1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng DMAIC trong cải tiến quy trình đóng chai tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Nước giải khát Nam Việt
Tác giả Đặng Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Huỳnh Thanh Yến My, Vũ Trọng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Minh Thư, Trần Hoài Thương, Trần Ngọc Triều
Người hướng dẫn ThS. Trương Văn Nam
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Six Sigma căn bản
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 871,79 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ --- MÔN HỌC: SIX SIGMA CĂN BẢN ÁP DỤNG DMAIC TRONG CẢI TIẾN QUY TRÌNH ĐÓNG CHAI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT NAM VIỆT GVDH: ThS... TỔNG QUAN CÔ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ -

MÔN HỌC: SIX SIGMA CĂN BẢN

ÁP DỤNG DMAIC TRONG CẢI TIẾN QUY TRÌNH ĐÓNG CHAI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM

NƯỚC GIẢI KHÁT NAM VIỆT

GVDH: ThS Trương Văn Nam

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

GVHD

ThS Trương Văn Nam

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép chúng em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này Trong suốt thời gian

từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến quý Thầy Cô đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Nhờ

có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tài tiểu luận của chúng em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Văn Nam - người

đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG 1

DANH MỤC CÁC HÌNH 2

MỞ ĐẦU 3

1.1 Lý do chọn đề tài 3

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Kết cấu tiểu luận 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT NAM VIỆT VÀ THỰC TRẠNG TẠI QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC ÉP CAM VINUT 6

1.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Thực phẩm và Nước giải khát Nam Việt 6

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 6

1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh 7

1.2 Sản phẩm chính 7

1.3 Quy trình sản xuất sản phẩm Nước ép cam Vinut 7

1.4 Thực trạng 9

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 11

2.1 Ưu điểm 11

2.2 Hạn chế và nguyên nhân 11

2.2.1 Hạn chế 11

2.2.2 Nguyên nhân 17

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 20

3.1 Đề xuất giải pháp 20

3.2 Kiểm chứng cải tiến 21

3.3 Kiểm soát cải tiến 23

3.3.1 Kiểm soát cải tiến 23

3.3.2 Chuẩn hóa và nhân rộng 25

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát các dạng khuyết tật 12

Bảng 2.2: Dữ liệu đo lường trước khi cải tiến 13

Bảng 3.1: Bảng số liệu thu thập sau khi cải tiến 21

Bảng 3.2: Bảng kiểm tra số lỗi trong 2 tuần liên tục sau cải tiến 24

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Logo công ty 6

Hình 1.2: Quy trình sản xuất Nước ép cam Vinut 8

Hình 2.1: Biểu đồ Pareto cho dạng khuyết tật của sản phẩm Nước ép cam Vinut 13

Hình 2.2: Biểu đồ phân phối trước khi cải tiến 15

Hình 2.3: Biểu đồ Xbar - R chart trước cải tiến 16

Hình 2.4: Biểu đồ phân tích năng lực quy trình trước cải tiến 17

Hình 2.5: Biểu đồ xương cá cho lỗi sai lệch về dung tích 18

Hình 3.1: Biểu đồ Xbar - R sau cải tiến 22

Hình 3.2: Biểu đồ phân tích năng lực quy trình sau cải tiến 23

Hình 3.3: Biểu đồ np chart 25

Trang 7

MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển hóa theo xu hướng thị trường

và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng Tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực nhằm quản lý sản xuất hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp luôn là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp Một sản phẩm vừa có giá cả hợp lý vừa có chất lượng sẽ trở nên được lòng khách hàng Thực tế cho thấy điều này được đảm bảo khi doanh nghiệp cần tập trung vào chất lượng thông qua việc giảm thiểu tối

đa các lỗi trong sản xuất để tránh tốn nhiều chi phí nguồn lực về con người, thời gian

và tiền bạc Với yêu cầu của người tiêu dùng ngày nay về sự hoàn thiện của sản phẩm đặt ra cho công ty thách thức về việc giảm thiểu lỗi sản xuất đang mắc phải cần có những phân tích để xác định được lỗi, tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp để khắc phục và cải tiến quá trình sản xuất

