Đâu phải lẽ ngẫu nhiên mà đềtài đạo đức trong nghề nghiệp được chú trọng mà bởi sự đổi mới của thời đại và biếnđộng nhanh chóng của xã hội lên cuộc sống của con người mà “đạo đức’ hay nó
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: NHẬP MÔN LUẬT HỌC
Mã Tiểu Luận : 01
Họ và tên: Dương Thị Chúc
MSSV: 26A4062988
Lớp niên chế: K26LKTC
ĐIỂM TRUNG BÌNH:
Trang 2Câu 1:
LỜI NÓI ĐẦU
Theo dòng thời gian sự phát triển của thời đại tác động đến môi trường sống và xã hội xung quanh ta cùng với những biến đổi ấy Thời đại công nghệ 4.0 ngày càng cần thêm nhiều ngành nghề mới phù hợp với xu hướng của cộng đồng Nhưng không phải vì thế
mà các ngành nghề cũ dần phai mờ mà ngược lại còn trở thành thứ tất yếu và vốn có trong cuộc sống ngày nay Đặc biệt là ngành Luật đi theo sự phát triển về đời sống, kinh
tế, nhu cầu và thị hiếu của xã hội song song với đó là sự phát triển không ngừng nghỉ, ngày càng trở nên cần thiết của ngành nghề này Do đó việc dạy và học, đào tạo ngành Luật ngày một quan trọng và đòi hỏi, sàng lọc một cách kỹ lưỡng và khắt khe hơn Luật pháp không chỉ đòi hỏi và yêu cầu những con người có kiến thức, khả năng hiểu, biết rộng mà còn đòi hỏi người công tâm, chí công vô tư, không vụ lợi từ đó ngành Luật ngày càng nhấn mạnh và coi trọng đạo đức nghề nghiệp hơn cả Đâu phải lẽ ngẫu nhiên mà đề tài đạo đức trong nghề nghiệp được chú trọng mà bởi sự đổi mới của thời đại và biến động nhanh chóng của xã hội lên cuộc sống của con người mà “đạo đức’ hay nói cách khác sự tử tế và trân trọng ngành nghề mình đang thực hiện, cống hiến càng trở nên quan trọng hơn nó như một nốt lặng nhắc nhở, nhắn nhủ bản thân không ngừng bồi dưỡng song song về tri thức mà còn cả về mặt đạo đức để tránh sự xuống dốc trầm trọng , suy thoái về ý thức xã hội Như vị chủ tịch nước vĩ Bác Hồ Chí Minh từng nhắc nhở chúng ta” có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Chính vì thế để tránh sự tác động và đổi mới nhanh chóng của thời đại làm hao mòn và suy thoái đạo đức con người chúng ta phải không ngừng tu dưỡng cả trong lẫn ngoài cả về mặt tri thức và đạo đức Cũng như việc để trở thành một Luật sư giỏi có trách nhiệm, kỹ năng và hiểu biết thì bên cạnh đó sinh viên cần phải bồi dưỡng và học hỏi nhiều giá trị và ý nghĩa của đạo đức nghề nghiệp từ đó thành người toàn tài có ích cho xã hội và đất nước
Trang 3Để duy trì trật tự xã hội và mối quan hệ giữa người với người chúng ta cần một hệ thống pháp Luật chặt chẽ để khi có mâu thuẫn tranh chấp xảy ra ta có thể dựa vào Luật pháp để phân xử một cách thuận lợi, rõ ràng, công bằng và nhất quán Trong một số vụ việc, có những người lương thiện họ không làm sai nhưng họ không có khả năng lí luận cũng như
là sự am hiểu về pháp luật để có thể tự biện hộ bảo vệ quyền lợi cho chính mình Vì vậy,
mà họ cần một người Luật sư, một người am hiểu về pháp luật và có khả năng lí luận sắc bén để có thể giúp họ lấy lại công bằng Vậy nghề Luật là gì ? Nghề Luật là nghề gắn chức danh tư pháp theo quy định pháp Luật Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực tư pháp,
có sứ mệnh thực thi và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trên cơ sở quy định pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Học luật ngoài làm về Luật sư, chúng ta còn có thể đảm nhiệm ở các
vị trí, vai trò khác nhau như: Làm Pháp Chế Doanh Nghiệp, Thư Ký Tòa Án, Thẩm Phán, Kiểm Sát Viên, Công Chứng Viên, Giảng Viên Đại Học,… Đó là những ngành nghề rất phổ biến trong lĩnh vực pháp Luật
Bên cạnh đó thì ngành Luật cũng có những đặc trưng và sứ mệnh riêng có của mình: 1
Thứ nhất, những người có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện, hướng tới mục đích là bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân, giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội, tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác.
