1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

vấn đề xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Người hướng dẫn PGS. Tô Đức Hạnh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội bổ sung và sửa đổi năm 2011 đã nêu rõ: “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hộichủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: Vấn đề xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam hiện nay

GVHD: PGS.Tô Đức Hạnh

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

Mục Lục

A._MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 5 Chương 1: Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ

1.1.1 Quan niệm về dân chủ

1.1.2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ

1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa.

1.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.3 Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương 2 : Thực trạng hiện nay.

2.1 Đánh giá thực trạng phát huy dân chủ ở Việt Nam

Trang 3

2

Trang 4

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo vệ nền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của Đảng Cộng sảnViệt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: dân chủ có nghĩa “dân là chủ” và

“người dân làm chủ”, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng là động lựccủa cách mạng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội (bổ sung và sửa đổi năm 2011) đã nêu rõ: “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hộichủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là mộttrong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam” 1

Về lý luận, Đảng ta đã kế thừa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh, từng bước nhận thức rõ và cụ thể hơn các vấn đề thực hành và phát huyrộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Sự phát triển của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa dưới sựlãnh đạo của Đảng đã tạo nền tảng pháp lý cho việc áp dụng và phát huy quyền làmchủ của nhân dân trong đời sống xã hội cũng như nâng cao hiệu quả và thực hiện tráchnhiệm của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy nhà nước

Lý thuyết là vậy, tuy nhiên trên thực tiễn việc thực hiện dân chủ trong các lĩnh vựcđời sống ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập Chẳng hạn nhiều người dân vẫn chưa biếtđến các văn bản, chính sách, pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở 13,54% ngườidân được hỏi cho biết chỉ nắm được một số ít nội dung mà nhân dân được bàn, quyếtđịnh trực tiếp và 3,38% hầu như không nắm được nội dung của pháp luật về thực hiệndân chủ ở cơ sở 2 Mặt khác, việc triển khai, thực thi đường lối, chính sách kinh tế cóbiểu hiện thiếu dân chủ, bất bình đẳng trong đối xử với các chủ thể kinh tế, các thành

1 PGS.TS Đỗ Thị Thạch (20/05/2021) Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH Truy cập từ https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/dan-chu-la-ban-chat-cua-che-do-xhcn-vua-la-muc-tieu-vua-la-dong-luc-cua-cong-cuoc-xay-dung-cnxh-580982.html

Trang 5

Minh, tr.109.

Trang 6

phần kinh tế về thuế, vay vốn, lãi suất cho vay, về thủ tục xuất nhập khẩu; dẫn đếnmôi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh, động lực đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế

bị tổn thương

Xuất phát từ tình hình trên, nhóm chọn đề tài: “Dân chủ và dân chủ xã hội chủ

nghĩa Thực trạng và giải pháp phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và đề xuất giải

pháp cho những khó khăn trong thực hiện dân chủ trong các lĩnh vực đời sống tại ViệtNam những năm gần đây

2 Đối tượng nghiên cứu

Thứ nhất, dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa

Thứ hai, thực trạng và giải pháp phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảoquyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay

4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ và dân chủ

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiêncứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phươngpháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử - logic;…

Trang 7

B Nội dung

Chương 1 : Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ

1.1.1 Quan niệm về dân chủ

Dân chủ là một hệ thống chính trị mà người dân có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định và điều hành chính phủ Nó dựa trên nguyên tắc rằng quyền lực chính trị phải nằm trong tay nhân dân và được thể hiện thông qua việc bỏ phiếu hoặc tham gia vào các quyết định chính trị khác

Dân chủ xuất hiện lần đầu tại Athena, một thành phố trong cổ đại Hy Lạp vào khoảng thế kỷ VII-VI trước Công nguyên Thuật ngữ "dân chủ" được hình thành từ cụm từ

"demoskratos", có nghĩa là nhân dân cai trị Sau đó, nó được rút gọn bởi các nhà chính trị thành quyền lực của nhân dân hoặc quyền lực thuộc về nhân dân Theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin, dân chủ là kết quả và thành tựu của cuộc đấu tranh giai cấp cho các giá trị tiến bộ của nhân loại Nó là một hình thức tổ chức nhà nước do giai cấp cầm quyền xây dựng và là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội Đặc trưng cơ bản của dân chủ là tất cả các công dân có quyền tham gia vào cuộc sống chính trị và quyền lực cao nhất của quốc gia thuộc về đại diện của nhân dân Mọi công dân đều được coi là bình đẳng trước pháp luật Câu nói nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln "Dân chủ là 'chính phủ của dân, do dân và vì dân'" tương tự nhấn mạnh điều này.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ đề cập đến quyền lực thuộc về nhân dân, trong đó nhân dân là chủ nhân của nhà nước Dân chủ đại diện cho quyền lợi của nhân dân, và quyền lợi căn bản nhất của nhân dân là quyền lực sở hữu nhà nước và xã hội Hệ thống nhà nước phải phục vụ cho nhân dân và xã hội

Thứ hai, về phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thức hoặc hình thái của nhà nước, đó là chế độ dân chủ Dân chủ là một chế độ xã hội trong đó nhân dân được công nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng, đồng thời có tham gia vào quản lý nhà nước Dân chủ được thể hiện thông qua các cơ chế thực thi trong cuộc sống Dân chủ đặt ra nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và trách nhiệm của nhà nước đối với công dân

Thứ ba, về phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc - nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để tạo ra nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội

6

Trang 8

Chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh rằng dân chủ là mục tiêu, tiền đề và phương tiện cần thiết để con người đạt được tự do và giải phóng toàn diện các năng lực của mỗi cá nhân, tức là đảm bảo và thực hiện đầy đủ quyền con người Dân chủ, với vai trò là một hìnhthức tổ chức chính trị và một hình thức của nhà nước, mang tính giai cấp và là một khía cạnh lịch sử; sự tồn tại của dân chủ liên quan mật thiết đến sự ra đời và sự tiêu vong của nhà nước Dưới tư cách là một giá trị xã hội, dân chủ là một khía cạnh vĩnh viễn, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội nhân loại, kể cả khi giai cấp và nhà nước biến mất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Chế độ của chúng ta là chế độ dân chủ, tức làdân làm chủ" Cách mạng là công việc của quần chúng, và quần chúng là động lực của cáchmạng Chính quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất và trực tiếp thực hiện đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng của Đảng thành hiện thực Vì vậy,

"Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ của chúng ta, Dân chủ xã hội chủ nghĩa

là một hình thức cụ thể của chủ nghĩa Mác - Lênin, được áp dụng và phát triển trong cuộc cách mạng ở Việt Nam Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với điềukiện cụ thể của Việt Nam

Kế thừa và phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã khẳng định, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chế độ xã hội do nhân dân làm chủ mà ở đó, quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực của đờisống xã hội thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ và làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội theo nguyên tắc Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động lãnh đạo, thực hiện nhất nguyên về chính trị Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp, thông qua các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vìdân, trên cơ sở nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.Tổng kết lại, dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại

1.1.2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ.

Nhu cầu về dân chủ xuất hiện rất sớm trong xã hội tự quản của các cộng đồng thị tộc, bộ lạc Trải qua một tiến trình lịch sử lâu dài, các hình thái kinh tế - xã hội, nhà nước khác nhau, trong xã hội loài người đã ra đời và tồn tại các hình thức, nền dân chủ sau:Dân chủ nguyên thủy hay còn gọi là dân chủ quân sự: là hình thức tự quản trong các thị tộc, bộ lạc trước khi xã hội phân chia thành giai cấp và có nhà nước Đặc trưng của hìnhthức dân chủ này là nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua “Đại hội nhân dân”, ở đó

“Đại hội nhân dân” và nhân dân có quyền lực thật sự mặc dù trình độ sản xuất còn kém

7

Trang 9

phát triển Những phạm trù về dân chủ, tự do, bình đẳng chưa xuất hiện nhưng lại hiện hữu một cách ngây thơ và vốn có đương nhiên ở xã hội nguyên thủy.

