1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đình công theo pháp luật lao Động việt nam

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đình công theo pháp luật lao động việt nam, khóa luận tốt nghiệp, khóa luận về đình công, luật lao động năm 2019

Trang 1

BẢNG THỐNG KÊ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

TTác giả tài liệu trích dẫn

Trang khóaluận

Tần suấttrích dẫn

7 Nguyễn Mộng Cầm, Nguyễn Nhật

Trang 2

MỤC LỤC

Trang bìa phụLời cam đoanLời cảm ơn

Bảng thống kê trích dẫn tài liệuMục lục

Danh mục chữ viết tắt

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9

7 Bố cục của đề tài 9

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNHCÔNG 10

1.1 Khái quát về đình công 10

1.1.1 Khái niệm đình công 10

1.1.2 Đặc điểm của đình công 13

1.1.3 Phân loại đình công 18

1.1.4 Sự tác động của đình công đối với chủ thể trong quan hệ lao động 20

1.1.4.1 Tác động của đình công đối với người lao động 20

1.1.4.2 Tác động của đình công đối với người sử dụng lao động 22

1.1.4.3 Tác động của đình công đối với nền kinh tế, xã hội 23

1.2 Khái quát pháp luật về đình công 25

Trang 3

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về đình công 25

1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về đình công 28

1.2.3 Vai trò của pháp luật về đình công 32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNHCÔNG 35

2.1 Quy định pháp luật lao động hiện hành về đình công 35

2.1.1 Quy định pháp luật về chủ thể tham gia, tổ chức, lãnh đạo đình công 35

2.1.1.1 Về chủ thể tham gia đình công 35

2.1.1.2 Về chủ thể có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công 36

2.1.2 Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ các bên trước, trong và sauquá trình đình công 38

2.1.3 Những hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công 42

2.1.4 Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục đình công 44

2.1.5 Các trường hợp đình công bất hợp pháp 47

2.1.6 Hậu quả pháp lý của đình công trái pháp luật 52

2.2 Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về đình công 54

3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động Việt Nam về đình công 63

3.1.1 Tình hình thực hiện pháp luật lao động về đình công 63

3.1.2 Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về đình công 69

3.1.3 Nguyên nhân của những vướng mắc 71

Trang 4

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

luật về đình công 74

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đình công 74

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đình công 77

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 79

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng thống kê 3.1 Thống kê số cuộc đình công từ năm 2019 đến

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đối với nền kinh tế thị trường, lợi ích nói chung cũng như lợi nhuận nóiriêng luôn là ưu tiên hàng đầu trong thị trường lao động nước ta hiện nay.Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động tìm đến nhau đều hướngđến cho mình những mục đích và lợi ích riêng nhất định, người lao độngmuốn bán sức lao động của mình để nhận được một mức đãi ngộ tốt nhất cóthể, còn người sử dụng lao động thì tự do thuê mướn sức lao động với hyvọng giảm thiểu chi phí chi cho người lao động nhất Sự đối lập về mặt lợi íchgiữa người sử dụng lao động và người lao động luôn là một “quả bom nổchậm” dẫn đến tranh chấp lao động, đặc biệt khi thương lượng tập thể về xácđịnh lại mức lương hay điều kiện lao động mới Để giải quyết những tranhchấp nói trên, pháp luật của mỗi quốc gia sẽ cho phép tập thể lao động cóquyền bằng hành động của mình để tạo áp lực cho người sử dụng lao độngbuộc phải nhượng bộ và đình công là một trong những biện pháp phổ biếnnhất trên thị trường lao động hiện nay.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế cùng với đó là sự phát triển dân trí củaxã hội hiện nay, đình công là một hiện tượng tất yếu, một quyền cơ bản củangười lao đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi phátsinh tranh chấp đối với người sử dụng lao động Có thể nói rằng, đình công làmột trong những nhóm quyền quan trọng thuộc nhóm quyền kinh tế, văn hóavà xã hội của công dân Theo công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóavà xã hội năm 1966 của Liên hợp quốc mà Việt Nam cũng là thành viên thìcác quốc gia thành viên cam kết phải bảo đảm, ghi nhận quyền đình công củangười lao động và tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi

Trang 8

nước mà các quốc gia trên thế giới sẽ cụ thể hóa và có cơ chế điều chỉnh riêngbiệt sao cho phù hợp Đối với pháp luật Việt Nam, quyền đình công của ngườilao động được đề cập trực tiếp tại Bộ luật Lao động năm 2019, tuy nhiên phảinhìn nhận rằng để một cuộc đình công được diễn ra hợp pháp nhằm bảo đảmquyền lợi cho người lao động là một vấn đề quan trọng và được quan tâmđáng kể trong thị trường lao động hiện nay.

Quyền đình công được ghi nhận chính thức tại Bộ luật Lao động năm1994 và quyền đó vẫn được pháp luật trên thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng duy trì cho đến hiện tại, cụ thể đối với pháp luật hiện hành của ViệtNam là Bộ luật Lao động năm 2019 Ngày nay, quyền đình công càng phổbiến hơn đến người lao động khi mà khoa học công nghệ phát triển, dân tríphát triển thì những người yếu thế cũng bắt đầu biết cất lên tiếng nói củamình cũng như bảo vệ quyền lợi của mình khi có căn cứ cho rằng mình bịxâm phạm Tuy nhiên, việc đình công như thế nào cho hợp pháp vẫn là mộtvấn nạn hiện nay khi mà một cuộc đình công hợp pháp đòi hỏi rất nhiều quytrình thủ tục, phức tạp mới được pháp luật công nhận và nếu đặt mình vào vịtrí của người lao động ta có thể nhận thức được rằng số lượng cuộc đình côngbất hợp pháp sẽ cao hơn số lượng cuộc đình công hợp pháp vì đa số nhữngngười lao động là những người không có kiến thức chuyên sâu về pháp luật.Từ đó, quyền đình công của người lao động không được tận dụng triệt để đểgiải quyết tranh chấp lao động, mà còn có khả năng làm cho các tranh chấplao động trở nên căng thẳng hơn khi mà người lao động không thực hiện đượcquyền lợi của mình, còn về phía người sử dụng lao động sẽ phải chịu tổn thất,hậu quả xấu do cuộc đình công kể cả hợp pháp và bất hợp pháp mang lại Đốivới người sử dụng lao động, đình công sẽ làm cho trật tự trong doanh nghiệpbị xáo trộn, sản xuất bị đình trệ, năng suất và chất lượng sản phẩm cũng ảnhhưởng nghiêm trọng, kéo theo đó là ảnh hưởng đến uy tín của người sử dụng

Trang 9

lao động trong kinh doanh Trong tình huống xấu hơn, doanh nghiệp đó có thểsẽ phải chấm dứt hoạt động do thiệt hại của cuộc đình công quá lớn, làm chodoanh nghiệp không còn vốn cũng như nguồn lực để tiếp tục sản xuất kinhdoanh Từ đó, nền kinh tế xã hội của khu vực nhỏ lẻ chịu ảnh hưởng của cuộcđình công nói riêng và của toàn cả nước nói chung cũng sẽ phải chịu hậu quảtiêu cực của vấn đề nói trên Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận rằng đìnhcông là một công cụ hữu hiệu để giải quyết xung đột lao động, cải thiện mốiquan hệ lao động, hướng tới một xã hội công bằng bình đẳng.

Nhận thức được sự ảnh hưởng của đình công và tính cấp thiết của nótrong thị trường lao động hiện nay, việc nghiên cứu khoa học về mặt lý luậnvà thực tiễn của đình công trong xã hội hiện nay là rất quan trọng và cần được

quan tâm Do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Đình công theo pháp luật lao độngViệt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình chuyển mình trở thành nền kinh tế thị trường tại ViệtNam, đình công luôn là vấn đề nóng, cần được quan tâm cả về vấn đề pháp lývà thực tiễn, đặc biệt đối với người lao động và người sử dụng lao động thìvấn đề này càng được chú trọng Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấychủ đề này được rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như các bàibáo, tạp chí nghiên cứu liên quan đến đề tài khóa luận, có thể kể đến một sốcông trình như:

Trương Thị Thanh Trúc (2022), “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp phápcủa người sử dụng lao động trong đình công theo pháp luật lao động ViệtNam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn Lâm, khoa học xã hội

Việt Nam, Học viện khoa học xã hội Luận án tập trung nghiên cứu về cácvấn đề lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao

Trang 10

động trong đình công, nội dung và thực trạng pháp luật ghi nhận quyền và lợiích hợp pháp của người sử dụng lao động, thực trạng hệ thống cơ quan nhànước cũng như cơ chế bảo đảm quyền và lợi ích của người sử dụng lao độngtrong đình công Từ đó, đề xuất các phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luậtvà nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người sử dụng lao động trong đình công tại Việt Nam.

