1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nghien cuu tinh hinh viem nhiem sinh duc duoi

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nghiên cứu thực trạng viêm âm đạo của phụ nữ 18 đến 49 tuổi đến khám tại phòng khám Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn năm 2023

Trang 1

SỞ Y TẾ TỈNH AN GIANG

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THOẠI SƠN

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

THỰC TRẠNG VIÊM ÂM ĐẠO

CỦA PHỤ NỮ 18 ĐẾN 49 TUỔI ĐẾN KHÁM PHỤ KHOA TẠI PHÒNG KHÁM TRUNG TÂM Y TẾ

HUYỆN THOẠI SƠN NĂM 2023

NGUYỄN THỊ SƯƠNG

Thoại Sơn 10/ 2023

Trang 2

SỞ Y TẾ TỈNH AN GIANG

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THOẠI SƠN

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

THỰC TRẠNG VIÊM ÂM ĐẠO

CỦA PHỤ NỮ 18 ĐẾN 49 TUỔI ĐẾN KHÁM PHỤ KHOA TẠI PHÒNG KHÁM TRUNG TÂM Y TẾ

HUYỆN THOẠI SƠN NĂM 2023 Cơ quan chủ trì

Q.Giám đốc

BS CK1 Trần Ngọc Điệp

Chủ nhiệm đề tài

BS CK2 Nguyễn Thị Sương UBND HUYỆN THOẠI SƠN

Trang 3

Nội dung, công việc chính

tham gia

Thời gian làm việc cho đề tài

Trang 4

Tôi cam đoan đây là những nội dung nghiên cứu của nhóm chúng tôi Các kết quả nêu trong đề cương là trung thực Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà chúng tôi báo cáo

Chủ nhiệm đề tài

BS Nguyễn Thị Sương

Trang 5

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khoa học này, ngoài những nổ lực của bản thân và cộng sự, tôi còn nhận được sự ủng hộ rất nhiều của quý đồng nghiệp Tôi xin

gửi lời cám ơn chân thành đến những tập thể và cá nhân sau đây:

Ban giám đốc và Hội đồng Khoa học – kỷ thuật Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn trong việc nghiệm thu, tư vấn, kiểm tra, đôn đốc trong quá trình thực hiện

Chủ nhiệm đề tài

BS Nguyễn Thị Sương

Trang 6

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Thông tin chung: 3

1.1.1 Đặc điểm đường sinh dục dưới: 3

1.1.2 Viêm nhiễm đường sinh dục dưới: 4

1.1.3 Một vài nét cơ bản ở Việt Nam có liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục: 4

1.2 Viêm nhiễm đường sinh dục: 5

1.2.1 Phương pháp tiếp cận hội chứng: 5

1.2.2 Các thể lâm sàng: 5

1.2.2.1 Viêm Âm hộ: 5

1.2.2.2 Viêm Âm đạo: 6

1.2.3 Vai trò của vi khuẩn trong viêm âm đạo do vi khuẩn: 7

1.3 Chẩn đoán viêm âm đạo: 8

1.3.1 Đánh giá bằng kỹ thuật soi tươi: 8

1.3.2 Đánh giá bằng kỹ thuật nhuộm Gram: 10

1.3.2.1 Nhuộm Gram phát hiện Lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae)10 1.3.2.2 Nhuộm Gram đánh giá viêm âm đạo do vi khuẩn 10

1.3.3 Các test chẩn đoán: 11

1.4 Các nghiên cứu về Viêm âm đạo trên thế giới và ở Việt Nam: 11

1.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài: 11

1.4.2 Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ tại Việt Nam: 12

Trang 7

1.4.4 Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ tại Thoại Sơn: 13

Chương 2 14

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Đối tượng nghiên cứu: 14

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 14

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu: 14

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ: 14

2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 14

2.2 Phương pháp nghiên cứu: 15

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 15

2.2.2 Mẫu nghiên cứu: 15

2.2.2.1 Cỡ mẫu: 15

2.2.2.2 Các biến số và chỉ số nghiên cứu 15

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu: 20

2.2.4 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu: 20

2.2.5 Những khó khăn, sai số và hạn chế của đề tài: 21

2.3 Đạo đức trong nghiên cứu: 21

Chương 3 23

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: 23

BÀN LUẬN 41

Kết luận và kiến nghị…………

Tài liệu tham khảo………

Trang 8

Trang

Bảng 3 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: 23

Bảng 3 2 Phân bố theo số lần sinh 24

Bảng 3 3 Phân bố theo sử dụng biện pháp tránh thai 25

Bảng 3 4 Phân bố theo tiền sử điều trị viêm nhiễm đường sinh dục 26

Bảng 3 5 Phân bổ theo thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ 27

Bảng 3 6 Phân bổ theo nguồn nước sử dụng 28

Bảng 3 7 Phân bổ theo tính chất của khí hư 29

Bảng 3 8 Phân bổ theo thói quen thường xuyên đi khám phụ khoa 30

Bảng 3 9 Phân bổ theo thường xuyên nghe tuyên truyền về khám phụ khoa định kỳ 31

Bảng 3 10 Phân bổ theo kết quả khám 32

Bảng 3 11 Mối liên quan giữa Viêm âm đạo và nhóm tuổi: 33

Bảng 3 12 Mối liên quan giữa Viêm âm đạo và nơi cư trú: 34

Bảng 3 13 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và nghề nghiệp: 34

Bảng 3 14 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và trình độ học vấn: 34

Bảng 3 15 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và kinh tế gia đình: 35

Bảng 3 16 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và tình trạng hôn nhân: 35

Bảng 3 17 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và số lần mang thai: 35

Bảng 3 18 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và tiền sử nạo hút thai: 36

Bảng 3 19 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh: 36

Bảng 3 20 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và số lần rửa âm hộ mỗi ngày: 37

Bảng 3 21 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và nguồn nước sử dụng: 37

Bảng 3 22 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và sử dụng các biện pháp tránh thai: 38

Trang 9

Bảng 3 24 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và tính chất của khí hư: 39 Bảng 3 25 Mối liên quan giữa viêm âm đạo và thường xuyên nhận thông tin

truyền thông: 39

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 3 1 Phân bố theo theo tình trạng gia đình 24

Biểu đồ 3 2 Phân bố theo số lần hút thai, sẩy thai 25

Biểu đồ 3 3 Phân bố theo biện pháp tránh thai đang sử dụng 26

Biểu đồ 3 4 Phân bố theo thói quen vệ sinh của bệnh nhân 27

Biểu đồ 3 5 Phân bổ theo số lần rửa âm hộ mỗi ngày 28

Biểu đồ 3 6 Phân bổ theo triệu chứng trong lần khám này 29

Biểu đồ 3 7 Phân bổ theo lý do đi khám lần này 30

Biểu đồ 3 8 Phân bổ theo địa điểm khám phụ khoa 31

Biểu đồ 3 9 Phân bổ theo các thông tin về khám phụ khoa định kỳ từ đâu 32

Biểu đồ 3 10 Phân bổ theo nguyên nhân gây viêm âm đạo 33

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phụ nữ là một nửa của thế giới Ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ, người phụ nữ cũng phải tham gia vào các công tác xã hội giống như nam giới Phụ nữ (PN) được tạo hóa ban thưởng cho một vẻ đẹp tự nhiên nhưng đổi lại những gánh nặng và áp lực của công việc cũng như bệnh tật ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của chị em đặc biệt là các bệnh về đường sinh sản Viêm nhiễm đường sinh dục (VNĐSD) luôn là một vấn đề rất quan trọng và đáng quan tâm đối với sức khỏe phụ nữ vì nó là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chị em như: ảnh hưởng đến khả năng lao động, tâm sinh lý và sinh hoạt tình dục vợ chồng

Viêm nhiễm đường sinh dục nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm phần phụ, viêm phúc mạc ổ bụng, viêm tiểu khung, sẩy thai, thai chết lưu và ung thư cổ tử cung Nhiều trường hợp viêm nhiễm đường sinh dục dẫn đến vô sinh làm cho người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ Viêm nhiễm kéo dài dẫn đến đau bụng thường xuyên làm giảm cảm xúc trong quan hệ tình dục Đây là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng hôn nhân gia đình bị tan vỡ

Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 333 triệu ca mới mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh sản hàng năm và có khoảng 6/10 phụ nữ ở 1 số nước mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD)

Theo ước tính của cơ quan phòng chống bệnh AIDS của Liên hiệp quốc chỉ riêng các bệnh LTQĐTD hàng năm có 390 triệu người mắc bệnh LTQĐTD

Ở Mỹ, hàng năm có 3 triệu trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn có triệu chứng và thêm 3 triệu trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn không triệu chứng, tỷ lệ này chiếm 40-50% số người có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục Viêm âm đạo do vi khuẩn chiếm 15-30% phụ nữ đến khám tại Phòng khám sản phụ khoa ở Mỹ

Trang 13

Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh VNĐSD cũng rất cao đặc biệt là những dạng viêm nhiễm thông thường như: Viêm âm hộ, viêm AĐ, viêm CTC Viêm âm đạo là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến phụ nữ phải đi khám phụ khoa Ước tính, khoảng 75% phụ nữ bị viêm âm hộ - âm đạo do nấm ít nhất một lần trong đời

Khoảng 45% phụ nữ bị mắc từ 2 lần trở lên Tỷ lệ nhiễm Trichomonas ở âm đạo là

1,4% Viêm âm đạo do nhiều căn nguyên nhưng căn nguyên vi khuẩn khá phổ biến Theo số liệu điều tra của Lê Thị Oanh- Đại học y Hà Nội (2009) cho thấy tỷ lệ VNĐSD của phụ nữ ở các khu vực Hà Nội, vùng núi Nghệ An, đồng bằng Hải Dương và nông thôn ven biển là rất cao (42%- 64%)

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vượng và cộng sự (2008)- Bệnh viện Bạch Mai – nghiên cứu trên phụ nữ ở cộng đồng trên 3 miền đất nước theo phương pháp chẩn đoán tế bào học Kết quả cho thấy 70%- 90% PN bề ngoài bình thường bị mắc các bệnh VNĐSD, chủ yếu ở tử cung- âm đạo

Tại Phòng khám Phụ khoa trực thuộc Trung tâm Y tế, bình quân hàng năm có khoảng trên dưới 4000 lượt chị em phụ nữ khám phụ khoa.Tuy nhiên tại đây, chưa có một nghiên cứu tổng thể nào về tình trạng viêm âm đạo và những yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám và kết quả điều trị Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu thực trạng viêm âm đạo của phụ nữ 18 đến 49 tuổi đến khám tại phòng khám Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn năm 2023” với các mục tiêu sau đây:

Xác định tỷ lệ phụ nữ 18 đến 49 tuổi bị viêm âm đạo khám phụ khoa tại Phòng khám Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn năm 2023

Phân tích các yếu tố liên quan đến viêm âm đạo của phụ nữ 18 đến 49 tuổi đến khám phụ khoa tại Phòng khám Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn năm 2023

Trang 14

Viêm nhiễm đường sinh sản có thể do các vi sinh vật bình thưòng hiện hữu trong đường sinh sản gây nên hoặc do các tác nhân bên ngoài hoặc do do quan hệ tình dục hoặc do thủ thuật y tế

Hiện nay, viêm nhiễm đường sinh dục được chia làm 3 loại bệnh: Bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm khuẩn nội sinh và nhiễm khuẩn ngoại sinh

1 Bệnh lây qua đường tình dục: Khi các sinh vất phát triển và lây qua quan

hệ tình dục/ giao hợp như: Chlamydia; Lậu; Trùng roi âm đạo; Giang mai; Hạ cam; Herpes sinh dục; Sùi mào gà sinh dục; HIV; Viêm gan B và C

2 Nhiễm khuẩn nội sinh: Nhiễm khuẩn nội sinh là do sự phát triển quá mức của các vi sinh vất có sẵn trong đường sinh dục phụ nữ như: Viêm âm đạo vi khuẩn và viêm âm hộ, âm đạo do nấm men

3 Nhiễm khuẩn ngoại sinh: Khi các vi sinh phát triển và lây do các can thiệp y tế như phá thai, đặt DCTC hay do kiểm soát nhiễm khuẩn kèm…

1.1.1 Đặc điểm đường sinh dục dưới:

Đường sinh dục dưới bao gồm: âm hộ, âm đạo và phía ngoài cổ tử cung (CTC) Chúng có liên quan mật thiết với da và hậu môn Dịch tiết âm đạo chứa 108

– 1012con vi trùng gồm Doderlein là chính ngoài ra còn có các cầu trùng và trực trùng khác Do vi trùng Doderlein tác dụng với glyceren ở lớp biểu mô bề mặt âm đạo tiết ra tạo thành acidlactic làm cho pH <5,5 không thuận lợi cho vi trùng gây bệnh phát triển Ngoài ra niêm mạc âm đạo còn tiết ra một chất dịch dưới tác dụng của đám rối tĩnh mặch và bạch mạch có tác dụng diệt vi trùng

Trang 15

1.1.2 Viêm nhiễm đường sinh dục dưới:

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới gồm: viêm nhiễm Âm hộ, viêm nhiễm Âm đạo, viêm Cổ tử cung (CTC)

Về lâm sàng, khó có thể phân biệt được đâu là VNSD do bệnh phụ khoa thông thường, đau là VNSD do bệnh lây truyền qua đường tình dục(LTQĐTD) Bản thân người phụ nữ cũng không thể phân biệt được mình đang bị mắc bệnh phụ khoa thông thường hay đang bị bệnh LTQĐTD Do vậy VNĐSD đề cập ở đây là cả viêm nhiễm do vi khuẩn thông thường và viêm nhiễm do bệnh LTQĐTD

VNĐSD có khi không có biểu hiện triệu chúng như Chlamydia, phụ nữ thường ra khí hư trắng màu vàng, xanh có thể là có mùi hôi gây ngứa ngáy khó chịu và các biểu hiện khác được phân vào các hội chứng sẽ được trình bày dưới đây:

Viêm nhiễm đường sinh dục (VNĐSD) bao gồm cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) là vấn đề sức khỏe đang gia tăng tại Việt Nam Theo số liệu báo cáo của Viện Da liễu Quốc gia, mỗi năm chỉ riêng các bệnh LTQĐTD có khoảng hơn 130.000 trường hợp mắc, tuy nhiên con số này được cho là thấp hơn thực tế và con số thực tế được ước lượng là 1 triệu trường hợp vì con số trên không bao gồm số liệu báo cáo của hệ thống y tế tư nhân

1.1.3 Một vài nét cơ bản ở Việt Nam có liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục:

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ( BPTT) tại Việt Nam khá cao cho tất cả các loại cũng như cho biện pháp tránh thai hiện đại Dụng cụ tử cung (DCTC) được sử dụng nhiều nhất chiểm tỷ lệ 57% Tuy nhiên với tỷ lệ phá thai là 83,3 trong số 1000 phụ nữ, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới

Trang 16

1.2 Viêm nhiễm đường sinh dục:

1.2.1 Phương pháp tiếp cận hội chứng:

Phương pháp này đã được Bộ y tế hướng dẫn sử dụng quản lý các nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh LTQĐTD trong cuốn “Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”

Phương pháp này chủ yếu dùng cho tuyến chăm sóc sức khỏe xã/phường và quân/huyện Phương pháp tiếp cận này chia các biểu hiện lâm sàng của VNĐSD thành 5 hội chứng chính Nhân viên y tế dựa vào 5 hội chứng này để điều trị sớm các VNĐSD thường gặp một cách hiệu quả nhất Các hội chứng bao gồm:

- Hội chứng tiết dịch âm đạo bao gồm: viêm Âm đạo do Trùng roi, nấm nem, Candida, vi khuẩn kỵ khí, viêm CTC mủ nhầy do lậu cầu khuẩn và/hoặc C.trachomatis

- Hội chứng tiết dịch niệu đạo ở nam do lậu cầu, C.trachomatis

- Hội chứng đau bụng dưới ở phụ nữ (viêm tiểu khung) do các tác nhân: Lậu cầu, C.trachomatis, Gardnerella vaginalis và các vi khuẩn kỵ khí âm đạo

- Hội chứng loét sinh dục ở nam và nữ do các tác nhân: Xoắn khuẩn giang mai, trực khuẩn hạ cam Herpes sinh dục

- Bệnh sùi mào gà sinh dục ở nam và nữ do virút sùi mào gà

1.2.2 Các thể lâm sàng: 1.2.2.1 Viêm Âm hộ:

- Âm hộ viêm đỏ, ngứa, xung huyết, phù nề, loét hoặc vết trắng âm hộ - Có thể thấy mủ vàng, xanh chảy ra từ các lỗ của tuyến Skene, tuyến Bartholin

- Các nguyên nhân gây viêm âm hộ là do vi khuẩn từ đường tiêu hóa, tiết niệu lan sang như: Coli, liên cầu, tụ cầu hoặc do vi khuẩn lậu

Trang 17

1.2.2.2 Viêm Âm đạo:

*Viêm Âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis):

- Bệnh lây qua quan hệ tình dục là chủ yếu, ngoài ra bệnh còn có thể lây qua bồn tắm, khăn tắm ẩm ướt

- Khoảng ¼ số người mắc không có biểu hiện bệnh lý

+ Khí hư: Số lượng nhiều, loãng, có bọt như bọt xà phòng màu vàng xanh mùi hôi (mùi hôi không mất đi khi rửa)

+ Có thể kèm theo ngứa, đi tiểu khó và đau khi giao hợp

- Khám âm hộ, âm đạo, CTC đỏ, phù nề có nhiều khí hư màu vàng xanh loãng và có bọt ở cùng đồ + Đo pH >4,5

Xét nghiệm:

+ Lấy 1 giọt dịch khí hư cho vào 1 – 2 giọt nước muối sinh lý soi tươi thấy có trùng roi hình hạt chanh di động

+ Test sniff (+)

*Viêm Âm đạo do nấm:

Căn nguyên do nấm Candida (chủ yếu là Candida albicaris)

- Biểu hiện triệu chứng thường ngứa nhiều ở âm hộ Khí hư có màu trắng đục như váng sữa, không hôi, số lượng nhiều Có thể kèm đi tiểu khó, đau khi giao hợp

- Khám âm hộ, âm đạo viêm đỏ có thể bị xây xước, nhiễm khuẩn do gãi, trường hợp nặng bị viêm cả vùng tầng sinh môn và đùi, bẹn Khí hư thường nhiều, màu trắng như váng sữa thành mảng dày dính vào thành âm đạo, CTC ở dưới có vết trợt đỏ

Trang 18

Là viêm âm đạo không đặc hiệu do các vi khuẩn kỵ khí nội sinh tăng sinh tại âm đạo Người bệnh ra khí hư nhiều hoặc ít nhưng không có biểu hiện đau, không có viêm âm hộ, viêm âm đạo Căn nguyên chủ yếu do vi khuẩn Gardnerella vaginalis và có thể phối hợp với một số vi khuẩn yếm khi khác

- Biểu hiện triệu chứng bệnh là ra khí hư nhiều, mùi hôi màu trắng xám, đồng nhất như kem phết đều vào thành âm đạo một lớp mỏng, không có viêm âm đạo

- Xét nghiệm :

+ Soi tươi hoặc nhuộm Gram có tế bào biểu mô âm đạo, có bờ không đều, dính các vi khuẩn, đó là các tế bào chứng cứ (Clue celis)

+ Test sniff (+), đo pH> 4,5

1.2.3 Vai trò của vi khuẩn trong viêm âm đạo do vi khuẩn:

Âm đạo bình thường có rất nhiều loài vi khuẩn khác nhau, các vi khuẩn tham gia vào viêm âm đạo do vi khuẩn rất đa dạng Sự thay đổi trong hệ vi khuẩn bình

thường bao gồm việc giảm Lactobacilli, có thể do việc sử dụng kháng sinh hay mất

cân bằng pH âm đạo giữa các nhóm phụ nữ khác nhau hoặc trên cùng một phụ nữ ở những thời gian khác nhau

Viêm âm đạo do vi khuẩn không phải là một nhiễm trùng theo nghĩa thông thường mà là sự mất cân đối hệ vi khuẩn, trong đó, có sự phát triển quá mức hoặc sự suy giảm của các loài vi khuẩn bình thường vẫn cư trú ở âm đạo người

Gardnerella vaginalis là một loại trực khuẩn nhỏ Gram âm, cùng họ với Haemophilus Chúng thường ký sinh ở đường sinh dục, khi gặp điều kiện thuận lợi

sẽ gây bệnh G vaginalis gây viêm tại chỗ, khí hư thuần nhất, dính như hồ loãng Vi

khuẩn kị khí: lần đầu tiên phân lập được vi khuẩn kị khí hình que, hình cầu trong âm

