1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh tế chính trị mối quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sự thống nhất và mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tếSự thống nhất - Sự thống nhất thể hiện ở sự ràng buộc lợi ích kinh tế mà mỗi chủ thể nhận được có mối quan hệ với lợi ích kinh tế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Kinh tế Chính trịĐề tài:

Trang 2

I.Mối quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường

1 Sự thống nhất và mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

Sự thống nhất

- Sự thống nhất thể hiện ở sự ràng buộc lợi ích kinh tế mà mỗi chủ thể nhận được có mối quan hệ với lợi ích kinh tế của chủ thể khác trong hoạt động kinh tế

- Mỗi chủ thể là 1 bộ phận, thành viên trong nền kinh tế thống nhất, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau -> Không thể thực hiện tách rời lợi ích của chủ thể này với chủ thể khác

- Mỗi cá nhân người lao động có lợi ích riêng của mình, đồng thời các cá nhân đó lại là bộ phận cấu thành tập thể doanh nghiệp và tham gia vào lợi ích tập thể đó Doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả, lợi ích doanh nghiệp càng được đảm bảo thì lợi ích người lao động càng đượcthực hiện tốt: việc làm được đảm bảo, thu nhập ổn định và được nâng cao

Sự mâu thuẫn

- Phương thức thực hiện lợi ích khác nhau : Các chủ thể kt có lợi ích kt khác nhau khi chạy theo lợi ích kt có thể gây hại sang các chủ thể xã hội khác

- Ví dụ, vì lợi ích của mình, các cá nhân, doanh nghiệp có thể làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế thì lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và lợi ích xã hội mâu thuẫn với nhau Khi đó,chủ doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận, lợi ích kinh tế của người tiêu dùng,của xã hội càng bị tổn hại Lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh Do đó, thu nhập của chủ thể này tăng lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống Chẳng hạn, tiền lương của người lao động bị bớt xén sẽ làm tăng lợi nhuận của chủ doanh nghiệp nhà nước giảm thuế sẽ làm lợi nhuận doanh nghiệp tăng.

- Địa vị khác nhau: Mỗi chủ thể có một lợi ích kinh tế khác nhau do tầng lớp địa vị trong xã hội Một chủ thể nắm giữ thông tin nhiều hơn trong hoạt động kinh tế -> lợi ích lớn hơn các chủ thể khác Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề nắm giữ thông tin phản ánh địa vị trong xã hội

2 Một số quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường

Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động

- Thống nhất: Người sử dụng lao động có lợi nhuận, người sử dụng lao động tiếp tục thuê lao động, và người lao động tiếp tục được trả lương Vì vậy cả người lao động và sử dụng lao động đều có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất

Trang 3

- Mâu thuẫn: Tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tế là xác định nên lợi ích kinh tế giữa các chủ thể sẽ không còn thống nhất Cụ thể khi người sử dụng lao động vì lợi ích kinh tế cắt giảm tiền lươngcủa người lao động để nâng cao lợi nhuận Việc cắt giảm tiền công cần hiểu chính xác là tiền công thực tế chứ không phải tiền công danh nghĩa Trong thực tế tiền công danh nghĩa có thể giảm xuống khi doanh nghiệp hay nền kinh tế đang gặp khủng hoảng Thông thường tiền công danh nghĩa luôn tăng

Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.

- Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ vớinhau Trong nền kinh tế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đốitác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ.

- Khi những người sử dụng lao động cạnh tranh trên nền kt thị trường.Vì vậy sẽ có doanh nghiệp phá sản, lại có doanh nghiệp phát triển

- Để hạn chế những mâu thuẫn tranh chấp trên thị trường họ cần thống nhất, cạnh tranh cân bằng , nghiêm túc và hỗ trợ lẫn nhau.

- Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau Họ liên kết để đối diện giải quyết vấn đề người lao động

Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.

-Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao động Để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao động, mà còn phải quan hệ với nhau Nên có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải cạnh tranh với nhau Hậu quả làtiền lương của người lao động bị giảm xuống, một bộ phận người lao động bịsa thải.

