1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích sự phát triển của các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía bắc trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC VÙNGKINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 3

1.1 Khái niệm, phân loại nguồn lực 3

1.2 Các quan điểm lý thuyết có liên quan 3

1.3 Vai trò và tác động của các nguồn lực đối với quá trình CNH-HĐH và hội nhậpquốc tế 3

1.4 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm 4

1.5 Bài học cho Việt Nam về phát triển các vùng kinh tế trọng điểm 5

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NGUỒN LỰC VÀ PHÁTTRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 6

2.1 Tổng quan về Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 6

2.1.1 Sự hình thành Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 6

2.1.2 Đặc điểm vị trí địa lý vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 7

2.1.3 Điều kiện cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng 7

2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn2012 – 2022 10

2.2.1 Về phát triển kinh tế: 10

2.2.2 Về phát triển xã hội: 11

2.3 Thực trạng phát triển các nguồn lực vùng KTTDBB giai đoạn 2012-2022 12

2.3.1 Nguồn nhân lực, lao động 12

2.3.2 Vốn đầu tư phát triển FDI 16

2.3.3 Phát triển khoa học công nghệ 22

2.3.4 Năng lượng 23

2.4 Đánh giá việc phát triển các nguồn lực vùng KTTDBB 29

Trang 3

3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển 31

3.1.1 Quan điểm về phát triển các nguồn lực vùng KTTĐPB 31

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập theo quyết định Thủ tướng từtháng 9/1997 gồm các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, HưngYên, Hải Dương với diện tích hơn 10.000km² Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ củaViệt Nam gồm 7 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (3 hạt nhâncủa vùng), Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc Đây là trung tâm kinhtế năng động và là đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và của cả nước ViệtNam Ưu thế lớn nhất của vùng kinh tế này là nhân lực có đào tạo tốt, trình độ cao,có điểm thi vào các trường đại học, cao đẳng và tỷ lệ sinh viên trên đầu người caonhất nước Do đó, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “Phát triển các nguồn lựcVùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế”, nhằm đóng góp cho việc tiến hành các chiến lược phát triển kinhtế- xã hội của đất nước về mặt lý thuyết và thực tiễn.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhóm tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu như sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển các nguồn lực vùng kinh tế

trọng điểm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốctế.

Thứ hai: Đánh giá thực trạng các nguồn lực và thực trạng phát triển các nguồn

lực Vùng KTTĐPB từ năm 2012 đến năm 2022.

Thứ ba: Đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất

lượng các nguồn lực để phát triển bền vững Vùng KTTĐPB trong bối cảnh ôngnghiệp hóa, hiện địa hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

3 Đối tượng nghiên cứu

Nhóm tác giả xác định lấy đối tượng nghiên cứu và các nguồn lực và pháttriển các nguồn lực (nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư, khoa học- công nghệ) vùngKTTĐPB Đồng thời, nhóm tác giả đề cập đến vai trò và tác động của các nguồnlực đối với sự phát triển vùng KTTĐPB trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế.

4 Phạm vi nghiên cứu

Trang 5

Dựa trên đối tượng nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả đã quyết định đưa raphạm vi nghiên cứu sao cho đạt kết quả tốt nhất trong khả năng như sau:

- Phạm vi không gian: vùng KTTĐPB bao gồm các tỉnh, thành phố sau: thànhphố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh (3 hạt nhân của vùng),tỉnh Hải Dương, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phạm vi thời gian: từ năm 2012 đến năm 2022.5 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm tác giả thực hiện một số phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhằm khaithác đa dạng khía cạnh của đối tượng nghiên cứu như sau:

- Phương pháp biện chứng duy vật: nghiên cứu quá trình phát triển và tác độngqua lại lẫn nhau của các nguồn lực của vùng KTTĐPB.

- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: hiểu rõ bản chất của quá trình pháttriển các nguồn lực, cụ thể là các nguồn lực vùng KTTĐPB trong bối cảnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phương pháp logic và lịch sử: hệ thống hóa các quan điểm, lý thuyết về nguồnlực và sự phát triển các nguồn lực trong nền kinh tế Từ đó nhóm khai thác vaitrò và tác động của các nguồn lực đối với sự phát triển vùng KTTĐ.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích và đánh giá các nguồn lực trongphát triển kinh tế dưới khía cạnh vai trò và tác động, từ đó đi vào đánh giáriêng đối với vùng KTTĐPB trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập kinh tế quốc tế.

- Phương pháp mô hình hóa: trình bày các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểmqua văn bản, bảng biểu, đồ thị… dựa trên lý thuyết kinh tế tối ưu Mô hìnhvùng KTTĐPB được hình thành và phát triển trên một số tiêu thức lượng biếncó mối quan hệ đặc thù trong nền kinh tế ở Việt Nam.

- Phương pháp thống kê kinh tế: tổng hợp số liệu về các nguồn lực của các tỉnhthành vùng KTTĐPB qua niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Cụcthống kê, các báo cáo tổng hợp.

6 Bố cục của tiểu luận

Bên cạnh phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luậnbao gồm 3 chương sau:

Trang 6

Chương I Cơ sở lý luận về phát triển nguồn lực vùng kinh tế trọng điểmChương II Cơ sở lý thuyết về các nguồn lực và phát triển các nguồn lực vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Chương III Đề xuất phương hướng phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triểnvùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong tương lai

Trang 7

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒNLỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

1.1 Khái niệm, phân loại nguồn lực:

Khái niệm:

Nguồn lực là tất cả những yếu tố hữu hình hoặc vô hình được sử dụngđể sản xuất hàng hóa hay dịch vụ và có thể được gọi theo một tên khác là cácyếu tố sản xuất.

