Tiểu luận pháp luật về quản lý và sử dụng Đất nghĩa trang nghĩa Địa, tiểu luận luật đất đai, luật đất đai, đất nghĩa trang nghĩa địa, quản lý và sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HUẾ
BÀI TẬP NHÓM TÊN ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA
ĐỊA QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
Chuyên ngành : Luật Kinh Tế
Học phần : Luật Đất Đai
Giảng viên phụ trách học phần: Nguyễn Thị Thùy Nhi
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM 5 LỚP CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ
THỪA THIÊN HUẾ , Năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA 1
1.1 Khái quát chung về quản lí và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 2
1.1.1 Khái niệm về nghĩa trang, nghĩa địa 2
1.1.2 Khái niệm về đất nghĩa trang ,đất nghĩa địa 2
1.2.1 Đặc điểm của đất nghĩa trang, nghĩa địa 3
1.2.2 Ý nghĩa của đất nghĩa trang, nghĩa địa 3
1.2.3 Phân biệt nghĩa trang và nghĩa địa 3
1.3 Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 4
1.3.1 Khái niệm quản lí ,sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa 4
1.3.2 Nguyên tắt quản lí , sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa 4
1.Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường) 4
1.3.3 Vai trò của việc quản lí , sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa 5
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÍ SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG ,NGHĨA ĐỊA 5
2.1 Quy định chung của pháp luật Việt Nam về quản lí và sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa 6
2.1.1 Quy định chung về quản lí và sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa 6
2.1.2 Quy định về đất làm nghĩa trang , nghĩa địa 7
2.1.3 Quy định diện tích đất tối đa cho phần mộ cá nhân 7
2.1.4 Quy chế quản lý nghĩa trang 8
2.1.5 Lựa chọn đơn vị quản lý nghĩa trang 9
Trang 32.1.6 Trách nhiệm của đơn vị quản lý nghĩa trang 9
2.2 Đánh giá chung phát luật Việt Nam quản lí, sử dụng đất nghĩa
trang ,nghĩa địa 10
2.2.1 Về ưu điểm 102.2.2 Về nhược điểm 10
2.3 Một số quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nghĩa trang, nghĩa địa tại Thành phố Huế 11 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÀM NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ 14 3.1 Khái quát chung tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lí và sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa 14
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 143.1.2 Dân số 14
3.2 Thực trạng quản lý, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Huế 15
3.2.1 Thực trạng 153.3.2 Ảnh hưởng của việc quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đối với thành phố Huế 21
3.3 Những bất cập trong việc quản lý, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa ở thành phố Huế 22 3.4 Một số kiến nghị về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Huế 23 KẾT LUẬN 25
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai luôn là một nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia trên thế giới Không những đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống của người dân mà còn đối với việc phát triển kinh tế xã hội, là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu trong việc sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Bên cạnh đó, nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với những người đã khuất thì đây chính là nơi yên nghỉ cuối cùng của bản thân Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và hiệu quả luôn là mụctiêu hàng đầu của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
Có thể nói đất làm nghĩa trang, nghĩa địa là loại đất rất đặc biệt và việc quản lý,
sử dụng loại đất này cũng đặc biệt không kém bởi nó gắn liền với vấn đề tâm linh cũngnhư phong tục, tập quán của từng nơi Thực tế cho thấy việc sử dụng và quản lý diện tích đất làm nghĩa trang, nghĩa địa đang gặp không ít những khó khăn, vướng mắc nhất
là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay Quỹ đất dành cho việc chôn cất, mai táng thì ngày càng ít đi mà thay vào đó là đất dành cho việc phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp với các dự án tốn đến hàng nghìn héc ta đất, ảnh hưởng nặng nề không những đến quỹ đến nông nghiệp mà quỹ đất dành cho việc làm nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh hưởng và buộc phải di dời đến những nơi khác hoặc quy hoạch lại tập trung trên một diện tích nhỏ hơn Ngoài ra, trong quá trìnhbồi thường và di dời cũng gặp rất nhiều khó khăn và phản ánh đến từ người dân Đây cũng là mầm móng cho rất nhiều cuộc kiện tụng cũng như gây bức xúc cho nhiều người dân nơi bị di dời Theo đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa ở thành phố Huế một cách hiệu quả, vừa đảm bảo được mặt phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo được đời sống tinh thần cho người dân, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mà vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp vớiđời sống hiện đại là một vấn đề cấp bách cần được thảo luận và tìm hiểu hiện nay Do
đó, nhận thấy được tính cấp thiết trong vấn đề này nên nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua thực tiễn áp dụng tại thành phố Huế” để làm đề tài cho buổi thuyết trình môn học Luật đất đai của mình.
