Câu 1: So sánh chương trình Tiếng Việt 2006 và 2018 phần kiến thức từ và câu. Câu 2: Thiết kế bài dạy tập đọc lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (có bài giảng powerpoint/ canva kèm theo) và chỉ rõ các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã sử dụng.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 2
CHỦ ĐỀ 9
HÀ NỘI – 2022
Trang 2hành) ở phần kiến thức từ và câu? Chúng ta cùng đến với chủ đề “So sánh chương trình Tiếng Việt 2006 và 2018 phần kiến thức từ và câu” để làm rõ về vấn đề này
II, Nội dung:
Em sẽ so sánh chương trình Tiếng Việt 2006 và 2018 phần kiến thức từ và câu ở 4 mặt: “Ngữ âm và chữ viết; Từ vựng; Ngữ pháp; Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ” Em sẽ so sánh ở từng lớp
Chủ đề/ Nội dung Mức độ cần đạt/ Yêu cầu cần đạt Điểm mới ở
chương trình 2018 Chương trình
- Biết mẫu chữ cái viết hoa
- Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa tên chữ cái (a, bê, xê, ) và
âm (a, bờ, cờ, )
- Bổ sung kiến thức
về “sự khác nhau giữa tên chữ cái (a,
bê, xê, ) và âm (a,
bờ, cờ, )”
- Giảm nội dung về
“mẫu chữ cái viết hoa” và “quy tắc
Trang 32
- Biết quy tắc viết hoa chữ đầu câu và viết hoa tên riêng Việt Nam
viết hoa chữ đầu câu và viết hoa tên riêng Việt Nam”
2 Từ vựng - Biết các từ ngữ chỉ
một số sự vật, hoạt động, tính chất thông thường; các
số đếm tự nhiên dưới 1000 ; một số thành ngữ, tục ngữ
dễ hiểu
- Bước đầu nhận biết các từ có quan
hệ đồng nghĩa, trái nghĩa
- Vốn từ theo chủ điểm
- Giảm nội dung về
“nhận biết các từ có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa” (Nội dung này HS được học ở lớp 3)
3 Ngữ pháp - Bước đầu nhận
biết các từ ngữ chỉ
sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất
- Nhận biết câu trong đoạn ; nhận biết kiểu câu kể, câu hỏi
- Bước đầu biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm
- Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
- Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm
- Giảm nội dung về
“Nhận biết câu trong đoạn ; nhận biết kiểu câu kể, câu hỏi”
(Nội dung này HS được học ở lớp 3)
Trang 43
hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy
than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy:
tách các bộ phận đồng chức trong câu
4 Phong cách ngôn
ngữ và biện pháp tu
từ
- Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời
- Bổ sung kiến thức
về “Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời”
Lớp 3
1 Ngữ âm và chữ
viết
- Nắm vững mẫu chữ cái viết hoa
- Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam, tên riêng nước ngoài (phiên âm)
- Cách viết nhan đề văn bản
- Bổ sung kiến thức
về “Cách viết nhan
đề văn bản”
- Giảm nội dung về
“cách viết hoa tên riêng Việt Nam, tên riêng nước ngoài (phiên âm)”
(Nội dung này HS được học ở lớp 4)
2 Từ vựng Biết thêm các từ
ngữ về lao động sản xuất, văn hoá, xã hội, bảo vệ Tổ quốc,
- Vốn từ theo chủ điểm
- Từ có nghĩa giống nhau và từ có nghĩa trái ngược nhau
- Bổ sung kiến thức
về “Từ có nghĩa giống nhau và từ có nghĩa trái ngược nhau”
Trang 54
hoạt động, đặc điểm, tính chất
- Nắm vững mô hình phổ biến của câu trần thuật đơn
và đặt câu theo những mô hình này
- Biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm
câu cảm: đặc điểm thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu và công dụng của từng kiểu câu
- Công dụng của dấu gạch ngang;
dấu ngoặc kép (đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại);
dấu hai chấm (báo hiệu phần giải thích, liệt kê)
kể, câu hỏi, câu khiến,…”
- Thay tìm hiểu
“cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm” bằng “Công dụng của dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm”
Biện pháp tu từ so sánh: đặc điểm và tác dụng
- Giảm nội dung về biện pháp tu từ nhân hóa
(Nội dung này HS được học ở lớp 4) Lớp 4
1 Ngữ âm và chữ
viết
- Nhận biết cấu tạo
ba phần của tiếng :
âm đầu, vần, thanh
- Biết quy tắc viết hoa tên người, tên
Quy tắc viết tên riêng của cơ quan,
tổ chức
Giảm nội dung về
“Biết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài”
Trang 6số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, bảo
vệ Tổ quốc,
- Nhận biết được sự khác biệt về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy
- Vốn từ theo chủ điểm
- Công dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong
từ điển
- Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu
- Bổ sung kiến thức
về “Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong việc biểu đạt nghĩa”
- Giảm nội dung về
“Nhận biết được sự khác biệt về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy”
3 Ngữ pháp - Hiểu thế nào là
danh từ, động từ, tính từ
- Hiểu thế nào là câu, câu đơn, các thành phần chính của câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ), thành phần phụ trạng ngữ
- Hiểu thế nào là câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến
- Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức năng
- Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng
- Câu và thành phần chính của câu: đặc điểm và chức năng
- Trạng ngữ của câu: đặc điểm và
- Bổ sung kiến thức
“Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng”
- Giảm nội dung về
“câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến
Trang 76
Biết cách đặt các loại câu
- Biết cách dùng dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép
chức năng (bổ sung thông tin)
- Công dụng của dấu gạch ngang;
dấu gạch nối; dấu ngoặc kép; dấu ngoặc đơn
Biết cách đặt các loại câu” và “cách dùng dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép” (Nội dung này HS
đã được học ở lớp 3)
- Biết nói, biết viết câu có dùng phép so sánh, nhân hoá
- Biện pháp tu từ nhân hoá: đặc điểm
và tác dụng
- Giảm nội dung về biện pháp tu từ so sánh
(Nội dung này HS
đã được học ở lớp 3)
âm chính, âm cuối
Biết quy tắc ghi dấu thanh trên âm chính
- Biết cách viết hoa tên người, tên địa lí
- Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài
- Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện
sự tôn trọng đặc biệt
- Bổ sung kiến thức
về “Một số trường hợp viết hoa danh
từ chung để thể hiện
sự tôn trọng đặc biệt.”
Trang 8số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, bảo
vệ Tổ quốc,…
- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa; nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa
- Bước đầu nhận biết và có khả năng lựa chọn từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong nói và viết
- Vốn từ theo chủ điểm
- Từ điển: cách tìm
từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác
- Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng
âm khác nghĩa”
- Từ đồng nghĩa:
đặc điểm và tác dụng
- Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản
- Bổ sung kiến thức
về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng
âm khác nghĩa”
3 Ngữ pháp - Nhận biết và có
khả năng sử dụng các đại từ, quan hệ
từ phổ biến
- Đại từ và kết từ:
đặc điểm và chức năng
- Giảm nội dung ôn tập dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm,
Trang 98
- Nhận biết và có khả năng tạo lập câu ghép trong nói
và viết
- Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang
- Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng
- Công dụng của dấu gạch ngang;
- Biết dùng các biện pháp nhân hoá và so sánh để nói và viết được câu văn hay
- Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ:
đặc điểm và tác dụng
- Thay tìm hiểu tác dụng của so sánh, nhân hoá bằng việc giới thiệu biện pháp điệp từ, điệp ngữ (tích hợp qua việc tìm hiểu bài đọc)
III, Tổng kết
Từ phần so sánh chương trình Tiếng Việt 2006 và 2018 phần kiến thức từ và câu, ta
có thể thấy rằng so với chương trình Tiếng Việt 2006 thì chương trình Tiếng Việt 2018
có sự điều chỉnh kiến thức giữa các lớp, có những nội dung kiến thức được chuyển xuống lớp dưới và có những phần kiến thức HS lại được học ở lớp trên Ở mỗi lớp em cũng đã
Trang 109
chỉ ra những điểm mới của chương trình Tiếng Việt 2018 so với chương trình Tiếng Việt
2018 phần kiến thức từ và câu Mong rằng với sự tìm hiểu về chủ đề “So sánh chương trình Tiếng Việt 2006 và 2018 phần kiến thức từ và câu” có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về chương trình 2018 phần kiến thức từ và câu
Câu 2: Thiết kế bài dạy tập đọc lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (có bài giảng power point/canva kèm theo) và chỉ rõ các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã sử dụng
Em chọn bài tập đọc “Chuyện bốn mùa” thuộc chủ đề “Vẻ đẹp quanh em”, trang 9,
bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống – tập 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY – TUẦN 19
Chủ đề 5: Vẻ đẹp quanh em Bài 1: Chuyện bốn mùa Tiết 1 + 2: Đọc Chuyện bốn mùa I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
+ Nêu được ý hiểu về nghĩa của 1 số từ ở phần từ ngữ (đâm chồi, đơm,…)
+ Nhận biết được 4 nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Nhận biết được bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng và đều có ích cho cuộc sống
Trang 11từ ngữ hay, hình ảnh đẹp
b Phát triển năng lực chung
Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
2 Về phẩm chất
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, đất nước
- Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác, làm việc nhóm
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiến trình tiết dạy Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giới thiệu chủ điểm - Giới thiệu ngắn gọn về
chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 2
- Giáo viên cho HS quan sát tranh minh họa về chủ điểm,
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát và nêu nội dung
tranh: hình ảnh hai bạn nhỏ
Trang 1211
Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng
thú cho HS và kết nối
với bài học mới
hỏi về nội dung tranh
(Phương pháp trực quan; kĩ thuật động não, đặt câu hỏi)
- GV: Thế giới xung quanh chúng ta vô cùng rộng lớn và xinh đẹp, còn rất nhiều điều chúng ta chưa khám phá, cũng như các vẻ đẹp chúng ta chưa nhìn thấy Và để khám phá thêm về vẻ đẹp của thế giới ngoài kia, chúng ta cùng đến với các bài học thuộc chủ điểm “Vẻ đẹp quanh em” nhé!
- GV cho HS xem các hình ảnh, video clip về các hiện tượng thời tiết ở một số vùng
miền (Phương pháp trực quan)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: “Nói về thời tiết ngày hôm nay tại nơi em ở.”
(Phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi)
- GV gọi đại diện các nhóm chia sẻ
đang suy nghĩ, khám phá về thế giới xung quanh
- HS lắng nghe
- HS xem ảnh/video clip
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trao đổi cặp đôi, chia sẻ trước lớp
Trang 1312 Đọc văn bản
- GV kết nối vào bài mới:
Chúng ta đều đã biết về những hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng hay gió bão qua ti vi, sách báo,tranh, truyện Chúng
ta cũng đã biết về 4 mùa xuân,
hạ, thu, đông trong năm Vậy các em yêu thích mùa nào nhất trong năm? Đặc trưng và lợi ích gì của các mùa đối với con người là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hìm hiểu những điều này trong bài học ngày hôm
nay Chuyện bốn mùa
- GV ghi tên bài lên bảng
Cách 2: Tổ chức trò chơi
“Đây là mùa gì?” với các bức tranh về các mùa Khi HS trả lời hết về các mùa, GV sẽ chốt lại và dẫn dắt vào bài học
(Phương pháp dạy học trò chơi)
Trang 14sự thân thiết
- Đọc xong đoạn 1, GV nên
dừng lại và hỏi HS: (Kĩ thuật dạy học đặt câu hỏi)
+ Còn nàng tiên mùa Đông thì sao nhỉ?
+ Liệu mọi người có thích mùa đông không?
- HS quan sát tranh minh họa
và trả lời: Tranh vẽ 4 cô gái (4
cô tiên) đang đứng xung quanh một bà cụ Mỗi cô tiên
có một vẻ đẹp, một kiểu trang phục khác nhau Cô thì có vòng hoarực rỡ trên đầu Cô thì cầm quạt Cô thì mặc nhiều váy áo có vẻ như rất lạnh Cô thì tay cầm giỏ hoa quả Họ đang nói chuyện rất vui vẻ với bà cụ
- HS chú ý lắng nghe và đọc thầm theo
- HS lắng nghe và tương tác
+ Nàng tiên mùa đông nghĩ rằng mình chẳng có ai yêu + Mọi người đều yêu mùa đông
Trang 1514
- GV chuyển sang đọc những đoạn tiếp theo bằng lời dẫn:
Chúng ta cùng tìm hiểu vẻ đẹp của Đông nhé!
* HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp đọc từ khó, giải nghĩa từ và đọc câu dài
- GV hỏi: Bài đọc gồm mấy đoạn?
- GV thống nhất cách chia đoạn
- Yêu cầu HS làm việc nhóm
- GV viết bảng từ khó mà HS nêu và tổ chức cho HS luyện đọc
- GV hướng dẫn cách đọc: Lời của 4 cô tiên cần đọc rõ ràng, biểu cảm, thể hiện ngữ điệu nhí nhảnh; lời nói của bà Đất
- HS chú ý lắng nghe và đọc thầm theo
- HS thực hành chia đoạn + Đoạn 1: từ đầu đến “rước đèn, phá cỗ”
+ Đoạn 2: tiếp theo đến “trong chăn”
+ Đoạn 3: đoạn còn lại
Trang 1615
thì đọc với ngữ liệu trầm lắng;
phân biệt lời người kể chuyện
và lời nhân vật; ngắt nghỉ đúng dấu câu
- GV mời 3-4 HS đọc lời của
4 cô tiên và bà Đất (Phương pháp rèn luyện theo mẫu)
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu dài
- GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó trong bài: đâm
chồi, đơm,…(kĩ thuật gợi tìm)
- GV yêu cầu HS đặt câu với một hoặc hai từ vừa giải nghĩa
- GV gọi HS đọc lại lời của các nhân vật với ngữ điệu phù
hợp.(Phương pháp rèn luyện theo mẫu)
* HS luyện đọc trong nhóm
- 3-4 HS đọc
- HS luyện đọc câu dài:
Nhờ có em Hạ,/ cây trong vườn mới đơm trái ngọt,/ học sinh/ mới được nghỉ hè.// Còn cháu Đông,/ cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối/ đâm chồi nảy lộc.//
- HS giải nghĩa từ đâm chồi, đơm
- Cây cối đâm chồi nảy lộc,…
- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn
Trang 1716 Trả lời câu hỏi
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm 3
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp từng đoạn giữa các nhóm
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương
HS đọc tiến bộ
- GV nhận xét phần thi đọc của các nhóm
- GV đánh giá, biểu dương
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương
- HS luyện đọc trong nhóm và góp ý cho nhau
- 2 – 3 nhóm thi đọc
- HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất
- HS chú ý
- Cả lớp đọc thầm cả bài
- 2, 3 HS đọc toàn bài/ HS khác theo dõi
- HS lắng nghe
- HS làm việc chung cả lớp
- 2-3 HS trả lời: Bốn nàng tiên đặc trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông
Trang 1817
- GV và HS thống nhất câu trả lời
Câu 2: Theo nàng tiên mùa
hạ, vì sao thiếu nhi thích mùa thu?
- GV nêu câu hỏi
- GV hướng dẫn HS đọc lại
đoạn 1 để tìm câu trả lời (Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi)
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng
Câu 3: Dựa vào bài đọc, nói
tên mùa phù hợp với mỗi tranh?
- Gọi HS đọc câu hỏi 3
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và 2
- GV cho HS quan sát tranh
(Phương pháp trực quan)
- GV yêu cầu HS thảo luận
nhóm bốn (Phương pháp thảo luận nhóm)
- HS làm việc nhóm đôi
- Một số (2 – 3) HS trả lời
trước lớp: Theo nàng tiên mùa
hạ, thiếu nhi thích mùa thu vì không có mùa thu thì thiếu nhi không có đêm trăng rằm, rước đèn phá cỗ
- 2 HS đọc câu hỏi
- HS quan sát tranh
- HS làm việc nhóm, quan sát từng tranh, chia sẻ trong nhóm, thống nhất phương án trả lời