Phân loại nguồn lực: 4 nguồn lực chính như sau:

- Nguồn lực lao động: là nhân tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ quátrình kinh tế xã hội nào cũng như quyết định việc tổ chức và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực khác của nền kinh tế, mặt khác, nguồn lao động cũng là yếutố tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ do chính con người sản xuất ra- Nguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên: là điều kiện vật chất ban đầu để

sản xuất ra các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, là yếu tố đầu vào khôngthể thiếu được trong các hoạt động kinh tế

- Nguồn lực vốn đầu tư: có vai trò to lớn với quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa mỗi quốc gia, có tác động rất lớn đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấukinh tế, tạo việc làm, gia tăng xuất khẩu và tăng tích lũy của nền kinh tế.- Nguồn lực khoa học và công nghệ: là nhân tố quyết định nhất đến tăng trưởng

và phát triển kinh tế

1.2 Các quan điểm lý thuyết có liên quan

Các lý luận kinh tế học tân cổ điển: Là việc đề cao phát triển kinh tế thân thiệnvới thị trường Các biện pháp cần thực hiện là xóa bỏ những hạn chế thị trường, tưnhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm đầu tư công như một cách để giảm sự canthiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài khoảnvốn như sau:

- Lý thuyết phát triển lấy con người làm trung tâm: Phát triển con người đượcxác định không chỉ bao gồm việc tăng thu nhập bình quân, tăng tiêu dùng hay

Trang 8

- Lý thuyết phát triển lấy xã hội làm trung tâm: Cố gắng giải thích những thayđổi về chất trong cấu trúc và khuôn khổ của xã hội, giúp xã hội nhận raphương hướng và mục tiêu tốt hơn.

1.3 Vai trò và tác động của các nguồn lực đối với quá trình CNH-HĐH và hộinhập quốc tế

CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện tất cả các hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, và quản lý kinh tế xã hội là chính sang sử dụng một cáchphổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến,hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạora năng suất lao động cao.

Vai trò và tác động của các nguồn lực đối với quá trình CNH–HĐH đó là đưara định hướng phát triển riêng của từng vùng như sau:

- Vùng KTTĐ Bắc Bộ tập trung vào xây dựng các trung tâm đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao; phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao,dịch vụ công nghệ cao; ngân hàng, tài chính; y tế chuyên sâu; công nghiệp phụtrợ.

- Vùng KTTĐ miền Trung tập trung vào du lịch biển, du lịch sinh thái; sản xuất,lắp ráp ô tô; công nghiệp hóa dầu, công nghiệp quốc phòng; dịch vụ cảng biển.- Vùng KTTĐ phía Nam tập trung vào sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện, điệntử; công nghiệp chế biến chế tạo; kinh tế số; tài chính ngân hàng; bất động sản.- Vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào sản xuất nông nghiệphiện đại, quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưuhóa về giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về giống; công nghiệp chếbiến, bảo quản nông sản, thủy sản.

Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90của thế kỷ XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIIIcủa Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trênnền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Trang 9

Có thể thấy được rằng, Đảng coi các nguồn động lực chính là những nhân tốcó phần tiên quyết cho sự phát triển của quá trình CNH-HĐH tới nền kinh tế của đấtnước.

1.4 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nguồn lực vùng KTTĐ

Về Trung Quốc:

Trong quá trình phát triển các nguồn lực của vùng kinh tế trọng điểm tạiTrung Quốc, có một số kinh nghiệm quan trọng mà quốc gia này đã tích lũy nhưsau:

- Về lựa chọn chiến lược: Trung Quốc đã chọn ra những vùng địa lý có tiềmnăng phát triển kinh tế cao và định hình chúng thành trung tâm phát triển kinhtế, đặc biệt là các vùng đông dân ở bờ biển phía Nam.

- Về chính sách: Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng những chính sách phù hợpđặc biệt là ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư và doanh nghiệp tại các vùngkinh tế trọng điểm

- Về cơ sở hạ tầng: Đầu tư phát triển mạnh mẽ vào hạ tầng là một chiến lược vôcùng quan trọng Việc xây dựng và cải thiện các cơ sở hạ tầng chẳng hạn nhưđường sắt, cảng biển, đường bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triểnvùng kinh tế.

Ngoài ra việc phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh vùng, các ngành côngnghiệp và dịch vụ cùng là những sự kết hợp linh hoạt giúp vùng kinh tế trọng điểmphát triển mạnh mẽ và bền vững

Về Singapore:

Tại Singapore ngoài việc có những chính sách ưu đãi thuế và áp dụng chínhsách thuế rất thấp; bên cạnh đó đầu tư vào hạ tầng như cảng biển, sân bay thìSingapore còn có một số kinh nghiệm như sau để phát triển vùng kinh tế trọng điểmnhư sau:

- Giáo dục và đào tạo chất lượng: Hệ thống giáo dục và đào tạo chất lượng cao,liên kết giữa doanh nghiệp và giáo dục để đảm bảo rằng lao động có năng lựcvà kỹ năng cao để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Trang 10

- Phát triển sáng tạo và công nghệ: Singapore rất chú trọng vào phát triển nănglực và sáng tạo Việc hỗ trợ nghiên cứu và khuyến khích cũng như phát triểnsự đổi mới trong các lĩnh vực chủ chốt, đã giúp tăng cường sự cạnh tranh củanền kinh tế.

Đây là những chính sách và kinh nghiệm quan trọng mà Singapore đã kết hợpthực hiện để đạt được hiệu quả cao khi phát triển vùng kinh tế.

- Ngoài ra Thái lan còn phát triển hợp tác quốc tế và phát triển vùng lân cận.Đây là chính sách quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thịtrường Từ đó giúp Thái Lan mở rộng từ xây dựng thủ đô Bangkok sang cáckhu công nghiệp, khu chế xuất xung quanh

Kết quả của những chiến lược này là Thái Lan đã phát triển các vùng kinh tếtrọng điểm một cách có hiệu quả, tạo ra sự đa dạng và bền vững trong cơ cấu kinhtế.

1.5 Bài học cho Việt Nam về phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trong việc phát triển vùng kinh tế trọngđiểm, Việt Nam có thể có những bài học để phát triển như sau:

Việt Nam cần có xác định đúng và có sự đầu tư chú trọng để phát triển cácvùng kinh tế trọng điểm Phát triển có trọng điểm những vùng có tiềm năng vàmang lại lợi ích kinh tế lớn, bên cạnh đó cũng cần xem xét đến những vùng có tiềmnăng như vị trí địa lý và nguồn lao động, nguyên liệu.

Chế độ chính sách thích hợp cũng là một chìa khóa quan trọng để Việt namphát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam cần có những chính sách thuế và ưu

Trang 11

đãi phù hợp để thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển vùng kinh tế trọng điểm.Bên cạnh đó cũng có thể có những chính sách và biện pháp hỗ trợ khác đối vớivùng kinh tế trọng điểm.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng sẽ giúp cho việc phát triển vùngkinh tế thêm bền vững và mạnh mẽ Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp tăngnăng suất lao động và phát triển kinh tế vùng một cách mạnh mẽ Do đó, cần pháttriển hệ thống giáo dục đào tạo là việc vô cùng cần thiết để phát triển các vùng kinhtế.

Thêm vào đó là thu hút nguồn vốn và học hỏi phát triển công nghệ từ nướcngoài cũng là những chiến lược có thể giúp phát triển vùng kinh tế một cách nhanhchóng Điều đó sẽ mang lại một nguồn vốn lớn đến các vùng kinh tế trọng điểm vàtạo ra môi trường phát triển một cách có hiệu quả.

Cuối cùng là Việt Nam có thể phát triển cơ sở hạ tầng vững chắc Đầu tư vàocơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải sẽ tạo điều kiện cho vận chuyển và lưuthông giữa các địa bàn, quan trọng là điều kiện quan trọng trong hoạt động xuấtnhập khẩu và phát triển kinh tế trong khu vực.

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NGUỒNLỰC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ

TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ2.1 Tổng quan về Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

2.1.1 Sự hình thành Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) được Đảng và Nhà nước xác định là cácvùng động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước.Hiện nay, trên cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm là vùng KTTĐ Bắc Bộ, KTTĐmiền Trung, KTTĐ phía Nam và KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổngsố 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ, được thành lập theo quyết định số 747/TTgngày11/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng vàcác tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, có diện tích tự nhiên 10.912 km2, dân

Trang 12

số năm 2002 là 8,5 triệu người, chiếm 3,31% về diện tích và 10,7% về dân số so vớicả nước.

Trong Hội nghị các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày 14-15/7/2003, Thủ tướngChính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới vùng KTTĐ Bắc Bộ, sau đó Văn phòngChính phủ đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của Thủtướng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có quyết định "Đồng ý bổ sung 3 tỉnh: HàTây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng KTTĐ Bắc Bộ" Ngày 13/8/2004, Thủ tướngChính phủ đã có quyết định số 145/2004/QĐ-TTg về “phương hướng và nhiệm vụchủ yếu vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” thì Vùng có8 tỉnh, thành phố Sau khi Quốc hội quyết định mở rộng địa giới thành phố Hà Nội(sát nhập Hà Tây vào Hà Nội) thì tổng diện tích vùng KTTĐ Bắc Bộ sau khi bổsung là 11.346,7 km2, bằng 3,5% diện tích cả nước và dân số (tính đến năm 2002)là 13,03 triệu người, bằng 16,4% so cả nước Đến năm 2009, vùng KTTĐ Bắc Bộcó diện tích là 15594 km2 (chiếm 4,7% diện tích cả nước) và dân số là 1458,9 triệu(người chiếm 16,2% dân số cả nước).

Với điều kiện địa lý thuận lợi, kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, nguồn nhân lựccó chất lượng, vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của cảnước, “được Đảng và Nhà nước xác định là các vùng động lực làm đầu tàu lôi kéosự phát triển của các vùng khác trên cả nước.” Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ làmột trong những trung tâm kinh tế năng động và là đầu tàu kinh tế quan trọng củamiền Bắc và của cả nước Việt Nam Ưu thế lớn nhất của vùng kinh tế này là nhânlực có đào tạo tốt, trình độ cao, có điểm thi vào các trường đại học, cao đẳng và tỷlệ sinh viên trên đầu người cao nhất nước.

2.1.2 Đặc điểm vị trí địa lý vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm ở phía Đông Bắc Đồng bằng sông Hồngvà sườn Đông Nam vùng Đông Bắc Bắc Bộ, tiếp giáp ở vịnh Bắc Bộ, có hải cảnglớn nhất miền Bắc nước ta là Hải Phòng, Cái Lân Vì vậy có điều kiện quan hệ vớicác bộ phận lãnh thổ trên cánh cung Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc,Philippin, Hồng Kông, Đài Loan, Úc, và theo các trục đường 18, trục đường 5 mởrộng liên hệ hệ với các vùng kinh tế Đông Bắc đi sâu vào lục địa, vươn tới các vùng

Trang 13

kinh tế Nam Trung Hoa như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phía Nam vàĐồng bằng sông Hồng đến Bắc Trung Bộ.

Trong Hội nghị các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ ngày 15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng; sau đóVăn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luậncủa Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có quyết định "Đồng ý bổ sung 3tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ" Tính tớithời điểm hiện tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh và thành phố: thànhphố Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh,Vĩnh Phúc Tổng diện tích vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sau khi bổ sung là15.277 km2, bằng 4,64% diện tích cả nước.

14-2.1.3 Điều kiện cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầngVề dân số, lao động:

Vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng có nguồn lao động dồi dào, có chất lượng, baogồm cả lao động kỹ thuật Năm 1994 có 7,4 triệu dân số Trong đó, thành thị là 2,2triệu, chiếm 29,5% dân số, nông thôn là 5,2 triệu, chiếm 71,5% dân số Lao động cótrình độ phổ thông trung học trở lên chiếm 75% lao động, 91 vạn cán bộ khoa họckỹ thuật, chiếm 27,3% lao động xã hội, 17 vạn người có trình độ đại học và 6.644người có trình độ trên đại học, chiếm 72% tổng số cả nước Dân số hiện tại (tínhđến năm 2002) là 13,035 triệu người, bằng 16,35% so với cả nước.

Về giao thông:

Mạng lưới giao thông vận tải của vùng KTTĐ Bắc Bộ vô cùng phát triển vớicác đầu mối giao thông bao gồm: Hàng không có sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi,sân bay Vân Đồn (quốc tế dự bị cho Nội Bài); Đường bộ: Quốc lộ 1, quốc lộ 5,quốc lộ 18, Quốc lộ 38, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, đường cao tốc HàNội - Hải Phòng, đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, đường cao tốc Láng - HòaLạc, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – HạLong.; Đường sắt: đường sắt Bắc Nam, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng Đặc biệtphát triển với Cảng Hải Phòng, Cảng Lạch Huyện, Hải Phòng và cảng Cái Lân,

Trang 14

Quảng Ninh là một trong những cụm cảng nước sâu hàng đầu cả nước Trong tươnglai gần, một dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỷ USD phát triển đô thị và cảngcontainer tại Quảng Ninh do các tổng công ty và tập đoàn trong nước (ban đầu làTổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản ViệtNam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin) với năng lực ước tính khoảng 100triệu tấn/năm, có thể đón tàu có tải trọng trên 100.000 tấn cập cảng.

