1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam

648 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
Tác giả Tạ Thu Thủy
Người hướng dẫn GS.TS. Lã Nhâm Thìn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 648
Dung lượng 13,52 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (7)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (8)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • 5. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án (10)
  • 6. Cấu trúc luận án (10)
  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. Giới thuyết khái niệm (11)
      • 1.1.1. Khái niệm (11)
      • 1.1.2. Lược sử về tư tưởng thị tài (14)
    • 1.2. Những hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài (17)
      • 1.2.1. Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở nước ngoài (17)
      • 1.2.2. Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở Việt Nam (23)
    • 1.3. Tiêu chí khảo sát tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam (29)
    • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ DIỄN TIẾN CỦA TƯ TƯỞNG THỊ TÀI 25 (31)
      • 2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam (31)
        • 2.1.1. Cơ sở lịch sử - xã hội (31)
        • 2.1.2. Cơ sở văn hóa, tư tưởng (34)
        • 2.1.3. Cơ sở văn học (39)
      • 2.2. Diễn tiến của tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam (44)
        • 2.2.1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII (44)
        • 2.2.2. Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX (63)
    • CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG THỊ TÀI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 78 3.1. Biểu hiện của tư tưởng thị tài theo loại hình tác giả (84)
      • 3.1.1. Loại hình tác giả là nhà thơ thiền (84)
      • 3.1.2. Loại hình tác giả vua, chúa (85)
      • 3.1.3. Loại hình tác giả nhà nho (88)
      • 3.2. Biểu hiện thị tài qua cách khoe tài (101)
      • 3.3. Biểu hiện của tư tưởng thị tài qua tâm thế thị tài (133)
        • 3.3.1. Ngạo tài (133)
        • 3.3.2. Thẹn tài (137)
      • 3.4. Tư tưởng thị tài trong mối quan hệ với các yếu tố khác (139)
        • 3.4.1. Tài – Đức (139)
        • 3.4.2. Tài – Danh (144)
        • 3.4.3. Tài – Mệnh (148)
        • 3.4.4. Tài – Tình (153)
    • CHƯƠNG 4. TƯ TƯỞNG THỊ TÀI NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN152 4.1. Tư tưởng thị tài thể hiện qua hình tượng nghệ thuật (158)
      • 4.1.1. Hình tượng cây, hoa (158)
      • 4.1.2. Hình tượng muông thú (166)
      • 4.1.3. Hình tượng đồ vật, sự vật (172)
      • 4.2. Tư tưởng thị tài thể hiện qua không gian và thời gian nghệ thuật (0)
        • 4.2.1. Không gian nghệ thuật (175)
        • 4.2.2. Thời gian nghệ thuật (181)
      • 4.3. Giọng điệu thị tài (188)
        • 4.3.1. Giọng điệu cao ngạo (189)
        • 4.3.2. Giọng điệu khẳng định (193)
        • 4.3.3. Giọng điệu lạc quan, tin tưởng (195)

Nội dung

Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp văn học sử: Nghiên cứu tư tưởng thị tài trong sự vận động mang tính lịch sử Tư tưởng thị tài được đặt trong tương quan với bối cảnh lịch sử, bao gồm cả lịch sử xã hội và lịch sử văn học.

4.2 Phương pháp hệ thống: Vấn đề cơ bản của phương pháp hệ thống là đặt đối tượng nghiên cứu trong chỉnh thể cấu trúc tương đối độc lập để tìm ra những quy luật phát triển cơ bản của đối tượng đó Luận án đặt tư tưởng thị tài trong các hệ quy chiếu khác nhau để nhận ra quá trình hình thành và phát triển cùng những tác động qua lại của đối tượng nghiên cứu với các yếu tố khác từ môi trường bên ngoài.

Từ đó, khái quát những đặc trưng cơ bản của tư tưởng thị tài.

4.3 Phương pháp so sánh - đối chiếu : So sánh, đối chiếu những biểu hiện của tư tưởng thị tài ở các giai đoạn khác nhau, ở các loại hình tác giả với các loại hình tư tưởng khác… Từ đó, người viết rút ra được những điểm gặp gỡ, kế thừa, những nét riêng không lặp lại trong cách thể hiện tư tưởng thị tài của người viết từ các bình diện trên.

4.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành : Tìm hiểu tư tưởng thị tài cần thiết phải vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành Bởi lẽ tư tưởng thị tài có quan hệ với nhiều vấn đề khác như tư tưởng triết học, văn hóa, xã hội… Luận án vận dụng, kết hợp thành tựu các bộ môn khoa học xã hội có liên quan như: văn hóa, lịch sử, địa lí, triết học… nhằm thấy được những ảnh hưởng tác động đó đến đối tượng nghiên cứu.

4.5 Phương pháp phân tích - tổng hợp : Phân tích các yếu tố bộ phận trên nhiều bình diện Từ đó, khái quát về đối tượng một cách chính xác nhất, thấy được những biểu hiện và quá trình vận động của tư tưởng thị tài trong thơ trung đại.

4.6 Phương pháp loại hình : Về loại hình chủ đề - nội dung, luận án nghiên cứu một cách có hệ thống các bài thơ cùng thể hiện tư tưởng thị tài Về loại hình thể loại, luận án nghiên cứu tư tưởng thị tài ở các thể loại thơ, cả chữ Hán và chữ Nôm, hát nói Phương pháp nghiên cứu này giúp người viết nhận diện những biểu hiện của tư tưởng thị tài ở mỗi loại hình tác giả khác nhau như nhà thơ thiền, vua, chúa – quý tộc nhà nho.

Ngoài ra, luận án kết hợp sử dụng các thao tác nghiên cứu như: Khảo sát, thống kê, phân loại, hệ thống hoá các biểu hiện của tư tưởng thị tài trong thơ trung đạiViệt Nam.

Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án

5.1 Tổng hợp các lí thuyết nghiên cứu về vấn đề thị tài để đề xuất, xác lập khái niệm tư tưởng thị tài.

5.2 Trình bày một cách hệ thống và khoa học cơ sở hình thành và diễn tiến của tư tưởng thị tài trong thơ trung đại.

5.3 Nhận diện, phân loại những biểu hiện của tư tưởng thị tài qua loại hình tác giả, qua cách khoe tài, qua tâm thế thị tài của người viết và xem xét mối quan hệ giữa tài năng với các yếu tố khác như Tài - Đức, Tài - Danh, Tài - Tình, Tài - Mệnh. 5.4 Xem xét tư tưởng thị tài từ phương thức thể hiện.

5.5 Luận án là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy ở nhà trường các cấp.

Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở hình thành và diễn tiến của tư tưởng thị tài

Chương 3: Tư tưởng thị tài nhìn từ phương diện nội dung

Chương 4: Tư tưởng thị tài nhìn từ phương thức thể hiện

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Giới thuyết khái niệm

Trong giới hạn nghiên cứu của luận án, chúng tôi tìm hiểu về Tài (才), Thị tài (才才) với lớp nghĩa riêng của từng phạm trù để xác lập khái niệm Tư tưởng thị tài.

Về nghĩa của Tài (才), sách Từ Nguyên giải thích, Tài (才) là “tài năng” (才才) hoặc

“người có tài năng” (才才才才才 - hữu tài năng đích nhân) Theo đó, Tài (才) được dùng trong các trường hợp: “tài cán” (才才) chỉ năng lực làm việc (才才才才才 - biện sự đích năng lực); “tài danh” (才才), chỉ danh tiếng tài năng (才才才才 - tài hoa danh thanh); “tài khí” (才才) tài năng bộc lộ ra ngoài (才才才才才才才才才 - hiển lộ ư ngoại đích tài năng khí phách) [1; 297 - 299] Sách Từ Hải giải thích Tài (才) là “tài năng” (才才) (Hoài tài năng bất ngộ 才才才才 - Mang tài năng không gặp thời) Tài (才) còn là “người tài năng” (Kỳ hữu tài năng đích nhân 才才才才才才 - Người có tài năng lạ) Theo nghĩa này, Tài được dùng trong các từ: tài hoa ( 才 才 ) - thể hiện tài năng thiên về văn học nghệ thuật (Chẳng hạn, 才才才才 - tài hoa xuất chúng - tài hoa hơn người); tài lược (才才) - tài năng chính trị và quân sự (Chẳng hạn, 才才才才 - tài lược quá nhân - tài thao lược hơn người) [2; 270] Sách Hán ngữ đại từ điển định nghĩa Tài (才) là “tài năng” (才才).

Luận ngữ, Tử Hón viết: Ký kiệt ngụ tài, như hữu sở lập, trỏc nhĩ - 才才ã才才: “才才才, 才才才

才, 才才” (Sau khi sử dụng hết tài năng, tôi sẽ trở nên nổi bật) Tài (才) cũng là “người tài” (才才 - tài nhân) Theo nghĩa này, Tài (才) dùng trong các từ: tài tử (才才): người vừa có đức, có tài (才才才才才才才才 - cổ xưng đức tài kiêm bị đích nhân); tài nữ (才才) - Người phụ nữ tài năng (才才才才才才 - hữu tài hoa đích nữ tử); tài lang (才才): người đàn ông tài năng (才才才才才才

- hữu tài học đích lang quân) [3; 299 - 306].

Vậy, theo các từ điển trên, Tài (才) có nghĩa là “tài năng” hoặc “người tài năng”. Nội hàm của Tài (才) nhấn mạnh vào hiệu quả làm việc hơn hẳn của một người khi đối sánh với người xung quanh Chẳng hạn, Hậu Hán thư của Phạm Diệp viết tiểu sử Trương Hành: “Hoài Nam Tử; tài cao hơn thiên hạ nhưng hắn không kiêu ngạo”(“才才才ã才才” 才才才才才, 才才才才才才 才才才ã才才才) Tài cao hơn thiờn hạ nghĩa là làm việc hiệu quả,giỏi giang hơn người bình thường Từ nguyên của Tài ( 才 ) ở Trung Quốc có thể bắt nguồn từ thời tiền Tần [4; 154].

Về nghĩa của Thị tài: ( 才 才 ), sách Từ Nguyên giải thích Thị ( 才 ) là “phụ thuộc vào”, “dựa vào” (才才; 才才) Theo đó, Thị tài (才 才) được dùng trong cụm từ mang tính cố định như: Thị tài ngạo vật (才才才才): dựa vào tài năng mà kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác (才才才才才才才才才才才才, 才才才才才); Thị tài phóng khoáng (才才才才): dựa vào tài năng của chính mình mà không bị gò bó (才才才才才才才才才才才才) [1; 3528 - 3529] Sách Từ

Hải giải thích Thị (才) là “dựa vào” (才才) Chẳng hạn “dựa vào tự tin mà không sợ hãi” (才才才才) Theo đó, Thị tài (才才) được dùng trong cụm từ mang tính cố định như

Thị tài phóng khoáng ( 才 才 才 才 ): dựa vào tài năng của bản thân, nói và hành động không bị ràng buộc bởi nghi thức thế tục (才才才才才才才才才才才 才才才才) [2; 2823] Sách Từ điển Hán ngữ hiện đại giải thích Thị ( 才 ) là “dựa vào”, “phụ thuộc vào” ( 才 才 ; 才 才 ) Chẳng hạn, có chỗ dựa (nên) không sợ hãi (才才才才) Cũng theo tài liệu này, Thị tài (

才才) được dùng trong cụm từ Thị tài ngạo vật ( 才 才 才 才 ) nghĩa là dựa vào tài năng mà kiêu hãnh, coi thường người khác (才才才才才才才才 才才才才, 才才才才) [5 ;1198] Ngoài ra,

Thị tài (才才) còn xuất hiện trong thành ngữ khác của Trung Hoa như Thị tài căng kỉ

(才才才才 - dựa vào tài năng mà kiêu ngạo, tự phụ).

Như vậy, Thị tài ( 才 才 ) là dựa, cậy vào tài năng, dựa vào việc mình có tài mà (làm gì đó) Sách Lương Thư (đời Đường, năm 636 – Trinh Quán thứ 10), tập 35, phần viết về Tiêu Tử Hiển (才才,才才才,才才才) dùng cụm từ này: “Ông ấy dựa vào tài năng của mình mà kiêu hãnh Vậy danh hiệu di cảo của ông ta nên là Kiêu” (才才才才才, 才才才才才才) Từ đây, cụm từ Thị tài ngạo vật (才才才才 - dựa vào tài năng mà kiêu hãnh) được đời sau sử dụng để chỉ kiểu người cậy tài mà kiêu hãnh Trong Tam quốc diễn nghĩa, chương 72, La Quán Trung dùng cụm từ Thị tài phóng khoáng (才才才才) khi viết về Dương Tu: “Nguyên Dương Tu xưa nay vốn là người cậy tài phóng khoáng, nhiều lần phạm vào những điều Tào Tháo kiêng kỵ” (才才才才才才才才,才才才才才) [1; 3528 - 3529].

Về khái niệm Tư tưởng, theo Từ điển triết học: “Tư tưởng là phản ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện của quan hệ con người đối với thế giới xung quanh.Bất cứ tư tưởng nào cũng đều do chế độ xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất của con người quyết định Không nên tìm thực chất của tư tưởng và nguồn gốc của tư tưởng trong bản thân tư tưởng mà phải tìm thực chất và nguồn gốc đó trong cơ cấu kinh tế của xã hội, trong tồn tại xã hội mà tư tưởng phản ánh” [6; 885 - 886] Từ điển thuật ngữ triết học (Cловарь философских терминов) cho biết: “Tư tưởng là một thực tại đặc biệt, qua đó tất cả các thực tại khác được biết và biến đổi: tự nhiên, xã hội, văn hóa Sự hiện diện của tư tưởng là điều kiện cần thiết để con người ý thức về sự tồn tại, thấu hiểu thế giới bình dị và bản thể của chính mình trong thế giới (…) Và bản thân ý tưởng lý tưởng trong đầu một người là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình biến đổi hiện thực vật chất” [7; 343 - 344] Như vậy, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực đời sống xã hội trong ý thức của con người, thể hiện quan điểm của con người trước hiện thực Trong lĩnh vực văn học, tư tưởng được xem là sự thể hiện suy nghĩ và thái độ của nhà văn đối với các vấn đề của đời sống xã hội và con người thông qua tác phẩm Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên định nghĩa tư tưởng là: “Sự nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể, sống động của tác phẩm văn học cũng như những vấn đề nhân sinh được đặt ra trong đó” [8; 326].

Như vậy, có thể hiểu Tư tưởng thị tài là suy nghĩ, nhận thức (chủ quan) về mức độ tài năng của bản thân ở mỗi người dẫn đến việc khoe tài, cậy tài để hành động theo ý muốn Tư tưởng thị tài cho thấy nhận thức, quan điểm nhân sinh, phong cách sống của người sáng tác Thực tế, khái niệm tư tưởng thị tài ở Việt

Nam chưa được nhiều người bàn đến Cách hiểu tư tưởng thị tài khi triển khai luận án được rút ra từ nghiên cứu cá nhân trên cơ sở tổng hợp công trình khoa học của các nhà nghiên cứu.

Người trung đại chọn thơ để thể hiện tư tưởng thị tài vì nhiều nguyên nhân. Trước hết, người phương Đông cổ đại cho rằng con người là hội tụ tinh hoa của đất trời (Người ta là hoa đất), tài năng của con người do tú khí non sông chung đúc nên (Sơn xuyên anh dục, hà hải tú chung) Tuy nhiên, chỉ tài năng thiên phú thì chưa đủ làm nên một nhân tài Nhân tài là hiện thân cho sự hài hòa, thống nhất giữa tài năng cá nhân và thiên phú, sự hợp nhất giữa trời và người, sự thống nhất giữa phát triển tài năng cá nhân và phát triển xã hội Tân Nho giáo đời Tống và đời Minh của Trung Hoa nhấn mạnh “thuyết tu thân làm thánh” cho rằng mấu chốt của thành công là ở chỗ chủ thể có chăm chỉ học tập, hoạt động hay không, có cống hiến cho xã hội hay không? Theo đó, tài năng của con người chỉ được xem là có giá trị khi đáp ứng nhu cầu của thế giới bên ngoài Nếu một cá nhân không có đóng góp gì cho xã hội thì dù có kĩ năng và sinh lợi đến đâu cũng không được xem là nhân tài [dẫn theo 4; 157] Quan niệm này khiến những cá nhân có ý thức cao về tài năng nảy sinh mong muốn được khoe tài, được chứng tỏ năng lực của họ qua những đóng góp cho cộng đồng để ai cũng thấy họ chính là nhân tài Khi tìm một phương tiện giúp họ thể hiện bản thân, người thị tài nhận ra khả năng tác động không giới hạn của văn chương Công chúng của văn chương đông đảo với đủ mọi tầng lớp trong xã hội, không chỉ đương thời mà mãi tới mai sau Vì người xưa lập thân đều bắt đầu bằng văn chương Vả lại, cổ nhân nói người quân tử cần có tam lập (cũng là tam bất hủ): lập đức, lập công và lập ngôn Trong đó, lập ngôn (viết văn để lại cho đời) là quan trọng vì có đức tất có lời (ngôn), có lời tất có sự nghiệp (công) Thơ trung đại thích hợp để tìm hiểu tư tưởng thị tài hơn các thể loại khác vì theo Lại Nguyên Ân:

“Thơ có khả năng tái tạo giọng nói sống động và sắc thái cá nhân của tác giả” [9; 315]; “Câu thơ lại cho phép tái tạo lại bằng giọng điệu trữ tình một sự thật trực tiếp của thể nghiệm sống cá nhân, một “giọng người” thật sự, riêng biệt – giọng nói của nhà thơ” [9; 315] Trong đó, thơ trữ tình và hát nói có khả năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm, cá tính con người trung đại tốt hơn cả Mà sự thể hiện tư tưởng thị tài cần những thể loại thích ứng với việc thể hiện con người cá nhân tác giả nên chúng tôi chọn thơ trữ tình và hát nói.

Việc khoe tài, cậy tài trong thơ lúc đầu được người viết gửi gắm gián tiếp qua các hình tượng trong tác phẩm Về sau, phương diện tự biểu hiện, tự thuật (nói trực tiếp về mình) chiếm ưu thắng Trần Ngọc Vương cho biết: “Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Du đều không ngần ngại việc tự thuật” [10; 158] Yếu tố tự thuật, tự biểu hiện mình trực tiếp giúp các tác giả thể hiện tư tưởng thị tài rõ nét hơn, mạnh mẽ hơn Nhất là khi họ nói về các loại tài năng mình có như: tài văn chương, tài kinh bang tế thế, “tài” hành lạc Có lúc, họ tự thuật tâm thế ngạo tài, xem mình là kiểu “người đặc biệt” hoặc họ kín đáo thể hiện tinh thần tự kiêu qua sự thẹn tài để giữ “đức khiêm cung” Đây là cơ sở để chúng tôi xác lập tiêu chí khảo sát các bài thơ thị tài dựa trên nhận thức chủ quan và việc tự thể hiện tài năng của người viết trong tác phẩm.

1.1.2 Lược sử về tư tưởng thị tài

Những hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2.1 Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở nước ngoài

Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở Trung Hoa : Các công trình nghiên cứu tư tưởng thị tài khá đa dạng, trải dài theo thời gian và tập trung theo ba hướng: Nghiên cứu các tác giả văn học thể hiện tư tưởng thị tài; Nghiên cứu nhân vật trong tác phẩm văn học thể hiện tư tưởng thị tài; Nghiên cứu các nhà phê bình, dịch thuật thể hiện tinh thần thị tài.

Nghiên cứu các tác giả văn học thể hiện tư tưởng thị tài có các công trình: Đỗ

Thẩm Ngôn: Cậy tài kiêu ngạo (才才才:才才才才才) [14]; Con người và thơ ca của Đỗ Thẩm ngôn (才才才才才才才) [15]; Nghiên cứu tuyển tập Tiêu Dĩnh Sĩ (才才才才才才才) [16];

Nghiên cứu về Tiêu Dĩnh Sĩ (才才才才才) [17]; Nghiên cứu thơ Tiêu Dĩnh Sĩ (才才才才才才才) [18]; Tiêu Dĩnh Sĩ cậy tài kiêu hãnh (才才才才才才才) [19]; Diệp Công Siêu cậy tài ngạo vật (才才才才才才才) [20]; Chỉ cậy vào tài năng và sự giản dị mà văn như sông treo viết về Dương Khiết (才才才才才才才才才—才才才才) [21]; “Khí” trong thơ Lí Bạch (才才才才才才“才”) [22]; Nói chuyện thú vị về nhà thơ kiêu ngạo nhất của nhà Đường (才才才才才才才才才才) [23]; Phân tích các yếu tố tính cách của Đỗ Phủ khi ở Thành Đô (才才才才才才才才才才 才才才才才才) [24]; Nhìn những thay đổi trong thái độ sống của Thiết Đào qua những bài thơ của bà (才才才才才才才才才才才才才才) [25] Qua những công trình trên, các nhà thơ Đỗ Thẩm Ngôn, Tiêu Dĩnh Sĩ, Dương Khiết, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Diệp Công Siêu,Tiết Đào… đều được các nhà nghiên cứu xem là những người cậy tài Đỗ ThẩmNgôn được gọi là “một chú nhím trong số các nhà thơ, một học giả điên cuồng trong giới học giả, một kẻ lập dị trong giới quan chức” bởi ông giỏi khoe khoang Ông xem các nhà thơ vĩ đại như Khuất Nguyên, Tống Ngọc là khởi đầu cũ của mình và khẳng định Vương Hi Chi phải đầu hàng trước tài năng của ông [14; 30-31] Lí Bạch được đánh giá là nhà thơ thanh cao hào kiệt, vô tiền khoáng hậu, kiêu căng ngạo mạn chưa từng có, luôn tin “tài ắt có ích” [23; 6] Diệp Công Siêu tự nhận: “Tôi có một tính khí lớn cả đời” Ông được xem là kiểu người “say nằm trên gối của mĩ nhân, tỉnh táo nắm được quyền lực thiên hạ” bởi ông rất tham vọng, cũng rất phóng đãng, đa tình [20; 78-80] Nhưng để tự kiêu như thế, các nhà thơ đều có tài xuất chúng, có sự nghiệp rực rỡ, có nền tảng văn hóa sâu rộng để dựa vào Nhưng chính tài năng ấy là “con dao hai lưỡi” cản trở sự nghiệp của họ Các nhà nghiên cứu chỉ ra: Đỗ Thẩm Ngôn vì ngông cuồng, càn rỡ mà phải đi đày, Tiêu Dĩnh Sĩ vì kiêu căng mà bị bãi chức, Lí Bạch bị gạt khỏi vũ đài chính trị, Dương Khiết bị người quyền lực đóng khung, tẩy chay suốt cuộc đời… Riêng về Đỗ Phủ, chính thái độ cậy tài khiến con đường sự nghiệp của ông không bằng phẳng Triệu Đan Ninh cho biết: Trong cuộc đời Đỗ Phủ, sự nghiệp của anh ấy rất gập ghềnh Lý do cơ bản vì anh ta “cậy tài kiêu hãnh” và “tự do” Việc các nhà thơ Đường “cậy tài kiêu hãnh” khá phổ biến Theo quan điểm tích cực, đây là biểu hiện của khí chất tự do, lãng mạn; theo quan điểm tiêu cực, với tư cách là một vị quan trong triều, kiểu ngạo mạn, khinh thường người khác là mối nguy hiểm tiềm tàng [24] Tuy nhiên, cũng có ý kiến bênh vực họ Lưu Lương( 才 才 ) trong Nói chuyện thú vị về nhà thơ kiêu ngạo nhất của nhà Đường cho rằng “Sự cậy tài và điên rồ của Đỗ Thẩm Ngôn thực ra là một loại hài hước và tự tin nhưng tiếc là ít người hiểu được điều đó Cái gọi là kiêu ngạo chẳng qua là sự vu khống người tài của kẻ bất tài Bởi những nhà thơ để lời nói và việc làm kiêu ngạo phần lớn là những người có tâm hồn trong sáng, chất phác, đáng quý, đáng yêu” [23; 6].

Nghiên cứu nhân vật trong tác phẩm văn học thể hiện tư tưởng thị tài có các công trình: Nhân vật Bàng Thống trong “Tam quốc diễn nghĩa” (《》才才) [26]; Về bi kịch của nhân vật Ngụy Diên (才才才才才才才才) [27]; Cậy tài kiêu ngạo mà mất tiền đồ ( 才才才才才才才) [28]; Xuất phát điểm giống nhau nhưng kết thúc lại rất khác - so sánh sự nghiệp của Tư Mã Ý và Dương Tu trong “Tam Quốc diễn nghĩa” (才才才才 才才才才—“才才才 才”才才才才才才才才才才才才才,才才才才) [29]; Hiền tài cậy tài kiêu hãnh, đặc biệt là người: Đánh trống chửi Tào, một bữa tiệc điển hình (才才才才才才才才才,才才才才才才,才才才才才才才才才才才才) [30]; Phân tích mối tương quan giữa thành công và thất bại của Hàn Tín với những khiếm khuyết của phẩm chất lãnh đạo (才才才才才才才才才才才才才才才才才) [31]… Đây là những bài nghiên cứu về các nhân vật Bàng Thống, Ngụy Diên, Nễ Hành, Dương Tu, Tư Mã Thiên, Hàn Tín…

Họ có điểm chung là rất kiêu ngạo, cậy tài Trong Tam quốc diễn nghĩa, Bàng Thống ban đầu đến nước Thục chỉ được Lưu Bị giao chức quan nhỏ nên bất mãn, suốt ngày rượu chè, bỏ bê công việc (Hồi 56) Nễ Hành ngạo mạn, cảm thấy không có người nào đáng để mình đem tài phụng sự, nhiều lần làm nhục người khác và cả Tào Tháo (Hồi 23), Dương Tu, tự cho mình có tài, nhiều lần phạm vào điều cấm kị của Tào Tháo (Hồi 72) Các nhà nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân các nhân vật gặp phải rào cản cho tiền đồ của họ là do họ quá cậy tài, kiêu ngạo, không nỗ lực thể hiện tài năng Giải thích việc Dương Tu và Tư Mã Ý xuất phát điểm giống nhau nhưng kết cục khác nhau, Mạc Thuận Bân cho rằng Tư Mã Ý dựa vào năng lực, sự khiêm tốn, nhẫn nại nên có thể nắm quyền lực và đạt đến một cấp độ cao hơn Còn Dương Tu tuy là một nhân tài trong Tam quốc nhưng tự phụ, tự ý chí nên nhận kết cục bi thảm [29] Trịnh Hứa Khải viết “Văn nhân đời xưa thường kiêu căng ngạo mạn: Dương Tu cậy tài hùng biện của mình mà bị Tào Tháo giết, Lí Bạch bắt Cao Lực Sĩ đi giày trước khi làm thơ, cuối cùng ông ta cũng bị loại trừ Có thể thấy, dù bạn có tài năng thì việc giữ được tấm lòng khiêm tốn và thận trọng là điều vô cùng quan trọng” [19; 8]

Nghiên cứu các nhà phê bình, dịch thuật thể hiện tinh thần thị tài có các công trình: Tiền Chung Thư cậy tài ngạo mạn và triết lí dịch thuật của ông (“才才才才” 才才才才 才才才才才才) [32]; “Niềm tự hào về tài năng” của Oscar Wilde từ Phương pháp tiếp cận tường thuật (才才才才才才才才才ã才才才才 “才才才才”) [33] Cỏc nhà nghiờn cứu chỉ ra chớnh sự kiêu hãnh về tài năng ảnh hưởng nhiều đến cách thức phê bình, dịch thuật của các tác giả trên Theo Tuệ Linh, Oscar Wilde là đại diện cho vòng nguyệt quế của phong trào thẩm mỹ phương Tây thế kỷ 19: “Sự kiêu ngạo và tự phụ” tràn ngập các tác phẩm khác nhau của anh ấy và nó rất trực quan, rõ ràng để nắm bắt cá tính của tác giả từ việc lựa chọn phong cách và góc độ trần thuật của ông [33] Với Tiền Chung Thư, sự tự tin vào tài năng khiến ông có ý tưởng đề xuất Lí thuyết về “môi trường tịnh tiến” gây tranh cãi Ông cũng là người đề xướng sử dụng tiếng Trung cổ điển trong dịch thuật Sự táo bạo, tự phụ trong cuộc đời và nghiên cứu khoa học khiến ông bị Mã Trường Phong xếp vào “một trong hai kẻ điên của trong lịch sử văn học hiện đại” [32].

Như vậy, các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng thị tài của Trung Hoa đều tập trung vào những tác giả hoặc nhân vật có tài năng, cá tính hết sức đặc biệt. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Trung Hoa có xu hướng gắn việc cậy tài với sự kiêu ngạo, xem thường người khác (thị tài ngạo vật) Do đó, họ cho rằng đó là một hạn chế trong tính cách, cản trở con đường sự nghiệp của người xưa Các bài nghiên cứu thường kết thúc bằng việc rút ra các bài học để khuyên mọi người nên khiêm nhường hơn.

Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở Nhật Bản Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tư tưởng thị tài như: Chính trị và Văn học của các nhà văn Lục triều: Tập trung vào sự thiếu kiên nhẫn về chính trị của các nhà văn Ngụy, Tề và Lương (才才才才才才才才才才―才才才才才才才才才才才才才才才才才才才才―) [34]; Trọng tâm của văn học Thomas

Mann (才才才才・才才才才才才才) [35]; Văn học châm biếm trong thời đại chủ nghĩa nhân văn (才才才才才才才才才才才才才) [36] Các nhà nghiên cứu Nhật Bản hướng đến mục đích của việc khoe tài ở các văn nhân và cho rằng nó liên quan đến các vấn đề đời sống chính trị, xã hội đương thời Khi nói về Tào Phi, Dukko Jaku (才才 才才) khẳng định Tào Phi khoe tài vì mục đích chính trị Ông ta vốn không phải là người được Tào Tháo chọn kế ngôi từ đầu nên có lẽ không được cha yêu mến Tào Tháo lại yêu thích văn chương nên ưu ái con thứ là Tào Thực Để giành tình cảm của cha, cạnh tranh và đánh bại em trai, thu hút văn nhân quanh mình nhằm củng cố thế lực, giữ vững ngai vàng, Tào Phi mới thể hiện mình là người có tài văn chương đặc biệt Việc khoe tài của Tào Phi là để có điều kiện hiện thực hóa lí tưởng chính trị, vượt qua nỗi buồn về tình cha - con, anh - em, chồng - vợ Do đó, anh ta mang theo tài năng đó suốt một đời, viết đến cả trăm bài thơ [34; 37-47] Với Vương Dung, việc khoe tài lại là để tạo dựng hình ảnh bản thân trở thành một chính trị gia tài năng, nhân từ, đức độ.[34; 108 -113] Về Giang Yêm, người thời tuổi trẻ được đánh giá là tài năng xuất chúng nhưng đến già lại mang danh “Giang Lang tài tận” (cạn kiệt tài năng), DukkoJakue phỏng đoán cuối đời Giang Yêm giữ vị trí chính trị cao, công việc bận rộn nên không có thời gian viết tác phẩm có giá trị Vì vị trí của mình, ông bị một số văn nhân đương thời ghen tị, hạ bệ bằng cách chế giễu tài năng Hơn nữa, sau khi con trai mất, có lẽ ông thấy được sự phù phiếm, hư ảo của công danh nên từ bỏ việc viết lách, từ bỏ tài năng. Vậy, việc một tác giả khoe tài hay không có nguyên nhân chủ quan và khách quan cần được xem xét kĩ lưỡng [34; 50-60] Ngoài ra, có những văn nhân tự xem mình là người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc nên việc khoe tài của họ là sự thể hiện tự trọng giai cấp, tự trọng dân tộc Viết về Thomas Mann và các nhà thơ Đức, Kinjy Tsujimoto (才才 才才) cho rằng: “Các nhà thơ Đức từ lâu đã cô đơn, không có cộng đồng dân tộc, không có truyền thống chung, một nhà thơ tự suy ngẫm trong chính mình, không còn cách nào khác là phải dựa vào chính mình, đại diện cho thời đại và đất nước của mình Để trưởng thành và nâng cao bản thân, tính cá nhân độc đáo của riêng mình, thành một cái chung và đó là nơi đặt ra truyền thống thuyết Đức” [35; 2] Cũng như vậy, trong bài Văn học châm biếm trong thời đại chủ nghĩa nhân văn, Teisaburo Uchiyama ( 才 才 才 才 才 ) chỉ ra, khi tinh thần khai sáng dân tộc trở thành nhu cầu lớn của thời đại, các tác giả văn học Đức thế kỉ XVI phải viết các tác phẩm ngụ ngôn chuyển tải ý nghĩa và bài học đạo đức tới công chúng Với ý thức là người đại diện cho thời đại của mình, Nicodemus Frishchlin (1547 - 1590), Georg Rollenhagen (1542 - 1569), Johann Fischart (1546-1590) thể hiện lòng tự trọng dân tộc, tự trọng giai cấp bằng cách viết nên những tác phẩm tài hoa thể hiện trí tuệ thiên tài của mình.

Như vậy, các nhà nghiên cứu Nhật Bản hướng đến mục đích chính trị, nguyên nhân xã hội, đời sống cá nhân của từng tác giả để giải thích việc các văn nhân khoe tài hay không khoe tài trong các tác phẩm của họ Với các nhà nghiên cứu Nhật Bản, sự kiêu căng, ngạo mạn, kiêu hãnh không phải là mục đích hướng đến của các tác giả thị tài.

Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở phương Tây có các công trình: Cuộc sống và những con chữ… Có gì dành cho tài năng (Life and Letters… What’s in it for the Talent) [37], Tài năng là quý giá (Precious Talent) [38]; Tài năng, bản sắc và tính xã hội trong tiểu thuyết sắc đẹp của học giả đời Thanh (Talent, Identity, and Sociality in Early Qing Scholar- Beaty Novels) [39] Người phương Tây mang đến cách nhìn khá mới mẻ về việc khoe tài, cậy tài qua việc soi chiếu các quan niệm về tài năng trong cộng đồng của họ Họ không ngần ngại bày tỏ rằng việc được kiêu hãnh về tài năng là khao khát lớn nhất của mình Aristides mở đầu bài viết như sau:

“Trong rất nhiều loại hợm hĩnh, tôi chắc chắn rằng hợm hĩnh về tài năng là điều tôi mong muốn được biết đến, được ghi nhớ hơn tất cả” [37; 161] Ông giải thích:

“Việc đánh giá quá cao tài năng chính là nguyên nhân đầu tiên khiến tôi trở nên hợm hĩnh (cậy tài)” [37; 161] Với ông, tài năng là điều quan trọng hơn hết thảy vì người có tài có thể làm được những điều người khác không làm được Cùng quan điểm đề cao khả năng thực tế của tài năng, Ying Zou trong Tài năng, bản sắc và tính xã hội trong tiểu thuyết sắc đẹp của học giả đời Thanh đề cao tài năng bẩm sinh và gợi ý phụ nữ có thể dựa vào tài năng đạt đến sự bình đẳng trong hôn nhân, giải quyết các vấn đề xã hội (như các anh hùng), cân bằng ý thức cộng đồng và quyền tự trị với nam giới Ying Zou đưa ra minh chứng qua việc những người phụ nữ Mãn Thanh đã dựa vào sự tài hoa để giải quyết các vấn đề trong đời sống giới quý tộc thời đó thành công [39] Đưa ra một góc nhìn khác, Aristides, tác giả của Tài năng là quý giá, cho rằng tuy tài năng là món quà quý nhưng tài năng đến sớm quá khi con người chưa biết trân trọng hoặc cư xử hợp lí (thường là sẽ tự kiêu, hợm hĩnh đến sôi nổi hoặc áp lực luôn luôn phải thể hiện là người tài năng trước công chúng mà chán nản) thì nó sẽ trở thành món quà nguy hiểm Ông dẫn ra nhiều trường hợp tài năng rực rỡ buổi đầu nhưng sau đó lại sớm tàn lụi để chứng minh điều đó Theo ông, tài năng tốt nhất nên đến chậm và có một quá trình chín muồi khi con người ta đã có một sự cân bằng giữa trí tuệ và cảm xúc [38].

Như vậy, vấn đề người tài thích khoe tài, dựa vào tài năng để quy định cách hành xử của họ trước cộng đồng là chủ đề được nhà nghiên cứu ở nhiều nước quan tâm. Nhưng do sự khác biệt về văn hóa, quan niệm sống nên hướng nghiên cứu vấn đề này ở mỗi nơi mỗi khác Người Trung Hoa bị ảnh hưởng bởi đức khiêm cung của Nho giáo nên không đề cao thị tài Họ chú ý đến hậu quả của thái độ sống “thị tài” mà sinh Kiêu của những người mang tư tưởng này để giáo dục con người khiêm nhường Người Nhật Bản tuy hướng tới “bất kiêu, bất phụ, bất tín” nhưng họ nhìn ra mục đích của việc cậy tài và có thiên hướng giải thích việc thị tài ở người sáng tác Còn người phương Tây, với tư duy thực tế, nhìn ra tính hữu dụng của việc sở hữu tài năng khi giải quyết các vấn đề của cá nhân, cộng đồng Do đó, họ mong muốn mình có tài, kiêu hãnh về tài và đánh giá rất cao kiểu người thị tài Ở ViệtNam, nghiên cứu vấn đề thị tài cũng có những nét khác biệt rõ rệt.

1.2.2 Nghiên cứu tư tưởng thị tài ở Việt Nam Ở Việt Nam, tổng thể bức tranh nghiên cứu về tư tưởng thị tài vẫn thiếu vắng những công trình nghiên cứu chuyên biệt, chuyên sâu Các hướng nghiên cứu liên quan đề cập đến tư tưởng thị tài bao gồm: Nghiên cứu con người cá nhân trong văn học trung đại; Nghiên cứu loại hình tác giả; Nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu; Nghiên cứu tư tưởng “tài mệnh tương đố”, “thân mệnh tương đố” đề cập đến tư tưởng thị tài.

