1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Thống Kê Ứng Dụng Trong Kinh Doanh Tình Hình Mua Sắm Của Sinh Viên D17 Trường Đại Học Điện Lực.pdf

27 98 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình mua sắm của sinh viên D17 Trường Đại học Điện lực
Tác giả Hoàng Bảo Long
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Việt Ngọc
Trường học Trường Đại học Điện lực
Chuyên ngành Thống kê ứng dụng trong kinh doanh
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 5,52 MB

Nội dung

Rất tiện lợi cho người dùng bận rộnnhưng có nhu cầu mua sắm, khách hàng có thể mua sắm ở bất kỳ đâu cùng với các tính năngtiện ích khác nhau, mua sắm trực tuyến trang bị cho người tiêu d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANHGVHD: TS NGUYỄN THỊ VIỆT NGỌC

Họ và tên: Hoàng Bảo Long

Lớp: D17TCDN2

MSV: 22810820132

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

BÀI 1 THU THẬP DỮ LIỆU 1

1.1.Câu hỏi khảo sát: 1

1.2 Kết quả khảo sát: 2

BÀI 2 TRÌNH BÀY DỮ LIỆU: 15

2.1 So sánh dữ liệu giữa Excel và SPSS về sinh viên dành ra bao nhiêu % thu nhập cho việc mua sắm 15

2.2 Trong 20 câu hỏi khảo sát chọn ra câu: Lí do anh/chị thích mua sắm? 16

BÀI 3 TÓM TẮT DỮ LIỆU BẰNG CÁC ĐẠI LƯỢNG SỐ: 17

BÀI 4 HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN: 18

4.1 Hồi quy tuyến tính 18

4.2 Tương quan bội 19

4.3 Hồi quy phi tuyến tính: 20

BÀI 5 DÃY SỐ THỜI GIAN 22

5.1 Lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối: 22

5.2 Dãy số bình quân trượt 22

KẾT LUẬN 23

Trang 3

BÀI TIỂU LUẬN MÔN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH

LỜI MỞ ĐẦU

Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay có xu hướng chi tiêu khá phóng khoáng Họ thường không tiếtkiệm được như các thế hệ trước mà thường tập trung vào hưởng thụ Với thu nhập của sinhviên là không quá cao nhưng khi đối mặt với một sản phẩm giá cao với chất lượng tốt, họcũng sẽ chấp nhận bỏ tiền ra để sở hữu nó Chính vì độ chịu chi và nhu cầu mua sắm đó đãtạo cơ hội phát triển kinh tế cho những năm trở lại đây, có bước đà tăng trưởng vượt bậc Bên cạnh đó, khi cồng nghệ ngày càng phát triển, giới trẻ cũng bắt đầu có xu hướng chuyểnqua hình thức mua sắm trực tuyến nhiều hơn Có thể thay được qua sự thay đổi rỡ rệt từ sựgia tăng và phát triển của các trang thương mại điện tử Rất tiện lợi cho người dùng bận rộnnhưng có nhu cầu mua sắm, khách hàng có thể mua sắm ở bất kỳ đâu cùng với các tính năngtiện ích khác nhau, mua sắm trực tuyến trang bị cho người tiêu dùng một công cụ về thamkhảo đánh giá chất lượng của người đi trước về sản phẩm cũng như giá cả phải chăng khiến

họ quyết định xem mình nên mua sản phẩm đó hay không Nhận thấy điều đó, em làm bảngkhảo sát “Tình hình mua sắm của sinh viên D17 trường Đại học Điện lực”

Khái quát chung.

- Mục đích khảo sát: Nhằm tìm hiểu về nhu cầu mua sắm của sinh viên ngày nay, từ đó

vạch ra mức chi tiêu của sinh viên

- Đối tượng khảo sát: Sinh viên D17 trường Đại học Điện lực.

- Nội dung khảo sát: Thăm dò ý kiến phần hồi của sinh viên về nhu cầu mua sắm, thời

gian dành cho việc mua sắm, mức chi tiêu, cũng như thái độ đối với việc mua sắm

- Phương pháp khảo sát: Khảo sát trực tuyến thông qua web google biểu mẫu ( google

form ), gửi đường liên kết “ PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH MUA SẮM CỦA SINH VIÊN D17 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC” tới Facebook, Zalo của sinh viên

- Địa chỉ email gửi và nhận phản hồi nội dung khảo sát :

Trang 4

Tổng số phiếu nhận được: 100 phiếu

Trang 5

BÀI 1 THU THẬP DỮ LIỆU.