Về khu công nghiệp, năng lượng:

Vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng có khả năng tiếp cận và tụ hội được nhiều nguồntài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu, thực hiện công nghiệp hóa như nhiên liệunăng lượng, khoáng sản kim loại và phi kim loại, có nguồn nước mặt, nước ngầmphong phú,

Tại khu vực này tập trung các khu công nghiệp lớn tầm cỡ, thu hút nhiều dựán FDI lớn, như: khu công nghiệp Thăng Long, khu công nghiệp Sài Đồng, khucông nghiệp Đại An, khu công nghiệp Quế Võ, khu công nghiệp Nomura, khu côngnghiệp Đình Vũ, khu công nghiệp Phố Nối Các ngành công nghiệp chủ chốt: sảnxuất xi măng (Hải Dương, Hải Phòng), đóng tàu (Hải Phòng và Quảng Ninh), ô tô -xe máy (Vĩnh Phúc, Hải Dương), Điện tử, (Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương).

Vùng kinh tế này là một trong những trung tâm năng lượng hàng đầu của cảnước, là nơi khai thác và xuất khẩu than đá (Quảng Ninh), nhiệt điện (Phả Lại, KinhMôn - Hải Dương, Uông Bí - Quảng Ninh)

Về công nghệ:

Công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, logistics phát triển còn chưa tương xứngvới tiềm năng Sự gắn kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước cònhạn chế, chưa tạo sự lan toả.

Thủ tướng yêu cầu, mục tiêu phát triển của vùng phải là đi đầu về khoa họccông nghệ, đổi mới sáng tạo, đi đầu trong 3 đột phá chiến lược và đặc biệt là cơ cấulại nền kinh tế trên tinh thần là phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.

Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ hơn mô hình tăng trưởng, đó là kinh tế số,kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh; Làm tốt hơn dịch vụ logistic, xây dựng cơ sởdữ liệu dùng chung trong cuộc cách mạng 4.0…

Trang 15

Về hạ tầng đô thị:

Nâng cấp hạ tầng đô thị tại khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng góp phầnxây dựng hình ảnh tốt đẹp, khang trang cho cả nước Các thôn xóm, thị xã, thành thịluôn được quan tâm chú ý, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường phố… Tất cả vì một mụcđích chung đem lại hình ảnh giàu mạnh cho cả nước, góp phần nâng cao chất lượngđời sống của nhân dân.

Là vùng có cơ sở hạ tầng đủ khả năng mở rộng và hiện đại hoá để liên hệ kịpthời, ổn định vùng sản xuất và tiêu thụ, hạ tầng đô thị không ngừng được đầu tưnâng cấp ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vàQuảng Ninh Với hàng loạt thành phố, thị xã được nâng cấp và thành lập mới đãđưa vùng trở thành khu vực đô thị của cả nước Dự kiến trong những năm tới cáctỉnh Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương sẽ thành lập một số thành phố,thị xã mới trên cơ sở các huyện, thị xã đã có.

Về dịch vụ, du lịch, môi trường:

Vùng KTTĐBB là thị trường có hoạt động thương mại sôi động cùng với sựphát triển mạnh các hệ thống phân phối và sự phong phú, đa dạng chủng loại hànghóa Tuy nhiên, xét về tổng thể sự phát triển thương mại, dịch vụ của vùng Bắc bộcòn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.Thương mại, dịch vụ hiện đang là ngànhmũi nhọn và đóng góp lớn vào kinh tế của vùng, song tốc độ tăng trưởng chưa cao,chưa bền vững, đặc biệt là trong phát triển dịch vụ chất lượng cao.

Khu vực này tập trung nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của ViệtNam, với Hà Nội là trung tâm Các dự án sân golf, khu nghỉ mát chuẩn quốc tế đãvà đang được đầu tư xây dựng, đặc biệt là tại khu vực xung quanh di sản thế giớiVịnh Hạ Long.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở đô thị, nông thôn, lưu vực sông, làng nghề,cụm công nghiệp… rất phức tạp, việc di dân vào Hà Nội đã gây quá tải kết cấu hạtầng.

Trang 16

2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội Vùng KTTĐ BB giai đoạn 2012 –2022

Trong giai đoạn 2012-2022, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của Việt Nam đãđạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội Điều này bao gồm sựgia tăng về sản xuất công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, dịch vụ, cũng như cảithiện về hạ tầng và chất lượng cuộc sống của người dân.

2.2.1 Về phát triển kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Bộ đã được cải thiện với sự tăngtrưởng đa dạng trong các lĩnh vực như công nghiệp, nông, lâm nghiệp, thủysản và dịch vụ Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lựctăng trưởng chính của vùng KTTĐ Bắc Bộ, bình quân mỗi năm trong giaiđoạn 2012-2017, ngành chế biến chế tạo đóng góp 3,21 điểm phần trăm vàotăng trưởng của vùng KTTĐ Bắc bộ.

Về công nghiệp: Công nghiệp trong vùng Bắc Bộ đã trải qua giai đoạn tăng

trưởng ổn định, với sự mở rộng và đa dạng hóa trong các ngành công nghiệp nhưcông nghiệp chế biến, sản xuất, và xây dựng Trong đó, ngành công nghiệp chếbiến, chế tạo là động lực tăng trưởng chính của vùng KTTĐ Bắc Bộ, bình quân mỗinăm trong giai đoạn 2012-2017, ngành chế biến chế tạo đóng góp 3,21 điểm phầntrăm vào tăng trưởng của vùng KTTĐ Bắc bộ Theo Tổng Cục Thống Kê về chỉ sốsản xuất công nghiệp IIP (tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạora trong kỳ hiện tại so với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc, chỉ tiêu đánh giátốc độ phát triển ngành công nghiệp), năm 2012 và năm 2013 đã đánh dấu bước độtphá về ngành công nghiệp của Bắc Ninh với 175% và 149,2%, đây là mức tăng caonhất trong các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ giai đoạn 2012-2022 Nhìn chung IPPcủa các tỉnh, thành phố đều giữ ở mức tăng ổn định, tuy nhiên trong đó vẫn có sựgiảm nhẹ ở các năm của IPP của Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương.

Về nông, lâm nghiệp và thủy sản: Mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ

cấu kinh tế giảm đi, nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cungcấp nguồn lực thực phẩm và thúc đẩy phát triển nông thôn Trong vùng kinh tế

Trang 17

trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam, nông lâm nghiệp thủy sản vẫn đóng vai trò quantrọng, nhưng đã trải qua sự đa dạng hóa và hiện đại hóa trong giai đoạn 2012-2022.Các nỗ lực tăng cường hiệu suất sản xuất, áp dụng công nghệ mới, và quản lý nguồnlực tự nhiên một cách bền vững đã giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩmnông lâm nghiệp và thủy sản Đồng thời, việc phát triển các chuỗi cung ứng và xuấtkhẩu cũng đã đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành này trong khu vực.

Về dịch vụ: Ngành dịch vụ đã trở thành một phần ngày càng quan trọng của cơ

cấu kinh tế, với sự phát triển của các lĩnh vực như du lịch, giáo dục, y tế, và cácdịch vụ khác Trong đó, ngành du lịch đã phát triển mạnh mẽ trong vùng Bắc Bộ,với sự tăng trưởng về số lượng du khách và doanh thu du lịch Các điểm đến nhưHạ Long, Sapa, Ninh Bình và Hà Nội thu hút một lượng lớn du khách trong vàngoài nước Thêm vào đó, với việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế, đào tạovà tăng cường đội ngũ y tế, cũng như cung cấp các dịch vụ y tế tiên tiến và hiệu quảhơn cho người dân giúp cho dịch vụ y tế được cải thiện đáng kể.

- GRDP: GRDP của vùng này đã tăng đáng kể, đóng góp vào việc thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế toàn quốc Giai đoạn 2012-2017, GRDP vùng KTTĐ Bắc bộ tăng8,27%, cao hơn tốc độ tăng GDP 1,08 điểm phần trăm Tại vùng KTTĐ Bắc bộ,Hà Nội luôn thể hiện vị trí đầu tàu, động lực phát triển và ngày càng đóng vai tròquan trọng đối với kinh tế cả nước Trung bình mỗi năm giai đoạn 2012-2017,tốc độ tăng GRDP của Hà Nội đạt 7,28%, cao hơn tốc độ tăng GDP bình quân0,09 điểm phần trăm Một số địa phương có tốc độ tăng GRDP bình quân nămcao hơn nhiều tốc độ tăng GDP bình quân năm như Bắc Ninh 15,47%; QuảngNinh 8,09%; Hải Dương 8,31% Thêm vào đó, chỉ số phát triển GRDP của vùngKTTĐ Bắc Bộ qua các năm đều hơn 100%.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Vốn đầu tư nước ngoài vào vùng này cũng đãtăng lên, cho thấy sự hấp dẫn của khu vực đối với các nhà đầu tư quốc tế Với sốdự án cùng với số vốn đăng ký đứng thứ 2 toàn quốc sau vùng KTTĐ phía Nam,bên cạnh đó, số dự án và vốn đăng ký hầu hết tăng qua từng năm.

Trang 18

2.2.2 Về phát triển xã hội:

Trong giai đoạn 2012-2022, phát triển xã hội trong vùng kinh tế trọng điểmBắc Bộ Việt Nam đã nhận được sự chú trọng đặc biệt Điều này bao gồm các nỗ lựcnhằm cải thiện chất lượng giáo dục, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, xây dựng cơ sởhạ tầng văn hóa và thể chất, cũng như nâng cao điều kiện sống của người dân Cácchính sách xã hội như bảo hiểm y tế và giáo dục miễn phí đã đóng vai trò quantrọng trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của cộng đồng trong vùng.

- Giáo dục và y tế: Có sự cải thiện đáng kể trong lĩnh vực giáo dục và y tế, vớiviệc nâng cao chất lượng giáo dục và cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn cho cộngđồng.

- Hạ tầng và đô thị hóa: Đầu tư vào hạ tầng giao thông và đô thị hóa đã giúp cảithiện điều kiện sống và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Tuy nhiên mặc dùđã có những cải thiện, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế về hạ tầng giaothông đặc biệt là các đường cao tốc và hệ thống giao thông kết nối vùng nôngthôn.

- An sinh xã hội: Cải thiện đáng kể trong các chỉ số về an sinh xã hội như giảmnghèo, tăng cường an ninh, và cải thiện môi trường sống.

2.3 Thực trạng phát triển các nguồn lực vùng KTTĐBB giai đoạn 2012-2022

2.3.1 Nguồn nhân lực, lao động

Nguồn nhân lực của Việt Nam đang ngày càng tăng cùng với sự gia tăng củadân số Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), tính đến năm 2020, quy môdân số cả nước ước đạt 97,58 triệu người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trởlên khoảng 54,6 triệu người, chiếm gần 65% so với quy mô dân số cả nước Tỷtrọng dân số tham gia lực lượng lao động cao nhất ở nhóm tuổi 25-29 Trung bìnhmỗi năm có khoảng 500 nghìn người gia nhập lực lượng lao động.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2020), chỉ số vốn nhân lực (HCI) của ViệtNam đã tăng từ 0,66 lên 0,69 trong 10 năm 2010 - 2020 Chỉ số vốn nhân lực củaViệt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập mặcdù mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp hơn Việt Nam là một

Trang 19

trong những nước ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có điểm cao nhất về chỉ sốvốn nhân lực (theo WB) Điều này phản ánh những thành tựu lớn trong giáo dụcphổ thông và y tế trong những năm qua.

Ngoài ra, theo Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm 2020, chỉ số pháttriển con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam là 0,704, xếp vị trí 117/189 quốc giavà vùng lãnh thổ Từ năm 1990 - 2019, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng hơn 48%,từ 0,475 lên 0,704, thuộc các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới Chỉ sốHDI của Việt Nam năm 2019 là 0,704, cao hơn mức trung bình 0,689 của các quốcgia đang phát triển và dưới mức trung bình 0,753 của nhóm Phát triển con ngườicao và mức trung bình 0,747 cho các quốc gia ở Đông Á và Thái Bình Dương.

Ngoài ra, UNDP cũng phân tích đến chất lượng phát triển con người, dựa trên14 chỉ số liên quan đến chất lượng y tế, giáo dục và tiêu chuẩn sống Về chất lượngphát triển con người, năm 2019, Việt Nam thực hiện tốt các chỉ số y tế, giáo dục,việc làm và phát triển nông thôn Việt Nam nằm nhóm đầu trong 3 nhóm về nguycơ mất sức khỏe (11,7%) và số giường bệnh (32 giường/10 nghìn dân); tất cả giáoviên tiểu học đều được đào tạo, điện khí hóa nông thôn đạt 100% dân số Hầu hếtcác chỉ số này của Việt Nam đều cao hơn mức trung bình của các quốc gia đangphát triển, cũng như mức trung bình của nhóm Phát triển con người cao Nguy cơmất sức khỏe của Việt Nam ở vào diện thấp nhất so với các quốc gia trong khu vựcĐông Á - Thái bình dương; số giường bệnh/người đạt tỷ lệ khá cao so với các nướcĐông Nam Á nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc và Hàn Quốc…

Xét một cách tổng quan, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự cảithiện rõ rệt Tất cả những yếu tố này đã góp phần nâng cao NSLĐ của Việt Namtrong thời gian qua Tính chung giai đoạn 2011 - 2020, NSLĐ tăng bình quân5,07%/năm.

Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam đang ở mức thấp trong bậcthang quốc tế, không đủ lao động có chuyên môn, tay nghề cao Số lượng lao độngcó chuyên môn chỉ là 24,1% triệu lao động, số liệu năm 2021 Lao động đã qua đàotạo và có chứng chỉ, bằng ở các trình độ từ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng đến đạihọc và sau đại học chiếm 20,92% Trong 10 năm vừa qua, tỷ lệ lao động qua đào

Trang 20

tạo tăng đáng kể nhưng vẫn có tới 76,9% người lao động chưa được đào tạo vềchuyên môn.

Ngoại trừ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh cận kề hai đô thị lớnnày, hầu hết các tỉnh, thành phố đều đối mặt với sự thiếu hụt cán bộ trình độ caochủ trì các công trình nghiên cứu tầm quốc gia để giải quyết các vấn đề lớn của địaphương Nhân lực khoa học - công nghệ làm việc trong doanh nghiệp chiếm tỷtrọng thấp, trình độ chuyên môn chưa cao, còn thiếu công nhân kỹ thuật tay nghềcao, làm hạn chế năng lực tiếp thu, làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp trênđịa bàn.

- Với Hà Nội:

Sau 5 năm triển khai Chương trình hành động số 04-CTr/TU về “Phát triểnvăn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người HàNội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016-2020”, thành phố đạt được nhiều kết quảquan trọng trong phát triển nguồn nhân lực.

Thứ nhất, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên

môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, viên chức được triển khaicó trọng tâm, trọng điểm;

Thứ hai, giáo dục và đào tạo có bước chuyển mình mạnh mẽ cả về chất lượng

và quy mô Theo đó, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trườnglớp, chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, số học sinh đoạt giải caotrong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩnquốc gia năm 2020 đạt 75% (hoàn thành sớm 2 năm so với kế hoạch đề ra) Nhiềucơ sở giáo dục đào tạo tích cực đổi mới, cập nhật các phương pháp đào tạo tiệm cậnvới xu hướng phát triển của thế giới;

Thứ ba, giáo dục nghề nghiệp của Thủ đô tiếp tục có bước phát triển Tỷ lệ lao

động qua đào tạo tăng từ 53,14% năm 2015 lên 70,25% năm 2020; tỷ lệ lao độngchất lượng cao (có bằng cấp, chứng chỉ) đạt 48%; tỷ lệ giải quyết việc làm sau đàotạo đạt trên 70% Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn thànhphố chủ động hợp tác quốc tế, xây dựng chuẩn hóa khung chương trình đào tạo theotiêu chuẩn của khu vực cũng như quốc tế.

Trang 21

- Với Hải Phòng:

Những năm gần đây, nguồn nhân lực của Hải Phòng có xu hướng giảm, chấtlượng người lao động đứng trước nguy cơ không đáp ứng kịp với nhu cầu thực tế.Giai đoạn 2016 -2022, tỷ lệ lực lượng lao động so với dân số Hải Phòng có xuhướng giảm dần Một số nguyên dẫn đến thực trạng trên như: Dân số thành phố bắtđầu bước vào giai đoạn già hóa, tỷ suất di cư thuần của Thành phố thấp và đặc biệtdo ảnh hưởng của đại dịch Covid-19… Thị trường việc làm dư thừa người có kỹnăng thấp và thiếu lao động kỹ thuật cao Nếu Hải Phòng không sớm thay đổi đàotạo, bù đắp các kỹ năng còn hạn chế cho người lao động, có thể dẫn tới nguy cơ mấttính cạnh tranh.

Để giải bài toán nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đểphục vụ cho quá trình phát triển, Hải Phòng đang thực hiện nhiệm vụ chính đó làphát triển và nâng cao chất lượng nhân lực tại chỗ đồng thời tăng cường thu hútngười lao động ngoại tỉnh vào Thành phố.

- Với Quảng Ninh:

Giai đoạn 2016-2020, Quảng Ninh đã chi gần 22.000 tỷ đồng từ ngân sách cholĩnh vực giáo dục đào tạo, gấp đôi so với 5 năm trước Nguồn nhân lực của QuảngNinh hiện có gần 800.000 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 85%, thuộcnhóm dẫn đầu cả nước và đang chuyển dịch tích cực Toàn tỉnh có 42 cơ sở đào tạonghề, trung bình tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp 34.000-35.000 người/năm Tuynhiên, chỉ có khoảng 16% trong số này được đào tạo ở trình độ cao đẳng, trung cấp(bằng một nửa so với mục tiêu), còn lại là đào tạo ngắn hạn, dưới 3 tháng, việc phânluồng sau giáo dục phổ thông và cơ cấu tuyển sinh đào tạo nghề chưa hợp lý

Các nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, sắp xếplại hệ thống trường học phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập,ưu tiên vùng khó khăn và các đối tượng chính sách Bên cạnh các nguồn lực nội tại,tỉnh cũng sẽ có cơ chế thu hút, giữ chân người tài ở lại tỉnh lâu dài, trở thành côngdân Quảng Ninh để cống hiến, sáng tạo.

- Với Hải Dương:

Trang 22

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực tỉnhHải Dương thời gian qua (giai đoạn 2016 - 2021) không ngừng được nâng lên Bìnhquân hằng năm Hải Dương có trên 2.000 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học;36.500 học sinh, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 3tháng Tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm và thu nhập ổn địnhtừ 70% đến trên 90%, tùy theo từng ngành nghề và trình độ đào tạo Hiện nay, hệthống đào tạo tỉnh Hải Dương phát triển khá nhanh với đầy đủ loại hình từ đại họcđến giáo dục nghề nghiệp Trong tỉnh hiện có 5 trường đại học, 10 trường cao đẳng,2 trường trung cấp Mỗi năm, quy mô tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghềnghiệp trong tỉnh là hơn 28.000 người Cơ cấu kinh tế, cơ cấu nguồn nhân lực đã vàđang chuyển dịch phù hợp với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cụ thể,cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ lệ lao động tronglĩnh vực nông, lâm, thủy sản từ 35,1% năm 2015 còn 25% năm 2020, tăng tỷ lệ laođộng trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng từ 36,5% năm 2015 lên 45,5% năm2020 và lĩnh vực dịch vụ tăng từ 28,4% năm 2015 lên 29,5% năm 2020.

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp, khảnăng làm việc theo nhóm, kỹ năng nghề, năng lực sử dụng ngoại ngữ còn hạn chế.Khả năng hòa nhập của học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp trong môi trường laođộng mới chưa tốt Khả năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực hành và ý thức,tác phong làm việc cũng còn nhiều hạn chế

- Với Hưng Yên:

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, nhất là doanhnghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của HưngYên đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ; nỗ lực nâng cao chất lượng đàotạo theo hướng sát với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp Đến nay, tỷ lệ lao độngqua đào tạo tăng 22%; lao động qua đào tạo nghề tăng 18%; hàng năm giải quyếtviệc làm cho trên 2,2 vạn lao động.

Trong xu thế hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao là giải pháp tiên quyếthàng đầu trong việc phát triển KT-XH tỉnh nhà Với chính sách tăng tỷ lệ côngnghiệp tại địa phương thì nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp công nghệcao là xu thế tất yếu.

Trang 23

- Với Bắc Ninh:

Theo thống kê, tỷ lệ lao động của Bắc Ninh đang làm việc đã qua đào tạo cóbằng cấp, chứng chỉ tăng từ 25,4% năm 2017 lên 27,5% năm 2018 và năm 2021 là75% Tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực thành thị gấp 2 lần so khu vực nông thôn.Trong tổng số lao động đang làm việc, nhà lãnh đạo chiếm 1,32%; chuyên môn kỹthuật bậc cao chiếm 8,4%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 4,01%; các nghềgiản đơn chiếm 47,32%; thợ chiếm 38,8% và các loại công việc khác chiếm 0,05%.Mặc dù nguồn nhân lực của Bắc Ninh qua đào tạo được nâng lên qua từng năm,song nguồn lao động của tỉnh chủ yếu là nhập cư và xuất thân từ nông thôn nên chấtlượng thấp Theo đánh giá của các chuyên gia lao động, nguồn nhân lực được đàotạo ở nước ta nói chung và tại Bắc Ninh nói riêng còn thiếu và yếu, tình trạng mấtcân đối trong nguồn cung cho thị trường lao động còn khá phổ biến Hiện, một sốngành công nghệ tăng trưởng nhanh trong thời đại số hóa và ngành tự động hóathiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động Chưa kể, trong bối cảnh nền kinh tế hộinhập sâu rộng, ngành đào tạo lại chưa cung ứng được ra thị trường nguồn nhân lựcđạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Ðể đón đầu cơ hội từ xu thế chuyển dịch của làn sóng đầu tư nước ngoài vàođịa bàn, bên cạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng, BắcNinh cần tập trung vào vấn đề mang tính mấu chốt, đó là gia tăng chất lượng nguồnnhân lực.

- Với Vĩnh Phúc:

Vĩnh Phúc có 251.000 công nhân, lao động đang làm việc tại các doanhnghiệp Trong đó, lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,5%; laođộng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước hơn 37%; lao động trong doanh nghiệpFDI hơn 62% Đặc biệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm, từ 24,8%năm 2018, tăng lên 25,1% năm 2019, 28,2% năm 2020 và đạt xấp xỉ 35% năm2021.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của các ngành chức năng tại 26/180 doanhnghiệp có quy mô sản xuất lớn và 329/1.400 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàntỉnh mới đây cho thấy, có gần 27% doanh nghiệp lớn, trên 16% doanh nghiệp nhỏ

Trang 24

và vừa phản ánh thiếu hụt lao động phổ thông, lao động chất lượng cao Đặc biệt,dù tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng qua các năm nhưng số lao động cótrình độ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực công nghệ cao còn thấp và chưa đáp ứngđược nhu cầu của các doanh nghiệp công nghệ cao.

Trước những khó khăn, bất cập này, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở, ngành, địaphương thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lựcchất lượng cao Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành kinh tếcó giá trị gia tăng cao; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực và phát triển doanh nghiệp ởkhu vực nông thôn; đổi mới công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm Cùngvới đó, tăng cường hợp tác, liên kết, đặt hàng đào tạo với các trường đại học; thựchiện chương trình đào tạo mới theo chuẩn khu vực và quốc tế Kịp thời điều chỉnhcông tác giải quyết việc làm, giáo dục nghề nghiệp theo sự thay đổi, biến động củathị trường lao động và phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2.3.2 Vốn đầu tư phát triển FDI

Kể từ khi đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình nền kinhtế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước,Việt Nam đã trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do ổnđịnh về chính trị, nguồn nhân lực dồi dào với giá lao động rẻ Năm 1991, số vốnFDI đăng ký vào Việt Nam là 2,07 tỷ USD, trong đó số vốn FDI thực hiện là 428,5triệu USD, đạt trên 20% vốn đăng ký Lượng vốn FDI vào Việt Nam tăng dần ngaysau đó Đáng chú ý là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm2007 đã làm gia tăng mạnh mẽ vốn FDI đăng ký vào Việt Nam từ 21,35 tỷ USDnăm 2007 lên đến 71,73 tỷ USD chỉ riêng năm 2008, điều này cho thấy, sự kỳ vọnglà rất lớn.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ vào năm 2008, sau đó lan ra toàncầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới dòng vốn FDI vào Việt Nam Xu hướng sụtgiảm này vẫn tiếp tục kéo dài cho đến năm 2012 Từ năm 2013 đến năm 2019, vốnFDI vào Việt Nam duy trì được tốc độ tăng đều đặn cả về số dự án đăng ký mới, sốvốn đăng ký và số vốn thực hiện hàng năm.

Về đối tác đầu tư: Tính đến năm 2022, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu

tư tại Việt Nam; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỉ USD,

Trang 25

Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỉ USD, Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốnđầu tư đăng kí hơn 4,78 tỉ USD, tiếp theo là Trung Quốc (2,52 tỉ USD), Hồng Kông(2,22 tỉ USD)

Về lĩnh vực đầu tư: Tính đến năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư

vào 19/21 ngành kinh tế, trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu vớitổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỉ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng kí năm2022; ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỉUSD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng kí; tiếp theo lần lượt là các ngành sảnxuất, phân phối điện (với vốn đầu tư đăng kí 2,26 tỉ USD), hoạt động chuyên mônkhoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt gần 1,29 tỉ USD; còn lại là các ngànhkhác.

