1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận thừa kế theo pháp luật

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thừa kế theo pháp luật qua thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên và một số kiến nghị
Tác giả Đồng Hữu Thành Đạt
Người hướng dẫn Ths. Phan Thị Hồng
Trường học Đại học Huế, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 207,89 KB

Nội dung

Tiểu luận thừa kế theo pháp luật, tiểu luận luật dân sự, luật dân sự, Bộ luật dân sự 2015, thừa kế, thừa kế theo pháp luật, tiểu luận kết thúc học phần, thừa kế theo di chúc

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH HƯNG YÊN

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Học phần: Luật Dân sự

Giảng viên phụ trách học phần: Ths Phan Thị Hồng

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỒNG HỮU THÀNH ĐẠT MÃ SINH VIÊN: 20A5020628

LỚP CHUYÊN NGÀNH: Luật Kinh Tế K44E THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021

Số phách

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH HƯNG YÊN

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Giảng viên phụ trách: Ths Phan Thị Hồng

Ý 1

Ý 2

Ý 3

Ý 4

Ý 5

TỔNG

Giảng viên chấm 1

(Ký và ghi rõ họ và tên)

Giảng viên chấm 2

(Ký và ghi rõ họ và tên)

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021

Số phách

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để thực hiện bài tiểu luận, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô và nhà trường Lời đầu tiên em xin gửi lời cám ơn đến trường Đại học Luật – Đại học Huế, nơi đã luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện vật chất để một sinh viên năm nhất như em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này Em xin cám ơn quý thầy,

cô giảng viên đã giảng dạy tận tình và cung cấp cho em những kiến thức pháp lý bổ ích Đó không chỉ là nền tảng kiến thức để em có thể thực hiện tốt bài tiểu luận mà còn là hành trang theo em suốt những năm tháng về sau

Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Phan Thị Hồng – Giảng viên khoa luật Dân sự – Trường Đại học Luật – Đại học Huế người đã trực tiếp truyền đạt kiến thức cũng như hỗ trợ tận tình cho em trong suốt quá trình tiếp cận với học phần Luật Dân sự mà mình đam mê

Dù có nhiều cố gắng song với điều kiện thời gian không cho phép, kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu chưa cao, bài tiểu luận không thể tránh khỏi thiếu sót Em kính mong nhận được sự đóng góp, đánh giá của quý thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Nhân đây, em xin chúc quý thầy cô hạnh phúc, sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy

Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên

Đồng Hữu Thành Đạt

Trang 4

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

 Tính cấp thiết của đề tài 2

B NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TẠI TỈNH HƯNG YÊN 2

Nội dung vụ án: Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 11/08/2017 về kiện chia thừa kế của TAND huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên 3

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 7

1 Một số kiến nghị trong vụ án chia thừa kế tại TAND huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên 7

2 Một số kiến nghị liên quan đến vụ án và thực tiễn 8

KẾT LUẬN 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bất kỳ xã hội nào, tiền bạc, địa vị và các vật có giá trị khác đều là những thứ mà đa số con người chúng ta luôn tìm cách đấu tranh để giành được và cũng là nơi sản sinh ra vô số các tranh chấp vì thế vấn đề thừa kế luôn có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền, lợi ích của công dân và giảm thiểu đi các cuộc tranh chấp xảy ra Do đó, thừa kế đã trở thành một điều không thể thiếu trong bất kỳ mỗi đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội Khi nói đến thừa kế là nhắc đến một quan hệ pháp luật mang tính đặc thù vì những người tham quan hệ pháp luật thừa kế là những người có quan hệ huyết thống với nhau Khác với các quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật thừa kế chỉ phát sinh khi có cá nhân bị chết nên bộ luật dân sự đã quy định rõ, thời điểm

mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Chế định thừa kế được quy định bao gồm hai hình thức, đó là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc Trên thực tế, người Việt Nam còn ít sử dụng đến di chúc vì tập quán, truyền thống của người Việt Nam là luôn để lại cho con cái, vợ chồng, cha mẹ những gì mình có nên việc sử dụng di chúc còn hạn chế Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp lập di chúc đặc biệt là lập di chúc bằng miệng thì lại được xác định không có giá trị pháp lý vì không đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật Vì vậy mà phần lớn các vụ việc thừa kế ở Việt Nam đều được giải quyết dựa trên quy định thừa kế theo pháp luật