-> Để hạn chế họ cần thống nhất với nhau, thực hiện yêu sách với người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn

 Quan hệ giữa lợi ích các nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội - Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức Người lao động, người sử dụng lao động là thành viên của xã hội nên mỗi người đều có lợi ích cá nhân và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội Nếu người lao động và người sử dụng lao động làm việc theo đúng các quy định của pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình , họ đã góp phần phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội.

Trang 4

-Khi lợi ích kinh tế của xã hội được thực hiện, xã hội phát triển sẽ tạo lập môi trường thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình.

- Ngược lại, nếu lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm liên kết mâu thuẫn với lợi ích quốc gia gây tổn hại đến lợi ích xã hội, phục vụ cho lợi ích cá nhân ->Việc giải quyết lợi ích nhóm cần phải thường xuyên và minh bạch

- Vì vậy, nhiệm vụ được đặt ra cho nhóm này thuộc về chính sách của nhà nước và các tổ chức xã hội cần nghiêm túc, minh bạch điều chỉnh các nguyên tắc

II Mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động ở Việt Nam

1 Ảnh hưởng Covid đến thị trường lao động

-Sau 2 năm đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân toàn cầu, năm 2021 khép lại với nhiều diễn biến trái chiều.

-Bước sang năm 2023, dự báo kinh tế các nước đều có phần bi quan Lạm phát được nhận định có thể sẽ suy yếu nhưng vẫn chưa xuống được đến mức trung bình dài hạn trước đó cũng như mức kỳ vọng của thị trường Cùngvới đó, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới như FED và ECB tiếp tục khẳng định vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2023.

-Tốc độ tăng trưởng của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, được dự báoở mức 0,5% - mức tăng trưởng thấp nhất trong thời kỳ không suy thoái kể từ

Trang 5

năm 1970 Lãi suất ở Mỹ, Anh, châu Âu, Nhật Bản, châu Mỹ Latinh trong năm 2023 nhiều khả năng tiếp tục tăng thêm khoảng 0,25% tới 0,5% so với thời điểm cuối năm 2022.

-Đứng trước bối cảnh như vậy, thị trường lao động-việc làm của Việt Nam khả năng cao sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, người mất việc gia tăng, thu nhập giảm sút Lực lượng lao động cũng có nguy cơ giảm khi ngườilao động rời bỏ thị trường vì cơ hội việc làm mất đi khi sản xuất kinh doanh bị thu hẹp.

-Thêm vào đó, trước những ảnh hưởng bấp bênh từ thị trường quốc tế, thị trường tiêu dùng trong nước nhiều khả năng sẽ đóng vai trò quan trọng hơn khi đơn hàng xuất khẩu sụt giảm.

-Tuy nhiên, người lao động làm ở các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp FDI sẽ gặp khó khăn để chuyển đổi kịp thời sang phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước khi tay nghề, kỹ năng, trình độ không đủ uyển chuyển, linh hoạt Việc này sẽ dẫn tình trạng mất cân đối cung-cầu cục bộ tiếp tục kéo dài nếu không có sự hỗ trợ cần thiết từ phía Nhà nước.

2.1 Sự thống nhất trong mối quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động của Việt Nam sau covid 19

- Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động được hiểu là sự đồng thuận giữa hai bên trong việc tối đa hóa lợi ích kinh tế cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

( Điều này được thể hiện qua Nếu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường thì họ sẽ thu được lợi nhuận,thực hiện được lợi ích kinh tế của mình; đồng thời,họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động nên người lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế của mình vì có việc làm và nhận được tiền lương.Ngược lại, nếu người lao động tích cực làm việc, lợi ích kinh tế của họ được thực hiện thông qua tiền lương được nhận, đồng thời góp phần vào sự gia tăng lợi nhuận của người sử dụng lao động.Vì vậy,tạo lập sự thống nhất trong quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động là điều kiện quan trọng để thực hiện lợi ích kinh tế của cả hai bên )

- Tuy nhiên đại dịch covid càn quét qua khiến cho người lao động và người sửdụng lao động bị ảnh hưởng nhiều Sau đại dịch covid 19 thì sự thống nhất giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện như sau :

+ Tăng cường nỗ lực phòng chống dịch: Cả người lao động và người sử dụng lao động đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh Việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động cũng là việc làm cần thiết để bảo vệ sản xuất và lợi ích kinh tế chung.

Trang 6

+ Cố gắng giảm thiểu thiệt hại kinh tế: Sau khi gặp phải đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, giảm giờ làm việc hay phải cắt giảm lương Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã thể hiện sự thấu hiểu và linh hoạt bằng cách thảo thuận với người lao động về các biện pháp giảm thiểu thiệt hại như tạm nghỉ không lương, giảm giờ làm việc, tăng ca, hoặc thỏa thuận giảm lương nhưng không sa thải.

+ Tăng cường tinh thần hợp tác: Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ người lao động như cung cấp khẩu trang, thuốc kháng sinh, thực phẩm và chỗ ở miễn phí trong thời gian khó khăn Điều này đã giúp nâng cao tinh thần hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và nâng cao hiệu suất lao động.

VD : Công ty TNHH Xây dựng Công trình Hùng Vương (quận 10, TP HCM) được biết đến là một trong những doanh nghiệp điển hình biết cách giữ chân người lao động Ngoài bảo đảm các lương, thưởng, công ty này còn có nhiều chính sách phúc lợi hấp dẫn để ổn định nguồn nhân lực lâu dài, như: hỗ trợ tiền cơm giữa ca (30.000 đồng/bữa), tiền xăng (700.000 đồng/tháng), thưởng chuyên cần (500.000 đồng/tháng), thưởng Tết (từ 3 - 10 triệu đồng/người), người lao động phẫu thuật được hỗ trợ 2 triệu đồng Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ 1 tháng lương cho lao động nữ sinh con khi trở lại làm việc sau kỳ thai sản và hỗ trợ chi phí cho nhân viên điều trị Covid-19.

=> Tổng kết lại, sự thống nhất giữa người lao động và người sử dụng lao độngở Việt Nam sau đại dịch Covid-19 được thể hiện qua sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai bên, cùng nhau vượt qua khó khăn để duy trì sản xuất và đảm bảo công việc cho người lao động, đồng thời tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của nhân viên.

2.2 Mâu thuẫn trong mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và ngườisử dụng lao động

- Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động thường hiện diện mâu thuẫn lợi ích kinh tế Người lao động thường gặp khó khăn về việc tìm việc làm, duy trì nơi làm việc hiện tại và nhận được mức lương thích hợp Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với những thách thức kinh doanh bởi sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, sự gián đoạn của sản xuất, giảm doanhsố bán hàng, tình hình kinh tế chung xấu đi và rủi ro sức khỏe Vì vậy, mâu thuẫn trong mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động ở Việt Nam đang diễn ra rất phức tạp.

Trang 7

+ Mâu thuẫn về việc giảm lương hoặc không được trả lương khi không có công việc: Người sử dụng lao động có thể cố gắng giảm chi phí bằng cách giảm lương hoặc không trả lương cho nhân viên trong giai đoạn khó khăn, trong khi người lao động muốn nhận được đầy đủ lương để có thể trang trải cuộc sống.

+ Mâu thuẫn về thời gian làm việc: Với sự thay đổi trong sản xuất và kinh doanh sau đại dịch, người sử dụng lao động có thể đòi hỏi nhân viên làm việc nhiềugiờ hơn để bù đắp cho thời gian bị mất, trong khi người lao động lại muốn có thời gian nghỉ phép đầy đủ và không bị áp lực quá mức.

+ Mâu thuẫn về việc người sử dụng lao động cắt giảm lao động do khó khăn tài chính: Khi Covid-19 đi qua các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trong, một số doanh nghiệp, công ty phải cắt giảm lao động do phải thu hẹp sản xuất, tái cấu trúc, giảm chi phí khiến cho một lượng lớn lao động bị thất nghiệp Một số công nhân bị sa thải có thể gây ra tranh cãi về thù lao, bảo hiểm, tiền lương chưa được trả đầy đủ hoặc chính sách hỗ trợ tốt đối với họ Điều này đặc biệt phức tạp với các công nhân lành nghề, đã lâu năm gắn bó với công ty, thiếu khả năng tái cơ cấu nghề nghiệp và đối mặt với áp lực nhiều từ gia đình và cộng đồng.

- Ví dụ: Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mới chỉ 6 tuầnđầu tiên của năm 2022, trên cả nước đã xảy ra 28 cuộc ngừng việc tập thể Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động chưa đồng tình với doanh nghiệp trong việc thayđổi hình thức trả lương, nâng lương định kỳ và việc trả tiền thưởng thấp hơn so với Tết năm 2021, điều kiện trả thưởng gây khó cho người lao động

+ Điển hình là việc công nhân Công ty TNHH Cresyn Hà Nội đóng tại cụm công nghiệp Đông Thọ, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đình công tập thể đòi tăng lương cơ bản, tăng phụ cấp và giải quyết chế độ phúc lợi khác như: Đề nghị tăng tiền ăn, tiền thưởng cho các ngày lễ 30/4, 1/5; đề nghị chi trả phụcấp thâm niên tương ứng với từng số năm làm việc; hỗ trợ 70% tiền lương chocông nhân khi công ty không có việc.

+ Hai bên mâu thuẫn với nhau do quyền lợi của họ bị ảnh hưởng trong khi người lao động suốt một thời gian dài bị mất việc, giãn việc khiến thu nhập giảm Còn về phía công ty thì trong quá trình phục hồi sau Covid -19 và tình hình xuất - nhập khẩu khó khăn nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh thu giảm, công ty phải căn cơ, tính toán từng chi phí kể cả lương thưởng Chính vì sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động đó đã phát sinh đình công, ngừng việc của người lao động khi họ thấy chế độ phúc lợi không xứng đáng Sự vội vàng của công nhân đã dẫn đến những thiệt hại không nhỏ cho chính họ, cho công ty TNHH Cresyn HàNội và cho cả Nhà nước

Trang 8

+ Để giải quyết vấn đề này, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo trực tiếp Liên đoàn Lao động huyện Yên Phong chủ động phối hợp cùng với các cơ quan chức năng xuống làm việc với Công ty CreSyn Hà Nội để nắm tình hìnhbáo cáo đề xuất phương án giải quyết kịp thời.

2.3 Những giải pháp của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích

Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó mặt mâu thuẫn được hạn chế, tránh được vachạm, xung đột; mặt thống nhất được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cả chiều rộng và chiều sâu; từ đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội.

Để có sự hài hòa giữa các lợi ích kinh tế chỉ có kinh tế thị trường là không đủ vì các lợi ích kinh tế luôn vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau,mà cần có sự can thiệp của nhà nước Bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ lợi ích kinh tế bằng các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế,… nhằm gia tăng thu nhập cho các chủ thể kinh tế; hạn chế mâu thuẫn, tăng cường sự thống nhất; xử lý kịp thời khi có xung đột.

- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế.

+ Môi trường vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tìm kiếm lợi ích kinh tế của mỗi chủ thể Môi trường thuận lợi sẽ khuyến khích, môi trường không thuận lợi sẽ gây ra cản trở hoạt động đó Tạo lập môi trường vĩ mô là một quá trình khó khan và phức tạp Nó đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước với những khả năng đặc biệt về quyền lực chính trị.

+ Môi trường thuận lợi được thể hiện ở:

Môi trường văn hóa phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường

- Điều hòa lợi ích kinh tế giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội

Trang 9

Một khuyết tật của kinh tế thị trường là sự phân hóa về thu nhập giữa các chủ thể kinh tế Một bộ phận dân cư ngày càng giàu lên, một bộ phận dâncư ngày càng nghèo đi gây ra tình trạng phân hóa về thu nhập ngày càng gia tang Mức độ phân hóa thấp hoặc vừa phải sẽ không phải là một trở ngại đối với sự phát triển của mỗi chủ thể cũng như nền kinh tế Trở ngại xuất hiện khi phân hóa quá nghiêm trọng Khi đó có thể dẫn đến căng thẳng, thậm chí là xung đột Vậy nên nhà nước cần điều hòa lợi ích kinh tế giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội để không dẫn đến những tình trạng trên.

- Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội

+ Các chủ thể trong nền kinh tế cần có nhận thức và hành động đúng trong quan hệ phân phối thu nhập Các chủ thể cần hiểu được nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường để tránh những nhận thức sai lệch, những đòi hỏi không hợp lý về thu nhập Trong trường hợp các chủ thể không nhận thức được, nhà nước cần có sự tư vấn, điều tiết hợp lý

+ Trong nền kinh tế thị trường, có những chủ thể tạo lợi ích kinh tế bằng những hoạt động kinh tế phi pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, lừa đảo,… Các hoạt động này chỉ tạo ra lợi ích kinh tế cho một chủ thể cá biệt, ảnh hưởng không tốt đến lợi ích kinh tế của các chủ thể khác và cả xãhội Để hạn chế được điều này cần có thể chế kinh tế hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước liêm chính; hoạt động thanh tra nâng cao hiệu quả hoạt động,…

- Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể là hoàn toàn khách quan, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến động lực của các chủ thể khi ham gia hoạt động kinh tế Do đó, nhà nước cần có sự quan tâm đúng mức, kịp thời để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh Đặc biệt những mâu thuẫn quá lớn đến mức xung đột.

- Đưa ra chính sách và quy định pháp luật

Nhà nước có thể đưa ra các chính sách và quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan

VD: các chính sách về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lao động, và các quy định về thương mại quốc tế.

Trang 10

- Thúc đẩy sự hợp tác và đối thoại

Nhà nước có thể thúc đẩy sự hợp tác và đối thoại giữa các bên để tìm ra giải pháp tốt nhất cho tất cả mọi người.

VD: các cuộc hội đàm giữa các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo chínhphủ để thảo luận về các vấn đề liên quan đến quan hệ lợi ích.

- Tạo ra các cơ chế giải quyết tranh chấp

Nhà nước có thể tạo ra các cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và công bằng để giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lợi ích

VD: các tòa án và trung tâm giải quyết tranh chấp có thể được thành lậpđể giải quyết các tranh chấp thương mại và các vấn đề khác.

III Liên hệ bản thân

1 Nhận thức về những thách thức và cơ hội việc làm sau thời kỳ đạidịch Covid

Sau đại dịch Covid-19, thị trường lao động trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã trải qua nhiều thay đổi và thách thức Một số thách thức bao gồm:

- Tăng số lượng người thất nghiệp: Do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, nhiều công ty đã phải cắt giảm nhân sự hoặc đóng cửa, dẫn đến tăng số lượng người thất nghiệp.

- Giảm thu nhập: Nhiều người đã phải chấp nhận việc giảm lương hoặc mất việc làm, dẫn đến giảm thu nhập và khó khăn trong việc chi tiêu.

- Thay đổi trong cách thức làm việc: Đại dịch Covid – 19 đã thúc đẩy sựphát triển của làm việc từ xa và các công nghệ liên quan đến điều đó, tuy nhiên, điều này cũng đem đến nhiều thách thức về quản lý và đảm bảo tính an toàn cho nhân viên.

- Sự cạnh tranh khốc liệt: Với tình hình kinh tế khó khan, nhiều người đang tìm kiếm việc là, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường lao động.

- Tác động tâm lý: Đại dịch Covid – 19 cũng đem đến tác động tâm lý đến người lao động, gây ra căng thẳng và lo lắng về tương lai của họ.

Bên cạnh những thách thức, cũng có nhiều cơ hội việc làm cho người lao động sau đại dịch Covid như:

- Các công việc liên quan đến kỹ thuật số: Với sự gia tăng của công nghệ và làm việc từ xa, các công việc liên quan đến kỹ thuật số như lập trình

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w