Trang 5CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA 1.1 Khái quát chung về quản lí và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.1.1 Khái niệm về nghĩa trang, nghĩa địa 1
Nghĩa trang: Là từ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp koimētērion có nghĩa là "nơi
ngủ" Đây là nơi chôn cất hài cốt của những người đã khuất Nghĩa trang là một kháiniệm tương đối mới Chúng ra đời khi các nghĩa địa truyền thống trở nên đầy ắp cùngvới sự gia tăng dân số nghĩa trang không giáp với nhà thờ Các quốc gia và nền vănhóa khác nhau có nhiều loại nghĩa trang khác nhau Ví dụ, một số quốc gia có nghĩatrang dành riêng cho việc chôn cất quân đội, và một số quốc gia có nghĩa trang tư nhânhoặc gia đình
Về mặt quy định pháp luật, theo nội dung tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số23/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ
sở hỏa táng thì: “Nghĩa trang là nơi táng người chết tập trung theo các hình thứctáng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch”
Nghĩa địa : Là một khu mộ nằm liền kề với nhà thờ.Nói cách khác, nghĩa địa là
một phần của sân nhà thờ Trong quá khứ, người dân, đặc biệt là giới quý tộc và nhữngngười giàu có, được chôn cất gần nhà thờ Một số được chôn trong các hầm mộ bêndưới nhà thờ
1.1.2 Khái niệm về đất nghĩa trang ,đất nghĩa địa
Ở Việt Nam, tập tục mai táng chính là sự bày tỏ niềm thương tiếc, thể hiện lòng biết
ơn của con cái đối với công lao dưỡng dục của cha mẹ, ông bà Tuy vậy, cùng với sựphát triển của kinh tế xã hội thì dân số cũng tăng với tín hiệu nhanh dần dẫn đến diệntích đất cho việc mai táng cho người đã khuất ngày càng chiếm nhiều diện tích đất gây
ra những khó khăn trong quản lí và sử dụng đất đai Khái niệm về đất nghĩa trang,nghĩa địa không được phân định rõ ràng mà thường được quy về một mối là nơi annghỉ của người đã khuất theo quan niệm tâm linh của đa số người dân Theo đó:
1 Strephonstay - Sự khác biệt giữa Nghĩa trang và Nghĩa địa
https://vi.strephonsays.com/cemetery-and-graveyard-8119
2
Trang 6Đất nghĩa trang: Là đất dùng cho táng người chết tập trung theo các hình thức táng
khác nhau và được quản lí, tập trung theo quy hoạch
Đất nghĩa địa (bãi tha ma) : Là đất tuy cùng chung mục đích nhưng lại không có sự
quy hoạch rõ ràng, còn rải rác, manh mún và tự phát là nhiều
1.2.1 Đặc điểm của đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nghĩa trang nghĩa, nghĩa địa hình thành lâu đời và gần như trở thành một địađiểm mặc định
Đất nghĩa trang, nghĩa địa là một loại đất loại đặc biệt so với các loại đất khác.Đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng có một số quyền năng pháp lí nhất định tùy thuộcvào mỗi đối tượng là chủ sỡ hữu của nó
1.2.2 Ý nghĩa của đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nghĩa trang, nghãi địa là loại đất đặc biệt bởi nó gắn liền với phong tục tậpquán và sinh hoạt văn hóa của từng địa phương, từng vừng miền, từng dòng họ Do đó,
sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan trọng trong đời sốngtâm linh của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng, thể hiện truyền thốnguống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, biết ơn sâu sắc thế hệ đi trước vànhững người có công với đất nước, đó cũng là một nét đặc trưng riêng trong cộngđồng nền văn hóa Việt Nam
Việc bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa nhằm phát huy truyềnthống văn hóa, thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọngtrong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạc sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay và
về lâu dài
Việc táng người chết từ đời này sang đời khác nếu không được quy hoạch mộtcách bài bản có tiến trình thì sẽ rất lãng phí đất, gây ô nhiễm môi trường là tất yếu vànguy cơ thiếu đất cho những người đang sinh sống là điều có thể lường trước được hậuquả
1.2.3 Phân biệt nghĩa trang và nghĩa địa và phân loại nghĩa trang
Trang 7Vị trí Nơi chôn cất người chết nằm
1.3 Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.3.1 Khái niệm quản lí ,sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa
Quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa là một dạng quản lý đặc biệt mang tính vănhóa tâm linh sâu sắc do cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc hộ giađình, cá nhân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo vệsinh môi trường, thỏa mãn nhu cầu về việc an táng của nhân dân và giữ được nhữngphong tục tập quán tốt, văn minh, hiện đại
Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa là việc dùng quỹ đất để táng người đã chết (đểxây các mộ phần, khu lưu trữ tro) và xây dựng các công trình phục vụ việc táng (nhàtang lễ, đài tưởng niệm, nhà hỏa táng, đường, hệ thống xử lý rác, nước thải, )2
1.3.2 Nguyên tắt quản lí , sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa 3
1.Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch Việc quy hoạch,đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xâydựng, bảo vệ môi trường)
2 Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiềuđịa phương, sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất,kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh
2 Trang Công Thương industry and trade magazine - Quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa
77236.htm
https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/quan-ly-dat-nghia-trang-nghia-dia-thuc-trang-va-giai-phap-3 Căn cứ Điều 3 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
4
Trang 83 Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đấtđai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
4 Việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong cáckhuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường vàđược sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh
5 Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thốngvăn hóa và nếp sống văn minh hiện đại
6 Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụngnghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế
7 Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sửdụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy địnhhiện hành khác có liên quan
8 Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng theo quyđịnh hiện hành
9 Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quyđịnh về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị địnhnày và các quy định hiện hành khác có liên quan
10 Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩatrang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩatrang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền
1.3.3 Vai trò của việc quản lí , sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa
Quản lí và sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa là việc làm thể hiện truyền thốngcon người Việt Nam , thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau dành cho thế hệ đi trước , đó
là một nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng
Hạn chế khả năng ô nhiểm môi trường đất, tránh được tình trạng lãng phí đất Ngoài ra việc Quản lí và sử dụng Đất nghĩa trang, nghĩa địa hợp lí giúp cho quá trình
đô thị hóa phát triển mạnh mẽ , tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước ngày càng pháptriển
Trang 9CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÍ SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG,
NGHĨA ĐỊA 2.1 Quy định chung của pháp luật Việt Nam về quản lí và sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa
2.1.1 Quy định chung về quản lí và sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa
- Việc quản lí và sử dụng đất nghĩa trang , nghĩa địa được quy định tại “Khoản 4 Điều 14 Nghị Định 23/2016/NĐ-C về xây dựng quản lí , sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng” 4
Việc quản lý sử dụng đất trong nghĩa trang phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết
xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành khác, đảm bảo sử dụng đất mai táng đúng mục đích;
Diện tích đất tối đa sử dụng cho phần mộ cá nhân (không bao gồm diện tích đất giao thông giữa các lô mộ, hàng mộ) phải tuân thủ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này:
Đối với nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Ủyban nhân dân cấp tỉnh quy định tỷ lệ đất mai táng đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuậttheo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt vàhình thức quản lý quỹ đất này để phục vụ cho các đối tượng chính sách xã hội khi chếttrên địa bàn, phù hợp với điều kiện của địa phương và quy mô, phạm vi phục vụ của
dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang;
Đăng ký và chuyển nhượng phần mộ cá nhân:
+ Người được đăng ký trước phần mộ cá nhân theo quy định tại Điểm a Khoản 5Điều này không được chuyển nhượng phần mộ cá nhân;
+ Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng cho phần mộ cá nhân(sau đây gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân) trong nghĩa trang đầu
tư xây dựng từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hợp
4 Nghị Định 23/2016/NĐ-C về xây dựng quản lí , sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
6
Trang 10đồng được ký kết giữa đại diện chủ đầu tư và người sử dụng dịch vụ Hợp đồng có thểđược lập riêng hoặc chung với hợp đồng dịch vụ nghĩa trang Người sử dụng dịch vụ
đã ký hợp đồng nhưng có nhu cầu cho, tặng, chuyển nhượng hợp đồng cho người khác
sử dụng thì phải lập lại hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và người nhận cho, tặng, chuyểnnhượng tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành
2.1.2 Quy định về đất làm nghĩa trang , nghĩa địa
Đất nghĩa trang , nghĩa địa là một bộ phận của đất phi nông nghiệp được sử dụngvào mục đích chôn cất, hỏa táng người chết Để sử dụng loại đất này tiết kiệm, có hiệu
quả và bảo đảm vệ sinh môi trường “Tại Điều 162 Luật đất đai năm 2013 sửa đổi bổ sung 2018 quy định” :
“1 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất
2.UBND cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lí việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.
