1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

De tai csskss

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kiến thức và thực hành đúng về số lần khám thai của bà mẹ là 92,9%, hiểu biết đúng về lợi ích của việc khám thai là 95,3%, lựa chọn nơi khám thai an toàn là 94,7%, kiến thức thực hành đúng về tiêm phòng uốn ván là 87,6%, kiến thức thực hành đúng về uống viên sắt là 87,6%, các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai là 85,9%, kiến thức thực hành đúng về các dấu hiệu nguy hiểm trong lúc sinh là 92,9%, kiến thức về cho bú lần đầu và lợi ích của sữa mẹ là 91,2%, kiến thức thực hành đúng về tái khám sau sinh là 90,6%, các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh là 91,2%. Tỷ lệ bà mẹ có hiểu biết đầy đủ và thực hành đúng về chăm sóc trước, trong và sau sinh là 84,7. Nhóm bà mẹ có con dưới 1 tuổi, tuổi lớn hơn 20, sinh từ lần 2 trở lên, sống ở thành thị, kinh tế gia đình khá giảu, làm nghề lao động trí óc có kiến thức và thực hành đúng về chăm sóc trước trong và sau sinh cao hơn nhóm bà mẹ sinh lần 1, tuổi đời dưới 20, sống ở nông thôn, làm nghề lao động chân tay.

Trang 1

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THOẠI SƠN

NGUYỄN THỊ SƯƠNG

BÁO CÁO

KHẢO SÁT KIẾN THỨC

VÀ THỰC HÀNH ĐÚNG VỀ CHĂM SÓC TRƯỚCTRONG VÀ SAU SINH CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CONDƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN NĂM 2021

Thoại Sơn 12/ 2021

Trang 2

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THOẠI SƠN

NGUYỄN THỊ SƯƠNG

BÁO CÁO

KHẢO SÁT KIẾN THỨC

VÀ THỰC HÀNH ĐÚNG VỀ CHĂM SÓC TRƯỚCTRONG VÀ SAU SINH CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CONDƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN NĂM 2021

Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài Giám đốc

BS CK2 Nguyễn Thị Sương

Trang 3

THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Họ và tên,học hàm học vị

Tổ chứcCông tác

Nội dung,công việcchính tham

Thời gianlàm việccho đề tài

(Số tháng quy đổi)1 Bs Nguyễn Thị Sương Trung tâm Y tế

Thoại Sơn Chủ nhiệmđề tài 2

Thoại Sơn Thư ký đềtài 23 DSTH Lại Thị Kim Hồng Phi Trung tâm Y tế

Thoại Sơn Thành viên 24 KS Nguyễn Thị Tuyết Hiền Trung tâm Y tế

Thoại Sơn Thành viên 2

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Sương

Trang 4

Tôi cam đoan đây là những nội dung nghiên cứu của nhóm chúng tôi Cáckết quả nêu trong báo cáo là trung thực Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nhữngnội dung mà chúng tôi báo cáo.

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Sương

Trang 5

Để hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu khoa học này, ngoài những nổ lực của bảnthân và cộng sự, tôi còn nhận được sự ủng hộ rất nhiều của quý đồng nghiệp Tôi xingửi lời cám ơn chân thành đến những tập thể và cá nhân sau đây:

Ban giám đốc và Hội đồng Khoa học – kỷ thuật Trung tâm Y tế huyện ThoạiSơn, UBND huyện Thoại Sơn trong việc nghiệm thu đề tài, tư vấn, kiểm tra, đônđốc trong quá trình thực hiện.

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Sương

Trang 6

TrangTrang phụ bìa

Mục lục

Danh mục bảngCác chữ viết tắt

1.1.3 Tình hình chăm sóc trước trong và sau sinh trên thế giới 61.1.4 Tình hình chăm sóc trước trong và sau sinh ở Việt Nam 81.1.5 Tình hình chăm sóc trước trong và sau sinh tại An Giang 9

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

Trang 7

2.2.4 Nội dung nghiên cứu 112.2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 112.2.4.2 Kiến thức thực hành đúng về chăm sóc trước sinh 122.2.4.3 Kiến thức thực hành đúng về chăm sóc trong sinh 132.2.4.3 Kiến thức thực hành đúng về chăm sóc sau sinh 14

