1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

De tai rac thai sinh hoat

78 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 231,46 KB

Cấu trúc

  • Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu (15)
      • 1.1. Khái niệm về chất thải (15)
      • 1.2. Đặc điểm rác thải sinh hoạt (0)
      • 1.3. Các phương thức xử lý rác thải (16)
      • 1.4. Tác động của rác thải đến môi trường (0)
      • 1.5. Tình hình quản lý xử lý rác thải trên thế giới (27)
      • 1.6. Tình hình quản lý xử lý rác thải ở Việt Nam (30)
      • 1.7. Tình hình quản lý chất thải ở một số tỉnh (0)
      • 1.8. Tình hình quản lý chất thải tại An Giang (0)
      • 1.9. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại Thoại Sơn (34)
  • Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (43)
    • 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (0)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (43)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (44)
    • 2.4. Nội dung nghiên cứu (46)
    • 2.5. Y đức trong nghiên cứu (47)
  • Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (47)
    • 3.2. Tình hình thu gom, mức đóng phí, số lượng thành phần rác sinh hoạt và hình thức xử lý của người dân (50)
    • 3.3. Nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác sinh hoạt (53)
  • Chương IV: BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu (60)
    • 4.2. Thực trạng thu gom, mức đóng phí, số lượng, thành phần rác sinh hoạt và hình thức xử lý của người dân (61)
    • 4.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác sinh hoạt (63)
    • 4.4. Mối liên quan giữa các khu vực, thị trấn, xã đã được công nhận xã nông thôn mới và xã chưa được công nhận xã nông thôn mới với nhận thức và ý thức thu gom rác thải giữ gìn vệ sinh môi trường (0)
    • 4.5. Đề xuất giải pháp quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn (67)
  • Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 5.1. Kết luận (70)
    • 5.2. Kiến nghị (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (72)

Nội dung

Xử lý rác thải sinh hoạt chưa hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng và tác động không nhỏ đến sức khỏe của người dân. Rác thải gây ra nhiều vấn đề. Mùi khó chịu, vi trùng gây bệnh, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh. Nghiêm trọng hơn nó thải vào nước, đất và không khí những hóa chất rất độc hại.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thực hiện ở 06 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thoại Sơn.

+ Núi Sập: Đại diện cho 3 thị trấn.

+ Vĩnh Phú, Thoại Giang: Đại diện cho các xã đã được công nhận xã Nông thôn mới.

+ Định Thành, Định Mỹ, Mỹ Phú Đông: Trong quá trình thực hiện xã nông thôn mới.

- Thời gian từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 07 năm 2017.

Phương pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang có phân tích.

Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến: n = 5 x m

Trong đó : n là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu, không được nhỏ hơn 5 lần số câu hỏi của bảng điều tra, m là số câu hỏi dùng trong bảng nghiên cứu.

Thay vào công thức: n = 5 x 36 = 180 mẫu. Để hạn chế sai số của nghiên cứu ta nhân với hiệu ứng thiết kế lên 2 lần 180 x 2 = 360 mẫu.

Thu thập mẫu ngẫu nhiên, mỗi hộ phỏng vấn một phiếu đến khi đủ thì dừng, mỗi xã 60 mẫu.

2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu:

- Công cụ thu thập số liệu:

+ Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước.

+Tiến hành thu thập thử nghiệm tại cộng đồng trước khi tiến hành thu thập số liệu thực nhằm điều chỉnh phù hợp với ngôn ngữ địa phương và đối tượng phỏng vấn.

- Kỹ thuật thu thập số liệu:

Phỏng vấn trực tiếp người dân bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn.

+ Điều tra viên : được tập huấn và hướng dẫn cụ thể rỏ ràng trong quá trình thực hiện.

+ Cán bộ hỗ trợ : Cán bộ chương trình vệ sinh môi trường tuyến xã và cộng tác viên y tế ấp, nhân viên dẫn đường.

+ Cán bộ giám sát: Là tác giả thực hiện đề tài và cộng sự sẽ tổ chức tập huấn bộ câu hỏi và hướng dẫn thực hiện cũng như giám sát hỗ trợ trong quá trình thực hiện Cán bộ giám sát có thể giám sát định kỳ hoặc giám sát đột xuất theo lịch công tác của điều tra viên, áp dụng phương pháp giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp.

2.3.5 Cách thức tiến hành thu thập số liệu:

Tiến hành phỏng vấn đối tượng trực tiếp tại hộ gia đình.

Trong quá trình phỏng vấn tuân thủ nguyên tắc tạo sự thoải mái vui vẻ cho người trả lời, gây sự chú ý để đối tượng tập trung trao đổi tích cực vấn đề đưa ra. Cách thức ghi chép theo gợi ý của bảng câu hỏi.

2.3.6 Phương pháp kiểm soát sai số:

Lập phiếu điều tra phỏng vấn.

Tổ chức tập huấn và kiểm tra kiến thức đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung trong mẫu phỏng vấn được thiết kế sẵn Người thu thập số liệu được tập huấn cẩn thận để biết nội dung, mục đích, yêu cầu của nghiên cứu, những công việc mà điều tra viên phải biết, phải làm và cần có giám sát để thu nhận thông tin được chính xác. Điều tra viên phải khách quan không gợi ý. Điều tra thử, rút kinh nghiệm.

Mỗi phiếu điều tra sau khi phỏng vấn phải được kiểm tra ngay về tính hoàn tất và tính phù hợp Những phiếu không hoàn tất hoặc không phù hợp sẽ được phỏng vấn lại để đạt cở mẫu được đề ra.

2.3.7 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:

Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 16.0.

Thống kê mô tả: tính tần số, tỷ lệ nếu là biến liên tục, các biến số ( tuổi, nghề nghiệp, học vấn, dân tộc ).

Thống kê có phân tích các mối tương quan giữa vấn đề cần nghiên cứu và các biến.

Nội dung nghiên cứu

Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:

Tuổi từ 18 tuổi trở lên, chia làm 3 độ tuổi:

Nghề nghiệp: Được phân chia thành các nhóm

- Trình độ học vấn: Được chia theo các nhóm sau đây:

+Trung học cơ sở Trung học phổ thông

+ Cao đẳng, Đại học trở lên.

- Tôn giáo, gồm các tôn giáo, sau đây:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1.1: Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu từ 18- 29 tuổi có 37 hộ chiếm tỷ lệ 10,3 %, nhóm tuổi 30-

50 tuổi có 180 hộ chiếm tỷ lệ 50 %, nhóm trên 50 tuổi có 143 hộ chiếm tỷ lệ 39,7 %. Trong đó nữ là 225 hộ chiếm tỷ lệ 62,5%, nam là 135 hộ chiếm tỷ lệ 37,5%.

1-2 người 3-4 người 5-6 người Trên 6 người 0

Biểu đồ 3.1.2 Phân bố số nhân khẩu của hộ

Số người trong gia đình nhóm 1-2 người có 59 hộ chiếm tỷ lệ 16,4 %; số người trong gia đình nhóm 3-4 người có 197 hộ chiếm tỷ lệ 54,7 %; số hộ có 5-6 người có 87 hộ chiếm tỷ lệ 24,2 %; hơn 6 người rất ít 17 hộ chiếm tỷ lệ 4,7 %.

Biểu đồ 3.1.3.Thông tin chung về nghề nghiệp (n= 360)

Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu đa số là làm nông nghiệp nội trợ và buôn bán Số người được phỏng vấn làm nông nghiệp, nội trợ có 115 hộ chiếm tỷ lệ 31,9 %, số người làm dịch vụ và buôn bán là 144 hộ chiếm tỷ lệ 40 %, Cán bộ công nhân viên chức có 20 hộ chiếm tỉ lệ thấp 5,6 %, còn lại là người già và hưu trí mất sức.

Tiều học trở xuống THCS,THPT Trung cấp trở lên

Biểu đồ 3.1.4: Thông tin chung về học vấn: (n= 360)

Về học vấn trình độ tiểu học trở xuống là 160 hộ chiếm tỷ lệ 44,5 %, Trung học cơ sở, phổ thông có 166 hộ chiếm tỷ lệ 46,1 %, Trung cấp cao đẳng trở lên có

Biểu đồ 3.1.5: Thông tin chung về dân tộc: (n= 360)

Về dân tộc 97,0 % là người Kinh, người Khơme là 0,8%, còn lại là ngườiHoa chiếm tỷ lệ 2,2 %.

Tình hình thu gom, mức đóng phí, số lượng thành phần rác sinh hoạt và hình thức xử lý của người dân

Xe thu gom Tự xử lý tại nhà

Biểu đồ 3.2.1 Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt của xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thoại Sơn: (360 hộ)

Có 245 hộ gia đình được thu gom rác thải sinh hoạt bằng xe thu gom của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thoại Sơn chiếm tỷ lệ 68,1%; 115 hộ tự xử lýtại nhà chiếm tỷ lệ 31,9%.

Biểu đồ 3.2.2 Lượng rác thải bình quân mỗi người/ ngày

Lượng rác thải của các hộ gia đình 0,2 kg/người/ngày có 116 hộ chiếm tỷ lệ 32,2 %, lượng rác thải 0,4 kg/người/ngày là 150 hộ chiếm tỷ lệ 41,7 %, lượng rác thải 0,5 kg/người/ngày là 63 hộ chiếm tỷ lệ 17,5 %, lượng rác thải 0,6 kg/người/ngày là 31 hộ chiếm tỷ lệ 8,6 %.

Rác hữu cơ Rác vô cơ

Cả 3 câu trên Đáp án 1, 2 đúng

Biểu đồ 3.2.3 Thành phần rác thải sinh hoạt của người dân: (n= 360)Nhận xét:

Thành phần rác chủ yếu là chất hữu cơ chiếm tỷ lệ hơn 60 %, còn lại là chất vô cơ và các thành phần khác.

Mỗi ngày 2 ngày/lần 3 ngày/lần 0

Biểu đồ 3.2.4 Tần suất thu gom rác thải sinh hoạt của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thoại Sơn: (n= 245).

Có 150 hộ trả lời tần suất thu gom rác thải của Xí nghiệp môi trường đô thị mỗi ngày 1 lần, chiếm tỷ lệ 61,2 %; có 83 hộ trả lời tần suất thu gom rác thải của Xí nghiệp môi trường đô thị hai ngày 1 lần, chiếm tỷ lệ 33,8 % Có 12 hộ trả lời tần suất thu gom rác thải của Xí nghiệp môi trường đô thị ba ngày 1 lần, chiếm tỷ lệ 5 %.

Biểu đồ 3.2.5 Tính hợp lý của tần suất thu gom rác thải sinh hoạt của

Xí nghiệp môi trường đô thị theo ý kiến của người dân:(n$5)

Có 225 hộ trả lời tần suất thu gom rác thải của Xí nghiệp môi trường đô thị hợp lý chiếm tỷ lệ 91,8 % Có 20 hộ trả lời tần suất thu gom rác thải của Xí nghiệp môi trường đô thị chưa hợp lý chiếm tỉ lệ 8,2 %

Bán phế liệu Chôn, lấp, đốt rác Tái chế làm thức ăn cho vật nuôi

Biểu đồ 3.2.6 Hình thức tự xử lýrác thải sinh hoạt của người dân đã từng thực hiện: (n= 360)

Có 95 hộ đã từng tự xử lýrác sinh hoạt tại nhà bằng cách bán phế liệu chiếm tỷ lệ 26,4 %, có 08 hộ đã từng tự xử lýrác sinh hoạt tại nhà bằng cách chôn, đốt chiếm tỷ lệ 2,3 %, có 26 hộ đã từng tự xử lýrác sinh hoạt tại nhà bằng cách làm thức ăn cho vật nuôi chiếm tỷ lệ 7,2 %, có 231 hộ đã phối hợp các biện pháp trên chiếm tỷ lệ 64,1%.

Nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác sinh hoạt

xử lýrác thải sinh hoạt:

Biểu đồ 3.3.1 Ý kiến của người dân về mức thu phí (n= 360)

Mức phí thu gom rác thải sinh hoạt hàng tháng từ 10 ngàn đến 20 ngàn đồng Có 308 ý kiến cho rằng mức thu hợp lý chiếm tỷ lệ 85,6 %; có 7 ý kiến cho rằng mức thu đó thấp chiếm tỷ lệ 1,9 %; có 45 ý kiến cho rằng mức thu đó cao chiếm tỷ lệ 12,5 %.

Thay thế, thêm thùng rác

Phân loại rác theo màu Tăng cường lực lượng thu gom

Biểu đồ 3.3.2 Ý kiến của người dân về việc tăng cường thu gom rác thải sinh hoạt: (n= 360)

Có 211 hộ cho rằng nên thêm thùng đựng rác chiếm tỷ lệ 58,6 %; có 6 ý kiến yêu cầu có thùng khác màu để phân loại rác chiếm tỷ lệ 1,7 %; 115 ý kiến cho rằng nên tăng cường lực lượng và xe thu gom chiếm tỷ lệ 31,9 %; có 28 hộ không có ý kiến chiếm tỷ lệ 7,8%.

Chôn, đốt rác Không biết

Biểu đồ 3.3.3 Ý kiến của người dân về vịêc xử lý rác của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thoại Sơn: (n= 360)

Có 272 hộ không biết về việc xử lý rác của Xí nghiệp chiếm tỷ lệ 75,5 %; có 88 hộ trả lời là chôn và đốt rác chiếm tỷ lệ 24,5 %

30 Ô nhiễm nguồn nước, không khí

Tốn kém nhiều kinh phí

Tăng diện tích bãi rác Tất cả đều đúng

Biểu đồ 3.3.4 Ý kiến của người dân về việc xử lýrác không tốt: (n= 360)

Có 162 ý kiến cho rằng xử lý rác không tốt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và không khí chiếm tỷ lệ 45%; có 70 ý kiến cho rằng xử lý rác không tốt sẽ gây tốn kém nhiều chi phí sau này chiếm tỷ lệ 19,4 %; có 20 ý kiến cho rằng xử lý rác không tốt sẽ gây gia tăng diện tích bãi rác chiếm tỷ lệ 5,6 %; có 108 ý kiến cho rằng xử lý rác không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, tốn tiền của nhà nước, gia tăng diện tích bãi rác chiếm tỷ lệ 30,0 %.

Tốt Chưa tốt Không quan tâm

Biểu đồ 3.3.5 Ý kiến của người dân về việc xử lýrác của những người xung quanh: (n= 360)

Có 274 ý kiến cho rằng người dân xử lý rác tốt chiếm tỷ lệ 76,1%; có 60 ý kiến cho rằng người dân xử lý rác chưa tốt chiếm tỷ lệ 16,7%; có 26 người không quan tâm chiếm tỷ lệ 7,2%.

