1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Chính trị học: Phong cách lãnh đạo dân chủ của cán bộ lãnh đạo cấp xã ở Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh

199 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài.........................-----¿-2-22EEE222+12E22111122227211111122.2211111cEErrye. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU.......................-- ¿+ 7+5 5+ +t+t+t+k+texexererersrreerersre 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................-----22©22+e++22E+EettEEEEertrrrrerirrrrrex 8 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghién CỨU.............................--¿- - 5555 x+exexexsxsrsrxe 8 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án..........................---¿2£+E22zz++2222cc+zzer 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn................................- +2EEEE+++++2EEEEEEEe2E.2EEEEL.eerrrre 9 7. Kết cầu luận án.........................---22+++22EEE+++++2222211121221222211111222211112 2222111 .ce 10 (8)
  • CHUONG 1. TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU LIEN QUAN 00900007777 (15)
    • 1.1. Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo dân chủ Hồ Chí Minh (15)
    • 1.2. Nghiên cứu vận dụng phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh vào xây dựng (25)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài . -¿-2-22EEE222+12E22111122227211111122.2211111cEErrye 4 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU . ¿+ 7+5 5+ +t+t+t+k+texexererersrreerersre 7 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . -22©22+e++22E+EettEEEEertrrrrerirrrrrex 8 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghién CỨU ¿- - 5555 x+exexexsxsrsrxe 8 5 Đóng góp mới về khoa học của luận án -¿2£+E22zz++2222cc+zzer 9 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - +2EEEE+++++2EEEEEEEe2E.2EEEEL.eerrrre 9 7 Kết cầu luận án . -22+++22EEE+++++2222211121221222211111222211112 2222111 ce 10

vì dân, vì nước Là lãnh tụ của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có nhiều năm nắm giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Người đã để lại cho Đảng ta và dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức vô giá và một phong cách lãnh đạo mẫu mực.

Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những giá trị đặc trưng mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, được thể hiện sinh động trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Trong phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh, phong cách lãnh đạo dân chủ là đặc điểm nổi bật, có ý nghĩa sâu sắc đối với cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo Coi trọng quyền là chủ và làm chủ của nhân dân, luôn xuất phát từ lợi ích của nhân dân là nguyên tắc bat di bất dich trong quan niệm của Hồ Chí Minh Nguyên tắc này được thể hiện sinh động trong quá trình Người lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước Điều này tạo nên phong cách lãnh đạo dân chủ day tính thiết thực và hiệu quả ở Hồ Chí Minh.

Phong cách lãnh đạo dân chủ Hồ Chí Minh chính là khuôn mẫu chuẩn mực để cán bộ, đảng viên noi theo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng, làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đôi với làm” [45, tr.310] Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, các cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải học tập và đổi mới phong cách làm việc theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đã khăng định: “Tiếp tục đây mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tô chức đảng, các cấp

4 chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vi gắn VỚI chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống và những biểu hiện

“tự diễn biến”, “tự chuyền hóa” trong nội bộ” [47, tr.202] Những nghiên cứu về phong cách lãnh đạo nói chung và phong cách lãnh đạo dân chủ Hồ Chí Minh nói riêng hiện nay vẫn còn hạn chế Việc nghiên cứu phong cách lãnh đạo dân chủ Hồ Chi Minh và vận dụng phong cách lãnh đạo dân chủ

Hồ Chi Minh được đặt ra như 1a một trong những nội dung quan trọng, là vấn đề có ý nghĩa lý luận sâu sắc, góp phần vào nghiên cứu phong cách Hồ

Nhận thức rõ những giá tri to lớn của phong cách, phong cách lãnh đạo dân chủ Hồ Chí Minh với việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chat đạo đức, phong cách của cán bộ, đảng viên, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05- CT/TW (2016) về việc “Đây mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Chi thị 05-CT/TW đã tạo ra những chuyên biến tích cực trong toàn xã hội, đặc biệt nó đã tạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo các cấp.

Trong hệ thống tô chức ở nước ta, cấp xã, phường, thị tran (goi chung là cấp xã) là cấp thấp nhất Đây chính là nơi thực thi mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đây cũng là cấp giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân Do đó, thực hiện dân chủ ở cấp xã được coi là van dé mau chốt trong việc đảm bảo quyền “được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra” của người dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khang định: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” [86, tr.460] Cấp xã chính là nơi tuyên truyền, phổ biến,thực thi và kiểm nghiệm sự đúng đắn, chính xác của đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân Cấp xã có hoạt động hiệu quả thì chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mới dễ dàng đi vào cuộc sống, trở thành động lực cho sự phát triển đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Ở cấp xã, vai trò của người cán bộ lãnh đạo được biểu hiện rõ nét.

Mọi quyết định của người cán bộ lãnh đạo có thể tạo nên những tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân Cán bộ cấp xã phải là người có năng lực, nhiệt huyết, phải thực sự tận lực, tận tâm, gương mẫu, “phải thực sự óc nghĩ, mắt nhìn, tai nghe, miệng nói, chân đi, tay làm” để cho dân tin, dân phục, dân yêu Đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước yêu cầu cán bộ lãnh đạo cấp xã phải là người có phong cách lãnh đạo dân chủ, thực sự gần dân, hiểu dan, vì dan phục vụ.

Trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, phong cách lãnh đạo dân chủ của cán bộ lãnh đạo cấp xã đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, xã hội, ôn định tình hình chính trị ở địa phương Tuy nhiên, bên cạnh những cán bộ lãnh đạo cấp xã có phong cách dân chủ, thực sự sát dân, gần dân, làm việc vì lợi ích nhân dân, vẫn còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo cấp xã có biéu hiện độc đoán, chuyên quyền, quan liêu trong quá trình lãnh dao Ở một số địa phương “vẫn còn tình trạng dân chủ hình thức; ý kiến của nhân dân chưa được thực sự lắng nghe, quyền làm chủ của nhân dan còn bi vi phạm.Còn tình trạng lợi dụng dân chủ, gây mất an ninh, trật tự, gây mất đoàn kết,chia rẽ nội bộ Tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân nhiều nơi chưa được ngăn chặn, đây lùi” [10] Vẫn còn những người cán bộ lãnh đạo có phong cách hách dịch, cửa quyền, tự coi mình như những ông quan phong kiến, không quan tâm thực sự đến đời sống của người dân, không gần dân, tin dân, hiểu dân Những cá nhân này đã tạo nên khoảng cách lớn với nhân dân và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ cho cán bộ lãnh đạo cấp xã ở nước ta hiện nay trở thành vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cấp thiết Trong bối cảnh đó, phong cách lãnh đạo dân chủ Hồ Chí Minh vẫn còn vẹn nguyên giá trị và là hình mẫu đề cán bộ lãnh đạo cấp xã học tập và noi theo.

Tt thực trạng trên, việc học tập, vận dụng phong cách lãnh đạo dân chủ

Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ cho cán bộ lãnh đạo cấp xã ở Việt Nam hiện nay là van dé quan trọng và cấp thiết Với những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Phong cách lãnh đạo dân chủ của cán bộ lãnh đạo cấp xã ở Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu, làm rõ những van dé lý luận về phong cách lãnh đạo dân chủ Hồ Chí Minh, đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ cho cán bộ lãnh đạo cấp xã ở Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh.

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan dé tai và các vẫn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu.

- Phân tích, luận giải sáng tỏ phong cách lãnh đạo dân chủ Hồ Chí Minh.

- Đánh giá thực trạng phong cách lãnh đạo dân chủ của cán bộ lãnh đạo cấp xã và chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ cho cán bộ lãnh đạo cấp xã ở Việt Nam hiện nay.

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU LIEN QUAN 00900007777

Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo dân chủ Hồ Chí Minh

Cuốn sách Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh do Đặng Xuan

Kỳ chủ biên (Nxb Lao động, 2003) [73] Nội dung cuốn sách được chia thành hai phần chính bàn về phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh và phong cách

Hồ Chí Minh Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện đầu tiên về phong cách Hồ Chi Minh Các tác giả đã khái quát quá trình nhận thức của Đảng về vai trò của phong cách Hồ Chí Minh Cuốn sách cũng đã đưa ra những nhận định ban đầu về phong cách Hồ Chí Minh Theo các tác giả:

Phong cách còn được hiểu theo nghĩa rộng là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nén nếp ổn định của một người hoặc một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và viết) tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thé đó [73, tr 153].

Mặc dù chưa đưa ra khái niệm về phong cách Hồ Chí Minh nhưng cuốn sách đã chỉ ra hệ thống phong cách Hồ Chí Minh gồm có: phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt Đây là những định hướng quan trọng dé các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về phong cách Hồ Chí Minh nói chung và phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh nói riêng.

Tiếp tục làm rõ quan điểm của các tác giả trong cuốn Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, tác giả Mach Quang Thắng trong cuốn sách Góp phan tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chi Minh (NXB Lý luận chính trị, 2017) cũng cho rằng: “Phong cách là cái riêng, cái độc đáo, có

11 tính hệ thong, trở thành nén nếp ổn định của một người hoặc một lớp người được thể hiện trong tất cả các mặt của cuộc sống” [129, tr.155] Từ những luận giải về phong cách, tác giả đưa ra nhận định riêng về phong cách Hồ

Chí Minh Theo tác giả, “phong cách Hồ Chí Minh là những đặc điểm riêng có, cái độc đáo, có tính hệ thống, trở thành nền nếp én định được phản ánh trong toàn bộ cuộc sống của Hồ Chí Minh” [129, tr.157].

Cuốn sách Hồ Chí Minh — Sự hình thành một nhân cách lớn của tác giả Trần Thái Bình (NXb Trẻ, 2015) [21] Cuốn sách đã đề cập đến những ảnh hưởng từ truyền thống quê hương, gia đình, từ quá trình hoạt động thực tiễn đến việc hình thành nhân cách Hồ Chí Minh Tác giả sử dụng thuật ngữ “tác phong” đồng nhất với khái niệm “phong cách” Cuốn sách đã phân tích hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có phong cách làm việc Hồ Chí Minh với bốn nội dung chính: thận trọng, thiết thực, chủ động; luôn luôn nắm vững đường lối quần chúng; tác phong tap thể, dân chủ; tác phong khoa học.

Cuốn sách Hoc tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chi Minh (Nxb. Chính trị quốc gia, 2017) [101] tập hợp nhiều bải viết, bài nghiên cứu của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Tác giả Bùi Đình Phong khang định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh thống nhất với phong cách, thể hiện qua phong cách và phong cách của Người chứa đựng những tư tưởng lớn” [101, tr.189] Tác giả Nguyễn Thi Kim Dung cũng cho rằng: “Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống, một chỉnh thé gan bó chặt chẽ với nhau, phát triển theo logic, đi từ suy nghĩ đến nói, viết và biểu hiện qua việc làm, qua ứng xử, sinh hoạt hàng ngày” [101, tr.226].

Từ những nghiên cứu về phong cách Hồ Chi Minh, có thé thay các nhà nghiên cứu đều nhất quán coi phong cách Hồ Chí Minh là nét độc đáo, là cái riêng của Hồ Chí Minh, được biểu hiện trong toàn bộ hoạt động cuộc sống

12 của Người Việc nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh không thể tách rời việc nghiên cứu tư tưởng, đạo đức của Người.

Các công trình nghiên cứu vẻ phong cách lãnh đạo dân chủ Hồ Chí Minh Các nghiên cứu chuyên sâu về phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh nói chung và phong cách lãnh đạo dân chủ Hồ Chí Minh nói riêng không nhiều, đa phần các nhà nghiên cứu đề cập đến phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh với tư cách là một phần nội dung của phong cách làm việc.

Cuốn sách Hồ Chí Minh — một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp của Phạm Văn Đồng (Nxb Sự thật, 1990) [51] Cuốn sách đã nêu lên sự thống nhất giữa lý luận và hành động, giữa tư duy và phong cách của Hồ Chí Minh Tác giả khăng định, phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người lãnh đạo, người tổ chức; nêu lên điểm đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh là tin ở dan và dựa vào dân.

Cuốn sách của Ban Tuyên giáo Trung ương: Những nội dung cơ bản cua tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chi Minh (NXb Chính trị quốc gia, 2016) khẳng định: “Là lãnh tụ của cách mạng Việt Nam, phong cách làm việc

Hồ Chí Minh được thê hiện trước hết ở phong cách lãnh đạo” [14, tr.88-89]. Cuốn sách đã chỉ ra nội dung của phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh gồm có: phong cách lãnh đạo dén chủ, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cụ thể, thường xuyên; phong cách quần chúng, luôn luôn gần dân, tin dân, trọng dân, dựa vào nhân dân gắn bó với nhân dân; phong cách nêu gương.

Tác gia Nguyễn Văn Chính trong bài viết Một số vấn dé về phong cách và phong cỏch lónh đạo Hồ Chớ Minh (ẹxb Quõn đội nhõn dõn, 2018) [60] cũng cho rằng: “Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là một biểu hiện trước hết của phong cách làm việc Hồ Chí Minh” [60, tr.54] Theo tác giả, phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh có những đặc trưng cơ bản sau: phong cách lãnh đạo dân chủ,

13 tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thé lãnh đạo cá nhân phụ trách; luôn chú trọng tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cụ thé, thường xuyên; phong cách quần chúng luôn gần dân, tin dân, trọng dân, dựa vào dân, gắn bó với nhân dân; phong cách nêu gương.

Nghiên cứu vận dụng phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh vào xây dựng

Các công trình nghiên cứu về cán bộ lãnh đạo cấp xã Trong phân cấp quản lý ở nước ta, cấp xã là cấp thấp nhất, là nơi biểu hiện sinh động những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là cấp giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân Do đó, cấp xã và

21 cán bộ lãnh đạo cấp xã đóng một vai trò quan trọng Các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung nghiên cứu về van dé cán bộ và công tác cán bộ nói chung, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về cán bộ lãnh đạo cấp xã và phong cách lãnh đạo của cán bộ cấp xã không nhiều Tuy nhiên, thông qua những công trình nghiên cứu về cán bộ, cán bộ lãnh đạo nói chung, chúng ta cũng có thé thấy được phan nào thực trạng của cán bộ lãnh đạo cấp xã.

Cuốn sách Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nxb Chính trị quốc gia, 2003) [143] của Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm Theo các tác giả, mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những con người có lòng trung thành với chế độ, có những phẩm chất và năng lực nhất định, đặc biệt là phẩm chất đạo đức Ngày nay, đó chính là những cán bộ, công chức, những người phục vụ chế độ chính trị đáp ứng yêu cầu một nhà nước của dân, do dân và vì dan; những người đại diện cho nhà nước xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Cuốn sách khang định: cán bộ nhất là cán bộ lãnh đạo là nhân tố có tính quyết định đối với mỗi quốc gia Trong thời kỳ Việt Nam đang xây dựng, phát triển, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề nâng cao chất lượng, rèn luyện nhân cách cán bộ là hành động thiết thực nhằm huy động mọi tiềm năng để đưa đất nước phát triển và hội nhập nhanh chóng Các tác giả cũng khăng định tính đúng đắn trong lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa; cán bộ, công chức nhất là cán bộ lãnh đạo là người gánh vác trọng trách nặng nề của đất nước, vì vậy họ phải thực sự là những con người xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, muốn đưa ra được các chủ trương, chính sách đúng đắn và thực hiện một cách có hiệu quả về công tác cán bộ thì cùng với việc tang cường công tác tổng kết thực

22 tiễn nắm vững lý luận, cần phải đi sâu vào bản chất của vấn đề, thấy được những nét đặc thù và vai trò của lãnh đạo qua từng giai đoạn cách mạng, đồng thời cũng nhận rõ những thuận lợi và khó khăn mà giai đoạn phát triển hội nhập đang đặt ra, cũng như yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay Cuốn sách góp phần quan trọng trong việc lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất về phương hướng nhằm củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh dao cả về số lượng và chất lượng cho phù hợp với yêu cầu hiện nay.

Tác giả Nguyễn Minh Tuấn với cuốn sách Tiếp tuc đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nxb. Chính trị quốc gia, 2012) [148] đã đưa ra những đánh giá khái quát về cán bộ và công tác cán bộ Tác giả đã chỉ ra những vấn dé còn tồn tại trong cán bộ và công tác cán bộ như tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, các tệ nạn phát sinh trong hoạt động của can bộ như quan liêu, lãng phí, tham nhũng , công tac cán bộ trong thời kỳ mới chưa đáp ứng được đòi hỏi nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác cán bộ.

Trong bài viết Công tác xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và một số vấn dé đặt ra hiện nay [98], tác giả Trần Văn Ngợi đã đưa ra những đánh giá tổng quát về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Dựa trên những nghiên cứu của Viện Khoa học tô chức Nhà nước - Bộ Nội vụ, tác giả đã trình bảy một cách có hệ thống và đưa ra những số liệu điều tra thực tế về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, từ đó đề xuất một số giải pháp để tiếp tục xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã Thông qua việc đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung,

23 chúng ta có thể thấy được phần nào chất lượng của cán bộ lãnh đạo, từ đó đánh giá những yếu tố tác động đến phong cách lãnh đạo dân chủ của cán bộ lãnh đạo cấp xã.

Luận án tiễn sĩ Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở nước ta hiện nay [35] của tác giả Trần Nhật Duật tập trung vào nghiên cứu phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trên cơ sở tiến hành thực nghiệm tâm lý, điều tra xã hội học, tác giả đã chỉ ra cấu tạo tâm lý phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Uy ban nhân dân xã, đồng thời tác giả cũng khang định: nhiều Chủ tịch xã đã lựa chọn sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách chủ đạo trong công tác lãnh đạo tại địa phương [35, tr.96] Những kết quả điều tra này phần nào cho thấy cán bộ lãnh đạo cấp xã đã bước đầu nhận thức được vai trò và dan hình thành phong cách lãnh đạo trong hoạt động thực tiễn.

Các tác giả Nguyễn Hồng Sơn, Đặng Thị Ánh Tuyết, Dương Thị Thu Hương với bài viết Cơ cấu cán bộ, công chức xã, phường, thị tran tại Việt Nam: Thực trạng và những vấn dé đặt ra [117] đã đưa ra cái nhìn tổng quát về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Dựa trên kết quả điều tra của Bộ Nội vụ, các tác giả tập trung và phân tích cơ cấu về trình độ, về giới tính, về lứa tuổi của cán bộ, công chức cấp xã để từ đó chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập cần được giải quyết Bài viết cung cấp những kết quả điều tra quy mô, có giá trị tham khảo cho luận án, đặc biệt là các số liệu liên quan đến cơ cấu trình độ của cán bộ, công chức cấp xã Day là một trong những yếu tố có tác động đến việc hình thành phong cách lãnh đạo dân chủ cho cán bộ lãnh đạo cấp xa.

Dự án nghiên cứu Điều tra thực trang, dé xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở [25] của Viện Khoa học tổ chức nhà nước — Bộ Nội vụ Đây là dự án với quy mô lớn thực hiện điều tra lấy số liệu xã hội học công phu Chi thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về

24 thực hiện dân chủ ở cơ sở đã tạo nên những chuyên biến mạnh mẽ trong hoạt động của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở Hơn 20 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã giúp cho phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” dần được hiện thực hóa Đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp xã đã có sự chuyên biến mạnh mẽ trong phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc Mặc dù công trình không trực tiếp nghiên cứu về phong cách lãnh đạo dân chủ của cán bộ lãnh đạo cấp xã, nhưng thông qua những nghiên cứu về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, chúng ta có thê thấy được phần nào phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo cấp xã ở Việt Nam hiện nay Báo cáo tổng hợp của dự án là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho tác giả luận án đánh giá thực trạng phong cách lãnh đạo dân chủ của cán bộ lãnh đạo cấp xã.

Cuốn sách Vai tro của chính quyên xã đối với phát triển xã hội và quản lý đất nước (Nxb Chính trị quốc gia, 2017) của tác giả Nguyễn Minh Phương [107] Cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống về cơ sở lý luận và pháp luật về vai trò của chính quyền xã đối với quản lý phát triển xã hội, đánh giá thực trạng phát triển xã hội ở nông thôn và quản lý phát triển xã hội của chính quyền xã, từ đó đưa một số giải pháp phát huy vai trò của chính quyền xã đối với quản lý phát triển xã hội Cuốn sách đã khăng định vai trò và tầm quan trọng của chính quyền xã, đồng thời cũng cung cấp những số liệu cụ thể về chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở nước ta hiện nay Đây là nguồn tư liệu tham khảo dé tác gia luận án có đánh giá khái quát về thực trạng phong cách lãnh đạo dân chủ của cán bộ lãnh đạo cấp xã.

Báo cáo Nhận diện vấn đề và đề xuất định hướng cho xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam [13] của Ban chủ nhiệm chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới Báo cáo đã đưa ra những đánh giá tong quát về kết quả thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong 10 năm qua (2010 — 2020) Báo cáo cho thấy sự thay đối lớn

25 về trong đời sống của người dân ở các vùng đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời chi ra những tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới, trong đó có đề cập đến thực trạng lạm quyền của người dân, người dân chưa được thực sự tham gia đóng góp vảo quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình. Điều này cho thấy tình trạng mất dân chủ vẫn còn tồn tại ở một số xã, phường, thị tran, đòi hỏi phải thay đổi, đảm bao sự thực thi quyền là chủ và làm chủ của nhân dân.

Ngoài ra còn có một SỐ công trình như: Mai Đức Ngọc (2015), Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam; Lê Kim Việt, Phạm Thị Thu (2018), Xây dung đội ngũ can bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Tổ chức Nhà nước; Trần Ngọc Kiên, Lê Thị Tĩnh (2018), Một số vấn dé về quan lý nhà nước của chính quyên cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai, Tạp chí Cộng sản; Dinh Văn Thụy, Hà

Ngày đăng: 29/06/2024, 01:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w