sản phẩm và các hình thức hợp tác

anh doanh khác ” Đên Luật Bau tư nước ngoài năm 1996, chủ thể hợp đẳng

hợp tác kinh doanh cũng duy tri nội dung vẻ chủ thể như Luật Đâu tư nướcngoài năm 1990, Sau đó, tai Khoan 16, Điều 3, Luật Bau tư 2005 và Khoản 9,Điều 3, Luật Dau tư năm 2014, hop đẳng hợp tác kinh doanh quy định chung

về chủ thể của hợp đồng là Nha đâu tư, cụ thé: “Hop đồng hợp tác kinhdoanh (san đập gọi là hop đồng BCC) là hop đồng được ky giữa các nhà đầu

tự nhằm hop tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm makhông thành iập tổ chức kinh tế” Như vậy, từ sau khi Luật Đâu tư 2005 ra đờicho đến nay 1a Luật Dau tư 2020, chủ thể của hợp dong hợp tác kinh doanh da

không còn bị giới hạn hoặc là Bên nước ngoài với B én Việt Nam, hoặc là giữa

‘hai hay nhiều bên chung chung, ma có sự đa dạng va cụ thé hơn nhiều về chủthể của loại hop dong nay, đó chính lả chủ thé “Nha dau tư” nói chung

Điểm a, Khoản 1, Điều 28 Luật Dau tư 2020 quy định cụ thể vẻ đối

tương thực hiện hợp đồng và các thông tin liên quan đến các đổi tượng nảy.

Theo đó, hop đẳng BCC cần có “Tôn địa chỉ người đại điện có thâm quyềncủa các bên tham gia hop đồng; địa chỉ giao dich hoặc địa điểm thực hiện đực

Trang 36

án đầu he” Nội dung tại điều này về cơ ban tương đông với quy định về hopđông dân sự khác, tuy nhiền, nha đâu tư, đặc biết là nha đâu tư nước ngoàicần chủ ý vé nội dung địa chỉ giao dich hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư.Khác với hợp đồng dân sự thông thưởng, hop đồng hop tác kinh doanh đượcthực hiền giữa các bên trong hợp đồng bing việc sử dụng tải nguyên có sẵncủa từng bên trong môi quan hệ hợp tác, có thể 1a dat đai, là nhà xưởng, lagiấy phép hay 1a cơ sở hạ ting có liên quan, vi vay, các bên trong hop đồng vađặc biệt là nha đâu tư nước ngoài can phải chú ý đến nội dung nay để tránh.trường hợp khi đăng ký Giây chứng nhận dau tư tại cơ quan có thẩm quyền bithiểu sửt wa tã lại hệ sơ Việc quy định cụ thể vẻ địa chủ: giao địch hoặc diađiểm thực hiện dự án đâu tư, đứng tử góc đô của nhà đầu tư nước ngoài, là vô

cùng hop lý, vi trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên, nội dung về

địa điểm giao dịch hay địa điểm thực án dự án đầu tư sẽ giúp các cơ quan cóthấm quyền xác định được trách nhiém của các bên khi tham gia hợp đồng,thường thấy là trách nhiệm của bén doanh nghiệp Việt Nam vé tính hợp pháptrong quyển sử dụng đất, tinh hợp pháp trong giấy phép kinh doanh (nhat làđối với những ngành nghề có điều kiện) vv

Việc hợp tác kinh doanh theo hợp đẳng hợp tác kinh doanh giúp các

doanh nghiệp Việt Nam tận dung được lợi thé của minh vé đắt đai, giây phép,

tải nguyên hoặc wu đối đâu tư và nha đâu tư nước ngoai tân đụng được tru thé

vẻ công nghề, vốn v v, tuy nhiên, các bén cũng sẽ phải gánh chịu những rồi ro

nhất định về quyền và nghĩa vụ khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hop đông hop tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và hha dau

‘tu nước ngoài có thể có mii ro liên quan đến chủ thể ký kết hợp đông, Đối vớichủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh là tổ chức thi thực tế có nhiều hợp đông.được ký bởi người không có thẩm quyên như Không phải la người đại điện

theo pháp luật, không được ủy quyển hoặc là người đại diện theo pháp luật

Trang 37

nhưng không có thẩm quyển ký kết Bên cạnh đó, tranh chấp có thể do Người

ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy quyển hợp pháp

nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền Diéu nay dẫn đếnnhững tranh chấp bởi khi hợp đồng được ký bởi người không co thẩm quyềncủa doanh nghiệp về nguyên tắc sẽ vô liệu Tùy tửng trường hợp cụ thé mà

‘hop đồng có thể vô hiệu toản bộ hoặc vô hiệu một phan Khi do sẽ ảnh hưởng,nghiêm trọng đến quyển lợi của các bên còn lai Ngoài ra, đối với Hop đồng

hợp tác kinh doanh cẩn xét dén năng lực vẻ tải chính, năng lực thương mai, năng lực vé kỹ thuật, năng lực vé chuyên môn của đổi tác để phù hợp với hoạt

động hợp tác đầu tư kinh doanh, han chế những tranh chấp đáng tiếc xảy ra DEphòng ngừa rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh đoanh do chủ thé hợp đông, cácchủ thể cần xem xét đó lả (1) Trước khi giao kết hợp đông cần phải kiểm tra.trong Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá tri pháp lýtương đương để xem ai la người đại diện theo pháp luật, có thẩm quyền ký kếthợp đồng không? (2) Yêu cầu cũng cấp Văn bản ủy quyên cho nhân viên khí

giao dich hoặc người ký không phải người đại diện theo pháp luật và kiểm tra trong giấy ủy quyên xem người ký có thuộc pham vi được ủy quyển không (điều

kiện ủy quyển, quyển của người được ủy quyên) (3) Xem sét ngành nghề kinh

doanh cũng như năng lực tai chính, nhân sự của bên đổi tác.

Nhin chung, chủ thể trong hợp dong hợp tác quy định tại Bộ Luật Dan

sư 2015 chi đơn thuân đề cập đến cá nhân hoặc pháp nhân có nhu câu hợp

tác với nhau để phân chia lợi nhuận và cùng chiu trách nhiệm, chứ không

nhân mạnh khái niêm là nhà đầu tư như trong Luật Đâu tư 2020 Bộ Luật Dân sự là bộ luật chung, là cơ sở cho các luật chuyên ngành khác, vì vây,

điều khoản vẻ hợp đẳng hop tác trong Bộ Luật Dân sự chỉ quy định chungchung chủ thể của quan hé hop tác là pháp nhên hoặc cá nhân ma không nêuhẳn 1a nhà đầu tư như trong Luật Đâu tư, nhưng xét về bản chat, thi vai trò

Trang 38

và quan hệ của các chủ thé trong hai Luât Bau tư 2020 va Bộ Luật dân sự

2015 là giống nhau, đó 1a: (1) củng là môt bên trong quan hệ hợp tác kinh

doanh theo hình thức hợp dong, (2) cùng bỏ von, công sức, tai sản để triển

khai dự an nhằm thu loi nhuận, (3) cùng gánh chịu rủi ro vả củng phân chia lợi nhuận có được từ quan hệ hop tác.

‘Voi tinh chất tương đồng nay, có thể lý giải được tại sao trong Luật

Đầu tư, khí các doanh nghiệp trong nước hợp tác đầu tư với nhau theo hình

thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì quan hệ hợp tác của các chủ thể đó séđược điều chỉnh bai bộ luật dân su, vi bản chất của quan hệ này chính là quan

hệ dân sự Nhưng khi có sw tham gia của một bên chủ thể là nha đầu tư nướcngoài, luật điều chỉnh sẽ là Luật Đâu tư, và các chủ thể trong hợp ding hợptác kinh doanh có yếu tổ nước ngoài sẽ phải chú tâm hơn đến các quy địnhcủa Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn có liên quan, thay vì đối chiếu.theo Bộ Luật Dân sự như đối với các chủ thể trong nước

2.2 Hình thúc của hợp đổng hợp tác kinh doanh giữa doanh.

nghiệp Việt Nam và Nhà đầu te nước ngo:

Hình thức của hợp đồng hợp tác quy đình tại khoản 7, Điều 101 Luậtmẫu về quan hệ hợp danh năm 1997 (Uniform Partnership Act) của Hoa Kyđược quy định như sau: “Hop đồng hop tác được got là hop đồng bằng cácành thức văn bản, lời nói hoặc hãnh vi giữa các bên liên quan đến quan lêhop tác, bao gồm cd phụ lục của hợp đẳng này.” Trong Luật hợp danh củaAnh năm 1890 (Partnership Act 1890) không quy định vẻ hình thức của hợpđẳng ma theo đó sẽ đổi xử với các bên trong hợp đẳng tương đương nhau vềquyển đối với lợi nhuận, ra quyết định và trách nhiệm có liên quan như quy.định tại Diéu 24 Luật nay Ở Trung Quốc, Luat Doanh nghiệp vé hop tác kinh

doanh giữa doanh nghiệp trong nước và nha đâu từ nước ngoai của Công hoà

nhân dân Trung Hoa va Quy định hướng dẫn chỉ tiết về Luật Doanh nghiệp về

Trang 39

hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước vả nhà đầu từ nước ngoái

của Công hoa nhân dân Trung Hoa, sửa đỗi lẫn 2 vao ngày 1/3/2017 cũng cóquy định tại Dieu 3, Chương 1 về Quy tắc chung rằng: “Các doanh nghiệphop tác thực hiện triển khai nghiệp vụ, tiễn hành hoạt đông quản If kinhdoanh trong phạm vì điều lệ, hợp đồng thod thuân của doanh nghiệp hợp tác

đã được phê dhyệt mà không chin sự can thiệp của bắt kÿ 18 ciuức hoặc cánhân nào” Như vay, có thé hiểu rằng, trong pháp luật của nước nay vẻ hop

đẳng hợp tác kinh doanh, các bén buộc phải thành lập hợp đỏng bằng văn bản

‘va xin các cơ quan có thẩm quyển phê duyệt trước khi tiền hành hợp tác

Hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luat Bau tư 2020 là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đâu tư trong nước hoặc giữa nhà đầu tư trong nước với nha đâu tư nước ngoải với một số nối dung chủ yên được quy

định tai Điều 28 của Luật nảy Tại Khoản 2, Điều 504 Bộ Luật Dân sự, hợp

đẳng hợp tác cũng được quy đính rõ phải lập thành văn bản Như vậy, dựa

trên quy định pháp luật có liên quan vẻ hợp đồng hợp tác, thi hợp đồng hợptác kinh doanh giữa các nhà dau tư, đặc biết giữa nha đầu tư trong nước vànhả đầu tư nước ngoai phải lập thành văn bản, và hợp đẳng này sẽ la cơ sở đểnhả đầu từ nước ngoài tiên hành đăng ký Giầy chứng nhân đăng ký đâu tư cho

dự án của mình với doanh nghiệp Việt Nam.

Như vay, ở Việt Nam theo quy định của pháp luật, hợp đồng hop tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam va nhà đầu tw nước ngoải là một hợp

đông phức tạp với nhiêu nội dung liên quan đến toản bộ dự án Việc thể hiện

các théa thuận của các bên trong quan hé hợp tác kinh doanh qua dạng vat chất hữu hình nhất định la hợp đông, sẽ giúp cho hình thức đầu tu theo hợp

đẳng hợp tác kinh doanh sé trở nên rõ rang, đễ rang buộc đối với các bên va

để dang quan ly hơn cho các cơ quan nha nước có liên quan Vì hợp đồng hợptác kinh doanh liên quan tới nhiễu vẫn để phức tap như tải sin, vốn góp, công

Trang 40

sức các bên, công nghệ chuyển giao, phân chia loi nhuận, trách nhiệm nộpthuế v.v nến các hình thức giao kết bằng lời nói, hành vi đều la những hìnhthức không thể chuyển tai hết nôi dung của loại hình hợp tác đầu tư này Hìnhthức văn bản lê hoàn toàn thích hop với hợp đỏng hợp tác kinh doanh, vì cácchủ thể chi rang buộc với nhau về quyên vả nghĩa vụ trong một thởi gian nhất

định của hợp đồng, Do vay, nếu sác lập dưới hình thức lời nói hoặc hảnh vi, hợp đồng đó sẽ không bão dim được tốt nhất quyên và loi ích hop pháp của

các bên, để xây ra tranh chấp và khó chứng minh tại cơ quan tổ tụng khi

quyền lợi cia một hoặc cả hai bên bị xâm phạm.

23 Thủ tục ký kết của hợp đẳng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tr nước ngoài.

Theo quy định tai khoản 2, điều 27, Luật Đâu tư 2020, thì “ Hop đẳng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tw nước ngoài

hoặc giữa các nha đâu từ nước ngoai thực hiện thủ tục cấp Giầy chứng nhậnđăng ký đâu tu theo quy định tại Điều 38 của Luật này Trong khi đó, cũng tại

quy định tại khoăn 1, điều nay, doanh nghiệp trong nước khi ky hop đẳng hợp tác kinh doanh với nhau không cân phải tiến hành đăng ky.

Việc đăng ký Giây chứng nhận đăng ký dau tư là một điểm nhấn.quan trong nhằm phân biệt loại hình hợp đồng hop tác kinh doanh có yếu tổ

nước ngoài Việc nhà đâu từ nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam, đứng trước

những rủi ro có liên quan, pháp luật tuy that chat quy định bằng việc yêu cầucác nhà đầu tu này tiên hành đăng ký giây chứng nhận đăng ký đầu tr, nhưngtheo quan điểm của tác giả, đây là một hình thức đâm bảo quyển lợi cho các

nhà đầu tư có mong muốn lâm ăn nghiêm túc và thử sức trước với thi trường

Việt Nam Bởi khí tiến hành đăng ký Giấy chứng nhân đăng ký đầu tư chohoạt đông đâu tư bằng hop đồng hợp tác kính doanh, cũng đồng nghĩa với

việc các vẫn dé pháp lý cơ bản từ doanh nghiệp Việt Nam va doanh nghiệp

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w