1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về hạnh phúc

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đây là những nhu cầu tất yếu của sự tồntại của con người. Nhu cầu về môi trường sống: Với tư cách là một sinh thể, con người có nhu cầu đượcsống trong môi trường tự nhiên phù hợp và ngà

Trang 1

H伃⌀C VIÊN NGÂN HNGKHOA SAU ĐẠI H伃⌀C

-TIỂU LUẬN

Đề tài:

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ HẠNH PHÚC

Giáo viên hướng dẫn : TS Đào Thị HữuHọ và tên : Đào Vũ Quỳnh AnhMã học viên : 23K401166Lớp : 23.02.NHD

Hà Nội, tháng 4 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1Khái niệm cơ bản của hạnh phúc 4

1.2Quan điểm đạo đức học Mác – Lênin về hạnh phúc: 4

a/ Hạnh phúc là tâm trạng hài lòng về cuộc sống thực tại của mình: 4

b/ Hạnh phúc là sự đánh giá chung nhất đời sống con người, là tổng hợp những yếu tố xã hội và cá nhân: 5

c/ Hạnh phúc vừa là lý tưởng tối cao vừa là sự thực hiện nghĩa vụ: 6

d/ Hạnh phúc có tính tương đối và có tính lịch sử- xã hội: 7

2.1 ĐÁNH GIÁ QUAN NIỆM TRIẾT H伃⌀C CỦA C MÁC VỀ HẠNH PHÚC 10

2.2TẦM QUAN TR伃⌀NG CỦA HẠNH PHÚC TRONG XÃ HỘI NGY NAY 13

2.3LM THẾ NO ĐỂ SỐNG MỘT CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC? 14

2.4LIÊN HỆ QUAN NIỆM HẠNH PHÚC VỚI BẢN THÂN 16

KẾT LUẬN 17

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong mỗi chúng ta, bất cứ ai cũng muốn có một cuộc sống hạnh phúc Tuy nhiên hạnh phúcrất khó có thể định nghĩa bởi mỗi người sẽ có một quan điểm riêng về hạnh phúc, chỉ biết rằng,nó là một thứ tốt đẹp mà ai cũng mong muốn và luôn chúc nhau vào mỗi dịp lễ tết hay ngày sinhnhật Hơn nữa, trong xã hội phát triển hiện nay, chúng ta lại càng đánh mất đi khái niệm hạnhphúc thực sự, và không biết để có được hạnh phúc phải bắt đầu từ đâu

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Vì thế đề tài này đươc nghiên cứu với mục đích giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc về hai từ“hạnh phúc” và tìm được bí quyết giúp bản thân trở nên hạnh phúc hơn.

Để đạt được mục đích đó, bài tiểu luận này sẽ đi vào trả lời 2 câu hỏi chính: Thế nào là “hạnhphúc” dưới nhiều khía cạnh, đặc biệt là khía cạnh triết học? và Làm thế nào để trở nên hạnhphúc?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về quan niệm hạnh phúc+Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi không gian: Toàn xã hội Phạm vi thời gian: Giai đoạn hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về hạnh phúc

Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với cácphương pháp như: phân tích, tổng hơp, khái quát hóa và hệ thống hóa.

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Đề tài giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về thế nào là hạnh phúcÝ nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp người đọc suy ngẫm và tìm ra bí quyết hạnh phúc cho chínhbản thân, ngoài ra hướng người đọc đến một cuộc sống tích cực, đầy ý nghĩa.

Trang 4

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm cơ bản của hạnh phúc

“Hạnh phúc” là chủ đề tranh luận về cách sử dụng, ý nghĩa, và về sự khác biệt có thể cótrong cách hiểu theo từng nền văn hóa Từ “Hạnh phúc” được sử dụng chủ yếu liên quan đến haiyếu tố:

Trải nghiệm hiện tại về cảm giác của một cảm xúc (ảnh hưởng) như khoái cảm hoặc vuisướng Hoặc một cảm giác chung hơn về tình trạng cảm xúc nói chung’ Ví dụ, DanielKahneman đã định nghĩa hạnh phúc là “những gì tôi trải nghiệm ở đây và bây giờ” Cách sửdụng này phổ biến trong các định nghĩa từ điển về hạnh phúc.

1.2 Quan điểm đạo đức học Mác – Lênin về hạnh phúc:

Đạo đức học Mácxít lý giải một cách khoa học về hạnh phúc.

a/ Hạnh phúc là tâm trạng hài lòng về cuộc sống thực tại của mình:

– Hạnh phúc là tâm trạng hài lòng, sự hài lòng ấy không có tính mơ hồ mà có nội dung và hìnhthức xác thực Đó là khi con người được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mình đồng thờikhông ngừng sáng tạo ra những giá trị mới.

– Nhu cầu của con người rất đa dạng bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần như: Nhu cầu ăn uống, đi lại, duy trì nòi giống.v.v Đây là những nhu cầu tất yếu của sự tồn

tại của con người.

 Nhu cầu về môi trường sống: Với tư cách là một sinh thể, con người có nhu cầu đượcsống trong môi trường tự nhiên phù hợp và ngày càng đẹp đẽ chẳng hạn như nhu cầu duytrì nhiệt độ bình thường, thuận lợi cho hoạt động của cơ thể bằng việc sưởi ấm nhà ở hoặclàm cho nhà ở mát mẻ, chọn quần áo thích hợp.v.v…Con người còn cảm thấy hạnh phúcnếu được sống trong môi trường xã hội tốt, ở đó con người được phát triển toàn diện Đólà môi trường có “tính người”.

 Nhu cầu thẩm mỹ: Con người không những chỉ bằng lòng với sự thưởng thức cái đẹp củatự nhiên, của người và vật ở xung quanh mình mà còn sáng tạo ra cái đẹp bằng màu sắc,âm thanh, hình ảnh…qua hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn học.v.v…

Trang 5

 Nhu cầu nhận thức: Con người là một sinh thể có tư duy, có nhu cầu nhận thức hiện thựcvà có xu hướng làm giàu vốn tri thức của mình Nhu cầu nhận thức nâng con người lêntrên mọi sinh thể khác, là nhu cầu đặc trưng của con người.

 Nhu cầu tương trợ: không có sự tương trợ thì con người và xã hội không thể tồn tại được.Con người sống trong xã hội thì nhất định có ý thức và có nhu cầu giao tiếp, giúp đỡ lẫnCác nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần đó tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại lẫnnhau Xã hội càng tiến bộ, nhu cầu tinh thần càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống conngười.

b/ Hạnh phúc là sự đánh giá chung nhất đời sống con người, là tổng hợp những yếu tố xã hội và cá nhân:

– Hạnh phúc bao hàm sự đánh giá về ý nghĩa và giá trị của cuộc đời con người Sự đánh giá đóvừa có yếu tố cảm nhận của cá nhân đồng thời có sự đánh giá và thừa nhận của xã hội Cho nênhạnh phúc có mặt cá nhân và mặt xã hội, còn gọi là mặt chủ quan và mặt khách

– Mặt cá nhân của hạnh phúc biểu hiện ở năng lực, ý chí, sự nổ lực của cá nhân để thỏa mãnđược nhu cầu của mình và giá trị của hạnh phúc của mỗi người cũng tùy thuộc vào sự nhận thứcvề giá trị ở từng cá nhân.

Mỗi người khác nhau về lợi ích, nhu cầu và khát vọng cụ thể Sự khác nhau đó được giảithích bằng những phẩm chất và thiên hướng cá nhân ảnh hưởng bởi di truyền, những nhân tố dântộc, xã hội và những điều kiện giáo dục, sinh hoạt v.v…Do những khát vọng và lợi ích của mỗingười hết sức đa dạng nên niềm vui, hạnh phúc cũng khác nhau Rất khó xác định người nàohạnh phúc và người nào không có hạnh phúc, người nào hạnh phúc nhiều còn ai hạnh phúc íthơn Nhưng có thể nhận định về hạnh phúc của mỗi cá nhân căn cứ vào tương quan giữa nhu cầutinh thần và nhu cầu vật chất ở người đó và mức thỏa mãn những nhu cầu ấy; nghĩa là xem coinhững lợi ích, nhu cầu nào được người đó quan tâm nhiều nhất Đối với những người mà nhu cầuvật chất chiếm ưu thế thì tiêu chuẩn chủ quan của họ về hạnh phúc sẽ là mức độ thỏa mãn nhữngnhu cầu vật chất Đối với kẻ phàm tục như Gorky đã nói: Hạnh phúc chẳng qua chỉ là “làm rất ít,nghĩ rất ít và ăn rất nhiều”.

Trang 6

– Mặt xã hội của hạnh phúc là xã hội đánh giá và thừa nhận giá trị của cuộc sống của một conngười.

Ở những trình độ xã hội khác nhau, những nhu cầu về hạnh phúc và những tiêu chuẩn giátrị để đánh giá hạnh phúc của con người cũng khác nhau Xã hội càng phát triển thì việc tạo ranhững điều kiện để con người hưởng thụ và cống hiến ngày càng đòi hỏi cao hơn Nhưng trongbất kỳ xã hội nào thì tiêu chuẩn khách quan của hạnh phúc đều là sự thống nhất lâu bền giữa sựkhỏe mạnh, sự dồi dào về đời sống vật chất và sự phong phú về tinh thần Sự thống nhất và sựtương quan hợp lý giữa các lợi ích là tiêu chuẩn khách quan cho hạnh phúc chân chính của conngười Đạo đức chính thống của mọi xã hội bao giờ cũng thừa nhận ưu thế của những nhu cầutinh thần so với những nhu cầu vật chất Kẻ chỉ thấy hạnh phúc ở sự thỏa mãn những nhu cầu vậtchất khó mà có được hạnh phúc bởi vì nhu cầu vật chất là nhu cầu tất yếu để tồn tại và duy trìkhả năng tổ chức của một sinh thể Sự thỏa mãn nhu cầu vật chất bao hàm sự bảo hoà, nó thườngngắn ngủi và có hạn Nhu cầu tinh thần có giá trị dài lâu và sự thỏa mãn nhu cầu tinh thần baohàm sự sáng tạo nhu cầu mới Tuy nhiên khi nói đến ưu thế của nhu cầu tinh thần so với nhu cầuvật chất, ở đây chỉ muốn nói đến sự xác định cụ thể ý nghĩa và giá trị của các nhu cầu với mụcđích chỉ ra tiêu chuẩn khách quan của hạnh phúc chân chính.

Mặt xã hội và mặt cá nhân của hạnh phúc quan hệ chặt chẽ nhau vì những nhu cầu pháttriển của xã hội chi phối nhu cầu của mỗi cá nhân, định hướng cho mọi hoạt động và nổ lực củacá nhân để thỏa mãn nhu cầu của mình.

c/ Hạnh phúc vừa là lý tưởng tối cao vừa là sự thực hiện nghĩa vụ:

– Hạnh phúc không chỉ là sự thụ hưởng những niềm vui của cuộc sống, mà còn bao gồm sự cônghiến, sự đầu tranh tích cực giành lấy niềm vui, giành hạnh phúc cho mọi người và cho chìnhmình Vì vậy, hạnh phúc chân chính của con người phụ thuộc vào hành động, hành động sángtạo Hạnh phúc chân chính của con người là phấn đấu không mệt mỏi cho việc sáng tạo ra nhữnggiá trị mới cho mình, cho người khác và cho xã hội.

– Hạnh phúc không có sẵn, cũng không do ai ban tặng Muốn có hạnh phúc phải tích cực và kiêntrì đấu tranh vượt qua mọi trở lực để chống cái ác, thậm chí khi cần phải dám chịu đựng nhữngmất mát, hy sinh Đạt đến hạnh phúc, mỗi người có khi phải chấp nhận sự đau thương, gian khổtrước mắt đối với riêng mình để mưu cầu hạnh phúc lâu dài và lớn lao của xã hội Điều đó không

Trang 7

có nghĩa là lãng tránh hay chấp nhận sự đau khổ tiêu cực do khát vọng thấp hèn mà đòi hỏi conngười phải biết bằng hành động tích cực sáng tạo của mình để vượt lên trên sự đau khổ, sự dằnvặt Con người còn phải chia sẻ sự khổ đau của người khác, của cộng đồng để suy nghĩ và hànhđộng cho hạnh phúc của người khác và cho tiến bộ xã hội.

d/ Hạnh phúc có tính tương đối và có tính lịch sử- xã hội:

– Trong xã hội nhu cầu của con người luôn phát triển cho nên sự thỏa mãn nhu cầu không có ýnghĩa tuyệt đối Thỏa mãn nhu cầu và không thỏa mãn nhu cầu luôn tác động lẫn nhau tạo nên sựtiến bộ lịch sử Ở mỗi người, sự cảm nhận về hạnh phúc cũng mang tính riêng tư Đối với cùngmột giá trị nhưng ở người này thì hạnh phúc trở nên tuyệt vời nhưng ở người khác có khi chỉ làbình thường thậm chí là đau khổ Chính vì vậy hạnh phúc có tính tương đối.

– Hạnh phúc có tính lịch sử- xã hội vì mỗi thời đại lịch sử, nhu cầu xã hội khác nhau và sự tạođiều kiện để thỏa mãn những nhu cầu ấy cũng khác nhau cho nên quan niệm hạnh phúc của conngười là rất khác nhau ở những thời đại, những giai đoạn lịch sử khác Mỗi một con người trongnhững hoàn cảnh khác nhau, có quan niệm về hạnh phúc khách nhau Mỗi lứa tuổi khác nhauquan niệm về hạnh phúc một cách khác v.v…

1.3 Các quan điểm khác về hạnh phúc:

Ngoài góc nhìn triết học Mác-Lenin, chúng ta có thể tìm hiểu thêm định nghĩa hạnh phúcdưới các quan điểm khác:

Hạnh phúc theo quan điểm Phật giáo

Hạnh phúc trong Đạo Phật luôn đòi hỏi mỗi chúng ta có sự thành trì thâm sâu Chúng taý thức và làm chủ được ngũ dục Bên cạnh đó, vật chất hữu vi chỉ đóng vai trò là phương tiệnsống Mục đích chính của chúng ta là đời sống tinh thần, tu tập để loại bỏ mọi đau khổ, phiềnnão, giúp tâm luôn thanh tịnh ở kiếp sống hiện tại.

Theo quan niệm của nhà Phật thì của cải, sự giàu có không phải là hạnh phúc Đặt chânvào lâu đài tình ái cũng không phải Ngoài ra, những thứ hình thành, có được từ ngũ dục cũngkhông phải là hạnh phúc Những thứ này chỉ khiến chúng ta xoay, u mê trong vòng sinh tử,không có điểm kết thúc mà chỉ tạo thêm khổ đau mà thôi.

Trang 8

Hạnh phúc là những người lựa chọn quay về với đời sống tâm linh, với chính mình cũngnhư giây phút hiện tại Nếu bỏ quên bản thân, chỉ mải tìm kiếm, cầu ngoài mà lạc vào tà kiến thìchúng ta đã bỏ quên cái Phật Tính Học Phật Pháp sâu xa, bản thân chúng ta sẽ có được mộtngọn đuốc sáng Nó sẽ dẫn ta đi tìm hạnh phúc Giá trị của đạo Phật không phải ở những lời nóisuông.

Hạnh phúc muốn con người đạt đến là Niết bàn tại tâm Bất cứ ai cũng có thể có đượchạnh phúc Quan trọng nhất là đi đúng đường mà Thế Tôn đã chỉ Nếu thực hành một cách kiêntrì, tinh tấn đào luyện, thanh lọc chính mình, đạt tới sự phát triển tâm linh cần thiết thì sẽ có ngàyta chứng Niết bàn ngay trong mình Vì vậy, hạnh phúc trong Phật giáo cũng có ý nghĩa tương tự.Chỉ khi chúng ta tu tập, trừ tham ái thì mới cảm nhận được hạnh phúc thực sự.

Quan niệm về hạnh phúc theo hướng kinh tế – chính trị – xã hội

Theo nghĩa kinh tế – chính trị xã hội, hạnh phúc là tài sản của tập thể xã hội, hoặc của cơquan chính trị Nó được thể hiện bằng các thuật ngữ “hạnh phúc dân sự” và “hạnh phúc côngcộng”.

Đối với môi trường tự nhiên, Các phép đo tâm trạng ở các địa điểm và hoàn cảnh khácnhau ở Anh đã được thực hiện Kết quả cho thấy mọi người hạnh phúc hơn trong không gianxanh, cách xa nơi làm việc Và đặc biệt là khi họ đi cùng gia đình hoặc bạn bè.

Đối với môi trường tự nhiên và xã hội rộng lớn hơn: Các nghiên cứu chỉ ra rằng các quốcgia hạnh phúc nhất là những quốc gia quan tâm đến phát triển bền vững Và nỗ lực nhiều hơn để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững.

Quan niệm về hạnh phúc theo Nho giáo

Nhà tư tưởng Nho giáo Trung Quốc Mạnh Tử là người đã tìm cách đưa ra lời khuyên chocác nhà lãnh đạo chính trị tàn nhẫn trong thời Chiến quốc Ông tin rằng tâm trí đóng một vai tròtrung gian giữa cái tôi sinh lý và cái tôi vĩ đại” (bản thân đạo đức).

Và việc nhận được những ưu điểm phù hợp giữa hai điều này sẽ dẫn đến đỉnh điểm củasự thông thái Ông lập luận rằng nếu một người không cảm thấy hài lòng bằng “hành động chính

Trang 9

đáng”, thì sức mạnh của họ sẽ suy yếu Đồng nghĩa với việc họ không cảm thấy thật sự hạnhphúc.

1.4 Những yếu tố nào góp phần tạo nên hạnh phúc của một con người?

Dưới đây là những yếu tố quan trọng làm nên hạnh phúc của một con người:1 Sức khỏe

Đến một độ tuổi nào đó, ta nhận ra rằng, điều đáng quý nhất không phải là tiền bạc, mà làsức khỏe; bởi có tiền cũng chưa chắc đã mua được sức khỏe Chỉ khi bạn có một cơ thể khỏemạnh, bạn mới có thể có một tâm lý khỏe mạnh Có thể bạn chưa biết, việc chúng ta có hạnhphúc hay không hạnh phúc phụ thuộc rất lớn vào suy nghĩ của đầu óc và cảm nhận của con tim.

Nếu bạn có sức khỏe tốt, bạn sẽ có thể thực hiện tất cả những điều mong muốn của bảnthân: làm công việc bạn thích, đi đến những nơi bạn muốn…; Khi có sức khỏe, bạn sẽ có thểkiếm tiền để đáp ứng những nhu cầu khác của bản thân Hoặc ít ra, bạn khỏe, bạn không phải vàoviện điều trị, vừa tiết kiệm tiền, vừa không làm phiền đến người khác, vừa không lo lắng việcmình sống nay chết mai như thế nào… Đôi khi, chỉ cần những điều như vậy thôi cũng đáng đểkhiến cho ta cảm thấy hạnh phúc rồi.

2 Gia đình

Gia đình là nền tảng của mỗi con người, là nơi sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tasống làm sao cho tốt, cho có ích Chính vì vậy, hoàn cảnh và hạnh phúc gia đình như thế nàoquyết định rất lớn đến hạnh phúc của mỗi cá nhân Những ai may mắn sinh ra ở một gia đìnhhạnh phúc, con cái nghe lời bố mẹ, anh em hòa thuận với nhau… sẽ cảm thấy hài lòng và hạnhphúc hơn Từ đó cũng sẽ hoàn thành các công việc khác một cách thuận lợi hơn, sẽ càng cảmthấy hạnh phúc hơn Ngược lại, những ai sinh ra trong gia đình có bố mẹ không quan tâm,thường xuyên đánh mắng nhau, nghiện ngập, rượu bia…nếu bản thân không đủ mạnh mẽ, khôngđủ lạc quan, và không biết kiếm tìm hạnh phúc ở những nơi khác thì sẽ cảm thấy bản thân vôcùng bất hạnh.

Bên cạnh hạnh phúc ở gia đình lớn, gia đình nhỏ của mỗi người cũng có ảnh hưởng rấtlớn Khi chúng ta trưởng thành, ai cũng mong muốn có thể xây dựng cho mình một tổ ấm, khiđó, họ mới yên tâm phấn đấu cho sự nghiệp, mới cảm thấy hài lòng, hạnh phúc Bởi, sau khoảng

Trang 10

thời gian mệt mỏi bươn chải ở bên ngoài, bạn sẽ có một nơi để trở về, để tiếp thêm năng lượngcho bản thân.

3 Cách suy nghĩ của mỗi người

Như đã nói ở trên, hạnh phúc hay không hạnh phúc là sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi suynghĩ của mỗi người Mỗi người sinh ra ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng liệu người giàu hạnhphúc hơn, hay người nghèo hạnh phúc hơn? Người thành phố hạnh phúc hơn hay người nôngthôn hạnh phúc hơn? Thực ra, việc hoàn cảnh nào khiến cho con người cảm thấy hạnh phúc hơnchưa có ai dám khẳng định.

Có thể, chúng ta nghĩ rằng người giàu thì sướng hơn người nghèo, nhưng có rất nhiềungười nghèo họ biết bằng lòng với cuộc sống của mình, biết chấp nhận với những gì mình có nênhọ vẫn cảm thấy hạnh phúc; Ngược lại, có nhiều người mặc dù có rất nhiều tiền, nhưng lại muốncó nhiều tiền hơn nữa, họ vẫn mãi đi tìm những cái cao hơn và không chịu thỏa mãn với nhữnggì mình có nên lúc nào cũng phải ganh đua, lúc nào cũng gồng mình lên để cố gắng…Chính vậy,hạnh phúc đôi khi đối với họ cũng là một cái gì đó khá xa vời.

4 Các mối quan hệ

Trong thế giới hơn 7 tỉ người này, chúng ta không thể làm hài lòng hết tất cả mọi người;nhưng chúng ta cũng không thể sống một mình được Vậy nên các mối quan hệ như: gia đình,bạn bè, đồng nghiệp… đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc của mỗingười Bạn biết đấy, nếu chúng ta cô đơn thì chúng ta không thể nào có hạnh phúc; Mà trong hơn7 tỉ người kia, nếu chúng ta không thể có quan hệ tốt với bất kì ai thì có lẽ ta cũng nên nhìn nhậnlại bản thân mình.

Cùng với các mối quan hệ đó, sự quan tâm, chia sẻ, cùng nhau vượt qua những khó khăntrong cuộc sống là một trong những yếu tố quan trọng khiến cuộc sống của chúng ta thêm phầntrọn vẹn hơn, và bản thân mỗi người cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:06

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN