Khái niệmLạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theothời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.. Theo đó, lạm phát được hiểu bao gồm 2 ý
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH TẾ
Chủ đề: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 VÀ MÔ
TẢ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đức Hải
Lớp : K25KTE
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 4
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2022 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I.KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT 4
1 Khái niệm 4
2 Nguyên nhân gây ra lạm phát 4
II.PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 5 1 Phân tích biến động dựa vào các số liệu đã được thu nhập 5
2 Nguyên nhân 12
3 Hậu quả 12
4 Kiểm soát 13
III.CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA: 13
1 Quý 1 thâm hụt ngân sách tăng do COVID-19 13
2 Quý 2 Thu ngân sách giảm do COVID-19 14
3 Quý 3 Thu ngân sách giảm do COVID-19 15
4 Quý 4 Thu ngân sách giảm do COVID-19 16
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát luôn là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều khi nói về những biến động kinh tế Tuy nhiên, đây lại là ảnh hưởng tiêu cực trong điều hành kinh tế vĩ mô ở các nước trên thế giới Dù chính phủ có thực hiện tốt nhiều chính sách nhưng lạm phát là thứ không thể tránh khỏi khi phát triển kinh tế
Vậy đối với Việt Nam, lạm phát hiện hành như thế nào? Bài tập lớn lần này, nhóm chúng tôi sẽ trình bày về tình hình lạm phát của Việt Nam năm 2020, dưới sự ảnh hưởng
cú dịch covid-19
Trang 4NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT
1 Khái niệm
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó
Theo đó, lạm phát được hiểu bao gồm 2 ý:
Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn
so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó
Lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng, khi lạm phát xảy ra mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng lên
2 Nguyên nhân gây ra lạm phát
Một số nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát:
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo được hiểu là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào
đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả cũng tăng Đồng thời dẫn đến giá cả của hàng loạt hành hóa khác cũng “leo thang” Như vậy, giá trị của đồng tiền cũng bị mất giá, do đó, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ
Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy được liệt kê là giá cả nguyên liệu mua vào, thuế, tiền lương công nhân, chi phí bảo hiểm, tiền máy móc,… của một doanh nghiệp Một khi những chi phí này tăng lên sẽ buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo thu được lợi nhuận Điều này dẫn đến tình trạng mức giá chung của toàn thể kinh tế tăng theo
Lạm phát do cơ cấu
Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, nhưng do là mặt hàng được cung cấp độc quyền nên bên cung ứng vẫn không thể giảm giá Trong khi đó lượng cầu về một mặt hàng khác tăng lên và đồng thời giá cũng tăng
Lạm phát do xuất khẩu
Là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng Tổng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến tổng cung không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Khi đó, giá cả của các sản phẩm thiếu hụt sẽ tăng lên
Lạm phát do nhập khẩu
Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế hoặc do giá cả khiến giá bán ra trong nước cũng tăng theo Nếu mức giá chung bị giá cả của hàng hóa nhập khẩu đội lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát
Lạm phát do tiền tệ
Đây là nguyên nhân từ các ngân hàng khiến lượng tiền trong nước tăng, phát sinh lạm phát Khi ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước không
Trang 5mất giá Hoặc, có thể do ngân hàng mua trái theo yêu cầu nhà nước, khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhiều
II PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020
1 Phân tích biến động dựa vào các số liệu đã được thu nhập
a) Chỉ số giá tiêu dùng(CPI)
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: (đvt:%)
Chỉ số giá tiêu
Hàng ăn và
dịch vụ ăn
uống 2.29 0.26 -0.43 0.66 0.34 0.44 -0.18 0.11 -0.31 -0.13 0.05 -0.41 Lương thực 0.79 0.32 1.09 2.09 -0.08 -0.4 -0.2 0.6 0.53 0.16 0.59 0.43
Thực phẩm 2.6 -0.07 -0.89 0.62 0.43 0.72 -0.3 0.08 -0.59 -0.28 -0.06 -0.77
Ăn uống ngoài 2.26 1.03 -0.01 0.05 0.35 0.15 0.14 -0.03 0.03 0.09 0.1 0.11
Đồ uống và
thuốc lá 0.65 -0.28 -0.11 0.13 0.25 0.09 0.02 0.05 0.05 0.08 0.06 0.13 May mặc, giày
dép, mũ nón 0.33 -0.13 -0.15 -0.17 -0.01 0 0.06 -0.03 0.1 0.06 0.14 0.15 Nhà ở, vật liệu
xây dựng 1.47 -0.03 -0.25 -2.33 0.25 -0.42 0.47 0.1 0.62 0.29 0.07 -0.03 Thiết bị và đồ
dùng gia đình 0.27 0.08 0.09 0.06 0.05 0.07 0.07 0 -0.06 0 0.03 0.01 Thuốc và dịch
vụ y tế 0.17 0.13 0.05 0.03 0.04 0.01 0.02 0.02 0.01 0.01 0.01 0.01 Giao thông 0.69 -2.5 -4.87
-13.86 -2.21 6.05 3.91 0.1 -0.12 -0.08 -0.47 2.45
Bưu chính viễn
thông 0.03- -0.05 -0.06 -0.02 -0.02 -0.04 -0.02 -0.05 -0.02 -0.03 -0.17 0
Giáo dục 0.02 0.04 0.04 0 0 0.01 0.02 0.18 2.08 1.35 0 0.01
Văn hóa, giải
trí, du lịch 0.25 -0.43 -1.4 -0.4 -0.02 -0.01 0.3 -0.2 -0.2 -0.18 -0.06 -0.1
Đồ dùng và
dịch vụ khác 0.92 0.17 0.16 -0.13 0.07 0.19 0.17 0.2 0.02 0.09 0.12 0.12
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 giảm từ 1.23% ( tháng 1/2020) xuống còn 0.1% (tháng 12/ 2020) giảm 1.13% Một số tháng có mức CPI tăng trưởng âm; tháng 2: -0.17%, tháng 3: -0.72%, tháng 5: -0.03%, đáng kể nhất là tháng 4: -1.54%
Trang 6Trong tháng 1/2020, trong tổng số các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI tháng 01/2020, có 10 nhóm có chỉ số giá tăng, trong đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với mức tăng 2,29%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,47%; nhóm giao thông tăng 0,69%, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,65%; nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 0,33%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,27%; nhóm văn hóa, giải trí và
du lịch tăng 0,25%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,17%; nhóm giáo dục tăng 0,02%; nhóm đồ dùng và dịch vụ khác tăng 0,92% Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,03%
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2020 0,17% so với tháng trước, tăng 5,4% so với tháng 02/2019, bình quân 2 tháng đầu năm
2020 so với cùng kỳ năm trước tăng 5,91% Cụ thể, trong tổng số nhóm hàng hóa và dịch
vụ tính CPI tháng 02/2020 so với tháng trước có 6 nhóm có chỉ số giá giảm, trong đó: Nhóm giao thông giảm nhiều nhất với mức giảm 2,5%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,43%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,28%; nhóm may mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,13%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,03%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05% 5 nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá tăng, bao gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,26%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,13%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; nhóm giáo dục tăng 0,04% và nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,17% Lạm phát cơ bản tháng 2/2020 tăng 0,17% so với tháng trước
và tăng 2,94% so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng 3,1% so với bình quân cùng kỳ năm 2019
Trong tổng số nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI tháng 3/2020, có tới 7 nhóm có chỉ số giá giảm so với tháng trước Trong đó, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với mức giảm 4,87% Tiếp theo là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,4%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,15%; Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,11% và Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; Nhóm giáo dục tăng 0,04%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16% Cũng theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 3/2020 so với tháng trước giảm 0,06%, tăng 2,95% so với tháng 3/2019 Lạm phát cơ bản bình quân Quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019 tăng 3,05% Thông qua đó ta thấy được rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng trước, tăng 3,34% so với tháng 12/2019 và so với tháng 3/2019 tăng 4,87%
So với tháng 3/2020, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) tháng 4/2020 giảm 1,54%,
so với tháng 12/2019 giảm 1,21% Cụ thể, trong tổng số các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI tháng 4/2020 có 6 nhóm có chỉ số giá giảm, trong đó: Nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 13,86% Tiếp theo, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,33%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,4%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,17%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác giảm 0,13% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,66%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03% Riêng nhóm giáo dục không thay
Trang 7đổi Lạm phát cơ bản tháng 4/2020 giảm 0,15% so với tháng trước và tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng đầu năm nay tăng 2,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2019
Tháng 5/2020, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) giảm 0,03% so với tháng 4/2020 Nhóm giao thông giảm nhiều nhất với mức 2,21% trong tổng số các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI; nhóm bưu chính viễn thông cùng với nhóm văn hóa, giải trí và du lịch đều có mức giảm là 0,02%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,01% Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,34% (trong đó: lương thực giảm 0,08%; thực phẩm tăng 0,43%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,35%); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,25%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,25%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,07%
