Lênin đã từng nói: “ Khi tìm hiểu con người không nên căncứ vào những lời người ta nói về bản thân mà phải căn cứ vào việc họ làm.Người lãnh đạo muốn tìm hiểu kỹ nhân viên của mình, hãy
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Học phần : Tâm lý học đại cương Giảng viên : PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa Sinh viên : Nguyễn Thị Vân
Mã học phần : PSY1051 19
Đề bài: Lênin từng nói: “ Khi tìm hiểu con người không nên căn cứ vào
những lời người ta nói về bản thân mà phải căn cứ vào việc họ làm Người lãnh đạo muốn tìm hiểu kỹ nhân viên của mình, hãnh quan sát công việc của họ” Câu nói đó thuộc vào phạm trù nào trong khoa học tâm lý? Hãy phân tích câu nói của Lênin bằng kiến thức Tâm lý học?
Hà Nội, 11/2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề bài 1
NỘI DUNG 2
I Phạm trù hoạt động của tâm lý học được đề cập trong câu nói của Lênin 2
1.1 Khái niệm về phạm trù hoạt động 2
1.2 Đặc điểm của phạm trù hoạt động 3
1.3 Cấu trúc của hoạt động 4
1.4 Vai trò của hoạt động 5
II- Phân tích câu nối của Lênin 6
2.1 Đôi nét về Lênin 6
2.2 Về câu nói của Lênin 7
2.3 Ứng dụng câu nói của Lênin trong thực tiễn 9
TỔNG KẾT 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề bài
Mỗi người trong chúng ta không thể không tham gia vào các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống, việc gặp gỡ tiếp xúc người bạn mới để cùng nhau chung sống và làm việc là điều không thể tránh Trong quá trình ấy, việc tìm hiểu về đối phương là rất quan trọng để biết mình có thể tiếp tục mối quan hệ với cá
nhân đó hay không Lênin đã từng nói: “ Khi tìm hiểu con người không nên căn
cứ vào những lời người ta nói về bản thân mà phải căn cứ vào việc họ làm Người lãnh đạo muốn tìm hiểu kỹ nhân viên của mình, hãy quan sát công việc của họ” Câu nói ấy dường như đã trở thành một châm ngôn, một bài học cho
các nhà tuyển dụng, người lãnh đạo khi đánh giá khả năng ứng viên, nhân viên của họ Lời nói giới thiệu về bản thân của người khác chính là cửa ngõ thông tin đầu tiên mà chúng ta tiếp nhận, thế nhưng chỉ dựa vào lời nói để đánh giá về con người ấy thì đó là một cái nhìn phiếm diện, một chiều vì nó mang tính chủ quan của người nói Để tính thuyết phục cho những lời nói là đúng đắn cần phải
có các bằng chứng biểu hiện bằng các hành động nhất định của họ, cũng giống như việc các nhà tuyển dụng sau khi nghe những lời đánh giá về bản thân của ứng viên, họ còn phải quan sát cả quá trình công việc của ứng viên đó mới đi đến đánh giá nhận xét cuối cùng thì khi đó đánh giá ấy mới khách quan hơn
Vì vậy, nhận thức được tính thực tiễn của câu nói của Lênin, bản thân xin
chọn đề bài số 3: Lênin từng nói: “ Khi tìm hiểu con người không nên căn cứ
vào những lời người ta nói về bản thân mà phải căn cứ vào việc họ làm Người lãnh đạo muốn tìm hiểu kỹ nhân viên của mình, hãnh quan sát công việc của họ” Câu nói đó thuộc vào phạm trù nào trong khoa học tâm lý? Hãy phân tích câu nói của Lênin bằng kiến thức Tâm lý học?
Trang 4
NỘI DUNG
I Phạm trù hoạt động của tâm lý học được đề cập trong câu nói của Lênin 1.1 Khái niệm về phạm trù hoạt động
Hoạt động thông thường được hiểu dưới góc nhìn của Sinh học chính là sự tiêu hao năng lượng của các cơ bắp, thần kinh của con người khi thực hiện một việc gì đó để thoả mãn nhu cầu mục đích của mình
Khái niệm về hoạt động trong tâm lý học được các nhà tâm lý học Liên Xô vận dụng dựa trên góc độ của Triết học Mác về phạm trù hoạt động Theo đó
hoạt động được hiểu “là sự thống nhất biện chứng, chuyển hoá lẫn nhau giữa
các hoạt động thực tiễn, cảm tính bên ngoài và hoạt động trí óc bên trong, đó còn được gọi là cơ chế ‘xuất tâm’ – ‘nhập tâm’ ”.[ CITATION PGS23 \l 1033 ]
Như vậy, hoạt động là mối quan hệ tác động giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cho cả thế giới lẫn con người (chủ thể)[ CITATION Đặn21 \l 1033 ] Mối quan hệ tác động lẫn nhau đó gồm hai quá trình là đối tượng hoá (xuất tâm) và chủ thể hoá (nhập tâm)
+ Quá trình xuất tâm là việc con người sử dụng năng lực của bản thân để biến thành sản phẩm trong hoạt động, lúc này tâm lý của con người được bộc trong
quá trình làm ra sản phẩm VD: Khi giải một bài toán, học sinh sẽ phải sử dụng
các kiến thức đã học về môn toán, cách tính toán bài làm để giải đề Với việc giải toán, tâm lý người học sinh sẽ được bộc như sẽ có người hiểu nhanh, tính cẩn thận qua việc thực hiện các phép tính, trình bày khoa học; nhưng cũng sẽ có người hiểu vấn đề chậm hơn, vội vàng sơ suất trong cách tính dẫn đến kết quả sai
+ Quá trình nhập tâm nghĩa là thông qua hoạt động, con người có thể lĩnh hội tri thức, đúc rút kinh nghiệm cho lần sau nhờ quá trình tác động lên đối tượng
VD: Sau khi giải đề toán lần đầu, cá nhân học sinh sẽ rút ra được kinh nghiệm
trong cách phân tích đề bài, tĩnh toán cẩn thẩn và trình bày hoa học hơn cho việc giải bài tập cho lần sau nhiều hơn
Trang 51.2 Đặc điểm của phạm trù hoạt động
1.2.1 Tính đối tượng của hoạt động
Hoạt động bao giời cũng có đối tượng, đối tượng của hoạt động chính là cái chịu tác động nhằm thay đổi, chiếm lĩnh nó[ CITATION Ngu07 \l 1033 ] Nếu đối tượng thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thì nó sẽ là động cơ thúc đẩy con người hoạt động nghĩa là con người sẽ tác động vào khách thể để thay đổi, biến
nó trở thành sản phẩm hoặc tiếp thu lĩnh hội ở trí óc mình VD: Đối tượng của
hoạt động trồng cây là các loại cây thân gỗ, thân mền…chúng có khả năng thoả mãn việc trang trí nhà, làm sạch không khí cảnh quan của con người nên trở thành động cơ thúc đẩy con người trồng nhiều cây xanh hơn Đối tượng của hoạt động có thể là sự vật (máy móc, nguyên liệu ) hoặc có thể ở dạng tinh thần (tri thức, kỹ xảo)
1.2.2 Tính chủ thể của hoạt động
Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể bởi hoạt động do chủ thể thực hiện, chủ thể hoạt động có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người nhất định[ CITATION Ngu07 \l 1033 ] Điều kiện để là chủ thể hoạt động là cá nhân hay nhóm người phải
trực tiếp, chủ động tham gia hoạt động VD: Khi giảng viên giao bài tiểu luận
cho nhóm 5 năm thành viên thì chủ thể của hoạt động làm bài tiểu luận sẽ là 5 bạn sinh viên trong nhóm đó
1.2.3 Tính mục đích
Hoạt động mang tính mục đích bởi chỉ khi có nó hoạt động mới được diễn ra, tính mục đích của hoạt động được biểu hiện là các sản phẩm thoả mãn nhu cầu của chủ thể (làm biến đổi khách thể và ngay cả bản thân chủ thể) Tính mục
đích gắn liền với đối tượng và luôn bị chế ước bởi nội dung xã hội VD: Ở một
số sinh viên sẽ chọn giải trí bằng cách chơi các trò chơi thể thao mục đích là để thư giãn, giải toả căng thẳng sau giờ học trên giảng đường
Trang 61.2.4 Tính gián tiếp
Hoạt động được vận hành theo quy tắc gián tiếp, nghĩa là con người sẽ sử dụng các công cụ, phương tiện nhất định trong quá trình hoạt động Hoạt động lao động sẽ sử dụng các công cụ kỹ thuật như máy móc, đồ nghề, cuốc, thước
đo đặc hoạt động giao tiếp sẽ sử dụng phương tiện ngôn ngữ hoặc các hình ảnh tâm lý ở trong đầu để tác động vào đối tượng Những công cụ được sử dụng
trong hoạt dộng đóng vai trò trung gian giữa chủ thể và khách thể VD: Lấy từ
ví dụ hoạt động trồng cây, người trồng cây phải có các công cụ như cuốc để tạo
hố, lấp đất sau khi cây được đặt, bình tưới nước cho cây
1.3 Cấu trúc của hoạt động
Các nhà tâm lý học Liên Xô của quan điểm Tâm lý học đã có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển phạm trù hoạt động với trọng tâm hoạt động là trung tâm của tâm lý học để phản biện lại cho những nhược điểm của thuyết hành vi trong quan điểm Tâm lý học hành vi[ CITATION JAM23 \l 1033 ] A.N.Leonchev từng cho rằng “hành vi phải là hoạt động”[ CITATION Đặn06 \l 1033 ] nó không bỏ qua ý thức, từ đó khẳng định hoạt động của con người không thể theo cấu trúc S – R (kích thích – phản ứng), hoạt động phải gắn với tính mục đích và mang bản chất xã hội, và cũng chính ông là người đem đến những quan điểm đầu tiên về cấu trúc vĩ mô của hoạt động, nó bao gồm 6 thành tố và mối liên hệ giữa chúng Cấu trúc chung của hoạt động có thể biểu hiện qua sơ đồ sau:
Trang 7Hình 1.3 Sơ đồ Dòng các hoạt động (Nguồn: Giáo trình TLHĐC – chủ biên Nguyễn Quang Uẩn)
Để hiểu về sơ đồ trên, ta sẽ phân tích bằng ví dụ cụ thể về hoạt động học tập của học sinh, sinh viên như sau:
+ Về phía chủ thể hoạt động: là học sinh, sinh viên
Hoạt động chủ thể: Học tập
Hành động: hành động của trí óc, thần kinh, các giác quan như nghe giảng, xem tài liệu, làm bài tập
Thao tác: tổng hợp thông tin, phân tích và xử lý những gì học được
+ Về phía khách thể: Tri thức
Động cơ: Nhu cầu phát triển bản thân, nhu cầu lĩnh hội kiến thức, các kỹ năng chuyên môn
Mục đích: Học sinh sinh viên lấy tấm bằng loại xuất sắc, loại giỏi
Phương tiện: Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại và môi trường học tập
Sản phẩm tạo ra của quá trình hoạt động là phẩm chất của người học được hình thành và phát triển thông qua hoạt động học tập như tính chăm chỉ, sáng tạo, trách nhiệm…
Trang 8Trong cấu trúc này mối quan hệ giữa các bên chủ thể và khách thể tác động lẫn nhau, động cơ có thể được củ thể hoá bằng nhiều mục đích và ngược lại mục đích được thể hiện bằng nhiều động cơ khác nhau Tương tự như vậy với một hoạt động củ thể sẽ được biểu hiện bằng nhiều hành động khác nhau và ngược lại Hoạt động sau khi được thúc đẩy bởi động cơ sẽ cho
ra một hành động củ thể, hành động sau khi được thực hiện thì mới mục đích mới đạt được
1.4 Vai trò của hoạt động
Hoạt động đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển tâm lý con người bởi hoạt động là phương thức tồn tại của con người và xã hội, chỉ khi con người tiên hành hoạt động sáng tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu cơ bản về sinh tồn của bản thân dần dần sẽ là những nhu cầu cao hơn để phát triển con người Khi tham gia hoạt động tâm lý con người được bộc lộ, hình thành và phát triển tâm lý mới nói cách khác tâm lý là sản phẩm của hoạt động do đó nghiên cứu tâm lý sẽ thông qua hoạt động qua hai quá trình xuất tâm và nhập tâm
II- Phân tích câu nối của Lênin
2.1 Đôi nét về Lênin
Trang 9Hình 2.1 Chân dung Lênin
(Nguồn: Internet) Vladimir Ilyich Lenin là nhà cách mạng, chính trị gia nổi tiếng nước Nga đứng đàng sau cuộc Cách mạng tháng Mười vĩ đại, nhân vật góp nhiều di sản cho thế giới trong đó có việc phát triển hoàn thiện chủ nghĩa Mác – Lênin biến
nó thành học thuyết cách mạng có sức sống, ảnh hưởng mạnh mẽ và được áp dụng ở nhiều nước trong đó có Việt Nam; với khả năng lãnh đạo tài ba Lênin đã
để lại những bài học sâu sắc về sự lãnh đạo cho thế hệ sau một trong số đó là việc đánh giá khả năng của nhân viên, cấp dưới Là một nhân vật có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử thế giới, tư tưởng và sự nghiệp của ông đến hiện nay vẫn còn được nghiên cứu và học tập
2.2 Về câu nói của Lênin
2.2.1 Giải thích câu nói
Khi đề cập đến việc tìm hiểu con người, Lênin quan tâm yếu tố “việc họ
làm” và “ quan sát công việc” của chủ thể được tìm hiểu hơn là “ lời người ta nói về bản thân ” Điều đó có nghĩa Lênin đề cao cách cử xử, những phản ứng
của một con người khi đặt một tình huống nhất định hơn là những gì họ nói về bản thân, bởi hành động là thứ biểu hiện bên ngoài, dễ quan sát nhận thấy từ đó
Trang 10có thể dễ dàng kiểm chứng cho lời nói, đưa ra nhận xét khách quan của bản thân
về chủ thể được tìm hiểu
Vì vậy trong cuộc sống, đừng vội đưa ra kết luận về một người khi chúng ta chỉ dựa vào lời nói mang tính chủ quan của họ, biết đâu lời nói lại đi ngược với hành động, đừng chỉ nghe mà hãy nhìn vào hành động, việc họ làm
2.2.2 Phân tích dưới góc độ tâm lý học
Qua nói của Lênin mỗi người đều hiểu rằng tính cách phẩm chất của một con người chỉ có thể bộc lộ toàn diện nhất thông qua hoạt động trong khi lời nói có thể bị chi phối ảnh hưởng, ‘đổi trắng thành đen’ và thiếu đi tính khách quan Điều này đã được minh chứng dưới góc nhìn của Tâm lý học là ở phạm trù hoạt động thông qua hai quá trình là xuất tâm và nhập tâm, củ thể câu nói của Lênin đang nhấn mạnh đến quá trình đối tượng hoá (xuất tâm)
Quá trình đối tượng hoá (xuất tâm) là nơi tâm lý của con người (chủ thể)
được bộc lộ, được khách quan hoá trong quá trình làm ra sản phẩm Trong qua trình này, bản thân chủ thể sẽ chuyển những đặc điểm tâm lý của mình vào trong sản phẩm như kiến thức, kinh nghiệm, ý chí, thái độ tình cảm… và tâm lý của mỗi người là khác nhau nên sản phẩm tạo ra cũng sẽ rất khác nhau từ đó ta
sẽ đánh giá được khả năng của người đó VD: Những người thợ nghề lâu năm
với kinh nghiệm dày dặn, cùng thái độ nghiêm túc yêu nghề của mình sẽ thật cẩn thận, chăm chút trong từng công đoạn để làm ra sản phẩm, và sản phẩm của