1.1.Câu hỏi khảo sát:

1 Anh/chị vui lòng cho biết mức thu nhập hàng tháng của mình thuộc nhóm nào dưới đây

2 Anh/chị vui lòng cho biết mức độ thường xuyên tới các siêu thị để mua sắm

3 Anh/chị vui lòng cho biết mức độ thường xuyên tới chợ để mua sắm

4 Anh/chị đến siêu thị là để ?

5 Anh/chị đến chợ là để ?

6 Anh/chị thường mất bao nhiêu thời gian cho việc mua sắm tại Siêu thị ?

7 Anh/chị thường mất bao nhiêu thời gian cho việc mua sắm tại Chợ ?

8 Anh/chị thường mua sắm vào thời điểm nào sau đây ?

9 Anh/chị thường chi trả bao nhiêu tiền cho một lần mua sắm ?

10.Anh/chị thường mua sắm những mặt hàng nào ở Siêu thị ?

11.Anh/chị thường mua sắm những mặt hàng nào ở Chợ ?

12 Anh/chị quan tâm điều gì khi mua sắm ở siêu thị hoặc chợ ?

13.Anh/chị có thích mua hàng online không?

14.Lí do anh/chị thích mua sắm online?

15.Anh/chị thường mua sắm online qua đâu?

16.Những yếu tố anh/chị quan tâm khi mua sắm online?

17.Anh/chị thường tìm kiếm thông tin trước khi thực hiện mua sắm trên mạng qua?

18.Anh/chị thường mua sắm hàng hóa, dịch vụ nào trên mạng?

19.Mức độ hài lòng khi mua sắm trực tuyến của anh/chị?

20.Anh/chị thấy việc mua sắm ở Việt Nam đang gặp những trở ngại gì?

Trang 6

1.2 Kết quả khảo sát:

Bảng 1.2.1

Từ bảng thống kê, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết đối tượng tham giakhảo sát là sinh viên có mức thu nhập trung bình quân hàng tháng từ 3-5 triệu đồngchiếm tỉ lệ nhiều nhất là 38%, theo sau đó là sinh viên có mức thu nhập dưới 3 triệuđồng (29%) và từ 5-10 triệu đồng (27%) Chỉ có 6% sinh viên được khảo sát có mứcthu nhập trên 10 triệu đồng/tháng

Bảng 1.2.2

Từ biểu đồ trên cho thấy mức độ thường xuyên tới các siêu thị để mua sắm củasinh viên Hầu hết mọi người đều mua sắm ở siêu thị với mức thường xuyên mỗituần ít nhất 1 lần, chiếm đến 40% Tiếp sau đó là số sinh viên tới siêu thị để mua sắmvới mức thường xuyên mỗi tháng từ 2-3 lần, con số chiếm tỉ lệ gần 1/3 tổng số(26%) Cuối cùng là 2 tỉ lệ khá tương đồng nhau, đó là 15% số sinh viên tới đây mua

Trang 7

sắm hàng ngày và 19% số sinh viên với mức độ thường xuyên tối đa 1 lần/tháng.Qua đó, ta có thể thấy rằng sinh viên ngày nay chưa có xu hướng lui tới các siêu thị

để mua sắm với mức độ thường xuyên mỗi tuần ít nhất 1 lần là nhiều nhất

Bảng 1.2.3

Trái lại với mức độ thường xuyên tới siêu thị để mua sắm có sự chênh lệnh rõràng, thì ta thấy rằng tỉ lệ phần trăm mức độ sinh viên thường xuyên tới chợ để muasắm khá tương đồng, chệnh lệch không đáng kể Chiếm tỉ lệ nhiều nhất là số sinhviên tới chợ mua sắm với mức độ thường xuyên tối đa 1 lần/tháng, với 31% Sau đólần lượt là sinh viên với mứa độ thường xuyên đến chợ mua sắm là mỗi tuần ít nhất 1lần (26%), hằng ngày (23%) và mỗi tháng từ 2-3 lần (20%) Từ số liệu thống kê trên,

ta có thể nói rằng ngày nay, chợ vẫn là nơi lui tới chủ yếu của sinh viên để mua sắm,

có thể nói rằng do giá cả hàng hóa ở chợ rẻ hơn so với siêu thị cũng như đến chợ đểmua sắm cũng dễ và tiết kiệm thời gian hơn so với việc đến siêu thị để mua sắm

Trang 8

Bảng 1.2.4

Từ biểu đồ trên ta thấy rằng phần trăm sinh viên đến siêu là để đi chơi - giải trí,con số này chiếm tới 40% nên nhu cầu đến siêu thị để vui chơi là chủ yếu, con số nàygấp đôi so với tỉ lệ đi tham quan các sản phẩm mới (22%) Sau đó là 29% đối vớisinh viên đến siêu thị để mua sắm Cuối cùng chỉ số ít sinh viên đến siêu thị để đixem giá cả sản phẩm, con số này là 9% Ta có thể thấy rằng các khu vui chơi giải trí

