1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tiềm năng phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong tương lai

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐỀ TÀI: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNGKHOÁN VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNHDANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường tàichính giữ một vai trò đặc biệt trong việc phân bổ hữu hiệu các nguồn vốntrong nền kinh tế Thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh là mộtnhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và nâng caokhả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóavà hội nhập kinh tế quốc tế.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, hoạt động hơn 10 năm qua vàtrở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam Trongthời gian gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam có sự phát triểnnhanh chóng, góp phần không nhỏ trong việc huy động vốn cho sự pháttriển của nền kinh tế đất nước Những đóng góp của thị trường chứngkhoán Việt Nam trong hơn 25 năm hình thành và phát triển cho thấy pháttriển thị trường chứng khoán là bước đi quan trọng trong quá trình xâydựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu không cóthị trường chứng khoán thì chắc chắn mục tiêu phát triển kinh tế cũngkhó đạt được Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng là nơi giám sáthiệu quả hoạt động của nền kinh tế, là hàn thử biểu của nền kinh tế, làthước đo quan trọng, là công cụ kiểm soát tính hiệu quả của nền kinh tế.

Trang 2

Nhìn vào sự biến động của chỉ số VN_index trong hơn 25 năm qua, cólúc VN- Index đạt đến trên 1300 điểm, nhưng cũng có lúc lại tuột dốckhông phanh đến gần 300 điểm, giá trị tài sản và giá cổ phiếu giảm đinhanh chóng cũng đã làm cho tính hấp dẫn của thị trường chứng khoánViệt Nam hiện nay cũng giảm sút khá nhiều Để nâng cao năng lực cạnhtranh của thị trường thị trường chứng khoán và phát huy được vai trò củathị trường chứng khoán, là nơi mà các doanh nghiệp có thể huy độngđược nguồn lực tài chính để phát triển, là nơi giám sát hiệu quả hoạt độngcủa nền kinh tế, hàn thử biểu của nền kinh tế, tính hiệu quả của nền kinhtế, thì thị trường chứng khoán cần phát triển nhanh, ổn định và bền vững.Vấn đề đặt ra: Thị trường chứng khoán Việt Nam có phát triểntrongtương lai không ? Làm thế nào để thị trường chứng khoán Việt Namphát triển hơn trong tương lai?

Xuất phát từ những vấn đề trên và mong muốn đóng góp một vài giảipháp để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững hơn trongtương lai nên tôi đã chọn đề tài “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMTRONG TƯƠNG LAI ” đểnghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu, nghiên cứu lý luận về đặc điểm, vai trò của chứng khoán và thịtrường chứng khoán cũng như những điều kiện để thị trường chứngkhoán phát triển ổn định và bền vững Phân tích, đánh giá thực trạng thịtrường chứng khoán Việt Nam trong 25 năm hình thành và phát triển,phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trườngchứng khoán Việt Nam Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phầnphát triển thị trường chứng khoán Việt Nam bền vững

Trang 3

3 Phương pháp nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Các lý luận về chứng khoán và thị trườngchứng khoán, điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển bềnvững, nghiên cứuthực trạng hoạt động của thị trường chứng khoánở Việt Nam

 Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của thị trường chứng khoán ViệtNam từ khi thành lập cho đến nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết thị trường tài chính, lý thuyết thị trường chứngkhoán, số liệu thực tế, sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp sosánh, phương pháp điều tra thực tiễn, phương pháp phân tích số liệu vàphương pháp thu thập thông tin để phân tích

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài6 Kết cấu của đề án

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu của luận văn gồm có 3chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNChương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNGKHOÁN VIỆT NAM TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦATHỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Trang 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNGKHOÁN

1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM1.1 Khái niệm và đặc điểm thị trường chứng khoán

1.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn,hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trongxã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổchức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế.Về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạtđộng trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán như: tráiphiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các công cụ tài chính phái sinh;qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.

1.1.2 Đặc điểm chủ yếu của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là thị trường được đặc trưng bởi hình thức tàichính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp thamgia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính

Thị trường chứng khoán là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoànhảo.

Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường Không có sự áp đặt giá cảtrên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trênquan hệ cung – cầu; Thị trường chứng khoán là một thị trường liên tục,sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thểđược mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp Thị trường chứngkhoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họthành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn

Trang 5

1.2 Cơ cấu thị trường chứng khoán

1.2.1 Căn cứ vào hình thức hoạt động của thị trường

Căn cứ vào hình thức hoạt động của thị trường, thị trường chứng khoánđược chia ra thành thị trường chứng khoán tập trung và thị trường chứngkhoán phi tập trung và thị trường tự do:

1.2.1.1 Thị trường chứng khoán tập trung (The stock exchange)

Thị trường chứng khoán tập trung là thị trường chứng khoán chính thức,trong đó việc giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tậptrung là sàn giao dịch hay qua hệ thống mạng thông tin máy tính điện tửdo các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện Các chứngkhoán được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán thông thường làchứng khoán của các công ty có uy tín, công ty lớn đáp ứng đủ điều kiệnhay tiêu chuẩn niêm yết Thị trường chứng khoán chính thức được thểhiện bằng các Sở giao dịch chứng khoán, giá cả được định theo thể thứcđấu giá công khai, có sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước.

1.2.1.2 Thị trường chứng khoán phi tập trung (Over the countermarket)

Với sự phát triển của kỹ thuật tin học, thị trường chứng khoán phi tậptrung phát triển rất nhanh chóng trở thành một loại hình chứng khoánhiện đại Thị trường chứng khoán phi tập trung là một thị trường chứngkhoán được tổ chức chặt chẽ bởi các tổ chức theo quy định của pháp luậtvà chịu sự quản lý của Nhà nước Trên thị trường phi tập trung, chứngkhoán được giao dịch là chứng khoán chưa niêm yết ở Sở Giao dịchChứng khoán; việc giao dịch được thực hiện bởi các nhà môi giới, tựdoanh chứng khoán và nhà tạo lập thị trường liên kết với nhau và liên kết

Trang 6

với trung tâm quản lý thông qua mạng dịch vụ viễn thông dữ liệu diệnrộng; cơ chế xác lập giá chủ yếu là dựa trên cơ sở thương lượng giá, thỏathuận giá giữa bên mua và bênbán.

Thị trường phi tập trung không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bênmua và bên bán như đối với thị trường chứng khoán tập trung Tuy nhiên,vì kỹ thuật tin học phát triển và việc sử dụng mạng thông tin dữ liệu trêndiện rộng đã làm cho việc giao dịch trên thị trường phi tập trung có tínhtập trung cao hơn Chứng khoán giao dịch trên thị trường là chứng khoánchưa đủ tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, trongđó chủ yếu là của công ty nhỏ và vừa; chính vì thế, chứng khoán trên thịtrường này có độ rủi ro cao hơn so với chứng khoán trên thị trường chứngkhoán tập trung Tiêu chuẩn để chứng khoán được giao dịch trên thịtrường phi tập trung thấp hơn, linh hoạt hơn so với tiêu chuẩn niêm yết ởthị trường chứng khoán tập trung.

1.2.1.3 Thị trường chứng khoán tự do

Thị trường chứng khoán tự do là thị trường tự phát, không chính thức,hoạt động không theo các qui định của pháp luật, mua bán chứng khoánngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những người môi giới,những người kinh doanh chứng khoán như ở sở giao dịch chứng khoán,không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán,không có ngày giờ hay thủ tục nhất định mà do sự thoả thuận của ngườimua và người bán Phương thức giao dịch thông qua mạng điện thoại vàvi tính Các chứng khoán giao dịch trên thị trường này thường là các loạichứng khoán không được đăng ký, ít người biết hay ít được mua bán Thịtrường tự do không có sự quản lý của nhà nước, nên độ rủi ro rất cao Khi

Trang 7

thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, càng chuyên nghiệp hơn thìthị trường chứng khoán tự do ngày càng thu hẹp dần

1.2.2 Căn cứ vào sự luân chuyển của nguồn vốn

Căn cứ vào sự luân chuyển của nguồn vốn, thị trường chứng khoán đượcchia làm 2 cấp:

1.2.2.1 Thị trường chứng khoán sơ cấp

Thị trường chứng khoán sơ cấp còn gọi là thị trường cấp một hay thịtrường phát hành là thị trường phát hành các loại chứng khoán Đây lànơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầucho phép các chủ thể cần nguồn tài chính tiếp nhận được các nguồn tàichính bằng việc phát hành các chứng khoán mới, những chứng khoán báncho người đầu tiên mua nó nhằm thu hút vốn đầu tư Nguồn vốn cungứng chủ yếu tại thị trường sơ cấp là nguồn tiết kiệm của dân chúng, củacác tổ chức phi tài chính.

Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành Thị trườngnày tập trung các nguồn vốn nhà rỗi của các nhà đầu tư về phía các đơn vịphát hành, đồng thời các chứng khoán được chuyển đến tay các nhà đầutư lần đầu Thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nền kinh tế đồng thời tạora hàng hoá chứng khoán cho thị trường thứ cấp Việc phát hành chứngkhoán ở thị trường sơ cấp nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư, tiết kiệmvào phát triển kinh tế.

Thị trường này chỉ được tổ chức một lần, việc phát hành chứng khoánđược bắt đầu kể từ khi đơn vị phát hành chứng khoán chào bán chứng

Trang 8

khoán ra công chúng và chấm dứt khi toàn bộ số chứng khoán của đợtphát hành đến tay các nhà đầu tư thứ nhất.

1.2.2.2 Thị trường chứng khoán thứ cấp

Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường cấp hai hay thị trường lưuthông, thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trênthị trường chứng khoán sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán.Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán đến tay người thứhai, tức là thị trường diễn ra việc chuyển nhượng các chứng khoán đãđược phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp.

Việc giao dịch mua bán ở thị trường thứ cấp diễn ra rất nhộn nhịp nhưngkhông làm tăng thêm qui mô đầu tư vốn, không thu hút được thêm cácnguồn tài chính mới Nó có tác dụng chuyển dịch quyền sở hữu đảm bảotính thanh khoản của chứng khoán Các hoạt động giao dịch ở thị trườngthứ cấp giúp các nhà đầu tư xác định được giá thị trường của công ty pháthành ra chứng khoán đó và ảnh hưởng rất lớn đến giá cả cổ phiếu ở lầnphát hành sau.

Thị trường chứng khoán thứ cấp là một thị trường cạnh tranh tự do Trênthị trường này, các nhà đầu tư, các nhà môi giới, các nhà kinh doanhchứng khoán được tự do tham gia Mặt khác, giá cả của chứng khoánphản ảnh nguyên tắc cạnh tranh và kết quả của quan hệ cung cầu chứngkhoán Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục khôngngừng nghỉ Các nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán nhiều lần trênthị trường này.

1.2.3 Căn cứ vào phương thức giao dịch

Trang 9

Căn cứ vào phương thức giao dịch, thị trường chứng khoán được chia rathành hai loại thị trường:

1.2.3.1 Thị trường giao ngay (Spot market)

Thị trường giao ngay còn gọi là thị trường thời điểm, tức là thị trườngthực hiện việc giao dịch mua bán chứng khoán theo giá thỏa thuận củangày giao dịch nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra tiếp sau đóhai hoặc ba ngày.

1.2.3.2 Thị trường tương lai (Future market)

Thị trường tương lai là thị trường mua bán chứng khoán theo một hợpđồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch nhưng việcthanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định trongtương lai.

1.2.4 Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu thông trên thị trườngchứng khoán

Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu thông trên thị trường chứng khoán, thịtrường chứng khoán được chia ra thành ba loại thị trường:

 Thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là thị trường giao dịch chuyểnnhượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư.

 Thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch chuyển nhượng trái phiếudo chính phủ và doanh nghiệp phát hành.

 Thị trường các công cụ có nguồn gốc chứng khoán là thị trường giaodịch chuyển nhượng các loại chứng khoán phái sinh như: hợp đồngkỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, quyền chọn bán, quyềnmua cổ phần

Trang 10

1.3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chiathành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanhtrên thịtrường chứng khoán và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.(i) Nhà phát hành: Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốnthông qua thị trường chứng khoán Nhà phát hành là người cung cấp cácchứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán Chính phủ và chínhquyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếuđịa phương Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu doanhnghiệp Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính nhưcác trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng phục vụ cho hoạt động của họ.(ii) Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứngkhoán trên thị trường chứng khoán Nhà đầu tư có thể được chia thành 2loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.

(iii) Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán: gồm các côngty chứng khoán; Các trung gian tài chính.

(iv)) Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán: gồm Cơ quanquản lý Nhà nước; Sở giao dịch chứng khoán; Hiệp hội các nhà kinhdoanh chứng khoán; Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán;Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán; Các tổ chức tài trợ chứng khoán;Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm

1.4 Chức năng của thị trường chứng khoán1.4.1 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Trang 11

Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của thị trường chứng khoán Thịtrường chứng khoán đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người có vốn nhà rỗiđến người có nhu cầu sử dụng vốn để kinh doanh Giúp cho việc chuyểnvốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hộiđầu tư sinh lợi Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty pháthành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinhdoanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh xã hội Thôngqua thị trường chứng khoán, vốn không chỉ được tập trung từ nguồn vốnnhàn rỗi trong nước, mà còn hút được nguồn vốn từ nước ngoài vào cácngành sản xuất kinh doanh trong nước Ngoài ra, Chính phủ và chínhquyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mụcđích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầuchung của xã hội thông qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài.

1.4.2 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tưlành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trênthị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép cácnhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêuvà sở thích của mình.

1.5 Vai trò của thị trường chứng khoán 1.5.1.

1.5.2 Khuyến khích dân chúng tiết kiệm để đầu tư từ đó xã hội hóaviệc đầu tư

Trên thị trường chứng khoán luôn có những công cụ đầu tư mới, đa dạngphù hợp với từng loại người đầu tư khác nhau, nên những người thừa tiền

Trang 12

dễ dàng lựa chọn cho mình hoặc thông qua những nhà môi giới chọn chomình một hình thức đầu tư phù hợp nhất Bên cạnh đó đầu tư trên thịtrường chứng khoán, không bắt buộc nhà đầu tư phải là người có thậtnhiều tiền mới có thể đầu tư được mà mọi người mọi tầng lớp đều có thểtiết kiệm để đầu tư Nhờ đó, vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ được tập trungcho đầu tưi Vốn đầu tư sinh lời càng kích thích dân chúng tiết kiệm.Nguồn vốn này không phải do thị trường chứng khoán thu hút nhưng nhờcó thị trường chứng khoán mà người ta mạnh dạn đầu tư Sự phát triểncủa thị trường chứng khoán có sức hấp dẫn và nhờ tính hấp dẫn của nó sẽtạo cho mọi người thói quen tham gia vào hoạt động đầu tư trên thịtrường chứng khoán.

1.5.3 Thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả

Nguyên tắc hoạt động chủ đạo của thị trường chứng khoán là công khai,công bằng và trung thực, nên mọi thông tin về doanh nghiệp đều đượccông chúng kiểm tra đánh giá thị trường chứng khoán chỉ nhận các cổphiếu, trái phiếu doanh nghiệp đủ điều kiện: kinh doanh hợp pháp, tàichính lành mạnh, có doanh lợi và dân chúng chỉ mua cổ phiếu đối vớinhững công ty thành đạt Thị trường chứng khoán là nơi thông tin kinh tếđược tập hợp, phân tích và đánh giá một cách đầy đủ và nhanh nhất Thịtrường chứng khoán có quyền tạm ngưng hay mua bán một loại chứngkhoán nào đó nếu vi phạm nguyên tắc của thị trường chứng khoán có thểgây thiệt hại cho nhà đầu tư Chỉ cho phép yết giá trở lại khi mọi điềukiện được đáp ứng đầy đủ Thị trường chứng khoán xem xét đánh giá cácloại cổ phiếu trước khi bán nhằm đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư,hướng các đơn vị kinh tế đầu tư vào các ngành hay các lĩnh vực đượckhuyến khích cũng như việc thúc đẩy chương trình cổ phần hoá bằngcách phát hành cổ phiếu của những đơn vị đã được đánh giá tốt Thị

Trang 13

trường chứng khoán vừa tạo điều kiện vừa bắt buộc các doanhnghiệpkhông những phải hoạt động sản xuất kinh doanh đúng pháp luậtmà còn phải hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

1.5.4 Góp phần điều hòa vốn giữa các ngành, tạo nên sự phát triểnnhanh và đồng đều trong nền kinh tế

Nhờ vào việc mua đi bán lại chứng khoán ở thị trường thứ cấp, vốn thừaở ngành này sẽ có cơ hội chuyển sang ngành khác đang thiếu vốn Cácnhà đầu tư dể dàng chuyển hướng kinh doanh bằng cách bán lại chứngkhoán đó cho nhà đầu tư khác, thu hồi tiền và mua lại chứng khoán củangành đầu tư mới Do bình quân hoá lợi nhuận của nền kinh tế, tất yếu sẽcó doanh nghiệp những ngành có lợi nhuận thấp hoặc thiếu vốn phải chọnnhiều phương cách để huy động vốn Nhờ thị trường chứng khoán, cácdoanh nghiệp, các ngành này có thể huy động thêm được vốn đồng thờithu hút thêm những nhà đầu tư mới tham gia vào quản lý doanh nghiệp.Vốn, nhân lực là cơ sở cho doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh lành mạnhgiữa các doanh nghiệp và giữa các ngành kinh tế, từ đó thúc đẩy nền kinhtế phát triển một cách nhanh chóng và đồng đều giữa các ngành với nhau.