Xét về số lượng dự án mới, năm 2022, các ngành bán buôn và bán lẻ, côngnghiệp chế biến, chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hútđược nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt là 30%, 25,1% và 16,3% tổng số dự án ViệtNam là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đang đứng trước cơhội vàng để thu hút lượng vốn đầu tư lớn vào các khu kinh tế, khu công nghiệp.

Về phân bổ đầu tư: Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành

phố trên cả nước trong năm 2022 Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốnđầu tư đăng kí hơn 3,94 tỉ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng kí và tăng 5,4%so với cùng kì năm 2021 Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,14 tỉUSD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng 47,3% so với cùng kì năm 2021 Quảng Ninhxếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng kí gần 2,37 tỉ USD, chiếm 8,5% tổng vốn vàtăng gấp hơn hai lần so với cùng kì năm 2021.

Về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư nhiều tại cácthành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (43,9%), số lượt góp vốn mua cổphần (67,6%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (17,3% sau Hà Nội(18,6%).

Xét riêng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Liên tiếp nhiều dự án FDI trên địa bàncác tỉnh, thành phố phía bắc được cấp phép, đưa tổng số vốn đầu tư FDI vào các địaphương này tăng cao Chín tháng đầu năm 2021, tổng số vốn FDI vào Hải Phòng

Trang 26

lên tới gần 2,85 tỷ USD, vượt 14% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 và tăng gấp 3,2 lầnso cùng kỳ Các dự án FDI đầu tư vào các KCN, KKT tỉnh Quảng Ninh đạt 40.783tỷ đồng, tương đương khoảng 1,867 tỷ USD, đạt 148% kế hoạch năm; tỉnh VĩnhPhúc cấp mới cho 24 dự án và điều chỉnh tăng vốn cho 19 lượt dự án FDI với tổngvốn đầu tư đăng ký đạt 928,99 triệu USD, tăng 88,08 triệu USD.

- Với Hà Nội:

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, giai đoạn 2008-2022, Hà Nội luôntrong nhóm dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Trong đó,năm 2018 và 2019 xếp thứ 1/63 tỉnh, thành với số vốn lần lượt đạt 7,5 tỷ USD và8,67 tỷ USD; năm 2020, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành đạt 3,83 tỷ USD Trong 2 năm2021 và 2022, do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thu hút FDI vào TP Hà Nộicó sự giảm sút Tuy nhiên, Hà Nội vẫn là điểm đến hấp dẫn Tính đến cuối năm2022, thành phố đã thu hút mới trên 4.500 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng kýtrên 33 tỷ USD Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp trên 10% thu ngân sách, 11%số lao động trong các doanh nghiệp, 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội…

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội vẫn còn những bấtcập, cần được khơi thông để thu hút nguồn vốn FDI hiệu quả hơn Những quy địnhpháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh bất động sản có những thayđổi, còn chồng chéo, chưa thống nhất, dẫn đến thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tưvà triển khai dự án kéo dài Về cơ cấu lĩnh vực thu hút đầu tư FDI vẫn đang có sựchênh lệch Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tỷ trọng đầu tư FDIchủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thi công xây dựng(chiếm 38,7%), công nghiệp chế biến chế tạo (31,1%); các ngành khác (30,2%); đầutư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ còn rất hạn chế Thành phốchưa thu hút được các dự án FDI quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ cao, côngnghệ nguồn, có giá trị gia tăng cao.

Để khắc phục dần những hạn chế, vướng mắc này, Hà Nội tiếp tục đặt nhiệmvụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả, thực chất hơn nữa.

- Với Hải Phòng:

Trang 27

Trong giai đoạn 2021-2022, Hải Phòng là địa phương dẫn đầu cả nước về thuhút vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, phù hợp với định hướng đổi mớimô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 3 trụ cột:công nghiệp công nghệ cao; cảng biển-logistic; du lịch-thương mại Thu hút vốnFDI chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, với nhiều dự án quy mô lớn, nằm trongchuỗi sản phẩm toàn cầu của các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia trêntoàn thế giới Cụ thể, trong năm 2022, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần2,5 tỷ USD với 48 dự án cấp mới, 37 dự án điều chỉnh tăng vốn Tính lũy kế đếntháng 9/2022, Hải Phòng đứng thứ 5 toàn quốc về thu hút vốn FDI với 952 dự án cótổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 24,51 tỷ USD Trong đó, hơn 170 dự án đầu tư từnhà đầu tư Hàn Quốc với số vốn đăng ký gần 10 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng vốnđầu tư đăng ký FDI vào Hải Phòng.

Trên thực tế, Hải Phòng đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ doanh nghiệpHàn Quốc do có nhiều lợi thế Tỉnh có lợi thế nổi trội về giao thông với đủ 5 loạihình giao thông và có cảng nước sâu lớn nhất miền Bắc Đặc biệt, Hải Phòng đã cóđường bay thẳng tới Sân bay Quốc tế Incheon, Hàn Quốc Theo đó, khi các nhà đầutư Hàn Quốc đầu tư vào Hải Phòng sẽ tận dụng được những lợi thế này.

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã triển khai thực hiện nhiều chươngtrình, biện pháp tăng cường kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp nội địa phát triển, nâng caokhả năng hấp thụ công nghệ, tham gia chuỗi cung ứng, sản xuất các sản phẩm phụtrợ cho doanh nghiệp FDI, tạo mối liên kết hợp tác phát triển giữa doanh nghiệptrong nước và doanh nghiệp nước ngoài Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhvà thu hút các nhà đầu tư mới, TP Hải Phòng cam kết tiếp tục cải thiện mạnh mẽmôi trường đầu tư kinh doanh, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là cáccông trình hạ tầng giao thông mang tính liên kết vùng Đồng thời, thành phố tậptrung đẩy nhanh tiến độ thực hiện phát triển các KCN mới; thực hiện đồng bộ cácgiải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hút nguồn lao động chất lượng cao, tạođiều kiện hỗ trợ cho người lao động Theo kế hoạch, đến năm 2025, Hải Phòng sẽcó thêm 15 KCN mới với diện tích khoảng 6.200 ha dự kiến sẽ thu hút khoảng 15 tỷUSD vốn đầu tư.

- Với Quảng Ninh:

Ngày đăng: 26/06/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w