- Đối với động lực phát triển của vùng, nhóm tác giả đã phân tích quy mô kinh tế; nguồn nhân lực; năng lực cung cầu; khả năng thu hút vốn; khả năng áp dụng công nghệ trong sản xuất và qu
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận nghiên cứu và chính sách về phát triển vùng liên kết đô thị
1.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu về động lực phát triển của vùng
Vùng liên kết đô thị gắn với khả năng liên kết giữa các địa phương với các trung tâm, và có sự phát triển hạ tầng kết nối các địa phương trong vùng Các địa phương trong vùng đô thị đều có những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, về vị trí địa lý, về kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, dân cư Vùng liên kết đô thị là nơi có sự liên kết nội vùng và liên vùng trên hầu hết các lĩnh vực từ địa lý đến hạ tầng cơ sở, kinh tế, xã hội văn hóa Sau đây là một số nguồn lực mà liên kết vùng có thể đem lại cho vùng
1.1.1 Liên kết tạo nên lợi thế so sánh (quy mô kinh tế) cho vùng
Liên kết vùng đem đến khả năng đáp ứng lẫn nhau giữa các đô thị đối với các nhu cầu kinh tế - xã hội - văn hóa của các cư dân trong vùng Với lợi thế so sánh có được khi hợp tác với nhau, mỗi địa phương trong vùng sẽ phát huy các lợi thế của bản thân khi chuyên môn hóa sản xuất mà địa phương có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp so với các địa phương khác; ngược lại, địa phương ấy cũng có được lợi nếu nó nhập những hàng hóa mà nếu địa phương đó sản xuất thì chi phí tương đối cao hơn các nơi khác
1.1.2 Liên kết nhằm bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững
Phát triển bền vững là “một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ trong tương lai” (Liên Hiệp Quốc, 1987) Phát triển bền vững đòi hỏi sự phối hợp ở nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân, tổ chức, đô thị, vùng, quốc gia) Để giải quyết vấn đề môi trường ở cấp độ vùng đô thị, liên kết vùng là không thể thiếu
1.1.3 Liên kết trong giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực cao
Vùng liên kết đô thị là nơi quan trọng cho sự đổi mới giáo dục, đào tạo vì vùng mang lại cơ hội tương tác giữa các doanh nghiệp, cơ quan công quyền và xã hội dân sự Đáp ứng cho quá trình phát triển, các trường đại học và các cơ sở giáo dục có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tri thức và chuyển tri thức thành các sản phẩm sáng tạo trong công nghệ, kỹ thuật, khoa học xã hội cũng như trong nghệ thuật
1.1.4 Liên kết trong giao thông tác động đến phát triển vùng
Việc phát triển hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa các đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của cư dân trong vùng đô thị Hệ thống giao thông của vùng (cơ sở hạ tầng và dịch vụ) có thể tác động trực tiếp đến phát triển vùng, làm giảm hoặc tăng thời gian, chi phí đi lại, tắc nghẽn giao thông, sự an toàn Những ảnh hưởng trực tiếp này sẽ lại tác động đến khả năng di chuyển của vùng và môi trường của vùng Khả năng di chuyển thuận tiện có thể làm tăng giá bất động sản, tăng tính hấp dẫn và cạnh tranh, tăng việc làm và hội nhập xã hội, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn cũng phụ thuộc việc tăng hay giảm những ảnh hưởng trực tiếp từ hệ thống giao thông Qua đó cho thấy, phát triển hệ thống bền vững sẽ giúp phát triển vùng bền vững trên cả ba chiều kích kinh tế - xã hội – môi trường
1.1.5 Phát triển cụm liên kết ngành nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Cụm liên kết ngành là “nơi tập trung về địa lý (quần tụ) của các công ty có liên kết với nhau, các nhà cung cấp được chuyên môn hóa, các nhà cung cấp dịch vụ, công ty trong các ngành có liên quan, và các tổ chức liên quan (như trường đại học, các cơ quan tiêu chuẩn và hiệp hội ngành hàng) cùng cạnh tranh nhưng cũng cùng hợp tác” Bản chất của cụm liên kết ngành là sự kết nối hiệu quả của tất cả các bên liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và nổi lên cùng với đó là vai trò của công ty tiên phong/đầu đàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa” (Võ Trí Thành, 2020)
Việc tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị đem lại nhiều cơ hội, lợi ích cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo chỗ đứng trên thị trường Mục tiêu cao nhất của xây dựng các cụm liên kết ngành và gắn kết chúng với sự phát triển của khu công nghiệp, cụm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ là tạo nên mối liên kết bền vững giữa các chủ thể tham gia và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
Các vùng đô thị liên kết là nơi có điều kiện để thành lập cụm liên kết ngành vì đây là nơi quy tụ nhiều doanh nghiệp, nơi thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và cả thị trường hàng hóa
1.1.6 Liên kết làm tăng cường tiếng nói của vùng
Thay vì chỉ đơn lẻ một địa phương lên tiếng về một vấn đề nào đó cần giải quyết đối với các cơ quan Trung ương hay đối với các địa phương khác, thì tiếng nói chung sẽ
8 có sức mạnh và sức thuyết phục hơn, vì đó là tiếng nói của một tập thể kết nối trong công việc chung, chứ không chỉ là việc riêng của một địa phương nào
1.1.7 Liên kết để tiến đến hội nhập toàn cầu
Các đô thị riêng lẻ thường có nhiều vấn đề trong kinh tế - xã hội – đô thị như thiếu nguồn lực, không đủ dân số, cơ sở hạ tầng không đồng bộ là những đối tượng kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư Những đô thị này thường không đủ khả năng cạnh tranh vào thị trường quốc tế, nếu liên kết lại với nhau, bổ trợ cho nhau sẽ trở thành một vùng đô thị với quy mô lớn thì dễ dàng hội nhập toàn cầu hơn Nếu cơ hội hội nhập mở ra cho một đô thị nào đó, thì cơ hội ấy không chỉ đến với đô thị ấy mà còn với hiệu ứng domino lan tỏa ra đô thị khác xa hơn và tạo ra một chuỗi thay đổi và dần dần trở thành mẫu hình mà các địa phương khác học tập noi theo
1.2 Chính sách và quy hoạch đối với phát triển vùng liên kết đô thị
Phạm vi của nội dung này tập trung vào các chính sách về vùng của nước Việt Nam và những vùng có liên quan đến TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai Các chính sách này bao gồm quan điểm về vùng, chính sách phân loại vùng, chính sách về tổ chức, điều hành vùng và phát triển vùng Qua đó, nhóm nghiên cứu có thể đánh giá về những chính sách vùng hiện hành có những đặc điểm gì, làm tiền đề cho phân tích chuyên sâu ở những phần sau
Chính sách vùng đóng một vai trò cốt lõi trong phát triển vùng Vấn đề là liệu các chính sách đang áp dụng hiện nay có giúp vùng phát triển hiệu quả, có bám sát thực tế phát triển vùng để đề ra các mục tiêu phù hợp, có đề ra cơ chế đủ mạnh khuyến khích các bên liên quan phối hợp phát triển, cần làm gì để phát triển cải thiện chính sách tốt hơn,…
- Các loại vùng của Việt Nam
Chính sách phân vùng ở Việt Nam gồm có ba loại vùng là vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm và vùng đặc thù Ba loại vùng này đều không được xem là đơn vị hành chính trên lãnh thổ Việt Nam (Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015)
Dù vậy, mỗi vùng được đều có cơ chế chính sách khác biệt để thực hiện các kế hoạch, dự án phát triển vùng
- Các loại vùng có liên quan đến vùng liên kết đô thị Bình Dương - Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai
Về mặt ranh giới, vùng liên kết đô thị Bình Dương - TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai nằm trong vùng ĐNB (vùng kinh tế - xã hội), vùng KTTĐPN (vùng kinh tế trọng điểm) và vùng Thành phố Hồ Chí Minh (vùng đặc thù)
- Cơ chế thành lập, tổ chức và điều phối vùng
- Đối với vùng Đông Nam Bộ
Động lực phát triển của vùng liên kết đô thị Bình Dương - Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai có sự chia sẻ về hạ tầng, giao thông, cảnh quan, môi trường, gắn kết trong các khía cạnh kinh tế - xã hội, đô thị, hình thành nên một vùng liên kết đô thị rộng lớn với nhiều yếu tố tạo động lực cho sự phát triển
2.1 Vai trò động lực của vùng liên kết đô thị Bình Dương - Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai
Về quy mô GRDP, tại từng mốc thời gian 2010, 2015, 2020, các địa phương trong vùng liên kết đô thị đều chiếm tỷ lệ cao trong tỷ trọng cả nước Vào năm 2020, các địa phương trong vùng liên kết đô thị đóng góp 2.134.119 tỷ đồng, chiếm 33,9% tỷ trọng của cả nước Theo đó, GRDP của TP Hồ Chí Minh lên đến 1.371.716 tỷ đồng (chiếm 21,7% tỷ trọng cả nước), hai tỉnh còn lại cũng đóng góp khoảng 762 nghìn tỷ (chiếm 12,1% tỷ trọng cả nước) Tương tự như GRDP, các địa phương trong vùng liên kết cũng có tỷ lệ đóng góp ngân sách cao trong tỷ trọng cả nước Năm 2020, tỷ trọng đóng góp ngân sách của ba địa phương là 552.850 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 35,2%)
Về cơ cấu kinh tế vào năm 2020, ba tỉnh thành phố trong vùng đều có quy mô kinh tế tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ Trong đó, TP Hồ Chí Minh có ngành dịch vụ là chủ lực Hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai có quy mô kinh tế tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng Bên cạnh đó TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai đều có mật độ kinh tế cao hơn nhiều lần so với trung bình cả nước
Về dữ liệu khảo sát định lượng, 337 hộ được khảo sát đã đưa ra 1568 ý kiến đánh giá về động lực của việc liên kết vùng trong vùng liên kết đô thị Theo đó, động lực của việc
11 liên kết vùng gồm có thúc đẩy nền kinh tế của vùng phát triển (224 ý kiến), nâng cao thu nhập của người dân (200 ý kiến), tạo ra nhiều việc làm hơn (191 ý kiến), thúc đẩy hoạt động đi lại giữa các địa phương (173 ý kiến) cũng như thúc đẩy giao lưu, buôn bán giữa các địa phương (173 ý kiến)
2.2 Thị trường lao động và di dân
Theo số liệu từ NGTK Việt Nam năm 2021, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai có tổng dân số khoảng 14 triệu 9 trăm ngàn người, chiếm khoảng 15% dân số của cả nước Từ năm 2015 đến 2020, dân số của vùng đều có sự gia tăng đều đặn Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên vào năm 2021, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai có sự sụt giảm dân số
2.2.1 Xu hướng di dân đến vùng liên kết đô thị
Tỷ lệ tăng dân số của vùng trong giai đoạn 2015 đến 2020 khá nhanh Tỷ lệ tăng trưởng dân số của vùng đều cao hơn mức trung bình của cả nước Tuy vậy, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ gia tăng dân số của các địa phương này đã giảm
Về sự tăng trưởng của lực lượng lao động trong vùng, từ lâu, vùng liên kết đô thị Bình Dương - TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai đã là nơi thu hút người lao động của nhiều nơi đến sinh sống và làm việc Từ năm 2015 đến 2019, lực lượng lao động của vùng đều có sự tăng trưởng với tỷ lệ tăng cao hơn so với trung bình cả nước Điều này cho thấy các địa phương là nơi có sức hút lớn đối với lực lượng lao động Tuy nhiên, đến giai đoạn năm
2020 - 2021, lực lượng lao động của các địa phương có sụt giảm do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 Từ năm 2019 đến 2021, lực lượng lao động của TP Hồ Chí Minh giảm 203,5 nghìn lao động (giảm 4,2%) Đồng Nai giảm 8,9 nghìn lao động (giảm 0,5%) Riêng Bình Dương, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng lực lượng lao động vẫn có tăng trưởng từ 1.647,6 lên 1.656,2 nghìn người (tăng 0,5%)
2.2.2 Đặc điểm thị trường lao động của vùng liên kết đô thị
- Việc làm của người lao động phân theo ngành kinh tế
TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai có lực lượng lao động dồi dào, tập trung ở hai ngành công nghiệp và dịch vụ Theo đó, tổng số lao động trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp - xây dựng của vùng là 2.927,87 nghìn lao động (chiếm khoảng 30% tổng số lao động trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp - xây dựng của cả nước) Lao động ngành dịch vụ trong các doanh nghiệp của vùng là 1.870,66 nghìn lao động (chiếm khoảng 34% tổng lao động dịch vụ trong các doanh nghiệp của cả nước)
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Xét về mặt chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên còn chưa có chuyên môn kỹ thuật vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong vùng TP Hồ Chí Minh có đến 75,2% tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa có chuyên môn kỹ thuật Bình Dương là 76,8% Đồng Nai là 80,8% Tỷ lệ người có trình độ chuyên môn cao (từ đại học trở lên) ở TP Hồ Chí Minh cao hơn nhiều so với hai địa phương còn lại Điều này làm cho các địa phương trong vùng có khoảng cách về chuyên môn, trình độ của người lao động
- Lĩnh vực nghề nghiệp của người dân trong vùng Đối với đặc điểm nghề nghiệp của lao động, lao động TP Hồ Chí Minh tập trung vào nhóm có chuyên môn bậc cao, bậc trung và làm dịch vụ, trong khi đó lao động Bình Dương và Đồng Nai tập trung vào nhóm lao động có kỹ năng, lao động thủ công và thợ
- Thu nhập của người dân trong vùng
Số liệu cho thấy Bình Dương là tỉnh dẫn đầu trong thu nhập bình quân đầu người một tháng với 7.123 ngàn đồng TP Hồ Chí Minh có mức thu nhập bình quân đầu người tháng đứng thứ 2 trong 63 tỉnh thành với 6.007 ngàn đồng Đồng Nai đứng thứ tư về thu nhập bình quân đầu người tháng với 5.751 ngàn đồng (xếp sau Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội)
- Về thu hút lao động nước ngoài Đến năm 2019, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh là hai tỉnh dẫn đầu cả nước về lao động nước ngoài Bình Dương có số lao động nước ngoài là 21,6 nghìn người, tiếp đó là
TP Hồ Chí Minh với 16,1 nghìn người Điều này cho thấy vùng liên kết đô thị không chỉ thu hút lao động trong nước mà còn cả lao động nước ngoài đến làm việc (Vũ Thanh Liêm, 2021)
2.2.3 Tình trạng liên kết với các địa phương bên ngoài vùng trong vấn đề di dân
Đánh giá động lực phát triển của Vùng liên kết
Nhóm tác giả sử dụng các công cụ dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của vùng như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp địa phương (Provincial Competitiveness Index - PCI), khung phân tích ba lớp về năng lực cạnh tranh và khung phân tích SWOT (đánh giá điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức)
3.1 Động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng và ngoại vùng
Qua phần trình bày ở trên, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai hiện ra như một vùng liên kết đô thị có quy mô kinh tế lớn, môi trường kinh doanh tốt, có nhiều mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau Sự phát triển của vùng đã hình thành nên cực tăng trưởng mới, không những tái tạo đà phát triển của các tỉnh thành lân cận mà còn thúc đẩy sự phát triển của các địa phương bên ngoài vùng, của quốc gia và khu vực Ở khía cạnh kinh tế, vùng liên kết đô thị Bình Dương - TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai có thị trường thương mại lớn với nhiều doanh nghiệp công nghiệp dịch vụ và nguồn lao động dồi dào Vùng cũng là cửa ngõ giao thương quốc tế lớn, có mối quan hệ với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ Nhiều địa phương bên ngoài vùng đã đạt được lợi ích kinh tế to lớn khi giao thương với vùng
Vùng liên kết đô thị cũng là một trung tâm tài chính – vốn - dịch vụ doanh nghiệp lớn, có thể hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp ngoài vùng trong vấn đề gọi vốn, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng Thông qua hệ thống tài chính – dịch vụ doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế của vùng không chỉ sự phát triển tự thân mà còn kéo theo sự phát triển của các địa phương khác bên ngoài vùng Chẳng hạn, trong vấn đề thu hút vốn, nhiều doanh nghiệp đã đến gọi vốn tại những quỹ đầu tư lớn có trụ sở ở TP Hồ Chí Minh như quỹ VinaCapital
Vùng liên kết đô thị cũng có sự phát triển mạnh trong lĩnh vực khoa học, y tế, giáo dục, thu hút nhiều nhân tài, doanh nghiệp từ các lĩnh vực công nghệ 4.0 Điều này khiến cho vùng trở thành một đối tác quan trọng trong việc phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y tế, giáo dục đối với các địa phương ngoài vùng
Có thể nói, sự phát triển của vùng đã thúc đẩy sự cạnh tranh của các địa phương bên ngoài vùng, thông qua những hợp tác về thương mại, tài chính, khoa học, kỹ thuật, y tế và giáo dục
3.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của các địa phương trong vùng
- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Về việc đánh giá môi trường cạnh tranh vĩ mô của các địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phát triển chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) TP Hồ Chí Minh có chỉ số PCI từ 61,36 vào năm 2015 lên 67,50 vào năm 2021, xếp thứ 14 trong 63 tỉnh thành Bình Dương có chỉ số PCI từ 58,89 lên 70,16, xếp hạng 6 trong 63 tỉnh thành về về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cao hơn cả TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai Đồng Nai có chỉ số PCI từ 57,79 vào năm 2015 lên 65,75 vào năm 2021, xếp hạng 22 trong 63 tỉnh thành Với chỉ số PCI tăng dần theo thời gian và xếp thứ hạng cao so với các tỉnh thành khác về năng lực cạnh tranh, vùng có nhiều yếu tố tạo động lực cho sự phát triển
- Khung phân tích 3 lớp đánh giá lợi thế cạnh tranh của vùng
Khung phân tích ba lớp được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một địa phương hoặc một vùng Khung phân tích này được hiệu chỉnh từ khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Michael E Porter và được giới thiệu bởi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Khung phân tích này gồm ba lớp là 1) Các yếu tố tự nhiên (tài nguyên, vị trí địa lý, quy mô địa phương); 2) các yếu tố vĩ mô (thể chế, chính sách, hạ tầng) và 3) các yếu tố vi mô (môi trường kinh doanh, trình độ phát triển các ngành kinh tế, hoạt động của các chủ thể kinh tế trong vùng)
Bảng 1 Khung phân tích ba lớp về lợi thế cạnh tranh của vùng
Các lớp Lợi thế cạnh tranh của vùng
Các yếu tố tự nhiên
Vùng là cửa ngõ ra vào của cả nước, khu vực và quốc tế
Vùng liên kết đô thị có quy mô lớn, dân số gần 15 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, thích hợp phát triển các ngành kinh tế thương mại dịch vụ và công nghiệp, có tiềm năng thu hút đầu tư lớn trong nước và quốc tế
Các yếu tố vĩ mô
Các địa phương trong vùng khuyến khích mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp công nghệ cao, có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Các địa phương trong vùng có chính sách thu hút đầu tư trong nước và quốc tế
Thể chế có nhiều chuyển đổi sang hướng tích hợp công nghệ cao, công nghệ 4.0, tinh giản bộ máy, thực hiện nhiều cải cách hành chính
Hạ tầng ngày càng được cải thiện với đầy đủ các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không
Các yếu tố vi mô
Số lượng doanh nghiệp nhiều nhất cả nước Số lượng doanh nghiệp lớn cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cả nước Vùng cũng có nhiều doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp công nghệ Các doanh nghiệp có tiềm năng lớn trong cạnh tranh
Nhiều doanh nghiệp đang chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ mới vào trong sản xuất và dịch vụ
Khung phân tích ba lớp chỉ đưa ra các yếu tố thúc đẩy vùng phát triển mà không chỉ ra điểm yếu hoặc những thách thức của vùng Những yếu tố cản trở đến sự phát triển của vùng sẽ được phân tích trong khung phân tích SWOT ở phần sau
Khung phân tích SWOT được sử dụng phổ để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển vùng Dựa trên những phân tích ở phần động lực của vùng và khung phân tích SWOT của Nguyễn Thị Hoài Phương (2020), nhóm tác giả đưa ra khung phân tích SWOT như sau:
SWOT Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức
Vị trí địa lý Địa hình bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc, là một trong những cửa ngõ giao thương của khu vực và quốc tế Địa hình có nhiều vùng trũng thấp, có nguy cơ ngập, chìm trong tương lai
Có khả năng thu hút đầu tư lớn, thu hút các các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Nhiều địa phương khác trong nước và khu vực cũng có vị trí địa lý thuận lợi, có khả năng cạnh tranh với vùng Vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu
- Các địa phương có nhiều chính sách thu hút đầu tư trong nước và ngoài
- Chính sách ban hành chưa kịp thời, hiệu quả thực hiện còn hạn chế
Cơ chế chính sách của vùng nhận được sự hưởng ứng của các
Còn phụ thuộc vào các chính sách của Trung ương
27 nước, thu hút lao động, nguồn nhân lực chất lượng cao
- Chính sách khuyến khích chuyển đổi số, áp dụng công nghệ mới trong quản lý và sản xuất
- Các chính sách cũng có dấu hiệu chồng chéo
- Chính sách hay thay đổi theo nhiệm kỳ doanh nghiệp trong nước và ngoài nước
- Giải quyết thủ tục nhanh so với các địa phương khác trong nước
- Giải quyết thủ tục qua công nghệ số
- Quy trình thủ tục hành chính cũng đang được cải cách theo hướng thuận tiện hơn cho người dân
- Vẫn còn hiện tượng quá tải trong giải quyết thủ tục hành chính
- Quy trình thủ tục hành chính áp dụng công nghệ số nhưng chưa dễ sử dụng đối với người dân
- Công nghệ ngày càng phát triển tạo điều kiện rút ngắn thủ tục hành chính
- Các tỉnh thành trong vùng có lợi thế chuyển đổi số nhanh hơn các tỉnh thành khác trong nước
Một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng Ninh có sự chuyển đổi số vượt trội trong quy trình thủ tục hành chính
- Dân số đông, nguồn lao động, dồi dào
- Chất lượng nhân lực ngày càng được nâng cao
- Tỷ suất sinh thấp (nhất là TP Hồ Chí Minh)
- Già hóa dân số, gây áp lực lên phúc lợi xã hội
- Số lượng nhân lực có trình độ, chuyên môn cao còn hạn chế
- Tỷ suất di cư đến vùng cao, nhiều lao động di cư đến vùng để làm việc
- Tiếp cận với các phương thức đào tạo nguồn nhân lực đa dạng và liên ngành, liên vùng
- Các tỉnh thành có khả năng hấp dẫn nguồn vốn
- Di dân tự do cao, người lao động di cư tự do không được đảm bảo an sinh xã hội tốt
- Công nghệ 4.0 có nguy cơ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp đối với lao động phổ thông
- Cạnh tranh gay gắt trong thu hút lao động trong nước và quốc tế
- Thị trường tiêu thụ trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu lớn
- Độ mở thương mại của các địa phương lớn
- TP Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn nhưng chủ yếu là hàng nhập khẩu
- Hàng nội địa chưa cạnh tranh lại hàng quốc tế
- Thị trường rộng lớn, giao thương với 230 nước và vùng lãnh thổ
- Các thị trường khác vẫn chưa phục hồi do dịch Covid (Trung Quốc) là cơ hội để vùng mở rộng thị trường
- Tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường
- Thị trường còn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
- Thị trường phụ thuộc vào các tập đoàn ngoài nước
- Số lượng doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cả nước
- Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn FDI, doanh nghiệp khoa học công nghệ cũng chiếm tỷ lệ cao trong tỷ trọng cả nước
Doanh nghiệp phần lớn là vừa, nhỏ, siêu nhỏ
- Có sự phân bố doanh nghiệp không đồng đều giữa các địa phương trong vùng
Nhà nước khuyến khích phát triển các doanh nghiệp theo hướng công nghệ cao
- Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do FTA
- Công nghệ ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thay đổi
- Nhiều tập đoàn lớn đang có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất đến Việt Nam
- Các doanh nghiệp trong vùng phải cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt
- Nhiều doanh nghiệp còn chậm thay đổi, chưa thích nghi với kỷ nguyên số
- Tiềm lực khoa học công nghệ lớn
- Năng lực khoa học công nghệ không
- Các địa phương trong vùng có
- Phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ
(đặc biệt là TP Hồ
- Vùng có nhiều tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ đồng đều, chủ yếu tập trung TP Hồ Chí Minh
- Bình Dương và Đồng Nai chưa có khu công nghệ cao thành công như TP
- Tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ của các địa phương còn thấp nhiều lợi thế tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ
- Các doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tư vào vùng ngày càng tăng vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu, khả năng cạnh sản phẩm kém hơn so với khu vực
- Hoạt động nghiên cứu khoa học còn chưa có nhiều đột phá, chưa có chỗ đứng trên thế giới
- Hệ thống giao thông trong vùng có đầy đủ các loại hình giao thông: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ
- Bình Dương và Đồng Nai vẫn có nhiều tiềm năng phát triển hệ thống giao thông
Thành đang đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án
- Hệ thống giao thông của vùng còn quá tải, áp lực tắc nghẽn giao thông, ngập nước
- Vùng không có cảng biển và cảng nước sâu cho các tàu trọng tải lớn, ảnh hưởng xuất khẩu hàng hóa
- Các địa phương lân cận mong muốn kết nối giao thông với vùng
- Nhiều dự án hạ tầng nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Jica, World Bank.
- Tỷ lệ giữ lại ngân sách để phát triển hạ tầng còn thấp (nhất là TP Hồ Chí Minh)