Sợ tốn tiền đổ rác Làm theo người xung quang Nhà không có điều kiện tự xử lý Vứt xuống sông cho thuận tiện Đáp án 3 và 4 đúng

Biểu đồ 3.3.6 Ý kiến của người dân về việc người khác bỏ rác xuống ao hồ, nơi công cộng: (n= 360)

Có 21 ý kiến cho rằng người dân bỏ rác xuống ao, hồ là do sợ tốn tiền đổ rác chiếm tỷ lệ 5,8 %; có 16 ý kiến cho rằng người dân bỏ rác xuống ao, hồ là làm theo người xung quanh chiếm tỷ lệ 4,5%; có 102 ý kiến cho rằng người dân bỏ rác xuống ao, hồ là do nhà không có điều kiện xử lý chiếm tỷ lệ 28,3 %; có 174 ý kiến cho rằng người dân bỏ rác xuống ao, hồ là do thấy thuận tiện chiếm tỷ lệ 48,3

%; có 47 ý kiến cho rằng người dân bỏ rác xuống ao, hồ vì nhà không có điều kiện xử lý và vứt xuống sông cho thuận tiện chiếm tỷ lệ 13,1 %.

92.5 Ô nhiễm môi trường Sức khỏe

Biểu đồ 3.3.7 Cảm nhận của người dân về việc vức rác bừa bãi: (n= 360)

Có 13 ý kiến cho rằng việc vức rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ 3,6 %; Có 5 ý kiến cho rằng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân chiếm tỷ lệ 1,4

%; có 09 ý kiến cho rằng việc vức rác bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng đến mỹ quan chiếm tỷ lệ 2,5 %; có 333 ý kiến cho rằng việc vức rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, mỹ quan chiếm tỷ lệ 92,5 %.

Biểu đồ 3.3.8 Cảm nhận của người dân về môi trường xung quanh: (n= 360)

Có 327 ý kiến cho rằng môi trường xung quanh bình thường chiếm tỷ lệ 90,8

%; có 33 ý kiến cho rằng môi trường xung quanh bị ô nhiễm chiếm tỷ lệ 9,2 %;

Hiếm khi, không tham gia

Biểu đổ 3.3.9 Mức độ tham gia bảo vệ môi trường của người dân: (n= 360)

Có 97 ý kiến cho rằng không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, hiếm khi hoặc không tham gia chiếm tỷ lệ 26,9 %; có 209 ý kiến cho rằng thỉnh thoảng có tham gia đến việc bảo vệ môi trường chiếm tỷ lệ 58,1 %; có 54 ý kiến cho rằng thường xuyên tham gia đến việc bảo vệ môi trường chiếm tỷ lệ 15 %.

Phát động xử lý rác hợp lý Tăng cường tuyên truyền Tăng cường xe thu gom Phạt nặng hành vi vức rác bừa bãi

Tất cả các câu trên

Biểu đồ3.3.10.Đề xuất của người dân về biện pháp bảo vệ môi trường: (n= 360)

Có 29 ý kiến cho rằng phát động việc xử lý rác hợp lý chiếm tỷ lệ 8,0 %; có 137 ý kiến cho rằng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân chiếm tỷ lệ 38,0%; có 154 ý kiến cho rằng cần phải tăng cường xe thu gom chiếm tỷ lệ 42,8 %; có 20 ý kiến cho rằng cần phải phạt thật nặng hành vi vức rác bừa bãi chiếm tỷ lệ 5,6 %; có 20 ý kiến cho rằng cần phải thực hiện tất cả các nội dung trên chiếm tỷ lệ 5,6 %.

BÀN LUẬN

Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi gồm 360 mẫu được chia thành 3 nhóm tuổi gồm 18 đến 29 tuổi, nhóm 30 đến 49 tuổi và nhóm 50 tuổi trở lên Trong đó nhóm tuổi từ 30 tuổi trở lên chiếm 89,7 % Đây là lứa tuổi chín chắn về suy nghĩ cũng như kiến thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường.

Trong quá trình nghiên cứu đa số phỏng vấn là nữ chiếm gần 2/3 số hộ, vì nam đi ra ngoài lao động nhiều hơn Nữ cũng là lực lượng chính xử lýrác thải sinh hoạt của gia đình Chính vì vậy nghiên cứu sẽ mang tính xác thực và khách quan hơn Chúng ta sẽ thu thập được thông tin chính xác hơn.

Huyện Thoại Sơn có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống nhưng đa số vẫn là dân tộc kinh, chúng ta phỏng vấn hơn 96,9 % là dân tộc kinh, còn lại là người Hoa và người khơme Điều này cũng tương đồng với các nghiên cứu khoa học trước đây có liên quan đến dân tộc ở huyện Thoại Sơn.

4.1.4 Tôn giáo: Đa số đối tượng được phỏng vấn là đạo phật trên 90 %, một số ít là đạo thiên chúa và đạo khác Tỷ lệ này cũng tương đồng với tỉ lệ chung của đồng bằng sôngCửu Long về đạo giáo

Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu phần lớn có trình độ tiểu học và trung học chiếm tỷ lệ 44,4%;Trung học cơ sở-Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 46,1%, chỉ có 9,5% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên Tỷ lệ này cũng tương đồng với các nghiên cứu về trình độ dân trí của người dân ở huyện Thoại Sơn.

Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu đa số là làm nông nghiệp nội trợ và buôn bán, chiếm tỷ lệ 71,9 % Cán bộ công nhân viên chiếm tỉ lệ thấp 5.6 %, còn lại là người già và hưu trí mất sức Với tỉ lệ này cũng tương đương với các nghiên cứu khác ở huyện Thoại Sơn về nghề nghiệp.

4.1.7 Số người trong gia đình:

Phần đông hộ có số người từ 3 đến 4 người, số liệu này cũng hợp lý vì chính sách của nhà nước là mỗi gia đình chỉ nên có 1 đến 2 con và hiện nay có xu hướng ít sống chung với cha mẹ.

Thực trạng thu gom, mức đóng phí, số lượng, thành phần rác sinh hoạt và hình thức xử lý của người dân

4.2.1 Thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt:

Trong số 360 hộ được phỏng vấn có 245 hộ được xe thu gom đến tận nhà lấy rác chiếm tỷ lệ 68,1 %, còn lại 123 hộ tự xử lýrác thải tại nhà do chưa có xe thu gom hay chung chuyển rác chiếm tỷ lệ 31,9 % Trong quá trình phỏng vấn các hộ ở các trục lộ chính đều được thu gom rác thải sinh hoạt, các hộ ở xa trục lộ chính chưa được triển khai thu gom bằng xe của Xí nghiệp môi trường đô thị.

Số hộ tự xử lýrác tại nhà dùng các phương pháp cụ thể như sau: cơm, thức ăn, rau thừa thì cho heo, gia cầm ăn; giấy, lá cây, các chất dễ cháy… đốt; các loại như bọc nilong, lon bia, mũ, nhôm sắt, bình acquy, cục sạc bin,… thì bán phế liệu.

Phương pháp xử lýrác truyền thống này cũng tương đồng như những nghiên cứu khoa học trước đây của một số huyện thuộc tỉnh Kiên Giang và một số huyện thuộc tỉnh Nghệ An, Ninh Bình và Hà Nội.

4.2.2 Lượng rác bình quân mỗi người/ ngày:

Qua quá trình thu thập số liệu lượng rác sinh hoạt bình quân mỗi người/ngày là 0,37 kg, cụ thể từng xã như sau:

Bảng 4.1 Bình quân lượng rác thải ra của mỗi người/ngày(kg)

Số thứ tự Tên xã Bình quân lượng rác thải ra của mỗi người/ngày( kg)

Như vậy lượng rác thải sinh hoạt của mỗi người trên địa bàn huyện 0,33 đến 0,52 kg/ngày Số liệu này cao hơn nghiên cứu của Đoàn Thị Hằng năm 2012 với đề tài Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp tại huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 0,3-0,43 kg/người/ngày, tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan năm 2013 thực hiện đề tài Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai - Hà Nội với số lượng là 0,5 kg/người, thấp hơn báo cáo của khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên của trường Đại học Cần Thơ năm 2014, bình quân lượng rác thải sinh hoạt của người dân đồng bằng Sông Cửu Long là 0,61kg

Qua đó, chúng ta nhận thấy lượng rác thải sinh hoạt bình quân mỗi người/ngày ở thị trấn là cao nhất, tiếp đến là ở các xã nông thôn mới như Thoại Giang, Vĩnh Phú, thấp hơn nữa là các xã Định Thành, Định Mỹ, Mỹ Phú Đông

4.2.3 Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt:

Thành phần rác thải sinh hoạt của người dân huyện Thoại Sơn chủ yếu là chất hữu cơ như rau cũ, thức ăn thừa, lá cây khô…chiếm tỷ lệ hơn 60%, còn lại là chất vô cơ và những thứ khó phân hủy khác Tỷ lệ này hợp lý, vì rác sinh hoạt thì phần lớn là chất hữu cơ.

4.2.4.Hình thức tự xử lýrác thải sinh hoạt của người dân đã từng thực hiện (n60). Đã từ lâu, theo kinh nghiệm, mọi người biết chọn lựa những thứ rác bán được như lon bia, đồ mũ, nhôm…; đốt những thứ dể cháy như giấy, lá khô; làm hố rác chứa những thứ không đốt và bán được Truyền thống này cũng giống như ở những tỉnh, thành khác trong cả nước.

Tuy nhiên rất nhiều ý kiến cho rằng người chung quanh còn vứt rác xuống sông, hồ cũng như nơi công cộng.

Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác sinh hoạt

xử lýrác thải sinh hoạt.

Người dân trong mỗi hộ gia đình có vai trò rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường Nguồn phát sinh rác thải là từ hoạt động của con người, trong đó rác thải sinh hoạt đóng vai trò quan trọng vì phát sinh hàng ngày Nếu chúng ta không quan tâm đúng mức đến hoạt động vận chuyển, thu gom, xử lýrác thải sinh hoạt được tốt, có hiệu quả thì có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, xã hội…Với ý nghĩa đó, qua việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân sinh sống trên địa bàn các xã, thị trấn nhằm đánh giá và tìm hiểu về nhận thức của họ về vấn đề rác thải, công tác thu gom, vận chuyển, xử lýrác, kết quả như sau:

4.3.1 Thái độ của người dân về tần suất thu gom và phí thu gom rác:

Hơn 90% ý kiến cho rằng tuần suất thu gom của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thoại Sơn là hợp lý và hài lòng với dịch vụ này, không gây phiền hà gì cho người dân.

Có hơn 87 % ý kiến cho rằng mức phí hiện tại phù hợp Chính vì vậy việc thu phí này không ảnh hưởng và không gây cản trở gì việc thu gom rác thải sinh hoạt của người dân.

4.3.2 Ý kiến của người dân về việc xử lýrác thải sinh hoạt của mọi người xung quanh:

Hầu hết mọi người đều trả lời những người xung quanh còn vứt rác xuống sông, ao hồ, nơi công cộng Như vậy mặc dù biết vứt rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến môi trường nhưng mọi người vẫn thực hiện vì nhà không có điều kiện xử lý, hoặc thấy mọi người xung quanh thực hiện thì làm theo, vứt xuống sông thuận tiện vì nó sẽ trôi đi…

4.3.3 Nhận thức của người dân về việc xử lýrác không tốt: Đa số người dân vẫn biết việc xử lýrác không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và phải gia tăng diện tích bãi rác.

4.3.4 Ý kiến của người dân về việc tăng cường thu gom rác thải sinh hoạt:

Theo nhận thức của người dân để rác thải sinh hoạt thu gom tốt hơn nên tăng thêm thùng chứa rác, có thùng khác màu để đựng các loại rác khác nhau, tăng cường thêm công nhân thu gom rác.

4.3.5 Mức độ tham gia bảo vệ môi trường với những hoạt động tập thể:

Việc tham gia bảo vệ môi trường với những hoạt động tập thể của người dân chưa thường xuyên Có 32,2 % trả lời rằng không tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường rất hiếm khi; có 47,5% % trả lời rằng thỉnh thoảng tham gia các hoạt động nêu trên; có 20,3 % ý kiến trả lời thường xuyên tham gia hoạt động bảo vệ môi trường

4.3.6 Đề xuất của người dân về việc xử lý rác thải sinh hoạt góp phần bảo vệ môi trường:

Hầu hết người dân nghĩ rằng việc vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường và làm tổn hại đến sức khỏe

Chính vì những ảnh hưởng nêu trên, có 8,1 % ý kiến cho rằng cần phải phát động các đợt xử lýrác hợp lý để nhân dân cùng tham gia; 38,1% ý kiến cho rằng cần tổ chức tuyên truyền cung cấp kiến thức cho người dân; 42,8% đề xuất gia tăng xe thu gom; 5,6% đề nghị phạt thật nặng hành vi vứt rác bừa bãi và cũng có 5,6% ý kiến yêu cầu thực hiện tất cả các nội dung trên.

4.4 Mối liên quan giữa các khu vực thị trấn, xã được công nhận xã nông thôn mới và xã chưa được công nhận xã nông thôn mới với nhận thức và ý thức thu gom rác thải và giữ gìn vệ sinh môi trường:

4.4.1 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của việc vứt rác bừa bãi và xử lý không tốt:

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của việc vứt rác bừa bãi và xử lý không tốt

Tên Xã Ảnh hưởng của việc vứt rác bừa bãi và xử lý không tốt Ô nhiễm môi trường Sức khỏe Mỹ quan Ảnh hưởng môi trường, sức khỏe, mỹ quan

Thoại Giang 8 5 47 Định Thành 60 Định Mỹ 1 6 53

Người dân ở cả 3 khu vực: Thị trấn, xã đã công nhận xã nông thôn mới và các xã chưa được công nhận xã nông thôn mới đều có nhận thức tương đồng với nhau về việc ảnh hưởng xấu của rác thải sinh hoạt đến cảnh quan, môi trường và sức khỏe của người dân Tuy nhiên từ nhận thức đến ý thức thì mỗi khu vực có ý thức khác nhau.

4.4.2 Ý thức tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường:

Bảng 4.3 Mức độ tham gia của người dân trong việc thu gom rác

Tên Xã Mức độ tham gia của người dân

Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên

Thoại Giang 50 10 Định Thành 26 34 Định Mỹ 31 29

Qua quá trình phân tích số liệu thu thập được, kết quả cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân ở Thị Trấn Núi Sập là cao nhất, do việc tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt ở đây đã thực hiện từ những năm 2000, người dân ở đây đã nhận thức được việc thu gom xử lý rác thải góp phần bảo vệ môi trường Ở các xã đã được công nhận xã nông thôn mới như Vĩnh Phú và Thoại Giang ý thức và hành vi của người dân cũng đã quan tâm nhiều và tham gia vào việc thu gom xử lý rác thải nhưng thấp hơn ở Thị trấn Núi Sập, các xã như Định Thành, Định Mỹ, Mỹ Phú Đông người dân cũng đã quan tâm nhưng mức độ thấp hơn

4.4.3 Về việc đóng phí vận chuyển rác sinh hoạt về bãi rác:

Trong 245 ý kiến được tham khảo, có 49 ý kiến cho rằng mức phí hiện đóng là cao và than phiền phân bố cụ thể ở các xã như sau:

Bảng 4.4 Đóng phí vận chuyển rác sinh hoạt về bãi rác

Tên Xã Mức phí vận chuyển cao (các ý kiến)

Thoại Giang 12 Định Thành 17 Định Mỹ 15

Mỹ Phú Đông 0 (chưa tổ chức thu gom)

Qua các số liệu nêu trên, nhận thấy người dân ở Thị trấn Núi Sập mặc dù mức phí đóng cao hơn các xã khác, nhưng người dân vẫn hài lòng và chấp nhận đóng mức phí này để được thu gom rác thải sinh hoạt Các xã đã được công nhận xã nông thôn mới cũng dể dàng chấp nhận khoản phí này để làm sạch rác thải góp phần bảo vệ môi trường Đa số người dân ở các xã chưa được công nhận xã nông thôn mới ý thức đóng phí chưa cao, cảm thấy chưa hài lòng về việc đóng phí này, mặc dù số tiền thấp hơn của Thị trấn Núi Sập Qua đó chúng ta cũng dể dàng nhận ra, ý thức về bảo vệ môi trường, sẵn sàng đóng phí vận chuyển rác sinh hoạt của Thị trấn Núi Sập là cao nhất,tiếp đến là các xã đã được công nhận xã nông thôn mới, xã chưa được công nhận xã nông thôn mới thì ý thức đóng phí thấp hơn.

4.5 Đề xuất giải pháp quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn:

4.5.1 Một số tồn tại trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt:

Qua quá trình điều tra thực tế về công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại các xã, thị trấn, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thu gom vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như sau:

Rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại hộ dân, tất cả đều đựng trong bọc ni long và buộc lại gây khó khăn cho quá trình phân hủy.

Đề xuất giải pháp quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn

4.5.1 Một số tồn tại trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt:

Qua quá trình điều tra thực tế về công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại các xã, thị trấn, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thu gom vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như sau:

Rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại hộ dân, tất cả đều đựng trong bọc ni long và buộc lại gây khó khăn cho quá trình phân hủy.

Mặc dù người dân biết rỏ việc vứt rác bừa bãi là ảnh hưởng đến cảnh quan đến môi trường và sức khỏe nhưng hành vi vứt rác thải bừa bãi ra ven đường, sông, kênh, mương, ao, hồ, vẫn còn phổ biến.

Các xã, thị trấn ít có biển hướng dẫn: Phải bỏ rác đúng nơi quy định, cấm vứt rác ở nơi công cộng, ao, hồ, sông …vẫn chưa có những quy định xử phạt hành chính về vứt rác bừa bãi.

Công tác tuyên truyền vận động người dân ý thức tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, phân loại xử lý rác sinh hoạt chưa tổ chức thường xuyên và sâu rộng.

Một số ấp thuộc xã ở nông thôn xa trung tâm huyện, giao thông chưa thuận tiện, các hộ gia đình sinh sống ở đây chưa có xe trung chuyển hay xe thu gom rác thải sinh hoạt đến thu gom Đa số dân ở các xã này tự xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt, vứt xuống sông, ao, hồ cạnh nhà.

Rác thải sinh hoạt của người dân chỉ được Xí nghiệp môi trường đô thị thu gom về bãi tập kết rác là hơn 50%, như vậy còn hơn 40% rác thải sinh hoạt người dân tự xử lý chưa được thu gom.

Mỗi ngày có hơn 30 tấn rác thải sinh hoạt được tập kết về bãi rác của ẤpTây Sơn, Thị Trấn Núi Sập Tuy nhiên ở đây rác chủ yếu được phun thuốc khử mùi và thu lượm những thứ bán được như lon bia, đồ mũ Nếu không có tái chế rác thải hoặc ủ phân hữu cơ, lò đốt khối lượng lớn thì thách thức của chúng ta trong thời gian sắp tới là tăng diện tích bãi rác.

4.5.2 Một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Thoại Sơ n:

4.5.2.1 Giải pháp về tuyên truyền giáo dục:

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm cho người dân về việc bảo vệ môi trường, trách nhiệm thu gom rác thải, để đúng nơi quy định, đóng đầy đủ phí vận chuyển và tham gia các đợt vệ sinh môi trường do chính quyền địa phương phát động.

