1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Kinh Tế Vĩ Mô 2 - Đề Tài - Tác Động Của Chính Sách Tỷ Giá Hối Đoái Đến Lạm Phát Ở Việt Nam Giai Đoạn 2008-2012

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾNLẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2012

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1 Tỷ giá hối đoái 2

a.Định nghĩa tỷ giá hối đoái: 2

b.Phân loại tỷ giá 2

2 Chính sách tỉ giá hối đoái 3

a.Định nghĩa: 3

b.Phân loại chính sách tỷ giá 3

3 Cơ chế tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát 4

II THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2012 4

1.Kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1995-2010 4

a.Mô hình uớc lượng tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát: 5

b.Kết quả ước lượng: 6

Trang 3

a.Tăng cường tính linh hoạt của tý giá hối đoái 16

b.Phối hợp chính sách tài khóa với chính sách tỷ giá 17

c.Tăng niềm tin của nhân dân và nhà đầu tư vào đồng nội tệ 17

III KẾT LUẬN 18

Trang 4

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Chỉ số CPI năm 2009 9

Biểu đồ 2.2: Chỉ số CPI 7 tháng đầu năm 2009 và 2010 10

Biểu đồ 2.3: Biến động CPI của Việt Nam trong hai năm 2010 và 2011 11

Biểu đồ 3.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 12

Biểu đồ 3.2: Diễn biến tỷ giá năm 2009 13

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh đang phát triển của nước ta hiện nay, vấn đề lạm phát đi đôi với tăng trưởng luôn là vấn đề nhức nhối đối với các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô, do đó việc đi sâu nghiên cứu và đề xuất những chính sách có tác động tích cực đối với vấn đề này là mục đích nghiên cứu của nhóm sinh viên chúng tôi.

Nhận thấy vai trò quan trọng của tỷ giá hối đoái và những tác động từ chính sách tỷ giá hối đoái của Chính phủ qua các năm vừa qua đến tình trạng lạm phát của nước ta là không hề nhỏ Chúng tôi quyết định đi sâu nghiên cứu để tìm ra những tác động mà chính sach tỷ giá hối đoái đem lại Từ đó nêu ra hướng đi khách quan từ góc nhìn khoa học để kiềm chế lạm phát hiệu quả.

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi là “ Tác động của chính sách tỷ giá hốiđoái đến lạm phát của Việt Nam từ năm 2008-2012”, bao gồm 5 nội dung

nghiên cứu chính sau:

-Thứ nhất là nghiên cứu mô hình ước lượng tác động tỷ giá hối đoái đến lạm phát -Thứ hai là đánh giá tình trạng lạm phát của Việt Nam 2008-2012.

-Thứ ba là quan sát sự biến động của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam 2008-2012 -Thứ tư là tìm hiểu tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến lạm phát.

-Và cuối cùng đề xuất những biện pháp áp dụng chính sách về tỷ giá hối đoái để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số mô hình ước lượng đã được nghiên cứu để đưa ra kết luận.

Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Xuân Bình đã tận tình hướng dẫn để nhóm hoàn thành bài tiểu luận này!

Trang 6

NỘI DUNG

1 Tỷ giá hối đoái

a Định nghĩa tỷ giá hối đoái:

Tỉ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác.

b Phân loại tỷ giá.

Tùy mục đích sử dụng, tỉ giá được phân chia theo các tiêu thức khác nhau.

 Tỉ giá điện hối: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ, cũng như các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng điện.

 Tỉ giá thư hối: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ, cũng như các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng thư.

 Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ

 Tỉ giá mở cửa: Là tỉ giá áp dụng cho việc mua bán món ngoại tệ đầu tiên trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái.

trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái.

 Căn cứ vào phương thức mua bán, giao nhận ngoại tệ

 Tỉ giá giao nhận ngay: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận chúng sẽ thực hiện chậm nhất sau 2 ngày làm việc.

 Tỉ giá giao nhận có kì hạn: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận chúng được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định.

 Căn cứ vào chế độ quản lí ngoại hối

 Tỉ giá hối đoái chính thức: Là tỉ giá do Nhà nước công bố thường là Ngân hàng Trung ương

Trang 7

 Tỉ giá tự do: Là tỉ giá được hình thành tự phát và diễn biến theo quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường Tỷ giá tự do hay còn gọi là tỷ giá trên thị trường chợ đen.

2 Chính sách tỉ giá hối đoái

a Định nghĩa:

Là chính sách mà Ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách thay đổi lãi suất.

b Phân loại chính sách tỷ giá.