Chính vì những lý do trên, mà tác giả chọn đề tài “Thừa kế theo pháp luật qua thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên và một số kiến nghị” làm tiểu luận kết thúc học

phần môn Luật Dân sự

A NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP

LUẬT TẠI TỈNH HƯNG YÊN

Theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao báo cáo trước Quốc hội vào kỳ họp Tháng Mười hàng năm (từ năm 2014 đến năm 2019) tỉ lệ các vụ tranh chấp về thừa

2

Trang 6

kế tại Việt Nam ngày càng tăng so với các vụ tranh chấp dân sự khác Án sơ thẩm năm 2017 và năm 2018 có tỷ lệ tăng cao nhất, mỗi năm tăng 0,4% của án dân sự chung Năm 2019, tính trên tổng số án dân sự đã tăng 28410 vụ so với năm 2018 và án về thừa kế cũng tăng nhanh (sơ thẩm tăng 1472 vụ, phúc thẩm tăng 236 vụ) so với 20181 Ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hưng Yên nói riêng các vụ án tranh chấp di sản thừa kế cũng tăng qua từng năm Nguyên nhân là do đâu? Do người dân đã hiểu biết pháp luật hơn, tự tin khởi kiện hơn hay là do việc thực tiễn áp dụng, các quy định đã có những điểm mới nhưng vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế ví dụ như

trong vấn đề thừa kế thế vị, quyền thừa kế, việc Tòa án xác định chưa chính xác hàng thừa kế, cách thức chia di sản thừa kế trong các vụ tranh chấp trên địa bản tỉnh Hưng Yên nói riêng và Việt Nam nói chung Vì vậy, tác giả xin đưa ra một vụ

án xảy ra ở tỉnh Hưng Yên để phân tích, trao đổi sâu hơn và chứng minh về những vấn đề mà tác giả đã đề cập cũng như cách áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật trong thực tiễn ngày nay

Nội dung vụ án: Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 11/08/2017 về kiện chia thừa kế của TAND huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Tóm tắt vụ án:

Cụ Phạm Huy E có 03 người vợ là cụ Đỗ Thị F, cụ Nguyễn Thị J và cụ Nguyễn Thị Z Cụ E và Cụ J cưới nhau vào khoảng năm 1956,1957 có 02 người con chung là ông Phạm Quốc D sinh năm 1960 và bà Phạm Thị K sinh năm 1958 Trước khi lấy cụ Nguyễn Thị J thì cụ E có có 02 người con riêng với cụ Đỗ Thị F (cụ F mất năm 1942) là ông Phạm huy U và ông Phạm Huy Đ (sinh năm 1943) Ngoài ra, cụ E có thêm một người vợ là cụ Z, cụ E và cụ Z không có con chung Cụ

E, F, J, Z đều không có con nuôi, con riêng nào khác Cụ J mất ngày 09/08/2006,

cụ E mất ngày 26/11/2006 và các cụ đều không để lại di chúc.

Ông Phạm Huy U (con của Cụ E và cụ F) đã mất vào năm 1992, khi mất không để lại di chúc Ông U có vợ là bà Phạm Thị V sinh năm 1938 và có 04 người con là anh Phạm Minh G (sinh năm 1959), anh Phạm Công H (sinh năm 1971), chị

1 Nguồn: https://drive.google.com/file/d/1goTFXGyFQXUqzSIagryB1wVryZfOfPev/view?

fbclid=IwAR1ewTyuECGgfnL9HQPrPCTjNmxs_MElxYBqa0QFTqTI62ZB6pEqax6RN2o

Trang 7

Phạm Thị P (sinh năm 1961), anh Phạm Minh A (sinh năm 1979) Tất cả con của

cụ đều đang còn sống.

