bộ giáo dục và đào tạotrờng đại học kinh doanh và công nghệ hà nội------Lê thị yên lýHOàN THIệN Tổ CHứC CÔNG TáC KếTOáN TạI BệNH VIệN nội tiết TRUNG ƯƠNGNgời hHà nội – 2015... Khi đ
Trang 1bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học kinh doanh và công nghệ hà nội
- -Lê thị yên lý
HOàN THIệN Tổ CHứC CÔNG TáC Kế
TOáN TạI BệNH VIệN nội tiết TRUNG ƯƠNG
Ngời h
Hà nội – 2015
Trang 2bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học kinh doanh và công nghệ hà nội
- -Lê thị yên lý
HOàN THIệN Tổ CHứC CÔNG TáC Kế
TOáN TạI BệNH VIệN nội tiết TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành : Kế toán
Ngời hớng dẫn khoa học :
PGS.TS Hà đứC trụ
Hà nội – 2015
Trang 31 LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng mình Các số liệu nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực Các đánh giá, kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Thị Yên Lý
Trang 42 MỤC LỤC
3.
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 5
1.1 Khái niệm, yếu cầu tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập 5
1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập 5
1.1.2 Khái niệm tổ chức công tác kế toán 9 1.1.3.Yêu cầu của công tác tổ chức kế toán 10 1.2 Vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập 11
1.2.1.Vai trò và ý nghĩa của tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập 11
1.2.2 Nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập 14
1.2.3 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập 14
1.3 Nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập 17
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 17
1.3.2 Tổ chức và luân chuyển hệ thống chứng từ kế toán 22
1.3.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 25
1.3.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán 27
1.3.5 Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán 30
1.3.6 Tổ chức kiểm tra kế toán 32
1.3.7 Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG 38
2.1 Tổng quan chung về Bệnh viện Nội tiết Trung ương 38
Trang 52.1.1 Giới thiệu chung về Bệnh viện Nội tiết Trung ương 38
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện 38
2.1.3 Bộ máy quản lý 40
2.1.4 Những chính sách kế toán cơ bản của Bệnh viện Nội tiết Trung ương 42
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 52
2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán 52
2.2.2 Thực trạng tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 56
2.2.3 Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 63
2.2.4 Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán 71
2.2.5 Thực trạng tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán 72
2.2.6 Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán 73
2.2.7 Thực trạng tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin 74
2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 75 2.3.1 Thành tựu đạt được 75
2.3.2 Những vấn đề tồn tại 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 82
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG 83
3.1 Sự cần thiết hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 83 3.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 84
3.2.1.Yêu cầu về hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 84
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 84
3.3 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 85
3.3.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện 85
Trang 63.3.2 Hoàn thiện tổ chức hệ vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Bệnh viện
Nội tiết Trung ương 87
3.3.3 Hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 88
3.3.4 Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 91
3.3.5 Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán tại Bệnh viện 89
3.3.6 Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.92 3.3.7 Hoàn thiện tổ chức trang bị cơ sỏ vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 94
3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 95
3.4.1 Với Nhà nước và các cơ quan quản lý 96
3.4.2 Với Bệnh viện Nội tiết Trung ương 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 74 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
5.
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp tình hình giao dự toán cho Bệnh viện từ 2012-2014 41
Bảng 2.2 : Bảng tổng hợp tình hình thu viện phí từ 2012-2014 43
Bảng 2.3 : Bảng tổng hợp thu dịch vụ từ 2012-2014 44
Bảng 2.4 : Bảng tổng hợp doanh thu dịch vụ ngoài khám chữa bệnh 46
Bảng 2.5 : Bảng tổng hợp số liệu chi thường xuyên từ 2012-2014 47
Bảng 2.6 : Trình tự thu tiền mặt đối với những khoản tiền lớn, quan trọng 58
Bảng 2.7 : Trình tự chi tiền mặt đối với những khoản tiền lớn, quan trọng 58
Bảng 2.8 : Trình tự thu tiền mặt có tính chất thường xuyên 59
Bảng 2.9 : Trình tự chi tiền mặt có tính chất thường xuyên 59
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Bệnh viện Nội tiết Trung ương 41
Sơ đồ 2.2: Mô hình bộ máy kế toán của BVNTTW
Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ 58
Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ kế toán nguồn kinh phí hoạt động 65
Sơ đồ 2.5 : Sơ đồ kế toán chi hoạt động 66
Sơ đồ 2.6 : Sơ đồ kế toán TK thu viện phí, thu theo đơn đặt hàng của nhà nước 67
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ kế toán các khoản thu hoạt động SXKD 68
Sơ đồ 2.8 : Sơ đồ kế toán chi hoạt động SXKD 69
Sơ đồ 2.9 : Sơ đồ kế toán TK chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD 70
Trang 96 LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở mọi thời đại, mọi quốc gia trên thế giới, sức khoẻ luôn luôn là vốn quý nhất của con người Chính vì vậy, việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ luôn là vấn
đề trọng tâm và được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Trước năm 2006, tại Việt nam hầu như Nhà nước cung cấp toàn bộ nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của các BVCL phục vụ công tác khám chữa bệnh Khi đó, nguồn thu nhập chính của cán bộ viên chức y tế là lương theo ngạch bậc NSNN cuộc sống vô cùng khó khăn Khi đó, đối với mỗi Bệnh viện thì mối quan tâm hàng đầu của họ là công tác chuyên môn, còn công tác kế toán thì hầu như bị bỏ qua một bên
Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ ban hành Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, các Bệnh viện được tự chủ với các khoản thu, chi của đơn vị mình, được sử dụng chênh lệch thu, chi để chi trả cho thu nhập tăng thêm của người lao động, nhờ đó mà cuộc sống của cán bộ viên chức ngành y tế đã được cải thiện phần nào Lúc này, yêu cầu đặt ra đối với các Bệnh viện là phải không ngừng tăng thu, giảm chi và nâng cao thu nhập của cán bộ công chức Vì những đổi mới về cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với những thay đổi trong chính sách quản lý vĩ mô hiện nên đòi hỏi việc tổ chức công tác kế toán trong Bệnh viện - một công cụ quản lý kinh tế quan trọng cũng cần phải hoàn thiện để phù hợp giúp phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho Bệnh viện Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã
lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội
tiết Trung ương” làm chủ đề cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình với
mong muốn có thể thông qua đề tài này để tìm ra những biện pháp hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ của Bệnh viện nâng cao thu nhập của cán
Trang 10bộ y tế.
2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Thứ nhất, mục tiêu nghiên cứu đầu tiên của đề tài này là làm rõ được các đặc điểm cơ bản của tổ chức kế toán, các bộ phận cấu thành lên tổ chức
kế toán trong các ĐVSNCL
- Thứ hai, đề tài phải chỉ ra được thực trạng tình hình tổ chức kế toán của Bệnh viện, những yếu tố tác động cũng như những ưu, nhược điểm tồn tại trong tổ chức kế toán tại đơn vị
- Thứ ba, đề tài phải đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kế toán để hoàn thiện hơn nữa tình hình tổ chức công tác kế toán tại BVNTTW
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương hiện nay đang triển khai thế nào?
- Những tồn tại trong tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương?
- Nguyên nhân của những tồn tại là gì? Những tồn tại đó có cản trở gì đến công tác quản lý tài chính của Bệnh viện?
- Một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu về tổ chức công tác
kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ những năm 2012-2014
+ Về nội dung : Tìm hiểu về các quy trình, cách thức tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ
kế toán, tổ chức báo cáo, kiểm tra kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 11Tác giả đã sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận văn của mình
Phương pháp đầu tiền được sử dụng xuyên suốt trong luận văn đó là phương pháp thống kê, mô tả Luận văn đã sử dụng rất nhiều báo cáo được lấy từ các bảng số liệu của BVNTTW nhằm mô tả rõ hơn về thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện
Phương pháp thứ hai được sử dụng trong luận văn đó là phương pháp phân tích, tổng hợp Từ các số liệu đơn thuận, luận văn đã phân tích, tổng hợp thành những bảng số liệu cụ thể để làm rõ hơn về thực trạng tổ chức công tác
kế toán tại BVNTTW
Một phương pháp nữa không thể không đề cập tới trong luận văn này đó
là phương pháp kế thừa Luận văn đã sử dụng các kết quả nghiên cứu từ rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài tổ chức công tác kế toán trong ĐVSNCL để làm cơ sở cho luận văn của mình
5 Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách có luận cứ khoa học về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại BVNTTW, luận văn đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Bệnh viện
- Luận văn đã trình bảy được những đặc điểm chung nhất về tổ chức kế toán trong các ĐVSNCL
- Về mặt thực tiễn, luận văn đã chỉ ra được những ưu, nhược điểm về công tác tổ chức của BVNTTW cũng như đưa ra một số giải pháp cụ thể giúp Ban lãnh đạo Bệnh viện cải thiện công tác tổ chức kế toán của mình
- Là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho Ban lãnh đạo, quản lý, điều hành Bệnh viện có thể đưa ra được những quyết định về tổ chức công tác kế toán một cách chính xác và hiệu quả
6 Kết cấu của luận văn
Trang 12tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Khái niệm, yếu cầu tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp: là những đơn vị do Nhà nước thành lập thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ khác nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân
Đơn vị sự nghiệp công lập: Là một loại đơn vị có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán
Để xác định đơn vị nào do Nhà nước thành lập là ĐVSNCL cần dựa vào những tiêu chuẩn sau:
- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm quyền ở trung ương hoặc địa phương
- Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động, thực hiện nhiệm
vụ chính trị, chuyên môn và thực hiện một số khoản thu do chế độ Nhà nước quy định
- Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độ Nhà nước quy định, được chủ động sử dụng biên chế được cấp có thẩm quyền giao
- Có mở TK tại KBNN để ký gửi các khoản thu chi tài chính
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập :
- Xét theo lĩnh vực hoạt động:
- ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực y tế: gồm các cơ sở khám chữa
Trang 14bệnh như các Bệnh viện, phòng khám, Trung tâm y tế thuộc các Bộ, Ngành
và địa phương, cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, Trường đào tạo y dược, cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng; các Viện phân viện thuộc hệ phòng bệnh trung ương, các Trung tâm y tế thuộc hệ phòng bệnh địa phương, các Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em - kế hoạch hoá gia đình, Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội; các Trung tâm kiểm định vacxin sinh phẩm, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; các cơ sở sản xuất vacxin, sinh phẩm, máu dịch truyền thuộc Ngành Y tế…
- ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo: gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục kinh tế quốc dân như Trường phổ thông: mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học; các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các Trung tâm đào tạo, Trường trung học chuyên nghiệp, các Trường dạy nghề, các Trường đại học, cao đẳng, các Học viện…
- ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật : gồm các đoàn nghệ thuật, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Nhà văn hoá, Thư viện, Bảo tàng, Đài phát thanh truyền hình, Trung tâm báo chí xuất bản…
- ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao: Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, Liên đoàn, đội thể thao, Câu lạc bộ thể dục thể thao…
- ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực kinh tế gồm: các Viện thiết kế, quy hoạch đô thị, nông thôn, các Trung tâm bảo vệ rừng, Cục bảo vệ thực vật, Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường, Trung tâm kiểm định an toàn lao động, các ĐVSN giao thông đường bộ, đường sông…
Căn cứ theo khả năng tự trang trải chi phí hoạt động, người ta chia các ĐVSNCL thành ĐVSNCL có thu và không có thu
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 thì ĐVSNCL được chia thành: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp và đơn vị có nguồn
Trang 15thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ Việc phân loại ĐVSN như trên được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét và phân loại lại cho phù hợp Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp ĐVSN có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp
Nghị định 16/2015/NĐ-CP cũng đưa ra công thức đề phân loại ĐVSN dựa vào mức tự đảm bảo chi phí:
Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị =
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
Tổng số chi hoạt động thường xuyên Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, ĐVSN được chia thành 3 loại:
- Những ĐVSN tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên là những đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị được tính lớn hơn hoặc bằng 100%
- Những ĐVSN tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp, có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị được tính từ 10% đến dưới 100%
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp và ĐVSN không có nguồn thu được gọi là ĐVSN do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị được tính dưới 10%
Xét trên góc độ phân cấp quản lý tài chính, có thể chia các đơn vị tài chính trong cùng một ngành theo hệ thống dọc thành các đơn vị dự toán:
- Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị trực tiếp nhận dự toán từ ngân sách năm
và phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán cấp dưới, chịu trách nhiệm trước Nhà