1.5.5 Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô

Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinhtế một cách nhạy bén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên chothấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứngkhoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thế, Thịtrường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là mộtcông cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩmô Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ có thể mua và bán tráiphiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản

Trang 14

lý lạm phát Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách,biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tưđảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

2 CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.2.1 Khái niệm chứng khoán

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp củangười sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứngkhoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữliệu điện tử, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổphần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tươnglai, hoặc chỉ số chứng khoán.

Chứng khoán là công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường để tạonên một lượng vốn tiền tệ khổng lồ tài trợ dài hạn cho các mục đích mởrộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư củanhà nước và tư nhân.

2.2 Phân loại chưng khoán.

2.2.1 Căn cứ vào nội dung, tính chất chứng khoán:

Theo nội dung, tính chất của chứng khoán, các loại chứng khoán đượcphân thành: Chứng khoán vốn; Chứng khoán nợ; Các chứng khoán pháisinh.

(i) Chứng khoán nợ

Chứng khoán nợ là loại chứng khoán do Nhà nước hoặc các doanh nghiệpphát hành khi cần huy động vốn cho các mục đích tài trợ dài hạn Đại

Trang 15

biểu cho loại chứng khoán này là trái phiếu, là một loại chứng khoán quyđịnh nghĩa vụ của người phát hành (người đi vay) phải trả cho ngườiđứng tên sở hữu chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền nhất địnhbao gồm cả gốc và lãi trong những khoảng thời gian cụ thể Trái phiếu làloại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữuđối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành

(ii) Chứng khoán vốn

Chứng khoán vốn là giấy chứng nhận sự góp vốn, quyền sở hữu phần vốngóp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành Đại diện chochúng là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư.

Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứngchỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đốivới tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần Cổ phiếu là công cụ tàichính có thời hạn thanh toán là vô hạn Khi tham gia mua cổ phiếu, cácnhà đầu tư trở thành các cổ đông của công ty cổ phần Cổ đông có thểtiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thị trường thứ cấptheo quy định của pháp luật.

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầutư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng Quỹ đại chúng là quỹđầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư vớimục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạngtài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không cóquyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.(iii) Chứng khoán phái sinh

Trang 16

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứngkhoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc.

Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch củangười mua và người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triểncủa thị trường chứng khoán Có thể phân loại chứng khoán phái sinhthành các loại như sau:

Quyền mua cổ phần:

Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hànhkèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đônghiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xácđịnh.

Chứng quyền:

Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc pháthành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứngkhoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mứcgiá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định.

Hợp đồng kỳ hạn:

Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận giữa người mua và người bán thựchiện một giao dịch về chứng khoán ở một thời điểm chắc chắn trongtương lai với khối lượng và mức giá xác định

Trang 17

Hợp đồng kỳ hạn không trao đổi trên thị trường, không được định giáhàng ngày Hợp đồng kỳ hạn không phải theo tiêu chuẩn của thị trườngriêng biệt, ngày thực hiện hợp đồng được xác định tuỳ theo từng hợpđồng Hợp đồng kỳ hạn được nhà đầu tư sử dụng để tiến hành đầu cơ vàbảo hộ.

Hợp đồng tương lai:

Hợp đồng tương lai là một thoả thuận để mua hoặc bán một tài sản chứngkhoán vào thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định.Chức năng kinh tế cơ bản của các hợp đồng tương lai là cung cấp một cơhội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về nhữngbiến động giá bất lợi.

Hợp đồng tương lai, nhờ đặc điểm có tính linh hoạt đã khắc phục đượcnhững nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn và thường được xem là mộtphương thức tốt hơn để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

Hợp đồng quyền chọn:

Quyền chọn cổ phiếu cho phép người nắm giữ quyền chọn có cơ hội(nhưng không bắt buộc thực hiện) mua hoặc bán cổ phiếu với giá đượcthỏa thuận trước trong một thời hạn nhât định Người mua quyền chọn trảcho người bán quyền chọn một số tiền gọi là phí quyền chọn Quyền chọnđược nhà đầu tư sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro.

Người bán hoặc người phát hành quyền chọn bắt buộc phải thực hiện hợpđồng quyền chọn nếu như người mua quyền chọn yêu cầu Một hợp đồngquyền chọn được thực hiện tại bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn

Trang 18

được gọi là quyền chọn theo kiểu Mỹ và chỉ có thể thực hiện được vàongày đáo hạn thì được gọi là quyền chọn theo kiểu Châu Âu Mặc dù cónhiều có quyền chọn của nhiều loại chứng khoán cơ sở nhưng quyềnchọn cổ phiếu được giao dịch phổ biến nhất.

2.2 Căn cứ vào hình thức chứng khoán

(i) Chứng khoán vô danh (bearer securities)

Chứng khoán vô danh là loại chứng khoán không có ghi tên người sở hữutrên chứng khoán Loại chứng khoán này được chuyển nhượng dễ dàng,không cầnnhững thủ tục xác nhận của công ty hoặc cơ quan công chứng.Người mua có trách nhiệm chi trả cho người bán theo giá cả đã được xácđịnh.

(ii) Chứng khoán ký danh (registered securities)

Chứng khoán ký danh là loại chứng khoán mà tên người sở hữu được lưugiữ trong hồ sơ của chủ thể phát hành và trên chứng khoán Việc chuyểnquyền sở hữu chứng khoán này có phần khó khăn hơn, là loại chứngkhoán này được phép chuyển nhượng nhưng phải tuân theo những quiđịnh pháp lý cụ thể Nếu muốn chuyển nhượng, người sở hữu phải chứngminh mình là người được phép và có quyền chuyển nhượng (xác nhậnchữ ký, chứng minh thư, tên trong danh sách cổ đông) Ví dụ : Cổ phiếughi danh và trái phiếu ghi danh là những loại chứng khoán mà tên vànhững thông tin cần thiết của người sở hữu được ghi trên phần bìa củanhững chứng khoán này.