Nguyễn Mạnh Hùng (2022), “Đình công theo pháp luật lao động ViệtNam”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành luật Dân sự và tố tụng Dân sự, trường

Đại học Luật TP Hồ Chí Minh Luận văn đề cập đến các vấn đề lý luận củađình công theo Bộ luật Lao động năm 2019 cùng với đó là lịch sử phát triểncủa quyền đình công Từ các vấn đề lý luận làm nền tảng, tác giả hướng đếnphân tích các quy định của pháp luật và thông qua thực tiễn để tìm ra nhữngđiểm vướng mắc bất cập của quy định pháp luật hiện hành Cuối cùng, luậnvăn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng nhưnâng cao tỉ lệ đình công hợp pháp diễn ra trên thực tế trong bối cảnh hiện nay.

Đinh Thị Chiến (2023), “Pháp luật về đình công trong quan hệ laođộng qua thực tiễn tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Luận

văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật, Đại học Huế Luận văn đề cập đếnmột số vấn đề lý luận pháp luật về đình công trong quan hệ lao động dựa trênquy định pháp luật hiện hành Theo đó, đi sâu vào phân tích các khía cạnhpháp luật liên quan đến đình công, nhằm đánh giá và đưa ra những giải pháp,kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Nguyễn Mộng Cầm, Nguyễn Nhật Trường (2021), “Các quy định vềđình công theo pháp luật lao động Việt Nam – Bất cập và hướng hoàn thiện”,

Trang 11

Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 10, Trường Đại học Nam Cần Thơ.

1Bước đầu, tác giả đánh giá qua tình hình thực hiện các quy định pháp luật vềđình công xảy ra tại Việt Nam nhằm chỉ ra rằng Bộ luật Lao động năm 2012(Bộ luật cũ) đã không phát huy được hiệu quả khi áp dụng trên thực tế Từ đó,đối chiếu với Bộ luật Lao động năm 2019 tức Bộ luật đang được áp dụng hiệnnay để chỉ ra những điểm mới, tiến bộ Song, đi cùng với những điểm hạn chếđã khắc phục được thì Bộ luật Lao động năm 2019 vẫn còn những hạn chế,bất cập nên nhóm tác giả nêu trên đã chỉ ra một số bất cập phát sinh khi ápdụng trên thực tế của Bộ luật mới này với mục đích hướng đến một hệ thốngpháp luật hoàn thiện hơn để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia thịtrường lao động nói chung và khi thực hiện quyền đình công nói riêng.

Phạm Phúc Hoàn, Trần Văn Lợi (2023), “Quy định về đình công theoBộ luật Lao động năm 2019”2, Tạp chí điện tử Luật Sư Việt Nam Tạp chíbước đầu phân tích những ảnh hưởng của quyền đình công đối với nền kinh tếxã hội của đất nước, Qua đó, nhóm tác giả đã dựa trên thực tiễn để đi đếnđánh giá, phân tích các quy định mới về đình công theo Bộ luật Lao độngnăm 2019 so với Bộ luật Lao động năm 2012 nhằm chỉ ra những điểm tiến bộcủa Bộ luật mới khi áp dụng vào đời sống xã hội Không những thế, nhóm tácgiả đã có những phân tích chuyên sâu để đưa ra những kiến nghị, bất cập đốivới Bộ luật mới về quyền đình công và thực trạng đình công nhằm góp phầnhoàn thiện pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho mọi người trong quan hệ laođộng.

1 Nguyễn Mộng Cầm, Nguyễn Nhật Trường (2021), Các quy định về đình công theo pháp luật lao động Việt

nam – Bất cập và hướng hoàn thiện, Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển, số 10,

https://jsde.nctu.edu.vn/index.php/jsde/article/view/83/75, truy cập ngày 01/02/2021.

2 Phạm Phúc Hoàn, Trần Văn Lợi (2023), Quy định về đình công theo Bộ luật Lao động năm 2019, Tạp chí

điện tử Luật sư Việt Nam, 1686067148.html, truy cập ngày 07/06/2023.

Trang 12

https://lsvn.vn/quy-di-nh-ve-di-nh-cong-theo-bo-lua-t-lao-do-ng-nam-2019-Ngoài ra, còn có các bài báo, bài viết khoa học về đình công được thựchiện bởi những trang báo, tạp chí uy tín tại Việt Nam như Báo thanh niên,Tạp chí điện tử Lao động và công đoàn, Báo Vnexpress,… cũng đã có nhữngphân tích về quyền đình công theo quy định của pháp luật lao động Việt Namhiện hành và chỉ ra các vụ việc, số liệu cho thấy các cuộc đình công đang tăngtrưởng theo thời gian trong thời kỳ suy thoái kinh tế như hiện nay Các bàibáo chủ yếu cung cấp thông tin cùng với đó là những quan điểm, đánh giá về

tình hình đình công và giải quyết đình công, có thể kể đến như bài “Đìnhcông tự phát tăng đột biến” của tác giả Thu Hằng đăng trên báo Thanh Niênngày 26-4-2022, hay bài “Những vấn đề đặt ra sau các cuộc đình công” của

tác giả Phạm Văn Hà và Nguyễn Hoàng Mai đăng trên Tạp chí Lao động vàcông đoàn ngày 30-03-2022,…

Các công trình nói trên đã giải quyết được những vấn đề lý luận về đìnhcông, đánh giá được thực tiễn đình công hiện nay dựa trên các quy định hiệnhành của Bộ luật Lao động về đình công Dưới nhiều phương diện và quanđiểm lý luận khác nhau, các tác giả đã đi sâu vào phân tích, nghiên cứu cáckhía cạnh của vấn đề trên cơ sở quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, xenlẫn đó là so sánh đối chiếu với Bộ luật Lao động năm 2012 nhằm nêu bật lênnhững điểm mới, điểm tiến bộ và đưa ra một số nhận định đối với những bấtcập mà Bộ luật mới vẫn chưa khắc phục được đối với thực tiễn thị trường laođộng hiện nay.

Mặc dù đã có một công trình luận văn thạc sĩ được thực hiện tại TrườngĐại học Luật Hồ Chí Minh về chủ đề trên của tác giả Tuy nhiên, việc đánhgiá lại những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài trên vẫn đóng vai trò quantrọng trong quá trình nghiên cứu pháp lý đối với thị trường lao động ViệtNam và nền kinh tế xã hội nước ta hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh

Trang 13

tế đang suy thoái trầm trọng, hàng ngàn công nhân phải nghỉ việc, hàng ngàndoanh nghiệp phải đóng cửa thì việc nghiên cứu đề tài về đình công lại cầnphải chú trọng hơn nữa Chính vì thế, kế thừa những giá trị khoa học của cáccông trình nghiên cứu trước đó, khóa luận này nghiên cứu những vấn đề lýluận cơ bản của đình công, những nội dung pháp lý cùng với đó là thực tiễnthực hiện pháp luật về đình công hiện nay với mục đích tìm ra được điểm mớiso với những công trình đi trước, góp phần giúp cho người lao động cũng nhưngười sử dụng lao động hiểu rõ hơn về hình thức đình công theo pháp luật laođộng Việt Nam, đảm bảo một thị trường lao động công bằng bình đẳng, giữvững quan hệ để giúp nền kinh tế nước ta khởi sắc hơn trong giai đoạn đổimới.

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận nhằm đưa ra các giải pháp gópphần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đìnhcông dựa trên sự phân tích các quy định của pháp luật lao động hiện hànhcũng như thực tiễn thực hiện các quy định về đình công ở nước ta Qua đó,góp phần nâng cao tính khả thi của pháp luật đình công, giúp việc thực hiệnpháp luật dễ dàng áp dụng vào thực tiễn đời sống nhưng vẫn đảm bảo nghiêmngặt các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, bảo đảmthực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận xác định các nhiệm vụ sau:

Trang 14

Thứ nhất, khóa luận làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận như khái niệm,

đặc điểm của đình công và pháp luật đình công, xác định nội dung cơ bản củapháp luật đình công, vai trò của pháp luật về đình công.

Thứ hai, khóa luận phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Lao

động hiện hành của Việt Nam về đình công nhằm chỉ ra những kết quả đã đạtđược, đã khắc phục được so với Bộ luật Lao động cũ Ngoài ra, khóa luận cònxác định những bất cập còn tồn đọng làm cho việc áp dụng các quy định củapháp luật lao động về đình công vào thực tiễn vẫn còn khó khăn.

Thứ ba, khóa luận đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về

đình công với mục đích tìm ra những vướng mắc trong việc thực hiện phápluật dựa trên những vụ việc diễn ra trên thực tiễn hay các số liệu thống kê,qua đó xác định những nguyên nhân chính dẫn đến những vướng mắc đó.

Thứ tư, khóa luận đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng

cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao động về đình công.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận bao gồm nghiên cứu lý luận phápluật về đình công; nghiên cứu pháp luật Lao động Việt Nam về đình công;nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về đình công.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Trong phạm vi khóa luận này, tác giả tập trung nghiêncứu vấn đề về đình công trên phương diện pháp lý và việc thực hiện pháp luật

Trang 15

lao động về đình công theo Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản pháplý có liên quan.

Về không gian và thời gian: Khóa luận nghiên cứu trên phạm vi lãnhthổ Việt Nam với các số liệu, vụ việc trong thực tiễn được nghiên cứu tronggiai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023.

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong khóa luận, đượcthực hiện xuyên suốt, đặc biệt ở Chương 1 và Chương 2 dùng để đúc kết kháiniệm và phân tích thực trạng pháp luật lao động hiện hành về đình công.

Phương pháp so sánh Luật được sử dụng trong khóa luận Khóa luận sửdụng phương pháp so sánh Luật để chỉ ra những điểm mới trong quy định củaBộ luật Lao động mới, những điểm tiến bộ, những điểm bất cập để từ đó đưara kiến nghị, giải pháp hoàn thiện.

Phương pháp thống kê được sử dụng trong khóa luận nhằm thống kê sốlượng vụ việc trong phần thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về đình công.

Phương pháp tình huống điển hình trong khóa luận sử dụng để nêu bậtlên một số vụ việc điển hình về đình công với quy mô, số lượng lớn nhằm làmrõ thực trạng của đình công trong những năm gần đây.

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học của khóa luận

Khóa luận góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luận vềđình công theo pháp luật lao động Việt Nam; trên cơ sở chỉ ra được những

Trang 16

hạn chế của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật, các giảipháp được luận giải làm cơ sở để hoàn thiện các quy định pháp luật lao độngViệt Nam về đình công.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của khóa luận là tài liệu tham khảo phục vụ nghiêncứu, học tập ở các cơ quan đào tạo luật Kết quả nghiên cứu có giá trị ứngdụng cao trong việc giải quyết các vụ đình công trong thực tế.

Trang 17

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG

1.1 Khái quát về đình công

1.1.1 Khái niệm đình công

Trong quan hệ lao động, mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động (sauđây gọi tắt là NSDLĐ) với người lao động (sau đây gọi tắt là NLĐ) vẫn luôntiềm ẩn và có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi mà lợi ích của một bên bị xâmphạm Những tranh chấp đó nếu không được giải quyết đúng cách và kịp thờithì đình công sẽ là biện pháp cuối cùng mà NLĐ hướng tới để có thể buộcNSDLĐ phải theo yêu sách của mình Như vậy, có thể nói rằng đình công làbiểu hiện của sự “bế tắc”, là “ngõ cụt” của quan hệ lao động Trước khi xảy rađình công, NLĐ thường thể hiện sự bất bình, tìm các cách như thương lượng,hòa giải hay sự giúp đỡ của một bên thứ ba để giúp bảo vệ quyền lợi của mìnhcho đến khi bất bình đó được giải quyết, nếu vẫn không được giải quyết thìđình công sẽ là phương thức cuối cùng mà tập thể NLĐ hướng tới.

Đình công là một khái niệm không quá xa lạ đối với mọi người trong xãhội, là một hiện tượng xã hội phát sinh và tồn tại cùng với sự tồn tại của nềnkinh tế thị trường và sẽ triệt tiêu khi nền kinh tế thị trường không còn tồn tại.Có thể thấy đình công là một hiện tượng khách quan của nền kinh tế thịtrường vì vậy không thể hạn chế đình công mà chỉ có thể đưa ra các quy địnhpháp luật về đình công phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.3

Xét dưới góc độ kinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế,được thực hiện bởi nhiều người lao động nhằm gây sức ép về mặt kinh tế đến

3 Nguyễn Mạnh Hùng (2022), Đình công theo pháp luật Lao động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành

Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr.06.

Trang 18

người sử dụng lao động và đem lại lợi ích kinh tế cho người lao động4 Có thểhiểu rằng, khi NLĐ dừng việc thì NSDLĐ sẽ phần nào chịu tổn thất tùy vàoquy mô đình công hay quy mô sản xuất của nơi đó bởi khi đó NSDLĐ sẽkhông có nguồn lực để sản xuất dẫn đến việc chậm thực hiện hợp đồng hoặccó khả năng không thể thực hiện hợp đồng khiến cho NSDLĐ phải bồithường một khoản tiền lớn khi vi phạm nghĩa vụ của mình Còn về phía NLĐ,vấn đề tranh chấp thường là muốn tăng lương giảm giờ làm, nên có thể thấyrằng việc đình công xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt kinh tế đối vớiNSDLĐ cho dù việc đình công đó là hợp pháp hay bất hợp pháp.

Theo từ điển luật học, đình công được hiểu là sự ngừng bộ phận hoặctoàn bộ quá trình sản xuất, dịch vụ do tập thể những người lao động cùngnhau tiến hành với yêu sách người sử dụng lao động phải thực hiện đúngnghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động hoặc làm thỏa mãn những yêusách và các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động Có thể thấy rằng, dù

nhìn nhận dưới góc độ nào thì bản chất của đình công là sự ngưng việc tậpthể, tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo góc độ định nghĩa này thì sẽ khó có thểhình dung được chủ thể có thẩm quyền tổ chức, lãnh đạo đình công hay phạmvi đình công Do đó, nếu hiểu theo khái niệm trên NLĐ có thể tiến hành cáccuộc đình công tự phát và phạm vi đình công sẽ rất rộng.

Xét dưới góc độ pháp lý, đối với pháp luật thế giới, tại điểm d Điều 8của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) quy

định: “Các quốc gia thành viên Công ước cam kết bảo đảm…quyền đình côngvới điều kiện là quyền này phải được thực hiện phù hợp với pháp luật củamỗi nước.” Theo đó, đình công không phải là quyền hoàn toàn tự do mà nó

được thừa nhận khác nhau tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia Ở một4 Nguyễn Đình Hiệp (2023), Khái niệm Đình công là gì, https://luathoanganh.vn/hoi-dap-luat-lao-dong/khai-

niem-dinh-cong-la-gi-lha906.html, truy cập ngày 20/01/2024.

Trang 19

số nước phát triển, đình công được xem như một quyền đương nhiên củaNLĐ, là một hiện tượng xuất hiện khách quan và hoàn toàn bình thường củaxã hội nên không quy định cụ thể trong luật mà chỉ do án lệ xác định nhưĐức, Anh, Australia… Song ở hầu hết các nước khác đều ghi nhận quyềnđình công trong các văn bản pháp luật về lao động, chẳng hạn như Malaysia,Thái Lan quy định trong Luật Quan hệ lao động, Nga, Na Uy, Philippin quyđịnh trong Bộ luật Lao động.5

Đối với Việt Nam, quyền đình công đã được đề cập từ rất lâu, cụ thể tạiĐiều 174 Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh kýban hành đã ghi nhận quyền tự do liên kết và quyền đình công Tuy nhiên, donền kinh tế khi đó là nên kinh tế bao cấp nên quyền tự do liên kết và quyềnđình công thực chất chỉ là quyền trên giấy và chưa có một cuộc đình công nàoxảy ra vào giai đoạn này Đến năm 1994, khi Bộ luật Lao động (sau đây gọitắt là BLLĐ) đầu tiên của Việt Nam chính thức ra đời đã luật hóa chính thứcquyền này bằng các quy định tương đối cụ thể về trình tự, thủ tục và cơ chếđể tập thể NLĐ có thể tiến hành giải quyết tranh chấp lao động và đình côngtheo pháp luật Trải qua 18 năm, BLLĐ năm 2012 đã quy định cụ thể khái

niệm đình công như sau: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện vàcó tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giảiquyết tranh chấp lao động6” Theo đó, những khía cạnh cơ bản của đình côngđã được BLLĐ năm 2012 thể hiện đầy đủ bao gồm sự ngưng việc mang tínhtạm thời (bản chất), tính tự nguyện và có tổ chức (tính chất), do tập thể laođộng thực hiện (chủ thể) và nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyếttranh chấp lao động (mục đích).

5 TS Đào Mộng Điệp (2021), Bình luận khoa học một số nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019,

Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Nxb Công An Nhân dân, tr.374.

6 Điều 209 Bộ luật Lao động năm 2012

Trang 20

Trên cơ sở đó, BLLĐ năm 2019 đã thể hiện đầy đủ hơn để hoàn thiện

khái niệm về đình công, cụ thể tại Điều 198 quy định: “Đình công là sựngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạtđược yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chứcđại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấplao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.” So với BLLĐ năm 2012, quy định này

đã thể hiện một cách đầy đủ hơn khi quy định thêm chủ thể có quyền tổ chứcvà lãnh đạo cuộc đình công, giúp thống nhất cách nhận diện đình công, thẩmquyền lãnh đạo đình công và ngoài ra còn dễ dàng hơn trong việc so sánh vớicác hiện tượng khác như ngưng việc tập thể, bỏ việc tập thể, lãn công,

Qua sự phân tích những khái niệm trên cùng những vấn đề liên quan, tacó thể rút ra khái niệm cơ bản về đình công theo pháp luật lao động Việt Nam

như sau: “Đình công là sự ngưng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức củatập thể lao động nhằm gây sức ép cho người sử dụng lao động với mục đíchđạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và được tổchức, lãnh đạo bởi tổ chức đại diện người lao động có thẩm quyền do phápluật quy định.”

1.1.2 Đặc điểm của đình công

Đình công có những đặc điểm tiêu biểu như sau:

Thứ nhất, đình công là sự ngưng việc mang tính tạm thời của tập thểNLĐ.

Điều đầu tiên phải nói đến về đình công đó là sự ngưng việc của mộttập thể lao động chứ không phải chỉ riêng một cá nhân, NLĐ thực hiện Sựngưng việc này không mang tính tự phát mà phải có sự thống nhất, đồng ýcủa tập thể NLĐ Theo BLLĐ năm 2019, trước khi tiến hành đình công, tổ

Trang 21

chức đại diện NLĐ phải lấy ý kiến của toàn thể NLĐ hoặc thành viên banlãnh đạo của các tổ chức đại diện NLĐ tham gia thương lượng và cuộc đìnhcông sẽ được pháp luật công nhận, bảo vệ khi có trên 50% số người lấy ý kiếntán thành7 Trong trường hợp này thì sự ngưng việc của tập thể NLĐ sẽ khôngcần đến sự cho phép của NSDLĐ Điều này sẽ giúp phân biệt đình công vớisự ngưng việc của cá nhân NLĐ, khi mà trong quan hệ lao động, nếu cá nhânNLĐ ngưng việc mà không có sự cho phép của NSDLĐ để gây sức ép thì đósẽ coi là vi phạm kỷ luật lao động và có thể sẽ bị sa thải theo quy định củapháp luật Do đó, nếu sự ngưng việc mang tính tập thể và có cùng chung mụcđích, đúng theo quy định của pháp luật lao động nói riêng và pháp luật ViệtNam nói chung thì sẽ được pháp luật bảo vệ cho sự ngưng việc đó Ngoài ra,còn phải đề cập đến sự ngưng việc này chỉ mang tính tạm thời, tức là trongmột thời gian nhất định NLĐ trong trường hợp này vẫn muốn tiếp tục làmviệc sau khi cuộc đình công kết thúc, sự ngưng việc trong thời gian này đượcthực hiện với mục đích gây sức ép cho NSDLĐ nhằm đạt được những yêu cầumà tập thể NLĐ mong muốn chứ không phải để dừng hẳn công việc mà mìnhđang thực hiện.

Thứ hai, đình công là sự ngưng việc mang tính triệt để.

Ngừng việc trong đình công phải mang tính triệt để, tức NLĐ sẽ hoàntoàn không tham gia làm việc dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả đến nơi làmviệc để thực hiện mục đích khác với công việc hiện tại của mình Yếu tố nàylà một trong những dấu hiệu cơ bản để phân biệt đình công và lãn công Theo

từ điển luật học: “Lãn công là một dạng đình công mà người lao động khôngrời nơi làm việc nhưng không làm việc hoặc làm việc cầm chừng, biểu hiệnsự phản ứng tập thể của người lao động” Hành vi này có cùng đặc điểm với

7 Điều 201, 202 Bộ luật Lao động năm 2019

Trang 22

đình công là sự ngưng việc mang tính tạm thời tức trong một khoảng thời giannhất định với mục đích muốn NSDLĐ đáp ứng các yêu cầu mong muốn củaNLĐ Tuy nhiên, sự ngưng việc trong lãn công không được pháp luật thừanhận nên tuyệt nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ và nó còn có thể là căncứ để NSDLĐ xử lý kỷ luật hoặc nặng hơn là sa thải NLĐ Tính chất triệt đểcòn thể hiện một điều đó là sự đấu tranh quyết liệt của NLĐ đối với NSDLĐ.Tính chất này còn giúp NLĐ tránh những bất lợi có thể xảy ra từ phíaNSDLĐ vì nếu tập thể NLĐ đình công nhưng vẫn tham gia thực hiện côngviệc ở nơi làm để được hưởng lương hay một số quyền lợi khác vì khôngmuốn mất nguồn thu trong thời gian tham gia đình công thì có thể NSDLĐ sẽlợi dụng điều này để xử lý kỷ luật hay có những hành vi khác gây bất lợi choNLĐ trong quá trình đấu tranh đòi quyền lợi của NLĐ8 Do đó, việc đìnhcông luôn phải mang tính triệt để, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích củaNSDLĐ đặc biệt là lợi ích về mặt kinh tế, từ đó NSDLĐ sẽ “xuống nước” đểgiải quyết, đáp ứng mong muốn mà NLĐ yêu cầu.

Thứ ba, đình công phải thể hiện ý chí tự nguyện của NLĐ.

Ý chí tự nguyện có nghĩa là NLĐ có quyền quyết định và hoàn toàn tựdo ý chí của mình trong việc biểu quyết, tiến hành và tham gia đình công màkhông bị ai xúi giục, cưỡng ép, đe dọa ngừng việc Điều này thể hiện rõ sựngưng việc trong đình công phải xuất phát từ ý chí chủ quan của NLĐ chứkhông phải từ các tác động khách quan bên ngoài, NLĐ chủ động bằng hànhvi của mình thực hiện quyền đình công khi họ thấy rằng quyền và lợi ích củamình bị xâm phạm mà không còn cách nào khác ngoài việc phải ngưng thựchiện công việc để tạo sức ép buộc NSDLĐ phải đáp ứng những yêu sách củamình.

8 Nguyễn Mạnh Hùng (2022), Đình công theo pháp luật Lao động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành

Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr.13.

Trang 23

Ý chí tự nguyện của tập thể NLĐ là một trong những yếu tố bắt buộcđể cuộc đình công trở nên hợp pháp và được pháp luật bảo vệ Điều này cũngđược thể hiện thông qua các quy định tại BLLĐ năm 2019 khi trong kháiniệm về đình công cũng đề cập đến tính tự nguyện và việc đình công chỉ đượctiến hành khi đã thực hiện việc lấy ý kiến và đạt được tỉ lệ theo quy định củapháp luật Việc NLĐ tham gia đình công phải xuất phát từ ý chí mong muốncủa NLĐ mà không phải vì một lý do nào khác như sự cả nể, sự lôi kéo từđồng nghiệp, hay bất kỳ lý do nào khác mà không xuất phát từ chính quyềnlợi của NLĐ, nếu việc đình công không vì lợi ích hay ý chí mong muốn củachính bản thân NLĐ thì khi đó việc đình công sẽ trở thành bất hợp pháp vàpháp luật sẽ cho rằng NLĐ khi đó đang không thực hiện quyền đình công củamình, do đó tuyệt nhiên NLĐ trong trường hợp này sẽ không được pháp luậtbảo vệ khi tham gia đình công.

Thứ tư, sự ngưng việc trong đình công phải có tính tổ chức và lãnhđạo, tổ chức bởi tổ chức đại diện NLĐ có thẩm quyền.

Bản chất của cuộc đình công là sự ngưng việc của một tập thể NLĐ,gồm nhiều cá nhân khác nhau và mỗi người đều có những suy nghĩ riêng,hành động riêng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính NLĐ đó Dođó, nếu không có sự thống nhất về hành động, mục tiêu cũng như phương ánđình công thì sẽ khó tạo nên sức mạnh tập thể nhằm đạt được mục đích củacuộc đình công Bên cạnh đó, khi cuộc đình công được tiến hành tức mẫuthuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ đã lên đến đỉnh điểm, nếu việc đình công đượcthực hiện không có tổ chức thì có thể sẽ dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc xảyra kể cả cho NLĐ lẫn NSDLĐ như hành vi phá hoại tài sản hay nặng hơn làmất bình tĩnh dẫn đến dùng vũ lực gây thiệt hại không những về mặt kinh tế

Trang 24

mà còn về mặt sức khỏe, tinh thần Nên tính tổ chức được xem là một yếu tốkhông thể tách rời của các cuộc đình công hợp pháp hiện nay.

