1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhận diện được những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cho khởi nghiệp 2

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Diện Được Những Điều Kiện Cần Thiết Để Lập Kế Hoạch Cho Khởi Nghiệp
Tác giả Nhóm
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Nguyên Lý Kế Toán
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Khởi nghiệp còn có thể hiểu là quá trình hiện thực hóa các ý tưởng bánhàng, kinh doanh gồm giai đoạn thành lập, vận hành, duy trì và phát triển doanhnghiệp.- Đối với cá nhân, hoạt động k

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

-

-BÀI TẬP NHÓM MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO

KHỞI NGHIỆP

NHÓM

HÀ NỘI, 10/2022

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

BÀI TẬP NHÓM MÔN NGUYÊN LÍ KẾ TOÁN

Giảng viên hướng dẫn:

Mã lớp học phần:

Danh sách nhóm:

Trang 3

Hà Nội, 10/2022

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

LỜI CAM ĐOAN 5

PHẦN NỘI DUNG 6

I.CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỎI NGHIỆP

1.Khởi nghiệp

2.Vốn

3.Nguồn vốn

4.Nhà đầu tư

5.Cổ đông

6.Nghiên cứu thị trường

7.Đăng kí kinh doanh (business registation)

8.Thương hiệu (brand)

9.Mô hình kinh doanh khởi nghiệp

10.Marketing

II KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP THEO 7 BƯỚC

1.Đánh giá bản thân

2.Mục tiêu nghề nghiệp

3.Nghiên cứu công việc

4.Cân nhắc tình hình tài chính

5.Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới

6.Cân nhắc ổn định của công việc

7.Lập kế hoạch và những hành động cụ thể

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin được giới thiệu bài làm của nhóm với cô Đây là sản phẩm do chính các thành viên của nhóm 3 cùng nghiên cứu và thực hiện một cách công khai, minh bạch và không có bất kỳ sự sao chép nào Trong quá trình thực hiện bài tập, nhóm chúng em đã tiến hành thu thập có chọn lọc các thông tin, tài liệu tham khảo đến từ các nguồn uy tín, tin cậy và được trích dẫn đầy đủ tại phần “Tài liệu tham khảo”

Chúng em xin cam đoan những lời trên là sự thật và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự gian dối, sao chép nào

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

I CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỎI NGHIỆP

1 Khởi nghiệp

- Khởi nghiệp (starting a business) : Khi bạn muốn tự mình làm và quản lý, tự kiếm thu nhập cho mình, tự mình có một công việc kinh doanh riêng Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình… đó được gọi là khởi nghiệp Khởi nghiệp còn có thể hiểu là quá trình hiện thực hóa các ý tưởng bán hàng, kinh doanh gồm giai đoạn thành lập, vận hành, duy trì và phát triển doanh nghiệp

- Đối với cá nhân, hoạt động khởi nghiệp giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê Họ được tự do trong công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại

- Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình

https://khoinghieptre.vn/khoi-nghiep-la-gi-dinh-nghia-khoi-nghiep-kinh-doanh-startup/

https://diendandoanhnghiep.vn/khoi-nghiep-la-gi-can-nhung-yeu-to-nao-va-lam-sao-de-khoi-nghiep-thanh-cong-130630.html

2 Vốn

- Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp

- Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận sản xuất kinh doanh ứng ra để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp.Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, chuyển dần giá trị thành sản phẩm, không làm thay đổi hình thái, vật chất ban đầu

- Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh ứng ra để mua sắm và hình thành tài sản lưu động tài sản lưu động tham gia từng chu kỳ SXKD, chuyển toàn bộ giá trị thành sản phẩm và thay đổi hình thái vật chất

Trang 6

(Tài liệu học tập tài chính tiền tệ - học viện ngân hàng)

3 Nguồn vốn

Gồm các khoản tiền có thể sử dụng nhằm phục vụ cho mục tiêu nhất định, là nguồn tạo nên tài sản của đơn vị doanh nghiệp, gồm 2 nguồn chính: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

- Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch

và sự kiện đã qua mà đơn vị phải thanh toán từ các nguồn lực của mình thể hiện quyền của các chủ nợ đối với khối tài sản của doanh nghiệp