Các ban ngành đoàn thể, các ngành chuyên môn tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vận động về xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày, hướng dẫn phân loại rác thải khi thu gom, tác hại của việc rứt rác bừa bãi ra sông hồ, kênh rạch. Cần tiến hành các hoạt động giáo dục và quảng bá về ảnh hưởng của rác thải đến môi trường, đời sống và sức khỏe của người dân Hoạt động tuyên truyền chú trọng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo thành phong trào sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia cùng thực hiện.

Tổ chức các lớp tập huấn, họp nhóm, tư vấn nhóm trong cộng đồng dân cư, tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến thức về rác thải sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường trong các trường học, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cộng đồng dân cư. Thường xuyên phát động phong trào bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp bằng các hình thức tổng vệ sinh cảnh quan đường phố, sông hồ, nơi công cộng.

Tăng cường thời lượng phát thanh tuyên truyền trên loa đài của xã và huyện nhằm chuyển đổi hành vi về tránh vứt rác bừa bãi góp phần bảo vệ môi trường.

Tăng cường bảng, biểu, pano, appich gắn ở những nơi công cộng như trường học, bệnh viện, bến xe, bến tàu nội dung Cấm vứt rác bừa bãi, hãy bỏ rác đúng nơi quy định, vứt rác xuống sông hồ là hủy hoại nguồn nước của chúng ta

4.5.2.2 Giải pháp về chính sách :

Các xã, thị trấn cần nghiên cứu các văn bản, các quy định về bảo vệ môi trường, về xử lý chất thải rắn sinh hoạt để ban hành các quy định riêng phù hợp về quản lý rác thải tuyên truyền cho người dân từng xã thực hiện.

Quy định phạt hành chính hành vi vứt rác bừa bãi nơi công cộng.

Có chế độ đãi ngộ công nhân làm công tác thu gom rác thải, nâng cao ý thức cho họ về phân loại rác tại nguồn

4.5.2.3 Giải pháp về hạ tầng cơ sở:

Mở rộng các trục lộ giao thông từ xã đến ấp tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển rác, xe của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thoại Sơn có thể đến lấy rác như các xã: Mỹ Phú Đông, Tây Phú, Phú Thuận.

4.5.2.4 Giải pháp về nhân lực và vật lực:

Ngày đăng: 24/06/2024, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Nguyễn Đình Hương chủ biên, 2006. Giáo Trình Kinh Tế Chất Thải. Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Kinh Tế Chất Thải
Nhà XB: Nhà xuấtbản giáo dục
1. Báo cáo vệ sinh môi trường khoa y tế công cộng, Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn năm 2016 Khác
2. Báo cáo hoạt động 2016 của xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thoại Sơn Khác
3. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang Khác
4. Bùi Thị Nhung 2014, Quản lý chất thải rắn tại Thành Phố Hưng Yên Khác
5. Cổng thông tin điện tử huyện Thoại Sơn (Nguyễn Quốc Khánh, Phó trưởng ban tuyên giáo huyện Thoại Sơn) Khác
6. Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn, Ngân hàng thế giới(WB) 2012 Khác
7. Đoàn Thị Hằng, 2013, Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp tại huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.8. Việt báo năm 2003 Khác
9. ttpp://moitruongsach.vn/thuc-trang-rac-thai-o-viet-nam Khác
10.Quyết định số 26/2005/BYT ngày 9 tháng 9 của Bộ y tế quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Trung tâm Y tế Khác
11. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn theo Nghị định 59/2007/NĐ- CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 Khác
12. Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn năm 2015 Khác
13. Nghị định 59/2007/NĐ-CP quy định về rác thải sinh hoạt Khác
15. Nguyễn Thị Loan, 2013, Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai-Hà Nội Khác
16. Nguyễn Ngọc Nông , 2011 , Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại Thành phố Thái Nguyên Khác
17. Kế hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 Khác
18. Luật bảo vệ môi trường, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014) Khác
19. Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đình Hương năm 2003 Khác
20. Tạp chí khoa học Trường Đại Học Cần Thơ số 34 năm 2014, trang 119-127 Khác
21. Trần Phạm Thùy Dung, khóa luận tốt nghiệp “Đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng năm 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1.  Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước trên thế giới - De tai rac thai sinh hoat
Bảng 1.1. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước trên thế giới (Trang 28)
Bảng 1.2. Dự báo lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị tỉnh An Giang - De tai rac thai sinh hoat
Bảng 1.2. Dự báo lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị tỉnh An Giang (Trang 34)
Biểu đồ 3.2.6. Hình thức tự xử lýrác thải sinh hoạt của người dân đã từng thực hiện: (n= 360) - De tai rac thai sinh hoat
i ểu đồ 3.2.6. Hình thức tự xử lýrác thải sinh hoạt của người dân đã từng thực hiện: (n= 360) (Trang 53)
Bảng 4.1. Bình quân lượng rác thải ra của mỗi người/ngày(kg) - De tai rac thai sinh hoat
Bảng 4.1. Bình quân lượng rác thải ra của mỗi người/ngày(kg) (Trang 62)
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của việc vứt rác bừa bãi và xử lý không tốt - De tai rac thai sinh hoat
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của việc vứt rác bừa bãi và xử lý không tốt (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w