Tiêu chí khảo sát tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam

Để thống kê, phân loại tư tưởng thị tài trong thơ trung đại, chúng tôi dựa trên các tiêu chí: Thứ nhất, luận án nhấn mạnh “tư tưởng thị tài” để giới hạn phạm vi tiếp cận đối tượng là những tác phẩm thể hiện niềm tự hào về tài năng theo nhận thức chủ quan của người sáng tác Thứ hai, luận án tìm hiểu tư tưởng thị tài qua cách khoe các loại tài năng như tài văn chương, tài kinh bang tế thế, “tài” hành lạc Thứ ba, trong xu hướng chung của việc khoe tài, luận án chú ý đến tâm thế ngạo tài

(xem mình là cao nhân, đứng cao hơn thói tục, sống ngông ngoài vòng cương tỏa) và thái độ thẹn tài nhưng để khoe tài kín đáo của người viết Thứ tư, luận án xem xét mối quan hệ Tài - Đức, Tài - Danh, Tài - Tình, Tài - Mệnh để có cái nhìn toàn diện hơn về tư tưởng thị tài Thứ năm, luận án xem xét từ tưởng thị tài thể hiện qua các yếu tố hình thức nghệ thuật: hình tượng, không gian, thời gian, giọng điệu Để định lượng một cách đầy đủ các bài thơ thể hiện nội dung này từ thế kỉ X đến XIX, với tác phẩm chữ Hán, luận án bám sát bản dịch nghĩa trong sự đối chiếu với nguyên tác Với tiêu chí phân loại, thống kê cụ thể như trên, luận án có thể xác định một cách hệ thống bài thơ, câu thơ thể hiện tư tưởng thị tài.

Chương 1 trình bày tổng quan các vấn đề nghiên cứu của luận án Chúng tôi dựa vào từ điển từ nguyên, từ điển Hán ngữ, thư tịch cổ Trung Hoa… để truy nguyên nguồn gốc khái niệm, xác lập khái niệm và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến khái niệm tài, thị tài, tư tưởng thị tài Để gợi dẫn các vấn đề của luận án, chúng tôi dựa vào các công trình nghiên cứu trong nước, ngoài nước và nhận thấy: các nhà nghiên cứu Trung Hoa gắn thị tài với sự kiêu ngạo, cho rằng đó là một cản trở trên con đường tiến thân của kiểu người thị tài Các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại chú ý đến tính mục đích, chú ý các yếu tố đời sống cá nhân và xã hội để giải thích việc một cá nhân khoe tài Còn các nhà nghiên cứu phương Tây lại tỏ ra ưa chuộng người thị tài vì đánh giá cao tính thực tế của tài năng Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu gắn việc khoe tài với sự kiêu hãnh về tài và triết lí “quý sinh”, “minh triết bảo thân” Các hướng nghiên cứu liên quan đến tư tưởng thị tài ở Việt Nam gồm: Nghiên cứu con người cá nhân; Nghiên cứu loại hình tác giả; Nghiên cứu các tác phẩm; Nghiên cứu thuyết “tài mệnh tương đố”, “thân mệnh tương đố” đề cập đến tư tưởng thị tài Thực tiễn nghiên cứu tư tưởng thị tài ở Việt Nam cho thấy: tuy chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nhưng đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Cũng trong Chương 1, chúng tôi đưa ra tiêu chí khảo sát, làm cơ sở khảo sát các tác phẩm thể hiện tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam Những điều trình bày trong

Chương 1 là cơ sở nền tảng để chúng tôi giải quyết các vấn đề tiếp theo.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ DIỄN TIẾN CỦA TƯ TƯỞNG THỊ TÀI 25

CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ DIỄN TIẾN CỦA TƯ TƯỞNG THỊ TÀI

Trong chương này, chúng tôi trình bày hai nội dung Nội dung thứ nhất là việc truy nguyên các cơ sở, tiền đề hình thành tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam bao gồm: cơ sở xã hội, cơ sở văn hóa tư tưởng, cơ sở văn học Nội dung thứ hai là trình bày diễn tiến tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.

2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam

2.1.1 Cơ sở lịch sử - xã hội

Một xã hội coi trọng hiền tài sẽ khuyến khích con người nỗ lực rèn luyện theo hướng thể hiện tài năng để đem tài năng ấy cống hiến cho cộng đồng Trong xã hội phong kiến tập quyền, người tài được xem như “nguyên khí”, như “quốc bảo”, như

“tinh hoa”, có liên quan trực tiếp đến sự tồn vong hay thịnh suy của đất nước Khi viết Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi khẳng định người hiền tài có vai trò quan trọng, giúp nước Việt có vị thế ngang hàng với quốc gia phương Bắc: “Tuy cường nhược thì hữu bất đồng/ Nhi hào kiệt thế vị thường hạp” (Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có) Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm

Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, Thân Nhân Trung cũng cho biết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, quốc gia “quý trọng kẻ hiền sĩ”, làm cho kẻ sĩ “tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp” Vậy, Thân Nhân Trung chỉ rõ triều đình trọng đãi kẻ hiền tài chính vì muốn kẻ sĩ vì tự trọng mà tỏ tài giúp nước, giúp dân.

Các thánh đế, minh vương khi bắt đầu xây dựng vương triều của họ cũng rất chú trọng cầu hiền hoặc đào tạo hiền tài Ngay sau khi nhà Lý định đô ở Thăng Long,Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được xây dựng và từ đó trở thành cái nôi nuôi dưỡng nhiều nhân tài cho quốc gia Từ đời Lý trở đi, việc thi cử trở thành con đường đánh giá, tuyển chọn người tài cho các triều đại phong kiến Việt Nhà cầm quyền cho rằng: “Muốn có được nhân tài trước hết phải lựa chọn kẻ sĩ, mà phép lựa chọn kẻ sĩ phải lấy thi cử làm đầu” [76; 320] Đề thi do nhà vua đích thân ra và thường đề cập đến những kế sách sử dụng hiền tài vào việc trị nước Đề thi Đình năm 1442 do LêThái Tông ra và Nguyễn Trãi làm chủ khảo ghi rõ: “Trị nước phải lấy nhân tài làm gốc (…) Trẫm từ khi lên ngôi tới nay gắng sức trị nước, thế mà việc chọn nhân tài vẫn mờ mịt thăm thẳm; bọn Ngân, Sát lại gian ngoan chúa ác Sao người quân tử khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết như vậy” [77; 51-55] Thời Lê – Trịnh, cả vua, chúa đều có mặt ở trường thi “Vua đội mũ xung thiên, mặc áo bào vàng, đai ngọc lên ngồi ngự tọa Chúa đội mũ xung thiên mặc áo bào tía, đai ngọc lên ngồi ngự tọa” [78; 56] Trong cảnh trường thi trang nghiêm, người đi thi phải nỗ lực rất lớn để trong một khoảng thời gian hạn định thể hiện được tài năng của họ, thuyết phục được giám khảo và vua, chúa Suốt mười thế kỉ nhà nước phong kiến, kẻ sĩ nối tiếp nhau từ thế hệ này đến thế hệ khác tỏ tài qua khoa cử để lập thân Nếu đỗ đạt, họ được vua ban mũ áo, cờ biển, được vinh quy bái tổ, khắc bia tiến sĩ và bổ dụng chức vị tương xứng Triều Nguyễn còn thêu “Sắc tứ” bằng tơ vàng trên cờ ban cho người đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ để tôn vinh người tài Xuất phát từ chính sách trọng hiền đãi sĩ của các vương triều nên khi điểm lại các thể loại văn học cổ, ta thấy có nhiều bài chiếu của các đấng minh quân sử dụng vào việc cầu hiền Vua Lê Thái Tổ lên ngôi năm 1428, đến năm 1429 vua ban chiếu: “Trẫm nghĩ muốn thịnh trị tất phải được người hiền tài, muốn được người hiền phải do ở tiến cử Cho nên người đứng đầu thiên hạ phải lo việc ấy trước tiên” [76; 304] Vua Lê Hiến Tông (1499) cũng ra sắc dụ định rõ điều lệ thi Hội: “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có Cho nên, đời xưa mở khoa thi chọn người tài giỏi, tất phải nghiêm ngặt về quy tắc trường thi” [78; 211] Vua Quang Trung ngay khi vừa lên ngôi cũng sai Ngô Thì Nhậm soạn Chiếu cầu hiền: “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến” [79; 626] Việc nhà vua ba lần mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp giúp việc trị nước đã cho thấy thành ý của vua trong việc cầu hiền.

Chính sách trọng hiền tài đãi sĩ của nhà cầm quyền các triều đại như vậy có tác dụng rất lớn trong việc định hướng cho các thế hệ thể hiện bản thân thành những cá nhân ưu tú qua khoa cử hoặc tỏ tài kinh bang tế thế để xây dựng sự nghiệp, báo đáp ơn đãi ngộ của vua, chúa Tuy nhiên, không phải chỉ khi xã hội trọng dụng, vua chúa đãi ngộ, người hiền tài mới khoe tài Vào thời điểm xã hội khủng hoảng, thậm chí suy vong, con người càng khoe tài mạnh mẽ Điều đó do một vài nguyên nhân.

Thứ nhất, sự kiên định lí tưởng ở nhà nho Theo lời dạy của Khổng Tử, người quân tử thấy việc nghĩa mà làm chứ không xem trọng điều lợi của bản thân Do đó, trong mọi hoàn cảnh, nhà nho luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên hàng đầu Khi xã hội lâm vào khủng hoảng, họ càng xác định rõ trách nhiệm của mình với tinh thần:

“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” Có người vẫn giữ niềm tin đem tài năng đổi loạn thành trị như Phùng Khắc Khoan Lại có người dũng cảm vượt qua định kiến hẹp hòi của lí tưởng trung quân, sát cánh cùng vua gây dựng sự nghiệp như Ngô Thì Nhậm Họ được xem là mẫu hình của kiểu nhà nho nhập thế giữa thời loạn, chí hướng lúc nào cũng hướng về xã tắc, như cây tùng mùa lạnh không ngại sương gió vẫn xanh tươi: “Lòng dạ vững vàng như cây tùng mùa lạnh” (Tặng quan trung thư là Kỷ Thiện Hầu - Ngô Thì Nhậm) Nhiều người dù không ra làm quan nhưng vẫn đem tài giúp dân như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác Tên tuổi của họ dù không được tôn vinh nơi miếu đường thì vẫn được nhân dân kính ngưỡng, lưu danh muôn đời Và điều đó là phù hợp với Thiên lý Thứ hai: Sự thay đổi nhận thức và lí tưởng thẩm mĩ ở nhà nho Khi xã hội lâm vào khủng hoảng, Nho giáo không còn là tư tưởng chính thống Con người không đặt niềm tin vào thuyết kinh viện mà tìm kiếm niềm tin ở những con người trong thực tế Xu hướng nhân đạo, nhân văn thời đại kết hợp với tinh thần coi trọng “thực học” làm xuất hiện kiểu người thực tài, đa tài, xuất chúng có khả năng quán xuyến nhiều lĩnh vực của đời sống và giải quyết các nhiệm vụ lịch sử như Nguyễn Khản, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ Trong văn học, kiểu người ấy được xây dựng theo hướng lí tưởng hóa thành những đấng, bậc phi thường: vừa có thể đánh giặc lại vừa có thể làm thơ, thạo đủ lối cầm, kỳ, thi tửu Đến lượt các anh hùng, trong bối cảnh loạn lạc, muốn sự nghiệp của mình được nhân dân ủng hộ, họ cũng phải khoe tài, chứng tỏ năng lực xuất chúng của bản thân Cho nên, Phan Ngọc chỉ ra việc khoe tài là đặc điểm chung của thời đại này vì tất cả những người có thật đều khoe tài Chữ “tài” từ chỗ là từ kiêng kỵ của thời đại trước, trở thành ý niệm động lực của thời đại mới [52].

Thứ ba, sự phát triển ý thức cá nhân: Chế độ quân chủ chuyên chế vốn coi trọng đẳng cấp, coi trọng đức trị nên Đức được coi trọng hơn Tài Sống trong xã hội đó,nhà nho bị ràng buộc bởi “lễ”, bị răn dạy đức “khiêm cung” để an phận giữ gìn và phục tùng trật tự xã hội Hơn nữa, các học thuyết không khuyến khích khoe tài.Sách Hàn thi ngoại truyện của Hàm Anh viết: “Mình là bậc thông minh, tài trí thì chớ nên kinh ngạo” [dẫn theo 12; 53]; “Người biết đạo tất không khoe, người biết nghĩa tất không than, người biết đức tất không thích tiếng tăm lừng lẫy” [dẫn theo12; 242] Lão Tử cho rằng “Quân tử thịnh đức, dung mạo như ngu” [dẫn theo 80].

Dương Tử cũng viết: “Hành động như hiền nhân, mà đừng có thái độ tự cho mình là bậc hiền thì tới đâu mà chẳng được người ta quý” [dẫn theo 11; 20] Do đó, con người có xu hướng ẩn tài, giấu tài để khiêm cung giữ Đức Nhưng dù bị kìm hãm trong thể chế chính trị đẳng cấp và giáo lí kinh viện thì người trung đại vẫn muốn được công nhận tài năng, được khoe tài Để được giới cầm quyền tiếp nhận, họ nói đến các loại tài năng phục vụ chế độ đó như tài kinh bang tế thế, tài văn chương (khoa cử) Đến khi xã hội khủng hoảng, những thứ từng được xem là quý giá như danh vọng, gia thế, tiền tài đều vô nghĩa thì cá nhân lại chỉ có thể tìm điểm tựa nơi tài năng của mình Họ nhớ lời người xưa về ba điều không thể bị hủy hoại (tam bất hủ) là lập đức, lập công và lập ngôn Nhưng để làm được “tam lập” càng cần phải có tài Họ hướng đến khoe “tài” hành lạc gắn với hưởng lạc để giải phóng con người cá nhân Bên cạnh đó, họ sử dụng tài văn chương để lập ngôn nhằm lưu danh muôn thủa, khẳng định vai trò và vị trí của mình trong xã hội khi việc thi cử không được quan tâm và kẻ sĩ không được coi trọng Mọi người hi vọng tài năng có thể đem đến cho họ sự nghiệp, sự giàu có, danh tiếng muôn thủa Nhưng rồi, những người tài giỏi nhất thời đại như Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Văn Thành… đều gặp bi kịch Thực tế bi ai ấy làm nảy sinh cảm thức thương tài và quan niệm “tài mệnh tương đố”, “thân mệnh tương đố” trong thơ người thị tài Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, yếu tố con người cá nhân bị đẩy lùi nhường chỗ cho kiểu người công dân thì những loại tài gắn với trách nhiệm cứu nước như tài đánh giặc lại được khuyến khích thể hiện.

Như vậy, đời sống lịch sử - xã hội muôn màu nghìn vẻ, khi thịnh trị cũng như khi loạn lạc đã trở thành mảnh đất ươm mầm cho tư tưởng thị tài phát triển và có một quá diễn tiến lâu dài, phong phú, đa dạng suốt tiến trình lịch sử văn học cũng như lịch sử dân tộc.

2.1.2 Cơ sở văn hóa, tư tưởng

2.1.2.1 Cơ sở văn hóa, tín ngưỡng bản địa.

Người xưa cho rằng hình hài mỗi người do cha mẹ sinh ra còn tài năng do trời đất ban phú Những người ưu tú là khí thiêng của núi sông tụ lại, sự tốt đẹp của biển hồ chung đúc nên: “Nhân giả, kì thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí” (Người ta là cái đức của trời đất, là sự kết tinh của âm - dương, sự hội hợp của quỷ thần, là cái khí tốt đẹp của ngũ hành) [43; 31] Chính

Nguyễn Công Trứ cũng tự nhận tài năng của ông là do trời ban: “Trời đất cho ta một cái tài” (Cầm, kỳ, thi, tửu) “Dã thị giang sơn chung tú khí” (Nợ công danh) Do đó, trong văn hóa, văn học dân gian thường xuất hiện giai thoại kì lạ liên quan đến người tài như: sự thụ thai thần kỳ (do dẫm phải vết chân khổng lồ, uống phải nước thần, mơ thấy thượng đế ban cho tiên đồng), sự sinh nở đặc biệt (xuất hiện mùi hương lạ, ánh sáng lạ hoặc tiếng nhạc du dương) Người tài ngay khi sinh ra đã mang dị hình, dị tướng (mặt đỏ, râu dài, tai dài, có 7 hoặc 9 nốt ruồi đỏ) hoặc mang tính cách, khẩu khí khác thường (có thể ứng đối trôi chảy hoặc khiến thổ thần, thú dữ kính sợ) Vì tài năng thiên phú nên con người không cần trải qua khổ luyện Chỉ cần đợi hoàn cảnh thuận lợi, tài năng sẽ bộc lộ Từ quan niệm này dẫn đến việc người xưa thường dựa vào thuyết địa linh nhân kiệt, vào phong thủy để giải thích sự ra đời của người hiền tài Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn giải thích việc nhà vua dời đô từ Đại La về Thăng Long vì ở đó có thế rồng chầu, hổ phục (đắc long bàn hổ cứ chi thế), là thế đất sinh người hiền tài Trong dân gian tồn tại giai thoại về việc đặt phần mộ tổ tiên ở thế đất linh thì con cháu vượng phát đến đế vương (như giai thoại về mộ tổ Lê Lợi, các chúa Trịnh) Ngoài ra, trong các tài liệu Cao Biền tấu thư địa lí kiểu tự và Địa lí Chân Long của Tả Ao ghi việc Cao Biền, một tướng lĩnh, một thầy phù thủy liệt kê Giao Chỉ có 632 huyệt chính, 1517 huyệt phụ là những huyệt đạo phát “nhân tài anh kiệt”: văn thì đến “Tam khôi trạng nguyên”, võ thì đến

“Quận công khanh tướng” Việc Cao Biền yểm bùa vào những huyệt đạo nhằm chặn đứt mạch sinh người hiền tài của Đại Việt được ghi trong Lĩnh Nam chích quái Như vậy, quan niệm người tài là tú khí non sông chung đúc nên ăn sâu trong tâm trí người Việt, chi phối nhiều đến đời sống của họ Vì vậy, khi một người được đánh giá là có tài sẽ dễ nảy sinh lòng kiêu hãnh, xem mình là hiện thân của anh linh núi sông Với tinh thần tự nhiệm, họ xem việc lập nên sự nghiệp là cách để trả lại cho trời đất món nợ “anh hoa” kia.

Vì muốn thu hút, tập hợp dân chúng ủng hộ mình, người cầm quyền tỏ ra đồng tình với quan niệm trên Họ nâng lòng kính ngưỡng tài năng của dân gian lên thành tín ngưỡng Các ông vua viện đến một thế lực linh thiêng là Trời (Thiên), tự nhận mình là con trời (Thiên tử), được ban phát tài năng để thay trời hành đạo (thế thiên hành đạo) Trời và các vị thần linh trở thành thế lực bảo hộ nhà vua trước thế lực thù địch hoặc kẻ thù ngoại bang Nhiều nhà cầm quyền còn phong tặng người tài địa phương thành thần, cho phép thờ phụng để lôi kéo dân chúng theo mình chống xâm lăng, mở đường cho những tán tụng về sau: “Do đó, ta thấy có sự đồng lòng chấp nhận thờ phụng các thần linh ấy giữa chính quyền trung ương và địa phương có thần mà phần chính quyền là đem lại tính cách định hình chính thức cho nội dung thần linh của dân chúng cấp” [81; 3-4] Cho nên, ở nhiều địa phương, những người có nhiều đóng góp cho cộng đồng thường được nhân dân thần thánh hóa, lập đền thờ trang trọng Theo cuốn ngọc phả đền Lăng Sương (Phú Thọ), Nguyễn Tuấn vì có công dạy dân trồng trọt, cấy cày nên sau khi ngài hóa, dân nhớ công lao, lập đền thờ, tôn làm Tản Viên Sơn Thánh, đứng đầu Tứ Bất Tử của người Việt Ở mỗi vùng, miền đều có những ngôi đền như vậy: đền thờ chị em Trưng Trắc ở Hát Môn, đền thờ Phạm Ngũ Lão ở Hưng Yên Nhiều danh y nổi tiếng cũng được nhân dân lập đền thờ như Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác… Người Việt còn tôn sùng, thần thánh hóa người tài cao, học rộng, nhân cách đáng trọng như Khổng Tử, Chu Văn An Ở mỗi địa phương đều có đền thờ vinh danh người đỗ đạt cao trên đường khoa giáp như: đền thờ Nguyễn Hiền ở Đông Anh (Hà Nội), đền thờ Mạc Đĩnh Chi ở Hải Dương.

TƯ TƯỞNG THỊ TÀI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 78 3.1 Biểu hiện của tư tưởng thị tài theo loại hình tác giả

TƯ TƯỞNG THỊ TÀI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

3.1 Biểu hiện của tư tưởng thị tài theo loại hình tác giả.

Khi nói về việc khoe tài ở kiểu nhà nho tài tử, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là cách để họ phô diễn cá tính, là kết quả sự giải phóng con người cá nhân và là biểu hiện giá trị nhân đạo trong văn học Việt cuối thế kỷ XVIII Tuy nhiên, khi nhìn nhận một cách toàn diện tư tưởng thị tài ở mọi loại hình tác giả, chúng tôi nhận thấy thực chất việc người thị tài khoe tài là để khẳng định mình, khẳng định vai trò, vị trí của mình (và cả tầng lớp của mình) trong môi trường xã hội quân chủ Sự khẳng định này diễn ra suốt tiến trình văn học, ở mọi loại hình tác giả Tuy nhiên, do vị trí, vai trò của mỗi loại hình tác giả trong xã hội khác nhau sẽ quy định cách họ khẳng định mình khác nhau.

3.1.1 Loại hình tác giả là nhà thơ thiền Đạo Phật xem trọng sự khiêm tốn của người tu hành nên không khuyến khích cá nhân khoe tài Kinh Phước Đức khuyên con người “Biết khiêm cung lễ độ/ Tri túc và biết ơn” Nhưng đạo Phật lại coi trọng trí tuệ và giác ngộ bản thể để gánh vác trách nhiệm Khi viết lời tựa Thiền uyển tập anh (才才才才 - 1715), hòa thượng Thích Minh Trí yêu cầu môn đệ: “Nếu không phải là những người có thiên tư lỗi lạc, hiểu biết hơn người thì làm sao thấu suốt được những yếu chỉ huyền vi đủ làm kẻ lãnh tụ cho người học đạo, làm khuôn mẫu cho người đời sau?” [dẫn theo 85; 7] Khi Phật giáo được coi là quốc giáo (dưới triều Lý - Trần), nhà thơ thiền càng hay nói về trách nhiệm với quốc gia Thơ thị tài của Tuệ Trung cũng thể hiện điều đó Trong các bài Giản để tùng; Trữ từ tự cảnh văn; Trụ trượng tử, ông tự nhận mình thông minh, có tài lương đống Mong muốn của Tuệ Trung là được sống dưới triều đại vua sáng, tôi hiền để người tài được đem tài ra giúp đời, giúp nước Tiếc là ông không được thỏa chí nên thấy mình lâm vào cảnh tài bất phùng thời như vật bất năng dung: “Chiếc thoa vàng đối với bà già đầu hói chỉ là chiếc móc để treo,/ Tấm gương sáng đối với người mù chỉ là cái nắp đậy chén” (Vật bất năng dung) Để diễn tả nỗi buồn của đấng huynh trưởng trong hàng tôn thất nhà Trần, có tài lương đống, có công lớn trong việc chống giặc Nguyên nhưng không được trọng dụng, TuệTrung dùng hình tượng cây tùng ở đáy khe, phải mọc xiên, lệch cùng cỏ nội hoa hèn chứ không làm rường cột chống nhà: “Tài rường cột chưa được dùng, người đời chớ lấy làm lạ,/ Nơi đây cỏ nội hoa nhàn đầy cả trước mắt” (Giản để tùng) Nhưng ông chủ trương sống “tùy thời”, coi trọng thực tiễn, không bi quan Theo ông, người tài nếu chưa gặp thời thịnh thì cứ ẩn cư trong núi sâu hay nơi góc bể chân trời nuôi dưỡng chân tính như hoa cỏ ẩn mình đợi mùa xuân: “Chưa gặp thời thịnh để cho người hiền xuất hiện./ Hãy mừng chốn rừng sâu có muông thú lành ẩn./ Sớm muộn trời già cũng mở ra mặt trời Phật,/ Suốt từ ngõ vào, đào mận đùa giỡn ánh xuân” (Phúc Đường cảnh vật) Con người Tuệ Trung với tư tưởng tự do, tính cách xuất trần xuất thế, hướng về đạo nhưng vẫn hướng về đời là kết quả sự vận dụng triết lý Phật giáo, Đạo giáo, tinh thần tự nhiệm của Nho giáo vào thực tiễn xã hội Việt Nam Tuệ Trung cho thấy nhà thơ thiền không phải kiểu người lánh đời, quay lưng với chính sự Họ khoe tài để khẳng định tinh thần nhập thế, tấm lòng hướng về quốc gia, xã tắc của tầng lớp mình.

3.1.2 Loại hình tác giả vua, chúa

Việc khoe tài của vua, chúa là để khẳng định năng lực cai trị nhằm giữ vững ngôi vị Vua, chúa khoe tài để tạo vỏ bọc về sự ổn định nhằm tạo sự tin tưởng, thu hút nhân tài bốn phương tìm về Từ mục đích này sẽ quy định cách họ khoe tài: hướng về những hình mẫu cổ xưa, nói nhiều về tài kinh bang tế thế, khoe tài văn chương, xây dựng hình tượng “kẻ có công” và thể hiện “khí chất vua chúa” “khí chất hoàng đế” qua lời thơ của họ.

Vua, chúa thường hướng về hình mẫu cổ xưa, tự so sánh mình với vua Nghiêu, Thuấn, Hán Văn Đế, Đường Thái Tông… là hình mẫu người có tài cai trị, có khả năng “nội thánh, ngoại vương” đã được cộng đồng thừa nhận để tạo cảm giác về sự ổn định, chắc chắn Chẳng hạn, Trần Nhân Tông viết về mình: “Gan dạ sắt đá vượt lên tuyết buổi sáng,/ Quần lụa mộc, khăn lụa trắng đón gió đông./ Như Hán Văn Đế là người tiết kiệm, mộc mạc trong nhân gian,/ Và Đường Thái Tông là bậc anh hùng trong thiên hạ” (Mai) Khi viết Quân đạo thi, Lê Thánh Tông cũng xem việc noi chí người xưa làm chuẩn mực: “Dưới thì chăm lo cho muôn dân, trên thì kính trời/ Phép dựng nước và giữ nước phải theo chí người xưa” Và cái việc thể theo khuôn mẫu xưa của vua không phải nói chung chung mà là lấy chuẩn mực của đời Hạ Thương,Chu làm chuẩn: “Hàng ngày, lấy lễ giáo, khuôn phép đời Hạ Thương làm gương để noi theo/ Cũng như lấy sách lược, cơ mưu trị nước các vua Văn, vua Vũ đời Chu để phát huy” (Bách cốc phong đăng, hiệu vu ca vịnh) Từ việc “ôn cố tri tân” này nhà vua tạo niềm tin cho dân về việc bản thân có thể mở ra vận hội trùng quang, giữ yên thế nước như người xưa. Để giành được sự ủng hộ của tầng lớp văn nhân (vốn có vị trí quan trọng trong xã hội) nhằm củng cố thế lực trong thể chế của bộ máy chính quyền trung ương, vua, chúa thường thể hiện mình có tài văn chương và gần gũi văn nhân Họ tự xưng là thi nhân để văn nhân xem họ là “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu”: “Thi nhân rằng có đâu hơn nữa/ Cho khách xin làm một bức đoan” (Chùa núi Phật Tích -

Lê Thánh Tông); “Thi nhân khi ấy chi làm bạn?/ Một triện trầm hương một chén chè” (Lại vịnh mùa hè - Lê Thánh Tông) Đến đây, ta sẽ hiểu vì sao Lê Thánh Tông thành lập Hội Tao đàn và tự xưng Tao đàn nguyên soái Sự ra đời của Hội Tao đàn đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển văn chương dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông Hội quy tụ 28 nhân tài văn chương đương thời như Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Thái Thuận… Thực tế, Lê Tư Thành lên ngôi vào thời điểm chính trị triều

Lê trải qua nhiều biến động Việc tranh giành ngôi vị giữa các con của Lê Thái Tông dẫn đến cái chết của Lê Nghi Dân, Lê Nhân Tông Do đó, sẽ tồn tại các thế lực chống đối không dễ dàng chấp nhận việc Lê Tư Thành nối ngôi Ý thức rằng

“Ngôi trời khó khăn, thần khí rất trọng, nếu không phải là bậc đại đức thì sao có thể kham nổi” [99; 428 - 430] Lê Thánh Tông cần lực lượng văn nhân hậu thuẫn tung hô ông như bậc minh quân phù hợp nhất với ngôi báu để nhanh chóng ổn định xã tắc Qua văn chương Hội tao đàn, ta thấy văn nhân đương thời đánh giá về ông là

“Cách thiên, đế đức diệu toàn năng” (Đức nhà vua cảm động đến trời, thật là mầu nhiệm tài giỏi - Thân Nhân Trung), “Tham thiên, lượng dịa, thần công diệu”. (Ngang với trời đất, công thánh thần mầu nhiệm - Nguyễn Trọng Ý) Ngoài việc dùng văn chương để ca tụng công lao trị nước của mình, Lê Thánh Tông còn qua văn chương tạo huyền thoại rực rỡ về xuất thân Kim Đồng nơi tiên giới, được thái thượng lão quân phái xuống trần đảm đương ngôi báu Như vậy, ông khéo léo viện đến cả Trời ủng hộ việc mình lên ngôi Chính Lê Thánh Tông cũng nói về mục đích sử dụng văn chương của mình là để: “thân mật yêu chuộng những người tài giỏi, để nối theo lời canh, ca, cảnh, cáo của đời Đường, đời Ngu” Sau ông, việc chúa Trịnh,vua Tự Đức dùng hàng trăm bài ban thưởng, úy lạo công lao tướng sĩ, đàm đạo văn chương với giới học giả… không ngoài mục đích này Ngoài ra, để thuyết phục mọi người tin vào vai trò “thế thiên hành đạo” của mình, vua, chúa, thường chú ý tạo nên “khí chất đế vương”, “khí chất hoàng đế” để tỏ cái chí của đấng chí tôn qua thơ khẩu khí với hình tượng giản dị, bé nhỏ mà khí chất lớn lao Cho nên, hình tượng bù nhìn trong thơ Lê Thánh Tông cũng mang trọng trách trấn giữ biên cương, biết vì dân, vì tự trọng dân tộc mà vùng vẫy ra uy bốn cõi: “Quyền trọng ra uy trấn cõi bờ,/ Vốn lòng vì nước há vì dưa./ Xét soi trước mặt đôi vừng ngọc,/ Vùng vẫy trên tay một lá cờ” (Người bù nhìn) Tương tự, hình tượng rau cải, con kiến, con cóc, cây kiếm trong thơ ông và các chúa Trịnh cũng thấp thoáng hình ảnh ông vua có tài trị nước Từ đây, hình thành lối thơ khẩu khí của loại hình tác giả này Vậy, thơ thị tài được vua, chúa sử dụng hiệu quả để hướng đến các mục tiêu chính trị trong quá trình cai trị của họ.

Cũng để giữ vững ngôi vị, vua, chúa đặc biệt nhấn mạnh năng lực trị quốc và ca ngợi tài kinh bang tế thế của mình lên đến mức xuất quỷ nhập thần, tiếng tăm lừng lẫy Vua, chúa khoe tài kinh bang tế thế là để giữ gìn “Thiên mệnh”, thể hiện tư tưởng “đế vương”, tạo hình tượng “kẻ có công” trong việc giữ yên bờ cõi và xây dựng đời sống ấm no cho dân Chúng tôi sẽ nói rõ hơn nội dung đó ở phần sau. Đáng chú ý là để tập hợp đông đảo nhân dân ủng hộ, theo mình, vua, chúa thường huyền thoại hóa tài năng của họ là do trời phú, trời “độ”, thuận thiên hành đạo Cho nên, trước mỗi trận chiến, nhà vua đều được “báo trước” kết cục qua quẻ càn khôn khiến họ vô cùng tự tin: “Chiếc thuyền muôn dặm như mây sáng chuyển vần./ Đội quân chính nghĩa, được lòng dân sẽ thắng, ứng với quẻ sư,/ Lũ giặc điên cuồng thì hoảng sợ như bị lửa hun ứng với quẻ cấn./ Sẽ thấy lũ kình ngạc ở biển nam sẽ bị chặt đứt,/ Bảng văn tuyên bố chiến thắng sẽ khắc ở vách núi Mô Nô” (Khởi hành –

Lê Thánh Tông) Cũng như vậy, việc bách tính được mùa, no ấm là bởi ý vua hợp với lòng trời nên được trời phù hộ: “Nhưng cũng may được trời giáng phúc nên mấy năm được mùa liền./ …/ Thấy dân chúng ấm no, rất mừng có điềm lành ứng hiện” (Bách cốc phong đăng, hiệu vu ca vịnh) Điều này thể hiện tính hướng thượng và khuynh hướng tôn giáo, đề cao thần quyền vốn là đặc điểm của văn chương cung đình và tư tưởng con người trung đại phương Đông Tuy nhiên, dù tiếp thu tinh thần đề cao tôn giáo của người đương thời nhưng vua, chúa nước ta vẫn đứng trên lập trường nhân nghĩa, lấy quyền lợi của nhân dân để xác định tính chính nghĩa trong hành động của họ: “Theo lẽ tự nhiên, làm thiện thì được phúc, gieo ác thì gặp họa./Bậc đế vương xuất quân là để đánh kẻ có tội, mà cứu dân./ Trà Toàn thất đức, lòng dân lìa bỏ,/ U mê cùng cực mà tự đắc, thì nhất định bị tiêu diệt” (Trú đan du hải khẩu) Như vậy, họ không vì đề cao thần quyền mà buông bỏ trần tục, cũng không vì đề cao thế lực siêu hình là Trời mà bỏ quên quyền lợi nhân dân Đây chính là điểm tiến bộ trong chính sách cai trị của họ.

3.1.3 Loại hình tác giả nhà nho

Nho sĩ tự xem mình có vị trí trung gian giữa thiên tử và nhân dân, có trách nhiệm trên thì can gián giúp vua đi theo chính đạo, dưới thì giúp vua giáo hóa cho dân. Mọi hành động của họ đều hướng đến mục đích xuất chính, cầm chính đạo Tuy nhiên, vị trí đứng đầu “tứ dân” của nhà nho chẳng lấy gì làm chắc chắn Thành ngữ lưu truyền trong dân gian: “Nhất sĩ nhì nông/ Hết gạo chạy rông/ Nhất nông nhì sĩ” tuy hài hước nhưng phần nào hé lộ khả năng vị trí của họ có thể bị thay đổi do hoàn cảnh thực tế Để đảm bảo vị trí của mình, kẻ sĩ phải chứng minh bản thân đủ năng lực “phù nghiêng đỡ lệch” Do đó, nho sĩ khoe tài là để khẳng định mình, khẳng định vị trí của giai tầng mình trong xã hội.

Nhưng việc nhà nho khẳng định tài năng trong môi trường quân chủ không hề đơn giản Bởi xã hội đó đề cao trật tự, tôn ti, phận vị và khuyến khích con người phục tùng trật tự này Nhà cầm quyền “sợ” người tài và đôi khi “kiềm hãm” người tài (vì người tài có khả năng khuấy đảo, thay đổi trật tự xã hội) Một số triều đại tỏ ra khuyến khích hiền tài giúp nước nhưng thực tế chỉ khuyến khích những loại tài năng phục vụ chế độ đó thôi Thêm nữa, hệ tư tưởng chính thống mà nhà nước phong kiến sử dụng để cai trị là Nho giáo khuyên con người “khiêm nhi bất kiêu” (khiêm tốn không kiêu căng) Do vậy, việc khoe tài là không phù hợp với thể chế xã hội đó Thực tế này đòi hỏi nhà nho phải có cách ứng xử linh hoạt để khẳng định tài năng của mình.

Với nhà nho hành đạo, con đường lập thân của họ là đi học - thi đỗ - làm quan. Để thích ứng với xã hội, họ khoe những loại tài được nhà cầm quyền khuyến khích như: tài văn chương, tài kinh bang tế thế Thứ văn chương mà họ quan tâm không phải để ngâm vịnh, thù tạc mà là văn chương có khả năng trị an, vệ quốc, giúp họ thực hiện lý tưởng “trí quân, trạch dân”: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn,/ Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên./ Vệ nam mãi mãi ra tay thước,/ Điện bắc đà đà yên phận tiên” (Bảo kính cảnh giới 56 – Nguyễn Trãi) Đó là thứ văn chương giúp nhà nho bộc lộ hoài bão, lý tưởng, trách nhiệm, có khả năng “chí thiện”, “ngôn chí”, “tải đạo”: “Thờ cha lấy thảo làm phép,/ Dập chúa hằng ngay liễn cần./ Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách,/ Đem dân mựa nữa mất lòng dân” (Bảo kính cảnh giới 57 – Nguyễn Trãi) Văn chương được nhà nho xem là công cụ để thực thi giáo hóa Cho nên, trong sáng tác của những nhà nho kiên trì nhập thế, hành đạo như Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm có số lượng lớn chiếu, biểu, hịch, cáo… phục vụ mục đích đánh giặc, cầu hiền, bố cáo thiên hạ Để đảm bảo sự “chính danh” khi thực thi giáo hóa, nhà nho thường nhắc đến danh hiệu khoa bảng của họ như trạng nguyên, phó bảng, thám hoa Như vậy, nhà nho khoe tài văn chương để hướng vào mục đích văn trị.

Sách lược trị nước của họ là đề cao văn trị (hơn võ trị), đề cao văn hiến, văn hoá, phong tục, lễ nhạc (và không chủ trương các biện pháp bạo lực) Câu nói “Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền” (Thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng quyền biến) thể hiện điều đó Dễ thấy, triết lý nhân sinh của Nho giáo ảnh hưởng đến việc khoe tài văn chương của nhà nho.

Nhà nho hành đạo khoe tài kinh bang tế thế để khẳng định chức phận kẻ bề tôi.

Vì dù họ tự đặt mình trong thế tương quan với trời đất theo thuyết tam tài, cho rằng mọi việc trong vũ trụ đều là bổn phận của mình thì cái gọi là “giai ngô phận sự” của họ chỉ xác định trong giới hạn “thượng trí quân, hạ trạch dân” Trách nhiệm của họ là cầu nối giữa nhân dân và thiên tử Ý thức tôn ti, phận vị chi phối mạnh mẽ cách họ khoe tài Cho nên, trong môi trường xã hội, nhà nho chỉ đóng vai trò quan sát (sở kiến) để kịp thời thông báo và quy trách nhiệm mọi việc về cho vua, chúa Điều này khiến việc khoe tài của họ được giới cầm quyền tiếp nhận và khuyến khích Với tinh thần tự nhiệm cao cả, nhà nho coi việc khoe tài kinh bang tế thế là để khẳng định hình mẫu lý tưởng của Nho giáo, thể hiện sứ mệnh “tôn quân thân thượng” và trách nhiệm “bảo dân” của mình, nói lên khát vọng lập công lưu truyền muôn thủa. Chúng tôi sẽ nói rõ hơn nội dung này ở phần sau Về “tài” hành lạc, nhà nho hành đạo không nói nhiều Nếu có cũng chỉ là những bài có tính chất vui chơi, vui thú chứ không phải để khoe tài Và trong những bài thơ này vẫn bao hàm ý muốn tỏ chí, tự răn mình về lòng ái quốc, trung quân Có lẽ, họ chịu ảnh hưởng bởi quan niệm của Khổng Tử rằng: Người quân tử nên để tâm chí về đường đạo lý; nên giữ gìn đức hạnh; nên nương theo điều Nhân; còn có chơi thì nên chơi theo lục nghệ: lễ, nhạc, xạ (bắn), ngự (đánh xe), thơ (viết chữ), số (toán pháp) (Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ) [dẫn theo 82;100] Họ còn bị ảnh hưởng bởi thuyết khiêm cung.

TƯ TƯỞNG THỊ TÀI NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN152 4.1 Tư tưởng thị tài thể hiện qua hình tượng nghệ thuật

TƯ TƯỞNG THỊ TÀI NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN

Sự thể hiện tư tưởng thị tài trong thơ trung đại rất phong phú và đa dạng, không chỉ ở các bình diện nội dung mà còn ở các phương thức nghệ thuật thể hiện Trong chương 4, chúng tôi chọn nghiên cứu tư tưởng thị tài trên các phương diện nghệ thuật biểu hiện như: Hình tượng nghệ thuật; Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật; Giọng điệu nghệ thuật để thấy được nét đặc sắc trong cách thức thể hiện của tác giả thị tài.

4.1 Tư tưởng thị tài thể hiện qua hình tượng nghệ thuật

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân viết: “Hình tượng nghệ thuật là phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt, vốn có và chỉ có ở nghệ thuật Bất cứ hiện tượng nào được xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều là hình tượng nghệ thuật” [9;141] Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật được xác định trong quan hệ với hai lĩnh vực: hiện thực và tư duy Ở hình tượng nghệ thuật có sự hòa trộn của yếu tố nhận thức - khách thể và nhân tố sáng tạo - chủ thể Nó không đơn thuần chỉ là sao chép hiện thực khách quan mà còn phản ánh quá trình nhận thức, lí giải hiện thực của chủ thể sáng tạo “Bên cạnh cái hiện tồn, cái thực có, ở hình tượng nghệ thuật còn mang cả cái có thể có, cái muốn có, cái đòi phải có… tức là mang tất cả những gì can dự đến lĩnh vực chủ quan, ý chí, cảm xúc và những tiềm năng chưa phát lộ của tồn tại sống” [9;142] Trong cuốn Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Lê Trí Viễn cho biết xã hội trung đại là xã hội của kí hiệu Cảm nhận của con người thời đó trước tự nhiên làm nảy sinh phương thức sử dụng ước lệ, tượng trưng, kí hiệu Một đối tượng cụ thể có thể được bộc lộ thông qua hình tượng khác bằng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, tỷ dụ, phúng dụ… Do đó, sử dụng hình tượng là hết sức phổ biến với các loại hình nghệ thuật cổ điển Cho nên, các tác giả sử dụng hình tượng để thể hiện tư tưởng thị tài trong thơ trung đại là điều dễ hiểu Chúng tôi chọn được 221 bài thơ thể hiện điều này.

Theo quan niệm của Nho giáo, cái mẫu mực thuộc về quá khứ còn cái trong sạch thuộc về thiên nhiên [43; 81] Nhà nho trở về với thiên nhiên để di dưỡng tính tình, tỏ thái độ coi thường danh lợi Họ tìm thấy trong thiên nhiên những hình tượng giúp họ thể hiện tài năng, bản lĩnh, tâm thế đứng cao hơn thói tục để thị tài Chúng tôi chọn được 129/221 bài sử dụng hình tượng cây cối và hoa theo ý nghĩa trên (chiếm 56,56%).

Thứ nhất là nhóm hình tượng cây cối Có 33/123 bài sử dụng những hình ảnh này.

Loại cây Số bài Loại cây Số bài Loại cây Số bài

Cây tùng 10 Cây quế 04 Cây cam đường 01

Cây trúc 08 Tam hữu đồ 01 Cây đa già 04

Cây hạnh đàn 01 Cây hòe 02 Cây cỏ cứng 02

Trong việc sử dụng hình tượng cây cối và hoa để khoe tài, các tác giả khai thác những đặc tính riêng của từng loài cây để biểu đạt tinh thần thị tài Những loại cây được họ dùng để khoe tài lương đống thường rất cứng cỏi, to lớn vững chãi ngay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt Cây tùng được ưa thích hơn cả với số lượng 10/33 bài Với khả năng chịu lạnh cao, bốn mùa xanh tốt, tùng được xem là đứng đầu trong “tứ quân tử” (Tùng, cúc, trúc, mai) Câu nói “tùng bách chi trí” (chí lớn như tùng bách) là để khẳng định khả năng biểu đạt chí hướng con người ở loài cây này Lại có câu “ngọc khiết tùng trinh” (vững như tùng, trong như ngọc) thể hiện năng lực vượt lên gian khó của con người Dễ hiểu vì sao người thị tài dùng hình tượng cây tùng để khoe tài kinh bang tế thế của họ Trong thơ Tuệ Trung, cây tùng được chọn để nói về khả năng làm rường cột cho nước nhà của ông: “Tài rường cột chưa được dùng, người đời chớ lấy làm lạ” (Giản để tùng) Trong thơ Nguyễn Trãi, cây tùng không chỉ là khách lâm tuyền mà còn có thể “trợ dân này”, biểu đạt niềm tin mạnh mẽ vào nội lực bản thân của nhà thơ: “Tài đống lương cao ắt cả dùng” (Tùng) Trong thơ Lê Thánh Tông, tùng mang tài năng và sức sống mạnh mẽ vượt qua tuyết sương khó có loài nào sánh kịp: “Tiết cứng chẳng kinh sương tuyết bén/ Tài cao dưỡng để miếu đường dùng” (Tùng thụ) Như vậy, từ những đặc tính của cây tùng trong đời sống, người thị tài nhìn thấy ở chúng khả năng biểu đạt tâm thế con người có thể gánh vác trên vai trọng trách với giang sơn, luôn vững vàng trong mọi hoàn cảnh Cây tùng trong Bồn tùng của Vũ Mộng Nguyên và Cô tùng của Ngô Thì Nhậm thể hiện bản lĩnh “ngoắc mù vin mây” “tự tin, rỡn hết sương tuyết” ngay trong hoàn cảnh bị giam cầm tù túng hoặc khi thời tiết khắc nghiệt Tâm thế ấy chỉ có ở bậc anh hùng luôn độc lập không bị ngoại cảnh chi phối mà thôi: “Tuy thân bị tù hãm bên cửa sổ, mới có vài thước/ Mà cành đã vươn ra ngoài chấn song, như muốn vượt nghìn tầm/ Chọc trời rợp suối thẹn vì không đủ sức/ Ngoắc mù vin mây vẫn sẵn lòng” (Bồn tùng); “Vẫn thường tự tin, rỡn hết sương tuyết/ Bởi trời đã ban chẳng phải phận hèn” (Cô tùng) Tác giả Nguyễn Cư Trinh với Đề tùng lãng và Nguyễn Phu Tiên với Họa Lê Trạch Thôn (Thiếu Dĩnh) Trường Tùng vi phong vũ sở chiết vận còn dùng hình tượng cây tùng để bày tỏ nỗi thương tiếc cho người tài không gặp vận nhưng vẫn nuôi khát vọng giúp đời Như vậy, với lòng yêu mến loại cây đẹp, trang nhã này, các tác giả đã không ngần ngại gán cho nó những năng lực ưu trội nhất của người anh hùng tài cao trí lớn Qua đó, họ cũng kín đáo thể hiện niềm tin vào nội lực của bản thân.

Những cây cổ thụ (4/33 bài), cây hòe (2/33 bài) với vẻ vững chãi, tán rợp không trung được ví như những tài năng lớn có khả năng che chở dân lành Khi sử dụng hình tượng này, các tác giả thường nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của nhà nho trong việc “dưỡng dân” Đôi khi, họ đối lập trách nhiệm ấy với công danh Bởi theo họ, sứ mệnh “tiên ưu, hậu lạc” là sứ mệnh cao quý suốt cuộc đời Dù xuất thế hay nhập thế, họ vẫn kiên định mục tiêu đó Cho nên, Nguyễn Trãi viết “Tuy đà chửa có tài lương đống,/ Bóng cả nhờ còn rợp đến dân” (Lão dung) Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng khẳng định “Vốn không có tài rường cột chống đỡ ngôi nhà lớn/ Hãy đem bóng mát che chở cho dân này” (Trung Tân quán nhị dung lão thụ) Một số nhà nho khi chưa thành danh cũng chọn hình tượng này để thể hiện chí hướng: “Rừng lim um tùm thân cành như cột chống trời/ Ngạo nghễ với tuyết, với sương, lòng thật sắt đá/ Nay triều đình đang tìm làm rường cột?” (Quá thiết thụ lâm - Phùng Khắc Khoan); “Hiên bệ cỏ hoa nương bóng rợp/ Miếu đường rường cột nấy tài lành” (Bảo thụ kình thiên cái thi – Đỗ Thế Giai) Trong thơ Nguyễn Trãi, ta còn bắt gặp hình tượng cỏ cứng trong gió lớn (Tật phong tri kính thảo) Nguyễn Trãi dùng hình tượng này để thể hiện sự kiên trinh, bản lĩnh vững vàng, khả năng chống chọi phong ba: “Khi bão mới hay là cỏ cứng/ Thuở nghèo thì biết có tôi lành” (Bảo kính cảnh giới 4); “Gió kíp hay là cỏ cứng/ Đục nhiều dễ biết đường quang” (Tự thán 23) Sử dụng hình tượng có nguồn gốc từ Hậu Hán thư nói về ý chí của Dinh Dương khi theo Vương Bá dựng nghiệp, Nguyễn Trãi kín đáo nhắc quân vương nên biết trân trọng tài năng của ông và đừng quên công lao của ông khi cùng vua dựng nghiệp những ngày gian khó.

Cây trúc (có trong 8/33) được người thị tài sử dụng để khoe tài văn chương hoặc thể hiện tâm thế ngạo tài Có câu: “Trúc là quân tử, mai là giai nhân” rồi “không có trúc, người hiền không thể thành quân tử” Bạch Cư Dị trong Dưỡng trúc ký ví trúc như người hiền vừa có tài vừa có đức Do đó, cây trúc được thi nhân nhắc đến khi muốn biểu đạt vẻ đẹp tinh thần của người vừa có tài văn chương lại không bị danh lợi ràng buộc Nguyễn Đăng viết “Trúc có hình trạng bậc quân tử có văn chương, đức hạnh/ Hàng hàng trúc xanh tự bày ra như áng mấy xanh” (Họa Triều Tiên quốc sứ Lý Đẩu Phong “song tiền chủng trúc” chi tác) Có lúc, cây trúc được dùng để thể hiện bản lĩnh người đứng đầu tứ dân, can gián, giúp vua đi theo chính đạo, không bị kẻ điêu trá nịnh hót, lung lạc tinh thần: “Vườn quạnh dầu chim kêu hót/ Cõi trần có trúc dừng ngăn” (Tự thán 40 – Nguyễn Trãi) Một trong những khả năng nữa của cây trúc là giúp người hiền tài tạo ra không gian sống thanh sạch, tự do khác không gian thế tục xô bồ, hỗn tạp để họ được “là mình” nhằm nuôi dưỡng tài năng Thời Tây Tấn có nhóm “Trúc lâm thất hiền” (才才才才) nói về bảy người hiền tài trong rừng trúc (nơi theo họ là trong sạch khác không gian triều đình toàn kẻ điêu trá) Cho nên, đời xưa nhiều người hiền tài bị “cuồng” trúc Có người cả đời chỉ vẽ và làm thơ về trúc như Trịnh Bản Kiều; có người nói bản thân không thể sống một ngày nếu thiếu trúc (Hà khả nhất nhật vô thử quân) như Vương Hy Chi; có người bày tỏ ăn không cần thịt nhưng sống không thể thiếu trúc (Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc) như Tô Đông Pha [52] Thời Lê trung hưng, Phùng Khắc Khoan thích trồng trúc quanh thư đường tạo không gian cho tài năng được nuôi dưỡng, thực hiện chí hướng bốn phương về sau: “Trong tuyết, trúc đầy nhà tốt tươi từng khóm, từng khóm,/ Sau mưa, măng xuyên thềm mọc từng đọt, từng đọt” (Đình tiền trúc); “Gió thổi lay bóng trúc, sân thềm yên tĩnh,/ Hương hoa bay thổi làm thơm cả kỷ án./…/ Thời đến ta sẽ thổi gió nhân tốt lành này ra,/ Để chia đều mát, trong cho khắp bốn phương” Sau ông, Ngô Thế Lân được xem là tri kỷ của trúc Tương truyền, Ngô Thế Lân có thể nghe tiếng trúc trong gió mà có được điều sở đắc. Nhưng ông cho rằng: cái hay thấy ở trúc là sự phản chiếu tinh thần của người viết.

Do đó, nhã hay tục là bởi thú tự đắc của người nghe, không liên quan gì đến trúc cả[94] Ý kiến của Ngô Thế Lân cho thấy sở dĩ trúc đẹp vì người viết gán cho nó tinh thần đẹp đẽ của mình mà thôi Ngoài trúc, một số loại cây cũng được dùng để thể hiện tài văn chương như cây cam đường trong thơ Nguyễn Trãi hay cây hạnh đàn trong thơ Phạm Nhữ Dục: “Thấy bóng cam đường nhớ Thiệu công,/ Đất dư dời được bạn cùng thông./ Bút thơ đã chép hương còn bén,/ Ngâm ngợi nào ai chẳng động lòng” (Cây cam đường); “Đàn cao sừng sững, ngự trị rừng Nho/ Luồng gió văn phe phẩy, toả ngát hương thơm” (Hạnh đàn) Tuy nhiên, những loại cây này biểu đạt vẻ đẹp văn chương có lẽ vì thể hiện tinh thần người viết như Ngô Thế Lân nói về trúc chăng?

Như vậy, dù cùng nằm trong một không gian văn hóa nhưng ý nghĩa biểu thị tinh thần thị tài của mỗi loài cây lại có sự khác biệt, thể hiện đặc điểm tri nhận và tư duy liên tưởng phong phú của người thị tài Những loại cây to lớn, vững chãi, dễ dàng vượt qua tuyết sương thường được dùng để khoe tài lương đống Còn những loại cây thanh nhã, rắn rỏi thường được dùng để khoe tài văn chương Sở dĩ các loại cây trên đi vào văn chương đẹp như thế bởi nó phản chiếu chính nội lực, bản lĩnh, vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.

Thứ hai là nhóm hình tượng hoa, quả: Trong văn học, nhiều loài hoa được đặt cho những danh xưng mĩ lệ Hoa lan là hoa của bậc vương giả (vương giả chi hoa), cúc là hoa của kẻ ẩn dật (ẩn dật chi sĩ), sen là hoa của bậc quân tử (liên, hoa chi quân tử giả dã) Với những danh xưng cao quý đó, chúng trở thành những hình tượng trang nhã được người thị tài chuộng dùng để khoe tài Chúng tôi chọn được 83/129 bài (chiếm 64,34%):

Tên hoa Số bài Tên hoa Số bài Tên hoa Số bài

Hoa mai 24 Mẫu đơn 02 Hoa thủy tiên 03

Hoa cúc 12 Mộc 02 Trường An hoa 01

Hoa sen 23 Hoa nhài 02 Râm bụt 02

Hoa lan 09 Chỉ hoa 02 Quả quất 01

Loại hoa được các tác giả dùng nhiều nhất để khoe tài là hoa mai (24/83 bài) Với đặc tính “Băng cơ ngọc cốt ngạc chi thanh kỳ” (hoa cốt cách như ngọc, chẳng ngại sương tuyết nuôi dưỡng sự thanh tao), mai có thể nở sớm nhất trong các loài hoa của mùa xuân khi trời còn băng tuyết “Mai hoa hương tự khổ hàn lai” (Hoa mai tỏa hương từ trong giá buốt mùa đông) Cho nên, nó thường được dùng để chỉ người đỗ đầu trong các kì thi Thêm nữa, hoa mai có sắc trắng tinh khôi “Mai hoa sắc bạch tuyết trung minh” (Hoa mai sắc trắng sáng trong tuyết), mang sức sống bất diệt ngay trong những ngày đông lạnh giá nên được dùng để thể hiện tinh thần cứng cỏi vượt trên gian khó của con người Do đó, người thị tài thường dùng mai để chỉ người vừa có Tài vừa có Đức Trong thơ Nguyễn Trãi có nhiều bài viết về mai để thể hiện cả hai ý nghĩa này: “Huống lại bảng xuân xưa chiếm được/ So tam hữu chẳng bằng mày” (Mai thi); “Càng thuở già, càng cốt cách/ Một phen giá, một tinh thần/ Người cười rằng kém tài lương đống/ Thửa việc điều canh bội mấy phần” (Mai thi) Nguyễn Trãi đặc biệt ưa thích mai Chỉ riêng phần Ngôn chí - Quốc âm thi tập đã có tới 08 lần tác giả nhắc đến mai Phùng Khắc Khoan cũng mượn cây mai để nói về con người tài cao, chí lớn, cốt cách hơn hẳn người tầm thường: “Hoa mai nở đầu ba xuân, có chí chiếm khôi nguyên/ Quả mai điều hòa vị canh trong năm đỉnh, quyền như tể tướng/ Riêng ta sớm biết công dụng cây mai rất lớn/ Chẳng chịu để cho cây cỏ tầm thường hỗn tạp với cây mai thơm tươi” (Vịnh nộn mai) Hiếm có người viết về mai say sưa như Phùng Khắc Khoan Cây mai trong thơ ông không chỉ có tiết tháo cao cả đã rèn luyện qua tiết sương mà còn cháy bỏng khát vọng nhập thế giúp đời, xứng danh mai khôi của nó chứ không nuôi chí hướng của người ẩn dật, lánh đời: “Đâu chịu hướng về Tây Hồ mà mà khoe tiết tháo kẻ ẩn dật/ Thích đến nơi Đông Các để biểu hiện phẩm chất Kỳ Anh/ Chiếm bảng xuân, điều hòa đỉnh vạc, được đời tin tưởng sử dụng/ Chẳng phụ cái danh tể tướng trong làng hoa” (Mai); “Tên thơm, quả tốt là vật dụng nơi miếu đường/ Điều hòa canh lại có tay điều canh giỏi/ Mai thực không phụ là hoa nở sớm nhất trong muôn loài hoa” (Sấu lĩnh mai) Với ý nghĩa cao quý đó, mai trở thành biểu tượng cho cái Đẹp, biểu thị khí chất của kẻ sĩ Cao Bá Quát từng thể hiện tâm thế ngạo nghễ trước đời khi khẳng định “Bước tới đường danh chẳng cúi đầu” nhưng ông lại chịu cúi đầu trước cành hoa mai “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” Như vậy, người thị tài luôn ưu ái phong cho mai những đức tính cao quý nhất, đáng ngưỡng mộ và tôn trọng nhất ở một con người Người ta còn thấy ở mai một sức sống bất diệt vượt ra khỏi quy luật sinh tử của đời người để hướng đến sự sống trường tồn Cành mai trong thơ MãnGiác thiền sư hay thơ của Huyền Quang thể hiện rõ triết lí nhân sinh cao đẹp đó.Ngoài mai, hoa sen (có trong 23/83 bài) sinh ra từ bùn lầy nhưng không ô nhiễm,lại có khả năng thay đổi hoàn cảnh sống vì mọc ở đâu thì làm cho nước đục ở đó lắng trong nên được dùng để thể hiện bản lĩnh của người anh hùng tạo nên thời thế,kiên định trước khó khăn Mạc Đĩnh Chi từng dùng hình tượng bông sen trong giếng ngọc để nói lên nỗi niềm của người tài mong gặp minh chúa: “Há rằng trống rỗng bất tài/ Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay/ Nếu ta giữ mực thẳng ngay/Mưa sa, gió táp xem nay cũng thường” (Ngọc tỉnh liên phú) Và ông đã giúp vua tỉnh ngộ, trọng dụng tài năng của mình Hoa sen thơm ngọt, dễ chịu, gợi sự thanh nhã lại chẳng đoái bề ong bướm, từ khi nở đến khi tàn đều hướng đến không gian khoáng đạt dưới ánh mặt trời nên được xem là biểu tượng của tinh thần tự do Đối với người thị tài, tự do là điều họ mong muốn đạt đến Cho nên, Cao Bá Quát chọn sen để nói lên khí chất ngạo nghễ của con người phong lưu, xem nhẹ hư danh: “Có một phong cách đặc biệt như sống trong động tiên/ Công thành chí toại rồi thì đi tắp/ Không dây dưa gì với các loài hoa cỏ tầm thường” (Di Xuân dĩ bồn liên vị thu phong sở tồi hữu thi kiến ký nhân thứ kỳ vận ca dĩ hoạ chi) Nguyễn Khuyến cũng mượn sen để thể hiện tâm thế tự do của người tài không bị danh vọng ràng buộc:

“Hương sen trắng thơm quyết chẳng vì danh” (Dữ thị độc Trần đài ẩm thoại). Ngoài ra, hoa cúc (có trong 12/83 bài) cũng được xem là biểu tượng cho khí mạnh và tài năng của trời đất “Cúc ngạo hàn sương” thể hiện tinh thần ngạo nghễ vượt trên băng tuyết để đơm hoa như tâm thế ung dung vượt qua khó khăn đạt đến lí tưởng của người thị tài Trần Nguyên Đán xem hoa cúc tượng trưng cho người có tài, có khí phách, xem nhẹ gian nguy: “Hoa cúc là khí mạnh và tài năng của trời đất/ Coi thường cả uy của sương và sự lấn của tuyết” (Mai thôn Đề hình dĩ “Thành Nam đối cúc” chi tác kiến thị, nãi thứ kỳ vận) Ngoài ra, với đặc tính “diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” (lá không rụng khỏi cành, hoa cũng chẳng lìa thân), hoa cúc còn thể hiện sự kiên định không thay đổi lí tưởng của người quân tử Nó là hình tượng thích hợp để miêu tả người tài, đức thấu hiểu lẽ thịnh suy nên tùy thời xuất - xử, hành - tàng:

“Tươi tốt thay hoa cúc, trời phú cho đức thuần túy và lương thiện./ Thanh đạm không ham muốn gì, thực chẳng giống như các thứ hoa thơm khác,/ Chưa gặp được thời vận thì lui về ở ẩn, như ông Y, ông Chu./ Bỗng nhiên bừng lên, áo mũ đường hoàng nơi lang miếu như ông Sào, ông Do vậy./ Tinh chất chứa bên trong, anh hoa phát ra ngoài” (Cúc tụng - Nguyễn Hành) Ngoài ra, hoa lan (có trong 9/83 bài) vì hương thơm và vẻ tinh khiết thoát tục nên được xem là “u khách” (khách ẩn dật), là

“hoa trung quân tử” (Bậc quân tử trong các loài hoa) Các nhà thơ thị tài khi sử dụng hình tượng hoa lan thường thể hiện con người có tài văn chương nhưng quý thân, quý sinh nên không muốn đem tài đeo đuổi danh hư Cao Bá Quát viết về lan:

“Bản chất thơm tho càng im lặng./ Gảy khúc đàn ca ngâm hoài bão,/ Lời ca làm nhớ đến mộng văn chương Ly tao./…/ Hương thơm nó bay xa trước gió” (Lan vi quân tử) Các loài hoa khác như mẫu đơn, hoa mộc, hoa thủy tiên… cũng được Nguyễn

Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Khuyến sử dụng để miêu tả kiểu người có tài, có đức, lại có danh.

Nhìn chung khi dùng hình tượng hoa, các nhà thơ thường khai thác đặc tính về hương thơm, sắc trắng tinh khôi, khả năng không tập nhiễm bởi môi trường sống, khả năng chịu tuyết sương của hoa để biểu đạt cho tinh thần thị tài của mình Trong đó, những loài hoa mang mùi hương thơm ngát, vẻ đẹp tinh khôi, sáng trong như hoa như mai, sen, lan, cúc… thường được họ ưa chuộng hơn Cũng như vậy, những loài hoa hữu sắc vô hương hoặc vô sắc, vô hương thường không được các tác giả sử dụng để khoe tài.

Thứ ba là nhóm những cây nhỏ bé nhưng thể hiện khẩu khí của người viết, bao gồm:

Stt Hình ảnh Stt Hình ảnh Stt Hình ảnh Stt Hình ảnh Stt Hình ảnh

1 Rau cải 3 (Bạch) đàn 5 Dừa 7 Sậy 9 Dưa (hấu)

2 Lựu 4 Khoai lang 6 Mận 8 Cối 10 Cau

Ngày đăng: 24/06/2024, 11:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THỐNG KÊ SỐ TÁC PHẨM THỊ TÀI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XV - Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
BẢNG THỐNG KÊ SỐ TÁC PHẨM THỊ TÀI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XV (Trang 48)
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM THỊ TÀI CUỐI THẾ KỈ - Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM THỊ TÀI CUỐI THẾ KỈ (Trang 51)
BẢNG THỐNG KÊ TÁC PHẨM THỊ TÀI TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN NỬA ĐẦU XVIII - Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
BẢNG THỐNG KÊ TÁC PHẨM THỊ TÀI TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN NỬA ĐẦU XVIII (Trang 60)
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LẦN SỬ DỤNG DANH XƯNG CỦA 19 TÁC GIẢ - Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
19 TÁC GIẢ (Trang 102)
BẢNG THỐNG KÊSỐ BÀI THỂ HIỆN TÀI KINH BANG TẾ THẾ CỦA CÁC TÁC  GIẢ - Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
BẢNG THỐNG KÊSỐ BÀI THỂ HIỆN TÀI KINH BANG TẾ THẾ CỦA CÁC TÁC GIẢ (Trang 111)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w