- Vốn chủ sở hữu: Là lợi ích còn lại trong tài sản của đơn vị sau khi đã trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả của đơn vị đó.Thể hiện quyền của các chủ sở hữu (nhà đầu tư) đối với tài sản của doanh nghiệp.Gồm: Vốn góp của các chủ sở hữu (ban đầu

và trong quá trình hoạt động) và Lợi nhuận giữ lại tích lũy qua các kỳ

4 Nhà đầu tư

- Theo quy định tại Luật đầu tư năm 2014 phân loại các nhà đầu tư như sau: + Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

+ Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

+ Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông

- Bootstrapping

Bootstrapping là hành động bắt đầu kinh doanh mà không cần tiền bên ngoài hay nghĩa là khởi động một doanh nghiệp mà không cần sự trợ giúp của các công ty đầu tư mạo hiểm hoặc thậm chí là nhà đầu tư

Doanh nhân sáng lập, được gọi là người khởi nghiệp, là nhà đầu tư duy nhất ngay từ đầu Vốn đầu tư duy nhất của người sáng lập có thể là tiền tiết kiệm cá nhân

và tất nhiên thời gian là thứ người đó dành để làm việc miễn phí để bắt đầu hoạt động kinh doanh Bootstrapping yêu cầu phải cày tiền kiếm được từ khách hàng đầu

tư ngược trở lại doanh nghiệp Nói cách khác, doanh nhân khởi nghiệp dựa vào dòng tiền để phát triển hoạt động kinh doanh của họ thay vì gọi vốn bên ngoài

Trang 7

5 Cổ đông

Cổ đông là tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần của công ty cổ phần và được công ty chia lợi nhuận dưới hình thức trả cổ tức Với tư cách là thành viên của công

ty cổ phần, nhìn chung, các cổ đông được hưởng lợi nhuận, được tham gia quản lý công ty và được chia tài sản khi công ty giải thể

https://luatminhkhue.vn/co-dong-la-gi -khai-niem-co-dong-duoc-hieu-nhu-the-nao .aspx

6 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường (Market Research) là quá trình thu thập, xử lý thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ cạnh tranh thị trường mục tiêu và phân tích các dữ liệu toàn bộ ngành nghề mà doanh nghiệp bạn có ý định kinh doanh Việc nghiên cứu và phân tích thị trường trong Marketing nhằm hỗ trợ việc ra các quyết định xử lý vấn đề, nắm bắt cơ hội Marketing và đưa ra những câu trả lời hoàn hảo cho các vấn đề phát sinh trong kinh doanh

https://tpos.vn/blog/nghien-cuu-thi-truong-la-gi-cac-phuong-phap-va-6-buoc-tim-hieu-thi-truong-kinh-doanh-t110316.html

7 Đăng kí kinh doanh (business registation)

Tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 01/2021/NĐ-CP Theo đó, Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định về đăng ký doanh nghiệp

8 Thương hiệu (brand)

Thương hiệu là một sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức, có tên gọi, nhận diện và

uy tín đã được công nhận Thương hiệu cũng có thể là tập hợp các khía cạnh thuộc

về cách mà khách hàng nhìn nhận về một công ty, một sản phẩm, dịch vụ nào đó Các khía này sẽ bao gồm: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality)Thương hiệu ràng buộc với

Trang 8

người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship)

9 Mô hình kinh doanh khởi nghiệp

hình kinh doanh khởi nghiệp là một bản kế hoạch tổng quan định hướng

phát triển, được tổ chức cụ thể rõ ràng nhằm tăng doanh thu của các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động Gồm 5 mô hình: mô hình kinh doanh online, mô hình nhượng quyền kinh doanh, mô hình tiếp thị liên kết, mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử, mô hình kinh doanh đồng giá

https://hocvienagile.com/5-mo-hinh-kinh-doanh-khoi-nghiep-hieu-qua-nhat/

10 Marketing

Marketing là quá trình tối ưu và tìm hiểu yêu cầu mong muốn của khách hàng, là hoạt động tiếp thị để xác định khả năng sản xuất với giá thành phù hợp Sau

đó sản xuất và bán ra thị trường với chiến lược giá đã đề ra

II KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP THEO 7 BƯỚC

1 Đánh giá bản thân

Người xưa có câu: “ biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” Đúng là như vậy, hiểu được mình cũng là một trong các yếu tố quan trọng để có thể phát triển, định hướng nghề nghiệp cho bản thân

