Điều này cóthể là do các yếu tố nội tại trong nền kinh tế Việt Nam, như tình hình kinh doanh củacác doanh nghiệp, tác động của dịch bệnh, hoặc các yếu tố chính trị và xã hội khác.Việc Vi
Trang 1BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2022 ĐẾN QUÝ 2 NĂM
2023
Trang 2Phần tự đánh giá của nhóm
Phân công nhiệm vụ của nhóm Stt Họ và tên thành viên Mã sinh viên Vai trò Nhiệm vụ được giao
1 Nguyễn Hà Thanh 26A4011439 Nhóm trưởng Tìm hiểu mục 3.1,
tổng hợp chỉnh sửa file word
2 Bùi Thị Như Quỳnh 26A4011429 Thành viên Tìm hiểu mục 1.2.4.3,
3.2
3 Nguyễn Diệu Linh 26A4010511 Thành viên Tìm hiểu mục 3.3,
1.2.4.2
4 Vũ Thuý Hằng 26A4013166 Thành viên Tìm hiểu mục 1.2.1,
1.2.2,1.2.3, làm powerpoint
5 Đinh Khánh Ngọc 26A4010948 Thành viên Tìm hiểu mục 1.1,
chương 2
6 Ngô Hà Phương Thảo 26A4011441 Thành viên Lời mở đầu, kết luận,
tìm hiểu phần 1.2.4.2, 1.2.4.2
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1
1.1 Thị trường tiền tệ 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Cấu trúc 1
1.1.3 Phân loại 1
1.1.4 Đặc điểm 2
1.1.5 Chủ thể tham gia 2
1.1.6 Đối tượng 2
1.1.7 Vai trò 2
1.1.8 Công cụ 2
1.2 Chính sách tiền tệ 2
1.2.1 Khái niệm 2
1.2.2 Mục tiêu 2
1.2.3 Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ 2
1.2.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ 3
CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC TRA CỨU, THU THẬP THÔNG TIN DỮ LIỆU 4
2.1 Tổng quát 4
2.2 Cụ thể 4
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2022 ĐẾN QUÝ 2 NĂM 2023 5
3.1.Giai đoạn 1( quý 1 2022- quý 2 2022) 5
3.1.1.Biến động thị trường tiền tệ 5
3.1.2 Chính sách tiền tệ 5
3.2.Giai đoạn 2( quý 3 2022-quý 4 2022) 5
3.3.Giai đoạn 3 (quý 1 2023 - quý 2 2023) 8
3.3.1.Biến động thị trường tiền tệ 8
3.3.2.Chính sách tiền tệ 10
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP 10
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Ở Mỹ, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thể hiện cam kết giảm nhịp độ tăng lãi suất, thị trường chứng khoán đã phản ứng tích cực Điều này có thể được hiểu là do giảm áp lực về chi phí vốn cho doanh nghiệp, giúp họ có thêm động lực để đầu tư và phát triển Thêm vào đó, thông điệp tích cực từ cơ quan quản lý tài chính quốc gia thường xuyên tạo đà tích cực cho thị trường chứng khoán Tuy nhiên, ở Việt Nam, dù lãi suất điều hành giữ nguyên, thị trường chứng khoán vẫn trải qua sự không ổn định Điều này có thể là do các yếu tố nội tại trong nền kinh tế Việt Nam, như tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động của dịch bệnh, hoặc các yếu tố chính trị và xã hội khác Việc Việt Nam đối mặt với thực tế mới trên thị trường tiền tệ có thể là do nền kinh tế đang phải đối mặt với những thách thức mới, có thể làm thay đổi các động lực và xu hướng trong thị trường chứng khoán Điều này có thể đòi hỏi sự điều chỉnh và thích ứng từ các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam Có thể nhận thấy bên cạnh những khả quan trong điều hành chính sách tiền tệ từ đầu năm
2022 đến nay của Ngân hàng Nhà nước thì những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới và những vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam vẫn làm nảy sinh những câu hỏi như: Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam có tăng hay không? Dòng vốn tín dụng sẽ hướng vào sản xuất hay chảy sang các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản? Câu chuyện biến động tỷ giá thì sẽ được đối mặt ra sao và diễn biến thị trường tiền tệ từ nay cho đến những tháng cuối năm sẽ như thế nào? Để hiểu thêm về vấn đề
này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về: Biến động thị trường tiền tệ và chính sách tiền tệ của Việt Nam từ đầu năm 2022 đến quý 2 năm 2023.