Chương 5 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

46 47Tài liệu tham khảo

Bảng câu hỏi

Trang 8

Bảng 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi 17

Bảng 3.4 Phân bố theo kiến thức và thực hành về tiêm phòng uốn ván 21Bảng 3.5 Phân bố theo dùng thuốc khi bệnh trong thời gian mang thai 23Bảng 3.6 Phân bố theo kiến thức và thực hành thời điểm cho trẻ bú lần

đầu tiên sau sinh

Trang 9

Biểu đồ 3.1 Phân bố theo nơi cư trú 17

Biểu đồ 3.5 Phân bố theo kiến thức và thực hành về lợi ích của việc khám thai

Biểu đồ 3.6 Phân bố theo kiến thức và thực hành về nơi khám thai 21Biểu đồ 3.7 Phân bố theo kiến thức và thực hành về uống viên sắt 22Biểu đồ 3.8 Phân bố theo kiến thức và thực hành về các dấu hiệu nguy

hiểm khi mang thai

trước trong và sau sinh một cách đầy đủ

26

Trang 10

Từ viết tắtTiếng AnhTiếng việtWHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới

UNICEF United Nations Children’s Fund Qủy nhi đồng liên hiệp quốc

CDC Centers for Disease Control and Prevention

Trung tâm phòng chống dịch bệnh

sơ sinh trong và ngay sau đẻ.

UNFPA United Nations Population Fund meeting

Hội nghị Quỹ dân số Liên hiệp quốc

HIV Human Immunodeficiency Virus Hội chứng gây ra suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrom

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

dục

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm gần đây, sức khỏe sinh sản trở thành một trong các lĩnh vựcquan trọng được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức quan tâm Chương trình sứckhỏe sinh sản của Liên hiệp quốc xác định sức khỏe sinh sản gồm 10 nội dung cơbản, trong đó có chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh và trẻ sơ sinh lànội dung quan trọng nhất [18] Tổ chức Y tế thế giới đưa ra khuyến cáo để cónhững đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng chobà mẹ thì các bà mẹ phải được chăm sóc sức khỏe liên tục từ khi có ý định mangthai đến khi đứa trẻ chào đời [18].

Mặc dù vậy, tỷ lệ tử vong mẹ còn cao, cả nước tỷ lệ tử vong mẹ khoảng49/100.000 trẻ đẻ sống [4] Ở An Giang con số này có thấp hơn 20,19 bà mẹ tửvong trên 100,000 trẻ đẻ sống [1] Tử vong mẹ để lại nổi đau cho gia đình và xã hộimà không có gì bù đắp nổi.

Tỷ lệ tử vong mẹ còn cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: do sự yếu kémcủa hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sự chủquan, lơ là và thiếu hiểu biết của người dân trong cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ cóthai [4]

Tại Thoại Sơn năm 2020 đã xãy ra 3 trường hợp tử vong mẹ/2624 trẻ rasống, chiếm tỷ lệ 114/100,000 trẻ đẻ ra sống cao gấp 3 lần so với cả nước và củatỉnh [1], [13]

Nhằm góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong mẹ, tạo điều kiệncho chị em phụ nữ sinh đẻ an toàn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sátkiến thức và thực hành đúng về chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ có

con dưới 1 tuổi tại huyện Thoại Sơn năm 2021” với các mục tiêu sau đây:

- Mô tả kiến thức và thực hành đúng về chăm sóc trước, trong và sau sinh

của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Thoại Sơn năm 2021.

Trang 12

- Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành đúng về chăm sóctrước, trong và sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Thoại Sơn năm2021.

Thông qua kết quả nghiên cứu thực tế tại huyện, chúng tôi sẽ đề xuất nhữnggiải pháp thiết thực và triển khai có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầucho bà mẹ và trẻ em trong thời gian sắp tới.

Trang 13

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Chăm sóc sức khỏe sinh sản

1.1.1.Khái niệm về sức khỏe sinh sản:

Sức khỏe sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và xã hộiliên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người Theo quan niệmnày, sức khỏe sinh sản có nội dung rộng lớn Sau Hội nghị Dân số và phát triển tạiCairo –Ai Cập (1994), trong chương trình hành động sau hội nghị Quỹ dân số Liênhiệp quốc (UNFPA) đã mô tả sức khỏe sinh sản gồm các nội dung sau:

Kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn, phòng tránh pháthai và phá thai an toàn, phòng ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh sản vàcác bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, tư vấn và điều trị vô sinh [2]

1.1.2 Nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản:

Ở Việt Nam, sức khỏe sinh sản được chi tiết thành 10 nội dung cụ thể như sau:Làm mẹ an toàn, bao gồm việc chăm sóc khi mang thai, khi đẻ và sau khi đẻ,cả mẹ và con đều an toàn.

Thực hiện tốt KHHGĐ: Thông tin, tư vấn, giáo dục và cung cấp dịch vụKHHGĐ hiệu quả và an toàn; tạo điều kiện cho khách hàng tự do lựa chọn; giúp cáccặp vợ chồng tự quyết định và có trách nhiệm về số con và khoảng cách giữa các lầnsinh

Giảm nạo, phá thai và phá thai an toàn.Giáo dục SKSS vị thành niên.

Phòng chụống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Phòng chống ung thư vú và các loại ung thư ở bộ phận sinh dục.Phòng chông nguyên nhân gây vô sinh.

Trang 14

Giáo dục tình dục, sức khỏe người cao tuổi và bình đẳng giới.Thông tin giáo dục truyền thông.

Trong đó nội dung thứ nhất là quan trọng nhất [18]

1.1.2.1 Kiến thức về chăm sóc trước sinh [2] [3]:

Chăm sóc trước sinh là chăm sóc bà mẹ khi mang thai đến lúc trước khi sinhnhằm đảm bảo sức khỏe bà mẹ an toàn, sinh con khỏe mạnh

Nội dung của chăm sóc trước sinh bao gồm: Khám thai đầy đủ, tiêm phònguốn ván, bổ sung viên sắt, ăn uống, lao động và nghỉ ngơi hợp lý, điều trị tốt nhữngbệnh hiện mắc, hướng dẫn xác định nơi sinh, theo dỏi dấu hiệu nguy hiểm có thểxảy ra khi mang thai Chăm sóc phụ nữ khi mang thai có tầm quan trọng và cầnthiết nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ như: thể trạng không đảm bảo, cácbệnh lý có sẵn cũng như xuất hiện trong thời gian mang thai.

Nếu thực hiện tốt chăm sóc trước sinh sẽ giảm thiểu được tử vong và bệnhtật cho cả mẹ và con.

Mỗi phụ nữ mang thai phải được quản lý thai và khám thai ít nhất 4 lần trongthai kỳ (1 lần trong 3 tháng đầu, 1 lần trong 3 tháng giữa, 2 lần trong 3 tháng cuối).

Chăm sóc trước sinh cần được thực hiện theo 9 bước sau:

- Hỏi bản thân thai phụ về nghề nghiệp, điều kiện lao động: Tư thế làm việc

ngồi hay đứng, chế độ nghỉ ngơi, có tiếp xúc độc hại không Có ở vùng sâu vùng xa

hay không, có là người dân tộc thiểu số hay không, trìnhđộ học vấn thế nào, điềukiện sống, kinh tế (chú ý hoàn cảnh đói nghèo ).

-Sức khỏe: Hiện có mắc bệnh gì không, có dấu hiệu gì bất thường, nếu có,

mắc từ bao giờ, diễn biến thế nào, đã điều trị gì, kết quả điều trị, có ảnh hưởng gìđến sức khỏe, đang dùng thuốc gì Chú ý các bệnh nhiễm khuẩn đang lưu hành ở

địa phương và các bệnh mãn tính Tiền sử bệnh mắc những bệnh gì, lưu ý những

bệnh phải nằm viện, phải phẫu thuật, phải truyền máu, các tai nạn, dị ứng, nghiện

Trang 15

rượu, thuốc lá, ma túy, các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tâm thần, nội tiết, bệnhvề máu, gan, thận Tiền sử sản khoa (PARA), đã có thai bao nhiêu lần,có bị sinhnon, sinh rớt gì không.thời gian chuyển dạ, sinh thường hay sinh khó (forceps, giáckéo, phẫu thuật lấy thai ) Các bất thường khi mang thai: ra máu, tiền sản giật…,khi đẻ (ngôi bất thường, đẻ khó, thai dị dạng), sau đẻ (chảy máu, nhiễm khuẩn).Cân nặng con khi đẻ Tình trạng con khi đẻ ra: khóc ngay, ngạt, chết Có điều trị vôsinh, điều trị nội tiết, các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền quađường tình dục, thủ thuật ở cổ tử cung Hỏi về các biện pháp tránh thai đã dùng, đặcbiệt là trước lần có thai này.

-Hỏi về lần có thai này: Chu kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng nghén, ngàythai máy, Sụt bụng (xuất hiện 1 tháng trước đẻ, do ngôi thai xuống thấp) Các dấu

hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, dịch tiết âm đạo tang Mệt mỏi, uể oải, đau

đầu, ăn kém ngon (dấu hiệu thiếu máu) Nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị, nôn

mửa (dấu hiệu tiền sản giật).

-Hỏi về tiền sử gia đình như sức khỏe, tuổi bố mẹ, anh chị, còn sống hay đãchết Nếu chết, cho biết lý do Có ai mắc bệnh nội khoa: Tăng huyết áp, đái tháo

đường, tim mạch, gan, thận,…Có ai mắc bệnh nhiễm khuẩn: Lao, bệnh LTQĐTD,

HIV/AIDS, sốt rét Các tình trạng bệnh lý khác: Sinh đôi, đẻ con dị dạng, dị ứng

-Hỏi về tiền sử hôn nhân lấy chồng năm bao nhiêu tuổi, tuổi, nghề nghiệp,sức khỏe, bệnh tật của chồng.

-Dự tính ngày sinh theo ngày đầu của kỳ kinh cuối.

-Khám toàn thân, đo chiều cao cơ thể (lần khám thai đầu), cân nặng (cho mỗilần khám thai) Khám da, niêm mạc, đánh giá có phù hoặc thiếu máu hay không(cho mỗi lần khám thai) Đo huyết áp, khám tim phổi (cho mỗi lần khám thai).Khám vú, khám các bộ phận khác khi có dấu hiệu bất thường.

Trang 16

-Khám sản khoa: ba tháng đầu xác định có thai, tư vấn khám thai,uống viên

sắt ba tháng giữa xem sự phát triển của thai nhi, tiêm phòng uốn ván, cử độngthai Ba tháng cuối tốt nhất nên khám thai mỗi tháng một lần Nghe tim thai, xácđịnh ngôi, tiên lượng chọn nơi sinh hợp lý

-Tiến hành xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết: Thử protein niệu, đườnghuyết, xét nghiệm máu,xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B, C và các bệnh lây

truyền qua đường tình dục khác nếu cần, càng sớm càng tốt Nếu có thiếu máu thìxét nghiệm phân xem có giun không Xét nghiệm khí hư nếu nghi ngờ có biểu hiệnnhiễm trùng đường sinh sản Siêu âm và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, tiêm

phòng uốn ván[2],[3]:

1.1.2.2 Kiến thức về chăm sóc trong sinh [2],[3]:

Chuyển dạ là quá trình có khi có dấu hiệu sinh đến khi thai nhi, rau thai đượcđưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ Qúa trình chuyển dạ tiềm ẩn nhiều nguycơ và các biến chứng nguy hiểm Vì vậy bà mẹ cần cung cấp đầy đủ kiến thức vềnhững điều có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ Một cuộc chuyển dạ kéo dàikhoảng 12 giờ Nguy cơ tăng lên nếu bà mẹ có những bệnh mản tính từ trước nhưđái tháo đường, tăng huyết áp, bướu cổ, bệnh tim, Người mẹ cần chuẩn bị tâm lýcũng như trang bị đầy đủ kiến thức về chuyển dạ nhằm giảm thiểu đến mức thấpnhất những tai biến không đáng có.

1.1.2.3 Kiến thức về chăm sóc sau sinh [2],[3]:

Chăm sóc sau sinh được tính từ lúc bà mẹ sinh con xong đến 6 tuần sau sinh,đặc biệt là 2 tuần đầu Thời kỳ này các nguy cơ cho mẹ liên quan đến cuộc đẻ vẫncòn tồn tại như nhiểm trùng hậu sản, băng huyết, nhiễm độc thai nghén Thời kỳnày bà mẹ cần được nghỉ ngơi, ăn uống bồi dưỡng và uống viên sắt nhằm phục hồisức khỏe sau sinh.

1.1.3 Tình hình chăm sóc trước trong và sau sinh trên thế giới

Trang 17

Theo quỹ nhi đồng liên hiệp quốc, vẫn còn nhiều nơi trên thế giới chăm sóctrước sinh chưa tốt nên hàng năm còn hàng nghìn đứa trẻ tử vong do uốn ván sơsinh, tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Á Nguyên nhân do trình độ văn hóa vàkinh tế 1 số nơi còn thấp Ở Ấn Độ, qua 1 cuộc điều tra có khoảng 50% phụ nữ cảmthấy chăm sóc thai nghén là không cần thiết [19].

Tiếp cận chăm sóc trước sinh đối với thai phụ rất quan trọng, nhưng chỉ cókhoảng 55% phụ nữ mang thai được chăm sóc trước khi sinh ở Bangladesh năm2009–2013 [18].

Qúa trình chuyển dạ là một quá trình nguy hiểm, có thể xảy ra biến chứngthậm chí ảnh hưởng đến tính mạng thai phụ.Tỷ lệ tử vong mẹ cao ở những vùngnông thôn nghèo và cộng đồng có học vấn thấp Tại ngoại ô Sahara Châu Phi, nơicó tỷ lệ tử vong mẹ cao nhất thế giới chỉ có 40% case sinh do cán bộ y tế đở đẻ.Cácbà mẹ đã từng sinh con hoặc mẹ chồng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sinhcon của thai phụ Các kết quả của những nghiên cứ chỉ ra rằng, địa vị xã hội, khảnăng tiếp cận dịch vụ y tế và các phương tiện truyền thông của các bà mẹ và ngườichồng có liên quan đến việc lựa chọn nơi sinh của các bà mẹ Mặc khác họ quanniệm sinh ở y tế công tốn kém, phải có người nuôi, bị làm ồn ào và không thực hiệnđược các nghi thức phong tục tập quán như đẻ ở nhà [16].

Trên thế giới tỷ lệ khám lại sau sinh của các bà mẹ vẫn còn khá thấp Nghiêncứu tại Bangladesh tỷ lệ các bà mẹ có khám thai là 93% và khám lại sau sinh là28% Do khoảng cách đại lý, khu vực lưu trú, học vấn, điều kiện kinh tế và tâm lýcủa bà mẹ sau sinh cảm thấy khỏe và có nhu cầu phải chăm sóc con nên không cầnphải đi khám lại [16].

Theo WHO 2016, khoảng 830 phụ nữ chết mỗi ngày do nguyên nhân liênquan đến thai nghén và sinh đẻ Mặc du tử vong mẹ đã giảm trong những thập kỷqua, chúng vẫn là một mối quan tâm, đặc biệt là ở các nước kém phát triển Cao

Trang 18

nhất ở châu Phi cận Sahara (546 trên 100.000 trẻ đẻ sống), tiếp theo là Châu ĐạiDương (187 trên 100.000 trẻ đẻ sống) Mục tiêu 3.1 đã kêu gọi các Chính phủ giảmtỷ lệ tử vong mẹ dưới 70 trên 100.000 vào năm 2030.

Cung cấp dịch vụ chăm sóc tiền sản và đảm bảo rằng các ca sinh được

sự chăm sóc của các nhân viên y tế được đào tạo góp phần vào giảm tử vong mẹ.Tuy nhiên, ở châu Phi cận Sahara tỷ lệ này có 51% vào năm 2016,Châu Âu vàBắc Mỹ là 99% [19] toàn cầu 79% UNICEF 2017 [20]

1.1.4 Tình hình chăm sóc trước trong và sau sinh ở Việt Nam

Năm 2013, nhu cầu khám thai và đở đẻ của phụ nữ Việt Nam là 1,5 triệu bà

mẹ[5] Trong thời gian qua tình hình chăm sóc trước sinh ở Việt Nam có nhiều tiến

bộ từ năm 2006 đến 2016 Tỷ lệ phụ nữ khám thai ít nhất 1 lần trong lần có thai gầnnhất tăng từ 89,1% lên 96,2% Tỷ lệ phụ nữ có thai khám thai it nhất 3 lần trong lầncó thai gần nhất tăng từ 60,3% lên 88,2% Tỷ lệ khám thai thời gian qua đã tăng lên

đáng kể và có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn [11].

Theo nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinhcủa các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Yên Bái năm 2012 Tỷ lệ bà mẹ có kiến thứcvề khám thai đủ 3 lần là 57,4%, biết được lợi ích của tiêm phòng uốn ván 60,5%,nhận thức về uống viên sắt là 71,5%, tỷ lệ thai phụ biết được các dấu hiệu nguyhiểm khi mang thai là 76,4% Các dấu hiệu nguy hiểm trong lúc sinh là 70,5%, tỷ lệphụ nữ nhận thức được sự cần thiết của tái khám sau sinh là 64% [7].

Kết quả nghiên cứu của Trần An Dương, Thực trạng cung ứng dịch vụchăm sóc sức khỏe sinh sản và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tuyến xã,tỉnh Quảng Ninh năm 2017, tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ 3 lần 92,96%, tỷ lệ phụ nữcó tái khám sau snh là 75,06% [6].

Theo Lê Thị Vân, Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc sausinh ở bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã Bãi Ngang huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Trang 19

năm 2016, tỷ lệ phụ nữ có kiến thức thực hành đúng về chăm sóc sau sinh là 31,9%[10].

1.1.5 Tình hình chăm sóc trước trong và sau sinh ở An Giang

Cùng với nỗ lực của cả nước, trong những năm qua An Giang tích cực triểnkhai nhiều hoạt động chăm sóc trước trong và sau sinh cho phụ nữ có thai nhằm giảmthiểu tỷ lệ tử vong mẹ một cách đáng kể Theo báo cáo của CDC An Giang năm 2019,số lần khám thai trung bình của thai phụ là 4,03.số phụ nữ sinh được cán bộ y tế đở đẻlà 99,9%, tiêm VAT từ 2 mũi trở lên là 81,2% Tỷ lệ tử vong mẹ năm 2018 và 2019 lầnlượt là 36,9 và 20,19 trên 100 nghìn trẻ đẻ ra sống, tỷ lệ năm 2019 giảm đáng kể so vớinăm 2018.

Tỷ lệ thai phụ được khám thai 3 lần trong thai kỳ là 92,8%, 4 lần trở lên là76% Số thai phụ được chăm sóc tuần đầu sau sinh là 84%.

Các đơn vị y tế rất quan tâm đến việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em, việc thực hiệnthường quy về EENC nhằm tăng cường tình cảm mẹ con, kích thích tiết sữa sớm rấtđược trú trọng Đến cuối năm 2019, tỷ lệ này là 84.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình CSSKSS bà mẹ và trẻ em tỉnhAn Giang vẫn còn nhiều thách thức như thay đổi mô hình bệnh tật, tử vong, băng huyết vẫnlà nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi tỷ lệ còn cao [1].

Trang 20

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Phụ nữ có con dưới 1 tuổi cư trú trên địa bàn huyện được phỏng vấn tạiTrạm Y tế 17 xã, thị trấn trong các đợt tiêm chủng mở rộng.

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu:

Phụ nữ có con dưới 1 tuổi đến Trạm Y tế tiêm ngừa cho bé, cư ngụ tại 17 xã,thị trấn, đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

2.1.3.Tiêu chuẩn loại trừ

Không đồng ý tham gia nghiên cứu.Có khiếm khuyết về nghe và nói.

2.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Trạm Y tế 17 xã, thị trấn, trong khoảng thờigian từ tháng 05 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021.

2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích.