2.3 Căn cứ vào lợi tức chứng khoán

Trang 19

(i) Chứng khoán có lợi tức ổn định

Chứng khoán có lợi tức ổn định: là loại chứng khoán mà người cầm giữloại chứng khoán này được hưởng lợi tức ổn định theo tỷ lệ lãi suất tínhtrên mệnh giá chứng khoán, điển hình là trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi.(ii) Chứng khoán có lợi tức không ổn định

Chứng khoán có lợi tức không ổn định là loại chứng khoán mà các nhàđầu tư mong đợi một mức lợi tức cao hơn nhiều so với chứng khoán cólợi tức ổn định, lãi suất không được ghi trên chứng khoán Các loại chứngkhoán này thường mang tính chất rủi ro cao và không ổn định.

3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂNCỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán phát triển bền vững là một thị trường hoạt độnghoạt động tốt và hiệu quả Việc mua bán chứng khoán trên thị trường diễnra thuận lợi, cung cấp cho nhà đầu tư một cơ chế giao dịch thuận tiện, antoàn, công khai, công bằng và minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho nhà đầu tư Hay nói khác, thị trường chứng khoán được xem làhoạt động tốt nếu như nó tạo ra tínhthanh khoản cao cho các chứng khoángiao dịch, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư và các đối tượngtham gia thị trường, qua đó hình thành nên giá chứng khoán hợp lý, tạođược niềm tin của công chúng vào thị trường chứng khoán và thực hiệnđược chức năng quan trọng vốn có của nó là tập trung vốn cho nền kinhtế Sự phát triền của thị trường chứng khoán lại phụ thuộc vào sự tácđộng của các yếu tố sau đây:

Trang 20

3.1 Yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước:

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến thị trườngchứng khoán là yếu tố vĩ mô về kinh tế Sự tác động của các yếu tố nàycó tính chất trực tiếp, và năng động hơn so với một số yếu tố khác.Những diễn biến của yếu tố kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa đựng nhữngcơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngànhkhác nhau, và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của nhà đầu tư,đến sự phát triển của thị trường chứng khoán

Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô nhằm khuyến khích đầu tư và tiếtkiệm của công chúng; mức độ lạm phát được kiềm chế vừa đủ để duy trìnền kinh tế phát triển; mức thâm hụt ngân sách trong giới hạn an toàn,các chiến lược phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việclàm được thực hiện có hiệu quả.

Có rất nhiều yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô Chúng ta xem xét môitrường kinh tế qua các mặt: Các chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế quốcdân GDP, lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, dựtrữ ngoại tệ, cân đối ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài, tỷ giá hối đoáivà một số phân tích kinh tế vĩ mô khác.

3.1.1 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (Tốc độ tăng trưởng GDP)

Tổng sản phẩm quốc nội thường được viết tắt là GDP ( từ cụm từ đầy đủtiếng Anh Gross Domestic Product) là một con số thống kê cho biết tổngmức thu nhập của toàn nền kinh tế quốc dân và tổng mức chi tiêu trên đầura của hàng hóa và dịch vụ GDP là số đo về giá trị của hoạt động kinh tếquốc gia là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng

Trang 21

được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhấtđịnh, thường là một năm GDP là mộttrong những chỉ số cơ bản để đánhgiá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.

GDP thường được dùng để đánh giá mức phát triển kinh tế của cả nước,từng ngành, từng địa phương và từng vùng lãnh thổ Phân tích xu hướngcủa tổng sản phẩm quốc nội, nghĩa là phân tích số liệu về tốc độ tăngtrưởng của GDP và hàng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinhtế và tốc độ tăng của thu nhập tính bình quân đầu người, cho phép dựđoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanhnghiệp Phân tích sự biến động của GDP trong quan hệ biến động với dânsố để xem xét mức tăng trưởng bình quân đầu người và từ đó xem xét khảnăng tích lũy của một quốc qia Đánh giá hiệu quả kinh tế, chi phí sảnxuất và khả năng hoàn vốn đầu tư ở từng ngành, từng khu vực kinh tế,đánh giá cơ cấu ngành kinh tế thông qua chỉ tiêu GDP Do đó, để đánhgiá xu hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán, chúng ta cũngcần phải xem xét đánh giá tốc độ tăng trưởng GDP.

3.1.2 Chính sách lãi suất:

Khi phân tích nền kinh tế nói chung để đi tới quyết định đầu tư vào thịtrường chứng khoán, nhất thiết nhà đầu tư phải xem xét đến lãi suất, yếutố cơ bản quyết định việc đầu tư Lãi suất và xu hướng của lãi suất trongnền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, vàdo vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp, các nhà đầu tưchứng khoán Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mởrộng hoạt động kinh doanh và đầu tư, ảnh hưởng đến mức lời của nhà đầutư, của các doanh nghiệp Ngoài ra khi lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích

Trang 22

người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng sẽ làm cho nhucầu tiêu dùng giảm xuống.

Chính sách Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc pháthành và mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Nếu lãi suấtmà ngân hàng trả cho người tiết kiệm cao, điều này sẽ khiến cho ngườitiết kiệm thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao nhưng lại córủi ro thấp hơn là đầu tư vào chứng khoán Sự thay đổi về lãi suất trên thịtrường tiền tệ có tác động rất lớn đến cung cầu, giá cả các loại chứngkhoán Một số chứng khoán dài hạn có lãi suất thả nổi thường căn cứ vàolãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng để điều chỉnh Hoặc khi định giáchứng khoán tại một thời điểm nào đó trên thị trường, nhà đầu tư có thểtham khảo lãi suất ngân hàng được hình thành trên thị trường tiền tệ.

3.1.3 Tình hình lạm phát:

Bên cạnh lãi suất, yếu tố lạm phát cũng đóng vai trò không kém vì nó dẫnđến sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực Lạm phát caohay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế Ngoại trừtrường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (1 con số) có tác động tíchcực đến sự phát triển của nền kinh tế còn lại nói chung lạm phát đều gâyảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội Khi lạmphát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớncho nhà đầu tư, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinhtế bị đình trệ Trái lại, thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị trì trệ Việcduy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vàonền kinh tế,kích thích thị trường tăng trưởng.

Trang 23

Lạm phát là một chỉ tiêu luôn được nhà đầu tư quan tâm, bởi vì lạm phátcao sẽ chứng tỏ nền kinh tế không ổn định, lạm phát cao sẽ làm xói mònkết quả sản xuất kinh doanh, kết quả đầu tư Khi lạm phát cao thị trườngchứng khoán, tín dụng cũng bị rơi vào khủng hoảng.

Như vậy, khi xem xét các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán,nhà đầu tư không thể nào bỏ qua chỉ tiêu lạm phát Mức độ lạm phát vừaphải và ổn định là điều kiện hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho nềnkinh tế tăng trưởng bền vững, là điệu kiện thuận lợi cho việc thu hút vốnđầu tư nói chung và phát triển thị trường chứng khoán nói riêng

3.1.4 Chính sách tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa haiđồng tiền của hai nước Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của mộtđồng tiền này tính bằng một đồng tiền khác Thông thường tỷ giá hối đoáiđược biểu diễn thông qua tỷ

lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng mộtđơn vị đồng tiền của nước kia.

Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi những điều kiện kinh doanh nóichung, tạo ra những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với các doanhnghiệp, đặc biệt nó có tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu.Thông thường, chính phủ sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệxuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế Sự thay đổi tỷ giá hốiđoái có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động xuất nhập khẩu và ảnhhưởng tới hoạt động của cả nền kinh tế bao gồm cả thị trường chứngkhoán.

Trang 24

3.1.5 Cán cân thanh toán:

Cán cân thanh toán quốc tế do quan hệ xuất nhập khẩu quyết định Nhữngcăn bệnh trong nền kinh tế có thể nảy sinh do sự thâm thủng mậu dịch vàtrong chừng mực nào đó làm thay đổi môi trường kinh tế nói chung Cáncân thanh toán quốc tế ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ, khả năngcân bằng ngân sách trong nước, khả năng duy trì ổn định thị trường hốiđoái và khả năng tích lũy của cả quốc gia Vì vậy, nó tác động rất nhiềuđến thị trường chứng khoán, đến quyết định đầu tư chứng khoán.

Kinh tế thị trường làm xuất hiện các quan hệ cung cầu về hàng hóa và cácquan hệ về tiền tệ Các quan hệ này càng phát triển tất yếu sẽ dẫn đến nhucầu vận động nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu càng mạnh mẽ Thịtrường tài chính đóng vai trò nồng cốt trong quá trình luân chuyển dòngvốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ người tiết kiệm đến người có nhu cầusử dụng, được ví như nguồn cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể kinhtế.

3.1.6 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng hợp lý nhằm giải quyết các mục tiêu: cung ứng đủ vàkịp thời vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế; cung cấp cácdịch vụ tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinhtế; cung ứng điều tiết hợp lý khối lượng tiền tệ cho lưu thông kinh tế; sửdụng công cụ tiền tệ, lãi suất để kích thích nền kinh tế phát triển.

3.2 Yếu tố chính trị trong nước:

Trang 25

Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệthống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chínhphủ, và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toànthế giới Sự tác động của môi trường chính trị và pháp luật đối với thịtrường chứng khoán như sau:

3.2.1 Quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ:

Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợiích cua quốc gia Chính phủ có một vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mônền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, và cácchương trình chi tiêu của mình Chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểmsoát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai tròlà một nhà cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư, chẳng hạn như: cung cấpcác thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác Ngược lại, chính phủcó thể có chủ trưởng “giảm nhiệt” của thị trường chứng khoán thì Chínhphủ có thể đề ra chính sách hạn chế cho vay của ngân hàng đối vối đầu tưchứng khoán, hoặc tăng thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứngkhoán

Các xu hướng chính trị và đối ngoại: chứa đựng những tín hiệu và mầmmống cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh Thị trường chứngkhoán rất nhạy cảm đối với các sự kiện chính trị Xu thế hoà bình, hợptác, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc đang là xu thế chủ đạo hiệnnay

3.2.2 Hệ thống pháp luật hiện hành:

Chính phủ đưa ra những quy định, luật lệ cho phép hoặc không chophép,hoặc những ràng buộc đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà đầu tư phảituân thủ Môi trường pháp lý cũng là điều kiện rất cơ bản để thị trường

Trang 26

chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả Môi trường pháp lý cũng làyếu tố rất quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

3.3 Yếu tố môi trường kinh tế chính trị thế giới:

Có thể nói trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập ngày nay thì khôngthể có một quốc gia nào lại không có mối quan hệ với nền kinh tế thếgiới, trái lại mốiquan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia và cộng đồng kinhtế thế giới ngày càng tăng Xu hướng phân công lao động quốc tế, hợp tácquốc tế ngày càng phát triển, làm cho quan hệ thị trường nội địa của cácnước cũng nhanh chóng thay đổi theo xu hướng phát triển của của thịtrường thế giới Bởi vậy, điều kiện phát triển nói chung của một quốc giakhông thể thoát hẳn môi trường quốc tế Tính phụ thuộc lẫn nhau vềnhiều mặt giữa các quốc gia trong cộng đồng thế giới ngày càng rõ rệt Vìvậy, những sự thay đổi của môi trường đầu tư quốc tế chắc chắn sẽ tácđộng làm thay đổi các điều kiện môi trường vĩ mô và môi trường vi môtrong nước Trong bối cảnh như vậy chắc chắn rằng những biến động củamôi trường kinh doanh quốc tế sẽ có tác động đến môi trường kinh doanhcủa các công ty hoạt động trong nước và chắc chắn sẽ tác động đến sựphát triển của thị trường chứng khoán

Tùy theo mức độ và tính chất quốc tế hoá, vấn đề nghiên cứu môi trườngquốc tế được đặt ra đối với từng doanh nghiệp niệm yết khác nhau.Chúng ta nên xem xét môi trường quốc tế trên các mặt sau:

Tình hình kinh tế thế giới và khu vực: những diễn biến về tình hình tàichính quốc tế, tính hình tài chính trong khu vực, sự tác động của tình kinhtế giới đến nền kinh tế trong nước Những đối thủ cạnh tranh trên thương

Trang 27

trường quốc tế và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thươngtrường quốc tế.

Tình hình chính trị trên thế giới: Sự bất ổn về chính trị giữa các nước trênthế giới, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng là những yếu tố tácđộng đến thị trường chứng khoán.

Diễn biến của các thị trường chứng khoán trên thế giới, nhất là các thịtrường lớn như New York, Tokyo, London…

3.4 Yếu tố cơ sở hạ tầng của thị trường chứng khoán3.4.1 Khung pháp lý thị trường chứng khoán

Hệ thống các văn bản pháp quy đầy đủ, rõ ràng, điều chỉnh các mặt hoạtđộng của thị trường chứng khoán giúp cho thị trường hoạt động an toàn,bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia thịtrường

3.4.2 Chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh doanh trên thịtrường chứng khoán

Các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư đóng vai trò cầunối giữa các nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ môi giới mua bán chứngkhoán trên thị trường tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho cácnhà đầu tư như cho vay, cung cấp thông tin và các dịch vụ liên quan đếngiao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư như tư vấn đầu tư chứng khoán,tham gia bảo lãnh phát hành và tư vấn cho các công ty trong việc niêm

Trang 28

yết Vì vậy, chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứngkhoán sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán.

3.4.3 Cơ chế giao dịch hiệu quả

Cơ chế giao dịch của thị trường chứng khoán thông qua việc tổ chức, vậnhành của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoángồm hệ thống giao dịch, giám sát, công bố thông tin, hệ thống lưu ký,thanh toán bù trừ vv Sự vận hành của các hệ thống này có những ảnhhưởng lớn tới sự phát triển của thị trường thông qua năng lực xử lýnhanh, chính xác các giao dịch trên thị trường, đảm bảo tính minh bạchcủa các giao dịch, giúp tăng tốc độ luân chuyển vốn trên thị trường.

3.4.4 Chất lượng hoạt động của các tổ chức hỗ trợ phát triển thịtrường

Các tổ chức hỗ trợ phát triển thị trường là các tổ chức định mức tínnhiệm, tổ chức kiểm toán, tư vấn, tổ chức lưu ký, ngân hàng thanh toán Chất lượng hoạt động của các tổ chức này cũng góp phần đáng kể vào sựphát triển của thị trường chứng khoán Ngoài ra thị trường cần đến sựtham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp đóng vai trò dẫn dắt thịtrường, can thiệp thị trường vào những thời điểm mất cân đối quan hệcung cầu.

4 Yếu tố hàng hóa trên thị trường chứng khoán4.1 Chất lượng hàng hóa trên thị trường

Trang 29

Một thị trường chứng khoán không thể phát triển nếu như hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết kém Mọi thông tin vềhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều được công chúng kiểm trađánh giá Chất lượngcủa hàng hóa chứng khóan trên thị trường chứngkhoán là một yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, sự sôi động của thịtrường chứng khoán.

4.2 Sự đa dạng về số lượng và loại hàng hóa trên thị trường

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có khẩu vị rủi ro khác nhau, nênsẽ đầu tư vào những loại chứng khoán mà mình thích Ở các nước có thịtrường chứng khoán phát triển, bên cạnh các chứng khoán cơ bản còn cósự sôi động không kém của các chứng khoán phái sinh như quyền chọnchứng khoán, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn Việc phát triển cácsản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán không chỉ đa dạng hóasản phẩm cho thị trường mà còn tạo ra công cụ để bảo vệ nhà đầu tưtrước những rủi ro biến động của thị trường Vì vậy sự đa dạng về sốlượng và loại hàng hóa trên thị trường là sẽ tạo điều kiện để thị trườngphát triển ổn định.

5 Yếu tố nhà đầu tư chứng khoán

Không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng có khả năng tự mình phân tích.Quyết định của nhà đầu tư phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và tâmlý của nhà đầu tư Một khi nhà đầu tư chưa trang bị đủ cho mình hànhtrang kiến thức, sự hiểu biết nhất định thì chắc chắn nhà đầu tư sẽ rơi vàotrạng thái không biết mình đang làm gì, sẽ bị chi phối rất lớn vào nhữngthông tin đồn thổi Kiến thức và kinh nghiệm đầu tư là thứ quan trọngnhất mang lại sự thành công cho nhà đầu tư Thị trường chứng khoán là

Trang 30

loại hình thị trường cao cấp nhất và không thể phát triển được nếu thịtrường đó hoạt động theo tâm lý bầy đàn

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNGKHOÁN VIỆT NAM TRƯỚC ĐẾN NAY.

1 SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHAT TRIỂN CỦATHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, duy trìnhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấukinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải cónguồn vốn lớn cho đầu tư phát triên Việc xây dựng thị trường chứngkhoán ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huyđộng các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư pháttriển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.

Trên tinh thần đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộcChính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứngkhoán và thị trường chứng khoán Việc thành lập cơ quan quản lý thịtrường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp vớichủ trương xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam,có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của thị trường chứng khoán sau đó.Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành và pháttriển của thị trường chứng khoán sẽ tạo môi trường ngày càng công khaivà lành mạnh hơn Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký banhành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứngkhoán cùng với Quyết định thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứngkhoán tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Ngày 20/07/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã chínhthức khai trương đi vào vận hành theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg

Trang 31

ngày 11/07/1998, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000với 02 loại cổ phiếu niêm yết, đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trongđời sống kinh tế- xã hội của đất nước Sự ra đời Trung tâm Giao dịchChứng khoán TP.HCM có ý nghĩa rấtlớn trong việc tạo ra một kênh huyđộng và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiệnđại hóa đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vậnhành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng vànhà nước ta.

Tên gọi "Trung tâm giao dịch chứng khoán" mà chưa phải "Sở giao dịchchứng khoán" giai đoạn đầu đã gián tiếp nói lên định hướng về bước đi,quy mô, trình độ, phương thức giao dịch chứng khoán ban đầu của thịtrường Điểm khác biệt của Việt nam với các nước khác trên thế giớitrong giai đoạn đầu là Việt nam chưa có nền kinh tế thị trường thực sự,hàng hóa trên thị trường chủ yếu là cổ phiếu từ doanh nghiệp nhà nướcđược cổ phần hóa và trái phiếu chính phủ được Bộ tài chính phát hành;doanh nghiệp và công chúng đầu tiên được tiếp cận với khái niệm và hìnhthức huy động vốn, đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Tại thời điểm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ra đời, hệthống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các văn bảnđiều chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập,chồng chéo, chưa thống nhất , đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưacó kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết của công chúng về đầu tư chứngkhoán và thị trường chứng khoán còn nhiều hạn chế.

Thêm vào đó, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán khai trương và chínhthức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nước chưa thoát khỏi ảnh hưởngcủa khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tư cho nền kinh tếgiảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao, thu nhậpbình quân đầu người còn quá thấp Tuy vậy, sự quan tâm rất lớn củaChính phủ, các Bộ ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Ủy

Trang 32

ban Chứng khoán Nhà nước, qua hơn 4 năm hoạt động Trung tâm Giaodịch Chứng khoán TP.HCM đã phát triển về nhiều mặt, thực hiện tốt vaitrò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán trên thịtrường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả

Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triểnthị trường chứng khoán Việt Nam đến 2010 Theo đó, xây dựng thịtrường giao dịchcổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội,chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứngkhoán phi tập trung.

Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luậncủa Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịchchứng khoán

Việt Nam Trong đó, định hướng xây dựng Trung tâm Giao dịch Chứngkhoán Hà Nội thành một thị trường giao dịch phi tập trung đơn giản, gọnnhẹ, theo đó, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ phát triểntheo hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007:- thực hiện đấu giá cổ phiếu doanhnghiệp nhà nước cổ phần hoa và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thờitổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giaodịch.

Giai đoạn sau 2007: Phát triển Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nộithành thị trường phi tập trung phù hợp với quy mô phát triển của thịtrường chứng khoán Việt Nam.

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, được thành lập theo Quyếtđịnh số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998, chính thức đi vào hoạt độngtừ ngày 8/3/ 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịchchứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu.

Ngày 29/6/2006, Luật chứng khoán số 70/2006/QH11, được Quốc HộiNước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp khóa 9 thông

Trang 33

qua Đây là văn bản pháp luật cao nhất về chứng khoán và thị trườngchứng khoán.

Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với thị trườngchứng khoán thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đãchính thức được Chính phủ ký Quyết định số: 599/QĐ-TTg ngày11/05/2007 chuyển đổi thành

Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM Ngày 08/08/2007, Sở giao dịchchứng khoán

TP.HCM đã chính thức được khai trương.

Sau 4 năm hoạt động, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã cónhững bước trưởng thành nhanh và mạnh, thu hút được sự quan tâm củadoanh nghiệp và công chúng đầu tư Trung tâm giao dịch chứng khoánHà Nội đã được Chủ tịch

Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chươngLao độngHạng ba vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự pháttriển có hiệu quả của thị trường chứng khoán, góp phần vào sự nghiệpxây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Sở Giao dịch Chứngkhoán Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tố chức lạiTrung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Sở Giao dịch Chứng khoánHà Nội kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của Trung tâm giao dịch chứngkhoán Hà Nội và thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật Chứngkhoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giaodịch Chứng khoán Hà Nội và các quy định pháp luật khác có liên quan.Ngày 24/6/2009, Chính thức mở cửa thị trường UPCoM, theo Quyết địnhsố

108/2008-QĐ-BTC của Bộ Tài Chính (ngày 20/11/2008), với 10 cổ phiếuđược giao dịch Thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng

Trang 34

chưa niêm yết (UPCoM) đi vào hoạt động, đã góp phần hạn chế nhữngrủi ro của việc giao dịch cổ phiếu tự phát.

Mặc dù, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời rất muộn màng so vớicác nước trong khu vực và thế giới, nhưng đã cho thấy việc phát triển thịtrường chứng khoán là bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu không có thị trườngchứng khoán thì chắc chắn mục tiêu phát triển kinh tế cũng khó thànhcông.

2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNGKHOÁN VIỆT NAM

2.1 Đánh giá tình hình hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ THÁNG 7/2000 ĐẾN 7/2010

2.2.1 Đánh giá qui mô hoạt động của thị trường chứng khoán việt nam2.2.1.1 Đánh giá qui mô thị trường theo cấu trúc hoạt động:

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời rất muộn màng so với các nướctrong khu vực và thế giới Thị trường chứng khoán nước ta mãi đến năm2000 mới được hình thành, sự ra đời muộn màng này gắn liền với quátrình cải cách tài chính và cổ phần hóá diễn ra hết sức chậm chạp Thịtrường chứng khoán Việt Nam đã trãi qua một chặng đường 10 năm hìnhthành và phát triển so với bề dài lịch sử của thị trường chứng khoán thếgiới trên 500 năm.

Bảng 2.1: Thời gian thành lập TTCK ở một số quốc giaST

Quốc Gia Năm thành lập thị trường chứng khoán

2 Nhật Bản 1875Hàn Quốc 19564 Sigapore 1973Thái Lan 1975

Ngày đăng: 26/06/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w