Ngoài ra, cuộc đình công phải được tổ chức, lãnh đạo bởi tổ chức đạidiện NLĐ có thẩm quyền Theo pháp luật lao động Việt Nam, yếu tố này làmột trong những căn cứ để đánh giá tính hợp pháp của cuộc đình công, nếunhư cuộc đình công không được lãnh đạo, tổ chức bởi một tổ chức có thẩmquyền theo quy định của pháp luật thì đó sẽ là cuộc đình công bất hợp phápvà sẽ không được pháp luật thừa nhận cũng như bảo vệ Với sự lãnh đạo củatổ chức đại diện NLĐ, cuộc đình công vừa được kiểm soát thực hiện một cáchđúng pháp luật vừa giúp cho tập thể NLĐ đưa ra yêu sách, kiến nghị của mìnhđến với NSDLĐ một cách đầy đủ, rõ ràng hơn Đồng thời, đây cũng là cơ sởđể xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ khi cuộc đình côngđó là bất hợp pháp và có thiệt hại xảy ra.9

Thứ năm, đình công xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Hiện nay, tranh chấp lao động tập thể thường được phân thành hai loạiđó là tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể vềlợi ích Theo đó, tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa mộthay nhiều tổ chức đại diện NLĐ với NSDLĐ hoặc một hay nhiều tổ chức củaNSDLĐ phát sinh trong trường hợp có sự khác nhau về việc hiểu và thực hiệnquy định của thỏa ước, nội quy lao động, quy chế, pháp luật lao động hay khicó người sử dụng hành vi phân biệt đối xử, 10 và thường là có sự vi phạm nêncác bên có căn cứ để khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp Còntranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp phát sinh trong quá thươnglượng tập thể hay một bên từ chối thương lượng hoặc không thương lượng9 Khoản 2 Điều 217 Bộ luật Lao Động năm 2019

10 Khoản 2 Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019

Trang 25

trong thời hạn theo quy định của pháp luật11 Theo đó, tranh chấp lao động tậpthể về lợi ích là những tranh chấp xảy ra không có sự vi phạm và thường làkhi NLĐ có xu hướng đòi hỏi những quyền lợi cao hơn so với thỏa thuận, quyđịnh này tùy thuộc vào công việc thực tế đang thực hiện nên sẽ không thể đấutranh bằng con đường tố tụng tức khởi kiện ra tòa án mà chỉ có thể thông quathương lượng và đình công sẽ là phương thức cuối cùng để đấu tranh về mặtkinh tế nhằm gây sức ép làm cho NSDLĐ đáp ứng các yêu cầu của NLĐ đặtra Theo BLLĐ hiện hành quy định về các trường hợp NLĐ có quyền đình

công cũng có khẳng định rằng “tổ chức đại diện người lao động là bên tranhchấp lao động tập thể về lợi ích ”, theo đó có thể thấy rằng đình công phải

gắn liền với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, tranh chấp lao động tập thểvề lợi ích là nguyên nhân, là khởi nguồn để dẫn đến đình công và đình công làhậu quả của việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích khôngthành.12

1.1.3 Phân loại đình công

Trong khoa học pháp lý, dựa trên những dấu hiệu cơ bản của đình công,có thể phân loại theo những tiêu chí sau:13

Một là, căn cứ vào mục đích đình công: đình công có thể được phân

thành đình công yêu sách và đình công phản ứng.

Đình công yêu sách: là những cuộc đình công nhằm đạt được một hoặcmột số yêu sách về quyền và lợi ích cho chính những NLĐ tham gia đìnhcông.

11 Khoản 3 Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019

12 Nguyễn Thị Hoài My (2016), Quyền đình công của người lao động theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt

nghiệp cử nhân Luật, Khoa luật Dân sự, trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr10.

13 Tô Thị Phương Dung (2022), Các dấu hiệu của đình công? Phân loại đình công? Giải pháp hạn chế đình

công?, cong.aspx#3-phan-loai-mot-so-loai-dinh-cong-co-ban, truy cập ngày 24/05/2022.

Trang 26

https://luatminhkhue.vn/cac-dau-hieu-cua-dinh-cong-phan-loai-dinh-cong-giai-phap-han-che-dinh-Đình công hưởng ứng: là những cuộc đình công nhằm ủng hộ, tỏ tháiđộ đồng tình để hỗ trợ cho cuộc đình công khác trong khi những người thamgia đình công (hưởng ứng) không có yêu sách về quyền và lợi ích cho mình.

Hai là, căn cứ vào tính chất của cuộc đình công: đình công được chia

thành đình công kinh tế và đình công chính trị.

Đình công kinh tế: là những cuộc đình công nhằm gây sức ép vớiNSDLĐ hoặc chủ thể khác để đạt được những quyền và lợi ích ở mức độ lớnhơn trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nghề nghiệp như việc làm, giờ làm,tiền lương, điều kiện lao động, và các quyền lợi khác trong quan hệ laođộng.

Đình công chính trị: là những cuộc đình công nhằm gây sức ép lên đểphản đối chính quyền nhà nước hoặc các đảng phái chính trị, cầm quyền haycác đảng đối lập nhằm đạt được những mục đích chính trị mà người đình cônghướng đến.

Ba là, căn cứ vào phạm vi đình công có thể chia thành các loại như

đình công doanh nghiệp, đình công bộ phận, đình công ngành, khu vực vàtổng đình công.

Đình công doanh nghiệp là những cuộc đình công do tập thể NLĐ trongphạm vi doanh nghiệp đó tiến hành Đây là loại đình công thường xảy ra ởcác đơn vị của một doanh nghiệp và việc đình công này được pháp luật thừanhận.

Đình công bộ phận là những cuộc đình công do tập thể NLĐ trong mộtbộ phận cơ cấu của doanh nghiệp (hoặc của đơn vị sử dụng lao động) tiếnhành.

Trang 27

Đình công ngành, khu vực là những cuộc đình công của những ngườitrong cùng một ngành, một khu vực tiến hành.

Tổng đình công là những cuộc đình công của tập thể NLĐ trong phạmvi nhiều ngành hoặc nhiều khu vực tiến hành.

Cuối cùng, căn cứ vào các quy định của pháp luật về đình công có thể

chia đình công thành hai loại đó là đình công hợp pháp và đình công bất hợppháp.

Đình công hợp pháp là những cuộc đình công đáp ứng đầy đủ các điềukiện, trình tự, thủ tục các quy định của pháp luật đặt ra Mục đích của các quyđịnh này nhằm hạn chế kiểm soát những cuộc đình công tự phát, không cầnthiết hay có tính chất, quy mô gây ảnh hưởng đến trật tự kinh tế - xã hội, quốcphòng an ninh của quốc gia.

Đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công không thực hiện đúnghoặc không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật bắt buộc phải cótrong một cuộc đình công tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia Theo pháp luậtlao động Việt Nam, những cuộc đình công bất hợp pháp có thể kể đến một sốdấu hiệu như: vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục; không do tổ chức đạidiện NLĐ có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công; 14

Dựa vào sự phân loại trên, có thể giúp nhận biết được các cuộc đìnhcông cũng như đảm bảo cho các cuộc đình công được thực hiện đúng bảnchất, mục đích mà tập thể NLĐ hướng tới.

1.1.4 Sự tác động của đình công đối với chủ thể trong quan hệ laođộng

14 Xem thêm tại Điều 204 Bộ luật Lao động năm 2019

Trang 28

Đình công được xem là biện pháp cuối cùng của NLĐ hướng đến khicó sự tranh chấp về mặt lợi ích với NSDLĐ Đình công không những ảnhhưởng đến các chủ thể trong quan hệ lao động như NLĐ và NSDLĐ mà việcnày còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình kinh tế hay an ninh xã hội của khuvực, quốc gia nơi đình công xảy ra.

Khi một cuộc đình công diễn ra, trước hết phải kể đến NLĐ và NSDLĐlà hai đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của phương thức giải quyết tranhchấp này Trong mối quan hệ đôi bên đều có lợi khi mà NSDLĐ và NLĐ đềuđạt được mục tiêu của riêng mình trong việc tiến hành ký kết hợp đồng laođộng, nếu như tranh chấp lao động tập thể không thể giải quyết bằng cácphương thức mềm dẻo, ít ảnh hưởng đến hai bên thì phương thức cuối cùngphải sử dụng đó chính là đình công Điều này dẫn đến mối quan hệ giữa haibên khả năng cao sẽ không còn như ban đầu dù cho cuộc đình công có diễn ranhư thế nào Do đó, khi nhắc đến sự tác động của đình công, NLĐ và NSDLĐphải là hai đối tượng đầu tiên nói riêng và toàn xã hội nói chung mà tác giảcần quan tâm.

1.1.4.1 Tác động của đình công đối với người lao động

Trước hết, phải hiểu rằng trong thời gian đình công, NLĐ sẽ khôngđược hưởng lương cũng như các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật15.Do đó, khi bước vào một cuộc đình công, NLĐ cần phải cân nhắc khi bảnthân có thể sẽ bị ảnh hưởng hay cụ thể hơn là thiếu hụt về mặt tài chính trongkhoảng thời gian ngưng việc để tiến hành cuộc đình công, thậm chí là sau khicuộc đình công kết thúc Sở dĩ nói rằng sau khi cuộc đình công kết thúc, NLĐvẫn có khả năng sẽ bị ảnh hưởng về mặt kinh tế bởi vì khi một NLĐ đã thamgia vào cuộc đình công, cá nhân người đó sẽ có khả năng không được tiếp tục15 Xem thêm tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật Lao động năm 2019

Trang 29

gia hạn hợp đồng khi hợp đồng lao động kết thúc Mặc dù BLLĐ hiện hànhcủa nước ta có quy định rằng cấm hành vi trù dập, trả thù hay chấm dứt hợpđồng lao động sau khi đình công kết thúc tuy nhiên NSDLĐ vẫn có quyềnkhông ký tiếp hợp đồng lao động với cá nhân đó khi hợp đồng hết hạn Và cóthể dễ hiểu rằng, NSDLĐ sẽ rất dè chừng khi gia hạn hợp đồng với đối tượngmà có khả năng gây ảnh hưởng đến tài chính cũng như trật tự nơi mà NLĐ đãđình công, nên khả năng cao NLĐ phải tìm một nơi làm việc mới sau khicuộc đình công kết thúc Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng NLĐ sẽ hoạt độngtrong ngành nghề, lĩnh vực cụ thể và khi tham gia vào một cuộc đình công thìsau khi kết thúc hợp đồng tại nơi đình công, NLĐ sẽ rất khó khăn để tìm kiếmmột công việc tương tự vì khi đó NSDLĐ sẽ “ngại” liệu rằng người đó có trởthành thành phần phá rối trật tự hay kích động những NLĐ khác dẫn đến cuộcđình công ở nơi làm việc mình hay không, nên thường sẽ có xu hướng khôngthuê những cá nhân đã tham gia vào cuộc đình công Thông thường NSDLĐcùng lĩnh vực, ngành nghề thường có mối liên hệ, quen biết lẫn nhau, họ cóthể là đối tác, đối thủ hay quen biết khi kinh doanh nên việc biết được thôngtin liên quan đến NLĐ tham gia nào tham gia vào cuộc đình công là hết sứcdễ dàng và dĩ nhiên không một NSDLĐ nào muốn một thành phần như vậylàm việc cho doanh nghiệp của mình Cho nên, khi NLĐ quyết định tham giavào một cuộc đình công cần xem xét nhiều khía cạnh, xác định được mặt lợivà hại trong cuộc đình công để có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng đình công cũng sẽ có những tácđộng tích cực đối với NLĐ Đình công được xem là biện pháp hiệu quả đểNLĐ đạt được những yêu cầu và lợi ích hợp pháp của mình Trong quan hệlao động, NLĐ là bên nằm ở vị trí yếu thế hơn, nên việc thực hiện quyền đìnhcông sẽ giúp cho NLĐ có tiếng nói trong việc “đòi hỏi” những lợi ích cao hơnso với thực tế mà họ nhận được Qua đó, đình công sẽ giúp NLĐ không

Trang 30

những sẽ có lợi hơn về mặt tài chính hay điều kiện lao động mà còn góp phầntạo ra môi trường lao động công bằng, dân chủ hơn.

1.1.4.2 Tác động của đình công đối với người sử dụng lao động

Khi cuộc đình công diễn ra đồng nghĩa với việc NSDLĐ phải gánh chịuhậu quả rất nặng nề và trên hết đó là ảnh hưởng về mặt kinh tế NLĐ khi tiếnhành đình công sẽ không thực hiện các công việc mà mình đang đảm nhận,khi đó NSDLĐ sẽ thiếu nhân lực để hoàn thành các công việc, mục tiêu, chiếnlược đề ra Điều này dẫn đến việc chậm thực hiện hoặc không thể thực hiệncác hợp đồng với khách hàng, đối tác hay đơn giản hơn là việc sản xuất, cungứng hàng hóa dịch vụ cho thị trường sẽ bị đình trệ Hậu quả của điều nàykhông chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của NSDLĐ mà còn ảnh hưởng đến uy tíncủa họ trên thị trường mà mình đang hoạt động Đối với thiệt hại về mặt kinhtế, NSDLĐ có thể sử dụng nguồn tài chính, ngân sách của mình để khắc phụctuy nhiên thiệt hại về uy tín sẽ là một mối lo mà NSDLĐ cần phải quan tâmkhi có đình công diễn ra Thiệt hại về uy tín không thể khắc phục trong mộtkhoảng thời gian ngắn chỉ bằng tài chính mà còn phải cộng hưởng theo đó rấtnhiều yếu tố, nếu như không phục hồi được uy tín thì nơi diễn ra đình công sẽcó nguy cơ đi đến “ngõ cụt” Ngoài ra, khi bị thiệt hại về uy tín, NSDLĐ rấtkhó khăn trong việc tìm kiếm đối tác, khách hàng mới vì họ sẽ lo sợ rằngcuộc đình công vẫn có thể sẽ được tiếp diễn hoặc tệ hơn là sẽ có một cuộcđình công mới xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng với họ, do đó họ sẽrất e ngại trong việc ký kết hợp đồng với NSDLĐ mà nơi đó đã và đang diễnra đình công.

Trong một số trường hợp do NLĐ quá khích dẫn đến không kiểm soátđược hành vi của mình có thể dẫn đến một số hành vi đập phá, hủy hoại cơ sởvật chất của NSDLĐ trong quá trình diễn ra đình công Mặc dù theo BLLĐ

Trang 31

hiện hành cũng đã có quy định nếu như có thiệt hại cho NSDLĐ thì tổ chứcđại diện NLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường cho NSDLĐnhưng trên thực tế để xác định rõ mức bồi thường là điều không phải dễ dàngvà thường NSDLĐ phải hứng chịu một khoản chi phí khổng lồ kể cả khi đãđược bồi thường theo quy định của pháp luật, chưa kể đến việc trong một sốtrường hợp không có khả năng bồi thường dẫn đến NSDLĐ vừa bị thiệt hại vềkinh tế vừa thiệt hại về cơ sở vật chất khiến họ không có tư liệu để sản xuấtvà khi đó “thiệt hại lại chồng chất thiệt hại”, nên đình công có ảnh hưởng rấtlớn đối với NSDLĐ cho dù cuộc đình công đó là bất hợp pháp hay hợp pháp,mục đích tốt hay mục đích xấu.

Tuy vậy, cần phải nhìn nhận rằng đình công cũng có thể có tác độngtích cực đến NSDLĐ khi mà NSDLĐ sẽ có dịp để rút ra những bài học kinhnghiệm trong quá trình vận hành “đứa con tinh thần” của mình, có ý thức thựchiện đúng và đầy đủ hơn các quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể,nội quy lao động Bên cạnh đó, NSDLĐ sẽ có xu hướng quan tâm đời sốngvật chất lẫn tinh thần của nhân viên hơn, từ đó hạn chế đi các nguyên nhân cóthể dẫn đến đình công, NLĐ hoạt động năng suất hơn kéo theo sự phát triểncủa doanh nghiệp cùng với đó là nâng cao văn hóa làm việc nơi đây.

1.1.4.3 Tác động của đình công đối với nền kinh tế, xã hội.

Việt Nam ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên việc thuhút vốn đầu tư nước ngoài là một điều tất yếu mà nước ta đã và đang rất chútrọng để thực hiện Do vậy, nếu một quốc gia mà trong đó đình công diễn ra ồạt có nghĩa là NLĐ thường có hành vi chống đối lại NSDLĐ thì cho dù nướcta nổi tiếng với nhân công rẻ và dồi dào đi chăng nữa, các nhà đầu tư nướcngoài sẽ rất “rụt rè” để tham gia vào thị trường của chúng ta Không nhữngthế, nhân công nước ta thường có trình độ không cao so với các nước khác và

Trang 32

hiện nay cạnh tranh trong việc kêu gọi đầu tư diễn ra rất gắt gao, do đó việckiểm soát đình công là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn Nếu ViệtNam không kiểm soát tốt đình công thì dẫn thị trường nước ta sẽ không cònnằm trong danh sách những môi trường đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tưnước ngoài Khi đó, việc đình công của một doanh nghiệp có thể “giết chết”cả một nền kinh tế của một quốc gia Mỗi gia đình là một tế bào của xã hộicũng như mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế nước nhà, do đó cầnkiểm soát đình công, hướng tới một môi trường năng suất nhằm phát triểnkhông những nền kinh tế sản xuất nội địa mà còn thu hút nhiều nhà đầu tưnước ngoài, hướng đến nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, thịnh vượng.

Ngoài ra, cuộc đình công dù bất hợp pháp hay hợp pháp, quy mô nhỏhay quy mô lớn đều phần nào gây rối loạn trật tự xã hội, an ninh công cộng.Các chính quyền địa phương phải tốn rất nhiều công sức để đảm bảo an ninhtrật tự cùng với đó là phối hợp với các cơ quan chức năng đến nơi có đìnhcông để đứng ra nhằm đốc thúc, khuyên nhủ NSDLĐ và NLĐ nhanh chónggiải quyết đình công Tệ hơn nữa đó chính là một số bộ phận chống phá lợidụng đình công để kích động, tiến hành các hoạt động gây rối trật tự an toànxã hội khiến cho NLĐ mất đi mục tiêu ban đầu của cuộc đình công, từ đó kéodài cuộc đình công, gây bất ổn cho xã hội.

Một khía cạnh khác có thể nhìn nhận ở cuộc đình công đó là khi đìnhcông diễn ra, các cơ quan, ban, ngành sẽ có cơ hội để nhìn nhận những mặttiêu cực của pháp luật hiện hành, có thể là sự bất cập trong thủ tục thực hiệnđình công khi một số tập thể chấp nhận đình công bất hợp pháp để tinh giảnthủ tục mà vẫn có thể giành thắng lợi trong việc tranh chấp với NSDLĐ Từđó, cơ quan lập pháp có thể nhìn thấy được khuyết điểm của pháp luật hiệnhành để có thể kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Không những thế, các

Trang 33

cơ quan có thẩm quyền có thể phát hiện được những hành vi vi phạm củaNSDLĐ để xử phạt tạo môi trường lao động lành mạnh, công bằng hơn.

Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng khi đình công xảy ra sẽ cóảnh hưởng cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực không chỉ đối với NLĐ, NSDLĐ màcòn nền kinh tế, xã hội của quốc gia đó nhưng cần nhìn nhận rằng những ảnhhưởng tiêu cực sẽ nhiều hơn khi mà mâu thuẫn giữa NSDLĐ với NLĐ phảidùng đến đình công để giải quyết Do đó, cần chú trọng hơn ngoài việc bảo vệquyền lợi của bên yếu thế là NLĐ trong quan hệ lao động mà còn phải đề ranhững giải pháp nhằm hạn chế đình công và xử lý những hậu quả xấu do đìnhcông để lại.

1.2 Khái quát pháp luật về đình công

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về đình công

Đầu tiên, về khái niệm pháp luật về đình công Ở phương tây, quanniệm về pháp luật tương đối phức tạp tuy nhiên tựu trung lại có thể chia phápluật thành hai trường phái đó là pháp luật thực định và pháp luật tự nhiên.Theo quan niệm của trường phái pháp luật thực định, pháp luật là những quytắc do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xãhội nhằm thiết lập trật tự xã hội Đó là những quy phạm cụ thể, hiện hữu, xácđịnh, thể hiện rõ ràng, chúng được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hộitrong một phạm vi không gian xác định Theo quan niệm của trường pháipháp luật tự nhiên, pháp luật là những quy tắc tất yếu hình thành một cách tựnhiên trong đời sống của con người xuất phát từ bản chất của con người với tưcách là một bộ phận của giới tự nhiên, tương tự như việc con người đói thì ăn,khát thì uống, tìm kiếm thức ăn để duy trì sự tồn tại của mình, kết hôn, sinh conđể duy trì nòi giống Trường phái này quan niệm rằng pháp luật không do aiban hành mà nó là tạo hóa đã ban tặng cho con người, nó là bất biến và khôngthể xâm phạm Pháp luật thực định do nhà nước ban hành không được trái vớipháp luật tự nhiên, trường phái này cho rằng quyền được sống, được tự do mưu

Trang 34

cầu, hạnh phúc là quyền bất khả xâm phạm mà pháp luật thực định khi ban hànhkhông được khác với các quyền tự nhiên được xem là quyền cơ bản của mỗi conngười khi sinh ra.16

Theo lý luận nhà nước và pháp luật, pháp luật theo nghĩa hẹp bao gồmnhững quy định là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhậnnhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích của xã hội hay vì lợi ích củagiai cấp thống trị Nếu xét theo nghĩa rộng, pháp luật không chỉ là những quytắc xử sự chung mà nó còn bao gồm những nguyên tắc xử sự, các tư tưởng,học thuyết pháp lý, được thể hiện ở các loại nguồn luật khác nhau.

Ngoài ra, trong từ điển luật học cũng có đề cập đến khái niệm pháp

luật, theo đó pháp luật được hiểu là: “hệ thống các quy tắc xử sự mang tínhbắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh cácquan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong xãhội (của giai cấp thống trị trong nhà nước bóc lột).”

Theo đó, pháp luật về đình công trước hết là một bộ phận của pháp luậtlao động, là một lĩnh vực pháp luật thực hiện điều chỉnh các vấn đề liên quanđến đình công Từ những phân tích và khái niệm nêu trên, có thể rút ra khái

niệm pháp luật về đình công như sau: “Pháp luật về đình công là tổng thể cácquy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh cácquan hệ, hành vi và các vấn đề khác diễn ra trước, trong và sau khi đìnhcông, nhằm bảo vệ quyền lợi của tập thể người lao động khi thực hiện quyềnđình công, đảm bảo cho việc đình công diễn ra có trật tự, hướng tới một môitrường lao động công bằng và lành mạnh.”

16 Phạm Thị Phương Thanh (2022), Pháp luật là gì? Đặc điểm, đặc trưng cơ bản của pháp luật?,

https://luatminhkhue.vn/phap-luat-la-gi.aspx , truy cập ngày 01/12/2022.

Trang 35

Đối với đặc điểm của pháp luật về đình công Bên cạnh những điểmchung của pháp luật là có tính quy phạm phổ biến, thể hiện dưới hình thứcxác định, tính cưỡng chế và được Nhà nước đảm bảo thực hiện Pháp luật vềđình công còn có những đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất, pháp luật về đình công là công cụ để điều chỉnh quan hệ xãhội phát sinh trong quá trình trước, trong và sau khi NLĐ tiến hành đìnhcông.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về đình công là các quan hệ xã hộiphát sinh trong lĩnh vực đình công, là giữa NSDLĐ và NLĐ, các cơ quan nhànước và chủ thể khác có liên quan Pháp luật về đình công đặt ra cho NLĐ cóquyền đình công nhưng vẫn phải trong khuôn khổ, tức sẽ có những trườnghợp mà NLĐ không thể tiến hành quyền đình công của mình Trên thực tế,quyền đình công ngày càng được NLĐ tiếp cận và hiểu biết sâu rộng hơn, nênviệc đảm bảo hệ thống pháp luật về đình công phải theo kịp sự phát triển củathị trường lao động cũng như ngày càng hoàn thiện để các bên có cơ sở đểthực hiện quyền của mình trong quan hệ đình công là hết sức cần thiết.

Thứ hai, pháp luật về đình công có sự tiếp nhận và điều chỉnh sao chophù hợp với pháp luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Việt Nam ta gia nhập Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO chính thức vàonăm 1992 Theo đó, ngoài việc quy định pháp luật phải phù hợp với tình hìnhlịch sử, kinh tế - xã hội của nước ta thì việc phải phù hợp với thông lệ quốc tếlà điều mà các nhà lập pháp luôn hướng tới Trên thực tế, các quốc gia thườngxây dựng pháp luật tiệm cận theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn chung của quốctế để đảm bảo các yếu tố hội nhập, phát triển của đất nước.

Trang 36

Thứ ba, pháp luật về đình công chỉ điều chỉnh đối với đối tượng làNLĐ làm công ăn lương thuần túy chứ không bao gồm các cán bộ, côngchức, hay viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đình công là quyền cơ bản của NLĐ đã được ghi nhận từ lâu, đặc biệttrong các văn kiện quốc tế của Liên Hợp Quốc từ năm 1966 Tuy nhiên, cầnphải nhìn nhận rõ rằng pháp luật về đình công, đặc biệt cụ thể nhất là BLLĐnăm 2019 chỉ hướng tới đối tượng là NLĐ chịu sự giám sát, điều hành vàđược NSDLĐ trực tiếp trả lương, còn đối với những người hưởng lương từngân sách nhà nước thì tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia mà chủ thểnày liệu có được đình công hay không Xét theo hệ thống pháp luật về đìnhcông ở Việt Nam ta thì hầu như chưa có sự ghi nhận nào trên mặt lý thuyếtlẫn thực tế về việc tập thể cán bộ, công chức hay viên chức tiến hành đìnhcông Do đó, nếu hiểu theo pháp luật về đình công ở nước ta, chỉ nên xem xétdưới góc độ của những NLĐ làm công ăn lương thuần túy.

Thứ tư, pháp luật về đình công nhằm giải quyết tình trạng đình công tựphát, đặc biệt trong bối cảnh lao động hiện nay.

Đình công tự phát luôn là vấn đề “nóng” từ trước đến nay ở Việt Nam,khi mà tập thể NLĐ thường đình công một cách bất hợp pháp vì họ tin rằnghọ sẽ dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu cuối cùng cho dù không thựchiện hoặc thực hiện không đúng trình tự, thủ tục hay điều kiện về đình côngdo pháp luật đặt ra Điều này dẫn đến xu hướng đình công tự phát ngày càngdiễn ra mà không có dấu hiệu suy giảm Do đó, pháp luật về đình công luônphải hướng đến những quy định hài hòa cho cả NLĐ lẫn NSDLĐ Pháp luậtvề đình công không được quá rườm rà, phức tạp đến nỗi làm cho quyền đìnhcông của tập thể NLĐ không thể thực hiện hoặc thực hiện một cách khó khăn.Bên cạnh đó, không được quá đơn giản làm cho NLĐ “ỷ lại” về việc thực

Trang 37

hiện quyền đình công, gây khó khăn cho NSDLĐ Vì vậy, việc điều chỉnhpháp luật về đình công vừa hạn chế đình công tự phát vừa phải đảm bảo rằngcác thủ tục vẫn chặt chẽ là một “nút thắt” mà các nhà làm luật cần tháo gỡ.

1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về đình công

Thứ nhất, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về chủ thể tham gia, tổchức, lãnh đạo đình công

Chủ thể có quyền tham gia đình công là nội dung ưu tiên của pháp luậtvề đình công bởi vì khi có chủ thể thực hiện thì quan hệ đình công mới đượcsinh ra Theo đó, cần khẳng định rằng chủ thể tham gia đình công là tập thểNLĐ và đây cũng chính là quyền của tập thể NLĐ được pháp luật quốc giacũng như trên thế giới ghi nhận Theo nghĩa rộng, NLĐ được hiểu là cá nhâncó đủ năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật, đang tiến hành hoạt độnglao động và hưởng lương từ những hoạt động đó17 Đối với nghĩa hẹp, NLĐ lànhững người làm cho NSDLĐ theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sựquản lý, giám sát của NSDLĐ hay có thể hiểu đơn giản là những người làmcông ăn lương thuần túy trong quan hệ lao động Nếu xét theo nghĩa rộng,quyền tham gia đình công sẽ không được hiểu đúng theo quy định của phápluật bởi vì NLĐ theo nghĩa rộng còn có thể bao gồm bộ phận cán bộ, côngchức và viên chức, tuy nhiên bộ phận này có được tham gia đình công haykhông là tùy thuộc vào pháp luật của quốc gia đó có cho phép hay không, cònđối với người làm công ăn lương thuần túy thì sẽ có quyền tham gia đìnhcông trừ một số trường hợp cần thiết phải hạn chế đình công hoặc cấm đìnhcông vì lý do an ninh, quốc phòng.

17 Đinh Thị Chiến (2023), Pháp luật về đình công trong quan hệ lao động, qua thực tiễn tại các doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật, Đại học Huế, tr23.

Trang 38

Chủ thể tổ chức, lãnh đạo đình công theo quy định pháp luật là tổ chứcđại diện tập thể NLĐ có quyền thương lượng tập thể Chính vì đình công làquyền của tập thể NLĐ chứ không phải một cá nhân cụ thể nào khác, nên việcphải có tổ chức đứng ra tổ chức, lãnh đạo cuộc đình công là điều hết sức cầnthiết và pháp luật của các nước trên toàn thế giới cũng ghi nhận vấn đề này.Một trong các điều kiện quan trọng nhất là tổ chức đại diện của tập thể NLĐphải là một tổ chức đại diện thực sự của NLĐ, tổ chức này phải có tính độclập với NSDLĐ để quyền đình công được thực hiện một cách khách quannhất.18

Thứ hai, nhóm quy phạm về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trongquan hệ đình công.

Trong quá trình tiến hành đình công, các chủ thể liên quan phải có cácquyền hạn và nghĩa vụ mà họ phải hoặc có thể thực hiện Trước và trong khiđình công, pháp luật đặt ra các quy định như tiếp tục thỏa thuận để giải quyếttranh chấp hay cho phép tổ chức đại diện NLĐ rút quyết định đình công nếuchưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công; Điều nàyhướng tới việc hạn chế cuộc đình công xảy ra hoặc chấm dứt thật sớm cuộcđình công khi tập thể NLĐ đã đạt được yêu cầu của mình Vấn đề này là hếtsức dễ hiểu vì đình công ngoài việc ảnh hưởng đến NLĐ và NSDLĐ thì cònảnh hưởng đến những chủ thể không tham gia vào cuộc đình công khác cũngnhư nền kinh tế của nước nhà nói chung Ngoài ra, còn có các nghĩa vụ haynói cách khác là những điều buộc các chủ thể tham gia vào quan hệ nói trênphải tuân thủ như cấm các hành vi trả thù, dùng bạo lực, hủy hoại tài sản củaNSDLĐ, xâm phạm trật tự an toàn cộng đồng, Vấn đề này là cần thiết khinếu không quy định những hành vi không được thực hiện thì cuộc đình công18 Nguyễn Mạnh Hùng (2022), Đình công theo pháp luật Lao động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành

Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr39.

Trang 39

có thể không đi đúng mục đích của nó là đòi quyền lợi cho tập thể NLĐ màcó thể biến chất thành các cuộc “trỗi dậy” mang thiên hướng bạo lực, vượtquá quan hệ lao động xã hội Do đó, nhóm quy phạm này là hết sức cần thiếtđể các chủ thể trong quan hệ đình công biết mình được quyền làm gì vàkhông được làm gì, từ đó giúp cuộc đình công đi đúng mục đích như cáchhiện tượng tất yếu này được sinh ra.

Thứ ba, nhóm quy phạm về trình tự, thủ tục đình công.

Pháp luật lao động Việt Nam quy định trình tự, thủ tục đình công vàcác quy định này cũng là một trong những căn cứ để xét tính hợp pháp củacác cuộc đình công Tập thể NLĐ khi tiến hành đình công nhưng không thựchiện đầy đủ các thủ tục do pháp luật đặt ra sẽ khiến cuộc đình công đó trở nênbất hợp pháp và phải gánh những hậu quả pháp lý tương ứng khi thực hiệnđình công trái với quy định pháp luật Quy định về trình tự, thủ tục đình côngkhông được quá khắt khe, phức tạp đến mức khiến quyền đình công khôngthể được áp dụng trên thực tế Đây là quan điểm chung được ILO ghi nhận:

“những thủ tục này không được rườm rà đến nỗi khiến cho đình công hợppháp không sao tiến hành được trên thực tế.”19

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhìn chung đình công bao gồmcác bước: Lấy ý kiến đình công; Ra quyết định đình công và thông báo đìnhcông; Tiến hành đình công Giai đoạn tiến hành đình công diễn ra khi mà mâuthuẫn giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ vẫn chưa được giải quyết thì bước tiếnhành đình công sẽ là giải pháp cuối cùng để tập thể NLĐ có thể đòi quyền lợicho chính bản thân mình.

Thứ tư, nhóm quy phạm về đình công bất hợp pháp.

19 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr.496.

Trang 40

Quyền đình công là quyền mà các văn bản pháp luật trên thế giới vàViệt Nam đều ghi nhận, tuy nhiên không phải quyền đình công của tập thểNLĐ lúc nào cũng được pháp luật chấp thuận và bảo vệ mà trong một sốtrường hợp pháp luật sẽ có các chế tài đối với các trường hợp thực hiện quyềnmột cách “vô tội vạ”, thậm chí là cấm đình công trong một số tình huống nhấtđịnh Tùy vào tình hình chính trị, văn hóa và xã hội mà mỗi quốc gia sẽ cóquy định khác nhau về các trường hợp đình công bất hợp pháp nhưng nhìnchung bản chất NLĐ được xem là đình công bất hợp pháp khi không đáp ứngcác điều kiện, trình tự thủ tục mà pháp luật đặt ra hoặc đình công trong một sốtrường hợp liên quan đến an ninh quốc phòng, sức khỏe của con người, tứcthuộc trường hợp cấm đình công theo quy định.

Nếu tập thể NLĐ đình công bất hợp pháp không những đương nhiên sẽkhông được pháp luật bảo vệ mà còn phải chịu một hoặc một số chế tài tươngứng khi thực hiện hành vi vi phạm này Tùy thuộc vào quy mô, thiệt hại củacuộc đình công bất hợp pháp gây ra mà hậu quả pháp lý trong từng trườnghợp là khác nhau Một vấn đề nhức nhối trên thực tế đó là nếu cuộc đình côngdiễn ra trái quy định của pháp luật thì NSDLĐ vẫn phải gánh chịu thiệt hại rấtnặng nề, song tiền bồi thường lại không đủ để bù đắp dẫn đến phải dừng hoạtđộng kinh doanh hoặc phải trải qua một khoảng thời gian dài để có thể phụchồi tài chính cho cơ sở.

1.2.3 Vai trò của pháp luật về đình công

Xây dựng hệ thống pháp luật về đình công là điều cần thiết trong mọihoàn cảnh, việc này vừa đảm bảo rằng đình công sẽ phát huy những mặt tíchcực mà tập thể NLĐ mong muốn khi sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mìnhvừa phần nào hạn chế được những tác động tiêu cực mà đình công mang lại.

Ngày đăng: 25/06/2024, 13:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w