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Và Nước Giải Khát Nam Việt chuyên sản xuất các loại nước giải khát đa dạng phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế, tuy nhiên nhìn chung việc sản xuất sản phẩm vẫn chưa đảm bảo được sự hoàn hảo đến tay khách hàng, đa phần các lỗi thường gặp là: lỗi bao bì, móp mép, dung tích không đúng, lỗi khớp đậy Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề mà công ty đang gặp phải nên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Áp dụng DMAIC trong cải tiến quy trình đóng chai tại Công ty Cổ phần Thực Phẩm Nước Giải Khát Nam Việt” để giúp phát hiện ra lỗi sai và đề ra phương án giải quyết, khắc phục, đồng thời đảm bảo không tái diễn trong tương lai, giúp quy trình sản xuất, kinh doanh luôn hướng đến mục tiêu hoàn hảo Từ đó, tiết kiệm chi phí nhân công, giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu do sản phẩm lỗi, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận và đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả cho doanh nghiệp và chung tay bảo vệ môi trường ngày càng lành mạnh hơn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu

Áp dụng phương pháp DMAIC tìm nguyên nhân, các yếu tố tiềm ẩn có khả năng gây ra lỗi trong quy trình đóng chai của sản phẩm Từ đó cải tiến quy trình,

Trang 8

nguyên vật liệu, máy móc nhằm làm giảm tỷ lệ lỗi

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm hai nội dung chủ yếu:

Thứ nhất là đánh giá tình hình thực tế và nhận diện, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát chất lượng tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Nước Giải Khát Nam Việt

Thứ hai là nghiên cứu việc triển khai áp dụng DMAIC trong việc kiểm soát chất lượng tại Công ty

Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng và đan xen vào nhau trong suốt quá trình nghiên cứu và được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu cụ thể với các kết quả định tính thiết thực

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian tháng 10 từ ngày 01/10-30/10 Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào khía 4 cạnh: lỗi bao bì, móp mép, lỗi khớp đậy và lỗi dung tích của sản phẩm nước uống Vì đây là doanh nghiệp sản xuất nước giải khát các loại nên công ty có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau Tuy nhiên

do giới hạn về thời gian nên chúng tôi chỉ chọn sản phẩm nước nước ép cam Vinut

để khảo sát – đây là sản phẩm cốt lõi và thành công nhất của công ty và số liệu được ghi chép đầy đủ nhất

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Xác định các thông tin cần có cho bài nghiên cứu: các lí thuyết về 6 Sigma, các nghiên cứu trước, thông tin về sản phẩm cần nghiên cứu

Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập các lỗi của sản phẩm đã được phát hiện trước đây thông qua bộ phận sản xuất của công ty

Thu thập thông tin sơ cấp: Quan sát để thu thập lỗi, theo dõi và ghi lại số lượng các lỗi xảy ra trên dây chuyền thông qua hoạt động sản xuất của Công ty Quan sát thực tế, ta có thể nhìn nhận vấn đề của sản phẩm một cách trực tiếp, nắm được lỗi của sản phẩm và có thêm thông tin cần thiết cho việc phân tích Bên cạnh đó tham khảo

ý kiến của các anh chị ở bộ phận sản xuất, bộ phận QC (kiểm soát chất lượng sản phẩm), bộ phận QA để có thể có nhiều thông tin hơn cho việc giải quyết vấn đề

Kết hợp thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp để thống kê lỗi thường xảy ra

Trang 9

của sản phẩm Sử dụng số liệu thu thập được tiếp cận theo DMAIC và bắt đầu cải tiến quy trình, giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi và duy trì quá trình nằm trong tầm kiểm soát cho công ty

1.5 Kết cấu tiểu luận

Bài tiểu luận có bố cục gồm 3 phần:

Chương 1 Tổng quan công ty Cổ phần Thực phẩm và Nước giải khát Nam Việt và thực trạng tại quy trình sản xuất Nước ép cam Vinut

Chương 2 Đánh giá thực trạng

Chương 3 Đề xuất giải pháp

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT NAM VIỆT VÀ THỰC TRẠNG TẠI QUY TRÌNH SẢN XUẤT

NƯỚC ÉP CAM VINUT 1.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Thực phẩm và Nước giải khát Nam Việt

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Và Nước Giải Khát Nam Việt là một trong những nhà sản xuất nước giải khát hàng đầu tại Việt nam Xuất khẩu hơn 145 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Hình 1.1: Logo công ty

(Nguồn: vinut.vn)

Ý nghĩa của logo thể hiện khát vọng quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam đến bạn bè quốc tế, thông qua các sản phẩm có nguồn gốc từ các hạt, trái cây Việt Nam

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2016, công ty được thành lập với tên gọi Công ty TNHH MTV Thực phẩm và Nước giải khát Nam Việt có quy mô sản xuất nhỏ cung cấp nhiều loại sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên

Năm 2017, công ty mở rộng nhà máy, gia tăng năng lực sản xuất, trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm nước ép Noni

Năm 2018, công ty nhận Giải thưởng Thương hiệu và Sản phẩm chất lượng cao năm 2018