Trong tháng 6/2020, nhóm giao thông tăng cao nhất với 6,05% trong tổng số các nhóm dịch vụ và hàng hóa tính CPI năm 2020 Tiếp theo, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,44% (trong đó lương thực giảm 0,4%; thực phẩm tăng 0,72%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,15%); Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,07%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,19% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm: Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,42%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,01% Riêng nhóm may mặc, mũ nón, giày dép không thay đổi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2020 tăng 0,66% so với tháng trước, lạm phát cơ bản tháng 6/2020 tăng 0,07% so với tháng trước, bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2019
Trong tổng số các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI tháng 7/2020 so với tháng trước, có 9 nhóm có chỉ số giá tăng Trong đó, nhóm giao thông tăng nhiều nhất với mức tăng 3,91%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,47%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,3%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07% Các nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,06%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,02%; nhóm thuốc và dịch
vụ y tế và nhóm giáo dục cùng mức tăng 0,02%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,17% Bên cạnh các nhóm tăng trên, 02 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm,
cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%
Theo số liệu thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2020 biến động không đáng kể, tăng 0.07% so với tháng trước, cụ thể: có 6 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó: Hàng hóa và dịch vụ khác tăng nhiều nhất với mức 0,2%; Tiếp theo là nhóm giáo dục tăng 0,18%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%; Nhóm giao thông với nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có cùng mức tăng 0,1%; Cuối cùng, nhóm đồ uống
và thuốc lá tăng 0,05% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,2%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05%; Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,03% Riêng nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình có chỉ số giá không thay đổi
So với tháng trước, tháng 9/2020, trong số các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tính CPI có 6 nhóm hàng tăng giá: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,05%; may mặc, mũ nón và
Trang 8giầy dép tăng 0,1%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,62%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; giáo dục tăng 2,08%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02% 5 nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,31%; thiết bị và
đồ dùng gia đình giảm 0,06%; giao thông giảm 0,12%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,2% Lạm phát cơ bản tháng 9/2020 giảm 0,02%
so với tháng 8/2020 và tăng 1,97% so với tháng 9/ 2019 Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2019
Nhóm giáo dục có mức tăng nhiều nhất với mức tăng 1,35% trong số các nhóm tính CPI tháng 10/2020, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,29%, nhóm đồ uống và thuốc
lá tăng 0,08%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,06%, nhóm thuốc và dịch vụ y
tế tăng 0,01%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,09% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ
có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,18%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13% (lương thực tăng 0,16%; thực phẩm giảm 0,28%); nhóm giao thông giảm 0,08%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,03% Riêng nhóm thiết bị và
đồ dùng gia đình không thay đổi Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 10/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm 2020 tăng 2,52% so với bình quân cùng kỳ năm 2019
Chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm như tháng 11/2020 có nhiều biến động: trong tổng số các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI tháng 11/2020, có 3 nhóm có chỉ số giá giảm, trong đó: Nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 0,47%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,14%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,07%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,05%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,12% Riêng nhóm giáo dục không thay đổi
Trong tháng 12/2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0.1% so với tháng trước, có thể kể đến trong số các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI tháng 12 thì giao thông có chỉ số giá
ở mức cao nhất là 2.45% Tiếp đến là lương thực 0.43%; may mặc, giày dép mũ nón 0.15%; đồ uống và thuốc lá 0.13%; đồ dùng và dịch vụ khác 0.12%; ăn uống ngoài gia đình 0.11%; thiết bị và đồ dùng gia đình, thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục đều ở mức 0.01% Nhóm thực phẩm giảm sâu nhất trong tổng số các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI tháng 12/2020 là 0.77%, hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0.41%; văn hóa giải trí và