họ sẽ có chất lượng tốt hơn so với những người thợ mới vào nghề kinh nghiệm còn ít ỏi hoặc đối với người mau nhụt chí, có tính cẩu thả thì sản phẩm cũng sẽ không được toàn diện
Việc chủ thể tác động vào thế giới hiện thực khách quan bằng hoạt động có ý thức của mình sẽ tạo nên tâm lý thông qua sản phẩm, vì vậy mà quan sát hành động của con người sẽ thấy rõ tâm lý của người đó.Trên thực tế, các nhà tuyển dụng đều dựa vào đặc điểm của quá trình này để đánh giá khả năng của ứng viên cũng như kiểm chứng những lời về bản thân họ có thật sự là đúng đắn bằng
Trang 11thời gian thử việc Trong thời gian đó, tính cách cũng như khả năng của người nhân viên sẽ bộc lộ qua cách làm việc và cuối cùng là kết quả làm việc của họ, những thành tích mà họ làm được và lời nói lúc này mới được minh chứng qua quá trình hoạt động.[ CITATION Edw18 \l 1033 ] Một thí nghiệm có tên là Nhà tù Stanford 1971 (SPE) sẽ minh chứng cho câu nói của Lênin là đúng đắn, mặc dù thí nghiệm này trả lời cho câu hỏi: sự tàn bạo là do bản tính con người hay do môi trường Những người tham gia cuộc thử ngiệm là các nam sinh viên tầng lớp trung lưu bình thường, và chưa từng dính dáng vào phám luật hay có vấn đề tâm lý nào, họ được chia thành hai nhóm là tù nhân và cai ngục Cuộc thí
nghiệm dự kiến diễn ra trong hai tuần nhưng phải kết thúc trong 6 ngày vì tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát Các tù nhân tham gia trong thí nghiệm đều chịu những tổn thương tâm lý đên mức ám ảnh, đã có hai người tù nhân xin thoát khỏi cuộc thí nghiệm chỉ sau hai ngày Điều đáng nói là số lượng cai ngục không hề có sự thay đổi nhân sự, họ nhập vai một cách nhanh chóng thậm chí ra tay có phần hà khắc Những người tham gia vào vai cai ngục trước đó là được
kê khai là chưa từng có vấn đề tâm lý hay phạm pháp thế nhưng sau những hành động trong cuộc thử nghiệm họ đã bộc lộ bản chất thực sự của mình Vậy là những lời nói ban đầu về con người của nhóm cai ngục đều là sai lầm khi hành động của họ lại đi ngược lại với lời nói Họ nhập vai nhanh chóng, luôn cho rằng mình nắm quyền lực trong tay và bắt đầu hành hạ các tù nhân hà khắc nhất khiến cho một số người tham gia vào vai tù nhân sau này dù được thoát ra những vẫn còn mang những tổn thương sâu sắc Như vậy, để đánh giá một con người hãy thông qua hành động của họ chứ không phải mỗi lời nói do chính chủ thể đó nói ra
Trang 122.3 Ứng dụng câu nói của Lênin trong thực tiễn
Một cái nhìn khách quan toàn diện luôn là cách đánh giá con người hoàn hảo khi có cả sự quan sát hoạt động của họ với lời nói Người quản lý, nhà lãnh đạo thường vận dụng câu nói này trong việc đánh giá khả năng, tính cách của nhân viên mình Trong lĩnh vực giáo dục cũng áp dụng điều này khi bố mẹ, thầy cô muốn hiểu rõ hơn tính cách, bản chất suy nghĩ của con cái, học sinh sẽ thường quan sát chúng khi vui chơi hay học tập để từ đó đưa ra các phương pháp giáo dục giúp chúng phát triển bản thân mình Một câu nói khác cũng được hiểu theo câu nói của Lênin “ đừng nghe anh ta nói, hãy nhìn anh ta làm” được đưa ra dành cho các cô gái đang yêu để biết bạn trai mình có thực sự quan tâm, để ý đến mình, đừng để những lời nói đường mật làm cho mê muội mà hãy lí trí quan sát những hành động của người yêu mình để thấy tính cách, bản chất của con người đối phương