Động lực phát triển có thể đến từ những chủ thể năng động trong vùng, khả năng quản lý của các cấp chính quyền tốt, khả năng giao thương, hay cơ sở hạ tầng tốt, tiềm năng và lợi thế của
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận nghiên cứu và chính sách về phát triển vùng liên kết đô thị
Vùng liên kết đô thị là một khu vực có các thị trấn, thành phố và một số khu vực đô thị lân cận nhau được liên kết với nhau trên mặt địa lý qua quá trình đô thị hóa, nối với nhau bởi hạ tầng giao thông và đồng thời cũng bởi sự hợp tác giữa các bên về các lĩnh vực, kinh tế, xã hội, văn hóa Đã có nhiều học giả đặt tên gọi riêng cho vùng liên kết đô thị như tên gọi e (dải đô thị Đông Bắc Mỹ) của J Gottmann, tên gọi Vùng Đại đô thị (MUR, Mega – Urban – Regions) của Terry McGee, hay tên gọi Vùng đô thị đa tâm (PUR, Polycentric Urban Regions) của John Parr
Vùng liên kết đô thị là một không gian bao gồm nhiều đô thị đang không ngừng gia tăng dân số và mở rộng về không gian Theo quá trình phát triển, ranh giới của các đô thị trong vùng dần hòa lẫn vào nhau, hình thành nên một vùng đô thị hóa liên tục Giữa các đô thị có sự trao đổi hữu cơ qua lại các dòng nhân lực, vốn, hàng hóa, thông tin, truyền thông, thực phẩm, nước, năng lượng điện, giao thông, chất thải theo một cấu trúc nhất định, tạo nên một hệ thống đô thị tương tác độc nhất (Friedmann và Sorensen, 2019) Quá trình các đô thị trong vùng kết nối lại với nhau được gọi là quá trình liên kết vùng đô thị
Friedmann, J và Sorensen, A (2019), “City unbound: emerging mega conurbations in Asia”, tạp chí Internal planning studies tập 24, số 1
Vùng liên kết đô thị là khu vực có sự kết nối chặt chẽ giữa các địa phương, thể hiện qua hạ tầng giao thông thuận lợi Các địa phương trong vùng có nhiều điểm tương đồng về địa hình, vị trí, kinh tế, văn hóa và dân cư Sự liên kết này tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phát triển toàn diện trong vùng, bao gồm liên kết về địa lý, hạ tầng, kinh tế, xã hội và văn hóa.
1.1.1 Động lực phát triển vùng
Theo Võ Kim Cương (2021), động lực là những yếu tố tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và kéo (hay thúc đẩy) chủ thể phát triển theo Động lực tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như nhân lực, thế lực, tài lực và tin lực
Nguồn lực là sức mạnh của một quốc gia hoặc tổ chức, bao gồm yếu tố con người (lao động, trí tuệ, sức tiêu thụ) và thế lực (vị thế so với các chủ thể khác, quan hệ ngoại giao, thương mại, khả năng khai thác lợi thế).
Tài lực là nguồn lực vật chất bao gồm điều kiện tự nhiên, tài sản và tài chính Cuối cùng, tin lực là năng lực của thông tin truyền thông, bao gồm thông tin và các sản phẩm từ công nghệ thông tin truyền thông Đối với vùng liên kết đô thị, động lực phát triển của một vùng liên kết đô thị là những lực, những yếu tố thúc đẩy vùng phát triển Động lực phát triển có thể đến từ những chủ thể năng động trong vùng, khả năng quản lý của các cấp chính quyền tốt, khả năng giao thương, hay cơ sở hạ tầng tốt, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương… Đặc biệt hơn, đối với vùng liên kết đô thị, việc liên kết giữa các đô thị trong vùng cũng là một yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy vùng phát triển
Các động lực thúc đẩy vùng phát triển có thể gồm 1) Các công ty, tập đoàn với nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ chất lượng cao (Karlsson và cộng sự, 2009; Devol và Crew, 2019); 2) Quy mô thị trường thương mại - dịch vụ, tài chính, công nghiệp lớn; 3) Các trung tâm đào tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học – công nghệ chất lượng cao, nơi ươm mầm cho tài năng, có khả năng hình thành nhiều loại hình khởi nghiệp mới; 4) Điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông; 5) Yếu tố liên kết giữa các chủ thể trong và ngoài vùng
Nội dung tiếp theo đây sẽ trình bày sẽ đi sâu vào trình bày vai trò động lực của liên kết vùng, một yếu tố quan trọng nhưng còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ nếu so với những yếu tố tạo động lực khác
1.1.2 Liên kết tạo nên lợi thế so sánh (quy mô kinh tế) cho vùng
Trong một vùng đô thị, do khác biệt về vị trí, lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội, một số thành phố sẽ kém phát triển, một số khác sẽ phát triển nhanh chóng, không đồng đều, làm cho sự cách biệt giữa các thành phố trong vùng gia tăng Cạnh tranh tự do có thể làm cho các thành phố có vị thế kém hơn sẽ chịu thiệt thòi nhiều hơn do không thể thu hút được nguồn lực đầu tư, nhất là trong bối cảnh thiếu sự liên kết trong vùng Để giảm sự chênh lệch này, giữa các đô thị trong vùng phải liên kết lại để khắc phục hậu quả từ cạnh tranh tự do (Penn, 2004)
Liên kết giữa các đô thị trong vùng đô thị, một mặt, có thể làm giảm bất bình đẳng trong phát triển vùng, mặt khác, giúp vùng có nhiều tiếng nói hơn với chính quyền cấp trên (Zachary Spicer, 2004) Ngoài ra, quá trình liên kết đô thị cũng giúp cho các đô thị trong vùng phi tập trung hóa, tự hình thành nên những cực tăng trưởng mới, tái tạo đà phát triển cho vùng Những cực tăng trưởng mới này sẽ phát triển cơ sở hạ tầng mới,
14 thu hút người lao động, doanh nghiệp, nhà đầu tư đến làm việc và sinh sống làm giảm áp lực cho vùng lõi (Alpkokin và cộng sự, 2005)
Liên kết vùng đem đến khả năng đáp ứng lẫn nhau giữa các đô thị đối với các nhu cầu kinh tế - xã hội - văn hóa của các cư dân trong vùng Nghĩa là, đô thị này có thế mạnh trong lĩnh vực nào đó, thì có thể bù đắp cho khiếm khuyết của đô thị khác trong vùng Các đô thị bổ trợ cho nhau trong nhiều khía cạnh sẽ thúc đẩy vùng phát triển Với lợi thế so sánh có được khi hợp tác với nhau, mỗi địa phương trong vùng sẽ phát huy các lợi thế của bản thân khi chuyên môn hóa sản xuất mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp hay tương đối có hiệu quả hơn các địa phương khác; ngược lại, địa phương ấy cũng có được lợi nếu nó nhập những hàng hóa mà mình lại sản xuất với chi phí tương đối cao hay tương đối không hiệu quả bằng các các nơi khác Ở khía cạnh lãnh thổ, quá trình liên kết sẽ giảm khoảng cách chênh lệch giữa các đô thị trong vùng, không có đô thị nào tích tụ quá lớn như mô hình đô thị đơn cực mà trong đó một đô thị cực lớn ở trung tâm và các đô thị vệ tinh xung quanh (M.J Burger và cộng sự, 2013) Những vùng đô thị đa tâm gắn kết nhiều đô thị nếu đi theo hướng liên kết vùng sẽ phát triển đồng bộ hơn, thì khoảng cách chênh lệch kinh tế – xã hội – đặc điểm nhân khẩu giữa các đô thị giảm, từ đó, tiến đến công bằng xã hội cho toàn vùng
Liên kết vùng đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng, thúc đẩy kinh tế, tạo động lực tăng trưởng, xây dựng lợi thế cạnh tranh, củng cố vị thế quốc gia và khu vực Nó cũng thu hẹp khoảng cách giữa các đô thị, hỗ trợ phát triển đô thị kém, tăng cường công bằng xã hội, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho cư dân trong vùng.
1.1.3 Liên kết nhằm bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững
Phát triển bền vững là quá trình phát triển cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và nhu cầu của các thế hệ tương lai, đảm bảo tài nguyên được bảo tồn và chất lượng môi trường được cải thiện Để giải quyết các vấn đề môi trường cấp vùng đô thị, liên kết vùng đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp giữa các cấp độ từ cá nhân đến quốc gia.
Những nhà quy hoạch vùng tiên phong đều cho rằng giữa các đô thị trong vùng cần có sự liên kết để bảo vệ môi trường, duy trì không gian xanh cho vùng Trong bản
Quy hoạch vùng New York và vùng phụ cận (Regional plan of New York and its environs, (1929), các nhà quy hoạch của Hiệp Hội Quy hoạch Hoa Kỳ đã đưa ra ngay trong lời nói đầu “Mục tiêu và phạm vi của quy hoạch” (Object and Scope of Plan): “Mục tiêu của bản quy hoạch, ngoài việc quy hoạch hợp lý việc sử dụng đất, tuân thủ trật tự và cái đẹp trong nghệ thuật xây dựng, cũng như trong việc bảo tồn môi trường tự nhiên rộng rãi, sẽ đem đến các điều kiện sống và làm việc trong lành” (Regional Plan Association,
Động lực phát triển của vùng liên kết đô thị Bình Dương - Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai có sự chia sẻ về hạ tầng, giao thông, cảnh quan, môi trường, khả năng của các địa phương không bị giới hạn vào trong ranh giới hành chính Không gian đô thị giữa các tỉnh thành hòa lẫn vào nhau Người dân giữa Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai có sự chuyển dịch qua lại hằng ngày Điều đó là cho các địa phương không chỉ gắn kết về mặt ranh giới mà còn gắn kết trong các khía cạnh kinh tế - xã hội, đô thị, hình thành nên một vùng liên kết đô thị rộng lớn với nhiều yếu tố tạo động lực cho sự phát triển
Bản đồ 1 Tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai
Nguồn: Nhóm tác giả vẽ bằng phần mềm ArcGIS
Phần tiếp sau đây sẽ trình bày về động lực phát triển của vùng liên kết đô thị Bình Dương - TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai
2.1 Vai trò động lực của vùng liên kết đô thị Bình Dương - Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai
Bảng 3 Quy mô GRDP của các địa phương trong vùng so với cả nước (giá hiện hành) (tỷ đồng)
Nguồn: Niên giám thống kê (NGTK) Việt Nam từ năm 2010 đến 2020; NGTK
TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai từ năm 2010 đến 2020
Về quy mô GRDP, tại từng mốc thời gian 2010, 2015, 2020, các địa phương trong vùng liên kết đô thị đều chiếm tỷ lệ cao trong tỷ trọng cả nước Năm 2010, tỷ lệ GRDP theo giá hiện hành của ba địa phương chiếm 33,9% Năm 2015, tỷ lệ GRDP của ba địa phương chiếm 26,8% tỷ trọng cả nước Đến năm 2020, các địa phương trong vùng liên kết đô thị đóng góp 2.134.119 tỷ đồng, chiếm 33,9% tỷ trọng của cả nước Theo đó, GRDP của TP Hồ Chí Minh lên đến 1.371.716 tỷ đồng (chiếm 21,7% tỷ trọng cả nước), hai tỉnh còn lại cũng đóng góp khoảng 762 nghìn tỷ (chiếm 12,1% tỷ trọng cả nước) Các số liệu này cho thấy vùng liên kết đô thị có quy mô kinh tế lớn và chiếm tỷ trọng cao của cả nước
Biểu đồ 1 Thu ngân sách của các địa phương trong vùng liên kết đô thị so với cả nước (tỷ đồng)
Cả nước TP Hồ Chí Minh Bình Dương Đồng Nai
Nguồn: NGTK Việt Nam từ năm 2015 đến 2020; NGTK TP Hồ Chí Minh, tỉnh
Bình Dương, tỉnh Đồng Nai từ năm 2015 đến 2020
Tương tự như GRDP, các địa phương trong vùng liên kết cũng có tỷ lệ đóng góp ngân sách cao trong tỷ trọng cả nước Vào năm 2015, ngân sách mà ba địa phương đóng góp cho cả nước là 374.558 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 36,7% tỷ trọng cả nước) Đến năm
2020, tỷ trọng đóng góp ngân sách của ba địa phương là 552.850 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 35,2%) Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ đóng góp ngân sách cao nhất trong ba địa phương, lên đến 23% tỷ trọng cả nước Bình Dương và Đồng Nai có tỷ lệ đóng góp ngân sách không nhỏ là 12,2% tỷ trọng cả nước
Mặc dù đóng góp ngân sách lớn, nhưng tỷ lệ ngân sách mà các địa phương được giữ lại không cao, TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ giữ lại là 21%, Bình Dương là 36% và Đồng Nai là 45% (Nghị quyết số 40/2021/QH15) Tỷ lệ ngân sách giữ lại không cao khiến các địa phương gặp khó khi muốn cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, cũng như có các chính sách phục hồi kinh tế - xã hội hậu đại dịch Covid-19
Bảng 4 Quy mô GRDP phân theo ngành kinh tế của các địa phương so với cả nước (giá hiện hành) (%)
Quy mô GRPD Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2020; NGTK TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai năm 2020
Về cơ cấu kinh tế vào năm 2020, ba tỉnh thành phố trong vùng đều có quy mô kinh tế tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ Trong đó, TP Hồ Chí Minh có ngành dịch vụ là chủ lực, chiếm 62,48% trong cơ cấu kinh tế, cao hơn nhiều so với trung bình tỷ lệ ngành dịch vụ của cả nước (41,83%) Hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai có quy mô kinh tế tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng với tỷ lệ lần lượt là 66,94% và 59,87%, cao hơn trung bình ngành công nghiệp và xây dựng của cả nước là 36,74% Ngành nông, lâm và thủy sản của vùng đều có tỷ lệ thấp hơn so với cả nước
Biểu đồ 2 Mật độ kinh tế của các địa phương trong vùng (tỷ đồng/km 2 )
Nguồn: NGTK Việt Nam từ năm 2010 đến 2020; NGTK TP Hồ Chí Minh, tỉnh
Bình Dương, tỉnh Đồng Nai từ năm 2010 đến 2020
Mật độ kinh tế thể hiện cách khai thác diện tích đất để làm kinh tế của các địa phương Số liệu biểu đồ 2 cho thấy TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai đều có mật độ kinh tế cao hơn nhiều lần so với trung bình cả nước Vào năm 2010, mật độ kinh tế của TP Hồ Chí Minh là 244,6 tỷ đồng/km 2 , cao hơn gấp 37 lần so với trung bình của cả nước (6,5 tỷ đồng/km 2 ) Bình Dương và Đồng Nai cũng có mật độ kinh tế cao hơn trung bình cả nước lần lượt là 6,6 lần và 2,6 lần Đến năm 2020, mật độ kinh tế của TP
Hồ Chí Minh là 481 tỷ đồng/km 2 cao gấp 41,5 lần so với trung bình của cả nước (11,6 tỷ đồng/km 2 ) Bình Dương và Đồng Nai cũng cao hơn trung bình cả nước 8,5 lần và 3,1 lần
Cả nước TP Hồ Chí
Biểu đồ 3 Những lợi ích khi liên kết vùng theo đánh giá của 337 hộ được khảo sát
Nguồn: Số liệu nghiên cứu của chương trình nghiên cứu Liên kết vùng đô thị - Trường hợp điển cứu TP Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai
Về dữ liệu khảo sát định lượng, 337 hộ được khảo sát đã đưa ra 1568 ý kiến đánh giá về động lực của việc liên kết vùng trong vùng liên kết đô thị Theo đó, động lực của việc liên kết vùng gồm có thúc đẩy nền kinh tế của vùng phát triển (224 ý kiến), nâng cao thu nhập của người dân (200 ý kiến), tạo ra nhiều việc làm hơn (191 ý kiến), thúc đẩy hoạt động đi lại giữa các địa phương (173 ý kiến) cũng như thúc đẩy giao lưu, buôn bán giữa các địa phương (173 ý kiến)
2.2 Thị trường lao động và di dân
Bảng 5 Dân số của các địa phương trong vùng so với cả nước (nghìn người)
Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2021
Theo số liệu từ NGTK Việt Nam năm 2021, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai có tổng dân số khoảng 14 triệu 9 trăm ngàn người, chiếm khoảng 15% dân số của cả nước Từ năm 2015 đến 2020, dân số của vùng đều có sự gia tăng đều đặn Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên vào năm 2021, TP Hồ Chí Minh và Đồng
Khác Không mang lại lợi ích gì Thúc đẩy việc giao lưu văn hóa giữa các địa …
Thúc đẩy giáo dục giữa các địa phương
Thúc đẩy quản lý trật tự đô thị tốt hơn
Thúc đẩy việc học tập, nâng cao trình độ của …
Thúc đẩy quản lý giao thông tốt hơn
Thúc đẩy việc giao lưu, buôn bán giữa các địa …
Thuận lợi hơn trong việc đi lại giữa các địa …
Tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động
Nâng cao thu nhập của người dânThúc đẩy kinh tế các địa phương phát triển …
Nai có sự sụt giảm dân số TP Hồ Chí Minh giảm từ 9.227,6 nghìn người xuống 9.166,8 nghìn người (giảm 60,8 nghìn người) Đồng Nai giảm từ 3.177,4 xuống 3.169,1 nghìn người (giảm 8,3 nghìn người) Riêng với Bình Dương, tỉnh này vẫn có sự tăng nhẹ dân số từ 2.580,6 nghìn người lên 2.596,8 nghìn người
2.2.1 Xu hướng di dân đến vùng liên kết đô thị
Biểu đồ 4 Tỷ lệ tăng dân số của các địa phương trong vùng so với cả nước (%)
Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2021
Tỷ lệ tăng dân số của vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2015-2020 cao hơn mức trung bình cả nước, đặc biệt Bình Dương đạt mức tăng trưởng cao nhất trên 4%, gấp bốn lần mức tăng bình quân全国 Hồ Chí Minh và Đồng Nai cũng có tỷ lệ tăng dân số từ 2%, tuy nhiên do Covid-19, tỷ lệ tăng dân số của các địa phương này đã giảm đáng kể, trong đó Bình Dương giảm mạnh từ 5,06% xuống 0,63%, Hồ Chí Minh và Đồng Nai có tỷ lệ tăng âm (-0,66% và -0,26%).
Sự tăng trưởng lực lượng lao động tại vùng liên kết đô thị Bình Dương - TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai trong giai đoạn 2015-2019 vượt trội so với bình quân cả nước Lực lượng lao động của Bình Dương tăng 18%, từ 1.390,5 nghìn người lên 1.647,6 nghìn người TP Hồ Chí Minh tăng 9%, từ 4.420,7 nghìn người lên 4.826 nghìn người Đồng Nai tăng 4,5%, từ 1.690,7 nghìn người lên 1.767,6 nghìn người.
Cả nước TP Hồ Chí Minh Bình Dương Đồng Nai
4%) Tỷ lệ tăng của các địa phương này đều cao hơn trung bình của cả nước (2,7%) Điều này cho thấy các địa phương là nơi có sức hút lớn đối với lực lượng lao động Bảng 6 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của ba địa phương trong vùng so với cả nước (nghìn người)
Lực lượng lao động 2015 2018 2019 2020 Sơ bộ 2021
Cả nước 54.266,0 55388,0 55767,4 54842,9 50.560,5 Bình Dương 1.390,5 1.562,2 1.647,6 1.650,9 1.656,2 Đồng Nai 1.690,7 1.765,1 1.765,9 1.767,6 1.757,0
Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2021
Tuy nhiên, đến giai đoạn năm 2020 - 2021, lực lượng lao động của các địa phương có sụt giảm do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 Từ năm 2019 đến 2021, lực lượng lao động của TP Hồ Chí Minh giảm 203,5 nghìn lao động (giảm 4,2%) Đồng Nai giảm 8,9 nghìn lao động (giảm 0,5%) Riêng Bình Dương, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng lực lượng lao động vẫn có tăng trưởng từ 1.647,6 lên 1.656,2 nghìn người (tăng 0,5%), nhưng mức tăng này thấp hơn nhiều so với những năm trước dịch Kết quả này cho thấy các địa phương mặc dù là nơi thu hút nhiều lao động đến làm việc, nhưng cũng dễ thất thoát lao động khi có vấn đề xảy ra ảnh hưởng đến đời sống của người lao động (dịch Covid-19)
2.2.2 Đặc điểm thị trường lao động của vùng liên kết đô thị
- Việc làm của người lao động phân theo ngành kinh tế
Bảng 7 Số lượng lao động trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (nghìn người)
Số lao động phân theo ngành nghề
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Nguồn: Số liệu từ Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 của Tổng Cục Thống kê (2021a)
Đánh giá động lực phát triển của Vùng liên kết đô thị
3.1 Động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng và ngoại vùng
Qua phần trình bày ở trên, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai hiện ra như một vùng liên kết đô thị có quy mô kinh tế lớn, môi trường kinh doanh tốt, có nhiều mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau Sự phát triển của vùng đã hình thành nên cực tăng trưởng mới, không những tái tạo đà phát triển của các tỉnh thành lân cận mà còn thúc đẩy sự phát triển của các địa phương bên ngoài vùng, của quốc gia và khu vực Ở khía cạnh kinh tế, vùng liên kết đô thị Bình Dương - TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai có thị trường thương mại lớn với nhiều doanh nghiệp công nghiệp dịch vụ và nguồn lao động dồi dào Vùng cũng là cửa ngõ giao thương quốc tế lớn, có mối quan hệ với
230 quốc gia và vùng lãnh thổ Nhiều địa phương bên ngoài vùng đã đạt được lợi ích kinh tế to lớn khi giao thương với vùng
Vùng liên kết đô thị cũng là một trung tâm tài chính – vốn - dịch vụ doanh nghiệp lớn, có thể hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp ngoài vùng trong vấn đề gọi vốn, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng Thông qua hệ thống tài chính – dịch vụ doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế của vùng không chỉ sự phát triển tự thân mà còn kéo theo sự phát triển của các địa phương khác bên ngoài vùng Chẳng hạn, trong vấn đề thu hút vốn, nhiều doanh nghiệp đã đến gọi vốn tại những quỹ đầu tư lớn có trụ sở ở TP Hồ Chí Minh như quỹ VinaCapital
Khu vực liên kết đô thị sở hữu sự phát triển mạnh mẽ trong khoa học, y tế và giáo dục Nhờ đó, khu vực thu hút nhiều nhân tài và doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ 4.0, trở thành đối tác quan trọng trong phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y tế và giáo dục cho các địa phương ngoài vùng.
Sự phát triển của một vùng có thể thúc đẩy sự cạnh tranh của các địa phương ngoài vùng bằng cách thúc đẩy hợp tác về thương mại, tài chính, khoa học, kỹ thuật, y tế và giáo dục Quá trình hợp tác này giúp các địa phương tiếp cận thị trường, nguồn lực và kiến thức mới, cho phép họ cải thiện năng lực kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
3.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của vùng
Để đánh giá động lực phát triển của vùng liên kết đô thị này, nhóm tác giả đã sử dụng các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của vùng như là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp vùng và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Theo đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp vùng được xây dựng dựa trên 12 trụ cột chính, bao gồm thể chế kinh tế, hạ tầng, giáo dục, y tế, môi trường, khoa học và công nghệ, lao động, chính sách kinh tế, thị trường, tài chính, doanh nghiệp, và nông nghiệp.
76 địa phương (Provincial Competitiveness Index - PCI), khung phân tích ba lớp về năng lực cạnh tranh và khung phân tích SWOT (đánh giá điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức)
- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Về việc đánh giá môi trường cạnh tranh vĩ mô của các địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phát triển chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Chỉ số này dùng để đo lường, đánh giá mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh ở các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2022)
Chỉ số này đánh giá 10 khía cạnh khác nhau trong môi trường kinh doanh của các địa phương: 1) Chi phí gia nhập thị trường, 2) tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, 3) tính minh bạch và tiếp cận thông tin, 4) chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước, 5) chi phí không chính thức, 6) cạnh tranh bình đẳng, 7) tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, 8) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, 9) đào tạo lao động, 10) thiết chế pháp lý và an ninh trật tự
Bảng 36 PCI của các địa phương trong vùng
TP Hồ Chí Minh 61,36 (6) 65,35 (10) 67,16 (14) 65,70 (14) 67,50 (14) Bình Dương 58,89 (25) 66,09 (6) 67,38 (13) 70,16 (4) 69,61 (6) Đồng Nai 57,79 (37) 63,84 (26) 65,82 (23) 64,56 (19) 65,75 (22)
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2022)
Chỉ số PCI cho thấy từ năm 2015 đến năm 2021, các địa phương đã cải thiện các yếu tố vĩ mô để tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh hơn TP Hồ Chí Minh có chỉ số PCI từ 61,36 vào năm 2015 lên 67,50 vào năm 2021, xếp thứ 14 trong 63 tỉnh thành Bình Dương có chỉ số PCI từ 58,89 lên 70,16, xếp hạng 6 trong 63 tỉnh thành về về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cao hơn cả TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai Đồng Nai có chỉ số PCI từ 57,79 vào năm 2015 lên 65,75 vào năm 2021, xếp hạng 22 trong 63 tỉnh thành
Với chỉ số PCI tăng dần theo thời gian và xếp thứ hạng cao so với các tỉnh thành khác về năng lực cạnh tranh, vùng có nhiều yếu tố tạo động lực cho sự phát triển Khung phân tích ba lớp trình bày tiếp theo đây sẽ đề cập đến các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của vùng
- Khung phân tích 3 lớp đánh giá lợi thế cạnh tranh của vùng
Khung phân tích ba lớp được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một địa phương hoặc một vùng Khung phân tích này được hiệu chỉnh từ khung lý thuyết về
Khung phân tích ba lớp về lợi thế cạnh tranh của vùng: Lớp tự nhiên bao gồm tài nguyên, vị trí địa lý và quy mô địa phương, tạo lợi thế ban đầu Lớp vĩ mô gồm thể chế, chính sách và hạ tầng, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh và thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển Lớp vi mô bao gồm các chủ thể kinh tế trong vùng, trực tiếp đem lại lợi ích và dễ thay đổi hơn hai lớp trên.
Các lớp Lợi thế cạnh tranh của vùng
Các yếu tố tự nhiên
Vùng là cửa ngõ ra vào của cả nước, khu vực và quốc tế
Vùng liên kết đô thị có quy mô lớn, dân số gần 15 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, thích hợp phát triển các ngành kinh tế thương mại dịch vụ và công nghiệp, có tiềm năng thu hút đầu tư lớn trong nước và quốc tế Các yếu tố vĩ mô
Các địa phương trong vùng khuyến khích mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp công nghệ cao, có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Các địa phương trong vùng có chính sách thu hút đầu tư trong nước và quốc tế
Thể chế có nhiều chuyển đổi sang hướng tích hợp công nghệ cao, công nghệ 4.0, tinh giản bộ máy, thực hiện nhiều cải cách hành chính
Hạ tầng ngày càng được cải thiện với đầy đủ các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không
Các yếu tố vi mô
Số lượng doanh nghiệp nhiều nhất cả nước Số lượng doanh nghiệp lớn cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cả nước Vùng cũng có nhiều doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp công nghệ Các doanh nghiệp có tiềm năng lớn trong cạnh tranh
Nhiều doanh nghiệp đang chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ mới vào trong sản xuất và dịch vụ