du lịch giảm 0.1%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm nhẹ 0.03% Riêng bưu chính viễn thông không có mức thay đổi Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019
Nhìn chung, mặt bằng giá năm nay tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, ngay từ tháng 1/2020 đã tăng 6,43%, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành giá của năm
2020, dẫn đến việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% Quốc hội đặt ra gặp nhiều khó khăn, thách thức Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ
Trang 9tướng Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, mức tăng của CPI được kiểm soát dần qua từng tháng với xu hướng giảm dần Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của Quốc Hội đề ra trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 Năm 2020, một năm đầy biến động với tình hình đại dịch Covid -19 bùng nổ, có thể thấy CPI tăng ở các tháng đầu năm: Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,17%), trong đó giá gạo tăng 5,14%
do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng; Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung chưa được đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%, mỡ lợn tăng 58,99%, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi,…làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng; Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao; Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019 Bên cạnh đó giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 23,03% so với năm trước (làm CPI chung giảm 0,83%); giá dầu hỏa giảm 31,21%; giá gas trong nước giảm 0,95% do ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới; Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm
b) Chỉ số GDP
Chỉ tiêu Đơn vị Quý 1 Quý 2 6 tháng 2020 Quý 3/2020 9 tháng 2020 Quý 4/2020
Cơ cấu GDP theo giá hiện tại
Nông nghiệp % 10.11 17.69 14.16 13.86 14.05 16.46 Công nghiệp % 35.52 31.86 33.44 32.59 33.16 34.81
Tăng trưởng thực của GDP
Giá trị GDP (2010)
GDP theo giá cố định
(2010)
Tỷ VNĐ
707.223 887.862 1.594.140 983.730 2.578.108 1.268.385 Nông nghiệp Tỷ
VNĐ 72.406 158.542 575.897 128.735 359.775 164.726 Công nghiệp Tỷ
VNĐ 260.602 315.686 599.315 355.168 932.041 473.978
VNĐ 285.964 313.387 188.007 392.479 991.228 496.223
Giá trị GDP hiện hành
Nông nghiệp Tỷ
VNĐ 120.084 244.699 364.732 220.863 585.786 349.207 GDP theo giá hiện hành Tỷ
VNĐ
1.188.207 1.382.99
5 2.576.480 1.593.586 4.169.988 2.121.415 Công nghiệp Tỷ
VNĐ 422.089 440.569 861.692 519.397 1.382.675 738.351
Trang 10Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%
Trong Quý 1 năm 2020, cơ cấu GDP hiện tại tính theo thành phần kinh tế, ngành dịch vụ có mức tăng trưởng GDP cao nhất là 43,71%, giảm 0,33% so với quý 1 năm ngoái( lấy số liệu của năm 2019), tiếp theo là ngành công nghiệp với 35,53%,tăng so với cùng kì năm 2019 là 0,27% Và cuối cùng là ngành nông nghiệp với 10,11%, so với 2019 giảm 0,05%
Tăng trưởng thực của GDP trong quý 1 với tổng GDP là 3,82%, so với cùng kì
2019 giảm 2,97% Ngành Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ lần lượt giảm so với 2019
là 2,6% ,3,48% ,3,23%
Quý 1, GDP theo giá cố định (2010) là 707,223 Tỷ VNĐ, tăng so với 2019 là 26,213 tỷ Cao nhất là ngành dịch vụ với 285,964 tỷ VNĐ, cao hơn 9045 tỷ so với cùng
kỳ 2019 Tiếp đó là ngành Công nghiệp, nông nghiệp với 260,602 tỷ, 72,406 tỷ
Giá trị GDP theo giá hiện hành của quý 1 là 1,188,207 tỷ VND So với cùng kì
2019 thì tăng lên 71,527 tỷ Dịch vụ cao nhất với 519,313 tỷ Công nghiệp với 422,098 tỷ
đã tăng 28418 tỷ so với 2019 Nông nghiệp cao hơn 6683 tỷ so với 2019 với 120,084 tỷ ở năm 2020
40,32%, nhưng so với quý 1 giảm 3,39% Ngành công nghiệp cũng giảm 3,66% so với quý một với tỉ trọng là 31,86% Tuy tỉ trọng thấp nhất với 17,69% nhưng ngành nông nghiệp lại tăng 7,58% so với quý 1
So với quý 1, tăng trưởng thực của GDP quý 2 với tổng GDP là 0,36 đã giảm đến 3,46%
Với -1,76%, ngành dịch vụ giảm sâu đến 5,03% so với quý 1 Và ngành công nghiệp cũng với 1,38% đã giảm 3,77% so với cùng kì quý 1 Cuối cùng là ngành nông nghiệp tăng 1,64%
GDP theo giá cố định năm 2010 của quý 2 rơi vào 887,862 tỷ VNĐ, tăng
so với cùng kỳ quý 1 là 180639 tỷ Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có giá trị lần lượt là 158,542 tỷ, 315,686 tỷ, 313,378 tỷ Và so với quý 1, các ngành này tăng lần lượt là 86,136 tỷ ,55084 tỷ ,27414 tỷ
Quý 2, giá trị GDP theo giá hiện hành là 1,382,995 tỷ, tăng so với cùng kỳ quý 1 là 194788 tỷ Ngành Dịch vụ có giá trị GDP theo giá hiện hành cao nhất với 557,662 tỷ VNĐ và tăng so với quý 1 là 38349
6 tháng dầu năm 2020, ngành dịch vụ chiểm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP thoe ngành với 42,04% và bằng tỉ trọng của nó ở cùng kỳ năm 2019 Cao thứ
2 đó là ngành công nghiệp với 33,44% giảm so với 2019 là 0,76% Với tỉ trọng là