1.1 Điểm mạnh

- Có các phẩm chất phù hợp với nghề kế toán như làm việc tỉ mỉ, cẩn thận,chỉn chu, điềm tĩnh, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng thích nghi, làm việc nhóm tốt và có sự tận tâm, và niềm đam mê với công việc tính toán

- Tôi đã làm quen với các phần mềm liên quan đến kế toán (như excel, misa, ) và đang từng bước chinh phục nó, ngoài ra tôi cũng đang được tiếp xúc sâu hơn với các vấn đề của chuyên ngành kế toán

- Tôi cho rằng mình là một con người ham học hỏi, có ý chí thăng tiến trong công việc, luôn tích luỹ kiến thức, nâng cao năng lực trong mọi lĩnh vực được tham gia

- Có khả năng nghe hiểu và giao tiếp tương đối khá bằng Tiếng Anh

- Kỹ năng giao tiếp tương đối tốt Ngoài ra tôi đang trau dồi thêm các kỹ năng như tư duy sáng tạo, quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý tài chính cá nhân cũng như kĩ năng thuyết trình và làm việc nhóm

Trang 9

- Là một sinh viên vừa ra trường, trong độ tuổi trẻ và tràn đầy sức sống, mơ mộng tôi luôn có nhiều nhiệt huyết, có tinh thần sáng tạo, sự kiên trì, thiện chí, đam

mê với công việc, cùng tinh thần sẵn sàng học hỏi cao

1.2 Điểm yếu

-Tôi có Khả năng giao tiếp nhưng trong suy nghĩ vẫn còn hồi hộp, lo lắng khi thuyết trình trước đám đông

- Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có kỹ năng thành thạo Tiếng anh Tuy nhiên chúng tôi tự đánh giá bản thân chúng tôi chỉ đạt mức khá về các kỹ năng Tiếng anh

do đó, chúng tôi vẫn đang ngày đêm cải thiện trình độ tiếng anh của mình và cũng

cố gắng tìm ra những cách học hiệu quả hơn

- Tuy có hiểu biết về nhiều lĩnh vực những chưa thực sự vận dụng tốt tuyệt đối cho công việc, vẫn còn mắc lỗi

1.3 Kinh nghiệm làm việc

Vì đang là sinh viên chưa tốt nghiệp nên tôi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng may mắn khi được sinh ra tại nhà làm kinh doanh nên tôi có tiếp xúc và thỉnh thoảng phụ giúp kế toán viên của công ty trong việc sổ sách, tiền bạc

1.4 Trình độ học vấn

Tôi đã hoàn thành 12 năm học phổ thông và hiện tại tôi là sinh viên năm 2 chuyên ngành kế toán của Học viện Ngân Hàng

2 Mục tiêu nghề nghiệp

2.1 Mục tiêu ngắn hạn

- Tôi sẽ nỗ lực học tập và tích lũy thêm kiến thức thực tiễn trong những năm đầu gắn bó với nghề kế toán, đồng thời là nền tảng để bản thân phát triển xa hơn trong lĩnh vực này

- Phấn đấu tốt nghiệp chuyên ngành kế toán với tấm bằng loai giỏi, mong muốn trở thành một nhân viên kế toán trong môi trường năng động và cơ hội thăng tiến cao

- Khai thác tốt hơn các kĩ năng kinh nghiệm đã được học trong ngành

2.2 Mục tiêu dài hạn

- Phấn đấu trở thành nhân viên kế toán của một trong Big4

- Gắn bó lâu dài với chuyên ngành kế toán

Trang 10

- Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có khả năng truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ

- Tạo được một mạng lưới khách hàng của mình, kết nối họ và bước đầu xây dựng những nền tảng cơ bản nhất để trong vòng 15 năm tới sẽ mở được một công ty đào tạo về nghiệp vụ kế toán và cung cấp giải pháp kế toán cho các doanh nghiệp

3 Nghiên cứu công việc

Kế toán có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.Các nhà quản trị họ rất cần những thông tin do bộ phận kế toán cung cấp, vì những thông tin này giúp họ đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh Họ phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất qua kế toán, theo dõi quá trình sản xuất, theo dõi thị trường…