 Chế độ tỉ giá cố định: Là chế độ tỉ giá mà Ngân hàng Trung ương buộc phải can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì tỉ giá biến động xung quanh một mức tỉ giá cố định (gọi là tỉ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước.

→ Chế độ tỷ giá này giảm bớt rủi ro trong việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác

 Chế độ tỷ giá thả nổi an toàn: Là chế độ tỉ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương.

→ Chế độ tỷ giá này giúp cho chính sách tiền tệ quốc gia được độc lập  Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là chế độ tỉ giá mà Ngân hàng Trung

ương tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng đến tỉ giá nhưng không cam kết duy trì một tỉ giá cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỷ giá trung tâm.

3 Cơ chế tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát

Tỷ giá hối đoái và lạm phát là hai biến nội sinh, giữa chúng có tác động qua lại lẫn nhau và tùy thuộc vào điều kiện của từng thị trường mà có những tác động nhiều

Trang 8

hay ít Tỷ giá hối đoái tác động đến lạm phát chủ yếu qua ba kênh dẫn truyền sau với mối quan hệ đồng biến:

- Giá cả hàng hóa xuất khẩu - Cán cân thanh toán

- Xuất khẩu ròng

II.THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁIĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2012

1 Kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt Nam giaiđoạn 1995-2010

Do những hạn chế về số liệu và phương pháp nghiên cứu, nhóm xin phép được tham khảo mô hình ước lượng trong nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Phạm Thế Anh thực hiện năm 2008.Các chuỗi số liệu được sử dụng trong thời gian từ quý I năm 1995 đến quý IV năm 2010 từ dữ liệu của IMF, tổng cục thống kê và ngân hàng nhà nước nên hoàn toán có thể tin cậy về độ chính xác Để không mất tính tổng quát khi xem xét biến lạm phát tác giả đã đưa thêm 1 số biến giải thích khác đó là GDP, lãi suất tiền gửi, giá gạo thế giới và cung tiền M2 để phân tích sự ảnh hưởng của chúng tới biến này Trong phần này chúng tôi dựa trên nghiên cứu khoa học của các tác giả đi trước để xây dựng mô hình nhằm giải quyết 2 vấn đề:

 Tỉ giá hối đoái có thực sự ảnh hưởng tới lạm phát không? Nếu có thì tác động như thế nào? Có nên dùng tỉ giá hối đoái để điều chỉnh lạm phát không?

 Nhân tố nào thực sự ảnh hưởng tới lạm phát của Việt Nam?

Trang 9

a Mô hình uớc lượng tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát:

D2lnp= β0 + ∑β1id2lnPt-i +∑β2idlnExt-i +∑β3idlnYt-i+∑β4idlnM2t-i +∑β5idlnRicet-i +∑β6iidlnRatet-ii∑ecmj,t-i

Bảng 1: Biến và ký hiệu sử dụng trong mô hình nhân tố gây lạm phátb Kết quả ước lượng:

Mẫu: Q1 năm 1995- Q4 năm 2010

Trang 10

Bảng 2: Kết quả mô hình ước lượng tác động của tỷ giá lên lạm phátc Kết luận:

Mô hình cho thấy kết quả khá cao của R-squared thể hiện các biến phụ thuộc giải thích được 75.31% thay đổi của biến độc lập Kiểm định T cho thấy biến có ý nghĩa ở mức 5% và 10% Kiểm định F cho thấy mô hình là phù hợp kiểm định B-G và Arch- test cho biết không có hiện tượng tự tương quan bậc cao và phương sai không đổi.

Đồng thời, mô hình cũng cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của biến giải thích tỷ giá đến biến lạm phát, ở cả ba độ trễ 1,5 và 7 đều có mối tương quan mạnh Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có những tác động trái chiều ở những độ trễ khác nhau đối với lạm phát Điều này có thể giải thích do sự mất giá của đồng nội tệ so với USD làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn và làm tăng lạm phát trong nước Tuy nhiên tại cùng thời gian đó nếu đồng tiền của các đối tác nhập khẩu của Việt Nam mất giá nhiều hơn đồng USD thì mối quan hệ trên có thể có chiều ngược lại Bên cạnh đó, sự biến động của tỷ giá và cung tiền của kỳ trước có quan hệ chặt chẽ tới lạm phát của kỳ sau.

Trang 11

Qua phân tích mô hình có thể thấy sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến lạm phát và đây là 1 gợi ý quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách trong việc sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái là 1 công cụ hữu ích trong kiểm soát lạm phát ở nước ta hiện nay.

2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm 2008-2012

Bảng 1: Tỉ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2008- 2012 (Đơn vị: %)

Trang 12

(Nguồn tổng cục thống kê )

a Năm 2008

Kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tác động tới tình hình sản xuất, xuất khẩu trong nước

Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam tỉ lệ lạm phát trung bình năm là 23,1%, ở mức 2 con số CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30% Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%.

b Năm 2009

Năm 2009 với nhiều biện pháp và chính sách của chính phủ, lạm phát đã được kiềm chế và giảm đáng kể, giảm 16%, mức lạm phát xuống còn 7,1%, mức CPI cũng trong vòng kiểm soát

Trang 13

Theo thống kê của ngân hàng thế giới, tỉ lệ lạm phát cả Việt Nam năm 2010 tuy vẫn được kiềm chế ở mức 1 con số (8,9%) nhưng tỉ lệ này vẫn tăng so với năm 2008, và cao hơn tỉ lệ lạm phát dự kiến của quốc hội đề ra hồi đầu năm.

Trang 14

Diễn biến CPI các tháng năm 2011 Lạm phát cả năm tăng trở lại mức 2 con số, ở mức tăng 18,7% ghi nhận sự “đi hoang” của dòng tiền, khi không tạo được đột phá về tăng trưởng nhưng lại thúc ép lạm phát đạt các kỷ lục mới.

Trang 15

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2011 nổi trội ở hai đột biến, đến từ các mức tăng kỷ lục mới trong tháng 4 và tháng 7, đặc biệt là tháng 4 với CPI đạt 3,32%

e Năm 2012

Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát -Năm 2012, lạm phát giảm xuống mức 1 con số, đây cũng là mức lạm phát thấp nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012, so với năm 2011 giảm 11,89%, so với đầu kỳ 2008 giảm 16,29%, tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng Chỉ số CPI cũng theo đó giảm mạnh, đặc biệt là vào tháng 5,6 với chỉ số CPI âm

3 Sự biến động của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam 2008-2012

a Năm 2008

Trang 16

Năm 2008, cùng với sự biến động cuả lãi suất và lạm phát, TGHĐ cũng đây biến động Tỉ giá công bố liên ngân hang đã tăng 5% thay vì xu hướng duy trì ổn định → tỉ giá giao dịch liên ngân hàng tăng 10% tỉ giá trên TTTD cũng tăng kịch mức trần vượt mức cho phép của NHNN.

14-Mar 17-Apr 07-May 04-Jun 08-Jul 01-Aug 04-Sep 03-Oct 10-Nov 03-Dec

Biểu đồ 3.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước -

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tygiaSGD?

Trong những tháng đầu năm tỷ giá USD/VNĐ liên tục sụt giảm, lý do là vì đây là thời điểm Tết âm lịch nên lượng kiều hối chảy về nước lớn Tuy nhiên trong

Trang 17

những tháng giữa năm tỷ giá lại có dấu hiệu tăng, thậm chí đạt mức trần

Biến động tỉ giá USD/VNĐ năm 2009

Biểu đồ 3.2: Diễn biến tỷ giá năm 2009(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước –

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tygiaSGD? _adf.ctrl-state=10o387hop4_4&_afrLoop=617662147277600 )

- Nhìn chung tỉ giá bình quân trên thị trường tiền tệ lien ngân hàng của Việt Nam đồng và Đôla Mỹ tương đối ổn định trong năm 2009 do chính sách ổn định của Ngân hàng Nhà nước.

- Tuy nhiên vào giai đoạn cuối năm, cụ thể là khoảng từ cuối tháng 11 đến hết năm tỉ giá đột ngột có biến động lớn, tăng lên khoảng 1000đ Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể kể đến 2 nguyên nhân chính:

Trang 18

+) Do nguồn cung USD giảm

Nguồn ngoại tệ chảy vào Việt Nam chủ yếu từ xuất khẩu, kiều hối, đầu tư từ nước ngoài vào trong nước, du lịch…Tuy nhiên thì do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nguồn thu ngoại tệ từ du lịch đã giảm mạnh, bên cạnh đó các ngân hàng cũng ghi nhận sự sụt giảm của lượng kiều hối chảy về nước, theo thống kê giảm khoảng 20% so với năm 2008 Trong 6 tháng cuối năm, theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước lượng dự trữ ngoại hối của ta cũng giảm khoảng 5,7 tỉ đôla Mỹ trong vòng 7 tháng (từ tháng 11/2008 đến tháng 6/2008)

+)Do cầu ngoại tệ trong nước tăng đột biến

i)Trong giai đoạn này nợ Chính phủ tăng cao, điều này làm cho Chính phủ phải huy động USD để trả các khoảng nợ đến hạn, tác động của nó là làm cho đồng USD tăng giá

ii) Cuối tháng 10/2009, tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam đã đạt mức 33,29%, chính sự tăng trưởng nóng này cũng là một nguyên nhân đẩy giá USD ngày càng tăng

iii)Năm 2009 cũng là năm ghi nhận sự thâm hụt cán cân thương mại lớn, nhập siêu tăng cao, chính sự thâm hụt này đã tạo ra áp lục làm phá giá VNĐ

c Năm 2010

Tỉ giá vẫn biến động lên xuống tuy nhiên thị trường ngoại hối đã khả quan hơn nhờ chính sách điều tiết của NHNN

- 3 quý đầu, tỉ giá LNH được điều chỉnh 3 lần, tỉ giá chính thức tăng nhẹ trong quý đầu, giảm và tương đối ổn định trong quý 2, sau đó tăng nhẹ trong quý 3 Cung và cầu ngoại tệ chuyển biến tích cực hơn so với năm 2008

Trang 19

- Trong quý IV, tỉ giá trên TTTD liên tục tăng mạnh, vượt mốc 20000 VNĐ/USD, tỉ giá trên thị trường tự do chạm mốc 21000VNĐ/USD.

d Năm 2011

- 11/2/2011, NHNN điều chỉnh tí giá, tăng tỉ giá chính thức từ 18932VNĐ/USD lên 20693VNĐ/USD sau đó tiếp tục tăng vào các tháng 3,4 tỉ giá TTTD lập đỉnh vào 21/2 lên tới 22500VNĐ/USD từ tháng 7 tỉ giá liên ngân hang duy trì quanh mức 20608VNĐ/USD, tỉ giá trên TTTD cũng liên tục giảm, nhiều thời điểm thấp hơn thị trường chính thức tỉ giá giao dịch tại các NHTM cũng chuyển biến tích cực, lần đầu tiên thấp hơn tỉ giá chính thức sau 37 tháng vào tháng 5.

4 Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt Nam 2008-2012

Tỉ giá hối đoái và lạm phát có mối quan hệ phụ thuộc nhau, nếu cái này thay đổi thì cái kia bắt buộc phải thay đổi và ngược lại Trong đó, nếu tỉ giá thay đổi thì sẽ tác động đến tỷ lệ lạm phát thông qua các kênh dẫn truyền sau:

Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ giảm giá so với đồng tiền nước ngoài, giá hàng hóa trong nước rẻ 1 cách tương đối so với hàng hóa nước ngoài khiến cho xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm,xuất khẩu ròng tăng lên, tổng cầu tăng,AD dịch chuyển lên trên (trong mô hình AD-AS), làm tăng giá gia tăng lạm phát gia tăng.

b Tác động của tỷ giá tới lạm phát thông qua cán cân thanh toán

Khi đồng nội tệ mất giá,xuất khẩu ròng sẽ tăng lên, đường IS dịch chuyển sang phải (mô hình IS-LM), lãi suất trong nước tăng lên, trong ngắn hạn luồng vốn đổ

Trang 20

vào trong nước làm cán cân vốn tăng lên, để giữ tỷ giá cố định NHTW sẽ phải cung ứng thêm tiền để mua ngoại tệ ,cung tiền tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải (mô hình IS- LM) lạm phát sẽ tăng lên.

c Tác động của tỷ giá tới lạm phát thông qua giá hàng nhập khẩu

Khi tỷ giá danh nghĩa tăng, đồng nội tệ mất giá so với các đồng ngoại tệ làm tăng giá hàng nhập khẩu Trong trường hợp hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất, một khi các yếu tố đầu vào tăng sẽ dẫn tới chi phí sản xuất tăng và dẫn tới tăng giá hàng nội địa Trường hợp nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thì giá trị của hàng hóa đó sẽ đắt hơn một cách tương đối so với giá trị thực của chúng Tổng hợp lại khi đồng nội tệ mất giá thì giá hàng nhập khẩu tăng làm tăng lạm phát.

5 Đề xuất về chính sách tỷ giá hối đoái để kiểm chế lạm phát trong thờigian tới

Từ những phân tích trên về tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến lạm phát và dựa vào bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhóm xin được trình bày một số đề xuất như sau:

a Tăng cường tính linh hoạt của tý giá hối đoái

Tăng cường linh hoạt tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn sẽ có tác dụng nâng giá đồng Việt Nam Việc Việt Nam đồng được nâng giá sẽ đem lại một số lợi ích như sau:

+ Việc tăng giá tương đối của VNĐ so với USD sẽ làm giảm giá nguyên liệu nhập khẩu làm giảm giá thành các yếu tố sản xuất góp phần giảm giá hàng nội địa và giảm giá hàng ngoại phục vụ tiêu dùng.

Ngày đăng: 16/04/2024, 01:23

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w