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1 Thị trường tiền tệ
1.1.1 Khái niệm
- Là thị trường vốn ngắn hạn (dưới 1 năm), nơi diễn ra các hoạt động của cung
và cầu về vốn ngắn hạn Vốn ngắn hạn bao gồm cả giấy tờ có giá ngắn hạn, có kỳ hạn tức là mua bán những món nợ ngắn hạn rủi ro thấp, tính thanh khoản cao Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngân hàng
là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn
1.1.2 Cấu trúc
- Cấu trúc thị trường tiền tệ gồm 5 thị trường nhỏ:
+ Thị trường tiền gửi
+ Thị trường tín dụng
+ Thị trường mở
+ Thị trường liên ngân hàng
+ Thị trường trái phiếu kho bạc
1.1.3 Phân loại
- Dựa theo cách tổ chức: Thị trường tiền tệ sơ cấp (Nơi phát hành các loại trái phiếu, là nơi huy động vốn cho người phát hành trái phiếu) và thị trường tiền tệ thứ cấp (Nơi mua bán các loại trái phiếu đã phát hành ở thị trường sơ cấp)
- Dựa theo công cụ hoạt động: Thị trường vay nợ ngắn hạn (Giao dịch giữa các
tổ chức dưới sự giám sát của ngân hàng trung ương) và thị trường trái phiếu ngắn hạn cùng các giấy tờ có giá trị khác (Tín phiếu, kỳ phiếu, khế ước…)
1
Trang 51.1.4 Đặc điểm
Thị trường tiền tệ mang tính phổ thông, được vận hành liên tục 24/24, mang đến nhiều cơ hội đầu tư cho cá nhân, tổ chức
1.1.5 Chủ thể tham gia
Chủ thể tham gia thị trường này là các ngân hàng trung ương (NHTW), các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình
1.1.6 Đối tượng
- Thị trường tiền tệ hoạt động 24/24, là nơi lý tưởng để đầu tư, sinh lời Vậy những đối tượng có thể tham gia thị trường tiền tệ là:
+ Chính phủ
+ Ngân hàng Nhà nước
+ Ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính
+ Doanh nghiệp/tổ chức kinh tế
+ Cá nhân, tổ chức, đoàn thể
1.1.7 Vai trò
- Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, nhà đầu tư,nhờ khả năng huy động vốn nhanh
- Đáp ứng cho nhà đầu tư nhiều cơ hội giao dịch, phát triển về tài chính, nhờ tính thanh khoản cao của thị trường
- Hỗ trợ phát triển nền kinh tế của một quốc gia, thông qua việc huy động vốn, đầu tư chứng khoán, tiền tệ
- Là cấu nỗi hỗ trợ các thanh toán quốc tế, mở rộng hợp tác giữa các quốc gia, lưu thông hàng hóa dễ dàng
1.1.8 Công cụ
- Hiện nay, thị trường tiền tệ có 4 công cụ đang lưu thông, bao gồm:
+ Tín phiếu kho bạc
+ Kỳ phiếu ngân hàng
+ Chứng chỉ tiết kiệm
+ Thương phiếu
1.2 Chính sách tiền tệ
1.2.1 Khái niệm
- Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) là chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương (hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) khởi thảo và thực thi, sử dụng các công
cụ tín dụng và hối đoái tác động đến việc cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm đạt các mục tiêu: ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, giảm lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển…
1.2.2 Mục tiêu
- Tăng trưởng kinh tế
- Khống chế tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra công ăn việc làm
- Ổn định thị trường tài chính
- Ổn định thị trường hối đoái
- Ổn định thị trường lãi suất
1.2.3 Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ mở rộng (Expansionary Policy)
2
Trang 6Chính sách tiền tệ mở rộng là việc Ngân hàng Trung ương tích cực bơm tiền vào thị trường làm cung tiền tăng khiến lãi suất ngân hàng giảm, người dân và doanh nghiệp sẽ dễ dàng vay tiền tại ngân hàng với lãi suất thấp Điều này giúp thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư và sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội việc làm cho người lao động
- Chính sách thắt chặt tiền tệ (Contractionary Policy)
Chính sách tiền tệ thắt chặt hay còn gọi là chính sách tiền tệ thu hẹp, là chính sách mà Ngân hàng Trung ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh
tế, qua đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên Từ đó thu hẹp tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống
1.2.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ bao gồm 6 công cụ như sau:
+ Công cụ tái cấp vốn
+ Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+ Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
+ Công cụ lãi suất tín dụng
+ Công cụ hạn mức tín dụng
+ Tỷ giá hối đoái
1.2.4.1 Thay đổi lãi suất chiết khấu
+ Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các Ngân hàng Thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền + Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo, vì MS = số nhân tiền*MB mà MB = C + R với C
là lượng tiền mặt và R là lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng, khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thu được từ việc Ngân hàng Trung ương chiết khấu các chứng từ có giá giảm xuống, khả năng cho vay của các ngân hàng giảm sút làm tổng cung tiền giảm
1.2.4.2 Thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một
bộ phận cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi1
có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm , một bộ phận cấu thành của M2 ) 2
- Ở Việt Nam, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động
1.2.4.3 Nghiệp vụ thị trường mở
Trong kinh tế vĩ mô, nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động của ngân hàng trung ương nhằm cung cấp (hoặc lấy) thanh khoản bằng đồng tiền của mình cho (hoặc từ) một ngân hàng hoặc một nhóm ngân hàng Ngân hàng trung ương có thể mua hoặc bán trái phiếu chính phủ (hoặc các tài sản tài chính khác) trên thị trường mở (đây
1 M1: tiền gửi không kì hạn và tiền gửi thanh toán Gồm: đồng xu, hóa đơn, số tư tài khoản séc , séc của khách
du lịch, các khoản tiền có thể chi trả ngay tức khắc.
2 M2: tiền gửi có kì hạn dưới 1 năm M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm gửi tại ngân hàng.
3
Trang 7là nơi mà tên gọi này được bắt nguồn trong lịch sử) hoặc, trong những gì hiện nay chủ yếu là giải pháp được ưa thích, tham gia vào giao dịch mua lại hoặc cho vay có bảo đảm với ngân hàng thương mại: ngân hàng trung ương trao tiền như một khoản tiền gửi trong một thời hạn xác định và đồng bộ lấy một tài sản đủ điều kiện làm tài sản thế chấp
CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC TRA CỨU, THU THẬP THÔNG TIN DỮ
LIỆU
2.1 Tổng quát
Mọi thông tin và số liệu trong bài báo cáo đều được tham khảo, chắt lọc trên những trang web uy tín, sử dụng đồng thời phương pháp phân tách-tổng hợp (áp dụng mở đầu, bản luận trong các chương và kết luận), phương pháp so sánh (áp dụng trong các bảng, biểu đồ thể hiện sự biến động, lãi suất, tỷ giá, ), phương pháp liệt kê (áp dụng trong việc trích dẫn số liệu, thông tin mang tính tương đồng,…), và phương pháp dùng số liệu (áp dụng trong việc thu nhập con
số ứng với mỗi dữ liệu cụ thể giúp minh họa rõ hơn sự biến động thêm khách quan, cụ thể, chi tiết,…) Từ đó phân tích dữ liệu, lập bảng Excel cho ra những biểu đồ phù hợp như thể hiện tỉ giá, kim ngạch xuất, nhập khẩu,… để từ đó thấy được biến động tiền tệ của thị trường Việt Nam
2.2 Cụ thể
2.2.1 Chương 1:
%9Dng_ti%E1%BB%81n_t%E1%BB%87_(v%E1%BB%91n)
2.“Tiểu luận kinh tế vĩ mô Chính sách tiền tệ ở Việt Nam”-Đại học Công nghiệp
Hà Nội
2.2.2 Chương 3:
1.Theo dõi từng ngày, lập bảng bên Excel, sử dụng công cụ Chart để vẽ biểu đồ: + Biểu đồ thể hiện tỷ giá trung tâm USD/VND trong 22 ngày của các tháng trong năm 2022
+ Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam quý 3-4/2022 và quý 1/2023
2.Theo dõi từng ngày, lập bảng thống kê số liệu:
+ Bảng thay đổi lãi suất tháng 9/2022 của NHTW
+ Bảng thay đổi lãi suất tháng 10/2022 của NHTW
