Áp dụng mô hình DMAIC trong cải tiến quy trình đóng chai tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Nước giải khát Nam Việt

MỤC LỤC

Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn: Công ty hướng đến mục tiêu không chỉ tạo ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn khẳng định thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế. Với tâm huyết và triết lý kinh doanh vì sức khỏe người tiêu dùng và mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng, Công Ty Nam Việt xây dựng và mở rộng hệ thống phân phối các sản phẩm nước ép nguồn gốc trái cây Việt Nam trên toàn thế giới, nỗ lực để trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường thực phẩm và nước giải khát trong nước và khu vực. Sứ mệnh: Để mang đến sản phẩm vì sức khỏe cho người tiêu dùng, Công ty Nam Việt luôn không ngừng sáng tạo các công thức pha chế và sản xuất các sản phẩm giàu dinh dưỡng, hương vị thơm ngon, đa dạng các tùy chọn thành phần đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Quy trình sản xuất sản phẩm Nước ép cam Vinut

Trái cam sẽ được rửa trong dung dịch nước clorin 5ppm trong thời gian 8 phút, sau đó sẽ được tách cuống trên băng tải và phân loại thủ công để đảm bảo trái bị hư hại hoặc không phù hợp đã bị loại bỏ. Mục đích của quá trình ép là thu được càng nhiều nước càng tốt, đồng thời ngăn các phần xơ của quả, tinh dầu và các thành phần khác lẫn vào nước ép. Những yếu tố này có thể dẫn đến vị đắng hoặc các khuyết tật khác trong quá trình bảo quản nước ép sau đó.

Sau khi lọc, nước ép đi qua một số mức độ pha trộn với nước ép từ các mẻ khác để cân bằng hương vị, màu sắc, độ acid và độ Brix trước khi chế biến thêm. Bước thanh trùng đầu tiên rất cần thiết để làm bất hoạt hoàn toàn enzyme pectin methylesterase (PME). Quá trình này sẽ tiêu diệt bất kỳ sinh vật nào có thể bị nhiễm vào nước ép sau quá trình thanh trùng lần 1.

Với dây chuyền tự động hoá, nước ép được rót vào lon, di chuyển trên băng chuyền đến khâu đóng nắp, dán nhãn.

Hình 1.2: Quy trình sản xuất Nước ép cam Vinut
Hình 1.2: Quy trình sản xuất Nước ép cam Vinut

Thực trạng

Nước trái cây trong quá trình chiết xuất còn chứa nhiều tạp chất như xác thịt quả, lớp xơ trắng. Nước ép chứa thịt quả từ các máy chiết thường chứa khoảng 20- 25% phần thịt nổi và chìm bên dưới. Bán thành phẩm được chuyển qua buồng chân không để làm giảm oxy hòa tan và bọt tự do trong nước ép.

Đây là tín hiệu đáng mừng dành cho những nhà phân phối nước ép trái cây tự nhiên và nước trái cây chứa sữa. Với những thông tin trên, Nam Việt nhanh chóng đầu tư về máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, kịp thời đáp ứng nhu cầu nhu cầu và chiếm lĩnh thị phần riêng cho mình. Đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng đồng thời, bộ phận chăm sóc khách hàng cũng tiếp nhận nhiều lượt phàn nàn, ý kiến tiêu cực về chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân - giải pháp để khắc phục tình trạng trên là điều cần thiết nhằm duy trì hình tượng tốt đẹp của thương hiệu Vinut.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 2.1. Ưu điểm

Hạn chế và nguyên nhân 1. Hạn chế

    Tại Vinut việc áp dụng dây chuyền sản xuất tự động không tránh khỏi mắc phải các sai phạm, trong cuộc khảo sát về chất lượng gần đây, ban quản lý nhận thấy dòng phần sản phẩm Nước ép trái cây Vinut chưa đạt yêu cầu tiêu chuẩn. Sử dụng dữ liệu để xác định các giá trị kiểm soát trên và dưới, chẩn đoán quá trình xem quá trình này có được kiểm soát thống kê hay không và để đánh giá khả năng xử lý, biểu đồ Xbar-R Chart đã được chuẩn bị biểu diễn cho dữ liệu dung tích nước khi sử dụng phần mềm Minitab. Để tính được chính xác mức Sigma của một quá trình, chúng ta cần xem xét tổng hợp tất cả các bước trong quá trình đó: sơ đồ quá trình, đặc tính chất lượng sản phẩm, các cơ hội tạo ra các sản phẩm khuyết tật căn cứ vào yêu cầu của khách hàng.

    Muốn thế, tác giả đã dành ra một ngày để kiểm tra lại các tình trạng cơ bản này so với các tiêu chuẩn được đặt ra như điều kiện vệ sinh, nguồn điện cung cấp, độ hao mòn thiết bị, điều kiện làm việc, nhiệt độ, độ ẩm,… tại quy trình sản xuất Nước ép cam Vinut. Tại công đoạn chiết rót, máy chiết rót bình tự động xảy ra tình trạng chiết rót không đồng đều khiến lượng nước trong chai không đạt hoặc vượt quá mức quy định làm mất khả năng kết hợp với các thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất. Sản xuất với nhiều sản phẩm trên cùng dây chuyền nên một số công đoạn sản xuất hoặc dây chuyền đang sử dụng không đúng với công suất thiết kế làm máy móc chạy quá giờ gây nên những sai sót.

    Vỏ chai: Không đạt tiêu chuẩn chất lượng, nhựa có thể lẫn tạp chất hoặc là do điều kiện bảo quản chưa đạt yêu cầu từ đó gây ra những khuyết tật trong sản phẩm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gây ra một số lỗi như: đóng váng, có cặn. Đồng thời, các nguyên vật liệu đầu vào như nước cam cô động, đường tinh luyện và một số thành phần khác có quy trình bảo quản chưa hợp lý làm giảm đi chất lượng của sản phẩm. Quy trình thiết kế đang sử dụng những phương pháp đo lường sai lệch dẫn đến kết quả đầu ra về lượng nước chiết rót không chính xác, bên cạnh đó, quy trình vận chuyển và đóng gói sản phẩm chưa đúng cách tạo ra nhiều sự va chạm mạnh làm móp méo, biến dạng sản phẩm, trực tiếp ảnh hưởng đến độ sai lệch của thành phẩm.

    Bảng 2.1: Kết quả khảo sát các dạng khuyết tật Dạng khuyết tật Sản phẩm hỏng Sai lệch dung tích 200
    Bảng 2.1: Kết quả khảo sát các dạng khuyết tật Dạng khuyết tật Sản phẩm hỏng Sai lệch dung tích 200

    ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1. Đề xuất giải pháp

    Kiểm chứng cải tiến

    (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Sau khi quan sát dữ liệu, để chẩn đoán quá trình xem quá trình cải tiến này có được kiểm soát thống kê hay không và để đánh giá khả năng xử lý, biểu đồ Xbar-R Chart đã được chuẩn bị biểu diễn cho dữ liệu dung tích nước khi sử dụng phần mềm Minitab. Quan sát biểu đồ trên ta có thể thấy mức giới hạn trên là 351.331 và giới hạn dưới là 348.739, các điểm giao động trong khoảng giới hạn trên và giới hạn dưới, tập trung xung quanh đường trung bình. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Qua biểu đồ phân tích năng lực quy trình sản xuất dung tích nước của chai, ta nhận thấy các hệ số Cp = 1.37 và Cpk = 1.36 lớn hơn 1, điều đó có nghĩa quá trình cải tiến tốt hơn quá trình hiện có.

    Dựa theo số liệu, chúng tôi đưa ra kết luận quy trình sản xuất dung tích nước của chai có mức sixma khoảng 4.1.

    Hình 3.1: Biểu đồ Xbar - R sau cải tiến
    Hình 3.1: Biểu đồ Xbar - R sau cải tiến

    Kiểm soát cải tiến 1. Kiểm soát cải tiến

      (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Biểu đồ kiểm soát np là một công cụ được dùng để biết được số lượng lỗi trong một nhóm đối tượng có nhất quán theo thời gian không (kích thước nhóm con phải cố định cho mỗi mẫu). Thực hiện chương trình hoặc sáng kiến 6 Sigma: nhân viên sẽ được đào tạo các công cụ thống kê theo thời gian và được yêu cầu áp dụng một số công cụ vào công việc khi cần thiết như: phiếu kiểm soát (Check sheets), biểu đồ nhân quả (Cause. & Effect Diagram), biểu đồ Pareto (Pareto chart), Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram), Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram), biểu đồ kiểm soát (Control Chart). Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy 6 Sigma là một hệ thống chất lượng khá mới đối với doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng mang lại đến rất nhiều lợi ích cho công ty, giúp quá trình hoạt động sản xuất giảm được các sai sót và giải quyết được những vấn đề về chi phí trong kinh doanh.

      Đồng thời, việc áp dụng các công cụ thống kê, phương pháp DMAIC đã mang lại nhiều thành công lớn cho công ty khi sản phẩm đã được kiểm soát hiệu quả bởi các quá trình cải tiến. Mặc dù, việc áp dụng phương pháp 6 Sigma ban đầu vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhưng từ sự cố gắng tìm hiểu, nắm bắt được mấu chốt cũng như nhận ra được những lợi ích to lớn mà nó mang lại thì những khó khăn này cũng trở nên dễ dàng được giải quyết và không còn là nỗi lo ngại đối với công ty. Áp dụng 6 Sigma giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu lãng phí xảy ra.

      Việc đặt ra tiêu chuẩn kiểm soát, cách hành động khi có điểm nằm ngoài giới hạn kiểm soát, phương hướng kiểm soát nhằm giúp cho dự án duy trì được mục tiêu mà các cải tiến đã thực hiện được.

      Hình 3.3: Biểu đồ np chart
      Hình 3.3: Biểu đồ np chart