ở các siêu thị, trung tâm mua sắm là yếu tố chủ yếu thu hút sinh viên đến đây, bêncạnh đó xu hướng đến siêu thị để mua sắm cũng đang xuất hiện ở lửa tuổi sinh viên

Bảng 1.2.5

Từ bảng thống kế chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết sinh viên đều đến chợ

để mua sắm, con số này chiếm hơn một nửa tổng số khảo sát với 58% Song song đó

là dành cho nhu cầu đi chơi – giải trí (19%) và nhu cầu đi tham quan các sản phẩmmới (17%) Cuối cùng là nhu cầu đến chợ để đi xem giá cả sản phẩm, chỉ chiếm phầntrăm rất nhỏ, không đáng kể với 6% Qua đó có thể thấy rằng, chợ vẫn là địa điểm

Trang 9

thích hợp nhất cho nhu cầu mua sắm của sinh viên, bởi lẽ giá cả ở chợ rẻ và phù hợpvới thu nhập hiện tại

Bảng 1.2.6

Trong tổng số 100 sinh viên tham gia khảo sát, đa số họ dàng thời gian từ 30 phútđến 1 giờ cho việc mua sắm tại siêu thị, con số này chiếm 34%, 29% dành từ 1 giờđến 2 giờ cho việc mua sắm tại siêu thị và khá tương đồng là sinh viên dành trên 2giờ với 24% Và 13% còn lại là số sinh viên dành dưới 30 phút cho việc mua sắm tạisiêu thị

Bảng 1.2.7Quan sát biểu đồ, ta thấy rằng số sinh viên dành dưới 30 phút cho việc mua sắmtại chợ là nhiều nhất, chiếm gần một nửa tổng số với 45% Tiếp sau đó là 29% dành

từ 30 phút đến 1 giờ và sinh viên dành từ 1 đến 2 giờ cho việc mua sắm tại chợ là20% Còn lại là phần trăm nhỏ sinh viên dành trên 2 giờ cho việc này (6%) Bởi lẽmua sắm ở chợ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với việc mua sắm tại siêu thị, sinhviên không cần dành quá nhiều thời gian tại đây

Trang 10

Bảng 1.2.8Biểu đồ cho thấy thời điểm mua sắm ưa chuộng của các bạn sinh viên là vào buổichiều với 2 mốc thời gian là từ 14 giờ - 16 giờ và từ 16 – 18 giờ với tỉ lệ phần trămlần lượt là 31% và 29% Bên cạnh đó là 2 mốc thời gian có tỉ lệ phần trăm bằng nhau(14%) là từ 10 – 14 giờ và 18 – 22 giờ Cuối cùng là 12% sinh viên đi mua sắm vàothời điểm từ 6 – 10 giờ Điều này cho thấy sinh viên chủ yếu mua sắm vào thời gianbuổi chiều, hành vi mua sắm này được lý giải bởi thói quen sinh hoạt của sinh viên làngủ muộn vào ban đêm nên buổi sáng sẽ dành cho các sinh hoạt cá nhân.

Bảng 1.2.9

Từ bảng thống kê, chúng ta dễ dàng nhận thấy hầu hết sinh viên đều chi tiêu trungbình từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng cho một lần mua sắm, con số này chiếmđến 42% Tiếp sau đó là nhóm sinh viên có mức chi tiêu từ 100.000 đồng đến

Trang 11

500.000 đồng cho mỗi lần mua sắm chiếm 33% Cuối cùng là nhóm sinh viên chitiêu dưới 100.000 đồng và trên 1.000.000 đồng, thú vị là tỉ lệ khá tương đồng, lầnlượt là 12% và 13% Vì độ tuổi khảo sát là nhóm sinh viên có độ tuổi từ 17-18 tuổinên thu nhập của nhóm đối tượng này chưa cao, do đó mức chi tiêu cho mỗi lần muasắm còn thấp Chỉ có một nhóm nhỏ đối tượng sinh viên chi tiêu trên 1 triệu đồngcho mỗi lần mua sắm Do đó, các nhà bán lẻ nên đưa ra chiến lược giá cạnh tranhphù hợp với thu nhập của nhóm đối tượng khách hàng này để thúc đẩy nhu cầu muasắm của họ.

Bảng 1.2.10

Từ thống kê trên ta thấy phần lớn sinh viên tham gia khảo sát có nhu mua sắmquần áo may sẵn và giày dép tại siêu thi là chủ yếu, con số này chiếm nhiều đáng kế,chiếm 2/3 tổng số với 69% Có thể nói rằng do nhu cầu chú trọng vào ăn mặc vàngoại hình của giới trẻ, cũng như các sản phẩm này được bày bán tại siêu thị nênchúng sẽ có chất lượng và mẫu mã tốt hơn Tiếp sau đó là 48% nhóm sinh viên vớinhu cầu là đến siêu thị để mua thực phẩm chế biến và đồ uống, do thực phẩm ở đây

có độ uy tín cao, được chế biến tỉ mỉ, hấp dẫn, đa dạng món ăn tem mác rõ ràng nênđiều này cũng dễ hiểu Bên cạnh đó là mặt hàng thực phẩm tươi sống chiếm 26% và

đồ điện tử, gia dụng chiếm 16%

Trang 12

Bảng 1.2.11

Trái ngược với việc mua sắm ở siêu thị, nhu cầu mua sắm mặt hàng thực phẩmtươi sống ở chợ lại dẫn đầu, chiếm tỉ lệ cao với 59% Điều này xuất phát từ nhu cầumuốn được mua thực phẩm tươi sống theo ngày của các bạn sinh viên, vì thực phẩmtươi sống ở chợ được bày bán theo ngày nên luôn đảm bảo được sự tươi mới củathực phẩm Theo ngay sát đó là mặt hàng thực phẩm chế biến và đồ uống chiếm55%, có thể đến từ các nhóm sinh viên tham gia mua sắm ở các khu chợ ẩm thực.Với 29% sinh viện chọn mua sẵm quần áo may sẵn và giày dép, đây là nhóm sinhviên không quá chú trọng vào đồ hiệu, xuất sứ cũng như nhãn mạng, họ quan tâmđến giá rẻ, tiện cũng như dễ dàng sở hữu Cuối cùng là 9% nhóm sinh viên đến chợmua sắm đồ điện tử và gia dụng

Bảng 1.2.12

Trang 13

Đối tượng tham gia khảo sát là nhóm sinh viên có độ tuổi từ 17 đến 18 nên khảnăng tài chính của họ còn hạn chế, với vậy điều họ chú trọng nhất đó chính là giáthành của sản phẩm, chất lượng cũng như thường bị hấp dẫn bởi các chương trìnhkhuyến mãi

Do đó, kết hợp với thống kê trên ta dễ dàng thấy được rằng các lý do thu hút sinhviên và điều họ quan tâm nhất khi mua hàng lần lượt là chất lượng sản phẩm (68%),giá cả sản phẩm (52%), chương trình khuyến mãi (49%)

Tiếp theo đó là sự quan tâm bởi chi phí (32%), thông tin sản phầm (36%), dịch vụ(31%), mẫu mã sản phẩm (38%), thương hiệu sản phẩm (34%) Cuối cùng là sựthuận tiện khi mua sắm chỉ chiếm 15%, bởi lẽ sự thuận tiện khi mua sắp trực tiếp tạicác siêu thị và chợ mang lại không bằng khi mua sắm online, nên đây là điều ít đượcsinh viên quan tâm tới

Từ đó các nhà bán lẻ nên đẩy mạnh các chương trinh ưu đãi, khuyến mãi vàonhững dịp đặc biệt, lễ hội cũng như dịp cuối năm sẽ dễ dàng thu hút khách hàng muahàng với số lượng lớn không chỉ đối với sinh viên

Bảng 1.2.13Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, sự hiện diện của Internet làđiều không còn xa la đối với mọi người, đặc biệt là đối với đối tượng sinh viên Cùngvới sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các nhà sản xuất cũng như các nhàphân phối hàng hóa luôn tìm cách để đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùngmột các dễ dàng và nhanh chóng hơn Xu thế đó đã dẫn đến một kết quả tất yếu của

sự phát triển mua – bán hàng trực tuyến

Trang 14

Xu hướng này đã nhận được sự quan tâm và đón nhận của mọi người không chỉvới sinh viên vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại Ngày nay, chỉ với một cúnhấp chuột, người tiêu dùng có thể dễ dàng “thêm vào giỏ hàng”, dễ dàng “săn” đượcnhững thú mà họ cần Mua hàng trực tuyến mang lại nhiều sự tiện lợi cho sinh viên,không có nhiều thời gian mua sẵm cung như đem lại các dịch vụ tốt nhất, nhiềuvoucher khuyến mãi, hàng hóa được bán với giá cả phải chăng…