2.2.3 Chương 4:
1 https://diendandoanhnghiep.vn/8-giai-phap-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-nhung-thang-cuoi-nam-2021-202399.html/
4
Trang 82.“Tiểu luận Tài chính tiền tệ” – Học viện Kỹ thuật quân sự.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2022 ĐẾN QUÝ 2 NĂM
2023
3.1.Giai đoạn 1( quý 1 2022- quý 2 2022)
3.1.1 Biến động thị trường tiền tệ
Có thể thấy, 2022 là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế toàn cầu; là năm
mà kinh tế thế giới và trong nước khó khăn hơn rất nhiều so với đánh giá, dự báo trước
đó Diễn biến của đại dịch Covid-19 phức tạp, xung đột Nga - Ukraine và những hệ quả như gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, giá cả các hàng hóa nguyên vật liệu tăng cao, làm tăng áp lực lạm phát toàn cầu.Tuy nhiên về tổng thể, thị trường tiền tệ tại Việt Nam tương đối ổn định trong nửa đầu năm 2022
Bất chấp bối cảnh quốc tế không thuận lợi như lạm phát cao, xu hướng tăng lãi suất tại các nước phát triển, cũng như việc USD tăng giá mạnh trên thị trường quốc tế, trong 6 tháng đầu năm 2022, lãi suất tại Việt Nam có xu hướng giảm (để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19), còn VND chỉ mất giá chưa tới 3% so với USD, thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực
Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát tại Việt Nam tương đối thấp Cho đến giữa năm 2022, lạm phát tại Việt Nam mới chỉ ở mức 3,4%, trong khi tại Mỹ là 9% Kết quả đạt được là nhờ sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát nhập khẩu, khi giá hàng hóa trên thế giới tăng mạnh
3.1.2 Chính sách tiền tệ
Đóng góp vào thành công đó, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đóng vai trò quan trọng
- Trong thời gian nửa đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh
-Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn
- Trong số trần lãi suất điều chỉnh tăng thì Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi, đồng thời giữ nguyên trần lãi suất cho vay nhằm ổn định mặt bằng lãi suất cho vay
- Trong điều hành tín dụng, ngay từ đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng theo định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng 3.2.Giai đoạn 2( quý 3 2022-quý 4 2022)
Tuần đầu tiên của tháng 6, chỉ có 3% nhà đầu tư dự báo Cục Dự trữ liên bang
Mỹ (Fed) tăng lãi suất 0,75% Nhưng điều này đã xảy ra chỉ vài ngày sau đó Liên tiếp các tháng tiếp theo, cơ quan này tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất nhiều thập kỷ, khi
5
Trang 9lạm phát của Mỹ đạt đỉnh hơn 40 năm Lạm phát tăng cao cũng khiến quan điểm "diều hâu3" lan rộng trên toàn cầu
Trong nước, diễn biến bất ổn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp khiến áp lực với hệ thống ngân hàng càng tăng lên Công tác điều hành trở thành bài toán khó với Ngân hàng Nhà nước, khi vừa phải cân bằng giữa việc kiểm soát lạm phát, giữ giá tiền đồng, vừa phải ổn định mặt bằng lãi suất cho vay Lúc này, cơ quan điều hành phải đưa ra lựa chọn
Chỉ tiêu đầu tiên vượt lằn ranh là tỷ giá Việc Fed liên tục nâng lãi suất dẫn tới đồng bạc xanh tăng giá mạnh, chỉ số Dollar Index đạt mức đỉnh hai thập kỷ Trong4 nước, tỷ giá USD/VND bắt đầu tăng mạnh từ cuối tháng 8 Tâm lý kỳ vọng của thị trường đẩy tỷ giá tăng liên tục, có những ngày ngân hàng thay đổi biểu tỷ giá giao dịch theo từng giờ
1/22
/22
2/4/2
2
2/17
/22
3/2/2
2 3/15
/22 3/28 /22 4/10 /22 4/23 /22 5/6/2 2 5/19 /22 6/1/2 2 6/14 /22 6/27 /22 7/10 /22 7/23 /22 8/5/2 2 8/18 /22 8/31 /22 9/13 /22 9/26 /22
10/9 /22
10/2 2/22
11/4 /22
11/1 7/22
11/3 0/22
12/1 3/22 22.6
22.8
23
23.2
23.4
23.6
23.8
24
23.617
23.108
23.617
23.123 23.64
23.087
23.734 23.886
23.316 23.688 23.915 23.636
b i ỂU Đ Ồ T HỂ H I Ệ N TỶ G I Á T R U N G T Â M u s d / v n d t ro n g
2 2 n g à y c ủ a c ác t h á n g t ro n g n ăm 2 0 2 2
Biểu đồ thể hiện tỷ giá trung tâm USD/VND trong ngày 22 của các tháng
trong năm 2022
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất, đồng thời USD tăng giá mạnh trên thị trường quốc tế đã thúc đẩy xu hướng đầu cơ ngoại tệ tại Việt Nam gia tăng Một mặt, các doanh nghiệp nhập khẩu tăng cường mua USD để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong tương lai, mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu lại tăng cường găm giữ ngoại tệ để chờ bán với giá cao hơn Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam lại sụt giảm mạnh sau một thời gian dài can thiệp Những yếu tố này
đã khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải nới biên độ (từ +/- 3% lên +/- 5%) để tỷ giá dao động linh hoạt hơn Trong 2 tháng 9 và 10/2022, VND đã giảm giá khoảng 5,4% so với USD, cao hơn cả mức giảm giá của 8 tháng đầu năm là 3,5%
Ngày 22/9, lần đầu tiên sau hai năm, Ngân hàng Nhà nước tăng loạt lãi suất điều hành gồm trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn
Lãi suất (%/năm)
3 Thuật ngữ Hawish (diều hâu) được sử dụng để mô tả quan điểm chính sách tiền tệ thu hẹp.
4 Chỉ số Dollar Index là chỉ số đo lường sức mạnh của đồng Đô la mỹ tương quan với 6 loại tiền tệ khác.
6
Trang 10Trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 4% 5% Trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1
Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân
hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ
của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng
Bảng thay đổi lãi suất tháng 9/2022 của NHTW
Tuy nhiên, động thái này không khiến thị trường hạ nhiệt
Giữa tháng 10, biên độ tỷ giá giao ngay giữa tiền đồng và USD được nới từ 3% lên 5% Đồng thời, cơ quan điều hành lần thứ ba tăng giá bán USD cho các nhà băng chỉ trong vòng một tháng Tỷ giá vẫn tiếp tục leo dốc Trên thị trường chính thức, các nhà băng giao dịch ở mức cao nhất trong biên độ cho phép Trên thị trường tự do, lần đầu tiên 1 USD được giao dịch ở mức 25.000 đồng
Một lần nữa công cụ lãi suất được sử dụng Một tháng sau lần điều chỉnh lãi suất đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước nâng tiếp lãi suất điều hành, đồng thời trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng cũng tăng tiếp từ 5 lên 6% - bằng mức trước dịch và tương đương giai đoạn năm 2014
Trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 5% 6% Trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn
Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân
hàng và bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của
Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng
Bảng thay đổi lãi suất tháng 10/2022 của NHTW
Động thái mạnh tay từ Ngân hàng Nhà nước phát đi tín hiệu với thị trường rằng, trong ngắn hạn, ổn định thị trường ngoại hối là vấn đề được ưu tiên Yếu
tố thúc đẩy tỷ giá tăng liên tục thời điểm đó là tâm lý kỳ vọng, vì thế, được khống chế
Cùng với yếu tố tâm lý được kiểm soát, diễn biến đồng USD trên thị trường quốc tế cũng hạ nhiệt, giảm bớt sức ép cho thị trường Khi đồng bạc xanh rời khỏi vùng đỉnh nhiều thập kỷ, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp giảm giá bán USD cho các ngân hàng thương mại trong tháng 11 Dù bước giá điều chỉnh mỗi lần chỉ 10 đồng, điều này cũng là tín hiệu cho thấy trạng thái bình ổn sau thời gian nhà điều hành liên tục phải tăng giá bán
Đến đầu tháng 12, tỷ giá hạ nhiệt, giá USD giao dịch tại các ngân hàng đã thấp hơn 300-350 đồng so với mức đỉnh thiết lập đầu tháng 11, tương đương mức giảm 1,15-1,4% Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do cũng ngày càng
7