1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học kỹ năng nghe tiếng pháp trình độ a1

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

THỰC TRẠNG HỌC TẬP TRONG QUÁ TRÌNH HỌC KỸ NĂNG NGHE TIẾNG PHÁP TRÌNH ĐỘ A1 CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT...14KHOA TIẾNG PHÁP-TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI...142.1.. Phần 2: Tìm hiểu về thực

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Lĩnh vực khoa học công nghệ: Khoa học xã hội

Chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ: Khoa học giáo dục

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ THUYẾT 7

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học 11

1.3 Tài liệu hỗ trợ học kỹ năng nghe 12

1.3.1 Định nghĩa 12

1.3.2 Tầm quan trọng của tài liệu hỗ trợ học kỹ năng nghe 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỌC TẬP TRONG QUÁ TRÌNH HỌC KỸ NĂNG NGHE TIẾNG PHÁP TRÌNH ĐỘ A1 CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT 14

KHOA TIẾNG PHÁP-TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 14

2.1 Khái quát chung phiếu khảo sát 14

2.1.1 Mục đích của phiếu khảo sát 14

2.1.2 Đối tượng khảo sát 15

2.1.3 Cấu tạo của phiếu khảo sát 15

2.2 Phân tích kết quả khảo sát nghiên cứu 16

2.2.1 Phần 1: Thông tin cá nhân 16

2.2.2 Phần 2: Tìm hiểu về thực trạng học tập và những khó khăn mà các bạn sinh viên khoa tiếng Pháp gặp phải trong quá trình học kỹ năng nghe 17

2.3 Kết luận 22

CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG NGHE CHO 24

SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA TIẾNG PHÁP-TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 24

3.1 Các bước tự học nghe hiệu quả 24

Trang 3

3.1.1 Trước khi nghe 24

3.1.2 Trong khi nghe 24

3.1.3 Sau khi nghe 25

3.2 Đề xuất tài liệu bổ trợ tự học kỹ năng nghe cho sinh viên năm thứ nhất 25

3.2.1 Giới thiệu chung về tài liệu bổ trợ 25

3.2.2 Hướng dẫn sử sụng hiệu quả tài liệu bổ trợ 26

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHIẾU KHẢO SÁT 31

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, trong bối cảnh phát triển và hội nhập, ngoại ngữ trở thành yếu tố quyếtđịnh hơn bao giờ hết, tiếng Pháp là ngoại ngữ phổ biến thứ hai trên thế giới Ở Việt Nam,Tiếng Pháp vẫn luôn là ngôn ngữ được lựa chọn giảng dạy chính thức cho các cấp từ tiểuhọc đến trung học phổ thông Đây là minh chứng cho vai trò và nhu cầu của ngôn ngữnày trong các hoạt động đời sống và nghề nghiệp đối với mọi đối tượng người học

Nếu ngôn ngữ viết đòi hỏi cấu trúc hài hòa và sự liên kết chặt chẽ giữa từ vựng vàngữ pháp, ngôn ngữ nói đòi hỏi phản xạ thì ngôn ngữ nghe là cầu nối giữa hai khía cạnhnày Nó là cách chúng ta tiếp nhận và hiểu được cả cấu trúc ngữ pháp và cách sử dụng từvựng trong ngữ cảnh thực tế thông qua âm thanh và ngữ điệu Ngôn ngữ nghe cung cấpcho người học cơ hội thực hành ngôn ngữ theo cách tự nhiên nhất, giúp họ phát triển khảnăng ngôn ngữ một cách toàn diện hơn.

Các giáo viên dạy ngoại ngữ coi việc lắng nghe là kỹ năng đầu tiên cần được dạy,tiếp theo là kỹ năng nói, đọc và viết Việc lắng nghe là một yếu tố quan trọng trong việchọc một ngôn ngữ Kỹ năng nghe cũng quyết định sự phát triển của ba kỹ năng nói, đọcvà viết Việc học các kỹ năng khác bắt đầu bằng việc nghe các âm thanh, giống như việctrẻ em nhận được ngôn ngữ của mình Không có việc lắng nghe có nghĩa là không có dữliệu vào Không có dữ liệu vào có nghĩa là không có gì được lưu trong não của bạn Vàđiều này có nghĩa là không có gì sẽ được trích xuất ra khi bạn nói, đọc hoặc viết Đặc biệtở cấp độ nghe A1 tiếng Pháp, người học cần được trang bị một nền tảng vững chắc để cóthể tiếp tục phát triển việc học ngoại ngữ lên một cấp cao hơn.

Hiểu được tầm quan trọng của việc học nghe tiếng Pháp trình độ mới bắt đầu A1và những khó khăn mà sinh viên năm thứ nhất thường gặp phải trong quá trình rèn luyện

kỹ năng này, chúng tôi đã quyết định thực hiện nghiên cứu "Xây dựng tài liệu hỗ trợ tự

Trang 5

học kỹ năng nghe tiếng Pháp ở trình độ A1 dành cho sinh viên năm thứ nhất khoaTiếng Pháp-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội".

Thứ hai, chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc khảo sát bằng phiếu điều tra nhằm xácđịnh thực trạng và những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình học kỹ năng nghetrên lớp.

Cuối cùng, sau khi nắm rõ quá trình học tập cũng như các khó khăn của việc luyệntập kỹ năng nghe đối với sinh viên năm thứ nhất, nhóm nghiên cứu của chúng tôi mongmuốn đề xuất bộ tài liệu tham khảo hỗ trợ cho quá trình tự học kỹ năng này cho sinhviên.

3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hành kỹ năng nghe tiếng Phápở trình độ A1?

Câu hỏi 2: Các khó khăn sinh viên năm thứ nhất Khoa tiếng Pháp-Trường Đại họcSư phạm Hà Nội gặp phải trong quá trình học và thực hành kỹ năng nghe tiếng ở trình độA1 là gì?

Câu hỏi 3: Phương pháp nào giúp các sinh viên thực hành hiệu quả kỹ năng nghetiếng Pháp ở trình độ A1?

Trang 6

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu này, chúng tôi đã đưa ra các giả thuyết nghiêncứu sau:

Giả thuyết 1: Việc thực hành kỹ năng nghe tiếng Pháp ở trình độ A1 yêu cầu sựchú ý đặc biệt đến vốn từ vựng ở trình độ A1, cũng như kiến thức cơ bản về ngữ pháp vàcách phát âm

Giả thuyết 2: Sinh viên gặp phải các rào cản như thiếu từ vựng, chưa tìm đượcphương pháp luyện nghe hiệu quả và thiếu tài liệu bổ trợ cho việc tự học

Giả thuyết 3: Đề xuất sử dụng bộ tài liệu bổ trợ dựa trên giáo trình "Le NouveauTaxi 1" - một công cụ hữu ích cho việc luyện tập kỹ năng nghe tiếng Pháp ở trình độ A1

cho đối tượng của chúng tôi

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp chính: phươngpháp thu thập thông tin và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Đối với phương pháp thu thập thông tin, chúng tôi đi tìm hiểu kỹ lưỡng về các

khái niệm và khía cạnh liên quan đến vấn đề tự học và kỹ năng nghe tiếng Pháp ở trìnhđộ A1 Cụ thể, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu chuyên ngành, các nghiên cứu khoahọc, bài báo, báo cáo và các nguồn tư liệu uy tín khác.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được áp dụng để thu thập dữ liệu trực tiếp từ

đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm thứ nhất Khoa tiếng Pháp về thực trạng và nhữngkhó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học kỹ năng nghe ở trình độ A1.

Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích giúp xử lý các kết quả

điều tra và đưa ra các kết luận quan trọng về tình hình nghiên cứu từ đó chúng tôi sẽ đềxuất các giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra, góp phần nâng cao hiệu quảviệc học kỹ năng nghe tiếng Pháp ở trình độ A1 cho sinh viên năm nhất khoa tiếng Pháp.

Trang 7

CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ THUYẾT1.1.Kỹ năng nghe

1.1.1 Định nghĩa

Nghe là một hoạt động thường nhật trong cuộc sống hàng ngày, đóng vai trò vôcùng quan trọng trong việc học ngoại ngữ của người học Đối với đề tài nghiên cứu củachúng tôi, nghe hiểu là động lực thúc đẩy cho công trình này Vậy định nghĩa của nghehiểu là gì?

Trước khi bắt đầu, chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa của từ "compréhension" (hiểu).Theo từ điển l'Office Québécois de la langue française (2001), từ "compréhension" làdanh từ bắt nguồn từ tiếng Latinh "comprehensio" Nghĩa của từ này là khả năng nhậnthức, lĩnh hội một thông điệp giao tiếp.

Có rất nhiều định nghĩa về nghe hiểu, theo tác giả trong Livret 2- Renforcement

linguistique Compréhension orale: "Hiểu tiếng nói là khả năng tiếp thu ý nghĩa từ việcnghe một câu nói hoặc một tài liệu âm thanh Kỹ năng này đòi hỏi người nghe phải cókiến thức về hệ thống phát âm, ngữ pháp và các quy tắc văn hóa xã hội."

Cornaire và Germain (1998) đưa ra một định nghĩa khác: " Nghe hiểu là một quátrình tích cực mà trong đó cá nhân xây dựng ý nghĩa của một thông điệp Rõ ràng rằngđây là một quá trình phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ năng, từ việc nhận thức âm thanh thôngqua kích thích bằng lời nói đến việc biểu diễn chúng trong tư duy dưới dạng các đơn vị ýnghĩa."

Theo Ducrot-Sylla (2005): "Nghe hiểu là một kỹ năng nhằm mục đích giúp ngườihọc dần dần rèn luyện chiến lược nghe hiểu và tiếp thu các câu nói trong giao tiếp Mụctiêu không phải là cố gắng giải thích mọi thứ cho người học, những người thường có xuhướng yêu cầu định nghĩa cho từng từ Mục tiêu hoàn toàn ngược lại là đào tạo ngườinghe của chúng ta trở nên tự tin và tự chủ hơn theo thời gian."

Có nhiều định nghĩa khác nhau về nghe hiểu theo các nhà nghiên cứu, nhưng trongnghiên cứu của chúng tôi, đối với sinh viên năm thứ nhất Khoa tiếng Pháp-Trường Đại

Trang 8

học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi nhận thấy rằng định nghĩa của Ducrot-Sylla (2005) là rấtphù hợp Thực tế, sinh viên không cần hiểu hết tất cả các từ trong tài liệu âm thanh, vìvậy họ cần đoán các từ khóa hoặc nghĩa của các từ mà họ không hiểu Một mặt, để họctốt kỹ năng nghe, họ có thể chú ý đến các giọng điệu, giọng nói và nhịp điệu khác nhau.Mặt khác, để hiểu và giao tiếp tốt, sinh viên cần có không chỉ năng lực ngôn ngữ mà còncả kiến thức văn hóa xã hội.

1.1.2 Các bước của nghe hiểu:

Theo Rost M trong "Listening in Language Learning" (1990) và Mendelsohntrong "Learning to listen: A Strategy Based Approach for the second Language Learner"(1994), quá trình nghe hiểu tiếng nói bao gồm ba giai đoạn: trước khi nghe, trong khinghe và sau khi nghe.

Trước khi nghe: đây là bước quan trọng để tạo điều kiện cho việc tiếp cận văn

bản và đưa ra giả thuyết Nó nhằm kích thích sự hứng thú của người học bằng cách tạo rasự mong đợi và dự đoán về nội dung của các tài liệu mà sinh viên sẽ nghe Đây cũng làcơ hội để họ học từ vựng mới khi nghe tài liệu âm thanh và có thể có kiến thức sẵn vềchủ đề Có một số chiến lược để học kỹ năng nghe tốt: đọc tiêu đề, đặt câu hỏi, xem hìnhảnh để đoán nội dung của tài liệu, kích hoạt kiến thức trước Nếu giáo viên cho phép sinhviên xem video, họ có thể thực hiện một hoạt động tiền lắng nghe như xem hình ảnh màkhông nghe âm thanh của phim và video.

Trong khi nghe là những hoạt động mà sinh viên cần thực hiện trong khi nghe

một văn bản Mục tiêu của các hoạt động này là giúp học sinh khám phá nội dung của tàiliệu âm thanh đồng thời cũng giúp học sinh chú ý đến ngôn ngữ được sử dụng (từ vựng,cách phát âm, cấu trúc, ngữ pháp ) Việc nghe cần được thực hiện theo hai giai đoạn:"đầu tiên" là nghe tổng thể, "tiếp theo" hoặc "sau đó" là một hoặc nhiều lần nghe phântích, chi tiết Có hai lần nghe, nhưng mỗi lần nghe sinh viên sẽ có một hoạt động khácnhau.

Trong lần nghe đầu tiên:

Trang 9

Giáo viên sẽ hướng dẫn sinh viên bằng cách cung cấp hình ảnh, minh họa, cử chỉ, v.v., đểgiúp họ hiểu rõ hơn nội dung của tài liệu âm thanh Đặt ra các câu hỏi đơn giản như:

 Ai đang nói? Có bao nhiêu người? Tình huống diễn ra ở đâu?

 Sự việc xảy ra khi nào?

 Nói về cái gì? Đang nói với ai? Mục đích của cuộc trò chuyện là gì?

Những câu hỏi đơn giản này là các ví dụ giúp sinh viên hiểu về tình huống banđầu, mục tiêu của trò chuyện và mối quan hệ giữa các nhân vật Tóm lại, sinh viên có thểcố gắng trả lời sáu yếu tố sau: ai đang nói, nói với ai, khi nào, như thế nào, ở đâu và nóivề cái gì.

Trong lần nghe thứ hai

Việc kiểm tra các giả thuyết và trả lời các câu hỏi chi tiết về nội dung tài liệu âm thanh làrất quan trọng Đầu tiên, học sinh cần ghi chép cẩn thận theo ý định nghe Bước thứ hai,xác định các ý chính và từ khóa, chú ý đến tất cả các yếu tố như: ngữ điệu, cách phát âm,nhịp điệu, từ nối logic (ví dụ: một mặt, mặt khác, sau đó, ), từ nối thời gian (ví dụ: trướctiên, sau đó, rồi, cuối cùng, ), từ nối nhân quả (ví dụ: quả thực, vì, ), từ nối đối lập (vídụ: nhưng, mặc dù, trái lại, ) Cuối cùng, sinh viên sẽ xác nhận hoặc bác bỏ các giảthuyết mà họ đã đưa ra trước đó và sau đó hoàn thiện câu trả lời cho các câu hỏi.

Sau khi nghe: Sinh viên cần nắm được những gì họ cần làm sau khi nghe, nghĩa

là những nhiệm vụ mà họ sẽ được yêu cầu thực hiện Chú trọng vào việc áp dụng lại kiếnthức đã học vào một nhiệm vụ thực tế có ý nghĩa Các hoạt động liên quan đến tài liệu âmthanh đã nghe được sẽ dài hơn so với các hoạt động nghe, vì vậy sinh viên có thời gian đểsuy nghĩ và viết Cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng về những gì họ đã làm.

Dưới đây là bảng thể hiện chiến lược nghe.

1 Trước khi nghe Chuẩn bị trước khi nghe:

Trang 10

 Gợi lại kiến thức đã có, đoán nội dung, xem hìnhảnh mà không có âm thanh và dự đoán nội dung.

2 Trong khinghe

Lần nghethứ nhất

Nghe toàn diện:

 Quan sát và trả lời các câu hỏi đơn giản.

Lần nghethứ hai

Nghe phân tích:

 Xác định các giả thuyết Ghi chú

 Nhận biết các ý chính Trả lời các câu hỏi chi tiết

3 Sau khi nghe Biểu đạt ý kiến:

 Tóm tắt tài liệu âm thanh Đưa ra quan điểm

1.2 Tự học1.2.1 Định nghĩa

Trang 11

Nói về tự học, có nhiều cách hiểu khác nhau về nó Trong tạp chí Nghiên cứu giáo

dục, tác giả Nguyễn Kì (1998) đã viết về khái niệm tự học như sau “Tự học là người họctích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thểhiện mình Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lý các tìnhhuống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp Tự học thuộc quá trình cá nhânhóa việc học” Tác giả Lưu Xuân Mới (2003) thì cho rằng “Tự học là quá trình tự đi tìmlấy kiến thức, kỹ năng, thái độ một cách tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo bằng sự nỗlực hành động của chính mình hướng tới những mục tiêu nhất định”

Trong cuốn "Học tập hợp lý" do R Retke biên tập, tác giả cho rằng "học tập tự chủlà thực hiện các nhiệm vụ không được bao gồm trong các buổi giảng dạy có tổ chức".

Theo tác giả Lê Khánh Bằng, "self learning" là quá trình tự suy ngẫm, sử dụng năng lựctrí tuệ và phẩm chất tâm lý của bản thân để nắm vững một lĩnh vực khoa học cụ thể.

Dựa trên những quan điểm về tự học được đề cập ở trên, có thể nhận thấy rằng kháiniệm tự học luôn gắn liền với bản thân mỗi cá nhân Kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năngcủa mỗi người chỉ có thể được hình thành bền vững và phát triển hiệu quả thông qua cáchoạt động tự học Tự học là một kỹ năng thiết yếu, đặc biệt đối với sinh viên.

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học

Sự tò mò là động lực chính thúc đẩy sự phát triển trong quá trình học tập Hãy

lắng nghe nhiều điều, bất kể chủ đề gì, khơi gợi sự tò mò và ham muốn khám phá của bạnmà không nhất thiết phải hiểu đầy đủ nội dung Hơn nữa, có thể nói đây là một cách nghethụ động giúp bạn làm quen với âm thanh và nhịp điệu của tiếng Pháp.

Không phụ thuộc vào giáo viên

Như chúng ta đã biết, thời gian học ngoại ngữ trên lớp rất hạn chế, không đủ đểsinh viên rèn luyện và đạt kết quả tốt Theo phân phối chương trình, các sinh viên năm

thứ nhất Khoa tiếng Pháp-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội học tập theo giáo trình "LeNouveau Taxi 1", đây là một giáo trình tổng hợp bao gồm tất các kỹ năng: nghe, nói, đọc,

viết Sinh viên học 6 tiết tiếng Pháp/tuần, tương ứng với 90 tiết/học kỳ, trong đó kỹ năng

Trang 12

nghe được luyện tập khoảng 25-30 tiết/học kỳ Do đó, thời gian dành cho việc rèn luyệnkỹ năng nghe trên lớp là vô cùng hạn chế.

Vì vậy, mỗi sinh viên không nên quá phụ thuộc vào giáo viên mà hãy xem họ nhưnhững người hướng dẫn để có cách học tập và khai thác bài học hiệu quả Sinh viên nêntận dụng thời gian rảnh để rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, tự học và nâng cao kỹ năng nàytrên cơ sở nền tảng để nâng cao năng lực bản thân Đây cũng là cách để sinh viên tự đánhgiá năng lực của bản thân và tiến bộ hơn nữa Ngoài ra, các bài tập bổ trợ hoặc buổi thựchành được coi là một hình thức học tập mang lại nhiều thử thách cho sinh viên Chúng sẽthú vị hơn nhiều so với các bài học ban đầu trên lớp theo giáo trình.

Nghe với sự kỷ luật

Nguyên tắc vàng dành cho những ai muốn phát triển kỹ năng tự học nghe hiểutiếng nước ngoài đó là sự kỷ luật Trên thực tế, tự học là một việc cá nhân, không cóchương trình, không có giáo viên, không có quy định về thời gian, cũng như không cógiới hạn hay tiêu chuẩn để đánh giá hoặc kiểm tra Do đó, nhiều sinh viên tự học nghehiểu tiếng nước ngoài thường cảm thấy bất lực và nản lòng khi gặp những từ mới hoặccấu trúc câu lạ, dẫn đến việc dần dần bỏ cuộc Tuy nhiên, với sự kỷ luật, khi không hiểungay từ lần nghe đầu tiên, sinh viên có thể nghe lại nhiều lần Nếu vẫn không thể nắm bắtđược đơn vị kiến thức vào lúc đó, họ có thể tham khảo bản ghi chép cuộc trò chuyện vàtiếp tục nghe đồng thời so sánh đoạn hội thoại với bản ghi chép để hiểu rõ hơn Do đó,mức độ kỷ luật và tự kỷ luật càng cao, hiệu quả của việc tự học nghe ngoại ngữ càng lớn.

1.3 Tài liệu hỗ trợ học kỹ năng nghe1.3.1 Định nghĩa

Theo từ điển tiếng Việt, "thực hành" được định nghĩa là sự rèn luyện thườngxuyên để thuần thục, giúp người học thực hành nhiều lần những kiến thức và kỹ năng đãhọc nhằm củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng và phát triển khả năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn học tập.

Trang 13

Trên các chương trình đào tạo, trong các trường học, chúng ta thường thấy xuấthiện các sách bài tập toán, tiếng Việt, vật lý, v.v Trong trường hợp này, sách bài tập làmột loại sách được sử dụng để thực hành các bài tập liên quan đến một môn học hoặclĩnh vực cụ thể nào đó.

Dựa trên những khái niệm trên, trong quá trình nghiên cứu khoa học, chúng tahiểu rằng các bài tập đi kèm với sách giáo khoa là một tập hợp các từ vựng và ngữ pháptương ứng với từng chủ đề của bài học Đồng thời, đây cũng là nơi học sinh có thể củngcố, tra cứu kiến thức cần thiết để đáp ứng yêu cầu của bài học Ngoài ra, điều này còngiúp học sinh nghiên cứu những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi bài học Với đề tài này, tàiliệu hỗ trợ tự học kỹ năng nghe với các chủ đề và các bài nghe tương ứng bám sát giáo

trình "Le Nouveau Taxi 1" cũng có thể coi là một loại sách bài tập nghe.

1.3.2 Tầm quan trọng của tài liệu hỗ trợ học kỹ năng nghe

Theo ông Nguyễn Lê Vinh trong bài viết “Tầm quan trọng của phương pháp đối

với môn học” đăng trên “Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 34 (2019), “Một mônhọc không thể thiếu phương pháp tự học: Quá trình tự học của học sinh phụ thuộc phầnlớn vào chất lượng tài liệu hướng dẫn và tài liệu tham khảo.” Trên thực tế, không trường

học hay môn học nào có thể thiếu tài liệu và sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh họctập môn học đó Đồng thời, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các sách bài tập sẽ đi kèmvới sách giải thích Thậm chí để đáp ứng nhu cầu của học sinh, nhiều trang web đã đượctạo ra để giải các bài tập trong sách giáo khoa.

Do đó, một cuốn sách bài tập đúng chủ đề theo phương pháp, kèm theo đáp án vàbản ghi lại phần hội thoại để nâng cao khả năng nghe hiểu của người học là điều cầnthiết Người học cần nâng cao kiến thức về vốn từ vựng, ngữ pháp và các chủ đề Hơnnữa, trong quá trình luyện tập, người học có thể cảm thấy các bài tập khó và mất đi ýnghĩa khi thực hiện Vì tất cả những lý do này, việc sử dụng sách bài tập phù hợp vớichương trình học môn học để hỗ trợ người học trong quá trình tự học là vô cùng quantrọng.

Trang 14

Ngoài ra, thông qua sách bài tập, người học có thể mở rộng kiến thức xã hội liênquan đến các chủ đề đã học, từ đó tích lũy kiến thức để đạt kết quả tốt trong các bài tậpluyện nghe tiếp theo.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỌC TẬP TRONG QUÁ TRÌNH HỌC KỸ NĂNGNGHE TIẾNG PHÁP TRÌNH ĐỘ A1 CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT

KHOA TIẾNG PHÁP-TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trong chương này, nhóm nghiên cứu của chúng tôi sẽ phân tích một cách chi tiếtcác dữ liệu được thu thập từ cuộc khảo sát dành cho các sinh viên năm thứ nhất của Khoatiếng Pháp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về thực trạng và những khó khăn mà sinhviên gặp phải trong quá trình học kỹ năng nghe ở trình độ A1 tại trường Từ đó, chúng tôimuốn đề xuất giải pháp để khắc phục các khó khăn trong quá trình học, nâng cao kết quảhọc tập và đặc biệt là khơi dậy hứng thú cho sinh viên trong các hoạt động học nghe hiểutiếng Pháp.

2.1 Khái quát chung phiếu khảo sát2.1.1 Mục đích của phiếu khảo sát

Khảo sát được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về tình hình học kỹ năngnghe trình độ A1 của sinh viên năm thứ nhất tại Khoa tiếng Pháp-Trường Đại học Sưphạm Hà Nội Qua cuộc điều tra, chúng tôi nắm rõ được thực trạng học tập và những khókhăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình rèn luyện kỹ năng nghe trình độ A1 Hơn nữa,cuộc khảo sát này không chỉ xác định mức độ phổ biến của tài liệu bổ trợ tự học kỹ năngnghe với người học mà còn xác định các phương pháp mà sinh viên thường sử dụng đểrèn luyện kỹ năng này Từ đó, chúng tôi đề xuất giải pháp: xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học

kỹ năng nghe tiếng Pháp ở trình độ A1 theo giáo trình "Le Nouveau Taxi 1" dành cho

sinh viên năm nhất Khoa tiếng Pháp nhằm giúp các bạn cải thiện kỹ năng này

2.1.2 Đối tượng khảo sát

Trang 15

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát dựa trên 17 sinh viên năm nhất (K73) Khoa Sưphạm tiếng Pháp-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Đây là một nhóm sinh viên có trìnhđộ khá đồng nhất: chỉ có 1 sinh viên đã theo học hệ song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu họcđến cấp THPT, 1 sinh viên học tiếng Pháp theo hệ 3 năm, còn lại tất cả cả các bạn sinhviên đều mới bắt đầu học tiếng Pháp ở đại học Ngoài ra, mỗi bạn sinh viên đều có mộtphương pháp học tập khác nhau dẫn đến những khó khăn trong quá trình rèn luyện và họctập kỹ năng nghe là khác nhau

2.1.3 Cấu tạo của phiếu khảo sát

Để thu thập thông tin toàn diện và chính xác nhất về tình hình học kỹ năng nghetrên lớp của sinh viên thông qua giáo trình “Le Nouveau Taxi 1”, chúng tôi đã tiến hànhkhảo một cách cẩn thận xoay quanh tình hình học kỹ năng nghe, những khó khăn các bạnsinh viên gặp phải và những giải pháp để cải thiện kỹ năng này

Bài khảo sát gồm 9 câu hỏi Phần đầu gồm 2 câu hỏi liên quan đến thông tin cánhân của sinh viên Ở phần thứ hai, 7 câu hỏi được đưa ra để tìm hiểu về quá trình học kỹnăng nghe cũng như việc khai thác giáo trình “Le Nouveau Taxi 1” trong quá trình họccủa các bạn sinh viên Qua các câu hỏi này, chúng tôi cũng đồng thời tìm hiểu về nhữngkhó khăn và đưa ra những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện kỹ năng nghe ở trìnhđộ A1

- Câu 1 - 2: Xác định trình độ của người học và đánh giá về kỹ năng nghe của sinhviên năm thứ nhất Khoa tiếng Pháp-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

- Câu 3 - 4 - 5: Tìm hiểu về những hạn chế trong việc học nghe trên lớp của sinhviên và mức độ hiệu quả của các bài nghe trong giáo trình “Le Nouveau Taxi 1”

- Câu 6 - 7 - 8: Tìm hiểu về quá trình tự học nghe của sinh viên và những khó khănmà các bạn gặp phải khi tự học nghe mà chưa có định hướng rõ ràng.

- Câu 9: Thu thập ý kiến của sinh viên về việc sử dụng bộ tài liệu hướng dẫn tự họcsong song với giáo trình học trên lớp

Trang 16

2.2 Phân tích kết quả khảo sát nghiên cứu2.2.1 Phần 1: Thông tin cá nhân

Câu 1: Thời gian học tiếng Pháp

Theo kết quả khảo sát, 6% sinh viên học tiếng Pháp hơn 3 năm (đây là những họcsinh đã học tiếng Pháp từ cấp THPT), 6% sinh viên học tiếng Pháp hơn 12 năm (đây lànhững học sinh đã học tiếng Pháp song ngữ từ cấp tiểu học), còn lại là những sinh viênbắt đầu học tiếng Pháp tại trường đại học Qua đây cho phép chúng ta kết luận về trình độtiếng Pháp không đồng đều của sinh viên, điều này có thể dẫn đến những khó khăn trongviệc học tập trên lớp.

Câu 2: Mức độ khó của kỹ năng nghe

Ngày đăng: 24/06/2024, 15:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w