Những người hành nghề luật có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện hoạt động hướng đến mục đích chung như trên Và mỗi chức danh tư pháp lại có những mục đích cụ thể khác nhau Ví dụ như Luật sư tiến hành những hoạt động của mình nhằm mục đích cụ
Trang 4thể là: Bảo vệ lợi ích khác hàng thông qua đó có vai trò giám sát phản biện cho hoạt động của các cơ quan nhà nước đồng thời hướng dẫn thực hiện pháp luật, đưa những ý kiến pháp lý giúp khách hàng tiến hành công việc đúng luật và đạt hiệu quả cao nhất
Thứ hai, Nghề Luật hoạt động trong khuôn khổ Luật quy định.
Những người hành nghề luật luôn phải đặt hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật Nghề luật là một trong những nghề có sự hạn chế cao trong hoạt động nghề nghiệp
Cụ thể là ngoài việc tuân thủ đầy đủ pháp luật chung như luật Hiến pháp luật dân sự…, Luật còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định nghiêm ngặt của pháp luật về ngành nghề mà mình tham gia Vì vậy những người hoạt động nghề luật phải có những phẩm chất cần thiết cho quá trình hành nghề của mình như: yêu công lý ,công bằng, khách quan, trung thực …và các kĩ năng chuyên môn như khả năng phân tích,tổng hợp, khả năng đánh giá Ví dụ đối với một luật sư ngoài việc đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn đào tạo, tập sự và điều kiện hành nghề của luật Luật sư thì trong từng hoạt động của mình còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật ở mỗi hoạt động như trong hoạt động tại phiên tòa thì phải tuân theo luật Tố tụng, nếu tham gia vào vụ án từ giai đoạn điều tra thì phải tuân thủ pháp lệnh điều tra hình sự… Đây cũng là điểm khác biệt của khuôn khổ hành nghề của các nhà luật của nước ta so với các nước tư bản trên Thế Giới;
Ở Việt Nam dù bào chữa như thế nào Luật sư cũng không được vượt ra khỏi khuôn khổ pháp Luật luôn phải tôn trọng pháp Luật luôn phải tôn trọng sự thật khách quan , nhưng ở những nước tư bản thì luật sư có thể bào chữa một cách vô tư làm sao có lợi cho thân chủ của mình kể cả việc biện hộ đổi trắng thành đen miễn là có căn cứ không trái pháp luật
Thứ ba, Nghề Luật là bất khả kiêm nhiệm.
Điều đó có nghĩa là một người không thể đồng thời làm hai chức danh hoặc làm hai vị trí
nghề nghiệp khác nhau trong hệ thống nghề luật Một người khi đang hành nghề thẩm phán thì không thể được làm Luật sư, công chứng viên hay chấp hành viên và ngược lại Pháp luật chỉ cho phép họ được quyền thay đổi hoạt động hành nghề của mình Ví dụ cụ
Trang 5thể Điều 10 luật Luật sư 2006 quy định Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư một trong những trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề Luật sư là : cán bộ, công chức, viên chức điều này có nghĩa là khi họ trở thành các chức danh tư pháp trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì không được làm Luật sư…
Thứ tư, nghề Luật sử dụng các quy định pháp Luật làm công cụ, phương tiện để giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội, nói cách khác nghề Luật hoạt động dựa trên pháp Luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp (còn được gọi là quy tắc ứng xử nghề nghiệp).
Đây là đặc điểm để phân biệt nghề luật với những nghề khác đang tồn tại trong xã hội Tuy nhiên với mỗi người hành nghề luật khác nhau, pháp luật đuợc sử dụng, áp dụng trong hoạt động nghề nghiệp ở từng góc độ khác nhau Đối với thẩm phán, pháp luật được sử dụng để xác định tính đúng/sai của tranh chấp, có tội hay không có tội Đối với Luật sư, Công chứng viên pháp luật được sử dụng đưa các chủ thể thực hiện đúng “hành lang pháp lý” dành cho mình Như vậy, với mỗi nghề luật khác nhau đòi hỏi phải có các
kỹ năng khác nhau, có các kiến thức khác nhau dù đều là áp dụng pháp luật Bên cạnh đó
là một người làm việc trong ngành luật, mỗi chúng ta cũng rất cần quan tâm tới vấn đề “ Đạo đức nghề Luật ” Cũng giống như mỗi người được sinh ra đều có quê hương, nguồn cội, đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, được ví như là gốc rễ, là nền tảng cơ bản của nghề luật Những người hành nghề liên quan tới lĩnh vực pháp luật, bằng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp và sự uy tín của mình, có trách nhiệm bảo vệ công lí, công bằng và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Chính vì thế,
để hành nghề luật phải xuất phát từ nền tảng đạo đức Vậy “ đạo đức là gì và đạo đức nghề Luật được hiểu như thế nào ? ” Trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm về “ đạo đức là gì ”, đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội bao gồm những quy chuẩn đạo lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong mối quan hệ với cộng đồng và xã hội Được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh dư luận Còn “ đạo đức nghề Luật ” đó chính là tập hợp các quy tắc, chuẩn mực
Trang 6đạo đức để kiểm soát, điều chỉnh và đánh giá hành vi của người làm nghề Luật hướng tới bảo vệ giá trị nhân văn trong xã hội pháp quyền, bảo vệ công lí, lẽ phải, lẽ công bằng trong xã hội Phải gắn liền với hoạt động nghề nghiệp của người hành nghề luật như: Thẩm phán,Luật sư, Kiểm sát viên,
Sau đây là một số nguyên tắc và chuẩn mực của những người hành nghề Luật : 2
- Thứ nhất, người hành nghề luật phải mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp về mặt đạo đức như những người công dân bình thường khác trong xã hội.Người hành nghề luật cần có một lối sống lành mạnh, suy nghĩ trong sáng, thái độ thân thiện với tất cả mọi thành viên trong cộng đồng xã hội, công việc và cuộc sống Những phẩm chất đó có thể là tính trung thực, lòng dũng cảm, tính công bằng, khách quan và tính nhân bản
- Thứ hai, bản lĩnh nghề nghiệp: Bản lĩnh là sự kiên định, là sự quyết đoán Bản lĩnh còn là khả năng hướng tới cái đúng, cái công bằng và cái hoàn thiện Bản lĩnh nghề nghiệp của người hành nghề luật là một tố chất không thể thiếu trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình Do điều kiện hoạt động nghề nghiệp của người hành nghề luật gắn liền với tính độc lập, tính tự quyết, khả năng phán quyết mọi vấn đề trên cơ sở phân tích pháp luật và niềm tin nội tâm
- Thứ ba, tinh thần có trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp của mình: Trách nhiệm hay nghĩa vụ là một khái niệm mang màu sắc pháp lý, tuy vậy lại là một tố chất của đạo đức nghề nghiệp Nếu ở phương diện luật học, người ta nói nghĩa vụ
đi đôi với quyền thì ở phương diện đạo đức, người ta đề cao tinh thần trách nhiệm
mà không gắn với quyền lợi
- Thứ tư, tình thương yêu con người: Nghề luật hướng tới một nhóm đối tượng người cụ thể, đó là những người “vướng vào vòng lao lý”, những người mà số phận pháp lý của họ do những người làm nghề luật quyết định trong phạm vi thẩm
Studocu
Trang 7quyền, đó có thể là nạn nhân của tội phạm, nạn nhân của những sai lầm trong nhận thức của bản thân hoặc là nạn nhân của gia đình, của điều kiện, hoàn cảnh sống không được trọn vẹn
Đạo đức nghề luật có một vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa góp phần điều chỉnh hành
vi của người làm nghề luật Đạo đức nghề luật bổ sung và kết hợp với các quy phạm xã hội khác pháp luật, quy chế ngành, bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp, nội quy cơ quan, Điều
lệ Đảng viên để điều chỉnh hành vi của người làm nghề luật trong khuôn khổ pháp luật và trong khuôn khổ các chuẩn mực đạo đức Các quy phạm xã hội như pháp luật, quy chế ngành, bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp, nội quy cơ quan, điều lệ Đảng viên…không thể bao quát hết, quy định hết mọi hành vi của người làm nghề luật, trong khi đó, đạo đức nghề luật đóng vai trò nền tảng, là những quy phạm cơ bản, là xuất phát điểm điều chỉnh hành vi của người làm nghề luật Đạo đức tác động tới lương tâm, danh dự của người làm nghề luật Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chỉ có thể được phát huy mỗi khi cán bộ tư pháp có đạo đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm cao; tính kiên quyết trong đấu tranh với vi phạm và tội phạm… Đây là yếu tố cần phải có mà thẩm phán, luật sư, chấp hành viên… cần phải có để có thể đứng vững trong nghề nghiệp của mình, không bị sa ngã, biến chất trước những tác động của bên ngoài Góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả của hệ thống tư pháp Đạo đức nghề luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả của hệ thống tư pháp Lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành
Tư pháp ngay từ ngày đầu mới thành lập như sau: “Tư pháp là cơ quan trọng yếu của chính quyền Vấn đề tư pháp là vấn đề ở đời và làm người Ở đời và làm người là phải yêu nước, thương dân” Nghề luật là một nghề rất đặc trưng được xã hội tôn vinh Theo cách hiểu thông thường, nghề luật bao gồm xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, kiểm tra và giám sát hoạt động pháp luật, nghề xét xử (thẩm phán), nghề luật sư, nghề công chứng (công chứng viên), thi hành án (chấp hành viên, thừa phát lại)… Nghề luật trong
hệ thống tư pháp có vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm công lý được thực thi hiệu quả, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, giảm thiểu án oan sai, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, an ninh chính trị, an toàn xã hội được bảo
Trang 8đảm, tăng cường Chỉ có những người hành nghề luật mới có thể bảo đảm và duy trì và phán xét các chủ thể khác trong xã hội có tuân thủ và thực thi pháp luật không? Hoạt động của nghề luật sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của các chủ thể trong xã hội Vì vậy nghề luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống tư pháp Bên cạnh
đó còn có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội Sản phẩm của nghề luật chính là các kết quả của tố tụng, các dịch vụ pháp lý cho khách hàng, dù với tư cách bị can, bị cáo, đương sự hay thân chủ, khách hàng, nghề luật đều hướng tới mục tiêu
vì con người Đạo đức nghề luật chính là các yếu tố đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của nghề luật, do đó, cũng là yếu tố bảo đảm các quy định của pháp luật và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được thực hiện trên thực tế Một hệ thống
tư pháp trong sạch là điểm tựa cho người dân mỗi khi quyền và lợi ích bị xâm phạm, đạo đức của người hành nghề luật là nhân tố bảo đảm cho pháp luật thực sự trở thành công cụ
để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân cũng như để Nhà nước điều hành các quan hệ xã hội bằng pháp luật Mỗi một tranh chấp trong đời sống xã hội hay một vụ án trước tòa đều có những nguyên nhân của nó, nhất là trong điều kiện có những khoảng cách giữa pháp luật và đời sống Chính vì vậy, thẩm phán, luật sư hay người hành nghề luật khác khi tiếp cận vụ việc phải quan tâm đến bối cảnh và sự việc Người hành nghề luật hay cách chức danh tư pháp phải bằng lương tâm và bản lĩnh nghề nghiệp của mình bảo vệ được tối đa lợi ích chính đáng của người dân trong quan hệ pháp luật
Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu về đạo đức nghề luật ngày càng một nâng cao hơn vì những thách thức xuất phát từ đặc điểm của nghề : Những người hành nghề luật là những người của công chúng Với trọng trách bảo vệ quyền lợi nên các chủ thể khác nhau trong
xã hội luôn dành cho những người hành nghề luật một niềm tin vô cùng to lớn Mọi hành
vi cử chỉ của người hành nghề đều phải được các chủ thể khác quan tâm, chú ý Cho nên, trong quá trình hành nghề, nếu không cẩn thận, người hành nghề luật sẽ đánh mất niềm tin của con người Nghề luật là một nghề nhạy cảm, luôn đụng chạm đến những vấn đề, những quan hệ phức tạp và “tế nhị”, những mặt trái của xã hội Hiện nay, có những người hành nghề luật không giữ vững được bản lĩnh của mình đã bị sa ngã trước cám dỗ của
Trang 9đồng tiền Nghề luật luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi vì so với những ngành nghề khác, những rủi ro hoặc tai nạn nghề nghiệp chủ yếu là do bản thân mình mang lại thì đối với những người hành nghề luật, rủi ro và tai nạn có thể mang đến từ chính sự chủ quan đem lại Nghề luật là một nghề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác, của khách hàng Các vụ xúc phạm, hành hung nghề luật đã trở nên phổ biến
Qua đó, những người làm Luật học Luật cần có những giải pháp để rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cho chính mình :
Để nâng cao đạo đức nghề Luật thì chúng ta cần bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề luật tại các cơ sở nghề luật: Qúa trình đào tạo nghề nghiệp của người hành nghê luật trong đó chú trọng rèn luyện các kỹ năng hành nghề của người hành nghề luật, trang bị cho họ những kiến thức chuyên môn cần thiết, cập nhập những thông tin mới về luật thực định, rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ để sau khi ra trường họ có thể làm việc một cách thành thạo và tự tin Bản thân quá trình đào tạo là quá trình bồi dưỡng với đạo đức nghề nghiệp của họ giúp cho họ nhận thức được cái đúng, những phẩm chất tốt đẹp mà người hành nghề luật cần phải có ví dụ như lòng dũng cảm, sự tự tin Thông qua hoạt động nghiệp vụ của người hành nghề luật sẽ rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình, người hành nghề luật thông qua hoạt động chuyên môn có thể được rèn luyện, tự bồi dưỡng đạo đức Tuy vậy, muốn đạt được hiệu quả cao phải có sự định hướng của cơ quan, đơn vị công tác bằng các công việc như: tổ chức những buổi sinh hoạt chính trị, rút kinh nghiệm, học gương người tốt, việc tốt Lãnh đạo đơn vị, cơ quan cũng cần thường xuyên khen thưởng và biểu dương kịp thời những người có thành tích xuất sắc trong hoạt động xét xử, đồng thời phê phán những người có hành vi sai trái, tổn hại đến đạo đức của người hành nghề luật Người hành nghề luật phải rèn luyện và tự bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp bởi những phẩm chất tốt đẹp thì cần phải trải qua quá trình lâu dài và đây là yếu tố không thể thiếu được Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bản thân họ đã được rèn luyện Qúa trình này còn được tiếp diễn, không ngừng phát triển khi họ đến với nghề nghiệp của mình Thông qua thực tiễn của chính bản thân họ, thông
Trang 10qua mối giao tiếp nghề nghiệp với các đồng nghiệp và các đương sự cũng như bị can, bị cáo giúp người hành nghề luật có thể đấu tranh để loại bỏ cái xấu, phát triển và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
KẾT LUẬN
Từ đó chúng ta thấy được xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về các hành lang pháp lí
để đảm bảo trật tự xã hội ngày càng cao, đi kèm với đó là địa vị của nghề Luật và đạo đức nghề Luật ngày càng được chú trọng hơn Trong thời đại ngày nay các quyền về con người ngày càng được pháp Luật và Nhà nước tôn trọng và bảo vệ do đó những người hành nghề Luật có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân Chúng ta có thể nhận thấy rằng, là sinh viên việc học tập, nghiên cứu và rèn luyện cho mình kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt là kỹ năng nghề Luật là rất cần thiết để trở thành những người không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn có cả tâm trong sáng, giữ gìn phẩm hạnh của mình đó chính là đạo đức