đạo phụ nữ có tiết dịch âm đạo

Genital Mycoplasma:

Trang 19

Các Mycoplasma và vi sinh vật thuộc nhóm Mollicutes chuyển tiếp từ vi khuẩn kị khí (clostridia) bằng phân đoạn gen Trong 16 loài Mycoplasma ở người, có 6 loài

xuất hiện ở hệ tiết niệu sinh dục

1.3 Chẩn đoán viêm âm đạo:

Viêm âm đạo ngày càng được quan tâm do còn nhiều vấn đề về căn nguyên và điều trị chưa rõ ràng Hiện nay, có một số tác giả đề xuất các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau

Có rất nhiều kỹ thuật phát hiện các tác nhân gây viêm âm đạo Phương pháp soi trực tiếp và nhuộm Gram có thể được dùng để xác định các căn nguyên gây viêm âm đạo Kỹ thuật vi sinh chẩn đoán trực tiếp:

- Kỹ thuật soi trực tiếp (soi tươi) có khả năng phát hiện trùng roi âm đạo, nấm

Candida

- Khảo sát tiêu bản nhuộm Gram nhận định lậu cầu khuẩn, quần thể vi khuẩn

trong viêm âm đạo do vi khuẩn…

- Nuôi cấy định danh Candida albicans

- Nuôi cấy – đinh danh – kháng sinh đồ đối với N gonorrhoeae

1.3.1 Đánh giá bằng kỹ thuật soi tươi:

Soi tươi bệnh phẩm dịch âm đạo phát hiện nấm men, trùng roi Trichomonas

- Nhận định kết quả bằng quan sát trực tiếp:

Khảo sát dưới kính hiển vi vật kính x10, x40:

Trang 20

+ Nấm men Candida: dưới kính hiển vi có thể thấy dạng tế bào nấm men, hình

bầu dục có nảy búp, có hoặc không có sợi tơ nấm giả Nếu nhuộm Gram tế bào nấm men bắt màu Gram (+)

+ Trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis: đây là loại ký sinh trùng đơn bào,

di chuyển nhờ tiêm mao, sống trong âm đạo Trùng roi rất di động, hình ảnh di động rất đặc biệt Hình dạng giống quả lê hoặc hạt đậu, tế bào chất có nhiều không bào nhân to nằm gần đầu

- Soi tươi bệnh phẩm dich âm đạo nhận định tế bào bạch cầu và tế bào biểu mô bằng vật kính x 10

< 25 tế bào/vi trường (+): bình thường

25 – 100 tế bào/vi trường (++): nhận định kèm các tác nhân >100 tế bào/vi trường (+++): bất thường

Tế bào biểu mô âm đạo (Squamous cells):

+ Mật độ tế bào nhiều hay ít phụ thuộc vào thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng viêm nhiễm

+ Tế bào biểu mô âm đạo có biểu hiện khác thường như xuất hiện các tế bào cận đáy hiện tượng này có liên quan đến nồng độ nội tiết tố như giảm oestrogen

Tế bào Clue cell:

+ Soi tươi phát hiện clue cells

+ Đây là những tế bào biểu mô âm đạo bị bao phủ bởi những cầu trực khuẩn

(Coccobacilli)

+ Soi tươi tìm clue cells có độ nhạy 60% và độ đặc hiệu 98% khi chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn

Trang 21

1.3.2 Đánh giá bằng kỹ thuật nhuộm Gram:

Kỹ thật nhuộm Gram cho phép nhận định hình dạng, cách sắp xếp và tính chất bắt màu Gram (-), Gram (+) của vi khuẩn để định hướng chẩn đoán các tác nhân gây bệnh như: lậu cầu khuẩn, nhận định trạng thái viêm do vi khuẩn

1.3.2.1 Nhuộm Gram phát hiện Lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae)

Dưới kính hiển vi vật kính x10, vi khuẩn hình hạt cà phê, đứng thành đôi, Gram (-), nằm trong tế bào bạch cầu, đôi lúc nằm ngoài bạch cầu Khi nhìn thấy những tính chất trên của vi khuẩn chỉ ghi nhận: “tìm thấy song cầu khuẩn Gram âm, hình hạt cà phê nằm trong tế bào (hay ngoài tế bào) dạng gonocoque” đồng thời ghi nhận thêm sự hiện diện của tế bào mủ và các vi khuẩn khác

1.3.2.2 Nhuộm Gram đánh giá viêm âm đạo do vi khuẩn

Theo Spiegel và Amsel, kỹ thuật nhuộm Gram được cho là thích hợp để chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn

Tiêu chẩn của Spiegel: lam kính được soi bằng vật kính dầu

Ít: 1+ = < 5 vi khuẩn (VK) trong một vi trường Trung bình:2+ = 6-30 VK trong 1 vi trường Nhiều: 3+ = > 30 VK trong 1 vi trường

Bình thường: Điểm 3+ hoặc 2+ của những trực khuẩn Gram dương không có

bào tử (Hình thái lactobacilli)

Theo Nugent: Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa trên thang điểm từ 0 đến 10, trong

đó điểm từ 0 đến 3 là bình thường, điểm 7 trở lên là Viêm âm đạo do vi khuẩn và điểm từ 4 đến 6 là trung gian

* Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Có 2 trong 4 tiêu chuẩn sau:

- Khí hư loãng trắng đồng nhất, dính vào thành âm đạo - pH dịch âm đạo > 4,5

- Tế bào Clue-cells > 20% tế bào biểu mô âm đạo

Trang 22

- Test sniff (test amin) dương tính

1.3.3 Các test chẩn đoán:

pH dịch âm đạo:

+ Độ pH âm đạo có thể được xác định bằng cách nhúng giấy quỳ vào trong

dịch tiết âm đạo hay áp giấy quỳ vào thành bên âm đạo So sánh màu trên giấy quỳ

với bảng màu chuẩn pH âm đạo bình thường từ 3,8 đến 4,2

+ Máu và dịch nhầy cổ tử cung mang tính kiềm và làm thay đổi pH dịch âm đạo + pH > 4,5 được quan sát thấy ở 80-90% bệnh nhân bị viêm âm đạo không do

vi khuẩn đặc hiệu 91% bệnh nhân bị Bacterial vaginosis có pH > 5 + pH < 4,5: thường nghĩ tới viêm âm đạo do nấm Candida

Test sniff hay Whiff test:

Nhỏ vài giọt KOH vào tiêu bản khí hư thấy bốc ra mùi cá ươn Test sniff dương tính gợi ý Viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc do trùng roi

1.4 Các nghiên cứu về Viêm âm đạo trên thế giới và ở Việt Nam: 1.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài:

Trên thế giới, tỷ lệ mắc nấm âm đạo đã tăng đáng kể Ở Anh, tỷ lệ dao động từ 28% đến 37% Ở Mỹ, tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo đã gần tăng gấp đôi Thêm vào đó, tỷ lệ

của những chủng nấm không phải C albicans cũng tăng lên Trong những năm 1970, tỷ lệ nấm không phải C albicans chiếm từ 5% đến 10% và trong thập kỷ 80, tỷ lệ này

từ 15 đến 25%

Viêm âm đạo do vi khuẩn rất phổ biến ở Mỹ Tỷ lệ này ở các phòng khám “Bệnh lây qua đường tình dục” dao động từ 33% đến 64% Trong khi đó, ở Phòng khám phụ khoa là 15% đến 23% Ở các phòng khám sản khoa từ 10% đến 26% Tại quần thể phụ nữ trong các trường đại học không có triệu chứng là 4% và có triệu chứng là từ 15% đến 24% Nói chung, bệnh ảnh hưởng đến những phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ

Trang 23

Dụng cụ tử cung được xem là có liên quan với viêm âm đạo do vi khuẩn Số lượng bạn tình của người phụ nữ trong tháng trước khi đến khám liên quan trực tiếp đến sự tái phát của bệnh Thuốc tránh thai uống có thể có tác dụng bảo vệ do hỗ trợ sự phát triển tốt hơn của hệ vi khuẩn trong âm đạo Việc sử dụng màng ngăn âm đạo để tránh thai cũng có những tác dụng đến sự tiến triển của viêm âm đạo do vi khuẩn Ở Thụy Điển, trong một chương trình sàng lọc ung thư, Larson đã làm 8000 xét nghiệm Pap smear cho những phụ nữ từ 30 tuổi trở lên Tỷ lệ viêm âm đạo không do vi khuẩn là 15%

Ở Nigeria theo điều tra của Brabin L và cộng sự cho thấy tỷ lệ nữ giới lứa tuổi 17-19, có tới 44% có các triệu chứng nhiễm khuẩn đường sinh dục

1.4.2 Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ tại Việt Nam:

Việt Nam là một nước đang phát triển do vậy tình hình VNĐSD ở phụ nữ cũng chiếm tỷ lệ khá cao Mỗi năm có khoảng trên 130.000 trường hợp mắc bệnh LTQĐTD, trong đó 6,03% (Khoảng 41.553 trường hợp) mắc giang mai, 11,28% mắc lậu Nhóm 14 -49 tuổi chiếm tỷ lệ 96,61%- 98.73% trong tổng số bệnh nhân Tỷ số bệnh nhân nam trên nữ được báo cáo dao động từ 1:2 đến 1:5

Theo điều tra của Vũ Bá Thắng ở 361 phụ nữ xã Thuần Nông, huyện Yên Phong , Bắc Ninh thì tỷ lệ VNĐSDD là 63,7%

Nghiên cứu của Lê Thị Oanh tiến hành trên 2500 phụ nữ ở các khu vực Hà Nội, vùng núi Nghệ An, Đồng bằng Hải Dương và nông thôn ven biển cho thẩy tỷ lệ VNĐSD rất cao (42% - 64%)

Nghiên cứu của Khúc Chí Thông trên 102 phụ nữ có chồng tuổi từ 15 – 49 xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên (2005) thì tỷ lệ VNĐSDD là 56,9% trong đó viêm CTC là 62,06%, viêm âm đạo là 31,03%, viêm âm hộ là 6,8%

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm nấm trong cộng đồng ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ là 6,60% trong đó, tỷ lệ tại 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái khác nhau là Hà Nội (10%), Thái

Trang 24

Nguyên (10,80%), Sơn La (3,60%), Đắc Lắc (10,50%), Hà Tĩnh (3,70%), Khánh Hòa (4,60%), Vũng Tàu (6,10%) và Kiên Giang (3,20%)

Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida/tổng số bệnh nhân có hội chứng tiết dịch

đường sinh dục là 23,70% và trên tổng số STD là 16,60% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền

Theo nghiên cứu của Vũ Phương Thơm, nghiên cứu thực trạng Viêm âm đạo của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2015, tỷ lệ VÂĐ do nấm chiếm 42,73% VÂĐ do vi khuẩn chiếm tỷ lệ 25,5%

1.4.3 Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ tại An Giang:

An Giang có 11 huyện, thị xã, thành phố, gồm 11 Trung tâm Y tế, 156 Trạm Y tế xã, thị trấn và các bệnh viện tuyến tỉnh có khám và điều trị bệnh phụ khoa Trong năm 2022, có 550.477 phụ nữ khám phụ khoa, trong đó có 94.191 người có bệnh phụ khoa chiếm tỷ lệ 17% (93.502 trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản và 689 trường hợp liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục)

1.4.4 Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ tại Thoại Sơn:

Phụ nữ trên địa bàn huyện Thoại Sơn khám phụ khoa ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện và các Trạm Y tế Tuy nhiên số liệu thu thập được hiện tại thấp hơn nhiều so với thực tế Trong năm 2022, ghi nhận số liệu khám phụ khoa Tại phòng khám Trung tâm Y tế khoảng trên dưới 4000 lượt và chưa thống kê được kết quả chẩn đoán cũng như điều trị Trong khi số phụ nữ 15-49 gần 30.000 trường hợp Như vậy tỷ lệ phụ nữ quan tâm đến khám phụ khoa rất ít, chỉ có khoảng 13,3% chị em

phụ nữ có khám phụ khoa trong năm

Trang 25

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu:

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

Phụ nữ trong độ tuổi từ 18-49 tuổi, đến khám phụ khoa tại Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu:

Phụ nữ trong độ tuổi từ 18-49 tuổi

Đang làm việc và sinh sống trên địa bàn huyện Thoại Sơn, có khả năng giao tiếp bình thường, đến khám phụ khoa tại Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn

Đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân có thai

- Bệnh nhân chưa quan hệ tình dục

- Bệnh nhân đang sử dụng kháng sinh hoặc đã sử dụng kháng sinh và dừng trước thời điểm được lựa chọn vào nghiên cứu < 2 tuần

- Bệnh nhân thụt rửa âm đạo hoặc đặt thuốc âm đạo trong vòng 48 giờ - Có kết quả xét nghiệm HIV (+)

- Các bệnh rối loạn chuyển hóa và toàn thân: Đái tháo đường, lupus ban đỏ,

Basedow

- Những người mắc bệnh về thần kinh (Động kinh, tâm thần, thiểu năng trí tuệ), câm, điếc

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5-10/2023

Trang 26

Nghiên cứu được thực hiện tại phòng khám phụ khoa của Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn

2.2 Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện theo thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích tiến cứu

2.2.2 Mẫu nghiên cứu:

Trong đó:

n = Cỡ mẫu , Z = Hệ số tin cậy là 1,96 khi mức độ tin cậy là 95%, thì α/2)=1,96, p = Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới, theo nghiên cứu của Bác Sĩ Nguyễn Thị Bài nghiên cứu tại huyện Thoại Sơn năm 2010 thì tỷ lệ này là 67% ( d = 0,67)

Tính theo tuổi dương lịch và ghi nhận tuổi theo năm

Được phân thành các nhóm sau:

-≤ 20 tuổi -21 - 35 tuổi -36 - 40 tuổi -≥ 41 tuổi

Trang 27

* Nơi ở của bệnh nhân:

Được chia thành các nhóm:

-Thành thị: bao gồm các bệnh nhân ở 3 thị trấn Núi Sập, Phú Hòa và Óc Eo

-Nông thôn: các bệnh nhân ở các xã khác

* Nghề nghiệp của bệnh nhân:

Là nghề chính của bệnh nhân, được phân thành các nhóm sau: -Lao động trí óc: Cán bộ, sinh viên

-Lao động chân tay:Buôn bán, công nhân, nội trợ, làm ruộng, làm thuê,

* Trình độ học vấn của bệnh nhân:

Là trình độ văn hóa cao nhất khi đối tượng đi học có được: Phân thành các nhóm:

-Trình độ học vấn thấp:.Tiểu học, Trung học cơ sở

-Trình độ học vấn cao:Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trở lên

đủ ăn khi thu nhập trên các mức trên Phân thành các nhóm:

- Nghèo và cận nghèo - Khá, giàu

* Tình trạng gia đình:

Phân thành các nhóm:

- Có chồng

Trang 28

- Chưa chồng và khác (chồng chết, ly hôn, ly thân)

* Số lần sinh:

Phân thành các nhóm:

- Chưa sinh lần nào - Đã sinh 1 lần - Sinh 2 lần trở lên

* Tiền sử nạo hút thai, phá thai:

* Biện pháp tránh thai đang sử dụng:

Phân thành các nhóm:

- Thuốc viên - Thuốc tiêm - Bao cao su

- Dụng cụ tránh thai - Đình sản

- Khác

* Tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục:

Trang 29

Hỏi bệnh nhân trước khi đến khám lần này đã từng đi khám phụ khoa và đã được bác sỹ khám, chẩn đoán và điều trị bao nhiêu lần hoặc xem sổ khám phụ khoa nếu bệnh nhân có sổ khám và mang theo

Chia thành các nhóm:

Chưa điều trị lần nào Đã điều trị 1 lần Đã điều trị 2 lần

Đã điều trị 3 lần trở lên

* Thói quen vệ sinh của bệnh nhân

Chia thành các nhóm:

Thụt rửa âm đạo

- Thường xuyên thụt rửa âm đạo - Hiếm khi

* Thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Chia thành các nhóm:

- Thường xuyên sử dụng - Hiếm khi

* Số lần rửa âm hộ mỗi ngày (trung bình)

Chia thành các nhóm:

- 1 lần - 2 lần

Trang 30

* Triệu chứng trong lần khám này:

-Vàng, xanh, có bọt, trắng xám, hôi Viêm và/hoặc lộ tuyến cổ tử cung

*Lý do đi khám lần này:

Chia thành các nhóm: -Khám định kỳ

- Có triệu chứng khó chịu

*Thói quen khám phụ khoa:

Chia thành các nhóm: -Mỗi 6 tháng

-Mỗi năm

-Chỉ khi có triệu chứng

* Nơi khám các chị thường chọn lựa:

Được chia thành các nhóm: -Phòng mạch tư nhân

-Trạm Y tế

-Bệnh viện tuyến huyện

Trang 31

-Bệnh viện tuyến tỉnh

* Các thông tin tuyên truyền về khám phụ khoa định kỳ:

Được chia thành các nhóm: - Thường xuyên sử dụng - Hiếm khi

* Nguồn thông tin được nhận:

Được chia thành các nhóm: -Tivi, báo, đài, apich

-Cán bộ y tế

-Bạn bè, người thân, mọi người xung quanh

*Kết quả khám:

Được chia thành các nhóm: -Không có bệnh

-Viêm âm đạo do nấm

-Viêm âm đạo do vi trùng

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế sẵn: phỏng vấn trực tiếp đối tượng và điền vào bộ câu hỏi

Sử dụng các số liệu sẵn có trong số sách của trung tâm y tế huyện Thoại Sơn Khi phỏng vấn xong chúng tôi thực hiện ghi nhận kết quả của từng đối tượng, thực hiện như trên đến khi đủ số lượng mẫu

2.2.4 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu:

Sau khi thu thập, kiểm tra đủ thông tin trên phiếu phỏng vấn, phiếu không hoàn tất sẽ được thu thập lại

Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để nhập và xử lí số liệu, sau khi kiểm tra quá trình nhập số liệu không có sai số sẽ tiến hành phân tích

Trang 32

Sử dụng toán thống kê mô tả để tính tần số và tỷ lệ % của phụ nữ VNĐSDD Phân tích các yếu tố liên quan đến tình hình viêm âm đạo của phụ nữ 18-49

2.2.5 Những khó khăn, sai số và hạn chế của đề tài:

Do điều kiện thời gian có hạn và kinh phí hạn hẹp nên phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18 – 49)

* Biện pháp khắc phục: Đảm bảo kiểm soát chất lượng

Tập huấn điều tra viên, cung cấp tài liệu hướng dẫn

Giải thích rõ mục đích của nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu Chuẩn hóa bộ câu hỏi và phương pháp thu thập số liệu

Thiết kế câu hỏi phỏng vấn ngắn gọn, dễ hiểu, không có tính chất gợi ý Tiến hành phỏng vấn thử, kiểm tra chất lượng bộ câu hỏi và chất lượng thông tin, từ đó điều chỉnh cho phù hợp

Giám sát thu thập số liệu

Kiểm tra toàn bộ các bộ câu hỏi đã điền thông tin trước khi kết thúc thu thập số liệu trong ngày

2.3 Đạo đức trong nghiên cứu:

Trong quá trình thu thập số liệu, điều tra viên sẽ giải thích mục đích của việc nghiên cứu và trả lời một số câu hỏi của đối tượng phỏng vấn, tư vấn cho họ một số vấn đề liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục để họ có kiến thức tốt hơn trong việc phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời

Không khai thác các vấn đề nhạy cảm trước khi thiết lập được mối quan hệ tốt với người cung cấp thông tin Mọi thông tin nhạy cảm của đối tượng nghiên cứu sẽ được nghiên cứu viên đảm bảo bí mật

Tôn trọng các giá trị văn hóa, truyền thống hay những điều kiêng kỵ của người cung cấp thông tin

Trang 33

Nghiên cứu chỉ được thực hiện khi Hội đồng nghiên cứu khoa học của Trung tâm Y tế thông qua và đồng ý cho phép nghiên cứu

Trang 34

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)

Phân bố theo nơi cư trú, có 9 người cư trú ở thành thị, chiếm tỷ lệ 3,7 %, có

232 phụ nữ cư trú ở nông thôn chiếm tỷ lệ 96,3 %

Kết quả phân bố theo nghề nghiệp có 18 phụ nữ là lao động trí óc chiếm tỷ lệ 7,5 %, có 223 phụ nữ là lao động chân tay chiếm tỷ lệ 92,5 %

Ngày đăng: 24/06/2024, 15:50

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN