1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội ở việt nam được thể hiện thế nào sau đại dịch covid 19 liên hệ với trách nhiệm bản thân

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội ở Việt Nam được thể hiện thế nào sau đại dịch Covid 19. Liên hệ với trách nhiệm bản thân.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngoan, Đinh Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Nhung, Bùi Huyền Oanh, Phạm Thị Ngọc, Lê Quỳnh Như, Nguyễn Khánh Ngân, Vi Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Người hướng dẫn Phạm Thanh Hiền
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mac-Lênin
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 4,4 MB

Nội dung

Các khái niệm- Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu con người mà sự thỏa mãn nhu cầu nàyphải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội tương ứng với trìnhđộ phát triển nhất định của nền s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LÊNIN

Đề tài: Mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội ở Việt Nam được thể hiện thế nào sau đại dịch Covid 19 Liên hệ với trách nhiệm bản thân.

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thanh Hiền

Nhóm thực hiện : 04

Lớp niên chế : K25KTA

HÀ NỘI – 05/2023

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LÊNIN

Đề tài: Mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội ở Việt Nam được thể hiện thế nào sau đại dịch Covid 19 Liên hệ với trách nhiệm bản thân.

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thanh Hiền

Danh sách nhóm:

1 Mã sinh viên: 25A4021830 Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Ngoan(NT)

2 Mã sinh viên: 25A4021852 Họ và tên: Đinh Thị Thanh Nhàn

3 Mã sinh viên: 25A4021840 Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc

4 Mã sinh viên: 25A4022189 Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung

5 Mã sinh viên: 25A4022194 Họ và tên: Bùi Huyền Oanh

6 Mã sinh viên: 25A4021844 Họ và tên: Phạm Thị Ngọc

7 Mã sinh viên: 25A4022192 Họ và tên: Lê Quỳnh Như

8 Mã sinh viên: 25A4021828 Họ và tên: Nguyễn Khánh Ngân

9 Mã sinh viên: 25A4021849 Họ và tên: Vi Thảo Nguyên

10 Mã sinh viên: 25A4021839 Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

HÀ NỘI – 5/2023

Trang 3

Mục lục

I.Cơ sở lý thuyết 1

1 Các khái niệm 1

2 Mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa cá nhân và xã hội 5

II.Mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa cá nhân và xã hội ở Việt Nam 6

III Liên hệ với trách nhiệm bản thân 8

KẾT LUẬN 9

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 10

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, xây dựng nền công nghiệp hoá hiện đại hoá thì vấn đề nổi lên không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước đang phát triển là tình trạng cơ sở hạ tầng kém, thiếu kinh nghiệm, trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức cao Đặc biệt, vấn đề lợi ích kinh tế

là một trong những vấn đề lớn của Nhà nước mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đề ra cho giai đoạn phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay

Để tồn tại trong cơ chế mới sau đại dich Covid-19 với sự cạnh tranh khốc liệt thì lợi ích kinh tế cá nhân và lợi ích của toàn xã hội nói chung luôn được quan tâm hàng đầu Trong quá trình thực hiện lợi ích của mình, mỗi chủ thể luôn có xu hướng bảo vệ lợi ích thiết thân, khó chấp nhận từ bỏ lợi ích bản thân, dù điều kiện đó có thể tạo mâu thuẫn, xung đột với các chủ thể lợi ích khác

Trang 5

I.Cơ sở lý thuyết

1 Các khái niệm

- Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội tương ứng với trình

độ phát triển nhất định của nền sản xuất đó

Ví dụ về lợi ích: như lợi ích của việc học tiếng anh:

+ Mở rộng tầm nhìn: học tiếng anh giúp bạn tiếp cận được nhiều thông tin

bổ ích từ các nguồn ttruyền thông ,tài liệu,sách báo,tạp chí , trên toàn thế giới

+ Tăng cơ hội việc làm: tiếng anh là ngôn ngữ quốc tế, đặc biệt trong các công ti, tổ chức doanh nghiệp đa quốc gia việc có khả năng giao tiếp, viết thư, đọc hiểu tiếng anh sẽ tạo ra nhiều cơ hộiviệc làm cho bạn

+ Tạo các mối quan hệ chất lượng ầm quan trọng của Tiếng Anh còn : t

được thể hiện ở trong các mối quan hệ của bạn Đương nhiên, biết Tiếng Anh sẽ giúp bạn trò chuyện, kết bạn với những người bạn, đồng nghiệp, thầy, cô là người nước ngoài vì Tiếng Anh được sử dụng bởi hầu như mọi quốc gia trên thế giới

+ Du lịch: dễ dàng giao tiếp,

Trang 6

- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất , lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người

Ví dụ về lợi ích kinh tế:

Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Có thể thấy lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông thôn của Hà Nội còn thấp, năng suất lao động thất Trong khi đó, CNH, HĐH xác định chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ quản lý từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động cùng với công nghệ, phương tiện máy móc kỹ thuật hiện đại, tiên tiến Lợi ích kinh tế của nông dân chính là nhu cầu được chuyển đổi từ sử dụng lao động thủ công sang lao động sử dụng công nghệ tạo ra năng suất lao động hiệu quả Lợi ích kinh tế của nông dân là tổng thể những nguồn thu từ hoạt động kinh tế của họ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho mọi thành viên trong gia đình Trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân, người dân vừa là chủ thể tiến hành, vừa là người trực tiếp thụ hưởng thành quả của quá trình CNH, HĐH Chính người nông dân trực tiếp giải quyết lợi ích cho chính mình thông qua phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu

nhập, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân và gia đình

- Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa

Trang 7

các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định

Ví dụ về quan hệ lợi ích kinh tế :

Có thể là một công ty thuê nhà máy sản xuất để sản xuất sản phẩm của

họ Công ty thuê nhà máy sẽ có lợi ích kinh tế bởi vì họ không phải đầu

tư vào việc xây dựng một nhà máy mới và mua các thiết bị sản xuất Nhà máy sẽ có lợi ích kinh tế bởi vì họ sẽ có thu nhập tiền thuê, cũng như không cần phải tìm kiếm và duy trì khách hàng mới Đây là một ví dụ về quan hệ lợi ích kinh tế 2 bên đối với nhau

2.Mối quan hệ lợi ích kinh tế

2.1 Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế

- Sự thống nhất trong quan hệ lợi ích kinh tế:

Quan hệ lợi ích kinh tế thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành

bộ phận cấu thành của chủ thể khác Do đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện

Trang 8

Chẳng hạn, mỗi cá nhân người lao động có lợi ích riêng của mình, đồng thời các cá nhân đó lai là bộ phận cấu thành tập thể doanh nghiệp và tham gia vào lợi ích tập thể đó Doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả, lợi ích doanh nghiệp càng được đảm bảo thì lợi ích của người lao động càng được thực hiện tốt; việc làm được đảm bảo, thu nhập ổn định và được nâng cao… Ngược lại, lợi ích của người lao động cành được thực hiện tốt thì người lao động càng tích cực làm việc, trách nghiệm với doanh nghiệp càng cao và từ đó lợi ích của doanh nghiệp càng được thực hiện tốt Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng đầu ra các yếu tố đầu vào đều được thực hiện thông qua thị trường Điều đó có nghĩa là, mục tiêu của các chủ thể chỉ được thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp với mục tiêu của các chủ thể khác Như vậy, khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất với nhau thì các lợi ích kinh tế của các chủ thể đó thống nhất với nhau

Chẳng hạn, để thực hiện lợi ích của mình, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm… thì lợi ích của các doanh nghiệp và lợi ích

xã hội thống nhất với nhau Chủ doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận thì nền kinh tế, đất nước càng phát triển

- Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế

có thể hành động theo những phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình Sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn

Ví dụ, vì lợi ích của mình, các cá nhân, doanh nghiệp có thể làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế… thì lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và lợi ích của

xã hội mâu thuẫn với nhau Khi đó, chủ doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận, lợi ích kinh tế của người tiêu dùng, của xã hội càng bị tổn hại Lợi ích của các chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau vì tại một thời điểm kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là xác định Do

đó, thu nhập của chủ thể này tăng lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống

Chẳng hạn, tiền lương của người lao động bị bớt xén sẽ làm tăng lợi nhuận của chủ doanh nghiệp; nhà nước giảm thuế sẽ làm lợi nhuận doanh nghiệp tăng…

Trang 9

Khi có mâu thuẫn thì việc thực hiện lợi ích này có thể sẽ bị ngăn cản, thậm chí làm tổn hại đến các lợi ích khác Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội Do vậy, điều hòa mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế buộc các chủ thể phải quan tâm và trở thành chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ổn định xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế -

xã hội

2.2 Mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa cá nhân và xã hội

Trong mối quan hệ lợi ích, đặc biệt giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội

đã tạo nên những động lực thúc đẩy hoạt động của con người, của sự biến đổi xã hội Trong đó:

- Lợi ích cá nhân là tất cả những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lơi ích kinh tế, lợi ích chính trị gắn liền với từng cá nhân cụ thể và dùng để thỏa mãn các nhu cầu riêng của cá nhân đó, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cá nhân

- Lợi ích xã hội là cái phản ánh quan hệ nhu cầu của xã hội và là cái dùng để thỏa mãn nhu cầu chung của toàn xã hội về một( một số) đối tượng( vật chất, tinh thần) nhất định đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, thể hiện các quan hệ cơ bản và lâu dài của xã hội Lơị ích xã hội ở đây không phải là lợi ích của một nhóm người, một giai tầng, mà đó là lợi ích của cả dân tộc, trong đó có lợi ích chung của các các nhân cấu thành dân tộc, của cả dân tộc và không mâu thuẫn với lợi ích chung của nhân loại tiến bộ

Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức Người lao động, người sử dụng lao động đều là thành viên của xã hội nên mỗi người

đều có lợi ích cá nhân và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội Nếu người lao động và người sử dụng lao động làm việc theo đúng các quy định của pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình thì họ

đã góp phần phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội Khi lợi ích kinh tế của xã hội được thực hiện, xã hội phát triển sẽ tạo lập môi trường thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình Ngược lại, nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động nảy sinh mâu thuẫn không giải quyết được; hoặc người lao động và người sử dụng lao động cộng tác với nhau làm hàng giả, hàng nhái, trốn thuế Từ ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh

tế của các chủ thể, trong đó có lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động

Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, xã hội quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân nên lợi ích xã hội đóng vai trò định hướng cho lợi ích

Trang 10

cá nhân và các hoạt động thực hiện lợi ích cá nhân Lợi ích xã hội là cơ

sở của sự thống nhất giữa các lợi ích cá nhân, tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của các chủ thể khác nhau trong xã hội Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “Ở đâu không có lợi ích chung thì ở đó không thể có sự thống nhất về hành động được” Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trên cho thấy, lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có quan hệ nhiều chiều

Một ví dụ về mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa cá nhân và cộng đồng:

Có thể là việc một cá nhân mua nhà và cải tạo nó để tăng giá trị tài sản Việc này không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân đó mà còn mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh bởi vì nó tăng giá trị của khu vực đó và

có thể thu hút các nhà đầu tư khác vào khu vực đó Một cách khác, một

cá nhân có thể tạo ra một doanh nghiệp thành công, tạo ra việc làm và đóng góp vào nền kinh tế địa phương, mang lại lợi ích cho cả cá nhân và cộng đồng xung quanh

II.Mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa cá nhân và xã

hội ở Việt Nam

Trang 11

Tại Việt Nam sau đại dịch Covid-19 mối quan hệ này được thể hiện như sau :

- Về mặt thống nhất:

+ Các cá nhân đặc biệt là người lao động sẵn sàng cố gắng, nỗ lực sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp để các chủ doanh nghiệp tức người sử dụng lao động có thể xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài Từ đó, tạo ra lợi ích kinh tế cho cả những cá nhân và xã hội Việt Nam

+ Người lao động và người sử dụng lao động phải có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực phân phối thu nhập

+ Các cá nhân đều hiểu được các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường để có sự phân chia hợp lý giữa tiền lương và lợi nhuận; chủ doanh nghiệp phải hiểu và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để giúp cho lợi ích kinh tế đất nước không bị suy thoái

Trang 12

+ Tích cực tuyên truyền, giáo dục để các cá nhân nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu nhập cho các chủ thể kinh tế xã hội là những giải pháp rất cần thiết đề loại bỏ những đòi hỏi không hợp lý về thu nhập, tránh cho lạm phát tăng dây ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế + Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động không tự nhận thức và thực hiện được, nhà nước cần có sự tư vấn, điều tiết hợp lý

để kịp thời xử lí tình hình kinh tế, tránh cho việc kinh tế đất nước suy thoái chỉ vì một cá nhân hay một tổ chức nào đó

- Về mặt mâu thuẫn: Bên cạnh sự thống nhất về lợi ích cơ bản, lâu dài thì quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội ít hay nhiều vẫn nảy sinh những vấn đề phức tạp chưa đạt đến sự hài hòa, trước mắt như: + Thứ nhất, tình trạng nhân danh lợi ích xã hội để vi phạm lợi ích cá nhân chính đáng của nhân dân lao động vẫn tồn tại và tiềm ẩn nhiều vấn

đề phức tạp Biểu hiện tình trạng này đó là những hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí; những biểu hiện của lợi ích nhóm tiêu cực, hay tư bản thân hưũ trong nhiều lĩnh vực của xã hội Thực chất của những biểu hiện này chính là việc đề cao lợi ích cá nhân không chính đáng, vi phạm đến lợi ích xã hội, lợi ích của nhân dân lao động và của cá nhân khác + Thứ hai, tình trạng đề cao lợi ích cá nhân không chính đáng, vi phạm lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân khác gây ra những tổn hại cho sự phát triển xã hội vẫn có xu hướng phức tạp Ví dụ như trong đại dịch covid thì xuất hiện nhiều hiện tượng buôn lậu khẩu trang, que test covid thậm chí là trốn thuế của các cá nhân; nhiều doanh nghiệp làm khẩu trang giả, kém chất lượng bán với giá cao gấp nhiều lần

+ Thứ ba, nhiều lợi ích xã hội chưa được thực hiện một cách phổ quát song vẫn còn tồn tại những biểu hiện đề cao lợi ích xã hội, trong khi lợi ích cá nhân chính đáng chưa được chú ý một cách đúng mức Ví dụ như khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn; bộ phận đời sống của nhiều nhân dân còn khó khăn đặc biệt điều đó được thể hiện rõ hơn sau đại dịch covid 19

III Liên hệ với trách nhiệm bản thân

Từ góc độ của một sinh viên, tôi nhận thấy rằng để góp phần thực hiện hài hòa các quan hệ lợi ích và đảm bảo lợi ích hợp pháp khi tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội, chẳng hạn khi đi làm thêm, bản thân tôi cũng như những sinh viên khác cần tích cực, say mê, sáng tạo, chăm chỉ trong

Trang 13

công việc, cạnh tranh lành mạnh bằng cách hoàn thiện bản thân, tránh những hành vi làm tổn hại đến những chủ thể khác vì chỉ khi lợi ích kinh

tế của các chủ thể được thực hiện một cách công bằng thì lợi ích xã hội mới được thực hiện

Thứ hai, chúng ta cần nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật

về các hoạt động kinh tế xã hội: lao động, sử dụng lao động, lương thưởng, hoạt động kinh doanh, cạnh tranh…để có những thỏa thuận cần thiết với người sử dụng lao động để tránh những mâu thuẫn xung đột cũng như đảm bảo được những quyền lợi của mình

Thứ ba, chúng ta cần lên án, đấu tranh chống các hình thực thu nhập bất hợp pháp: buôn lậu; hàng giả; hàng nhái; lừa đảo; tham nhũng, …đang diễn ra khá phổ biến gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của các chủ thể làm

ăn chân chính và sự phát triển của đất nước và quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước

Thứ tư, thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như giáo dục, tuyên truyền pháp luật

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN