1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận pháp luật về biện pháp xử lý hành chính Đối với người chưa thành niên

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả Đồng Hữu Thành Đạt
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Khắc Hùng
Trường học Đại học Huế, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 449,74 KB

Nội dung

Tiểu luận pháp luật về biện pháp xử lý hành chính Đối với người chưa thành niên, tiểu luật hành chính, luật hành chính, bài giảng luật hành chính, người chưa thành niên, xử lý hành chính đối với người chưa thành niên

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH THỪA

THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Học phần: Luật Hành Chính

Giảng viên phụ trách học phần: Ths Nguyễn Khắc Hùng

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỒNG HỮU THÀNH ĐẠT MÃ SINH VIÊN: 20A5020628

LỚP CHUYÊN NGÀNH: Luật Kinh Tế K44E

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021

Số phách

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH THỪA

THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Giảng viên phụ trách: ThS Nguyễn Khắc Hùng

Ý 1

Ý 2

Ý 3

Ý 4

Ý 5

TỔNG

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021

Giảng viên chấm 1

(Ký và ghi rõ họ và tên)

Giảng viên chấm 2

(Ký và ghi rõ họ và tên)

Số phách

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để thực hiện bài tiểu luận, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô và nhà trường Lời đầu tiên em xin gửi lời cám ơn đến trường Đại học Luật – Đại học Huế, nơi đã luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện vật chất để một sinh viên năm nhất như em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này Em xin cám ơn quý thầy, cô giảng viên đã giảng dạy tận tình và cung cấp cho em những kiến thức pháp lý bổ ích Đó không chỉ là nền tảng kiến thức để em có thể thực hiện tốt bài tiểu luận mà còn là hành trang theo em suốt những năm tháng về sau

Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Khắc Hùng – Giảng viên Khoa Hành Chính – Trường Đại học Luật – Đại học Huế người đã trực tiếp truyền đạt kiến thức cũng như hỗ trợ tận tình cho em trong suốt quá trình tiếp cận với học phần Luật Hành Chính mà mình đam mê

Dù có nhiều cố gắng song với điều kiện thời gian không cho phép, kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu chưa cao, bài tiểu luận không thể tránh khỏi thiếu sót Em kính mong nhận được sự đóng góp, đánh giá của quý thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Nhân đây, em xin chúc quý thầy cô hạnh phúc, sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy

Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên

Đồng Hữu Thành Đạt

Trang 4

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu của tiểu luận 4

B NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 4

1 Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên 4

1.1 Khái niệm người chưa thành niên 4

1.2 Đặc điểm của người chưa thành niên 4

2 Khái niệm và các quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên 5

2.1 Khái niệm biện pháp xử lý hành chính 5

2.2 Quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 8

1 Thực tiễn thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên tại tỉnh Thừa Thiên Huế 8

2 Một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật 11

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 12

3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý người chưa thành niên 12

3.2 Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện áp dụng pháp luật 13

C KẾT LUẬN 14

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt quá trình phát triển đất nước, việc xây dựng pháp luật và giáo dục con người luôn là vấn đề được Nhà nước ta đặc biệt chú trọng, vì yếu tố con người luôn là yếu tố thiết yếu để giúp xây dựng và phát triển đất nước Do đó, tầng lớp trẻ cũng là một tầng lớp rất được tất cả mọi người quan tâm, giáo dục, đó là mầm móng của sự ổn định và phát triển của đất nước trong tương lai Nhưng trên thực tế, số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật vẫn còn xu hướng duy trì mặc dù đã giảm dần qua từng năm, đây là một vấn đề đáng để quan tâm vì nếu không khắc phục sớm thì sẽ trở thành một rào cản lớn trong việc xây dựng đất nước, đưa Việt Nam thành đất nước phát triển trong tương lai vì những hệ quả do tác động của hành vi vi phạm đó mang lại

Việc người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung và bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nói riêng đang trải rộng khắp các tỉnh, địa bàn tại Việt Nam Hiện nay, trong quá trình đất nước đang ngày một hoàn thiện, biến đổi về nhiều mặt thì theo xu hướng chung đó tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang có những động thái, chuyển biến tích cực để trở thành một tỉnh trực thuộc trung ương Bên cạnh những thành quả đã đạt được trong thời gian qua thì tình hình người chưa thành niên ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vi phạm pháp luật dẫn đến việc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính cũng xảy ra rất nhiều và xu hướng giảm nhẹ qua từng năm không đáng kể Hậu quả của các hành vi đấy không chỉ tác động tiêu cực đến kinh tế trên đà phát triển của tỉnh mà còn ảnh hưởng đến đạo đức, an toàn trật tự xã hội, tác động tiêu cực đến những thế hệ trẻ kế tiếp Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trên toàn quốc và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp tục được ghi nhận tại Luật XLVPHC thì vẫn còn những vấn đề tồn đọng, bất cập cần được nghiên cứu hoàn thiện

Từ những lý do trên, tác giả nhận thấy đây là một vấn đề đáng để bàn luận, tìm

hiểu Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về các biện pháp xử lý hành

Trang 6

chính đối với người chưa thành niên qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế” Với

mong muốn tìm ra nguyên nhân, hạn chế của thực trạng người chưa thành niên vi phạm và tình hình xử lý vi phạm hành chính ở Thừa Thiên Huế, đồng thời có những kiến nghị, đề xuất đóng góp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm của người chưa thành niên, đảm bảo nguồn lực cho tương lai và chất lượng phát triển cho tỉnh nhà

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là để tìm hiểu về việc xử phạt hành chính

từ đó phân tích, chỉ ra một số những bất cập vướng mắc trong thực tiễn áp dụng cũng như quy định của pháp luật từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về đề tài nghiên cứu như khái niệm, đặc

điểm, các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Thứ hai, phân tích thực trạng về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa

thành niên và thực tiễn thực hiện tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về các biện pháp xử lý vi phạm hành

chính đối với người chưa thành niên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu về các quy định của pháp luật, một số vụ việc và các thông số về việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chủ yếu nghiên cứu về các khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và các quy định của pháp luật về việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên thông qua đó để đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Đề tài chủ yếu lấy cơ sở pháp lý trong phạm vi là những quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

Về địa bàn nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 7

Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2018 đến năm 2021

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê,… để làm tiểu luận kết thúc học phần

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài trang bìa, lời cảm ơn, mục lục, danh mục tham khảo, lời mở đầu thì tiểu luận gồm 3 chương chính:

Chương 1: Lý luận chung về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa

thành niên

Chương 2: Thực trạng về việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với

người chưa thành niên tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI

VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

1 Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên

1.1 Khái niệm người chưa thành niên

Trước khi đi vào tìm hiểu về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên thì việc làm rõ khái niệm người chưa thành niên (sau đây gọi tắt là NCTN) và độ tuổi của NCTN là yêu cầu cần thiết cho nội dung đề tài, là cơ sở khách quan để đánh giá đúng đắn hành vi vi phạm pháp luật của NCTN, vậy người chưa thành niên là ai? Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 BLDS 2015 quy định: “1 Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”

1.2 Đặc điểm của người chưa thành niên

Người chưa thành niên thường có những đặc điểm tâm, sinh lý chưa hoàn thiện, ổn định nên từ đó dẫn đến việc phạm tội:

Về trạng thái cảm xúc, người chưa thành niên là người đang trong giai đoạn

phát triển cả về mặt thể chất, sinh lý và cả về tâm lý, ý thức Đây là giai đoạn mà mọi

Trang 8

người hay thường nói là giai đoạn “nổi loạn” của tuổi đang dậy thì, thường ở trong giai đoạn này NCTN chưa ổn định về mặt tâm lý, cảm xúc lẫn cách suy nghĩ của họ dẫn đến việc không kiềm chế được bản thân và phạm sai lầm

Về nhận thực pháp luật, lứa tuổi này mặc dù đang phát triển về thể chất, sinh

học nhưng về mặt kiến thức pháp luật, đời sống thì lại rất hạn chế, một phần trong đó

là việc coi thường pháp luật, được bố mẹ bao bọc Theo thống kê của Cơ quan điều tra thì người chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi vi phạm thường là để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và không quan tâm đến nguy hiểm của hành vi mình gây ra đối với xã hội

Về nhu cầu độc lập, ở lứa tuổi này rất ham muốn chứng minh bản thân, thích

thể hiện và có nhu cầu khám phá cái mới, đua đòi theo bạn bè để có thể thỏa mãn mình, không muốn bị gò bó, nên việc ngang bướng, cố chấp, càng cấm càng làm dẫn đến những sai phạm trong cuộc sống của người chưa thành niên.1

2 Khái niệm và các quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên

2.1 Khái niệm biện pháp xử lý hành chính

Trước khi đi vào các quy định về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên, thì ta phải hiểu như thế nào là biện pháp xử lý hành chính?

Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm

pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào

cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.2

2.2 Quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với

người chưa thành niên

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2014,2017 quy định tại điểm b khoản 2 Điều 94 và khoản 1 Điều 96 thì NCTN không thuộc đối tượng phải áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và biện pháp đưa vào

1 Nguồn tham khảo: https://iluatsu.com/hinh-su/khai-niem-va-dac-diem-cua-nguoi-duoi-18-tuoi-pham-toi/

2 Khoản 3 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020

Trang 9

cơ sở cai nghiện bắt buộc Theo quy định thì chỉ áp dụng hai biện pháp đó là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật theo đối tượng được quy định tại Điều 90 và Điều 92 Luật này

2.2.1 Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối

với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi

cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng.3

Về thẩm quyền: Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện

pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn4

Về đối tượng áp dụng: NCTN đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý; NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới

16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý; NCTN

từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự5

Về thủ tục: Trưởng công an xã theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc cấp xã hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư ở cơ sở lập hồ sơ đề nghị

áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Sau khi hoàn thành hồ sơ đề nghị,

cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch UBND cấp xã, đồng thời thông báo cho người bị áp dụng, cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ Đối với người chưa thành niên bị xem xét áp dụng biện pháp này thì phải có nhận xét của nhà trường,

cơ quan, tổ chức nơi NCTN đang học tập, làm việc (nếu có), ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ.Trong thời hạn 15 ngày, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và tổ chức cuộc họp tư vấn Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì cuộc

3 Điều 89 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2014,2017

4 Khoản 1 Điều 105 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

5 Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Trang 10

họp và trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày cuộc họp kết thúc thì Chủ tịch UBND cấp

xã xem xét, quyết định việc áp dụng hay không (Theo Điều 97,98 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

Biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật dưới sự giám sát của UBND xã và gia đình Và theo khoản 1, Điều 136 Luật xử

lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc áp dụng pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật

2.2.2 Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với

người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.6

Về thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng

biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.7

Về đối tượng áp dụng: NCTN đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố

ý; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (theo Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012)

Về thủ tục: Chủ tịch UBND cấp xã lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp này (Cơ

quan công an cấp Xã có trách nhiệm hỗ trợ) => Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ

6 Điều 91 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

7 Căn cứ khoản 2 Điều 102 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Ngày đăng: 28/04/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w