Và người quản lý sẽ nhờ vào đó để điều hành trôi chảy các hoạt động, kiểm soát nội

bộ tốt, hiệu quả

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân

3.1 Công việc cụ thể của kế toán viên

- Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong đơn vị

và đưa vào chứng từ kế toán như phiếu thu, phiếu chi tiền, phiếu nhập, xuất kho, hóa đơn bán hàng

- Tiếp nhận kiểm soát chứng từ kế toán Hằng ngày doanh nghiệp phát sinh rất nhiều hoạt động thu chi khác nhau, kế toán phải kiểm soát những chứng từ liên quan

để đảm bảo tính chính xác của các hoạt động

- Ghi sổ kế toán: kế toán sẽ tổng hợp, ghi chép lại tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chính xác, trung thực và kịp thời khi có các hoạt động kinh tế phát sinh Dựa vào các ghi chép hằng ngày này, nhân viên kế toán sẽ tổng hợp lại vào mỗi cuối tháng để đưa vào sổ kế toán phù hợp

- Tổng hợp làm báo cáo: Nhân viên kế toán sẽ tổng hợp lại tất cả số liệu từ các

sổ kế toán đã ghi chép, lập thành các báo cáo chi tiết, cụ thể theo hàng tháng để trình lên lãnh đạo công ty, những thông tin về tài chính ấy có giá trị quan trọng trong việc đưa ra quyết định điều chỉnh phù hợp cho các hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn

Ngoài ra để trở thành 1 kế toán giỏi, chuyên nghiệp, tôi phải nêu cao tinh thần trong việc học hỏi, nắm vững chuyên môn, cùng với đó là những văn bản thuế

Trang 11

liên quan và các chuẩn mực kế toán ( VAS) luôn phải cập nhật liên tục và nắm bắt một cách rõ ràng, kịp thời các bản bổ sung sửa đổi của nhà nước

3.2 Yêu cầu đối với công việc

* Tiêu chí về trình độ, bằng cấp

Hiện nay, với vị trí kế toán trong các doanh nghiệp thì bằng cấp là yếu tố đầu tiên và rất quan trọng Hay hơn hết là phải đạt được những yêu cầu như :

- Tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên với chuyên ngành kế toán Cùng với đó là các chứng chỉ liên quan như chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ tiếng anh… thì mới có thể ứng tuyển vị trí kế toán

- Đặc biệt, cần có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu về nghiệp vụ kế toán, các điều khoản, quy định, nguyên tắc làm việc, đạo đức nghề nghiệp ở vị trí kế toán

- Cần biết sử dụng thành thạo các công cụ phần mềm phục vụ cho công viêc như MISA, FAST, 3Tsoft, Word, Powerpoint, Excel… sẽ giúp ích rất nhiều cho các

kế toán Việc thành thạo các phần mềm này và trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng anh

sẽ là lợi thế rất lớn đối với ứng viên khi đi ứng tuyển

* Tiêu chí về kỹ năng chuyên môn

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ học vấn, bằng cấp thì kĩ năng chuyên môn là điều rất cần thiết đối với các nhân viên kế toán Họ cần có các kĩ năng:

- Có khả năng sắp xếp, tổ chức, quản lý công việc hợp lý, khoa học để hiệu quả làm việc được cao, nếu không quản lý tốt có thể dẫn đến khó hoàn thành lượng công việc và khó đạt được kết quả như ý muốn

- Đặc biệt, không thể thiếu đối với 1 nhân viên kế toán, đó là có khả năng giao tiếp tốt, kĩ năng thuyết trình, đàm phán tốt để khi làm việc với khách hàng, làm việc với cấp trên và cấp dưới thì công việc sẽ được trao đổi một cách rõ ràng, cụ thể, mạch lạc, truyền đạt hiệu quả hơn

- Sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như phẩm chất trung thực, đạo đức nghề nghiệp là 1 trong những yêu cầu cáo đối với kế toán Vì công việc của một kế toán là thường xuyên làm việc với con số dữ liệu liên quan đến tài chính Dó đó quá trình làm việc phải cẩn thận, chỉ cần sai sót nhỏ đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với doanh nghiệp

- Để trở thành kế toán viên gắn bó lâu dài với nghề thì chúng ta phải rèn cho mình khả năng chịu được áp lực từ công việc bởi số lượng công việc nhiều, liên

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w