Cụ J yêu thương, quan tâm, chăm sóc anh U và anh Đ như con đẻ, của mình Khối tài sản chung của cụ E và cụ J gồm: 681m2 diện tích đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất M079078, cấp ngày 20/01/2000 cụ thể 300m2 đất ở; 72m2 đất nông nghiệp; 156m2 đất vườn sử dụng lâu dài; 153m2 đất ao, 01 ngôi nhà cấp

4 và một số tài sản trong nhà (như 01 tủ thờ, 01 ghế trường kỷ…) và 259m2 đất 03 ngoài đồng Về 681m2 diện tích đất thì chính quyền địa phương xác nhận theo sổ mục kê và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tại thôn X, xã M, cụ E có diện tích đất là 681m2 Tuy nhiên khi tòa án xem xét thẩm định thực tế thì diện tích đất của cụ E tại thôn X, xã M là 698m2 Cụ E, F, Z không có tài sản chung.

Năm 1999, cụ E và cụ J có cho vợ chồng ông D xây nhà trên phần đất khoảng 150m2 ở phía Đông diện tích đất của các cụ Năm 1995, cụ E cũng cho phép anh G (con trai ông U) sử dụng đất phía trước để xây nhà khoảng 136,5m2 Về mặt pháp

lý thì cụ E chỉ cho anh G và vợ chồng ông D xây nhà chứ không cho đất.

Về phần bà K (con của cụ E và cụ J), bà K đề nghị HĐXX giao phần thừa kế

mà bà được hưởng cho ông D được toàn quyền quản lý, sử dụng, định đoạt và ông

D phải thực hiện nghĩa vụ thay bà K Ngoài ra, anh G và chị L đã có công san lấp

ao hết 40.000.000 đồng

Vì cụ E và cụ J đều không để lại di chúc nên tháng 7/2017, ông D yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ E Ngày 05/8/2012 ngày gia đình đã tổ chức họp và đã thống nhất phương án chia nhưng sau đó ông D lại không đồng ý và yêu cầu chia khác nên ông Đ không nhất trí Ngày 13/5/2014 ông D đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa

án để yêu cầu phân chia di sản của bố mẹ ông theo quy định của pháp luật và chỉ yêu cầu chia di sản là nhà, đất tại thôn X, xã M chứ không yêu cầu chia đất 03 ngoài đồng và đồ thờ cúng Ông Đ không có yêu cầu phản tố.

Tại phiên tòa sơ thẩm:

Ông D vẫn giữ nguyên quan điểm như đã trình bày tại tòa án Ông D đề nghị Tòa án chia thừa kế tài sản là 698m2 đất và nhà của cụ E, cụ J ở thôn X, xã M,

4

Trang 8

huyện C, tỉnh Hưng Yên như số liệu đã được xác định tại biên bản thẩm định(trong

đó bao gồm cả 72m2 đất 03 được chia vào vườn), đối với 259m2 đất 03của các cụ

ở ngoài đồng thì ông không đồng ý chia.

Ông Đ cũng bác tất cả các biên bản hòa giải, biên bản thỏa thuận mà ông đã

ký tại TAND huyện Khoái Châu và không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của ông D Tại phiên tòa, ông Đ đề nghị HĐXX cho ông được làm thủ tục phản tố để đề nghị chia cả diện tích 259m2 đất 03 ngoài đồng vì đây cũng là di sản của cụ E để lại.

Quan điểm của Tòa án cấp sơ thẩm

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Quốc D về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Không chấp nhận yêu cầu phản tố và yêu cầu thay đổi Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa của ông Phạm Huy Đ.