3 Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”
Qua đó ta thấy Điều 162 đã quy định rõ quy mô của các nghĩa trang nghĩa địa,quy định cơ quan quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượngđài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa một cách cụ thể, Tránh làm nghĩatrang nghĩa địa,mai táng một cách bừa bãi
2.1.3 Quy định diện tích đất tối đa cho phần mộ cá nhân
Quy định diện tích đất tối đa cho phần mộ cá nhân được quy định tại Điều 4 Nghịđịnh 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng nhưsau:
1 Diện tích sử dụng đất cho mồi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 05m2.
2 Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ cát táng tối đa không quá 03m2.
Trang 11Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, đến nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản
lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng đã quy định diện tích cho mỗi phần mộ hungtang và chôn cất là không quá 05m2 và diện tích cho mỗi phần mộ cát tang là khôngquá 03m2 Quy định này hạn chế việc mở rộng diện tích nghĩa trang, khuyến khíchhình thức hỏa táng và cần phải hạn chế tối đa diện tích mộ mai tang Bởi hiện nayphong trào xây lăng mộ phát triển khá mạnh, rộng khắp thành phố Huế nói riêng cũngnhư cả nước nói chung, việc xây dựng một cách khó kiểm soát, gây nhiều trở ngại chocông tác quản lý nghĩa trang và gây áp lực tới quỹ đất cũng như ô nhiễm môi trường
đô thị
2.1.4 Quy chế quản lý nghĩa trang,nghĩa địa 5
- Các nghĩa trang phải có quy chế quản lý
- Nội dung cơ bản của quy chế quản lý nghĩa trang bao gồm:
+ Các quy định về ranh giới, quy mô nghĩa trang và các khu chức năng trongnghĩa trang;
+ Các quy định về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì cáccông trình xây dựng, các phần mộ trong nghĩa trang;
+Quy định về các loại dịch vụ trong nghĩa trang và giá dịch vụ nghĩa trang, giáchuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân;
+ Các quy định về việc tiếp nhận đăng ký, tổ chức mai táng; lưu giữ tro cốt trongnghĩa trang;
+ Các quy định về hoạt động lễ nghi, chỉ dẫn khách thăm viếng, tưởng niệm vàquản lý các hoạt động trong nghĩa trang;
+ Các quy định về bảo vệ nghĩa trang và bảo vệ môi trường;
+ Các hành vi vi phạm và quy định xử phạt;
+ Trách nhiệm của đơn vị quản lý và người sử dụng dịch vụ, thăm viếng nghĩatrang
- Thẩm quyền phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang:
5 Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
8
Trang 12+ Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý nghĩa trang phê duyệt quy chếquản lý nghĩa trang đối với các nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trênđịa bàn;
+ Tổ chức, cá nhân phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang được đầu tư từ nguồnvốn ngoài ngân sách nhà nước; sau khi ban hành phải gửi Ủy ban nhân dân theo phâncấp quản lý nghĩa trang để quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện
2.1.5 Lựa chọn đơn vị quản lý nghĩa trang,nghĩa địa 6
Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý nghĩa trang của Ủy ban nhândân cấp tỉnh có trách nhiệm lựa chọn đơn vị quản lý nghĩa trang được đầu tư xây dựng
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sảnphẩm dịch vụ công ích
Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nghĩa trang từ nguồn vốn ngoài ngân sáchnhà nước trực tiếp quản lý vận hành hoặc thuê quản lý nghĩa trang do mình đầu tư
2.1.6 Trách nhiệm và quyền lợi của chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang ,nghĩa địa 7
- Chủ đầu tư chỉ được đưa dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang vào sử dụng khiđáp ứng các điều kiện sau:
+Hoàn thành các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình trong nghĩatrang theo tiến độ của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Có quy chế quản lý nghĩa trang được phê duyệt;
+ Hoàn thành các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng và bảo vệ môi trườngtheo tiến độ của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá chuyểnnhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân đối với nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốnngoài ngân sách nhà nước
- Xây dựng và phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang theo quy định tại Điều 17Nghị định này
6 Căn cứ Điều 18 Nghị Định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
7 Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
Trang 13- Được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất mai táng cho các đối tượngchính sách xã hội theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 14 của Nghị định này.Trường hợp chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất đối với phần quỹ đất dành để phục vụđối tượng chính sách xã hội thì được nhà nước hoàn trả tiền sử dụng đất hoặc đượckhấu trừ vào nghĩa vụ tài chính mà chủ đầu tư phải nộp ngân sách nhà nước theo quyđịnh của pháp luật về đất đai và được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của phápluật về thuế hiện hành.