Do đó khi nhìn vào bảng thống kê, ta có thể dễ dàng hiểu rằng phần lớn sinh viên

sẽ chọn và thích mua sắm online, con số này chiếm tới 95% Còn lại là 5% khôngđáng kể sinh viên không thích điều này chắc bởi một số lí do cũng như trải nghiệmkhông tốt mà mua sắm online mang lại cho cho họ

Bảng 1.2.14Theo thống kê, cho thấy những ưu điểm vượt trội khiến sinh viên thích thú vớiviệc mua sắm online, đó là ưu điểm về ưu đãi hấp dấn chiếm 64%, cũng như yếu tố

họ được xe đánh giá của người mua trước đó chiếm 57% Có thể hiểu răng đây là 2

ưu điểm mà mua sắm trực tuyến mang lại cho nhóm sinh viên tham gia khảo sát này,chúng giúp họ được biết đến rõ hơn về các ưu đãi hấp dẫn và xu hướng xem trảinghiệm của người mua sắm trước đó, từ đó có những đánh giá thực tế về sản phẩm,giúp người tiêu dùng mua được những sản phẩm hữu ích cũng như tránh xa đượcnhững sản phẩm kém chất lượng

Tiếp theo là những yếu tố cũng khá được quan tâm đến chính là giá thành rẻ hơn(43%), giao hàng tận nơi và có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi (42%) Đây là nhữngyếu tố khá nổi trội mà mua sắm trực tuyến mang lại cho người tiêu dùng, bởi chính

Trang 15

sự thuận tiện và ích lợi mà mua sẵm trực tiếp khó có thể mang lại được Điều đócàng thúc đẩy, gây sự thích thú khi mua sắm online cho sinh viên

Cuối cùng là lí do hạn chế tiếp xúc đông người với 23%, có thể phỏng đoán rằngyếu tố này bắt nguồn từ đại dịch Covid-19, khi đại dịch này bùng phát thì mua sắmonline chính là phương thức chủ yếu giúp mọi người ở nhà tránh dịch bệnh mà vẫn

có thể mua sắm những mặt hàng thiết yếu Qua 2 năm dịch bệnh đó cũng đã ảnhhưởng tới tâm lý của người mua hàng, bên cạnh đó ngày nay cũng có nhiều dịchbệnh lây truyển nên yếu tố hạn chế tiếp xúc đông người cũng là lí do khiến mọingười chú tâm đến mua sắm online

Bảng 1.2.15

Trong lịch vực mua sắm trực tuyến, có nhiều công ty rất thành công, tạo được môhình vững mạnh và thu về lợi nhuận khổng lồ Tiêu biểu Việt Nam có một số công tybán hàng trực tuyến lớn và uy tín như Shopee, Tiki, Lazada…

Từ thống kê trên, ta có dễ dàng nhận thấy rằng sinh viên có xu hướng mua sắmtrên các sàn điện tử uy tín, mua sắm qua Shopee, Tiki, Lazada chiếm 55% Bên cạnh

đó là sự mua sắm trên 2 nền tảng mạng xã hội lớn mạnh của Meta như Instagram vàFacebook chiếm 52% Giải thích cho xu thế này, ta có thể hiểu được rằng nhưng tiệních đáng kể mà cấc nền tảng này mang lại cho người mua hàng như về mặt hình ảnh,đánh giá của người mua cũng như giá cả hợp lý với vô vàn voucher giảm giá…nhữngyếu tố này đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng

Trang 16

Bên cạnh đó, Taobao nổi lên như một hiện tưởng trong các năm gần đây, việcsinh viên mua sắm trên Taobao chiếm 36% Taobao là nền tảng mua sắm nước ngoài

cụ thể là đồ nội địa từ Trung Quốc Còn lại là các trang mua sắm khác nhưTiktokshop…

Bảng 1.2.16Những yếu tố mà sinh viên quan tâm khi mua sắm trực tuyến là chất lượng sảnphẩm/dịch vụ, con số này chiếm tới 71% Bởi lẽ không được mua và trải nghiệm trựctiếp như mua tại siêu thị hay chợ nên chất lượng sản phẩm chính là điều khiến ngườimua quan tâm cũng như cách mà các shop quan tâm tới người mua hàng, cách mà họphục vụ cũng là điều chú trọng song song đó Thứ hai là giá cả sản phẩm (50%), bởilợi ích khi mua hàng trực tuyến không những rẻ mà còn có nhiều voucher giảm giá đikèm nên được người tiêu dùng quan tâm tới vì họ không phải mặc cả hay trả giá nhưkhi mua hàng trực tiếp Tiếp đó là thương hiệu chiếm 47% và còn lại là mẫu mã sảnphẩm và đánh giá của người tiêu dùng trước đó

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w