Công nhận sự tự nguyện của bà Phạm Thị K về việc đề nghị giao phần di sản của bà K được hưởng cho ông Phạm Quốc D Chia cho ông D được quản lí, sử dụng kỷ phần của bà K

Thời hiệu chia di sản thừa kế

Cụ E và cụ J mất năm 2006 Năm 2013 nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của cụ E nên vụ án còn thời hiệu khởi kiện.

Xác định di sản thừa kế của cụ E và cụ J:

01 diện tích đất ở 698m2 ở xóm 1, thôn X, xã M (trong đó đất ở lâu dài là 300m2 có giá trị 450.000.000đ, đất vườn thời hạn lâu dài là 156m2 có giá trị 234.000.000đ, đất ruộng 03 đưa vào đất vườn có giá trị 5.256.000đ, đất ao (đã san lấp tại vị trí anh G làm nhà) là 153m2 có giá trị là 229.500.000đ, đất dôi dư là 17m2 có giá trị 25.500.000đ Ngoài ra, còn có 01 ngôi nhà cấp 4 xây năm 2005 (02 gian có diện tích 53,5m2 giá trị là: 20.000.000đ).

Tổng giá trị di sản thừa kế của các cụ được đem ra phân chia tại bản án là: 450.000.000đ+ 234.000.000đ+ 5.256.000đ+ 229.500.000đ+ 25.500.000đ + 20.000.000đ = 964.256.000đ.

Trang 9

Do anh G và chị L là người có công san lấp ao nên phải trả cho anh G và chị

L 40.000.000đ tiền san lấp ao Do đó giá trị tài sản sẽ được phân chia của cụ E và

J còn: 964.256.000đ – 40.000.000đ = 924.560.000đ

Về diện và hàng thừa kế:

Hàng thừa kế thứ nhất của cụ J là: cụ E, ông D, bà K, ông Đ và ông U (Thừa

kế thế vị của ông U là anh G, chị P, anh H, anh A).

Hàng thừa kế thứ nhất của cụ E là ông Đ, ông D, bà K và ông U (Thừa kế thế

vị của ông U là anh G, chị P, anh H, anh A).

Phân chia di sản của cụ E và cụ J theo trị giá:

Phần di sản được chia theo luật: Tổng giá trị tài sản chia theo luật là 924.256.000đ Phần của mỗi cụ là 924.256.000đ : 2= 462.128.000đ

Di sản của cụ J được chia như sau: Cụ E, ông Đ, ông D, bà K và ông U mỗi người được hưởng 462.128.000đ : 5= 92.425.600đ Anh G, chị P, anh H, anh A (là người thừa kế thế vị của ông U) mỗi người được hưởng 92.425.600đ  : 4= 23.106.400đ.

Di sản của cụ E được chia như sau: Tổng di sản của cụ E bao gồm 462.128.000đ + 92.425.600đ = 554.553.600đ

Theo đó, ông Đ, ông D, bà K, và ông U mỗi người được hưởng là: 554.553.600đ : 4 = 138.638.400đ

Anh G, chị P, anh H, anh A mỗi người được hưởng 138.638.400đ :4= 34.659.000đ

Vì bà K giao toàn kỷ phần của mình cho ông D và ông D cũng nhất trí Đây là

sự tự nguyện nên được các đương sự chấp nhận, Như vậy:

Ông D được hưởng 92.425.600đ+138.638.400đ + 92.425.600đ + 138.638.400đ = 462.128.000đ

Ông Đ được hưởng 92.425.600 + 138.638.400= 231.064.000đ

Anh G,chị P, anh A, anh H mỗi người được hưởng: 23.106.400đ + 34.659.600đ= 57.766.000đ.

6

Trang 10

Vì để ổn định chỗ ở, sinh hoạt cũng như không phá hoại công trình gây hư hại, lãng phí không cần thiết của các đương sự nên Tòa đã phân chia bằng hiện vật.

Qua vụ án trên, tác giả nhận thấy một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật và ở trong nội tại các quy định của pháp luật Tác giả đưa ra một số quan điểm như sau:

Thứ nhất, theo bản án đã đề cập thì hàng thừa kế thứ nhất của cụ J bao gồm:

cụ E, ông D, bà K, ông Đ và ông U

Hàng thừa kế thứ nhất của cụ E bao gồm: ông Đ, ông D, bà K và ông U Cụ E mất vào ngày 26/11/2006 thì tại thời điểm đó cũng như thời điểm mở thừa kế thì cụ

Z (vợ của cụ E) vẫn còn sống vì theo bản án cụ Z mất vào năm 2010 thì tòa án lại không xếp cụ Z vào hàng thừa kế thứ nhất của cụ E Tại thời điểm mở thừa kế thì cụ

Z vẫn còn sống và có quyền hưởng di sản do cụ E để lại trong trường hợp cụ Z là vợ hợp pháp của cụ E Vì vậy, theo tác giả việc xác định hàng thừa kế của cụ E chưa chính xác, còn vướng mắc, bất cập

Thứ hai, về việc chia di sản thừa kế bằng hiện vật Căn cứ vào khoản 2 Điều

660 BLDS 2015 quy định: “2 Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

Bản án không đề cập đến việc các đồng thừa kế có thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản bằng hiện vật Chỉ dựa trên việc HĐXX xét về sự ổn định chỗ ở cũng như không phá hoại công trình nên chia di sản bằng hiện vật là chưa hợp lý

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

1 Một số kiến nghị trong vụ án chia thừa kế tại TAND huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Trang 11

Thứ nhất, về việc xác định hàng thừa kế của cụ E Tòa án cần xác định rõ

cụ Z có phải là vợ hợp pháp của cụ E hay không Nếu như cụ E là vợ hợp pháp thì theo quan điểm của tác giả cần đưa cụ Z vào hàng thừa kế thứ nhất của cụ E, sau đó mới tiến hành chia thừa kế để cho việc chia thừa kế được khách quan, chính xác

Thứ hai, phải xem xét về việc các đồng thừa kế có thỏa thuận được với

nhau về việc chia di sản bằng hiện vật hay không Để đảm bảo quyết định có căn cứ, đúng theo quy định của pháp luật thì HĐXX phải dựa trên quy định tại khoản 2 Điều 660 BLDS 2015 và cụ thể phải dựa trên văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế về việc phân chia bằng hiện vật

2 Một số kiến nghị liên quan đến vụ án và thực tiễn

Thứ nhất, về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế theo quy định

tại Điều 654 BLDS 2015

Trong vụ án tại tỉnh Hưng yên nói trên do việc chăm sóc, nuôi dưỡng của cụ J đối với ông Đ và ông U được tất cả các đương sự đồng ý, thừa nhận nên việc xác định ông U và ông Đ được hưởng thừa kế của cụ J cũng dễ dàng Nhưng trên thực tế, việc xác định con riêng có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc với bố dượng, mẹ kế là một điều hết sức khó khăn Nếu giả sử trong vụ án trên các đương sự không đồng tình với việc cụ J và ông U, ông Đ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng hay chỉ một nửa số đương sự đồng tình thì sẽ được giải quyết như thế nào? Về việc này, theo tác giả cần có văn bản hướng dẫn về việc xác định những tiêu chí về như thế nào là “có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” ví dụ như hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng phải được thể hiện từ hai phía, về phía bố dượng, mẹ kế phải chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích của con riêng, không đánh đập, xúc phạm con,… về phía con riêng: yêu quý bố dượng, mẹ kế, hiếu thảo, không được xúc phạm, đánh đập bố dượng, mẹ kế,… Việc này cần được những người, cơ quan lập pháp hoàn thiện và hướng dẫn một cách cụ thể

Thứ hai, về việc nhường quyền hưởng di sản Về việc bà K nhường quyền cho

ông D hưởng kỷ phần của mình Trong vụ việc trên thì Tòa án đã dựa trên sự tự

8

Ngày đăng: 28/04/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w