2.2 Đánh giá chung phát luật Việt Nam quản lí, sử dụng đất nghĩa
trang ,nghĩa địa
Trên cơ sở quy định tại Điều 162 Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về Xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và
cơ sở hỏa táng đã quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa.Theo đó, tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch, việc quy hoạch,đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xâydựng, bảo vệ môi trường Việc đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng đượckhuyến khích nhằm phục vụ cho nhiều địa phương, việc sử dụng hình thức táng mớivăn minh, hiện đại nhằm góp phần tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảoyêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, việcquản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiếtkiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường
Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 cũng quy định về việc táng đượcthực hiện trong các nghĩa trang, theo đó, trường hợp táng trong các khuôn viên nhàthờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấpthuận của UBND các cấp theo phân cấp của UBND cấp tỉnh Đồng thời, việc táng phảiphù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống vănminh hiện đại Vấn đề vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng,quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng luôn được chú trọng và yêu cầu thực hiệntheo quy định của Bộ Y tế
10
Trang 142.2.1 Về ưu điểm
Nhà nước ta nhìn chung đã Ban hành các quy định nhằm nghiêm cấm và xử lýcác trường hợp lập nghĩa trang , nghĩa địa trái với quy hoạch, trái pháp luật, tránh tìnhtrạng lãng phí đất đai và giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường , vẻ đẹp của môitrường
2.2.2 Về nhược điểm
Thứ nhất, Chưa hoàn chỉnh được hệ thống pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản
lý, sử dụng đất nghĩa trang làm cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụngđất nghĩa trang, quy hoạch xây dựng chi tiết các nghĩa trang, đảm bảo sử dụng đất nghĩa trang hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường và phù hợp với phong tục, tập quán tốt của địa phương
Thứ hai ,Cần chú tâm xây dựng hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất nghĩa
trang, nghĩa địa làm cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch sử dụng đất nghĩatrang, nghĩa địa mang tính chất liên vùng
Thứ ba , Nên bổ sung xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại về việc
đăng ký đăng ký mộ, tiến hành cấp thẻ mộ cho thân nhân của người chết táng tại tất cả các nghĩa trang để đảm bảo quyền của các gia đình trong thời gian táng người thân cũng như khi Nhà nước thu hồi đất (tránh trường hợp mộ giả), phục vụ công tác quản
lý, thống kê
Thứ tư , Chưa có biện pháp quy định và hướng dẫn ban hành trong việc thu gom
rác thải nguy hại: nến cốc đã sử dụng, đài phát tụng kinh, pin năng lượng mặt trời để chạy đài tụng kinh, cây cỏ dại nếu không được thường xuyên thu gom, xén tỉa có nguy cơ gây ảnh hưởng, gây độc hại cho người viếng thăm và cán bộ, công nhân làm nhiệm vụ quản trang
2.3 Một số quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nghĩa trang, nghĩa địa tại Thành phố Huế.
Ngày 28/5/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 35/2020/QĐ-UBND vềQuy định xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế Theo đó, nguyên tắc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sởhỏa táng phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị hoặc khu dân cư nông thôn và