1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nội dung ghi bảng, ghi vở học sinh ghi vở môn ngữ văn 8 sách chân trời sáng tạo học kì 1

90 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nội dung ghi bảng, ghi vở học sinh ghi vở môn ngữ văn 8 sách chân trời sáng tạo học kì 1 Nội dung ghi bảng, ghi vở học sinh ghi vở môn ngữ văn 8 sách chân trời sáng tạo học kì 1 Nội dung ghi bảng, ghi vở học sinh ghi vở môn ngữ văn 8 sách chân trời sáng tạo học kì 1 Nội dung ghi bảng, ghi vở học sinh ghi vở môn ngữ văn 8 sách chân trời sáng tạo học kì 1

Trang 1

NỘI DUNG GHI BẢNG MÔN NGỮ VĂN 8 SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO HỌC KÌ 1 BÀI 1 – NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN QUEN* Tri thức Ngữ văn

I Khái niệm về thơ sáu chữ, bảy chữ

Có 3 loại: vần chân và vần lưng, vần liền, vần cách.

- Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau.- Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng cách nhau vần với nhau.Ví dụ: (Ngoài SGK)

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngờiĐàn ghê như nước, lạnh trời ơi

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận

Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người (Nguyệt Cầm – Xuân Diệu)

( Vần liền: ngời – ơi )

Trang 2

Tháng giêng mơ về lối cũ

Cỏ mềm buông lời vu vơ

Chú dế xinh xinh đang ngủ

Người xưa mãi biệt xa mờ

( Kí ức Tháng Giêng – Hoàng Mai)

2 Bố cục của bài thơ

Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tựnhất định Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơcó mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định đượcmạch cảm xúc của bài thơ.

3 Mạch cảm xúc của bài thơ

Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.

Ví dụ: Mạch cảm xúc trong bài Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi có sựvận động từ cảm xúc tự hào về vẻ đẹp trù phú, thanh bình của quê hương đến cảm xúctự hào, yêu nước của con người Việt Nam.

4 Cảm hứng chủ đạo

Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánhgiá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọcVí dụ: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là cảm hứng xótthương, day dứt xen lẫn bất lực, nuối tiếc khi nhận ra dấu ấn thời gian và những nỗivất vả của cuộc đời đã in hẳn lên bóng dáng mẹ.

5 Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học

Tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo, được thể hiện bằng ngôntừ Vì thế, khi đọc văn bản, người đọc cần huy động nhận thức, trải nghiệm, sử dụngkết hợp các giác quan để tái hiện trong tâm trí mình hình ảnh con người hay bức tranhđời sống mà nhà văn, nhà thơ đã khắc họa trong văn bản Nhờ khả năng tưởng tượng,

Trang 3

người đọc có thể trải nghiệm cuộc sống được miêu tả, hóa thân vào các nhân vật từ đócảm nhận và hiểu văn bản đầy đủ, sâu sắc hơn.

6 Từ tượng hình và từ tượng thanh, đặc điểm và tác dụng

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật chẳng hạn: gập ghềnh, khẳngkhiu, lom khom,…

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn như khúc khích,róc rách, tích tắc,…

- Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao, có tác dụng gợi tả hìnhảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động, và cụ thể, thường được sử dụng trong cácsáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

VĂN BẢN 1: TRONG LỜI MẸ HÁT

(Trương Nam Hương)

I Tri thức Ngữ văn1 Tác giả:

- Nhà thơ Trương Nam Hương sinh ngày 23-10-1963 tại Hải Phòng, lớn lên ở Hà Nộivà vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi.

- Ông là một nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam Với những chùm thơ hay vàgiàu ý nghĩa đã giúp ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý của văn học nghệthuật.

2 Tác phẩm

a Xuất xứ - In trong Ban mai xanh, bài thơ lần đầu được đăng trên báo Khăn quàngđỏ năm 1987

b Thể loại: Thơ sáu chữ

c Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Trang 4

d Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề bài thơ Trong lời mẹ hát có nghĩa là lời ru của mẹ, lời ruấy mang nhiều ý nghĩa với người con.

e Bố cục

Phần 1: 2 khổ đầu: Lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơPhần 2: khổ thứ 3,4,5,6,7: Sự hi sinh thầm lặng của mẹ

Phần 3: Khổ cuối: Lời ru của mẹ chắp cánh tương lai cho con

II Suy ngẫm và phản hồi

1 Đặc điểm của thơ sáu chữ có trong bài

- Câu thơ 6 chữ, một đoạn 4 câu

- Vần trong bài thơ là vần cách: “ngào – dao”, “xanh – chanh”; “rồi -nôi”

2 Hình ảnh đặc sắc trong hai đoạn thơ đầu

- Câu thơ: “Chòng chành nhịp võng ca dao”-> Ẩn dụ, đảo ngữ

=>Những gian truân, khó nhọc của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với quêhương, đất nước

- Câu thơ: “Vầng trăng một thời con gái Vẫn còn thơm ngát hương cau”

Trang 5

3 Hình ảnh người mẹ (từ khổ thơ 3 – khổ thơ 7)

- Chi tiết: lời ru gắn với hành động giã gạo, cánh đồng lúa dập dờn, áo nâu bạcphếch, mái tóc bạc

- Hình ảnh người mẹ hiện lên với bao lo toan trong cuộc sống đời thường qua thờigian.

- Ý đối lập trong hai câu thơ: “Lưng mẹ cứ còng dần xuống /Cho con ngày mộtthêm cao”

-> Bộc lộ tình yêu và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.

4 Lời ru của mẹ chắp cánh tương lai cho con

- Ẩn dụ : “chắp con đôi cánh”.

-> Sự động viên, khích lệ con trên đường đời.

III/ TỔNG KẾT1 Nghệ thuật

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá , ẩn dụ , đảo ngữ, hình ảnh đối lập- Sử dụng thể thơ sáu chữ, lời thơ mộc mạc, gần gũi, giản dị

Trang 6

a Xuất xứ

Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy.

Bài thơ được viết chính thức vào tháng 7 – 1939.b Thể loại: thơ bảy chữ

c Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảmd Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến thiệt thà): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

- Phần 2 (Tiếp theo đến ngát trời): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị

giam cầm.

- Phần 3 (Còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triềnmiên.

II Suy ngẫm và phản hồi

1 Đặc điểm của thế thơ bảy chữ trong bài

- Câu thơ bảy chữ, mỗi đoạn thơ thường có 4 câu thơ.

- Vần trong bài thơ là vần liền: “mùi – vui”, “đời – hơi”, “đồng – sông”; vần cách:“vui – bùi”, “đời – rời”.

Trang 7

3 Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù

- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò, được lặp lại nhiều lần:+ Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữ trời trưa → sự hiu quạnh

+ Tiếng hò đã đồng cảm, hoà điệu của nhiều nỗi hiu quạnh → nhớ nhung da diết đồngquê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.

- Tiếng than khắc khoải, da diết → Diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thếgiới bên ngoài → Nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.

Sự lặp lại → tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → Triền miên vì nỗi nhớ da diết.- Hình ảnh đồng quê: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoaingọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhàtranh thấp, con đường quen.

→ Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương nhưng bị ngăn cách.- Hình ảnh con người:

+ Những lưng còng xuống luống cày.+ Những bàn tay vãi giống.

+ Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc (linh hồn đã khuất).- Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến

- Nhớ đến bản thân mình: Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng.⇒ Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi cho nên càng cảm thấy cô đơn với thựctại cuộc sống bị giam cầm.

III TỔNG KẾT1.Nghệ thuật

- Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

Trang 8

- Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

- Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

- Trương Gia Hòa quê Tây Ninh

2 Tác phẩm

In trong tập “Sài Gòn thềm xưa nắng rụng”, NXB Văn hóa – Văn nghệ TPHCM 2017

II Suy ngẫm và phản hồi

1 Tình cảm giữa nhân vật tôi và bà

- Kỉ niệm thời thơ ấu: bà bày cách chơi với những chiếc lá (làm cào cào, chim sẻbằng lá dừa, lồng đèn bằng cau kiểng, đan nong bằng lá chuối, làm đầu trâu bằng láxoài, làm làn xách đi hái hóa, bắt bướm bằng lá dừa nước, bà hái lá xông khi tôibệnh cảm) cho hs gạch chân sgk

- Thể hiện tình yêu thương, chăm sóc ân cần, chu đáo của bà với cháu.

2 So sánh cách thể hiện hình ảnh người bà ở văn bản này với văn bản hươngkhúc (Nguyễn Quang Thiều)

Trang 9

- Giống: đều hiện lên hình ảnh người bà chân chất, mộc mạc, giàu tình yêu thương vớicon cháu

- Yêu thương ấy của bà theo suốt tuổi thơ và cả cuộc đời của nhân vật tôi

4 Chia sẻ câu chuyện về tình cảm của cháu với ông bà mà em biết hoặc trảiqua

- Bà là người cho ăn khi còn nhỏ,…

Câu chuyện về cậu bé Tích Chu được bà yêu thương, chăm sóc nhưng lại quá hamchơi, khiến bà khát nước, biến thành chim Cậu bé hối hận, tìm suối tiên, lấy nước đểbà uống, trở lại thành người,…

III TỔNG KẾT1.Nghệ thuật

- Hình ảnh sinh động, mộc mạc, gần gũi- Lời văn trong sáng, mạch lạc

2 Nội dung

- Câu chuyện kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu củangười cháu đối với bà, bà là cả bầu trời tuổi thơ của cháu, dù cháu có lớn đến nơi đầy

Trang 10

đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo Đó cũng là sự biết ơn củangười cháu đối với bà của mình

TIẾNG VIỆT: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANHI Tri thức Ngữ văn (tiếng Việt)

1 Từ tượng hình:

*Ví dụ: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

(Nguyễn Khuyến, Thu điếu)

→ Tẻo teo: gợi tả hình ảnh nhỏ bé đến mức không đáng kể.

=> Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, chẳng hạn: gậpghềnh, khẳng khiu, lom khom, …

2 Từ tượng thanh:

*Ví dụ: Lão hu hu khóc… (Lão Hạc, Nam Cao)

→ Hu hu: mô phỏng âm thanh tiếng khóc.

=> Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn: khúckhích, róc rách, tích tắc, …

=> Tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh: mang giá trị biểu cảm cao, cótác dụng gợi tả hình ảnh, âm thanh một cách sinh động, cụ thể.

II Ghi nhớ: SGK/12.III Thực hành tiếng Việt:

Câu 1: Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong những trường hợpsau và phân tích tác dụng của chúng

a Từ tượng hình: Chòng chành

Trang 11

→ Tác dụng: Giúp câu thơ diễn tả rõ nét, chân thực hơn sự khó khăn, vất vả củangười mẹ.

c Sự tĩnh lặng của đêm tối khiến tôi nghe rõ tiếng côn trùng kêu rả rích từ ngoài

đồng ruộng đưa vào.

d Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện.

đ Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá sừng sững ở Hà Giang.

Trang 12

Câu 4: Tìm ít nhất hai ví dụ về việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh ởnhững văn bản mà em đã đọc và cho biết tác dụng của chúng trong nhữngtrường hợp ấy.

- Ví dụ 1: Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

→ Từ tượng thanh “bốp” giúp cho người đọc hình dung rõ hơn sự độc ác, máu lạnhcủa tên cai lệ.

- Ví dụ 2: Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt Chị Dậu rón rén bưng một

a Tác giả sử dụng từ tượng hình “vít” cho người đọc thấy được sự gắn kết, khăng

khít của các sự vật được nhắc đến trong câu thơ.

b Tác giả sử dụng từ tượng thanh “xao xác” giúp cho câu thơ trở nên sống động, có

hồn hơn.

c Tác giả sử dụng từ tượng hình “dập dờn” giúp miêu tả rõ nét, sinh động hơn hoạt

động của sự vật được nói đến.

Câu 6: Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua.Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.

Đoạn văn tham khảo

Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long Đã lâu lắmrồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này Để chuẩn bị cho chuyến đi em đãsắp xếp quần áo, đồ ăn uống từ ngày hôm trước Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30sáng, gia đình em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ Dọc đường bộ từ HàNội đến Quảng Ninh, t rước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ, từng ngọn

núi sừng sững hiện ra trước mắt em Ô tô luồn lách qua những chiếc cầu và núi đá

Trang 13

nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống xe để đi tàu thuỷ tham quan cáchang động Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng phatrộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu gỗ Đây là

cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ

những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng Cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉtham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lênxe đến nhà nghỉ Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núingay gần nhà nghỉ "Thăng Long" ngắm cảnh Buổi tối, những chiếc đèn thắp sángmọi nơi, em cùng mẹ ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở.Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lênđường về Hà Nội Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh nămluôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước Mọi người đều đến đâytham quan, nghỉ ngơi, tắm biển Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kìquan của thế giới.

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI:

CHÁI BẾPI Tri thức Ngữ văn

Trang 14

d Bố cục

- Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả

- Phần 2 (Khổ 2, 3, 4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó- Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.

II Suy ngẫm và phản hồi

1 Cách thể hiện hình ảnh “Chái bếp” của bài thơ

- Gắn với nhũng kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình- Gắn với kí ức của gia đình, những người thân yêu

- Những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình” giống như một đứa trẻđang được mẹ ru ngủ

-> Hình ảnh nhân hóa độc đáo, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà tác giả dành cho căn cháibếp

=> Hình ảnh chái bếp hiện lên rất mộc mạc và giản dị.

2 Hình ảnh “chái bếp” tạo nhiều liên tưởng

- Chái bếp → Ngọn khói, nồi cám → Cánh nỏ → quá giang than củi → cọ, máng →củi lửa, tiếng ngô, tiếng mẹ

=> Tất cả những hình ảnh được tác giả miêu tả đều sinh động và chân thật Những âmthanh như tiếng cười, tiếng khóc cùng với tiếng bếp lửa tí tách, khiến cho căn cháibếp luôn nhộn nhịp và đầy sống động

- Bố cục của bài thơ đi từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát muốn trở về

3 Tác dụng của điệp từ “cho” trong bài thơ

- Lặp lại 6 lần => Nhấn mạnh hình ảnh quen thuộc, tình cảm da diết, khao khát muốntrở về của tác giả.

Trang 15

4 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ

- Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tìnhVề hình ảnh chái bếp

5 Chủ đề

Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đìnhvà hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.