2.2.2 Cỡ mẫu

Cở mẫu được tính theo công thức:

n=Z2(1−α /2)p (1− p )d2

Trong đó:

n: là cỡ mẫu nghiên cứu.

Z: là trị số từ phân phối chuẩn, đối với khoảng tin cậy là 95%, thì

Z(1- α/2)=1,96.

Trang 21

p: tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về chăm sóc trước trong và sau sinh Theonghiên cứu của Phạm Đình Đạt, năm 2013 nghiên cứu kiến thức và thực hành vềchăm sóc trước trong và sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại tỉnh Yên Báithì tỷ lệ này là 57,4 % =.0,574.

2.2.4 Nội dung nghiên cứu

2.2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu- Tuổi: Lấy theo năm sinh dương lịch của bà mẹ:

Chia làm 3 nhóm:Nhóm 1: dưới 20 tuổi Nhóm 2: 21 tuổi đến 35 Nhóm 3: trên 35 tuổi.

- Nơi cưu trú: Là nơi sinh sống hiện tại của người được phỏng vấn:

Nhóm 2: thấp: Tiểu học; trung học cơ sở.Nhóm 3: cao: Trung học phổ thông trở lên.

Trang 22

- Số lần có thai:Chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Mang thai lần đầu Nhóm 2: Lần 2.

Nhóm 3: Không biết, không trả lời.

-Lợi ích của việc khám thai:

Chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Hiểu biết đầy đủ: phát hiện dấu hiệu nguy hiểm bất thường, được tưvấn, tiên lượng cuộc sinh, phát hiện dị tật thai nhi, biết giới tính Trả lời được 3 ýtrở lên.

Trang 23

Nhóm 2: Hiểu biết chưa đầy đủ, không trả lời hoặc trả lời ít hơn 3 ý.

-Nơi khám thai:

Chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Hiểu biết đầy đủ: Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế huyện, bệnh việntuyến tỉnh.

Nhóm 2: Hiểu biết chưa đầy đủ: Nhà hộ sinh tư, khác

-Lợi ích của tiêm phòng uốn ván:

Nhóm 2: Hiểu biết chưa đầy đủ: Không trả lời hoặc trả lời ít hơn 3 ý

- Kiến thức về việc dùng thuốc khi bệnh:

Chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của Bác sĩ

Nhóm 2: Không tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của Bác sĩ

2.2.4.3 Kiến thức thực hành đúng về chăm sóc trong sinh:

Trang 24

- Lần sinh vừa qua chị sinh ở đâu:

Chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Trạm Y tế xã , TTYT huyện, bệnh viện tuyến tỉnh.Nhóm 2: Thầy lang vườn, mụ vườn, sinh tại nhà, nhà hộ sinh tư.

-Các dấu hiệu nguy hiểm trong lúc sinh: có 2 giá trị:

Nhóm 1: Hiểu biết đầy đủ: Đau bụng sinh kéo dài hơn 12 giờ, vổ ối sớm, sốt,co giật, ra huyết nhiều…

Nhóm 2: Hiểu biết chưa đầy đủ Không trả lời hoặc trả lời ít hơn 3 ý.

-Thời điểm cho trẻ bú lần đầu tiên sau sinh:

Chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Hiểu biết đầy đủ: Càng sớm càng tốt và không trể quá 6 giờ.Nhóm 2: 1 ngày sau sinh, chờ lên sữa.

Nhóm 3: Hiểu biết chưa đầy đủ: Không trả lời hoặc trả lời cho trẻ bú sau 1 ngày.

- Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của sữa mẹ:

Chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Hiểu biết đầy đủ:Giàu năng lượng và kháng thể, tăng cường tìnhcảm mẹ con, dể hấp thu phù hợp với trẻ, dinh dưỡng, sạch, tiện lợi, không tốn kém.Trả lời từ 3 ý trở lên.

Nhóm 2: Hiểu biết chưa đầy đủ, trả lời dưới 3 ý.

2.2.4.4 Kiến thức thực hành đúng về chăm sóc sau sinh:- Sự cần thiết của tái khám sau sinh:

Trang 25

- Kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh:

Chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Hiểu biết đầy đủ: Ra huyết âm đạo, sốt, co giật, đau bụng đau đầudữ dội, sung đau căng tức vú, … Trả lời từ 3 ý trở lên.

Nhóm 2: Hiểu biết chưa đầy đủ, trả lời dưới 3 ý.

Hiểu biết kiến thức và thực hành đúng về chăm sóc trước, trong và sau sinhkhi số điểm các câu đạt từ 12 điểm trở lên Hiểu biết chưa đầy đủ khi số điểm dưới12 điểm.

2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu

- Các bà mẹ được phỏng vấn theo bảng câu hỏi thống nhất từ trước

2.2.7 Sai số và phương pháp kiểm soát sai số

Là những sai số xảy ra trong quá trình thu thập thông tin gây ra bởi cách điềutra viên đặt câu hỏi, hoặc cách trả lời của các bà mẹ chưa đầy đủ hoặc ghi chép saithông tin

Sai số nhớ lại do thời gian đã lâu, không nhớ rỏ.

Trang 26

Kiểm tra, giám sát cẩn thận trong quá trình phỏng vấn cũng như quá trình nhậpliệu.

2.3 Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được sự thống nhất của Hội đồng nghiên cứu khoa học Đốitượng được giải thích đầy đủ, rỏ ràng về nội dung và mục đích của nghiên cứu Tựnguyện tham gia vào nghiên cứu.

Chúng tôi cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, tôn trọngngười bệnh Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được bảo đảm tính bímật và chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Trang 27

Chương 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi:

0Nơi cư trú

Trang 28

Bảng 3.2 Phân bố theo nghề nghiệp:

Trang 29

80Kinh tế gia đình

Nghèo, cận nghèoKhá, giàu

Biểu đồ 3.3 Phân bố theo kinh tế gia đình:Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phân bố theo kinh tế gia đình, có 34 bà mẹthuộc hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ 20 %, có 136 bà mẹ có thu nhập khá giàuchiếm tỷ lệ 80 %.

9115

Trang 30

3.2 Kiến thức thực hành đúng về chăm sóc trước, trong và sau khi sinh:Bảng 3.3 Phân bố theo kiến thức và thực hành đúng về số lần khám thai:

Tỷ lệ%

Phát hiện dấu hiệu nguy hiểm bất thường, được tư vấn, tiên lượng cuộc sinh, phát hiện dị tật thai nhi, biết giới tính.

Biết dưới 3 ý.0

Lợi ích của việc khám thai

Biểu đồ 3.5 Phân bố theo kiến thức và thực hành đúng về lợi ích của việc khámthai:

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phân bố theo kiến thức và thực hành đúngvề số lần khám thai, có 162 bà mẹ biết rỏ về lợi ích của việc khám thai chiếm tỷ lệ95,3 %, có 8 bà mẹ chưa quan tâm và chưa hiểu biết đầy đủ về lọi ích của việckhám thai chiếm tỷ lệ 4,7 %.

Trang 31

Nơi khám thai

Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế huyện, bệnh viện tuyến tỉnh Nhà hộ sinh tư, bà đở,…

Biểu đồ 3.6 Phân bố theo kiến thức và thực hành đúng về nơi khám thai:Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phân bố về chọn lựa nơi khám thai, có 161bà mẹ chọn lựa các cơ sở y tế nhà nước chiếm tỷ lệ 94,7%, có 9 bà mẹ lựa chọn nhàhộ sinh tư, bà đở,… chiếm tỷ lệ 5,3 %.

Bảng 3.4 Phân bố theo kiến thức và thực hành đúng về tiêm phòng uốn ván:

Tỷ lệ%

Biết tác dụng của tiêm vacin và tiêm đủ liều 149 87,6 Không trả lời hoặc hiểu biết chưa đầy đủ 21 12,4

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phân bố theo kiến thức và thực hành đúngvề tiêm phòng uốn ván, có 149 bà mẹ hiểu biết đầy đủ về tiêm phòng uốn vánchiếm tỷ lệ 87,6 %, có 21 bà mẹ hiểu biết chưa đầy đủ về tiêm phòng uốn vánchiếm tỷ lệ 12,4 %.

Ngày đăng: 24/06/2024, 16:52

Xem thêm:

w