Năm 2019, công ty chính thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và đạt chứng nhận Sedex Smeta 6.1

Năm 2020, công ty đạt được chứng nhận WCA về tiêu chuẩn môi trường làm việc, GSV về bảo mật an ninh chuỗi cung ứng và tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực

Trang 11

Sứ mệnh: Để mang đến sản phẩm vì sức khỏe cho người tiêu dùng, Công ty Nam Việt luôn không ngừng sáng tạo các công thức pha chế và sản xuất các sản phẩm giàu dinh dưỡng, hương vị thơm ngon, đa dạng các tùy chọn thành phần đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng

1.2 Sản phẩm chính

Công ty hiện đang sản xuất và phân phối 6 dòng sản phẩm được Cục an toàn

vệ sinh thực phẩm Bộ y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu thông trên thị trường: Nước basic seed, Nước chia seed, Nước dừa, Nước ép trái cây, Nước nha đam, Nước tăng lực

Các sản phẩm được nhiều khách hàng ưa chuộng và đem lại mức doanh thu

ổn định cho công ty Đặc biệt, loại nước uống được khách hàng săn đón trong thời gian qua đó là sản phẩm Nước ép cam Vinut thuộc dòng sản phẩm nước ép trái cây, được sản xuất từ nguyên liệu chính là cam tươi giàu vitamin C Tuy nhiên, khi công

ty áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại để mở rộng sản xuất sản phẩm này thì không thể tránh khỏi một số lỗi làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

1.3 Quy trình sản xuất sản phẩm Nước ép cam Vinut

Sản phẩm Nước ép cam Vinut được sản xuất qua các công đoạn như hình sau:

Trang 12

Hình 1.2: Quy trình sản xuất Nước ép cam Vinut

(Nguồn: Phòng sản xuất)

Công đoạn 1: Tiếp nhận nguyên liệu

Trái cam tươi khi nhập vào sẽ được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và dư lượng thuốc trừ sâu

Công đoạn 2: Xử lý sơ bộ

Trái cam sẽ được rửa trong dung dịch nước clorin 5ppm trong thời gian 8 phút, sau đó sẽ được tách cuống trên băng tải và phân loại thủ công để đảm bảo trái bị hư hại hoặc không phù hợp đã bị loại bỏ

Công đoạn 3: Ép

Mục đích của quá trình ép là thu được càng nhiều nước càng tốt, đồng thời ngăn các phần xơ của quả, tinh dầu và các thành phần khác lẫn vào nước ép Những yếu tố này có thể dẫn đến vị đắng hoặc các khuyết tật khác trong quá trình bảo quản nước ép sau đó

Trái cam được đưa vào máy ép để lấy dịch quả Vỏ và hạt sẽ được tách ra

Công đoạn 4: Lọc

Trang 13

Nước trái cây trong quá trình chiết xuất còn chứa nhiều tạp chất như xác thịt quả, lớp xơ trắng Nước ép chứa thịt quả từ các máy chiết thường chứa khoảng 20-25% phần thịt nổi và chìm bên dưới Lọc giúp sản phẩm đầu ra loại bỏ phần thịt quả trong nước ép

Công đoạn 5: Pha trộn

Sau khi lọc, nước ép đi qua một số mức độ pha trộn với nước ép từ các mẻ khác để cân bằng hương vị, màu sắc, độ acid và độ Brix trước khi chế biến thêm

Công đoạn 6: Thanh trùng lần 1

Quá trình thanh trùng đầu tiên xảy ra ngay sau công đoạn ép trước khi lưu trữ

số lượng lớn Bước thanh trùng đầu tiên rất cần thiết để làm bất hoạt hoàn toàn enzyme pectin methylesterase (PME) Các vi sinh vật cũng bị tiêu diệt ở nhiệt độ tiệt trùng khoảng 98°C trong 10-30 giây

Công đoạn 7: Bài khí

Bán thành phẩm được chuyển qua buồng chân không để làm giảm oxy hòa tan

và bọt tự do trong nước ép Đây là những thành phần phá huỷ lượng Vitamin C đáng

kể bằng quá trình oxy hoá

Công đoạn 8: Thanh trùng lần 2

Quá trình thanh trùng lần 2 xảy ra trước khi đóng gói Quá trình này sẽ tiêu diệt bất kỳ sinh vật nào có thể bị nhiễm vào nước ép sau quá trình thanh trùng lần 1

Do vi sinh vật ít chịu nhiệt hơn enzym, nên quá trình này có thể thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn

Công đoạn 9: Đóng lon

Với dây chuyền tự động hoá, nước ép được rót vào lon, di chuyển trên băng chuyền đến khâu đóng nắp, dán nhãn

Công đoạn 10: Lưu kho

Sản phẩm sẽ được đóng vào thùng và lưu trong kho khô ở nhiệt độ thường, chờ ngày xuất hàng

1.4 Thực trạng

Theo tin tức của Bộ Công Thương (2019), những nhà nghiên cứu và phân tích công nghiệp toàn thế giới (CAGR) dự báo thị trường nước ép trái cây và rau quả sẽ đạt 186 tỷ USD tính đến năm 2022 với mứa tăng trưởng trung bình 5-6 % / năm Sự

Trang 14

tăng trưởng trong ngành này nhờ vào hầu hết vào việc người tiêu dùng ngày càng chăm sóc đến đồ uống có lợi cho sức khỏe thể chất Đây là tín hiệu đáng mừng dành cho những nhà phân phối nước ép trái cây tự nhiên và nước trái cây chứa sữa

Với những thông tin trên, Nam Việt nhanh chóng đầu tư về máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, kịp thời đáp ứng nhu cầu nhu cầu và chiếm lĩnh thị phần riêng cho mình Theo báo cáo tài chính của phòng Tài chính, năm 2021, dù phải đối mặt với đại dịch, doanh thu thuần của công ty đạt 1.000

tỷ đồng, tăng 300 tỷ so với năm 2020 Đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng đồng thời,

bộ phận chăm sóc khách hàng cũng tiếp nhận nhiều lượt phàn nàn, ý kiến tiêu cực về chất lượng sản phẩm Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân - giải pháp để khắc phục tình trạng trên là điều cần thiết nhằm duy trì hình tượng tốt đẹp của thương hiệu Vinut

Trang 15

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 2.1 Ưu điểm

Man (con người)

Công nhân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có khả năng học hỏi, thích ứng nhanh với sự đổi mới của công nghệ giúp công ty tăng khả năng ứng dụng trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất Số lượng công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ lớn, những công nhân này làm việc với năng suất cao và tỷ lệ lỗi thấp

Machine (máy móc thiết bị)

Hệ thống dây chuyền sản xuất tự động đạt tiêu chuẩn y tế, công ty sở hữu 12 dây chuyền chiết rót công nghệ hàng đầu Châu Âu Công nghệ hiện đại được áp dụng

ở tất cả các quy trình không chỉ giúp sản phẩm đảm bảo chất lượng mà còn giúp việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, thay thế những công việc kỹ thuật cao mà con người không thể làm được từ đó giảm bớt sức lao động cho công nhân và mang lại năng suất lao động và hiệu quả công việc cao

Material (nguyên vật liệu)

Nguyên liệu nông sản tươi được lấy trực tiếp tại nông trại riêng của công ty Quy trình trồng nông sản được áp dụng những công nghệ hiện đại từ giai đoạn chọn giống, sau đó tiến hành nghiên cứu môi trường sinh trưởng phù hợp, phương pháp bón phân và tưới nước cho từng cây từ đó nâng cao chất lượng nguyên liệu nông sản Nông sản được bảo quản theo phương pháp điều chỉnh khí quyển giúp duy trì được cấu trúc và độ cứng của nông sản trong thời gian dài

Sử dụng nhựa PET sản xuất chai đựng, nhựa PET có độ cứng cao, độ chịu lực cực tốt và chống thấm cực tốt với khả năng chịu nhiệt lên đến 200 độ, Nhựa PET đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, bề mặt nhựa cực kỳ láng bóng, dễ dàng in

ấn logo, hình ảnh, biểu tượng

Trang 16

Kiểm soát chất lượng là một quá trình đảm bảo khách hàng nhận được sản

phẩm không có lỗi và đáp ứng được nhu cầu của họ Thông thường, việc này được thực hiện vào cuối quá trình sản xuất, chỉ bắt lỗi sau khi sản phẩm đã hoàn thiện

Tại Vinut việc áp dụng dây chuyền sản xuất tự động không tránh khỏi mắc phải các sai phạm, trong cuộc khảo sát về chất lượng gần đây, ban quản lý nhận thấy dòng phần sản phẩm Nước ép trái cây Vinut chưa đạt yêu cầu tiêu chuẩn Qua quan sát trực quan các lỗi của sản phẩm này bao gồm sau: Sai lệch dung tích, Lỗi nắp đậy, Móp méo, Lỗi bao bì

Công ty tiến hành cho nhân sự thực hiện khảo sát ngẫu nhiên trên một lô sản phẩm này với số lượng là 300 sản phẩm

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát các dạng khuyết tật

(Nguồn: Công ty Vinut)

Nhóm tác giả sử dụng biểu đồ Pareto để phân tích và nhận được kết quả sau đây:

Ngày đăng: 27/06/2024, 15:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lý Bá Toàn. (2018). Loại bỏ 7 lãng phí - Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng. Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội: NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Loại bỏ 7 lãng phí - Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng
Tác giả: Lý Bá Toàn
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2018
1. Báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2019, Bộ Công Thương Khác
3. Phan Hải Nam (2017), Áp dụng phương pháp 6 Sigma trong quản lí chất lượng tại trung tâm mạng lưới MOBIFONE miền Trung, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng Khác
4. Thomas and Paul A. Keller (2009). The Six Sigma Handbook, Third Edition. New York, NY: McGraw-Hill. ISBN 0-07-162338-8 Khác
5. Harianto, S., Nursanti, E., & Laksmana, DI (2020). Áp dụng Phương pháp Six Sigma để Cải thiện Chất lượng và Doanh số của Đồ thủ công bằng đồng đúc truyền thống Majapahit Mojokerto thân thiện với môi trường. Tạp chí Quản lý và Công nghệ Công nghiệp , 6 (1), 21-26 Khác
6. Sakti, RA và Sutedjo, B. (2021). Kiểm soát Chất lượng trong Quy trình Sản phẩm Cốc 12 Oz với Phương pháp Tiếp cận Six Sigma tại PT. X. Tạp chí Kỹ thuật Công nghiệp , 24 (2), 53-69 Khác
7. Yadav, A., & Sukhwani, VK (2016). Cải tiến chất lượng bằng cách sử dụng DMAIC sáu Sigma trong một ngành công nghiệp. Tạp chí Quốc tế về Kỹ thuật và Công nghệ Hiện tại , 6 (6), 41-46 Khác
8. Smętkowska, M., & Mrugalska, B. (2018). Sử dụng Six Sigma DMAIC để cải thiện chất lượng của quá trình sản xuất: một nghiên cứu điển hình. Khoa học hành vi và xã hội , 238 , 590-596 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Logo công ty - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Hình 1.1 Logo công ty (Trang 10)
Hình 1.2: Quy trình sản xuất Nước ép cam Vinut - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Hình 1.2 Quy trình sản xuất Nước ép cam Vinut (Trang 12)
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát các dạng khuyết tật Dạng khuyết tật Sản phẩm hỏng Sai lệch dung tích 200 - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát các dạng khuyết tật Dạng khuyết tật Sản phẩm hỏng Sai lệch dung tích 200 (Trang 16)
Hình 2.1: Biểu đồ Pareto cho dạng khuyết tật của sản phẩm Nước ép cam Vinut - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Hình 2.1 Biểu đồ Pareto cho dạng khuyết tật của sản phẩm Nước ép cam Vinut (Trang 17)
Bảng 2.2: Dữ liệu đo lường trước khi cải tiến - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Bảng 2.2 Dữ liệu đo lường trước khi cải tiến (Trang 17)
Hình 2.2: Biểu đồ phân phối trước khi cải tiến - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Hình 2.2 Biểu đồ phân phối trước khi cải tiến (Trang 19)
Hình 2.3: Biểu đồ Xbar - R chart trước cải tiến - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Hình 2.3 Biểu đồ Xbar - R chart trước cải tiến (Trang 20)
Hình 2.4: Biểu đồ phân tích năng lực quy trình trước cải tiến - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Hình 2.4 Biểu đồ phân tích năng lực quy trình trước cải tiến (Trang 21)
Hình 2.5: Biểu đồ xương cá cho lỗi sai lệch về dung tích - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Hình 2.5 Biểu đồ xương cá cho lỗi sai lệch về dung tích (Trang 22)
Bảng 3.1: Bảng số liệu thu thập sau khi cải tiến - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Bảng 3.1 Bảng số liệu thu thập sau khi cải tiến (Trang 25)
Hình 3.1: Biểu đồ Xbar - R sau cải tiến - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Hình 3.1 Biểu đồ Xbar - R sau cải tiến (Trang 26)
Hình 3.2: Biểu đồ phân tích năng lực quy trình sau cải tiến - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Hình 3.2 Biểu đồ phân tích năng lực quy trình sau cải tiến (Trang 27)
Hình 3.3: Biểu đồ np chart - áp dụng dmaic trong cải tiến quy trình đóng chai tại công ty cổ phần thực phẩm nước giải khát nam việt
Hình 3.3 Biểu đồ np chart (Trang 29)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w