Nền dân chủ chủ nô: Nền dân chủ này được tổ chức thành nhà nước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước Nhà nước dân chủ đầu tiên trong lịch sử là nhà nước dân chủ của chủ nô Trong nền dân chủ chủ nô, giai cấp cầm quyền quy định “dân” gồm: chủ

nô và các công dân tự do (tăng lữ, thương gia và một số trí thức) Đa số còn lại không phải

là “dân” mà là “nô lệ” - không được tham gia vào công việc nhà nước, có địa vị vô cùng thấp kém, họ bị coi là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô, chủ nô có quyền tuyệt đối đối với nô

lệ, khai thác bóc lột sức lao động, đánh đập, đem bán, tặng cho, bỏ đói hay giết chết.Chế độ độc tài chuyên chế phong kiến: Sự thống trị của giai cấp trong thời kỳ này được khoác lên chiếc áo thần bí của thế lực siêu nhiên Họ xem việc tuân thủ ý chí của giai cấp thống trị là bổn phận của mình trước sức mạnh của đấng tối cao Ý thức về dân chủ, và đấu tranh để thực hiện quyền làm chủ của người dân đã không có bước tiến đáng kể nào.Nền dân chủ tư sản: Ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỷ XV, nền dân chủ này là một bước tiến lớn của nhân loại với những giá trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ Tuy nhiên, nền dân chủ tư sản là chế độ bảo vệ quyền lực thống trị của giai cấp tư sản đối với toàn thể nhân dân lao động Bên cạnh đó nó đề cao quyền tự do cá nhân dẫn tới cá nhân cực đoan thực dụng - dẫn đến lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với lợi ích của

xã hội Điều này đã dẫn đến nhiều khuyết tật không thể tránh khỏi đã nảy sinh trong xã hội

tư bản như: sự phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng xã hội, tình trạng thất nghiệp, sự áp bức, bóc lột người lao động, ô nhiễm môi trường Cho nên, về thực chất có thể thấy dân chủ tư sản vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, mà chỉ là nhà nước của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và thực hiện sự thống trị đốivới nhân dân lao động

Nền dân chủ vô sản: Khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917), một thời đại mới mở ra - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động ở nhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, thiết lập Nhà nước công - nông (nhà nước xã hội chủ nghĩa), thiết lập nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) để thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền lực của nhân dân – tức là xây dựng nhà nước dân chủ thật sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đa sốnhân dân

Như vậy, cho đến nay có ba nền (chế độ) dân chủ: nền dân chủ chủ nô, gắn với chế

độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa

1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa.

1.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

8

Trang 10

Dựa trên cơ sở thực tiễn quá trình hình thành và phát triển các nền dân chủ, đặc biệt

là những quy luật của nền dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: Đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp và không thể dừng lại ở dân chủ tư sản Do đó, tất yếu xuất hiện một nền dân chủ mới, cao hơn nền dân chủ tư sản và đó chính là nền dân chủ vô sản hay còn gọi là nền dân chủ xã hộichủ nghĩa Sự hình thành dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ Lần đầu tiên trong lịch sử, đã hình thành chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân

Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phôi thai từ thực tiễn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân của Pháp, điểm hình chính là Công xã Paris năm 1871 Tuy nhiên, chỉ đến khi Cách Mạng Tháng mười Nga thành công với sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới năm 1917 thì nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp tới cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của của nền dân chủ trước đó, trước hết là nền dân chủ tư sản Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chú nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động, thu hút

họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa

sẽ được hình thành phát triển dần dần, từng bước phù hợp với quá trình phát triển của kinh

tế, chính trị và văn hóa, xã hội

Tóm lại, có thể hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất (cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa) so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà

ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

1.2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Khác với các loại hình dân chủ khác, theo V.I.Lênin, dân chủ vô sản là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người, bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó, dân chủ lĩnh vực kinh tế là cơ sở Dân chủ vô sản loại bỏ quyền dân chủ của các giai cấp là đối tượng của nhà nước vô sản, đưa quần chúng nhân dân lên địa vị cuả người chủ chân chính của xã hội Trên tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hoá của dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất cơ bản sau:

a) Bản chất chính trị

Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Nhân dân lao động là người làm chủ những quan hệ chính trị trong xã hội Họ có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ,

9

Trang 11

nhân viên nhà nước Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước của nhân dân chính là nội dung cốt lõi trong nền dân chủ trên lĩnh vực chính trị Do vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất của giai cấp công nhân, vừa mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc Với ý nghĩa đầy sâu sắc ấy, V.I.Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa rằng: “Chế độ dân chủ vô sản sovới bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần"

Ở Việt Nam, bản chất chính trị cũng được thể hiện rõ như Đại hội IX đã bổ sung nộidung dân chủ vào mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam Đây là một bước tiến trong nhận thức về dân chủ Đại hội X đã chỉ rõ: “Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ

xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” Để đạt được mục tiêu xây dựng

xã hội thực sự dân chủ, Đại hội XII xác định rõ: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sốngcủa nhân dân” Đại hội XIII đã hoàn thiện phương châm thực hiện dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” với nhiệm vụ trọng tâm “phát huysức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường pháp chế, đảm bảo kỷ cương xã hội”

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chế độ kinh tế xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột tư bản chủ nghĩa được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện Do đó, nhân dân ta có điều kiện thực sự tham gia quản

lý nhà nước”

Như vậy, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được bộc lộ đầy đủ thông qua việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyềnlàm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối

c) Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm chủ đạo và giữ vai trò chi phối các hình thái ý thức xã hội khác

10

Trang 12

Đồng thời, nó kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng – văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội… mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc… Nhân dân làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần, họ là người sáng tạo, đồng thời là người hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần đó Đảng và Nhànước luôn luôn nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, tạo mọi điều kiện để phát triển cá nhân Dưới góc độ này, dân chủ là một thành tựu văn hóa, một quá trình sáng tạo văn hóa, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người.

Việt Nam là quốc gia có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời Tư tưởng nhân văn, dân chủ cao đẹp vì nhân dân, lấy dân làm gốc là tư tưởng xuyên suốt trong hành trình phát triển của dân tộc ta Tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở việc đánh giá đúng, trân trọng, đề cao và phát huy lực lượng, tài nghệ của nhân dân trong việc phát triển nền văn hóa Việt Nam, khẳng định vai trò sáng tạo các giá trị văn hóa, kiểm nghiệm sản phẩm văn hóa của nhân dân, đồng thời nhấn mạnh nhân dân cần được hưởng thụ các giá trị văn hóa Trong Đại hội Văn hóa toàn quốc ngày 24-11-1946, Người yêu cầu nền văn hóa nước nhà hãy lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở; thông qua tác phẩm có giá trị, văn hóa nghệ thuật có thể góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất tốt đẹp chonhân dân; rằng, ngành văn hóa phải lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu cho công tác văn hóa, văn hóa phải phục vụ đại đa số nhân dân Bên cạnh đó, Người cũng nhấn mạnh việc thực hiện bình đẳng văn hóa giữa các dân tộc là yếu tố quan trọng trong thực hành dân chủ trong văn hóa, qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

1.2.3 Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

a) Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Chỉ trong xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa, người dân mới có thể:

Lựa chọn một cách công bằng bình đẳng những người đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước

Tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động quản lý của nhà nước.Kiểm soát một cách có hiệu quả quyền lực của nhà nước

Ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực nhà nước

Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hướng đến lợi ích của người dân

Vì trong xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa, người dân được định hình để tham gia vàoquá trình lựa chọn người đại diện và hoạt động quản lý của nhà nước một cách công bằng

và bình đẳng Điều này đảm bảo rằng nhà nước pháp quyền có sự kiểm soát hiệu quả hơn

về quyền lực và ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực

11

Ngày đăng: 26/06/2024, 17:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w