III TỔNG KẾT1.Nghệ thuật

- Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giảndị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.

- Sử dụng điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, kỉ niệm tuổi thơ.- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa độc đáo: ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”,“thõng mình”

2 Nội dung

- Bài thơ nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.

ÔN TẬP BÀI 1

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm một số điểm giống nhau, khác

nhau về nội dung và hình thức giữa bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) vàNhớ đồng (Tố Hữu).

Trả lời:

* Điểm giống nhau:

Dù mỗi bài viết về một nội dung nhất định, tuy nhiên ở cả hai bài đều làm hiệnrõ những vẻ đẹp của thiên nhiên và con người tại mảnh đất mà tác giả muốn nhắc đến.

Trang 16

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nhận xét về cách ngắt nhịp và gieo

vần của khổ thơ sau:

Quả bàng vuông xanh non màu láMơn mởn thơm mùi nắng Sơn CaHoa giấy đỏ dưới trời nắng cháyChim liu lo rót mật trước hiên nhà.

(Lê Cảnh Nhạc, Đảo Sơn Ca)

Trả lời:

- Cách ngắt nhịp: ¾ - Gieo vần liền: lá – Ca

- Gieo vần cách: lá – Ca - nhà

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định từ tượng hình, từ tượng

thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:

Trang 17

a Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ đượcmấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh.

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trường)

b Nhưng đêm nay trời nhiều mây Lá cây xào xạc Côn trùng trong lòng đất rỉ rảmãi một điệu buồn Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa Đêm ở Bờ Giậu thanhvắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn quachiếc lá rụng Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi Lẫn trongtiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.

Trả lời:

a Từ tượng hình: xâm xấp, lấm tấp

→ Giúp cho người đọc hình dung rõ nét hơn về mực nước và tốc độ sinh trưởng củalúa.

b Từ tượng thanh: xào xạc, rỉ rả, lộp độp

→ Giúp cho tiếng gió, tiếng sương tiếng kêu của các loài vật… trở nên sinh động,nhằm hấp dẫn người đọc, người nghe.

Câu 4 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Trải nghiệm thú vị nhất mà em có

được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì?

Trả lời:

Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là: - Học hỏi, tìm tòi được nhiều cách gieo vần và ngắt nhịp.

- Có cơ hội tư duy, sáng tạo theo ý muốn.

Câu 5 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Chọn một bài thơ tự do mà emyêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

Trả lời:

Trang 18

Đoạn văn tham khảo

NHỮNG CÁNH BUỒM“Hai cha con bước đi trên cátÁnh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênhBóng con tròn chắc nịch

(Hoàng Trung Thông)

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôinhiều cảm xúc Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần chothấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con điđến đến tương lai Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dànhcho cha Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi” Những cánhbuồm đã gửi gắm ước mơ của con Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiệnkhao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước Người cha cảmthấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp Qua đây, tác giảcũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm chocuộc sống trở nên tốt đẹp hơn Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánhbuồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Câu 6 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Liệt kê một vài kĩ năng mà em có

được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

Trang 19

Trả lời:

Một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của ngườikhác là:

- Kĩ năng lắng nghe- Kĩ năng quan sát.

- Kĩ năng tư duy phản biện.- …

Câu 7 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tình yêu thương đã làm giàu tâm

- Tình yêu thương là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

→ Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia,đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

BÀI 2 – NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊNII Tri thức Ngữ văn

1 Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên

SGK/31 (BÀI NÀY CHO HS GẠCH CHÂN TRONG SGK)

- Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng

Trang 20

- Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiệntượng tự nhiên

- Phần kết thúc (không bắt buộc): thưởng trình bày sự việc cuối của hiện tượng tựnhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích

Cách sử dụng ngôn ngữ thường sử dụng từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụthể (địa li, sinh học, thiên văn học ), động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (vídụ: vỡ, phun trào, mọc, chuyển động, xoay ), từ ngữ miêu tả trình tự (bắt đầu, kểtiếp, tiếp theo, )

2 Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu

- Văn bản có cấu trúc so sánh và đối chiếu trình bày điểm giống và khác nhau giữahai hay nhiều sự vật theo các tiêu chí so sánh cụ thể:

+ So sánh và đối chiếu các đối tượng theo từng tiêu chí.

+ So sánh tổng thể các đối tượng: Người viết lần lượt trình bày biểu hiện của tất cảcác tiêu chí ở từng đối tượng.

- Văn bản trình bày thông tin theo cách so sánh và đối chiếu có thể sử dụng một số từngữ chỉ sự giống nhau (giống, mỗi, cũng…) và khác nhau (khác với, nhưng, mặtkhác…) hoặc sử dụng một số kiểu sơ đồ, bảng biểu để làm rõ thông tin được so sánh,đối chiếu.

3 Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

- Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều cân tạo thành, bắt đầu từ chữviết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn Câu chủ đề trong đoạn vănmang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn.

+ Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn;các câu còn lại triển khai cụ thể ý của cây chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.+ Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ýchi tiết đến ý khái quát Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.

Trang 21

+ Đoạn văn song song là đoạn văn mà các câu triển khai nội dung song song nhau.Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dungđoạn văn.

+ Đoạn văn phối hợp: là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

+ Kết thúc: Còn lại - trình bày sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.

II Suy ngẫm và phản hồi

1 Giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tuợng sóng thần.(cho hs gạch chân sgk)

- Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc lớn

- Sóng thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến về đất liền mà tacó thể mục kích và nghe được âm thanh Ngay cả khi ngồi trên thuyển ở ngoài khơi,bạn cũng không thể biết trước sóng thần bắt đầu xuất hiện.

= > Không thể nhận thấy dấu hiệu báo trước của một đợt sóng thần.- Cơ chế hình thành sóng thần:

Trang 22

+ Sự thay đổi của mảng kiến tạo gây ra một trận động đất và làm dịch chuyển nướcbiển.

+ Những con sóng được tạo ra và di chuyển ra mọi hướng trên biển, một số con sóngdi chuyển nhanh.

+ Khi vào vùng nước nông, những con sóng bị nén ép lại, tốc độ chậm hơn và trở nêncao hơn.

+ Chiều cao của những con sóng tăng lên và những dòng biến cố có liên quan đượctăng cường, tất cả đã trở thành mối đe dọa đến tính mạng và tài sản của con người.- Quá trình dịch chuyển của sóng thần: Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa,sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu, khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương,chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki – lô –mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét

= > Sóng thần hiện nguyên hình với sức mạnh hủy diệt khi nó đển gần bờ.

2 Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần.(cho hs gạch chân sgk)

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất vàcác vụ nổ dưới đáy biển (kể cả vị thử hạt nhân dưới nước) …

+ Thảm họa sóng thần 26/12/2004 là hê quả của trận động đất do va chạm giữamảng Ấn Độ và mảng Bơ – ma Trận động đất với 9 độ rích-te, tâm chấn động sâu tới10km.

- Dấu hiệu nhận biết sắp có sóng thần là:

+ Dấu hiệu đầu tiên là nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ,chứ không như sóng mạnh của một cơn bão sắp tới.

+ Mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rútxuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều.

+ Hoặc có thể cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và nghe thấynhững âm thanh lạ.

Trang 23

3 Sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.

- Sự việc cuối cùng của hiện tượng sóng thần chính là các thảm họa để lại.- Một số thảm họa sóng thần trong lịch sử là:

(cho hs gạch chân sgk)

+ Năm 365, sóng thần tại Alexandria làm hàng nghìn người thiệt mạng.

+ 27/8/1883 sóng thần tai hại nhất, sau khi núi lửa Krakatoa tại Indonesia phun tràokhiến 36000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va và Sumatra.

+ 15/6/1896 sóng thần cao 23m làm hơn 26000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôngiáo ở Nhật Bản.

+ 22/5/1960 sóng thần cao 11m làm hơn 1000 người thiệt mạng ở Chile.+16/8/1960 hơn 5000 người chết tại vịnh Moro, Philipin

+ Ngày 17/7/1998 sóng thần làm hơn 2100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê.

III Tổng kết

1 Nội dung

- Văn bản giới thiệu những thông tin cơ bản về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hìnhthành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần) đồng thời nêu ra một số thảmhọa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại

Trang 24

I Tri thức Ngữ văn

- Thể loại: văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.- Mục đích cập nhật thông tin cơ bản về sao băng và mưa sao băng.- Cấu trúc: 2 phần.

+ Phần 1: Giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra sao băng và hiện tuợng mưa saobăng.

+ Phần 2: Giải thích nguyên nhân diễn ra hiện tượng sao băng, mưa sao băng và sựviệc cuối của hiện tượng mưa sao băng.

II Suy ngẫm và phản hồi

1 Giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra sao băng và hiện tuợng mưa saobăng.

2 Giải thích nguyên nhân diễn ra hiện tượng sao băng, mưa sao băng và sự việc

cuối của hiện tượng mưa sao băng (cho hs gạch chân sgk)

- Nguyên nhân: Là do lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phátsáng khi di chuyển.

- Cách thức diễn ra: Các sao băng đều xuất phát hoặc hướng về một khu vực trênbầu trời Khu vực đó được gọi là tâm điểm của mưa sao băng.

Trang 25

- Sự việc cuối của hiện tượng sao băng, mưa sao băng là:

+ Mưa sao băng Quadrantids: xuất hiện từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 1 hằng năm,cực điểm vào ngày 03 đến ngày 04 tháng 01.

+ Mưa sao băng Enta Aquarids: xuất hiện từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 28 tháng 5hằng năm, cực điểm vào ngày 05 đến ngày 06 tháng 5.

