1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận học phần phương pháp nghiên cứu khoa học pháp luật về hợp tác quốc tế trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Điềunày chủ yếu là do nhu cầu cần hoặc phải được KĐQT của các cơ sở GDĐH, đặcbiệt trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tại Việt Nam.Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

-Tiểu luận học phần Phương pháp nghiên cứu khoa họcPHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG CÔNG TÁC

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ NGÀNH: LKT

Học viên thực hiện: LỤC HÀ DUY NGUYÊN Mã số học viên: LKT020

Khóa học: 2023 - 2025

Giáo viên hướng dẫn: TS Mai Thanh LoanVĩnh Long, tháng 04 năm 2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Vĩnh Long, ngày tháng năm 2023

Hội đồng xét duyệt

Trang 3

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI DỰ KIẾN NGHIÊN CỨU 5

2.1 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 5

2.2 Dối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

2.3 Phương pháp nghiên cứu 6

2.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7

2.5 Kết cấu dự kiến của đề tài 8

3 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 9

3.1 TÀI LIỆU LƯỢC KHẢO 9

3.1.1 Các nghiên cứu có liên quan 9

3.1.2 Đánh giá tài liệu lược khảo 12

3.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài 13

3.2.1 Lý thuyết chung về chất lượng và chất lượng giáo dục trong giáo dục đạihọc 13

3.2.2 Lý thuyết chung về kiểm định chất lượng giáo dục 20

Trang 4

3.2.3 Nội dung pháp luật về hợp tác quốc tế trong kiểm định chất lượng giáo

dục 21

4 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN 22

5 TIẾN ĐỘ DỰ KIẾN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 25

6 KẾT QUẢ KHẢO SÁT SƠ BỘ HỖ TRỢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 26

6.1 Giới thiệu chung về cuộc khảo sát 26

6.2 Kết luận chung từ kết quả khảo sát 28

7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DÙNG XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG 28PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT THAM KHẢO aPHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT g

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTừ viết tắt Tiếng Việt

11 LĐ – TB và XH Lao động, thương binh và xã hội

Trang 7

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế tri thức đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng caođảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước Nhiệm vụ chính của giáo dục vàđào tạo là cung cấp nguồn nhân lực đó Để thực hiện nhiệm vụ này, giáo dục và đàotạo nói chung, giáo dục đại học (GDDH) không những phải mở rộng quy mô màcòn phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Một trong nhữnghoạt động đảm bảo chất lượng (ĐBCL) bắt buộc tại các cơ sở GDĐH hiện nay, đóchính là kiểm định chất lượng.

Quá trình toàn cầu hóa GDĐH đã góp phần tạo ra một số tổ chức kiểm địnhquốc tế (KĐQT) Đồng thòi, nhiều tổ chức kiểm định chất lượng (KĐCL) trước đâychỉ thực hiện đánh giá các cơ sở giáo dục (CSGD) và chương trình đào tạo trongnước cũng đã tiến hành các dịch vụ kiểm định bên ngoài lãnh thổ quốc gia Điềunày chủ yếu là do nhu cầu cần hoặc phải được KĐQT của các cơ sở GDĐH, đặcbiệt trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tại Việt Nam.

Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá của các tổ chức 2chuyên nghiệp, độc lập với các CSGD nhằm xem xét, công nhận CSGD hoặcchương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Tuy hoạt động này khôngtrực tiếp tạo ra chất lượng giáo dục, nhưng quá trình phấn đấu để được công nhậnđạt tiêu chuẩn chất lượng đã đòi hỏi các CSGD phải không ngừng hoàn thiện vànâng cao các chuẩn mực đầu vào, quy trình đào tạo và các chuẩn mực đầu ra, do đótạo nên chất lượng ở tất cả các khâu liên quan trong mỗi CSGD.

Trang 8

Kiểm định CLGD quốc tế hiện đang là xu hướng của nhiều CSGD đại học tạiViệt Nam, được coi là sự công nhận, đánh giá của một tổ chức độc lập về hoạt độngcủa một trường đại học mang chất lượng quốc tế, từ đó giúp các trường cải tiến,nâng cao chất lượng giáo dục Việc đạt CLKĐ quốc tế giúp các trường có cơ sởđánh giá, tham chiếu và thực hiện các chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh, khẳng định vị thế trên trường quốc tế, với các đối tác và sinh viên về chấtlượng đào tạo.

Trong GDĐH tại Việt Nam, hợp tác quốc tế được Bộ GD và ĐT xác định làmột trong 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới, phát triển GDĐH ở nước tatrong thời gian tới Theo quy định của Luật giáo dục đại học và các văn bản hướngdẫn, yêu cầu về kiểm định chất lượng ở các hai cấp cơ sở đào tạo và chương trìnhđào tạo đã được quy định tương đối đầy đủ Bộ GD và ĐT đã triển khai KĐCL cấpquốc gia và đồng thời tạo điều kiện kết nối các trường trong hệ thống với các tổchức KĐCL quốc tế nhằm khuyến khích các trường tham gia KĐCL quốc tế với cácchương trình tiên tiến, chất lượng cao Động thái này được coi là một chiến lượchợp lý trong khi hệ thống KĐCL trong nước chưa đủ năng lực triển khai trên diệnrộng việc KĐCL cho toàn bộ các trường và CTĐT hiện có.

Hiện Việt Nam đã có 7 tổ chức kiểm định CLGD được thành lập, gồm: Trungtâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐHQG Hà Nội; Trung tâm Kiểm định chấtlượng giáo dục - ĐHQG TP.HCM; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐHĐà Nẵng; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Trường ĐH Vinh; Trung tâmKiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam.;Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long; Trung tâm Kiểm định chất

Trang 9

lượng giáo dục Sài Gòn Ngày 16/6/2021, Bộ GD và ĐT đã ký quyết định cho phép3 tổ chức KĐCL nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam là FIBAA, AQASvà ASIIN với thời gian được công nhận và hoạt động tại Việt Nam là 5 năm.

Tính đến hết tháng 2/2023, theo thống kê của Bộ GDĐT, cả nước đã có 261cơ sở giáo dục (239 cơ sở GDĐH, 22 trường cao đẳng sư phạm) thực hiện tự đánhgiá chất lượng Trong đó, có 185 cơ sở GDĐH và 11 trường cao đẳng sư phạmđược công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; 1050 CTĐT đã hoàn thành tựđánh giá, trong đó có 690 CTĐT công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.Trong số này, có một số cơ sở GDĐH đã có hơn 40% CTĐT được công nhận đạttiêu chuẩn chất lượng Ngoài ra, nhiều cơ sở GDĐH cũng đã tiếp cận và thực hiệnđánh giá chất lượng theo các bộ tiêu chuẩn của một số tổ chức nước ngoài Các bộtiêu chuẩn kiểm định chất lượng tập trung đánh giá các điều kiện tối thiểu, đảm bảovận hành có chất lượng của các cơ sở GDĐH và CTĐT, các tiêu chí đánh giá từviệc xác định chiến lược phát triển và mục tiêu giáo dục, xây dựng hệ thống đảmbảo chất lượng, quá trình triển khai đến kết quả thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiêncứu khoa học và phục vụ cộng đồng Đồng thời, đó cũng là văn bản góp phần địnhhình các nội dung, nhiệm vụ và quy trình triển khai các hoạt động trong các cơ sởGDĐH cũng như liên kết giữa các tổ chức trong mạng lưới kiểm định CLĐT quốctế.

Hiện nay, Luật Giáo dục đại học, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày21/4/2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Nghịđịnh số 49/2018/NĐ-CP ngày 30/3/2018 quy định về kiểm định CLGD nghềnghiệp; Nghị đính ố 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến

Trang 10

đầu tư kinh doanh và TTHC thuộc phạm vi QLNN của BỘ LĐ-TB và XH; Nghịđịnh số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/20/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạtđộng trong lĩnh vực giáo dục là những văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt độngKĐCL giáo dục cũng như điều kiện để một tổ chức kiểm định được hoạt động tạiViệt Nam Tuy nhiên, với một con số lớn các trường đại học, cao đẳng, trung cấpchuyên nghiệp trên cả nước mà chỉ có 10 tổ chức KĐCL là thực sự chưa đáp ứngđược nhu cầu, chính vì vậy, các CSGD có xu hướng triển khai KĐLCL quốc gia vàquốc tế đối với các cấp trường và cấp CTĐT Tuy nhiên, KĐCL quốc tế ở mức độnào và quy mô nào để đạt hiệu quả là vấn đề khó với các trường, còn với các quyđịnh pháp lý về liên kết, hợp tác trong mạng lưới các tổ chức kiểm định CLGDquốc tế gần như mới chỉ có những quy định mang tính định hướng mà chưa cónhững tiêu chí cụ thể.

Chương trình “Phát triển hệ thống bảo đảm và KĐCL giáo dục đối với giáodục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022-2030” được ban hành theo Quyết

định số 78/QĐ-TTg ngày 14/01/2022 đã đặt ra nhiệm vụ “Mở rộng mạng lưới cáctổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cho một số lĩnh vực chuyên sâu đặc thù, bảođảm liên thông, liên kết, hợp tác hiệu quả;” và “Tăng cường các chương trình hợptác giữa các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam với các tổ chức kiểmđịnh chất lượng giáo dục nước ngoài và các tổ chức bảo đảm chất lượng quốc tếnhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; có chínhsách khuyến khích cán bộ bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục của các tổchức kiểm định chất lượng giáo dục tham gia các đoàn đánh giá ngoài của các tổ

Trang 11

chức kiểm định khu vực và thế giới.” Đây được coi là một trong những nhiệm vụ

cấp bách, làm nền tảng cho hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcKĐCL giáo dục, tuy nhiên cũng chưa có các văn bản triển khai cụ thể Các CSGDtiến hành kiểm định CLGD quốc tế chủ yếu tự lựa chọn tổ chức kiểm định quốc tếphù hợp chứ chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này Những hạn chế trên đây dẫntới việc pháp luật về hợp tác quốc tế trong kiểm định chất lượng giáo dục còn thiếusót, chưa thống nhất.

Xuất phát từ những thực tiễn trên đề tài “Pháp luật về hợp tác quốc tế trongcông tác kiểm định chất lượng giáo dục” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI DỰ KIẾN NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, đánh giá các quy địnhpháp luật về hợp tác quốc tế trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục, từ đó đềxuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Trang 12

tế trong công tác KĐCL giáo dục từ kết quả phân tích thực trạng.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, nội dung đề tài trả lời các câu hỏinghiên cứu sau:

Thứ nhất, quy định pháp luật về hợp tác quốc tế trong công tác KĐCL giáo

dục hiện nay bao gồm những nội dung nào? Các trường đã thực hiện như thế nào?

Thứ hai, những giải pháp nào nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp tác quốc tế

trong công tác KĐCL giáo dục tại Việt Nam trong thời gian tới?

2.2 Dối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về hợp tác quốc tếtrong công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là quy định pháp

luật hợp tác quốc tế trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáodục đại học tại Việt Nam.

- Phạm vi về thời gian: Pháp luật về hợp tác quốc tế trong công tác kiểm định

chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học trong giai đoạn 2017-2022.

- Chủ thể nghiên cứu: chủ thể nghiên cứu của đề tài là các cơ sở giáo dục đại

học tại Việt Nam đã được đăng ký kiểm định CLDG quốc tế, đại diện cho 3 miềnBắc, Trung, Nam.

Trang 13

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài là bài nghiên cứu định tính có tiến hành khảo sát ý kiến của đối tượngthanh tra.

Phương pháp tiếp cận là góc nhìn từ phía các cơ sở GDDH và các tổ chứckiểm định CLGD.

Phương pháp cụ thể như sau:

- Nghiên cứu tại bàn

+ Thu thập và tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cơ sở GDĐH, các tổ chức kiểm định CLGD.

+ Thiết kế phiếu khảo sát lấy ý kiến của cán bộ, chuyên gia phối hợp.

+ Vận dụng thống kê mô tả, so sánh đối chiếu phân tích thực trạng.+ Diễn giải kết hợp với kiến thức chuyên ngành để đề xuất các giải pháp.

- Nghiên cứu tại hiện trường

+ Khảo sát ý kiến cán bộ, chuyên gia phối hợp.+ Xử lý phiếu khảo sát trên Excel, SPSS.

- Công cụ sử dụng

- Bản câu hỏi khảo sát ý kiến công chức phối hợp- Phần mềm Excel để tính toán thống kê mô tả.- Phần mềm SPSS để tổng hợp phiếu khảo sát.

2.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Với sự ra đời của Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật Giáo dục năm

Trang 14

2019 với việc xây dựng, hoàn thiện các quy định về KĐCL giáo dục đã tạo sựchuyển biến lớn trong các CSGD nhất là các CSGD đại học nhằm hướng tới mộtmôi trường giáo dục đạt chuẩn quốc tế, khẳng định chất lượng đào tạo Điều này đãlàm thay đổi cơ bản bộ mặt của ngành giáo dục, đưa GDĐH vào chuyên nghiệpcùng công tác quản trị ĐH bắt đầu được quan tâm GDĐH nước ta đã phát triểntoàn diện và hội nhập hơn với kết quả là ngày càng có nhiều cơ sở GDĐH có têntrên bản đồ ĐH thế giới, một phần thông qua công tác kiểm định CLGD quốc tế.

Trên cơ sở lý thuyết và cơ sở pháp lý, luận văn đánh giá thực tiễn áp dụngcác quy định pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm định chất lượng GD,làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kiểm định chấtlượng GD tại các CSGD ĐH tại Việt Nam Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện các quy định pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm địnhCLGD nói chung, thúc đẩy cơ chế và chính sách kiểm định CLGD quốc tế trongcác CSGD ĐH tại Việt Nam thời gian tới.

2.5 Kết cấu dự kiến của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của bài nghiên cứu dự kiến gồm3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục

Chương 2: Thực tiễn hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hợp tác quốc tế

Trang 15

trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới

3 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết cho đề tài là lý thuyết chung về kiểm định chất lượng giáo dục,

kiểm định chất lượng giáo dục đại học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Cơ sở thực nghiệm cho đề tài là 04 bài nghiên cứu có liên quan trong nước.

Cơ sở thực tiễn cho đề tài là thực tế về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh

vực kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam

3.1 TÀI LIỆU LƯỢC KHẢO

3.1.1 Các nghiên cứu có liên quan

Tác giả Nguyễn Đức Chính với sách “Kiểm định chất lượng trong giáo dụcđại học”, NXB ĐHQG Hà Nội ấn hành năm 2002 đã tổng hợp những vấn đề lý luậnchung về KĐCL giáo dục ĐH, các mô hình và tiêu chí ĐGCL của Việt Nam cũngnhư kinh nghiệm quốc tế Đây là cuốn sách đầu tiên của Việt Nam cung cấp mộtlượng thông tin lý thuyết và thực tiễn về quy trình kiểm định chất lượng hoan hỉnhhướng tới nâng cao chất lượng GDĐH ở nước ta.

Tác giả Đoàn Văn Dũng (2015) trong luận án “Quản lý nhà nước về chấtlượng GDĐH”, Học viện Hành chính Quốc gia đã phân tích các nội dung QLNN vềchất lượng GDĐH trong đó có cơ chế hợp tác quốc tế về kiểm định chất lượngGDĐH, từ đó đánh giá những tích cực, hạn chế và nguyên nhân, để đưa ra giải pháphoàn thiện công tac QLNN về chất lượng GDĐH thời gian tới, trong đó có công tác

Trang 16

kiểm định CLGD.

Tác giả Trần Thị Ngọc Bích (2021) với luận án “Ảnh hưởng của chính sáchkiểm định chất lượng giáo dục lên hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của cáctrường đại học Việt Nam”, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả nghiên cứu hệ thốngđảm bảo chất lượng (ĐBCL) bên trong các trường đại học thông qua tự đánh giá vàđánh giá ngoài, kế hoạch cải tiến chất lượng để xem xét chính sách có ảnh hưởngnhư thế nào đến hệ thống ĐBCL bên trong; phân tích những điểm mạnh và điểmhạn chế của hệ thống ĐBCL bên trong của các trường Xác định những thay đổi củahệ thống ĐBCL bên trong khi áp dụng chính sách KĐCL giáo dục của các trườngđại học Việt Nam Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp để phát triển hệ thốngĐBCL bên trong các trường đại học Việt Nam.

Tác giả Đỗ Thị Ngọc Quyên (2017) với bài “Kiểm định chất lượng giáo dục:Quốc gia hay quốc tế, trường hay chương trình” là loạt bài đăng trên tạp chí Tiasáng của tác giả với vấn đề đặt ra là “các trường chủ động tham gia KĐCL quốc tếtheo hướng nào thì hiệu quả” Tác giả đánh giá cho đến thời điểm hiện tại, năng lựccủa hệ thống KĐCL giáo dục Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm định bắtbuộc của tất cả các trường đại học và cao đẳng, do đó các trường được khuyếnkhích tham gia KĐCL quốc tế Bộ GD và ĐT cũng đã tạo điều kiện kết nối cáctrường trong hệ thống với các tổ chức KĐCL quốc tế Đây là chiến lược hợp lýtrong khi hệ thống chưa đủ năng lực triển khai cả KĐCL trường và chương trìnhtrên diện rộng cho toàn bộ các trường và chương trình đào tạo hiện có Tuy nhiên,quy mô cũng như mức độ KĐCL quốc tế của các trường còn hạn chế.

Tác giả Nguyễn Hữu Cường (2017) với nghiên cứu “Tác động của đánh giá và

Trang 17

kiểm định quốc tế đối với hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”, Tạp chí Giáo dụcvà xã hội số 77(138) tr.57-60 đã phân tích các tác động của đánh giá và kiểm địnhquốc tế (bao gồm cả khu vực) đối với hệ thống giáo dục đại học Việt Nam Trướctiên bài viết tổng hợp kết quả đạt được của việc đánh giá theo chuẩn quốc tế Tiếptheo, những tác động của kiểm định quốc tế đối với người học, giảng viên, chươngtrình đào tạo, cơ sở đào tạo, hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục quốc gia và nhàtuyển dụng lao động và xã hội được trình bày Tác giả khuyến nghị các CSGD có ýđịnh đăng ký kiểm định khu vực hoặc quốc tế trước tiên cần có kế hoạch, lộ trình cụthể; chuẩn bị tốt nguồn nhân lực và vật lực (bao gồm cả nguồn lực tài chính); lựachọn tổ chức đánh giá, kiểm định có uy tín Các trường có thể học hỏi kinh nhiệmtừ các trư ng hoặc chương trình khác đã được kiểm định Ngoài ra, các trư ngӡ ӡcũng có thể thuê chuyên gia tư vấn trong nước hoặc nước ngoài am hiểu về kiểmđịnh khu vực và quốc tế hỗ trợ, tư vấn cho nhà trường trong quá trình thực hiệnđánh giá, kiểm định.

TS Phạm Tất Thắng và Nguyễn Thị Tuyết Nga (2021) trong nghiên cứu“Hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đạihọc”, đăng tải trên Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam đã đánh giá Hệ thống pháp lývề bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học (BĐ&KĐCL) được xây dựngxây dựng khá đầy đủ, nhưng thực tế hoạt động BĐ&KĐCL còn nhiều bất cập, tồntại, yếu kém nhất là với hoạt động kiểm định CLQT Các tác giả nhận xét chínhsách, pháp luật của Việt Nam suốt thời gian qua là tiếp cận từng phần, ít nhiềumang tính chắp vá, thoạt đầu chịu ảnh hưởng tư tưởng kiểm định chất lượng củaMỹ, rồi chuyển sang học tập mô hình BĐCL châu Âu, đến nay thì vay mượn gần

Trang 18

như nguyên vẹn các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của AUN-QA Để tiếp tục hoànthiện chính sách, pháp luật BĐ&KĐCL một cách bền vững, nhanh chóng tiếp cậntrình độ quốc tế thì cần chuyển sang cách tiếp cận tổng thể theo hướng xây dựngKhung BĐCL quốc gia trên cơ sở học tập các Khung BĐCL khu vực, đặc biệt làKhung BĐCL ASEAN.

3.1.2 Đánh giá tài liệu lược khảo

Qua lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy, vấn đề kiểmđịnh chất lượng giáo dục nói chung và kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế đãđược khá nhiều nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào triển khaidưới giác độ hợp tác quốc tế về KĐCLGD cũng như nghiên cứu các quy định phápluật về kiểm định CLGD quốc tế

Những kết quả nghiên cứu từ khảo cứu các công trình liên quan được các tácgiả đồng thuận trong những nghiên cứu của mình và được tác giả luận văn kế thừađó là:

- Các nội dung lý thuyết về chất lượng, kiểm định chất lượng, kiểm địnhCLGD.

- Vai trò, ý nghĩa của hoạt động kiểm định CLGD các cơ sở giáo dục.

Qua đó cũng cho thấy không gian nghiên cứu của đề tài rất rộng rãi bởi chưacó nghiên cứu nào triển khai về vấn đề này Chính vì vậy, luận văn tập trung nghiêncứu những vấn đề sau:

- Những nội dung lý thuyết về kiểm định chất lượng CSGD và kiểm định chất

Trang 19

lượng CSGD theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Thực trạng các quy định hiện hành về hợp tác quốc tế trong kiểm định chấtlượng giáo dục tại cơ sở GDĐH Việt Nam.

- Thực trạng thực hiện pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn kiểm định về hoạtđộng hội nhập và hợp tác quốc tế về GDĐH tại một số cơ sở GDĐH tại Việt Nam.

- Đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp tác quốc tế trongkiểm định chất lượng giáo dục tại cơ sở GDĐH Việt Nam trong thời gian tới.

3.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài

3.2.1 Lý thuyết chung về chất lượng và chất lượng giáo dục trong giáodục đại học

3.2.1.1 Quan niệm về chất lượng

Chất lượng luôn là vấn đề quan trong nhất của tất cả các trường đại học, vàviệc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụquan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào Mặc dù có tầm quan trọngnhư vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khóđo lường, và cách hiểu của người này cũng khác với cách hiểu của người kia Chấtlượng có một loạt định nghĩa trái ngược nhau và rất nhiều cuộc tranh luận xungquanh vấn đề này đã diễn ra tại các diễn đàn khác nhau mà nguyên nhân của nó làthiếu một cách hiểu thống nhất về bản chất của vấn đề Dưới đây là 6 quan điểm vềchất lượng trong giáo dục đại học.

- Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”: Một số nước phương Tây có

Trang 20

quan điểm cho rằng “Chất lượng một trường đại học phụ thuộc vào chất lượng haysố lượng đầu vào của trường đó” Quan điểm này được gọi là “quan điểm nguồnlực” có nghĩa là:

Nguồn lực = chất lượng.

Theo quan điểm này, một trường đại học tuyển được sinh viên giỏi, có đội ngũcán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phòng thínghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao.Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng vàliên tục trong một thời gian dài (3 đến 6 năm) trong trường đại học Thực tế, theocách đánh giá này, quá trình đào tạo được xem là một “hộp đen”, chỉ dựa vào sựđánh giá “đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầu ra” Sẽ khó giải thích trườnghợp một trường đại học có nguồn lực “đầu vào” dồi dào nhưng chỉ có những hoạtđộng đào tạo hạn chế ; hoặc ngược lại, một trường có những nguồn lực khiêm tốn,nhưng đã cung cấp cho sinh viên một chương trình đào tạo hiệu quả.

- Chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra”: Một quan điểm khác về chất lượnggiáo dục đại học (CLGDĐH) cho rằng “đầu ra” của giáo dục đại học có tầm quantrọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình đào tạo “Đầu ra” chính là sản phẩmcủa giáo dục đại học được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của sinh viêntốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó Có 2 vấn đềcơ bản có liên quan đến cách tiếp cận CLGDĐH này Một là, mối liên hệ giữa “đầuvào” và “đầu ra” không được xem xét đúng mức Trong thực tế mối liên hệ này làcó thực, cho dù đó không phải là quan hệ nhân quả Một trường có khả năng tiếpnhận các sinh viên xuất sắc, không có nghĩa là sinh viên của họ sẽ tốt nghiệp loại

Ngày đăng: 27/06/2024, 18:52

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN