1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán vps

83 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phân tích giúp nhận thức được nội dung,hình thức và xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng nghiên cứu, thấy đượcmối quan hệ cấu thành bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng, quan hệ biệ

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số kiệu, kết quảnên trong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Sinh viênDương Thu Thảo

Trang 4

Lời mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay, để tồn tại, thích nghi và phát triển bền vững doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài như tình hình kinh tế xã hội, khả năng tăng trưởng của ngành mà còn phụ thuộc vào những yếu tố nội tại bên trong công ty, đặc biệt là tình hình tàichính Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều gắn liền với hoạt động tài chính và không thể tách khổi quan hệ trao đổi tồn tại giữa các đơn vị kinh tế Hoạt động tài chính có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối lợi nhuận thu được từ kết quả hoạt động Do vậy, việc đánh giá hoạt động tài chính chủ yếu dựa vào thông tin do báo cáo tài chính của doanh nghiệp rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp (các nhà đầu tư, các chủ nợ, các khách hàng, các tổ chức tín dụng, người lao động…) Mỗi nhóm người này đều có nhu cầu thông tin khác nhau,song họ đều chú ý đến khả sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng quản trị công nợ, mức lợi nhuận tối đa…

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

3 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chung: Phân tích hình hình tài chính của Công ty Cổ phần

Chứng khoán VPS thông qua phân tích báo cáo tài chính, từ đó đưa ra giảipháp nhằm cải thiện, nâng cao tình hình tài chính công ty.

Mục tiêu chi tiết:

Trang 5

- Phân tích thực trạng về tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS trong giai đoạn 2019-2020

- Chỉ ra những ưu và nhược điểm về tài chính của công ty, những thuận lợi, khó khăn công ty gặp phải trong quá trình hoạt động kinhdoanh

- Đề xuất 1 số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cho công ty.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu phương pháp nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS

- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính tại CÔng ty Cổ phần Chứng khoán VPS trong giai đoạn 2019-2020.

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về phân tích tài chính

Trang 6

và phát triển của sự vật hiện tượng đó trong mỗi quan hệ biện chứng với các sựvật, hiện tượng khác.

Phân tích là công cụ dùng để nghiên cứu trong hầu hết các khoa học, từkhoa học tự nhiên đến khoa học xã hội Phân tích giúp nhận thức được nội dung,hình thức và xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng nghiên cứu, thấy đượcmối quan hệ cấu thành bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng, quan hệ biện chứngcủa nó với các sự vật hiện tượng khác, qua đó giúp cho các đối tượng sử dụngthông tin phân tích đưa ra các quyết định riêng.

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giátrị nảy sinh trong quá trình phân phối của cải xã hội gắn liền với việc tạo lập vàsử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và các nhu cầu chung của xã hội.

Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp cho phépđánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trongtương lai của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết địnhquản lý hữu hiệu, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm

1.1.2 Vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánhcác số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mụcđích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trongtương lai Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, thông tin vềdòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quảntrị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với nhữngngười bên ngoài doanh nghiệp Do đó, phân tích báo cáo tài chính là mối quantâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các nhàđầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, cáccơ quan chính phủ, người lao động Mỗi nhóm người này có những nhu cầuthông tin khác nhau.

- Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: đây là đối tượng trực tiếp điềuhành doanh nghiệp Do vậy họ cần thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp

Trang 7

để kiểm soát và chỉ đạo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phântích tài chính cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được thông tin vềtình hình tài chính doanh nghiệp, giúp họ có định hướng các quyết định về đầutư, cơ cấu nguồn tài chính, phân chia lợi nhuận, đánh giá hiệu quả hoạt độngkinh doanh để có biện pháp điều chỉnh phù hợp

- Đối với các nhà đầu tư: Nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận thông qua nắmgiữ cổ phiếu của doanh nghiệp Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc các đơnvị, doanh nghiệp khác Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tínhtoán về giá trị của doanh nghiệp Thu nhập của các nhà đầu tư là cổ tức đượcchia và thặng dư của vốn Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng bởi lợi nhuậncủa doanh nghiệp Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanhnghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo biểu tàichính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh

- Đối với người cho vay: Người cho vay những người cho doanh nghiệpvay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất - kinh doanh Khi cho vay, họ phải biếtđược khả năng hoàn trả tiền vay (bao gồm tiền gốc vay và tiền lãi vay) củadoanh nghiệp Thu nhập của người cho vay là lãi suất cho vay Do đó, phân tíchtài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàngdoanh nghiệp Tuy nhiên, các chủ nợ ngắn hạn và chủ nợ dài hạn thường có mốiquan tâm ở các khía cạnh khác nhau về tài chính doanh nghiệp Do vậy, phântích tài chính doanh nghiệp với những khoản cho vay dài hạn và những khoảncho vay ngắn hạn có những đặc điểm khác nhau.

- Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: Lợi ích của nhómngười này là thu nhập và cơ hội thăng tiến mà doanh nghiệp dành cho họ Tuynhiên, cũng có những doanh nghiệp, người hưởng lương có một số cổ phần nhấtđịnh trong doanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp này, người hưởng lươngcó thu nhập từ tiền lương được trả và tiền lời được chia Cả hai khoản thu nhậpnày phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.Do vậy, phân tích tài chính giúp họ định hướng việc làm và đầu tư tài chính chotương lai.

- Ngoài ra, các cơ quan quản lý chức năng, nhà nước, nhà cung cấp, kháchhàng, các đối thủ cạnh tranh… cũng rất quan tâm đế tình hình tài chính của

Trang 8

Từ những vấn đề đã nêu ở trên, cho thấy: phân tích tài chính doanhnghiệp là nguồn cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý, có vị trí là mộttrong các công cụ quản lý hữu ích để mỗi nhà quản lý sử dụng làm căn cứ đểđưa ra các quyết định quản lý hữu ích nhằm bảo toàn và gia tăng lợi ích củamình tại doanh nghiệp.

1.1.3 Cơ sở số liệu chủ yếu để phân tích tài chính doanh nghiệp

Sự tồn tại, phát triển cũng như quá trình suy thoái của doanh nghiệp phụ thuộcvào nhiều yếu tố: có những yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài, có những yếutố chủ quan và yếu tố khách quan Điều đó tuỳ thuộc vào tiêu thức phân loại các yếutố ảnh hưởng.

- Các yếu tố bên trong: Đó là những yếu tố thuộc về tổ chức doanh nghiệp,ngành sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, quy trình công nghệ, nănglực của lao động, năng lực và trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp - Các yếu tố bên ngoài: như chế độ chính trị xã hội, tăng trưởng kinh tế của

nền kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách tài chính tiền tệ, chínhsách thuế

Phân tích tài chính có mục tiêu đi tới những dự đoán tài chính, dự đoán kết quảtương lai của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà đưa ra được những quyết định phù hợp.Như vậy, không thể chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo biểu tài chính mà phảitập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhưcác thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khoá, các thông tin về ngành kinh tế củadoanh nghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với doanh nghiệp Cụ thể là:

- Các thông tin chung: đó là những thông tin chung về tình hình kinh tếchính trị, môi trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơhội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ Sự suy thoái hoặc tăngtrưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Những thông tin về các cuộc thăm dò thị trường,triển vọng phát triển trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ thươngmại ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từngthời kỳ

Trang 9

Khi phân tích tài chính, điều quan trọng phải biết sự lặp đi lặp lại của cơ hội:Vượt qua tăng trưởng đến suy thoái và ngược lại.

- Các thông tin theo ngành kinh tế: đó là những thông tin mà kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngànhkinh tế liên quan đến thực thể của sản phẩm tiến trình kỹ thuật cần tiến hành,cơ cấu sản xuất có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độphát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng pháttriển

- Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: Đó là những thông tin về chiếnlược, sách lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, nhữngthông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạolập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán Nhữngthông tin này được thể hiện qua những giải trình của các nhà quản lý, qua cácbáo cáo của hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ - Các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp: những thông tin liên quan

đến doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng Một số công khai, một số chỉdành cho những người có lợi ích gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp.Có những thông tin được báo chí hoặc các tổ chức tài chính công bố, cónhững thông tin chỉ trong nội bộ doanh nghiệp được biết.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ rằng: Những thông tin thu thập được không phải tấtcả đều được biểu hiện bằng số lượng và số liệu cụ thể, mà có những tài liệu không thểbiểu hiện bằng số lượng và số liệu cụ thể, nó chỉ được thể hiện thông qua sự miêu tảđời sống kinh tế của doanh nghiệp.

Do vậy, để có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích tàichính, người làm công tác phân tích phải sưu tầm đầy đủ và thích hợp những thông tinliên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Tính đầy đủ thể hiện thước đo số lượng củathông tin Sự thích hợp phản ánh chất lượng thông tin.

1.1.4 Phương pháp phân tích

Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một hay

Trang 10

tài chính doanh nghiệp Những phương pháp phân tích tài chính sử dụng phổbiến là: phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phântích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tàichính v.v kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định Tuy nhiên,trong phạm vi giới hạn thì luận văn chỉ đề cập đến một số phương pháp cơ bản.1.1.4.1 Phương pháp đánh giá

Ðánh giá là việc đưa ra các ý kiến (trình bày quan điểm) của cá nhân haytập thể về một hay một nhóm đối tượng nghiên cứu phục vụ cho quá trình raquyết định của chủ thể quản lý liên quan đến đối tượng đó Như vậy đánh giátrên bất cứ phương diện nào đều khó tránh khỏi ý chí chủ quan của chủ thể đánhgiá đối với đối tượng bị đánh giá Ðể giảm thiểu những tác động tiêu cực bởi ýchí chủ quan của chủ thể đánh giá trong phân tích thì đòi hỏi chủ thể đưa ra ýkiến đánh giá phải dựa trên các nguyên tắc phổ biến như trung lập, trách nhiệmvà những thông tin định lượng đã được kiểm định Dựa trên những nguyên tắccơ bản trên, phương pháp đánh giá luôn được sử dụng trong phân tích tài chínhdoanh nghiệp, đồng thời được sử dụng trong nhiều giai đoạn của quá trình phântích Thông thường để đánh giá, người ta sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

a Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tếnói chung, phân tích tài chính nói riêng Khi sử dụng phương pháp so sánh cầnchú ý những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, điều kiện so sánh:

- Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu)

- Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được Đó là sựthống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhấtvề thời gian và đơn vị đo lường

Thứ hai, xác định gốc để so sánh: Kỳ gốc so sánh tùy thuộc vào mục

đích của phân tích Cụ thể

- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốcso sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạtkỳ trước (năm trước) Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước, năm

Trang 11

nay với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước Để phát hiện tính quy luật về sự biếnđổi của mỗi hiện tượng tài chính, phân tích dựa trên nguồn dữ liệu của nhiềunăm của hiện tượng đó và chọn 1 năm điển hình để làm gốc, so sánh các nămcòn lại với năm gốc, dựa trên quy luật số lớn để xem xét sự biến động theo thờigian, nếu có tính chu kỳ có nghĩa là có quy luật biến động.

- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánhlà trị số kế hoạch, dự toán, định mức của chỉ tiêu phân tích Khi đó, tiến hành sosánh giữa thực tế với kế hoạch, dự toán, định mức của chỉ tiêu Kết quả nàykhông chỉ kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu mà còn đánh giá được chấtlượng của công tác dự báo, công tác lập kế hoạch tài chính

- Khi xác định vị trí, thứ hạng của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xácđịnh là trị số của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trung bình của ngành, các tiêuchuẩn, chuẩn mực xếp hạng của tổ chức đánh giá, xếp hạng chuyên nghiệp côngbố hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.

1.1.4.2 Phương pháp phân tích nhân tố

Là phương pháp được sử dụng nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tốđến chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần phân tích Trên cơ sở mối quan hệ giữa chỉtiêu được sử dụng để phân tích và các nhân tố ảnh hưởng được thiết lập bởi côngthức toán học, mà sử dụng hệ thống các phương pháp xác định mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố và phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đếnchỉ tiêu phân tích.

a Phương pháp mô hình Dupont

Là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ liên kết giữa các chỉtiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của mộtloạt các biến số Chính nhờ mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thểphát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự

Trang 12

logic chặt chẽ Đây là phương pháp phân tích có tính ứng dụng cao trong phântích tài chính Phương pháp phân tích mô hình Dupont thường được sử dụngtrong phân tích hiệu quả kinh doanh.

Phân tích tình hình tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rấtlớn đối với quản trị doanh nghiệp Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ: Cóthể đánh giá được hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện Đồngthời, đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, đề ra được hệ thống các biện pháp cụ thểnhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý DN, góp phần không ngừngnâng cao hiệu quả kinh doanh của DN ở các kỳ tiếp theo.

b Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Là phương pháp được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng cụ thểcủa từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu Có nhiều phương pháp xác định ảnhhưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào mối quan hệgiữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng Các phương pháp xác địnhmức độ ảnh hưởng của các nhân tố thường được sử dụng trong phân tích tàichính doanh nghiệp là: Phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênhlệch và phương pháp cân đối.

Phương pháp thay thế liên hoàn: được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích cóquan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặcthương Để thực hiện phương pháp này cần sắp xếp theo trình tự: nhân tố sốlượng đứng trước nhân tố chất lượng, trường hợp có nhiều nhân tố số lượng haynhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu đứng trước nhân tố thứ yếu Khi đóđể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tiến hành lần lượt thay thế sốkỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số thực tế của nhân tố đó (nhân tố nào đã đượcthay thế mang giá trị thực tế từ đó còn những nhân tố khác giữ nguyên ở kỳgốc); sau mỗi lần thay thế phải xác định được kết quả của lần thay thế ấy; chênhlệch giữa kết quả đó với kết quả của lần thay thế ngay trước nó là ảnh hưởng củanhân tố vừa thay thế.

Phương pháp số chênh lệch: đây là hệ quả của phương pháp thay thế liênhoàn áp dụng trên cơ sở tuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố và bằng kỹ thuật

Trang 13

đặt thừa số chung nhằm đơn giản hóa trong tính toán khi số liệu không quá phứctạp.

Phương pháp cân đối: Đây là phương pháp được sử dụng để xác định mứcđộ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnhhưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đóđến đối tượng cụ thể của chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối người taxác định chênh lệch giữa giá trị kỳ phân tích với giá trị kỳ gốc của nhân tố ấy.Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉtiêu phân tích.

1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp1.2.1 Phân tích khái quát tài chính doanh nghiệp

1.2.1.1 Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệpa Mục đích phân tích

Quy mô tài chính của doanh nghiệp có thể được nhìn nhận và đánh giá theonhiều góc độ và tiêu thức khác nhau Thông thường quy mô hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp thể hiện phạm vi hoạt động và mối quan hệ kinh tế, tài chínhcủa doanh nghiệp với các bên có liên quan trong quá trình huy động, sử dụngvốn và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh Quy mô huy động vốn, chínhsách phân phối kết quả kinh doanh cũng phần nào phản ánh trình độ quản lý,năng lực cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Phân tích khái quátquy mô tài chính của doanh nghiệp cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lýtổng quan về quy mô huy động vốn và kết quả sử dụng vốn kinh doanh, phạm vihoạt động kinh doanh và tầm ảnh hưởng về tài chính của doanh nghiệp với cácbên có liên quan ở mỗi thời kỳ nhất định

Trang 14

Chỉ tiêu này phản ánh khái quát tình hình về tài sản doanh nghiệp đã huyđộng vào phục vụ các hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Vốn chủ sở hữu:

VC=TS−Nợ phảitrả

Chỉ tiêu này cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệphay còn gọi là vốn chủ sở hữu, vốn cổ phần, giá trị sổ sách của doanh nghiệp,giá trị tài sản ròng (thuần) của doanh nghiệp Khi quy mô sản nghiệp càng lớnthì khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao, sự đảm bảo về tàichính của doanh nghiệp với các bên có liên quan càng chắc chắn Chỉ tiêu vốnchủ sở hữu là cơ sở để doanh nghiệp xác định khả năng tự tài trợ hay năng lựctài chính hiện có trong quan hệ với các bên có liên quan.

- Tổng luân chuyển luân chuyển thuần (LCT):

LCT= Doanhthuthuầnbán hàng+Doanh thutài chính+Thu nhập khác

Đối với công ty chứng khoán:

Doanh thu thuần bán hàng=Doanh thuhoạt động

LCT= Doanhthuhoạt động+Doanhthutài chính+Thu nhập khác

Phản ánh quy mô giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ và các giao dịch khácmà doanh nghiệp đã thực hiện đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường,cung cấp cơ sở phản ánh phạm vi hoạt động, tính chất ngành nghề kinh doanh,cơ sở để xác định tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh và trình độ quản trị hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường, khi doanh nghiệp không cóhoạt động tài chính và các hoạt động bất thường khác thì theo thông lệ chỉ tiêunày chính là doanh thu của doanh nghiệp

- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT):

EBIT=Tổng lợinhuận trước thuế (EBT)+Chi phí lãi vay(I)

Chỉ tiêu này cho biết quy mô lãi doanh nghiệp tạo ra sau mỗi thời kỳ hoạtđộng kinh doanh nhất định chưa tính bất cứ khoản chi phí vốn nào hay khôngquan tâm đến nguồn hình thành vốn, chỉ tiêu này thường là mối quan tâm củacác nhà đầu tư cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp khi phải ra quyết địnhhuy động và đầu tư vốn.

- Lợi nhuận sau thuế

Trang 15

Lợi nhuận sau thuế(LNST)= LCT−Tổng chi phíLNST=EBIT −I−Chi phí thuế thunhập

Chỉ tiêu lợi nhuận ròng cho biết quy mô lợi nhuận dành cho các chủ sở hữucủa doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này cung cấp cơ sở choviệc đánh giá các chính sách kế toán của doanh nghiệp, trình độ quản trị chi phíhoạt động, năng lực sinh lời hoạt động của doanh nghiệp và nguồn gốc tăngtrưởng bền vững về tài chính của doanh nghiệp.

- Dòng tiền thu về trong kỳ (IF)

Tổng dòng tiền thu về của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ được xác địnhthông qua sự tổng hợp dòng tiền thu về từ tất cả các hoạt động tạo tiền củadoanh nghiệp trong kỳ Tổng dòng tiền thu về bao gồm: dòng tiền thu về từ hoạtđộng kinh doanh (IFo - inflows from operating activities); dòng tiền thu về từhoạt động đầu tư (IFi – inflows from investing activities) và dòng tiền thu về từhoạt động tài chính (IFf - inflows from financing activities)

Chỉ tiêu này cho biết quy mô dòng tiền của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệpcó quy mô dòng tiền càng lớn trong khi có các yếu tố khác tương đồng với cácđối thủ cùng ngành thì năng lực hoạt động tài chính càng cao, chỉ tiêu này là cơsở để đánh giá hệ số tạo tiền Tuy nhiên, để đảm bảo không ngừng tăng quy môdòng tiền thì cần đánh giá chỉ tiêu dòng tiền lưu chuyển thuần (NC).

- Dòng tiền thuần (NC)

Dòng tiền lưu chuyển thuần phản ánh lượng tiền gia tăng trong kỳ từ các hoạtđộng tạo tiền Khi phân tích tình hình lưu chuyển tiền thuần cần đánh giá dòngtiền thuần gia tăng từ hoạt động nào, có mục tiêu tạo tiền rõ hay không để cónhững đánh giá cụ thể Xác định chỉ tiêu này dựa trên việc tổng hợp dòng tiềnthuần từ 3 loại hoạt động theo công thức;

NC=NCo +NCi+NCf

c Phương pháp phân tích:

Trang 16

Sau khi xác định được các chỉ tiêu của các thời kỳ liên quan đến mục đíchphân tích, tiến hành so sánh kỳ phân tích với kỳ trước và nhiều kỳ trước Căn cứvào độ lớn và sự biến động của từng chỉ tiêu để đánh giá khái quát quy mô tàichính của doanh nghiệp và chỉ rõ những dấu hiệu bất thường thuộc các lĩnh vực,hoạt động tài chính cần quan tâm đối với từng chủ thể quản lý.

1.2.1.2 Phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệpa Mục đích phân tích

Cân đối tài chính doanh nghiệp vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của quảntrị tài chính doanh nghiệp và các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp Đểđánh giá các cân đối cơ bản và hiệu lực, hiệu quả quản lý của doanh nghiệpcần phân tích khái quát cấu trúc tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấpthông tin về cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp giúp các chủ thểquản lý đánh giá được khả năng cân đối tổng thể về tài chính của doanhnghiệp, hiểu được các cấp độ cân đối tài chính của doanh nghiệp, phát hiệncác dấu hiệu mất cân đối cục bộ nhằm thiết lập, tái cấu trúc tài chính doanhnghiệp, đảm bảo sự ổn định, an toàn và hiệu quả hoạt động tài chính củadoanh nghiệp.

Trang 17

Hệ số tự tài trợ phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.Khi doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng gần 1 thì năng lực độc lập về tài chínhcàng cao, các chủ nợ thường thấy an toàn hơn khi chấp nhận hồ sơ vay vốn củacác đơn vị này, nhưng chính khi đó doanh nghiệp cũng cần cân nhắc cơ cấunguồn vốn tối ưu sao cho chi phí vốn thấp nhất và hệ thống đòn bẩy tài chínhcủa đơn vị có thể khuếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ Do đó, mỗi doanhnghiệp căn cứ vào đặc thù kinh doanh của ngành, chính sách tài chính của doanhnghiệp và sự tác động của môi trường kinh doanh để cân nhắc khả năng tự tàitrợ, đảm bảo cân đối giữa cấu trúc tài chính của đơn vị với hiệu quả của chínhsách tài chính.

- Hệ số tài trợ thường xuyên

Htx=Nguồnvốn dài hạn(NVDH )

Tài sản dài hạn(TSDH )

Hệ số tài trợ thường xuyên (dài hạn) phản ánh tính cân đối về thời gian củatài sản hình thành qua đầu tư dài hạn với nguồn tài trợ tương ứng, hay nói mộtcách khác là mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn hình thành tài sảntheo thời gian Quan hệ cân đối này đòi hỏi doanh nghiệp không được huy độngnguồn vốn ngắn hạn để đầu tư hình thành tài sản dài hạn

*Cấu trúc doanh thu, chi phí

Để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh cólãi Lãi hay lỗ của doanh nghiệp được xem xét thông qua mối quan hệ cân đốicủa doanh thu và tổng chi phí Trong quá trình hoạt động mỗi doanh nghiệp tổchức kinh doanh với mục tiêu mỗi đồng chi phí chi ra phải mang lại nhiều hơn 1đồng doanh thu Mối quan hệ chi phí, kết quả trong hoạt động kinh doanh đượcphản ánh thông qua chỉ tiêu hệ số chi phí (Hcp).

Hcp= Tổng chi phí(CP)

Tổng luân chuyển thuần(LCT)

Hcp cho biết để thu về một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra baonhiêu đồng chi phí Hệ số chi phí càng nhỏ hơn 1 thì hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp càng cao và đó chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bềnvững Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp mới đảm bảo được sự cân đốicần thiết trong từng chu kỳ hoạt động Quy mô và trình độ tổ chức hoạt động

Trang 18

kinh doanh trong mỗi thời kỳ, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh là những yếu tốcơ bản ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.

1.2.1.3 Phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệpa Mục đích phân tích

Lợi nhuận vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả trong mối quan hệ với vốnchủ sở hữu Mặt khác, tác động tích cực từ đòn bẩy tài chính đến khả năng sinhlời vốn chủ lại là các nguồn tài trợ từ bên ngoài - nguồn huy động nợ, các chủ nợnhận được khoản lãi cho vay vốn cũng từ lợi nhuận của doanh nghiệp cũng đặcbiệt quan tâm đến sức sinh lời của doanh nghiệp, cứ như vậy hình thành nhữngràng buộc khó tìm ra điểm đầu, cuối Song, dù nhà tài trợ là ai thì quyết định đầutư vốn của họ vào doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế mà họ kỳvọng sẽ đạt được thông qua quyết định quan hệ kinh tế với doanh nghiệp Vìvậy, thông tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp rất cần thiết với 4 chủ thểquản lý cơ bản: nhà đầu tư, người cho vay, chủ sở hữu và các nhà quản trị doanhnghiệp

Sinh lời là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại, trong đó, sinh lờicủa vốn kinh doanh là mục tiêu của các nhà cung cấp vốn, sinh lời của vốn chủsở hữu thu hút sự quan tâm của chủ sở hữu hiện tại và tương lai đồng thời làđộng cơ của các nhà quản lý doanh nghiệp, còn sinh lời hoạt động là cơ sở đểdoanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, phản ánh hiệu quả hoạt động của bộmáy quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.

b Chỉ tiêu phân tích

- Hệ số sinh lời hoạt động (ROS)

Trang 19

Để đảm bảo tăng trưởng ổn định doanh nghiệp cần ROS luôn dương, tứclà hệ số chi phí (Hcp) phải luôn <1 Vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị doanhnghiệp là quản trị hoạt động như thế nào để hệ số chi phí là thấp nhất Việc ứngxử với từng loại chi phí cũng như quản trị các dòng thu nhập đòi hỏi các nhàquản trị luôn hướng tới việc hoạch định và thực thi các chiến lược marketingmột cách hiệu quả nhất.

- Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP)

BEP=Lợi nhuận trước thuế vàlãi vay(EBIT )

Vốn kinh doanhbình quân(Vbq)

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp sử dụng mỗiđồng vốn vào hoạt động kinh doanh, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuậnkhông kể vốn đó được hình thành từ nguồn vốn nào, chỉ tiêu này càng caochứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khảnăng thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp

- Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA)

ROA= Lợi nhuận sau thuế(LNST )

Vốn kinh doanh bình quân(Vbq)

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp sử dụng mỗiđồng vốn vào hoạt động kinh doanh, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sauthuế Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời vốn của doanh nghiệp sau khi đã thựchiện nghĩa vụ với các bên cho vay và nhà nước ROA dương là cơ sở để doanhnghiệp có tăng trưởng từ nội lực.

- Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE= Lợi nhuận sau thuế(LNST )

Vốn chủ sở hữubình quân(VCbq)

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư trong doanh nghiệpqua mỗi thời kỳ nhất định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêunày càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực Chỉ tiêu này cao thường giúpcho nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợcho sự tăng trưởng của công ty và ngược lại Nó có giá trị thấp trong ngành công

Trang 20

nghiệp nặng vì chu kỳ sản xuất dài, phải khấu hao lớn do đó giảm lợi nhuận.Tuy vậy, khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nàocũng hứa hẹn thuận lợi cho doanh nghiệp Bởi vì, khi tỷ trọng của nguồn vốnchủ sở hữu càng nhỏ, nguồn nợ phải trả càng lớn trong tổng nguồn vốn màdoanh nghiệp quản lý và sử dụng thì mức độ mạo hiểm sẽ càng cao, càng dễ gặprủi ro.

- Thu nhập một cổ phần thường (EPS)

Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm Chỉ tiêu cho biết, trong kỳ mỗi cổ phiếu thường tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập.

EPS=Lợi nhuận sau thuê−Cổ cổ phiếuưu đãi

Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

c Phương pháp phân tích

Để phân tích khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu hệ số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động chung toàn doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực hoạt động để kịp thời phát hiện lĩnh vực nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả, khuâ quản lý nào trong quy trình hoạt động cần điều chỉnh để tăng năng lực cạnh tranh và khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn của doanh nghiệpa Mục đích phân tích

Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua quy mô, cơ cấu và sựbiến động của nguồn vốn Phân tích tình hình nguồn vốn của DN để thấy đượcDN đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động đượcđã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc,thay đổi theo chiều hướng nào? Xác định các trọng điểm cần chú ý trong chínhsách huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chủ yếu trongchính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ.

b Chỉ tiêu phân tích

Để đánh giá thực trạng nguồn vốn của doanh nghiệp cần sử dụng 2 nhóm

Trang 21

Tỷ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn=Giá trị của từng chỉ tiêu nguồn vốn

Tổng giá trị nguồn vốn quy mô×100

c Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình nguồn vốn của doanhnghiệp Tiến hành so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng chỉ tiêu nguồn vốngiữa cuối kì với đầu năm, xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối, qua đóthấy được sự biến động quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp Đồng thời, sosánh tỷ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kì với đầu kỳ để phản ánh sựthay đổi cơ cấu nguồn vốn cũng như mức độ độc lập tự chủ tài chính của doanhnghiệp Căn cứ vào độ lớn của các chỉ tiêu phân tích, giá trị trung bình ngành vàkết quả so sánh để đánh giá tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp.

1.2.2.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệpa Mục đích phân tích

Phân tích tình hình tài sản là để đánh giá đánh giá quy mô tài sản của doanhnghiệp, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh nói chungcũng như từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng Thông qua quy môvà sự biến động quy mô của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản ta sẽ thấy sựbiến động về mức độ đầu tư, quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh, khả năngtài chính của doanh nghiệp, cũng như việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhưthế nào Thông qua cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy được chính sách đầutư đã và đang thực hiện của doanh nghiệp, sự biến động về cơ cấu tài sản chothấy sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp.

b Chỉ tiêu phân tích

Tình hình tài sản của doanh nghiệp được thể hiện thông qua 2 nhóm chỉtiêu:

Trang 22

- Các chỉ tiêu quy mô tài sản trên bảng cân đối kế toán;

Công ty chứng khoán có 3 loại tài sản tài chính (TSTC) là FVTPL, AFS và HTM.

- Các khoản Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) chủ yếu là tiền gửi ngân hàng nên không liên quan đến việc ghi nhận lãi không thường xuyêntừ danh mục tự doanh.

- Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL)- các khoản lãi chưa thực hiện nhờ thị giá cao hơn giá vốn sẽ được ghi nhận cho dù chứng khoán đã được bán hay chưa và thị giá vào ngày cuối quý trước sẽ được lấy làm giá để tính lỗ/lãi chưa thực hiện cho quý tiếp theo.

- Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS): lãi/ lỗ chưa thực hiện sẽ không hạch toán trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh Lỗ chưa thực hiện sẽ đi vào bảng có tên “báo cáo thu nhập toàn diện khác” Sau đó được ghi nhận trực tiếp vào mục “đánh giá lại tài sản” trong phần vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán Lãi chưa thực hiện (thị giá cao hơn giá vốn) sẽ không được ghi nhận vào lợi nhuận Đến khi chứng khoán được bán thì khoản lãi này mới được ghi nhận vào lợi nhuận trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh.

- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản là tỷ trọng từng chỉ tiêu tài sản.

Tỷ trọng từng chỉ tiêu tài sản(%)=Giá trị từng chỉ tiêu tài sản

Tổng giá trị tài sản quy mô

c Phương pháp phân tích

Phân tích quy mô, sự biến động tài sản: so sánh tổng tài sản cũng như từng

chỉ tiêu tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ, hoặc với cuối các kỳ trước cả sốtuyệt đối và số tương đối Thông qua quy mô tổng tài sản, từng chỉ tiêu tàisản ta thấy được số vốn được phân bổ cho từng lĩnh vực hoạt động, từng loại,chỉ tiêu tài sản Thông qua sự biến động của tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sảnta thấy sự biến động về mức độ đầu tư cho cho từng lĩnh vực hoạt động, chotừng loại, chỉ tiêu tài sản có hợp lý hay không?

Trang 23

d Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản:

Hệ số cơ cấu tài sản phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanhnghiệp: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn=Tài sản ngắn hạn

Tổng tài sảnTỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn=Tài sản dài hạn

Tổng tài sản

Cần căn cứ vào ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của doanhnghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sản củadoanh nghiệp.

1.2.3 Phân tích tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh

a Mục đích phân tích

Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thểkiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sảnxuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hoá đã tiêu thụ, tình hình chi phí,thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán Đồngthời, kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đốivới Nhà nước, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khácnhau.

Đối với doanh nghiệp thông thường:

ln=DT −GV +(Dtc−Ctc)−CB−CQ

Tuy nhiên, đối với công ty chứng khoán

ln=DT−CPhđ +Dtc−Ctc−CB−CQ

Trong đó: LN: Lợi nhuận kinh doanh;

DT:Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 24

CPhđ: Chi phí hoạt độngDtc: Doanh thu tài chính Ctc: Chi phí tài chínhCb: Chi phí quản lý doanh nghiệp

CQ: Chi phí quản lý bán hàngb Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

- Hệ số sinh lời ròng của hoạt động: phản ánh trong 1 đồng luân chuyểnthuần thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Hệ số sinh sinh lời ròng=Lợi nhuận sau thuế

Luân chuyển thuần

- Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế (lợi nhuận kế toán): cho biết trong 1đồng tổng luân chuyển thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán

Hệ số sinhlời hoạt động trước thuế= Lợi nhuậntrước thuế

T ổng l uân chuyển thuần

- Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh: Cho biết trong 1 đồng doanh thuhoạt động và doanh thu tài chính thì doanh nghiệp thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận hoạt động kinh doanh

- Hệ số sinh sinh lời hoạt động kinh doanh= Kết quả hoạt động

Doanh thu hoạt động+Doanh thutài chính

- Hệ số sinh lời hoạt động chính: cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần tạora từ hoạt động chính của doanh nghiệp (hoạt động bán hàng và tài chính)có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Ở công ty chứng khoán hệ số sinh lời hoạt động được xác định như sau:

Hệ số sinh sinh lời hoạt động chính=Lợi nhuận hoạt động

Doanhthu hoạt động

c Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị chi phí- Hệ số chi phí

Trang 25

Hcp= Tổng chi phí(CP)

Tổng luân chuyển thuần(LCT)

Hcp cho biết để thu về một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ rabao nhiêu đồng chi phí

- Hệ số giá vốn hàng bán : Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuầnthu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng tri giá vốn hàng bán.Đối với công ty chứng khoán Hệ số giá vốn được thay thế bằng Hệ số chiphí hoạt động được xác định như sau

Hệ số chi phí hoạt động= Chi phí hoạt động

Doanh thu Hoạt động

- Hệ số chi phí bán hàng: Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 1 đồng doanhthu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng

Hệ số chi phí bán hàng= Chi phí bán hàng

Doanh thu hoạt động

- Hệ số chi phí quản lý trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết để thuđược 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi bao nhiêu đồng chiphí quản lý

Hệ số chi phí quản lý DN= Chi phí quản lý DN

Doanh thu hoạt động

d Phương pháp phân tích

Để phân tích khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụngphương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh,các chỉ tiêu hệ số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, xác định chênh lệch tuyệt đối vàtương đối Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động chung toàn doanh nghiệp cũngnhư từng lĩnh vực hoạt động để kịp thời phát hiện lĩnh vực nào hiệu quả hoặckém hiệu quả, khâu quản lý nào trong quy trình hoạt động cần điều chỉnh đểtăng năng lực cạnh tranh và khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.2.4 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền

a Mục đích phân tích

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp phản ánh quan hệ kinh tế của doanhnghiệp với các bên có liên quan thông qua phương tiện giao dịch, trao đổi thựctế bằng tiền.

Trang 26

Sự thay đổi dòng tiền thuần của toàn doanh nghiệp cũng như trong từng loạihoạt động không những cho chúng ta thông tin về sức mạnh tài chính thực sự củadoanh nghiệp, những xét đoán tổng thể về các chính sách tài chính lớn của doanhnghiệp như: chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư mà còn cung cấp cả nhữngđánh giá về chiến lược quản trị bán hàng, chiến lược sản xuất… Việc quản lý tiền mặthiệu quả sẽ góp phần tối ưu hóa dòng tiền, lành mạnh hóa tình hình tài chính củadoanh nghiệp.

1.2.5 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanhnghiệp

1.2.5.1 Phân tích tình hình công nợa Mục đích phân tích

Phân tích tình hình công nợ sẽ đánh giá được vốn của doanh nghiệp bịchiếm dụng như thế nào? Và doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao? Cácnhà quản trị doanh nghiệp lo ngại là các khoản nợ dây dưa, lòng vòng khóđòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi và các khoản phải trảkhông có khả năng thanh toán Để nhận biết điều này cần phân tích tình hìnhcông nợ để thấy được tính chất hợp lý của các khoản công nợ

b Chỉ tiêu phân tích

Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ:- Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ

Trang 27

● Chỉ tiêu các khoản phải thu và các khoản phải trả trên bảng cân đốikế toán

● Tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ gồm: Hệ sốcác khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, Hệ số các khoản phải thuso với các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ, hệ số hoàn trảnợ, kỳ trả nợ

Các chỉ tiêu trên được xác định như sau:

●Hệ số các khoản phải thu: Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếmdụng vốn của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tàisản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng.

Hệ số các khoản phải thu=Các khoản phải thu

Tổng tài sản

●Hệ số các khoản phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đichiếm dụng vốn của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết trongtổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợbằng nguồn vốn đi chiếm dụng

Hệ số các khoản phải trả=Các khoản phải trả

Tổng tài sản

●Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả: Chỉ tiêu nàyphản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với cáckhoản đi chiếm dụng

Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả=Các khoản phải thu

Các khoản phảitrả

●Hệ số thu hồi nợ (Số vòng thu hồi nợ): Hệ số này cho biết trongkỳ các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp quay được

Trang 28

Đối với doanh nghiệp thông thường, kỳ thu hồi nợ bình quânđược xác định như sau:

Hệ số thu hồi nợ= Doanhthu thuần bán hàng

Các khoản phải thu ngắn hạn bq

Đối với công ty chứng khoán, chỉ tiêu này được xác định nhưsau:

Hệ số thu hồi nợ= Doanhthu hoạt động

Các khoản phải thu ngắn hạn bq

●Kỳ thu hồi nợ bình quân: Kỳ thu nợ cho biết trung bình sau baonhiêu ngày thì doanh nghiệp thu được nợ

Kỳ thu hồi nợ bình quân=Thời gian trong kỳ báo cáo

Hệ số thu hồi nợ

Hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ phản ánh tốc độ luân chuyển cáckhoản phải thu, khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp trong kỳ.●Hệ số hoàn trả nợ: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ

doanh nghiệp hoàn trả được bao nhiêu lần vốn đi chiếm dụngtrong khâu thanh toán cho các bên có liên quan

Đối với doanh nghiệp thông thường, kỳ thu hồi nợ bình quânđược xác định như sau:

Kỳ trả nợ bình quân=Thời gian trong kỳ báo cáo

Hệ số hoàn trảnợ

Trang 29

c Phương pháp phân tích

Khi phân tích tình hình công nợ, sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành sosánh các chỉ tiêu quy mô, hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ sốcác khoản phải thu so với các khoản phải trả giữa cuối kỳ với đầu kỳ; so sánh cácchỉ tiêu hệ số thu hồi (hoàn trả) nợ, thời hạn thu hồi (hoàn trả) nợ bình quân giữakỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) Đồng thời căn cứ vào trị số của từngchỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thực tế của DN, của ngành để đánh giá tình hìnhcông nợ của DN trong kỳ.

1.2.5.2.Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

a Mục tiêu phân tích

Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp đểứng phó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp.Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khả năngthanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huyđộng và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có biện pháp quản lý kịp thời.

b Các chỉ tiêu phân tích

Khi phân tích khả năng thanh toán của DN, sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanhtoán một cách tổng quát các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp Hệ số này chobiết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng vớitổng số nợ phải trả (gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn), phản ánh một đồng vay nợcó mấy đồng tài sản đảm bảo

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành=Tổng tài sản

Trang 30

Hệ số khả năng thanh toán nhanh=Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khảnăng thanh toán ngay bao nhiêu lần nợ quá hạn, đến hạn bằng các khoản tiền vàtương đương tiền hiện có, đồng thời chỉ tiêu này thể hiện việc chấp hành kỉ luậtthanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời=Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ quá hạn , đến hạn

- Hệ số thanh toán lãi vay: Chỉ tiêu này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trướcthuế và chi phí lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệpthanh toán được bao nhiêu lần chi phí lãi vay tổng lãi vay phải trả từ huy độngnguồn vốn nợ

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay= EBIT

Chi phí lãi vay

- Hệ số chi trả bằng tiền: Chỉ tiêu này phản ánh: bằng dòng tiền thuần tạo ra từHĐKD của doanh nghiệp có thể hoàn trả được bao nhiêu lần tổng dư nợ ngắnhạn cuối kỳ

Hệ số khả năng chitrả bằng tiền=Lưu chuyển tiềnthuần từ hoạt động KD

Nợ ngắn hạn cuối kỳ

c Phương pháp phân tích

Khi phân tích khả năng thanh toán sử dụng phương pháp so sánh để tiếnhành so sánh các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán giữa cuối kỳ với đầu kỳ(hoặc cuối các kỳ trước); kỳ này với các kỳ trước hoặc với bình quânngành Căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thựctế của DN, của ngành để đánh giá khả năng thanh toán nợ của DN.

1.2.6 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

a Mục đích phân tích

Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh trong kỳ của mỗi doanhnghiệp nhằm đánh giá một cách khái quát công tác phân bổ, quản lý, sử dụngvốn của doanh nghiệp có hợp lý, hiệu suất sử dụng vốn có phù hợp với đặcthù của ngành nghề kinh doanh hay không, doanh nghiệp đang quản lý, sửdụng vốn tốt hay không tốt, trọng điểm cần xem xét, quản lý nhằm nâng caohiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của DN trong kỳ.

b Chỉ tiêu phân tích

Trang 31

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HSKD¿

HSKD= Tổngluân chuyển thuần(LCT )

Số dư bình quân vốn kinh doanh(SKD)

HSKD=Hệ số đầu tư ngắnhạn()∗Số vòng quay VLĐ (SVlđ )

Hd: Hệ số đầu tư ngắn hạn:

= TSNH bình quân

Tổng tài sản bình quân

- SVld: Số vòng quay vốn lưu động được xác định như sau:

SVlđ= Tổng luân chuyển thuần(LCT )

Số dư bình quân vốn ngắn hạn(Slđ )

- LCT: Tổng luân chuyển thuần được xác định như sau:+ Đối với doanh nghiệp thông thường:

LCT= DTBH+ DTTC+TN khác

+ Đối với công ty chứng khoán:

LCT= Doanhthuhoạt động+Doanhtài chính+Thu nhập khác

Trang 32

thành sau đầu tư Khả năng sinh lời của vốn cho biết năng lực tổ chức, quản lý, điềuhành hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp trong việc bảo toàn và gia tăng sứcsinh lời của vốn đã đầu tư vào kinh doanh mỗi thời kỳ nhất định.

b Chỉ tiêu phân tích

Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh được phản ánh thông qua 2 chỉ tiêu: Hệsố sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) và hệ số sinh lời ròng của vốn kinhdoanh (ROA)

Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA): Phản ánh bình quân mỗi đồngvốn kinh doanh sau mỗi thời kỳ nhất định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sauthuế Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanhcàng cao, qua đó đánh giá được trình độ tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinhdoanh của DN.

Hệ số sinhsinh lời ròng của vốn kinh doanh(ROA)=Lợi nhuận sau thuế(NP)

Tổngtài sản bình quânROA= Lợi nhuận sau thuế

Tổngluân chuyển thuần×

Tổngluân chuyển thuầnTài sản bình quân

ROA=Hệ số sinh sinhlời hoạt động sau thuế (ROS)× Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanhROA=Hđ× SVlđ× ROS

ROA=Hđ× SVlđ×(1−Hcp)

Trong đó: Hd: Hệ số đầu tư ngắn hạn

SVld: Số vòng luân chuyển vốn lưu động Hcp: Hệ số chi phí

c Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp so sánh để xác định chênh lệch của chỉ tiêu, sử dụngphương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp phân tích tính chất ảnh hưởng cácnhân tố để làm rõ sự tác động của các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của vốnkinh doanh

Trang 34

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN CHỨNG KHOÁN VPS

2.1 Giới thiệu về CTCP Chứng khoán VPS2.1.1 Quá trình hình thành phát triển

a Thông tin khái quát

Giấy phép thành lập và HĐKD chứng khoán

Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng số 120/GP-UBCKdo Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 08/12/2015

b Công ty con, Công ty liên kết

- Tên công ty con: Công ty TNHH VPS (Myanmar)- Vốn điều lệ đăng ký: 500.000USD

- Trụ sở chính: No.134/A, Than Lwin Road, Golden Valley Ward No.1, Bahan, Township,Yangon, Myanmar

- Tỷ lệ góp vốn của VPS: 99%

- Lĩnh vực hoạt động: Nghiên cứu môi trường kinh tế, các điều kiện kinh doanh, phân tích hoạt động của các ngành kinh tế và các công ty tại Myanmar nhằm tìm kiếm các cơ hội đầu tư dành cho các nhà đầu tư tiềm năng.

c Quá trình hình thành phát triển

Trang 35

Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (sau đây gọi tắt là “Công ty” hoặc“VPS”), tiền thân là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt NamThịnh Vượng với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Trải qua hơn 14 năm hoạtđộng, hệ thống của VPS đã được mở rộng với 01 trụ sở chính tại Hà Nội, 02 chinhánh tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 01 Phòng Giao dịch trực thuộc Hội Sởvà 01 Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhanh TP Hồ Chí Minh.

- Năm 2015, Công ty với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Trải qua hơn14 năm hoạt động, hệ thống của VPS đã được mở rộng với 01 trụ sở chính tạiHà Nội, 02 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 01 Phòng Giao dịch trựcthuộc Hội Sở và 01 Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhanh TP Hồ Chí Minh.

- Năm 2015, Công ty đã chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần theoGiấy phép thành lập và hoạt động mới số 120/CP-UBCK do Chủ tịch UBCKNNcấp ngày 08/12/2015 Tới ngày 31/10/2018, Công ty chính thức tăng vốn điều lệlên 3.500 tỷ đồng, trở thành một trong 3 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớnnhất Việt Nam

- Ngày 21 tháng 02 năm 2019, Công ty chính thức được đổi tên thành “Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS” theo giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC-UBCK của Chủ tịch UBCKNN.

- Các cột mốc chính trong quá trình hình thành, phát triển của VPS đượcthể hiện trong bảng sau

Thời gian Dấu mốc lịch sử

29/09/2006 VPS được Chủ tịch UBCKNN chấp thuận nguyên tắc thành lập theo quyết định số 414/UBCK-QLKD

28/11/2006 VPS được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam

20/12/2006 VPS được Chủ tịch UBCKNN cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán

Trang 36

26/12/2006 Trở thành thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội08/12/2015 VPS chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần và được UBCK

Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động mới số 120/GP-UBCK

21/12/2019 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS d Cơ cấu sở hữu

* Cổ phần

Tổng số cổ phần: 350.000.000 cổ phần, trong đó:- Số lượng cổ phần phổ thông: 97.000.000 cổ phần- Số lượng cổ phần ưu đãi cổ tức: 253.000.000 cổ phần

Tổng cổ phần đang lưu hành: 350.000.000 cổ phần, trong đó:

- Số lượng cổ phần được tự do chuyển nhượng: 350.000.000 cổ phần- Số lượng cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng: 0 cổ phần

* Cơ cấu cổ đông

Cổ đông tổ chức trong nước 43,4%Cổ đông tổ chức nước ngoài 0Cổ đông cá nhân trong nước 56,6%Cổ đông cá nhân nước ngoài 0

* Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 3.500 tỷ đồng

* Giao dịch cổ phiếu quỹ: Không phát sinh

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của CTCP Chứng khoán VPS

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động chính của Công ty bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanhchứng khoán, tư vấn đầu chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Trang 37

Cơ cấu bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của VPS gốm có:

- Hội đồng quản trị: Là bộ máy quản trị cao nhất của Công ty, có toànquyền nhân danh Công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ củaCông ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội Đồng cổ đông Hội đồng Quản trịchịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của Công ty tuân thủ các quy định Phápluật, điều lệ và các quy định nội bộ của Công ty, đối xử bình đẳng đối với tất cảcổ đông và tôn trọng lợi ích của người có quyền lợi liên quan đến Công ty.

- Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanhhàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giámđốc trong việc quản lý và điều hành Công ty.

- Ban kiểm soát cơ quan trực thuộc đại hội cổ đông là do đại hội cổ đôngbầu ra, bãi miễn ,có nhiệm vụ giám sát hội đồng quản trị và tổng giám đốc trongviệc quản lý điều hành công ty thẩm định báo cáo tình hình hoạt động kinhdoanh báo , cáo tài chính hàng năm và 6 tháng của công ty, báo cáo đánh giácông tác quản lý của Hội đồng quản trị , hội đồng, tiểu ban trực thuộc hội đồngquản trị và giúp đỡ Hội đồng quản trị trong việc kiểm soát các phòng ban chứcnăng của công ty.

- Các chi nhánh: Thay mặt công ty thực hiện các hoạt động giao dịch cung

Trang 38

hoạt động kinh doanh thương mại nhằm đạt được các mục tiêu về doanh số trênsự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty

2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại Công ty cổ phần chứngkhoán VPS

2.2.1.1 Phân tích khái quy mô tài chính công ty cổ phần chứng khoán VPS

Bảng 1: Phân tích khái quát quy mô tài chính công ty cổ phần chứng khoánVPS

Chỉ tiêu31/12/2020 31/12/201

9 31/12/2018

2020 so với 2019Chênh lệchTỷ lệ (%)

1 Tổng tài sản 16.052.326 12.004.358

9.6

60.538 4.047.96833,72%2 Vốn chủ sở

hữu 4,975,1154,624,319 4,270,928 350,7967.59%Chỉ tiêuNăm 2020Năm 2019Năm 2018CLTL3 Tổng luân

chuyển thuần

4,008,898

3,37

1,220 1,702,291637,67818.92%4 Tổng lợi

nhuận trước thuế và lãi vay

968,517 965,472 750,9773,0450.32%5 Tổng lợi

nhuận ròng

502,596

444,303

4

09,626 58,29313.12%6 Tổng dòng

tiền thu vào 237,496,016 61,630,294 24,070,338 175,865,722 285.36%7 Dòng tiền

1,195,605

795,525

(1

Nguồn: Tính toán từ BCTC của CTCP Chứng khoán VPSCăn cứ vào bảng phân tích có thể đánh giá khái quát quy mô tài chính củacông ty cổ phần chứng khoán VPS năm 2020 so với năm 2019 và 2018 đã tănglên cả về vốn, tổng mức luân chuyển dòng tiền, tạo điều kiện cho doanh nghiệptiếp tục mở rộng quan hệ tài chính, khả năng tăng thêm lợi ích của các bên

Năm 2020 có sự gia tăng đột biến của tổng dòng tiền thu vào và dòng tiềnthuần lần lượt tăng 285,36% và 50,29% Cho thấy năng lực hoạt động tài chính

Trang 39

của doanh nghiệp cao, tuy nhiên mức tăng của dòng tiền thuần không tươngxứng với dòng tiền thu vào Dòng tiền thuần ra tăng chủ yếu từ hoạt động tàichính tức là huy động nguồn vốn tăng thêm nhiều hơn hoàn trả nguồn vốn trongkỳ, sẽ làm “pha loãng” quyền lực của các chủ sở hữu, lệ thuộc thêm về tài chínhvào các chủ thể cấp vốn

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng đáng kể với mức 33,27%, cho thấynăng lực tài chính của doanh nghiệp được nâng lên Quy mô lớn mang lại chocông ty khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường vốn, khả năng tăngquy mô lãi và đó là cơ sở để tăng trưởng bền vững

Tài sản tăng nhanh hơn vốn chủ tức là công ty đang thực thi chính sách huyđộng nợ là chủ yếu Mức tăng chủ yếu đến từ Nợ phải trả ngắn hạn qua cáckhoản mục vay và nợ thuê tài sản tài chính ngắn hạn, các khoản phải trả, phảinộp khác ngắn hạn (chủ yếu đến từ khoản phát sinh phải trả nhà đầu tư về thỏathuận tối ưu hóa nguồn vốn: 3.194.005 trđ).

Lợi nhuận ròng năm 2020 tăng từ 444.303 trđ lên 502.596 trđ với mức tăng13,12% Luân chuyển thuần của công ty tăng 18,92% cho thấy năng lực sinh lờicủa doanh nghiệp trong năm 2020 được nâng cao, tuy nhiên cần quản trị chi phíchặt chẽ hơn để gia tăng được lợi nhuận.

2.2.1.2 Phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản công ty cổ phần chứngkhoán VPS

Bảng: Phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp

Trang 40

Hệ số tự tài trợ (Ht) của doanh nghiệp cuối năm 2020 là 0,3099 và cuốinăm 2019 là 0,3852, Ht giảm 0,0753% tương ứng với tỷ lệ giảm 19,54% Cónghĩa là cuối năm 2020 bình quân mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp được tàitrợ bởi 0,3099 đồng vốn chủ Cuối năm 2019 bình quân mỗi đồng tài sản củadoanh nghiệp được tài trợ bởi 0,3852 đồng vốn chủ Cả 2 năm 2019 và 2010 Ht< 0,5 cho thấy phụ thuộc nhiều vào vốn vay, do đó khả năng độc lập về tài chínhcủa doanh nghiệp chưa cao, mức độ dùng đòn bẩy của doanh nghiệp cao Mặtkhác, khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ nghĩa là có thể khuếch đại khả năngsinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Trong năm 2020, thị trường chứngkhoán là kênh được hưởng lợi từ các chính sách của chính phủ, dòng tiền đổ vàokênh đầu tư chứng khoán rất lớn, vì vậy dùng đòn bẩy cao có thể giúp VPS giatăng lợi nhuận Tuy nhiên cần bảo đảm cân đối giữa cấu trúc tài chính của đơnvị với hiệu quả của chính sách tài chính

Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx) cuối năm 2019 và 2020 lần lượt là25,1272 và 18,5716 có nghĩa là cuối năm 2019 bình quân mỗi đồng TSDH đượctài trợ bằng 25,1272 đồng NVDH còn cuối năm 2020 bình quân mỗi đồngTSDH được tài trợ bằng 18,5716 đồng NVDH Htx >1 cho thấy doanh nghiệpdư thừa nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, sự an toàn về nguồn tài trợgiúp doanh nghiệp tránh được rủi ro thanh toán Ở đây doanh nghiệp đang huyđộng nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn, tuynhiên phần đầu tư cho tài sản ngắn hạn khá nhiều Vì tài sản ngắn hạn chiếm tỷtrọng 98.28% trong năm 2020, với các công ty chứng khoán tài sản ngắn hạnchiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản tuy nhiên việc chiếm hầu hết như vậy có thểgây mất cân bằng trong quá trình quản trị của doanh nghiệp.

Hệ số chi phí (Hcp) năm 2019 là 2020 lần lượt là 0,8682 và 0,8746, tăng0,0064, tỷ lệ 0,74% Có nghĩa là năm 2019 để thu về 1 đồng doanh thu doanhnghiệp phải bỏ ra 0,8682 đồng, còn năm 2020 để thu về 1 đồng doanh thu doanhnghiệp phải bỏ ra 0,8746 đồng Yêu cầu của doanh nghiệp là yêu cầu bỏ ra mộtđồng chi phí phải thu được nhiều hơn 1 đồng doanh thu Hệ số chi phí của cả 2năm đều nhỏ hơn 1, cho thấy doanh nghiệp có thể đảm bảo được sự cân đối cầnthiết trong từng chu kỳ hoạt động tuy nhiên hệ số chi phí đạt 0,8746 trong năm

Ngày đăng: 22/06/2024, 11:16

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w