- Phương tiện phi ngôn ngữ văn bản đã sử dụng:

+ Hình ảnh giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được hiện tượng muốn nói đến.+ Số liệu giúp văn bản mang tính xác thực và chính xác hơn.

Trang 26

- Các tác phẩm chính:

Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang

(1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợmiền Nam (1955)

II Suy ngẫm và phản hồi

1 Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.

- Thời gian: chiều ấm- Cảnh vật:

+ gió thoảng đưa

+ mưa bụi rắc thưa thưa

+ tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần+ Lơ lửng mù sương phẩng phất mưa

+ …

=> Thể hiện sự tươi mới sống động, vừa hào hứng e lệ trước cảnh sắc mùa xuân Bầutrời như phủ một sắc trắng mờ ảo của những hạt mưa xuân, chúng đậu trên từng cànhcây kẽ lá.

Trang 27

- Từ láy “tà tà”, “thưa thưa”

= > Nhấn mạnh sự e lệ của thiên nhiên.

= > Thiên nhiên như khoác trên mình một chiếc áo mới.

= > Đất trời thì như đang có sự chuyển biến thêm nhiều sức sống hơn, như đang báo

hiệu mùa xuân thực sự đến rồi.

2 Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.

+ Xe lửa về Nam chạy chạy mau

Trang 28

- Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng tràn ngập màu sắc, ngập tràn niềmvui và sự rộn ràng.

III Tổng kết1.Nghệ thuật

 Những hình ảnh có sự chuyển nghĩa (Dựng một không gian đời sống; Khônggian nghệ thuật, không gian biểu hiện một cách nghệ thuật tâm tưởng của conngười)

 Những từ ngữ và cách nói mang đậm sắc thái ngôn ngữ dân gian

I Tri thức Ngữ văn (tiếng Việt)

1 Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu

2 Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều cân tạo thành, bắt đầu từ chữviết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn Câu chủ đề trong đoạn vănmang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn

*Các hình thức của một đoạn văn:

- Ví dụ 1.b (SGK/41)

Trang 29

Câu chủ đề: “Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư … không hoàn toàn đúng.” →

Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn:

=> Đoạn văn diễn dịch - Ví dụ 1.c (SGK/42)

Câu chủ đề: “Vì vậy, con người nên lựa chọn các sản phẩm tái chế để có thể gópphần bảo vệ môi trường.” → Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn

=> Đoạn văn quy nạp

- Ví dụ 1.a (SGK/41)

Câu chủ đề: → Không có câu chủ đề => Đoạn văn song song - Ví dụ 1.d (SGK/42)

Câu chủ đề:

+ “Chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy khi lập dàn ý cho bài viết.”

+ “Chính vì thế, bản đồ tư duy có thể hỗ trợ bạn xác định cần nói những gì vànói như thế nào để được hiệu quả nhất.”

→ Câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn => Đoạn văn phối hợp

II Ghi nhớ: SGK/32

III Thực hành tiếng Việt:

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

(Xem lại phần trên)

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Trang 30

Trả lời:

- Sắp xếp:

(3) → (2) → (1) → Đoạn văn diễn dịch

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):Trả lời:

a Không khí là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến làn da củabạn Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong một thời gian dài, làn da của chúng ta

có nguy cơ bị lão hóa …

b Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt …Chính vì vậy,chúng ta cần đưa ra các giải pháp để khai thác và sử dụng hóa thạch một cáchphù hợp nhất.

Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Trả lời:

Máy tính có rất nhiều lợi ích khác nhau và có rất nhiều công dụng giúp học sinhthông minh hơn, học giỏi hơn và sau đây tôi xin nêu một số lợi ích của máy tính Máytính có thể thực hiện các tác vụ thông thường với tốc độ nhanh hơn con người Họ cóthể thực hiện các phép tính phức tạp trong vài giây Ví dụ, giáo viên có thể sử dụngmáy tính để nhanh chóng lập danh sách điểm của học sinh thay vì lập bằng tay Lợiích "độ chính xác" thứ hai khi một việc gì đó được thực hiện thủ công luôn có khảnăng xảy ra lỗi do con người Máy tính có thể được sử dụng để thực hiện công việctheo cách đảm bảo độ chính xác khi dữ liệu đầu vào là chính xác Tự động hóa: Cóthể ra lệnh cho máy tính tự động thực hiện các tác vụ phức tạp.

→ Đoạn văn diễn dịch

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI:

NHỮNG ĐIỀU BÍ ẨN TRONG TẬP TÍNH DI CƯ CỦA CÁC LOÀI CHIM

Trang 31

I Tri thức Ngữ văn

- Thể loại: văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.- Mục đích: thông tin về việc di cư của các loài chim theo mùa.- Cấu trúc: 2 phần.

+ Phần 1: Từ đầu đến “phong phú hơn”: Giải thích vì sao chim có tập tính di cư.+ Phần 2: Còn lại: Lí giải việc chim di cư theo đội hình.

II Suy ngẫm và phản hồi

1 Giải thích vì sao chim có tập tính di cư.

(hs gạch chân sgk)

- Chim di cư vào mùa đông mỗi năm, theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và nơi trúđông cách xa hàng ngàn hoặc thâm chí hàng chục ngàn ki-lô-mét.

- Ban đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông.

- Lí do di cư của loài chim là vì tình trạng thiếu lương thực xảy ra ở một số khu vựctrong thời tiết lạnh, buộc chúng phải rời khỏi nhà, di chuyển đến những khu vực cónhiệt độ cao và lượng thức ăn phong phú hơn.

2 Lí giải việc chim di cư theo đội hình.

- Chim di cư bay theo đội hình chữ V.

- Nguyên nhân: (hs gạch chân sgk)

+ Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học, con chim bayở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là chim đầu đàn và khỏe hơn hẳn những conphía sau.

+ Khi bay theo đội hình chữ V, các chú chim thường tận dụng luồng không khi di quacánh: luồng khí hướng lên từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ởtrên không trung mà không phải quạt cánh vất vả.

Trang 32

+ Khi bay, con chim đầu đàn vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh chuyển động,luồng khí này truyền ra sau Những con phía sau sẽ nhận luồng khí có lợi từ con đầuđàn và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi nhằm hạn chế việc hao tốn sức lựctrong thời gian dài.

+ Ngoài ra việc bay hình chữ V còn giúp đàn chim giữ liên lạc tốt hơn vì những conchim bay sau sẽ dễ dàng nhìn thấy con chim phía trước = > không bị lạc đàn khichim đầu đàn ra tín hiệu dừng nghỉ hoặc đổi hướng bay.

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Trình bày đặc điểm của văn bản

thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Trả lời:

Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên:

- Viết để lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tựnhiên.

- Có cấu trúc thường gồm 3 phần:

+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát hiện tượng và quá trình xảy ra hiện tuợng trongthế giới tự nhiên.

Trang 33

+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng.

+ Phần kết thúc: trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nộidung giải thích.

- Các từ ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiênthường thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa lí, sinh học…) động từ miêu tảhoạt động hoặc trạng thái, từ ngữ miêu tả trình tự.

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Bạn đã biết gì về sóng thần?

+ Mục đích viết: Để người đọc cập nhật thông tin cơ bản về sóng thần.

+ Nội dung chính: Giải thích và trình bày cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sóng thần + Cấu trúc: 3 phần

Mở bài: giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tuợng sóng thần.

Nội dung: giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần Kết thúc: trình bày sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.

+ Cách trình bày thông tin theo cấu trúc: so sánh, đối chiếu + Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu.- Sao băng là gì và những điều cần biết về sao băng?

+ Mục đích viết: Để người đọc cập nhật thông tin cơ bản về sao băng và mưa saobăng.

+ Nội dung chính: Giải thích và trình bày cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sao băng vàmưa sao băng.

+ Cấu trúc: 3 phần

Trang 34

Mở bài: giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra sao băng và hiện tuợng mưa saobăng.

Nội dung: giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sao băng và mưasao băng.

Kết thúc: trình bày sự việc cuối của hiện tượng mưa sao băng + Cách trình bày thông tin theo cấu trúc: so sánh, đối chiếu + Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu.

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định cấu trúc và câu chủ đề (nếu

có) của đoạn văn sau:

- Câu chủ đề: Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen,yêu sen và giống sen nhiều nhất

- Cấu trúc: diễn dịch.

Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):Trả lời:

Khi viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên cần lưu ý:

- Văn bản viết để lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiệntượng tự nhiên.

- Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thường có cấu trúc gồm 3phần:

+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát hiện tượng và quá trình xảy ra hiện tuợng trongthế giới tự nhiên.

+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng.

Trang 35

+ Phần kết thúc: trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nộidung giải thích.

- Các từ ngữ được sử dụng trong văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tựnhiên phải thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa lí, sinh học…) động từ miêutả hoạt động hoặc trạng thái, từ ngữ miêu tả trình tự.

Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Trả lời:

Những kinh nghiệm em đã thu nhận được về cách nắm bắt nội dung chính khi thảoluận nhóm và trình bày lại những nội dung ấy một cách hiệu quả là:

- Đưa ra ý kiến cá nhân.

- Tiếp thu, lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm.

- Tham khảo sách báo và những tài liệu có liên quan đến nội dung trình bày - Trình bày tự tin

Câu 6 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Từ những điều đã học trong bài học

này, em hãy trả lời câu hỏi: Sự kì bì của thế giới tự nhiên gợi cho em những suy nghĩgì?

Trả lời:

Sự kì bì của thế giới tự nhiên gợi cho em những suy nghĩ:

- Là nơi chứa đựng nhiều bí mật thú vị, bất ngờ của thế giới tự nhiên.

- Chúng ta cần phải đầu tư phát triển ngành khoa học thiên văn để tìm hiểu và phát hiện những điều mới mẻ và đẹp đẽ hơn của thế giới tự nhiên.

BÀI 3 – SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

Trang 36

- Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau: (sgk/56)

Bằng chứng khách quan Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết

Là các thông tin kháchquan như: số liệu, thờigian, nơi chốn, con ngườivà sự kiện…

Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá nhân về mộtvấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủquan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằngcác cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy… hoặc các tính từthể hiện sự đánh giá chủ quan.

Dựa trên những thí nghiệm,nghiên cứu, có nguồn đángtin cậy, có thể xác định

Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân;không có cơ sở để kiểm chứng.

Trang 37

đúng, sai dựa vào thực tế.

3 Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tốHán Việt

- Một số yếu tố Hán Việt thông dụng dưới đây có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợpvới các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt:

+ Chinh (đánh dẹp, đi xa): chinh phục, chinh phụ…+ Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng…

+ Tuyệt (dứt, hết…): tuyệt bút, tuyệt nhiên…+ Vô (không, không có): vô bổ, vô tận…

VĂN BẢN 1 :

BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ(XI -ÁT -TÔ)

b Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Trang 38

c Bố cục

Tác phẩm được chia làm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "cha ông chúng tôi"): Những điều thiêng liêng trong kí ức người

da đỏ.

- Phần 2 (tiếp đến "Đều có sự ràng buộc"): Những lo âu của người da đỏ về đất đai

môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.

- Phần 3 (còn lại): Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai.

II Suy ngẫm và phản hồi

1 Thái độ ứng xử của con người với thiên nhiên, đất đai, môi trường.

a Người da đỏ:

- Đất là thiêng, đất là bà mẹ.

- Chúng tôi không thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này.

- Chúng tôi là một phần tử của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.

- Hoa là chị, là em vũng nước, mõm đá, chú ngựa con tất cả đều chung một giađình.

- Dòng sông, con suối là máu của tổ tiên, là anh em, - Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.- Không khí là quí giá

- Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống bồi đắp nên.- Đất là mẹ.

=> Quan hệ gắn bó, biết ơn, hài hoà, thân yêu, thiêng liêng mà gần gũi như người mẹhiền minh, vĩ đại.

Trang 39

- Là tinh yêu tha thiết, máu thịt của người da đỏ đối với đất nước, quê hương.- Cách nói nhắc đi nhắc, nhắc lại trùng điệp để nhấn mạnh, khắc sâu tạo ấn tượng.b Người da trắng.

- Muốn dùng tiền bạc, đô la để mua đất.

- Khi chết, thường quên đi đất nước họ sinh ra.- Không hiểu cách sống của người da đỏ.

- Kẻ xa lạ, trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần.- Kẻ thù, kẻ chinh phục, lấn tới.

- Đối xử với đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được và bánđi như những con cừu và những hạt kim cương.

- Thèm khát ngấu nghiến đất đai, để lại đằng sau những bãi hoang mạc.- Xoá bỏ cuộc sông yên tĩnh, thanh khiết

- Huỷ diệt muông thú quý hiếm

=> Chủ yếu nhằm vào việc khai thác, tận dụng vì lợi nhuận tối đa, bất chấp hậu quảtrước mắt hay lâu dài Đó cũng là mặt trái của chủ nghĩa tư bản đế quốc Mĩ trong quátrình phát triển của nó.

2 Một bức thư về chuyện mua bán đất trở thành một bài văn hay bậc nhất vềvấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Xuất phát điểm của bức thư là tình yêu, quê hương, đất nước.

- Người ta không thấy người viết thư trả lời có bán hay không, lại càng không bàn vềchuyện giá cả.

- Tác giả không chỉ đề cập đến vấn đề về đất nước mà tất cả những hiện tượng có liênquan tới đất: Thiên nhiên, môi trường - vấn đề toàn trái đất đang quan tâm.

Trang 40

- Phản đối sự huỷ hoại môi trường của người da trắng

- Lời văn nhịp nhàng, lôi cuốn thêm khí thế.

VĂN BẢN 2: THIÊN NHIÊN VÀ HỒN NGƯỜI LÚC SANG THU(Vũ Nho)

I Tri thức Ngữ văn

- Thể loại: Văn nghị luận

- Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu được trích Đi giữa miền thơ của

NXB Văn học, năm 1999.

II Suy ngẫm và phản hồi

1 Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng

- Luận đề: Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu.

- Luận điểm 1: Cảm nhận của tác giả trong khổ thơ thứ nhất và thứ 2: Bức tranh thiênnhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.

+ hương ổi, gió se, sương chùng chình

Ngày đăng: 22/06/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w